Posted 5 Tháng 12, 2011 HỆ THỐNG TƯỢNG Ở CHÙA TÂY PHƯƠNGBộ tượng tam thế Phật với ba pho tượng Phật : Quá Khứ , Hiện Tại , Vị Lai ( còn gọi là Tam Thân : Pháp Thân , Ứng Thân và Hóa Thân ) ngồi ở tư thế tọa thiền , y phục gập nếp đơn giản phủ kín cơ thể , được coi là có niên đại đầu thế kỷ 17 . Bộ tượng Di Đà Tam Tôn : gồm tượng Đức Phật A Di Đà , đứng hai bên là Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát Tượng Tuyết Sơn miêu tả Đức Phật Thích Ca trong thời kỳ tu khổ hạnh : mỗi ngày ăn một hạt kê , một hạt vừng ,tự hành xác để vươn lên thế giới tinh thần sáng láng . Tượng màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng , tay chân gầy khẳng khiu , xương nổi lên trước ngực . Toàn bộ cơ thể chìm trong suy tưởng , mắt trũng sâu , hướng về nội tâm . Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca Diếp đứng đầu . Tượng Đức Phật Di lặc tương trưng cho vị Phật của thế giới cực lạc tương lai . Người mập mạp , ngồi hơi ngả về phía sau , toàn thân toát ra sự thỏa mãn , sung sướng . Tượng Vă Thù Bồ Tát : Đứng chắp tay , chân đi đất , các ngón chân bấm móng xuống mặt bệ . Tượng Phổ Hiền Bồ Tát : Chắp tay trước ngực , khuôn mặt sáng rộng nổi lên trên tấm thân phủ đầy y phục . Tượng Bát Bộ Kim Cương , thể hiện trình độ rất cao về nghệ thuật lắp ghép gỗ và cách bố cục , chuyển động của một thân thể mang giáp trụ trong các thế võ . Mười sáu pho tượng tổ với phong cách hiện thực : Đó là Ưu –Ba-Cầu-Đa ,Đê-Đa-Ca, Di-Trà-Ca ,Bà-Tu-Mật, Phật Đà Nan Đề ,Phục-Đa-Mật-Đa, Hiếp Tôn Giả,Thương Na Hòa Tu ,Mã Minh ,Ca-Tỳ-Ma-Na , Long –Thụ -Tôn-Giả , La-Hầu-La-Đa , Tăng Già nan Đề ,Già Gia Xá Đa ,Cưu Ma La Đa ,Chà Dạ Đa .Theo một danh sách tên các nhân vật được tạc tượng trong một tài liệu còn lưu truyền ở chùa thì đây là tượng các vị tổ Ấn Độ trong quan niệm của thiền tong Trung Quốc . Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi , pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói , pho thì hững hờ với ngoại vật , tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai ,có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn , khổ người đầy đặn tròn trĩnh , pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường , lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 12, 2011 Tượng La Hầu La đúng là chân dung cụ già Việt Nam , thân hình gầy gò , mặt dài nhỏ , gò má cao ,môi mỏng vừa phải . Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến thế . Dáng điệu một tay cầm gậy , một tay để trên gối rất thoải mái , đôi bàn tay trông rõ từng đốt xương bên trong .Những nghệ nhân dân gian vô danh thời nhà hậu Lê , thời nhà Tây Sơn đã là tác giả của những kiệt tác tuyệt vời ấy của nền mỹ thuật Việt Nam . Năm 1960, nhà thơ Huy Cận đến thăm chùa , đã làm những câu thơ rất sống động và gợi cảm về hình tượng những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy tưởng về những khổ đau quằn quại của chúng sinh . nguồn: http://khanhhoathuynga.wordpress.com Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 12, 2011 …Các Vị ngồi đây trong lặng yên Mà Nghe giông bão nổ trăm miền Như từ vực thẳm đời nhân loại Bóng tối đùn ra trận gió đen …mặt cúi , mặt nghiêng , mặt ngoảnh sau Quay theo tám hướng hỏi trời sâu Một câu hỏi lớn . không lời đáp Cho đến bây giờ mặt vẫn chau . Chùa Kim Liên có từ thế kỷ 17 , được dựng trên dải đất của làng Nghi Tàm , bên bờ Hồ tây , nay thuộc phường Nghi Tàm , quận Tây Hồ .Tương truyền nơi dựng chùa là nền cũ của cung Từ Hoa có từ thời Lý . Từ Hoa là con gái vua Lý Thần Tông ( 1128-1138). Vua dựng cung Từ Hoa cho công chúa và các cung nữ ở đó để thấu hiểu thêm công việc đồng áng vất vả mà thấy rõ hơn giá trị ngôi tôn quí của mình .Đến đời Trần , trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên . Dân làng dựng chùa Đống Long trẹn nền cung Từ Hoa cũ . Đến năm 1771, đời Lê Cảnh Hưng , chúa Trịnh sâm sai quan quân dỡ chùa Bảo Lâm ở phía tây Thăng Long đem về tu sửa thêm vào chùa , đặt tên mới là chùa Kim Liên .năm 1792 , đời vua Quang Trung , chùa được tu bổ lại , về diện mạo cơ bản giống như hiện nay . Tam quan chùa Kim Liên là một công trình kiến trúc hết sức độc đáo , trông như bông sen đang độ nở trên mặt nước Tây Hồ bốn mùa phủ sóng .các chi tiết trên gỗ đều được chạm nổi , chạm lộng hình rồng , hình hoa lá tinh xảo , uyển chuyển .Đầu đao mái uốn cong , gắn hình tứ linh bằng gốm nung . ba chữ sơn son ‘’Kim Tự Liên ‘’nghĩa là ‘’Chùa Sen Vàng ‘’nằm ở chính giữa cửa chùa . Từ tam quan vào chùa , du khách phải đi qua một cái sân rộng . tại sân này , hiện còn lưu giũ tấm bia đá cỡ 0,8m x 1,2m có nhiều hình chạm nổi rất đẹp . theo các nhà nghiên cứu , đây là một trong những bia cổ còn lại ở Hà Nội , được dựng vào năm Thái Hòa thứ 1, đời vua Lê Nhân Tông năm 1443 . Diện mạo chùa như hiện nay là do lần trùng tu vào năm 1792 với bố cúc theo kiểu chữ tam, gồm 3 nếp nhà chạy song song nhau . ba nếp nhà đều có hai tầng mái theo kiểu chồng diềm , ngói vảy , đầu đao bằng gỗ mềm mại , chạm khắc tinh xảo . Nhìn từ phía hông chùa , hai tầng mái tỏa ra bốn phía với 24 lá mái cao vút vươn lên không trung tạo ra 24 đầu đao , phô diễn sự tài tình trong kiến trúc của người xưa . TAM QUAN CHÙA KIM LIÊN CHùa hình chữ tam gồm 3 nếp nhà song song với nhau , tường gạch bao quanh tới tận rìa mái , Ở các đầu hồi nhà có cửa sổ tròn với những dấu hiệu sắc sắc không không mang đậm ý nghĩa triết lý Phật Giáo . nét kiến trúc của chùa Kim Liên gợi nhớ tới chùa tậy Phương( 1794) nổi tiếng . Các pho tượng Phật được bày thành hai lớp , trên cùng là bộ Tam Thế , tiếp theo là tượng A Di Đà , tượng Quan Thế Âm và tượng Đại Thế Chí ở hai bên cùng Anam , Ca Diếp là hai đại đệ tử của Đức Phật . Lớp dưới là Quan Ậm Chuẩn Đề , tượng Ngọc Hoàng , dưới cùng là tòa Cửu Long . Đáng chú ý nhất là tượng Quan Âm Nam Hải 42 tay ,các bàn tay xếp so le trông rất tinh xảo , tượng cao 1,2m đặt trên tòa sen gỗ hình lục lăng . lại có cả tượng Tôn Ngộ Không phủ sơn cao 1,1m khá sinh động . Chùa có tượng Trịnh Sâm ( đứng đội mũ miện , cầm hốt , mặc áo cổ tràng , râu mày như vẽ ,chân không mang giầy ) người đã cấp tiền hưng công tu tạo chùa năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771). Chùa kim liên còn lưu giữ một tấm bia cổ , nay dựng phía bên phải cổng chùa , trên bệ đá hình vuông ,dù năm tháng đã làm phai mờ nhiều nét chữ nhưng còn xem được niên hiệu : Thái Hòa Tam niên Ất Sửu –tức năm 1445 thời Lê Nhân Tông . Đây là tấm bia cổ nhất ở hà nội hiện nay . các pho tượng đều mang phong cách điêu khắc thế kỷ XVIII-XIX , mang tính hỗn hợp thàn Phật . Bức hoành ‘’hoằng uốn ‘’( đạo lý sâu rộng )làm năm 1870 Sưu tầm Share this post Link to post Share on other sites