yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Sửa hơn 1.000 đơn vị từ của Truyện Kiều: Một hành động vô đạo!

Tự cho chữ của mình “hay hơn Nguyễn Du” để lấy lý do đó “sửa” hàng ngàn từ Truyện Kiều như Đỗ Minh Xuân đã làm là xúc phạm tiền nhân.

Posted ImageẢnh: TL

Trong cuộc hội thảo về Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới tổ chức vào ngày 15.12.2012 tại khu di tích Nguyễn Du, Hà Tĩnh, mỗi đại biểu tham dự được tặng một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân khảo dịch - nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in năm 2012. Cuốn sách này có lời đề tựa rất trang trọng của GS. Vũ Khiêu: “Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”.

Posted Image

Thúy Kiều và Kim Trọng - tranh khắc gỗ của Nguyễn Tư Nghiêm

Posted Image

Mắt tôi không tin nổi, vì lần đầu nghe tên ông Đỗ Minh Xuân. Còn GS. Vũ Khiêu thì tôi và nhiều người đã được “chiêm ngưỡng” nhiều bài văn bia kiểu bia về Quang Trung dán đè lên thơ Hồ Chí Minh ở Núi Quyết, hay chuyện mới đây ông này lại “giáng bút” (?) ở Bình Đà... Trong mối nghi ngờ khó gỡ ấy, tôi đã điện gặp ông Hồ Bách Khoa, Giám đốc khu di tích Nguyễn Du, chỉ để hỏi một câu: “Có thật trong cuộc hội thảo ấy ông Đỗ Minh Xuân tặng mỗi vị đại biểu một cuốn “Truyện Kiều Nguyễn Du với…” của nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin hay không?”. Ông Khoa xác định là có bản photo và hiện nay ông còn giữ một bản!

Thế là sự thật dù khó tin đến đâu thì cũng là sự thật. Theo ông Thế Anh, viết trên tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam thì ông Đỗ Minh Xuân đã chữa hơn 1.000 đơn vị từ của Truyện Kiều, với tinh thần “phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng” như “lời vàng ngọc” của ông Vũ Khiêu!

Tôi xin phép ông Thế Anh dẫn ra một số chỗ Đỗ Minh Xuân đã xúc phạm Truyện Kiều mà bài của ông đã kê ra:

Câu Lạ lùng nàng vẫn tìm đường nói quanh được chữa lại là Lạ lùngKiều tạmtìm đường nói quanh” rồi tự khen chữ “tạm” của mình hay hơn chữ “vẫn” của Nguyễn Du (!). Câu Kiều hay nổi tiếng ai cũng biết “Nửa in gốichiếcnửa soi dặm trường” được ông này chữa lại: “Nửa in gối lẻ nửa soi dặm trường”. Ngay câu thứ ba, Trải qua một cuộc bể dâu đã bị ông này bắt bẻ: Trong đời người, đâu chỉ có một cuộc bể dâu? Phải dùng “mỗi” mới hợp. Và ngang nhiên chữa: “Trải qua mỗi cuộc bể dâu”… Tất nhiên sau khi chữa hàng trăm câu Kiều kiểu như thế, ông này luôn có một câu "chém gió": hay hơn Nguyễn Du!

Cũng với tinh thần ông Vũ Khiêu mớm cho “đưa Truyện Kiều tới quảng đại quần chúng”, Đỗ Minh Xuân đã chữa hầu hết những câu Nguyễn Du dùng kinh điển. Ví như: “Một đền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều” thành “Buồng đào nơi tạm khóa xuân hai Kiều” hay câu thần bút: “Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang” đã được chữa thành “Xăm xăm đè nẻo đánh liều lần sang!”. Hàng trăm câu bị chữa kiểu đó, hết biết và hết nói! Theo tác giả Thế Anh, với sự cổ vũ của GS. Vũ Khiêu, ông này đã chữa tới 1.000 đơn vị từ của Truyện Kiều chứ đâu có ít!

Truyện Kiều là di sản văn hóa của dân tộc. Đã đến lúc Nhà nước phải công nhận một bản Truyện Kiều được pháp luật bảo vệ để không ai có quyền sửa chữa tùy tiện, như không được phép đắp thêm chân cho con rồng đời Lý ở chùa Dạm hay chùa Phật tích. Người thời nay và mai sau có thể thêm bớt một hai chữ khi đưa ra được lý do chính đáng và được một hội đồng có thẩm quyền thẩm định. Tự cho chữ của mình “hay hơn Nguyễn Du” để lấy lý do đó “sửa” cả ngàn từ Truyện Kiều như Đỗ Minh Xuân là xúc phạm tiền nhân. Người ta có thể “lẩy Kiều”, bình luận chữ nghĩa Truyện Kiều, chê chỗ này khen chỗ kia trong những buổi trà dư tửu hậu cho vui. Đó cũng là cách tỏ tình yêu với Truyện Kiều và tiếng Việt. Nhưng viết cả một cuốn sách để phổ biến sửa chữa Truyện Kiều tức là viết lại và công bố “một Truyện Kiều gần với đại chúng” khác quá xa với bản đang được công nhận, là xâm phạm di sản. Tôi có thể không ngạc nhiên mấy về hành động của ông Đỗ Minh Xuân hay ông Vũ Khiêu, nhưng tôi vẫn nghi ngờ, không tin nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin lại xuất bản một cuốn sách như thế. Biết đâu đây là một hành động “mạo danh”, in chui dưới cái tên của nhà xuất bản này. Xin được biết ý kiến của quý vị nhà xuất bản.

Nguyễn Quang Thân

Theo baomoi.vn

=====================================================

Potay với tuy duy ngồi dước giếng của tác giả Đỗ Minh Xuân Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các cụ xưa câu từ khi viết ra là rất đắn đo, thâm ý, hàm xúc. Vã lại ngày xưa, kinh thư, chữ nghĩa là rất làu, rất xác, lại còn điển cố điển tích nữa, không cứ gì các cụ bổ bả trong câu từ?!

Câu của cụ Nguyễn Du:

"Trải qua một cuộc bể dâu "

là thâm thúy vô cùng. Ví như một đời người trải qua bao nhiêu chuyện sóng gió, đổi thay, thăng trầm...thì biếc bao nhiêu biến cố đó, khi ôn cố lại, ngẫm lại, thì cũng là "một cuộc bể dâu"! từ "một cuộc" không phải nói số lượng là một; mà là nhiều, nhiều biến cố, nhiều đau lòng...và "một cuộc" đây cũng là tất cả, tất cả tính đến khi người quan sát, người kiêm nghiệm "nhìn lại", hồi ức lại.

Nay ông Đỗ Minh Xuân sửa lại

Trãi qua mỗi cuộc bể dâu

...chi li quá, ngôn từ nghèo nàn quá. Cho nên ý nghĩa của câu nghèo nàn đi, chứng tỏ cái nhìn về thực tại cũng thiển cận.

Ai mà mà chả biết là mỗi cuộc bể dâu hay nhiều cuộc bể dâu!

Cho nên "Trăm năm Kiều vẫn là Kiều", có sửa cỡ nào thì cụ Nguyễn Du vãn là tuyệt cú mèo!

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sửa hơn 1.000 đơn vị từ của Truyện Kiều: Một hành động vô đạo!

Tự cho chữ của mình “hay hơn Nguyễn Du” để lấy lý do đó “sửa” hàng ngàn từ Truyện Kiều như Đỗ Minh Xuân đã làm là xúc phạm tiền nhân.

Posted Image

Ảnh: TL

Câu "Trải qua một cuộc bể dâu" của cụ Nguyễn Du có điển tích từ một chuyện thần thoại. Trong đó mô tả một tiên nữ bay qua một bãi biển. 500 năm sau, vị tiên nữ này có dịp qua bãi biển này thì thấy nó đã thành nương dâu.

Bởi vậy, câu trải qua "một cuộc bể dâu" là sự mô tả biến đổi - ít nhất là 500 năm, theo điển cố. Do đó, "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" chỉ giới hạn trong một kiếp nhân sinh, gọi là "trăm năm trong cõi người ta" mà thấy "một cuộc bể dâu" đã quá đủ ngậm ngùi cho một kiếp người. Nay tác giả giộng cho đến "mỗi cuộc bể dâu" - hàm ý nhiều cuộc - thì....khiếp quá. Còn chó gì một kiếp người.

Không có "cơ sở khoa học"Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sửa hơn 1.000 đơn vị từ của Truyện Kiều: Một hành động vô đạo!

Tự cho chữ của mình “hay hơn Nguyễn Du” để lấy lý do đó “sửa” hàng ngàn từ Truyện Kiều như Đỗ Minh Xuân đã làm là xúc phạm tiền nhân.

Posted Image

Ảnh: TL

Cụ Nguyễn Du viết: "vầng trăng ai sẻ làm đôi. Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường".

Từ "chiếc" là một từ cổ mô tả một vật nào đó, như: chiếc gối, chiếc bút, chiếc bàn....(Từ phổ biến gọi là "cái". Thí dụ: "cái gối'...)....Vì tính mô tả "một" vật thể, nên nó còn hàm nghĩa sự cô đơn. Do đó, trong tiếng Việt còn dùng từ "chiếc" miêu tả sự cô đơn, thí dụ: "gia đình đơn chiếc".

Cho nên, chẳng ai hiểu rằng "gối chiếc" mà cụ Nguyên Du mô tả là "chiếc gối". Mà là cụ mô tả sự cô đơn. Nay tác giả đổi thành "Nửa in gối "lẻ"..."?!.

"Lẻ" là mấy cái gối thưa ông nhà thơ? Ba cái gối trên một

cái giường chăng? (Thế lày nà thế lào?)

Bởi vậy, bánh dày bị gọi là bánh "giầy" là vậy.

Thế rồi cứ tiếng lào ra tiếng ý. Mọi chuyện cứ noạn cào cào cả nên. Hic!

Cũng toàn vớ vẩn cả.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vnexpress.net...gi-2984150.html

Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?

Thứ ba, 29/4/2014 | 09:19 GMT+7

Mỗi nền giáo dục dựa trên một hệ triết lý giáo dục có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nội dung, phương pháp dạy và học. Giáo dục Mỹ có những triết lý giáo dục rõ ràng, thuyết phục, nhờ thế mà có chất lượng tốt bậc nhất thế giới.

Sự phát triển của xã hội Mỹ và vị thế cường quốc của Mỹ trên nhiều phương diện là kết quả trực tiếp của nền giáo dục siêu đẳng về tính khoa học và hiệu quả.

Các triết lý giáo dục cốt lõi của Mỹ bao gồm: Thuyết bản chất (Essentialism), thuyết trường tồn (Perennialism), thuyết tiến bộ (Progressivism), thuyết cải tạo xã hội (Social reconstructionism), thuyết hiện sinh (Existentialism).

Theo tổ chức xuất bản sách giáo dục McGraw Hill Education (Mỹ), thuyết bản chất đề cao việc dạy các nội dung mang tính bản chất thuộc các kiến thức kinh điển và đạo đức, khuyến khích nhà trường trở về với các vấn đề căn bản, dựa trên chương trình giáo dục cốt lõi mạnh và các tiêu chuẩn kinh điển cao.

Thuyết trường tồn chú trọng các chân lý phổ quát được kiểm nghiệm qua thời gian, khuyến khích học sinh đọc "Những cuốn sách vĩ đại" ("The Great Books") để phát triển nhận thức các quan điểm triết học tạo nền tảng cho kiến thức nhân loại. (Mỹ rất chú trọng việc học sinh đọc những sách kinh điển trong danh sách nhà trường lựa chọn cho từng cấp học, giao động từ một vài trăm đến một vài nghìn cuốn để giáo viên chọn cho học sinh của mình đọc, thảo luận nhóm và viết thu hoạch).

Thuyết tiến bộ đòi hỏi nội dung các bài giảng ở trường phải có sự liên quan đến học sinh để các em mong muốn học. Chương trình giảng dạy của nhà trường theo triết lý giáo dục này được xây dựng xoay quanh các trải nghiệm, lợi ích, nhu cầu cá nhân của học sinh và tạo hứng thú, đam mê học tập.

Thuyết cải tạo xã hội như triết lý giáo dục đòi hỏi sự chú tâm trực tiếp và kịp thời đến tệ nạn, thói hư tật xấu trong xã hội, đề cao sự kết hợp học với hành, dựa trên niềm tin rằng giáo dục có thể và cần phải cải thiện, giải quyết các vấn đề xã hội.

Thuyết hiện sinh xuất phát từ quan điểm về tự do ý thức của mỗi con người và nhu cầu để mỗi người tự tạo dựng tương lai cho bản thân. Trong một nhà trường, các học sinh được khuyến khích hiểu và đề cao tính độc nhất vô nhị của bản thân và chịu trách nhiệm về các hành động của mình.

Thật khó hình dung một nền giáo dục mà thiếu triết lý giáo dục. Nếu nói là giáo dục Việt Nam chưa có triết lý giáo dục thì điều này thật khó chấp nhận. Nhưng nếu giáo dục Việt Nam đã có triết lý giáo dục, thì triết lý đó như thế nào, bao gồm những nội dung gì?

Nếu tập hợp đại diện cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, người dân vào cùng một phòng thi với yêu cầu trình bày về hệ triết lý giáo dục Việt Nam, tôi e rằng sẽ thu được những bài thi rất khác nhau. Một số người có thể viết ra được một số nội dung nào đó. Một số người có lẽ sẽ nộp lại tờ giấy trắng.

Vì cho đến gần đây, vẫn còn các bài nghiên cứu kiểu "Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?", "Hành trình đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại".

Nếu nó đã có và đủ rõ ràng, nhất quán, thuyết phục thì cần gì đi tìm nó nữa? Nó đã phải được in ấn ở trong cuốn sách, tài liệu nào đó rồi. Vậy chỉ có thể là nó chưa có, hoặc đã có nhưng chưa đủ rõ ràng, nhất quán, thuyết phục để trở thành một hệ thống mang tính nền tảng cho nền giáo dục.

Những người cho rằng Việt Nam đã có triết lý giáo dục thường minh họa bằng các ví dụ như sau: "Tiên học Lễ. Hậu học Văn", "Học đi đôi với Hành", "Không thày đố mày làm nên", "Muốn sang thời bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày", "Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người", "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

Trong các câu trên, một số có thể được coi là triết lý giáo dục, ví dụ: "Tiên học Lễ. Hậu học Văn", "Học đi đôi với Hành". Một số câu khác thật ra không phải là triết lý giáo dục, mà là về thái độ đối với nghề giáo, thầy giáo, tầm quan trọng của giáo dục và người thầy.

Trong những câu có thể được coi là triết lý giáo dục, có những câu đã tồn tại hàng trăm năm nay và chưa được thẩm định, khẳng định liệu chúng có còn phù hợp với nền giáo dục thời đại mới nữa hay không?

"Tiên học Lễ. Hậu học Văn" là tư tưởng giáo dục Khổng giáo, đề cao tính ưu tiên và tầm quan trọng của việc dạy đạo đức so với việc dạy kiến thức, kỹ năng. Liệu tư tưởng này có còn phù hợp với nhu cầu học tập suốt đời? Liệu nó có phù hợp với các mục tiêu học tập "Học để Biết. Học để Làm. Học để Chung sống. Học để Tự lập" của UNESCO mà chúng ta cũng đã chọn theo?

Phải chăng, chuẩn bị bước vào một "trận đánh lớn" trên mặt trận giáo dục như Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo tuyên bố, cần nghiêm túc đặt ra câu hỏi về hệ triết lý giáo dục Việt Nam và tìm câu trả lời nhất quán, thuyết phục cho nó? Triết lý giáo dục với một nền giáo dục quan trọng y như hiến pháp đối với một quốc gia vậy.

Thật ra, một nền giáo dục chú trọng tính bản chất và tính trường tồn như giáo dục Mỹ được xây dựng trên nền tảng các quan điểm triết học lâu đời hơn rất nhiều so với các nền giáo dục có thiên hướng thay đổi theo tính chính trị của thời đại.

Tất cả những gì nước Mỹ coi là triết lý giáo dục đều có thể tìm được nguồn gốc ở triết học Hy Lạp cổ đại của các nhà triết học - nhà giáo Socrates, Plato, Aristotle... Điều ngạc nhiên là sự trung thành với các quan điểm triết học cổ đại, kể cả về triết lý giáo dục, lại mang lại cho nước Mỹ một khả năng thay đổi và phát triển mạnh mẽ trong mọi thời đại, không bao giờ là nạn nhân của chủ nghĩa giáo điều.

Lương Hoài Nam

Ý kiến bạn đọc (hài một chút)

Triết lý giáo dục( VN ) làm sao xin được trường, làm sao mua được điểm, làm sao lấy được bằng, làm sao xin được việc, làm sao đạt thành tích.

Nguyễn

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vnexpress.net...gi-2984150.html

Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?

Thứ ba, 29/4/2014 | 09:19 GMT+7

Mỗi nền giáo dục dựa trên một hệ triết lý giáo dục có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nội dung, phương pháp dạy và học. Giáo dục Mỹ có những triết lý giáo dục rõ ràng, thuyết phục, nhờ thế mà có chất lượng tốt bậc nhất thế giới.

Sự phát triển của xã hội Mỹ và vị thế cường quốc của Mỹ trên nhiều phương diện là kết quả trực tiếp của nền giáo dục siêu đẳng về tính khoa học và hiệu quả.

Các triết lý giáo dục cốt lõi của Mỹ bao gồm: Thuyết bản chất (Essentialism), thuyết trường tồn (Perennialism), thuyết tiến bộ (Progressivism), thuyết cải tạo xã hội (Social reconstructionism), thuyết hiện sinh (Existentialism).

Theo tổ chức xuất bản sách giáo dục McGraw Hill Education (Mỹ), thuyết bản chất đề cao việc dạy các nội dung mang tính bản chất thuộc các kiến thức kinh điển và đạo đức, khuyến khích nhà trường trở về với các vấn đề căn bản, dựa trên chương trình giáo dục cốt lõi mạnh và các tiêu chuẩn kinh điển cao.

Thuyết trường tồn chú trọng các chân lý phổ quát được kiểm nghiệm qua thời gian, khuyến khích học sinh đọc "Những cuốn sách vĩ đại" ("The Great Books") để phát triển nhận thức các quan điểm triết học tạo nền tảng cho kiến thức nhân loại. (Mỹ rất chú trọng việc học sinh đọc những sách kinh điển trong danh sách nhà trường lựa chọn cho từng cấp học, giao động từ một vài trăm đến một vài nghìn cuốn để giáo viên chọn cho học sinh của mình đọc, thảo luận nhóm và viết thu hoạch).

Thuyết tiến bộ đòi hỏi nội dung các bài giảng ở trường phải có sự liên quan đến học sinh để các em mong muốn học. Chương trình giảng dạy của nhà trường theo triết lý giáo dục này được xây dựng xoay quanh các trải nghiệm, lợi ích, nhu cầu cá nhân của học sinh và tạo hứng thú, đam mê học tập.

Thuyết cải tạo xã hội như triết lý giáo dục đòi hỏi sự chú tâm trực tiếp và kịp thời đến tệ nạn, thói hư tật xấu trong xã hội, đề cao sự kết hợp học với hành, dựa trên niềm tin rằng giáo dục có thể và cần phải cải thiện, giải quyết các vấn đề xã hội.

Thuyết hiện sinh xuất phát từ quan điểm về tự do ý thức của mỗi con người và nhu cầu để mỗi người tự tạo dựng tương lai cho bản thân. Trong một nhà trường, các học sinh được khuyến khích hiểu và đề cao tính độc nhất vô nhị của bản thân và chịu trách nhiệm về các hành động của mình.

Thật khó hình dung một nền giáo dục mà thiếu triết lý giáo dục. Nếu nói là giáo dục Việt Nam chưa có triết lý giáo dục thì điều này thật khó chấp nhận. Nhưng nếu giáo dục Việt Nam đã có triết lý giáo dục, thì triết lý đó như thế nào, bao gồm những nội dung gì?

Nếu tập hợp đại diện cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, người dân vào cùng một phòng thi với yêu cầu trình bày về hệ triết lý giáo dục Việt Nam, tôi e rằng sẽ thu được những bài thi rất khác nhau. Một số người có thể viết ra được một số nội dung nào đó. Một số người có lẽ sẽ nộp lại tờ giấy trắng.

Vì cho đến gần đây, vẫn còn các bài nghiên cứu kiểu "Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?", "Hành trình đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại".

Nếu nó đã có và đủ rõ ràng, nhất quán, thuyết phục thì cần gì đi tìm nó nữa? Nó đã phải được in ấn ở trong cuốn sách, tài liệu nào đó rồi. Vậy chỉ có thể là nó chưa có, hoặc đã có nhưng chưa đủ rõ ràng, nhất quán, thuyết phục để trở thành một hệ thống mang tính nền tảng cho nền giáo dục.

Những người cho rằng Việt Nam đã có triết lý giáo dục thường minh họa bằng các ví dụ như sau: "Tiên học Lễ. Hậu học Văn", "Học đi đôi với Hành", "Không thày đố mày làm nên", "Muốn sang thời bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày", "Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người", "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

Trong các câu trên, một số có thể được coi là triết lý giáo dục, ví dụ: "Tiên học Lễ. Hậu học Văn", "Học đi đôi với Hành". Một số câu khác thật ra không phải là triết lý giáo dục, mà là về thái độ đối với nghề giáo, thầy giáo, tầm quan trọng của giáo dục và người thầy.

Trong những câu có thể được coi là triết lý giáo dục, có những câu đã tồn tại hàng trăm năm nay và chưa được thẩm định, khẳng định liệu chúng có còn phù hợp với nền giáo dục thời đại mới nữa hay không?

"Tiên học Lễ. Hậu học Văn" là tư tưởng giáo dục Khổng giáo, đề cao tính ưu tiên và tầm quan trọng của việc dạy đạo đức so với việc dạy kiến thức, kỹ năng. Liệu tư tưởng này có còn phù hợp với nhu cầu học tập suốt đời? Liệu nó có phù hợp với các mục tiêu học tập "Học để Biết. Học để Làm. Học để Chung sống. Học để Tự lập" của UNESCO mà chúng ta cũng đã chọn theo?

Phải chăng, chuẩn bị bước vào một "trận đánh lớn" trên mặt trận giáo dục như Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo tuyên bố, cần nghiêm túc đặt ra câu hỏi về hệ triết lý giáo dục Việt Nam và tìm câu trả lời nhất quán, thuyết phục cho nó? Triết lý giáo dục với một nền giáo dục quan trọng y như hiến pháp đối với một quốc gia vậy.

Thật ra, một nền giáo dục chú trọng tính bản chất và tính trường tồn như giáo dục Mỹ được xây dựng trên nền tảng các quan điểm triết học lâu đời hơn rất nhiều so với các nền giáo dục có thiên hướng thay đổi theo tính chính trị của thời đại.

Tất cả những gì nước Mỹ coi là triết lý giáo dục đều có thể tìm được nguồn gốc ở triết học Hy Lạp cổ đại của các nhà triết học - nhà giáo Socrates, Plato, Aristotle... Điều ngạc nhiên là sự trung thành với các quan điểm triết học cổ đại, kể cả về triết lý giáo dục, lại mang lại cho nước Mỹ một khả năng thay đổi và phát triển mạnh mẽ trong mọi thời đại, không bao giờ là nạn nhân của chủ nghĩa giáo điều.

Lương Hoài Nam

Ý kiến bạn đọc (hài một chút)

Triết lý giáo dục( VN ) làm sao xin được trường, làm sao mua được điểm, làm sao lấy được bằng, làm sao xin được việc, làm sao đạt thành tích.

Nguyễn

Từ khi giáo sư Hoàng Tụy đặt vân đề: "cần một triết lý giáo dục" , có lẽ người đầu tiên ủng hộ ý kiến của giáo sư là tôi, nếu không thì cũng là một trong những người ủng hộ nhiệt liệt nhất.

Xem bài viết - nếu đúng như mô tả - thì thấy triết lý giáo dục của Hoa Kỳ không có tính hệ thống và tổng hợp, mà chỉ là gom lại những sự nhận thức cục bộ.

Các triết lý giáo dục cốt lõi của Mỹ bao gồm: Thuyết bản chất (Essentialism), thuyết trường tồn (Perennialism), thuyết tiến bộ (Progressivism), thuyết cải tạo xã hội (Social reconstructionism), thuyết hiện sinh (Existentialism).

.

Triết lý giáo dục của UNESCO còn tệ hơn.

Học để Chung sống. Học để Tự lập" của UNESCO mà chúng ta cũng đã chọn theo?

Nhưng những người mô tả triết lý giáo dục Việt Nam trong bài viết thì có vẻ họ chẳng hiểu gì cả.

Bản chất của giáo dục - tức triết lý giáo dục - chỉ sáng tỏ với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Thí dụ nhu: bản chất của Lễ không như những gì mô tả trong cổ thư chữ Hán , qua cuốn Kinh Lễ.

Với nhận thức cho rằng Lễ của Không giáo chứ không thuộc về Việt sử thì kết quả sẽ như thế này:

Nếu tập hợp đại diện cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, người dân vào cùng một phòng thi với yêu cầu trình bày về hệ triết lý giáo dục Việt Nam, tôi e rằng sẽ thu được những bài thi rất khác nhau. Một số người có thể viết ra được một số nội dung nào đó. Một số người có lẽ sẽ nộp lại tờ giấy trắng.

Đây là nhận xét đúng duy nhất trong bài viết trên.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chi ngàn đô rèn con thành tài từ 0 tuổi

Posted ImageThời nay không ít các ông bố, bà mẹ trẻ sẵn sàng bỏ ra hàng triệu, thậm chí vài chục triệu, để mua học liệu và tham gia các khóa học hướng dẫn phương pháp giáo dục sớm cho trẻ với mong muốn con mình sẽ thông minh vượt trội.

Kinh phí “khủng”

Có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm như dạy con kiểu Nhật, Glenn Doman, Shichida, Monterossi... hiện đang tiếp cận cha mẹ Việt dưới nhiều hình thức như bán học liệu, tổ chức hội thảo, lớp học.

Trên thị trường hiện tại, nhiều phương pháp giáo dục sớmđược nhiều bậc cha mẹ quan tâm và chiếm ưu thế hơn cả. Song, chi phí đầu tư cho học liệu rất tốn kém.

Nếu như phương pháp dạy con kiểu Nhật được chia làm 4 tập, giai đoạn 0 tuổi, 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi, mỗi tập có giá 59.000 đồng, thì với một chương trình rất tây, các bậc phụ huynh phải bỏ ra từ 1 đến 2 triệu/bộ học liệu. Cụ thể, bộ dạy trẻ học toán giá 1,9 triệu đồng, bộ dạy trẻ biết đọc sớm giá 2,5 triệu đồng, bộ dạy trẻ học tiếng Anh giá 1,9 triệu đồng, bộ dạy trẻ thế giới xung quanh 1,2 triệu đồng.

Posted Image

Học liệu phương pháp Glenn Doman

Ngoài ra, nhiều trung tâm còn tổ chức các hội thảo miễn phí giới thiệu phương pháp giáo dục sớm, kèm theo đó là việc giới thiệu, thuyết phục các bậc cha mẹ tham gia các khóa tập huấn về dạy con. Học phí cho mỗi khóa học như vậy không hề nhỏ, dao động từ 5-10 triệu đồng trong vòng 2-3 ngày, với 5 khóa. Tính ra, để theo được phương pháp này, phụ huynh sẽ phải bỏ ra khoảng 30-50 triệu đồng.

Chị Minh Ngọc (30 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) kể, khi tham dự những hội thảo như vậy, thường các chuyên viên tư vấn sẽ tạo cho phụ huynh cảm giác rằng, chỉ có phương pháp kiểu tây mới đem lại sự phát triển trí não cho bé, và rằng nếu cha mẹ không tham gia khóa học và mua học liệu cho con thì họ không thực sự quan tâm đến con mình. Vô hình chung, tạo cho cha mẹ cảm giác hổ thẹn nếu không đầu tư và dạy con theo phương pháp đó.

Từng tham gia hội thảo đồng thời đăng kí học, mua học liệu đầy đủ cho con, anh Hoàng Văn Nam (Trần Đăng Ninh, Hà Nội) cho biết: “Sợ sau khi sinh con không có thời gian nên từ khi vợ mang bầu, vợ chồng tôi đã tham gia khóa học và mua học liệu cho con với tổng trị giá lên gần 40 triệu đồng. Từ khi sinh cháu tới giờ, tối nào vợ tôi cũng giơ thẻ từ và thẻ chấm cho con. Cũng chẳng biết có khiến con thông minh hơn hay không”.

Posted Image

Trong ảnh là minh họa cho việc đưa flashcard cho trẻ từ 6 tháng, mỗi lần 5 giây, mỗi ngày vài lần.

Khác với vợ chồng anh Nam, những bậc phụ huynh muốn tiết kiệm chi phí học liệu thường tự làm học liệu cho con. Tuy nhiên, việc làm học liệu như vậy tốn rất nhiều thời gian và công sức. Chị Kiều Thanh (nhân viên một công ty có trụ sở trên phố Quán Thánh) kể rằng đợt vừa rồi phòng chị rủ nhau làm học liệu cho con tại cơ quan, mua đủ thứ giấy, bìa, bút màu... cắt cắt dán dán suốt gần một tháng trời chưa đủ bộ học liệu để dạy con thì đã bị sếp phê bình vì sao nhãng công việc.

Ngoài ra, có mức phí “khủng” không kém là một chương trình khác do một trung tâm đào tạo có cái tên nửa tây nửa Nhật mở ra với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài. Các học viên tham gia khóa học sẽ phải chi gần 60 triệu đồng.

Thông minh chưa thấy đâu

Trái ngược với những bậc phụ huynh tôn sùng phương pháp giáo dục sớm, nhiều cha mẹ đặt một dấu hỏi lớn cho hiệu quả thực sự của phương pháp này.

Một thành viên trên diễn đàn dành cho cha mẹ than thở, dạo quanh một vòng các diễn đàn về việc dạy con sớm, chị thấy chột dạ vì đâu đâu cũng "1 tuổi mà chưa dạy dỗ gì thì quá muộn". Nghĩ lại ngày xưa trẻ con vẫn long nhong chơi suốt ngày chứ đã học hành gì đâu, rồi thì chúng ta cũng lớn cũng đi học đi làm bình thường.

Cũng trên diễn đàn này, thành viên Yamanote chia sẻ: “Đưa flashcard (thẻ có hình ảnh, chữ viết, con số, khái niệm hoặc hình minh họa - PV) cho trẻ từ 6 tháng, mỗi lần 5 giây, ngày vài lần, để làm gì hả các mẹ? Nếu dùng cái bộ nhớ non nớt ấy để ghi nhớ mặt chữ, các chấm chấm, cháu sẽ biết đọc sớm, có khi biết đếm sớm, nhưng cháu còn nhiều thời gian để nhớ nét mặt mẹ, ông bà, để quan sát thế giới xung quanh không? Nếu các mẹ dạy theo phương pháp này mà vẫn có thể làm tất cả những điều trên, liệu có quá tải cho cả con lẫn mẹ?”.

Theo Wikipedia, mặc dù các phương pháp trên được không ít cá nhân danh tiếng ủng hộ nhưng các chương trình của họ dành cho trẻ tổn thương trí não bị chỉ trích ở nhiều nơi.

Theo Viện nhi khoa Hoa kỳ, cách điều trị kiểu này dựa trên một lý thuyết đã lỗi thời và đơn giản hóa quá mức về sự phát triển của não, tính hiệu quả của nó không có minh chứng y học, và việc áp dụng chúng là không có đảm bảo.

========================================================================

Khiếp thật, các bậc phụ huynh luôn luôn mong muốn con mình trờ thành thiên tài Posted Image

Hãy trả lại tuổi thơ cho các cháu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chương trình dãy trẻ từ 0-3 tuổi, 3-6 tuổi này xuất phát từ Nhật. Ở Mỹ cũng có phương pháp huấn luyện nhưng cơ bản hai bên rất khác nhau và khác mục đích. Tuy nhiên có cái chung là khai thác khả năng của não.

Hong biết có là thiên tài không nhưng cũng thấy rằng có khi lại là biện pháp gây kích động và ức chế não. Lợi hại đều song song.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chi ngàn đô rèn con thành tài từ 0 tuổi

Posted ImageThời nay không ít các ông bố, bà mẹ trẻ sẵn sàng bỏ ra hàng triệu, thậm chí vài chục triệu, để mua học liệu và tham gia các khóa học hướng dẫn phương pháp giáo dục sớm cho trẻ với mong muốn con mình sẽ thông minh vượt trội.

Kinh phí “khủng”

Có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm như dạy con kiểu Nhật, Glenn Doman, Shichida, Monterossi... hiện đang tiếp cận cha mẹ Việt dưới nhiều hình thức như bán học liệu, tổ chức hội thảo, lớp học.

Trên thị trường hiện tại, nhiều phương pháp giáo dục sớmđược nhiều bậc cha mẹ quan tâm và chiếm ưu thế hơn cả. Song, chi phí đầu tư cho học liệu rất tốn kém.

Nếu như phương pháp dạy con kiểu Nhật được chia làm 4 tập, giai đoạn 0 tuổi, 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi, mỗi tập có giá 59.000 đồng, thì với một chương trình rất tây, các bậc phụ huynh phải bỏ ra từ 1 đến 2 triệu/bộ học liệu. Cụ thể, bộ dạy trẻ học toán giá 1,9 triệu đồng, bộ dạy trẻ biết đọc sớm giá 2,5 triệu đồng, bộ dạy trẻ học tiếng Anh giá 1,9 triệu đồng, bộ dạy trẻ thế giới xung quanh 1,2 triệu đồng.

Posted Image

Học liệu phương pháp Glenn Doman

Ngoài ra, nhiều trung tâm còn tổ chức các hội thảo miễn phí giới thiệu phương pháp giáo dục sớm, kèm theo đó là việc giới thiệu, thuyết phục các bậc cha mẹ tham gia các khóa tập huấn về dạy con. Học phí cho mỗi khóa học như vậy không hề nhỏ, dao động từ 5-10 triệu đồng trong vòng 2-3 ngày, với 5 khóa. Tính ra, để theo được phương pháp này, phụ huynh sẽ phải bỏ ra khoảng 30-50 triệu đồng.

Chị Minh Ngọc (30 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) kể, khi tham dự những hội thảo như vậy, thường các chuyên viên tư vấn sẽ tạo cho phụ huynh cảm giác rằng, chỉ có phương pháp kiểu tây mới đem lại sự phát triển trí não cho bé, và rằng nếu cha mẹ không tham gia khóa học và mua học liệu cho con thì họ không thực sự quan tâm đến con mình. Vô hình chung, tạo cho cha mẹ cảm giác hổ thẹn nếu không đầu tư và dạy con theo phương pháp đó.

Từng tham gia hội thảo đồng thời đăng kí học, mua học liệu đầy đủ cho con, anh Hoàng Văn Nam (Trần Đăng Ninh, Hà Nội) cho biết: “Sợ sau khi sinh con không có thời gian nên từ khi vợ mang bầu, vợ chồng tôi đã tham gia khóa học và mua học liệu cho con với tổng trị giá lên gần 40 triệu đồng. Từ khi sinh cháu tới giờ, tối nào vợ tôi cũng giơ thẻ từ và thẻ chấm cho con. Cũng chẳng biết có khiến con thông minh hơn hay không”.

Posted Image

Trong ảnh là minh họa cho việc đưa flashcard cho trẻ từ 6 tháng, mỗi lần 5 giây, mỗi ngày vài lần.

Khác với vợ chồng anh Nam, những bậc phụ huynh muốn tiết kiệm chi phí học liệu thường tự làm học liệu cho con. Tuy nhiên, việc làm học liệu như vậy tốn rất nhiều thời gian và công sức. Chị Kiều Thanh (nhân viên một công ty có trụ sở trên phố Quán Thánh) kể rằng đợt vừa rồi phòng chị rủ nhau làm học liệu cho con tại cơ quan, mua đủ thứ giấy, bìa, bút màu... cắt cắt dán dán suốt gần một tháng trời chưa đủ bộ học liệu để dạy con thì đã bị sếp phê bình vì sao nhãng công việc.

Ngoài ra, có mức phí “khủng” không kém là một chương trình khác do một trung tâm đào tạo có cái tên nửa tây nửa Nhật mở ra với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài. Các học viên tham gia khóa học sẽ phải chi gần 60 triệu đồng.

Thông minh chưa thấy đâu

Trái ngược với những bậc phụ huynh tôn sùng phương pháp giáo dục sớm, nhiều cha mẹ đặt một dấu hỏi lớn cho hiệu quả thực sự của phương pháp này.

Một thành viên trên diễn đàn dành cho cha mẹ than thở, dạo quanh một vòng các diễn đàn về việc dạy con sớm, chị thấy chột dạ vì đâu đâu cũng "1 tuổi mà chưa dạy dỗ gì thì quá muộn". Nghĩ lại ngày xưa trẻ con vẫn long nhong chơi suốt ngày chứ đã học hành gì đâu, rồi thì chúng ta cũng lớn cũng đi học đi làm bình thường.

Cũng trên diễn đàn này, thành viên Yamanote chia sẻ: “Đưa flashcard (thẻ có hình ảnh, chữ viết, con số, khái niệm hoặc hình minh họa - PV) cho trẻ từ 6 tháng, mỗi lần 5 giây, ngày vài lần, để làm gì hả các mẹ? Nếu dùng cái bộ nhớ non nớt ấy để ghi nhớ mặt chữ, các chấm chấm, cháu sẽ biết đọc sớm, có khi biết đếm sớm, nhưng cháu còn nhiều thời gian để nhớ nét mặt mẹ, ông bà, để quan sát thế giới xung quanh không? Nếu các mẹ dạy theo phương pháp này mà vẫn có thể làm tất cả những điều trên, liệu có quá tải cho cả con lẫn mẹ?”.

Theo Wikipedia, mặc dù các phương pháp trên được không ít cá nhân danh tiếng ủng hộ nhưng các chương trình của họ dành cho trẻ tổn thương trí não bị chỉ trích ở nhiều nơi.

Theo Viện nhi khoa Hoa kỳ, cách điều trị kiểu này dựa trên một lý thuyết đã lỗi thời và đơn giản hóa quá mức về sự phát triển của não, tính hiệu quả của nó không có minh chứng y học, và việc áp dụng chúng là không có đảm bảo.

Tác giả bài này không chịu khó tìm hiểu vấn đề trước khi viết. Các trích dẩn đưa ra để bào vệ luận điểm thì mâu thuẩn và không nhất quán . Trình độ phóng viên thế này mà viết về vấn đề giáo dục thì quả là đáng ngại. Cũng còn một khả năng nữa là cố tình để câu view.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản chất của Trung Quốc

Thông tin báo chí về việc Trung quốc ngang ngược đưa giàn khoan vào vùng biền VN và thể hiện bản chất hung hăng. . .

Để hiểu hơn về Trung quốc, tôi xin trích 1 số câu nói của lãnh tụ Trung hoa.

===========================================================

Tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1956, Chủ tich Mao Trạch Đông đã nói:

Chúng ta phải trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghiệp…Không thể chấp nhận rằng sau một vài chục năm, chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số một trên thế giới

Sau đó, tháng 9 năm 1959, tại Hội nghị của Quân uỷ trung ương, chủ tịch Mao Trạch Đông lại nói:

Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta

Ý đồ bành trướng của những người lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của chủ tịch Mao Trạch Đông ở Vũ Hán năm 1963:

Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á

Chủ tịch Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:

Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”.

Về việc sử dụng lực lượng Hoa kiều, ý đồ của Bắc Kinh đã được thể hiện rõ nhất trong ý kiến của bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Nghị:

Singapore có trên 90% là người Trung Quốc, trong số dân hơn 1 triệu người thì hơn 90 vạn là người Trung Quốc. Cho nên Singapore hoàn toàn trở thành một quốc gia do người Trung Quốc ở đó tổ chức”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ MH370 chỉ là vở kịch của Mỹ và bạn diễn Úc?

Một chuyên gia cho rằng Mỹ và Úc đang diễn rất khéo trong vở kịch mang tên MH370.

Hôm 5/5, các quan chức Malaysia, Úc và Trung Quốc đã quyết định sẽ mở rộng khu vực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 trên vùng biển xa xôi ngoài khơi nước Úc, đồng thời xem xét lại từ đầu toàn bộ dữ liệu radar và vệ tinh mà họ có được. Trong khi các nước tham gia tìm kiếm MH370 quay trở lại vạch xuất phát thì một chuyên gia lại tìm cách xâu chuỗi tất cả các sự kiện từ trước tới nay và đưa ra một kết luận gây sốc. Theo Tiến sĩ Steve Pieczenik, một trong những chuyên gia quản lý khủng hoảng và đàm phán con tin giàu kinh nghiệm nhất thế giới, vụ MH370 mất tích chỉ là một vở kịch do Mỹ bày ra cùng người bạn diễn Úc.

Posted Image

Hình ảnh Tiến sĩ Pieczenik (che mặt) đăng trên trang web của ông

Ông Pieczenik đã có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý khủng hoảng quốc tế suốt 5 đời tổng thống Mỹ, từng là Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Nixon, Ford, Carter và Bush cha, là một nhà hoạch định chính sách cấp cao dưới thời thổng thống Reagan và làm việc trực tiếp với rất nhiều ngoại trưởng Mỹ. Chuyên gia này viết trên blog của mình: “Người Mỹ đã dựng lên một vở kịch rất hay. Đầu tiên là hướng sự chú ý của dư luận và nỗ lực tìm kiếm quốc tế vào Biển Đông trong khi chiếc máy bay lao thẳng xuống nam Ấn Độ Dương. Rồi sau đó họ đưa ra những tuyên bố và bằng chứng mâu thuẫn nhau để khiến cả thế giới bối rối. Trong vở kịch này, người Úc chính là những bạn diễn rất tích cực.”

Ông Pieczenik nhấn mạnh một sự kiện xảy ra vào tháng 2/2014 ở Afghanistan, khi Mỹ đang rục rịch rút quân khỏi đất nước này. Vào thời điểm đó, phiến quân Taliban đã phục kích một đoàn xe vận tải quân sự của Mỹ và thu được một hệ thống kiểm soát và chỉ huy nặng khoảng 20 tấn và được đóng vào 6 chiếc thùng lớn.

Theo chuyên gia này, phiến quân Taliban dự định bán hệ thống điều khiển này cho Nga hoặc Trung Quốc. Tuy nhiên vì Nga đang bận rộn với cuộc khủng hoảng ở đông Ukraine nên Trung Quốc đã chớp lấy cơ hội để đàm phán mua lại hệ thống có thể biến toàn bộ máy bay không nguồi lái của Mỹ thành đống sắt vụn này. Theo đó, Trung Quốc đã cử 8 nhà khoa học danh tiếng nhất tới Afghanistan để kiểm tra hệ thống này trước khi thanh toán.

Pieczenik nói rằng vào tháng 3/2014, 8 nhà khoa học Trung Quốc và 6 thùng hàng này được chuyển tới Malaysia và được giấu trong đại sứ quán Trung Quốc ở Kuala Lumpur dưới danh nghĩa ngoại giao. Để vận chuyển số hàng này về nước an toàn, họ đã quyết định đưa nó lên một chiếc máy bay dân dụng với suy nghĩ rằng người Mỹ sẽ không bao giờ cướp một chiếc máy bay chở khách. Và chuyến bay được chọn chính là MH370 từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.

Posted Image

Mỹ đã vô hiệu hóa MH370 bằng hệ thống điều khiển từ xa?

Thế nhưng, họ không ngờ rằng Mỹ đã nhờ tình báo Israel điều tra về tung tích chuyến hàng này. Họ đã cử 5 mật vụ Mỹ và 2 điệp viên Israel lên chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines dưới vỏ bọc là 2 “người Iran” sử dụng hộ chiếu giả. Ông Pieczenik viết: “Khi MH370 chuẩn bị rời khỏi không phận Malaysia để báo cáo với đài kiểm soát không lưu Việt Nam, một hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm hàng không (AWAC) của Mỹ đã gây nhiễu sóng liên lạc của máy bay, vô hiệu hóa hệ thống điều khiển của phi công và tắt toàn bộ chế độ điều khiển từ xa. Đó là lúc chiếc máy bay đột nhiên mất độ cao và lượn xuống sát mặt đất.”

Chuyên gia này nhấn mạnh rằng toàn bộ hệ thống AWAC của Mỹ đều được lắp đặt thiết bị điều khiển từ xa kể từ sau vụ khủng bố 11/9. Cũng theo ông Pieczenik, sau khi gây nhiễu được sóng của máy bay, các điệp viên Mỹ và Israel đã tắt thiết bị phát đáp cùng các hệ thống liên lạc khác, thay đổi hướng bay và điều khiển cho MH370 bay về phía tây.

Pieczenik viết tiếp: “Chiếc máy bay bay qua Bắc Sumatra, Anambas, Nam Ấn và sau đó hạ cánh ở Maldives, tiếp thêm nhiên liệu rồi sau đó bay tiếp tới đảo Diego Garcia, căn cứ không quân trên Ấn Độ Dương của Mỹ.”

Posted Image

Tiến sĩ Pieczenik cho rằng MH370 đã đáp xuống sân bay trên đảo Diego Garcia (Ảnh minh họa)

“Tại đây, 6 kiện hàng và hộp đen được đưa ra khỏi máy bay, trong khi tất cả hành khách đều đã thiệt mạng vì thiếu ô xy nghiêm trọng. Họ tin rằng chỉ có người chết mới không thể tiết lộ bí mật. Sau đó họ lại điều khiển từ xa để MH370 cùng với các hành khách đã chết bay tới Nam Ấn Độ Dương cho đến khi hết nhiên liệu và rơi xuống biển nhằm đổ tội cho cơ trưởng và cơ phó.”

Trên trang web của mình, ông Pieczenik kêu gọi mọi người cùng đóng góp ý kiến về giả thuyết “tổng hợp” này của ông.

Trong khi đó, lực lượng tìm kiếm đa quốc gia vẫn chưa phát hiện bất cứ dấu vết nào của MH370 trên vùng biển nam Ấn Độ Dương. Hiện chiến dịch tìm kiếm gần như đã dừng lại để chờ đợi các thiết bị mới có tính năng ưu việt hơn có thể quét được địa hình đáy biển cực sâu ở khu vực này, và các chuyên gia dự tính chiến dịch tìm MH370 có thể sẽ kéo dài tới 1 năm.

Theo Trí Dũng (Khampha.vn)

============================

Nhận định là quân Taliban cướp được 6 kiện hàng dùng để điều khiển máy bay không người lái là quá quá khó tin.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Trung Quốc: Cần tôn trọng chủ quyền của láng giềng

Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu Hải Dương 981 (HD-981) xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của học giả nhiều nước, trong đó có cả học giả Trung Quốc.

Hãng tin Reuters dẫn lời TS. Ian Storey, chuyên gia về biển Đông thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore, cho rằng, hành động triển khai giàn khoan dầu HD-981 của Trung Quốc vào vùng biển của Việt Nam tiềm tàng một "kịch bản vô cùng nguy hiểm".

"Đã từng có đối đầu giữa các tàu khảo sát của các bên nhưng đây là một diễn biến mới. Từng có nhiều suy đoán về việc Trung Quốc sẽ sử dụng giàn khoan mới và đắt tiền này như thế nào và hiện rõ ràng là chúng ta đã có câu trả lời. Điều này sẽ đặt Việt Nam vào một vị trí rất khó khăn", vị học giả Singapore nói.

Ông cho rằng, Việt Nam sẽ phải đối phó trước thách thức đối với chủ quyền của mình. Và khi Việt Nam làm như vậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng. "Và khi đó, chúng ta sẽ đứng trước tình thế tiềm tàng kịch bản vô cùng nguy hiểm", TS. Storey nhận định.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời Phó giáo sư Lý Minh Giang thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho rằng, "Việt Nam sẽ công khai chỉ trích Trung Quốc trên trường quốc tế và động viên các nước ASEAN khác, đặc biệt là những nước tuyên bố có chủ quyền (ở biển Đông), gây sức ép với Trung Quốc".

Trong bài viết đăng trên blog cá nhân mới đây, học giả Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu Trung Quốc về biển và luật biển, cho rằng Trung Quốc là nước ký Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, vì thế cần hành xử theo điều 74 và điều 83 của công ước, tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước xung quanh.

Ông Lý Lệnh Hoa cho biết, phóng viên tờ Thời báo Hoàn Cầu, phụ san của Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gọi điện để hỏi quan điểm của ông về tình hình mấy ngày qua ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, sau khi nước này đưa giàn khoan HD-981 đến khai thác thăm dò ở vùng biển trên.

Ông Lý đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm trên của ông với phóng viên Thời báo Hoàn cầu.

Ông khẳng định, nội dung liên quan đến vấn đề này ông thường xuyên viết trên blog của mình trong thời gian gần đây, ông hy vọng phóng viên Thời báo Hoàn Cầu nên xem và tiếp tục trao đổi.

Học giả Lý Lệnh Hoa chuyên nghiên cứu về vấn đề vạch ranh giới biển quốc tế tại Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc. Ông từng khẳng định Trung Quốc không có bất kỳ căn cứ nào để xác định "đường chín đoạn" là đường biên giới quốc gia của mình.

Ông Lý từng nhận định, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã góp phần không nhỏ vào việc kích động người dân về vấn đề biển Đông, trong khi không đưa ra được căn cứ cụ thể để chứng minh những tuyên bố phi lý của Trung Quốc ở biển Đông là đúng.

Theo TTXVN, hôm 7/5, tại Roma (Italy), Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược quốc tế, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc phòng, Bộ Ngoại giao Italy đã phối hợp tổ chức hội thảo về "Vai trò của Italy tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Sau khi nghe Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Hoàng Long thông báo về tình hình căng thẳng trên biển Đông, nhất là việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, nhiều học giả, diễn giả và đại biểu đã lên án hành động trên của Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc đang cố tình gây căng thẳng, đe dọa hoà bình, an ninh và ổn định, an ninh và an toàn hàng hải tại khu vực.

Một số đại biểu cũng đã nhấn mạnh việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là bất hợp pháp, đồng thời kêu gọi một giải pháp hòa bình, đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.

Một số ý kiến cho rằng, Italy, với tư cách là một thành viên của nhóm G7 và đang ngày càng quan tâm hơn đến khu vực này, cần phải đóng một vai trò nhất định trong việc cùng cộng đồng quốc tế tháo gỡ tình hình căng thẳng hiện nay ở biển Đông, tiến tới việc giải quyết những tranh chấp liên quan vùng biển này, theo luật pháp quốc tế.

Cũng theo TTXVN, trả lời phỏng vấn cơ quan này, học giả Andrew Billo, chuyên gia nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á thuộc Hội châu Á có trụ sở tại thành phố New York khẳng định việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào thăm dò dầu khí vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam theo UNCLOS năm 1982.

Theo ông Andrew, đây rõ ràng là sự thất bại của Trung Quốc trong trách nhiệm phải hành động theo DOC mà Trung Quốc đã ký với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Cũng như Việt Nam, Trung Quốc đã tham gia UNCLOS, vì thế Trung Quốc cần phải tôn trọng quyền hợp pháp đã được khẳng định của Việt Nam đối với vùng biển này. Nếu thực tế, Trung Quốc không hài lòng với việc khoan thăm dò của Việt Nam ở đây, như đã nhiều lần xảy ra trước đó, ít nhất họ cũng phải tìm các cách khác nhau để giải quyết bất đồng trước khi có các bước đi đơn phương như vậy.

Về động cơ đằng sau hành động khiêu khích này của Trung Quốc, ông Andrew cho rằng nó xuất phát từ nhận thức rằng gần như toàn bộ biển Đông thuộc lãnh thổ của nước này. Những năm gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần gây sức ép các quốc gia láng giềng, yêu cầu họ phải tôn trọng và tuân thủ các tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông của Bắc Kinh.

Hành động này cũng xuất phát từ thực tế rằng Trung Quốc ngày càng nhận thấy mình không nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế trước các hành động của họ.

Dự báo về tình hình biển Đông sau hành động khiêu khích này của Trung Quốc, ông Andrew cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục hành động theo cách bất chấp luật pháp quốc tế và không tôn trọng chủ quyền đã được công nhận của các quốc gia láng giềng. Vì vậy, nước này sẽ chỉ làm cho tình hình ngày càng phức tạp hơn.

Trong khi đó, liên quan tới tin tức tàu Trung Quốc cố tình đâm vào các tàu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, hãng tin Bloomberg dẫn lời Giáo sư Taylor Fravel thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts, chuyên gia nghiên cứu về quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, chia sẻ rằng "nguy cơ leo thang là có thực, do vai trò của dầu và tình trạng của cả hai nước (Việt - Trung)".

Theo http://vneconomy.vn

==============================================================

Người nào có học thức và còn lương tri, đều không thể chấp nhận hành động ngang ngược này, ngay cả đó là một công dân Trung-quốc Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGƯỜI MỸ ĐÃ DẠY TRUYỆN LỌ LEM NHƯ THẾ NÀO?

Thầy giáo bắt đầu giờ học văn bằng chuyện Cô bé Lọ lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm!

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác.

Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).

Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy!

HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

Thầy: Vì sao thế?

HS: Vì…vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?

HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

HS: Đúng ạ!

Thầy:Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?

HS: Không ạ!

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.

Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?

HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?

HS: Chính là Cinderella ạ.

Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cản trở Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?

HS: Phải biết yêu chính mình ạ!

Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?

HS: Đúng ạ, đúng ạ!

Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?

HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô bé Lọ lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này trong số các em có ai muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?

Tất cả học sinh vỗ tay reo hò hoan hô.

(st)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGƯỜI MỸ ĐÃ DẠY TRUYỆN LỌ LEM NHƯ THẾ NÀO?

Thầy giáo bắt đầu giờ học văn bằng chuyện Cô bé Lọ lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm!

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác.

Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).

Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy!

HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

Thầy: Vì sao thế?

HS: Vì…vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?

HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

HS: Đúng ạ!

Thầy:Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?

HS: Không ạ!

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.

Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?

HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?

HS: Chính là Cinderella ạ.

Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cản trở Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?

HS: Phải biết yêu chính mình ạ!

Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?

HS: Đúng ạ, đúng ạ!

Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?

HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô bé Lọ lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này trong số các em có ai muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?

Tất cả học sinh vỗ tay reo hò hoan hô.

(st)

Bài giảng xuất sắc!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quách Thủ Kính và Chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc đối với Bán đảo Triều Tiên.


Vậy là tôi đã tránh xa chủ đề về “những đảo đá ngoài biển” trong một thời gian dài bởi vì từ lâu tôi luôn nghĩ rằng những gì mà người ta đang bàn là rất ngớ ngẩn nên tôi chẳng cần phải để ý đến. Tuy nhiên, chủ đề này sẽ không sớm biến mất. Vì vậy đã đến lúc phải nhập cuộc.

Gần đây, có một tuyên bố lan truyền trên Internet rằng Bãi đá Scarborough, một cụm đảo đá nhô lên ngoài biển [Đông], cách Philippines khoảng 123 dặm [về phía Tây], là thuộc chủ quyền Trung Quốc bởi vì vào năm 1279, một nhà thiên văn học Trung Quốc có tên Quách Thủ Kính được cho là đã tiến hành đo đạc thiên văn ở đó.

Quách Thủ Kính là một nhà thiên văn học người Hoa rất có năng lực, phụng sự triều đại Nguyên Mông.

Theo như Nguyên sử, ông ta đã tâu với Hoàng đế người Mông Cổ, Khan Hốt Tất Liệt, rằng lãnh thổ hiện tại mà vị Hoàng đế đang cai trị rộng hơn lãnh thổ của đầu triều Đường, thời điểm có những cuộc đo đạc thiên văn quy mô mới nhất được tiến hành, và [đề xuất] rằng những cuộc đo đạc thiên văn mới hơn, do đó, nên được tiến hành để xác định chính xác lịch biểu [hoặc chương trình nghị sự - của triều đại]

Khan Hốt Tất Liệt đã chấp thuận yêu cầu này, và phái Quách Thủ Kính đi thiết lập các đài quan sát ở các địa điểm khác nhau để tiến hành đo đạc.

Nguyên sử khẳng định rằng các quan chức có trách nhiệm thực thi nhiệm vụ này đã đến “mặt Đông ở Cao Ly [tức Triều Tiên], mặt Tây ở Điền Trì [nơi ngày nay thuộc Vân Nam], đến mặt Nam ở Chu Nhai [tức Hải Nam], và phía Bắc qua Thiết Lặc [tên của một bộ tộc người Tuốc đã sống ở những khu vực phía bắc mà ngày nay là Trung Quốc, và cũng có khi bao gồm các khu vực mà ngày nay là Trung Á]”.

[Nguyên văn]

十六年,改局為太史院,以恂為太史令,守敬為同知太史院事,給印章,立官府。及奏進儀表式,守敬當帝前指陳理致,至於日晏,帝不為倦。守敬因奏: 「唐一行開元間令南宮說天下測景,書中見者凡十三處。今疆宇比唐尤大,若不遠方測驗,日月交食分數時刻不同,晝夜長短不同,日月星辰去天高下不同,即目測 驗人少,可先南北立表,取直測景。」帝可其奏。遂設監候官一十四員,分道而出,東至高麗,西極滇池,南踰朱崖,北盡鐵勒,四海測驗,凡二十七所。

(Năm thứ 16, đổi Cục làm Thái sử viện, lấy Tuân làm Thái sử lệnh, Thủ Kính làm Đồng tri Thái sử viện sự, cấp cho ấn chương, lập quan phủ. Đến lúc dâng cách thức lập nghi biểu [để đo thiên văn], Thủ Kính trước mặt Hoàng đế trình bày mọi việc tường tận, cho đến lúc trời sập tối, Hoàng đế vẫn không thấy mệt mỏi. Thủ Kính nhân đó tâu rằng: Khoảng đời Đường, trong niên hiệu Khai Nguyên, lệnh cho Nam Cung nói về việc đo bóng mặt trời trong Thiên hạ, trong sách thấy xuất hiện [việc đo] ở những 13 chỗ. Nay cương vực so với thời Đường còn rộng lớn hơn, nếu không đi xa để đo đạc, mặt trời mặt trăng giao nhau có phân số, thời khắc không giống nhau, ngày đêm dài ngắn không giống nhau, mặt trăng mặt trời và các sao trên trời cao thấp không giống nhau, mà người tận mắt đo đạc thì ít, trước nên lập đài biểu ở hai mặt Nam Bắc, trực tiếp đo bóng mặt trời”. Hoàng đế phê chuẩn lời tâu. Bèn đặt chức quan Giám hậu gồm 14 viên, chia đường mà đi, Đông đến tận Cao Ly, Tây đến tận Điền Trì, Nam đến tận Chu Nhai, Bắc đến tận Thiết Lặc, bốn bề đo đạc, tổng cộng có 27 trạm – ND tạm dịch)

Đoạn viết về thiên văn học trong Nguyên sử sau đó lên danh sách một trong những nơi mà đài quan sát được thiết lập là “Nam hải”. Không rõ nơi này ở đâu. Tuy nhiên, Nguyên sử đã chép những tính toán được thực hiện ở đó.

南海,北極出地一十五度,夏至景在表南,長一尺一寸六分,晝五十四刻,夜四十六刻。

(Nam Hải, mặt trời mọc lên khỏi mặt đất ở cực Bắc trong khoảng 15 độ, vào ngày Hạ chí, bóng mặt trời đổ tại phía Nam cột đo bóng mặt trời, bóng dài 1 thước, 1 tấc 6 phân, ngày dài 54 khắc, đêm dài 46 khắc – ND tạm dịch)

Nathan Sivin đã cung cấp một bản dịch về những tính toán này trong cuốn Xác định mùa màng: Cuộc cải cách thiên văn học của người Trung Quốc năm 1280, trang 577-579. Những trang này có thể xem được trên trang xem thử của Google Books.

Ông viết ở đó rằng “Đầu tiên họ xác định rằng, ở Nam Hải mặt trời mọc lên khỏi mặt đất từ điểm cực Bắc trong khoảng 15 độ, vào ngày Hạ chí, bóng của mặt trời sẽ đổ ở phía Nam của cột đồng hồ mặt trời và dài 1,16c (?); độ dài ngày là 54 khắc, và độ dài đêm là 46 khắc” (trang 578).

Tôi không phải là nhà Thiên văn học, vì vậy tôi không hiểu những tính toán này có nghĩa gì. Tuy nhiên, đây là cái mà hiện tại người ta đang làm: Để xác định xem Nam Hải thực chất ở đâu, người ta đang xem xét những tính toán được thực hiện ở nơi đó và rồi cố gắng xác định xem những con số đó được lấy từ vị trí nào

Một học giả Trung Quốc gần đây đã khẳng định rằng chúng được lấy ở vị trí bãi cạn Scarborough (tên Hoàng Nham trong tiếng Trung Quốc).

Đây là điều đang được tranh luận trên Intenet hiện nay. Cái tôi không thấy người ta là làm là nhìn vào một ngữ cảnh rộng hơn, và nói về việc sử dụng các thông tin lịch sử một cách đầy lựa lọc [của học giả Trung Quốc].

Một nghìn năm trước, một người Hán cộng tác với một triều đại xâm lược, đã thực hiện những tính toán thiên văn học về “lãnh thổ”. Khu vực đó bao gồm nơi mà ngày nay chính là Bán đảo Triều Tiên cũng như có lẽ là khu vực Mông Cổ. Trong khi đó, không đề cập gì đến những nơi như Tây Tạng hay Đài Loan.

Vì vậy, nếu những hành động của Quách Thủ Kính [có ý nghĩa] chứng minh phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, thì tại sao người Trung Quốc không đòi hỏi thế giới thừa nhận “chủ quyền không thể chối cãi” của Trung Quốc bao gồm cả bán đảo Triều Tiên và Mông Cổ?

Trong khi có thể tranh cãi về vị trí của Nam Hải, thì bán đảo Triều Tiên rõ ràng là một trong những nơi mà Thủ Kính đã tiến hành đo đạc thiên văn. Điều đó 100% không thể chối cãi. Vì thế, tại sao Trung Quốc không tuyên bố chủ quyền với bán đảo Triều Tiên?

Ở một điểm khác, người Nguyên không phải là “người Trung Hoa”. Họ là một triều đại nước ngoài đến xâm chiếm [Trung Quốc]. Hơn nữa, vương quốc Khan nằm ở cả phương Đông, khu vực mà khan Hốt Tất Liệt cai quản, bao gồm vùng lãnh thổ mà ngày nay kéo dài tới tận Seberia.

Khi triều Minh thay thế [nhà Nguyên], cơ chế pháp lí được quốc tế thừa nhận nào cho phép sự chuyển đổi chủ quyền đó? Những sự thương lượng hợp pháp nào đã diễn ra để xác định xem bao nhiêu phần lãnh thổ vương quốc Khan trước đó sẽ được quốc tế thừa nhận là một phần lãnh thổ của triều Minh? Phạm vi lãnh thổ đó là gì?

Rõ ràng không có câu trả lời cho những câu hỏi như thế, bởi vì chúng là những khái niệm hiện đại vốn không tồn tại trong tâm trí của người thời ấy. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa thế giới hiện đại và tiền hiện đại là ở cái mà Trung Quốc ngày nay cố tình lờ đi để đẩy mạnh chương trình nghị sự quốc gia của họ.

Cuối cùng, cái thực sự có thật ở đây sau tất thảy là sự nhạo báng trí tuệ nhân loại.

太無恥了!

(Quá vô liêm sỉ!)

nguon http://leminhkhaiviet.wordpress.com/

===================================================================================

Với anh bạn china này thì phải hết sức cảnh giác.

Họ không từ bỏ thủ đoạn này, để đạt được mục đích.

Ta thấy rằng họ sẵn sàng vơ cả những chứng cớ vui vơ vào, để chứng minh chủ quyền.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan điểm Phật giáo về linh hồn và nghiệp báo

Phật giáo không chấp nhận có một cái linh hồn trước sau như nhất và càng không chấp nhận cái hồn đó đi đầu thai, như người đời lầm tưởng.

Hỏi: Kính bạch Thầy, con nghe người ta nói, con người sau khi chết có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chứ không có nghiệp báo gì hết. Họ nói như thế có đúng không? Kính xin Thầy giải đáp cho chúng con được rõ.

Đáp: Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tại và linh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh. Vấn đề này, có nhiều luận giải quan niệm khác nhau, tùy theo quan niệm giải thích của mỗi tôn giáo và tùy theo niềm tin của mỗi người. Tuy nhiên, người Phật tử khi đặt định niềm tin theo một điều gì, chúng ta cần nên phối kiểm tìm hiểu vấn đề bằng lý trí và qua sự sát nghiệm luận cứ kỹ càng, chứ không nên nghe đâu tin đó. Nhất là đối với những người nói bừa không có một luận cứ vững chắc và không có một niềm tin nào cả. Tốt hơn hết là chúng ta nên cẩn trọng khi nghe người khác nói.

Qua câu hỏi trên, nếu phải luận giải cặn kẽ rõ ràng, thì thật là dài dòng. Ở đây, chúng tôi chỉ dựa theo quan điểm của Phật giáo, mà xin được trình bày góp ý qua một vài nhận xét thô thiển của chúng tôi, còn vấn đề tin hay không là tùy ý ở nơi mỗi người.

Posted Image Ảnh sưu tầm trên Internet

Bảo rằng, con người sau khi chết còn có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chứ không có nghiệp báo gì hết, theo Phật giáo, thì quan niệm lý giải đó không thể chấp nhận được. Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn bất tử. Vì đó là lối chấp của ngoại đạo.

Ngày xưa, thời Phật, có 2 phái ngoại đạo nêu ra 2 chủ thuyết: một là "Thường kiến" hai là "Đoạn kiến". Phái Thường kiến cho rằng, linh hồn con người mãi mãi là con người, dù có tạo tội ác đến đâu, chết rồi cũng tái sinh trở lại làm người. Ngược lại, phái Đoạn kiến thì cho rằng, con người sau khi chết là không có linh hồn tồn tại đời sau, nghĩa là mất hẳn. Họ chấp như thế, nên Phật gọi họ là phái Đoạn diệt hay Đoạn kiến. Vì quan niệm và tin như thế, nên họ tha hồ làm ác, vì không có tội lỗi quả báo ở đời sau. Đây là 2 phái gây tác hại lớn làm đại loạn trật tự an bình cho xã hội.

Hai phái này, theo chủ trương của họ là, không có nhân quả báo ứng. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, nhân quả là một chân lý phổ biến, tiềm tàng trong mọi sự vật và chi phối tất cả. Không một loài nào thoát khỏi nhân quả. Do Phật sau khi giác ngộ chân lý, Ngài nói ra cho chúng ta biết như thế.

Vì căn cứ theo luật nhân quả mà nhà Phật nêu ra thuyết nghiệp báo. Hễ chúng ta gây tạo nghiệp nhân gì, sớm hay muộn gì cũng phải có kết quả. Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn bất tử như thế. Vì như thế là rơi vào lối chấp thần ngã của ngoại đạo như đã nói ở trên.

Theo Phật giáo, tất cả đều do nhân duyên sinh. Nghiệp báo cũng từ nhân duyên, nhân quả mà hình thành. Theo Duyên khởi luận của Phật giáo, trong đó, có nêu ra thuyết A lại da duyên khởi. Thuyết này thuộc Đại thừa thỉ giáo. A lại da là thức thứ tám sau thức Mạt na. Thức này còn gọi là Tàng thức. Là cái thức trùm chứa tất cả chủng tử thiện ác. Nói Tàng thức, vì thức này có 3 công năng: "năng tàng, sở tàng và ngã ái chấp tàng".

Năng tàng là thức này có khả năng hay dung chứa tất cả pháp. Sở tàng là khả năng để đựng chứa chủng tử các pháp. Do 2 công năng này, nên khi chúng ta gây tạo nghiệp thiện ác, thì tất cả những hạt giống thiện ác đó đều được huân chứa vào cái kho Tạng thức này. Đến khi đủ nhân duyên, thì những chủng tử ấy phát khởi hiện hành. Những chủng tử (hạt giống) được cất giữ vào trong kho nầy gọi đó là nghiệp thức. Chính cái nghiệp thức này là chủ động theo duyên mà tiếp nối thọ sinh đời sau. Nhà Phật gọi đây là tiếp nối vòng sinh tử luân hồi trong Lục đạo (Trời, người, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh ).

Như vậy, theo thuyết nghiệp cảm duyên khởi và A lại da duyên khởi của Phật giáo, thì mỗi ý nghĩ, lời nói, hành động của 3 nghiệp: thân, miệng, ý tạo tác của chúng ta, đều được cất giữ trong cái kho Tạng thức này hết, không sót mất một hạt giống thiện ác nào.

Dụ như một thửa đất chúng ta gieo nhiều loại hạt giống khác nhau, khi mới gieo xuống ta không thấy chúng nẩy mầm lên, vì không thấy nên ta tưởng là chúng bị mất hay không lên, nhưng khi gặp mưa ướt đất, đủ duyên, thì chúng lại nẩy mầm lên. Khi nẩy mầm lên, thì giống nào nẩy mầm theo giống nấy. Như hạt cam, hạt ớt, hạt ổi…mỗi thứ lên khác nhau, chúng không bao giờ lộn lạo. Khi chưa đủ duyên, chúng nằm yên đó, chớ không bao giờ mất.

Cũng thế, nếu hiện đời, chúng ta huân tập nhiều hạt giống lành như niệm Phật, làm lành, làm phước… vào Tàng thức, thì chính những hạt giống đó nó có công năng dẫn dắt chúng ta đến cảnh giới lành sinh ra, để tiếp tục hưởng những quả báo tốt đẹp mà do chúng ta đã gây tạo trong hiện đời nầy. Nhà Phật gọi đó là nghiệp dẫn. Ngược lại, nếu chúng ta tạo nghiệp ác thì cũng như thế. Nên nói, tùy nghiệp thọ sanh là vậy. Nên biết, nghiệp là hành động lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen. Chính thói quen này khi thuần thục, thì nó có một sức mạnh phi thường để tùy duyên chiêu cảm thọ sinh.

Như người ghiền cờ bạc, họ đi kiếm nơi nào có sòng bài, thì họ nhào vô chơi. Người ghiền nhạc, thì đi tìm phòng nhạc để ca hát… Khi tập thói quen, dĩ nhiên có thói quen tốt và có thói quen xấu. Thói quen tốt hay thói quen xấu, một khi đã tiêm nhiểm thành ghiền nặng rồi, thì chính thói quen đó nó dẫn dắt chúng ta, tùy theo sở thích mà chiêu cảm, Thói quen hay sở thích nào nặng (cực trọng nghiệp), thì nó có một năng lực rất mạnh để tìm đến môi trường thích hợp mà thọ sinh, nên gọi là nghiệp cảm.

Về điểm này, trong Quy Sơn Cảnh Sách, Tổ Quy Sơn cũng có nói: “Như nhân phụ trái, cường giả tiên khiên, tâm tự đa đoan, trọng xứ thiên trụy”. Nghĩa là: Như kẻ mắc nợ, ai mạnh kéo trước, trong tâm nhiều mối, nặng đâu sa đó.

Posted Image Bản đồ Mười Pháp Giới.

Thường ta nghe trong kinh nói, người khi chết, thần thức xuất ra. Nói thần thức, chính là cái nghiệp thức A lại da, nói rõ ra là những chủng tử thiện hoặc ác đã kết thành nghiệp. Và chính nghiệp thức nầy là đầu mối của việc thọ sinh đời sau đó vậy.

Người đời vì không biết, nên cho là có một cái linh hồn đi đầu thai. Chữ đầu thai có nghĩa là có một cái hồn nhảy vào cái bào thai để thọ thai. Hiểu như thế, thì không phù hợp với hai thuyết: Nghiệp cảm và A lại da duyên khởi của Phật giáo như đã nói ở trên. Không phải có một cái linh hồn đi đầu này đầu kia để kiếm đường chui vào một chỗ nào đó. Theo thuyết A lại da duyên khởi, thì không chấp nhận quan niệm đó. Vì trong thức nầy có đủ chủng tử hữu lậu và chủng tử vô lậu. Chủng tử hữu lậu là những hạt giống tùy duyên mà phát sinh ra thiên sai vạn biệt, tức hiện tượng giới; còn chủng tử vô lậu, có thể đưa đến chỗ giải thoát.

Tóm lại, người nào đó nói rằng sau khi con người chết, có một cái hồn tồn tại đi đầu thai và không có nghiệp báo gì hết, thì điều nầy như chúng tôi đã tạm nêu ra đôi nét giải thích trên, thì quan niệm đó không đúng.

Trong quyển Quy Sơn Cảnh Sách giảng giải của Thiền sư Thích Thanh Từ ở trang 77 có đoạn Hòa thượng nói: “Người thế gian cho rằng mọi người đều riêng có một linh hồn là cái tính linh khôn ngoan sáng suốt, mà đã khôn ngoan thì sao lại chịu vào nơi khổ? Ai cũng nghĩ rằng sau khi chết linh hồn mình sẽ sinh ra làm người nữa và chấp chặt cho linh hồn đó là mình.

Đạo Phật thì gọi đó là tâm thức. Cái tâm thức này tùy theo chỗ huân tập thiện ác mà đến, chứ không cố định. Vì không cố định nên nó không phải là cái khôn ngoan biết lựa chọn, mà chỉ tùy nghiệp mà thôi. Tâm thức khác linh hồn ở chỗ đó. Nếu nói chúng ta có linh hồn thì sẽ tưởng như đó là một tinh thần duy nhất, nếu là duy nhất cố định thì thiện ác, mãi mãi không thay đổi. Nhưng tâm thức chúng ta luôn luôn biến chuyển, gần người lành thì hấp thụ điều lành, gần kẻ ác thì hấp thụ điều ác. Như vậy, tâm thức là một dòng thiện ác sinh diệt, chính dòng thiện ác đó sẽ đưa chúng ta đến chỗ lành hay dữ, nghiệp nào nặng sẽ lôi mình trước, đó là ý Tổ Quy Sơn nói “trọng xứ thiên trụy”.

Như vậy, Phật giáo không chấp nhận có một cái linh hồn trước sau như nhất và càng không chấp nhận cái hồn đó đi đầu thai, như người đời lầm tưởng. Còn bảo rằng không có nghiệp báo gì hết, quan niệm nầy, theo Phật giáo cho đó là thuộc hạng người Nhất xiển đề, tức bất tín cụ. Đây là hạng người họ không có lòng tin nhân quả. Chẳng những không tin mà họ còn bài bác nhân quả nữa. Hạng người như thế, thật chúng ta khó trao đổi luận giải với họ được.

Như đã nói, thuyết nghiệp báo là đặt định trên chiều thời gian nhân quả mà nói. Người nói như thế, thiết nghĩ, họ chưa tìm hiểu về thuyết nghiệp báo. Và chưa hiểu nghiệp là gì. Nếu vì chưa hiểu, thì tốt hơn hết là nên tìm hiểu, chớ không nên nói càn bướng mà chuốc lấy khổ lụy vào thân. Thật là một tai hại vô cùng và thật đáng thương xót lắm thay!

Thích Phước Thái

Theo Phatgiao.org.vn

=================================================================================

Không hiểu nhiều vệ Phật Giáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tập Cận Bình lên tiếng: "Người Trung Quốc không có gen xâm lược"

(GDVN)- Đáng chú ý là phát biểu (vu cáo, bịa đặt) của Hoa Xuân Oánh lại được đưa ra trong cùng một ngày với tuyên ngôn "không có gen xâm lược trong máu người Trung Quốc

Posted Image Ông Tập Cận Bình. Tuần san Business của Bloomberg ngày 16/5 đưa tin, trong lúc căng thẳng đang leo thang giữa Việt Nam và Trung Quốc (xung quanh vụ nhà cầm quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hạ đặt bất hợp pháp, dùng nhiều tàu bảo vệ tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng và những thủ đoạn nguy hiểm - PV) thì ông Tập Cận Bình đã lên tiếng, dường như muốn xoa dịu tình hình.

Phát biểu trong một buổi mít tinh kỷ niệm 60 năm của hiệp hội Hữu nghị nhân dân Trung Quốc hôm qua tại Bắc Kinh, ông Bình tuyên bố: "Không có gen xâm lược trong máu người Trung Quốc", Tân Hoa Xã trích lời Tập Cận Bình cho biết.

Tờ báo bình luận, nói về xâm lược là những gì Trung Quốc đã làm khi họ đưa quân sang Việt Nam năm 1979, một cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu.

"Trung Quốc và Việt Nam có một lịch sử hợp tác và thân ái, nhưng cũng ồn ào và thù địch", tờ báo giẫn lời giáo sư Dennis McCornac từ đại học Loyola Maryland viết năm 2011.

Posted Image Tàu Trung Quốc liều lĩnh tông thẳng vào tàu Việt Nam trên Biển Đông đang làm nhiệm vụ ngăn chặn giàn khoan 981 hạ đặt trái phép. Thời gian này quan hệ Trung Quốc với Việt Nam đang nóng lên sau vụ giàn khoan 981. Và dường như bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại muốn đổ thêm dầu vào lửa khi hôm qua 16/5 tiếp tục vu cáo chính phủ Việt Nam "thông đồng, cho phép" các lực lượng chống Trung Quốc trà trộn vào những người tuần hành hòa bình, phá hoại một số doanh nghiệp gần đây - PV.

Theo Bloomberg, đáng chú ý là phát biểu (vu cáo, bịa đặt) của Hoa Xuân Oánh lại được đưa ra trong cùng một ngày với tuyên ngôn "không có gen xâm lược trong máu người Trung Quốc" của ông Tập Cận Bình.

Trong khi trước đó Tổng tham mưu trưởng nước này, Phòng Phong Huy tiếp tục luận điệu sai trái và thù địch khi khẳng định tiếp tục bảo vệ giàn khoan 981, vu cáo Việt Nam và Mỹ gây căng thẳng trên Biển Đông.

Trong lúc này, Tập Cận Bình lại nói về hòa bình và hòa hợp: "Trung Quốc chắc chắn sẽ theo đuổi con đường phát triển hòa bình và muốn thúc đẩy hòa bình thế giới với các nước khác. Nhân dân trong cả nước cần tăng cường giao lưu hữu nghị và chung tay đối mặt với tình hình quốc tế phức tạp", tờ China Daily dẫn lời ông Bình phát biểu hôm 15/5.

Tuy nhiên những gì người Trung Quốc đang làm với Việt Nam trên Biển Đông cũng như những phát biểu hiếu chiến, bịa đặt của cấp dưới ông Tập Cận Bình đang ngược lại hoàn toàn với những gì ông nói về cái gọi là "con đường phát triển hòa bình" mà nước ông đang theo đuổi -

===============================================================

Ôi, nghe ông Tập Cận Bình phát ngôn mà thấy xấu hổ quá.

Ông Tập này có thể giả vờ dốt về lịch sử và mọi người thấy ông Tập dốt thật Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

TPHCM có nhà để xe cao tầng đầu tiên tại khu trung tâm

(TBKTSG Online) - Một tòa nhà để xe 10 tầng tại khu vực trung tâm TPHCM, với sức chứa 1.000 ô tô và 500 đến 800 xe máy đã được đưa vào sử dụng sáng nay 17-5, nhằm đáp ứng nhu cầu để xe ngày càng tăng của người dân tại TPHCM.

Đây là nhà để xe cao tầng quy mô lớn đầu tiên tại khu vực trung tâm TPHCM được đưa vào sử dụng. Nhà xe cao tầng này do Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) xây dựng tọa lạc tại số 326, đại lộ Võ Văn Kiệt, quận 1 (cách chợ Bến Thành khoảng 2 km).

Tòa nhà để xe này có tổng diện tích 32.055 mét vuông, bao gồm 10 tầng, trong đó có 9 tầng để xe, một tầng trệt được dùng làm khu bảo trì bảo dưỡng và rửa xe.

Để đưa xe lên các tầng cao, tòa nhà được trang bị 5 thang máy chở xe và 3 thang máy chở người.

Toàn bộ tòa nhà để xe được trang bị hệ thống báo, chữa cháy tự động, camera giám sát kết nối với phòng điều hành để kiểm soát toàn bộ hoạt động ở khắp các tầng để xe.

Về giá giữ xe ông Trần Quốc Toản, Tổng giám đốc của Samco cho biết, mức giá đối với ô tô 9 chỗ trở xuống gửi theo tháng khoảng 2 triệu đồng, vé lượt sẽ được tính theo giờ với mức giá khoảng 20.000 đồng/giờ; đối với xe máy là 4.000 đến 5.000 đồng/ngày

Ông Toản tiết lộ để thuận tiện cho hành khách, Samco dự kiến sẽ đầu tư xe điện để chở khách từ tòa nhà gửi xe để đi các điểm ở khu trung tâm. Tuy nhiên, phương án này đang chờ xin cơ chế từ UBND TPHCM.

Ngoài bãi đậu xe cao 10 tầng do Samco đầu tư ở quận 1, TPHCM cũng có một bãi đậu xe cao 5 tầng do một doanh nghiệp tư nhân đầu tư tại quận Tân Phú với sức chứa 1.500 xe ô tô, 1.500 xe máy.

Trong khi các bãi đậu xe nổi đã đưa vào sử dụng thì các bãi đậu xe ngầm tại TPHCM hiện nay vẫn chưa thể khởi công được dự án nào.

=================================================

Xét về quy hoạch thì Tp.HCM còn thiếu rất nhiều mặt.

Có cảm nghĩ là các nhà quy hoạch bị động chạy theo thực tế cuộc sống.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn “sấm Trạng Trình” về chủ quyền Biển Đông

Bài thơ đọng trong đó một dự báo thiên tài của cụ Trạng Trình: "Biển Đông vạn dặm giang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình".Ngày 7/6/2013, tại Diễn đàn Kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh, Trung tâm Minh triết VN trao cho đại diện Bộ TN&MT cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh hai bức trướng, với hai câu "sấm Trạng Trình" về chủ quyền Biển Đông. Diễn đàn Kinh tế biển được Bộ TN&MT phối hợp với Hiệp hội Đầu tư nước ngoài tổ chức tại Hà Tĩnh.<br style="padding: 0px; margin: 0px;"><br style="padding: 0px; margin: 0px;">Posted Image Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai thứ hai từ phải sang tặng bức thư pháp có hai câu thơ cho lãnh đạo Bộ TN&MT và UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Phong Cầm.<br style="padding: 0px; margin: 0px;">Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam cho biết, hai câu thơ đó trích từ bài "Cự Ngao Đới Sơn" trong "Bạch Vân Am Thi Tập" của danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm.Nguyên văn bài thơ:Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh, Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,Trước cước trào vô quyển địa thanh.Vạn lý Đông minh quy bả ác,Ức niên Nam cực điện long bình.Ngã kim dục triển phù nguy lực,Vãn khước quan hà cựu đế thành.(Dịch nghĩa: Con rùa lớn đội núiNước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.Ngoi đầu lên, đá có sức vá trờiBấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua).Theo ông Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Đậu Trạng nguyên rồi làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công, dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam, đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông, và gọi chung là "Sấm Trạng Trình".Theo ông Mai, bài thơ trên có tuổi đã 5 thế kỷ mà bây giờ càng đọc càng thấy rất… thời sự, tưởng như “cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay”. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ Trạng Trình, nhưng lại “đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài: “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình”.Ông Mai cho rằng, hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt.Tự ngàn xưa, dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển - đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy - làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!“Đó là lời dự báo thiên tài, lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của dân tộc. Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại mọi sự xâm lăng, vừa biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang”, ông Mai nói.Nhà nghiên cứu này cũng cho rằng, tinh thần làm chủ phải thể hiện cả ba mặt. Thứ nhất là làm chủ những vấn đề về lịch sử, pháp lý, cả những gì liên quan đến sức mạnh vật chất, tinh thần, để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thứ hai là phải xây dựng một nền kinh tế biển hoàn chỉnh hữu hiệu. Thứ ba là phát triển khoa học và văn hóa biển.“Cả ba lĩnh vực trên là ba khâu liên hoàn, làm tiền đề, nhân quả lẫn nhau. Bảo vệ chủ quyền để phát triển kinh tế biển. Muốn phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền hữu hiệu lại phải coi trọng xây dựng các ngành khoa học biển và văn hóa biển. Đó chính là một năng lực của dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước”, ông nhấn mạnh.Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cũng cho biết, đọc lại bài thơ với hai câu dự báo chiến lược thiên tài, chúng ta càng khâm phục cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bao đời, nhân dân gọi Cụ như vậy vì Cụ sống vào thời Lê-Mạc (1491-1585).Cụ đỗ Trạng nguyên, được phong tước Trình Tuyền hầu. Cụ đã đễ lại một di sản văn hóa đồ sộ, với cả ngàn bài thơ văn với những giá trị nhân văn, đầy chất triết lý, đầy tình yêu nước, thương dân, là một kho Minh triết của muôn đời. Cụ còn là nhà dự báo, tiên tri. Câu “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” là lời dự báo không chỉ cho Nguyễn Hoàng, cho đàng trong mà là cả cho Việt Nam.Về hai chữ Việt Nam, chính cụ là người đầu tiên dùng để chỉ tên đất nước, rồi được vua Gia Long dùng làm tên nước chính thức cho đến tận hôm nay.“Câu thơ cuối bài của cụ ta nay cũng muốn đem sức phò nguy chính là nói về chúng ta trong những nhiệm vụ làm chủ biển Đông hôm nay vậy”, ông Mai nói.

Theo Tiền Phong

===============================================================

Sấm Trạnh Trình rất tuyệt vời, ứng với khoảng thời gian khoảng 500 năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người tồn tại vô nghĩa hay có nghĩa?

Có bao giờ chúng ta tự hỏi, con người sinh ra rồi chết đi trong khoảng thời gian thật ngắn ngủi, chẳng lẽ con người chỉ tồn tại như một ngọn nến thắp sáng lên rồi vụt tắt, chẳng có ý nghĩa và nghĩa lí gì sao? và câu hỏi nổi tiếng của nhà phật “trước khi sinh ta, ta là ai - sau khi sinh ta rồi ta lại là ai”.

Để giải thích những điều trên và tại sao con người, tất cả các loài động vật trên trái đất lại có sự tiến hóa, dân số loài người ngày càng tăng nhanh, cũng như là giải thích tại sao có ma và khi chết con người sẽ về đâu. Cần có một giả thiết để liên kết chuỗi sự kiện lại với nhau.

Đó là giả thiết ngắn: Thế giới thực là thế giới thứ hai.

Thực ra thì thế giới sống hiện tại, thế giới thực của mình tạm gọi là thế giới thứ hai là nơi chúng ta đang sinh sống, còn thế giới thứ nhất được gọi là của những sóng điện từ, ở đó tất cả con người điều là dạng sóng. Chính thế giới thứ nhất đã tạo ra thế giới thứ hai để vì các lí do sau:

- Thế giới sóng điện từ là một thế giới buồn tẻ.

- Để biết thế nào là cảm giác vui, buồn, yêu, ghét, giận, hờn, đau đớn, sung sướng và cảm nhận 5 giác quan của con người.

Họ đã quyết định tạo ra thế giới thứ hai. Ban đầu họ chỉ tạo ra một thế giới đơn giản, sau đó họ dần cải tiến và cuối cùng họ dừng ở loài người (sự tiến hóa). Lúc đầu xuất hiện loài người thì số lượng rất ít, chính những người này sau khi chết đã trở về thế giới thứ nhất (chết đi sẽ đi về đâu), kể lại trải nghiệm của họ và mọi người đều cảm thấy thích thú. Và ai cũng muốn tranh nhau xuống thế giới thứ hai, làm cho dân số thế giới tăng nhanh từ vài người cho đến hiện nay gần 8 tỉ người (gia tăng dân số).

Như chúng ta đã biết mỗi con người đều có sóng điện từ riêng, khi chết sóng điện từ thoát ra và trở về thế giới thứ nhất. Đôi khi có một vài người còn lưu luyến nên chưa muốn đi về dẫn đến kết quả là chúng ta nhìn thấy ma.

Như vậy con người tồn tại không phải là vô nghĩa, mà là để trải nghiệm cảm giác thực của thế giới thứ hai. Con người chúng ta không bao giờ mất đi mà là trở về nhà thôi.

theo khoahoc.com.vn

==========================================================

Bài viết quá sơ sài, không thể hiện được cái ý chính là gì. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh cãi về nguồn gốc người Việt và Trung Quốc

Cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” của tác giả Tạ Đức bị một nhà nghiên cứu “kiện”, đòi hủy buổi giới thiệu sách vì cho rằng có “những kết luận khoa học không đúng đắn như phủ nhận tính bản địa của người Việt và người Mường, coi họ đều từ Trung Quốc sang”.

Theo kế hoạch, vào ngày 15/5/2014, Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội) tổ chức hội thảo giới thiệu cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” của tác giả Tạ Đức do Nhà xuất bản Tri Thức phát hành.

Tuy nhiên, vào ngay trước ngày dự kiến diễn ra buổi giới thiệu cuốn sách trên, NXB Tri Thức ra thông báo tạm hoãn “vì lý do kỹ thuật”.

Theo một số nguồn tin, nguyên nhân thực sự và trực tiếp dẫn đến việc hội thảo giới thiệu sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” bị tạm hoãn, không diễn ra như kế hoạch ban đầu là do PGS, TS Bùi Xuân Đính - Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu các dân tộc thuộc Ngôn ngữ Việt - Mường - Viện Dân tộc học Việt Nam – đã có đơn thư “khiếu nại” về cuốn sách.

Trong khoảng thời gian từ 9 – 12/5 (ngay sát ngày dự kiến tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách trên), ông Đính đã gọi điện và viết thư đến Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội đề nghị hủy bỏ buổi giới thiệu sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường”. Đến ngày 14/5, L’Espace đã quyết định tạm hoãn chương trình trên.

Posted Image

Bìa cuốn sách "Nguồn gốc người Việt - người Mường" của tác giả Tạ Đức do NXB Tri Thức phát hành.

Trong yêu cầu gửi L’Espace, ông Đính nhận mình là “một người nghiên cứu lâu năm về người Việt và người Mường, đã đọc kỹ cuốn sách” và nhận định: “Đây là cuốn sách có rất nhiều sai sót về phương pháp luận, về việc sử dụng tài liệu, do vậy, đưa đến những kết luận khoa học không đúng đắn: phủ nhận người Việt và người Mường cùng nguồn gốc, phủ nhận tính bản địa của hai tộc người này, coi họ đều từ Trung Quốc sang; phủ nhận hầu hết các thành tựu nghiên cứu của các ngành Khảo cổ học, Sử học, Dân tộc học, Ngôn Ngữ học của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của nhiều học giả Pháp trong hơn nửa thế kỷ qua”.

Với giọng văn khá gay gắt, ông Bùi Xuân Đính cho rằng: “Những luận điểm về nguồn gốc Trung Quốc của nhiều tộc người ở Việt Nam đã và đang bị sử dụng để gây ly khai, chia rẽ cộng đồng các tộc người ở Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết, thống nhất của quốc gia Việt Nam...

Trong bối cảnh nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam đã và đang bị dư luận thế giới phản đối, việc Trung tâm văn hóa Pháp tổ chức giới thiệu cuốn sách "Nguồn gốc người Việt - người Mường" của tác giả Tạ Đức là không phù hợp, dễ bị lợi dụng”.

Từ những phân tích của mình, ông Đính đưa thông tin: “Ngay sau khi ra mắt bạn đọc, cuốn sách "Nguồn gốc người Việt - người Mường" của tác giả Tạ Đức đã gây ra những phản ứng gay gắt của giới học giả khoa học xã hội Việt Nam. Đã có một số tạp chí chuẩn bị đăng bài phản ứng và phản đối những luận điểm của cuốn sách này”.

Qua đó, ông Đính yêu cầu: “Đề nghị Trung tâm không tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách trên”.

Chưa dừng lại ở đó, sau khi Trung tâm văn hóa Pháp và NXB Tri Thức chính thức ra thông báo hoãn buổi giới thiệu sách, ông Đính tiếp tục gửi thư đến một số cơ quan báo chí, trình bày những nội dung cơ bản như trong thư gửi L’Espace, và cho rằng “việc các báo và tạp chí đưa tin về cuộc giới thiệu sách này là vội vàng, không tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn và không nhạy bén với tình hình chính trị”, đồng thời yêu cầu “các báo, tạp chí đã đăng thông tin về cuốn sách của tác giả Tạ Đức cần gỡ bỏ, tránh bị lợi dụng”.

Được biết, ông Bùi Xuân Đính và tác giả Tạ Đức từng là đồng nghiệp tại Viện Dân tộc học và là bạn thân của nhau.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin về vụ việc này.

Theo nguoiduatin.vn

===================================================================================

PGS, TS Bùi Xuân Đính thuộc Viện Dân tộc học Việt Nam khiếu nại, thì có lẽ là có cơ sở

Vì chưa có dịp đọc sách này, nên không bình luận được gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử là chân lý.

Sai lầm của các nhà nghiên cứu là thường lấy biên giới hiện tai để xác định cội nguồn xuất xứ. Trong khi đó nghiên cứu lịch sử phải đặt hoàn cảnh lịch sử vào thời gian lịch sử. Cách đây 2300 năm, biên giới của Hán tộc chỉ ở Bắc Động Đình hồ.

Bởi vậy, phương pháp nghiên cứu sai thì làm sao mà có một kết luận đúng được.

Vớ vẩn cả.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ cần chúng ta không hèn

Một bài viết trên facebook của anh Nguyễn Thành Nam, nguyên là GĐ tập đoàn FPT. Một bài viết rất đáng để đọc.

Gửi con nhân ngày sinh nhật Bác

Các con yêu quí

Các con còn nhỏ nên chưa thể hiểu hết ý nghĩa của những điều đang xảy ra. Nhưng sẽ đến lúc các con sẽ hiểu.

Ngày 3/5/2014, được các tàu hải quân bảo vệ, Trung quốc đã đưa dàn khoan di động HD-981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt nam để tiến hành khoan thăm dò. Thậm chí cũng không cần thông báo cho chính phủ Việt nam.

Người ta bảo bán anh em xa mua láng giềng gần. Vậy mà người hàng xóm thân cận nhất của ta lại ngang ngược! Anh em xa thì lúc hoạn nạn cũng không thấy ai thăm hỏi động viên. Trong nước thì kẻ xấu tranh thủ bạo loạn, sĩ phu tranh thủ chém gió. Tình cảnh hiện tại thật chẳng ra gì.

Nhưng thuốc đắng có thể lại dã được tật và lịch sử đã có những câu chuyện như vậy.

Năm 8/7/1853, chiến hạm Mỹ do đô đốc Perry trên tàu USS Susquenhana chỉ huy đã ngang nhiên tiến vào vịnh Tokyo, đe dọa dùng vũ lực để bắt Mạc Phủ phải chấp nhận các điều kiện kinh tế bất bình đẳng. Thật kỳ diệu, những con “hắc thuyền” này đã đánh thức sự tự trọng của dân tộc Nhật bản, phá vỡ sự bế quan tỏa cảng, châm ngòi cuộc cải cách Minh Trị đưa Nhật bản trở thành một cường quốc trong vòng chỉ có 4 thập kỷ sau đó.

Liệu HD-981 có đóng một vai trò tương tự với Việt nam như USS Susquenhana với Nhật bản hay không?

Phụ thuộc rất nhiều vào hành động của mỗi chúng ta bây giờ!

Các con đã đi Trung quốc, các con đều biết ta với họ có những mối quan hệ văn hóa, lịch sử, kinh tế và chính trị sâu sắc, kéo dài hàng ngàn năm. Con người cũng vậy, điều kiện địa lý chính trị cũng vậy. Thông thương dễ dàng. Vậy sao ta không thể bắt tay vào sản xuất những mặt hàng tốt hơn của họ, rẻ hơn của họ mà phải kêu gọi tẩy chay hàng TQ. Để ba kể cho các con nghe chuyện của chú Thành Long ở FPT, cách đây 7 năm, chỉ trong vòng 6 tháng đã biến nhóm lập trình viên của chú ấy, nhiều người còn chưa tốt nghiệp Đại học, đạt được năng suất lao động cao hơn các công ty Trung quốc đã làm trong lĩnh vực này nhiều năm, tiếp cận với trình độ của các khách hàng Nhật bản. Vậy nên ba muốn nói với các con rằng, đừng phê phán kỳ thị, hãy sang Trung quốc để chiêm ngưỡng những thành tựu của họ, tìm lấy 1 sản phẩm, 1 vấn đề mình quan tâm và tự đặt câu hỏi: tại sao họ làm được mà ta lại không làm được? Hàng ngàn, hàng vạn người đặt câu hỏi, sẽ có người tìm được câu trả lời.

Hôm này là ngày 19/5, có một em học sinh hỏi ba nhân ngày sinh của Bác Hồ: theo em được biết, khi Bác còn sống, mình với Trung quốc là bạn, sao bây giờ lại đánh nhau hả thầy? Thật là một câu hỏi quá hay. Các con ạ, thời đó, chúng ta không chỉ là bạn với TQ, chúng ta còn là bạn với nhân dân Mỹ, Pháp, và hầu như tất cả các nước trên thế giới. Các quốc gia cũng như những con người thôi. Chúng ta chỉ làm bạn với những người mà chúng ta tin cậy. Chúng ta chỉ tin cậy những người mà chúng ta đã có thời gian chơi với nhau. Và chúng ta chỉ chơi với những người tôn trọng ta. Các con có biết khi là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt nam năm 2000, ông Clinton đã trích hai câu Kiều: Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân để nói về tương lai của mối quan hệ Việt – Mỹ? Không phải vì ông ấy thích truyện Kiều, mà ông ấy muốn tỏ thái độ tôn trọng với đất nước Việt nam mà Mỹ đang muốn làm bạn.

Bác Hồ của chúng ta là một người như vậy. Bác có thể nói tiếng Pháp với người Pháp về khẩu hiệu tự do- bình đẳng- bác ái của cách mạng Pháp. Bác có thể họa thơ Đường bằng tiếng Hán với những thi sĩ Trung hoa. Bác có thể dạy các phi công Mỹ làm món thịt bò Bitet bằng tiếng Anh và nói chuyện với các chuyên gia Nga về Tolxtoi và Pushkin bằng tiếng Nga. Nên không lạ là thời đó Việt nam được sự ủng hộ to lớn của thế giới.

Vậy hãy tự hỏi mình tại sao bây giờ chúng ta lại không thể là bạn với các bạn Trung Quốc? Liệu chúng ta có thể học được tiếng Hoa, để có thể tự mình đọc được Tây Du Ký như bác Hùng râu thay vì đập phá các nhà máy của bạn. Liệu chúng ta có thể bình tĩnh viết mội bức thư bằng tiếng Hoa để giải thích cho các bạn hiểu rằng dù Hoàng Sa, Trường Sa có không phải của TQ thì các bạn cũng vẫn có thể yên tâm là chẳng có đời nào Việt nam lại đi xâm hại quyền lợi của các bạn, thay vì cứ khăng khăng hò hét rằng HS, TS là của Việt nam. (Ba có thể nói với các con là các bạn Philippines cũng rất dị ứng với khẩu hiệu HS TS là của Việt nam).

Làm như thế là làm theo lời dạy của Bác đấy các con ạ: hãy thuyết phục đối thủ bằng cách chạm vào tâm hồn của họ.

Có một điều này nữa ba muốn tự vấn. Người ta sẽ không chơi với những kẻ hèn nhát. Có thể đất nước chúng ta đang yếu kém về nên kinh tế, nên sinh ra hèn nhát không dám đương đầu với thử thách. Nhưng theo ba thì ngược lại, chính vì sự hèn nhát nên chúng ta mới yếu kém.

Như trong lĩnh vực quân sự chẳng hạn, có tàu to súng dài mà không có những người lính dũng cảm thì cũng vứt đi. Chúng ta muốn hòa bình nhưng chúng ta quyết không sợ nếu cần phải chiến đấu.

Đài VOA (Tiếng nói Hoa Kỳ) gần đây có đăng một bài ý nói là Việt nam đã thua từ trước khi trận đánh bắt đầu vì tiềm lực kinh tế quân sự quá yếu. Rằng chiến tranh du kích chỉ có thể thực hiện được ở những vùng rừng núi chứ không thể thực hiện được ngoài đại dương trống trải. Họ thật chẳng hiểu gì về chiến tranh nhân dân, một cuộc chiến tranh “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc….”. Mặt trận chính của cuộc chiến tranh này là lòng dân, mênh mông hơn Biển Đông nhiêu lần. Và có lẽ họ quên trận Vân Đồn năm xưa, khi chỉ cần tàn quân của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư cũng thừa sức đốt được đoàn quân lương của Trương Hổ. Mặt biển rộng hàng triệu km2 với tàu thuyền tấp nập gấp 5 lần kênh đào Panama, gấp đôi kênh Suez, thật là một chiến trường lý tưởng cho hàng trăm ngàn tàu cá tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại. Không có một quốc gia nào dù có tiềm lực quân sự mạnh đến đâu, lại có đủ tàu chiến để đi kèm từng chuyến tàu hàng. Bởi thế sẽ không có một quốc gia nào đang chú trọng làm ăn kinh tế trong khu vực này lại dại dột gây chiến với Việt nam, nơi mà chiến tranh nhân dân đã trở thành thương hiệu quốc gia.

Chỉ cần chúng ta không hèn.

Chỉ cần chúng ta – những người Việt trên toàn thế giới xóa bỏ hận thù để đoàn kết lại

Chỉ cần chúng ta hãy nhìn vào Trung Quốc cũng như các nước đi trước, tự đặt câu hỏi tại sao mình không làm được? Và học tập và lao động như điên để tìm câu trả lời.

Thì các con ạ, sự ngang ngược của HD-981 sẽ là chất xúc tác khởi đầu cho sự hồi sinh của dân tộc Việt nam, tiến lên đài vinh quang sánh vai các cường quốc năm châu trong một tương lai không xa nữa. =============================================================

Bài viết khá hay Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ cần chúng ta không hèn

Một bài viết trên facebook của anh Nguyễn Thành Nam, nguyên là GĐ tập đoàn FPT. Một bài viết rất đáng để đọc.

Gửi con nhân ngày sinh nhật Bác

==============================

Bài viết khá hay Posted ImagePosted ImagePosted Image

Bác Hồ còn nói về lịch sử Việt:

Kể năm hơn 4000 ngàn năm.

Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa.

Hồng Bàng là tổ nước ta.

Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang.

Rất tiếc! Từ hàng chục năm nay, chưa thấy một ai đủ can đảm - tức không hèn - khi nhắc lại điều này.

Bởi vậy, không nên đặt vấn đề: "Chỉ cần chung ta không hèn".

Cá nhân tôi không cần học Tàu dưới bất cứ hình thức nào. Nếu phải học, tôi sẽ học thẳng từ thầy của Tàu. Nhưng cũng rất tiếc! Chẳng ai đủ tư cách để làm thày của một lý thuyết thống nhất vũ trụ nhân danh nền văn hiến Việt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh cãi về nguồn gốc người Việt và Trung Quốc

Cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” của tác giả Tạ Đức bị một nhà nghiên cứu “kiện”, đòi hủy buổi giới thiệu sách vì cho rằng có “những kết luận khoa học không đúng đắn như phủ nhận tính bản địa của người Việt và người Mường, coi họ đều từ Trung Quốc sang”.

Posted Image

======================================================================================

Tác giả sách có ghi: "như tôi cho rằng tổ tiên trực tiếp của người Việt - người Mường là người Lạc Việt - người Phùng Nguyên, là dân di cư từ phương Bắc xuống; người Việt và người Mường từ xa xưa đã là hai tộc người khác nhau…"

Sẽ mua sách để xem chi tiết vụ này ntn.

Tác giả sách cho rằng “người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc” lên tiếng

(Tinmoi.vn) Nhà dân tộc học Tạ Đức cho biết, ông viết cuốn “Nguồn gốc người Việt – người Mường” không phải vì háo danh mà vì bổn phận nghề nghiệp, và người “kiện” cuốn sách này chính là bạn thân của tác giả.

Như đã đưa tin, vụ việc buổi giới thiệu cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” của tác giả Tạ Đức – Nhà xuất bản Tri Thức phát hành bị hoãn vào phút chót đang thu hút sự chú ý của dư luận và tạo ra những tranh cãi trong giới nghiên cứu.

Theo những thông tin ban đầu, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hội thảo giới thiệu sách trên bị tạm hoãn là do PGS, TS Bùi Xuân Đính - Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu các dân tộc thuộc Ngôn ngữ Việt - Mường - Viện Dân tộc học Việt Nam – đã có đơn thư “khiếu nại” về cuốn sách. Một lý do đáng chú ý mà ông Đính đưa ra là cho rằng: “Đây là cuốn sách có rất nhiều sai sót về phương pháp luận, về việc sử dụng tài liệu, do vậy, đưa đến những kết luận khoa học không đúng đắn: phủ nhận người Việt và người Mường cùng nguồn gốc, phủ nhận tính bản địa của hai tộc người này, coi họ đều từ Trung Quốc sang”.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Nhà Dân tộc học Tạ Đức – tác giả cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” – để tìm hiểu rõ hơn về vụ việc.

- Xin ông cho biết thông tin cụ thể, chi tiết hơn về việc buổi giới thiệu cuốn sách của ông tại Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace vừa bị hoãn vào phút chót?

- Trước tiên, tôi xin nói rõ rằng, cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” của tôi thực ra đã được NXB Tri Thức chính thức phát hành từ tháng 1/2014. Buổi hội thảo giới thiệu sách dự kiến diễn ra ngày 15/5 tại L’Espace 24 Tràng Tiền vừa qua là do NXB Tri Thức và Trung tâm văn hóa Pháp tổ chức, tôi cũng chỉ là một khách mời đến trao đổi về cuốn sách với các học giả, nhà nghiên cứu khác. Buổi giới thiệu sách này đã được lên kế hoạch và ấn định thời gian từ nhiều tháng trước, chứ không phải cố ý chọn đúng thời điểm đang xảy ra những căng thẳng về Biển Đông giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc để tổ chức.

Nhưng như mọi người đã biết, buổi giới thiệu sách đã bất ngờ có thông báo hoãn vào ngày 14/5, tức là chỉ một ngày trước ngày dự kiến tổ chức.

Nguyên nhân trực tiếp của việc hoãn trên là do ông Bùi Xuân Đính, nhân danh là PGS.TS, Trưởng phòng, Phòng Nghiên cứu các dân tộc thuộc Ngôn ngữ Việt - Mường, Viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đã gọi điện thoại (ngày 9/5), gửi thư và trực tiếp đến Trung tâm văn hóa Pháp (ngày 13/5) lớn tiếng đòi hoãn cuộc hội thảo. Và ông ta đã đạt được mục đích.

- Ông Bùi Xuân Đính đưa ra nhiều lý do trong thư yêu cầu gửi một số nơi liên quan để đòi hủy bỏ buổi giới thiệu cuốn sách của ông. Ông nhìn nhận như thế nào về hành động của ông Đính?

- Với những lời lẽ gay gắt, có phần trịch thượng, ông Đính đưa ra nhiều lý do để đòi hủy bỏ buổi hội thảo giới thiệu cuốn sách của tôi.

Ông Đính đã nói rằng: “Đây là cuốn sách có rất nhiều sai sót về phương pháp luận, về việc sử dụng tài liệu, do vậy, đưa đến những kết luận khoa học không đúng đắn: phủ nhận người Việt và người Mường cùng nguồn gốc, phủ nhận tính bản địa của hai tộc người này, coi họ đều từ Trung Quốc sang; phủ nhận hầu hết các thành tựu nghiên cứu của các ngành Khảo cổ học, Sử học, Dân tộc học, Ngôn Ngữ học của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của nhiều học giả Pháp trong hơn nửa thế kỷ qua”.

Chưa dừng lại, ông Đính tiếp tục ngoa ngôn: “Những luận điểm về nguồn gốc Trung Quốc của nhiều tộc người ở Việt Nam đã và đang bị sử dụng để gây ly khai, chia rẽ cộng đồng các tộc người ở Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết, thống nhất của quốc gia Việt Nam... Trong bối cảnh nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam đã và đang bị dư luận thế giới phản đối, việc Trung tâm văn hóa Pháp tổ chức giới thiệu cuốn sách "Nguồn gốc người Việt - người Mường" của tác giả Tạ Đức là không phù hợp, dễ bị lợi dụng”.

Tôi khẳng định, đó là những lời lẽ vu khống và vu cáo trắng trợn, bởi những ai đã đọc sách đều thấy rõ khi đưa ra các giả thuyết của mình, tôi đã kế thừa có chọn lọc thành tựu của các học giả Pháp như E. Chavanes, L. Anrousseau, C.Madrolle, V. Goloubew, L. Bezacier, J. Cusinier, Porée Maspéro…, hơn nữa, dựa trên những thành tựu mới của khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học, di truyền học ở Việt Nam và thế giới trong 60 năm qua.

Tôi được biết và đã đọc một bài viết của ông Đính về cuốn sách của tôi, chuẩn bị đăng trên một tạp chí. Trong bài viết này có nhiều bằng chứng cho thấy ông Đính chỉ đọc cuốn sách của tôi một cách cẩu thả, qua loa, đại khái và thay cho việc phản biện một cách khoa học, ông ta đã đưa ra nhiều luận điểm vô căn cứ, tùy tiện, chụp mũ quan điểm chính trị một cách thô bạo, bịa đặt… mà những lời nêu trên chỉ là một ví dụ.

Tôi cho rằng, các lời lẽ “đao to búa lớn” của ông Đính với cán bộ của Trung tâm văn hóa Pháp, đòi hoãn cuộc giới thiệu và hội thảo là ngông cuồng. Vô lý hơn, sau khi L’Espace thông báo hoãn buổi giới thiệu sách, ông Đính còn viết thư yêu cầu một số cơ quan báo chí phải gỡ tin, bài đã đưa trước đây nói về buổi hội thảo giới thiệu cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường”.

- Ông và ông Bùi Xuân Đính có quan hệ như thế nào với nhau?

- Từ năm 1980 – 1989, tôi là cán bộ nghiên cứu thuộc Phòng người Việt – Viện Dân tộc học. Trong khoảng thời gian này, tôi và ông Đính là đồng nghiệp cùng phòng với nhau. Ngoài đời, hai chúng tôi cũng là bạn thân.

Chính vì có mối quan hệ có thể coi là thân tình với ông Đính nên tôi đã rất bất ngờ và sốc một chút khi biết chuyện ông ta chính là người khiếu nại, đòi hủy bỏ buổi giới thiệu cuốn sách của tôi ngay sát ngày dự kiến tổ chức.

Tôi đã gọi điện ngay cho ông Đính để hỏi rõ sự tình với suy nghĩ là có thể ông Đính được giao nhiệm vụ nên phải thực hiện. Nhưng qua điện thoại, ông Đính vẫn lớn tiếng nói hành động vừa rồi là do ông chủ ý làm và tỏ ra tự đắc khi kể về việc “dọa” cán bộ Trung tâm văn hóa Pháp như thế nào để đạt được mục đích là buổi hội thảo giới thiệu sách bị hoãn.

Bị một người có thể coi là bạn thân làm thế với mình, tôi hơi buồn. Trước đây, đã có người nói với tôi về những tính xấu của ông Đính nhưng tôi không quan tâm lắm.

- Vậy ông cảm thấy thế nào, ông có thấy buồn không khi buổi giới thiệu cuốn sách – đứa con tinh thần của mình – bị hoãn vào phút chót?

- Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi xin chia sẻ một chút về quá trình viết cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường”.

Tôi bắt đầu các công việc viết cuốn sách này từ năm 2003. Tôi nghiên cứu và viết sách một cách độc lập, hoàn toàn với tư cách cá nhân chứ không phải làm theo một dự án, nguồn tài trợ nào. Tôi có may mắn là có kinh tế vững nên có thể tập trung hoàn toàn cho sở thích công việc của mình.

Sau hơn 10 năm, cuốn sách trên của tôi đã hoàn thành và được chính thức phát hành bởi NXB Tri Thức. Kinh phí in ấn, xuất bản sách hoàn toàn là do phía NXB. Tôi không phải bỏ tiền túi ra để tự in sách của mình như một số người khác, bởi tôi nghiên cứu và viết sách vì đam mê khoa học chứ không có nhu cầu xuất bản rộng rãi để lấy danh.

Như tôi đã nói ở trên, buổi hội thảo giới thiệu sách dự kiến diễn ra ngày 15/5 tại L’Espace 24 Tràng Tiền vừa qua là do NXB Tri Thức và Trung tâm văn hóa Pháp tổ chức, tôi cũng chỉ là một khách mời đến trao đổi về cuốn sách với các học giả, nhà nghiên cứu khác.

Ngay từ đầu, tôi đã không quan trọng việc ra sách, giới thiệu sách nên khi buổi giới thiệu sách bị hoãn, thực sự là tôi không buồn lắm. Chỉ buồn một chút vì nó bị gây ra bởi người mà mình coi là bạn thân thôi.

- Xin ông cho biết vài nét khái quát về cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường”, trong đó có những chi tiết khiến ông Bùi Xuân Đính phản ứng?

- Cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” dày 843 trang, gồm 17 chương và 31 phụ lục.

Về nội dung, chủ đề chính của cuốn sách là nguồn gốc của hai nền văn hóa Đá Mới Phùng Nguyên và Đồng Thau Đông Sơn; sự hình thành của các nước Xích Quỉ, Việt Thường, Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt (những nước được coi là tổ tiên của người Việt), từ đó làm sáng tỏ nguồn gốc người Việt – người Mường, hai tộc người vốn khác nhau từ gần 4.000 năm qua.

Nhiều giả thuyết, kết luận tôi đưa ra trong cuốn sách trái ngược với những điều nhiều nhà nghiên cứu vẫn thừa nhận lâu nay, như tôi cho rằng tổ tiên trực tiếp của người Việt - người Mường là người Lạc Việt - người Phùng Nguyên, là dân di cư từ phương Bắc xuống; người Việt và người Mường từ xa xưa đã là hai tộc người khác nhau…

Tôi ý thức được rằng, những điều khác với sự thừa nhận lâu nay của số đông mà tôi nêu ra trong cuốn sách sẽ phải nhận những phản ứng, thậm chí là phản đối, nhưng là một học trò của Giáo sư Sử học Phan Huy Lê, tôi rất tâm đắc với lời của thầy: “Nếu sự thật nâng chúng ta lên thì chúng ta càng phấn khởi, nhưng có cái đau đớn chúng ta cũng phải chấp nhận. Chân lý phải được đặt lên cao nhất. Sự thật lịch sử phải được tôn trọng đầy đủ”.

Tôi viết cuốn sách này như một cách làm tròn bổn phận nghề nghiệp, một cách đền đáp lại những gì đã nhận được từ tổ tiên, đất nước và cuộc đời.

Tôi hi vọng cuốn sách này sẽ là một ngọn lửa nhỏ góp phần làm sáng tỏ lịch sử đất nước, làm ấm lên tri thức lịch sử dân tộc, làm cháy lên tình yêu đối với các ngành sử học, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học và khoa học xã hội nói chung.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay