Thiên Đồng

Huyền Không Tham Khảo

5 bài viết trong chủ đề này

tham khảo

Đại Huyền Không Phân Tích Về Âm Trạch
Đại Huyền Không Phong Thủy là một bộ môn bí truyền rất lâu, đến cuối đời nhà Minh đầu đời nhà Thanh tức cùng thời đại với Tưởng Đại Hồng Tiên sinh thì mới có Triệu Liên Thành là người truyền dạy bộ môn này. Sau này học trò của ông viết thành sách là bộ “Nguyên Không Pháp Giám” trong đó nêu rất kỹ các Nguyên Lý của Học Phái này. Tuy nhiên do sách viết theo lối cổ văn, lại rất vắn tắt nên người đọc nếu chẳng thể kiên trì thì khó mà khám phá những uyên ảo trong đó. Sau này (Dân Quốc) có Đàm Tiên Sinh vốn học Phi Tinh Huyền Không nhưng có cơ duyên học được mà tiếp tục xiển dương học phái Đại Huyền Không thành ra Đàm Phái rất thịnh hành. Có quy chuẩn chi tiết ứng dụng rộng rãi trong cả Âm Dương hai Trạch. Sau đây xin đưa một vài ví dụ phân tích về Âm Trạch của Đại Huyền Không:
A. Xuất Thủy Lâm Ngũ Hoàng, Quan Tư Phá Tài
Âm Trạch này ở Tân sơn Ất hướng, thủy xuất Thìn Tỵ, chôn năm 1966, năm 1988 Mậu Thìn bị phạm vào kiện tụng, lao lý phá tài.

Posted Image

Phân tích: (1) Tân sơn là dùng Văn Xương Tinh. Tứ Lục ở Hạ Nguyên là Âm Tinh, cho nên bài nghịch, Ngũ Hoàng ở vào Thủy Khẩu, bời vì lạc vào thủy khẩu mà thành phá tài (Thủy Khẩu Phản Cục). (2) Năm 1988 là Mậu Thìn, Thái Tuế Thìn tại chỗ Tốn Cung Địa Bàn, Thái Tuế lạc vào Phản Cục Thủy Khẩu, cho nên phát sinh Quan Tư Kiện Tụng đẩy nhanh việc phá tài.

B. Ai Tinh Địa Vận Bội Phản, Tất Phát Thiếu Vong Hung Tai
Mộ phần Tuất sơn Thìn hướng, thủy xuất Cấn, táng Vận 6, giao sang vận 7 thì phát sinh ra nhiều người chết trẻ.

Posted Image

Phân tích: (1) Tuất sơn là Nhất Bạch. Hạ Nguyên là Âm Tinh nhập giã bày nghịch, Thất Xích Tinh đến Thủy Khẩu. (2) Giao sang Vận 7 Thất Xích là Lệnh Tinh, đặc biệt là Lệnh Tinh liên quan rất lớn đến sức khỏe của con người, Thất Xích Lệnh tinh rơi vào Thủy Khẩu Phản Cục nên càng hung hiểm, xung phá Lệnh Tinh mà phát sinh làm thành Hung Họa.
A Tư Tiểu Khang www.phongthuy123.co.cc
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huyền Không Minh Kính Ca

Không luận Lai Sơn mạch nghìn dặm, song theo nhập thủ xem chân Long. Nên xem Lai Sơn đi xuống nước, Âm Dương Linh Chính thông cả hai.
Chính phối Sơn Long Linh phối Thủy, quản khiếu thế đại vĩnh xương long. Trước theo trên Huyệt biện Lai Long, Âm Dương thư hùng diệu vô cùng.
Âm đến Dương Tọa Dương lai Âm, Âm Dương giao thác cần phân rõ. Một sáu là Thủy, ba tám Mộc, hai bảy bốn chín tìm cho kỹ.
Qua bốn vị lập hướng có Thiên Cơ, Tiên Hiền đã lưu diệu kinh văn. Một quái thuần thanh là đại cát, sơn hướng thủy khẩu hợp thành môn.
Sơn quy Sơn lai Thủy quy Thủy, Âm Dương hai lộ thuận nghịch hành. Không để Sơn Long xuống dưới nước, chẳng để Thủy Long trèo lên non.
Điên đảo đắc vận là châu bảo, thuận nghịch thất vận là Hỏa Khanh. Nếu gặp Chính Thần Tọa Chính vị, lại đem Thủy Khẩu phối Linh Thần.
Cha mẹ con cháu không bác tạp, đó là nhân gian địa Long tinh, tam nguyên cửu vận thường bất bại, sinh lai đại địa hợp Thiên Tâm.
Trời tạo đất bày đại công lực, Thiên Tử lâm triều quản vạn dân, cũng là bù đắp địa mạch nhỏ, định nhiên phú quý danh vang xa.
Chân Long Huyệt Đích vận chưa đến, cũng làm đại sư phí tâm cơ, khiến người chưa được âm phúc trợ, họa đến bất ngờ hỏng gốc căn.
Tam nguyên cửu vận tương giao tiết, cần đem vô hình phối hữu hình. Cha mẹ con cháu trười đất người, địa nguyên một quái tối nên thuần.
Không được kiêm trái hoặc kiêm phải, xuất quái không vong là gốc họa. Cha mẹ hoặc có thể trái phải kiêm, kiêm địa kiêm nhân cần minh bạch.
Kiêm địa không thể quá 5 độ chuyên, kiêm nhân quá sáu cũng không yên. Chớ oán đất trời không tình nghĩa, âm sai dương thác họa không sai.
Nếu là Lai Long hợp kiêm độ, Tọa Hướng thuận kiêm cũng hợp tình. Sơn cần hợp hướng, hướng hợp Thủy, trái phải âm dương chia hai bên.
Kiêm trong 3 độ được Hạ Quái, Kiêm quá 3 độ tìm Thế Tinh. Nếu thành phụ mẫu Tam Ban Quái, tiền thế hưu lai có phúc phần.
Huyền Không Diệu Quyết không ở lắm, Long Hướng Sa Thủy đã nói tinh. Có người biết được Phi Tinh diệu, Thiên Địa Càn Khôn nắm trong tay.
Bài ca này là để cảnh tỉnh người sau, để người học sau có được chính lộ, không bị mê hoặc bởi ngụy pháp. Đọc thông hiểu hết bài ca này tuy không gọi là tinh thông hết cái học của Huyền Không. Song ẩn ở trong bài ca cũng có trùng trùng các nghiên cứu học tập của Huyền Không Học. Người học sau nên tinh tế tham khảo. Đồng thời thỉnh các vị cao nhân dạy bảo thêm.

A Tư Tiểu Khang .

Posted Image Posted Image
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một Số Điểm Đặc Thù Của Huyền Không

Phép Dùng La Bàn Đặc Biệt: Hầu hết các La Bàn hiện nay đều có ba bàn. Chính châm (Vòng trong) là Địa Bàn; Trung châm (Vòng giữa) là Nhân Bàn; Phùng châm (Vòng ngoài) là Thiên Bàn. Phái Tam Hợp lấy Chính châm Cách Long, Lập Hướng; Trung châm Tiêu Sa; Phùng châm Nạp Thủy. Cũng có người lấy Trung châm và Phùng châm để lập hướng, đó là nhầm lẫn. Huyền Không Địa Lý nhất luật chỉ dùng Chính châm. (Chính châm là kim nam châm cảm ứng với từ trường trái đất).
(Thực ra Nhân Bàn và Thiên Bàn cũng chính là sử dụng nguyên tắc Thuận Tử và Nghịch tử của Huyền Không Địa Lý)

Phương Pháp Thu Sơn, Thu Thủy Đặc Thù: Huyền Không Địa Lý chú trọng đến Sơn tinh được sinh vượng Khí đi đến Sơn (Nơi tọa, lưng của Trạch), thoái, tử, sát Khí phi đáo thủy; Còn Hướng tinh được sinh vượng Khí phải phi đáo thủy (Nơi hướng, cửa của Trạch), thoái, tử, sát Khí phí bài đến Sơn. Như thế tức là thu được sơn, lại xuất được sát đi. Chính Thần ở chính vị trí, đẩy nước nhập vào Linh Đường (Chính Thần Tọa Chính Vị, Bát Thủy Nhập Linh Đường).

Giải Thích Về Phản Phục Ngâm:
Huyền Không Địa Lý lấy trường hợp Đương Sơn Hướng Ai tinh với Nguyên Đán Bàn giống nhau, gọi là Phục Ngâm, trái nhau là Phản Ngâm. Phản, Phục Ngâm lúc đương lệnh (Đang còn trong khoảng thời gian của vận tinh) còn tạm dùng được, thất lệnh tất phát ra tai ách, họa hoạn. Trường hợp này chỉ dùng lý luận của Huyền Không Địa Lý mới giải thích được. Trong Đạo học phương Đông nói chung và trong lý thuyết Kinh Dịch nói riêng tư tường Trung Dung (Ở giữa bình yên) luôn được coi trọng. Vì thế nhiều quá cũng không tốt, ít quá cũng không hay. Đây chính là nhận thức cơ bản về Phục Ngâm và Phản Ngâm.

Phép Phân Kim Đặc Biệt : Tất cả có 120 phân kim, tức là mỗi Sơn có 5 phân kim. 24 Sơn cộng lại là 120 phân kim. Huyền Không Địa Lý ở giữa mỗi Sơn trong phạm vi 4,5 độ ( Phải, trái ) gọi là Hạ Quái, lệch quá 1 độ gọi là Thế Quái hoặc Khởi Tinh. Trong phép dùng, Hạ Quái và Thế Quái có sự sai biệt rất lớn, đó là sự sáng tạo của Huyền Không Địa Lý.
A Tư Tiểu Khang
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khái Niệm Cơ Bản Thất Tinh Đả Kiếp

Thất Tinh là Bắc Đẩu vậy. Lại nói cần tương hợp với Ly cung. Đó là Ly lại Ly mở ra Ly vậy. Khái Niệm của nó như sau :
Sách nói :
Cán đẩu chỉ Đông thiên hạ đều Xuân.
Cán Dẩu chỉ Nam thiên hạ đều là hạ.
Cán Đẩu chỉ Tây thiên hạ đều là thu.
Cán Đẩu chỉ bắc thiên hạ đều là Đông.

Đó là Đông Tây Nam Bắc không thể lấy Tý Ngọ mão Dậu để làm phân giới. Mà là lấy Thìn Tuất Sửu Mùi làm phân giới vậy. Cho nên cổ Pháp lấy Dần Thân Tỵ Hợi làm mở đầu của bốn mùa, từ đó bắt đầu Đông Tây Nam Bắc. Cho nên thực tế nói Dần Thân Tỵ Hợi là ám chỉ thời gian vận hành. Đã biết thời khí lưu chuyển không ngừng, mà Phong thủy lập cực lấy dùng không chỉ một lúc. Vừa sau lúc giao vận thì quái khí tất là đảo lộn. Mỗi vận chỉ dùng ước độ 20 năm thôi là vì thế. Dùng quái khí để xem xét tất nên lo nghĩ đến điều này. Nếu như sau khi tách rời bản sơn nguyên vận. Nó tất cần có khí của tương lai tương hợp. Làm sao đề được Phúc Ấm lâu dài ~ Cho nên chữ “Ly” có ý nghĩa là khai mở ~ Đổi câu nói là : Thiên Ngọc Kinh có một câu về Bắc Đẩu Thất Tinh Đả kiếp ~ nghĩa của nó là chỉ sau lúc đã xa rời vận gốc, thì dùng đến Quái Khí để tương hợp với vận đó. Như vận 1 cung Ly nạp Ngọ. Lại vận 3 là cung Đoài Quái nạp Dậu. Ai Tinh đều là đồng khí tương hợp, bởi thế vận 1 lập Tý Sơn Ngọ Hướng. Mà ở Cung Đoài chữ Dậu có nước, tất vận 1 – 3 đều phát.

Khẩu Quyết Về Thất Tinh Đả Kiếp Pháp :

Thức đắc Phụ Mẫu Tam Ban Quái, Dĩ thị chân Thần Lộ; Bắc Đẩu Thất Tinh khứ đả kiếp, Ly cung yếu tương hội

Nhất Điểm dịch
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

12 Tướng Tinh Đoán Quyết

Lấy Tọa Sơn làm chuẩn xem phương nào có đỉnh núi cao đẹp, lấy làm quý.
Quyết : Trạng Nguyên Cập Đệ xuất từ đâu. Ở chỗ “Công Tào” khởi ngọn cao, lại có triều sơn cùng nước đẹp. Trước Điện ( Kim Loan) được cử chức Tam Công. Bảng Nhãn cập đệ ít người biết, ở chỗ “Thái Ất” có nguy nga đẹp đẽ, núi cao đoan chính Thái Hoa lang, “Đăng Minh” cao cử tối vi lương. Như thế đoán đất có tướng quân. Ỏ chỗ “Truyền Tống” có đỉnh cao đẹp, nếu thấy “Thắng Quang” đoan chính ngồi, cháu con thường ở đế vương cung.

Khởi Quyết :
Càn Giáp Đinh sơn (Tuất Càn) khởi, Hợi Mão Mùi sơn (Hợi Nhâm) hành.
Khôn Nhâm Ất sơn (Tý Quý) thượng, Thân Tý Thìn sơn (Thìn Tốn) khán.
Cấn Bính Tân sơn (Tỵ Bính) lập, Dần Ngọ Tuất sơn tại (Thân Canh) .
Tốn Canh Quý sơn ( Mùi Khôn) thị. Tỵ Dậu Sửu sơn (Sửu Cấn) sinh.

Chú ý : Lấy song sơn chửơng quyết khởi (Thiên Cương Tinh), thuận hành.

Ca Quyết :
“Thiên Cương” bày lập ở trong mây, nhọn đẹp sáng trước chẳng đủ vui. Có cố đeo đuổi nghiệp văn chương, khoa trường rơi lệ về chốn cũ.
“Thái Ất” Núi nhọn như măng dài, thêm trời chiếu sáng nơi minh đường. Đoán định cháu con đăng khoa giáp, tay cầm hốt ngà trước quân vương.
“Thắng Quang” đẹp đẽ chiếu minh đường, nhà trắng Công Khanh Tể Tướng Lang. Năm thước thiên nhan thường chiếu ngự, đai vàng áo tía hồi quê hương.
“Tiểu Cát” đỉnh xanh đẹp như ngọn thương, nhọn nhọn cao khởi giữ minh đường. Cháu con cầm giữ Long Xà chạy, sẽ làm tào quan Thất Phẩm lang.
“Truyền Tống” Cao nhọn vút trong mây, tuổi trẻ danh hiển thật anh hùng. Tiếng truyền biển nam người người phục. Trở về kim điện chịu ơn trên.
“Tòng Khôi” Đỉnh nhọn chiếu mộ đài, xuất sinh văn chương quán thế nhân. Lúc đầu tuy được người ưa thích, mà sau lại thiếu vẻ sang trọng, về già vô danh có chút tiền.
“Hà Khôi” Ráp cả thiên hà trước mộ phần, xuất gia thuật sĩ đệ nhất tiên. Triều đình dạy cho Thiên Tử ba Đạo sách, đổi được Kim Ngư giữ được đầu.
“Đăng Minh” Tất cả ở trong mây, cao chiếu minh đường gia trạch giàu. Đỗ đạt danh thơm đăng hai Giáp, hình dáng rậm rậm bớt phải lo.
“Thần Hậu” Đỉnh cao ngang trời, chiếu mộ phúc biến họa tương liên. Cầu danh kiếm lợi chẳng quay đầu, điểm trán rồng già nguyên tại ruộng.
“Đại Cát” cao đẹp vịn đỉnh nhọn, tất nhiên đã kính lại thêm nhàn. Không lo trong bụng mưu kim cổ, danh thơm cuối cùng vào cháu con.
“Công Tào” Chen lẫn phá một nửa trời xanh, đoan chính ngọn ngọn tụ nhau lại. Cập đệ đăng khoa đệ nhất danh, trạng nguyên quay về ngựa như mây.
“Thái Xung” Thật cao áp hết mộ, nhận thấy cháu con đẹp như rồng. Vậy mà khoa trường rớt hết sạch, thở than lều lạnh thật khốn cùng.
Án : 12 Tướng Tinh Quyết, lấy Thái Ất, Thắng Quang, Tiểu Cát, Truyền Tống, Hà Khôi, Đăng Minh, Công Tào là các phương vị có núi cao đẹp đặc biệt, lại lấy thêm Tam Nguyên Ai Tinh bày bố các Quan Vị 1 – 4, 1 – 6, 6 – 8, đồng cung, cũng như có nhà đẹp, nước đẹp, hồ trong xanh, nước có giao tụ tại hướng đầu hoặc cung bên cạnh, phương đó xuất quý, nếu không đạt được các điều kiện trên thì chỉ có hư danh mà không thực quyền. Ngoài ra, muốn xuất quý, phải lo tích âm thiện đức, hiếu dưỡng cha mẹ cho tốt.

Càn Giáp Đinh sơn thuận hành, Hợi Mão Mùi sơn thuận hành, Khôn Nhâm Ất sơn nghịch hành, Thân Tý Thìn sơn Nghịch hành.
Cấn Bính Tân sơn thuận hành, Dần Ngọ Tuất sơn thuận hành, Tốn Canh Quý sơn nghịch hành, Tỵ Dậu Sửu sơn nghịch hành.
A Tư Tiểu Khang dịch
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites