Thiên Sứ

Thước Lỗ Ban Và Số Phi

9 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị quan tâm.

Dưới đây là những bài viết của tôi và Mộc Công, từ năm 2006 có nội dung liên quan đến thước Lỗ Ban dùng trong Phong thủy. Vậy bản chất của thước Lỗ Ban là gì? Nó là một hiện tương "chưa được khoa học công nhận" & "Chưa được khoa học chứng minh" , một vấn đề "nhảm nhí", "mê tín dị đoan" "không có cơ sở khoa học" hay thực chất là một tri thức cao cấp của một nền văn minh cổ xưa đã bị hủy diệt - Nền văn minh Lạc Việt trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử?

Để tìm hiểu vấn đề này, xin quý vị theo dõi loạt bài viết dưới đây của tôi và Mộc công

Số Phi bí ẩn?

Mộc công

Nếu ai đã đọc cuốn tiểu thuyết bestseller "Mật mã Da Vinci" của nhà văn Dan Brown chắc hẳn sẽ còn nhớ một đoạn nói về số Phi hay tỷ lệ Phi của toán học, tỷ lệ này bằng 1,618

Vì không phải chuyên về khoa học tự nhiên và vốn dốt toán nên người post bài này cũng không biết chắc là những thông tin về số Phi đưa ra trong cuốn tiểu có chính xác hay chỉ là những tình tiết hư cấu của tác giả nên xin post một số đoạn liên quan để mọi người cùng tham khảo và nhận xét. Mặc dù vậy, thiết nghĩ nếu những thông tin dưới đây là chính xác thì đây là một vấn đề cũng rất hấp dẫn, mà rất có thể liên quan đến môn Lý học phương đông chăng?

".... số Phi bắt nguồn từ dãy số Fibonacci- một cấp số nổi tiếng không chỉ vì tổng những số hạng kề nhau sẽ bằng số hạng kế tiếp, mà còn bởi thương số của những số hạng kề nhau có một đặc tính kỳ lạ là đều suýt soát số 1,618- PHI."

"......khía cạnh gây sửng sốt thực sự của Phi lại nằm ở vai trò của nó với tư cách là một nhân tố xây dựng mang tính nền tảng trong tự nhiên. Thực vật, động vật và thậm chí cả con người đều có những thuộc tính về kích thước gắn chặt với tỉ số giữa Phi và 1 tới một độ chính xác kỳ bí"

"Số Phi có mặt khắp nơi trong tự nhiên, rõ ràng điều đó vượt quá sự trùng hợp, và vì vậy nên người xưa cho rằng con số Phi hẳn là đã được tiền định bởi Đấng Sáng Thế. Các nhà hoa học buổi ban đầu đã tuyên bố 1,618 là Tỉ Lệ Thần Thánh".

"... các đường trôn ốc trên quả thông, cách sắp xếp lá trên những nhánh cây, các vạch trên bụng côn trùng...., tất cả đều tuân theo Tỉ Lệ Thần Thánh đến mức kinh ngạc"

"Không ai hiểu cấu trúc thần thánh của con người hơn Da Vinci. Thực tế Da Vinci đã khai quật các ngôi mộ để đo đạc chính xác tỉ lệ các cấu trúc xương trong cơ thể con người. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng cơ thể con người, nói một cách chính xác theo nghĩa đen, được làm bằng các khối mà tỉ lệ giữa chúng luôn luôn là Phi: Đo khoảng cách từ vai đến các đầu ngón tay rồi chi nó cho khoảng cách từ khuỷu tay đến các đầu ngón tay ta được số Phi, chia khoảng cách từ đầu gối đến mặt đất cho khoảng cách từ hông đến mặt đất, một số Phi nữa, lòng bàn tay, ngón chân cái, các đốt sống....mỗi người trong các bạn đều là một minh chứng sống cho Tỉ Lệ Thần Thánh"

"Số Phi cũng được áp dụng trong các kích thước kiến trúc của các công trình nổi tiếng như đền Parthenon Hi Lạp, các kim tự tháp Ai Cập và thậm chí của cả toà nhà trụ sở Liên hợp quốc tại New York. Phi cũng xuất hiện trong cấu trúc tổ chức của các bản sonate của Mozart, bản Giao hưởng số 5 của Beethoven...."

Và đoạn cuối cùng:

"Để khép lại", Langdon (Nhân vật chính trong tiểu thuyết)vừa nói vừa bước về phía chiếc bảng, "chúng ta quay trở về với các biểu tượng". Ông vẽ năm đường giao nhau tạo nên một ngôi sao năm cách "Đây là một trong những hình ảnh đầy quyền năng nhất mà các bạn sẽ thấy trong học kỳ này. Bình thường nó được biết đến như là một hình sao năm cánh- hay là pentacle như tổ tiên ta đã gọi- biểu tượng này được nhiều nền văn hoá coi là linh thiêng và huyền bí. Có ai có thể cho tôi biết vì sao lại thế không?

Stettner, anh sinh viên khoa toán đó lại giơ tay: "Bởi vì nếu thầy vẽ một hình sao năm cánh, các đường thẳng sẽ tự chia nó thành những đoạn theo Tỉ Lệ Thần Thánh"

Langdon gật đầu đầy tự hào với chàng sinh viên: "Rất tốt. Đúng thế, tỉ lệ giữa các đoạn thẳng trong hình sao năm cánh, tất cả đều bằng Phi, khiến cho biểu tượng này trở thành biểu hiện tối hậu của Tỉ Lệ Thần Thánh. Vì lí do này hình sao năm cánh luôn luôn là biểu tưởng của vẻ đẹp và sự hoàn hảo gắn với các nữ thần và tính nữ thiêng liêng"

Mật mã Da Vinci

Tác giả: Dan Brown

Ngôi sao năm cánh, hình pentacle- giống như hình Toà nhà lầu năm góc Mỹ, hình bát quái....liệu có liên quan đến nhau không nhỉ?, và trên hết, chúng là biểu tượng cho cái gì?

==================================

Dãy sổ Fibonacci được thành lập như sau :

a0=1, a1=1, aN=aN+a(N-1), với mọi N =2,3,4,5,......

Như vậy có thể ghi ra như sau dãy số Fibonacci :

1,1,2,3,5,8,13,....

Đó là dãy số nổi tiếng nhất trong Toán học và mọi quy luật về sinh sản, đẻ cành đẻ nhánh của thực vật cũng tuân thủ 1 cách kỳ lạ theo dãy số Fibonacci.

Bằng công cụ của dãy số( mà tôi không nêu cụ thể cách chứng minh ở đây ) thì công thức để tính 1 số bất kỳ trong dãy số trên là : a(n) =((sqrt(5)-1)/2)^n+((sqrt(5)+1)/2)^n với mọi n=0,1,2,....

(ghi chú sqrt(x) = căn bậc 2 của số x)

Và số (sqrt(5)-1)/2 = 0.6180339887.... là 1 số vô tỷ. Đây chính là Tỷ Số Vàng trong Toán học. Tại sao gọi nó là tỷ số vàng?? Bởi vì :

+ Nhiệt độ tối thích cho cơ thể chúng ta phát triển là 22.87 độ( chứng minh của các nhà Sinh Học). Đem số 22.87 chia cho 37 độ C( nhiệt độ của cơ thê con người ) thì đúng bằng TỈ SỐ VÀNG

+Hình chữ nhật có tỉ lệ Chiều Rộng : Chiều Dài = TỈ SỐ VÀNG sẽ đem lại cho con người ta một cảm giác hài hoà và thấy đẹp nhất. Cho nên các công trình Kiến Trúc thời Trung Cổ (đặc biệt là tại ROME +Đo chiều cao của bạn từ RỐN lên đến đỉnh đầu gọi là x , sau đó đo chiều cao của bạn từ RỐN xuống đến chân gọi là y. Dang 2 tay ra là đo chiều dài đó gọi là a. Nếu x/y = TỈ SỐ VÀNG và a/(x+y) cũng bằng TỈ SỐ VÀNG , đó là bạn đã có 1 thân hình của các siêu mãu. Điều này hoàn toàn là sự thật vì các hãng thời trang đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định này khi tuyển người mẫu.

+Hãy quan sát thử một bông hoa Hướng Dương, phần trung tâm của Hoa ở Nhị và Nhuỵ sẽ thấy các đường xoắn ốc Logarit đi theo đúng với Tỉ Lệ Vàng. Và các nhà Sinh Học nhận thấy rằng, bất cứ loài hoa nào được nhân loại gọi là ĐẸP thì đều có một cái gì đó bố cục liên quan đến Tỉ Lệ Vàng.

+Tỉ Lệ Vàng( hay còn gọi là Nhát Cắt Vàng ) xuất hiện khắp mọi nơi trong tự nhiên như một điều kì bí ẩn chứa sau cái đẹp. Mọi cái gì hài hoà cân đối, khiển đôi mắt chúng ta cảm thấy nó cân xứng và đẹp thì ít nhiều đều có liên quan đến Tỉ Số Vàng.

==================================

Kính gửi bác Thiên Sứ.

Mộc công

Số PHI này khác số PI( PI=3.141569) không xuất phát từ dãy số Fibonacci mà xuất phát từ bài toán thứ 2 trong 3 bài toán kinh điển của Hi Lạp cổ( nhân loại phải mất đến 2000 năm để có thể chứng minh nó không thể giải được bằng Thước thẳng và Compare).

1. Bằng thước thẳng và Compare hãy chia 3 một góc bất kỳ cho trước.

* Bài này ngay từ thời cổ đại Archimede và Nicomede đã chứng minh nếu cho dùng thêm 1 công cụ nữa thì sẽ dựng được( ví dụ đường vỏ sò Nicomede). Mãi đến thế kỉ 17 nghĩa là 2000 năm sau, Descartes mới chứng minh được chặt chẽ là bài toán này quy về việc dựng 1 nghiệm có chứa căn bậc 3 của 1 phương trình bậc 3 cho nên về tổng quát là không thể dựng bằng thước và Compare.

2. Bằng thước thẳng và Compare hãy dựng 1 hình vuông có diện tích bằng một hình tròn cho trước.

*Archimede và Newton với những ý tưởng về Vi Tích Phân đã chỉ ra bài toán này có thể giải đúng 1 cách xấp xỉ. Archimede gọi nó là "Phương pháp vét kiệt" và Newton gọi là "Phương pháp những phần tử cực nhỏ ". Phải đến tận năm 1882 , Lindermann mơi chứng minh được PI là số siêu việt, nghĩa là PI không phải là nghiệm của bất kỳ một phương trình đại số nào với hệ số hữu tỉ. Và bài toán thứ 2 được giải quyết trọn vẹn.

3. Hãy chia đôi 1 hình Lập Phương cho trước thành 2 hình Lập Phương.

* Bài này được chứng minh cùng thời với Descartes cũng quy về dựng nghiệm của 1 phương trình bậc 3.

Links tham khảo :

Số PI : http://en.wikipedia.org/wiki/Pi

TỈ LỆ VÀNG :

http://en.wikipedia....ibonacci_number ( dãy Fibonacci)

http://en.wikipedia....ki/Golden_ratio

==================================

Kính gửi bác Thiên Sứ.

Mộc công

Trước Tổ Xung Chi tính toán số PI rất chính xác... người Hoa Hạ cụ thể là dân tộc văn minh Nam Dương Tử cùng với người Ai Cập cổ lấy số PI = 3.16... Nếu bác lấy 3.16/0.618 = 5.1132 rất xấp xỉ với con số 5.12 chỉ sai số 1%...2 con số kia thì Đại Chủ không biết. Tỉ lệ PI/ PHI gặp rất nhiều trong các công trình xây dựng của nền văn minh Ai Cập, Hi Lạp và La Mã.

==================================

Kính gửi bác Thiên Sứ

Mộc công

Số 4.18 Mộc công có tìm hiểu cho bác cái con số này. Phương Tây họ quan niệm con số 666 là con số của quỷ Sa Tăng của sự chết chóc bất hạnh. Cho nên hầm mộ của các Giáo Hoàng, các Vua thời Phong Kiến ở Châu Âu tỉ lệ : 6.66* Tỉ Số Vàng = 4.116 xuất hiện rất nhiều...

4.116 hình như rất gần với con số 4.18 của bác đấy.

Bác có nhắc đến thước Lỗ Ban, Mộc công ko biết tì gì về Phong Thuỷ... cho nên chẳng hiểu nó là cái gì referrelative="t" o:spt="75" coordsize="21600,21600">..

Hi vọng thông tin này cũng giúp ích được cho bác

==================================

Quí vị quan tâm thân mến.

Trong Phong Thuỷ lưu truyền 4 cái thước Lỗ Ban. Hai loại thước sử dụng phổ biến nhất là 52 cm và 42 cm. Nay trên cơ sở những phát hiện của khoa học hiện đại, chúng ta thấy rằng: Có sự tương ứng một cách kỳ lạ giữa các con số này của các nền văn minh trong không - thời gian khác nhau. Tôi nghĩ rằng: Đây không phải la những con số ngẫu nhiên trùng hợp giữa một kết quả "mê tín dị đoan" của nền văn minh Đông phương và khoa học hiện đại. Bởi vì những con số này - PHI - và thước Lỗ Ban dùng trong phong thủy - đều là kết quả đo đạc trực quan từ tổng hợp những tỷ lệ có trong tự nhiên. Nhưng rõ ràng khoa Lý học của nền văn minh Đông phương đã ứng dụng một cách chi tiết trong Phong thủy - một ngành của Lý học. Còn nền văn minh hiện Đại chỉ dừng lại ở mức khám phá hiện tượng và sự ứng dụng hạn chế.

Như vậy có những vấn đề đặt ra là:

* Phải chăng, chúng có xuất phát từ một cội nguồn văn hóa duy nhất là nền văn minh Atlantic.

* Những con số 42 và 52 trong phong thuỷ dùng vào những việc gì khi cả hai đều có sự trùng khớp trên.

Điều này tôi cho rằng:

Thước 42 cm trong Phong Thuỷ - Tức 4116 trong tỷ số vàng - dùng trong Âm trạch - Mà văn minh cổ đại gọi là "Thước của Sa Tăng". Tức Âm trạch.

Thước 52cm - tức 51113 trong tỷ lệ vàng - dùng trong Dương trạch .

Ngoài ra chúng tôi còn phát hiện được rằng con số 5.08 cm tương đương một chu kỳ bước sóng của Địa từ trường.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Hưng Phúc

2006

Cháu chào chú Thiên Sứ, chú cho cháu hỏi một số thắc mắc về cách dùng thước Lỗ Ban:

Thước Lỗ Ban gồm:

1. XÍCH BẠCH

Trong Xích bạch có hai phép là Thiên phụ quái và Địa mẫu quái.

- Thiên phụ quái là phép Đại du niên bát biến Tìm tuổi có hợp không, dùng để đo kích thước chiều cao và chiều sâu (theo phương thẳng đứng thì dùng phép này).

- Địa mẫu quái (Tiểu du niên): dùng đo kích thước chiều ngang, dài rộng (phương nằm ngang) của bàn thờ, mồ mả.

a) Phép đo Xích bạch:

Lấy toạ sơn của nhà làm gốc rồi theo đơn vị huyết thống để tính.

Cách lấy toạ sơn (khẩu quyết của Xích bạch):

Toạ sơn..............................Thiên phụ quái(chiều cao,sâu)..............Địa mẫu quái(ch. ngang)

Đoài (Đinh, Tị, Dậu, Sửu).............Tham lang (cát).....................................Vũ khúc (cát)

Chấn (Canh, Hợi, Mão, Mùi).........Cự môn (cát);........................................Liêm trinh (hung)

Khôn (Ất)......................................Lộc tồn (hung)......................................Phụ bật (O/×)

Khảm (Quý, Thân, Tý, Thìn).........Văn khúc (hung)...................................Phá quân (hung)

Tốn (Tân)......................................Liêm trinh (hung)..................................Cự môn (cát)

Cấn (Bính)....................................Vũ khúc (cát).........................................Tham lang (cát)

(Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất)................Phá quân (hung)...................................Văn khúc (hung)

Càn (Giáp)....................................Phụ bật (O/×)........................................Lộc tồn (hung)

b ) Thứ tự của Bát tinh (sao)

Dương trạch: Tham – Cự – Lộc – Văn – Liêm – Vũ – Phá – Phụ.

Âm trạch: Phụ – Vũ – Phá – Liêm – Tham – Cự – Lộc – Văn.

c) Xác định đơn vị theo thước huyết thống:

Thước huyết thống lấy theo gang nách (tạo bởi khoảng cách giữa ngón cái và ngón trỏ)

Đo tay trái (gang nách), đo tay phải (gang nách) xem mỗi bên được bao nhiêu cm, cộng lại, lấy tổng này làm một xích.

2. THỐN BẠCH

Toạ sơn....................................Thiên phụ quái..............Địa mẫu quái

Càn (Giáp)................................Tứ lục..............................Nhất bạch (O);

Đoài (Đinh, Tị, Dậu, Sửu)..........Ngũ hoàng......................Tứ lục;

Ly (Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất).......Bát bạch (O)....................Nhị hắc;

Chấn (Canh, Hợi, Mão, Mùi).....Thất xích.........................Tam bích;

Tốn (Tân).................................Cửu tử (O)......................Thất xích;

Khảm (Quý, Thân, Tý, Thìn).....Nhị hắc........................... Ngũ hoàng;

Cấn (Bính)................................Lục bạch (O)...................Bát bạch (O);

Khôn (Ất)..................................Tam bích.........................Lục bạch (O);

CHÚ CHO CHÁU HỎI:

1- Đối với dương trạch khi xác định các kích thước của cửa chính, trần nhà, kích thước bàn thờ, bệ bếp, vv… Chúng ta đều dựa vào Tọa sơn của căn nhà làm gốc. Vậy chú cho cháu hỏi khi theo lý thuyết của chú là đổi chỗ Tốn - Khôn , thì khi tọa sơn của nhà đang ở sơn Khôn thì phải chuyển sang sơn Tốn để tính. Vậy khi đó cách lấy xích bạch và thốn bạch theo bảng trên có thay đổi không hả chú, nếu thay đổi thì thay đổi ở chỗ nào ạ.

2- Hiện này thì có 4 loại thước Lỗ Ban như sau:

- Loại 1 (loại 39): 1 thước = 390mm (dùng cho âm phần)

- Loại 2 (loại 42): 1 thước = 429mm (dùng dương trạch)

- Loại 3 (loại 48): 1 thước = 480mm

- Loại 4 (loại 52): 1 thước = 520mm

Loại 39 và 42 hiện đang được dùng phổ biến ở miền Bắc Việt nam dưới dạng thước chế sẵn do Đài Loan sản xuất.

Loại 52 ở miền Nam hay dùng.

Nhưng mà thước huyết thống lấy theo gang nách (tạo bởi khoảng cách giữa ngón cái và ngón trỏ). Đo tay trái (gang nách), đo tay phải (gang nách) xem mỗi bên được bao nhiêu cm, cộng lại, lấy tổng này làm một xích.

Ví dụ: Gang tay trái đo được 17cm, gang tay phải đo được 18cm, cộn lại là 35cm lấy làm một thước (xích).

Như vậy, thước chế sẵn và thước tính theo gang nách có sự khác biệt. Chú cho cháu hỏi khi ứng dụng cụ thể thì dùng thước chế săn hay là tính theo gang nách. Nếu dùng thước theo gang nách thì khi xây nhà chẳng hạn nhà có nhiều người (ông nội, bố và các anh em ) gang nách của các người này sẽ không giống nhau vậy khi ứng dụng thì dùng gang nách của người nào ạ.

3- Thông thường để tính thước Lỗ ban đặt vào các cung sao tốt phải dựa vào tọa sơn của ngôi nhà vậy trong trường hợp nhà bếp nằm riêng biệt một khu khác thì các kích thước như là cửa bếp, độ cao, chiều rộng của bệ đặt bếp, vv… khi đó tính cung theo tọa sơn của nhà bếp hay vẫn tính theo tọa sơn của ngôi nhà. Còn trong trường hợp tọa sơn của bếp, tọa sơn của bàn thờ gia tiên không cùng nằm với tọa sơn của nhà thi khí đó các kính thước tính theo thước lỗ ban của bếp và ban thờ dựa vào sơn của nhà hay sơn tọa của bếp hoặc ban thờ.

Trên là vài thắc mắc cháu xin chú chỉ bảo giúp. Cháu cảm ơn chú!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Hưng Phúc

2006

Cháu chào chú Thiên Sứ, chú cho cháu hỏi một số thắc mắc về cách dùng thước Lỗ Ban:

Thước Lỗ Ban gồm:

1. XÍCH BẠCH

Trong Xích bạch có hai phép là Thiên phụ quái và Địa mẫu quái.

- Thiên phụ quái là phép Đại du niên bát biến Tìm tuổi có hợp không, dùng để đo kích thước chiều cao và chiều sâu (theo phương thẳng đứng thì dùng phép này).

- Địa mẫu quái (Tiểu du niên): dùng đo kích thước chiều ngang, dài rộng (phương nằm ngang) của bàn thờ, mồ mả.

Nhưng những lý luận nào để xây dựng nên hai loại thước Lỗ Ban?:

- Tỷ lệ vàng.

- Số Pi.

- Cơ thể người.

- Thiên phụ quái và địa mẫu quái???

- Khúc xạ 7 màu của ánh sáng.

...

Tổng hợp, quá khó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham khảo

Lỗ Ban và thước Lỗ Ban

Posted Image - Ngày nay, các thợ mộc, thợ xây dựng và kể cả nhân dân thường dùng thước Lỗ Ban. Vậy Lỗ Ban là ai? Và thước Lỗ Ban như thế nào?<br style="font-weight: bold;">

Theo thần thoại Trung Hoa, Lỗ Ban là người nước Lỗ có tên thật là Công Thâu, thụ giáo nghề mộc với một vị tổ sư ở trong núi Chung Nam. Học mãi đến khi đầu bạc mới thành tài. Nhân dân Trung Hoa sau này gọi ông là chàng Ban nước Lỗ. Sau khi thành tài, ông về truyền nghề mộc cho học trò khắp nước Lỗ và các nước láng giềng. Từ đó ông trở thành vị tổ sư nghề mộc của người Trung Hoa. Posted Image Thước Lỗ Ban

Ông nghiên cứu chế tạo ra loại thước đặc biệt cho nghề mộc, có chiều dài 43 phân (0,43m) có các cung tài, cung phúc, cung đức, cung lộc, cung thọ, cung hợp, cung hại, cung triệt, cung ly, cung đoản mệnh...

Khi làm nhà, người thợ thường tính kích thước, chia gian, đo các cửa chính, cửa sổ cho đúng các cung tài lộc và kiêng tránh các cung ly, cung hại, cung thoái, cung triệt... theo thước Lỗ Ban để mong cầu thịnh vượng trong cuộc sống.

Ở nước ta, thời Minh Mạng, nhà vua mời các nhà thông thái vào triều nghiên cứu rồi quyết định giảm chiều dài thước Lỗ Ban đi 2 phân mà không ảnh hưởng đến tính khoa học nguyên thuỷ của thước để nói lên tính độc lập riêng biệt trong ngành xây dựng giữa Đại Việt và Trung Hoa. Hiện nay, thước Lỗ Ban lưu hành là thước Lỗ Ban thời Minh Mạng.

Thần thoại Việt Nam cũng có sự tích anh em Lỗ Ban, Lỗ Bốc được một nữ thần thợ mộc dạy cho nghề làm nhà và đóng thuyền.

Theo thần sách tỉnh Hà Tĩnh thì ở làng mộc Thái Yên có ngôi đền Thánh thợ thờ Lỗ Ban được xếp vào loại công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Phường mộc ở đây cũng như ở nơi khác đều thờ cúng tổ sư Lỗ Ban.

Thước Lỗ Ban có tính khoa học đến mức độ nào thì còn phải bàn, nhưng trong thực tế, thường khi làm nhà và xây dựng các công trình dân dụng mà thiết kế theo thước Lỗ Ban thì ít nhất về mặt tâm lý bà con rất yên tâm.

<br style="font-weight: bold;"> Đinh Văn Niêm

Ý nghĩa phong thủy của thước Lỗ Ban

Posted Image - Thước Lỗ Ban là thước gì? Có tác dụng gì trong xây dựng? Nguyễn Trọng Phương (Thụy Khuê, Hà Nội).

KTS Phạm Minh Hiếu, Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long cho biết: Lỗ Ban tên thật là Công Thâu Ban, người nước Lỗ, được xem là ông tổ của nghề mộc và xây dựng. Nghiên cứu về cuộc sống con người trong vũ trụ và những mối quan hệ giữa con người với thế giới bên ngoài. Posted Image Thước Lỗ Ban có 3 loại khác nhau dùng để đo kích thước thông thuỷ, các chi tiết của nhà và những đồ vật nội thất. Lỗ Ban đã tính ra những khoảng cách kích thước không gian biểu thị sự sinh tồn và suy thoái của cuộc sống con người. Cách tính kích thước của Lỗ Ban được chia làm 8 hoặc 10 cung, ở mỗi cung biểu thị sự định đoạt số mệnh của con người sống trong không gian đó.

Thước Lỗ Ban có 3 loại khác nhau dùng để đo kích thước thông thuỷ, các chi tiết của nhà và những đồ vật nội thất. Mỗi loại kích thước nói trên có cung bậc được xác định một cách nghiêm ngặt, đòi hỏi người sử dụng phải hết sức cẩn trọng trong việc ứng dụng từng loại thước vào thực tế, tuyệt đối không được dùng lẫn lộn thước đo thông thuỷ để đo chi tiết nhà hoặc thước đo chi tiết nhà để đo đồ nội thất. Thước đo kích thước đặc - nghĩa là đo phủ bì các vật thể là những chi tiết của những công trình xây dựng hoặc đồ vật trong nội thất ngôi nhà - gồm có 8 cung Tài - Bệnh - Ly - Nghĩa - Quan - Kiếp - Hại - Bản. Trong đó, 4 cung Tài - Nghĩa - Quan - Bản là cung tốt, được in màu đỏ.

A.K (ghi)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Số Phi Bí Ẩn

Không biết mọi người đọc The da Vinci code có ấn tượng với con số này không, Bi thực sự bị nó cuốn hút. Tỷ lệ vàng, tỷ số vàng, tỷ lệ thần thánh. Trước nay mọi thứ về chiếm tinh và thiên văn học luôn cuốn hút mình nên The da Vinci code là cuốn tiểu thuýet Bi say mê, đọc và nghiền ngẫm

Một số thông tin chung về Tỷ lệ thần thánh này

“…. số Phi bắt nguồn từ dãy số Fibonacci- một cấp số nổi tiếng không chỉ vì tổng những số hạng kề nhau sẽ bằng số hạng kế tiếp, mà còn bởi thương số của những số hạng kề nhau có một đặc tính kỳ lạ là đều suýt soát số 1,618- PHI.”

 

 

(The da Vinci code)

Dãy Fibonacci xuất hiện ở khắp nơi trong thiên nhiên. Những chiếc lá trên một nhành cây mọc cách nhau những khoảng tương ứng với dãy số Fibonacci. Các số Fibonacci xuất hiện trong những bông hoa. Hầu hết các bông hoa có số cánh hoa là một trong các số: 3,5,8,13,21,34,55 hoặc 89. Hoa loa kèn có 3 cánh, hoa mao lương vàng có 5 cánh, hoa phi yến thường có 8 cánh, hoa vạn cúc thọ có 13 cánh, hoa cúc tây có 21 cánh, hoa cúc thường có 34, hoặc 55 hoặc 89 cánh. Các số Fibonacci cũng xuất hiện trong các bông hoa hướng duơng. Những nụ nhỏ sẽ kết thành hạt ở đầu bông hoa hướng dương được xếp thành hai tập các đường xoắn ốc: một tập cuộn theo chiều kim đồng hộ, còn tập kia cuộn ngược theo chiều kim đồng hồ. Số các đường xoắn ốc hướng thuận chiều kim đồng hồ thường là 34 còn ngược chiều kim đồng hồ là 55. Đôi khi các số này là 55 và 89, và thầm chí là 89 và 144. Tất ca các số này đều là các số Fibonacci kết tiếp nhau( tỷ số của chúng tiến tới tỷ số vàng).

Dãy sổ Fibonacci được thành lập như sau :
a0=1, a1=1, aN=aN+a(N-1), với mọi N =2,3,4,5,……

Như vậy có thể ghi ra như sau dãy số Fibonacci :
1,1,2,3,5,8,13,….

Đó là dãy số nổi tiếng nhất trong Toán học và mọi quy luật về sinh sản, đẻ cành đẻ nhánh của thực vật cũng tuân thủ 1 cách kỳ lạ theo dãy số Fibonacci.

 

“……khía cạnh gây sửng sốt thực sự của Phi lại nằm ở vai trò của nó với tư cách là một nhân tố xây dựng mang tính nền tảng trong tự nhiên. Thực vật, động vật và thậm chí cả con người đều có những thuộc tính về kích thước gắn chặt với tỉ số giữa Phi và 1 tới một độ chính xác kỳ bí”
“Số Phi có mặt khắp nơi trong tự nhiên, rõ ràng điều đó vượt quá sự trùng hợp, và vì vậy nên người xưa cho rằng con số Phi hẳn là đã được tiền định bởi Đấng Sáng Thế. Các nhà hoa học buổi ban đầu đã tuyên bố 1,618 là Tỉ Lệ Thần Thánh”
“… các đường trôn ốc trên quả thông, cách sắp xếp lá trên những nhánh cây, các vạch trên bụng côn trùng…., tất cả đều tuân theo Tỉ Lệ Thần Thánh đến mức kinh ngạc”
“Không ai hiểu cấu trúc thần thánh của con người hơn Da Vinci. Thực tế Da Vinci đã khai quật các ngôi mộ để đo đạc chính xác tỉ lệ các cấu trúc xương trong cơ thể con người. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng cơ thể con người, nói một cách chính xác theo nghĩa đen, được làm bằng các khối mà tỉ lệ giữa chúng luôn luôn là Phi: Đo khoảng cách từ vai đến các đầu ngón tay rồi chi nó cho khoảng cách từ khuỷu tay đến các đầu ngón tay ta được số Phi, chia khoảng cách từ đầu gối đến mặt đất cho khoảng cách từ hông đến mặt đất, một số Phi nữa, lòng bàn tay, ngón chân cái, các đốt sống….mỗi người trong các bạn đều là một minh chứng sống cho Tỉ Lệ Thần Thánh”
“Số Phi cũng được áp dụng trong các kích thước kiến trúc của các công trình nổi tiếng như đền Parthenon Hi Lạp, các kim tự tháp Ai Cập và thậm chí của cả toà nhà trụ sở Liên hợp quốc tại New York. Phi cũng xuất hiện trong cấu trúc tổ chức của các bản sonate của Mozart, bản Giao hưởng số 5 của Beethoven….”

 

 

“Để khép lại”, Langdon (Nhân vật chính trong tiểu thuyết)vừa nói vừa bước về phía chiếc bảng, “chúng ta quay trở về với các biểu tượng”. Ông vẽ năm đường giao nhau tạo nên một ngôi sao năm cách “Đây là một trong những hình ảnh đầy quyền năng nhất mà các bạn sẽ thấy trong học kỳ này. Bình thường nó được biết đến như là một hình sao năm cánh- hay là pentacle như tổ tiên ta đã gọi- biểu tượng này được nhiều nền văn hoá coi là linh thiêng và huyền bí. Có ai có thể cho tôi biết vì sao lại thế không?
Stettner, anh sinh viên khoa toán đó lại giơ tay: “Bởi vì nếu thầy vẽ một hình sao năm cánh, các đường thẳng sẽ tự chia nó thành những đoạn theo Tỉ Lệ Thần Thánh”
Langdon gật đầu đầy tự hào với chàng sinh viên: “Rất tốt. Đúng thế, tỉ lệ giữa các đoạn thẳng trong hình sao năm cánh, tất cả đều bằng Phi, khiến cho biểu tượng này trở thành biểu hiện tối hậu của Tỉ Lệ Thần Thánh. Vì lí do này hình sao năm cánh luôn luôn là biểu tưởng của vẻ đẹp và sự hoàn hảo gắn với các nữ thần và tính nữ thiêng liêng”

(The da Vinci code)

+ Nhiệt độ tối thích cho cơ thể chúng ta phát triển là 22.87 độ( chứng minh của các nhà Sinh Học). Đem số 22.87 chia cho 37 độ C( nhiệt độ của cơ thê con người ) thì đúng bằng TỈ SỐ VÀNG

+Hình chữ nhật có tỉ lệ Chiều Rộng : Chiều Dài = TỈ SỐ VÀNG sẽ đem lại cho con người ta một cảm giác hài hoà và thấy đẹp nhất. Cho nên các công trình Kiến Trúc thời Trung Cổ( đặc biệt là tại ROME) các tỉ lệ cửa, cổng,… đều tuân thủ 1 cách nghiêm ngặt theo TỈ SỐ VÀNG.

+Đo chiều cao của bạn từ RỐN lên đến đỉnh đầu gọi là x , sau đó đo chiều cao của bạn từ RỐN xuống đến chân gọi là y. Dang 2 tay ra là đo chiều dài đó gọi là a. Nếu x/y = TỈ SỐ VÀNG và a/(x+y) cũng bằng TỈ SỐ VÀNG , đó là bạn đã có 1 thân hình của các siêu mãu. Điều này hoàn toàn là sự thật vì các hãng thời trang đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định này khi tuyển người mẫu.

+Hãy quan sát thử một bông hoa Hướng Dương, phần trung tâm của Hoa ở Nhị và Nhuỵ sẽ thấy các đường xoắn ốc Logarit đi theo đúng với Tỉ Lệ Vàng. Và các nhà Sinh Học nhận thấy rằng, bất cứ loài hoa nào được nhân loại gọi là ĐẸP thì đều có một cái gì đó bố cục liên quan đến Tỉ Lệ Vàng.

+Tỉ Lệ Vàng( hay còn gọi là Nhát Cắt Vàng ) xuất hiện khắp mọi nơi trong tự nhiên như một điều kì bí ẩn chứa sau cái đẹp. Mọi cái gì hài hoà cân đối, khiển đôi mắt chúng ta cảm thấy nó cân xứng và đẹp thì ít nhiều đều có liên quan đến Tỉ Số Vàng.

 

 

Trong toán họcnghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. Tỷ lệ vàng thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias, một nhà điêu khắc và kiến trúc sư của đền Parthenon. Tỷ lệ vàng là một số vô tỷ:
Posted Image(wikipedia)tỉ lệ giữa cạnh dài và cạnh ngắn của hình chữ nhật bằng 1,686. Từ thời cổ đại, hình chữ nhật mà các cạnh thỏa mãn tỉ lệ này được nhiều nhà kiến trúc xem là cân đối và đẹp nhất, được gọi là hình chữ nhật “vàng”. Hình chữ nhật “vàng” có đặc điểm là có thể phân hình đó ra thành các hình chữ nhật “vàng” nhỏ hơn (trong hình chữ nhật ABCD, hình vuông ADEF vẽ trên cạnh ngắn cho ta hình chữ nhật EFBC cũng có tỉ lệ vàng; tiếp tục làm như trên ta lại có hình vuông và hình chữ nhật vàng nhỏ hơn, vv.).

Posted Image This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 600×418. Posted Image
Tỉ lệ vàng
(bách khoa toàn thư) Tỉ lệ vàng ( tiếng Latinh : sectio aurea) là một tỉ lệ xác định giữa 2 số hoặc 2 đại lượng . Nó xấp xỉ khoảng 1,618 : 1 . Độ dài trong tỉ lệ vàng trong lĩnh vực Nghệ thuật , Kiến trúc được coi là một tỷ lệ siêu việt. Nó tạo cho con người một cảm giác đẹp , hài hòa và dễ chịu…
Posted Image

Tỉ lệ này chúng ta còn có thể gặp rất nhiều trong tự nhiên và toán học với tính chất rất thú vị của nó . Nó còn được gọi là phép chia liên tục hoặc là phép chia thần thánh (tiếng Latinh proportio divina ) .
1) Trước hết ta tìm hiểu về định nghĩa và tính chất cơ bản của nó :
Hai số được gọi là có tỉ lệ vàng với nhau khi tỉ lệ giữa số lớn và số bé bằng với tỉ lệ giữa tổng hai số và số lớn . Tỉ lệ này thướng được kí hiệu bằng chữ cái Hy Lạp Φ (Phi). Nếu ta gọi số lớn là a số bé là b thì ta sẽ có định nghĩa sau :
Posted Image
Posted Image
* Phi là một số vô tỉ nên ta không thể định nghĩa nó là kết quả của một phép chia 2 số (ví dụ p/q) và không thể sử dụng nó một cách chính xác tuyệt đối, mà chỉ làm tròn trong một chừng mực nào đó với một mục đích xác định ( Ý nghĩa cơ bản của nó trong tự nhiên , hoặc trong lĩnh vực nghệ thuật ) . Tất nhiên Phi cũng không phải là một số siêu việt ví dụ như π hoặc là e.
*Nếu ta lấy đoạn lớn trừ đi đoạn bé, ta sẽ được một đoạn bé hơn mà tỉ lệ của trung bình cộng 3 đoạn so với nó lại vẫn là Tỉ lệ vàng .
* Nếu một hình chữ nhật có hai cạnh tỉ lệ với nhau theo tỉ lệ vàng , người ta gọi nó là hình chữ nhật vàng. Tương tự như thế người ta gọi một tam giác là tam giác vàng nếu nó có hai cạnh tỉ lệ với nhau theo tỉ lệ vàng .
Posted Image
*Nếu tiếp tục ta sẽ có một góc rất có ý nghĩa sau này đó là Góc vàng Ψ (Psi):
Posted ImagePosted Image
Posted Image
* Ta cũng có thể gặp Tỉ lệ vàng trong dãy số vô hạn của Leonardo da Pisa mà người ta gọi là dãy số Fibonacci : (Số sau bằng tổng hai số liền trước nó)
0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233…..
Có người lấy số đầu tiên là số 1 nhưng theo tôi đầu tiên phải là hai số 0 và 1.
Tại sao lại có tỉ lệ vàng trong dãy số Fibonacci ? Thật vậy , nếu dãy số đủ dài ta có thể lấy số liền sau chia cho số đứng trước nó, ta sẽ được tỉ lệ vàng 1,618033988..
2) Hình học
Nguyên nhân của sự yêu thích đối với tỉ lệ vàng có thể là tính bất hợp lý của nó . Điều đó có nghĩa là chính sự bất hợp lý này tạo ra sự khác biệt của nó đối với các tỉ lệ nhỏ của các số nguyên khác (Ví dụ 2/3 hay 3/4 ) , chính là điều mà sự thẩm mỹ cần. Tỉ lệ này đã và đang được dùng để giảm bớt đi sự tròn trịa của các chiều dài sao cho không có một sự đo đạc chính xác về trực quan để kiểm tra.
Các hình chữ nhật dưới đây để so sánh tỉ lệ giữa chiều dài của 2 cạnh (Ở đây là chiều rộng và chiều cao) :


Posted Image This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 604×178. Posted Image

Cùng với các ứng dụng các tỉ lệ này theo chiều từ trái qua phải :
4:3 Tỉ lệ truyền thống của máy thu hình (Cho cả màn màn hình máy vi tính Ví dụ 1024*768 Pixel ) Tỉ lệ này do Thomas Alva Edison năm 1898 đặt ra cho kích thước phim (35mm Film) là 24*18.
√2 : 1 Tỉ lệ 2 cạnh của một tờ giấy A4. Nếu cắt đôi theo chiều ngang ta lại được 2 tờ giấy khác với 2 cạnh theo đúng tỉ lệ này.
3:2 Tỉ lệ Film nhỏ 36mm * 24mm.
Φ : 1 Tỉ lệ vàng (Hay tỉ lệ thần thánh) ở đây đã được tính tương đối khoảng 144*89 pixel với sai số lý thuyết là 5·10-5 .
5:3 Được sử dụng bên cạnh tỉ lệ 1,85:1 cho màn hình chiếu phim ở rạp.
16:9 Tỉ lệ 2 cạnh của vô tuyến màn ảnh rộng.
Cách tạo Tỉ lệ vàng chỉ bằng Thước kẻ và Compa : thực ra có ít nhất 4 cách để tạo tỉ lệ vàng, nhưng ở đây chỉ trình bày một cách đơn giản và được nhiều người sử dụng nhất :
Posted Image
Trên đường thẳng vuông góc với AB dựng điểm C sao cho BC bằng 1 nửa AB.
Đường tròn tâm C bán kính CB cắt AC tại D.
Đường tròn tâm A bán kính AD cắt AB tại S.
ta sẻ có điểm S chia AB theo tỉ lệ thần thánh.

Hình Ngôi Sao
Hình ngôi sao là một biểu tượng kỳ bí có thể gọi là lâu đời nhất của lịch sử. Nó cũng có mối quan hệ với tỉ lệ thần thánh.
Thật vậy ta có thể tìm thấy ở bất kì một cạnh nào của hính ngôi sao , kể cả cạnh lớn hay cạnh bé một cạnh khác, mà 2 cạnh này tỉ lệ với nhau theo tỉ lệ thần thánh.
Posted Image
Ta sẽ chứng minh điều này :
Ta nhận thấy ngay là CD=CC (vì tam giác CDC´ có 2 góc bằng nhau).
Theo tam giác đồng dạng ta cũng có rằng:
Posted Image
Với chú ý là AB =AC + BC, và đổi tên các đoạn bằng nhau, ta sẽ quay lại đúng định nghĩa trên về Tỉ lệ vàng.

Lịch sử
Hippasos (khoảng năm 450 trước công nguyên) là một người trong một tổ chức bí mật gọi là Pythagoreer trong việc nghiên cứu hình ngũ giác đã phát hiện ra rằng tỉ lệ giữa 1 cạnh của ngũ giác và một đường chéo của nó không thể là kết quả của một phép chia giữa 2 số nguyên được. Điểu này như là một điều trái ngược với Pythagoreer , bởi vì họ cho rằng có thể biểu thỉ tất cả mọi thứ dưới dạng các số nguyên. Và mỉa mai thay, Hippasos trong việc nghiên cứu hình sao 5 cánh(Biểu tượng của Pythagoreer ) đã tìm ra số vô tỉ, cũng như là tỉ lệ vàng giữa 2 số. Và cùng với việc công bố kết quả này trái với luật lệ của Pythagoreer nên Hippasos đã bị phạt.
Người đầu tiên có những miêu tả chính xác cụ thể về Tỉ lệ vàng là Euklid (khoảng năm 300 trước công nguyên ) qua việc nghiên cứu các hình đa giác, hình ngũ giác và sao 5 cánh . Các miêu tả của Euklid được dịch là ”proportio habens medium et duo extrema” mà sau này mọi người quen với cách dịch là ” phép chia theo tỉ lệ trong và tỉ lệ ngoài” .
Người tiếp nối Euklid sau này trong việc nghiên cứu tỉ lệ vàng là Franziskanermönch Luca Pacioli di Borgo San Sepolcro (1445 – 1514).Là một giáo viên toán ở Perugia. Ông này gọi tỉ lệ này là tỉ lệ thần thánh và kết luận rằng việc dựng các khối đa diện cần sự giúp đỡ rất lớn của tỉ lệ thần thánh. Ông gọi là ”De Divia Proportione” và cho ra đời 3 cuốn sách riêng biệt vào năm 1509 . Trong cuốn đầu tiên ông chỉ nêu các vấn đề toán học không có một liên quan gì giữa tỉ lệ thần thánh với nghệ thuật . Trong cuốn thứ hai ông đưa ra một đoạn ngắn về sự liên quan giữa bản viết của một người Rom Vitruv từ thế kỉ 1 trước công nguyên với Kiến trúc. Trong này nói về lấy tỉ lệ người như là một khuôn mẫu. Trong cuốn sách của ông bao gồm cả một nghiên cứu của Leonardo da Vinci về người Vitruv.
Posted Image
Trong bức tranh nổi tiếng này của de Vinci thì tỉ lệ giữa cạnh hình vuông và bán kính của hình tròn chính là tỉ lệ vàng với độ sai lệch là 1,7 %. Độ sai lệch này không được đưa ra trong cuốn sách của ông.
Có một người nữa sau này đã kết hợp ”De Divia Proportione” và nghiên cứu của Da Vinci để đưa ra mối liên quan giữa tỉ lệ vàng và Nghệ thuật là Adolf Zeising (1854). Ông này bị hoàn toàn thuyết phục, rằng mọi vật thể sống đều tuân theo một qui luật tự nhiên về thẩm mỹ, mà cơ bản ở đây là tuân theo tỉ lệ vàng . Ông đã tìm kiếm và nhận thấy rằng tỉ lệ vàng có ở khắp mọi nơi. Bản viết của ông nhanh chóng đã tạo ra một phấn chấn liên quan đến tỉ lệ vàng. Các nghiên cứu về lịch sử cũng cho rằng trước Zeising thì chưa có một ai tin vào tỉ lệ vàng.
Định nghĩa tỉ lệ vàng được đưa ra vào năm 1835 chỉ vài năm sau đó đã được Martin Ohm (Anh em trai của Georg Simon Ohm với định luật Ohm nổi tiếng ) đưa vào giảng dạy trong một giaó trình toán. Cụm từ sectio aurea cũng được đưa ra trong thời kì này.
Gustav Theodor Fechner nguời sáng lập ra tâm lý học thực hành đã làm một thí nghiệm vào năm 1876 và khẳng định mối liên quan giữa con người và tỉ lệ vàng.Tuy nhiên các kết quả đo về chia các đoạn và Elip lại không chỉ ra điều đó . Nhưng các thí nghiệm mới đây cho rằng các kết quả thời đó đã bị ảnh hưởng nhiều bởi các điều kiện khác nhau. Fechner tìm kiếm xa hơn ở các bức tranh viện bảo tàng ở châu âu và đưa ra kết luận là tỉ lệ theo chiều cao là 4:5 và chiều ngang là 4:3. Điều này rõ ràng là lệch với tỉ lệ vàng.
Vào những năm đầu thế kỉ 20 xuất hiện một bài viết về quan sát tỉ lệ vàng của một người Rumani Matila Costiescu Ghyka . Ông đã kết hợp giữa lí thuyết của Pacioli và nghiên cứu về thẩm mỹ của Zeising và đưa đến kết luận là Tỉ lệ vàng như là một bí ẩn của vũ trụ và từ đó dẫn đến tất cả các ví dụ trong tự nhiên.
(special thanks to Trần’s blog)
Posted Image
Posted Image
(ông Da Vinci mê cái golden ratio này lắm nên ấp dụng luôn vào mấy bức vẽ)
Posted Image
nguồn: http://bibella.wordpress.com/2009/03/10/s%E1%BB%91-phi-bi-%E1%BA%A9n/

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những điều hiển nhiên khiến khoa học "bó tay" không giải thích được

Liệu bạn có thực sự hiểu rõ ngọn nguồn những khái niệm khoa học về thời gian, không gian đa chiều, nước...

Những khái niệm tưởng như cơ bản được học trong trường lại hóa ra không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Và bạn có thể hơi “shock” khi biết rằng, có những khái niệm sở dĩ trở thành cơ bản là bởi vì các nhà khoa học… cũng bó tay với chúng mà thôi.

Hãy cùng khám phá những điều này theo tổng hợp từ trang Cracked qua bài viết dưới đây.

1. Thành phần cấu tạo của nước

Có thế nói, nước là chất cơ bản nhất và nó gần như có mặt ở mọi nơi tồn tại sinh vật sống. Nước chiếm đến ¾ diện tích bề mặt Trái đất và hơn 70% cơ thể chúng ta.

Tuy nhiên, sự thực thì chúng ta biết quá ít về hợp chất rất phổ biến này. Đây là một hợp chất khá phức tạp và bí ẩn.

Posted Image

Ví dụ rõ nhất để cho thấy điều này, đó là sự đông đá. Thông thường, bất kì chất lỏng nào khi đóng băng hoặc trở thành thể rắn thì thể tích đều giảm xuống. Nhưng nước thì ngược lại, khi đóng băng, thể tích của chúng tăng lên, ước tính khoảng 9%.

Điều này lý giải tại sao có hiện tượng bị vỡ đường ống dẫn nước ở các vùng bị băng tuyết khi nhiệt độ xuống quá thấp. Hay chai nước để trong ngăn đá cũng có lúc bị vỡ, thậm chí có thể nổ khi nhiệt độ xuống tới 0 độ C... tất cả là do thể tích nước khi đóng băng tăng lên và gây ra những lực rất lớn.

Có rất nhiều lý thuyết được đưa ra, một số cho rằng do trong nước có bọt khí, khi đóng băng vẫn giữ lại các bọt khí này, khiến thể tích nước đá nở ra. Tuy nhiên, chưa có một lời giải thích nào thực sự thỏa đáng.

Bên cạnh đó, một bí ẩn khác của nước đó là sự trơn trượt của băng. Tại sao băng lại trơn đến mức có thể trượt được? Đã hơn một thế kỷ từ khi câu hỏi này được đặt ra vẫn chưa được giải đáp.

Nhưng sự kỳ lạ của nước không chỉ có vậy. Hiệu ứng Mpemba đã đưa đến một hiện tượng kỳ lạ, đó là trong một điều kiện nhất định nào đó - khi cùng làm lạnh, nước nóng có thể đóng băng nhanh hơn nước lạnh.

2. Vận tốc của thời gian

Chúng ta có thể tạo ra tương lai, thay đổi hiện tại, nhưng không thể có bất cứ tác động gì đến quá khứ. Cùng với đó, thời gian qua đi, mọi vật đều "già" theo. Đó là những điều cơ bản nhất về thời gian. Nhưng sự thực thì thời gian phức tạp hơn như vậy. Thời gian giống như một ảo ảnh, hơn là một biến số cố định trong khoa học.

Posted Image

Theo Albert Einstein, chúng ta trải nghiệm thời gian với vận tốc tương đối. Những người đang ngồi thực sự có thời gian lão hóa chậm hơn những người đang di chuyển (tuy nhiên độ chênh lệch là vô cùng nhỏ nên không ai có thể nhận ra). Điều này đã được chứng minh bằng hệ thống vệ tinh toàn cầu GPS.

Vệ tinh cần tính toán và điều chỉnh thời gian tương ứng với Trái đất bởi thời gian trên vệ tinh chậm hơn nhiều so với trên Trái đất. Điều này cũng lý giải vì sao những du hành gia sau một thời gian lên vũ trụ, khi trở về trẻ hơn so với người đồng trang lứa.

Ngoài ra, lý do “dòng thời gian” chỉ di chuyển cùng hướng với chúng ta vẫn đang khiến các nhà khoa học “bó tay”. Nhưng dù cho đã hao tổn biết bao chất xám, tiền bạc thì bí ẩn lời giải về thời gian vẫn còn đang bị bỏ ngỏ.

3. Khả năng bí ẩn của thực vật

Chúng ta biết rằng, thực vật nằm ở đáy chuỗi thức ăn, chúng không có não, không biết cảm nhận, cũng không thể di chuyển. Dường như chúng được sinh ra là để hô hấp và trao đổi chất mà thôi.

Posted Image

Nhưng liệu bạn có cảm thấy shock khi biết, thực vật thậm chí… biết làm toán? Những nghiên cứu tại trung tâm John Innes thuộc thành phố Norwich, Anh đã chỉ ra, cây cối ẩn chứa khả năng… giải phương trình.

Chúng sử dụng khả năng này để tính toán lượng tinh bột dự trữ vào ban đêm và điều chỉnh khẩu phần vừa đủ khi đón ánh Mặt trời. Nhưng tất cả đều được thực hiện trong vô thức, vì thực vật không có trung tâm điều khiển là não bộ như động vật. Chưa hết, cây cối còn có thể giao tiếp một cách chủ động theo cách riêng của mình, đó có thể là sự rung động, đu đưa hay bằng mùi.

Ví dụ như khi cắt cỏ, ta thường ngửi thấy mùi tươi và nồng, hoặc mùi đặc trưng của loại cỏ đó. Đó là mùi hương thực vật sử dụng để cầu cứu. Cây cỏ không có hệ thống thần kinh như các loài sinh vật khác, nhưng chúng có một cấu trúc riêng biệt đủ để cảm nhận nỗi đau, từ đó tỏa ra mùi hương cảnh báo đồng loại lân cận.

Tuy vậy, các nhà khoa học chưa giải thích được tại sao thực vật lại có đặc điểm này, bởi dù có cảnh báo nguy hiểm đến đâu thì… chúng cũng không có chân để chạy.

4. Sự vô hạn của số Pi

Những gì chúng ta thường biết về số Pi (kí hiệu π), đó là một số vô tỉ, hay còn gọi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Chúng ta thường sử dụng số Pi để tính chu vi, diện tích đường tròn… Tuy nhiên, theo các khoa học gia, số Pi có thể là… tất cả mọi thứ.

Như đã nói ở trên, π là một số vô tỉ, có nghĩa đây là một dãy số không có hồi kết và cũng không thể dự đoán trước được. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không thể tính chính xác được chu vi hay diện tích đường tròn.

Posted Image

Các nhà khoa học thậm chí cho rằng, cả vũ trụ này cũng không thể chứa đựng hết được π, bởi nó là dãy số vô hạn. Nhưng không chỉ có vậy, dãy số vô hạn này không theo quy luật, tức là không có sự lặp giữa các chuỗi chữ số.

Điều này cho thấy nếu đủ khả năng và sự kiên nhẫn sàng lọc các dãy số Pi, biết đâu bạn sẽ tìm thấy những đoạn mã tạo nên chó, mèo, loài người, thậm chí là cả vũ trụ.

Lý thuyết là vậy nhưng cho đến nay, hoặc cũng có thể mãi về sau này, chúng ta không có được một máy tính đủ tinh vi để giải mã những gì số Pi mang lại. Đây vẫn được coi là một trong những bí ẩn hàng đầu trong khoa học, nhưng cũng là một khái niệm “cơ bản” thường dùng trong toán học.

5. Các chiều thực sự của không gian

Chúng ta đang sống trong thế giới 3 chiều: chiều ngang, dọc và chiều sâu. Tuy nhiên, sau những nỗ lực tìm hiểu về khoa học vũ trụ, các khoa học gia cho rằng, vũ trụ có đến… 11 chiều: chiều ngang, dọc, chiều sâu và 8 chiều… bí ẩn khác.

Không giống như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, khi nhắc đến một “chiều không gian” tức là đã bước sang một thế giới khác. Trong thế giới thực, không gian đa chiều ám chỉ các chiều di chuyển mà thôi.

Posted Image

Một số người cho rằng, chiều thứ 4 là chiều thời gian. Chúng ta có thể di chuyển tới bất cứ đâu, với bất cứ phương hướng nào trong thế giới 3D, nhưng chúng ta lại chỉ có thể di chuyển xuôi dòng theo chiều thời gian. Nếu điều này là đúng thì còn đến 7 chiều không gian khác chưa được các nhà khoa học khám phá.

Nhưng dùcho khó khăn, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng để đi tìm những chiều không gian khác dựa vào hiện tượng bí ẩn do vũ trụ mang lại, như hiện tượng “đường hầm lượng tử” - quantum tunneling - hiện tượng hạt vật chất biến mất tại một địa điểm và xuất hiện tại một địa điểm khác.

Theo PLXH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những điều hiển nhiên khiến khoa học "bó tay" không giải thích được

Liệu bạn có thực sự hiểu rõ ngọn nguồn những khái niệm khoa học về thời gian, không gian đa chiều, nước...

Những khái niệm tưởng như cơ bản được học trong trường lại hóa ra không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Và bạn có thể hơi “shock” khi biết rằng, có những khái niệm sở dĩ trở thành cơ bản là bởi vì các nhà khoa học… cũng bó tay với chúng mà thôi.

Hãy cùng khám phá những điều này theo tổng hợp từ trang Cracked qua bài viết dưới đây.

 

1. Thành phần cấu tạo của nước

Có thế nói, nước là chất cơ bản nhất và nó gần như có mặt ở mọi nơi tồn tại sinh vật sống. Nước chiếm đến ¾ diện tích bề mặt Trái đất và hơn 70% cơ thể chúng ta.

Tuy nhiên, sự thực thì chúng ta biết quá ít về hợp chất rất phổ biến này. Đây là một hợp chất khá phức tạp và bí ẩn.

dieu-hien-nhien.jpg

Ví dụ rõ nhất để cho thấy điều này, đó là sự đông đá. Thông thường, bất kì chất lỏng nào khi đóng băng hoặc trở thành thể rắn thì thể tích đều giảm xuống. Nhưng nước thì ngược lại, khi đóng băng, thể tích của chúng tăng lên, ước tính khoảng 9%.

Điều này lý giải tại sao có hiện tượng bị vỡ đường ống dẫn nước ở các vùng bị băng tuyết khi nhiệt độ xuống quá thấp. Hay chai nước để trong ngăn đá cũng có lúc bị vỡ, thậm chí có thể nổ khi nhiệt độ xuống tới 0 độ C... tất cả là do thể tích nước khi đóng băng tăng lên và gây ra những lực rất lớn.

Có rất nhiều lý thuyết được đưa ra, một số cho rằng do trong nước có bọt khí, khi đóng băng vẫn giữ lại các bọt khí này, khiến thể tích nước đá nở ra. Tuy nhiên, chưa có một lời giải thích nào thực sự thỏa đáng.

Bên cạnh đó, một bí ẩn khác của nước đó là sự trơn trượt của băng. Tại sao băng lại trơn đến mức có thể trượt được? Đã hơn một thế kỷ từ khi câu hỏi này được đặt ra vẫn chưa được giải đáp.

Nhưng sự kỳ lạ của nước không chỉ có vậy. Hiệu ứng Mpemba đã đưa đến một hiện tượng kỳ lạ, đó là trong một điều kiện nhất định nào đó - khi cùng làm lạnh, nước nóng có thể đóng băng nhanh hơn nước lạnh.

Bởi vậy, "nước" không phải đơn giản là do hai nguyên tử Hydro kết hợp với một nguyên tử Oxy thành ra nước. Tất nhiên nó cũng không hoàn toàn đơn giản là chỉ cần sự tồn tại của H & O là nước có thể tồn tại trên Mặt trăng và cả vệ tinh sao Thổ, như các nhà khoa học Nasa và ở một số nước khác quan niệm. Cũng như hiện nay, Nasa đang tưởng tượng ra "nước" đã tồn tại từ hàng tỷ năm trước trên sao Hỏa.

Tôi luôn xác định: Không thể có "nước" theo dạng tồn tại giống như "nước" trên trái Đất ở bất cứ nơi đâu trong vũ trụ ngoài trái Đất. Anh chị em có thể tham khảo thêm trong topic: "Lý học và khoa học", hay các topic liên quan trong "Trao đổi học thuật".

2. Vận tốc của thời gian

Chúng ta có thể tạo ra tương lai, thay đổi hiện tại, nhưng không thể có bất cứ tác động gì đến quá khứ. Cùng với đó, thời gian qua đi, mọi vật đều "già" theo. Đó là những điều cơ bản nhất về thời gian. Nhưng sự thực thì thời gian phức tạp hơn như vậy. Thời gian giống như một ảo ảnh, hơn là một biến số cố định trong khoa học.

dieu-hien-nhien1.jpg

Theo Albert Einstein, chúng ta trải nghiệm thời gian với vận tốc tương đối. Những người đang ngồi thực sự có thời gian lão hóa chậm hơn những người đang di chuyển (tuy nhiên độ chênh lệch là vô cùng nhỏ nên không ai có thể nhận ra). Điều này đã được chứng minh bằng hệ thống vệ tinh toàn cầu GPS.

Vệ tinh cần tính toán và điều chỉnh thời gian tương ứng với Trái đất bởi thời gian trên vệ tinh chậm hơn nhiều so với trên Trái đất. Điều này cũng lý giải vì sao những du hành gia sau một thời gian lên vũ trụ, khi trở về trẻ hơn so với người đồng trang lứa.

Ngoài ra, lý do “dòng thời gian” chỉ di chuyển cùng hướng với chúng ta vẫn đang khiến các nhà khoa học “bó tay”. Nhưng dù cho đã hao tổn biết bao chất xám, tiền bạc thì bí ẩn lời giải về thời gian vẫn còn đang bị bỏ ngỏ.

Tôi xác định rằng (Không chứng minh, không tranh luận mà anh chị em tự suy ngẫm, nếu quan tâm): Bản chất của thời gian là không có thật. Nó là sự quy ước của con người trong tương quan tỷ lệ vận động giữa các phần tử vật chất nhận thức được - từ sự vận động của các Thiên hà đến sự tồn tại của các dạng vật chất nhỏ nhất. Bản chất của thời gian tùy thuộc vào tương quan vận tốc giữa các trạng thái tồn tại. Tổ tiên ta mô tả là "các cõi" khác nhau. Nói theo ngôn ngữ hiện đại là nó tùy thuộc vào "hệ quy chiếu" trong mối tương quan vận tốc giữa các dạng tồn tại.

Tạm thời do những trí thức của nền khoa học hiện đại chưa đạt được nhận thức thực tế để có thể ví dụ thực tế, tôi đành phải lấy thần thoại, chuyện cổ tích của Việt Nam làm ví dụ:

Ở "cõi tiên", với tương quan vận động giữa các phần tử nhận thức được có tốc độ rất nhanh. Cho nên khái niệm thời gian ở "cõi tiên", khác hẳn ở "hạ giới". Do đó, một ngày trên "Thiên Thai" bằng một năm ở "cõi trần gian".

Khái niệm vận tốc gắn liền với thời gian thì hiện nay tri thức khoa học hiện đại mới mô tả một cách chập chững trong thuyết Tương đối. Trong Thuyết này , ngài Einstein đã chứng minh rằng: nếu tốc độ bằng tốc độ ánh sáng thì thời gian sẽ thay đổi. Nhưng hạn chế của thuyết này là giới hạn tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng. Tuy nhiên giới hạn lớn nhất cản trở sự nghiên cứu về mối quan hệ Không/ Thời gian, chính là tính chấp vào thời gian là một đại lượng có thật. Thực chất, thời gian là khái niệm quy ước của con người mà tôi đã nói ở trên.

3. Khả năng bí ẩn của thực vật

Chúng ta biết rằng, thực vật nằm ở đáy chuỗi thức ăn, chúng không có não, không biết cảm nhận, cũng không thể di chuyển. Dường như chúng được sinh ra là để hô hấp và trao đổi chất mà thôi.

dieu-hien-nhien2.jpg

Nhưng liệu bạn có cảm thấy shock khi biết, thực vật thậm chí… biết làm toán? Những nghiên cứu tại trung tâm John Innes thuộc thành phố Norwich, Anh đã chỉ ra, cây cối ẩn chứa khả năng… giải phương trình.

Chúng sử dụng khả năng này để tính toán lượng tinh bột dự trữ vào ban đêm và điều chỉnh khẩu phần vừa đủ khi đón ánh Mặt trời. Nhưng tất cả đều được thực hiện trong vô thức, vì thực vật không có trung tâm điều khiển là não bộ như động vật. Chưa hết, cây cối còn có thể giao tiếp một cách chủ động theo cách riêng của mình, đó có thể là sự rung động, đu đưa hay bằng mùi.

Ví dụ như khi cắt cỏ, ta thường ngửi thấy mùi tươi và nồng, hoặc mùi đặc trưng của loại cỏ đó. Đó là mùi hương thực vật sử dụng để cầu cứu. Cây cỏ không có hệ thống thần kinh như các loài sinh vật khác, nhưng chúng có một cấu trúc riêng biệt đủ để cảm nhận nỗi đau, từ đó tỏa ra mùi hương cảnh báo đồng loại lân cận.

Tuy vậy, các nhà khoa học chưa giải thích được tại sao thực vật lại có đặc điểm này, bởi dù có cảnh báo nguy hiểm đến đâu thì… chúng cũng không có chân để chạy.

Sinh vật nói chung gồm cả thực vật và động vật, đều là sản phẩm duy nhất của trái Đất. Đó là nguyên nhân để tôi luôn xác định rằng: "Không có sự sống ngoài trái Đất". Tất nhiên, sao Hỏa là một phần tử bền ngoài trái Đất thì phải nằm trong quy luật chung là "không có sự sống trên sao Hỏa". Thực tế được kiểm chứng qua con tàu Tò Mò của Nasa đã chứng minh tôi đúng.

Sự tồn tại của những sinh vật trên trái Đất là kết quả của cả một qúa trình tiến hóa tương tác cực kỳ phức tạp trong lịch sử phát triển của vũ trụ liên quan đến Địa cầu. Do đó, thực vật cũng là một hiện tượng tiến hóa của vũ trụ, cho nên cấu trúc của chúng tất nhiên phải có mối liên hệ tương tác để nhận biết mối liên hệ đồng loại.

Trong Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - còn phát triển mang tính lý thuyết cao cấp hơn nhiều - Đó là: Không chỉ ở thực vật, mà tất cả mọi trạng thái tồn tại tương ứng đều có mối liên hệ tương tác đồng loại. Lý học không chỉ dứng lại ở lý thuyết mà đã ứng dụng trên thực tế - ít nhất trong ngành Phong thủy để trấn yểm.

4. Sự vô hạn của số Pi

Những gì chúng ta thường biết về số Pi (kí hiệu π), đó là một số vô tỉ, hay còn gọi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Chúng ta thường sử dụng số Pi để tính chu vi, diện tích đường tròn… Tuy nhiên, theo các khoa học gia, số Pi có thể là… tất cả mọi thứ.

Như đã nói ở trên, π là một số vô tỉ, có nghĩa đây là một dãy số không có hồi kết và cũng không thể dự đoán trước được. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không thể tính chính xác được chu vi hay diện tích đường tròn.

dieu-hien-nhien3.jpg

Các nhà khoa học thậm chí cho rằng, cả vũ trụ này cũng không thể chứa đựng hết được π, bởi nó là dãy số vô hạn. Nhưng không chỉ có vậy, dãy số vô hạn này không theo quy luật, tức là không có sự lặp giữa các chuỗi chữ số.

Điều này cho thấy nếu đủ khả năng và sự kiên nhẫn sàng lọc các dãy số Pi, biết đâu bạn sẽ tìm thấy những đoạn mã tạo nên chó, mèo, loài người, thậm chí là cả vũ trụ.

Lý thuyết là vậy nhưng cho đến nay, hoặc cũng có thể mãi về sau này, chúng ta không có được một máy tính đủ tinh vi để giải mã những gì số Pi mang lại. Đây vẫn được coi là một trong những bí ẩn hàng đầu trong khoa học, nhưng cũng là một khái niệm “cơ bản” thường dùng trong toán học.

Anh chị em lưu ý rằng: Chỉ có hệ thuật toán Nhị phân mới có thể xác định một cách nhanh chóng bất cứ con số nào đằng sau dấu phẩy của số Pi. Hệ thuật toán Nhị Phân đó chính là ký hiệu trong Bát quái.

5. Các chiều thực sự của không gian

Chúng ta đang sống trong thế giới 3 chiều: chiều ngang, dọc và chiều sâu. Tuy nhiên, sau những nỗ lực tìm hiểu về khoa học vũ trụ, các khoa học gia cho rằng, vũ trụ có đến… 11 chiều: chiều ngang, dọc, chiều sâu và 8 chiều… bí ẩn khác.

Không giống như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, khi nhắc đến một “chiều không gian” tức là đã bước sang một thế giới khác. Trong thế giới thực, không gian đa chiều ám chỉ các chiều di chuyển mà thôi.

dieu-hien-nhien4.jpg

Một số người cho rằng, chiều thứ 4 là chiều thời gian. Chúng ta có thể di chuyển tới bất cứ đâu, với bất cứ phương hướng nào trong thế giới 3D, nhưng chúng ta lại chỉ có thể di chuyển xuôi dòng theo chiều thời gian. Nếu điều này là đúng thì còn đến 7 chiều không gian khác chưa được các nhà khoa học khám phá.

Nhưng dù cho khó khăn, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng để đi tìm những chiều không gian khác dựa vào hiện tượng bí ẩn do vũ trụ mang lại, như hiện tượng “đường hầm lượng tử” - quantum tunneling - hiện tượng hạt vật chất biến mất tại một địa điểm và xuất hiện tại một địa điểm khác.

Theo PLXH

Đây lại là một giới hạn của tính "chấp" trong tư duy khoa học hiện đại, do nhầm lẫn giữa thực tại và khái niệm qui ước. Điều này tương tự như tính chấp của tư duy khoa học vào khái niệm "thời gian" - thực chất vốn là khái niệm quy ước từ mối tương quan sự vận động nhận thức đươc của con người, mà tôi đã trình bày ở trên. Ba chiều không gian là khái niệm quy ước từ một thực tại nhiều chiều của không gian thực. Anh chị em bắt đầu suy nghiệm từ khái niệm "điểm" trong toán học. Đây là một khái niệm quy ước hoàn toàn do chủ quan của con người và là yếu tố cấu thành nên toàn bộ nền tảng tri thức của khoa học hiện đại. Nhưng trong khái niệm "Điểm" không mang tính định lượng trên thực tế. Do đó, mô hình mô tả không gian 3 chiều với các đường mô tả không gian ba chiều này hoàn toàn mang tính quy ước của chính con người dùng làm hệ quy chiếu để quán xét không gian vũ trụ.

Sự nhầm lẫn giữa khái niệm quy ước và thực tại đã dẫn tới một vấn đề ngớ ngẩn được đặt ra: Có không gian nhiều chiều trên thực tế so với không gian ba chiều. Nên tặng cho cách đặt vấn đề này giải Ig Nobel.

Trong nghiên cứu Lý học - sau khi văn minh Việt sụp đổ từ thế kỷ thứ III BC - một trong những yếu tố cục bộ, khiến cho sự nghiên cứu bị bế tắc chính là do nhầm lẫn khái niệm.

Anh chị em hãy suy ngẫm vấn đề của tri thức khoa học hiện đại, mà giáo sư Chu Hảo trình bày trong Đại hội tổng kết 10 năm hoạt động của Tổng Cty DTT:Slide29_zpse4e93747.jpg

Khái niệm "Tri thức đột phá" có nội hàm tương tự như tính "phá chấp" trong ngôn ngữ Phật Giáo. Nhưng khái niệm "Phá chấp" trong ngôn ngữ Phật giáo bao trùm hơn

 

Xin lỗi! Bài viết này chỉ giành riêng cho anh chị em các lớp Phong Thủy Lạc Việt. Vì buồn ngủ, nên tôi cứ tưởng đang viết trong mục "Câu lạc bộ Phong Thủy Lạc Việt". Bởi vậy. Xin miễn tranh luận.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tỷ lệ vàng chỉ là lời nói dối ngọt ngào?

Tỷ lệ vàng (Golden Ratio) là một chìa khóa vạn năng và bí ẩn. Nó được xem như "bàn tay thần thánh" đối với các thiết kế tinh tế và sự cân bằng mỹ thuật.

1397842.jpg?t=1429071943135

Các tác phẩm nổi tiếng như nàng Mona Lisa đều tuân thủ chính xác quy tắc tỷ lệ vàng. Hay ít nhất đó là những điều bạn được truyền giảng lại. Tuy nhiên, chuyên gia John Brownlee của hãng thiết kế FastCo Design (Mỹ) có tin mới cho bạn: Tỷ lệ vàng chỉ là điều vớ vẩn!

Theo ông, nếu bạn tìm hiểu kỹ về các sự kiện cũng như thực tế bất tiện của tỷ lệ vàng, bạn sẽ thấy rất rõ rằng tỷ lệ vàng chỉ là một trò lừa. Theo lời của Brownlee, "tất cả các ý kiến về tỷ lệ vàng có liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ cơ bản đều xuất phát từ 2 người. Trong đó, một người chỉ đơn giản là "nhầm lẫn", còn người kia lại không hiểu biết gì". Có rất ít bằng chứng tâm lý rõ ràng hỗ trợ cho ý kiến cho rằng, con người thích ngắm các thiết kế xử lý tốt tỷ lệ vàng. Nhưng mọi người lại tin vào điều đó, vì nó khiến họ cảm thấy thoải mái hơn. Brownlee cho rằng, tỷ lệ vàng chỉ là một công cụ, chứ không phải là một chuẩn mực.

Trong nhiếp ảnh, để chụp được những bức ảnh đẹp, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trên VnReview và nắm rõ các thông số, quy tắc nhiếp ảnh. Bởi một bức ảnh đẹp cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố, chứ không đơn giản chỉ là một công thức về tỷ lệ vàng.

1397858.jpg?t=1429072995047

Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của một nhà thiết kế, bởi hiện có rất nhiều lĩnh vực áp dụng tỷ lệ vàng như thiết kế, kiến trúc, mỹ thuật,... Bạn đọc VnReview hãy chia sẻ quan điểm của mình về tỷ lệ vàng ở phần bình luận dưới đây.

Hoàng Lan

Theo Gizmodo

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Tỷ lệ vàng chỉ là lời nói dối ngọt ngào?
 

Tỷ lệ vàng (Golden Ratio) là một chìa khóa vạn năng và bí ẩn. Nó được xem như "bàn tay thần thánh" đối với các thiết kế tinh tế và sự cân bằng mỹ thuật.

1397842.jpg?t=1429071943135

Các tác phẩm nổi tiếng như nàng Mona Lisa đều tuân thủ chính xác quy tắc tỷ lệ vàng. Hay ít nhất đó là những điều bạn được truyền giảng lại. Tuy nhiên, chuyên gia John Brownlee của hãng thiết kế FastCo Design (Mỹ) có tin mới cho bạn: Tỷ lệ vàng chỉ là điều vớ vẩn!

Theo ông, nếu bạn tìm hiểu kỹ về các sự kiện cũng như thực tế bất tiện của tỷ lệ vàng, bạn sẽ thấy rất rõ rằng tỷ lệ vàng chỉ là một trò lừa. Theo lời của Brownlee, "tất cả các ý kiến về tỷ lệ vàng có liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ cơ bản đều xuất phát từ 2 người. Trong đó, một người chỉ đơn giản là "nhầm lẫn", còn người kia lại không hiểu biết gì". Có rất ít bằng chứng tâm lý rõ ràng hỗ trợ cho ý kiến cho rằng, con người thích ngắm các thiết kế xử lý tốt tỷ lệ vàng. Nhưng mọi người lại tin vào điều đó, vì nó khiến họ cảm thấy thoải mái hơn. Brownlee cho rằng, tỷ lệ vàng chỉ là một công cụ, chứ không phải là một chuẩn mực.

Trong nhiếp ảnh, để chụp được những bức ảnh đẹp, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trên VnReview và nắm rõ các thông số, quy tắc nhiếp ảnh. Bởi một bức ảnh đẹp cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố, chứ không đơn giản chỉ là một công thức về tỷ lệ vàng.

1397858.jpg?t=1429072995047

Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của một nhà thiết kế, bởi hiện có rất nhiều lĩnh vực áp dụng tỷ lệ vàng như thiết kế, kiến trúc, mỹ thuật,... Bạn đọc VnReview hãy chia sẻ quan điểm của mình về tỷ lệ vàng ở phần bình luận dưới đây.

Hoàng Lan

Theo Gizmodo

 

 

Theo lời của Brownlee, "tất cả các ý kiến về tỷ lệ vàng có liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ cơ bản đều xuất phát từ 2 người. Trong đó, một người chỉ đơn giản là "nhầm lẫn", còn người kia lại không hiểu biết gì".

 

Người nhầm lẫn chính là Brownlee.

Share this post


Link to post
Share on other sites