khampha

Xin các cao nhân chỉ giáo về số "0" tronh kinh dich

9 bài viết trong chủ đề này

Tôi cũng mới đọc và tìm hiểu về chu dịch cũng như Mai Hoa dịch số nhưng thực sự chưa thấy cuốn sách nào nói về số "0" và số "0" trong ngũ hành thuộc hành gì? và thuộc quẻ gì?

Vì vậy rất mong bác nào hiểu chỉ giáo giúp.

Xin chân thành cảm ơn và mong được giúp đỡ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn khampha,

Theo VinhL nghỉ thì số 0 chính là Thái Cực, sau đó có số 1. 0 và 1 thành lưỡng nghi vậy.

Số 0 bao cả âm và dương vậy vì –0 = 0, +0 = 0. 0/1 = 0, mà 1/0 thì infinite là tất cả

tức nó không có gì cả, mà củng có tất cả. Như thế mới gọi là Thái Cực trong Dịch nhỉ:-)))

Đã là Thái Cực thì bao gồm tất cả, nên không thể định tính ngủ hành cho nó được!!!

Sau đó thì ta có

Thiên 1 sinh Thủy, Địa 6 thành chi.

Địa 2 sinh Hỏa, Thiên 7 thành chi

Thiên 3 sinh Mộc, Địa 8 thành chi

Địa 4 sinh Kim, Thiên 9 thành chi

Thiên 5 sinh Thổ, Địa 10 thành chi

Và vậy là ta có Hà Đồ, 1-6 Thủy, 2-7 Hỏa, 3-8 Mộc, 4-9 Kim, 5-10 Thổ.

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn khampha,

Theo VinhL nghỉ thì số 0 chính là Thái Cực, sau đó có số 1. 0 và 1 thành lưỡng nghi vậy.

Số 0 bao cả âm và dương vậy vì –0 = 0, +0 = 0. 0/1 = 0, mà 1/0 thì infinite là tất cả

tức nó không có gì cả, mà củng có tất cả. Như thế mới gọi là Thái Cực trong Dịch nhỉ:-)))

Đã là Thái Cực thì bao gồm tất cả, nên không thể định tính ngủ hành cho nó được!!!

Sau đó thì ta có

Thiên 1 sinh Thủy, Địa 6 thành chi.

Địa 2 sinh Hỏa, Thiên 7 thành chi

Thiên 3 sinh Mộc, Địa 8 thành chi

Địa 4 sinh Kim, Thiên 9 thành chi

Thiên 5 sinh Thổ, Địa 10 thành chi

Và vậy là ta có Hà Đồ, 1-6 Thủy, 2-7 Hỏa, 3-8 Mộc, 4-9 Kim, 5-10 Thổ.

Chào ban VinhL.

Cảm ơn bạn đã hồi âm, như bạn đưa ra ý kiến 0 và 1 thành lưỡng nghi thì mình thấy hợp lý.

Theo mình hiểu thì "0 = --" thuần âm

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lỗi có thể mình chưa quen với cách thức gửi bài hoặc có lỗi gửi bài lên nhiều quá, rất mong Admin xóa hộ, Thanks

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào ban VinhL.

Cảm ơn bạn đã hồi âm, như bạn đưa ra ý kiến 0 và 1 thành lưỡng nghi thì mình thấy hợp lý.

Theo mình hiểu thì "0 = --" (thuần âm)

"1 = - " (Thuần dương)

Theo chu dịch: "phân âm dương là thành lưỡng nghi. Lưỡng nghi tức là trời và đất. Lấy (-) thay cho trời, lấy (--) thay cho đất". Mà quẻ Càn gồm 3 hào dương đại diện cho trời, quẻ Khôn gồm 3 hào âm đại diện cho đất. Vì vậy theo suy nghĩ của mình số "0" thuộc quẻ Khôn (Tham khảo thêm)

Bàn về Ngũ hành của các con số thì mình thấy hầu như mọi người đều dùng theo thuyết Lạc thư (hay thiên tiên Bát quái của Phục Hy và cả phái Huyền Không) cũng giống nhau cả:

1. Nhất bạch Thủy tinh

2. Nhị hắc Thổ Tinh

3. Tam bích Mộc Tinh

4. Tứ lục Mộc tinh

5. Ngũ hoàng Thổ tinh

6. Lục bạch Kim tinh

7. Thất xích Kim tinh

8. Bát bạch Thổ tinh

9. Cửu tử Hỏa tinh

Những số từ 1 đến 9 thuộc hành gì thì đã quá nhiều sách nói đến, nhưng con số "0" thì mình chưa thấy nói đến.

Nhưng theo bác "simphuquy" thì số "0" thuộc hành Thủy. Vì phải có âm có dương thì vạn vật mới được sinh ra. Có 0 và 1 từ phân lưỡng nghi mà ra, số 1 thuộc Thủy hành đầu tiên trong ngũ hành (nơi bắt đầu của sự sống). Qua đó ta có thể nói số "0" thuộc âm Thủy còn số "1" dương thuỷ.

Sơ bộ mình tạp hiểu đến vậy, rất mong các Cao nhân cho ý kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bạn khampha,

bạn có thể cho mình biết :

Trong các phương pháp tính của Chu Dịch hay Mai hoa,... hay gọi chung là các cách tính có liên quan đến Dịch mà cho ra kết quả là số 0 ?

H chưa thấy cách nào cho ra kết quả đó? nếu bạn biết hãy giới thiệu cho mọi người cùng biết.

cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bạn khampha,

bạn có thể cho mình biết :

Trong các phương pháp tính của Chu Dịch hay Mai hoa,... hay gọi chung là các cách tính có liên quan đến Dịch mà cho ra kết quả là số 0 ?

H chưa thấy cách nào cho ra kết quả đó? nếu bạn biết hãy giới thiệu cho mọi người cùng biết.

cảm ơn.

Hic... Buồn quá, Diễn dàn này hình như không có cao nhân nào vô hay sao không biết! Viết bài để hỏi thì lại có bạn hỏi ngược, thôi đành trả lời bạn vậy có sai mong bạn thông cảm nhé.

Theo suy nghĩ của mình thì Dịch lý bao giờ cũng chỉ luận theo một chiều như :

Ngày tháng năm = đổi ra số để tính quẻ ...

hay nhìn vật để toán quẻ ....

v.v....

Chứ mình chưa thấy làm ngược từ Dịch để ra số.

Có ý kiến khác mời mọi người cho ý kiến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi, học thuyết ADNH (mà Dịch học là một thành phần) không có số 0 bởi vì nó không cần số 0 trong mô tả các hiện tượng của học thuyết đó. Số 0 đơn thuần là con số của toán học, là phương tiện để tính toán. Về mặt triết học, số 0 chỉ sự không hành động gì chứ không phải không có gì. Trong triết học ADNH, trạng thái không có gì hoặc không hành động (tương tác) gì là không tồn tại. Thái cực cũng không phải là số 0, nó là cái không thể mô tả được.

Tôi cũng xin nhắc lại, Thái cực cũng không phải là một trạng thái. Nói cách khác nó không phải là một thực thể tồn tại. Nó chỉ là mặt Bản thể trong sự vật 3 mặt không thể tách rời là Thể - Tướng - Dụng của tồn tại mà thôi. Chúng ta không thể nói (như sách Tàu) là Đạo là nguồn gốc (khởi nguyên) của vạn vật vì không thể tách rời Thể, Tướng, Dụng được vì khi ấy là vô nghĩa. Phật pháp nói: "Ly hiện tướng, vô bản thể", "Lìa bản thể, vộ hiện tướng" là như vậy.

Khampha viết:

heo suy nghĩ của mình thì Dịch lý bao giờ cũng chỉ luận theo một chiều như :

Ngày tháng năm = đổi ra số để tính quẻ ...

hay nhìn vật để toán quẻ ....

v.v....

Chứ mình chưa thấy làm ngược từ Dịch để ra số.

Điều bạn thấy là do học thuyết ADNH đã bị thất truyền từ lâu, chỉ còn sót lại một vài ứng dụng cụ thể, nhiều khi máy móc của nó mà thôi. Thực ra các cách tính toán đó là có logíc lý thuyết chặt chẽ từ Dịch lý suy ra cách tính toán chứ không phải ngược lại. Trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" trên diễn đàn, tôi đang cố gắng xây dựng cơ sở lý thuyết của các phép tính toán đó. Chỉ có điều khoảng cách tới mục tiêu cuối cùng còn xa lắm. Tuy nhiên cũng có một số kết quả ban đầu.

Sự không có số 0 trong học thuyết ADNH hoàn toàn không phải là một hạn chế của học thuyết đó mà lại là một sự tinh tế thâm sâu mang tầm triết học. Sự tin tưởng vào cái chân không không có gì, tin vào cái khởi nguyên của vạn vật đang dẫn khoa học hiện đại đến những vấn đề bế tắc, không có lời giải đáp ...

Xin trao đổi một số quan điểm hơi "không gống ai" của tôi tới các bạn.

Đừng cười tôi nhé!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các hệ số đếm cổ đại không có số 0, hoặc định nghĩa không rõ ràng. Toán học được mọi người biết đến xuất phát từ Ai cập nhưng số 0 lại mượn của Ấn Độ. Người cổ đại coi số 0 là sự trống rỗng, hư vô. Các nhà làm lịch bỏ qua năm 0, tất cả các mốc lịch pháp đều coi năm đầu tiên là năm 1, năm trước đó là năm 1 trước (nếu công giáo là trước công nguyên). Về sau này, toán học phát triển, số 0 mới được đưa vào. Người Trung hoa cổ đại không hề có khái niệm số 0, họ chỉ có khái niệm lẻ (linh) . Khái niệm không = hư không của Trung Hoa cũng xuất phát từ đạo Phật

Định nghĩa số 0 theo Wiki là

Tiền sử của 0

Vào giữa thiên nhiên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, người Babylon đã có một hệ thống chữ số vị trí phức tạp theo cơ số 60. Giá trị vị trí (hay chữ số 0) đã được ký hiệu bằng một chỗ trống. Đến năm 300 trước Công nguyên, ký hiệu hai dấu gạch chéo (//) đã được dùng thay vào đó trong hệ thống số Babylon. Tuy nhiên, một tấm đá tìm thấy tại Kish đã được cho là có niên đại khoảng năm 700 trước Công nguyên, trên đó ba dấu móc được dùng để ký hiệu một vị trí trống trong biểu diễn vị trí của số. Các tấm đá có niên đại gần thời kỳ đó sử dụng một dấu móc. Tuy nhiên các kiểu ký hiệu vị trí đó không được gọi là tương đương với một số 0 thực sự, mà đó chỉ là một dấu ngăn cách giữa hai vị trí giá trị. Người Babylon đã có 60 ký hiệu giá trị vị trí, nhưng chúng không thể phân biệt giữa các số 120 và 2, 3 và 180, 4 và 240,...Đơn giản là chúng không thể phân biệt giữa các số đòi hỏi một số 0 ở cuối với các số tương ứng nhưng không cần chữ số 0 ở cuối.

Tài liệu cho thấy người Hy Lạp cổ đại có vẻ không chắc chắn về vị thế của 0 như là một con số: họ tự hỏi "Làm thế nào mà cái không có gì có thể là một cái gì đó được?", điều đó dẫn đến các lý luận triết học thú vị, và đến thời Trung cổ thì có thêm các lý luận tôn giáo về tự nhiên và sự tồn tại của số 0 và sự trống rỗng. Các nghịch lý của Zeno xứ Elea phần lớn dựa vào cách hiểu không chắn chắn về số 0. (Người Hy Lạp cổ đại thậm chí còn nghi ngờ 1 với vai trò một con số.)

Lịch sử của 0

Trong bản thảo Bakhshali, niên đại chưa rõ nhưng được cho là khá cổ, số 0 đã có ký hiệu và được sử dụng với vai trò một con số.

Năm 498, nhà toán học và thiên văn học Ấn Độ Aryabhata viết rằng "Stanam stanam dasa gunam" nghĩa là vị trí này có giá trị gấp 10 vị trí kia, đó có lẽ là nguồn gốc của hệ thập phân hiện đại; hệ thống số của ông có một số 0 trong cách ký hiệu chữ số bằng chữ cái của ông (hệ thống này cho phép ông biểu diễn các số bằng các từ). Lần xuất hiện rõ ràng đầu tiên của số 0 toán học là trong Brahmasphuta Siddhanta của Brahmagupta, cùng với các suy xét về các số âm và các quy tắc đại số.

Người Olmec ở miền Nam-Trung Mexico bắt đầu sử dụng chữ số 0 (một hình vẽ hình vỏ sò) tại Tân Thế giới. có thể khoảng thế kỷ thứ tư trước Công nguyên nhưng chắc chắn vào năm 40 trước Công nguyên. Nó đã trở thành một phần của các chữ số Maya nhưng lại không ảnh hưởng đến các hệ thống chữ số tại Cựu Thế giới.

Cho đến khoảng năm 130, nhà thiên văn Ptolemy, chịu ảnh hưởng của Hipparchus và người Babylon, đã kí hiệu cho số 0 bằng hình của thùng chứa trống không (hình dạng tròn có đầu gạch dài ra ) (1) trong hệ cơ số 60, các số khác thì sử dụng hệ thống số Hy Lap. Vì nó đã được viết riêng lẽ, không như là một chỗ chứa, số không này đã là một trong những kí tự số không Helen đầu tiên được viết ra trong Cựu Thế giới. Sau này thời đế quốc Byzantine, trong các bản viết tay Syntaxis Mathematica (Almagset) tức là cú pháp của toán học (sách vĩ đại), số không Helen đã biến dạng thành một chữ cái Hy Lạp Omicron (giá trị của chữ số này là 70)

Cho tới năm 525, một số không khác đã được dùng trong các bảng song song với hệ thống số La Mã (người ta lần đầu tiên biết là nó được sử dụng bởi Dionysius Exiguus), nhưng cách viết này lại là một từ nulla nghĩa là không có gì hết, và không có dạng một kí hiệu. Cách dùng này ít nhiều tương ứng với hệ thống của Aryabhata (Phạn ngữ आर्यभट, Āryabhaṭa -- một nhà thiên văn thiên tài thời cổ Ấn Độ sinh năm 476), đã có thể biểu thị một khái niệm thực, đó là số không toán học. Mặc dù vậy, việc này không được rõ ràng cụ thể như trường hợp của Brahmagupta ((ब्रह्मगुप्त) (598-668)) khi mà phép chia cho ra dư số bằng không, đã dùng từ nihil, cũng có cùng nghĩa là không có gì. Các dạng số không thời trung cổ này đã được sử dụng bởi tất cả các chuyên gia tính toán thời đó (dùng trong các máy làm toán Đông phương). Trong một trường hợp riêng lẽ ban đầu, kí tự N, đã được dùng trong một bảng hệ thống số La Mã của Bede hay của các đồng sự vào năm 725 là một kí hiệu của số không.

Đến thế kỉ 17, trong cùng thời với Brahmagupta, một số khái niệm về số không chắc chắn đã đạt được ở Campuchia, và có tài liệu cho thấy việc dùng số không sau này đã lan rộng đến Trung Quốc và thế giới Hồi giáo.

Kinh Dịch

Không "0" chỉ đến trạng thái hỗn nguyên của vũ trụ, là trạng thái mọi vật chất đều ở nguyên dạng sơ khai. Không là chỉ đến trạng thái âm, cũng là chỉ đến người phụ nữ sơ khai...

Nhưng người Việt cổ lại có khái niệm số 0 rất sớm, các bạn đọc các bài giải thích về trống đồng và Kinh dịch của người Việt thì thấy rất rõ điều này. Trên trống đồng có rất nhiều khái niệm không như các vòng tròn có chấm và vòng tròn không chấm, ban đầu mọi người tưởng là do lỗi khuôn đúc nhưng khi thấy rõ là có quy luật thì mới thấy rằng Trống Đồng mang linh hồn của Dịch. "Không" với người Việt có biến âm là "khôn", đối nghịch với "Còn" biến âm thành "Càn". Theo quan điểm dịch học Việt, 0 tương đương với Khôn = mà các nhà Dịch học Trung Hoa nói là thuần âm.

Share this post


Link to post
Share on other sites