phamhung

Rắn Thần

1 bài viết trong chủ đề này

Rắn thần trấn yểm gây nạn người qua cầu?

Posted Image- Cứ vào thời gian nhất định, người dân thuộc làng Thanh Giã (xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) lại chứng kiến một vụ tai nạn chết người ở cây cầu Tây của xã. Chính điều này khiến người dân nơi đây tin rằng có rắn thần “trấn yểm” bắt người dân khi qua cây cầu.

Nhiều năm nay, người dân làng Thanh Giã (xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đồn rằng, cây cầu Tây của xã bị rắn thần “trấn yểm” gây tai nạn cho những người qua cầu. Cầu Tây đã ngót nghét trăm tuổi, có chiều dài khoảng 4m, rộng khoảng 2,5m, bắc qua một mương dẫn nước cho cánh đồng kế bên và mực nước ở mương chưa bao giờ đầy. Cầu ban đầu không có lan can, thế nhưng, đã có quá nhiều vụ tai nạn xảy ra tại đây nên hiện tại, chính quyền địa phương đã cho xây dựng 2 lan can trên thành cầu.

Theo một số lời đồn thổi của dân làng Thanh Giã, cứ định kỳ một năm rưỡi, tại cây cầu này lại xảy ra tai nạn chết người. Nếu năm nay người xấu số bị ngã lăn xuống mương nước ở bên phải cầu thì đúng năm rưỡi sau đó, người xấu số tiếp theo sẽ bị chết do ngã lăn xuống bên trái cầu. Tin đồn càng lan rộng hơn khi liên tiếp có những người ngã tại cầu mà may mắn thoát chết kể lại rằng, họ nhìn thấy rắn to nằm khoanh tròn, lè lưỡi chắn đường người qua lại.

Posted Image

Rắn thần chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng trên cơ sở ghép nối nhiều yếu tố ngẫu nhiên (Ảnh minh hoạ: phapluatxahoi)

Đỉnh điểm, có hộ gia đình ở gần cây cầu nuôi tới 100 con vịt nhưng vài hôm, họ lại phát hiện thiếu một vài con. Tưởng bị mất trộm nhưng sau đó, người nhà này bắt được “thủ phạm” đó chính là 2 con rắn hổ mang. Và chỉ sau đó, cả đàn vịt của gia đình này đột nhiên lăn quay ra chết hết. Cũng từ đây, người dân càng có “cơ sở” để tin rằng, rắn thần thực sự tồn tại và đang nhiễu loạn người dân.

Tuy nhiên, nhìn nhận về vấn đề này, TS. Trịnh Hoà Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội và Truyền thông đại chúng (Viện Xã hội học) cho rằng, chẳng có rắn thần nào cả. Có chăng là khung cảnh xã hội, kinh tế chính trị của chúng ta trong thời buổi hiện nay đứng trước nhiều thách thức. Thêm vào đó, khi làm ăn gặp khó khăn, người ta bắt đầu mê tín, tin quá mức vào thần thánh.

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Bình nói rõ, khi nhiều gia đình khai rằng gặp con rắn đen, rắn đỏ ở mộ người này người kia, gặp rắn “khủng” ở đền nọ miếu kia… rồi chắp nối các sự kiện với nhau. Chuyện làm ăn thuận lợi, hay ho thì không nhớ, đi nhớ toàn chuyện buồn và vin vào sự ngẫu nhiên đó mê tín. Thêm vào đó, liên tiếp có những thông tin có hay không có thế giới tâm linh, thế giới thứ hai…và vì vậy, con người càng tin vào những chuyện như vậy.

Rắn thần chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng trên “cơ sở” có nhiều thông tin kích hoạt sự tò mò của nhiều yếu tố ngẫu nhiên lai ghép lại với nhau- Tiến sĩ Trịnh Hoà Bình khẳng định.

Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, Phó Chủ tịch Hội folklore châu Á, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam: Rắn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho thế giới dưới nước, cùng với con hổ ở trong rừng. Dân gian thường có câu “Lúc đi gặp rắn thì may/ Lúc về gặp rắn thì hay phải đòn”. Nó ngầm báo những điều may mắn và tùy vào từng hoàn cảnh như câu ca dao đã nêu, trong hoàn cảnh nào thì rắn trở thành điềm lành, trong trường hợp nào trở thành điềm dữ….Những sự việc được cho rằng rắn trả thù xôn xao thời gian qua chỉ là tin đồn nhảm nhí, nhưng vì không chứng minh được nên người dân vẫn cho rằng nó có thật và tin tưởng, báo An ninh thủ đô dẫn lời.

Cũng trên báo này, tiến sĩ GS. NGND Mai Đình Yên - chuyên gia đầu ngành về động vật học của Việt Nam cho biết: Ở nước ta có 3 loài rắn lục có hình dáng bên ngoài có thể giống và có thể nôm na là “rắn có mào” là: Rắn lục mũi hếch, rắn lục sừng và rắn lục voi. Ba loại rắn này phân bố ở Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Mẫu Sơn). Loài rắn này cực độc, cực hiếm nọc nguy hiểm cho người và có giá trị nghiên cứu khoa học. Thêm vào đó, đặc tính sinh học của loài rắn là thích chui vào trong đền, miếu, hốc cây cổ thụ nơi yên tĩnh để trú ẩn, vừa ẩn mình, vừa để săn mồi. Vì vậy khi đi cầu khấn ở những nơi linh thiêng mà gặp rắn thì không phải điều gì quá kỳ lạ. Rắn thần hoàn toàn là chuyện nhảm nhí.

Mẫn Chi

Xin Sư phụ và các sư Huynh, sư tỷ cho ý kiến về việc này ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay