Lãn Miên

Ngâm Chân Nước Ấm

1 bài viết trong chủ đề này

Ngâm chân nước ấm hơn mua thuốc ẩm.

Mỗi tối dùng nước ấm ngâm chân là một biện pháp dưỡng sinh tốt nhất, không chỉ là sự chăm sóc cho lục phủ ngũ tạng sau một ngày mệt mỏi, mà còn giúp ngủ ngon, tăng sức miễn dịch của cơ thể. Song người ta lại quen tắm toàn thân, làm cho đại bộ phận máu chảy xuống tứ chi, khiến nội tạng và não thiếu máu. Điều này đối với những người đang quá mệt hay cơ thể suy nhược sẽ dễ bị choáng đầu, hốt hoảng và các biến chứng khác. Nếu thay bằng ngâm chân vào xô cao đựng nước ấm sẽ làm thư giãn kinh lạc của bàn chân và ống chân, sẽ làm tăng nhanh sự tuần hoàn máu khắp toàn thân, cung cấp tốt máu cho não, tim và các khí quan khác, có tác dụng rõ ràng điều tiết huyết áp. Do tăng ấm, thân thể sẽ ra mồ hôi nhẹ, thải hàn thấp và phế vật trong cơ thể ra, làm thông kinh lạc, điều tiết nhiệt độ cơ thể, hạ hư hỏa. Bởi vậy tôi khuyên mỗi người sau một ngày đằng đẵng nên dành ra 30 phút để ngâm chân nước ấm, 30 phút nhỏ nhặt này nếu kiên trì hàng ngày sẽ giúp bạn ít mắc bệnh, thân thể khỏe mạnh.

Công cụ để ngâm chân là xô nhựa cao. Thời khắc ngâm chân là phải từ 30 phút sau khi ăn cơm xong, tốt nhất là trước khi đi ngủ vì ngâm chân xong ngủ sẽ rất ngon giấc. Đối với người già nhàn hạ thì tốt nhất là lúc 3-5 giờ chiều vì lúc đó khí trong đường kinh của bàn chân đang vượng nhất sẽ có hiệu quả bổ thận tốt nhất.Thời gian ngâm dài ngắn đối với mỗi người mỗi khác, thường là ngâm đến khi cơ thể rịn mồ hôi là được. Sau khi ngâm xong phải uống nhiều nước để bổ sung nước kịp thời. Có người ngâm cho đến lúc đổ mồ hôi hột ướt cả áo, như vậy không tốt mà là có hại, lâu như vậy có thể làm cơ thể suy nhược. Nếu là trường hợp đang bị cảm mạo thì vừa ngâm chân vừa uống nước gừng tươi pha đường đỏ để cho cơ thể sản sinh nhiệt bài trừ hàn thấp ra ngoài.

Nhiệt độ của nước ngâm chân tùy theo sức chịu nóng của mỗi người, lúc mới bắt đầu ngâm thì thấp một chút, sau tăng ấm dần lên cho đến khi khắp người rịn mồ hôi thì dừng tăng ấm. Có người khi ngâm lại không dễ ra mồ hôi, đó là do trong cơ thể bị hàn thấp quá nặng, chỉ cần kiên trì ngâm thì dần dần tiêu trừ được hàn thấp trong cơ thể, về sau rất dễ rịn mồ hôi. Có người khi ngâm chân cảm thấy khó chịu, ngâm lâu tí cảm thấy tức ngực, choáng đầu, đó là do nhiệt độ nước cao làm cho mạch máu hai bàn chân dãn nở, máu toàn thân chảy xuống chi nhiều hóa ra lại cung cấp cho tim, óc, thận không đủ. Những người này là những người đang bị bệnh máu suy nhược, ngâm chân hay tắm đều bị hiện tượng trên, do vậy họ chỉ nên ngâm không để lâu, đồng thời hàng ngày nên ăn uống đầy đủ các món ăn bổ máu, bổ thận để cải thiện tình trạng thiếu máu một cách cơ bản. Kiên trì làm vậy khoản nửa tháng đến một tháng thì sẽ không còn phản ứng như trên nữa, sau đó từ từ kéo dài thời gian ngâm lâu hơn, tăng thêm độ ấm cho đến khi dễ rịn mồ hôi.

Người có bệnh tiểu đường nhiều báo nói ngâm chân dễ làm đường trong máu tăng cao. Kỳ thực người tiểu đường là loại cơ thể thiếu máu, bởi vậy không thích hợp ngâm mỗi lần lâu, chủ yếu là họ phải tích cực ăn bổ máu. Ngoài ra đa số người tiểu đường đều có chứng âm hư hỏa vượng, có thể thực hiện sau khi ngâm chân xong xoa bàn chân 50-100 lần, kiên trì hàng năm sẽ hạ hư hỏa.

Nước ngâm chân tốt nhất là không pha thêm thuốc gì cả, vì nước ấm sẽ làm thuốc thẩm thấu vào người có thể gây tác dụng phụ tiêu cực. Tuyệt đối không pha muối vì sẽ làm hại thận, gây toàn thân phù thũng, làm nặng thêm bệnh thận nếu đang bị. Đối với người trong cơ thể bị hàn thấp nặng có thể pha thêm lá ngải nhưng không nên nhiều lần, có thể tuần 1-2 lần với nắm nhỏ lá ngải là vừa. Người bị cước chân có thể pha thêm dấm để tiệt khuẩn. Đối với người trẻ tuổi có thể bỏ hòn đá hình trứng vào xô, vừa ngâm chân vừa lăn mát xa lòng bàn chân càng tốt, nhưng với người già và người bệnh thì không nên làm thế vì sẽ làm máu xuống chân quá nhiều lại thiếu trên não và tim, ngược lại với người già thì vừa ngâm chân vừa xoa bóp hai vai cho máu lên não là tốt.

Đối với người đốt sống cổ không tốt thì khi ngâm chân đồng thời ngâm cả tay, nhiệt sẽ làm cho đốt sống cổ cũng như vai ,eo, vận động sẽ cảm thấy dễ chịu, thư dãn, sau đó đi ngủ sẽ cảm thấy đặc biệt dễ chịu. Lâu dần như vậy sức đề kháng miễn dịch của cơ thể dần dần khôi phục, tăng cường.

Đối với trẻ em không cẩn thiết ngâm chân, chỉ rửa chân là đủ, vì ngâm chân mục đích là để cho máu tuần hoàn, bổ dương khí, mà trẻ em thì cơ thể chúng là thuần dương rồi. Riêng đối với trẻ em suy nhược, tay chân thường lạnh, thì mùa đông có thể cho ngâm chân; hoặc đối với trẻ em bị cảm lạnh xong cũng cần phải ngâm chân.

Tôi đã quan sát nhiều năm, chỉ cần kiên trì ngâm chân đồng thời chú ý trị liệu bằng ăn uống, những người đó rất ít bị mắc chứng mạch máu não hay tim. Bởi vì mỗi ngày ngâm chân nước ấm làm cho máu tuần hoàn nhanh, hàn thấp trong cơ thể bị bài xuất, thêm với đồ ăn bổ máu, người ta không còn lý do gì để mà mắc bệnh.

Bài “Ngâm chân nước ấm còn hơn mua thuốc ẩm ” là trích từ bài “Tiến hành đông y đến cùng” của NXB Văn Sử Cát Lâm, ông Hồ Duy Lặc chỉnh lý. Người xưa nói “Người già, bàn chân già trước tiên”. Dưỡng sinh đông y đặc biệt coi trọng bàn chân. Bởi vì trong sự phân bố kinh lạc của cơ thể thì bàn chân chiếm cứ một địa vị quan trọng. Mười hai đường kinh lạc thì có sáu đường hội tụ tại bàn chân, đó là: “Túc thái dương Bàng Quang kinh”, “Túc dương minh Vị kinh”, “Túc thái dương Đởm thuyên” ( ba đường kinh lạc này gọi chung là Túc Tam Dương, kinh khí chảy từ đầu đến bàn chân, từ trên xuống dưới), “Túc thái âm Tỳ kinh”, “Túc quyết âm Can kinh”, “Túc thiếu âm Thận kinh”( ba đường kinh lạc này gọi chung là Túc Tam Âm, kinh khí vận động từ dưới lên trên, từ bàn chân lên đến bụng). Mọi người cảm thấy vận động của kinh lạc phức tạp quá, thật khó hiểu. Vậy thì chúng ta có thể căn cứ vào tên gọi. Người xưa rất trọng thị cái tên. Khổng Tử nói rằng “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận”. Danh tự không thể đặt tùy tiện, nó là một sự khái quát cao độ cái nội dung. Sáu đường kinh lạc này có riêng chứa Bàng Quang, Vị, Đởm, Tỳ, Can, Thận. Điều đó nói lên sáu đường kinh lạc này liên hệ mật thiết với sáu khí quan, tức sáu khí quan đó liên hệ mật thiết với bàn chân. Thấy rõ là bàn chân tuy ở vị trí đoạn chót của cơ thể nhưng không hề là “biên thùy tiểu trấn” chẳng quan trọng gì, chúng ta đừng có bao giờ dại dột đánh giá thấp giá trị sức khỏe của nó. Kỳ thực bách bệnh bắt đầu từ chân, rất nhiều bệnh tật đều là từ bàn chân mà bắt đầu. Dân gian có câu “Nam sợ đi giày, Nữ sợ đội mão”, kỳ thực Nam Nữ gì cũng đều sợ bàn chân bị thũng như là mang giày, bởi nó chứng tỏ tạng phủ có vấn đề.

Sách Nội Kinh có nói “Duy hiền nhân, thượng phối thiên, dĩ dưỡng đầu, hạ, tượng địa, dĩ dưỡng túc, trong, bàng nhân sự, dĩ dưỡng ngũ tạng”. “Hạ, tượng địa, dĩ dưỡng túc” nghĩa là “Dưới thì giống như đất mà nuôi lấy cái chân”, tức là giống như thủy khí của trái đất mà điều dưỡng bàn chân của mình. Chúng ta đều biết rằng kênh nước ở mặt đất qua chiếu rọi của mặt trời bốc lên thành hơi nước, sau đó biến thành mưa lại rơi xuống đất. Nếu hơi nước giữa trời đất mà ngưng sự tuần hoàn lên trời xuống đất thì làm gì còn mưa, thế giới sẽ bị hạn hán. Muốn hơi nước bốc được lên trời chỉ có cách duy nhất là phải có độ ấm. Tuần hoàn của khí huyết trong nhân thể cũng vậy. Nếu bàn chân của người bị lạnh, khí huyết sẽ ngưng kết ở bàn chân, tuần hoàn lên xuống của khí huyết bị tắc, ắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nội tạng, cụ thể là nó ảnh hưởng đến Bàng Quang, Vị, Đởm, Tỳ, Can và Thận. Muốn cho khí huyết tuần hoàn thông sướng, biện pháp tốt nhất là ngâm chân nước ấm, giúp bàn chân giữ được độ ấm nhất định. Bởi vậy dân gian mới có câu “Nước ấm ngâm cái cước, Còn hơn uống bổ dược”. Mùa đông ngâm chân nước ấm giúp cho đan điền ấm. Đan điền là ở phần bụng dưới, là nơi cất chứa dương khí. Mùa đông trước khi đi ngủ ngâm chân nước ấm 48 độ sẽ cảm thấy một luồng ấm từ bàn chân đưa lên bụng. Người xưa có câu “Đông thiên tiến bổ, Xuân thiên đả hổ” ý là mùa đông chú ý bồi dưỡng sức khỏe, sang xuân có thể vật được cả hổ. “Đông thiên tiến bổ” thực tế ở đây là mùa đông phải giữ được dương khí trong con người, mà cách đơn giản nhất nhưng hiệu nghiệm nhất lại là ngâm chân nước ấm. Mọi người đừng có cho là sao cái biện pháp này nó quá đơn giản. Chân lý thường là vậy đấy, vật càng đơn giản thì giá trị của nó lại càng lớn.

Tôi từng khám bệnh cho một phụ nữ 40 tuổi, cử chỉ rất nho nhã ,nói năng rất lịch sự, là TGĐ một công ty du lịch, bệnh là cứ đến mùa thu đông là tay chân lạnh buốt như là không có máu tới, cả người cứ như cứng đờ, mà năm nào cũng khám định kỳ, mọi chỉ tiêu sức khỏe đều bình thường. Tôi bắt mạch phát hiện bệnh cô ta là điển hình về thận dương suy tổn, tuy chưa đến mức biến chứng nặng. Tôi khuyên uống một ít bát vị địa hoàng hoàn. Cô ta nói thuốc dù sao cũng là có ba phần độc, có cách nào không dùng thuốc không. Tôi nói vậy thì dùng cách ngâm chân nước ấm, nhưng nấu chút hồng hoa thảo, hồng hoa vị đắng tính ôn, thông kinh hoạt huyết, tốt cho gan kinh và tâm kinh. Nhưng cách này chậm, phải kiên trì, mỗi tối hàng ngày ngâm chân nước ấm. Cô ta đã kiên trì ba năm liền, không những bệnh lạnh tay chân khỏi hẳn mà trong ba năm đó cô ta không hề bị bệnh gì khác phải uống thuốc. Dưỡng sinh chỉ đơn giản là như vậy thôi, quan trọng là bạn có quyết tâm làm một việc đơn giản kiên trì trong ba năm.

Nguồn: Mạng Trung Quốc

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay