wildlavender

Ngọn Tháp 'chọc Trời’ Trong Lòng Đất Ở Việt Nam

3 bài viết trong chủ đề này

Ngọn tháp 'chọc trời’ trong lòng đất ở Việt Nam

Đó là tòa bảo tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11, gắn liền với truyền thuyết về chiều cao “chọc trời” mà những người đứng ở kinh thành Thăng Long (cách 20km) vẫn có thể nhìn thấy.

Cuối năm 2008, trong quá trình đào móng xây dựng lại tòa Tam bảo trong Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nền móng của một tòa bảo tháp kỳ vĩ được xây dựng từ thời Lý mà sử sách đã ghi lại.

Theo các sử liệu, tòa tháp 1.000 tuổi này có chiều cao 42m, tương đương với một tòa nhà 10 tầng thời hiện đại. Trải qua nhiều thế kỷ, bảo tháp đã bị đổ và mất dần dấu tích trong các triều đại sau nhà Lý.

Nền móng bảo tháp được phát lộ có hình vuông, trong lòng rỗng, được xây dựng trên sườn đồi và nằm sâu trong lòng đất 3,2m, xung quanh được gia cố, đầm chặt bằng sỏi và đất sét đồi. Phần đáy của móng tháp cao 8,7m so với bờ giếng cổ thời Lý dưới cổng chùa Phật tích. Kích thước chân tháp 9,1m x 9,1m, tường tháp mỗi cạnh dày trung bình 2,4m đến 2,43m, lòng tháp rộng 4,18 đến 4,20m, diện tích 82,81m2.

Móng tháp có hai tầng xây giật cấp, chồng lên nhau. Gạch xây tháp được xếp theo hàng ngang, phần đầu gạch đâm ra ngoài, mỗi hàng trung bình xếp 6 viên gạch với nhiều kích thước khác nhau. Chất kết dính để xây dựng tháp hoàn toàn là đất sét nhuyễn, không hề có bất kỳ một chút vôi vữa hay chất kết dính nào khác. Các mạch vữa mỏng đến nỗi nhìn bề ngoài chẳng khác gì các viên gạch được xếp chồng lên nhau…

Với các đặc điểm trên, các chuyên gia đã nhận định kỹ thuật xây nền móng tháp ở chùa Phật Tích là hết sức độc đáo, chưa bao giờ thấy trong các công trình khảo cổ ở Việt Nam. Bởi vậy, các nhà khoa học đã nhất trí bảo tồn nền móng tháp trong lòng chùa Phật tích bằng một phương pháp táo bạo, chưa bao giờ thực hiện ở Việt Nam, đó là xây dựng chùa mới phía trên nền móng tháp nhưng vẫn bảo toàn nguyên vẹn di tích này bằng một khu vực bảo tồn và trưng bày trong lòng đất.

Giờ đây, những khách thập phương lần đầu tiên đi thăm chùa Phật Tích sau quá trình trùng tu sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi đặt chân vào tòa Tam bảo của chùa. Tại đây, ngay dưới chân pho tượng A-di-đà làm bằng đá – một bảo vật quốc gia có từ thời Lý, du khách sẽ nhìn thấy nền móng tòa bảo tháp hoành tráng nằm trong lòng đất thông qua một lớp kính trong suốt thay cho mặt sàn. Phía sau tòa Tam bảo là hai lối đi xuống tầng hầm, nơi có thể quan sát cận cảnh di tích nghìn tuổi này từ nhiều góc độ khác nhau…

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận:

Posted Image

Tòa tam bảo của Chùa Phật Tích là nơi đặt tượng A Di Đà bằng đá - bảo vật quốc gia có từ thời Lý.

Posted Image

Ngay dưới chân tượng nền móng tòa bảo tháp hoành hiện ra nằm trong lòng đất, sau một lớp kính trong suốt thay cho mặt sân.

Posted Image

Dưới ánh đèn huyền ảo và không gian thanh tịnh của ngôi chùa, tàn tích của tòa tháp thiêng liêng như gợi lại vầng hào quang của triều Lý- triều đại lập quốc của người Việt.

Posted Image

Phía sau tòa tam bảo là 2 lối đi xuống tầng hầm nơi có thể quan sát cận cảnh di tích.

Posted Image

Nền móng bảo tháp có hình vuông, trong lòng rỗng. Mỗi cạnh của tháp rộng 9,1m Posted Image

Mỗi cạnh của tháp rộng 4m2.

Posted Image

Tường tháp dày 2m4

Posted Image

Gạch xây tháp được xếp theo hàng ngang phần đầu gạch đâm ra ngoài mỗi hàng trung bình xếp 6 viên gạch với nhiều kích thước khác nhau.

Posted Image

Chất kết dính để xây dựng tháp hoàn toàn la 2đất sét nhuyển, các mạch vữa mỏng đến nỗi nhìn bề ngoài chẳng khác gì các viên gạch xếp chồng lên nhau.

Posted Image

Trên mỗi viên gạch có đề: Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo (Vua thứ ba, đời Lý , năm Long Thụy Thái bÌnh tứ niên tạo) hoặc "Chương Thánh Gia Khánh". Theo sử sách, Long Thụy Thái Bình là niên hiệu của Vua Lý Thánh Tông từ năm 1504 - 1508. Đến năm 1509 , Vua đổi sang niên hiệu " Chương thánh Gia Khánh" cho đến năm 1065 . Long Thụy Thái Bình năm thứ tư tức là năm 1507.

Posted Image

Tượng A Di đà nhìn từ nền móng của tòa bảo tháp chọc trời một thuở.

Posted Image

Các chuyên gia nhận định kỷ thuật xây nền móng tháp ở chùa Phật Tích là hết sức độc đáo chưa bao giờ thấy trong các công trình khảo cổ khác ở VN.

Chùa Phật Tích (Vạn Phúc tự) nằm dưới chân núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha) thuộc huyện Tiên Du,tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên ở nước ta có dấu ấn Phật giáo Ấn Độ, truyền vào từ khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên. Nơi đây từng là một trong những trung tâm của Kinh đô Phật giáo Luy Lâu, với những công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ. Trong đó, nổi tiếng nhất là tòa bảo tháp được xây dựng từ thời Lý, kết tinh của nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật đương thời được nhiều sử liệu ghi lại.

Hồng Quân ( Đất Việt

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên mỗi viên gạch có đề: Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo (Vua thứ ba, đời Lý , năm Long Thụy Thái bÌnh tứ niên tạo) hoặc "Chương Thánh Gia Khánh". Theo sử sách, Long Thụy Thái Bình là niên hiệu của Vua Lý Thánh Tông từ năm 1504 - 1508. Đến năm 1509 , Vua đổi sang niên hiệu " Chương thánh Gia Khánh" cho đến năm 1065 . Long Thụy Thái Bình năm thứ tư tức là năm 1507.

Niên đại bị đánh máy sai. Tạm sửa theo tính hợp lý.

Trên mỗi viên gạch có đề: Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo (Vua thứ ba, đời Lý , năm Long Thụy Thái bÌnh tứ niên tạo) hoặc "Chương Thánh Gia Khánh". Theo sử sách, Long Thụy Thái Bình là niên hiệu của Vua Lý Thánh Tông từ năm 1054 - 1058. Đến năm 1059 , Vua đổi sang niên hiệu " Chương thánh Gia Khánh" cho đến năm 1065 . Long Thụy Thái Bình năm thứ tư tức là năm 1057.

Đề nghị Ban biên tập Đất Việt cẩn thận một chút. Học sinh Việt Nam nổi tiếng dốt sử Việt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngọn tháp 'chọc trời’ trong lòng đất ở Việt Nam

Đó là tòa bảo tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11, gắn liền với truyền thuyết về chiều cao “chọc trời” mà những người đứng ở kinh thành Thăng Long (cách 20km) vẫn có thể nhìn thấy.

Cuối năm 2008, trong quá trình đào móng xây dựng lại tòa Tam bảo trong Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nền móng của một tòa bảo tháp kỳ vĩ được xây dựng từ thời Lý mà sử sách đã ghi lại.

Theo các sử liệu, tòa tháp 1.000 tuổi này có chiều cao 42m, tương đương với một tòa nhà 10 tầng thời hiện đại. Trải qua nhiều thế kỷ, bảo tháp đã bị đổ và mất dần dấu tích trong các triều đại sau nhà Lý.

Nền móng bảo tháp được phát lộ có hình vuông, trong lòng rỗng, được xây dựng trên sườn đồi và nằm sâu trong lòng đất 3,2m, xung quanh được gia cố, đầm chặt bằng sỏi và đất sét đồi. Phần đáy của móng tháp cao 8,7m so với bờ giếng cổ thời Lý dưới cổng chùa Phật tích. Kích thước chân tháp 9,1m x 9,1m, tường tháp mỗi cạnh dày trung bình 2,4m đến 2,43m, lòng tháp rộng 4,18 đến 4,20m, diện tích 82,81m2.

Móng tháp có hai tầng xây giật cấp, chồng lên nhau. Gạch xây tháp được xếp theo hàng ngang, phần đầu gạch đâm ra ngoài, mỗi hàng trung bình xếp 6 viên gạch với nhiều kích thước khác nhau. Chất kết dính để xây dựng tháp hoàn toàn là đất sét nhuyễn, không hề có bất kỳ một chút vôi vữa hay chất kết dính nào khác. Các mạch vữa mỏng đến nỗi nhìn bề ngoài chẳng khác gì các viên gạch được xếp chồng lên nhau…

Với các đặc điểm trên, các chuyên gia đã nhận định kỹ thuật xây nền móng tháp ở chùa Phật Tích là hết sức độc đáo, chưa bao giờ thấy trong các công trình khảo cổ ở Việt Nam. Bởi vậy, các nhà khoa học đã nhất trí bảo tồn nền móng tháp trong lòng chùa Phật tích bằng một phương pháp táo bạo, chưa bao giờ thực hiện ở Việt Nam, đó là xây dựng chùa mới phía trên nền móng tháp nhưng vẫn bảo toàn nguyên vẹn di tích này bằng một khu vực bảo tồn và trưng bày trong lòng đất.

Giờ đây, những khách thập phương lần đầu tiên đi thăm chùa Phật Tích sau quá trình trùng tu sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi đặt chân vào tòa Tam bảo của chùa. Tại đây, ngay dưới chân pho tượng A-di-đà làm bằng đá – một bảo vật quốc gia có từ thời Lý, du khách sẽ nhìn thấy nền móng tòa bảo tháp hoành tráng nằm trong lòng đất thông qua một lớp kính trong suốt thay cho mặt sàn. Phía sau tòa Tam bảo là hai lối đi xuống tầng hầm, nơi có thể quan sát cận cảnh di tích nghìn tuổi này từ nhiều góc độ khác nhau…

...

Không rõ, cùng thời này, có bao nhiêu công trình trên thế giới có độ cao tương tự như vậy với kỹ thuật đơn giản mà hiệu quả như vậy nhỉ!

Share this post


Link to post
Share on other sites