Posted 28 Tháng 12, 2011 Nước Việt đã có nền văn hiến 5.000 năm? http://baodatviet.vn Cập nhật lúc :11:04 AM, 13/12/2011 Trong hành trình nghiên cứu bãi đá cổ Sapa 15 năm nay, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã phát hiện nhiều điều lý thú. Bãi đá cổ Sapa cũng đã cung cấp một trong số hàng trăm chứng cứ chứng minh cho công trình nghiên cứu cả cuộc đời ông: Nền văn hiến lạc Việt đã trải 5.000 năm! Tôi cũng đã đọc một số cuốn sách trong số cả chục cuốn sách của ông viết về nền văn minh Lạc Việt và tôi phải công nhận rằng, đó là những tài liệu nghiên cứu rất nghiêm túc, khoa học. Riêng tinh thần yêu nước của ông thì có thể nói là… điên cuồng. Hòn đá có hình khắc nằm ngay bên đường. Trong khi các nhà khoa học, kể cả những người có kiến thức uyên bác nhất đều tìm cách bác bỏ nền văn minh Lạc Việt đã tồn tại 4.000 năm, thì ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại âm thầm đi tìm lời giải đáp cho sự tồn tại của nền văn hiến Lạc Việt những 5.000 năm lịch sử. Ông bảo rằng: “Cả đời tôi đã và sẽ dành toàn bộ trí lực để chứng minh luận điểm của mình, cũng như bảo vệ quan điểm cội nguồn Kinh Dịch là của dân tộc Lạc Việt, có nguồn gốc từ nước Bách Việt cổ xưa”. Để chứng minh nền văn hiến Lạc Việt đã tồn tại rất lâu đời và phủ nhận quan điểm của các nhà khoa học khác cho rằng thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc đóng khố hoặc cùng lắm là một nhà nước sơ khai, ông đã dày công viết cuốn sách đầu tiên về một thời khuyết sử của dân tộc Việt, đó là cuốn “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”. Những truyền thuyết trong dân gian được giải mã đã dẫn đến ý tưởng rất mãnh liệt trong ông là: Cội nguồn văn hóa Đông phương thuộc về nền văn hiến Lạc Việt. Đây chính là nội dung của lịch sử văn hiến trải gần 5.000 năm của dân tộc Việt. Qua nghiên cứu này, ông đã nhận ra rằng, Kinh Dịch là của dân tộc Việt, bởi tất cả những mật ngữ trong những di sản văn hóa phi vật thể được giải mã đều chỉ thẳng đến điều này. Rõ nhất chính là truyền thuyết: “Bà Nữ Oa vá trời”. Để tìm ra sự hướng dẫn của các mật ngữ để lại, ông sưu tầm tất cả những cuốn sách về ca dao tục ngữ, truyện cổ, truyền thuyết Việt... Có thời gian cả năm trời ông đóng cửa đọc nghiến ngấu cả ngàn pho sách có nội dung như trên và dừng lại ở nhưng câu ca dao, tục ngữ, những truyện cổ Việt… có vẻ bí ẩn, trái khoáy, là lạ để tìm cách giải mã. Hy vọng sẽ có một hướng dẫn nào đó chứng minh điều này. Nhưng có vẻ như vô vọng…. Cũng lúc ấy, những bài viết của các nhà nghiên cứu, các học giả thi nhau chiếm lĩnh mặt báo minh chứng về cái “tinh thần khoa học” trong việc phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống trải 4.000 năm của dân tộc Việt. Có tờ báo đã mở hẳn một chuyên đề: “Nhìn lại lịch sử” để đăng các loại bài như thế. Điều này càng làm ông nóng ruột. “Sẽ không thể phục hồi được những giá trị văn hóa truyền thống, nếu không chứng tỏ được nội dung và giá trị của nó” , từ suy nghĩ đó, ông đã cho ra đời cuốn sách Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam vào năm 2002. Cuốn sách này đã chứng minh nền văn hiến lâu đời qua hệ thống tranh dân gian. Tuy nhiên, khi gửi cuốn sách đi in, họ đọc chưa hết đã quẳng vào sọt rác, vì… cãi lại cả các nhà khoa học lỗi lạc. Ông Tuấn Anh đã nghiên cứu bãi đá cổ Sapa từ 15 năm trước Trong lúc đang bế tắc trong việc chứng minh cội nguồn Kinh Dịch của dân tộc Lạc Việt thì có một nhà khoa học sau khi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đã cho rằng: “Bãi đá Sapa của người Việt cổ tạo dựng vào khoảng năm 300 trước Công nguyên”. Nhận được thông tin này, ông mừng như vớ được vàng. Đây chính là thời gian sụp đổ của nhà nước Văn Lang theo chính sử (năm 258 trước Công nguyên). Ông chợt nhớ lại một truyền thuyết về cuộc truyền ngôi giữa đời Hùng Vương cuối cùng và Thục Phán. Truyền thuyết nói rằng: “Sau khi nhường ngôi cho Thục Phán, vua Hùng và hoàng tộc đi về vùng Tây Bắc”. Vùng Tây Bắc chính là vị trí của tỉnh Lào Cai - gần với Phong Châu – kinh đô cuối cùng của nhà nước Văn Lang – nơi chứa đựng những ký hiệu bí ẩn trên bãi đá cổ Sapa! Phải chăng, bãi đá cổ Sapa là pho sách ghi lại những bí mật của cha ông ta để đời sau giải mã? Phải chăng đây chính là một nửa cái chìa khóa cần ráp lại để mở kho tàng đầy bí ẩn của phương Đông? Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố: “Sau khi quán xét bãi đá cổ Sapa, tôi thấy không cần phải tiếp tục viết sách chứng minh cho nền văn minh Lạc Việt trải gần 5.000 năm văn hiến. Bởi vì, sự kỳ vĩ của trí tuệ tổ tiên cho thấy sớm muộn nền văn minh này sẽ được sáng tỏ. So sánh tri thức của tổ tiên thì tri thức khoa học hiện đại với những phương tiện như vệ tinh nhân tạo, bom nguyên tử chỉ là trò chơi của trẻ con. Chỉ cần một trận động đất, trận sóng thần làm thí dụ thì tất cả những thứ trò chơi trẻ con ấy sẽ móp méo và dùng để bán ve chai”. Sự nhỏ bé của khoa học hiện đại, chính là vì nó chưa khám phá được hết những bí ẩn của vũ trụ. Dù chưa nghiên cứu hết những hình vẽ trên bãi đá cổ, nhưng ông khẳng định rằng: “Một phần những bí ẩn của vũ trụ trong nền văn hóa Đông phương huyền vĩ đang ở trong những đường nét ngoằn ngoèo trên bãi đá cổ Sapa”. Bản dập bãi đá cổ Sapa trong một triển lãm ở Thụy Điển. Các nhà khoa học phương Tây đã sững sờ trước sự kỳ bí của những hình khắc này. Tất nhiên, mỗi một người đều có cái nhìn riêng. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tự cho mình là đúng, cũng như các nhà nghiên cứu khi quán xét bãi đá cổ cũng tự cho mình là đúng bởi không hề có tiêu chí cho sự giải mã. Ai muốn hiểu thế nào cũng được. Chính vì vậy mà hình cái mặt cối đá được vẽ rất chi tiết, có người thì bảo “Đấy là biểu tượng của một xã hội nông nghiệp”, nhưng ông lại bảo rằng đó là biểu tượng cho sự tương tác của vũ trụ. Có người sẽ lên giọng chê bai rằng: “Vào thời cổ đại, lạc hậu thì làm sao mà người ta có thể hiểu được rằng tương tác là nguyên nhân sự tồn tại và phát triển của vũ trụ?”. Chính vì thế, trong con mắt một số người, ông trở thành người gàn dở, một kẻ siêu tưởng. Tuy nhiên, ông vẫn luôn tự hào là người luôn tìm cách nâng tầm trí tuệ dân tộc, chứ không nhăm nhe đi tìm lý lẽ để bác bỏ trí tuệ của ông cha để lại. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh hài ước: “Rất nhiều người ôm một đống sách Hán và bĩu môi trước những lý thuyết của tôi. Họ khẳng định một cách chắc chắn rằng Kinh Dịch là của người Hoa Hạ, trong khi đó, hàng ngàn năm trôi qua chính người Trung Quốc lại không lý giải được cội nguồn của nó cũng như không hiểu được rất nhiều chỗ huyền bí trong Kinh Dịch mà tiêu biểu là họ không tìm thấy căn nguyên của thuận tự 64 quẻ Hậu Thiên từ nền văn minh Hoa Hạ. Còn tôi lại có thể lý giải được cội nguồn của Kinh Dịch dựa trên rất nhiều cơ sở khoa học mà sự kỳ vĩ trên các hình khắc ở bãi đá cổ Sapa đã nói tất cả thì tôi chẳng thấy xấu hổ gì mà không nhận Kinh Dịch là của người Việt mình. Tôi tin rằng, nếu có người giải mã được toàn bộ bãi đá cổ Sapa thì đó phải là lúc một lý thuyết thống nhất vũ trụ được chứng minh. Nhưng nghe ra điều đó còn xa vời quá. Điều cần kíp nhất lúc này là phải bảo tồn gấp pho sách Dịch văn cực quý này, kẻo vài năm nữa nó sẽ biến mất khỏi tâm trí người Việt”. Có một sự thực mà ai cũng thấy, đó là trong khi những bí ẩn của bãi đá cổ Sapa chưa được sáng tỏ, thì nó đã sắp biến mất bởi sự vô ý thức, thiếu trách nhiệm của chúng ta với những giá trị của tổ tiên. 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 12, 2011 Trong khi các nhà khoa học, kể cả những người có kiến thức uyên bác nhất đều tìm cách bác bỏ nền văn minh Lạc Việt đã tồn tại 4.000 năm, thì ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại âm thầm đi tìm lời giải đáp cho sự tồn tại của nền văn hiến Lạc Việt những 5.000 năm lịch sử. Tôi nghĩ rằng không phải "Trong khi các nhà khoa học, kể cả những người có kiến thức uyên bác nhất đều tìm cách bác bỏ nền văn minh Lạc Việt đã tồn tại 4.000 năm" . Mà là một đám tư duy thuộc loại "ở trần đóng khố" với nền tảng tri thức tương đương thời kỳ "liên minh bộ lạc". Tất nhiên là sự nhận xét của tôi nhìn dưới mọi góc độ: Khoa học, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, triết học....kể cả luật Xuất bản (Cấm chỉ trích phủ nhận văn hóa truyền thống của dân tộc - Không biết Thiên Sứ nhớ có chính xác không, hay già rùi trở nên lẩm cẩm), thậm chí cả tâm linh. Tất nhiên ở đây tôi không bàn đến cái nhìn từ góc độ chính trị. Vì đây là diễn đàn phi chính trị.Tác giả bài viết này cũng xác định quan điểm của tôi về truyền thống văn hóa sử - Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử: Nước Văn Lang, Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải. Tuy nhiên chắc tác giả không xem kỹ những chi tiết trong tác phẩm của tôi. Việc xác định gần 5000 năm văn hiến sử Việt và "hơn 4000 năm" theo cách nói truyền thống thực ra chỉ cùng một điểm mốc lịch sử. Nước Văn Lang dưới sự trị vì của các vua Hùng bắt đầu từ 2879 trước CN. Tất nhiên cái đám tư duy tầm "Ở trần đóng khố" đó có nhãn mác cả. Với nhãn mác đó, nghiễm nhiên được coi là "uyên bác" so với loại "ve chai lông vịt". Thiên Sứ tui không và chưa chỉ trích cá nhân ai cả. Vị nào cảm thấy mình thông minh so với người khác trong cái đám tư duy "ở trần đóng khố " đó thì cứ âm thầm trừ mình ra. Cần xác định rằng: Việt sử 5000 năm văn hiến là một chân lý khách quan không thể phủ nhận. Chân lý này phù hợp với mọi giá trị nhận thức dưới bất cứ góc độ nào trong lịch sử văn minh nhân loại. Không hề có một chút nào gọi là cơ sở khoa học cho quan điểm phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt. Đám tư duy "Ở trần đóng khổ" ra sức phủ nhận gía trị văn hóa sử truyền thống Việt đó - ra sức rêu rao là nhân danh khoa học. Nào là được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng đồng khoa học quốc tế" ủng hộ quan điểm của họ.Nhưng tôi thách tất cả đám dây mơ rễ má lùng bùng của hạng tư duy "ở trần đóng khố" - đồng hạng (*)cả trong và ngoài nước - đó hãy định nghĩa thế nào là "khoa học" đã, rồi hãy đem chính cái định nghĩa đó rà soát lại khả năng của mình xem có đúng như Thiên Sứ tôi nhận xét thuộc tầm tư duy "Ở trần đóng khố" không? ========================* Chú thích: Ngày xưa cinéma, rạp hát tuồng, chéo, cải lương ở Hanoi có nhiều hạng. Oai nhất trên lầu - nếu có lầu như nhà hát Lớn chẳng hạn - giá 7 hào, hạng nhất giá 5 hào, hạng nhì giá 3 hào. Hạng cuối cùng gọi là "giá vé đồng hạng" 2 hào - ngồi khoảng nửa rạp gần sân khấu. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 2, 2012 Thanh Hóa: Nền văn hóa trên dưới 4.000 năm đang bị “lãng quên” (Dân trí) - Văn hóa Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc là nền văn hóa khảo cổ học thuộc hậu kỳ đá mới, sơ kỳ thời đại đồng thau cách ngày nay khoảng trên dưới 4.000 năm. Thế nhưng hiện nay nền văn hóa này dường như đang bị "lãng quên". Văn hóa khảo cổ sơ kỳ thời đại đồng thau được gọi theo tên xã Hoa Lộc, nằm cách thị trấn Hậu Lộc khoảng 6km về phía Đông, cách thành phố Thanh Hoá 22km về phía Đông Bắc. Nền văn hóa này được các nhà khảo cổ học phát hiện năm 1973. Từ năm 1976 đến nay, các nhà khảo cổ học đã khai quật hai lần tại xã Hoa Lộc vào những năm 1974, 1975. Ông Phạm văn Hùng dẫn PV ra thăm khu đất cồn Sau Chợ. Sau những lần khai quật và nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại đây nhiều di vật, hiện vật có giá trị. Đặc biệt nhiều vật dụng, công cụ được làm bằng gốm như: Đồ trang sức, vòng tay, rìu, đục, cuốc… Những vật dụng đó được các nhà khảo cổ đánh giá về trình độ kỹ thuật đạt đến mức hoàn thiện. Dấu tích đồ gốm, đồ đá, kim loại… tại di chỉ khảo cổ học Hoa Lộc đã góp phần khẳng định đây là một vùng đất cổ. Sự tồn tại của số lượng lớn các loại rìu lưỡi bằng đá và các loại cuốc đá là một trong những đặc trưng riêng của văn hóa Hoa Lộc. Những hiện vật, di vật đồ gốm tìm thấy ở đây được chế tạo với kỹ thuật cao, trang trí nhiều hoa văn đặc sắc, tinh xảo cho thấy đầu óc sáng tạo và bàn tay khéo léo, tài hoa của những người thợ gốm Hoa Lộc xưa. Khu đất đó có tên gọi là cồn sau chợ, nằm trên địa bàn thôn 7, xã Hoa Lộc, Hậu Lộc, là một cồn cát khá cao và rất rộng, nơi được coi là tồn tại nền văn hóa Hoa Lộc 4000 năm, chúng tôi không thể ngờ khu vực mà nơi đây nhiều đoàn khảo cổ, các nhà nghiên cứu đồ cổ đã tìm thấy rất nhiều các hiện vật có giá trị, giờ đây chỉ là một bãi đất trống, chăn thả gia súc, nhiều hộ dân thấy hoang phí đã tận dụng trồng màu. Những mảnh gốm, kết quả của những lần khai quật còn sót lại. Ông Phạm Văn Hùng ở thôn 7, xã Hoa Lộc, người từng chứng kiến hai lần khai quật khảo cổ học trước kia cho biết: "Sau khi đoàn khảo cổ học khai quật tại Hoa Lộc xong, nhiều đối tượng tìm đến đây dùng máy dò, đào bới và lấy được nhiều hiện vật cổ có giá trị. Mới đây, vào năm trước còn có một người Trung Quốc qua đây lấy các mẫu gốm vụn về tìm hiểu. Hiện nay, người dân đi làm vẫn nhặt được những mảnh công cụ thậm chí là những lưỡi rìu, bình hoa làm từ gốm còn tương đối nguyên vẹn”. Cũng theo ông Hùng thì trước đây cồn sau shợ có diện tích khá rộng lớn nhưng trải qua thời gian cho đến hiện tại, diện tích cồn sau chợ chỉ còn khoảng gần 1 ha. Tìm đến khu vực cồn sau chợ, thật ngạc nhiên khi chỉ cần cào nhẹ lớp đất xốp cũng đã thấy vương những mảnh gốm vụn, kết quả của những lần khai quật còn sót lại. Gom những mảnh gốm này lại mang đi rửa và quan sát, chúng tôi thấy nhiều mảnh gốm có những hoa văn đẹp được các nghệ nhân ngày xưa chạm khắc một cách khéo léo và tinh xảo. Một người đang làm mầu khu vực trên cho biết: “Từ khi còn đi học tôi đã được biết đến di chỉ của quê mình trên sách giáo khoa, thế nhưng không biết tại sao không được các cấp chính quyền quan tâm hay bảo vệ, lâu dần rồi người dân cũng chẳng để ý đây là mảnh đất của một nền văn hóa lâu đời”. Nghênh Môn thời Lý. Cũng nằm trong quần thể văn hóa Hoa Lộc như Di chỉ Mã Hờ, thuộc địa phận thôn 5, thôn 6; Nghênh Môn thời Lý, thuộc thôn 7. Nhưng chỉ duy nhất khu di tích Nghênh môn thời Lý được chính quyền địa phương gìn giữ và bảo tồn. Thực tế cho thấy thì dường như chính quyền địa phương không quan tâm hay có ý kiến gì về việc bảo vệ khu đất được coi là xứ sở của nền văn hóa Hoa Lộc này. Di chỉ Mã Hờ đã bị dùng làm nơi xây dựng trường học, khu tập thể cho giáo viên ở. Cồn sau chợ làm nơi chăn thả gia súc, nơi người dân trồng màu. Nằm phía trong của Nghênh Môn thời Lý. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Công An, Chủ tịch mặt trận Tổ Quốc xã Hoa Lộc cho biết: “Vì địa phương không có kinh phí nên việc bảo tồn toàn bộ quần thể văn hóa Hoa Lộc là một việc rất khó khăn, trong khi đó một số nơi hiện nay đã được xây dựng các khu trường học và nhà ở cho các hộ dân cư sinh sống. Hiện tại, địa phương đang quan tâm bảo tồn và gìn giữ di tích lịch sử Nghênh Môn thời Lý, cũng là một di tích nằm trong văn hóa Hoa Lộc”. Thiết nghĩ bảo vệ Khu di tích khảo cổ quần thể Văn hóa Hoa Lộc đang là một vấn đề cấp bách, nhằm giúp cho việc nghiên cứu về một nền văn hóa đã tồn tại suốt 4000 năm, rất mong các cấp các ngành chức năng quan tâm thực hiện. Nguyễn Thùy - Duy Tuyên 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 2, 2012 Sự tồn tại của số lượng lớn các loại rìu lưỡi bằng đá và các loại cuốc đá là một trong những đặc trưng riêng của văn hóa Hoa Lộc Tôi rất cảnh giác với những cái gọi là "di vật khảo cổ" này. Tôi không phủ nhận tính khách quan của những di vật này và niên đại của chúng. Nhưng vấn đề là người ta lập luận thế nào về hiện tượng này? Có thề nói đám "hầu hết" đã từng lợi dụng những di vật đồ đá có niên đại khoảng 4000 năm đào được trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay là một trong những yếu tố để xác định lịch sử thời Hùng Vương là "liên minh bộ lạc" và tất nhiên không thể gọi là "văn hiến" với thời đồ đá - có di vật bảo chứng - được. Họ coi đó là "cơ sở khoa học". Nhưng cần phải xác định rằng: Cách đây gần 5000 năm dân tộc Việt không lập quốc ở Hoa Lộc mà là ở Nam Dương Tử. Cũng như không thể lấy những di sản của người Maya mà bảo rằng đó là di sản thuộc về tổ tiên của người Mỹ da trắng được. Đến ngày hôm nay, chính các học giả Trung Quốc cũng thừa nhận thuyết Âm Dương là của người Việt - bài đã đăng về cuộc hội thảo ở Bắc Kinh năm 2010, có sự tham gia của GS Trần Ngọc Thêm - Vậy thì những kẻ theo đóm ăn tàn không còn cơ sở để ý ới gì nữa. =================================== Triết lý âm dương bắt nguồn từ Việt Nam? http://baodongnai.co...et-Nam-2125531/ Cập nhật lúc 10:38, Thứ Tư, 18/01/2012 (GMT+7) Từ xưa đến nay, triết lý âm dương gắn bó chặt chẽ trong mọi mặt đời sống của người Á Đông. Song, triết lý âm dương bắt nguồn từ đâu và từ bao giờ là vấn đề còn để ngỏ, những lời giải đáp hiện có đều thiếu sức thuyết phục, đa phần đều thống nhất rằng, nó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thế nhưng, mới đây, có hai nhà khoa học Việt Nam đã chứng minh khác: triết lý âm dương bắt nguồn từ Việt Nam và được sự ủng hộ của chính những học giả Trung Quốc! Một cách nhìn mới Tại hội thảo khoa học quốc tế “Sự hình thành và tiến hóa Dịch học thời kỳ đầu” do Hội Dịch học Trung Quốc và Đại học Sơn Đông tổ chức vào tháng 10-2011, có 70 học giả từ các trường đại học và Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Việt Nam, Đức, Hoa Kỳ, Brasil đến dự và trình bày các thành quả nghiên cứu mới về Dịch học. Các món ăn ngày Tết cũng thể hiện sự cân bằng âm dương. Hai báo cáo “Về nguồn gốc triết lý âm dương và ảnh hưởng của nó đến tính cách người Việt” của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm và “Ảnh hưởng của âm dương ngũ hành trong truyền thống văn hóa Việt Nam” của ThS. Nguyễn Ngọc Thơ (ĐHQG TP.Hồ Chí Minh) đem đến hội thảo một cách nhìn mới: Nguồn gốc triết lý âm dương không nên tìm ở Trung Quốc, phải tìm rộng ra trong cả khu vực mà nó tồn tại là Đông Bắc Á và Đông Nam Á; không nên chỉ tìm trong các sách vở hàn lâm mà phải tìm trong đời sống văn hóa dân gian nguyên thủy. GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã chứng minh rằng, triết lý âm dương hình thành từ thực tiễn đời sống nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á, hai từ “âm dương” bắt nguồn từ hai từ “mẹ” và “trời” trong các ngôn ngữ Đông Nam Á (ina - yang). Cặp khái niệm “âm dương” với trật tự âm trước dương sau được hình thành trên cơ sở tổng hợp hai cặp khái niệm quan trọng bậc nhất trong cuộc sống của người trồng lúa nước là “mẹ cha” và “đất trời”. Nó mang đậm nét dấu tích của một truyền thống văn hóa trọng nữ Đông Nam Á, khác hẳn truyền thống trọng nam Trung Hoa thể hiện qua hai cặp từ “phụ mẫu” và “thiên địa”. ThS. Nguyễn Ngọc Thơ đưa ra hàng loạt biểu hiện của tư tưởng âm dương ngũ hành trong mọi lĩnh vực phong tục, tập quán, truyền thuyết... của Việt Nam từ xưa đến nay như những minh chứng cho tính nguyên thủy, tính tự phát của tư tưởng âm dương, lưỡng phân lưỡng hợp trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á. Sự đồng tình của giới nghiên cứu quốc tế Bình luận về các báo cáo của đoàn Việt Nam, GS. Ngô Di (Viện Nghiên cứu Chỉnh thể học California, Mỹ) nhận xét rằng: “Lâu nay giới nghiên cứu Dịch học thường chỉ dựa vào sách vở xưa và các tư liệu khai quật được từ lăng mộ mà bỏ qua quá trình phát triển lịch sử của nó. Chu dịch chắc hẳn phải là kết quả sự đóng góp của cư dân nhiều vùng, là sản phẩm phát triển qua nhiều thời đại. Do vậy, việc tìm hiểu nguồn gốc Dịch học phải được mở rộng ra để nhìn từ nhiều góc độ như các học giả Việt Nam đang làm, chứ không phải chỉ giới hạn ở một nơi, bằng một loại chứng cứ quen thuộc”. GS.TSKH Trần Ngọc Thêm (bên trái) và ThS. Nguyễn Ngọc Thơ trình bày tại hội thảo. Phát biểu tổng kết hội thảo, GS. Vương Tuấn Long (Viện Nghiên cứu tư tưởng truyền thống Trung Quốc thuộc Đại học sư phạm Thượng Hải) kết luận: “Trong báo cáo của mình, GS. Trần Ngọc Thêm đến từ Việt Nam đã cho thấy rằng, nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm trong truyền thuyết mà phải đi tìm trong sự phối hợp giữa điều kiện tự nhiên với bối cảnh lịch sử - xã hội của thực tiễn cuộc sống. Bằng những nghiên cứu tỉ mỉ, với những dẫn chứng rõ ràng, trên cơ sở phân tích tính đặc thù của cuộc sống nông nghiệp lúa nước, tác giả đã chứng minh có sức thuyết phục về nguồn gốc Đông Nam Á của tư tưởng âm dương. Phát triển theo hướng này, báo cáo của ThS. Nguyễn Ngọc Thơ cung cấp hàng loạt tư liệu sống cho thấy tư tưởng âm dương đã thẩm thấu sâu rộng trong cuộc sống dân gian Việt Nam, những biểu hiện này rõ ràng là mang tính nguyên thủy. Hai báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất, cho thấy kiểu văn hóa âm dương ưu tiên mẹ hơn cha, địa hơn thiên, với một tư duy lưỡng phân lưỡng hợp rất thú vị. Nó rất khác lạ với truyền thống trọng nam Trung Hoa và khái niệm lưỡng nghi vốn rất quen thuộc ở Đông Bắc Á”. Và sự lan tỏa... Trong thời gian diễn ra hội thảo, đoàn Việt Nam được mời trình bày hai chuyên đề giới thiệu văn hóa Việt Nam tại cơ sở chính của Đại học Sơn Đông (Tế Nam) vào chiều ngày 13-10-2011. Các chuyên đề gồm có: “Tính cách văn hóa Việt Nam” (GS.TSKH Trần Ngọc Thêm) và “Phong tục Tết Đoan ngọ Việt Nam và Trung Quốc dưới góc nhìn so sánh” (ThS. Nguyễn Ngọc Thơ). Phần lớn sách vở lâu nay đều chép theo nhau mà cho rằng triết lý âm dương do vua Phục Hy là một nhân vật truyền thuyết hoang đường sáng tạo ra. Một số đông khác thì quy công sáng tạo âm dương cho Trâu Diễn và phái Âm dương gia (đều là những người sinh ra sau khi đã có các khái niệm Bát quái, Ngũ hành từ lâu). Sau Sơn Đông, đoàn Việt Nam đến Bắc Kinh. GS.TSKH Trần Ngọc Thêm được Hội Dân tộc học Trung Quốc và Đại học Thanh Hoa (một trong hai đại học hàng đầu Trung Quốc) mời nói chuyện chuyên đề “Tính cách văn hóa Việt Nam” vào ngày 18-10-2011. GS.TSKH Trần Ngọc Thêm là học giả Việt Nam đầu tiên trong khối khoa học xã hội - nhân văn giới thiệu chuyên đề ở Đại học Thanh Hoa. Sau Bắc Kinh là Côn Minh (Vân Nam). GS.TSKH Trần Ngọc Thêm tiếp tục nói chuyện chuyên đề “Tính cách văn hóa Việt Nam” tại Đại học dân tộc Vân Nam. Đối tượng chính là giảng viên và sinh viên chuyên ngành Việt Nam học tại các trường Đại học dân tộc Vân Nam, Đại học sư phạm Vân Nam, Đại học ngoại ngữ Vân Nam... Sau phần nói chuyện, nhiều thầy cô giáo và sinh viên Trung Quốc đã thảo luận, trò chuyện với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm về những vấn đề văn hóa Việt Nam trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm - 2001, NXB TP. Hồ Chí Minh) vốn rất được giới nghiên cứu chuyên ngành Việt Nam học tại Trung Quốc quan tâm. Cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm) được giáo viên và sinh viên ở đây sử dụng rộng rãi (nhiều người đã đem sách tới xin chữ ký tác giả). Thanh Hòa =================================== Âm Dương là khái niệm căn bản của Kinh Dịch - thuộc về Việt Nam thì chẳng có lý nào tất cả những cái liên quan lại của người Hán thêm vào. Không có "cơ sở khoa học " nào chứng minh được toàn bộ cội nguồn Lý học Đông phương là của người Hán cả. Ngôn ngữ và văn tự Hán trong các sách cổ liên quan từ hàng ngàn năm nay, chỉ là những bản dịch một cách rời rạc và không có hệ thống những giá trị còn lại của nền văn hiến Việt sau khi sụp đổ ở Nam Dương tử từ hơn 2000 năm trước. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 2, 2012 Cặp khái niệm “âm dương” với trật tự âm trước dương sau được hình thành trên cơ sở tổng hợp hai cặp khái niệm quan trọng bậc nhất trong cuộc sống của người trồng lúa nước là “mẹ cha” và “đất trời”. Nó mang đậm nét dấu tích của một truyền thống văn hóa trọng nữ Đông Nam Á, khác hẳn truyền thống trọng nam Trung Hoa thể hiện qua hai cặp từ “phụ mẫu” và “thiên địa”. ThS. Nguyễn Ngọc Thơ đưa ra hàng loạt biểu hiện của tư tưởng âm dương ngũ hành trong mọi lĩnh vực phong tục, tập quán, truyền thuyết... của Việt Nam từ xưa đến nay như những minh chứng cho tính nguyên thủy, tính tự phát của tư tưởng âm dương, lưỡng phân lưỡng hợp trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á. GS. Trần Ngọc Thêm đến từ Việt Nam đã cho thấy rằng, nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm trong truyền thuyết mà phải đi tìm trong sự phối hợp giữa điều kiện tự nhiên với bối cảnh lịch sử - xã hội của thực tiễn cuộc sống. Bằng những nghiên cứu tỉ mỉ, với những dẫn chứng rõ ràng, trên cơ sở phân tích tính đặc thù của cuộc sống nông nghiệp lúa nước, tác giả đã chứng minh có sức thuyết phục về nguồn gốc Đông Nam Á của tư tưởng âm dương. Phát triển theo hướng này, báo cáo của ThS. Nguyễn Ngọc Thơ cung cấp hàng loạt tư liệu sống cho thấy tư tưởng âm dương đã thẩm thấu sâu rộng trong cuộc sống dân gian Việt Nam, những biểu hiện này rõ ràng là mang tính nguyên thủy. Hai báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất, cho thấy kiểu văn hóa âm dương ưu tiên mẹ hơn cha, địa hơn thiên, với một tư duy lưỡng phân lưỡng hợp rất thú vị. Nó rất khác lạ với truyền thống trọng nam Trung Hoa và khái niệm lưỡng nghi vốn rất quen thuộc ở Đông Bắc Á”. Truyền thuyết chính là lịch sử, xem xét nó phải trên nhiều phương diện. Đọc chính sử phải đọc cả dã sử nữa, giống như ai khẳng định rằng Chiếu đời đô của vua Lý Công Uẩn viết trong chính sử Đại Việt Sử Ký Toàn thư là là chính xác?, đọc nội dung là thấy mẫu thuẫn với các dã sử, chính sử khác rồi. Nhờ truyền thuyết như I Li Át và Ô Đy Xê mà khám phá được thành Troy ở đâu, các kho báu của các Pharaohs ở nơi nào?, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nguồn gốc Kinh dịch cũng phải tìm trong truyền thuyết mới ra được, như tại sao cho là của vua Phục Hy? làm sao chứng minh được?. Tên của vua đã có câu trả lời rồi - Phục = quẻ Phục trong Kinh dịch; Hy? nếu hiểu mới là siêu. Âm dương tự thân đã có mà không cần cái gì cả nhưng đã xây dựng thành học thuyết thì phải chứng minh theo các tiêu chí khoa học mới được, lịch sự- văn hóa- dân tộc học... là minh chứng khách quan cho học thuyết. Cuốn sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam chưa nói lên nhiều điều về học thuyết ADNH. Vị thần Trí tuệ Thoth của Ai Cập torng truyền thuyết đã từng nói: "Ai sử dụng sử liệu của ta là đệ tử của ta". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 2, 2012 Cặp khái niệm “âm dương” với trật tự âm trước dương sau được hình thành trên cơ sở tổng hợp hai cặp khái niệm quan trọng bậc nhất trong cuộc sống của người trồng lúa nước là “mẹ cha” và “đất trời”. Nó mang đậm nét dấu tích của một truyền thống văn hóa trọng nữ Đông Nam Á, khác hẳn truyền thống trọng nam Trung Hoa thể hiện qua hai cặp từ “phụ mẫu” và “thiên địa”. ThS. Nguyễn Ngọc Thơ đưa ra hàng loạt biểu hiện của tư tưởng âm dương ngũ hành trong mọi lĩnh vực phong tục, tập quán, truyền thuyết... của Việt Nam từ xưa đến nay như những minh chứng cho tính nguyên thủy, tính tự phát của tư tưởng âm dương, lưỡng phân lưỡng hợp trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á. GS. Trần Ngọc Thêm đến từ Việt Nam đã cho thấy rằng, nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm trong truyền thuyết mà phải đi tìm trong sự phối hợp giữa điều kiện tự nhiên với bối cảnh lịch sử - xã hội của thực tiễn cuộc sống. Bằng những nghiên cứu tỉ mỉ, với những dẫn chứng rõ ràng, trên cơ sở phân tích tính đặc thù của cuộc sống nông nghiệp lúa nước, tác giả đã chứng minh có sức thuyết phục về nguồn gốc Đông Nam Á của tư tưởng âm dương. Phát triển theo hướng này, báo cáo của ThS. Nguyễn Ngọc Thơ cung cấp hàng loạt tư liệu sống cho thấy tư tưởng âm dương đã thẩm thấu sâu rộng trong cuộc sống dân gian Việt Nam, những biểu hiện này rõ ràng là mang tính nguyên thủy. Hai báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất, cho thấy kiểu văn hóa âm dương ưu tiên mẹ hơn cha, địa hơn thiên, với một tư duy lưỡng phân lưỡng hợp rất thú vị. Nó rất khác lạ với truyền thống trọng nam Trung Hoa và khái niệm lưỡng nghi vốn rất quen thuộc ở Đông Bắc Á”. Truyền thuyết chính là lịch sử, xem xét nó phải trên nhiều phương diện. Đọc chính sử phải đọc cả dã sử nữa, giống như ai khẳng định rằng Chiếu đời đô của vua Lý Công Uẩn viết trong chính sử Đại Việt Sử Ký Toàn thư là là chính xác?, đọc nội dung là thấy mẫu thuẫn với các dã sử, chính sử khác rồi. Nhờ truyền thuyết như I Li Át và Ô Đy Xê mà khám phá được thành Troy ở đâu, các kho báu của các Pharaohs ở nơi nào?, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nguồn gốc Kinh dịch cũng phải tìm trong truyền thuyết mới ra được, như tại sao cho là của vua Phục Hy? làm sao chứng minh được?. Tên của vua đã có câu trả lời rồi - Phục = quẻ Phục trong Kinh dịch; Hy? nếu hiểu mới là siêu. Âm dương tự thân đã có mà không cần cái gì cả nhưng đã xây dựng thành học thuyết thì phải chứng minh theo các tiêu chí khoa học mới được, lịch sự- văn hóa- dân tộc học... là minh chứng khách quan cho học thuyết. Cuốn sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam chưa nói lên nhiều điều về học thuyết ADNH. Vị thần Trí tuệ Thoth của Ai Cập torng truyền thuyết đã từng nói: "Ai sử dụng sử liệu của ta là đệ tử của ta". Ông Trần Ngọc Thêm thuyết phục được những học giả Trung Quốc thừa nhận Âm Dương là của Việt Nam là một bằng chứng cho thấy luận điểm của tôi đúng. Mặc dù, phương pháp chứng minh của ông ta còn rất thô sơ. Nhưng đấy là mục đích của tôi: Việt sử 5000 năm văn hiến. Bởi vì Âm Dương là khái niệm rất căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Khi nó được thừa nhận là của Việt Nam thì chẳng có lý gì những thứ liên quan đến nó lại là của Trung Quốc cả. Còn nội dung học thuyết đó như thế nào....với tôi chỉ là một phương tiện. Mà phương tiện thì có thể thay đổi. Chính người Trung Quốc phải thừa nhận thì sự phản biện của mấy tay lóc cóc, leng keng thành vô vọng. Sau này nếu anh chị em có điều kiện thì tiếp tục hoàn thiện thuyết Âm Dương Ngũ hành, hiệu chỉnh các phương pháp ứng dụng: Phong thủy, Đông y, Dự báo....nhân danh nền văn hiến Việt, còn bận thì thôi. Âm Dương đã là của Việt Nam thì tất nhiên Việt sử 5000 năm văn hiến là lẽ đương nhiên. Văn hiến chứ không phải thứ văn hóa, văn minh vớ vẩn. Như vậy lời tiên tri của tôi năm 2011 đã được xác định: Việt sử 5000 năm vắn hiến bắt đầu khởi sắc và được chú ý của thế giới - Đại ý vậy. Ây da! Nghỉ ngơi cái đã. Anh chị em không nên nhận xét phương pháp chứng minh của ông Trần Ngọc Thêm. Vì ít nhất ông ta cũng có công thuyết phục được các học giả Trung Quốc công nhận một khái niệm căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Việt Nam. Chúng ta phải tôn trọng thành quả này. Còn phục hồi lại học thuyết này nhân danh nền văn hiến Việt sau này anh chị em có thể tiếp tục ======================== PS: Anh chị em lưu ý: Âm Trước Dương sau là một khái niệm đúng cục bộ trong giai đoạn Hậu Thiên. Đàn bà Âm sinh con trai Dương. Nhưng tống quát của học thuyết thì Dương trước Âm sau và Dương tịnh Âm động. Anh chị em nhớ điều này. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 2, 2012 Anh chị em không nên nhận xét phương pháp chứng minh của ông Trần Ngọc Thêm. Vì ít nhất ông ta cũng có công thuyết phục được các học giả Trung Quốc công nhận một khái niệm căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Việt Nam. Chúng ta phải tôn trọng thành quả này. Thực ra hàng ngàn năm nay bao nhiêu học giả cổ kim cũng đang đi tìm nguồn gốc học thuyết ADNH và cho rằng của Hán, số lượng sách vở viết về đề tài này và các phương pháp ứng dụng liên quan thì vô số kể, cho nên không thể một cuộc hội thảo nói về văn hóa mà mọi học giả lại đồng tình một cách đơn giản như vậy?. Nếu có kết quả thật, thì rất là tôn trọng tác giả. Ví dụ, chữ Đạo cũng đã nhiều sách viết, không ai chịu ai, cuối cùng ra một cuốn tổng hợp ý của tất cả các tác giả nổi tiếng cổ kim đã xuất bản dành cho những ai nghiên cứu về nó. Vậy thì, về mặt logic, cuộc hội thảo trên là giao lưu văn hóa chứ không thể nói chính xác về sự sở hữu. Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 2, 2012 Anh chị em không nên nhận xét phương pháp chứng minh của ông Trần Ngọc Thêm. Vì ít nhất ông ta cũng có công thuyết phục được các học giả Trung Quốc công nhận một khái niệm căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Việt Nam. Chúng ta phải tôn trọng thành quả này. Thực ra hàng ngàn năm nay bao nhiêu học giả cổ kim cũng đang đi tìm nguồn gốc học thuyết ADNH và cho rằng của Hán, số lượng sách vở viết về đề tài này và các phương pháp ứng dụng liên quan thì vô số kể, cho nên không thể một cuộc hội thảo nói về văn hóa mà mọi học giả lại đồng tình một cách đơn giản như vậy?. Nếu có kết quả thật, thì rất là tôn trọng tác giả. Ví dụ, chữ Đạo cũng đã nhiều sách viết, không ai chịu ai, cuối cùng ra một cuốn tổng hợp ý của tất cả các tác giả nổi tiếng cổ kim đã xuất bản dành cho những ai nghiên cứu về nó. Vậy thì, về mặt logic, cuộc hội thảo trên là giao lưu văn hóa chứ không thể nói chính xác về sự sở hữu. Kính. Cứ cho là như vậy đi ,nhưng như thế cũng là rất mừng và đáng khích lệ rồi . Sự nghiệp khôi phục văn hiến 5.000 của người Việt cần phải coi là sự nghiệp của toàn dân và cần thời gian lâu dài .Ngoài ra còn cần những con người hiểu biết và kiên trì dẫn dắt thì mới có thể về đích được . Mọi phát hiện ,đóng góp dù nhỏ lúc này cũng rất đáng quý ,có thể một cá nhân nào đó mới phát hiện ra một mảng nhỏ nhưng như vậy cũng có thể là tiền đề cho những đề tài lớn .Dân ta nói chung và một bộ phận không nhỏ những nhà khoa học chuyên nghành ,những nhà quản lý ... quen với lối tư duy cũ rồi nên cứ nói đến những vấn đề về văn hóa ,về lịch sư là họ lại lập luận rằng tất cả đều là của " Tàu hoặc ảnh hưởng từ Tàu mà ra " . Thật buồn ,tôi cũng từng thắc mắc sao họ lại cứ tư duy như vậy nhỉ ? Hôm rồi có thằng cháu đang làm việc ở VIETTEL nói một câu đơn giản : Vì phần lớn các nhà học của mình đề học tập ở Trung Quốc ,họ cũng thành đạt và nổi tiếng nhờ những kiến thức đã được thừa nhận đó . Vì vậy có nghiên cứu ,phát hiện điều gì thì họ cũng chỉ dám luẩn quẩn ở quan những điểm ấy mà thôi ,nói khác họ sợ mất điểm .... Còn chúng ta chỉ sợ mất trí thức của tổ tiên nhưng nói thì chẳng ai thèm nghe ! Hy vọng là ngày càng nhiều những phát biểu như ông Trần Ngọc Thêm ! Share this post Link to post Share on other sites