Posted 4 Tháng 8, 2012 Chứng khoán toàn cầu tăng mạnh sau số liệu từ Mỹ (Gafin) - Những tín hiệu tốt từ thị trường lao động Mỹ kéo thị trường toàn cầu phục hồi mạnh sau nhiều phiên giảm. Chỉ số MSCI toàn cầu tăng 1,9% trong khi chỉ số của thị trường châu Âu tăng 2,5%. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 lên cao nhất kể từ tháng 5 sau khi tăng 2,9%. Chỉ số Dow Jones tăng 1,7%, Nasdaq Composite tăng 2%. Euro có lúc lên 1,2392 USD đổi 1 euro và kết thúc phiên tăng 1,6% giao dịch ở 1,2370 USD/EUR. Giá vàng giao ngay cũng tăng 0,9% lên 1.604,1 USD/oz. Trên thị trường dầu, giá dầu giao tháng 9 trên sàn NYMEX tăng gần 5% lên 91,40 USD/thùng, mức tăng ngày nhiều nhất kể từ ngày 29/6. Giá dầu Brent tăng gần 3% lên 108,94 USD/thùng. Nhà đầu tư lạc quan hơn khi số liệu mới công bố cho thấy lượng tuyển dụng tại Mỹ trong tháng 7 nhiều nhất 5 tháng và châu Âu sắp hành động để giải quyết khủng hoảng nợ khu vực. Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho biết, số việc làm phi nông nghiệp tăng 163.000 trong tháng 7 sau khi tăng 64.000 tháng trước, đồng thời vượt xa dự đoán tăng 100.000 của các nhà kinh tế. Thông tin này phần nào xóa đi lo ngại của nhà đầu tư về đà phục hồi kinh tế Mỹ sau khi trong tuần này những tuyên bố chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nhà đầu tư cũng bắt đầu lạc quan hơn và kỳ vọng vào các hành động của ECB nhằm giải cứu khu vực sau khi chủ tịch ECB để ngỏ khả năng mua trái phiếu chính phủ trước tháng 9 tới. Nguồn Reuters/VOV Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 8, 2012 LỜI TIÊN TRI TỪ NHIỀU NĂM TRƯỚC: Sẽ xuất hiện những loại vũ khí làm thay đổi nghệ thuật quân sự.... ============================== Đạn "siêu thanh" Mỹ có chặn được tên lửa TQ? 4/8/2012 06:10 Vietnamnet.vn Với một loại súng điện từ có tốc độ bắn lên tới 5600m/h, tốc độ phóng của đạn siêu thanh với hệ thống GPS dẫn đường sẽ không còn là câu chuyện giả tưởng nữa. Các loại đạn dược trong tương lai là một phần trong chương trình Vận tốc Siêu thanh do bộ phận Nghiên cứu của Hải quân Mỹ (ONR) thực hiện. Dự án này được công bố vào ngày 19/7 vừa qua. Các nhà nghiên cứu của cơ quan này hy vọng phát triển một thiết bị có thể cho phép các loại vũ khí tốc độ cao có thể bắn trúng mục tiêu ở vị trí rất xa mà không cần phụ thuộc vào động cơ đẩy của hỏa tiễn. Hải quân Mỹ hy vọng rằng loại đạn siêu thanh này với khả năng "nhắm mục tiêu khi bay" sẽ có thể tương thích với các loại súng thông thường như là hệ thống súng Mk45 155 mm cũng như hệ thống súng railgun 20-30MJ đang thử nghiệm. Railgun 20-30MJ phóng đạn bằng cách sử dụng năng lượng điện từ hay vì chất nổ đẩy. Ảnh chụp thử nghiệm đạn khi bắn mục tiêu sau khi được phóng ra từ bệ phóng điện từ railgun (EMRG) 32 megajoule của ONR. Các viên đạn này dự kiến có chiều dài khoảng 60cm, nặng vào khoảng 9-13,5kg và có tầm bắn từ 48 đến 321km tùy thuộc vào hệ thống triển khai súng. Để hiện thực hóa dự án này, Hải quân Mỹ "sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ liên quan tới việc phóng đạn dẫn đường trong tầm bắn rộng hơn cho đơn vị Hỗ trợ Hỏa lực trên mặt biển cho Hải quân và tận dụng các tiến bộ mới trong công nghệ điện thu nhỏ, phóng đạn dẫn đường và các loại súng cối, và công nghệ đầu đạn cho các loại máy bay không người lái loại nhỏ. Camera có tốc độ ghi hình rấ cao ghi lại cảnh súng railgun điện từ bắn đạn và phá vỡ kỷ lục thế giới với phát súng 33 megajoule. Các loại đạn công nghệ cao phù hợp với cái mà cựu lãnh đạo Hải quân Mỹ Đô đốc Gary Roughead mô tả năm ngoái là thứ chấm dứt "sự thống trị của tên lửa". Trong khi loại tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên của thế giới là DF-21 của Trung Quốc có thể đạt tới tiềm lực ban đầu vào năm 2010 thì Mỹ đã đạt đến công nghệ vô hiệu hóa tân tiến tới mức có thể đánh đắm các hàng không mẫu hạm trị giá tiền tỉ của mình ở Thái Bình Dương. Khi mà Hải quân Mỹ tìm cách chọc thủng khả năng đánh chặn của "sát thủ tàu sân bay" của Trung Quốc, họ nói rằng việc phóng ra các loại đạn tốc độ cao này không cần tới các động cơ hỏa tiễn. Đây là một sự thay đổi có thể làm giảm thiệt hại phụ và chi phí đạn dược. Mặc dù ONR dự tính rằng "một chương trình gồm nhiều giai đoạn để có thể biểu diễn phóng đạn thật theo công nghệ này" sẽ diễn ra vào cuối năm 2017 nhưng theo đánh giá của nhiều bên, những gì mà các dự án công nghệ cao này đã đạt được trước đó vẫn là quá 'choáng ngợp'. Lê Thu (theo RT) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 8, 2012 Lũ quét ở Ấn Độ: 31 người chết, 40 người mất tích Chủ Nhật, 05/08/2012, 11:08 (GMT+7) TTO - Ít nhất 31 người thiệt mạng và 40 người mất tích sau khi mưa lớn gây lũ quét ở khu vực Uttarkashi, bang Uttarakhand (miền bắc Ấn Độ), theo Hãng tin NDTV. Gần 2.000 người khác bị ảnh hưởng. Theo NDTV, đây là đợt mưa lũ nghiêm trọng nhất Uttarkashi trong hơn 30 năm qua - Ảnh: IBN NDTV cho biết lũ quét và lở đất xảy ra nửa đêm 3-8, phá hủy hàng trăm nhà dân ở khu vực. Lũ cũng cuốn trôi nhiều cây cầu và một đoạn dài đường cao tốc quốc gia Gangotri. “Chúng tôi đã cử các nhóm cứu hộ đến những nơi bị ảnh hưởng”, quan chức R. Rajesh Kumar nói với AFP. Ông cũng cho biết hàng trăm người hành hương bị mắc kẹt do lũ. Hiện lực lượng biên phòng và các nhóm ứng phó thiên tai đang tham gia công tác cứu hộ. Khoảng 200 hộ gia đình đã được sơ tán lên những vùng đất cao hơn. Cơ quan thời tiết cảnh báo trời sẽ còn tiếp tục mưa trong hôm nay 5-8. “Gần 2.000 người bị ảnh hưởng do lũ. Khoảng 200 hộ dân mất chỗ ở và đã được bố trí sống tạm trong các tòa nhà và trường học”, Vijay Bahuguna - quan chức phụ trách bang Uttarakhand - nói. Theo NDTV, đây là đợt mưa lũ nghiêm trọng nhất Uttarkashi trong hơn 30 năm qua. Tháng trước, mưa lớn gây lũ và lở đất đã cướp đi sinh mạng của hơn 120 người ở đông bắc Ấn Độ, buộc 6 triệu người khác rời bỏ nhà cửa đi sơ tán. Người dân chật vật đi trên những con đường ngập nước ở Lahore, Pakistan hôm 4-8 - Ảnh: news.cn Tại Pakistan, mưa lớn trong ngày 4-8 cũng nhấn chìm nhiều khu vực ở thành phố Lahore, trong đó nhiều nơi nước dâng quá thắt lưng người, gây đảo lộn cuộc sống người dân. MINH ANH Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 8, 2012 Bill Gross: Chứng khoán đang "chết" Như vậy, Bill Gross là cái tên mới nhất trong số các chuyên gia đầu ngành cho rằng thị trường chứng khoán không còn hấp dẫn. Chứng khoán sẽ không thể tạo ra mức lợi nhuận khổng lồ như đã từng có trong suốt thế kỷ qua, đặt dấu chấm hết cho thời đại “tôn sùng chứng khoán” vốn là "câu thần chú" của nhiều thế hệ trên phố Wall. Đây là nhận định vừa được Bill Gross, Giám đốc điều hành của PIMCO – quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới – đưa ra trong báo cáo phân tích thị trường tháng 7. Bill Gross cũng dự đoán lợi nhuận mà thị trường chứng khoán mang lại sẽ sụt giảm xuống mức kỷ lục. Theo ông, tình trạng kinh tế suy giảm trên toàn cầu sẽ đặt dấu chấm hết cho thời kỳ hưng thịnh của chứng khoán với lợi suất hàng năm lên tới 6,6% suốt từ năm 1912 đến nay. Điều này sẽ làm lu mờ tư tưởng “tôn sùng chứng khoán” của giáo sư Jeremy Siegel đến từ Wharton School, người tin rằng cổ phiếu là trò chơi hợp thời và mang lại nhiều lợi nhuận nhất nếu không có những đầu cơ hạ giá. Theo Gross, tư tưởng tôn sùng chứng khoán đang chết. Giống như một cây dương xanh tốt chuyển sang màu vàng và cuối cùng là sắc đỏ vào mùa thu ở Colorado, quan điểm đầu tư lâu dài vào cổ phiếu của nhà đầu tư đang dần phai nhạt. Như vậy, Bill Gross là cái tên mới nhất trong số các chuyên gia đầu ngành cho rằng thị trường chứng khoán đang “hấp hối.” David Rosenberg, nhà kinh tế học và chiến lược gia tại Gluskin Sheff, mới đây cũng vừa đưa ra những nhận định tương tự. Adam Parker, trưởng bộ phận chiến lược marketing tại Morgan Stanley, cho rằng lí do duy nhất để mua cổ phiếu tại thời điểm này là nhà đầu tư dự đoán ứng viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney sẽ thắng cuộc trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Trong khi các chiến lược gia tại của những hãng lớn như Merrill Lynch và JPMorgan vẫn tỏ ra khá lạc quan về cổ phiếu, giới đầu tư đã có cái nhìn kém lạc quan hơn. Trong tuần trước, 9,4 tỉ USD đã bị rút ra khỏi các quỹ tương hỗ cổ phiếu. Ngược lại, thị trường trái phiếu có lợi tức cao nhận được lượng vốn kỷ lục. Theo Gross, tình trạng cổ phiếu đem lại mức lợi suất cao hơn tăng trưởng GDP không thể kéo dài lâu hơn nữa. “Nếu như nền kinh tế chỉ tăng trưởng 3,5%/năm, làm thế nào mà một bộ phận nhỏ (gồm các nhà đầu tư cổ phiếu) có thể giữ được mức lợi nhuận cao dựa trên mức chi tiêu của các thành phần khác (gồm ngân hàng, người lao động và chính phủ)?” Gross lập luận thêm. Theo tính toán của Gross, trái phiếu có lợi suất 2%/năm, cổ phiếu có lợi suất danh nghĩa vào khoảng 4%/năm như hiện nay, một danh mục đầu tư kết hợp cổ phiếu và trái phiếu sẽ đem đến lợi suất 3% trong điều kiện lạm phát kỳ vọng được điều chỉnh đến mức gần 0. Như vậy, mức lợi suất 6,6% chắc chắn sẽ không thể lặp lại. Nhận định của Gross được đưa ra vào đúng lúc giới đầu tư mòn mỏi mong chờ các gói kích thích kinh tế từ các NHTW. Tuy nhiên, Gross dự đoán, cho dù các NHTW đưa ra quyết định như thế nào thì giá tài sản cũng bị đội lên. Các gói nới lỏng định lượng, dù được triển khai dưới hình thức nào và qui mô lớn đến đâu, cùng với lãi suất thực âm ở 1 số nước eurozone hiện nay, chắc chắn sẽ là xu hướng chủ đạo của các chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Do đó, ý tưởng tôn sùng chứng khoán đang chết trong khi thảm họa mà lạm phát gây ra mới chỉ đang bắt đầu. Minh AnhTheo TTVN/CNBC Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 8, 2012 (đã chỉnh sửa) Chứng khoán Việt Nam không thoát khỏi xu hướng giảm điểm của thế giới . Chứng khoán chết nặng....... _____________________________________________________________________________ Đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi (VEF.VN) - Thay vì bơm tiền vào phát triển doanh nghiệp và giữ vị thế cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, nhiều đại gia dường như đang tranh thủ các cơ hội bán cổ phiếu để chốt lời hoặc bảo toàn không bị mất vốn. Lãi lỗ đều muốn bán cổ phiếu Vừa công bố lãi ấn tượng trong quý thứ 2 liên tiếp, với lợi nhuận 6 tháng đầu năm lên tới 86 tỷ đồng, tăng 162% so với cùng kỳ (chủ yếu nhờ vào lợi nhuận từ nhà máy xỉ titan), ông Đặng Thành Tâm, bất ngờ công bố muốn bán 22 triệu cổ phiếu Khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơn (SQC). Cụ thể, từ ngày 1/8 - 24/8, ông Đặng Thành Tâm, anh trai của bà Đặng Thị Hoàng Phượng -Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty, đăng ký bán ra 22 triệu cổ phiếu SQC. Mục đích giao dịch nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư qua phương thức thỏa thuận. Trước khi giao dịch, ông Tâm nắm 66 triệu cổ phiếu SQC, tương đương với 60% tổng số cổ phiếu SQC đang lưu hành. Nếu tính theo giá cổ phiếu SQC đang được giao dịch ngày 31/7 là 63.000 đồng/cổ phiếu thì tổng giá trị cổ phiếu SQC ông Tâm hiện đang nắm giữ lên tới gần 4.200 tỷ đồng và số vốn ông muốn thoái bớt là gần 1.400 tỷ đồng. Ông Đặng Thành Tâm vừa chuyển nhượng lượng cổ phiếu lớn.Các số nói trên thực tế chỉ là tính toán. Việc bán được hay không và bán với mức giá nào còn phải chờ thời gian bởi tính thanh khoản của cổ phiếu này là rất thấp, rất ít người mua cũng như gần như không có người bán. Suốt từ ngày lên sàn đầu 2010 tới nay, cổ phiếu SQC gần như không có giao dịch. Trong 10 phiên gần đây, lượng giao dịch trung bình chỉ đạt 100 cổ phiếu. Sự kiện này cho thấy 1 hiện tượng là trong thời gian gần đây, trái ngược với xu hướng thâu tóm doanh nghiệp khi giá cổ phiếu ở mức bèo bọt, nhiều đại gia cũng đang thoái vốn tại các doanh nghiệp của mình, bất chấp doanh nghiệp đó đang làm ăn tốt hay xấu. Trường hợp hàng loạt nhân vật chủ chốt của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã DLG) bán chui cổ phiếu hồi cuối tháng 6 vừa qua là 1 ví dụ. Theo đăng ký, người chủ tịch và nhiều lãnh đạo DLG bán cổ phiếu từ 26/6/2012 nhưng trên thực tế bà Hương (vợ Chủ tịch HĐQT) đã bán hơn 1 triệu cổ phiếu từ ngày 21/6. Một loạt nhân vật khác như chị chủ tịch, thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc... mỗi người bán hàng trăm ngàn cổ phiếu trước thời hạn đăng ký. Trước đó, giới đầu tư đã nhiều lần xôn xao về các vụ "thoát xác" ngoạn mục của nhiều đại gia tại ngân hàng Sacombank (sau vụ thâu tóm), tại SHN (trước khi chủ tịch tuyên bố nguy cơ phá sản), THV (trước khi tình hình rủi ro mất thanh khoản lộ ra)... Một loạt cổ đông lớn (cả tổ chức và cá nhân) cũng đã thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp như SCR, PTI, VNT, CSG, CII, GMD... Gom tiền tươi Việc lén lút bán cổ phiếu của các đại gia tại các doanh nghiệp "có vấn đề" thì rất dễ giải thích. Trong hầu hết các trường hợp, cái lợi mà các cổ đông lớn thu về khi bán chui cổ phiếu lớn hơn nhiều so với việc họ giữ lại hoặc mua bán công khai. Thực tế cho thấy sau mỗi vụ các cổ đông chủ chốt tại các doanh nghiệp bán chui cổ phiếu, giá cổ phiếu thường sụt giảm mạnh và thông thường sau đó là những thông tin không mấy tốt lành về doanh nghiêp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cổ đông lớn bán cổ phiếu của cả những doanh nghiệp đang làm ăn khá tốt. Thực tế, trên thị trường tài chính, hoạt động chốt lời là hiện tượng rất bình thường. Nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu vào ở mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao hơn để hiện thực hóa lợi nhuận. Mặc dù vậy, cũng có thể thấy, thời gian vừa qua, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế nói chung, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các ông chủ thiếu tiền đã phải bán các cổ phiếu đang nắm giữ để lành mạnh hóa tình hình tài chính. Hồi cuối quý I, CTCP Cơ điện lạnh REE đã bán toàn bộ hơn 42 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank và Đường Biên Hòa (BHS) trong đợt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,44 triệu cổ phiếu STB. Đằng sau các vụ mua bán này ít nhiều có liên quan tới vụ thâu tóm cổ phiếu STB nhưng nó cũng được giải thích là để co gọn lại hoạt động đầu tư tài chính của mình và dịch chuyển về mảng kinh doanh cốt lõi hoặc nhằm thu hồi vốn đầu tư và bổ sung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Hoặc gần đây, lý do khi thành viên gia đình chủ tịch HĐQT THV thoái vốn được đưa ra là để lấy tiền hỗ trợ cho hoạt động của THV... Ở 1 khía cạnh nào đó, những cú thoái vốn của các đại gia cho thấy có dấu hiệu của sự khan hiếm tiền mặt hoặc dấu hiệu của sự kém hấp dẫn của các cổ phiếu. Họ đã phải bán ra 1 lượng lớn cổ phiếu ở thời điểm mà mức giá rất thấp, có khi chỉ bằng 10% so với đỉnh cao. Trường hợp ông Đặng Thành Tâm đăng ký bán 22 triệu cổ phiếu SQC trị giá tới gần 1.400 tỷ đồng (trong khi SQC đang có lợi nhuận tăng lên khá mạnh) cũng có thể khiến giới đầu tư hình dung về 1 khả năng thoái vốn vì khan hiếm tiền mặt, cũng có thể để chốt lời để tìm cơ hội khác... Nhưng nó vẫn khiến giới đầu tư còn nhiều thắc mắc. Thông thường trên thế giới, các tỷ phú thường nắm giữ rất chắc tỷ lệ cổ phiếu tại các doanh nghiệp con cưng do họ dựng lên, tại những doanh nghiệp lớn và làm ăn ổn định. Việc đầu tư tiền vào các kênh đầu tư khác chắc hẳn khó có thể bằng vào chính doanh nghiệp của mình mà mình biết tường tận và có hoạt động lành mạnh. Sau việc tính dứt bỏ, bán đi 1 lượng lớn cổ phiếu SQC, giới đầu tư đang đặt ra vấn đề tính hấp dẫn của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK) nói chung. Trước đây, mỗi khi 1 doanh nghiệp được lên sàn là các ông chủ coi như đã lên 1 "đẳng" mới. Từ mức vốn rất khiêm tốn, thậm chí vốn ảo, cổ phiếu tăng vèo vèo, 1 chấm, 2 chấm, rồi 10 chấm... Giá trị tài sản (tính theo giá cổ phiếu) của nhiều đại gia tăng chóng mặt, vào tốp này tốp kia của những người giàu nhất trên TTCK. Cùng với đó, các đại gia liên tiếp phát hành thêm, in thêm cổ phiếu để gia tăng quy mô của doanh nghiệp và thực sự với nhiều người thoái vốn vào những thời điểm sốt như vậy (2007, 2009) thì lượng tiền của họ có thể nói là khổng lồ. Tuy nhiên, sự thật đằng sau những gì mà doanh nghiệp làm được không hề tương xứng với cái giá mà các nhà đầu tư phải trả để mua cổ phiếu. Bên cạnh đó, sự pha loãng liên tục rồi sự lừa đảo, vi phạm, sai phạm trắng trợn trên TTCK khiến niềm tin bị mai một. Một lớp nhà đầu tư nhỏ lẻ (một trong những nền tảng của nhà đầu tư tổ chức) đã tỉnh táo hơn. Sự tham gia của họ vào TTCK ngày càng thưa hơn và thận trọng hơn. Đây cũng chính là lý do khiến TTCK luôn rơi vào tình trạng ảm đạm. Edited 6 Tháng 8, 2012 by doivui Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 8, 2012 Ngân hàng “méo mặt” lo xiết nợ Bất động sản Thời kỳ đỉnh điểm nhiều ngân hàng đã “bơm tiền” cho vay bất động sản để xây dựng dự án, kinh doanh... Nhưng sau thời gian dài “đóng băng”, những khoản nợ bất động sản trở thành nợ xấu, thậm chí dưới mức thế chấp, ngân hàng chưa biết xiết nợ ra sao... Thực tế hiện nay, nhiều nhà đầu tư để có vốn mua nhà đất đã phải chấp nhận thế chấp căn hộ biệt thự cho ngân hàng. Ngân hàng có thể cho vay tối đa đến 70% giá trị tài sản, biệt thự, nhưng hiện nay, thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều nhà đầu tư không có tiền trả ngân hàng đành chịu ngân hàng phát mại tài sản đã thế chấp. Thậm chí nhiều lô đất biệt thự, liền kề chỉ còn giá trị 2 – 4 tỷ đồng. Như vậy, kể cả khi ngân hàng phát mại tài sản thế chấp, bán khó tìm khách mua, mà có người mua thì giá dưới hoặc bằng mức thế chấp, hệ lụy kéo theo nợ xấu càng tăng, mà Ngân hàng ngồi ôm "cục nợ" bất động sản cũng dở khóc dở cười. Theo khảo sát của PV tại một số dự án khu vực Hà Đông, Hoài Đức, để tìm được những lô đất, biệt thự trong dự án khu đô thị mới hiện nay bị ngân hàng xiết nợ rao bán giá rẻ không khó. Tại dự án Vân Canh, giá hiện tại xoay quanh 30 đến 34 triệu đồng/m2, nhưng giá bán nhiều lô đất bị xiết nợ rẻ hơn thị trường từ 10 đến 12 triệu đồng/m2. Dự án Kim Chung – Di Trạch giá đất liền kề khoảng 32-35 triệu đồng/m2, nhưng có những lô mà chủ nhân nợ nần, giá bán chỉ 22-25 triệu đồng/m2. Những căn biệt thự, liền kề trị giá hàng chục tỷ đồng thời kỳ hoàng kim, giờ mất tới nửa giá trị mà vẫn nằm đắt chiếu. Trong đó phần không nhỏ chìm trong đó là vốn vay của các ngân hàng. Dự án Văn Phú, giá giao dịch các lô đất liền kề hiện khoảng 45 - 50 triệu đồng/m2, nhưng nhiều lô chào bán với giá rẻ bất ngờ 35 - 40 triệu đồng/m2. Dự án chung cư Văn Khê giá trung bình giao dịch trên thị trường khoảng 19-22 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay có những căn được giao bán quanh với mức giá 16 triệu đồng/m2. Dự án Dương Nội, mặt bằng giá trung bình giao dịch 40-45 triệu đồng/m2 nhưng giá bán những lô đất bị xiết nợ chỉ khoảng 30-32 triệu đồng/m2… Trao đổi với PV báo điện tử Infonet, một cán bộ Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Đông (Hà Nội)cho biết, vì tính cạnh tranh khách hàng giữa các ngân hàng, mỗi ngân hàng có chính sách cho vay vốn mua nhà mức giá khác nhau. Có ngân hàng chỉ cho vay tối đa không quá 50% giá trị lô đất nền liền kề, biệt thự đã được thẩm định. Nhưng cũng có ngân hàng có chính sách hút khách về mình cho vay tối đa tới 70%, thậm chí 80% giá trị hợp đồng chuyển nhượng lô đất nền liền kề, biệt thự… tùy vào nhu cầu sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Còn đại diện Ngân hàng Viettinbank chi nhánh quận Đống Đa cho biết, nếu trường hợp phát mại tài sản, ngân hàng muốn bán tài sản phát mại thì phải qua tới 3 cấp tòa án và nhiều thủ tục khác nhau. Chẳng hạn, sau khi con nợ không thể chi trả, để bán được tài sản thế chấp, ngân hàng phải kiện lên các cấp, từ sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm… Việc xử lý nợ xấu bán tài sản thế chấp là bất động sản ở ngân hàng hiện nay đang là vấn đề nan giải. Theo vị cán bộ Ngân hàng Vietcombank, cần giải quyết các thủ tục rườm rà và mang tính thị trường hơn trong việc xử lý nợ xấu, thì Ngân hàng mới "dễ thở" hơn. Có một thực tế hiện một số ngân hàng vẫn chấp nhận bơm thêm tiền cho các chủ nợ để xây dựng dự án và kinh doanh bất động sản, với điều kiện họ trả một phần khoản vay cũ. Nếu không làm vậy, giá trị các khoản nợ xấu sẽ giảm xuống qua thời gian và họ tin rằng, nếu cố đầu tư thêm, biết đâu con nợ sẽ trả được, tài sản cho vay lại sinh lời… Trao đổi với PV, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, áp lực tăng trưởng tín dụng thời gian qua đã khiến các ông chủ Ngân hàng quá mạnh tay cho vay bất động sản. Thời điểm đó nếu không chấp nhận cho vay thì không tồn tại được, nhưng giờ các ngân hàng mới thấy được chật vật vì phải ôm cục nợ thế chấp bằng bất động sản mà chưa biết xử lý ra sao. Ngoài giải pháp tháo gỡ thủ tục cho các ngân hàng thì cần có giải pháp thành lập Công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu. Đây là công ty chuyên biệt của ngành ngân hàng và không quá lo lắng về sự phát triển của công ty này, bởi khi kinh tế khởi sắc, nợ xấu, nợ quá hạn giảm thì công ty này sẽ tự mất... Nguyễn Hiếu/INFONET Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 8, 2012 Cháy xưởng cơ khí Trung Quốc, 13 người chết Thứ hai, 6/8/2012, 11:38 GMT+7 13 người chết và 14 người bị thương sau một vụ cháy nổ tại xưởng cơ khí của một gia đình tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. > Nổ nhà máy hóa chất Trung Quốc, 13 người chết Nhân viên cứu hộ đang giải cứu nạn nhân trong vụ nổ. Ảnh: v.ifeng Vụ tai nạn xảy ra lúc 4h50 chiều qua tại một ngôi làng ở Ôn Châu, và ngọn lửa bùng lên trong phạm vi từ 200 đến 300 m2 sau vụ nổ, các nhân viên cứu hộ cho biết. Công tác cứu hộ kết thúc lúc 11 giờ đêm. Trong số 14 người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện, 5 người bị thương nặng. Chính quyền địa phương cho biết đây là một nhà máy bất hợp pháp, với hoạt động đánh bóng và xử lý phần cứng ổ khóa. Trọng Giáp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 8, 2012 Hàng trăm người dập "giặc" lửa thiêu rừng thông trên núi Thứ Hai, 06/08/2012 - 20:47 (Dân trí) - Một vụ cháy bất ngờ xảy ra vào chiều ngày 6/8 trên núi Quyết, thuộc địa bàn phường Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An. Hàng trăm người được huy động để dập đám cháy. Vụ cháy xảy ra vào khoảng 18h ngày 6/8, đám lửa bất ngờ xảy ra tại khu vực rừng thông hơn 15 tuổi ở núi Quyết (thuộc địa bàn phường Trung Đô, TP Vinh - nơi có núi Dũng Quyết thờ Hoàng Đế Quang Trung). Ngọn lửa bốc cháy dữ dội nhanh chóng bao trùm cả một vạt rừng rộng lớn. Những người dân địa phương cho hay, ngọn lửa bốc lên từ lưng núi phía Tây, địa điểm có nhiều lăng mộ, nơi nhiều người vẫn hay thắp hương cúng bái. Đám lửa nhanh chóng bốc cháy dữ dội lan rộng lên đỉnh núi và cháy sang mái núi phía Bắc. Ngay sau khi vụ cháy xảy ra, 2 xe cứu hỏa, lực lượng kiểm lâm, công an, dân quân và hàng trăm người dân đã tham gia dập lửa nhưng do đám cháy quá lớn, đến hơn 19h, ngọn lửa vẫn chưa được khống chế. Theo người dân, ngọn lửa đã thiêu rụi hơn 2ha rừng tại núi này. Hiện công tác cứu cháy (đến 19 giờ 45 phút) vẫn đang được cơ quan chức năng và người dân tiến hành dập lửa. Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng làm rõ. Một số hình ảnh vụ cháy núi Dũng Quyết: Đến hơn 17 giờ tối cùng ngày đám cháy vẫn chưa được dập tắt. Nguyễn Duy - Thanh Trà Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 8, 2012 Xe khách lao khỏi cầu, 2 người chết, 15 người bị thương Thứ Hai, 06/08/2012 - 15:20 (Dân trí) - Chiếc xe khách đang lưu thông qua cầu bỗng tông vào lan can và lật nhào xuống chân cầu. Vụ tai nạn nghiêm trọng làm 2 người tử vong tại chỗ và 15 người khác bị thương. Hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 23 giờ ngày 5/8, trên địa bàn thôn Đại Thạnh, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Chiếc xe giường nằm mang biển số 37B-00365 do tài xế Hồ Văn Do (SN 1976, trú huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) điều khiển chở khoảng 45 hành khách chạy hướng từ Nghệ An vào TPHCM. Khi đến địa điểm nói trên, xe ô tô bất ngờ lao sang phía đường ngược chiều, tông vào lan can cầu Đại Thạnh làm gãy một đoạt lan can dài trước khi lật nhào xuống chân cầu. Đầu xe hư hỏng, biến dạng 2 hành khách trên xe tử vong tại chỗ Cú tông mạnh khiến bánh trước bên phải xe ô tô văng va, đầu xe ô tô biến dạng và hơn 10 mét lan can cầu bê tông bị gãy sập. 2 hành khách trên xe thiệt mạng, trong đó có một cháu bé 9 tuổi. Ngoài ra có 15 hành khách khác bị thương, hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định và Trung tâm Y tế Phù Mỹ.Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin tiếp theo của vụ tai nạn nghiêm trọng này: Danh sách 2 nạn nhân tử vong: 1. Cao Tất Linh, SN 2003, trú ấp 3, Đồng Nơ, Hương Quảng, tỉnh Bình Phước. 2. Nguyễn Thị Lượng, SN 1967, trú Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Danh sách 15 nạn nhân bị thương: 3. Phan Thị Mến (55 tuổi), trú ấp 3, Đồng Nơ, Hương Quảng, Bình Phước 4. Trần Văn Thanh, 57 tuổi, trú Hương Giảng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh 5. Lê Văn Khương (61 tuổi), trú Hương giảng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh 6. Thái Văn Khuê (25 tuổi), trú thôn 4, Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh 7. Nguyễn Thị Oanh (16 tuổi), trú Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An 8. Tạ Thị Hợi - trú Quỳnh Liên, Quỳnh Lưu, Nghệ An 9. Nguyễn Minh Sơn (28 tuổi), trú phường Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM, 10. Võ Thị Huệ (70 tuổi), trú Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh 11. Hồ Hải Đăng (6 tuổi), trú Quỳnh Lưu, Nghệ An 12. Võ Văn Linh (26 tuổi), trú xóm 9, Quỳnh Hoa, Quỳnh Lưu, Nghệ An 13. Nông Văn Mạnh (17 tuổi), trú Xuân Trường, Nghi Lộc, Hà Tĩnh 14. Nguyễn Mạnh Thường (53 tuổi), trú ấp 1, Minh Hưng, Trường Thành, Bình Phước 15. Nguyễn Mạnh Hùng (25 tuổi), trú Vĩnh Thuận, phường Đồng Vinh, TP.Vinh, Nghệ An 16. Nguyễn Công Văn (43 tuổi), trú ấp 1, Minh Long, Chơn Thành, Bình Phước 17. Lê Văn Cường (60 tuổi), quê Hà Tĩnh. Doãn Công ========================= Híc, lái xe sinh năm Bính Thìn, 2 nạn nhân tử vong sinh năm Quý Mùi và Đinh Mùi, ngày tam nương...:( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 8, 2012 Vướng mắc vụ 'đại gia' Diệu Hiền chuyển nhượng cổ phiếu 2/8/2012 Bianfishco xin đổi cổ đông là SHB thay thế cho bà Phạm Thị Diệu Hiền, nhưng chưa được chấp thuận. Việc Bianfishco yêu cầu xin thay đổi cổ đông là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) thay thế cho bà Phạm Thị Diệu Hiền (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Bianfishco), vẫn chưa được cơ quan chức năng chấp thuận do “còn nhiều vướng mắc cần phải làm rõ”. Giải thích thêm về những vướng mắc liên quan đến cổ đông thay thế cho bà Diệu Hiền, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cho rằng: theo giấy phép đăng ký kinh doanh thì Bianfishco có số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng; trong đó cá nhân bà Diệu Hiền chiếm 50% cổ phần vốn điều lệ, tương đương 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước khi xảy ra chuyện “lùm xùm” về nợ nần của Bianfishco, bà Diệu Hiền đã đem 50% số cổ phần trên đi thế chấp, rồi tiếp tục bán cho công ty khác. Theo báo cáo của cơ quan chức năng, đến cuối tháng 7, số tiền Bianfishco còn nợ bảo hiểm xã hội là hơn 3,5 tỷ đồng, nợ các doanh nghiệp và nông dân bán cá hơn 313 tỷ đồng (trong đó nợ 37 hộ nông dân số tiền trên 235 triệu đồng) và nợ các ngân hàng cả gốc lẫn lãi 1.357 tỷ đồng. Cụ thể, ngày 11/1/2011, bà Diệu Hiền đã đem 25 triệu cổ phiếu cá nhân thế chấp cho chi nhánh Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), khu vực Cần Thơ-Hậu Giang với số tiền 250 tỷ đồng và hai bên đã tiến hành đăng ký giao dịch đảm bảo. Đến ngày 13/7/2011, bà Diệu Hiền lại tiếp tục ký hợp đồng bán 25 triệu cổ phiếu (đã thế chấp cho VDB) cho Công ty cổ phần đầu tư-tư vấn-dịch vụ Hồ Mây (Công ty Hồ Mây, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội), với số tiền 125 tỷ đồng. Do vậy, sau khi có kế hoạch đưa ra việc tái cơ cấu Bianfishco (ngày 3/4), VDB, chi nhánh Sở giao dịch 2 đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ xác nhận về việc Bianfishco đang thế chấp, cầm cố 25 triệu cổ phiếu tại ngân hàng này để vay vốn. Theo thỏa thuận giữa hai bên thì việc chuyển nhượng 25 triệu cổ phiếu này của bà Diệu Hiền phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VDB. Vì thế, trong văn bản của mình, VDB một lần nữa nhắc lại yêu cầu, khi thực hiện các thủ tục pháp lý thay đổi giấy phép kinh doanh liên quan đến 25 triệu cổ phiếu của bà Diệu Hiền trong hồ sơ của công ty phải có văn bản của VDB về việc giải chấp số cổ phiếu nói trên. Ngày 30/7, hàng chục hộ nông dân đã kéo đến căn biệt thự của bà Diệu Hiền căng băng rôn để tiếp tục đòi nợ. Tuy nhiên, phòng đăng ký kinh doanh bất ngờ là trong hồ sơ mà ông Trí nộp để xin đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của Bianfisco lại đề nghị cổ đông thay cho bà Diệu Hiền là SHB chứ không phải VDB, đồng thời, Bianfishco gửi kèm theo giấy ủy quyền được ký ngày 28/6. Theo đó, Công ty Hồ Mây ủy quyền cho SHB được toàn quyền thảo luận, đàm phán, ký biên bản thỏa thuận, đưa ra phương án xử lý và hưởng mọi quyền lợi liên quan đến 25 triệu cổ phiếu của bà Diệu Hiền đã bán cho công ty này. Đến sáng 1/8, phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ đã nhận được biên bản làm việc và thỏa thuận giữa VDB, SHB và đại diện của Bianfishco (được 3 bên ký vào chiều ngày 26/7), nhằm đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thay đổi người đại diện theo pháp luật và cổ đông đối với Bianfishco.Sáng 1/8, luật sư Nguyễn Trường Thành, Trưởng văn phòng luật sư Vạn Lý, người đại diện cho bà Phạm Thị Mai và ông Nguyễn Văn Liền, ngụ quận Ô Môn. thành phố Cần Thơ, cho biết Bianfishco không tự nguyện thi hành 2 bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ là trả cho bà Phạm Thị Mai số tiền trên 17,8 tỷ đồng và ông Nguyễn Văn Liền số tiền trên 467 triệu đồng (kèm theo lãi suất chậm thi hành án trong thời hạn 15 ngày). Do đó, căn cứ các quy định của Luật thi hành án dân sự, luật sư Thành đề nghị áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với Bianfishco bằng biện pháp kê biên bán đấu giá tài sản, cụ thể là nhà máy chế biến thủy sản Bình An (hiện đang thế chấp cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, chi nhánh Cần Thơ bảo đảm số tiền vay 65 tỷ đồng, giá trị nhà máy ước tính 200 tỷ đồng) để trả nợ ngân hàng, phần còn lại thi hành án theo phán quyết của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ. Trong văn bản đề nghị gửi đến cơ quan thi hành án, luật sư Thành kiến nghị cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ chỉ được thay đổi người đại diện theo pháp luật và thành viên công ty khi có cam kết bảo đảm thi hành các quyết định của cơ quan thi hành án. Theo Thanh niên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 8, 2012 Chứng khoán giảm mạnh : Thoái vốn hay “thoát xác" Bất chấp TTCK vẫn đang trong trạng thái èo uột, theo thống kê của một số CTCK, chỉ riêng trong tuần qua đã có trên 100 giao dịch nội bộ và cổ đông lớn trên 2 sàn HSX và HNX. Các thông báo bán ra một lượng lớn cổ phiếu (CP) lên tới hàng ngàn tỉ đồng đã làm rúng động TTCK và làm không ít nhà đầu tư, cổ đông nhỏ hoang mang. Thực chất đằng sau việc các đại gia đua nhau bán CP là gì và ai lợi, ai thiệt đang là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cả tổ chức và cá nhân ồ ạt thoái vốn...Theo quan sát của giới đầu tư, nhu cầu tái cấu trúc hoạt động của nhiều DN cũng như chủ trương thoái vốn của DNNN đã làm thị trường liên tục xuất hiện các giao dịch bán ra với khối lượng lớn của các cổ đông lớn và nội bộ. Chính điều này làm cho cơ cấu cổ đông của DN có nhiều thay đổi. TPC có tỉ lệ cổ tức hằng năm lên đến 20% nhưng cổ đông lớn, Cty TNHH Quế Trân vẫn đồng thời mua 10.000 cổ phiếu (CP) và bán 672.050 CP TPC. Qua đó, Cty Quế Trân giảm tỉ lệ nắm giữ CP TPC từ 7,92% xuống 4,81%. Với PVV, chỉ trong vòng 2 tháng, Cty chứng kiến sự ra đi của một loạt cổ đông lớn. Cụ thể, CTCK MB (mã CK: MBS) liên tục bán CP PVV, hạ tỉ lệ nắm giữ từ 14,53% xuống còn 4,33%. Oceanbank cũng đã bán hết toàn bộ 5 triệu CP - chiếm 18,67% vốn điều lệ PVV và không còn là cổ đông của Cty này. Tương tự, với chiến lược cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư và thoái vốn khỏi các DN ngoài ngành, PVF lần lượt bán hơn 2 triệu CP PTL. PVF thoái vốn còn 5,95% và bán 5 triệu CP PVS, giảm sở hữu còn 5,85%.Không chỉ cổ đông lớn là tổ chức mà cả cá nhân cũng thông báo thoái vốn. Được bàn tán xôn xao nhất trong thời gian gần đây chính là việc 2 nhân vật cộm cán của CTCP khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) đăng ký bán một lượng lớn số CP đang nắm giữ, dù rằng Cty này vừa có BCTC quý II có lợi nhuận tăng khá tốt. Cụ thể, bà Đặng Thị Hoàng Phượng - Chủ tịch HĐQT - đăng ký bán ra 22 triệu CP từ ngày 1.8 đến 24.8. Trước đó, ông Đặng Thành Tâm - anh bà Phượng - cũng đã đăng ký bán 22 triệu CP từ 30.7 đến 24.8, giảm lượng CP nắm giữ xuống 44 triệu CP, chiếm 40% lượng CP SQC. Với giá trung bình hơn 60.000đ/CP, nếu giao dịch thành công, ông Đặng Thành Tâm sẽ thu về khoản tiền dự kiến lên tới gần 1.400 tỉ đồng. Hay như trường hợp hàng loạt nhân vật chủ chốt của CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã DLG) bán chui CP hồi cuối tháng 6 vừa qua là ví dụ khác. Theo đăng ký, người chủ tịch và nhiều lãnh đạo DLG bán CP từ 26.6, nhưng trên thực tế bà Hương (vợ chủ tịch HĐQT) đã bán hơn 1 triệu CP từ ngày 21.6. Một loạt nhân vật khác như chị chủ tịch, thành viên HĐQT, phó TGĐ... mỗi người bán hàng trăm ngàn CP trước thời hạn đăng ký. ...và “thoát xác”? Cách đây một năm, mảng tối bắt đầu xuất hiện ở CTCK NH Sài Gòn Thương Tín (mã CK: SBS) khi quý II/2011, Cty báo lỗ 163 tỉ đồng. Cuối năm, con số nâng lên 610 tỉ đồng và sau kiểm toán, Cty chính thức lỗ 788 tỉ đồng. Đến quý I/2012 các cổ đông SBS tiếp tục té ngửa khi bị báo lỗ thêm 660 tỉ đồng, tức trung bình 7,3 tỉ đồng/ngày. Lúc này, trên một loạt các đầu báo về tài chính, ông Nguyễn Hồ Nam - cựu Chủ tịch HĐQT SBS - nói rằng, SBS đang nỗ lực tái cấu trúc tài chính, khi phục hồi, chắc hẳn SBS sẽ có 600 tỉ đồng tiền mặt gửi NH, từ quý II/2012, Cty bắt đầu kinh doanh có lãi... Nhiều tranh cãi xảy ra sau đó CP SBS lại được quan tâm và săn đón trở lại. Kết quả, SBS tăng trần nhiều phiên liền trong niềm hân hoan của không ít cổ đông trung thành. Thế nhưng, sau khi vẽ ra viễn cảnh tươi sáng thì chỉ trong vài tuần đầu tháng 4, tháng 5 các sếp lớn tại SBS thoái sạch vốn. Hơn 2 tháng sau, trong đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên bị trì hoãn tổ chức tới ba lần, các cổ đông dài hạn mới nhận ra đã bị ăn một cú lừa ngoạn mục khi các VIP này đồng loạt từ nhiệm, rời ghế và bán tháo CP trước đó. Cuối cùng, sự thật con số thua lỗ lũy kế của SBS cũng được phơi bày là nó đã ăn gần hết vốn chủ sở hữu. Ông Phan Dũng Khánh - Trưởng phòng Phòng Phân tích & Tư vấn đầu tư CTCK Kim Eng Việt Nam: Xử phạt nhẹ, lợi lớn nên cổ đông lớn sẵn sàng bán tháo CP Có một số lý do thường gặp khi các cổ đông (CĐ) lớn bán CP của mình ra: Thứ nhất, CĐ lớn cần tiền để trang trải cho một số dự án khác nào đó hoặc có thể đang bị mắc nợ (DN hoặc cá nhân), chuyện này bây giờ quá nhiều như chuyện 25 triệu CP của CTCP thủy sản Bianfishco mà báo chí đang đăng. Điều này theo tôi là tốt cho DN và cho thị trường, vì người mua sẽ cơ cấu lại giúp DN tiếp tục phát triển và quan trọng là người bán vì hoàn cảnh mới phải bán. Trường hợp này thông thường CĐ lớn chỉ bán một phần chứ không bán hết bao giờ và thường luôn dưới 50% số lượng họ nắm giữ. Thứ hai, CĐ lớn mất niềm tin với chính DN của mình, CĐ lớn không có nợ nần, không có nhu cầu dùng tiền để đầu tư dự án khác, hay nếu có không đến mức độ phải bán hết sạch CP mà vẫn bán sạch toàn bộ (hoặc bán hầu hết) thì trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến thị trường và làm thiệt hại các CĐ khác. Bởi vì việc các CĐ lớn này là những ông chủ DN thật sự bán sạch CP chỉ trong trường hợp họ hoàn toàn mất niềm tin về DN và biết rằng DN không còn khả năng hoạt động hoặc chuẩn bị lâm vào tình trạng rất khó khăn. Thường các CĐ lớn sẽ biết những thông tin này trước, do họ có chân trong ban lãnh đạo Cty. Bởi thế khi các CĐ nhỏ hơn và thị trường nhận ra thì thông thường là quá muộn và CP phải chịu cảnh bán tháo như trường hợp của CTCP dược phẩm Viễn Đông (mã CK: DVD) và rất nhiều trường hợp khá Về luật pháp có quy định rất kỹ về việc công bố thông tin để tránh cho các CĐ bị thiệt hại, nhưng để có thể phát hiện trường hợp nào tận dụng thông tin để trục lợi và có bằng chứng xác thực không phải là đơn giản, bởi thế trong thời buổi TTCK khó khăn thì những việc này càng nhiều mà xử phạt hầu như rất ít và lại quá nhẹ tay với những lợi ích mà các CĐ lớn này thu được nên CĐ lớn khi DN “có biến” họ vẫn làm. B.C (ghi) Ông Võ Duy Phương - chuyên gia tư vấn CTCK Bản Việt: Các cổ đông nhỏ là người chịu thiệt hại lớn nhất Có cả 1.001 lý do để các cổ đông thực hiện thoái vốn. Do vậy không chỉ nhìn vào hiện tượng bên ngoài để suy diễn bản chất bên trong của sự việc. Tuy nhiên, trên thực tế, đây đều là các cổ đông nội bộ nắm những thông tin trọng yếu của DN niêm yết, việc bán cổ phần của những NĐT lớn này muốn hay không đều gây ra tác động tâm lý tới thị trường, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Việc ông Đặng Thành Tâm và bà Đặng Thị Hoàng Phượng đăng ký bán hơn 40 triệu CP SQC trị giá tới hơn 2.500 tỉ đồng, trong khi SQC đang có lợi nhuận tăng lên khá mạnh thì bất chấp việc thoái vốn do khan hiếm tiền mặt hay chỉ đơn giản để chốt lời tìm cơ hội khác thì cũng vẫn khiến NĐT nhỏ bất an và đặt câu hỏi nghi ngờ về tính hấp dẫn không chỉ của CP này mà cả các CP khác trên TTCK. Tôi cũng không loại trừ khả năng việc thoái vốn là do sau khoảng thời gian đầu tư không hoặc chưa hiệu quả, chưa đủ tiềm lực tài chính hoặc đầu tư không đúng thế mạnh và chuyên môn của mình, thì đây là khoảng thời gian bắt buộc cổ đông lớn phải suy tính kỹ càng về việc có thể tiếp tục “leo lưng cọp” nữa hay không hoặc tiến hành thoái vốn trước khi quá muộn. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, do sự khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều DN rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc nhiều ông chủ phải bán các CP đang nắm giữ để lành mạnh hóa tình hình tài chính. Trong những tình huống ấy, rõ ràng sự đi ở, tăng giảm sở hữu của cổ đông lớn không còn là giao dịch thuần túy. Nó cho thấy những thay đổi lớn ở DN. Nếu thay đổi này diễn ra liên tục, thì việc ổn định “đội hình” trở thành bài toán khó với DN. Thường cổ đông nhỏ nhận ra thì đã quá muộn và người chịu thiệt hại lớn chính là những cổ đông đã tin tưởng và nắm giữ CP của các DN ấy. G.Miêu ghi Theo Bảo Chương Lao động Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 8, 2012 Khi người giàu nhất túng tiền Tác giả: ĐÀO TUẤN Ông Đặng Thành Tâm mới đây bán cổ phiếu chỉ là 1 "gạch đầu dòng" trong chuỗi vô số những khó khăn của các đại gia, mà những biến động của "chứng" (khoán) trên thị trường mới chỉ là khía cạnh có thể nhìn thấy. Người giàu nhất Việt Nam năm 2007, ông Đặng Thành Tâm vừa đăng ký bán 22 triệu cổ phiếu SQC, với giá trị ước tính 1.400 tỉ đồng trong một trào lưu mà báo chí gọi là "đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi". Nhưng đây chỉ là một "gạch đầu dòng" trong chuỗi vô số những khó khăn của các đại gia, mà những biến động của "chứng" (khoán) trên thị trường mới chỉ là khía cạnh có thể nhìn thấy. Quốc Cường Gia Lai bị khởi kiện ra tòa xung quanh một dự án BĐS ở Đà Nẵng là một điển hình cho tình trạng đại gia "gặp khó khăn". Hết quý II, đại gia này nợ tới 2.980 tỷ đồng. Và trong khi lượng hàng tồn kho lên tới 2.846 tỉ đồng thì quỹ tiền mặt chỉ còn hơn 15,3 tỷ đồng. Đại gia Bình An tiếp tục bị chủ nợ vây hãm, đòi tuyên bố phá sản, bất chấp thông tin bà Diệu Hiền có thể sẽ về nước. Thậm chí ngay cả khi Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức mua lại 1,1 triệu cổ phiếu HAG, các nhà đầu tư vẫn tỏ thái độ mà báo chí mô tả rất chính xác là "thờ ơ". Không "thờ ơ" không được, không lo lắng không xong, khi bất chấp việc ông chủ của HAGL đăng ký mua hơn 3 triệu cổ phiếu - một động thái dư luận cho rằng mang tính trấn an hơn là một hoạt động đầu tư, bất chấp những thanh minh số nợ "chỉ" 6.400 tỷ đồng, chứ không phải 15.500 tỷ đồng, HAGL vẫn tiếp tục bị Fitch đưa vào diện "theo dõi tiêu cực" cho định hạng tín nhiệm B đối với nợ ngoại tệ, nội tệ dài hạn. Có thể các đại gia đang khát tiền mặt và tìm mọi cách thoái vốn, dù phải bán cả đống cổ phiếu của chính DN mình. Có hai điều có thể nhìn thấy qua sự kiện này: Những khó khăn của nền kinh tế không buông tha một ai kể cả đó là những người giàu nhất. Và sự bất chấp điều tiếng cho thấy những khó khăn về nguồn vốn lớn đến mức các đại gia buộc phải chấp nhận những mất mát về lòng tin của các nhà đầu tư vào thương hiệu thậm chí đã phải xây dựng trong nhiều thập kỷ. Bởi cái giá của thoái vốn chính là sự suy kiệt của niềm tin. Nghiêm trọng hơn, TTCK lại bị rúng động khi "quả bom" SME phát nổ với việc cả chủ tịch và phó chủ tịch Cty chứng khoán này bị bắt. Song nghĩ cho cùng, nỗi lo mất vốn, mất tiền không phải đến khi "quả bom" phát nổ - khi mà các mã cổ phiếu "dán nhãn SME" gần như thành giấy vụn, được bán tống bán tháo với giá cốc trà đá - 700 đồng/cổ phiếu mới có. Bởi thế, "quả bom SME", hay sự kiện người giàu nhất VN năm 2007 "bán chứng gom tiền", chỉ là dày thêm sự thờ ơ và nỗi lo. Ông Đặng Thành Tâm công khai việc phải bán cả núi cổ phiếu dẫu sao vẫn còn hơn chán vạn những đại gia khác, bất chấp uy tín, tìm mọi cách "bán lén" cổ phiếu. Như trường hợp Chủ tịch HĐQT Kien Long bank, vừa bị phạt vì "bán chui" cả gánh 876.450 cổ phiếu STB. Nắm cổ phiếu ngân hàng - loại cổ phiếu được bảo lãnh bằng danh nghĩa "an ninh tài chính tiền tệ" còn phải tìm cách "bán lén" huống chi các loại "chứng" khác. Khi mà nền kinh tế lâm trọng bệnh, khi người giàu nhất VN cũng trở thành kẻ túng thiếu, thì việc nói về một "dấu hiệu khởi sắc cho thị trường chứng khoán" hay sự phục hồi của các DN quả thực xa vời.Theo Lao động Theo Lao động 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 8, 2012 Thiên tai tăng nặng....... ====================== Bão đe dọa Thượng Hải, 200.000 người sơ tán 07/08/2012 12:20 (TNO) Thành phố Thượng Hải ở Trung Quốc đã phải sơ tán 200.000 người khi cơn bão thứ 3 trong một tuần sắp đổ bộ vào đây, các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin ngày 7.8. Một góc thành phố Thượng Hải - Ảnh: AFP AFP dẫn nguồn từ Cơ quan Khí tượng Trung Quốc cho biết, bão Haikui dự kiến sẽ tràn vào tỉnh Chiết Giang, phía nam Thượng Hải, vào cuối ngày hôm nay 7.8 hoặc sáng sớm hôm 8.8. Cũng như Thượng Hải, chính quyền ở Chiết Giang đang khẩn trương sơ tán 130.000 người dân ở những khu vực nằm trên đường đi của cơn bão, Tân Hoa xã đưa tin. Nhà chức trách Thượng Hải lo ngại rằng Haikui có thể là cơn bão tồi tệ nhất kể từ năm 2005, khi cơn bão Matsa làm chết bảy người tại thành phố này, theo các phương tiện truyền thông nhà nước. Hồi cuối tuần qua, hai cơn bão khác đã tàn phá nhiều nơi ở Trung Quốc, cướp đi sinh mạng của 23 người, Tân Hoa xã đưa tin hôm 6.8. Huỳnh Thiềm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 8, 2012 Kinh tế vĩ mô, chưa hết thời gian khó Kinh tế vĩ mô đang tốt lên! Nhận định này thường xuyên được đưa ra trong vài tháng qua. Tuy nhiên, các chỉ báo kinh tế mới đây cho thấy, những khó khăn của các DN và cả nền kinh tế vẫn đang hiện hữu và có những biểu hiện trầm trọng hơn. Hàng tồn kho hiện đang là yếu tố cản trở lớn nhất hoạt động của DN Sản xuất tiếp tục đình trệ Hàng tồn kho tăng. Đó là nỗi ám ảnh của hàng loạt DN trong giai đoạn suy thoái. Không đầu ra, thì tất cả những nỗ lực từ tiết giảm chi phí sản xuất, tăng cường công tác marketing…, cũng không còn mấy ý nghĩa. Trong khi đó, những chi phí cố định vẫn phải trả, chi phí lãi vay cho hàng tồn kho vẫn phát sinh. Thua lỗ của DN vì thế càng nhiều. Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tháng 7/2012 do Ngân hàng HSBC thực hiện thêm một lần nữa vẽ ra bức tranh không sáng màu. Theo dữ liệu tổng hợp của HSBC, tháng 7/2012, PMI giảm về mức 43,6 điểm, so với mức 46,6 điểm hồi tháng 6. Dữ liệu thu thập từ 400 nhà quản trị mua hàng ở các DN sản xuất tại Việt Nam mà HSBC thu thập cho thấy, sản lượng sản xuất trong tháng 7 của các DN, sau khi đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ, sụt giảm mạnh so với các tháng trước đó, lùi xa khỏi mốc 50 điểm (50 điểm là mốc mà khối lượng sản xuất không thay đổi so với kỳ trước, chỉ số càng thấp hơn mức này thể hiện mức độ sụt giảm sản lượng sản xuất càng lớn). Số lượng đơn đặt hàng mới (cả cho trong nước và xuất khẩu) cũng sụt giảm mạnh tháng thứ 3 liên tiếp. Đặc biệt, chỉ số số lượng mặt hàng mua của tháng 7 giảm về mức xấp xỉ 38 điểm, trong khi tháng 6 là xấp xỉ 43 điểm. Những kết quả khảo sát rút ra từ 400 DN mẫu được HSBC lựa chọn có thể không phải là đại diện chung cho gần 470.000 DN đang hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, đây là thực trạng của hầu hết DN lớn trong các ngành, lĩnh vực sản xuất đã được lựa chọn nghiên cứu mẫu trên cơ sở đại diện ngành, mức độ đóng góp vào GDP. Do đó, bức tranh mà HSBC thông qua chỉ số PMI vẽ ra cho thấy triển vọng sản xuất - kinh doanh kém sáng sủa, ít nhất là trong một vài tháng tới. Đáng chú ý, theo báo cáo của HSBC, tổng giá trị hàng tồn kho của các DN có dấu hiệu giảm nhẹ. Tuy nhiên, mức sụt giảm này chủ yếu đến từ việc các DN đã hạn chế sản xuất, mua nguyên vật liệu đầu vào và bán hàng ra bằng mọi giá từ hồi tháng 5 đến nay. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bản thân các DN giảm đi sự kỳ vọng về khả năng phục hồi sức mua hàng hóa. Cầu tiêu dùng yếu Tháng 7/2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục tăng trưởng âm, giảm 0,29% so với tháng trước (tháng 6/2012, CPI giảm 0,26%). Ngoài yếu tố mùa vụ, như lý giải của cơ quan quản lý nhà nước, thì sức mua sụt giảm là yếu tố quyết định. Báo cáo của HSBC cho thấy, trong tháng 7, chỉ số giá bán tiếp tục sụt giảm, do các DN tìm cách giảm hàng tồn kho, nhưng sức mua vẫn yếu. Ngoại trừ một số ít đơn vị vẫn kinh doanh tốt như nhóm DN ngành dược, nông nghiệp, than, dịch vụ ăn uống…, thì tình trạng cắt giảm lương nhân viên diễn ra phổ biến. Đặc biệt là ở nhóm DN bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng. Do đó, lãi suất ngân hàng giảm mạnh được coi là một nhân tố quan trọng giúp hạ CPI, vốn tăng cao trong năm 2011, nhưng khi thu nhập của người dân sụt giảm, thì CPI ít có cửa để tăng, nghĩa là cầu tiêu dùng vẫn yếu. Tăng trưởng GDP khó khăn Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011. Số liệu tăng trưởng GDP tháng 7 vẫn chưa được công bố, khá chậm so với lịch trình công bố đã diễn ra nhiều năm trước đó. Chưa biết tăng trưởng GDP cả nước tính đến tháng 7 là bao nhiêu, nhưng với tình trạng sụt giảm mạnh mức mua nguyên liệu sản xuất đầu vào như trên, thì trong một vài tháng tới, tăng trưởng GDP khó có cơ đột phá để đạt kế hoạch năm từ 6 - 6,5%. Thêm vào đó, mức độ sụt giảm tín dụng trong tháng 7 cũng là tín hiệu quan trọng phản ánh tình trạng tiêu cực về khả năng phục hồi sản xuất của các DN. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, tăng trưởng tín dụng VND 7 tháng đầu năm đạt 0,93%, tính cả những khoản cấp vốn mua giấy tờ có giá như trái phiếu DN. Tuy nhiên, số liệu báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia lại cho thấy, tính đến ngày 12/6/2012, tăng trưởng tín dụng là 0,17% so với đầu năm. Tính đến hết tháng 7, tỷ lệ này sụt giảm 0,1%. Điều này có nghĩa là, bản thân các DN, sau khi tăng vay nợ các giai đoạn tháng 4, 5, 6 đã trở lại hoạt động co cụm hơn trong tháng 7. Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo một DN ngành may mặc đang niêm yết cho biết, 6 tháng trước, công ty không thể tìm được nguồn huy động vốn giá thấp. Nay ngân hàng mời chào vay vốn thì công ty lại không dám vay, vì không biết vay để làm gì! Thêm vào đó, việc sụt giảm mạnh giá bán hàng đầu ra để tăng khả năng cạnh tranh, giải phóng hàng tồn kho khiến DN không chịu được mức chi phí vốn vẫn còn ở mức cao như hiện tại. Đặc thù nền kinh tế Việt Nam là tăng trưởng phụ thuộc khá nhiều vào vốn vay, nên khi tín dụng gần như không tăng trưởng, thì khả năng phục hồi của nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo Bùi Sưởng - ĐTCK Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 8, 2012 Vỡ chứng khoán, đại gia 'gõ cửa' trại tâm thần Thời buổi kinh tế thị trường, con người ta lao vào vòng xoáy bạc tiền. Khi ma lực của đồng tiền cuốn hút, ngày đêm họ chỉ nghĩ cách làm sao để “tiền đẻ ra tiền”. Và hậu quả của những ước mong làm giàu là nhiều đại gia phải nhập viện tâm thần vì lúc nào cũng thấy... “đói” tiền. Điên vì mở mắt... mất trăm tỷ! Cuối tuần qua, chúng tôi trở lại viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) để tìm hiểu về đề tài những đại gia nhập viện vì tầm thần. Khi tiếp xúc trực tiếp với các đại gia và nghe các bác sĩ, người nhà bệnh nhân kể về những hoàn cảnh, lý do mà họ phải nhập viện điều trị, chúng tôi cũng cảm thấy não nề thay. Vì cuộc sống, vì giấc mộng làm giàu, nhiều người đã đầu tư hết gia sản vào chứng khoán, địa ốc, cho vay nặng lãi... Nhưng chưa kịp nhìn thấy tiền đầu tư nảy nở thì các đại gia đã "ngã ngựa"...Theo lời kể của các bác sĩ, thời điểm mà các đại gia phải vào viện điều trị nhiều nhất chính là thời điểm thị trường chứng khoán rơi xuống đáy (đầu năm 2011). Chứng khoán liên tiếp mất điểm, nhiều người thua lỗ đi vay nặng lãi để gỡ gạc tiền vốn đã đầu tư. Kết cục, càng gỡ càng thua đau. Phá sản, nhiều đại gia đã trắng tay trong chớp mắt và họ phải "gõ cửa" bệnh viện tâm thần vì rơi vào trạng thái mất kiểm soát bản thân.</b> Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng T4, viện Sức khỏe Tâm thần cho hay, nhiều đại gia phải vào bệnh viện tâm thần do khủng khoảng tâm lý, chủ yếu là do kinh doanh thua lỗ, vay nợ chồng chất.Trước đó, trong một lần ghé vào Bệnh viện Tâm thần quốc gia tìm hiểu đề tài về những người điên, tôi đã được nghe các bác sĩ kể về trường hợp Nguyễn Văn Lanh, 35 tuổi (nhà ở Hoàng Mai, Hà Nội) mới nhập viện vì thua lỗ chứng khoán. Khi ấy, tôi đã biết tiếng Lanh là một đại gia trẻ, kiếm tiền từ chứng khoán dễ như trở bàn tay. Vận đỏ, năm 2010, Lanh kiếm tiền từ chứng khoán "vào như nước". Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày ngang. Lần này quay trở lại bệnh viện, tôi lại gặp Lanh sau đợt điều trị cuối cùng kết thúc chuỗi ngày bị khủng hoảng tâm lý vì "đốt" hết gia sản vào chứng khoán. Được biết, vì cú sốc thua lỗ chứng khoán, Lanh đã hai lần phải nhập viện điều trị, mỗi đợt 4 tháng ròng. Đợt đầu tiên Lanh nhập viện là tháng 6/2011 và đợt 2 là từ tháng Lanh là con trai út của một gia đình có tiềm lực kinh tế. Bố mẹ Lanh kinh doanh chuỗi khách sạn ở Hà Nội. Hai chị gái của Lanh đều là doanh nhân đang làm việc tại Nga. Hàng năm, hai chị gái đều gửi tiền về cho Lanh lấy vốn làm ăn. Tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân, vốn có máu đại gia - tiền tiêu không phải nghĩ, vốn làm ăn của Lanh đều do mẹ và các chị gái "tiền hô, hậu ủng". Là con trai duy nhất trong nhà nên Lanh được mọi người tạo mọi điều kiện có thể để làm ăn, kinh doanh. Chỉ cần Lanh nói cần tiền làm ăn là trong nháy mắt Lanh đã được mẹ đưa cho cả chục tỷ.Năm 2007, Lanh mạnh dạn đầu tư vào thị trường chứng khoán và thu lời lớn. Thấy vậy, các chị ở bên Nga liên tiếp gửi tiền về hùn vốn. Họ hàng cũng cầm cố nhà để nhờ Lanh biến hóa "tiền đẻ ra tiền". Năm 2008, Lanh lời ra hơn 20 tỉ đồng. Năm tiếp theo, số tiền Lanh kiếm được từ chứng khoán tăng theo cấp số nhân. Điền sản mà anh ta mua từ tiền lãi chứng khoán vô số. Lanh thay ô tô như thay áo. Khi ma lực đồng tiền làm mờ mắt, Lanh dồn hết vốn liếng vào chứng khoán mong đánh "mẻ cá lớn". Nhưng khi giá cổ phiếu đồng loạt sụt giảm, Lanh đã không kịp bán hết, tiền cứ thế bay hơi từng ngày. Đầu năm 2011, thị trường chứng khoán rơi xuống đáy, Lanh đã mất trắng hơn 120 tỷ đồng. 3 mảnh đất mà mẹ Lanh tích cóp mua được cũng phải bán đi để Lanh hoàn tiền lại cho những người tin cậy đã hùn vốn.Trước áp lực nợ nần chồng chất, Lanh luôn sống trong trạng thái hoảng loạn cao độ và gia đình phải đưa anh Lanh vào điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai). Sau 2 đợt điều trị tích cực, Lanh đã trở lại trạng thái cân bằng tâm lý.Theo bác sĩ Dũng, không ít đại gia phải nhập viện vì chứng khoán. Họ đã sử dụng toàn bộ tiền mặt, giấy tờ, sổ đỏ đang sở hữu để đánh cược vào chứng khoán. Khi thị trường vỡ, họ mất ít nhất vài chục tỷ đồng và đẩy gia đình vào cảnh thê thảm. Điều đáng nói, có nhiều trường hợp vì chạy theo chứng khoán mang cầm cố hết tài sản để lấy tiền cho vay nặng lãi. Khi chứng khoán xanh đèn, họ tăng lãi theo ngày, nhưng lúc chứng khoán tụt dốc, tiền lãi cũng hụt hơi theo phút, giây. Thế mới có chuyện, nhiều đại gia phải trả lãi hàng tỷ đồng mỗi ngày và từ từ "chết". , Cả vợ lẫn chồng đều tâm thần Theo lời kể của BS. Dũng, không chỉ trường hợp của Lanh phải nhập viện tâm thần. Nhiều người vì "đốt" tiền vào chứng khoán, nợ nần chồng chất, không lối thoát đã tìm đến cái chết để "trốn thoát". Khi tự tử bất thành, họ rơi vào trạng thái mất kiểm soát tâm lý, luôn sống với nỗi sợ hãi mang tên phá sản, nợ nần và phải nhập viện điều trị. Cũng theo bác sĩ Dũng, trong quá trình điều trị cho các đại gia, đáng tiếc nhất là một cặp vợ chồng thành đạt ở Hà Nội cũng vì chứng khoán mà cả hai đều phát bệnh tâm thần. Hai vợ chồng kinh doanh địa ốc cả hai có trong tay khá nhiều đất đai. Thời điểm thị trường chứng khoán liên tiếp ăn điểm, cặp vợ chồng này bàn nhau bán đất, vay thêm tiền để buôn cổ phiếu. Lãi đâu chưa thấy, chứng khoán tụt dốc, cặp vợ chồng trẻ nợ ngân hàng gần 200 tỷ đồng, chưa kể tiền nợ họ hàng. Gia sản mà họ có cũng chỉ đủ trả 1/3 số nợ. Quá áp lực, đầu lúc nào cũng quay cuồng lo tiền. Kết cục người vợ phải nhập viện Sức khoẻ Tâm thân quốc gia điều trị. Người chồng cũng phải điều trị ở một bệnh viện tâm thần khác ở Thường Tín. Bác sĩ Dũng, cho biết: "Sau hàng loạt những vụ vỡ nợ chứng khoán, có không ít người bị rối loạn tâm thần. Tuy vậy, chỉ khi bị quá nặng gia đình mới nghĩ đến việc đưa họ vào viện, như thế là quá muộn để chữa trị". Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, sang chấn tâm thần có thể xảy ra khi bị mất tiền của đột ngột, căng thẳng trước mùa thi, lạm dụng thuốc, mất việc. Cuộc sống căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn tâm lí. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội quay trở lại cuộc sống bình thường dễ dàng hơn cũng như người nhà có cách để chăm sóc. BS. Dũng cho biết: "Các dấu hiệu ban đầu của bệnh tâm thần: Rối loạn giấc ngủ, đau tức ngực, khó thở, đau mỏi người. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường đi khám nhiều nơi mà không xác định được nguyên nhân. Nếu thấy người thân có những biểu hiện rối loạn hành vi, tác phong và xúc cảm, thay đổi khác lạ trong cách ăn nói, rối loạn giấc ngủ, người nhà nên đưa người thân đến các cơ sở khám chữa bệnh tâm thần để được điều trị bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc, tâm lý và vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, thể dục thể thao, vui chơi giải trí..."BS. Dũng khuyến cáo, với người càng trẻ thì bệnh càng có nguy cơ nặng hơn vì họ chưa có kinh nghiệm sống, chưa đáp ứng với thời cuộc, dễ tổn thương thần kinh dẫn tới mất ngủ, tâm thần. Họ bị rối loạn tâm thần cấp - sang chấn tâm lý cấp diễn ra trong khoảng thời gian từ 24h đến 72h với những triệu chứng kéo dài trong 2 tuần.Tự tử để... trốn nợ. Theo bác sĩ Dũng cho biết, đã có một phụ nữ tự tử vì chứng khoán. Trước đó, chị này đã được gia đình đưa đến viện để xin tư vấn và điều trị. Quá trình điều trị tại viện, các bác sĩ đã kiểm soát được tình trạng bệnh, nhưng sau khi bệnh nhân về nhà, nhiều người đến đòi nợ, chị này lại tái phát bệnh. Người phụ nữ này chuyên buôn bán bất động sản, có rất nhiều nhà đất, chung cư, quán café. Chị "nhảy" vào chứng khoán khoảng 3 năm. Sau khi phá sản, chị luôn sống trong sự hoảng loạn. Để trốn chạy thực tế, chị lao xuống sông Đuống tự vẫn. Khi kiểm tra vật dụng, người ta thấy trong cốp xe của chị vẫn còn 90 triệu đồng tiền mặt và một lá thư tuyệt mệnh. Theo Nguoiduatin Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 8, 2012 Bị cắt môi giới, CTCK “biến dạng” Tên của nhiều CTCK giờ đây thậm chí không còn tồn tại trên biển hiệu, chứ đừng nói gì đến duy trì khả năng hoạt động. Ngày 3/8, ĐTCK đã “tai nghe, mắt thấy” hiện trạng này tại trụ sở của nhiều CTCK vừa bị rút nghiệp vụ môi giới.Ngày 2/8, danh sách CTCK bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) rút nghiệp vụ môi giới nhảy lên con số 4, với sự góp mặt của CTCK SME. Cũng đúng ngày này, một tin dữ nghiêm trọng hơn đã đến với SME khi Cơ quan Điều tra, Bộ Công an bắt tạm giam hai lãnh đạo SME là Chủ tịch HĐQT Phan Huy Chí và Phó chủ tịch HĐQT Phạm Minh Tuấn để điều tra về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cần phải có thời gian để kết quả điều tra được công bố. Tuy nhiên, một câu hỏi mà khách hàng của SME, cũng như 3 CTCK bị rút nghiệp vụ môi giới trước đó (Hà Nội, Trường Sơn, Đông Dương), muốn có câu trả lời ngay là DN có còn duy trì hoạt động? Để phần nào tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên, ngày 3/8, ĐTCK đã tìm đến trụ sở của 4 CTCK đó. Gọi là trụ sở cho thuận miệng, chứ thực tình những gì chứng kiến khó có thể coi là trụ sở hoạt động của một DN. HSSC “trôi dạt” Hành trình của chúng tôi bắt đầu từ CTCK Hà Nội (HSSC). Việc tìm được nơi hoạt động thực của HSSC không dễ, khi các mối liên lạc với Công ty đều bị… cắt đứt. Trong khi website của HSSC là www.hssc.com.vn bị xóa sổ, thì số điện thoại cố định cũng không sao liên lạc được. Chúng tôi nhiều lần liên lạc với ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc, cũng như một số nhân sự của HSSC, nhưng không có kết quả. Sau khi đóng cửa trụ sở tại tầng 3, Toà nhà Trung tâm thương mại Opera (60 Lý Thái Tổ, Hà Nội), với nhiều NĐT, HSSC chuyển trụ sở đi đâu là điều bí mật. Theo một số thông tin, HSSC đang hoạt động tại Tòa nhà của Tổng CTCP Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VNR) ở số 141 Lê Duẩn (Hà Nội). ĐTCK tìm đến địa chỉ này và được bảo vệ Tòa nhà cho hay, HSSC không còn hoạt động tại đây. Chúng tôi muốn “mục sở thị”, nên nhờ bảo vệ hướng dẫn địa điểm văn phòng HSSC, thì ông bảo vệ phát cáu: “Đã bảo đóng cửa cách đây vài tháng rồi, còn gì mà xem”. Chúng tôi tiếp cận chị lễ tân Tòa nhà thì được biết, HSSC là một mảng hoạt động của Công ty Hà Nội CTT (HanoiCTT). Kể từ khi HSSC xóa sổ trụ sở tại Toà nhà Trung tâm thương mại Opera, họ đến tá túc văn phòng mà HanoiCTT thuê tại Tòa nhà 141 Lê Duẩn. Chị chỉ tay vào căn phòng bỏ trống ngay ở tầng 1 của Tòa nhà và nói: “Trước đây, HSSC tá túc tại căn phòng này. Diện tích mà HanoiCTT thuê nay bỏ trống, vì không còn duy trì hoạt động, nên HSSC chẳng còn hiện diện tại đây”. Hiện tại, không biết HSSC “lưu lạc” nơi nào hay đã thực sự “tan rã”? Khi chúng tôi nói lời chia tay, chị lễ tân cho biết thêm: “Do đang nợ tiền thuê nhà quá hạn, nên VNR vừa đòi HanoiCTT trả tiền, vừa gây sức ép để HanoiCTT sớm trả lại phòng để cho đơn vị khác thuê”. SME rút vào “bí mật” Theo Công văn số 88/2012/CV-SME của SME công bố thông tin bất thường về việc Cơ quan Điều tra, Bộ Công an bắt tạm giam ông Chí và ông Tuấn, do người được ủy quyền công bố thông tin là Hoàng Trọng Thạch ký ngày 2/8, thì ông Chí đã ký văn bản ủy quyền cho người khác đứng ra đảm nhiệm việc điều hành các hoạt động bình thường của SME trong thời gian chờ Cơ quan Điều tra làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan đến vụ việc. ĐTCK đã nỗ lực liên lạc với SME qua số điện thoại trên website của Công ty (http://sme.vn) để kiểm chứng thông tin SME vẫn còn hoạt động bình thường, nhưng bất thành. Nhân viên CTCK SME làm việc tại căn nhà số 38 Kim Mã Thượng, Hà Nội Tìm hiểu thông tin từ Ban quản lý Toà nhà Vinaplast - Tài Tâm (39 Ngô Quyền, Hà Nội), nơi SME đăng ký là trụ sở chính, thì được biết, SME không còn thuê hoạt động tại đây. Qua dò hỏi được biết, SME đã chuyển đến số nhà 193C1 Bà Triệu (Hà Nội). Đến nơi, chúng tôi không khỏi bất ngờ, bởi không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy SME còn hiện diện tại đây. Thay vào ví trị mà SME từng thuê làm trụ sở, thì nay là một shop thời trang sang trọng. Người thuê lại căn nhà cho biết, khoảng 3 tháng trước, SME đã chuyển về 38 Kim Mã Thượng. Tìm đến địa chỉ này, chúng tôi tiếp tục bất ngờ khi không có bất kỳ biển hiệu hay thông tin chỉ dẫn nào chứng tỏ SME đóng trụ sở tại đây. Cổng của ngôi nhà 3 tầng tại 38 Kim Mã Thượng tuy mở, nhưng cửa phòng bên trong đóng im ỉm. Gõ cửa bước vào thì bên trong là một căn phòng rộng chừng 20 - 30 m2, có 4 - 5 nhân viên đang ngồi trước máy vi tính. Không logo, cũng chẳng có biển hiệu, chỉ có duy nhất một dấu hiệu nhận diện đây là nơi “đóng quân” của SME, đó là trên bàn làm việc của các nhân viên còn sót lại những chiếc phong bì in logo SME. Hỏi những người tại đây, chúng tôi được biết họ là nhân viên của SME. Không giấu được nét mặt căng thẳng, có lẽ vì thông tin hai lãnh đạo chủ chốt của SME vừa bị bắt, một nữ nhân viên tại đây cho hay, hiện SME không triển khai hoạt động kinh doanh nào, mà chỉ làm thủ tục chuyển nốt tài khoản của NĐT sang CTCK Đại Nam và CTCK Phú Gia. Bất ngờ trước câu hỏi: “đây có phải là nhà riêng của Chủ tịch Chí…”, nhưng nữ nhân viên này vẫn đủ bình tĩnh để từ chối trả lời. Theo những người sống xung quanh căn nhà 38 Kim Mã Thượng, thì đây là nhà riêng của ông Chí. Trước đây vắng vẻ, nhưng vài tháng trở lại đây có khá nhiều người ra vào căn nhà, giống như đây là một trụ sở làm việc. TSS cắt liên lạc 10h30, sau một hồi lần tìm, chúng tôi mới thấy trụ sở của CTCK Trường Sơn (TSS). Đây là một ngôi nhà kín cổng cao tường đến lạ thường. Cổng đóng chặt, không có hơi hướng hoạt động của một CTCK, nơi thường có khách hàng đến giao dịch. Ngôi nhà tọa lạc tại số 39, ngõ 76, đường An Dương (Hà Nội), chỉ cách bờ sông Hồng vài chục mét. Sau một hồi bấm chuông, gõ cửa khá mạnh, cửa vẫn đóng chặt. Đang chuẩn bị ra về thì có một phụ nữ đi xe máy đỗ trước cửa ngôi nhà và bấm chuông. Một người đàn ông ra mở cửa. Không bỏ lỡ cơ hội, chúng tôi tiếp cận họ thì được biết, người phụ nữ là nhân viên của TSS. Chị này cho hay, đây là ngôi nhà TSS thuê để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị được vào bên trong ngôi nhà để tận mắt chứng kiến hoạt động kinh doanh thực của TSS, thì hai người không đồng ý. Trụ sở CTCK Trường Sơn (TSS) luôn cửa đóng then cài Chị nhân viên chia sẻ, do quá khó khăn, nên TSS đang tạm dừng hoạt động. Gần như toàn bộ nhân viên của TSS đã nghỉ việc, chỉ còn vài người ở lại để giải quyết nợ nần, chuyển tài khoản của khách hàng sang CTCK Navibank. Tuần tới, TSS sẽ hoàn tất hồ sơ chuyển tài khoản cho vài trăm khách hàng lên Trung tâm Lưu ký để xử lý. Khi được hỏi website của TSS tại www.tss.com.vn không thể truy cập, trong khi điện thoại của TSS không thể liên lạc, khi cần giải quyết vướng mắc phát sinh, khách hàng liên lạc với TSS cách nào, chị nhân viên này cho biết, TSS sẽ nhắn tin hoặc gọi điện cho họ. Để kiểm chứng thêm những thông tin trên, ĐTCK liên tục liên lạc qua hai số điện thoại di động của một vị lãnh đạo TSS, nhưng không hiểu sao một máy thường xuyên báo bận, còn một máy tuy đổ chuông nhưng không có tín hiệu trả lời. Để có cái nhìn khách quan, xác thực về việc có đúng là cả 4 CTCK đã gần như… nghỉ kinh doanh kể từ sau khi bị rút nghiệp vụ môi giới, chúng tôi đã liên lạc với ông Phan Trường Sơn, Tổng giám đốc CTCK Đông Dương (DDS). Khi được hỏi “DDS có còn duy trì hoạt động sau khi rút nghiệp vụ môi giới”, ông Sơn từ chối khéo khi nói: “Lúc này anh không thể trả lời em”. Theo Hữu Đạo. ĐTCK Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 8, 2012 Bắt giam nguyên Giám đốc Công ty Tài chính cao su Tài chính cao su Việt Nam hiện đang thua lỗ và nợ ngập đầu do kinh doanh kém. Hôm qua (6/8), tin từ cơ quan tố tụng Trung ương cho biết, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Phan Minh Anh Ngọc, nguyên Giám đốc Cty TNHH MTV Tài chính cao su tại nhà riêng ông này ở tỉnh Quảng Ngãi và ông Vương Đáng, Trưởng phòng Tín dụng về tội “Cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 Bộ luật Hình sự. Liên quan đến vụ án, trước đó, Trần Quốc Hoàng, nguyên nhân viên Phòng Tín dụng của Cty cũng bị cơ quan công an khởi tố về hành vi vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cụ thể là sử dụng sổ đỏ lừa đảo chiếm đoạt 12 tỷ đồng để đánh bạc. Theo đó, lợi dụng nhiệm vụ được giao, từ năm 2009 đến 2010, Hoàng đã sử dụng nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), giả mạo chữ ký của người khác, không có hợp đồng ủy quyền để lập các bộ hồ sơ cho vay không đúng quy định nhằm chiếm đoạt số tiền rất lớn của Cty Tài chính cao su. Cty Tài chính cao su là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, hiện đang thua lỗ và nợ “ngập đầu” do hiệu quả đầu tư kinh doanh, cho vay ngoài ngành quá... kém! Cụ thể, đầu tư tài chính 150 tỷ đồng không hiệu quả. Chỉ riêng lĩnh vực đầu tư chứng khoán, nếu thoái vốn thì năm 2011 Cty Tài chính cao su ước lỗ hơn 44,5 tỷ đồng, năm 2012 ước lỗ khoảng hơn 28 tỷ đồng. Nguyên nhân là do thời gian qua, các cổ phiếu giảm giá quá sâu và khó thanh toán. Mặt khác, với 150 tỷ đồng đầu tư tài chính, Cty Tài chính cao su đã hạch toán dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 24 tỷ đồng, nếu bù đắp lỗ khi thoái vốn các quỹ vẫn còn bị “âm” hơn 16 tỷ đồng. Tổng cộng năm 2011, Cty Tài chính cao su ước bị lỗ từ tín dụng khoảng 70 tỷ đồng, riêng cổ phiếu lỗ 6 tỷ. Sang năm 2012, dự đoán lỗ còn gấp 3 lần năm 2011. Cộng tất cả các khoản lỗ của Cty này trong năm 2011 lên đến 200 tỷ đồng. Ngoài ra, từ tháng 1 đến tháng 9/2009, Cty Tài chính cao su và Chi nhánh Hà Nội của Cty này còn ký hợp đồng tiền gửi và vay có kỳ hạn của một số khách hàng với tổng số tiền 600 tỷ đồng. Sau đó, Cty Tài chính cao su và Chi nhánh Hà Nội đã đem 600 tỷ đồng này gửi tại Cty Cho thuê tài chính II - một tổ chức tín dụng phi ngân hàng do Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT sở hữu 100% vốn điều lệ, để hưởng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất nhận tiền gửi. Đây là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng của Cty Tài chính cao su theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, có điều không bình thường là Cty này đã đem một số tiền gửi 600 tỷ đồng (chiếm 60% vốn điều lệ của DN vào thời điểm tháng 10/2010), để gửi vào một đối tượng khách hàng như Cty Cho thuê tài chính II, chỉ có mức vốn điều lệ 350 tỷ đồng. Hơn nữa, trước khi gửi 600 tỷ đồng, Cty Tài chính cao su cũng chưa thẩm định kỹ và chưa đánh giá hiệu quả hoạt động của Cty Cho thuê tài chính II một cách cẩn trọng, chuẩn xác. Thế nên, hậu quả cực kỳ nghiêm trọng là đến nay Cty Cho thuê tài chính II đã mất khả năng thanh khoản. Vì thế, việc thu hồi tiền gửi (600 tỷ đồng) và lãi tiền gửi (155,69 tỷ đồng) tại Cty Cho thuê tài chính II cho đến nay vẫn chưa thực hiện được, nếu không muốn nói là có nguy cơ “mất trắng”. Nên nhớ, trong lúc Tập đoàn CNCS VN đang thiếu vốn đầu tư cho các dự án phát triển cao su để thực hiện kế hoạch phát triển diện tích cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì Cty Tài chính lại đầu tư kinh doanh và cho vay ngoài ngành hàng trăm tỷ đồng không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ, có nguy cơ mất vốn của Nhà nước như đã nói trên là điều không thể chấp nhận được. Mặc dù có quá nhiều vi phạm đã được chỉ ra khá cụ thể trong các báo cáo thanh tra trước đây nhưng cho đến thời điểm này, trách nhiệm của ông Trần Thoại, nguyên Trưởng ban Tài chính Tập đoàn kiêm Chủ tịch HĐQT Cty Tài chính cao su trong thời gian công ty này kinh doanh “be bét” vẫn chưa được làm rõ. Theo Đỗ Quyên - Nông nghiệp VN Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 8, 2012 Hiệu ứng “thấm đòn” dây chuyền Tính đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ những công ty lớn như Vinamilk (VNM), Masan Group (MSN), phần lớn các công ty đều công bố lỗ sau khi trích lập dự phòng. Khát vốn và ách tắc trong luân chuyển dòng tiền là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh không sáng sủa của DN trong quý này. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dù đã có nhiều kỳ vọng trước đó nhưng tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng (NH) đến tháng 7/2012 chính thức âm 0,03% so với ngày 31/12/2011.Chỉ số PMI ngành sản xuất của HSBC trong tháng 7 phản ánh tình hình này khi giảm từ mức 46,6 điểm trong tháng 6 xuống 43,5 điểm trong tháng này. Đây hiện là mức giảm thấp nhất kể từ thời điểm bắt đầu khảo sát PMI vào tháng 4/2011. Một số công ty đứng vững trong các năm trước về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thì nay cũng chịu ảnh hưởng nhiều do giá vốn hàng bán, hàng tồn kho đều tăng cao, như Kinh Đô (KDC), Bibica (BBC), Tập đoàn Thái Hòa (THV)... Riêng Thái Hòa, trong bối cảnh tiêu thụ cà phê khó khăn, công ty này còn chịu gánh nặng nợ vay lên tới hơn 1.000 tỷ đồng do đầu tư mạnh vào các dự án trồng cà phê, cao su nhưng chưa mang lại lợi nhuận. Trong các nhóm lỗ, khối DN ngành xây dựng, vật liệu xây dựng được xem là nhóm ngành có số DN lỗ nhiều nhất tính đến tháng 8/2012. Ví dụ, Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) đã báo lỗ lên đến gần 300 tỷ đồng trong quý này. Trong báo cáo tài chính, hàng tồn kho của PVX tăng từ 275 tỷ đồng của đầu năm lên đến 408 tỷ đồng. Nợ phải trả là hơn 4.200 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Động thái cắt giảm việc làm và số lượng hàng hóa mua vào cho thấy các DN đang lo ngại nhu cầu sẽ không thể phục hồi trong thời gian ngắn hạn. Tồn kho hàng mua cũng giảm đi đáng kể. Cùng lúc đó, giảm tồn kho hàng hóa cũng vẽ nên một bức tranh tương lai không mấy khả quan của các nhà quản lý.Bà Lã Thị Lan, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí điện Thành phố, cũng chia sẻ, dù cơ khí điện được TP.HCM xác định là 1 trong 4 ngành mũi nhọn, nhưng sản phẩm trong ngành không tiêu thụ được. Do vậy, một số ngành sản xuất ra ngành tiêu dùng buộc phải tái cơ cấu, chuyển đổi ngành nghề, cơ cấu lại sản xuất để tìm đầu ra. Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Thành phố, ông Bùi Quang Hải, đồng quan điểm khi nói rằng: “Sản xuất cho thị trường trong nước khá trì trệ, tồn kho nhiều. Các DN trong ngành không chỉ kỳ vọng NH giảm lãi suất, mà còn mong muốn NH hỗ trợ thêm lãi suất cho khách hàng mua hàng cơ khí”. Sức tiêu thụ hàng hóa chậm khiến DN không còn quan tâm nhiều đến việc lãi suất đã thực giảm. “Cái DN cần hiện nay chính là cơ hội kinh doanh, đầu ra cho sản phẩm chứ không hẳn là lãi suất cao hay thấp. Từ đó, lãi suất 14% DN chưa chắc đã tính đến chuyện vay tiền. Giả sử, nếu có vay thì cũng chỉ áp dụng vào đầu tư ngắn hạn, còn đầu tư trung và dài hạn thì mức lãi suất trên vẫn đang còn khá bấp bênh”, ông Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty CP Thanh Bình, cho biết. Theo các DN, thông tin Thống đốc NH Nhà nước cho biết sắp tới lãi suất sẽ tiếp tục giảm thêm giúp DN hồ hởi hơn và tìm cách tiếp cận nguồn vốn NH nhưng kết quả không như ý muốn. Lý do, lãi suất giảm nhưng chỉ những DN cần vốn để đảo nợ, cơ cấu nợ cũ mới mừng, chứ đối với những DN dùng vốn để đầu tư sản xuất thì tiếp cận được nguồn vốn thời điểm này lại là chuyện khác. Ông Bùi Quốc Lợi, Giám đốc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Minh Giao, chia sẻ, mới đây công ty được NH thông báo nếu vay với lãi suất mới thì mức ưu đãi chỉ 13 - 14%/năm. Tuy nhiên, đơn đặt hàng trong bối cảnh hiện nay không nhiều nên phải cân nhắc trước khi vay. Theo đánh giá của HSBC, một gói kích thích kinh tế tương tự như gói đã thực hiện vào năm 2009 khó có thể được sử dụng lại. Lý do thứ nhất, lạm phát cao trong năm 2011 đã làm cho tín dụng không còn là một giải pháp hấp dẫn, đặc biệt khi đa số tín dụng đều được rót vào những lĩnh vực kém hiệu quả. Lý do nữa là các biện pháp kích thích tài chính cho nền kinh tế thông qua chi tiêu Chính phủ đã không còn hấp dẫn khi các nhà làm chính sách vừa mới đây thông báo một chiến lược mới nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách cũng như tăng cường hiệu quả của đầu tư công. Hiện đã có 609 trong 702 DN nộp báo cáo tài chính quý II cho Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chưa soát xét (hạn chót nộp báo cáo này là ngày 20/7 vừa qua), như vậy, còn 100 DN chưa nộp báo cáo quý II. Và như thường lệ, số lượng DN lỗ thường xuất hiện nhiều trong các báo cáo nộp trễ. Vì vậy, con số công ty thua lỗ trong quý II có thể chưa dừng lại. Theo Quỳnh Vũ/Doanh nhân Sài Gòn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 8, 2012 Bão tiến vào Trung Quốc, 2 triệu người sơ tán 08/08/2012 16:10 TTO - Gần 2 triệu người đã được sơ tán sau khi bão Haikui (Hải Quỳ) tấn công Trung Quốc sáng nay 8-8 với sức gió lên đến 110km/giờ. Hàng trăm chuyến bay trong nước và quốc tế bị hủy. Bão làm đổ cây ở Sanmen, tỉnh Chiết Giang sáng 8-8 - Ảnh: news.cn Theo Hãng tin Tân Hoa xã, tại tỉnh Chiết Giang hơn 1,5 triệu người được sơ tán, trong khi tại Thượng Hải 252.000 người phải rời bỏ nhà cửa tìm nơi tránh bão. Ngoài ra hàng trăm người khác bị mắc kẹt khi mưa bão gây ngập nhiều nơi. Tại hai sân bay Hongqiao và Pudong ở Thượng Hải, tính đến 10g30 sáng nay hơn 500 chuyến bay trong nước và quốc tế bị hủy. Ba hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc là Air China, China Eastern Airlines và China Southern Airlines Co Ltd cũng hủy toàn bộ các chuyến bay đến và đi từ Hàng Châu và Ninh Ba, cả hai đều thuộc tỉnh Chiết Giang. Trong khi đó Cơ quan An toàn đường thủy Thượng Hải cho biết không có tàu thuyền nào được phép rời cảng Thượng Hải kể từ đêm 6-8. Một cảng biển quan trọng khác nằm tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang cũng bị đóng cửa. Một số chuyến tàu hỏa đến và đi khỏi Thượng Hải cũng bị hủy, tuy nhiên thị trường tài chính thành phố vẫn hoạt động bình thường. Một phụ nữ ở Jinwei, Thượng Hải dẫn con tìm nơi tránh bão - Ảnh: China Daily Thủ đô Manila của Philippines đang trải qua đợt ngập lũ nghiêm trọng - Ảnh: BBC Trước khi vào Trung Quốc, bão Haikui cũng khiến gần 270.000 người ở Philippines sơ tán, buộc nhà chức trách phải đóng cửa trường học, công sở và thị trường tài chính. Trước đó bão Saola cũng đã ập vào nước này làm ít nhất 41 người chết và gây lũ lụt nghiêm trọng tại thủ đô Manila. http://m.tuoitre.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 8, 2012 TTCK tháng 8: Trở lại xu hướng tăng? CTCK SHS cho rằng, với diễn biến hiện tại, khả năng thị trường tăng dần từ vùng hỗ trợ của đường xu hướng trung hạn đang có xác suất cao hơn. Nhìn lại tháng 7: Giảm điểm do vĩ mô chậm cải thiện TTCK tiếp tục giảm điểm trong tháng 7, ghi nhận tháng giảm thứ ba liên tiếp. Biên độ dao động của thị trường nằm trong kênh giá của các chỉ báo kỹ thuật (vùng 400 - 440 điểm đối với VN-Index và 66 - 74 điểm đối với HNX-Index). Thị trường tăng điểm khi giảm đến vùng hỗ trợ và điều chỉnh giảm khi tiếp cận vùng kháng cự của kênh giá.Mức độ phục hồi kỹ thuật của thị trường khi tiếp cận ngưỡng hỗ trợ trong tháng qua cao hơn so với các thời điểm trước đó. Ngoài nguyên nhân mang tính kỹ thuật, yếu tố hỗ trợ thị trường là: (1) kỳ vọng lãi suất tín dụng được điều chỉnh giảm mạnh theo đề xuất của NHNN; và (2) KQKD quý II/2012 khả quan (90% DN công bố kết quả có lãi) trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Về nửa cuối tháng, thị trường trở lại xu hướng giảm điểm với thanh khoản thấp. Áp lực cung tại đường biên dưới của kênh giá không nhiều. Tuy nhiên, lực cầu tham gia thị trường yếu, khiến diễn biến giao dịch khá trầm lắng. Thị trường ghi nhận một tuần dao động tích lũy quanh ngưỡng hỗ trợ của đường xu hướng tăng trung hạn. Diễn biến trên do những nguyên nhân chủ yếu sau: Hiệu quả chính sách chưa như kỳ vọng. Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tiếp tục được chú trọng triển khai trong tháng 7. Về chính sách tài khóa, Chính phủ đã cho phép ứng trước 30.000 tỷ đồng ngân sách năm 2013, nâng tổng nguồn chi NSNN đến cuối năm lên khoảng 160.000 tỷ đồng, tập trung giải ngân trong quý III. Về chính sách tiền tệ, đến 27/7, đã có 50% các khoản vay cũ được điều chỉnh lãi suất về 15%/năm. Mặt bằng lãi suất tín dụng trung bình cũng đã giảm xuống còn khoảng 15 - 16%/năm, thấp hơn nhiều so với mức 17 - 18%/năm của tháng trước. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất được thực hiện dựa trên thực trạng tài chính và sự chủ động chia sẻ khó khăn của ngân hàng đối với doanh nghiệp, do vậy, còn thiếu tính phổ biến. Mặt khác, vấn đề có tính chất quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp là thị trường tiêu thụ vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể. Tín dụng ra nền kinh tế đến cuối tháng 7 chỉ tăng 0,57%, giảm so với mức 0,76% của tháng 6, khi thị trường tiêu thụ thu hẹp khiến doanh nghiệp không đầu tư mở rộng sản xuất. Điều này cho thấy, các chính sách vĩ mô chưa đem lại nhiều hiệu quả thiết thực đến nền kinh tế. Nền kinh tế còn khó khăn, dù các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng vẫn được đẩy mạnh triển khai. Số liệu vĩ mô công bố trong tháng 7 cho thấy, nền kinh tế vẫn trong tình trạng khó khăn. Cụ thể: (1) CPI tháng 7 giảm 0,29%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, bất chấp động thái điều chỉnh giá điện, làm gia tăng mối quan ngại về nguy cơ giảm phát; (2) Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 7 tháng chỉ bằng khoảng 54,5% mức tăng của cùng kỳ năm 2011; (3) Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do HSBC công bố tiếp tục xu hướng giảm mạnh, do thị trường tiêu thụ thu hẹp. Những chỉ số này phản ánh hoạt động sản xuất - kinh doanh của đa số doanh nghiệp tiếp tục khó khăn. Số lượng doanh nghiệp giải thể đến hết tháng 7 tăng lên 30.300 doanh nghiệp, từ mức 26.300 vào cuối tháng 6. Tính toán theo KQKD quý II/2012 của các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn, cập nhật đến 3/8/2012, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp vẫn giảm 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 8: Trở lại xu hướng tăng? Kết luận tại phiên họp thường kỳ tháng 7, Chính phủ đã định hướng đẩy mạnh giải ngân đầu tư phát triển, xử lý vấn đề nợ xấu ngân hàng; khơi thông dòng tín dụng và tái cơ cấu DNNN, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo mối tương quan giữa VN-Index và CPI, TTCK tạo đáy sau khi chỉ số CPI tạo đỉnh, với độ trễ khoảng 2 - 3 tháng. Tuy nhiên, đà đi lên chỉ bền vững khi diễn biến này đi kèm với sự cải thiện dòng tín dụng, tương đương với dòng tiền ra nền kinh tế. Thực trạng tăng trưởng tín dụng thấp là nguyên nhân quan trọng khiến thị trường vẫn trong xu hướng dao động hẹp, cho dù áp lực lạm phát đã giảm mạnh. Về phía yếu tố kỹ thuật, thị trường đang dao động theo chiều hướng tích lũy, khi giảm đến ngưỡng hỗ trợ của đường xu hướng tăng giá trung hạn (khoảng 410 điểm của VN-Index và 69 điểm của HNX-Index). Diễn biến thị trường cho thấy, tương quan cung cầu khá cân bằng. Để thay đổi xu hướng, thị trường cần tăng hoặc giảm mạnh qua mốc hỗ trợ với thanh khoản đột biến. Để thị trường thiết lập xu hướng tăng, vấn đề mang tính quyết định là yếu tố dòng tiền. Yếu tố nhà đầu tư quan tâm hiện tại là sự cải thiện của nền tảng vĩ mô, trước hết là tăng trưởng tín dụng và thị trường tiêu thụ. Thông tin chi tiết hơn về việc giải quyết nợ xấu cũng là vấn đề được quan tâm, khi trong tháng 8, NHNN sẽ ban hành quy định chặt chẽ hơn về việc phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng của các tổ chức tín dụng. Điểm kỳ vọng vĩ mô trong tháng 8 là: (1) Khả năng tiếp tục giảm lãi suất, khi CPI cả năm dự kiến chỉ tăng 5 - 6% và trước đó, NHNN cũng đã tuyên bố lãi suất huy động sẽ về 8%/năm nếu CPI cả năm khoảng 7%; (2) Mức độ giảm được dự báo thấp hơn của chỉ số CPI sẽ giúp dịu bớt quan ngại về khả năng giảm phát; (3) Tác động rõ ràng hơn của việc chi đầu tư công và tăng trưởng tín dụng, sau nhiều tháng đẩy mạnh triển khai. Chúng tôi cho rằng, khả năng giảm lãi suất trong tháng 8 là khả thi. Tác động rõ ràng hơn của chính sách cũng là yếu tố có thể kỳ vọng, khi quý III là thời gian cao điểm đẩy mạnh chính sách. Xét trên thực tế, những giới hạn chính sách về bội chi NSNN, vấn đề nợ xấu ngân hàng, mối tương quan giữa lãi suất - tỷ giá và sức ép lạm phát quay trở lại vẫn sẽ là yếu tố chi phối động thái của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, tăng trưởng vẫn sẽ là vấn đề được quan tâm trong bối cảnh hiện tại. Với những phân tích trên, có hai kịch bản có thể xảy ra trong tháng 8: (1) Thị trường phản ứng tích cực với vùng hỗ trợ, thiết lập xu hướng tăng điểm dựa trên những kỳ vọng vĩ mô. Ngưỡng kháng cự của thị trường trong trường hợp này là khoảng 440 điểm đối với VN-Index và 74 - 77 điểm đối với HNX-Index. (2) Thị trường giảm qua vùng tích lũy, xuống mức giá hấp dẫn hơn trước khi tăng điểm trở lại. Ngưỡng hỗ trợ của thị trường theo kịch bản này là khoảng 395 - 405 điểm đối với VN-Index và 66 điểm đối với HNX-Index. Chúng tôi kỳ vọng TTCK sẽ có những chuyển biến tích cực trong tháng 8. Diễn biến thị trường theo kịch bản nào phụ thuộc nhiều vào diễn biến của chính sách vĩ mô và thanh khoản của thị trường. Với diễn biến hiện tại, khả năng thị trường tăng dần từ vùng hỗ trợ của đường xu hướng trung hạn đang có xác suất cao hơn. (ĐTCK) =======================================Với các yếu tố thuận lợi như trên, đồng thời quan sát dòng tiền đổ vào TTCK thì có thể kết luận TTCK đã tạo đáy và bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 8, 2012 Bất động sản chết lâm sàng , gây ảnh hưởng đến các ngành Ngân hàng, vật liệu xây dựng..... ================================= 2,1 tỷ đồng xóa tên Habubank trên biển hiệu Thứ năm, 9/8/2012, 16:01 GMT+7 Bầu Hiển quyết định chưa dỡ các biển hiệu, mà trước mắt chỉ xóa tên Habubank trên đó để thay bằng thương hiệu SHB. Và tổng chi phí cho việc làm này chỉ khoảng 2,1 tỷ đồng. Sếp Habubank chưa có chỗ trong ban lãnh đạo SHB Hình ảnh cuối cùng của thương hiệu Habubank "Đảm bảo đến ngày 28/8, quý vị sẽ không còn thấy chữ Habubank nào nữa", bầu Hiển khẳng định tại họp báo sáng nay, hai ngày sau khi nhận được quyết định của Ngân hàng Nhà nước chính thức chấp thuận cho SHB tiếp quản Habubank. Ông Đỗ Quang Hiển (thường được biết tới với cái tên bầu Hiển) là chủ tịch Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB) cũ, và sẽ giữ chủ tịch ngân hàng SHB sau sáp nhập. Hiện Habubank có tổng cộng 90 điểm giao dịch, chi nhánh, quỹ tiết kiệm. SHB cho biết đến ngày 28/8, sẽ hoàn tất việc thay đổi tên Habubank thành SHB và sẽ không còn nhìn thấy tên thương hiệu Habubank tồn tại. Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng SHB Đỗ Quang Hiển tuyên bố: "Đảm bảo đến ngày 28/8, quý vị sẽ không còn thấy chữ Habubank nào nữa", bầu Hiển khẳng định. Trả lời VnExpress.net về chi phí của việc thay đổi biển hiệu, thương hiệu, bầu Hiển cho biết vừa ký duyệt chi phí thay đổi thương hiệu giai đoạn 1. “Giai đoạn này, SHB vẫn giữ nguyên biển hiệu của của Habubank nhưng thay đổi tên biển. Chỉ riêng việc thay tên, biển sẽ mất khoảng 2,1 tỷ đồng. Tôi vừa ký duyệt bản dự trù kinh phí xong”, ông Đỗ Quang Hiển tiết lộ. Sau đó, ở giai đoạn 2, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị, SHB sẽ cân nhắc nên bỏ hay giữ lại điểm giao dịch nào của Habubank. Chủ tịch SHB lý giải, hiện có nhiều điểm giao dịch cũ của Habubank rất gần với của SHB nên việc này cần phải tính toán cẩn thận để tránh sự trùng lặp, lãng phí. Ông Đỗ Quang Hiển khẳng định cái tên Habubank sẽ hoàn toàn biến mất vào ngày 28/8. Sáng nay (9/8), Ngân hàng SHB đã tổ chức họp báo chính thức công bố về thương vụ sáp nhập Habubank. Cuộc họp báo này diễn ra trong bối cảnh nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng được báo động đỏ. Như vậy, sau 5 tháng kể từ khi thông tin về cuộc sáp nhập tự nguyện đầu tiên giữa SHB - Habubank bắt đầu rò rỉ, "mối lương duyên" giữa hai ngân hàng mới chính thức được công khai. Cuộc họp báo do Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển chủ trì và ông gần như vượt qua mọi câu hỏi của các phóng viên. Đúng như dự kiến của nhiều người, lãnh đạo của SHB chứ không phải Habubank mới là tâm điểm mặc dù Chủ tịch Habubank Nguyễn Văn Bảng và Tổng giám đốc Bùi Thị Mai cũng tham dự. Bản thân Chủ tịch Habubank cũng buồn bã thừa nhận, vô cùng hối tiếc khi phải chia tay thương hiệu đã gắn bó hơn 2 thập kỷ này. Thông tin với VnExpress.net, một nguồn tin từ Ngân hàng SHB cho biết, ngay sau khi có quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hôm 7/8, ngân hàng này đã bắt đầu ra quân chuẩn bị thay đổi hàng loạt biển hiệu tại các chi nhánh, điểm giao dịch của Habubank trên toàn quốc. Trước khi có quyết định chính thức, SHB đã cử một số nhân sự cốt cán sang Habubank để lãnh đạo và điều hành cũng như xử lý nợ, giải quyết thanh khoản cho Habubank. Thương hiệu Habubank ra đời từ năm 1992, khi ngân hàng này chính thức trở thành ngân hàng cổ phần. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà ở Hà Nội (tiền thân là Ngân hàng phát triển Nhà Hà Nội) ra đời từ 2/1/1989 và là ngân hàng cổ phần đầu tiên của Hà Nội. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, sau sáp nhập, toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Habubank trước đây sẽ chuyển sang Ngân hàng SHB. Như vậy, sau ngày 28/8, thương hiệu Habubank sẽ chính thức bị xóa sổ và được thay thế bằng 3 chữ SHB. Toàn bộ quá trình SHB nhận sáp nhập Habubank diễn ra tổng cộng chỉ trong 7 tháng. Theo đánh giá của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển, việc sáp nhập Habubank vào SHB là một trong những bước đi mang tính chiến lược và đây là thương vụ sáp nhập thành công chỉ trong thời gian ngắn. "Nếu để SHB tự thân phát triển, theo ước tính của HĐQT cũng như các chuyên gia, ít nhất phải mất 5 năm cộng thêm chi phí đầu tư lớn. Như vậy, SHB chỉ mất 7 tháng và chi phí nhỏ hơn nhiều để làm việc này", ông Hiển giải thích. Trước băn khoăn của phóng viên về việc vai trò khá mờ nhạt của Ngân hàng Nhà nước trong vụ sáp nhập SHB - Habubank, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng nhận xét này không chính xác. Phó Thống đốc Đào Minh Tú phản bác: "Không những không mờ nhạt mà Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện vai trò rất đậm đặc, quyết liệt. Cùng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, chúng tôi thành lập nhiều ban chỉ đạo việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, thuê một công ty kiểm toán độc lập quốc tế đánh giá khách quan về tài chính để làm căn cứ cho 2 ngân hàng tính toán phương án". Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định vai trò của nhà điều hành trong cuộc sáp nhập này sẽ không chỉ dừng lại ở đây khi thương vụ hoàn tất. "Trong quá trình hoạt động, nếu SHB có vấn đề gì, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ với những khó khăn về thanh khoản hay về nguồn vốn...", Phó Thống đốc cho biết. Không chỉ vậy, về phía Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Chánh thanh tra Nguyễn Hữu Nghĩa cũng khẳng định: "Dù là 2 ngân hàng tự nguyện sáp nhập nhưng nếu SHB có vấn đề gì thì Ngân hàng Nhà nước vẫn theo dõi sát sao, sẵn sàng can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền". Thanh Thanh Lan Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 8, 2012 Pimco: Kinh tế toàn cầu suy yếu nghiêm trọng Trúc Như Giám đốc điều hành Pimco, ông El-Erian, hy vọng kinh tế khu vực eurozone sẽ sụt giảm 1,5% trong năm tới. Ảnh: Bloomberg(TBKTSG Online) Công ty quản lý trái phiếu lớn nhất thế giới Pimco Mohamed ngày 4-8 cho biết kinh tế thế giới đang ở giai đoạn suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu kết thúc vào năm 2009.Giám đốc điều hành Pimco, ông El-Erian, dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2012 chỉ đạt 2,25% so với 3,9% trong năm 2011 và 5,3% trong năm 2010. Năm 2009, nền kinh tế thế giới đã sụt giảm 0,6%.Dự báo của ông El-Erian nhấn mạnh những khó khăn mà kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt do khu vực đồng euro (eurozone) phải vật lộn giải quyết núi nợ công khổng lồ trong khi tăng trưởng kinh tế tại Mỹ và Trung Quốc chậm lại. Theo số liệu phát hành trước đó, chỉ số hoạt động sản xuất (PMI) gần đây ở châu Âu và châu Á đã suy giảm ở mức đáng lo ngại, đặc biệt eurozone thu hẹp mạnh nhất trong 37 tháng qua. Ông El-Erian cho biết tác động của suy thoái toàn cầu đang đè nặng lên Mỹ vào thời điểm nước này đang đứng trước nhiều khó khăn. Ông El-Erian dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1,5% trong 12 tháng tới. Ông El-Erian hy vọng nền kinh tế eurozone chỉ sụt giảm 1,5% trong năm tới và dự báo khả năng tan vỡ của khối trong 6 tháng tới khoảng 35%. Theo Bloomberg Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 8, 2012 Thế giới sẽ có chiến tranh cấp quốc gia...... ===================================== TƯ LIỆU THAM KHẢO Mỹ 'nhấp nhổm' tấn công Iran? Cập nhật lúc :10:16 AM, 10/08/2012 (Đất Việt) Israel khẳng định Mỹ đang "nhấp nhổm" sau báo cáo mới về chương trình hạt nhân của Tehran trong khi có thông tin nói Washington và Tel Aviv trong một kế hoạch quân sự đã "phân vai hoàn chỉnh". Ngày 8.8, nhật báo Haaretz (Israel) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng nước này ông Ehud Barak khẳng định TT Mỹ Obama đã nhận được một báo cáo của tình báo Mỹ về chương trình hạt nhân của Iran trong đó chia sẻ quan điểm nói Tehran đã có được các bước tiến mạnh mẽ về khả năng hạt nhân quân sự và nhấn mạnh tính cấp bách của vấn đề. Theo ông Barak, Mỹ và Israel đã nhất trí thời gian hiện chỉ còn rất ít để đưa ra quyết định có tấn công quân sự Iran hay không. Hôm đầu tuần, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Australia ông Bob Carr, TTg Israel Netanyahu một lần nữa khẳng định không thể chấp nhận một Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. "Nếu Iran có vũ khí hạt nhân, nước này có thể sẽ sử dụng nó", ông Netanyahu nói. Mỹ có nhiệm vụ tiêu diệt Shehab-3? (ISNA) Trước đó, trang tin quân sự Debka (Israel) dẫn lời một quan chức quân sự Mỹ giấu tên nói, quân đội Mỹ đang trong trạng thái sẵn sàng cho một cuộc chiến nhằm vào Iran. Không trả lời trực tiếp vào câu hỏi rằng ai sẽ lãnh đạo chiến dịch nhằm và các chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehra, nguồn tin này cho biết, một trong các nhiệm vụ của không quân Mỹ là phá hủy hoàn toàn các bệ phóng tên lửa đạn đạo Shehab-3 của Iran có tầm bắn tới Israel và Saudi Arabia. Theo các nguồn tin quân sự Mỹ, hiện Iran chỉ có khoảng 30-40 tên lửa đạn đạo loại này và không đủ để thực hiện một cuộc tấn công đồng loạt vào tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ các nước khu vực. Bên cạnh đó, các tên lửa này sẽ nhanh chóng bị hệ thống ra đa X-Band đặt tại vùng Negev (Israel) và phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện, còn hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ và Arrow của Israel sẽ có nhiệm vụ tiêu diệt. Khi Mỹ vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo tầm xa của Iran, thì không quân Israel sẽ rảnh tay hơn trong việc đối phó với hàng nghìn quả đạn có thể đến từ Dải Gaza, Li-băng hay Syria. Israel cũng đang nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Arrow II nhằm đánh chặn các tên lửa tầm trung và bọc lót cho hệ thống phòng không tầm gần Iron Dome. Tuyên bố này của Israel được đưa ra sau khi Tehran nói thử thành công tên lửa Fateh-110 có tầm bắn 300 km tấn công các mục tiêu trên bộ cũng như trên biển với "độ chính xác 100%", và có thể đã được triển khai tới Syria và Li-băng. Iran thử thành công tên lửa Fateh-110. (Getty) "Nếu là người Iran, tôi sẽ rất lo ngại trong vòng 12 tuần tới", báo New York Times hôm 8.8 dẫn lời cựu lãnh đạo tình báo Israel Mossad ông Efraim Halevy nhắc tới cuộc tấn công quân sự. Lý giải, ông Halevy cho rằng, Israel muốn tấn công quân sự trong mùa đông cộng với không tin tưởng TT Mỹ Obama nếu đắc cử sẽ tiếp tục ủng hộ giải pháp quân sự còn ứng viên Mitt Romney không muốn khởi đầu nhiệm kỳ bằng một cuộc chiến nếu trở thành ông chủ Nhà Trắng mới. Chi Hà (tổng hợp) ============== Híc! Hổng bít lói lăng thế lào.....Gặp giờ "Thiên tàng". Chịu! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 8, 2012 Kinh tế Pháp trước ngưỡng cửa suy thoái 10/08/2012 10:05 » Pháp công bố thành phần Chính phủ mới » Đảng của Hollande thắng lớn trong Quốc hội Pháp Ngân hàng trung ương Pháp (BoF) cảnh báo nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu này sẽ lại lâm vào suy thoái lần thứ hai trong vòng ba năm, với tổng sản phẩm quốc nội GDP dự kiến giảm 0,1% trong quý 3/2012, sau khi đã giảm với mức tương tự trong quý 2 và tăng trưởng 0% trong quý 1. Kinh tế Pháp đã thoát khỏi cuộc suy thoái gần đây nhất vào mùa Xuân năm 2009, song vẫn đang gặp khó khăn trong việc giành lại động lực tăng trưởng do cuộc khủng hoảng nợ. Sự không chắc chắn về số phận của đồng euro và các vấn đề liên quan trên các thị trường tín dụng đã khiến người tiêu dùng và nhà đầu tư hoặc hủy hoặc trì hoãn các quyết định chi tiêu lớn. Thực tế này được thể hiện rõ trong ngành xây dựng và ngành công nghiệp ôtô Pháp. Số nhà được khởi công trong quý 2 giảm 14% so với các mức của năm 2011, trong khi doanh số bán xe trong tháng Bảy giảm 7%. Khi những ngành thu hút nhiều lao động này gặp trở ngại, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng mạnh lên gần 10%. Một vấn đề khác của kinh tế Pháp là thâm hụt thương mại đang ở gần các mức cao kỷ lục, mặc dù mức thâm hụt trong nửa đầu năm nay đã giảm xuống 34,9 tỷ euro (43,2 tỷ USD), so với con số 38,2 tỷ euro của cùng kỳ năm ngoái. Theo Bộ trưởng Thương mại Pháp Nicole Bricq, những con số này phản ánh tình hình chung của kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ ở châu Âu, song cũng cho thấy vấn đề về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Pháp. Trước sự sa sút của nền kinh tế, Chính phủ Pháp tháng trước đã hạ dự báo tăng trưởng cả năm nay từ 0,4% xuống 0,3% và từ 1,7 xuống 1,2% năm tới. Trong khi đó, Pháp đang nỗ lực hạ thâm hụt ngân sách từ mức tương đương 4,5% GDP trong năm nay xuống mức giới hạn 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu vào cuối năm 2013. Dự báo mới nhất của BoF về kinh tế Pháp được đưa ra sau khi Italy và Đức công bố các số liệu tồi hơn dự báo vào đầu tuần này. Ngày 7/8, Italy công bố số liệu GDP quý 2 giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số đơn đặt hàng công nghiệp của Đức giảm 1,7% trong tháng 5, chủ yếu do sự sụt giảm nhu cầu của các nước Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). Những số liệu u ám trên toàn cầu đã làm giảm bớt hy vọng về cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone sẽ sớm kết thúc. Các thị trường chứng khoán châu Âu đã phục hồi mạnh mẽ trong những ngày gần đây, nhờ niềm tin đang ngày càng lớn rằng các chính trị gia và các thống đốc ngân hàng ở Eurozone sẽ làm tất cả những gì cần thiết để cứu đồng tiền chung. Theo VGPNEWS Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 8, 2012 Cơ quan An ninh điều tra khởi tố vụ án hình sự tại SBS (NDHMoney) Theo yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra, SBS không được cung cấp bất kỳ thông tin nào về vụ việc trên các phương tiện đại chúng và website của công ty. Ngày 10/8, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sacombank (mã SBS) nhận được thông báo chính thức từ Cơ quan An ninh điều tra - Công an Tp.Hà Nội khởi tố vụ án hình sự hành vi "cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; Thao túng giá chứng khoán" xảy ra tại SBS.SBS cho biết, theo yêu cầu của cơ quan An ninh điều tra, Công ty không được cung cấp bất kỳ thông tin nào về vụ việc trên các phương tiện đại chúng và website của công ty. Trước đó, ngày 18/7/2012, HOSE đã có thông báo về việc đưa cổ phiếu SBS vào diện chứng khoán bị kiểm soát. Nguyên nhân là do lợi nhuận chưa phân phối âm 1.424,14 tỷ đồng, vượt quá vốn đầu tư chủ sở hữu (tính đến 31/03/2012) và tình hình tài chính chưa được giải trình đầy đủ. Theo đó, cổ phiếu SBS sẽ chỉ được giao dịch 15 phút trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa của mỗi ngày giao dịch. Được biết, trả lời phỏng vấn báo chí vào cuối tháng 6 vừa qua, ông Kiều Hữu Dũng, chủ tịch hội đồng quản trị SBS cho biết, công ty đang cho đơn vị kiểm toán mới (cũng là công ty quốc tế. Công ty kiểm toán cho SBS thời gian qua là PWC - NV) kiểm toán lại nhằm đánh giá toàn bộ thực trạng tài chính của SBS những năm vừa qua, xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến thua lỗ. Nguyễn Khánh - NDHMoney Share this post Link to post Share on other sites