Posted 14 Tháng 12, 2011 Sự tích khăn tang Ngày xưa, có vợ chồng nhà phú hộ nọ sinh được năm người con gái. Nhà giàu nhưng lại không con trai, nên bao nhiêu tình thương họ đều dồn vào những cô con gái. Lần lượt năm cô lớn lên, ai nấy đều lập gia đình ra ở riêng, vì các con lấy chồng xa, nên hai ông bà phú hộ cảm thấy nhớ con quá. Một hôm bà bảo chồng: Sắp tới, ông chịu khó trông nhà cửa cho tôi đi thăm chúng một lượt, sau đó tôi lại về trông để ông đi...- Phải đó - ông đáp - nhưng bà phải đi nhanh nhanh lên mới được, đừng bắt tôi đợi lâu! "- Không được đâu, tôi tính ở lại với các con đứa nào ít nhất cũng một tháng, năm đứa vị chi là năm tháng, cộng đi đường tổng cộng độ vài ba chục ngày, như vậy cũng mất ngót nửa năm rồi ông ạ!- Thôi được, thế th́ bà nó đi đi, bà nhớ đừng để cho đứa nào quấn quýt quá rồi ăn dầm nằm dề ở đó làm cho tôi mỏi mòn trông đợi.Rồi người vợ cùng con hầu ra đi. Nhưng chỉ được vài tháng đă thấy bà trở về, vẻ mặt buồn so. Thấy thế, ông liền hỏi dồn:- Cơn cớ làm sao mà bà về nhanh như vậy? Có gặp điều gì khó khăn dọc đường hay không mà vẻ mặt bà không được vui? Chẳng có gì hết, tôi vẫn bình yên, chúng nó đều mạnh khỏe cả. Tôi về sớm là ý tôi muốn ông khỏi trông. Ông cứ đi một lần cho biết.Thấy vợ nói úp úp mở mở, ông phú hộ chẳng hiểu gì nên cuối cùng cũng sắm sửa hành lý ra đi. Ông ghé nhà người con gái thứ nhất. Chàng rể tiếp đón niềm nở làm ông hài lòng, nhưng con gái ông lại không được như thế, nó chỉ chuyện trò giả lả được đôi câu rồi quay vào công việc của nó. Đến khi chồng nó ra đồng trông coi thợ cày cấy, thì con gái ông lúi húi lo việc bếp núc, cha con chẳng có dịp chuyện trò. Măi đến gần trưa, ông cảm thấy bụng đói cồn cào, định bảo nó dọn cho mình ăn trước như khi còn ở nhà, nhưng rồi lại nghĩ thầm: “Để xem nó đối đăi với cha nó ra sao cho biết?!”. Ông thấy con gái chờ chồng về mới dọn cơm ra. Chàng rể của ông lúc ấy tuy đă về rồi mà vẫn còn bận một số công việc nên ông phải đợi tiếp. Đến khi thấy quá trưa, con gái ông mới gọi chồng: Mình ơi, hăy để đó vào ăn cơm đi, cho ông già ăn với! Nghe con gái nói thế, ông cảm thấy không được vui. Chiều hôm ấy và liên tiếp những ngày sau cũng vậy. Ông nghiệm ra rằng con gái ông chăm sóc cho chồng nó chứ không phải cho ông: “Thì ra bây giờ nó coi cha nó chẳng ra gì. Nếu chồng nó không ăn thì có lẽ ḿnh cũng phải ngồi nhịn đói” Ở chơi được ít ngày, thấy con gái không được vồn vă đằm thắm như xưa, ông liền từ giă vợ chồng nó mà đi đến nhà đứa khác xem sao. Lần này vừa đi ông vừa lẩm bẩm: “Chắc thế nào những đứa sau cũng phải khác chứ, chẳng lẽ đứa nào cũng như vậy cả sao? Vợ chồng ta trông cậy chúng nó rồi đây sẽ chia nhau về phụng dưỡng một khi bố mẹ tuổi già kia mà!” Nhưng khi đến nơi, ông thấy đứa thứ hai cũng chẳng khác đứa đầu. Nghe bố đến thăm cũng tiếp đăi gọi là cho có bổn phận rồi lại loay hoay vào công việc nhà chồng, bỏ mặc ông chẳng chút quan tâm. Lần lượt ông đi thăm đủ cả năm cô con gái yêu quý nhưng chẳng đứa nào là không say mê với công việc của nó, chẳng đứa nào quan tâm chăm sóc đến ông như lúc ở nhà. Sau cùng, ông chép miệng:- Vậy là con gái một khi bước về nhà chồng thì chẳng còn là con mình nữa. Nó xem chồng trọng hơn bố mẹ nó nhiều. Nghĩ vậy nên ông quày quả trở về. Ông tính lại thời gian thăm con cả đi lẫn về c̣n ngắn hơn cả bà. Khi về, ông gọi vợ lại bàn rằng:- Thế là mấy đứa con gái có cũng như không, chẳng hy vọng gì vào chúng nó đỡ đần mình tuổi già nữa rồi. Bây giờ bà để tôi đi kiếm một đứa con nuôi đặng mai sau nó săn sóc chúng mình lúc mắt mờ chân chậm. Bà nó nghĩ sao? Vợ phú hộ trả lời: Thôi ông ạ! Đừng có đi mà mất công lại nhọc xác. Con đẻ rứt ruột ra mà chúng không đoái không hoài thì con nuôi có làm được gì?. Phú ông liền bảo: Trên đời này có kẻ tốt người xấu, đâu phải ai cũng như ai, bà đừng ngại. - Được rồi, ông cứ đi đi, cố tìm một đứa con ngoan phụng dưỡng, mọi việc ở nhà mặc tôi lo liệu. Phú hộ bèn đóng vai một ông già nghèo khó rồi ra đi từ làng này đến làng khác, đến đâu ông cũng rao: ai mua cha không ? Có ai mua cha? ra mà mua! Mua ta về làm cha chỉ mất năm quan tiền thôi...Mọi người nghe ông già rao như vậy thì tưởng ông điên. Có người còn vui miệng nói :- Mua lăo ấy để về nhà mà hầu ư ? và để rồi đây lăo ta trăm tuổi qua đời có được đồng nào còn phải lo tống táng nữa sao ? Thà là nuôi một người đầy tớ còn hơn. Tuy có nghe nhiều lời mỉa mai cười cợt, phú ông vẫn không nản chí, vẫn đi hết xóm này đến ấp kia, miệng rao không ngót:- Có ai mua cha không này? Bấy giờ ở làng nọ có hai vợ chồng một nông phu nghèo, nghe có người đi bán ḿnh làm cha, chồng bảo vợ :- Hai vợ chồng ḿnh mồ côi từ thuở bé, chưa bao giờ được hưởng tình cha con, lại chưa có mụn con nào, thật là buồn. Thôi thì ta mua ông già này về thủ thỉ với nhau khuya sớm cho vui cửa vui nhà. Thấy vợ đồng tình, anh chàng chạy ra đón ông già vào và nói : ">- Ông định bán bao nhiêu tiền?- Năm quan không bớt. Anh chồng liền thưa: - Thú thật với ông, nhà tôi nghèo quá, muốn mua ông nhưng không sẵn tiền. Vậy ông ngồi chơi để tôi bảo nhà tôi đi vay xem.Phú hộ ngồi chờ hồi lâu, thấy chị vợ chạy đi một lát rồi lại quay về, nhưng số tiền vay được cùng với tiền nhà gom lại cũng chỉ có hai quan. Anh chồng liền nói:- Thôi thì ông thông cảm cho, hai ngày nữa mời ông trở lại, chúng tôi sẽ có đủ tiền. Hai ngày sau, vợ chồng anh nông phu trao tiền cho ông, mời ông vào nhà “cha cha, con con” rất thân t́hiết. Phú hộ thấy đầu tóc người vợ bây giờ biến đi đâu mất liền hỏi:- Này con ơi, tại sao đầu tóc của vợ con lại cắt cụt đi như vậy ? Anh chồng tần ngần đáp: Chẳng giấu gì cha, nhà con quá nghèo không đủ tiền mua, mà nếu không mua thì ít có dịp nào tốt hơn. Vì vậy, vợ con phải cắt tóc đi bán mới có đủ số tiền năm quan đó. Từ ngày có người cha nuôi, hai vợ chồng nông phu tỏ ra rất niềm nở và chịu khó chăm sóc hầu hạ ông không biết mệt. Phú ông vẫn không cho biết gốc tích quê quán thật của mình, hằng ngày vẫn cứ ăn no ngủ kỹ, đôi lúc lại kêu váng đầu mỏi lưng, bắt họ phải xoa bóp hoặc tìm thầy chạy thuốc.Mặc dầu vậy, hai vợ chồng vẫn cơm nước săn sóc không bê trễ. Cứ như vậy được vài tháng sau, nhà họ đă nghèo lại càng mạt thêm Hai vợ chồng phai cố gắng làm thêm để nuôi cha, có bữa phải nhịn đói để nhường cơm cho ông già. Tình cảnh như vậy kéo dài nửa năm, nợ nần của họ chồng chất quá nhiều mà trong nhà gạo tiền đă kiệt. Tuy vậy, họ vẫn không hề lộ vẻ mỏi mệt, cố làm vui lòng cha già. Một hôm, hai vợ chồng ngủ dậy đă thấy người cha nuôi khăn gói chỉnh tề, ông bảo họ:- Các con hăy đốt cái nhà này rồi đi theo ta! Vợ chồng anh nông phu trố mắt nhìn nhau, tưởng ông phát điên, nhưng sau đó lại thấy ông phú hộ giục bảo:- Làm con thì phải vâng theo cha mẹ, chớ có sai lời. Cha đă bảo các con đi theo cha kiếm ăn thì cứ việc đi, cái nhà này ọp ẹp chẳng đáng bao nhiêu đừng tiếc nữa. Vợ chồng nghe thế, biết ông nói thật, không dám căi, đành nhặt nhạnh một vài món đồ buộc thành một gói, rồi châm lửa đốt nhà. Đi theo ông già, họ thấy ông ban ngày lần hồi xin ăn, tối tối lại vào nhà người xin ngủ nhờ, họ vẫn vâng lời, không chút phân vân. Ba người đi xin ăn như thế được năm ngày, cuối cùng đến trước một ngôi nhà ngói tường vôi, ông mới vui vẻ bảo họ: - Các con ơi, đă đến nhà ta rồi! Bà phú hộ bước ra cổng đón vào, ông tươi cười bảo vợ:<- Bà nó này, đây mới thật là con của chúng ta đấy! Bấy giờ vợ chồng anh nông phu mới ngớ người ra, biết được cha mẹ nuôi ḿnh là một nhà giàu có. Phú hộ bảo anh nông phu lấy theo họ mình, và từ đó hai vợ chồng bước vào một cuộc đời sung sướng. Ít lâu sau, phú hộ lâm bệnh nặng. Biết mình sắp gần đất xa trời, ông bèn làm tờ di chúc để phần lớn gia tài cho đứa con nuôi, đoạn ông gọi vợ đến trối rằng:- Sau khi tôi chết, bà nhớ đừng cho năm đứa con gái biết tin đấy! Ông nói tiếp:- Nếu chúng nó có nghe ai mách mà về đây, chưa biết chừng tôi sẽ “bứt néo” trổi dậy cho mà coi. Việc để tang đứa con trai cứ theo cổ tục, cắt tóc, đội mũ, quấn rơm trên đầu để chứng tỏ mình chịu cực chịu khổ với cha mẹ thì thôi cũng được, nhưng đứa con dâu th́ì bà bảo nó khỏi cắt tóc,vì tôi chưa bao giờ quên được cái việc nó đă hy sinh mái tóc dài của nó để mua cha, vậy nó chỉ cần đội khăn tang là đủ. Nhưng khi khâm liệm cho chồng xong, bà phú hộ vì nặng lòng nên cũng cho người lén báo tin cho năm đứa con gái biết. Khi chúng về, bà đón ở cổng, thuật lại lời trối của cha chúng cho nghe và bảo chúng đừng có vào nhà, kẻo có sự chẳng lành. Năm đứa con gái hối hận lắm, nhưng việc đă rồi biết làm sao? Khi đưa linh cữu cha, chúng đòi đi đưa cho bằng được. Khuyên can con măi không xong, cuối cùng bà buộc ḷng phải xé cho chúng ngoài khăn tang ra còn thêm mỗi đứa một vuông vải cho chúng che mặt lại để mong linh hồn bố chúng khỏi biết. Từ đó, người ta bắt chước để tang theo cách gia đình này đă làm: “Con trai cắt tóc vành rơm, mũ mấn, dây lưng chuối như cổ tục, con dâu được miễn cắt tóc, chỉ đội khăn tang, lại miễn cả che mặt. Còn con gái ngoài khăn tang còn có một mảnh vải che mặt.” 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 12, 2011 Một câu chuyện đầy tính nhân bản, ca ngợi lòng hiếu thuận và trách nhiệm của con người trong gia đình. Nhưng để giải thích vì sao có tục đội mũ rơm , mặc áo trắng và khăn che mặt thì với cách hiểu của cá nhân tôi theo Lý học Đông phương thì phong tục này không thể bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích. Từ lâu - qua định nghĩa về khái niệm "văn hóa" - tôi đã xác định rằng: Một giá trị văn hóa phải được sự hỗ trợ của quyền lực xã hội. Nó không thể là một thứ tập tục bắt chước. Nếu do tập tục bắt chước vì câu chuyện cổ tích này mà thành tục lệ truyền thống phổ biến trong cả một dân tộc thì không lẽ khi giao lưu với nền văn hóa khác, cũng vì câu chuyện này mà thành tục lệ trong ma chay chăng? Điều này vô lý. Vậy căn cứ vào đâu để Việt tộc có tục mang áo tang trắng, mũ rơm, che mặt và đội mũ tang với thân nhân người đã khuất? Chúng ta đều biết rằng cái chết thuộc Âm, và Tử Khí - Âm khí rất nặng nề. Để cân bằng Âm Dương và trên thực tế khoa học cũng xác định rằng: Màu trắng là màu có tính phản xạ cao nhất so với các màu. Bởi vậy , với màu trắng thuộc Dương và tính phản xạ của nó cân bằng Âm Dương và chống lại tính chất của Âm Khí, bảo vệ người thân trong gia đình dòng tộc vốn gần gũi với tử thi hơn cả. Theo tục lệ thì những người con trai phải đi gần quan tài. Trong Phong Thủy Lạc Việt tôi cũng đã nhiều lần nói rằng: Những vật thể xốp đều có tác dụng chống lại những bức xạ xấu, vì tính hấp thụ những bức xạ (Tất nhiên mang tính tương đối: Với con giun thì gan của chúng ta là xốp). Trong các vật dụng dân dã của nền văn minh lúa nước thì rơm chính là một dạng của vật thế xốp. Theo tôi đó là lý do mà tổ tiên ta đã dùng mũ rơm làm vật liệu thế hiện sự tang chế và cũng là vật thế xốp bảo vệ não bộ của những người con trai khi đi cạnh quan tài và khi thực hiện những nghi lễ tang chế. Với người nữ, thế chất thuộc Âm, dễ bị hấp thụ tử khí - Âm khí, nên qui định phải đi xa quan tài sau các người nam và họ phải che mặt đế tránh hấp thụ âm khí qua đường hô hấp. Chiếc nón đội đầu của người nữ hình chóp bằng vải trắng và phải xõa tóc cũng vì những lý do trên.Chiếc áo sô bằng vải màn trắng có nhiều lớp cũng chính là tạo ra một bộ áo xốp vừa có tính phản xạ, vừa có tính hấp thụ bảo vệ con người trước tử khí. Như vậy - theo cái nhìn chủ quan của tôi - thì tất cả những nghi thức tang chế của Việt tộc đều có xuất xứ từ những tri thức Lý học và áp dụng trong cuộc sống của con người. Nó phải được những bậc trí giả Lạc Việt tìm hiểu kỹ lưỡng và quyết định trở thành những tập tục truyền thống. Việc có một câu chuyện cổ tích đầy tính nhân bản mà chị Wildlavender giới thiệu ở trên , có mục đích giải thích một cách hợp lý tập tục này nhằm duy trì truyền thống khi nền văn hiến Việt đã chìm vào thời gian trải hàng ngàn năm dâu bể. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 12, 2011 Cách "HiỂU" của Bác Thiên Sứ đã mang tính hợp lý và khoa học, tôi khâm phục cách lý giải của Bác bởi khi đọc bài trên, tôi tôn trọng tính truyền thống của cổ tích nhưng chỉ cảm thấy sự hợp tình hợp cảnh chứ chưa hợp lẽ. Trân trọng cám ơn trí tuệ tuyệt vời của Bác! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 12, 2011 Sự tính trên đúng là hay thật. Rất nhân văn. Tuy nhiên Laido có đọc được ở đâu đó, hay nghe ở đâu đó thì phải, giờ không nhớ nữa. Nhưng tục Tục đội mũ rơm quấn thật to quanh đầu, thắt lưng bằng dây gai, dây chuối, chống gậy tre xuất phát từ một đám tang cổ xưa. Khi đưa tiễn cha về nơi an nghỉ cuối cùng, trên đường về người con vì sức kiệt nên đã trượt chân ngã, đầu bị đập vào đá mà chết. Kể từ đó, để tránh việc đáng tiếc như vậy, người sau đã dùng rơm quấn trên đầu và thắt chặt quần áo bằng dây chuối, chống gậy tre để cho chắc chắn và lỡ có va vào đâu thì cũng giảm được sát thương. Sau này để giản tiện hơn thì người ta lại thay cái mũ rơm bằng khăn trắng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 12, 2011 Cách "HiỂU" của Bác Thiên Sứ đã mang tính hợp lý và khoa học, tôi khâm phục cách lý giải của Bác bởi khi đọc bài trên, tôi tôn trọng tính truyền thống của cổ tích nhưng chỉ cảm thấy sự hợp tình hợp cảnh chứ chưa hợp lẽ. Trân trọng cám ơn trí tuệ tuyệt vời của Bác!Cảm ơn chị Wildlavender có lời khen ngợi. Sự thăng trầm của Việt sử với sự đô hộ hàng ngàn năm của đế chế Hán, đã khiến ông cha ta phải nguy trang rất nhiều phong tục, tập quán, lịch sử văn hóa dưới dạng cổ tích. Như: "Sự tích Đầm Nhất Dạ" - lịch sử Đạo Giáo, "sự tích Cây Nêu" - lịch sử phong tục...hoặc như "Bà Nữ Oa vá trời" - nội dung học thuyết...Hoặc chính sự tích chiếc khăn tang cũng là một ví dụ, nhằm giải thích dưới một hình thức khác, bảo vệ những gía trị truyền thống Việt qua giai đoạn đen tối của lịch sử. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 12, 2011 Sự tính trên đúng là hay thật. Rất nhân văn. Tuy nhiên Laido có đọc được ở đâu đó, hay nghe ở đâu đó thì phải, giờ không nhớ nữa. Nhưng tục Tục đội mũ rơm quấn thật to quanh đầu, thắt lưng bằng dây gai, dây chuối, chống gậy tre xuất phát từ một đám tang cổ xưa. Khi đưa tiễn cha về nơi an nghỉ cuối cùng, trên đường về người con vì sức kiệt nên đã trượt chân ngã, đầu bị đập vào đá mà chết. Kể từ đó, để tránh việc đáng tiếc như vậy, người sau đã dùng rơm quấn trên đầu và thắt chặt quần áo bằng dây chuối, chống gậy tre để cho chắc chắn và lỡ có va vào đâu thì cũng giảm được sát thương. Sau này để giản tiện hơn thì người ta lại thay cái mũ rơm bằng khăn trắng.Về mặt hình thức thì theo câu truyện thấy có vẽ hợp lý, nhưng về chiều sâu thì không mấy thuyết phục cho một lý do, bởi một lễ nghi với những nghi thức, định tiết của nó phải xuất từ một tư duy nhận thức có cơ sở từ một nền văn minh nào đó phản ánh thực tại nhận thức vũ trụ.Thiên Đồng Share this post Link to post Share on other sites