Thiên Sứ

Lời Tiên Tri 2012

1.430 bài viết trong chủ đề này

Tai nạn giao thông: “9 tháng chết bằng 1 sư đoàn

TT - Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn so sánh như vậy khi đề cập số người chết do tai nạn giao thông (TNGT) trong chín tháng đầu năm 2012, tại phiên họp của Ủy ban Quốc phòng - an ninh thảo luận báo cáo của Chính phủ về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ngày 21-10.

Báo cáo của Chính phủ do ông Nguyễn Hoàng Hiệp - phó chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - trình bày cho thấy chín tháng đầu năm 2012 cả nước đã xảy ra gần 24.000 vụ TNGT, làm chết gần 7.000 người, bị thương hơn 25.000 người. So với chín tháng đầu năm 2011 thì giảm 28% số vụ, số người chết giảm 18%, số người bị thương giảm gần 30%.

Thủ tướng Chính phủ đã biểu dương 47 tỉnh thành giảm trên 10% số người chết vì TNGT, phê bình trưởng ban an toàn giao thông năm tỉnh để xảy ra TNGT cao bất thường.

Cho rằng số liệu về việc giảm TNGT là ấn tượng, chứng tỏ sự nỗ lực của các cơ quan chức năng và tính hiệu quả của các giải pháp đang được thực hiện, ông Huỳnh Ngọc Sơn vẫn đánh giá “tình trạng TNGT vẫn nghiêm trọng, chín tháng đã làm chết một sư đoàn, làm mất sức chiến đấu mấy sư đoàn nữa, so với chiến tranh thì thiệt hại quá lớn”.

Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nhận xét: “Nếu chỉ nhìn vào các con số thì phấn khởi. Nhưng tôi cho rằng kết quả chưa vững chắc, không ai dám nói năm nay thế này, sang năm còn giảm nữa. Ý thức người tham gia giao thông rất kém, nhất là lớp trẻ, ra đường là thấy các cháu đi hàng ba, hàng tư, không đội mũ bảo hiểm. Tôi hay đi xe khách, cứ thấy cảnh sát giao thông chỉ dừng xe lại có mấy giây rồi cho đi luôn, không biết như vậy có đúng là kiểm tra không?”.

Đại tá Trần Đình Thu - giám đốc Công an tỉnh Gia Lai - cũng nhận xét rằng với những nguyên nhân, tồn tại chưa được giải quyết triệt để thì sang năm tiếp tục giảm TNGT là rất khó. “Năm nay chúng ta bằng ý chí, sự quyết liệt, huy động toàn bộ lực lượng có thể, kể cả những lực lượng không phải là chức năng chính tham gia đảm bảo an toàn giao thông thì kết quả mới như thế, chứ bài toán chưa được giải tận gốc” - ông Thu nói. Theo ông, hiện nay việc xử lý tình trạng uống rượu bia khi tham gia giao thông là kém nhất. Khi nào còn nạn rượu bia thì còn nhiều TNGT.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị lấy “văn hóa giao thông làm khâu đột phá” và tập trung các giải pháp để thực hiện quyết liệt, tạo ra chuyển biến thật sự trong ý thức người tham gia giao thông.

LÊ KIÊN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công nghệ biến không khí thành xăng

Một công ty tại Anh tìm ra công nghệ đột phá để sản xuất xăng từ hơi nước và carbon dioxide (CO2) trong không khí.

Posted Image

Xăng mà Air Fuel Synthesis sản xuất từ hơi nước và khí CO2 có màu và mùi như xăng thường, song tạo ra ít khí thải độc hại hơn. Ảnh: Telegraph.

Air Fuel Synthesis - một công ty nhỏ tại thành phố Stockton-on-Tees, Anh - thông báo họ đã chế tạo thành công hệ thống sản xuất xăng từ khí CO2 và hơi nước. Sau khi khởi động hệ thống, công ty đã sản xuất 5 lít xăng từ tháng 8 tới nay. Ban lãnh đạo công ty muốn xây dựng một nhà máy quy mô lớn để sản xuất một tấn xăng mỗi ngày, The Independent đưa tin.

"Chúng tôi lấy khí CO2 từ không khí và khí hydro từ nước rồi biến chúng thành xăng", Peter Harrison, giám đốc điều hành công ty, cho biết.

Harrison khẳng định Air Fuel Synthesis sẽ trở thành doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới sản xuất xăng từ không khí. Theo ông, loại xăng mới có màu sắc và mùi giống hệt xăng bình thường, song nó không tạo ra nhiều khí thải độc hại như xăng mà người ta sản xuất từ dầu thô.

"Những động cơ đang sử dụng xăng hiện nay đều có thể dùng xăng của chúng tôi", Harrison khẳng định.

Nhiều người tỏ ra hoài nghi thông báo của Air Fuel Synthesis, bởi họ nghĩ biến nước và CO2 thành xăng là điều không tưởng. Tuy nhiên, ông Tim Fox, trưởng bộ phận Năng lượng và Môi trường của Viện Kỹ sư cơ khí tại thành phố London, xác nhận rằng ông đã thấy công nghệ của Air Fuel Synthesis.

"Họ đã lắp đặt xong hệ thống máy móc và tôi đã thấy nó. Hơi nước và CO2 biến thành xăng theo một quy trình. Hệ thống máy móc hút hơi nước và CO2 từ không khí xung quanh rồi biến chúng thành xăng", Fox phát biểu.

Mặc dù Air Fuel Synthesis đang thử nghiệm công nghệ, ban lãnh đạo công ty tin rằng họ có thể dùng các dạng năng lượng tái sinh để cấp điện cho hệ thống.

CO2 là một trong những loại khí gây nên hiện tượng ấm lên của trái đất. Giới bảo vệ môi trường tin rằng giảm lượng CO2 trong không khí, giảm hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch ( như dầu mỏ và than đá) là giải pháp hiệu quả nhất trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Vì thế, nếu công nghệ của Air Fuel Synthesis được áp dụng trên quy mô lớn, nó sẽ giúp con người đạt cả hai mục đích: giảm nồng độ CO2 trong khí quyển và giảm nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch.

"Nếu Air Fuel Synthesis nhận đủ số tiền tài trợ cần thiết, chúng tôi sẽ sản xuất xăng từ không khí trên quy mô công nghiệp vào năm 2014", Harrison nói.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất ĐS chết nặng...

http://land.cafef.vn...ang-bao-vay.chn

Chết lâm sàng thôi.

Thấy họ mất của thì cũng tội nghiệp. Nhưng biết làm sao bây giờ. Singapo phong thủy cũng nổi tiếng lắm mà. Vậy mà cái tòa nhà này xấu hoắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới bất động sản bi quan về 2013

24/10/2012 06:00

Posted ImageTrong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất động sản (BĐS) 2013 tiếp tục ảm đạm.

Cắn răng chịu mất tiền tỷ để thoát khỏi BĐS

Loại hàng loạt cổ phiếu BĐS khỏi ‘top’ HNX30

Bế tắc, đại gia BĐS cầu cạnh dân ít tiền

Xem bài khác trên Vef.vn

Thách thức lớn nhất: Vẫn hàng tồn kho

Năm 2012 dần khép lại bằng bức tranh ảm đạm của thị trường bất động sản đóng băng, hầu hết các phân khúc như căn hộ chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, đất nền biệt thự đều giảm giá, sức mua và lượng giao dịch, tồn kho lớn, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn gay gắt về tài chính.

Theo ông Nguyễn Thành Mai, Tổng thư ký HHBĐS Việt Nam, chỉ tính riêng phân khúc căn hộ, tính đến cuối quý 3/2012, tổng số căn hộ để bán chào ra thị trường sơ cấp tại Hà Nội khoảng 111.500 căn, tại TP.HCM là khoảng 95.000 căn. Tuy nhiên, sự hấp thụ của thị trường rất yếu, cho cả 2 thị trường khoảng 5 – 7% tổng nguồn cung.

Bất động sản là một trong những ngành hàng có mức giảm điểm mạnh nhất trên sàn chứng khoán, hiệu quả kinh doanh thấp nhất. Xét trong nhóm 12 DN BĐS niêm yết có kết quả kinh doanh tốt trong Quý IV/2011 thì tại thời điểm Quý II/2012, hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) sụt giảm từ 25,2 về mức 7,9%. Tác động 2 chiều của thị trường bất động sản đến kinh tế vĩ mô là vô cùng lớn.

cPosted Image

Tồn kho, vấn nạn lớn nhất đối với BĐS.

BĐS đang đối mặt với vấn đề hàng tồn kho quá lớn, DN rất khó có khả năng vực dậy, kéo theo đó là sự sụt giảm của nhiều ngành sản xuất. Nợ xấu đang rất cao cản trở việc tiếp cận nguồn tín dụng mới, và DN cũng như sản xuất liên quan không có nguồn vốn mới để tái cơ cấu, tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn tín dụng là ngắn hạn chưa có công cụ tài chính trung và dài hạn cho thị trường BĐS. Bức tranh của thị trường năm 2013 được dự báo là chưa có tín hiệu đi lên.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các DN hầu hết bị thu lỗ, có DN đứng trước nguy cơ phá sản vì không trả được lãi vay, nợ vay, không thể cơ cấu lại nợ đến hạn, quá hạn, hàng tồn kho rất lớn không bán được và xuất hiện trên diện rộng tình trạng dở dang và sụt giảm.

Theo Nguyễn Văn Hiệp, chủ tịch GP Invest, hiện nay là giai đoạn khó khăn nhất, DN đang phải cầm cự để tự nuôi sống mình. Là một trong những chủ đầu tư lớn nhưng DN của ông cũng đang đứng trước những khó khăn từ phía sức mua giảm, có dự án buộc phải tạm dừng để chờ nghe ngóng thị trường.

Hết 2013 mới hy vọng phục hồi

Ông Nguyễn Văn Hiệp, Công ty GP – Invest nhận định, phải đến giữa năm 2013, hệ thống ngân hàng mới được tái cấu trúc xong nên thời điểm đó mới tạo hy vọng cho thị trường BĐS, ít nhất cuối năm 2013 may ra thị trường mới có thể phục hồi.

Ông Hiệp phân tích, dòng tiền của BĐS cũng giống như mạch máu trong cơ thể. Dòng tiền được tạo ra từ phía ngân hàng nên điều quan trọng hiện nay chính là việc cơ cấu lại ngân hàng. Sau khi xử lý xong ngân hàng, thị trường BĐS mới có thể phục hồi được.

Theo đại diện Cushman Wakefield, ông Leon Cheneval, BĐS năm 2013 cũng giống năm 2012, theo đó BĐS để bán vẫn chưa thể hồi phục bởi sai lầm của nhà đầu tư chạy theo xu hướng đám đông thay vì nhu cầu khiến cho cái thị trường cần lại không có. Còn theo khảo sát của CBRE, có tới 90% người mua nhà có quan ngại về kinh tế, nghĩa là họ sẽ dùng tiền tiết kiệm để đầu tư sang vàng, còn đối với BĐS, nếu có thì họ sẽ mua những căn hộ có diện tích nhỏ tầm 50 m2.

Posted Image

Nhà ở thu nhập thấp là cơ hội duy nhất?

PGS. Tiến Sĩ Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển cho rằng, để giải cứu thị trường là cần thiết nhưng phải làm từ từ, không thể ngay lập tức được. Kinh tế năm 2013 không dễ dự báo nếu chỉ căn cứ trên những diễn biến tình hình thực tế của năm 2012 và các yếu tố tác động khác sẽ diễn ra trong thời gian tới. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng có thể tác động mạnh đến hành vi tiêu dùng và đầu tư xã hội.

Ông Thắng hy vọng, hiện nay nếu biết xử lý tốt lượng kiều hối và lượng vàng trong dân, đây có thể là một cứu cánh đối với thời điểm hiện nay.

Giải quyết vấn đền nguồn vốn, ông Nguyễn Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam kiến nghị, cần phải có công cụ hiệu quả để xử lý nợ xấu ngân hàng giải thoát cho doanh nghiệp và ngân hàng. Đây là việc cấp bách không thể tiếp tục chần chừ. Các ngân hàng thương mại nghiên cứu việc tăng cường cho vay tiêu dùng cá nhân, đặc biệt mua nhà, xây nhà ở với các chính sách vốn trung và dài hạn, ưu đãi lãi suất tháp và ổn định trong nhiều năm.

ÔngTrần Văn Tần, Vụ Tín dụng cho biết, để thị trường “ấm” lên từ phía ngân hàng cần giải quyết bài toán kỳ hạn của vốn đầu tư cho BĐS. Nhu cầu vốn cho các nhà đầu tư và người mua nhà trên thị trường thường có thời hạn dài, trong khi đó ngân hàng lại thiếu các nguồn vốn dài hạn, do đó cần có những công cụ tài chính để chuyển các khoản vốn tài trợ ngắn hạn thành vốn trung dài hạn.

Trong năm 2013, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư vốn cho vay đối với nhà ở cho các đối tượng xã hội, các công trình sắp hoàn thành hoặc đang triển khai đúng tiến độ để sớm đưa sản phẩm ra thị trường. Kiểm soát chặt chẽ đối với các dự án thuộc phân khúc thị trường không phù hợp và đang gặp khó khăn, như các dự án nhà ở cao cấp, văn phòng cho thuê...

Thị trường bất động sản năm 2013 vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bản thân các DN không chỉ trông chờ vào chính sách mà phải tự cứu lấy mình bằng tái cơ cấu, hoặc rời bỏ thị trường. “Triển vọng thị trường BĐS 2013 vẫn đang trong tình trạng tất cả đều chờ đợi. Mặc dù vậy, thị trường vẫn có những điểm sáng nếu doanh nghiệp có sự điều chỉnh, tập trung vào phân khúc bình dân, giá thấp, diện tích nhỏ thì chắc chắn sẽ thành công”, bà Đỗ Thu Hằng, đại diện Savills Việt Nam nhận định.

Duy Anh

==================

Đầu năm nay, các phong thủy gia từ quốc tế đến trong nước rầm rầm phán về tương lai sán lạn của Bất động sản Việt nói riêng và thế giới nói chung- Hội thảo hội thiếc cứ "Oai như Cóc". Chỉ có Lý học Đông phương phán một câu xanh rờn: "Bất động sản chết lâm sàng". và còn hơn thế nữa "Sang năm 2013, dân nghèo sẽ mua những biệt thự trong khu ổ chuột cao cấp". Những tham vọng cứu bất động sản đều vô nghĩa. Nói như cụ Ala Phan: Hãy cho nó chết luôn! Nhưng như thế thì tội nghiệp quá! Từng cá thể Cty bất động sản có thể tự cứu mình, nhưng điều kiện không dễ dàng. Và nếu cứ ỳ ra mà vẫn hy vọng tồn tại thì cần phải hiểu rằng: Tất cả.cái gì trong cõi Hậu Thiên này đều có giới hạn về thời gian. Chẳng có cái gì cứ ỳ ra mà vẫn tồn tại mãi cả. Nó phải biết "Tùy thời biến Dịch".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bên trang vietlyso cũng có Dungkq luận đoán khá hay về thị trường năm 2012 đó là về lý học. Còn về chính trị, chính em thì có trang dự đoán kinh tế Việt Nam dự báo rõ ràng và chính xác tình hình kinh tế Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tử huyệt của bất động sản là khủng hoảng niềm tin

Theo các chuyên gia, điểm yếu của thị trường địa ốc hiện nay không dừng lại ở hàng tồn kho quá lớn mà đã chuyển sang cơn bão mới, đó là khủng hoảng niềm tin. Cuộc khủng hoảng này đã lan rộng từ giới đầu tư sang người mua nhà.

Chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc với Hiệp hội Bất động sản TP HCM. Nhiều doanh nghiệp địa ốc đã đưa ra các kiến nghị, đề xuất về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bất động sản. Một trong những lo ngại của giới kinh doanh địa ốc thời điểm này là niềm tin vào thị trường đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa cho rằng tâm lý người dân vào thị trường nhà đất đang diễn biến ngày càng xấu đi. Ai nấy đều nghĩ bất động sản sẽ còn giảm giá thêm và tâm lý chờ đợi đè nặng thị trường. Chuyên gia này đề xuất cần có cơ quan chính thống dự báo về thị trường bất động sản để doanh nghiệp và người dân có cơ sở nghiên cứu, xem xét đầu tư hoặc mua nhà để an cư. Về lời giải cho lượng hàng tồn kho, ông Nghĩa đề xuất: "Nếu có chính sách cho khách hàng vay ổn định với lãi suất 8% trong vòng 10 năm để mua thì hàng chục nghìn căn hộ tồn kho sẽ có cơ hội được tháo van".

Posted Image

Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa cho rằng tâm lý thị trường bất động sản đang xuống rất thấp. Ảnh: Vũ Lê

Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT Công ty Nam Long, Nguyễn Xuân Quang lo ngại sự khủng hoảng niềm tin có thể khiến cho bất động sản thêm lún sâu vào suy thoái. Trên thực tế, không chỉ có các doanh nghiệp địa ốc và nhà đầu tư trong nước tháo chạy mà khối ngoại, điển hình là VinaCapital cũng đang thoái vốn. Các doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra rất cẩn trọng trong việc đầu tư. Thêm vào đó, lãi suất chưa thật sự hạ và còn bất ổn cũng khiến người dân có xu hướng chờ đợi và phòng thủ hơn là mua nhà trong thời điểm này.

Theo ông Quang, để cứu bất động sản cần đến gói giải pháp đồng bộ như giảm thiểu các thủ tục hành chính liên doanh liên kết bất động sản, điều tiết tiền sử dụng đất vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, phát triển nhà ở bình dân, giảm và ổn định lãi suất...

Cùng quan điểm với ông Quang, Luật sư Trương Thị Hòa nhận xét hiện nay lòng tin vào ngành bất động sản đang bị bào mòn. Tất cả các thành phần tham gia vào thị trường đều nghi ngờ lẫn nhau. Chính phủ và doanh nghiệp chưa tin nhau, ngân hàng không tin doanh nghiệp, người dân hoài nghi về chủ đầu tư... "Đề xuất quan trọng nhất của tôi là phục hồi lòng tin", bà Hòa kiến nghị.

Posted Image

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng kinh tế vẫn sẽ tiếp tục đối diện với khó khăn và bất động sản khó tránh khỏi vòng xoáy này. Ảnh: Vũ Lê

Nữ luật sư này đưa ra các biện pháp cứu vãn niềm tin cho thị trường bất động sản gồm: pháp luật ổn định, doanh nghiệp phải tự hạ giá. Bên cạnh đó, Nhà nước cần giúp doanh nghiệp thay đổi thiết kế, chuyển nhượng nhanh hoặc cho phép doanh nghiệp trả lại dự án khi không còn khả năng thực hiện.

Riêng Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức, Lê Chí Hiếu nhấn mạnh bất động sản cần gói giải pháp tài chính. Theo đó, ngân hàng phải có nguồn vốn vay dài hạn cho doanh nghiệp bất động sản. Chính phủ nên thành lập quỹ bất động sản theo Nghị định 58 thông qua việc lập công ty quản lý quỹ và nhanh chóng tiến hành niêm yết đồng thời thực hiện quỹ tiết kiệm nhà ở. "Doanh nghiệp và ngân hàng nên cùng ngồi lại xử lý nợ để chuyển hóa nợ xấu bằng nhiều cách, thậm chí có thể thông qua bên thứ 3, liên hoàn giữa các tổ chức tín dụng", ông nói.

Theo ông Hiếu, để thanh khoản của thị trường nhà đất được cải thiện thì giá phải giảm. Trong đó cần giảm giá đất, hạ lãi suất, điều chỉnh tiền sử dụng đất, cần mạnh dạn giảm thuế thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 5%, giảm thủ tục hành chính.

Cuối cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng hứa sẽ tiếp thu và chuyển các đề xuất của doanh nghiệp đến các bộ ngành liên quan. Bộ trưởng khuyên các doanh nghiệp phải tự tháo gỡ dựa trên cơ sở thực tiễn trước, sau đó kiến nghị giải pháp hỗ trợ để Chính phủ kịp thời có những chính sách mới phù hợp hơn. "Dự báo kinh tế vẫn sẽ tiếp tục đối diện với khó khăn và bất động sản khó tránh khỏi vòng xoáy này", ông nói.

Vũ Lê/VNexpress

==========================================

Tưởng gì ... Tiền thì khó chứ, Lòng tin thì dễ ợt à ... Mai có ngay ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất động sản một thời bơm giá, tay không bắt giặc. Trong một đêm, chỉ cần sang tay, bỏ túi vài tỷ hay hàng chục tỷ là chuyện dễ ẹt. Nay, của thiên trả địa thôi. Posted Image. Chả có niềm tin gì ở đây cả. Làm như ông Alphan gì đó thì sẽ ok thôi : Giảm từ 40-50% ngay thời điểm này ( tức là giá đất dao động 8-9tr/1m2). May ra dân mới hạ tiền. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

1351001498[/url]' post='194391']

Chết lâm sàng thôi.

Thấy họ mất của thì cũng tội nghiệp. Nhưng biết làm sao bây giờ. Singapo phong thủy cũng nổi tiếng lắm mà. Vậy mà cái tòa nhà này xấu hoắc.

SP nói chết lầm sàng là khiêm tốn. Bây giờ đi trên đường cao tốc Thăng Long và đường 32 thôi thấy thảm lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nổ lớn tại nhà máy quân sự làm rung chuyển thủ đô Sudan

Thứ Tư, 24/10/2012 - 08:28

(Dân trí) – Rạng sáng 24/10, một vụ cháy kèm nổ lớn đã xảy ra tại nhà máy quân sự Yarmouk gần thủ đô Khartoum của Sudan. Theo các nhân chứng vẫn có thể nghe thấy tiếng nổ và nhìn thấy lửa ngùn ngụt mặc dù đứng cách xa vài cây số .

Posted Image

Một góc thủ đô Khartoum của Sudan


“Các cơ quan chức năng đang kiểm soát vụ cháy tại nhà máy quốc phòng El Yarmouk”, Trung tâm truyền thông Sudan, một nguồn tin thân cận với các cơ quan an ninh địa phương cho biết.

Một nhân chứng tại khu phía Nam Khartoum khẳng định với hãng tin AFP rằng: “Đó là một nhà máy quân sự” và rằng họ đã đã nghe thấy “những tiếng nổ rất lớn”. Mặc dù đứng cách hiện trường vài km nhưng một phóng viên của AFP vẫn có thể thấy 2-3 luồng lửa phụt lên phủ khắp một khu vực rộng lớn. Khói đen ngùn ngụt kèm những ánh chớp sáng trắng đứt đoạn.

“Tôi nghe thấy nhiều tiếng nổ và hiện các xe cứu hỏa đã vào trong còn binh sỹ đang chốt chặn khu vực đó”, một nhân chứng khác cho biết. Phát biểu trước các kênh truyền thông chính thức, thống đốc bang Khartoum Abdul Rahman Al-Khider khẳng định vụ nổ xảy ra vào nửa đêm ngày thứ Ba và lửa bùng lên sau đó.

“Những điều tra ban đầu cho thấy vụ nổ xảy ra tại một nhà kho”, ông Al-Khider nói đồng thời bác bỏ tin đồn rằng vụ cháy có thể do “các lí do khác”. Vị thống đốc cũng cho biết một số người phải nhập viện do hít phải khói nhưng không cung cấp con số cụ thể.

Trước đó một bản báo cáo từ dự án nghiên cứu độc lập của Thụy Sỹ có tên Small Arms Survey cho biết có bằng chứng cho thấy những vũ khí và đạn dược mang bao bì Trung Quốc đã được nhập vào Khu liên hợp công nghiệp Yarmouk của chính phủ Sudan.

Từ đây các loại vũ khí, đạn dược này được chuyển tới khu vực Darfur, thuộc phía Tây của Sudan. Đây là khu vực luôn chìm trong xung đột hơn một thập kỷ qua. Bản báo cáo khẳng định. Tuy nhiên không rõ Yarmouk chỉ là một điểm tiếp nhận tạm thời “hay họ đóng gói lại hoặc thậm chí là lắp ráp các loại vũ khí sản xuất tại Trung Quốc”.

Thanh Tùng Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vốn - việc làm mới cứu được doanh nghiệp lúc này

Đào Tuấn - Báo Lao Động

Thứ năm 18/10/2012 05:51

Nghiêm trọng nhất, theo tôi, luật lệ thực hiện không nghiêm, dẫn đến sự lũng loạn trong hệ thống NH, khiến nguồn lực tài chính bị kiệt quệ. Nguồn tiền khả dụng bị suy kiệt dẫn đến thiếu nguồn cho vay. Đây là nguyên nhân trực tiếp của việc thiếu nguồn cầu. NH thiếu nguồn cho vay. DN không có tiền vay. Và đây là lỗi điều hành, chứ hoàn toàn không do ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới.

Posted Image

Chủ tịch Tập đoàn Việt Á Phạm Thị Loan: “Chưa bao giờ doanh nghiệp gặp khó như hiện nay”.

“Sống dở chết dở”, sinh ra từ chuyện “nợ đồng lần”- chữ dùng của nguyên đại biểu QH, Chủ tịch Tập đoàn Việt Á Phạm Thị Loan trong cuộc trao đổi với Lao Động xung quanh chủ đề những khó khăn của DN hiện nay.

Hàng một đống, nợ một núi

Với tư cách là một DN, bà từng có văn bản gửi Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Đó là vấn đề gì vậy, thưa bà?

- Chúng tôi xin được đối thoại về một số vấn đề mà DN đang bị áp đặt trong hoàn cảnh đang phải chịu muôn vàn khó khăn. Và khó khăn đó cũng là khó khăn chung của cộng đồng DN. Tuy nhiên, việc giải quyết là chưa thấu đáo trong suốt hơn một năm nay.

Tồn kho? Thị trường thu hẹp? Nguồn vốn bị hạn chế. Đâu là cái khó nhất trong 3 vấn đề mà người ta gọi là “Tam giác quỷ” này, thưa bà?

- Phải nói là chưa bao giờ DN gặp khó như hiện nay. Thị trường bị thu hẹp. Cạnh tranh nhau khốc liệt để giảm giá. Hàng một đống, nợ một núi và ngày càng chồng chất, ngày càng không thấy đâu là lối thoát. Công nợ thì không thu đòi được, khi mà chính các dự án thuộc NSNN cũng không có nguồn. Vay NH, nói thì nói thế chứ có vay được đâu. Vì điều kiện NH đưa ra ngày càng chặt hơn. Phải thế chấp thay vì tín chấp. Phải trả hết nợ quá hạn và qua thời gian thử thách. Thêm vào đó là mức bảo lãnh, chi phí ngất ngưởng khiến cho việc vay tiền gần như bất khả thi.

Trong khi đó, giá cả thị trường thì tăng liên tục, đặc biệt giá xăng làm giá cước vận tải tăng rất cao. DN còn phải chịu áp lực nặng nề về việc nộp thuế trong bối cảnh đang lỗ nặng nề. Rồi áp lực lương công nhân, khi lương tối thiểu tiếp tục được điều chỉnh. Rồi bảo hiểm xã hội theo đó cũng liên tục tăng. Tiền thuế đất trước chỉ 2.500đ - 3.000đ/m2, giờ đã tăng gấp từ 6 đến 7 lần. Rồi ngay cả thuế đất phi nông nghiệp giờ cũng bắt DN trả. Có nghĩa là 2 lần nộp thuế. Rồi BHXH phạt. Thuế phạt. Tiền gốc còn chẳng có để trả, còn tiếp tục bị phạt. Nhà nước lại vừa bắt DN nhập khẩu phải có bảo lãnh NH về thuế VAT và thuế nhập khẩu mới được nhập khẩu.

Tất cả mọi khó khăn đang đổ ập lên đầu DN và ngày càng nặng nề hơn. Đôi khi chúng tôi không thể xác định được cái nào là khó nhất. Vì cái nào cũng khó. Công nợ là một ví dụ. Hiện rất nhiều dự án sử dụng vốn NSNN 5-7 năm, sau khi bàn giao công trình vẫn không có tiền trả nợ DN, đẩy DN vào cảnh “mắc phải nợ đồng lần”, không trả được nợ cho các DN khác. Bị NH xiết nợ. Bị công nhân biểu tình. Bị đối tác thuê xã hội đen đòi nợ. Điều kỳ cục là các “con nợ nhà nước” không bao giờ trả lãi NH cho DN, trong khi sẵn sàng phạt nếu DN chậm. Tôi nói câu chuyện mà cả trăm DN đều nói như một là nếu muốn đòi nợ nhà nước, thậm chí phải mất tiền. Trong khi đó, áp lực nợ DN phải gánh cả.

Thiếu vốn, DN sản xuất đang phải dừng, mà đóng cửa nhà máy một thời gian thì máy móc, của cải sẽ thành rác hết. Thương mại dịch vụ gặp khó có thể co hẹp, chứ sản xuất mà gặp khó thì chỉ có nước chịu chết. Đôi khi tôi chỉ nhìn thấy sự co kéo. Dân đang co kéo từ những đồng tiết kiệm. DN đang khất, dãn, đảo nợ để co kéo. Nhà nước co kéo bằng việc cắt giảm. Nhưng đến khi không thể co kéo được nữa thì liệu có vỡ chợ! Khó khăn hiện tại theo tôi, hoàn toàn chưa phải là đáy.

Thực tế bất nhẫn

Từng là ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH, theo bà, chuyện DN không tiếp cận được vốn là vì sao? Và nợ xấu có ý nghĩa thế nào?

- Thực ra, từ lâu DN đã không trông vào những tuyên bố. Chúng tôi chỉ nhìn vào thực tế. Cái gốc của vấn đề, theo tôi, là từ việc sử dụng nguồn lực xã hội bị mất cân đối nghiêm trọng. Suốt một thời gian dài, chúng ta đổ quá nhiều vào BĐS. Giờ BĐS đóng băng, sinh nợ xấu. Vốn NH đóng băng cùng với BĐS đã ảnh hưởng gián tiếp, nhưng rất nghiêm trọng đến các DN nói chung. Trong khi đó, đầu tư nhà nước, nhất là qua các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, không những thiếu hiệu quả, thậm chí còn thua lỗ đến mức không thu hồi được vốn, gây tổn thất kinh tế.

Nhưng nghiêm trọng nhất, theo tôi, luật lệ thực hiện không nghiêm, dẫn đến sự lũng loạn trong hệ thống NH, khiến nguồn lực tài chính bị kiệt quệ. Nguồn tiền khả dụng bị suy kiệt dẫn đến thiếu nguồn cho vay. Đây là nguyên nhân trực tiếp của việc thiếu nguồn cầu. NH thiếu nguồn cho vay. DN không có tiền vay. Và đây là lỗi điều hành, chứ hoàn toàn không do ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới.

Vừa rồi có câu chuyện giảm nhập siêu được ca ngợi như một thành tích của điều hành. Nhưng tôi nói thật, giờ “đắp chăn nằm ngủ” thì nhập siêu cũng giảm. Bây giờ DN nhập về làm gì khi hàng tồn kho chất đống, sản xuất không sản xuất được. Kinh doanh không kinh doanh được. Vấn đề ở đây là cách nhìn. Khó khăn của DN khiến nhập khẩu giảm lại được nhìn nhận như một thành tích điều hành thì liệu với cách nhìn đó, DN còn bao nhiêu cơ may được cứu.

Và có một thực tế là trong khi DN đang chết dần chết mòn, trong khi nguồn vốn bị tắc nghẽn bởi nợ xấu thì các NH đang - như báo chí gọi - “Lãi khủng”. Phải chăng đang xảy ra những thực tế bất nhẫn: NH vay người dân với giá rẻ, cho vay cắt cổ để có được lãi khủng?

Vậy DN cần gì, bên cạnh gói hỗ trợ 29.000 tỉ đồng của Chính phủ, thưa bà ?

- Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là việc tạo được nguồn lực thực sự, bằng những đồng tiền thực sự. Tạo công ăn việc làm, nguồn vốn vay. Hỗ trợ, ưu tiên, thậm chí đầu tư cho DN khu vực sản xuất. Chẳng hạn với các dự án chế biến nông nghiệp, vì sao Nhà nước không thực hiện cho vay ưu đãi đặc biệt khi đây chính là khu vực tạo của cải, sản phẩm cho xuất khẩu và đảm bảo việc làm cho hàng triệu lao động!?

Vấn đề đầu tư chiều sâu, nên cho DN vay vốn để mở rộng sản xuất, vay ưu đãi đối với các dự án mà các DN tự xử lý vấn đề môi trường, tôi xin nhấn mạnh là với phương thức minh bạch như Ngân hàng Thế giới. Vấn đề là phải khống chế để hạn chế việc đầu tư ồ ạt vào những dự án cảng nước sâu, sân bay, thép, ximăng, BĐS... và sau đó chết vốn, để ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế.

Vốn và việc làm mới có thể là thứ cứu được DN trong lúc này. Tất nhiên, vốn phải là tiền mà DN có thể tiếp cận được trên thực tế, chứ không phải chỉ được nghe trong các phát biểu.

- Xin trân trọng cảm ơn bà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vốn - việc làm mới cứu được doanh nghiệp lúc này

Đào Tuấn - Báo Lao Động

Thứ năm 18/10/2012 05:51

Nghiêm trọng nhất, theo tôi, luật lệ thực hiện không nghiêm, dẫn đến sự lũng loạn trong hệ thống NH, khiến nguồn lực tài chính bị kiệt quệ. Nguồn tiền khả dụng bị suy kiệt dẫn đến thiếu nguồn cho vay. Đây là nguyên nhân trực tiếp của việc thiếu nguồn cầu. NH thiếu nguồn cho vay. DN không có tiền vay. Và đây là lỗi điều hành, chứ hoàn toàn không do ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới.

Posted Image

Chủ tịch Tập đoàn Việt Á Phạm Thị Loan: “Chưa bao giờ doanh nghiệp gặp khó như hiện nay”.

“Sống dở chết dở”, sinh ra từ chuyện “nợ đồng lần”- chữ dùng của nguyên đại biểu QH, Chủ tịch Tập đoàn Việt Á Phạm Thị Loan trong cuộc trao đổi với Lao Động xung quanh chủ đề những khó khăn của DN hiện nay.

Hàng một đống, nợ một núi

Với tư cách là một DN, bà từng có văn bản gửi Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Đó là vấn đề gì vậy, thưa bà?

- Chúng tôi xin được đối thoại về một số vấn đề mà DN đang bị áp đặt trong hoàn cảnh đang phải chịu muôn vàn khó khăn. Và khó khăn đó cũng là khó khăn chung của cộng đồng DN. Tuy nhiên, việc giải quyết là chưa thấu đáo trong suốt hơn một năm nay.

Tồn kho? Thị trường thu hẹp? Nguồn vốn bị hạn chế. Đâu là cái khó nhất trong 3 vấn đề mà người ta gọi là “Tam giác quỷ” này, thưa bà?

- Phải nói là chưa bao giờ DN gặp khó như hiện nay. Thị trường bị thu hẹp. Cạnh tranh nhau khốc liệt để giảm giá. Hàng một đống, nợ một núi và ngày càng chồng chất, ngày càng không thấy đâu là lối thoát. Công nợ thì không thu đòi được, khi mà chính các dự án thuộc NSNN cũng không có nguồn. Vay NH, nói thì nói thế chứ có vay được đâu. Vì điều kiện NH đưa ra ngày càng chặt hơn. Phải thế chấp thay vì tín chấp. Phải trả hết nợ quá hạn và qua thời gian thử thách. Thêm vào đó là mức bảo lãnh, chi phí ngất ngưởng khiến cho việc vay tiền gần như bất khả thi.

Trong khi đó, giá cả thị trường thì tăng liên tục, đặc biệt giá xăng làm giá cước vận tải tăng rất cao. DN còn phải chịu áp lực nặng nề về việc nộp thuế trong bối cảnh đang lỗ nặng nề. Rồi áp lực lương công nhân, khi lương tối thiểu tiếp tục được điều chỉnh. Rồi bảo hiểm xã hội theo đó cũng liên tục tăng. Tiền thuế đất trước chỉ 2.500đ - 3.000đ/m2, giờ đã tăng gấp từ 6 đến 7 lần. Rồi ngay cả thuế đất phi nông nghiệp giờ cũng bắt DN trả. Có nghĩa là 2 lần nộp thuế. Rồi BHXH phạt. Thuế phạt. Tiền gốc còn chẳng có để trả, còn tiếp tục bị phạt. Nhà nước lại vừa bắt DN nhập khẩu phải có bảo lãnh NH về thuế VAT và thuế nhập khẩu mới được nhập khẩu.

Tất cả mọi khó khăn đang đổ ập lên đầu DN và ngày càng nặng nề hơn. Đôi khi chúng tôi không thể xác định được cái nào là khó nhất. Vì cái nào cũng khó. Công nợ là một ví dụ. Hiện rất nhiều dự án sử dụng vốn NSNN 5-7 năm, sau khi bàn giao công trình vẫn không có tiền trả nợ DN, đẩy DN vào cảnh “mắc phải nợ đồng lần”, không trả được nợ cho các DN khác. Bị NH xiết nợ. Bị công nhân biểu tình. Bị đối tác thuê xã hội đen đòi nợ. Điều kỳ cục là các “con nợ nhà nước” không bao giờ trả lãi NH cho DN, trong khi sẵn sàng phạt nếu DN chậm. Tôi nói câu chuyện mà cả trăm DN đều nói như một là nếu muốn đòi nợ nhà nước, thậm chí phải mất tiền. Trong khi đó, áp lực nợ DN phải gánh cả.

Thiếu vốn, DN sản xuất đang phải dừng, mà đóng cửa nhà máy một thời gian thì máy móc, của cải sẽ thành rác hết. Thương mại dịch vụ gặp khó có thể co hẹp, chứ sản xuất mà gặp khó thì chỉ có nước chịu chết. Đôi khi tôi chỉ nhìn thấy sự co kéo. Dân đang co kéo từ những đồng tiết kiệm. DN đang khất, dãn, đảo nợ để co kéo. Nhà nước co kéo bằng việc cắt giảm. Nhưng đến khi không thể co kéo được nữa thì liệu có vỡ chợ! Khó khăn hiện tại theo tôi, hoàn toàn chưa phải là đáy.

Thực tế bất nhẫn

Từng là ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH, theo bà, chuyện DN không tiếp cận được vốn là vì sao? Và nợ xấu có ý nghĩa thế nào?

- Thực ra, từ lâu DN đã không trông vào những tuyên bố. Chúng tôi chỉ nhìn vào thực tế. Cái gốc của vấn đề, theo tôi, là từ việc sử dụng nguồn lực xã hội bị mất cân đối nghiêm trọng. Suốt một thời gian dài, chúng ta đổ quá nhiều vào BĐS. Giờ BĐS đóng băng, sinh nợ xấu. Vốn NH đóng băng cùng với BĐS đã ảnh hưởng gián tiếp, nhưng rất nghiêm trọng đến các DN nói chung. Trong khi đó, đầu tư nhà nước, nhất là qua các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, không những thiếu hiệu quả, thậm chí còn thua lỗ đến mức không thu hồi được vốn, gây tổn thất kinh tế.

Nhưng nghiêm trọng nhất, theo tôi, luật lệ thực hiện không nghiêm, dẫn đến sự lũng loạn trong hệ thống NH, khiến nguồn lực tài chính bị kiệt quệ. Nguồn tiền khả dụng bị suy kiệt dẫn đến thiếu nguồn cho vay. Đây là nguyên nhân trực tiếp của việc thiếu nguồn cầu. NH thiếu nguồn cho vay. DN không có tiền vay. Và đây là lỗi điều hành, chứ hoàn toàn không do ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới.

Vừa rồi có câu chuyện giảm nhập siêu được ca ngợi như một thành tích của điều hành. Nhưng tôi nói thật, giờ “đắp chăn nằm ngủ” thì nhập siêu cũng giảm. Bây giờ DN nhập về làm gì khi hàng tồn kho chất đống, sản xuất không sản xuất được. Kinh doanh không kinh doanh được. Vấn đề ở đây là cách nhìn. Khó khăn của DN khiến nhập khẩu giảm lại được nhìn nhận như một thành tích điều hành thì liệu với cách nhìn đó, DN còn bao nhiêu cơ may được cứu.

Và có một thực tế là trong khi DN đang chết dần chết mòn, trong khi nguồn vốn bị tắc nghẽn bởi nợ xấu thì các NH đang - như báo chí gọi - “Lãi khủng”. Phải chăng đang xảy ra những thực tế bất nhẫn: NH vay người dân với giá rẻ, cho vay cắt cổ để có được lãi khủng?

Vậy DN cần gì, bên cạnh gói hỗ trợ 29.000 tỉ đồng của Chính phủ, thưa bà ?

- Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là việc tạo được nguồn lực thực sự, bằng những đồng tiền thực sự. Tạo công ăn việc làm, nguồn vốn vay. Hỗ trợ, ưu tiên, thậm chí đầu tư cho DN khu vực sản xuất. Chẳng hạn với các dự án chế biến nông nghiệp, vì sao Nhà nước không thực hiện cho vay ưu đãi đặc biệt khi đây chính là khu vực tạo của cải, sản phẩm cho xuất khẩu và đảm bảo việc làm cho hàng triệu lao động!?

Vấn đề đầu tư chiều sâu, nên cho DN vay vốn để mở rộng sản xuất, vay ưu đãi đối với các dự án mà các DN tự xử lý vấn đề môi trường, tôi xin nhấn mạnh là với phương thức minh bạch như Ngân hàng Thế giới. Vấn đề là phải khống chế để hạn chế việc đầu tư ồ ạt vào những dự án cảng nước sâu, sân bay, thép, ximăng, BĐS... và sau đó chết vốn, để ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế.

Vốn và việc làm mới có thể là thứ cứu được DN trong lúc này. Tất nhiên, vốn phải là tiền mà DN có thể tiếp cận được trên thực tế, chứ không phải chỉ được nghe trong các phát biểu.

- Xin trân trọng cảm ơn bà.

======================

Vốn và việc làm mới có thể là thứ cứu được DN trong lúc này.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Có vốn và việc làm chúng ta sẽ sản xuất ra của cải vật chất, tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống và phát triển xã hội......Cái này là Thiên Sứ nói.

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

hàng tồn kho chất đống, sản xuất không sản xuất được. Kinh doanh không kinh doanh được.

Posted Image

Thế lày nà thế lào? Sao đang lói tiếng lào ló lại ra tiếng ý?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sản xuất của châu Âu đang yếu dần

Thứ năm, 25/10/2012, 17:00 GMT+7

Sức sản xuất yếu kém của các nhà máy trong tháng 10 cho thấy khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể chìm sâu hơn vào khủng hoảng trong quý IV.

>Ernst & Young: 'Kinh tế Anh đang phục hồi trở lại'

Theo số liệu được công bố hôm thứ Tư, hoạt động sản xuất và dịch vụ khu vực eurozone đang ở mức yếu nhất trong 40 tháng qua. Tình hình kinh doanh tại Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2010.

Chỉ số PMI của eurozone giảm từ 46,1 điểm trong tháng 9 xuống còn 45,8 trong tháng 10, đà đi xuống nhất kể từ tháng 6/2009. Tăng trưởng kinh tế của eurozone cũng đã thụt lùi 0,5% trong quý này, mạnh hơn so với con số âm 0,2% của quý trước đó.

"Các số liệu chính thức cho biết, khả năng phục hồi của eurozone đã cao hơn so với mùa hè nhưng môi trường kinh doanh lại đi xuống rõ rệt trong những tháng gần đây", kinh tế trưởng của hãng phân tích Markit, ông Chris Williamson cho biết, "GDP trong quý IV có thể sẽ giảm mạnh hơn so với quý III".

Posted Image

Các số liệu cho biết, sức sản xuất của châu Âu đang yếu nhất trong 40 tháng qua. Ảnh CNN

Còn tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức, chỉ số môi trường kinh doanh (IFO) giảm liên tục trong 6 tháng vừa rồi, nay còn 100 điểm, so với con số 101,4 trong tháng trước. Xuất khẩu cũng đang chịu nhiều khó khăn với nhu cầu nhập khẩu sụt giảm từ các quốc gia còn lại , khi hầu hết các nước đều cố gắng thắt lưng buộc bụng để giảm nợ công. "Mặc dù vậy, tình hình kinh tế Đức hiện vẫn khả quan hơn so với tháng 7 và 8", Markit cho biết.

Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha bắt đầu công bố số liệu sơ bộ, trong đó GDP giảm 0,4% trong quý III và giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, hồi quý II GDP nước này đã hạ 1,3%.

Trái ngược với tình hình châu Âu, Trung Quốc đang có những sự hồi phục nhất định. Tốc độ tăng trưởng Trung Quốc giảm chỉ còn 7,4% trong quý III, nhưng theo số liệu PMI công bố thì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang phục hồi nhờ các biện pháp kích thích của chính phủ.

Nguyễn Tâm (theo CNN)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thị trường BĐS sắp chứng kiến hiệu ứng phá sản Đôminô?
Thứ năm 25/10/2012 13:12

(GDVN) - Thông tin Công ty Cổ phần Sỹ Ngàn - chủ đầu tư dự án triệu USD Ngọc Viên Islands bị yêu cầu mở thủ tục phá sản đang dấy lên lo ngại về một hiệu ứng phá sản kiểu Đôminô trên thị trường BĐS Việt.

Mới đây Công ty cổ phần Sỹ Ngàn bịTòa án nhân dân TP Hà Nội yêu cầu thủ tục phá sản theo đơn yêu cầu của Công ty cổ phần Đầu tư Trường Phúc. Nguyên nhân chính là do Sỹ Ngàn mất khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn.

Việc một “ông lớn” trên thị trường BĐS như Sỹ Ngàn bị yêu cầu thủ tục phá sản là sự kiện đang gây “sốc” bởi lẽ Công ty cổ phần Sỹ Ngàn được biết đến là chủ đầu tư của nhiều dự án BĐS hàng chục triệu USD, trong đó có Resort Ngọc Viên Islands, khu du lịch nghỉ dưỡng 5 sao cao cấp.

Posted Image
Công ty cổ phần Sỹ Ngàn đang là chủ của một loạt dự án khu nghỉ dưỡng Resort hoành tráng nhưng đang đứng trước nguy cơ phá sản (Ảnh nguồn Internet).

Trường hợp xấu, nếu Công ty Sỹ Ngàn phá sản, sẽ có hàng loạt dự án do đơn vị này làm chủ đầu tư có nguy cơ “đắp chiếu” dài hơi. Kéo theo đó là những thiệt hại của người tiêu dùng vướng mắc trong các dự án này của Sỹ Ngàn.

Bên cạnh những tác động đó, một luồng dư luận cũng lo lắng một hiện tượng phá sản theo kiểu Đôminô của các doanh nghiệp BĐS khác.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - việc doanh nghiệp đầu tư BĐS phải làm thủ tục phá sản trong bối cảnh hiện nay là điều đã được báo trước. Nguyên nhân là những sản phẩm BĐS hiện không tiêu thụ được do giá BĐS xuống thấp, sức mua không mạnh khiến doanh nghiệp BĐS không có nguồn vốn quay vòng trả nợ dẫn đến phá sản.

“Thời gian qua, doanh nghiệp BĐS lạm dụng quá nhiều vào nguồn vốn tín dụng tại ngân hàng trong kinh doanh BĐS. Đến nay, khi nguồn vốn này bị thắt chặt, doanh nghiệp không có vốn tiếp tục dự án dẫn đến phá sản” – TS Lê Đăng Doanh nhận định.

Posted Image
TS Lê Đăng Doanh.

Đánh giá về tác động đến thị trường BĐS nếu Công ty Sỹ Ngàn phá sản, TS Lê Đăng Doanh cho biết, người chịu tác động nhiều nhất là khách hàng, người lao động. Khi thủ tục tuyên bố phá sản có hiệu lực, tài sản của doanh nghiệp sẽ được bán với giá giảm hơn so với bình thường. Do vậy vấn đề đặt ra là phải bảo vệ các bên liên quan như người tiêu dùng.

Đồng thời TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng: “Thực tế thị trường BĐS trong các khu vực như Đà Nẵng vẫn tiêu thụ tốt vì vậy sẽ không có một hiệu ứng Đôminô doanh nghiệp BĐS phá sản”.

Trước đó trong buổi trả lời phỏng vấn một số cơ quan báo chí, ông Nguyễn Tương Như - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Beverly Investment, kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sỹ Ngàn (chủ đầu tư dự án Ngọc Viên Islands) đã thông báo những kế hoạch “hoành tráng” của Sỹ Ngàn.

Theo lời ông Như thì bên cạnh dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Ngọc Viên Islands, Công ty cổ phần Sỹ Ngàn có kế hoạch thực hiện thêm hàng loạt dự án Resort theo tiêu chuẩn quốc tế tại nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Sau Ngọc Viên Islands tại Đồng Mô, tiếp theo là Ngọc Viên Hòa Bình, Ngọc Viên Hồ Tràm, Phú Quốc… Tuy nhiên trước thông tin Sỹ Ngàn sắp phá sản những dự định trên của vị đứng đầu Công ty Sỹ Ngàn cũng sẽ khó trở thành hiện thực.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể
BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!


Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Hoàng Lực
====================
Đầu năm tớ phán "Bất động sản chết lâm sàng" là nói theo tầm nhìn vĩ mô. Còn ở tầm vi mô thì có một số Cty chết hẳn.Khổ! Nghĩ thì cũng tội nghiệp. Nhưng bít mần răng bây wờ. Lúc tgặp ông Vũ Tiến Tùng, gào khản cả cổ xem có vị bất động sản nào động lòng từ bi, mua giúp tớ miếng đất bị quy hoạch treo, tớ sẽ cứu. Chẳng ma nào wan tâm. Bi wờ quá đà rồi. Chịu!Posted Image
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Iran sẵn sàng phản công dài hạn

25/10/2012 21:00

(TNO) Một chỉ huy cấp cao của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) tuyên bố nước này hoàn toàn có khả năng thực hiện những cuộc phản công quân sự dài hạn, đài Press TV của Iran đưa tin ngày 25.10.

Thiếu tướng Jamaluddin Aberoumand, Phó tư lệnh phụ trách phối hợp tác chiến của IRGC, đã phản bác những tuyên bố của Israel rằng Iran không thể tiến hành những cuộc phản công dài hạn với những mối đe dọa.

Posted Image

Tiềm lực quân sự của Iran không thể bị xem thường - Ảnh: AFP

“Tuyên bố trên rõ ràng không có căn cứ. Những năng lực mà chúng tôi đã trù hoạch để đối đầu với kẻ thù là dài hạn và trường kỳ và chúng tôi có tiềm năng đó”, ông Jamaluddin Aberoumand khẳng định trong một cuộc phỏng vấn hôm 24.10.

Ông cũng để cập đến tiềm lực về hải quân của Iran trong bối cảnh có sự hiện diện quân sự của Mỹ tại vịnh Ba Tư, và lưu ý rằng Iran luôn cố gắng tăng cường năng lực quân sự để đánh bại mọi bước tiến của kẻ thù.

Israel liên tục đe dọa tiến hành một cuộc không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran nhằm chặn đứng cái mà họ cho là tham vọng chế tạo bom hạt nhân của Tehran.

Giới chức Iran đã bác bỏ cáo buộc trên, khẳng định nước này sẽ không bao giờ khởi chiến nhưng sẽ đáp trả thích đáng bất kỳ một cuộc tấn công nào nhằm vào nước này.

Trùng Quang

================

Chiến tranh Afganitxtan khoảng 2 tháng; Iraq khoảng 20 ngày (Tất cả không nằm ngoài dự báo của tôi và Dương ờng, Thiên Cơ). Còn riêng cuộc chiến này thì chỉ trong 20 phút đến 2 giđầu tiên phải làm tê liệt toàn bộ hỏa lực tấn công mũi nhọn của đối thủ, 7 giờ tiếp theo là tất cả khả năng tấn công và sinh khí chủ lực. 2 ngày sau là tất cả khả năng phòng ngự và kết thúc chiến tranh sau khoảng 7 ngày. Chỉ cần chiến tranh kéo dài hơn 7 ngày thôi là rất phiền.

Tóm lại, nếu đã xảy ra chiến tranh ở đây thì đồng nghĩa với hủy diệt nhanh chóng tất cả sinh lực đối phương không quá hai ngày - dù nhìn theo phe nào.

Đúng là:

Ma đưa lối. quđưa đường.

Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản trong tình trạng khẩn cấp

Bộ trưởng Dũng cho rằng xắp xếp các dự án để tránh tình trạng lãng phí đất bỏ hoang, cùng với đó hạn chế nguồn cung ra thị trường

Posted ImagePosted Image

So sánh bất động sản như xương sống nền kinh tế, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đặt vấn đề trình Thủ trướng thành lập nhóm chuyên trách xử lý các rào cản tạo ra giải pháp hữu hiệu, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay.

Trong buổi Đối thoại giữa lãnh đạo Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp ngành xây dựng bất động sản khu vực Hà Nội chiều ngày 25/10, người đứng đầu ngành Xây dựng cho rằng hiện nay khó khăn là bởi cung vượt quá xa cầu.

“Các nhà đầu tư bất động sản mới quan tâm đến thị trường cho những người giàu hoặc người có khả năng kinh tế, sản phâm là căn hộ cao cấp, chung cư cao cấp…Trong khi đó đại bộ phận người dân cần những sản phẩm khiêm tốn qui mô nhỏ, giá rẻ thì ko có. Trong khi đó nhà giá cao, chất lượng cao, quy mô lớn thì thừa nhiều. Thực tế nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp là nhiều nhưng với thu nhập của người dân hiện nay không thể đáp ứng đc những ngôi nhà giá cao”, Bộ trưởng Dũng nói trong cuộc gặp gỡ. Theo người đứng đầu ngành xây dựng, để giải quyết khó khăn cung vượt xa cầu này cần phải có sự quyết liệt. Cơ quan quản lý cần rà soát các dự án, còn doanh nghiệp cơ cầu lại sản phẩm của mình.

“Không phải làm đẹp hình ảnh doanh nghiệp”

Theo bộ trưởng Dũng tính sơ bộ Hà Nội có khoảng 2000 ha đất giao cho các dự án nhưng ko phải tất cả đã được thực hiện. Ông Dũng đánh giá về quỹ đất chưa thực hiện này là “đó lại là điều may nếu tất cả thực hiện thì càng khó khăn”. Trong quỹ đất hơn 2000 ha này, theo bộ trưởng Dũng thì nên phân loại để sắp xếp lại. Theo ông Dũng, việc cơ cấu sắp xếp lại quỹ đất này hướng tới mục tiêu cuối cùng là “phục vụ người dân, cứu nền kinh tế”. Bộ trưởng nêu rõ bốn loại phải sắp xếp lại bao gồm:

Loại một là những dự án không phải là công trình mà chưa bức thiết thì những dự án này cần dừng lại, không giải phóng mặt bằng.

Loại hai là giải phóng mặt bằng nhưng chưa san nền thì cần dừng lại, tiết kiệm đất chống lãng phí, khuyến khích nhà dầu tư phát triển đất đó làm đất nông nghiệp hoặc đất khác, có thể đem ra canh tác hay làm gì đó.

Loại ba đã có hạ tầng hoặc một phần hạ tầng thì điều chỉnh dự án để tăng cơ cấu nhà ở xã hội lên, nếu có thị trường. Cai này rất cần các địa phương tham gia. Cho chuyển đổi điều chỉnh dự án. Cần phối hợp để điều chỉnh khó khăn.

Loại bốn, đã có căn hộ mà bị ế, chưa bán được thì xem xét cân nhắc cho phép điều chỉnh chia nhỏ căn hộ ra. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để có sự điều chỉnh. Trừ những khu nội đô, căn hộ cao cấp thì khu vực ven đô chia rất cần thiết. Bộ Xây dựng cùng với lãnh đạo Hà Nội quyết liệt làm điều này, cho phép điều chỉnh.

Posted Image

Bộ trưởng Dũng cho rằng xắp xếp các dự án để tránh tình trạng lãng phí đất bỏ hoang, cùng với đó hạn chế nguồn cung ra thị trường

Sau khi đưa ra giải pháp được cho là cứng rắn đối với những dự án sử dụng đất không hiệu quả nêu trên, Bộ trưởng cũng trấn an doanh nghiệp rằng những diện tích đất đó sẽ không thu hồi lại nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải quyết liệt thực hiện các giải pháp. Ông Dũng nhấn mạnh: “Doanh nghiệp phải tập trung cơ cấu lại dự án của mình. Nếu không làm được thì chuyển dự án cho người khác. Cần phải quyết liệt cơ cấu lại sản phẩm để bất động sản phải đến với người dân chứ không phải làm nhà to cho đẹp hình ảnh doanh nghiệp”

“Biện pháp khẩn cấp”

Trước những giải pháp về xắp xếp lại mục đích sử dụng quỹ đất và cơ cấu lại sản phẩm bất động sản, tiếng nói đến từ các doanh nghiệp cho rằng muốn thực hiện như lời Bộ trưởng cũng không dễ. Bởi để thực hiện những điều trên phải thông qua những thủ tục là những quy định đã được cấp phép. “Nay muốn xin lại có khi phải mất tới một năm. Mà một năm thì thị trường đã có những khó khăn mới”, đại diện doanh nghiệp đến từ Hải Phòng nêu kiến nghị. Đáp lại, Bộ trưởng Dũng cho rằng: Tình trạng khẩn cấp cần những biện pháp khẩn cấp. Tình hình khẩn cấp thì can thiệp của nhà nước sẽ khác và làm thế nào tháo gỡ khó khăn nhiều hơn. Bộ trưởng một lần nữa nhắc lại: Thị trường bất động sản là xương sống nền kinh tế, nếu chúng ta để nó khó khăn sẽ kéo theo sự khó khăn chung, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Bộ trưởng Dũng đặt vấn đề nếu cần có thể thành lập nhóm chuyên trách để tháo gỡ những khó khăn, rào cản này. “Về việc này có trình lên Chính phủ để Thủ tướng ra chỉ thị”, ông Dũng nói.

Thông Chí

Theo Dân Trí

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản trong tình trạng khẩn cấp

Bộ trưởng Dũng cho rằng xắp xếp các dự án để tránh tình trạng lãng phí đất bỏ hoang, cùng với đó hạn chế nguồn cung ra thị trường

Posted ImagePosted Image

So sánh bất động sản như xương sống nền kinh tế, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đặt vấn đề trình Thủ trướng thành lập nhóm chuyên trách xử lý các rào cản tạo ra giải pháp hữu hiệu, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay.

Trong buổi Đối thoại giữa lãnh đạo Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp ngành xây dựng bất động sản khu vực Hà Nội chiều ngày 25/10, người đứng đầu ngành Xây dựng cho rằng hiện nay khó khăn là bởi cung vượt quá xa cầu.

“Các nhà đầu tư bất động sản mới quan tâm đến thị trường cho những người giàu hoặc người có khả năng kinh tế, sản phâm là căn hộ cao cấp, chung cư cao cấp…Trong khi đó đại bộ phận người dân cần những sản phẩm khiêm tốn qui mô nhỏ, giá rẻ thì ko có. Trong khi đó nhà giá cao, chất lượng cao, quy mô lớn thì thừa nhiều. Thực tế nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp là nhiều nhưng với thu nhập của người dân hiện nay không thể đáp ứng đc những ngôi nhà giá cao”, Bộ trưởng Dũng nói trong cuộc gặp gỡ. Theo người đứng đầu ngành xây dựng, để giải quyết khó khăn cung vượt xa cầu này cần phải có sự quyết liệt. Cơ quan quản lý cần rà soát các dự án, còn doanh nghiệp cơ cầu lại sản phẩm của mình.

“Không phải làm đẹp hình ảnh doanh nghiệp”

Theo bộ trưởng Dũng tính sơ bộ Hà Nội có khoảng 2000 ha đất giao cho các dự án nhưng ko phải tất cả đã được thực hiện. Ông Dũng đánh giá về quỹ đất chưa thực hiện này là “đó lại là điều may nếu tất cả thực hiện thì càng khó khăn”. Trong quỹ đất hơn 2000 ha này, theo bộ trưởng Dũng thì nên phân loại để sắp xếp lại. Theo ông Dũng, việc cơ cấu sắp xếp lại quỹ đất này hướng tới mục tiêu cuối cùng là “phục vụ người dân, cứu nền kinh tế”. Bộ trưởng nêu rõ bốn loại phải sắp xếp lại bao gồm:

Loại một là những dự án không phải là công trình mà chưa bức thiết thì những dự án này cần dừng lại, không giải phóng mặt bằng.

Loại hai là giải phóng mặt bằng nhưng chưa san nền thì cần dừng lại, tiết kiệm đất chống lãng phí, khuyến khích nhà dầu tư phát triển đất đó làm đất nông nghiệp hoặc đất khác, có thể đem ra canh tác hay làm gì đó.

Loại ba đã có hạ tầng hoặc một phần hạ tầng thì điều chỉnh dự án để tăng cơ cấu nhà ở xã hội lên, nếu có thị trường. Cai này rất cần các địa phương tham gia. Cho chuyển đổi điều chỉnh dự án. Cần phối hợp để điều chỉnh khó khăn.

Loại bốn, đã có căn hộ mà bị ế, chưa bán được thì xem xét cân nhắc cho phép điều chỉnh chia nhỏ căn hộ ra. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để có sự điều chỉnh. Trừ những khu nội đô, căn hộ cao cấp thì khu vực ven đô chia rất cần thiết. Bộ Xây dựng cùng với lãnh đạo Hà Nội quyết liệt làm điều này, cho phép điều chỉnh.

Posted Image

Bộ trưởng Dũng cho rằng xắp xếp các dự án để tránh tình trạng lãng phí đất bỏ hoang, cùng với đó hạn chế nguồn cung ra thị trường

Sau khi đưa ra giải pháp được cho là cứng rắn đối với những dự án sử dụng đất không hiệu quả nêu trên, Bộ trưởng cũng trấn an doanh nghiệp rằng những diện tích đất đó sẽ không thu hồi lại nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải quyết liệt thực hiện các giải pháp. Ông Dũng nhấn mạnh: “Doanh nghiệp phải tập trung cơ cấu lại dự án của mình. Nếu không làm được thì chuyển dự án cho người khác. Cần phải quyết liệt cơ cấu lại sản phẩm để bất động sản phải đến với người dân chứ không phải làm nhà to cho đẹp hình ảnh doanh nghiệp”

“Biện pháp khẩn cấp”

Trước những giải pháp về xắp xếp lại mục đích sử dụng quỹ đất và cơ cấu lại sản phẩm bất động sản, tiếng nói đến từ các doanh nghiệp cho rằng muốn thực hiện như lời Bộ trưởng cũng không dễ. Bởi để thực hiện những điều trên phải thông qua những thủ tục là những quy định đã được cấp phép. “Nay muốn xin lại có khi phải mất tới một năm. Mà một năm thì thị trường đã có những khó khăn mới”, đại diện doanh nghiệp đến từ Hải Phòng nêu kiến nghị. Đáp lại, Bộ trưởng Dũng cho rằng: Tình trạng khẩn cấp cần những biện pháp khẩn cấp. Tình hình khẩn cấp thì can thiệp của nhà nước sẽ khác và làm thế nào tháo gỡ khó khăn nhiều hơn. Bộ trưởng một lần nữa nhắc lại: Thị trường bất động sản là xương sống nền kinh tế, nếu chúng ta để nó khó khăn sẽ kéo theo sự khó khăn chung, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Bộ trưởng Dũng đặt vấn đề nếu cần có thể thành lập nhóm chuyên trách để tháo gỡ những khó khăn, rào cản này. “Về việc này có trình lên Chính phủ để Thủ tướng ra chỉ thị”, ông Dũng nói.

Thông Chí

Theo Dân Trí

====================

Loại một là những dự án không phải là công trình mà chưa bức thiết thì những dự án này cần dừng lại, không giải phóng mặt bằng.

Loại hai là giải phóng mặt bằng nhưng chưa san nền thì cần dừng lại, tiết kiệm đất chống lãng phí, khuyến khích nhà dầu tư phát triển đất đó làm đất nông nghiệp hoặc đất khác, có thể đem ra canh tác hay làm gì đó.

Loại ba đã có hạ tầng hoặc một phần hạ tầng thì điều chỉnh dự án để tăng cơ cấu nhà ở xã hội lên, nếu có thị trường. Cai này rất cần các địa phương tham gia. Cho chuyển đổi điều chỉnh dự án. Cần phối hợp để điều chỉnh khó khăn.

Loại bốn, đã có căn hộ mà bị ế, chưa bán được thì xem xét cân nhắc cho phép điều chỉnh chia nhỏ căn hộ ra. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để có sự điều chỉnh. Trừ những khu nội đô, căn hộ cao cấp thì khu vực ven đô chia rất cần thiết. Bộ Xây dựng cùng với lãnh đạo Hà Nội quyết liệt làm điều này, cho phép điều chỉnh.

Chờ xem kết quthế nào? Chưa thấy biện pháp nào giải quyết dự án treo dính dáng đến Thiên Sứ. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Myanmar: 56 người chết trong các cuộc bạo động

Thứ Sáu, 26/10/2012 --- cập nhật 10:07 GMT+7

Ít nhất 56 người (bao gồm 31 phụ nữ) đã thiệt mạng và 64 người bị thương trong cuộc bạo động giáo phái vừa xảy ra ở bốn thị trấn thuộc bang Rakhine phía tây của Myanmar trong vòng ba ngày qua.

Trong cuộc bạo động này, hơn 1.900 ngôi nhà và tám công trình tôn giáo khác đã bị phá hủy ở các thị trấn Myaebon, Mrauk U, Kyauk Phyu và Minbya.

Chính quyền địa phương đã ra lệnh giới nghiêm từ 7g tối đến 5 giờ sáng hôm sau ở thị trấn Minbya và Mrauk U kể từ đêm thứ hai bạo động leo thang.

Chính phủ và chính quyền địa phương đã nỗ lực kiểm soát cuộc bạo động ở Rakhine bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ban hành lệnh giới nghiêm, các đài phát thanh và truyền hình Myanmar trích dẫn một thông báo của Văn phòng Chính phủ Myanmar.

Posted Image

Một người đàn ông bị thương nằm ở một bệnh viện Sittwe, Rakhine - Ảnh: Getty Images

Chính phủ cảnh báo rằng họ sẽ tìm ra và trừng trị thích đáng những kẻ đứng đằng sau cuộc xung đột, thông báo cho biết.

Bang Rakhine cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp cùng với việc áp đặt lệnh giới nghiêm tại 6 thị trấn: Maungtaw, Buthidaung, Sittway, Thandwe, Kyaukphyu và Yanbye kể từ ngày 10-6. Lệnh giới nghiêm đã được áp đặt với thị trấn Kyauktaw vào ngày 8-10 và sau đó đến Minbya và Mrauk U vào ngày 22-10, nâng tổng số các thị trấn bị hạ lệnh giới nghiêm lên tám cho đến nay.

Trong cuộc bạo động vào tháng 5 và 6 ở bang Rakhine đã có 50 người thiệt mạng, 54 người bị thương. Tổng cộng có 2.230 ngôi nhà, 14 công trình tôn giáo bị đốt cháy, theo số liệu chính thức từ văn phòng Tổng thống.

Ngày 25-10, Hãng tin Pháp AFP dẫn một tuyên bố của Liên Hiệp Quốc nói cơ quan này "quan ngại sâu sắc" trước tình trạng bạo lực tôn giáo tái bùng phát ở miền Tây Myanmar, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, bình tĩnh để sớm lặp lại trật tự tại khu vực này.

Người đứng đầu phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Yangon Ashok Nigam nhấn mạnh Liên Hiệp Quốc hết sức lo ngại trước những thông tin về số người thiệt mạng cũng như số người phải sơ tán. Quan chức này cho biết bạo động mới ở bang Rakhine, miền Tây Myanmar đã gây ra nhiều thương vong và buộc hàng nghìn người, trong đó có phụ nữ và trẻ em, phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Theo Tuổi Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Triều Tiên ban bố tình trạng chuẩn bị chiến tranh

Thứ Sáu, 26/10/2012 15:11

(NLĐO)- Đài Tiếng nói Nga và tờ Dailynk của Hàn Quốc hôm nay dẫn những nguồn tin riêng cho biết Triều Tiên vừa tuyên bố tình trạng chuẩn bị chiến tranh sáng 26-10.

Posted Image

Triều Tiên vừa tuyên bố tình trạng chuẩn bị chiến tranh sáng 26-10

Một nguồn tin từ tỉnh Hamkyung (Triều Tiên) cho biết trong một cuộc điện thoại khẩn lúc 9 giờ rằng “tuyên bố tình trạng chuẩn bị giới nghiêm vừa đưa ra sáng nay; đất nước đặt trong tình trạng báo động và không được đi lại khi không cần thiết”.

Nguồn tin từ tỉnh Pyongan cho biết thêm rằng tình trạng nói trên bắt đầu từ hôm nay và kéo dài tới ngày 31-10.

Khoảng thời gian nói trên trùng với cuộc tập trận quân sự Hoguk của Hàn Quốc và Mỹ, vốn bắt đầu từ hôm 25-10 và dự kiến kết thúc vào ngày 2-11.

Thêm vào đó, tuyên bố nói trên đưa ra ngay trước khi Hàn Quốc chuẩn bị phóng rocket từ căn cứ đặt tại tỉnh Jeolla. Tuy nhiên hiện chưa rõ tuyên bố khẩn cấp nói trên của Triều Tiên có liên quan hay không đến hai sự kiện diễn ra tại Hàn Quốc. Trong một diễn biến khác, Hàn Quốc vừa tuyên bố sẽ hoãn phóng rocket Naro-1 vốn trước đó được lên kế hoạch phóng vào khoảng giữa 3 giờ 30 đến 19 giờ trong ngày 26-10.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin từ bộ Giáo dục, Khoa học và Kỹ thuật cho biết sự kiện phóng tên lửa này sẽ được hoãn lại ít nhất 3 ngày sau khi phát hiện có rò rỉ khí ở tầng đầu của tên lửa đẩy.

Đây là nỗ lực lần thứ 3 phóng tên lửa đưa vệ tinh Naro-1 vào không gian của Hàn Quốc sau hai lần thất bại hồi tháng 8-2009 và tháng 6-2010.

Đỗ Quyên (Theo Voice of Russia, Dailynk)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão mạnh tấn công vùng Caribbean, 21 người chết

Thứ Sáu, 26/10/2012, 14:56 (GMT+7)

TTO - Ngày 26-10, bão Sandy đã tấn công Bahamas gây mưa to và gió cực mạnh sau khi giết chết 21 người ở vùng Caribbean. Cơn bão này cũng đang đe dọa uy hiếp bờ đông nước Mỹ.

Reuters cho biết tại đông nam Bahamas, bão đã gây mất điện trên diện rộng và thổi bay nóc một số nhà dân. Chính quyền cảnh báo người dân không ra khỏi nhà đến khi cơn bão đi qua. Đến nay chưa có ghi nhận về người chết hay người bị thương nặng.

Tại Cuba, chính quyền cho biết bão đã cướp đi mạng sống của 11 người - đa số nạn nhân bị cây đổ hoặc nhà sập đè trúng. Đây là số tử vong cao bất thường đối với Cuba do nước này luôn tự hào bảo vệ tốt công dân trước bão bằng cách ra lệnh sơ tán quy mô lớn những khi có bão.

Tại Haiti, Văn phòng cơ quan bảo vệ công dân nói chín người thiệt mạng dù nước này không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Tại Jamaica, bão gây lở đá làm một người thiệt mạng.

Bão cũng gây mưa lớn làm ngập nhiều nhà dân tại CH Dominican. Mưa và gió mạnh do bão cũng được ghi nhận tại miền nam Florida, Mỹ.

Trung tâm theo dõi bão của Mỹ cho biết sáng 26-10, cơn bão này cách đảo Great Abaco của Bahamas 88km với sức gió mạnh nhất 140km/giờ. Họ dự báo bão sẽ đi khỏi Bahamas vào đêm nay và hướng đến phía bắc ngoài khơi bờ biển Mỹ. Dự kiến bão kết hợp với một khối không khí địa cực gần Mỹ vào tuần tới và có khả năng sinh ra một cơn bão bất thường và rất mạnh, có thể gây tàn phá dọc bờ đông Mỹ.

MINH ANH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những lời tiên tri của năm 2012

THẾ GIỚI NĂM 2012

Về kinh tế toàn cầu

Năm 2012 chúng tôi cho rằng: Nền kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái ở cấp quốc gia, nối tiếp của sự tiếp tục suy thoái kinh tế thế giới năm 2011 nhưng ở mức độ trầm trọng hơn.

Báo động mức nợ công tại các nước đang phát triển

Thứ 6, 26/10/2012, 18:39

Posted Image

Ông Vuk Jeremic. (Nguồn: Internet)

Ngày 25/10, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc cảnh báo mức nợ hiện nay của các nước đang phát triển là không thể chấp nhận được.

Phát biểu trước một hội nghị về cuộc khủng hoảng nợ công và tái cơ cấu do Diễn đàn Phát triển và thương mại của Liên hợp quốc (UNCTAD) tổ chức tại trụ sở ở New York ngày 25/10, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 67 Vuk Jeremic bày tỏ những quan ngại của thể chế đa phương lớn nhất toàn cầu này về khả năng quản lý nợ của các nước nghèo, đặc biệt khi nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái.

Ông cho biết, một số kết luận trong các nghiên cứu gần đây của UNCTAD thực sự đáng lo ngại. Các biện pháp ngăn chặn khủng hoảng của các nước đã sử dụng phần lớn các khoản dự trữ được tạo ra trong thập kỷ trước suy thoái. Do đó các nước khó có thể khôi phục năng lực so với trước đây. Và tình hình có thể trở thành thách thức nghiêm trọng cho một số nước thành viên.

Hội nghị của UNCTAD, mang tên "Sự kiện đặc biệt của Ủy ban 2 thuộc Đại Hội đồng Liên hợp quốc: Cuộc khủng hoảng nợ công và tái cơ cấu", nhằm tái khởi động các cuộc thảo luận về cách xử lý của các chủ nợ và con nợ trong bối cảnh vỡ nợ công.

Chỉ ra các giải pháp khả thi, Chủ tịch Jeremic nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy hợp tác Nam-Nam và yêu cầu các nước phát triển tăng cường hợp tác hơn nữa với các nước nợ để đối phó với các khó khăn do nợ gây nên. Ông khẳng định các nước phát triển cũng phải nỗ lực thực hiện các cam kết với các nước đối tác.

Ngoài việc kêu gọi Liên hợp quốc và các nền kinh tế lớn trên thế giới cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa, Chủ tịch Jeremic đề nghị hội nghị thành lập một cơ quan tư vấn để kết nối Đại Hội đồng Liên hợp quốc với các tổ chức thương mại và tài chính quốc tế khác nhau cũng như các nhóm không chính thức, kể cả nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20)./.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngân hàng UBS cắt giảm nhân sự kỷ lục

Thứ 7, 27/10/2012, 08:18

Posted Image

UBS đang đối mặt với doanh thu co hẹp trong khi phải đáp ứng các yêu cầu về vốn ngày càng khắt khe.

Theo 1 nguồn tin thân cận được Reuters đưa tin, UBS AG - ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ - vừa thông báo có kế hoạch cắt giảm 10.000 (tương đương 16%) nhân sự.

Như vậy, đây sẽ là đợt cắt giảm mạnh nhất trong lịch sử của ngân hàng này. Theo dự kiến, cắt giảm sẽ diễn ra trên toàn cầu, với gánh nặng thuộc về khu vực ngân hàng đầu tư.

Kế hoạch chi tiết sẽ được UBS đưa ra trong báo cáo kết quả kinh doanh quý III được công bố vào ngày 30/10 tới. Với 60.000 nhân sự, UBS đã phải chịu nhiều tổn thất kể từ khi khủng hoảng tài chính xảy ra. Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ đã lỗ hàng tỷ USD vì lỗ giao dịch, sai sót trong quản lý và các vụ scandal.

UBS cũng phải rút khỏi những nghiệp vụ kinh doanh có tính chất rủi ro và thâm dụng vốn để có thể đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng chặt chẽ về vốn.

Năm ngoái, UBS đã cam kết sẽ cắt giảm hơn 5% nhân sự (tương đương với 3.500 việc làm). Ngân hàng này cũng bổ nhiệm các lãnh đạo mới với cam kết chú trọng vào hoạt động quản lý tài sản và giảm các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn.

Thu Hương

Theo TTVN/Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

xảy ra chiến tranh cấp quốc gia.......

=============================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Trung Quốc dọa đáp trả mạnh mẽ Nhật Bản

Thứ Bảy, 27/10/2012, 08:59 (GMT+7)

TTO - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân khẳng định nước này sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nếu Nhật Bản “gây ra các sự cố” tại vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp.

>> Nhật cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật

>> 3 tàu chiến Trung Quốc tiến gần Senkaku/Điếu Ngư

Posted Image

Tàu tuần tra Nhật Bản ép sát tàu Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Senkaku - Ảnh: Reuters

Tại cuộc họp báo bất thường đêm 26-10, Thứ trưởng Trương Chí Quân khẳng định Trung Quốc theo đuổi chính sách hữu nghị và hợp tác với các quốc gia, cam kết xây dựng hòa bình và phát triển, đồng thời cảnh báo các nước không nên thách thức nguyên tắc chủ quyền của Trung Quốc. Thứ trưởng Trương nói kế hoạch quốc hữu hóa quần đảo Senkaku của Nhật Bản đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất trong quan hệ Trung - Nhật từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1972.

Thứ trưởng Trương cảnh báo Nhật Bản rằng Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ mọi hành động mà Nhật Bản có thể thực hiện tại quần đảo Điếu Ngư và vùng biển lân cận.

“Những hành động của Nhật Bản sẽ quyết định biện pháp đáp trả của Trung Quốc. Nếu Nhật Bản vẫn đắm chìm trong con đường sai hướng hiện tại của mình và tiếp tục phạm sai lầm cũng như tạo ra những sự cố liên quan ở quần đảo này, thách thức Trung Quốc thì Trung Quốc chắc chắn sẽ đáp trả mạnh mẽ - Thứ trưởng Trương nói - Trung Quốc không thiếu biện pháp trả đũa”.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura ngày 24-10 xác nhận Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chikao Kawai và người đồng cấp Trương Chí Quân đã có cuộc họp liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trong tuần trước.

Tuy nhiên tại cuộc họp báo đêm 26-10, phát biểu của Thứ trưởng Trương cho thấy cuộc họp trên dường như không đạt được tiến bộ nào. “Trong tất cả cuộc họp ở bất kỳ cấp độ với phía Nhật Bản, Trung Quốc luôn trình bày quan điểm cứng rắn về chủ quyền của mình. Chúng tôi thúc giục Nhật Bản từ bỏ những ảo tưởng của mình và sửa chữa sai lầm. Chỉ có bằng cách này thì quan hệ hai nước mới trở về bình thường”.

TẤN KHOA (Xinhua, Reuters)

=============================

Đại khái là xảy ra chiến tranh cấp quốc gia. nhưng băn khoăn mãi chưa xác định được sẽ xảy ra ở đâu. Nhưng không ở Biển Đông là được. Có thể là vùng Đông Bắc Á không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2012

Tai nạn:

Năm 2012 với cả thế giới và VN tai nạn đều mang tính tăng nặng, nhất là tai nạn xe cộ chưa khắc phục được. Những tai nạn khác , như: Sập nhà có liên quan , hoặc không liên quan đến thiên nhiên, cháy nổ....đều có xu hướng tăng lên. Đặc biệt trong năm 2012, ở Việt Nam cần đề phòng cả tai nạn liên quan đến máy bay. Các hãng hàng không cần kiểm tra kỹ thuật kỹ các máy bay liên quan đến các chuyền bay dân sự.....Nhất là một trong hai mùa Đông hoặc Hè.

2 máy bay VNA và nước ngoài suýt gặp nguy vì kiểm soát không lưu

Thứ Sáu, 26/10/2012 19:35

(NLĐO)- Cấp huấn lệnh bay không chính xác, thụ động của kiểm soát viên không lưu thuộc Trung tâm kiểm soát bay đường dài Hà Nội đã khiến 2 máy bay của Vietnam Airlines và nước ngoài suýt gặp nguy khi bay ngược chiều nhau trên cùng độ cao FL340.

Thanh tra Hàng không Việt Nam đã ra quyết định tước bằng đối với 2 nhân viên không lưu thuộc Trung tâm kiểm soát bay đường dài Hà Nội vì để xảy ra sự cố nghiêm trọng, uy hiếp an toàn khi điều hành bay.

Posted Image

Một máy bay của Vietnam Airlines đang bay - Ảnh minh hoạ

Trước đó, vào lúc 11 giờ 51 phút 11 giây ngày 14-10, chuyến bay số hiệu VN1511 của Hãng hàng không Quốc gia (VNA) cất cánh từ sân bay quốc tế Nội Bài đi Đà Nẵng được kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh bay lên độ cao FL340.

Đến 12 giờ 8 phút 28 giây, đài không lưu nhận được tín hiệu liên lạc của 1 máy bay của hãng hàng không nước ngoài cũng đang bay bằng ở độ cao FL340 trên không phận Việt Nam. Kiểm soát viên không lưu thông báo đã nhận dạng bằng radar, chỉ định giữ nguyên độ cao, lấy hướng bay tới điểm VILAO (gần biên giới Việt Nam – Lào) và báo cáo khi qua điểm này.

Chưa đầy 3 phút sau, phi công lái máy bay của VNA phát hiện phía trước có máy bay ngược chiều ở cùng mực bay, cách nhau khoảng 10km trên hướng 9 giờ so với hướng bay của VN1511.

Tổ lái thông báo với đài không lưu và đề nghị xác nhận có nguy cơ xung đột không về quỹ đạo. Khi tổ lái nhắc lại một lần nữa theo yêu cầu, kiểm soát viên không lưu mới phát hiện ra tình huống nguy hiểm và liên tiếp yêu cầu máy bay của VNA giảm độ cao xuống FL320, sau đó tiếp tục giảm xuống độ cao FL240.

Đánh giá đây là sự cố nghiêm trọng, gây uy hiếp an toàn bay, Cục Hàng không Việt Nam đã khẩn trương lập đoàn kiểm tra.

Sau khi tổng hợp hồ sơ dữ liệu, nghe bằng ghi âm, xem lại bản ghi hình radar và kiểm tra thực tế, Cục Hàng không đã khẳng định nguyên nhân của vụ việc là do kiểm soát viên không lưu thiếu phân tích, quan sát và đánh giá không đúng về xu thế hội tụ của các máy bay liên quan nên cấp huấn lệnh không chính xác, có biểu hiện thụ động trong khi làm việc.

Bên cạnh đó, kíp phó (đang trực thay vị trí kíp trưởng) chưa giám sát đầy đủ nên không những không trợ giúp kịp thời cho kiểm soát viên trực chính mà còn rời vị trí khi chưa bàn giao lại việc phụ trách ca cho kíp trưởng. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác như khi xảy ra sự cố, chức năng cảnh báo của radar giám sát không hoạt động do trước đó vừa bảo dưỡng nhưng nhân viên kỹ thuật không báo cáo cho các bên liên quan…

Thanh tra Hàng không đã tước bằng không thời hạn đối với kiểm soát viên không lưu trực chính, tước bằng 2 tháng đối với nữ nhân viên trực kíp trưởng và phạt hành chính 3 kiểm soát viên không lưu về hành vi thực hiện nhiệm vụ không đúng quy trình, gây uy hiếp an toàn bay.

Tại thời điểm xảy ra sự cố, kíp trực không đảm bảo nhân lực, các vị trí trực hiệp đồng 2, trực ghi chép băng, kiểm soát viên giám sát do kíp trưởng kiêm nhiệm đều không có mặt. Do đó, trưởng Trung tâm kiểm soát đường dài Hà Nội cũng bị xử phạt hành chính do không đảm bảo quân số kịp trực, vi phạm trách nhiệm của người đứng đầu.

Trước đó, ngày 16-4-2012, một sự cố tương tự cũng xảy ra gần mũi Cà Mau khi kiểm soát viên không lưu của Trung tâm Kiểm soát không lưu Đường dài - Tiếp cận HCM lúng túng trong điều hành bay, khiến 2 máy bay của Singapore Airlines và Hainan Airlines (Trung Quốc) có nguy cơ xung đột.

Tô Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha tiếp tục lập đỉnh mới

Thứ 7, 27/10/2012, 18:51

Posted Image

Nếu tính riêng trong giới trẻ, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 52,3%.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha trong quý 3 vừa qua tăng cao kỷ lục.

Số liệu do Viện thống kê quốc gia Tây Ban Nha công bố ngày 26/10 cho biết số người mới gia nhập đội quân thất nghiệp tính riêng trong quý 3 là 85.000, nâng tổng số người không có việc làm tại quốc gia này lên tới con số cao kỷ lục là 5.778.100 người (chiếm 25,2% dân số), mức cao nhất kể từ năm 1975 đến nay.

Nếu tính riêng trong giới trẻ, tỷ lệ này lên tới 52,3%.

Số liệu cho biết riêng trong năm nay, đội quân thất nghiệp ở Tây Ban Nha tăng thêm 799.700 người.

Các ngành xây dựng, công nghiệp, và dịch vụ có số người thất nghiệp lớn nhất.

Hiện Tây Ban Nha đang phải đối mặt với đợt suy thoái thứ hai trong vòng 3 năm qua, với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do mùa du lịch kết thúc và các doanh nghiệp sa thải nhân viên./.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites