Thích Đủ Thứ

Thắc Mắc Về Câu: Đồng Trụ Chiết, Giao Chỉ Diệt!

13 bài viết trong chủ đề này

Thắc mắc về câu:

ĐỒNG TRỤ CHIẾT, GIAO CHỈ DIỆT

Chẳng là từ sau hôm nhìn thấy lễ nghi gì đó chỗ tượng đài Lý Thái Tổ, nhìn cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược chợt nhớ tới 1 vật phẩm được coi là đại diện cho lịch sử và văn hóa Việt Nam: trống đồng!

Nhớ lại hồi 1000 năm Thăng Long, có được dự 1 buổi đúc trống và xử lý sau khi đúc, gõ thử thấy kêu không to hơn gõ nồi quân dụng Liên Xô bao nhiêu. Lòng tự bảo lòng buồn thay cho lớp con cháu, có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật mà chẳng thể tái hiện được truyền thống cha ông. Phải chăng cùng với sự thất truyền của kỹ thuật đúc đồng và sự biến mất của trống đồng ra khỏi các lễ nghi chính thức, nền văn minh Lạc Việt bắt đầu chìm nổi từ đây?

Nhớ lại truyền thuyết về Mã Viện, sau khi chiến thắng Hai Bà Trưng, đem toàn bộ khí giới và các vật phẩm bằng đồng đúc nên 1 cột đồng to lớn, trên khắc 6 chữ thật lớn: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt. Di tích cột đồng đó hiện nay không rõ ở đâu, nhưng sử gia bao đời của đất Việt vẫn đau đáu coi đây là mốc bắt đầu của thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc. Nhưng liệu cách hiểu đó đã đúng với lịch sử hay chưa? Hãy đi tìm 1 cách hiểu khác!

Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt, chỉ có 6 chữ gọn gàng đó nhưng khắc sâu vào tim óc con dân Lạc Việt bao đời. Người ta vẫn hiểu câu này nghĩa là: Cột đồng này mất thì Giao Chỉ bị diệt. Tuy nhiên, cách hiểu này cực kỳ khó hiểu về logic:

Mã Viện khi đó đã thắng Hai Bà Trưng và biến nước ta thành châu, quận (Giao Chỉ), vậy thì cột đồng đó phải là mốc đánh dấu chiến thắng vẻ vang của ông ta chứ! Nếu vậy tượng đài phải ghi theo kiểu: Đồng trụ THÀNH, Giao Chỉ DIỆT ... chứ tại sao lại CHIẾT?

Hãy suy luận từ vế thứ 2, nếu dân Giao Chỉ không muốn bị DIỆT thì phải bảo vệ ĐỒNG TRỤ khỏi CHIẾT. Vậy rõ ràng ở đây có 1 cái gì đó đã bị đánh tráo! Phải chăng ĐỒNG TRỤ không phải là cái cột đồng có khắc 6 chữ đó?

Nhìn lại hình vẽ trên mặt trống đồng Đông Sơn, ta có thể thấy có 1 điều đặc biệt là mô tả bản thân trống đồng được đánh bởi hai người khi nằm trên mặt đất. Điều này khác xa so với các loại trống, chiêng hiện tại. Và tại 1000 năm Thăng Long, thèm lắm nghe được âm thanh đích thực của trống đồng nhưng cuối cùng cũng chỉ được nghe thứ âm thanh giả dối từ tiếng cồng, chiêng qua sự trợ giúp của kỹ thuật điện tử. Hơn 100 chiếc trống được đúc ra, được nâng niu đó không cái nào cất nổi âm thanh của dòng giống Lạc Hồng!

Từ cái tư thế đặc biệt của trống đồng, đánh khi đặt trên mặt đất như vậy, chợt giật mình liên hệ với câu ĐỒNG TRỤ CHIẾT, GIAO CHỈ DIỆT trên cột đồng Mã Viện. Phải chăng với cái tư thế đặc biệt của trống đồng, người ta gọi nó là ĐỒNG TRỤ! Và khi Mã Viện cho gom hết trống đồng cũng như đồ thờ khí về để đúc nên tượng đài chiến thắng của mình, Mã Viện đã hàm ý rằng, diệt đi nền văn hóa trống đồng sẽ diệt được cái mầm họa Giao Chỉ? Và hàng ngàn năm sau, người ta chỉ hiểu thô thiển ĐỒNG TRỤ là cái cột do Mã Viện đúc nên?

Nếu so thời kỳ Hùng Vương rực rỡ với lịch sử dân tộc kể từ khi Hai Bà Trưng thất thủ thì đúng là khi còn trống đồng, đất nước còn cường thịnh. Sau khi mất trống đồng, con Lạc cháu Hồng ly tán, kẻ nhận giặc làm cha, người phải ly hương bảo tồn nòi giống. Và những giá trị văn hóa, tinh thần cứ phải ẩn sâu, lùi sâu vào các câu chuyện cổ tích, thần thoại để truyền lại cho con cháu đời sau!

Hôm nay nhậu cả ngày, tinh thần không được thoải mái, đầu óc không được minh mẫn, có gì ngày mai sửa lại :D :D :D

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đô Dương, Mã bất tiến

Đăng ngày: 21:26 13-11-2011 Thư mục: Đường về nguồn cội

Posted Image

Đình Hội Phụ, quê hương của các tướng Đào Kỳ - Phương Dung

Trong tác phẩm Anh hùng Lĩnh Nam, bác sĩ Trần Đại Sỹ có kể lại câu chuyện khá cảm động của hai vợ chồng Đào Kỳ và Phương Dung, là tướng của Hai Bà Trưng, đóng ở vùng Bắc sông Đuống. Trong trận Cấm Khê Đào Kỳ đã bị thương, về đến Cổ Loa thì mất. Phương Dung tuẫn tiết theo chồng. Câu đối còn truyền lại nói về hai vị tướng này:

Vị lý Phục Ba thi, loan giá lâm lưu không ẩm hận

Bất ly Tiên trấn giáp, Loa thành qui mã thượng trì thanh.

Dịch nghĩa:

Chưa bọc xác Phục Ba, cạnh sông xe loan còn vang uất hận.

Không rời giáp Tiên Trấn, ngựa về Cổ Loa, vẫn vọng âm thanh.

Posted Image

Lăng Đào Kỳ ở Mai Lâm – Đông Anh

Câu đối khác tương truyền có ở đền thờ Đào Kỳ - Phương Dung ở làng Hội Phụ:

Giao Chỉ tượng thành công dư lục thập thành giai kiện tướng.

Đô Dương mã bất tiến hậu thiên vạn tải hữu linh thần.

Bác sĩ Trần Đại Sỹ dịch là:

Voi Giao Chỉ đã thành công, hơn sáu mươi thành đều công tướng giỏi

Ngựa Đô Dương chậm bước, nên muôn ngàn năm sau thần vẫn linh.

Tuy nhiên, câu đối này nếu dịch như vậy thì có chỗ không ổn. “Mã bất tiến” đúng nghĩa phải là “không tiến lên được”, không phải là “chậm”. Nếu hiểu là “ngựa Đô Dương” không chịu tiến thì thành ra vì Đô Dương không chịu đi ứng cứu nên Đào Kỳ - Phương Dung mới tử trận và hóa thần? Thật vô lý. Đô Dương là tướng của Hai Bà sau đó còn kiên cường chiến đấu ở Cửu Chân chống giặc. Chẳng nhẽ câu đối ở đền thờ này nói tới chuyện “bất hòa” nào đó giữa Đô Dương và Đào Kỳ - Phương Dung?

Hiểu chính xác hơn: “Mã bất tiến” đây là quân của Mã Viện đã không thể tiến lên được bởi sự kháng cự của Đô Dương. Đây là một bằng chứng cho thấy cuộc đàn áp của Mã Viện đã không hoàn toàn thành công như sử vẫn chép. Sau khi Hai Bà mất, Đô Dương lui về giữ Cửu Chân và đã cản được bước tiến của Mã Viện xuống phía Nam. Đô Dương không phải chỉ cầm cự được với Mã Viện trong 2 năm như chính sử viết, mà Mã Viện đã “không thế tiến” được qua đất của Đô Dương.

Vậy Đô Dương, người thực tế đã tiếp nối thành công sự nghiệp của Trưng Vương là ai? Sử cũ hầu như không cho biết gì về Đô Dương cả. Người đã ngăn được bước tiến của giặc Mã phương Bắc không thể không có những vết tích để lại.

Theo Thiên Nam ngữ lục thì Mã Viện và quân Hai Bà đã giảng hòa và dựng cột đồng làm mốc giới ở Man Thành (Bắc Quảng Tây). Cột đồng Mã Viện dựng nên chính nơi Mã Viện đã không thể tiến thêm được nữa, tức là nơi đánh mốc giữa nhà Đông Hán và nước của Đô Dương. Biên giới này nằm ở nơi Đô Dương trấn giữ là Cửu Chân.

Cửu Chân cương lý dư, địa thượng Bắc Nam công bán tại

(Đền Hát Môn)

Rõ ràng Cửu Chân, nơi phân chia Nam Bắc không thể là vùng Thanh Hóa mà phải ở Quí Châu, nơi có Man Thành và cột đồng được dựng.

Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là lời đe dọa của Mã Viện sẽ bẻ gãy mốc giới để tấn công tiêu diệt Giao Chỉ. Cột đồng như vậy là hình ảnh tương trưng cho sự bất khuất của quân dân Giao Chỉ chứ không phải là biểu trưng thành tích của Mã Viện.

Trong câu đối trên từ “” được dùng để chỉ quân Đông Hán nói chung chứ không riêng gì Mã Viện. Và như vậy đối lại, từ “Tượng” ở vế trên cũng là danh từ riêng, chỉ quân vua Trưng, chứ không phải là chỉ "voi Giao Chỉ" như vẫn dịch. Tượng là phương Tây, Mã là phương Bắc.

Một lần nữa lại thấy triều đại của vua Trưng có thể đã được gọi là Tây, cũng như trong câu:

Tiếp Lạc khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử

(Đền Đồng Nhân)

Đinh= Tây, Tượng = Tây. Tới đây ta hiểu vì sao lại có hình ảnh Trưng Vương cưỡi voi. Đó là hình ảnh của vua Trưng trên ngôi Hoàng đế của nước Tượng - Tây - Đinh.

Có sách ghi cha của Hai Bà Trưng cũng có tên là Hùng Định, có phải cũng muốn nói Hai Bà là dòng giống vua Hùng ở hướng Tây?

Liệu Tượng ở đây có phải muốn nói tới Tượng quận đời Tần?

Theo Văn nhân, Đô Dương có thể chính là Khu Liên / Khu Đạt, người lập nên nước Lâm Ấp, và là Đạt Vương của người Choang ở Quảng Tây.

Theo gia phả họ Phạm:

Sau khi Triệu Đà chống lại nhà Nam Hán, lập nên nước Nam Việt (207 trc CN) sáp nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt và thu gom cả đất Nam Hà (xứ Lâm ấp). Chỉ đến khi nhà Hán xâm chiếm lại Nam Viêt, nhà Triệu bị diệt vong (111 trc CN) thì họ Lý xưng vương xứ Lâm Ấp. Mãi đến đời Lý Khu Kiên mất, họ Phạm kế vị với 19 đời vua trải qua gần 500 năm (140-605), đóng đô tại thành Châu Sa...

Dễ dàng thấy rằng Lý Kiên là tên phiên thiết của Liên, hay Lý Khu Kiên = Khu Liên. Thông tin Khu Liên họ Lý, là Đô Dương lại đóng ở Cửu Chân sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng dẫn đến một suy nghĩ khác. Khu Liên hay Đô Dương có thể chính là Lý Thiên Bảo trong cuộc khởi nghĩa tiếp theo vì:

- Lý Thiên phiên thiết là Liên. Lý Thiên Bảo = Bảo Liên = Khu Liên.

Nơi Khu Liên khởi nghĩa được biết là Tượng Lâm, có thể là gồm Tượng quận và Lâm Ấp, tức là Vân Nam và Quảng Tây. Địa bàn này hoàn toàn trùng với ghi chép về Lý Thiên Bảo ở Ai Lao (đất người Di ở Vân Nam - Quí Châu) và Đạt Vương ở Quảng Tây. Nước “Lâm Ấp” ở vị trí miền Trung Việt Nam ngày nay như vậy không phải bắt đầu từ Khu Liên mà là từ sau khởi nghĩa Bà Triệu vào thời Ngô của Tôn Quyền, với vị vua đầu tiên họ Phạm (Phạm Hùng).

Lý Thiên Bảo theo sử Việt chạy về Cửu Chân rồi lập nước Dã Năng ở Ai Lao, lên ngôi Đào (Đoài) Lang Vương. Đoài = Định Đoạt = Đạt, là quẻ Đoài chỉ phương Tây. Như vậy Đoài Lang Vương của người Ai Lao Di có thể cũng là Đạt Vương của người Choang ở Quảng Tây. Nước của Đô Dương như trong các câu đối về Hai Bà Trưng có tên là Đinh hay Tượng, tức là Tây. Nước của Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử lập nên sau này cũng sẽ là Tây, là nước Thục.

Thật bất ngờ khi biết khởi nghĩa Trưng Vương đã dẫn đến sự hình thành nước Thục của Lý Phật Tử - Lưu Bị. Như vậy khởi nghĩa Hai Bà Trưng không gì khác chính là khởi nghĩa Hoàng Cân cuối đời Đông Hán. Quân Hai Bà Trưng dùng màu vàng làm cờ hiệu có lẽ muốn nhấn mạnh tính “Lạc Hùng chính thống” của mình theo quốc tổ Hữu Hùng Hoàng Đế. Giặc Mã không tiến được trước quân của Đô Dương – Lý Thiên Bảo /Lưu Biểu ở Quí Châu rõ ràng như vậy chính là quân của Tào Tháo.

Dịch lại câu đối ở đền Đào Kỳ - Phương Dung theo nghĩa mới phát hiện:

Giao Chỉ, Tượng thành công, dư lục thập thành giai kiện tướng.

Đô Dương, Mã bất tiến, hậu thiên vạn tải hữu linh thần.

Dịch là:

Chốn Giao Chỉ quận Tượng thành công, sáu mươi thành lẻ đâu cũng là tướng giỏi

Gặp Đô Dương giặc Mã hết lối, muôn ngàn năm sau mãi mãi có thần thiêng.

Posted Image

Nghè Lê Xá thờ Đào Kỳ - Phương Dung ở Đông Anh với câu đối:

Cử mục sơn hà vô Hán tướng,

Thệ tâm thiên địa hữu Trưng vương

.

Dịch:

Ngước mắt núi sông không tướng Hán

Tâm nguyền trời đất có vua Trưng.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng quả là một thời bi tráng. Dưới sự đàn áp tàn bạo của quân Đông Hán, khởi nghĩa vẫn không thất bại mà cả một vùng Lĩnh Nam đã được giữ vững, buộc giặc Hán phải cắm mốc phân biên, khai mở một triều đại mới của người Việt là nước Thục của họ Lý.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hằng nằm cứ vào ngày 6/2 âm lịch lễ kỷ niệm hai bà Trưng được cử hành tại nhiều nơi có người Việt sinh sống. Ðây là một sinh hoạt có tính lịch sử truyền thống.

Vào năm 40 sau công nguyên (SCN), Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị quê ở Mê Linh đã dựng cờ khởi nghĩa, trước là trả thù cho chồng sau là đánh đuổi quân xâm lược, Hai Bà đã lấy được 65 thành trì và sau đó là xưng vương họ Trưng.

Năm 42 SCN Mã Viện theo đường biển xua quân đánh trở lại. Trước thế giặc mạnh, quân hai bà chống cự không nổi, rút lui về Cẩm Khê và tan hàng từ đó.

Sau khi xâm chiếm đất Giao Chỉ Mã Viện cho thực hiện hai công trình là: Dựng trụ đồng Mã Viện tại động Cổ Sâm, châu Khâm và xây thành Kiển Giang hình tổ kén ở Phong Khê.

Trang lịch sử này đã gây nhiều tranh cãi về nhiều vấn đề như là:

- Nguyên do khởi nghĩa của Hai Bà vì thù chồng hay vì nợ nước?

- Hai Bà lập nên chế độ mẫu hệ đầu tiên ở Việt Nam chăng?

- Ngày lễ kỷ niệm của Hai Bà cũng có sự khác biệt? Ngày 6/2 hay 6/3 Âm lịch?

- Nguyên do cái chết của Hai Bà là nhảy sông tự tử hay bị chém đem đầu về Trung Quốc?

Cho dù có đặt nghi vấn như thế nào chăng nữa chúng ta cũng phải thừa nhận một điều là Bà Trưng là vị nữ vua đầu tiên tại Việt Nam, một vị vua thành tựu do công sức và tài trí trực tiếp đánh quân xâm lược. Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa do lòng yêu nước chân chính của mình, xuất thân từ giai cấp quí tộc, chứ không phải từ quan niệm đấu tranh giai cấp như nhà sử học xã hội chủ nghĩa lý giải.

Hai bà Trưng đã tạo dựng nên truyền thống vẻ vang nữ anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Ðền thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn, Sơn Tây đang trong giai đoạn trùng tu

Một câu hỏi đặt ra là: tại sao trong suốt gần 2.000 năm kế tiếp dân tộc ta vẫn không xuất hiện được một vị nữ anh hùng thứ hai có tầm cỡ Bà Trưng cho dù lịch sử Việt Nam là lịch sử của chiến tranh chống ngoại xâm từ đó cho đến nay? Phải chăng người phụ nữ Việt Nam yếu hèn? Hay là có sự cản trở bởi một huyền lực nào đó xuất phát từ thời gian sau khi Hai Bà Trưng thua trận, đất nước rơi vào sự đô hộ của người Hán, mà lịch sử chưa làm sáng tỏ chăng?

Thật vậy nghi vấn đó phát xuất từ hai hành vi cụ thể đầy bí ẩn của Mã Viện sau khi xâm chiếm đất nước ta chưa được lý giải rõ ràng.

Theo Khâm Ðịnh Việt Sử Thương Giám Cương Mục (KDVSTGCM), trang 24-25 ghi:

“Trưng vương cùng em gái là Nhị cự chiến với quân Hán, quân vỡ, thế cô, đều bị thất trận chết. Mã Viện đuổi đánh quân đội của hai bà là bọn Ðô Dương đến huyện Cư Phong thì hàng phục được họ. Mã Viện lập cột đồng để ghi địa giới tận cùng của Nhà Hán…”.

Sách Thủy Kinh Chú của Lịch Ðạo Nguyên chép rằng: Mã Văn Uyên (tức Mã Viện) dựng cái mốc đồng để làm giới hạn cuối cùng của đất phía nam Trung Quốc...

Sách Nhất Thống Chí nhà Ðại Thanh có chép:

Tương truyền cột đồng ở về động Cổ Sâm châu Khâm, Mã viện có thề rằng: “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là “Cột đồng ấy gãy thì Giao Chỉ bị diệt”, nên người Việt đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao. Ðó vì sợ cột đồng ấy bị đổ gãy.

Tướng Mã Viện nhà Hán đắp thành Kiển Giang.

Vì thấy huyện Tây Vu có đến ba vạn ba nghìn hộ, Mã Viện xin chia ra làm hai huyện Phong Khê và Vọng Hải. Vua Hán y cho Mã Viện lại lập hành quách, đặt tỉnh ấp (xóm làng), đắp thành Kiển Giang ở Phong Khê. Thành này hình tròn như cái Tổ kén. Nên gọi là thành Kiển giang. Ba năm sau Mã Viện về nước.

A- Trụ Ðồng Mã Viện

Trải qua một thời gian dài bị đô hộ dưới thời Hán thuộc, trụ đồng Mã Viện đã hoàn toàn mất hết dấu tích nhưng vẫn còn để lại nhiều nghi vấn lịch sử như sau:

I - Sự thật của trụ đồng

Trụ đồng Mã Viện là một câu chuyện có thật, đã được ghi vào sử liệu của cả hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Ðây không phải là một huyền thoại hay là hư cấu.

Vào đời vua Trần Thánh Tôn, Ngài đã cho người đi tìm lại dấu tích cột đồng nhưng không thấy.

“Tháng 4 mùa hạ (1272,) sai viên ngoại lang là Lê Kính Phu sang hội với người nhà Nguyên biện luận việc cương giới. Nhà Nguyên sai Ngột Lương sang hỏi giới mốc đồng trụ ngày trước, nhà vua phái Lê Kính Phu đi hội đồng khám xét. Kính Phu nói với Nhà Nguyên rằng: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Việc đó sau cũng thôi... ( KDVSTGCM, Quyển VII tr. 219)

“Tháng 8 mùa thu (1345) Sai sứ sang nhà Nguyên. Nhà Nguyên sai Vương Sĩ Hành sang hỏi địa giới cột đồng ngày trước. Nhà vua sai Phạm Sư Mạnh sang Nguyên biện bạch sự việc này” (KDVSTGCM, Quyển IX Tr.279).

II - Vị trí của trụ đồng

Ða số sử liệu đã thống nhất vị trí của trụ đồng như sau:

- Sách Nhất Thống Chí nhà Ðại Thanh chép: Cột đồng ở về động Cổ Sâm, châu Khâm.

- Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư Ngoại Ký của Lê Văn Hưu Quyển III Tr. 22 ghi: Mã Viện bèn dựng cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán. Cột đồng tương truyền ở trên động cổ Lâu, châu Khâm.

Tóm lại theo sử liệu trên có thể kết luận là trụ đồng nằm ở vùng Châu Khâm tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu thuộc vùng biên giới cực bắc Giao Chỉ cũng là cực nam nhà Hán.

Một vấn đề cần được sáng tỏ nữa là: châu Khâm là huyện biên giới giữa Giao Chỉ và Nam Hán hiện nay nằm ở đâu?

Theo tài liệu nghiên cứu mới nhất của bác sỹ Trần Ðại Sỹ, Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp Á “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống DNA”, thì:

Sau khi dẫn chứng lịch sử thời hai bà Trưng, di tích, cổ vật, cùng kết quả thử nghiệm DNA đã kết luận rằng: Biên giới cổ của nước Việt Nam với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam phía Bắc quả tới hồ Ðộng đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.

Sự phát hiện này có thể xác quyết một điều là vị trí trụ đồng nằm ở biên giới phía Bắc Việt Nam qua thời gian đô hộ đã bị Trung Quốc lấn chiếm và vùng đất động Cổ Sâm (Cổ Lâu) hiện nằm sâu trong lãnh địa Trung Quốc hiện nay.

III - Ý nghĩa câu “Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt”

Trong hầu hết cổ sử Trung Quốc và sử Việt ghi chép lại, giải thích câu này chỉ là một lời thề. Ðiểm này có nhiều nghịch lý.

1. Ðây không thể là một lời thề. Thật vậy, Mã Viện là người đi chinh phục và vui mừng thắng trận, nên không có động cơ nào để tạo ra một lời thề ghi trên trụ đồng. Vì vậy sách sử gọi đây là lời thề là không đúng sự thật.

2. Ý nghĩa câu chữ “Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt” ngầm ý hăm dọa cũng như gây hận thù với dân tộc Giao Chỉ rất là phi chính trị. Theo sử sách cho biết Mã Viện là một danh tướng văn võ song toàn giỏi quân sự lẫn chính trị, có thể nào ngây ngô đưa ra một lời thề phi chính trị như trên hay không? Tất nhiên là không, vì thế Mã Viện cố tình ghi khắc câu này tất phải có mưu đồ sâu độc nào đó đối với đất nước Giao Chỉ vậy.

3. Ða số sách sử Trung Hoa cũng như Việt Nam đều giải thích câu: “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là trụ đồng gãy thì dân Giao chỉ bị giết. Chữ Chiết mà dịch là gãy đúng với ngôn ngữ, thế nhưng trong trường hợp này có điều không ổn. Vì rằng một cột trụ đồng kim loại, đặc ruột dựng giữa thiên nhiên thì làm sao có thể gãy được? nếu so với một cây cau, một cây dừa thân mộc, cao, tán cây rộng lung lay trước gió bão còn có thể đứng vững. Thì đây là một nghịch lý.

Do vậy, sự dịch thuật câu chữ này hoàn toàn sai lầm một cách cố tình nhằm che dấu một bí mật lịch sử sẽ được phân tích rõ ở dưới đây.

IV- Công dụng của trụ đồng

Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi và cũng chưa có lời đáp thích hợp.

1) Theo sử gia Phạm Văn Sơn chuyện cột đồng Mã Viện thiết tưởng không đáng tin lắm chỉ nên coi là một giai thoại không hơn không kém... Nếu coi cột đồng Mã Viện là một mỹ đàm thì chép vào sử để làm một câu chuyện kể chơi cho có thú vị thiết tưởng không hại gì. (Việt sử Tân Biên, tr.199). Ðây chỉ là lối nói huề vốn khi không lý giải được những nghịch lý của câu chuyện trụ đồng, do vậy không đáng tin cậy. Viết lịch sử của một dân tộc cần sự nghiêm túc chứ không phải là chuyện mỹ đàm, kể chơi cho vui.

2) Theo tác giả Trương Thái Du trong bài “Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam (Talawas - lịch sử).

Cột đồng Mã Viện dựng năm 43 ở quận Giao Chỉ và Tây Ðồ Di cũng chính là đài quan trắc thiên văn... Trong công tác thiên văn thời Mã Viện, để xác định những vùng đất mới, cần phải tiến hành quan trắc các chỉ số năm này qua năm khác. Cột thiên văn chuẩn phải vừa tránh được thời tiết xâm hại, vừa bền vững nên chất liệu đồng đã được chọn. Muốn đo đầy đủ thì phải cử người ở lại làm việc, ít nhất là hằng năm tập hợp số liệu đem về kinh đô. Chuyện dân gian Việt Nam kể rằng Mã Viện từng dựng cột đồng ở Bắc Việt lại càng khẳng định đây là cột thiên văn chứ không phải mốc giới. Chẳng ai đem mốc giới để giữa nơi đô hội, để mỗi người đi qua ném một hòn đá vào đấy mong cột đừng đổ. Câu “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” của Mã Viện ngầm bảo phải coi sóc “đài thiên văn” bỏ túi kia cẩn thận. Cơ sự là thế! Con toán thiên văn nhỏ của tôi ở tiểu mục 1 là minh họa suốt bài viết này.

Giả thiết này khó thuyết phục bởi những nghịch lý sau: Một cột đồng đặc ruột thuần túy trồng giữa trời mưa nắng không thể gọi là một đài (?) thiên văn được. Theo người viết hiểu ý của tác giả là trụ đồng Mã Viện được sử dụng như là một cái cột chuẩn để đo lường sự di chuyển của bóng mặt trời, mặt trăng... Nếu chỉ với công dụng như vậy thì chẳng cần phải dùng cột đồng làm gì cho năng nhọc, thực hiện khó khăn (từ việc gom đồng, đúc cột, điêu khắc, di chuyển, dựng cột...), rất tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian. Ngoài ra còn viện lý do khỏi bị thời tiết xâm hại lại không chuẩn.

Vì rằng cột đồng to và cao đủ để đo bóng mặt trời thì rất nặng hàng tấn tạo sức ép trên một tiết diện nhỏ thì với thời tiết mưa lụt khí hậu ẩm thấp, đất ướt, mềm nở ra rất dễ bị lún, hay đổ ngã nguy hiểm. Với độ lún hằng năm của trụ đồng, thì độ đo đạc lại càng thiếu chính xác, sẽ làm giảm mất giá trị công dụng nói ở trên. Với trụ gỗ tốt vừa nhẹ, bền, dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ thay thế, lại đạt yêu cầu trên có lẽ hợp lý hơn cột đồng.

Với uy danh của một tướng lãnh thống trị đương thời chắc chắn có rất nhiều cách để bảo quản trụ đồng cần gì phải ngầm bảo dân bị trị phải coi sóc “đài thiên văn” bỏ túi kia cẩn thận bằng câu “Ðồng trụ chiết, Giao chỉ diệt” vừa vô chính trị đối với một vị tướng văn võ toàn tài, vừa mất tư cách đạo đức của một kẻ đi thống trị. Với toán công tác thường trực ghi số liệu báo cáo hằng năm không đủ sức bảo quản trụ khí tượng hay sao, mà cần phải ngầm bảo dân bị trị coi sóc?

3) Theo cổ sử, cột đồng chỉ là cột mốc biên giới mà thôi. Lối giải thích này cũng không thỏa đáng. Nếu là cột mốc biên giới tại sao không ghi những thông tin cần có của vùng biên giới mà lại ghi câu: “Trụ đồng chiết , Giao Chỉ diệt” trên cột đồng?

Thứ nữa là cột mốc biên giới tại sao không đặt tại những con đường đi giữa ranh giới của hai nước, mà lại đặt tại một hang động trong vùng hẻo lánh?

B - KIỂN THÀNH

Là công trình cụ thể thứ hai của Mã Viện đã hoàn thành trước khi về nước. Theo sách sử giải thích thành Kiển Giang có hình tổ kén của con tằm, như vậy nó có hình tròn và dài túm hai đầu, chứ không đơn giản là hình tròn ghi trong sử liệu, đã đem lại nhiều ngộ nhận cho người đọc sử.

Hình dáng của Kiển Thành cũng đem là nhiều nghi vấn. Thật vậy đây là loại thành quách quân sự rất hiếm thấy trong sử sách, là loại hình dài và gầy hẹp có rất nhiều nhược điểm như sau:

- Dễ bị tàn phá bởi thời tiết gió bão, thật vậy một trường thành dài và ốm sẽ hứng chịu nhiều sức tàn phá của gió bão hơn là một bức thành ngắn, tròn hay vuông và rộng.

- Mục đích xây thành cho dân ở vì dân số đông mà lại xây thành hình ốm và đài là không kinh tế và khó có thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu phát triển cư dân về lâu dài.

- Về mặt quân sự một trường thành dài rất khó trấn thủ vì tốn kém nhiều nhân lực canh gác, và khó tiếp ứng từ đầu này đến đầu khác.

Vì thế câu hỏi đặt ra là tại sao không xây thành hình vuông, đa giác lồi hay hình tròn bình thường như những thành quách khác mà lại xây thành hình cái kén? Ẩn ý của kiến trúc này là gì vẫn chưa được giải đáp trong sử sách.

Tóm lại, những nghịch lý trên của lịch sử đã trải qua gần 2.000 năm vẫn chưa được lý giải minh bạch dưới nhãn quang của các nhà sử học hay nhà khảo cổ. Thế nhưng, nếu nhìn sự việc trên đây bằng nhãn quang của một nhà phong thủy thì tất cả mọi nghi vấn trên đều được giải đáp thỏa đáng.

Thật vậy đây là một trận đồ phong thủy mà Mã Viện bày ra nhằm hãm hại đất nước Giao Chỉ. Hai Bà Trưng đối với Việt Nam là những anh hùng dân tộc, thế nhưng theo quan niệm của triều đình Hán hai bà Trưng chỉ là "kẻ giặc".

Theo An Nam Chí Lược (trang 40) do tác giả Lê Tắc là người Việt Nam, chạy qua sống ở Trung Hoa và viết sử theo quan niệm của Trung Hoa như sau:

Năm Kiến Võ thứ 16 của Hán Quang Vũ Ðế (sau công nguyên 40), người đàn bà Giao Chỉ là Trưng Trắc làm phản, quận Cửu Chân và quận Nhật Nam đều hưởng ứng theo. đành các quận ấp, cướp được 60 thành, rồi tự lập làm vua...

Ðến năm Kiến Võ thứ 19 Mã Viện chém yêu tặc là Trưng Nhị (Nhị là em gái của Trưng Trắc) và đánh luôn dư đảng, bọn Ðô Lương, đến huyện Cư Phong, bọn này chịu đầu hàng...

Vào thời đại nhà Hán, thuật phong thủy, địa lý rất thịnh hành, tất cả những công trình xây dựng mồ mả, lâu đài đều tuân hành nghiêm túc quy luật địa lý phong thủy.

Ảnh hưởng bởi quan niệm này, Mã Viện sau khi trừ diệt được hai Bà Trưng (?) đã bày một trận đồ phong thủy để diệt tận gốc yêu quái, trừ hậu hoạn, nhằm hãm hại đất nước ta không còn vua nữ giới nữa bằng những hành động như sau:

1- Mã Viện cho dựng một trụ đồng tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu, nghi vấn đặt ra là tại sao không đặt nơi đồng bằng trống trải dễ thấy hay tại những con đường đi lại giữa hai nước như là cột mốc bình thường mà lại đặt tại một hang động? Chỉ có thể trả lời là động Cổ Sâm chính là huyệt hàm rồng kết phát làm vua của đất Giao Chỉ nên Mã Viện muốn phá hủy để đất nước không còn vua nữa, dễ bề cai trị.

Nếu tự nhiên Mã Viện cho đào sâu xuống để chôn hoàn toàn một trụ đồng mà không có lý do chính đáng thì mọi người sẽ nghi ngờ, và gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, vả lại cũng kém hiệu quả về mặt phong thủy. Vì thế mà Mã Viện đã thâm độc, cho dựng đứng trụ đồng không cần phải chôn sâu và ghi khắc câu chữ “Trụ Ðồng chiết, Giao Chỉ diệt” bề ngoài như là hăm dọa, nhưng thực chất là khiêu khích lòng tự ái dân tộc của dân Giao Chỉ, sau đó ngầm hỗ trợ cho người dân mỗi ngày ném gạch đá vào trụ đồng để chôn lấp. Sự việc này có hai tác dụng thứ nhất là giữ cho trụ đồng không bị nghiêng ngả với thời gian, thứ hai trụ đồng nặng hàng tấn tạo một sức ép mạnh trên một tiết diện nhỏ thì dễ dàng từ từ lún sâu vào lòng đất mỗi khi thời tiết mưa ẩm, đất nở và mềm ra. Có như vậy mới che dấu được quỷ kế thâm độc của mình và tác dụng phong thủy lại càng tăng cao.

2- Ý nghĩa thật sự của câu: “Ðồng trụ chiết... Giao Chỉ Diệt”, Ðây là một câu thần phù còn ẩn dấu một hai chữ để che đậy âm mưu phá huyệt phong thủy. Thật vậy chữ Chiết ở đây không có nghĩa là gãy mà có nghĩa là tách làm hai, ví dụ như chiết cành chẳng hạn. Do đó câu trên nên giải thích là “trụ đồng tách huyệt (đế vương) ra làm hai, vua Giao Chỉ bị giết”. Chứ không thể dịch là trụ đồng bị gãy, dân Giao Chỉ bị giết hoàn toàn phi lý. Như vậy câu trên có hai chữ bi ẩn dấu là chữ huyệt và chữ vương.

3- Kiển Thành hình cái kén, nếu chúng ta tách rời hai sự kiện này ra thì sẽ không thấy âm mưu sâu độc của Mã Viện, vì thế người viết, kết hợp cả hai sự kiện này bằng một hình vẽ tượng hình, bạn đọc sẽ thấy rõ ràng hơn:

Hình dáng Kiển Thành, tổ con tằm, (Âm: Thủy) tượng hình của người đàn bà, kết hợp với hình dáng trụ đồng Mã Viện, (Dương: Hỏa) tượng hình của người đàn ông.

Theo Kinh Dịch lý thuyết Vũ trụ: Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng - Bát Quái.

Theo thuật phong thủy, nói về nhà cửa thường sử dụng bùa bát quái để trấn yểm hướng xấu. Trong phạm vi rộng lớn của một đất nước, bùa bát quái không có hiệu lực, vì thế Mã Viện đã sử dụng một loại bùa rất hiếm hoi đề cập trong sách vở đó là loại bùa Lưỡng Nghi tức là bùa Âm Dương có hiệu lực cao hơn bùa bát quái hai bậc theo Kinh Dịch.

Loại bùa này được thực hiện bởi hai công trình: Kiển Thành (Âm thủy) và trụ Ðồng Mã Viện (Dương Hỏa).

Ngoài ra, nói theo kiểu dung tục thì Mã Viện đã chơi một trò rất thô bỉ là “Ðóng cọc người đàn bà Giao Chỉ” nhằm triệt tiêu con đường kết phát vương quyền cho nữ giới Việt Nam sau này. Với chứng cứ đê tiện này cũng có thể chứng minh truyền thuyết quân Mã Viện lúc giao chiến với đội quân nữ giới của Hai Bà đã chơi trò đồng loạt “Cởi truồng” làm hổ thẹn nữ binh không phải là không có lý.

Tóm lại câu chuyện trên có thể kết luận như sau:

- Cột đồng Mã Viện là một dụng cụ phong thủy chôn tại động Cổ Sâm nhằm mục đích phá vỡ huyệt kết phát vương quyền của đất Giao Chỉ.

- Câu “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là một câu thần phù hay nói đúng lời là một lời nguyền có hiệu lực cho đến khi được giải mã (?).

- Hình dáng Kiển Thành kết hợp với trụ đồng Mã Viện tạo nên một đạo bùa Lưỡng Nghi nhằm trấn yểm không cho người đàn bà Giao Chỉ (mà thời nhà Hán gọi là yêu nữ) tiếp nối truyền thống anh hùng dân tộc.

Sở dĩ loại bùa chú này có hiệu lực lâu dài bởi hội đủ những điều kiện sau đây:

- Ðặt đúng huyệt vị.

- Ðiều quan trọng nhất không ai có thể hại mình bằng chính mình hại mình. Dựa vào nguyên tắc này Mã Viện đã thâm hiểm khích tướng để cho dân Giao Chỉ ném đá vào trụ đồng để giữ vững cho chôn trụ đồng có thời gian tự lún sâu vào huyệt đạo tạo thêm hiệu lực cho bùa trấn yểm.

- Thời gian hiệu lực của bùa chú càng lâu dài nếu bí mật của nó chưa được tiết lậu, các sử gia Trung Quốc vì quyền lợi Trung Quốc đã che đậy sự việc này và dối trá cho đây chỉ là cột mốc biên giới đơn thuần mà không có giải thích toàn bộ sự kiện. Và theo truyền thuyết bùa ngải, phong thủy, nếu một người mà dùng bùa chú hại người khác nếu được cao nhân cứu giải thì loại bùa chú đó sẽ trở lại tác động với chủ nhân của nó. Vì thế người Trung Quốc rất sợ phản đòn và rất kín miệng về sự việc này.

Ngoài ra để cho đất Giao Chỉ không còn huyệt phát vua chúa nữa, Hán tộc đã âm thầm cướp trắng một phần đất của Giao Chi, trong đó có vùng châu Khâm động Cổ Sâm và xóa tan dấu tích để người dân Việt không còn phương cách truy cứu. Và sự việc này cũng không được ghi chép vào sử sách của Việt Nam dạy cho học sinh sau này!!!

(Nguồn: Sưu tầm )

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hằng nằm cứ vào ngày 6/2 âm lịch lễ kỷ niệm hai bà Trưng được cử hành tại nhiều nơi có người Việt sinh sống. Ðây là một sinh hoạt có tính lịch sử truyền thống.

Vào năm 40 sau công nguyên (SCN), Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị quê ở Mê Linh đã dựng cờ khởi nghĩa, trước là trả thù cho chồng sau là đánh đuổi quân xâm lược, Hai Bà đã lấy được 65 thành trì và sau đó là xưng vương họ Trưng.

Năm 42 SCN Mã Viện theo đường biển xua quân đánh trở lại. Trước thế giặc mạnh, quân hai bà chống cự không nổi, rút lui về Cẩm Khê và tan hàng từ đó.

Sau khi xâm chiếm đất Giao Chỉ Mã Viện cho thực hiện hai công trình là: Dựng trụ đồng Mã Viện tại động Cổ Sâm, châu Khâm và xây thành Kiển Giang hình tổ kén ở Phong Khê.

Trang lịch sử này đã gây nhiều tranh cãi về nhiều vấn đề như là:

- Nguyên do khởi nghĩa của Hai Bà vì thù chồng hay vì nợ nước?

- Hai Bà lập nên chế độ mẫu hệ đầu tiên ở Việt Nam chăng?

- Ngày lễ kỷ niệm của Hai Bà cũng có sự khác biệt? Ngày 6/2 hay 6/3 Âm lịch?

- Nguyên do cái chết của Hai Bà là nhảy sông tự tử hay bị chém đem đầu về Trung Quốc?

Cho dù có đặt nghi vấn như thế nào chăng nữa chúng ta cũng phải thừa nhận một điều là Bà Trưng là vị nữ vua đầu tiên tại Việt Nam, một vị vua thành tựu do công sức và tài trí trực tiếp đánh quân xâm lược. Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa do lòng yêu nước chân chính của mình, xuất thân từ giai cấp quí tộc, chứ không phải từ quan niệm đấu tranh giai cấp như nhà sử học xã hội chủ nghĩa lý giải.

Hai bà Trưng đã tạo dựng nên truyền thống vẻ vang nữ anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Ðền thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn, Sơn Tây đang trong giai đoạn trùng tu

Một câu hỏi đặt ra là: tại sao trong suốt gần 2.000 năm kế tiếp dân tộc ta vẫn không xuất hiện được một vị nữ anh hùng thứ hai có tầm cỡ Bà Trưng cho dù lịch sử Việt Nam là lịch sử của chiến tranh chống ngoại xâm từ đó cho đến nay? Phải chăng người phụ nữ Việt Nam yếu hèn? Hay là có sự cản trở bởi một huyền lực nào đó xuất phát từ thời gian sau khi Hai Bà Trưng thua trận, đất nước rơi vào sự đô hộ của người Hán, mà lịch sử chưa làm sáng tỏ chăng?

Thật vậy nghi vấn đó phát xuất từ hai hành vi cụ thể đầy bí ẩn của Mã Viện sau khi xâm chiếm đất nước ta chưa được lý giải rõ ràng.

Theo Khâm Ðịnh Việt Sử Thương Giám Cương Mục (KDVSTGCM), trang 24-25 ghi:

“Trưng vương cùng em gái là Nhị cự chiến với quân Hán, quân vỡ, thế cô, đều bị thất trận chết. Mã Viện đuổi đánh quân đội của hai bà là bọn Ðô Dương đến huyện Cư Phong thì hàng phục được họ. Mã Viện lập cột đồng để ghi địa giới tận cùng của Nhà Hán…”.

Sách Thủy Kinh Chú của Lịch Ðạo Nguyên chép rằng: Mã Văn Uyên (tức Mã Viện) dựng cái mốc đồng để làm giới hạn cuối cùng của đất phía nam Trung Quốc...

Sách Nhất Thống Chí nhà Ðại Thanh có chép:

Tương truyền cột đồng ở về động Cổ Sâm châu Khâm, Mã viện có thề rằng: “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là “Cột đồng ấy gãy thì Giao Chỉ bị diệt”, nên người Việt đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao. Ðó vì sợ cột đồng ấy bị đổ gãy.

Tướng Mã Viện nhà Hán đắp thành Kiển Giang.

Vì thấy huyện Tây Vu có đến ba vạn ba nghìn hộ, Mã Viện xin chia ra làm hai huyện Phong Khê và Vọng Hải. Vua Hán y cho Mã Viện lại lập hành quách, đặt tỉnh ấp (xóm làng), đắp thành Kiển Giang ở Phong Khê. Thành này hình tròn như cái Tổ kén. Nên gọi là thành Kiển giang. Ba năm sau Mã Viện về nước.

A- Trụ Ðồng Mã Viện

Trải qua một thời gian dài bị đô hộ dưới thời Hán thuộc, trụ đồng Mã Viện đã hoàn toàn mất hết dấu tích nhưng vẫn còn để lại nhiều nghi vấn lịch sử như sau:

I - Sự thật của trụ đồng

Trụ đồng Mã Viện là một câu chuyện có thật, đã được ghi vào sử liệu của cả hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Ðây không phải là một huyền thoại hay là hư cấu.

Vào đời vua Trần Thánh Tôn, Ngài đã cho người đi tìm lại dấu tích cột đồng nhưng không thấy.

“Tháng 4 mùa hạ (1272,) sai viên ngoại lang là Lê Kính Phu sang hội với người nhà Nguyên biện luận việc cương giới. Nhà Nguyên sai Ngột Lương sang hỏi giới mốc đồng trụ ngày trước, nhà vua phái Lê Kính Phu đi hội đồng khám xét. Kính Phu nói với Nhà Nguyên rằng: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Việc đó sau cũng thôi... ( KDVSTGCM, Quyển VII tr. 219)

“Tháng 8 mùa thu (1345) Sai sứ sang nhà Nguyên. Nhà Nguyên sai Vương Sĩ Hành sang hỏi địa giới cột đồng ngày trước. Nhà vua sai Phạm Sư Mạnh sang Nguyên biện bạch sự việc này” (KDVSTGCM, Quyển IX Tr.279).

II - Vị trí của trụ đồng

Ða số sử liệu đã thống nhất vị trí của trụ đồng như sau:

- Sách Nhất Thống Chí nhà Ðại Thanh chép: Cột đồng ở về động Cổ Sâm, châu Khâm.

- Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư Ngoại Ký của Lê Văn Hưu Quyển III Tr. 22 ghi: Mã Viện bèn dựng cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán. Cột đồng tương truyền ở trên động cổ Lâu, châu Khâm.

Tóm lại theo sử liệu trên có thể kết luận là trụ đồng nằm ở vùng Châu Khâm tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu thuộc vùng biên giới cực bắc Giao Chỉ cũng là cực nam nhà Hán.

Một vấn đề cần được sáng tỏ nữa là: châu Khâm là huyện biên giới giữa Giao Chỉ và Nam Hán hiện nay nằm ở đâu?

Theo tài liệu nghiên cứu mới nhất của bác sỹ Trần Ðại Sỹ, Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp Á “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống DNA”, thì:

Sau khi dẫn chứng lịch sử thời hai bà Trưng, di tích, cổ vật, cùng kết quả thử nghiệm DNA đã kết luận rằng: Biên giới cổ của nước Việt Nam với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam phía Bắc quả tới hồ Ðộng đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.

Sự phát hiện này có thể xác quyết một điều là vị trí trụ đồng nằm ở biên giới phía Bắc Việt Nam qua thời gian đô hộ đã bị Trung Quốc lấn chiếm và vùng đất động Cổ Sâm (Cổ Lâu) hiện nằm sâu trong lãnh địa Trung Quốc hiện nay.

III - Ý nghĩa câu “Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt”

Trong hầu hết cổ sử Trung Quốc và sử Việt ghi chép lại, giải thích câu này chỉ là một lời thề. Ðiểm này có nhiều nghịch lý.

1. Ðây không thể là một lời thề. Thật vậy, Mã Viện là người đi chinh phục và vui mừng thắng trận, nên không có động cơ nào để tạo ra một lời thề ghi trên trụ đồng. Vì vậy sách sử gọi đây là lời thề là không đúng sự thật.

2. Ý nghĩa câu chữ “Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt” ngầm ý hăm dọa cũng như gây hận thù với dân tộc Giao Chỉ rất là phi chính trị. Theo sử sách cho biết Mã Viện là một danh tướng văn võ song toàn giỏi quân sự lẫn chính trị, có thể nào ngây ngô đưa ra một lời thề phi chính trị như trên hay không? Tất nhiên là không, vì thế Mã Viện cố tình ghi khắc câu này tất phải có mưu đồ sâu độc nào đó đối với đất nước Giao Chỉ vậy.

3. Ða số sách sử Trung Hoa cũng như Việt Nam đều giải thích câu: “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là trụ đồng gãy thì dân Giao chỉ bị giết. Chữ Chiết mà dịch là gãy đúng với ngôn ngữ, thế nhưng trong trường hợp này có điều không ổn. Vì rằng một cột trụ đồng kim loại, đặc ruột dựng giữa thiên nhiên thì làm sao có thể gãy được? nếu so với một cây cau, một cây dừa thân mộc, cao, tán cây rộng lung lay trước gió bão còn có thể đứng vững. Thì đây là một nghịch lý.

Do vậy, sự dịch thuật câu chữ này hoàn toàn sai lầm một cách cố tình nhằm che dấu một bí mật lịch sử sẽ được phân tích rõ ở dưới đây.

IV- Công dụng của trụ đồng

Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi và cũng chưa có lời đáp thích hợp.

1) Theo sử gia Phạm Văn Sơn chuyện cột đồng Mã Viện thiết tưởng không đáng tin lắm chỉ nên coi là một giai thoại không hơn không kém... Nếu coi cột đồng Mã Viện là một mỹ đàm thì chép vào sử để làm một câu chuyện kể chơi cho có thú vị thiết tưởng không hại gì. (Việt sử Tân Biên, tr.199). Ðây chỉ là lối nói huề vốn khi không lý giải được những nghịch lý của câu chuyện trụ đồng, do vậy không đáng tin cậy. Viết lịch sử của một dân tộc cần sự nghiêm túc chứ không phải là chuyện mỹ đàm, kể chơi cho vui.

2) Theo tác giả Trương Thái Du trong bài “Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam (Talawas - lịch sử).

Cột đồng Mã Viện dựng năm 43 ở quận Giao Chỉ và Tây Ðồ Di cũng chính là đài quan trắc thiên văn... Trong công tác thiên văn thời Mã Viện, để xác định những vùng đất mới, cần phải tiến hành quan trắc các chỉ số năm này qua năm khác. Cột thiên văn chuẩn phải vừa tránh được thời tiết xâm hại, vừa bền vững nên chất liệu đồng đã được chọn. Muốn đo đầy đủ thì phải cử người ở lại làm việc, ít nhất là hằng năm tập hợp số liệu đem về kinh đô. Chuyện dân gian Việt Nam kể rằng Mã Viện từng dựng cột đồng ở Bắc Việt lại càng khẳng định đây là cột thiên văn chứ không phải mốc giới. Chẳng ai đem mốc giới để giữa nơi đô hội, để mỗi người đi qua ném một hòn đá vào đấy mong cột đừng đổ. Câu “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” của Mã Viện ngầm bảo phải coi sóc “đài thiên văn” bỏ túi kia cẩn thận. Cơ sự là thế! Con toán thiên văn nhỏ của tôi ở tiểu mục 1 là minh họa suốt bài viết này.

Giả thiết này khó thuyết phục bởi những nghịch lý sau: Một cột đồng đặc ruột thuần túy trồng giữa trời mưa nắng không thể gọi là một đài (?) thiên văn được. Theo người viết hiểu ý của tác giả là trụ đồng Mã Viện được sử dụng như là một cái cột chuẩn để đo lường sự di chuyển của bóng mặt trời, mặt trăng... Nếu chỉ với công dụng như vậy thì chẳng cần phải dùng cột đồng làm gì cho năng nhọc, thực hiện khó khăn (từ việc gom đồng, đúc cột, điêu khắc, di chuyển, dựng cột...), rất tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian. Ngoài ra còn viện lý do khỏi bị thời tiết xâm hại lại không chuẩn.

Vì rằng cột đồng to và cao đủ để đo bóng mặt trời thì rất nặng hàng tấn tạo sức ép trên một tiết diện nhỏ thì với thời tiết mưa lụt khí hậu ẩm thấp, đất ướt, mềm nở ra rất dễ bị lún, hay đổ ngã nguy hiểm. Với độ lún hằng năm của trụ đồng, thì độ đo đạc lại càng thiếu chính xác, sẽ làm giảm mất giá trị công dụng nói ở trên. Với trụ gỗ tốt vừa nhẹ, bền, dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ thay thế, lại đạt yêu cầu trên có lẽ hợp lý hơn cột đồng.

Với uy danh của một tướng lãnh thống trị đương thời chắc chắn có rất nhiều cách để bảo quản trụ đồng cần gì phải ngầm bảo dân bị trị phải coi sóc “đài thiên văn” bỏ túi kia cẩn thận bằng câu “Ðồng trụ chiết, Giao chỉ diệt” vừa vô chính trị đối với một vị tướng văn võ toàn tài, vừa mất tư cách đạo đức của một kẻ đi thống trị. Với toán công tác thường trực ghi số liệu báo cáo hằng năm không đủ sức bảo quản trụ khí tượng hay sao, mà cần phải ngầm bảo dân bị trị coi sóc?

3) Theo cổ sử, cột đồng chỉ là cột mốc biên giới mà thôi. Lối giải thích này cũng không thỏa đáng. Nếu là cột mốc biên giới tại sao không ghi những thông tin cần có của vùng biên giới mà lại ghi câu: “Trụ đồng chiết , Giao Chỉ diệt” trên cột đồng?

Thứ nữa là cột mốc biên giới tại sao không đặt tại những con đường đi giữa ranh giới của hai nước, mà lại đặt tại một hang động trong vùng hẻo lánh?

B - KIỂN THÀNH

Là công trình cụ thể thứ hai của Mã Viện đã hoàn thành trước khi về nước. Theo sách sử giải thích thành Kiển Giang có hình tổ kén của con tằm, như vậy nó có hình tròn và dài túm hai đầu, chứ không đơn giản là hình tròn ghi trong sử liệu, đã đem lại nhiều ngộ nhận cho người đọc sử.

Hình dáng của Kiển Thành cũng đem là nhiều nghi vấn. Thật vậy đây là loại thành quách quân sự rất hiếm thấy trong sử sách, là loại hình dài và gầy hẹp có rất nhiều nhược điểm như sau:

- Dễ bị tàn phá bởi thời tiết gió bão, thật vậy một trường thành dài và ốm sẽ hứng chịu nhiều sức tàn phá của gió bão hơn là một bức thành ngắn, tròn hay vuông và rộng.

- Mục đích xây thành cho dân ở vì dân số đông mà lại xây thành hình ốm và đài là không kinh tế và khó có thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu phát triển cư dân về lâu dài.

- Về mặt quân sự một trường thành dài rất khó trấn thủ vì tốn kém nhiều nhân lực canh gác, và khó tiếp ứng từ đầu này đến đầu khác.

Vì thế câu hỏi đặt ra là tại sao không xây thành hình vuông, đa giác lồi hay hình tròn bình thường như những thành quách khác mà lại xây thành hình cái kén? Ẩn ý của kiến trúc này là gì vẫn chưa được giải đáp trong sử sách.

Tóm lại, những nghịch lý trên của lịch sử đã trải qua gần 2.000 năm vẫn chưa được lý giải minh bạch dưới nhãn quang của các nhà sử học hay nhà khảo cổ. Thế nhưng, nếu nhìn sự việc trên đây bằng nhãn quang của một nhà phong thủy thì tất cả mọi nghi vấn trên đều được giải đáp thỏa đáng.

Thật vậy đây là một trận đồ phong thủy mà Mã Viện bày ra nhằm hãm hại đất nước Giao Chỉ. Hai Bà Trưng đối với Việt Nam là những anh hùng dân tộc, thế nhưng theo quan niệm của triều đình Hán hai bà Trưng chỉ là "kẻ giặc".

Theo An Nam Chí Lược (trang 40) do tác giả Lê Tắc là người Việt Nam, chạy qua sống ở Trung Hoa và viết sử theo quan niệm của Trung Hoa như sau:

Năm Kiến Võ thứ 16 của Hán Quang Vũ Ðế (sau công nguyên 40), người đàn bà Giao Chỉ là Trưng Trắc làm phản, quận Cửu Chân và quận Nhật Nam đều hưởng ứng theo. đành các quận ấp, cướp được 60 thành, rồi tự lập làm vua...

Ðến năm Kiến Võ thứ 19 Mã Viện chém yêu tặc là Trưng Nhị (Nhị là em gái của Trưng Trắc) và đánh luôn dư đảng, bọn Ðô Lương, đến huyện Cư Phong, bọn này chịu đầu hàng...

Vào thời đại nhà Hán, thuật phong thủy, địa lý rất thịnh hành, tất cả những công trình xây dựng mồ mả, lâu đài đều tuân hành nghiêm túc quy luật địa lý phong thủy.

Ảnh hưởng bởi quan niệm này, Mã Viện sau khi trừ diệt được hai Bà Trưng (?) đã bày một trận đồ phong thủy để diệt tận gốc yêu quái, trừ hậu hoạn, nhằm hãm hại đất nước ta không còn vua nữ giới nữa bằng những hành động như sau:

1- Mã Viện cho dựng một trụ đồng tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu, nghi vấn đặt ra là tại sao không đặt nơi đồng bằng trống trải dễ thấy hay tại những con đường đi lại giữa hai nước như là cột mốc bình thường mà lại đặt tại một hang động? Chỉ có thể trả lời là động Cổ Sâm chính là huyệt hàm rồng kết phát làm vua của đất Giao Chỉ nên Mã Viện muốn phá hủy để đất nước không còn vua nữa, dễ bề cai trị.

Nếu tự nhiên Mã Viện cho đào sâu xuống để chôn hoàn toàn một trụ đồng mà không có lý do chính đáng thì mọi người sẽ nghi ngờ, và gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, vả lại cũng kém hiệu quả về mặt phong thủy. Vì thế mà Mã Viện đã thâm độc, cho dựng đứng trụ đồng không cần phải chôn sâu và ghi khắc câu chữ “Trụ Ðồng chiết, Giao Chỉ diệt” bề ngoài như là hăm dọa, nhưng thực chất là khiêu khích lòng tự ái dân tộc của dân Giao Chỉ, sau đó ngầm hỗ trợ cho người dân mỗi ngày ném gạch đá vào trụ đồng để chôn lấp. Sự việc này có hai tác dụng thứ nhất là giữ cho trụ đồng không bị nghiêng ngả với thời gian, thứ hai trụ đồng nặng hàng tấn tạo một sức ép mạnh trên một tiết diện nhỏ thì dễ dàng từ từ lún sâu vào lòng đất mỗi khi thời tiết mưa ẩm, đất nở và mềm ra. Có như vậy mới che dấu được quỷ kế thâm độc của mình và tác dụng phong thủy lại càng tăng cao.

2- Ý nghĩa thật sự của câu: “Ðồng trụ chiết... Giao Chỉ Diệt”, Ðây là một câu thần phù còn ẩn dấu một hai chữ để che đậy âm mưu phá huyệt phong thủy. Thật vậy chữ Chiết ở đây không có nghĩa là gãy mà có nghĩa là tách làm hai, ví dụ như chiết cành chẳng hạn. Do đó câu trên nên giải thích là “trụ đồng tách huyệt (đế vương) ra làm hai, vua Giao Chỉ bị giết”. Chứ không thể dịch là trụ đồng bị gãy, dân Giao Chỉ bị giết hoàn toàn phi lý. Như vậy câu trên có hai chữ bi ẩn dấu là chữ huyệt và chữ vương.

3- Kiển Thành hình cái kén, nếu chúng ta tách rời hai sự kiện này ra thì sẽ không thấy âm mưu sâu độc của Mã Viện, vì thế người viết, kết hợp cả hai sự kiện này bằng một hình vẽ tượng hình, bạn đọc sẽ thấy rõ ràng hơn:

Hình dáng Kiển Thành, tổ con tằm, (Âm: Thủy) tượng hình của người đàn bà, kết hợp với hình dáng trụ đồng Mã Viện, (Dương: Hỏa) tượng hình của người đàn ông.

Theo Kinh Dịch lý thuyết Vũ trụ: Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng - Bát Quái.

Theo thuật phong thủy, nói về nhà cửa thường sử dụng bùa bát quái để trấn yểm hướng xấu. Trong phạm vi rộng lớn của một đất nước, bùa bát quái không có hiệu lực, vì thế Mã Viện đã sử dụng một loại bùa rất hiếm hoi đề cập trong sách vở đó là loại bùa Lưỡng Nghi tức là bùa Âm Dương có hiệu lực cao hơn bùa bát quái hai bậc theo Kinh Dịch.

Loại bùa này được thực hiện bởi hai công trình: Kiển Thành (Âm thủy) và trụ Ðồng Mã Viện (Dương Hỏa).

Ngoài ra, nói theo kiểu dung tục thì Mã Viện đã chơi một trò rất thô bỉ là “Ðóng cọc người đàn bà Giao Chỉ” nhằm triệt tiêu con đường kết phát vương quyền cho nữ giới Việt Nam sau này. Với chứng cứ đê tiện này cũng có thể chứng minh truyền thuyết quân Mã Viện lúc giao chiến với đội quân nữ giới của Hai Bà đã chơi trò đồng loạt “Cởi truồng” làm hổ thẹn nữ binh không phải là không có lý.

Tóm lại câu chuyện trên có thể kết luận như sau:

- Cột đồng Mã Viện là một dụng cụ phong thủy chôn tại động Cổ Sâm nhằm mục đích phá vỡ huyệt kết phát vương quyền của đất Giao Chỉ.

- Câu “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là một câu thần phù hay nói đúng lời là một lời nguyền có hiệu lực cho đến khi được giải mã (?).

- Hình dáng Kiển Thành kết hợp với trụ đồng Mã Viện tạo nên một đạo bùa Lưỡng Nghi nhằm trấn yểm không cho người đàn bà Giao Chỉ (mà thời nhà Hán gọi là yêu nữ) tiếp nối truyền thống anh hùng dân tộc.

Sở dĩ loại bùa chú này có hiệu lực lâu dài bởi hội đủ những điều kiện sau đây:

- Ðặt đúng huyệt vị.

- Ðiều quan trọng nhất không ai có thể hại mình bằng chính mình hại mình. Dựa vào nguyên tắc này Mã Viện đã thâm hiểm khích tướng để cho dân Giao Chỉ ném đá vào trụ đồng để giữ vững cho chôn trụ đồng có thời gian tự lún sâu vào huyệt đạo tạo thêm hiệu lực cho bùa trấn yểm.

- Thời gian hiệu lực của bùa chú càng lâu dài nếu bí mật của nó chưa được tiết lậu, các sử gia Trung Quốc vì quyền lợi Trung Quốc đã che đậy sự việc này và dối trá cho đây chỉ là cột mốc biên giới đơn thuần mà không có giải thích toàn bộ sự kiện. Và theo truyền thuyết bùa ngải, phong thủy, nếu một người mà dùng bùa chú hại người khác nếu được cao nhân cứu giải thì loại bùa chú đó sẽ trở lại tác động với chủ nhân của nó. Vì thế người Trung Quốc rất sợ phản đòn và rất kín miệng về sự việc này.

Ngoài ra để cho đất Giao Chỉ không còn huyệt phát vua chúa nữa, Hán tộc đã âm thầm cướp trắng một phần đất của Giao Chi, trong đó có vùng châu Khâm động Cổ Sâm và xóa tan dấu tích để người dân Việt không còn phương cách truy cứu. Và sự việc này cũng không được ghi chép vào sử sách của Việt Nam dạy cho học sinh sau này!!!

(Nguồn: Sưu tầm )

Bài viết này có ý lý giải đồng trụ của Mã Viện theo quan điểm phong thủy. Nếu thực sự như vậy, chỉ cần tìm vị trí trung tâm Kiến Thành là sẽ thấy vị trí đồng trụ. Tuy nhiên, có 1 điểm không rõ ràng là tương quan giữa đồng trụ và Kiến Thành: nó quá chênh lệch để có thể đạt được sự cân bằng như trong văn hóa phồn thể Linga-Yoni chứ chưa nói đến phát dương mà hãm âm!

Một điểm nhỏ nữa là cách giải thích chữ "động" khá khiên cưỡng khi cho nó là 1 hang núi hẻo lánh. Động xưa kia là 1 địa giới hành chính, ví dụ như "động An Tôn" là nơi xây thành nhà Hồ, các động thuộc vùng đất của Mạnh Hoạch trong Tam Quốc chí ... Ngoài ra, ở quê tôi còn thấy từ động chỉ 1 nơi thờ tự kiểu như miếu thờ, gọi là "động" hoặc "đậu". Đi theo hướng này có thể dễ dàng tìm thấy các địa danh được nêu hơn là tìm trong 1 hang núi nào đó!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết này có ý lý giải đồng trụ của Mã Viện theo quan điểm phong thủy. Nếu thực sự như vậy, chỉ cần tìm vị trí trung tâm Kiến Thành là sẽ thấy vị trí đồng trụ. Tuy nhiên, có 1 điểm không rõ ràng là tương quan giữa đồng trụ và Kiến Thành: nó quá chênh lệch để có thể đạt được sự cân bằng như trong văn hóa phồn thể Linga-Yoni chứ chưa nói đến phát dương mà hãm âm!

Một điểm nhỏ nữa là cách giải thích chữ "động" khá khiên cưỡng khi cho nó là 1 hang núi hẻo lánh. Động xưa kia là 1 địa giới hành chính, ví dụ như "động An Tôn" là nơi xây thành nhà Hồ, các động thuộc vùng đất của Mạnh Hoạch trong Tam Quốc chí ... Ngoài ra, ở quê tôi còn thấy từ động chỉ 1 nơi thờ tự kiểu như miếu thờ, gọi là "động" hoặc "đậu". Đi theo hướng này có thể dễ dàng tìm thấy các địa danh được nêu hơn là tìm trong 1 hang núi nào đó!

Khái niệm "Động" để chỉ một vùng đất rất có cơ sở. Ngày xưa tôi nghe các cụ kể về những người mà các cụ gọi là ở miền sơn cước và cả sách vở nói về vùng này vẫn thường nhắc đến các "Chúa động". Tức là những người cai quản một vùng, miền sơn cước nào đó. Ở miền xuôi từ "Đống" (Có dấu sắc) cũng để chỉ địa danh, tượng tự như "kẻ". Mà "Đống" với "Động" cùng một gốc chỉ khác thanh.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu trụ đồng Mã viện liên quan đến phong thủy thì phải có các thông tin khác liên quan thời Hai Bà Trưng, nên khả năng này không xảy ra. Sau này, Cao Biền có cả danh sách huyệt vị.

Nếu trụ đồng là có thật:

- Hai Bà trưng thu lại giang sơn: ranh thỏa thuận giữa đôi bên.

- Mã Viện thắng sau đó: ranh phải ở phía cuối nước Nam hoặc trung tâm hành chính nước Nam.

- Nếu hai bên ngưng chiến trong khi giao tranh: trụ nằm đâu đó phía Quảng Đông, Quảng tây, Vân Nam, Hồ Nam, Chiết Giang...

Nếu truyền miệng:

- Mâu thuẫn nhiều với các truyền thuyết khác cũng truyền miệng vậy, khả năng có thật rất cao.

Theo Nhà nghiên cứu Bách Việt trùng Cửu:

Theo Thiên Nam ngữ lục thì Mã Viện và quân Hai Bà đã giảng hòa và dựng cột đồng làm mốc giới ở Man Thành (Bắc Quảng Tây). Cột đồng Mã Viện dựng nên chính nơi Mã Viện đã không thể tiến thêm được nữa, tức là nơi đánh mốc giữa nhà Đông Hán và nước của Đô Dương. Biên giới này nằm ở nơi Đô Dương trấn giữ là Cửu Chân.

Cửu Chân cương lý dư, địa thượng Bắc Nam công bán tại

(Đền Hát Môn)

Rõ ràng Cửu Chân, nơi phân chia Nam Bắc không thể là vùng Thanh Hóa mà phải ở Quí Châu, nơi có Man Thành và cột đồng được dựng.

Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là lời đe dọa của Mã Viện sẽ bẻ gãy mốc giới để tấn công tiêu diệt Giao Chỉ. Cột đồng như vậy là hình ảnh tương trưng cho sự bất khuất của quân dân Giao Chỉ chứ không phải là biểu trưng thành tích của Mã Viện.

Theo Tam Quốc Chí:

Côt đồng nơi Lưu Bị qua gặp Tôn quyền bàn chuyện đưa đồ cưới (nghi ngờ???): Giao Quảng Châu - Hồ Nam hoặc Quảng Tây - Hồ Nam hoặc tác giả đề cập chính Hồ Nam vì thuộc Ngô.

Theo Trần Đại Sỹ:

- Hai Bà lấy lại toàn bộ Hoa Nam.

- Nhà Hán có lúc rất sợ hãi Hai Bà đánh tới kinh đô. Sau này, Hán phản công.

Vậy trụ đồng khả năng chính là mốc ranh đất Hoa Nam - Hoa Bắc và nằm tại Hồ Nam?.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu trụ đồng Mã viện liên quan đến phong thủy thì phải có các thông tin khác liên quan thời Hai Bà Trưng, nên khả năng này không xảy ra. Sau này, Cao Biền có cả danh sách huyệt vị.

Nếu trụ đồng là có thật:

- Hai Bà trưng thu lại giang sơn: ranh thỏa thuận giữa đôi bên.

- Mã Viện thắng sau đó: ranh phải ở phía cuối nước Nam hoặc trung tâm hành chính nước Nam.

- Nếu hai bên ngưng chiến trong khi giao tranh: trụ nằm đâu đó phía Quảng Đông, Quảng tây, Vân Nam, Hồ Nam, Chiết Giang...

Nếu truyền miệng:

- Mâu thuẫn nhiều với các truyền thuyết khác cũng truyền miệng vậy, khả năng có thật rất cao.

Theo Nhà nghiên cứu Bách Việt trùng Cửu:

Theo Thiên Nam ngữ lục thì Mã Viện và quân Hai Bà đã giảng hòa và dựng cột đồng làm mốc giới ở Man Thành (Bắc Quảng Tây). Cột đồng Mã Viện dựng nên chính nơi Mã Viện đã không thể tiến thêm được nữa, tức là nơi đánh mốc giữa nhà Đông Hán và nước của Đô Dương. Biên giới này nằm ở nơi Đô Dương trấn giữ là Cửu Chân.

Cửu Chân cương lý dư, địa thượng Bắc Nam công bán tại

(Đền Hát Môn)

Rõ ràng Cửu Chân, nơi phân chia Nam Bắc không thể là vùng Thanh Hóa mà phải ở Quí Châu, nơi có Man Thành và cột đồng được dựng.

Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là lời đe dọa của Mã Viện sẽ bẻ gãy mốc giới để tấn công tiêu diệt Giao Chỉ. Cột đồng như vậy là hình ảnh tương trưng cho sự bất khuất của quân dân Giao Chỉ chứ không phải là biểu trưng thành tích của Mã Viện.

Theo Tam Quốc Chí:

Côt đồng nơi Lưu Bị qua gặp Tôn quyền bàn chuyện đưa đồ cưới (nghi ngờ???): Giao Quảng Châu - Hồ Nam hoặc Quảng Tây - Hồ Nam hoặc tác giả đề cập chính Hồ Nam vì thuộc Ngô.

Theo Trần Đại Sỹ:

- Hai Bà lấy lại toàn bộ Hoa Nam.

- Nhà Hán có lúc rất sợ hãi Hai Bà đánh tới kinh đô. Sau này, Hán phản công.

Vậy trụ đồng khả năng chính là mốc ranh đất Hoa Nam - Hoa Bắc và nằm tại Hồ Nam?.

Qua các tư liệu và phân tích của Hoangnt, rõ ràng là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã diễn ra khắp Giang Nam, mà Hán thư cũng có bản gọi đó là “giặc khăn vàng”. Hán thư xưa viết không có chữ hoa cho tên riêng, lại cũng không có dấu phẩy hay chấm câu, nên bây giờ khi viết phải viết là cuộc khởi nghĩa “hoàng cân” (tức “ khăn vàng”) chứ không viết cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân (bạn đọc sẽ tưởng lầm là cuộc khởi nghĩa của lãnh tụ nào đó tên là Hoàng Cân). Vùng rộng lớn như vậy, có tới 65 thành, mà thời đó chưa có điện thoại di động thì chỉ huy bằng cách nào? Thưa rằng thời đó các Lạc Hầu của dân Lạc Việt liên lạc với nhau bằng ám hiệu âm thanh của trống đồng và ám hiệu của ngọn lửa đốt lên. Mỗi Lạc Hầu cai quản một tiểu Vuông 文= Vùng=Vồng=Động 洞 =Đống. Trống đồng được đặt trên cao điểm, lại có đắp đăt thêm một nền vuông cao là cái Ụ=Vụ=Vun=Vồng=Đống=Đàn (di ảnh về sau là cái Đàn Nam Giao), trống đồng đặt trên cái Đàn đó để Gõ=Võ=Vỗ=Vũ khi tế Trời hay trong tình huống cấp bách cần thông tin cho cộng đồng.( Cái “cối Đồng để Gõ” ấy sau Hán thư viết chữ Đồng Gõ là hai chữ Đồng Cổ 銅 鼓, cái “Cối Vỗ” ấy sau thành hai chữ Cổ Vũ 鼓 舞). Thời Vua Hùng phong đất cho Lạc Hầu (“Phát cho một Vòng”= “Phong”, viết bằng chữ Phong 封, gồm hai chữ Thổ và chữ Thốn tức được thôn tính). Đã được đất Phong cho thì phải có trách nhiệm Phòng thủ. Ngọn lửa đốt lên để báo hiệu mỗi khi có giặc đến thì gọi là Phỏng (tức phỏng đoán tình hình nóng rát, sau này ngôn ngữ dùng khái niệm này là Phỏng=Bỏng=Bập Bùng=Bừng Bừng). Chữ Phỏng ấy viết là chữ Phong 烽 gồm bộ lửa 火 và cái âm phong 夆. Nghĩa chữ Phong 烽 ấy từ điển giải thích là “ngọn lửa báo khi có giặc đến”.

Bà Trưng sinh ra ở đất Mê Linh là dòng dõi vua Hùng, không phải là họ Trưng. Khi Bà cầm quân Chinh chiến mới gọi là Bà Trưng. Đánh thắng giặc Hán, Bà được tôn xưng là Lĩnh Nam Hoàng Đế. Tên tục của Bà là Chắt (sau viết là Trưng Trắc). Người Việt xưa đẻ con đầu lòng thường đặt tên con là Chắt , đôi vợ chồng đã có con đầu lòng thì được lên “chức” mà gọi là ông Chắt bà Chắt thay cho tên thường gọi (Chắt=Chắc là số 1, Chục là số 10. Trẻ con có trò chơi đánh chuyền bằng một bó 10 cái đũa tre và một quả cà tròn, tung quả lên rồi bắt que đũa, bắt đầu từ cú bắt 1 que, rồi cú bắt 2 que… gọi là “đánh chắt” tức bắt từ con 1 đầu tiên).

Sự thật mà Hán sử từng viết là Mã Viện sau khi thắng Hai Bà Trưng đã thu gom trống đồng để đồng thời phần thì phá hủy phần thì nấu đúc thành ngựa kiểng chở về phương Bắc, nhằm triệt hạ cho thật nhanh văn minh Lạc Việt, bởi vậy dân Việt phải chôn dấu trống đồng khắp Việt Nam, Vân Nam, Thái Lan, Giang Nam nơi nào cũng có. Câu “Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt” chỉ là câu nguyền hằn học của Mã Viện trước nền văn minh trống đồng rực rỡ của người Việt và khiếp sợ trước lời thề của Bà Trưng “quyết dựng lại nghiệp xưa Họ Hùng”. Câu ấy nghĩa đen của nó là “Trống đồng Hết, Giao Chỉ Hết”(Mất văn hóa thì chẳng còn dân tộc). Các từ Việt ngữ Hết=Chết=Giết=Diệt=Chiết đều có nghĩa chung nôi khái niệm là Hết vì đều cùng “Rỡi” Ết. Chữ Trụ cũng vậy(đời sau viết bằng chữ Trụ 柱 nghĩa là cây cột chỉ là mượn chữ để ký âm mà thôi, đừng để ý đến cái nghĩa chữ), ngược dòng lịch sử thì Trụ=Cụ=Cữu=Cối=Cái=Kẻ, nó là cái tiếng chỉ cái khí cụ đặc thù bằng đồng là cái trống đồng (cái cối đồng là hình dáng lộn ngược của cái cối đá thời đồ đá, Cối Đồng viết ngược là chữ Đồng Cổ 銅 鼓, chỉ có cái “tiếng” của nó Vỗ ra mới gọi là “trống”vì nhìn chẳng thấy). Chuyện “ cột đồng Mã Viện” chỉ là giai thoại , mà về sau chính sử lại ghi vào. Ở Quế Lâm (bắc Quảng Tây người dân cũng nói có cột đồng Mã Viện ở vùng núi ngoại ô thành phố Quế Lâm).

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về việc "Giặc Khăn vàng" vào cuối thể kỷ III - cuối thời Đông Hán, còn Hai Bà Trưng vào thế kỷ thứ nhất sau CN - Đầu thời Đông Hán. Hai vụ việc không liên quan đến nhau. Nhưng chuyện này không phải đề tài bàn ở topic này.

Vấn đề Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại sự dô hộ của nhà Hán và phục hưng Việt tộc ở Nam Dương tử đã qúa rõ ràng và là điều không thể phủ nhận được. Ngoài việc ngài Trần Đại Sỹ minh chứng qua zen di truyền - tức là một phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại thì chính Tô Đông Pha cũng phát biểu: Nếu không có Tuấn Ức Hầu (Mã Viện) thì dân chín quận Giang Nam (Tức Nam Dương tử) đã mặc áo cài vạt bên trái hết". Điều này cho thấy cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hoàn toàn vì văn hóa và độc lập dân tộc với nguồn gốc Việt tộc ở Nam Dương tử. Ngoài ra còn có rất nhiều chứng cứ khác.

Chỉ có loại tư duy "Ở trần đóng khố", tư tưởng nô lệ về văn hóa phủ nhận điều này.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biên Cương Nước Việt

BS Trần Đại SỸ

A. Sơ tâm về tộc Việt Tôi học chữ Nho trước khi học chữ Quốc-ngữ. Thầy khai tâm của tôi là ông ngoại tôi. Ông tôi không có con trai, mẹ tôi là con út của người. Theo luật triều Nguyễn, thì con trai ông tôi sẽ được “tập ấm”. Không có con trai, thì con nuôi được thay thế. Tôi là “con nuôi” của ông tôi, nên người dạy tôi học để nối dòng Nho gia. Tôi cũng được “tập ấm”, thụ sắc phong của Đại-Nam Hoàng đế.

Năm lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại Việt Nam. Cũng năm đó, tôi được học chữ Nho. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đình Việt-Nam còn cho con học chữ Nho, bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không còn chỗ đứng trong đời sống kinh tế, chính trị nữa. Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho bằng chơi bi, đánh đáo. Nhưng vì muốn làm vui lòng ông tôi mà tôi học. Các bạn hiện diện nơi đây không ít thì nhiều cũng đã học chữ Nho đều biết rằng chữ này học khó như thế nào. Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đã thuộc làu bộ Tam tự kinh, rồi sáu tháng sau tôi được học sử.

Tôi được học Nam-sử bằng chữ Nho, đồng thời với những bài sử khai tâm bằng quốc ngữ vào năm bẩy tuổi. Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ sử viết bằng Quốc-ngữ, rất giản lược, để dạy học sinh, không bằng một phần trăm những gì ông tôi dạy tôi. Thầy giáo (ở trường) biết tôi là cái kho vô tận về sử Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp nghe về anh hùng nước tôi. Chính vì vậy, tôi phải lần mò đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như “Đại-Việt sử ký”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, “An-Nam chí lược”, “Việt sử lược”… Đại cương, mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam như sau:

“Vua Đế Minh, cháu ba đời vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên đẻ ra người con tên Lộc-Tục. Vua lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Đế Nghi; phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài dạy hai thái tử rằng: Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy điều hiếu hòa mà ở với nhau. Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử tuyệt tôn”.

Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây-lịch, đến đây thì chia làm hai:

1. Triều Đại Thần Nông Bắc:

- Vua Đế Nghi (2889-2884 trước Tây-lịch)

- Vua Đế Lai (2843-2794 trước Tây-lịch)

- Vua Đế Lai (2843-2794 trước Tây-lịch)

- Vua Ly (2795-2751 trước Tây-lịch)

- Vua Du Võng (2752-2696 trước Tây-lịch)

Đến đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng Đế từ năm Giáp-Tý (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời đại Hoàng Đế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-ký, Tư-mã-thiên khởi chép quyển một là Ngũ đế bản kỷ, coi Hoàng Đế là Quốc-tổ Trung-quốc.

2. Triều Đại Thần-Nông Nam :

Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch), hiệu là Kinh-Đương, lúc mười tuổi. Sau này người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung, cho đến nay là 4872 năm, vì vậy người Việt hằng tự hào rằng đã có năm nghìn năm văn-hiến.

Xét về cương giới, cổ sử chép: “Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi, lấy hiệu là vua Kinh-Đương (2), tên nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-tây. Vua Kinh-Đương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra thái tử Sùng-Lãm. Thái tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai (3). Khi vua Kinh Đương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-lang. Nước Văn-lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, Tây giáp Ba-thục, Đông giáp biển Đông-hải”. Cổ sử đến đây, không có gì đáng nghi ngờ. Nhưng tiếp theo, lại chép: “Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị, giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp, sau trở thành lạc-hầu, theo lối cha truyền con nối.

- Hoàng tử thứ nhất tới thứ 10 lập ra vùng hồ Động đình.

- Hoàng tử thứ 11 tới thứ 20 lập ra vùng Tượng-quận.

- Hoàng tử thứ 21 tới thứ 30 lập ra vùng Chân-lạp.

- Hoàng tử thứ 31 tới thứ 40 lập ra vùng Chiêm-thành

- Hoàng tử thứ 41 tới thứ 50 lập ra vùng Lão-qua.

- Hoàng tử thứ 51 tới thứ 60 lập ra vùng Nam-hải.

- Hoàng tử thứ 61 tới thứ 70 lập ra vùng Quế-lâm.

- Hoàng tử thứ 71 tới thứ 80 lập ra vùng Nhật-nam.

- Hoàng tử thứ 81 tới thứ 90 lập ra vùng Cửu-chân.

- Hoàng tử thứ 91 tới thứ 100 lập ra vùng Giao-chỉ.

Ngài hẹn rằng: Mỗi năm các hoàng tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết để chầu-hầu phụ mẫu”.

Một truyền thuyết khác lại nói:

Vua Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng: “Ta là loài rồng, nàng là loài tiên, ở với nhau lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một lần”. Các sử gia Việt tuy lấy năm vua Kinh-Đương lên làm vua là năm Nhâm-Tuất 2879 trước Tây-lịch, nhưng không tôn vua Kinh-Đương với công chúa con vua Động-đình làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm quốc tổ, và công chúa Âu-Cơ làm quốc mẫu. Cho đến nay, nếu các bạn hỏi trăm người Việt ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào: Chúng tôi là con rồng cháu tiên, Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ.

Không phải sử gia Hoa-Việt cho rằng các vua Phục-Hy, Thần-Nông thuộc huyền sử, hay không hẳn là tổ mình, mà cho rằng triều Phục Hy, Thần Nông là tổ về huyết tộc, mà không phải là tổ chính trị. Bởi tại phương Bắc từ khi Hoàng Đế lên ngôi vua, tại phương Nam Lạc-Long lên ngôi vua, mới phân hẳn ra Việt, Hoa hai nước rõ ràng.

B. Chủ Đạo Tộc Hoa, Tộc Việt :

Như các bạn đã thấy, mỗi dân tộc đều có một chủ đạo, cùng một biểu hiệu. Người Pháp các bạn cho rằng tổ tiên là người Gaulois, con vật tượng trưng là con gà trống. Người Anh lấy biểu hiệu là con sư tử. Người Hoa-kỳ lấy biểu hiệu là con chim ưng. Người Trung-hoa lấy biểu hiệu là con rồng. Người Việt lấy biểu hiệu là con rồng và chim âu, gốc tự huyền sử vua Lạc Long là loài rồng, công chúa Âu-Cơ là loài chim.

Người Do-Thái tự tin rằng họ là giống dân linh, được Chúa chọn. Vì vậy, sau hai nghìn năm mất nước, họ vẫn không bị đồng hóa. Khi tái lập quốc, với dân số bằng một phần trăm khối Ả-rập, nhưng họ vẫn đủ khả năng chống với bao cuộc tấn công để tồn tại. Đó là nhờ niềm tin họ thuộc sắc dân được Chúa chọn. Người Hoa thì tin rằng họ là con trời. Cho nên trong các sách cổ của họ vua được gọi là Thiên-tử, còn các quan thì luôn là người nhà trời xuống thế phò tá cho vua. Chính niềm tin đó cùng với văn-minh Hoa-hạ, văn minh Nho giáo đã kết thành chủ đạo của họ. Cho nên người Hoa dù ở đâu, họ cũng có một tổ chức xã hội riêng, sống với nhau trong niềm kiêu hãnh con trời. Cho dù họ lưu vong đến nghìn năm, họ cũng không bị đồng hóa, không quên nguồn gốc. Cũng chính vì vậy, mà từ một tộc Hoa nhỏ bé ở lưu vực sông Hoàng-hà, họ đánh chiếm, đồng hóa hàng nghìn nước xung quanh. Nhưng chủ đạo, và sức mạnh của họ phải ngừng lại ở biên giới Hoa-Việt ngày nay.

Từ nguồn gốc lập quốc, từ niềm tin mình là con của Rồng, cháu của tiên, cho nên người Việt có một sức bảo vệ quốc gia cực mạnh. Tộc Việt đã chiến đấu không ngừng để chống lại cuộc Nam tiến liên miên trong hai nghìn năm của tộc Hoa. Bất cứ thời nào, người Việt dù bị phân hóa đến đâu, nhưng khi bị Bắc xâm, lập tức họ ngồi lại với nhau để bảo vệ quốc gia. Trong những lớp phế hưng của lịch sử Việt, hễ ai dựa theo chủ đạo của tộc Việt, đều thành công trong việc giữ được quyền cai trị dân.

C. Đi Tìm Lại Nguồn Gốc Tộc Việt :

Năm trước, đồng nghiệp của tôi đã giảng cho các bạn sinh viên hiện diện các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, bao gồm:

- Thuyết của Giáo sư Léonard Aurousseau, về cuộc di cư của người U-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-lạc.

-Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-lạc.

- Thuyết của học giả Đào Duy-Anh, Hồ-Hữu-Tường, về sự di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam.

- Thuyết của Trần Đại-Sỹ theo khoa khảo cổ, bằng hệ thống y-khoa ADN.

Cuối cùng các giáo sư đồng nghiệp đã nhận định rằng: Nhờ vào khoa khảo cổ, nhờ vào hệ thống khoa học, từ nay không còn những giả thuyết về nguồn gốc tộc Việt nữa, mà chỉ còn lại công cuộc tìm kiếm của tôi, rồi kết luận: “Tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang: Đông tới biển, Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Người Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt di cư xuống Giao-chỉ. Người Việt di cư từ Nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt đều đúng. Đó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lĩnh thổ của họ, chứ không phải họ là tộc khác di cư tới đất Việt”.

Chính vì lý do đó, tôi được mời đến đây đọc bài diễn văn khai mạc niên khóa 1992-1993 này. Sau đây, tôi trình bày sơ lược về công trình nghiên cứu đó. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ là một bác sĩ y khoa, cho nên những nghiên cứu của tôi đặt trên lý luận khoa học thực nghiệm, cùng lý luận y khoa, nó hơi khác với những gì mà các bạn đã học.

Phương Pháp Nghiên Cứu :

Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã được giáo sư Tarentino về khoa Antomie của Ý và giáo sư Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ.

1.Dùng Biện Chứng Y Khoa vào Khoa Cổ:

Biện chứng căn bản của người nghiên cứu y khoa là: “Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do”.

Biện chứng này đã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi đã từng trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo, đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy nghĩ khác: “Không có nguyên do, sao có chứng trạng”. Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú.

Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An Đương cũng cho rằng truyện thần Kim-Quy cho vua móng, làm nỏ bắn một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu Đà bị bại, là hoang đường, là “ma trâu đầu rắn”. Nhưng tôi lại tin, và cuối cùng tôi đã tìm ra sự thực: Hồi ấy Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra khích thước ba loại mũi tên đồng của nỏ này. (4)

Với lý luận y khoa, với anatomie, với lý thuyết y học mới về tế bào, với những khai quật của người Pháp ở Đông Dương, của Việt-Nam, của Trung-quốc cùng hệ thống máy móc tối tân đã giúp tôi phân loại xương sọ, xương ống quyển, cùng biện biệt y phục của tộc Hoa, tộc Việt, rồi đi đến kết luận về lãnh thổ nước Văn-lang tới hồ Động Đình.

2. Những Tài Liệu Cổ:

Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Còn ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc quả tới hồ Động-đình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba thục và phía Đông phải giáp Đông hải. Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc.

Dưới đây là huyền thoại, huyền sử, mà tôi đã bấu víu vào để đi nghiên cứu.

- Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Động-đình.

- Truyền thuyết nói: Đế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Đế Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh Đương sau thành nước Văn lang.

- Truyền thuyết nói: Sau khi vua Kinh Đương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam Sơn trên hồ Động Ðình hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi, có chín vạn hoa tầm xuân nở.

- Truyền sử nói: Sau khi Quốc tổ Lạc Long, Quốc mẫu Âu Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về Tương-đài trên cánh đồng Tương chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần.

- Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm gặp nhau một lần ở cánh đồng Tương.

- Sử nói: Vua nước Nam-Việt là Triệu-Đà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam quận, Trường sa (Mậu-Ngọ, 183 trước Tây-lịch). Như vậy biên giới Nam-Việt với Hán ở vùng này.

- Sử nói rằng: Khi Trưng-Nhị, Trần-Năng, Phật-Nguyệt, Lại-thế-Cường đem quân đánh Trường-sa (năm 39 sau Tây-lịch) thì nữ tướng Trần-thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang. (Sự thực đó là Tương-giang thông với hồ Động-đình). Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam với Hán. Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Động đình là Phật-Nguyệt. Tướng Hán là Mã-Viện, Lưu-Long (năm 40 sau Tây-lịch).Nhưng các sử gia gần đây đều đặt nghi vấn rằng: Làm gì biên giới thời Văn-lang rộng như vậy, nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên để tìm nguồn gốc.

D. Đi Tìm Biên Giới Nước Văn Lang:

1. Núi Ngũ-Lĩnh:

Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc kinh, rồi đổi máy bay ở Bắc kinh đi Trường sa.

Trường-sa là thủ-phủ của tỉnh Hồ-Nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều năm ở tỉnh này.

Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học. Không biết trong thư giới thiệu, các giới chức y-khoa Trung-quốc ghi chú thế nào, mà khi tôi tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn-hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu về sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thời giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm, năm trân đại lộ Nhân-dân. Tôi xin cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ tích, đại học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới.

Đầu tiên tôi đi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay. Đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc.

- Một là Đại- Đữu lĩnh,

- Hai là Quế-đương, Kỳ-điền lĩnh.

- Ba là Cửu-chân, Đô-lung lĩnh.

- Bốn là Lâm-gia, Minh-chữ lĩnh.

- Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh.

Về vị trí:

- Ngọ Thủy-an, Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-Đông.

- Ngọn Đại-đữu chạy từ huyện Đại-đữu (nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-Đông.

- Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng Đông.

- Ngọn Cửu-chân, Đô-lung chạy từ Đạo-huyện tỉnh Hồ-Nam tới Gia-huyện tỉnh Quảng-Tây.

- Ngọn Quế-đương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-Nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-Tây.

Lập tức tôi thuê xe, đi một vòng thăm tất cả các núi này. Tôi đi mất mười ngày, gần 1500 cây số.Như vậy là Ngũ-lĩnh có thực, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục, mà lĩnh địa Việt tới hồ Động đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này:

- Một là vua Đế Minh tế trời trên núi Ngũ-lĩnh là nơi ngài gặp tiên, rồi chia địa giới. Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm, nên vua Nghi chỉ giữ tới Bắc-ngạn mà thôi. Còn vua Kinh-Đương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Động-đình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia.

- Hai là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam, không theo về Bắc, thành thử hồ Động-đình mới thuộc lĩnh địa Việt.

Kết luận: Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-lang và Trung-quốc khi xưa. Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thoại.

2. Thiên Đài: Nơi Tế Cáo Của Vua Đế Minh:

Tương truyền vua Đế Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-đương, phân chia lãnh thổ Lĩnh- Bắc tức Trung-quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-đương có mấy chục ngọn núi nhỏ, không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào, trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương giang.

Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179 mét , đỉnh tròn, có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn, nhưng không có tăng ni trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nên trên mái nhiều chỗ bị vỡ, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn, nhiều chỗ gần như lủng sâu. Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong, cột, kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều.

Tại thư viện Hồ-Nam, tôi đã tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết tay như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi:

“Thiên Đài Di Sự Lục”

Trinh-quán tiến-sĩ Chu-minh-Văn soạn.

Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-tông từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647), nhưng không biết Chu đỗ tiến sĩ năm nào?

Tuy sách do Chu-minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này là do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần: Phần của Chu-minh-Văn soạn, phần chép tiếp theo Chu-minh-Văn của một sư ni pháp danh Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1722). Chu-minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loại văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố, cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. (Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông biết rằng tôi chỉ được học những loại văn đó từ hồi sáu bẩy tuổi, thì ông sẽ hết phục!) Tài liệu Chu-minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Đế Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên, sinh ra Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này tế cáo trời đất, vì vậy đài mang tên Thiên-đài, núi cũng mang tên Thiên-đài-sơn. Mình-Văn còn kể thêm: Cổ thời, trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế-Minh, vua Kinh-Đương. Đến thời Đông Hán. một tướng của vua Bà tên Đào-hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-đương, ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất quyết tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm được núi. Về đời Đường, để xóa vết tích Việt, Hoa cùng Nam, Bắc, các quan lại được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây ngôi chùa tại đây.

Tôi biết vua Bà là vua Trưng. Còn tướng Đào-hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Đào-Kỳ, tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Bà Hoàng-thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi khu Trường-sa, hồ Động đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chận ở Thiên đài, đợi khi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thơ thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây.

Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối:

Thoát thân Nam thành xưng sư tổ,

Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật-kinh.”

(Hai câu này ngụ ý ca tụng thái tử Tất-đạt-Đa đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát, sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh.)

Tam bảo linh ứng phong điều vũ thuận, Phật công hiển hách quốc thái dân an. (Hai câu này ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho gió hòa mưa thuận, đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.)

Nơi có dấu vết Thiên đài, còn đôi câu đối khắc vào đá:

“Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc,

Lĩnh-địa niên niên dữ Việt thường.”

(Nghĩa là: Từ sau vụ tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao thời, phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với dòng giống Việt-thường.)

Chỗ miếu thờ Đào-hiển-Hiệu có đôi câu đối:

“Nhất kiếm Nam hồ, kinh Vũ Đế,

Thiên đao Bắc lĩnh, trấn Lưu-Long.”

(Nghĩa là: Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động-đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán, một nghìn đao thủ ở bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu-Long.)

Kết luận: Như vậy việc vua Đế-Minh tế cáo trời đất là có thực. Vì có Thiên-đài, nên thời Lĩnh-Nam mới có trận đánh hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lĩnh địa Văn-lang xưa quả tới núi Ngũ-lĩnh, hồ Động-đình.

3. Cánh Đồng Tương:

Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương:

- Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển. Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần.

- Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần.

Tôi đoán: Cả hai vị quốc tổ Kinh-Đương, Lạc Long sau khi kết hôn, đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Động-đình hưởng thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó quanh hồ Động-đình. Phía Nam hồ Động-đình là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 cây số, lưu vực tới 92,500 cây số vuông, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-Tây. Vậy cánh đồng Tương sẽ năm trong lưu vực Tương-giang. Tôi thuê thuyền đi từ cảng Dương-lâm nơi phát xuất ra Tương-giang là hồ Động-đình, xuống Nam, qua Tương-âm tôi dừng lại, nghiên cứu địa thế cùng thăm chùa Bạch-mã. Đây là địa phận quận Ích-đương. Vô tình tôi tìm ra một nhánh sông Âu-giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ còn 2-3 mẫu mà thôi. Suốt lộ trình từ hồ Động-đình trở xuống, trên sông Tương cũng như hai bên bờ chim âu bay lượn khắp nơi. Đặc biệt trên Âu-giang, giống chim này càng nhiều vô kể. Từ Âu-giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-sa, thủ phủ của Hồ-Nam, rồi tới các quận lî Tương-đàm, Chu-châu, Hành-đương, Quế-đương. Không khó nhọc tôi tìm ra cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-đình, Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-Nam. Phía Tây là vùng Triêu Dương, Lãnh thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy và Thạch-khê-thủy. Sau khi tìm ra cánh đồng Tương, Thiên-đài, cùng những đàn chim âu, tôi giải đoán như thế này:

“Quốc-tổ Lạc-Long kết hôn với công chúa con Đế-Lai, hẳn công chúa cũng có tên. Nhưng vì lâu ngày, người ta không nhớ được tên ngài, nên đã lấy con chim Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-đình, Tương-giang,mà gọi tên là Âu-Cơ (Cơ là bà vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-mẫu là Âu Cơ thì họ nghĩ ngay đến Quốc-mẫu sinh con. Quốc-mẫu là chim Âu, thì phải đẻ ra trứng. Còn con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con, có nghĩa là tất cả dân trong nước đều là con của Quốc-mẫu.”

Kết luận: Đã có cánh đồng Tương, thì truyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài, nay chứng cớ cánh đồng Tương được kiểm điểm, thì lĩnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động đình.

4. Hồ Động Đình và Núi Tam Sơn:

Hồ Động-đình nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ được coi như nới phát tích ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ Bắc, tức đất Kinh-châu thuở xưa. Địa khu phía Nam sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-Nam. Hồ Động-đình nằm trong tỉnh Hồ-Nam. Hồ thông với sông Trường-giang bằng hai con sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-giang, rồi đổ vào cho Tương-giang. Trên Bắc-ngạn hồ có núi Tam-sơn. Tôi đã lên đây ba lần. Tương truyền các bà Trưng-Nhị, Trần-Năng, Hồ-Đề, Phật-Nguyệt đánh chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để thấy rõ phong cảnh để còn tả trận đánh trong bộ Cẩm-khê di-hận (6). Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa cạn là 38.5 mét, về mùa nước lớn là 39.20 mét.Tra trong chính sử, thì quả hồ Động-đình thuộc lĩnh địa Văn-lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Võng thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng Đế. Sử gia Trung-quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc. Nói theo triết học Tây-phương, thì vua Du-Võng từ gốc Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong vùng đồng bằng, ở phương Nam, lấy hỏa làm biểu hiệu nên còn gọi là Viêm-Đế. Còn vua Hoàng-Đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nghiệp giầu nhưng không giỏi võ bị nên bị thua.

Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ đế bản kỷ chép rằng:

…Thời vua Hoàng Đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Vua Du-Võng không đủ khả năng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu, thì Suy-Vưu mạnh nhất.

Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng Đế. Vua Hoàng Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công.

Suy-Vưu làm loạn, không tuân đế hiệu. Hoàng Đế triệu tập chư hầu, cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy-Vưu. Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận, vua Hoàng Đế đem quân chinh phạt.

Lãnh thổ của Hoàng Đế: Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông; phía Tây tới núi Không-động, Kê-đầu; Nam tới Giang, Hùng, Tương… (7)

Sông Giang đây tức là sông Trường-giang. Hùng đây là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi-Nhân đời Tống tập giải Sử-ký nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa.

Kết luận: Từ chính sử, huyền sử đều cho biết lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-đình. Khi vua Hoàng Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng còn kéo dài tới 2439 năm nữa. Lĩnh thổ Trung-quốc thời Hoàng Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Từ Nam bao gồm khu Trường-sa hồ Động đình vẫn thuộc Văn-lang. Khi chính sử ghi chép như vậy, thì việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Động-đình, núi Tam-sơn, không còn là huyền thoại nữa, mà thành sự thực lịch sử. Vậy truyện các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử.

5. Biên Giới Lĩnh Địa Tộc Việt Thế Kỷ Thứ Hai Trước Tây Lịch:

Sử Hán- Việt đề đều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch, thời Triệu-Đà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Trường-sa, hồ Động-đình. Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu-Đà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần-thủy-Hoàng sai Đồ-Thư mang quân sang đánh Âu-Lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận: Nam-hải (Quảng Đông và một phần Phước-kiến), Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-Nam và một phần Quý-châu), Tượng-quận (Vân-Nam và một phần Quý-châu). Vua An-Dương Vương sai Trung-tín hầu Vũ-Bão-Trung và Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ đem quân chống, giết được Đồ-Thư, tiêu diệt nửa triệu quân Tần. Tuy vậy vua An-Dương Vương cũng không chiếm lại vùng đất đã mất.

Sau nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu-Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián điệp trong vụ án Mî-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm được Âu-lạc, lập ra nước Nam-Việt. Lĩnh thổ nước Nam-Việt gồm những vùng nào? Không một sử gia chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lĩnh địa Nam-Việt là lĩnh địa thời Văn-lang.

Trong khi Triệu-Đà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt: Hạng-Vũ, Lưu-Bang diệt Tần, rồi Lưu-bang thắng Hạng-Vũ lập ra nhà Hán. Lưu-Bang lên ngôi vua, sai Lục-Giả sang phong chức tước cho Triệu-Đà. Đúng ra Triệu-Đà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhưng họ hàng, thân thuộc, mồ mả của Đà đều ở vùng Chân-Định. Đà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng đào mồ cuốc mả tổ tiên mà phải lùi bước.

Năm 183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà Hán là Lưu-Bang chết, Lã-hậu chuyên quyền, cấm bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu-Đà không thần phục nhà Hán, xưng đế hiệu, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận.

Trường-sa là quận biên cương của Hán, vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sa. Nam-quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam ngạn sông Trường-giang.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên do cái chết của Hai Bà là nhảy sông tự tử hay bị chém đem đầu về Trung Quốc?

...

(Nguồn: Sưu tầm )

Xin có một ý kiến nhỏ về vấn đề này, hiện ở một số vùng ở nước ta, nhất là miền bắc, người dân vẫn giữ tập tục cúng bánh trôi bánh chay vào dịp mùng 3/3 âm lịch (mà tôi nhớ không lầm là ở diễn đàn này cũng từng có hẳn 1 topic: "Lễ tết bánh trôi - bánh chay" ở phần Cổ văn hóa sử thì phải), mà theo các cụ, cho thấy hội lễ này âm thầm gắn liền với sự hi sinh của Hai Bà có từ rất lâu trong các lễ hội đình làng ở miền bắc, tức nói về sự "trầm mình" (bánh trôi)...

Còn sự việc Hai Bà bị "chém đầu" là do những ghi chép trong "Hậu Hán thư", nhưng đó không phải là giá trị xác tín duy nhất, nhất là đối với công việc nghiên cứu cổ sử Việt trong bối cảnh các tư liệu lịch sử đã bị mất mát rất nhiều từ sự kiện ấy (thất bại của Hai Bà Trưng).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu không có dữ liệu vật chất, đặc biệt là các loại cổ vật xác định chính xác thời Hai Bà trưng thì không thể định vị được các thông tin ghi trong chính sử Trung Hoa như Sử ký, Hậu Hán thư... và ngay cả trong truyền thuyết, dã sử, thần phả, chính sử của nước... và đặc biệt, chính sử trung Hoa đã được chỉnh sửa theo ý đồ thời Đông Hán, đã có dữ liệu và cổ vật minh xác hai vấn đề:

 

- Hai Bà Trưng quyên sinh: có cổ vật lưu dấu chứng minh.

 

- Cột đồng: tức cột đồng dùng để đo bóng mặt trời, vùng Vân Nam thời Âu Lạc có cột này. Tượng trưng ý nghĩa là trụ trời, cột chống trời, trục vũ trụ -> cho nên khi nói "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" là hàm ý:  Chỉ khi nào trụ trời đổ thì người Việt mới bị diệt, trụ trời đổ tức là vũ trụ tan rã trở về trạng thái nguyên thủy.

 

- Cái cột đồng bé tý, chôn sâu vài trượng mà đòi... "gãy" để diệt dân Giao Chỉ, đây chỉ là một sự bất hợp lý đơn giản thôi! Sau này, cuốn tiểu thuyết thần kỳ vĩ đại Tây Du Ký đã biến hóa kinh tuyệt thành chiếc gậy bịt vàng dùng để đo đáy Ngân hà của Tôn Ngộ Không.

 

Thạp Điền chứa vỏ ốc có trục vũ trụ và thần Mặt Trời giáp vàng

Cổ vật Vân Nam, thời Âu Lạc

24f7eeb4ee100b574bdf650143100955.jpg

 

Cột đồng này được dân tộc Việt hình tượng hóa thành "cây Nêu" ngày Tết Nguyên Đán và các ngày lễ hội của dân tộc. Không chỉ vậy, đặc trưng văn hóa này được tiền nhân Việt phổ biến ra toàn thế giới, nổi trội là cột Djed văn hóa Ai Cập cổ đại và "cột Totem" các dân tộc châu Mỹ La Tinh...

 

Cột totem Châu Mỹ

il_340x270.403796599_gl46.jpg

 

Dựng cột Djed - Ai Cập mừng năm mới (Dương Lịch)

0_a5d89_5ceba282_XL.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khái niệm "Động" để chỉ một vùng đất rất có cơ sở. Ngày xưa tôi nghe các cụ kể về những người mà các cụ gọi là ở miền sơn cước và cả sách vở nói về vùng này vẫn thường nhắc đến các "Chúa động". Tức là những người cai quản một vùng, miền sơn cước nào đó. Ở miền xuôi từ "Đống" (Có dấu sắc) cũng để chỉ địa danh, tượng tự như "kẻ". Mà "Đống" với "Động" cùng một gốc chỉ khác thanh.

Cho mình hỏi điều không liên quan lắm: với khái niệm "Động" này thì hồ Động Đình có thuộc diện tương tự hay không, vì xét qua địa hình thì nó không có vẻ giống hang động mấy

Cái nữa là chữ "kẻ", theo mình nghĩ có lẽ là từ chỉ 1 vùng đất của người Việt cổ, có sắc thái nghiêng về thành thị, đô thị. Người Hán về sau mượn chữ này thông qua chữ "đô" (), trong chữ "đô" có chữ giả (âm Hán)= kẻ (âm Việt). Mình cũng không hiểu lẽ nào họ lại đọc là "đô", còn chữ giả () thì chính xác âm Việt của nó là "đỏ". Đây là trường hợp khó hiểu, vì mình thử viết âm ra lối chữ Khoa đẩu, nhưng không thấy mặt chữ khác nhau nhiều

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấy, mình ghi lộn, là không giống nhau nhiều chứ

Còn về đồng trụ thì lại càng khó hiểu, người Hán đương thời mình không biết có phong tục này. Vậy có phải Mã Viện tuy là đàn áp hai bà Trưng nhưng ổng chưa chắc là người Hán (nếu cột đồng có thật)?

Với lại thời mã Viện chữ viết bên Trung Quốc chưa định hình như sau này, nên theo mình khả năng lớn là có "vấn đề về chính tả". Ví dụ nếu bạn bỏ 2 nét phết phẩy 2 bên chữ giao thì ra chữ gì chắc ai dùng nhiều chữ Hán khắc biết. Giao Chỉ <-> Văn Địa <-> đất Văn (Văn gì thì chắc ai cũng biết tên nước mình thời cổ đại). Theo mình nghĩ "đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt" khả năng lớn chỉ 1 vùng đất nào đó được gọi bằng chữ "Động" ở khoảng biên giới nước mình mà khi "chặt" nó khỏi nước mình, hoặc đánh tan thế phòng ngự ở đấy rồi thì nước mình khó giữ thế bền vững và dễ diệt hơn. Phải chăng là đúc kết của Mã Viện về cách "trị" người Việt sau trận thắng Hai Bà Trưng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay