Thiên Sứ

Lời Tiên Tri 2012

1.430 bài viết trong chủ đề này

Thiên tai tăng nặng.

* Đại ý: nắng nóng thì vật vã; mưa lũ thì kinh hoàng.....

===============================================

Cyprus: nắng nóng kỷ lục, nhiều người đột quỵ

Thứ Tư, 18/07/2012, 11:15 (GMT+7)

TTO - Nhiều trường hợp đột quỵ nghiêm trọng đã được ghi nhận tại Cyprus khi đảo quốc này trải qua đợt nóng khủng khiếp với nhiệt độ ngày lên đến 44 độ C, cao nhất Cyprus từ trước tới nay.

Posted Image

Nhà máy điện Vassilikos tan hoang sau vụ nổ ngày 11-7-2011 - Ảnh: Reuters

Theo Tân Hoa xã, trong ngày 17-7, một phụ nữ 51 tuổi đã bị hôn mê do ảnh hưởng của nắng nóng và hai người cao tuổi khác cũng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Tại Cyprus, nhiệt độ 40 độ C là bất thường, đặc biệt trong thời gian tháng 7 và tháng 8. Thế nhưng đợt nóng này Cyprus lại hứng chịu cái nóng đến 44 độ C.

Các chuyên gia thời tiết dự báo nắng nóng sẽ còn tiếp diễn trong vài ngày tới, sau đó mới dịu lại.

Nhiệt độ tăng cao dẫn đến nhu cầu tiêu thụ điện của người dân tăng vọt, gây sức ép lên Công ty Điện lực Cyprus (CEA) do nhà nước sở hữu. Người phát ngôn CEA ngày 17-7 cho biết họ đã phải dùng thiết bị dự trữ để sản xuất điện nhằm đáp ứng nhu cầu người dân.

Khả năng sản xuất điện của CEA hiện vẫn chưa hồi phục hoàn toàn kể từ sau vụ nổ căn cứ quân sự hồi tháng 7 năm ngoái khiến 13 người chết và làm hư hại một nhà máy điện của CEA gần đó.

MINH ANH

=========================

Đầu năm đến nay thiên tai cũng chỉ là thí dụ. Cuối năm nay và năm tới mới gọi là thiên tai thật sự.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nợ, lỗ: Tập đoàn, tổng công ty 'sống nhờ' vốn vay

Tác giả: PHẠM HUYỀN

Bài đã được xuất bản.: 11 giờ trước

(VEF.VN) - Hơn một nửa số tập đoàn, tổng công ty hoạt động chủ yếu dựa vào vốn chiếm dụng, vốn vay với hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu quá cao, dẫn tới nguy cơ mất an toàn vốn. DNNN vẫn lỗ, nợ, đầu tư ngành ngoài hàng nghìn tỷ, hiệu quả kém.

Sáng 18/7, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) họp báo công bố báo cáo kiểm toán năm 2011 về niên độ ngân sách năm 2010. Đáng chú nhất trong báo cáo năm nay là kết quả kiểm toán chuyên đề các DNNN, tập đoàn, tổng công ty và các tổ chức ngân hàng - tài chính.

Ông Đào Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, KTNN tóm tắt báo cáo cho biết, năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi như lãi vay ngân hàng, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng ở mức cao, thị trường tiêu thụ khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có 19/21 tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán vẫn có lãi.

Tuy nhiên, một số tập đoàn, tổng công ty bị lỗ, kết quả kinh doanh bị giảm so với năm 2009.

Ví dụ điển hình như lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ 8.416 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng đường thủy lỗ 73,5 tỷ đồng.

Công tác quản lý tài chính tại các DN này vẫn có nhiều hạn chế như tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao, nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh rất lớn. Ví dụ như nợ phải thu trên tổng tài sản của Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn là 50,88%, Tổng công ty Xây dựng đường thủy là 37,58%, Tổng công ty Cơ điện xây dựng nông nghiệp và thủy lợi 31,13%, Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải 24,37%, Tổng công ty HUD 22,73%, Tổng công ty Xây dựng phát triển hạ tầng 22,49%.

Posted Image

Cùng đó, việc xác định kiểm kê sản phẩm dở dang, nguyên nhiên vật liệu xuất dùng và tồn kho chưa chính xác, nhất là các DN khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, xây dựng. Tình trạng hàng tồn kho dự trữ lớn, vượt nhu cầu, tài sản cổ định đã đưa vào sử dụng nhưng lại chưa quyết toán, đặc biệt là do không nghiên cứu kỹ nhu cầu nên nhiều tập đoàn, tổng công ty sử dụng tài sản cố định sau đầu tư không hiệu quả.

Điển hình như trường hợp Tổng công ty Xây dựng đường thủy, Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công thuộc Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và lắp máy TMC...

Theo KTNN, mặc dù tỷ lệ đầu tư tài chính so với tổng tài sản, vốn điều lệ của các DNNN không lớn nhưng đa số, các tập đoàn, tổng công ty có hoạt động đầu tư ngành ngoài nên đã phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chính và nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao.

Dẫn chứng cho căn bệnh này, KTNN cho biết có điển hình là các trường hợp như công ty mẹ của Tổng công ty hàng hải Việt Nam đầu tư ngành ngoài 672 tỷ đồng, bằng 10,37% vốn điều lệ, công ty mẹ - Tập đoàn TKV đầu tư ngành ngoài 1.828,8 tỷ đồng, không bao gồm điện, năng lượng, bằng tới 12,09% vốn điều lệ. Công ty mẹ - Tập đoàn EVN đầu tư ngành ngoài tới 4.551,4 tỷ đồng, bằng 4,13% vốn điều lệ, công ty mẹ - Tổng công ty VICEM đầu tư ngành ngoài tới 634,9 tỷ đồng, bằng 5,27% vốn điều lệ.

Một số DN do kinh nghiệm quản trị kém và do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động đầu tư hiệu quả thấp, bị thua lỗ. Ví dụ như tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư vào tài chính, chứng khoán bất động sản ở TKV là 7,94%, ở cơ khí đóng tàu của tập đoàn này cũng chỉ đạt 4,61%. Tỷ suất này tại EVN ở lĩnh vực tài chính chứng khoán bất động sản là 7,83%, riêng viễn thông lỗ 1.057,7 tỷ đồng...

Posted Image

Đặc biệt, 11 trên tổng số 21 tập đoàn, tổng công ty hoạt động chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng, vốn vay. Trong đó, một số doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu và lợi ích của cổ đông thiểu số cao nên dễ gặp phải nguy cơ mất an toàn, mất cân đối tài chính.

Theo KTNN, tình trạng này diễn ra ở Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, với tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu gấp tới 9,19 lần, Tổng công ty xây dựng phát triển hạ tầng 4,79 lần, Tổng công ty Cơ điện xây dựng Nông nghiệp và thủy lợi 4,39 lần, Tập đoàn HUD 4,01 lần, Tập đoàn EVN 3,83 lần...Chưa kể, còn có tình trạng các DNN huy động sử dụng vốn sai mục đích dẫn tới mất cân đối lớn về nguồn vốn.

KTNN còn cho biết, các tập đoàn, tổng công ty hiện quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên với diện tích lớn nhưng nhiều diện tích đất vẫn chưa được các địa phương ký hợp đồng cho thuê hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Nhiều DN còn sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không đúng quy hoạch hoặc chậm, không xây dựng các công trình công công khi thực hiện các dự án khu đô thị.

Công tác bình ổn giá của các đơn vị này cũng vẫn có nhiều sai sót. Ví dụ như việc trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu ngay cả khi DN lỗ đã tạo ra quy ảo, EVN chưa tính hết các khoản giảm thu liên quan đến sản xuất kinh doanh vào cơ chế hạch toán giá thành điện, tỷ lệ tổn thất điện năng cao.

Dù vậy, kiến nghị chung liên quan đến tập đoàn, tổng công ty nhà nước, cơ quan kiểm toán cho biết, số thuế và các khoản phải nộp của các đơn vị này tính đến hết năm 2010 còn 7.579 tỷ đồng, trong đó, KTNN kiến nghị tăng thêm 545 tỷ đồng.

Ngoài tình hình hoạt động của các DNNN, cuộc họp báo của KTNN còn công bố khá cụ thể về tình trạng mất an toàn vốn tại các tổ chức tài chính - ngân hàng năm 2010.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sai phạm hơn 1.200 tỷ, công ty mua bán nợ mất vốn

Tác giả: PHẠM HUYỀN

Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước

(VEF.VN) - Kiểm toán Nhà nước cho biết, công ty TNHH MTV mua bán nợ Việt Nam (DATC) đã không thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ chính là mua nợ và đầu tư dài hạn tái cấu trúc doanh nghiệp.. Ngược lại, công ty còn gửi tiền và cho vay không đúng chức năng nhiệm vụ, không hiệu quả, thanh khoản kém và có nguy cơ mất vốn.

Năm 2003, công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) đã được thành lập với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. Theo đó, thông qua các hoạt động mua bán nợ, công ty này sẽ chịu trách nhiệm trợ giúp các DN trong quá trình tái cấu trúc, làm lành mạnh tài chính của DN. Tuy nhiên, theo công bố của Kiểm toán Nhà nước sáng 18/7, tình trạng của công ty đặc biệt này cũng kém không khác gì các tập đoàn, tổng công ty, DNNN nói chung. Việc sử dụng vốn của công ty này cũng bị đánh giá là hiệu quả thấp.

Khi được giao khoản vốn lớn, DATC lại dành hơn một nửa vốn Nhà nước giao vào hoạt động cho vay, gửi ngân hàng thay vì để tái cấu trúc các DN. Cụ thể, nguồn vốn, quỹ của DATC tính đến 31/12/2010 là 2.616,49 tỷ đồng, trong đó, công ty đã chỉ sử dụng 47,23% vốn, tương ứng 1.235,88 tỷ đồng để làm nhiệm vụ chính- mua nợ và đầu tư dài hạn tái cấu trúc doanh nghiệp.

Còn lại, DATC gửi các ngân hàng và công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (ALCII) và cho vay khoản tiền lên tới 1.272 tỷ đồng, chiếm 48,61% vốn. Trong số này, DATC gửi tiền tại ALCII tới 110 tỷ đồng, cho vay Công ty Cà phê Ia Châm 27,39 tỷ đồng, cho vay Công ty cổ phần Xây dựng Công trình 675 là 6 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2011, các hợp đồng gửi tiền tại ALCII đã quá hạn trên 2 năm nhưng DATC chỉ thu được 12,68 tỷ đồng tiền lãi. Như vậy, nguy cơ trong vụ đầu tư này của DATC là mất vốn Nhà nước ước tính trên 70 tỷ đồng.

Posted Image

Công ty mua bán nợ cũng đầu tư tài chính sai chức năng (ảnh minh họa: theo dvt)

Kiểm toán Nhà nước khẳng định, hoạt động gửi tiền và cho vay như vậy là không đúng với chức năng nhiệm vụ của DATC.Dẫn chứng thêm cho đánh giá sử dụng vốn hiệu quả thấp, Kiểm toán Nhà nước cho hay, hệ số bảo toàn vốn năm 2010, tức tỷ lệ vốn chủ sở hữu năm 2010 so với vốn chủ sở hữu năm 2009 chỉ là 1,04%, rất thấp so với lạm phát năm 2010 là 11,75%. Cùng đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn đầu tư của chủ sở hữu là 5,48%, thấp hơn năm trước. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn đầu tư vào công ty con là 5,2%, công ty liên doanh liên kết là 0,06%, đầu tư dài hạn khác là 2,8%.

Từ năm 2004 đến 30/6/2012, DATC đã thực hiện 121 phương án mua bán nợ và tài sản, giá trị các khoản nợ và tài sản theo mệnh giá sổ sách kế toán là 7.994,9 tỷ đồng, giá vốn mua nợ và tài sản là 2.383,8 tỷ đồng; đã thu hồi được 2.384,9 tỷ đồng.

Ngay cả với "ngành" chính là mua bán nợ, DATC cũng hoạt động không hiệu quả, còn nhiều tốn tại. Năm 2010, công ty sử dụng nợ phải thu và tài sản tồn đọng đã mua để góp vốn thành lập Công ty cổ phần Xi măng Bắc Kạn . Thế nhưng, DATC lại không thuê thẩm định giá, không xử lý tài chính đối với các khoản nợ và tài sản tồn đọng đã mua trước khi góp vốn.Thực tế DATC cùng Công ty cổ phần Xây dựng Thái Nguyên và Công ty Khoáng sản và Xây dựng Hà Nội định giá giá trị nợ và tài sản của Công ty cổ phần Xây dựng Thái Nguyên do DATC đã mua làm căn cứ để DATC góp vốn 21,8 tỷ đồng. Con số này giảm so với giá trị sổ sách 62,18 tỷ đồng.

Tại thời điểm tháng 3/2011, DATC xoá nợ 26,96 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng công trình 134 nhưng lại không căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2010. Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc làm này là không đúng quy định tại Điều 9, Thông tư số 33/TT-BTC ngày 11/3/2010 của Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ tổ chức hoạt động của DATC.

Ông Lê Minh Khái, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết đã kiến nghị tới Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, kiểm điểm các sai phạm ở DATC.

Trước đó, trao đổi với báo chí, lãnh đạo công ty này còn bày tỏ kế hoạch nâng cấp DATC thành công ty mua bán nợ xâu quốc gia, tham gia vào đề án tái cấu trúc ngân hàng hiện nay với mục tiêu xử lý nợ xấu ngân hàng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nửa cuối 2012: Hàng loạt DN sẽ tiếp tục phá sản

Tác giả: ĐỖ THIỆN

(VEF.VN) - Đã có những lời nhận định lạc quan về kinh tế 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam không dễ đi lên một cách bền vững khi những nguyên nhân khó khăn nằm ở những yếu kém nội tại kéo dài chưa được khắc phục.

Chưa nhìn thấy hồi phục

Những vấn đề Việt Nam đang gặp phải đều mang tính xâu chuỗi, kéo dài và có quan hệ hữu cơ với nhau. Điều này đặt ra yêu cầu rất lớn trong cách thức nhằm giải quyết những nguy cơ có thể xảy ra. Năm 2012, có thể chỉ là một thời điểm bùng phát là xuất hiện những "vết rạn nứt" của nền kinh tế sau một thời kỳ tích tụ các yếu kém và sai lầm.

Đầu tiên là tình trạng lạm phát vẫn còn nằm ở mức cao từ hệ lụy "vung tiền quá trán" trong chính sách tiền tệ của chính phủ từ năm 2007. Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi giữa dự báo về con số lạm phát. Bộ phận Nghiên cứu (EIU) thuộc Tập đoàn The Economist (Anh) dự báo năm 2012 Việt Nam lạm phát 13,8%; Ngân hàng Thế giới dự báo 9%; trái lại nhiều chuyên gia trong nước lại cho rằng Việt Nam sẽ "dễ thở" hơn khi lạm phát 2012 sẽ chỉ khoảng 6,2%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng lạm phát hiện nay dù giảm trước mắt nhưng vẫn còn đáng lo.

Khi chính phủ còn loay hoay giải quyết lạm phát thì "nợ xấu" tràn bờ khiến không ít doanh nghiệp (DN) lẫn ngân hàng điêu đứng. Nợ xấu bùng phát trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát với giá cả đắt đỏ, trong đó có thị trường bất động sản (BĐS).

Sự dễ giải của các ngân hàng thương mại vô tình đưa nhiều DN vốn có "lòng tham" đầu tư nóng vào thị trường nhà đất rơi vào tình trạng ôm đất, trắng tay. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cũng "khó thoát" khi tiền cho vay "dưới chuẩn" đi không về lại. Hậu quả đáng nói là khi thị trường tài chính ngân hàng "lao đao" thì hiệu ứng Domino diễn ra với môi trường chứng khoán, tín dụng, xuất nhập khẩu và cả nền sản xuất trong nước.

Posted Image

Kinh tế Việt Nam không dễ đi lên một cách bền vững khi những nguyên nhân khó khăn nằm ở những yếu kém nội tại kéo dài chưa được khắc phục.

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2012 với một tông màu "nhạt" khi chỉ số VNI và HNI vẫn mãi "rề rà" dưới đáy. Mãi đến tháng 5, thị trường chứng khoán có chút khởi sắc khi VNI và HNI tăng đạt đỉnh. Nhưng chưa đầy hai tháng sau đó lại giảm đi hơn 50% giá trị tăng tính từ đầu năm 2012. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản cũng không... khá hơn khi nhà đất bị đóng bang, niềm tin người dân giảm hẳn sau pha "bể bong bóng" nhà đất gây ra tình trạng nợ xấu vừa qua.

Thị trường xuất khẩu còn đáng lo hơn khi ngành xuất khẩu chủ đạo là dệt may, da giày sang Châu Âu giảm đáng kể. Tính đến nay, trung bình mỗi tháng số lượng đơn hàng từ Châu Âu giảm 20-30% so với cùng kì năm 2011. Còn theo thống kê của Tổng cục Hải quan thời điểm 5 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU chỉ đạt 844 triệu USD, giảm 1,4%. Ngành cá Tra cũng khó khăn không kém khi lời cầu cứu của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam lẫn người nuôi trồng thủy sản liên tục xuất hiện trên các diễn đàn kinh tế như một điểm nóng. Vấn đề nan giải ở đây chính là đầu ra cho cá Tra ngày một hẹp trong khi quy mô sản xuất trong nước tăng nhanh. Bất kỳ doanh nghiệp cá tra nào cũng lo sợ một ngày "chiếc thùng nhỏ không thể chứa một lượng hàng thừa quá tải".

Trong khi đó, cứu cánh thường xuyên nhất của doanh nghiệp là các ngân hàng thương mại lại đang cố thắt chặt chính sách tiền tệ từ ảnh hưởng của "nợ xấu". Với tỷ lệ nợ xấu lên đến 12%-13% (theo Fitch Ratings), các ngân hàng đang ra sức thu mình về thế phòng thủ trước các làn sóng "phá sản" của các doanh nghiệp cùng ngành. Con đỉa "nợ xấu" rất khó buôn tha nền kinh tế dù "khổ chủ"đang ra sức dùng mọi biện pháp "đông - tây" để tháo gỡ. Chính vì thế, các doanh nghiệp và cá nhân trong các ngành cá tra, dệt may... càng khó khăn khi không thể chống chịu với thực tại thiếu vốn, lãi suất cao.

Và tất nhiên, "nước xa không thể cứu lửa gần", dẫu chính phủ vẫn "đang bàn" về các gói cứu trợ nhằm giúp doanh nghiệp và người sản xuất chỉnh đốn, tái cấu trúc hệ thống thì sự phá sản vẫn cứ xảy ra ồ ạt.

Phân hóa mạnh yếu

Chung quy cho sự đan xen quan hệ giữa "nợ xấu", lạm phát, vỡ bong bóng bất động sản, chứng khoán lao dốc hay xuất khẩu suy giảm... là câu "mạnh còn, yếu mất".

Như vậy, cuộc chơi giữa các chủ thể này là một "vòng đấu loại" dựa trên thực lực các DN. Một khi chính phủ không thể giải quyết hết tình trạng thiếu vốn đại trà, các ngân hàng không nhượng bộ hạ lãi suất thì chỉ có những DN có đủ "sức khỏe" để duy trì, cải tổ sản xuất. Kết quả là các DN yếu kém lần lượt từ bỏ sân chơi chung theo đúng nghĩa "cơ chế thị trường".Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4 năm 2012, đã có 17.735 doanh nghiệp phá sản.

Cơ chế theo kiểu chọn lọc tự nhiên sẽ có thể đưa nền kinh tế về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, nếu để mặc cho "bàn tay vô hình" tự điều chỉnh thì trước khi hồi sức, nền kinh tế sẽ rơi vào thảm họa.

Chính vì thế, chính phủ lại là nhân tố chính được kỳ vọng nhất nhằm giải quyết những khó khăn hiện tại. Kinh nghiệm cho thấy một quốc gia dưới sự điều phối tốt của chính phủ sẽ nhanh chóng lấy lại vị thế, thậm chí là phát triển hơn giai đoạn trước. Mỹ là một trong những ví dụ điển hình.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 tới nay đã quật ngã nhiều ngân hàng "đại thụ" của Mỹ. Tuy nhiên, bằng những chính sách kịp thời, triệt để thì Mỹ vẫn kịp thời "lách qua khung cửa hẹp" để giữ vững hệ thống.

Với tình hình hiện tại, yêu cầu thứ nhất trong vai trò điều phối của chính phủ chính là nhanh chóng và quyết liệt. Bên cạnh đó, mọi hành động giải pháp phải mang tính toàn diện và đồng bộ vì các khó khăn đặt ra trước mắt đều liên quan chặt chẽ với nhau. Tạo nên sự đồng bộ chung sẽ là tiền đề giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng.

Dẫu rất nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam đang rơi vào thời điểm khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây, nhưng cần nhìn nền kinh tế theo một xu hướng lạc quan hơn. Bất kỳ nền kinh tế nào cũng sẽ có giai đoạn đi xuống, nhưng nhớ rằng đi xuống không phải là mục tiêu cuối cùng mà là "lấy đà" để phóng cao hơn thông qua sự cải tổ và tái cấu trúc hệ thống.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Israel cáo buộc Iran đứng sau vụ nổ bom ở sân bay Bulgaria

Thứ Năm, 19/07/2012 - 09:57

(Dân trí) - Israel đã đổ lỗi cho Iran trong vụ đánh bom chiếc xe buýt chở khách du lịch Israel tại sân bay bên bờ Biển Đen của Bulgaria vào hôm qua. Cho đến nay, ít nhất 7 người thiệt mạng và khoảng 30 người bị thương.

Bulgaria: Nổ xe buýt tại sân bay, hàng chục người thương vong

Posted Image

Ngoại trưởng Bulgaria Nikolay Mladenovcho rằng những kẻ khủng bố là nghi phạm của vụ đánh bom.

Vụ nổ xảy ra trên chiếc xe buýt chở khách du lịch Israel ở sân bay Burgas, bên bờ Biển Đen, miền đông Bulgaria vào ngày 18/7. Các nhân chứng trên đài truyền hình Israel cho hay có người đã lên chiếc xe buýt và ngay sau đó là một vụ nổ cực lớn.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cáo buộc Iran đứng sau vụ nổ bom.

“Tất cả các dấu hiệu đều dẫn đến Iran”, Thủ tướng Netanyahu ra tuyên bố. “Israel sẽ phản ứng mạnh mẽ với khủng bố Iran”.

Bộ Ngoại giao Israel cho hay: “Có 6 thi thể ở hiện trường, một người bị thương nặng đã qua đời ở bệnh viện. Hai người bị thương nặng khác đang được chăm sóc đặc biệt. 30 người khác cũng đang được điều trị”.

Khi xảy ra vụ nổ chiếc xe buýt đang chở khách du lịch vừa bay từ Israel đến.

Vụ nổ xảy ra đúng vào dịp kỷ niệm 18 năm vụ tấn công chết người nhằm vào một trung tâm cộng đồng Do Thái ở Argentina. Israel cũng đã đổ lỗi cho Iran trong vụ tấn công, tuy nhiên Tehran phủ nhận.

Tổng thống Mỹ Obama miêu tả vụ đánh bom là “vụ tấn công khủng bố man rợ”.

Lời kể của nhân chứng

Posted Image

Cột khói đen bốc lên từ vụ nổ trong sân bay.

Giới chức Israel cho biết hành khách trên một chuyến bay từ Tel Aviv tới Burgas đã lên chiếc xe buýt ngay sau 17h giờ địa phương.

“Tôi đã ở trên chiếc xe và chúng tôi chỉ vừa ngồi xuống được vài giây thì có một tiếng nổ rất lớn”, nhân chứng Gal Malka cho biết trên đài phát thanh quân đội Israel.

“Cả chiếc xe bốc lửa ngùn ngụt”, cô cho hay và cho biết vụ nổ xảy ra ở gần phần đầu của chiếc xe.

Phóng viên Bulgaria có mặt tại hiện trường khoảng 30 phút sau vụ nổ cho biết: “Tôi thấy 3 chiếc xe buýt bị cháy rụi hoàn toàn, chỉ còn trơ khung sắt”.

“Có những nhóm người vây quanh, rất kinh khủng”.

Sân bay Burgas hiện đã được đóng cửa và các chuyến bay phải chuyển tới Varna.

Posted Image

Khoảng 30 người bị thương trong vụ đánh bom.

Hai máy bay Israel chở nhân viên cơ quan khẩn cấp và các nhà ngoại giao đã lên đường tới Burgas ngay sau đó, để hỗ trợ những người bị thương và nhận dạng các nạn nhân thiệt mạng.

Bulgaria là điểm đến du lịch yêu thích của Israel.

Tuy nhiên hồi tháng 1 có thông tin cho biết Israel đã yêu cầu Bulgaria tăng cường an ninh bảo vệ khách du lịch Israel đi bằng xe buýt

Yêu cầu này được đưa ra sau khi có tin giới chức trách đã phát hiện được một túi đáng ngờ trên chiếc xe buýt chở khách du lịch Israel đi từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Bulgaria.

Khách du lịch Israel đã là mục tiêu tấn công ở nhiều nước trên khắp thế giới.

Phan Anh

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CUỐI NĂM 2011

& Những lời tiên tri của năm 2012

Khoa học kỹ thuật

Quân sự

Khoa học kỹ thuật quân sự sẽ có nhiều tiến bộ vượt trội và phát triển mạnh mẽ. Những siêu vũ khí sẽ ra mắt và làm những phương thức chiến tranh hiện đại trở thành cổ điển. Cụ thể là những siêu vũ khí vũ trụ sẽ ngày càng hoàn thiện và xuất hiện những loại vũ khí mới với những cấu trúc phi truyền thống, thí dụ như vũ khí lade...

Dân sự

Tuy nhiên, trong sự suy thoái kinh tế toàn cầu, một số ngành khoa học kỹ thuật mũi nhọn như tính năng các phần mềm điện tử, kỹ thuật thông tin truyền thông, các ngành khoa học cơ bản, khoa học lý thuyết vẫn phát triển. Xu hướng nghiên cứu về robot, tự động hóa sẽ rất phát triển trong năm tới tất nhiên sẽ có những tác động tích cực vào sự ổn định kinh tế. Đặc biệt các ngành khoa học vũ trụ và tự động hóa sẽ có nhiều phát minh quan trọng. Năm 2012 sẽ là năm phát triển về robot của ngành khoa học thế giới. Tương lai của nền khoa học kỹ thuật sẽ phát triển khoa học lý thuyết và tự động hóa với những phần mềm ngày càng vượt trội với tư cách là công cụ phục vụ cho những ý tưởng của con người trong việc khám phá tự nhiên. Những robot phỏng sinh học sẽ ngày càng chiếm ưu thế trong các phát minh của tương lại. Sẽ xuất hiện những phát minh vượt trội trong khoa học mang tính ấn tượng như hiện tượng “Bổ đề toán học Ngô Bảo Châu”.

Riêng công nghệ điện tử vi tính, mạng toàn cầu có nhiều phát triển vượt trội.

Hóa thân vào robot

Cập nhật lúc 11h43' ngày 16/07/2012

Từ Israel, một sinh viên dùng suy nghĩ điều khiển thành công robot đặt tại Học viện Kỹ thuật Beziers của Pháp.

Giấc mộng về các robot hóa thân - những cỗ máy mà con người có thể điều khiển như chính cơ thể mình - đã xuất hiện từ lâu. Vào tháng 3/2009, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Honda, Nhật Bản đã trình diễn cỗ máy cho phép truyền các mệnh lệnh đơn giản qua suy nghĩ đến robot thông minh Asimo, hơn 8 tháng trước khi bộ phim Avatar ra mắt.

Gần đây hơn, 6 sinh viên cơ điện tại Mỹ đã cho ra đời “máy đút cơm”, có khả năng theo dõi cử động của mắt để chọn đúng món ăn mà người sử dụng mong muốn. Tuy nhiên, theo tạp chí New Scientist, với công trình “Hiện thân ảo và tái hiện thân bằng máy (VERE)”, lần đầu tiên con người có thể bằng suy nghĩ điều khiển robot ở một khoảng cách xa thực hiện những bài tập phức tạp.

Posted Image

VERE gồm 3 bước. Đầu tiên, các suy nghĩ của anh Tirosh Shapira, sinh viên tình nguyện, sẽ được quét bằng máy fMRI, chuyên dùng để theo dõi hoạt động não bộ của bệnh nhân thông qua biến đổi của các dòng máu. Sau đó, một máy tính sẽ dịch những suy nghĩ này thành mệnh lệnh. Cuối cùng, những mệnh lệnh đó sẽ được truyền qua mạng internet đến robot tại Pháp. Để tăng độ nhập vai, trên đầu robot được trang bị máy quay và các hình ảnh đó được chiếu trực tiếp cho Shapira xem.

Ba thử thách mà Shapira thực hiện gồm tự do di chuyển qua lại, đi theo sau lưng một người khác và tìm ra ấm trà được đặt trong phòng. Thành công của thí nghiệm khiến Shapira cảm thấy như đang thật sự hóa thân vào robot. Anh chia sẻ với New Scientist: “Có lúc đường truyền bị đứt, một nhà khoa học đã nhặt robot lên để tìm hiểu xem lỗi nằm ở đâu và tôi đã thốt lên: Này, bỏ tôi xuống”.

VERE vẫn còn 2 hạn chế lớn. Thứ nhất, các công đoạn xử lý phức tạp khiến robot bị trì hoãn trong việc thực hiện các mệnh lệnh, dẫn đến làm giảm độ nhập vai của người sử dụng. Thứ hai, vì hoạt động não bộ của mỗi người đều khác nhau, người điều khiển cần phải làm các bài tập sơ bộ giúp máy có thể xác định được phản ứng nào tương đương với hành vi nào.

Trong phiên bản tiếp theo, các nhà khoa học của VERE sẽ thay robot nhỏ hiện nay bằng loại HRP-4 do Kawada Industries (Nhật) chế tạo, với chiều cao tương đương người trưởng thành. Họ cũng sẽ điều chỉnh các thuật toán giải mã, không chỉ chụp hoạt động của não bộ tại từng thời điểm mà theo dõi các biến đổi trong cả quá trình, nhằm tăng độ chính xác cũng như độ phức tạp của những động tác truyền đến robot.

Bộ phim Avatar đã cho thấy các robot hóa thân có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Bác sĩ Grace dùng avatar cho việc nghiên cứu khoa học còn đại tá Quaritch dùng avatar để khai thác tài nguyên quý hiếm. Tương tự, một mặt, công trình VERE đang được các tổ chức quân sự quan tâm vì khả năng thay con người tham gia chiến tranh. Mặt khác, sáng chế sẽ là trợ thủ đắc lực cho những người khuyết tật trong công việc hằng ngày.

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2012

Thiên tai tăng nặng trên toàn thế giới. Hoa Kỳ cũng không tránh khỏi, nhưng thiết hại không đáng kể....

========================================

Bão kinh hoàng khởi nguồn ngày tận thế ở Mỹ?

8:30 PM - 19/07/2012

Một trận bão mạnh vừa làm rung chuyển thành phố New York (Mỹ) cùng mưa đá, sấm sét khiến người dân nước này cho rằng ngày tận thế đến gần.

Trận bão rất lớn vừa quét qua miền Đông Bắc của Mỹ và New York là thành phố chịu ảnh hưởng và thiệt hại lớn nhất. Trận bão kèm cả mưa đá, gió mạnh, sấm sét khiến nhiều người dân ngồi trong nhà cầu nguyện.

Cơn bão càn quét New York vào hôm qua (18.7) chỉ sau một ngày nhiệt độ ở đây lên tới gần 40 độ C. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Mỹ đã ban lời cảnh báo rằng nước Mỹ năm nay sẽ là một năm rất khắc nghiệt, ngoài ra trung tâm còn cảnh báo lũ lụt ở Brooklyn, Manhattan và các vùng lân cận. Chính quyền thành phố còn sử dụng hệ thống cảnh báo khẩn cấp đến điện thoại di động của người dân trong khu vực, sau khi tiến hành hệ thống hoạt động tốt và sẽ được nhân rộng đến các thành phố khác nếu có nguy cơ về thời tiết xấu.

Không chỉ có Đông Bắc Mỹ, ngay cả ở miền Tây của Mỹ trong những ngày qua đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng kinh hoàng khiến hàng nghìn người chết và bị thương.

Posted Image

Cơn bão càn quét thành phố New York (ảnh chụp bởi Dhani Jones)

Tấm hình trên được chụp từ điện thoại di động của ông Dhani Jones, một cựu cầu thủ bóng đá khi ông đang trên máy bay khởi hành từ LaGuardia và ngang qua New York. Ông là một trong số ít những hành khách có thể bay chuyến bay này vì ngay sau đó tất cả đều được cơ quan chức năng ban lệnh cấm bay.

Khi cơn bão đến người dân thành phố này đã tin rằng ngày tận thế sẽ không còn xa và có thể sẽ đến sớm với Mỹ. Chị Jessica (29 tuổi, sống tại New York) đang trú mưa tại trạm xe buýt chia sẻ: “Thật khủng khiếp, đã nhiều năm tôi chưa chứng kiến trận bão lớn đến vậy. Tôi không tin vào tận thế nhưng những gì đang diễn ra có vẻ như nó có thật và đến sớm hơn với người dân Mỹ. Hi vọng bão sẽ sớm tan, chúa sẽ phù hộ chúng ta”.

Một số ảnh người dân địa phương chia sẻ về cơn bão:

Posted Image

Mây đen ùn ùn kéo đến bao trùm khắp thành phố

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Sấm sét khắp nơi

Posted Image

Người dân vội vã tìm nơi trú ẩn

Tiến Dũng (TH)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chìm phà ở Tanzania, 31 người chết

20/07/2012 3:40

Ngày 19.7, AFP trích thông báo từ nhà chức trách Tanzania cho biết ít nhất 31 người thiệt mạng và hơn 100 người khác mất tích trong một vụ chìm phà ở ngoài khơi khu bán tự trị Zanzibar.

Theo đó, sau khi rời thành phố Dar es Salaam khoảng giữa trưa 18.7, một chiếc phà chở gần 290 người, bao gồm 30 trẻ em, bị chìm do biển động ngoài khơi Zanzibar. Tính đến hôm qua, lực lượng cứu hộ đã cứu được 149 người và tìm thấy 31 thi thể, gồm ít nhất 2 người châu Âu. Đây là vụ chìm phà thứ hai ở khu vực trên trong vòng chưa đầy 1 năm qua. Hồi tháng 9.2011, hơn 200 người thiệt mạng khi một chiếc phà bị lật trong lúc đang vận chuyển hành khách giữa các đảo thuộc vùng Zanzibar.

Trùng Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trực thăng đâm xuống sông, 3 người mất tích

20/07/2012 15:33

(TNO) Một viên phi công Đức đã được cứu sống trong khi ba hành khách hiện còn mất tích, sau khi chiếc trực thăng của họ đâm xuống một con sông trên hòn đảo Borneo hẻo lánh của Malaysia, AFP dẫn lời giới chức địa phương cho biết vào hôm nay 20.7.

Chiếc trực thăng thuộc sở hữu tư nhân đã đâm xuống sông gần thị trấn nhỏ ven biển ở bang Sarawak thuộc miền đông Malaysia vào sáng sớm 20.7, một quan chức cảnh sát địa phương nói.

Ông này cho biết, phi công đã được cứu và hiện đang điều trị tại bệnh viện địa phương, trong khi nhà chức trách đang tìm kiếm ba người mất tích gồm hai nam và một nữ.

Theo tờ The Star thì chiếc trực thăng đâm xuống sông, viên phi công 35 tuổi đã thoát ra được chiếc máy bay và bơi trên sông trước khi được cứu bởi ngư dân địa phương.

Tiến Dũng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng....

===================

Tai nạn xe buýt thảm khốc, 26 người chết

Thứ Bảy, 21/07/2012 14:21

(NLĐO) - Ít nhất 26 người chết và 27 người bị thương nặng khi một chiếc xe buýt trượt khỏi đường ngày 20-7 tại bang Nayarit, phía Tây Mexico.

Posted Image

Tai nạn đường bộ luôn là mối lo lắng hàng đầu tại Mexico

Ông Omar Landazuri thuộc Sở Phòng vệ Dân sự bang Nayarit cho hay vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng (giờ địa phương) trên cây cầu Chapalilla-Tequepexpan bắc giữa hai thành phố Tepic và Guadalajara.

Phát ngôn viên văn phòng công tố viên Nayarit, ông Leonel Escobedo, tiết lộ trong số những người thiệt mạng có 2 bé trai và 1 bé gái.

Chiếc xe buýt du lịch Express Oro Tours gặp nạn khởi hành từ bang Chihuahua, phía Bắc Mexico và đang trên đường tới khu nghỉ mát Rincon de Guayabitos ở bang Nayarit.

Theo điều tra ban đầu, nguyên nhân vụ tai nạn có thể do tài xế đã không làm chủ tốc độ hoặc ngủ thiếp đi, khiến xe buýt bị mất lái và lao xuống vực sâu 100 m. Ngoài ra, nhà chức trách cũng không loại trừ trường hợp do đêm trước trời mưa nên đường trơn trượt khiến phanh xe mất tác dụng. Hiện công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả vẫn được tiếp tục với sự phối hợp của lực lượng quân đội, cảnh sát liên bang và lực lượng địa phương. Tai nạn đường bộ luôn là mối lo lắng hàng đầu của nước châu Mỹ này. Theo thống kê, tại Mexico, trung bình mỗi năm có khoảng 24.000 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn đường bộ.

Linh San (Theo AP, Reuters, ABS)

===================

Rơi trực thăng quân sự, 10 người tử nạn

Thứ Bảy, 21/07/2012 12:07

(NLĐO) - Ít nhất 10 người thiệt mạng trong vụ máy bay trực thăng của không quân Brunei rơi ngày 19-7.

Posted Image

Trực thăng Bell 212 đã rơi tại khu vực Ulu Belait (Hình minh họa)

Bộ Quốc phòng Brunei hôm nay, 21-7, đưa ra thông báo chiếc máy bay trực thăng Bell 212 đã rơi tại khu vực nông thôn Ulu Belait vào chiều

muộn ngày 19-7. Chiếc máy bay này đang trên đường đưa các học viên trở về nhà ở thủ đô Bandar Seri Begawan sau đợt huấn luyện.

Thông báo này còn cho biết có 10 người thiệt mạng, 2 người bị thương và 2 người mất tích sau vụ tai nạn thảm khốc. Tuy nhiên, nguyên

nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được công bố.

Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah đã đến thăm 2 học viên trẻ sống sót sau vụ tai nạn và bày tỏ nỗi buồn trước tai nạn thảm khốc này. Linh San (Theo Lasvegassun)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2012

Đại ý: Bất động sản chết lâm sàng, các ngành liên quan chết theo.....

===============================

Kiểm toán Nhà nước: Các 'ông lớn' lỗ to vì nhà đất

(VTC News) - Năm 2010, vì thua lỗ khi đầu tư ngoài ngành, trong đó có chứng khoán và bất động sản, một số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước phải sống nhờ vào vốn vay.

Sáng 18/7, Kiểm toán Nhà nước họp báo công bố báo cáo kiểm toán năm 2011 về niên độ ngân sách năm 2010. Trong đó, vấn đề hoạt động của các Doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, tổng công ty và các tổ chức ngân hàng - tài chính là vấn được trọng tâm.

Thua lỗ vì đầu tư ngoài ngành

Ông Đào Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Kiểm toán Nhà nước cho biết năm 2010, các Tập đoàn, Tổng công ty tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi như lãi vay ngân hàng, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng ở mức cao, thị trường tiêu thụ khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có 19/21 tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán vẫn có lãi.

Số Tập đoàn, Tổng công ty bị lỗ đã giảm so với năm 2009. Điển hình nhất là lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ 8.416 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng đường thủy lỗ 73,5 tỷ đồng.

Có nhiều nguyên nhân khiến các ‘ông lớn’ này lỗ nặng nhưng hoạt động đầu tư ngành ngoài đã phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chính và nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao. Một số đơn vị đầu tư ra ngoài công ty nhà nước vượt quá mức vốn điều lệ.

Posted Image

EVN có tỷ lệ đầu tư ngoài ngành rất lớn

Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước dẫn chứng công ty mẹ của Tổng công ty hàng hải Việt Nam đầu tư ngành ngoài 672 tỷ đồng, bằng 10,37% vốn điều lệ; Công ty mẹ - Tập đoàn TKV đầu tư ngành ngoài 1.828,8 tỷ đồng, không bao gồm điện, năng lượng, bằng tới 12,09% vốn điều lệ; Công ty mẹ - Tập đoàn EVN đầu tư ngành ngoài tới 4.551,4 tỷ đồng, bằng 4,13% vốn điều lệ; Công ty mẹ - Tổng công ty VICEM đầu tư ngành ngoài tới 634,9 tỷ đồng, bằng 5,27% vốn điều lệ.

Trong đầu tư ngoài ngành, tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán và bất động sản ở một số đơn vị khá cao nhưng hiệu quả mang lại lại không tương xứng. Ví dụ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư vào tài chính, chứng khoán bất động sản ở TKV là 7,94%, ở cơ khí đóng tàu của tập đoàn này cũng chỉ đạt 4,61%. Tỷ suất này tại EVN ở lĩnh vực tài chính chứng khoán bất động sản là 7,83%, riêng viễn thông lỗ 1.057,7 tỷ đồng...

Ngoài ra, tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, công tác quản lý tài chính tại các DN này vẫn có nhiều hạn chế như tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao, nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh rất lớn. Nhiều ‘ông lớn’ còn hạn chế trong việc xác định kiểm kê sản phẩm dở dang, nguyên nhiên vật liệu xuất dùng và tồn kho.

Tình trạng hàng tồn kho dự trữ lớn, vượt nhu cầu, tài sản cổ định đã đưa vào sử dụng nhưng lại chưa quyết toán, đặc biệt là do không nghiên cứu kỹ nhu cầu nên nhiều tập đoàn, tổng công ty sử dụng tài sản cố định sau đầu tư không hiệu quả.

‘Ông lớn’ sống bằng vốn vay

Trong khi thua lỗ rất nhiều, các ông lớn lại sống nhờ bằng vốn vay. Kiểm toán nhà nước cho biết, năm 2010, 11 trên tổng số 21 tập đoàn, tổng công ty hoạt động chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng, vốn vay.

Trong đó, một số doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu và lợi ích của cổ đông thiểu số cao nên dễ gặp phải nguy cơ mất an toàn, mất cân đối tài chính. Có doanh nghiệp huy động và sử dụng sai mục đích dẫn đến mất cân đối lớn về nguồn vốn.

Theo Kiểm toán nhà nước, tình trạng này diễn ra ở nhiều nơi. Tổng công ty xây dựng Trường Sơn có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu gấp tới 9,19 lần. Con số này tại Tổng công ty xây dựng phát triển hạ tầng là 4,79 lần, tại Tổng công ty Cơ điện xây dựng Nông nghiệp và thủy lợi là 4,39 lần, tại Tập đoàn HUD là 4,01 lần, tại Tập đoàn EVN là 3,83 lần...

Posted Image

Nhiều ông lớn phải sống nhờ vốn vay (Ảnh minh họa)

Phải sống bằng vốn vay nhưng nhiều đơn vị lại huy động sử dụng vốn sai mục đích dẫn tới mất cân đối lớn về nguồn vốn. Một số đơn vị quản lý chi phí chưa tốt, vượt định mức, chi khuyến mã, tuyên truyền, quảng cáo, hỗ trợ vận chuyển lớn trong khi hiệu quả đạt được chưa rõ ràng, có xu hướng giảm,..

Kiểm toán nhà nước cũng chỉ ra một số hạn chế của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Các Tập đoàn, Tổng công ty hiện quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên với diện tích lớn nhưng nhiều diện tích đất vẫn chưa được các địa phương ký hợp đồng cho thuê hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Nhiều doanh nghiệp còn sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không đúng quy hoạch hoặc chậm, không xây dựng các công trình công công khi thực hiện các dự án khu đô thị.Công tác cổ phần hóa các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước chưa đạt kế hoạch đề ra, một số đơn vị phải chuyển sang hình thức công ty TNHH một thành viên.

Công tác bình ổn giá của các đơn vị này cũng vẫn có nhiều sai sót. Ví dụ, EVN chưa tính hết các khoản giảm thu liên quan đến sản xuất kinh doanh vào cơ chế hạch toán giá thành điện, tỷ lệ tổn thất điện năng cao. Việc trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu ngay cả khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã tạo ra quỹ ảo.

Về nộp ngân sách nhà nước, Kiểm toán nhà nước cho biết, các đơn vị này đã kê khai thuế và các khoản phải nộp theo quy định nhưng đa số kê khai đều chưa đầy đủ. Số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tính đến hết năm 2010 được kiểm toán là 7.579 tỷ đồng, trong đó kiểm toán nhà nước kiến nghị tăng thêm 545 tỷ đồng.

Bảo Linh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một nền kinh tế nợ xấu?

TTCT - Xét về mặt vĩ mô, Việt Nam đã tạm thời vượt qua giai đoạn nguy cấp nhất, khi hệ thống ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt. Nhưng chờ đợi phía trước con đường là những biển hiệu ảm đạm chưa có chút hứa hẹn nào cho tăng trưởng, nếu những cánh cửa mới không được mở ra.

Posted Image

Lãi suất liên ngân hàng là một chỉ dấu quan trọng của hệ thống. Tại thời điểm cuối quý 3, đầu quý 4 năm ngoái, lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, có thời điểm tới hơn 40%. Đó là dấu hiệu của tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng tới mức có thể phá sản bất kỳ lúc nào của nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ.

Từ đầu năm trở lại đây, lãi suất liên ngân hàng đã giảm nhiều, hiện nay nằm ở mức một con số. Điều đó cho thấy mặc dù còn một số ngân hàng nhỏ vẫn trong vùng nguy hiểm, nhưng câu chuyện đổ vỡ hàng loạt có vẻ như đã được tạm thời loại bỏ.

Từ chỗ chênh vênh bên miệng núi lửa của khủng hoảng tài chính hồi nửa cuối năm ngoái, kinh tế Việt Nam đang đi dần vào một mùa đông của suy thoái.

Mùa đông của suy thoái

Lạm phát đã hạ nhiệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng trong sáu tháng qua chỉ có 2,52% so với mức tăng 13,33% của sáu tháng đầu năm 2011 và 3,37% của sáu tháng đầu năm 2010. Điều này không lạ vì giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát có quan hệ nhân quả rất chặt chẽ với độ trễ khoảng 6-8 tháng. Việc lạm phát thấp tại thời điểm này là kết quả của việc thắt chặt tiền tệ - tín dụng từ khoảng tháng 4 tới tháng 12 năm ngoái.

Lãi suất ngân hàng nhờ các quyết định hành chính liên tục kế tiếp nhau của Ngân hàng Nhà nước đã giảm về mức thấp đáng kể so với năm ngoái. Lãi suất huy động không kỳ hạn về còn 9% trong khi lãi suất huy động có kỳ hạn nằm ở mức 12-13% và lãi suất cho vay chính thức giảm còn khoảng 15-17%.

Do lãi suất tiền đồng trong suốt năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012 rất cao so với tốc độ trượt giá đồng tiền và việc Nhà nước siết chặt quản lý kinh doanh ngoại hối ngoài luồng, sức ép về tỉ giá lên VND trong giai đoạn vừa qua không lớn. Tiền đồng cơ bản giữ được giá trị sau đợt phá giá mạnh hồi tháng 2-2011.

Sự ổn định này phần nhiều mang tính tình huống và giả tạo. Lạm phát sẽ lại bùng phát một khi tín dụng tăng trở lại giống như kịch bản hồi năm 2010: năm 2008 gặp lạm phát cao tương tự năm 2011. Năm 2009 lạm phát giảm do hiệu ứng độ trễ của chính sách thắt chặt vào cuối năm 2008, giống như những gì đang diễn ra hiện nay. Năm 2010 lạm phát vụt lên trở lại ở mức hai con số sau khi chính sách tiền tệ - tín dụng được nới lỏng một phần.

Điều khá dễ thấy là lãi suất giảm trong thời gian qua phần nhiều do các biện pháp hành chính. Trên thực tế lạm phát đã giảm rất mạnh, Ngân hàng Nhà nước đã bơm khá nhiều tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại và dư địa tín dụng được mở toang từ đầu năm nhưng hệ thống ngân hàng thương mại (mất thanh khoản mạnh và nợ xấu trên 10%) vẫn phải cạnh tranh quyết liệt để giành giật nguồn tiền gửi. Vì thế lãi suất huy động vẫn cao hơn rất nhiều so với lạm phát.

Câu chuyện tranh cãi về lãi suất thực dương hay âm, sau hơn một năm, vẫn đối mặt với câu trả lời từ thực tế là lãi suất thực vẫn còn dương và dương rất nhiều. CPI tháng 5 và tháng 6 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 8,34% và 6,9% trong khi lãi suất huy động trung bình vẫn còn ở mức hai con số. Điều này dẫn tới chuyện lãi suất cho vay có giảm nhưng còn xa mới nằm trong sức chịu đựng hợp lý của hệ thống doanh nghiệp.

Tương tự, áp lực về tỉ giá hiện nay ở mức thấp là do chênh lệch về lãi suất gửi VND và USD quá cao. Ngay cả khi điều chỉnh yếu tố trượt giá, thì lãi suất thực - tức là lãi suất tiền đồng trừ đi lạm phát của tiền đồng - vẫn cao hơn nhiều so với USD. Tuy nhiên vì tỉ giá được giữ cố định nên người dân chỉ quan tâm đến lãi suất danh nghĩa: tiền đồng không mất giá với USD, lãi suất tiền đồng cao hơn từ 3 lần (hiện nay) tới 5 lần (như hồi năm 2011) so với lãi suất USD, vì thế không có lý do gì phải giữ USD.

Mức chênh lệch quá lớn này đủ để bảo vệ người giữ tiền đồng ngay cả khi tiền đồng bị phá giá từ 5% (năm nay) tới 15% (năm ngoái). Đó là lý do lớn để VND ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên, lòng tin này của người giữ tiền đồng sẽ bị phá vỡ ngay khi lãi suất tiền đồng giảm tới mức mà chênh lệch lãi suất VND và USD không còn đủ lớn để cho họ cảm giác an toàn nữa.

Tăng trưởng kinh tế, theo con số chính thức của Tổng cục Thống kê, cũng giảm về mức thấp nhất trong khoảng mười năm trở lại đây. GDP của sáu tháng đầu năm nay tăng 4,38% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức thấp nhất trước đó là 4,46% vào quý 2-2009. Và điều này hợp lý bởi vì cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 diễn ra khi sức chịu đựng của hệ thống doanh nghiệp còn tương đối tốt do có một thời gian dài tăng trưởng đều đặn và nhiều doanh nghiệp huy động được tài chính do phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư để tạo thành cái đệm tiền mặt (cash cushion) cho doanh nghiệp khi tín dụng bị thắt chặt.

Trong giai đoạn hiện nay, phần lớn doanh nghiệp không còn được lợi thế này nữa và vì thế sức chịu đựng của họ kém hơn rất nhiều so với hồi ba năm trước.

Chưa phải đáy?

Sự ổn định tạm thời trên bề mặt do lạm phát hạ nhiệt không phải là chỉ dấu của sự an toàn. Khối thuốc nổ lớn đang nằm trong hệ thống ngân hàng hiện nay là các khoản nợ xấu, và không ai biết quy mô (đi kèm với sức tàn phá) của nó đến đâu.

Ngay cả số liệu chính thức từ Ngân hàng Nhà nước cũng không rõ ràng: chiều 7-6-2012, giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ xấu tới 10%. Tuy nhiên tại hội nghị sơ kết sáu tháng của ngành ngân hàng ngày 7-7-2012 tại Hà Nội lại thông báo rằng tính đến cuối tháng 5, tổng nợ xấu của toàn hệ thống chiếm 4,47% (tương đương 100.000 tỉ đồng) tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.

Mức chênh lệch giữa 4,47% và 10% là vô cùng lớn, tương đương 241.000 tỉ đồng, hoặc khoảng 11,5 tỉ USD. Công bố mới nhất của thanh tra ngân hàng lại đưa ra con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 3-2012 là hơn 202.000 tỉ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng.

Mặc dù có nhiều giải pháp được bàn đến để giải quyết khối tài sản “xấu” này, nhưng chưa có bất kỳ động tác kiên quyết nào được thực hiện. Lý do cũng dễ hiểu: Việt Nam đang ở trong tình trạng có rất nhiều ràng buộc và vì thế không dễ gì giải được bài toán nợ xấu một cách nhanh chóng.

Đấu tranh để tồn tại

Dưới góc độ vi mô, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bài toán khó, có lẽ là khó nhất kể từ trong lịch sử khiêm tốn về kinh tế thị trường của Việt Nam hiện đại. Trong khi thị trường đầu ra bị thu hẹp nghiêm trọng, lãi suất các khoản vay vẫn còn rất cao và khả năng vay mượn thêm khá bi đát, câu chuyện xoay đủ vốn để cầm cự tiếp trở thành câu chuyện “tồn tại hay không tồn tại”.

Có một khe cửa hẹp để giúp các doanh nghiệp này, đó là dòng vốn tìm đến mục tiêu mua bán và sáp nhập (M&As). Về triển vọng dài hạn, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế đang phát triển còn nhiều tiềm năng để tiếp tục bứt phá. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế đang hướng sự chú ý tới các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ những quốc gia mà khả năng phát triển hầu như đã bị bão hòa. Nhật Bản là một trong các quốc gia có sự quan tâm mạnh mẽ nhất đến việc tìm mua hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, đây chỉ là một cánh cửa hẹp. Nó không phải là một thứ thuốc an thần mà ai cũng có thể mua được ngoài chợ. Dòng vốn này chỉ tìm đến với một số doanh nghiệp tốt nhất, có nhiều tiềm năng nhất, được quản trị bài bản nhất trong các ngành có sức hấp dẫn nhất ở Việt Nam trong trung hạn. Nó cũng chỉ đến được với các doanh nghiệp biết cách săn lùng và tiếp cận với nó. Nhưng dẫu là một cánh cửa hẹp, có vẫn còn hơn không.

Với mối lo khá mơ hồ và cảm tính về việc “đổ vỡ dây chuyền”, Việt Nam không muốn bất kỳ ngân hàng nào phá sản, không muốn bất kỳ người gửi tiền nào bị mất tiền, không quốc hữu hóa, và cũng không đủ nguồn lực để cứu trợ tài chính (bail-out) toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như các doanh nghiệp “quá lớn để đổ vỡ” (too-big-to-fail). Việt Nam rất dễ và nhiều khả năng sẽ rơi vào tình trạng hệ thống ngân hàng dày đặc các zombie banks giống như ở Nhật hồi thập niên 1990 trước đây (mặc dù lý do Nhật Bản có các zombie banks khác với Việt Nam).

Đặc điểm của zombie banks là chúng tồn tại nhưng không còn khả năng cung cấp các chức năng bình thường của ngân hàng, tức là huy động rồi cho vay. Việc này dường như đã bắt đầu từ đầu năm nay khi mà dư địa tín dụng được mở toang nhưng tính đến ngày 30-6-2012, tín dụng tăng trưởng chỉ ở mức 0,76% so với cuối năm 2011.

Hậu quả mà Nhật Bản phải đối phó hồi thập niên 1990 thường được nhắc đến là một thập niên bị đánh mất - tức là một thập niên hầu như không có tăng trưởng. Và một tương lai tương tự không phải là không thể xảy ra đối với Việt Nam.

TS TRẦN VINH DỰ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên tai tăng nặng.....

====================

Mưa lớn nhất trong 61 năm tấn công Bắc Kinh, 4 người chết

(Dân trí) - Đợt mưa lớn nhất trong 61 năm trở lại đây đã đổ xuống thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hôm qua, làm ít nhất 4 người chết và 6 người khác bị thương.

Posted Image

Một người đàn ông di chuyển trên con phố ngập sâu ở Bắc Kinh.

Theo số liệu do Cục khí tượng Bắc Kinh cung cấp, thủ đô của Trung Quốc đã hứng lượng mưa lên tới 163,7mm tính tới 10 giờ tối qua giờ địa phương và đây là lượng mưa lớn nhất kể từ năm 1951. Một thị trấn tại quận Phòng Sơn ở ngoại ô Bắc Kinh có lượng mưa lớn nhất, lên tới 366mm.

Vào tối qua, Cục khí tượng Bắc Kinh đã phát đi cảnh báo vàng đầu tiên kể từ năm 2005 khi mưa lớn được dự báo kéo dài trên 20 giờ cho tới tận sáng Chủ nhật.

Posted Image

Một chiếc ôtô bị ngập tới nóc trên một con đường.

Trung tâm y tế khẩn cấp Bắc Kinh cho hay 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương khi gió mạnh làm tốc các mái nhà tại 2 ngôi làng ở quận Thông Châu, ngoại ô Bắc Kinh.

Người thứ 3, cũng tại Thông Châu, thiệt mạng sau khi bị sét đánh trúng. Nạn nhân thứ 4, người đứng đầu một đồn cảnh sát ở quận Phòng Sơn, chết do bị điệt giật trong khi đang tham gia giải cứu những người dân bị mắc kẹt.

Một tài xế đã được đưa khẩn cấp tới bệnh viện do bị thương nặng sau khi xe của cô bị ngập sâu trong nước tại một đoạn đường giao cắt. Hiện chưa rõ tình trạng sức khoẻ của người phụ nữ này.

Posted Image

Các phương tiện di chuyển dưới trời mưa lớn.

Cho tới nay, hơn 5.200 người sống tại vài quận ngoại thành có núi non đã phải sơ tán tới những nơi an toàn sau khi giới chức ra lệnh sơ tán do lo ngại có thể xảy ra lở đất và lũ quét.

Các nhân viên cứu hộ cũng đã tiếp cận được 350 sinh viên và giáo viên bị mắc kẹt do lũ quét tại một địa điểm huấn luyện quân sự ở quận Phòng Sơn.

Một con sông ở Phòng Sơn đã bị tràn bờ vào đêm qua, khiến hơn 40 người tại một ngôi làng bị mắc kẹt. 20 người đã được giải cứu và các nhân viên cứu hộ đang tiếp cận số còn lại.

Posted Image

Mưa lớn tại Bắc Kinh đã khiến nhiều tuyến đường bị ngập sâu và làm gián đoạn nghiêm trọng giao thông hàng không.

Giới chức đã triển khai khoảng 7.000 cảnh sát giao thông tới các con đường để xử lý các vụ tắc đường.

Nhiều tuyến đường đã bị ngập sâu tới 1 mét, khiến các ôtô bị mắc kẹt. Nhiều người thay vào đó đã chọn cách đi tàu điện ngầm về nhà thay vì tự lái xe.

Posted Image

Các nhân viên cứu hộ giải cứu một chiếc ôtô bị mắc kẹt.

Mạng xã hội Sina Weibo tràn ngập các bức ảnh chụp thành phố bị ngập sâu trong nước. Nhiều người cáo buộc hệ thống thoát nước của thành phố không được chuẩn bị tốt cho các trận mưa lớn.

Tính tới 11 giờ đêm qua, mưa lớn đã khiến khoảng 475 chuyến bay đã bị huỷ và 80 chuyến khác bị hoãn, theo Sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh. Hoạt động của sân bay dự kiến sẽ hoạt động bình thường trở lại khi mưa ngớt.

Một tuyến tàu điện ngầm nối sân bay với khu vực trung tâm đã nối lại hoạt động vào 10 giờ tối qua sau khi bị gián đoạn 2 tiếng rưỡi do mưa lớn gây mất điện.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

An Bình

Theo Xinhua

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng khoán Việt nam dưới góc nhìn chiêm tinh học.

=========================================

Khó kỳ vọng con sóng tăng kéo dài

Tín hiệu phân tích kỹ thuật

Phiên tăng điểm mạnh cuối tuần qua tạo nên một số tín hiệu tích cực trên biểu đồ ngày của chỉ số VN-Index. Thứ nhất, chỉ báo stochastic Oscillator cho tín hiệu mua. Thứ hai, MACD Histogram có phân kỳ tăng giá với đường giá. Thứ ba, diễn biến giá trong 5 cây nến gần nhất tạo nên mẫu hình nến Nhật Bản gọi là “Tower Bottom Candlestick”. Đây là mẫu hình nến cho tín hiệu tăng giá. Bên cạnh đó, khả năng chỉ báo Parabolic Sar cho tín hiệu mua nếu như có thêm một phiên tăng giá vào ngày thứ hai tuần này. Hiện nay, chỉ báo Parabolic Sar đã cho tín hiệu mua đối với HNX-Index. Có vẻ như tồn tại tín hiệu kỹ thuật cho thấy đà tăng sẽ được tiếp diễn, ít nhất là trong một số phiên đầu tuần này. Tuy nhiên, sự đi lên sẽ đối diện với rất nhiều mức kháng cự. Chỉ số VN-Index đang có một “Down Trend” và có mức kháng cự gần khoảng 421 điểm. Mức kháng cự cao nhất mà VN-Index có thể hướng tới là 440 điểm cho đợt sóng tăng này. Nhưng nếu quan sát sang chỉ số HNX-Index để tìm sự xác nhận, chúng ta thấy chỉ số HNX-Index bị kháng cự mạnh bởi 72 điểm, là mức đáy bị phá vỡ vào ngày 26.6.2012. Ở mức điểm cuối tuần qua, các chỉ số dự báo chỉ còn tăng thêm gần 2% nữa là chạm mức kháng cự. Nói cách khác, trong kịch bản trung bình, tôi cho rằng mức kháng cự mạnh đối với HNX-Index là 72 điểm và VN-Index tương ứng khoảng 425 điểm. Thực sự, khi quan sát ở khung thời gian cao hơn, tức biểu đồ tuần, chưa có chỉ báo phân tích kỹ thuật nào mà tôi đề cập ở trên xuất hiện tín hiệu mua. Chỉ báo RSI cũng chưa thấy ở tình trạng bán quá mức. Như vậy, phân tích đa khung thời gian cho thấy khả năng rất cao đây là đợt tăng giá ngắn hạn.

Posted Image

Góc nhìn chiêm tinh tài chính địa tâm

Trong bài viết “Tháng 7 không may mắn” ra ngày 25.6.2012 trên báo ĐTTC, tôi nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam : “sụt giảm trong tuần cuối tháng 6 và có thể có sự hồi phục từ đầu tháng 7 (kỳ vọng ngày 5.7.2012) cho đến giữa tháng 7…”. Thực tế hiện nay cho thấy, thị trường đúng đã giảm điểm trong tuần cuối tháng 6 và đến giữa tháng 7 đang có xu hướng hồi phục. Nhưng cũng trong bài viết trên, tôi cảnh báo khả năng tạo lập đỉnh quanh ngày 16.7.2012 +/-2 ngày. Tuy nhiên, trước hết, tôi muốn nói về ảnh hưởng của các hiện tượng chiêm tinh tài chính địa tâm đối với tâm lý giao dịch của nhà đầu tư, điều mà lý thuyết tài chính hành vi thừa nhận rằng yếu tố tâm lý có tác động đến quyết định đầu tư. Trong nhiều bài viết, tôi đã đề cập đến ảnh hưởng của cặp góc 90 độ (waxing square) giữa Thiên Vương Tinh và Diêm Vương Tinh đối với tình hình kinh tế-tài chính của thế giới và Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Tính chất của Thiên Vương Tinh là ngạc nhiên, phá vỡ và tạo nên những điều không giống như kỳ vọng. Khi Thiên Vương Tinh trở nên nổi bật, phần lớn các nhà đầu tư rất khó để dự đoán xu hướng thị trường tài chính vì nó thường diễn ra theo cách ngược lại với suy nghĩ của họ. Giá tăng mạnh hoặc giảm mạnh, thậm chí là phá vỡ các mức chống đỡ hoặc kháng cự. Những nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật tưởng rằng giá sẽ tạo lập xu hướng mới theo chiều hướng phá vỡ nhưng sau đó giá lại đổi hướng trở lại. Tổng quát, khi Thiên Vương Tinh nổi bật, giá di chuyển nhanh (tức tăng mạnh hoặc giảm mạnh) nhưng không kéo dài lâu. Vào thứ 6 ngày 13.7.2012, Thiên Vương Tinh chuyển động nghịch hành sẽ càng nhấn mạnh thêm tính chất thay đổi đột ngột của hành tinh này. Thực tế, không chỉ riêng Việt Nam, mà nhiều thị trường tài chính như chứng khoán Mỹ, vàng có sự đột ngột tăng giá mạnh vào ngày này sau chuỗi phiên giảm điểm liên tiếp. Nhưng cần lưu ý, tính chất của Thiên Vương Tinh cho rằng những chuyển động giá mạnh đó khó kéo dài. Nói cách khác, những dao động đột ngột lớn (large price swing) sẽ thường xảy ra. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chịu tác động của tính chất này. Thiên Vương Tinh không phải là dấu hiệu duy nhất cho sự thay đổi trái kỳ vọng. Từ ngày 5.7.2012 cho đến ngày 17.7.2012, Thủy Tinh theo nhật tâm nằm ở cung Nhân Mã (Sagittarius). Theo nghiên cứu của Raymond Merriman, vị trí này của Thủy Tinh thường tạo nên những dao động giá lớn (large price swing) đối với vàng, dầu thô và tiền tệ. Nghiên cứu của tôi cũng xác nhận điều này đối với chỉ số VN-Index. Trở lại với góc nhìn địa tâm, vào ngày 15.7.2012, Thủy Tinh sẽ chuyển động nghịch hành. Chuyển động nghịch hành của Thủy Tinh rất nổi tiếng trong chiêm tinh tài chính vì nó được ví như “kẻ lừa đảo”. Tức là, giống như tính chất của Thiên Vương Tinh, nó cũng gây ra những chuyển động trái kỳ vọng. Những nhà phân tích sử dụng tín hiệu phá vỡ theo phân tích kỹ thuật cần cẩn trọng với sự chuyển động nghịch hành của thủy tinh. Nếu nhìn ngược trở lại quá khứ vào tháng 6, chúng ta có sự hợp góc 90 độ (waxing square) giữa Mộc Tinh Và Hải Vương Tinh vào ngày 25.6.2012. Sự kết hợp của hai hành tinh lớn này thường “đầy rẫy sự bất hợp lý” trong quyết định của nhà đầu tư. Với cặp góc này, các nhà đầu tư sẽ hành động dựa vào cảm tính. Họ nhìn nhận vấn đề không thực sự chuẩn xác. Sự “mơ hồ” của Hải Vương Tinh khiến họ nhìn nhận vấn đề có vẻ bề ngoài rất tốt. Nhưng nếu kiểm tra thực tế bên trong thì rất xấu. Thường thì nhà đầu tư đưa ra quyết định mua dựa trên những kỳ vọng mà những kỳ vọng này hiếm khi trở thành hiện thực trong tương lai. Mặc dù cặp góc này đã hình thành hơn nữa tháng nhưng vì đây là hai hành tinh lớn nên quỹ thời gian tác động vẫn có thể ảnh hưởng đến thời điểm hiện tại. Trên đây là những cảnh báo về mặt tính chất tự nhiên của các hành tinh. Mộc Tinh và Hải Vương Tinh cho thấy nhà đầu tư sẽ hành mua dựa trên những kỳ vọng khó có thực. Chẳng hạn như thị trường chứng khoán thế giới hay giá vàng đang tăng dựa trên kỳ vọng Fed sẽ sớm tung ra QE3 hoặc các nhà đầu tư trong nước kỳ vọng các ngân hàng thương mại sẽ sớm thực hiện chủ trương giảm lãi suất. Tuy nhiên, các kỳ vọng này có thể trở thành hiện thực hay không thì còn có rất nhiều yếu tố gây trở ngại. Trong khi đó sự chuyển dịch nghịch hàng của Thiên Vương Tinh và Thủy Tinh sẽ dự kiến mang đến những chuyển động bất ngờ. Do đó, chiến lược tốt nhất là đánh nhanh rút nhanh vì thị trường dự kiến sẽ hình thành những dao động giá lớn. Thậm chí khi có lãi cũng nên chấp nhận bán sớm để bảo đảm lợi nhuận vì thị trường có thể đảo chiều bất ngờ. Đừng kỳ vọng rằng các đợt tăng giá mạnh hoặc giảm mạnh sẽ kéo dài lâu. Bây giờ, chúng ta xác định điểm đảo chiều ngắn hạn cho VN-Index. Trong bài viết “Tháng 7 không may mắn”, tôi đã dự kiến có sự đảo chiều quanh ngày 16.7.2012 +/-2 ngày giao dịch vì một số lý do sau: Mặt trời hợp góc 270 độ (waning square) với Thổ Tinh vào ngày 15.7.2012 và Thủy Tinh chuyển động nghịch hành (retrograde) đúng ngày này (Góc giữa mặt trời và Thổ Tinh là tín hiệu của sự trì hoãn hoặc thua lỗ). Tiếp đến, ngày 16.7.2012, Hỏa Tinh (Mars) sẽ tạo góc 120 độ với vị trí của nó vào ngày 22.7.2009 (ngày xảy ra nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 gây đảo chiều cho VN-Index). Sau đó, vào ngày 17.7, Hỏa Tinh tạo góc Trine (120 độ) với Mộc Tinh. Tiếp theo, ngày 18.7 và 19.7 sẽ có hiện tượng “Sự tịnh tiến của Hỏa Tinh (Translation of Mars)” khi hợp góc đối ngược (180 độ) với Thiên Vương Tinh và 270 độ (waning square) với Diêm Vương Tinh. Cần nhắc lại rằng, quan điểm của tôi xuyên suốt các bài viết “Cẩn trọng bẩy tăng giá trong tháng 6” và “Tháng 7 không may mắn” rằng xu hướng chính của thị trường là giảm giá ít nhất cho đến tận cuối tháng 8.

Theo Trương Minh Huy Blog

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại ý: Trong năm 2012 Quân đội Việt Nam sẽ phát triển nhiều về kỹ thuật hiện đại....

* Nhanh thì cuối năm nay, chậm không quá năm tới, Việt Nam nói chung sẽ có loại vũ khí khủng hơn nhiều.

=========================

Hải quân đánh bộ Việt Nam trang bị súng khủng

Sự xuất hiện của súng trường tấn công Tavor TAR-21 do Israel chế tạo trong biên chế của một số đơn vị đặc biệt QĐND Việt Nam đã làm nhiều người không khỏi “bất ngờ”.

Trong đoạn clip “Quân chủng Hải quân ra quân huấn luyện năm 2012″, ngoài sự xuất hiện của một số vũ khí, khí tài đã biên chế từ trước như chiến hạm lớp Gepard 3.9, xe tăng lội nước PT-76, xe thiết giáp chở quân BTR-60PB…, điều làm người xem chú ý nhất đó chính là sự xuất hiện đầy bất ngờ của loại súng trường tấn công 5,56 mm Tavor TAR-21 do Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng IMI của Israel chế tạo.

Trang quân sự Militarypratinet của Nga đã nhanh chóng đưa ra nhận xét, loại súng trường tấn công Tavor TAR-21 mà một số đơn vị Hải quân đánh bộ Việt Nam đang sử dụng là CTAR-21, biến thể rút gọn từ bản TAR-21 tiêu chuẩn với trọng lượng nhẹ hơn, chiều dài nòng súng ngắn hơn, và được chế tạo chủ yếu dành cho Lực lượng lính biệt kích, ở Việt Nam là một số đơn vị tinh nhuệ như Hải quân đánh bộ.

Có thể nói, sự xuất hiện của TAR-21 trong một số đơn vị đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ngay lập tức chở thành chủ đề bàn tán “xôn xao” trên các diễn đàn, bởi TAR-21 là một loại súng trường quá hiện đại, nhưng lại là một tiêu chuẩn của súng trường tấn công NATO, điều này làm không ít người ngờ tới.

Posted Image

TAR-21 đã được IMI sản xuất với khá nhiều các biến thể cho các nhiệm vụ khác nhau, như GTAR-21, CTAR-21, STAR-21, TC-21 và MTAR-21. (Ảnh TAR-21 bản tiêu chuẩn).

Tại sao lại là súng của Israel?

Nếu nhìn vào trang bị vũ khí, khí tài của quân đội Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy rằng, một số vũ khí tấn công hiệu quả của phương Tây đang được quân đội trang bị với số lượng nhỏ, ở các đơn vị quan trọng.

Israel là một trong những nước có nền công nghiệp – quốc phòng phát triển, họ được đánh giá “ngang hàng” với Mỹ. Thậm chí ở một số lĩnh vực như chế tạo UAV còn được cho là “trên cơ” siêu cường có nền khoa học – kỹ thuật quân sự phát triển nhất thế giới.

Israel đang nổi lên là bạn hàng cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam, điển hình như loại súng tiểu liên Uzi đã được một số đơn vị đặc công Hà Nội sử dụng, một số loại điện đài thông tin quân sự nhảy tần của Bộ Tư Lệnh Thông Tin, chương trình nâng cấp xe tăng T-54/55… cũng do Israel đấu thầu.

Mới đây Reuters đã đưa tin, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang mở gói thầu cung cấp hệ thống radar phòng thủ trị giá hàng trăm triệu USD, trong đó Israel là một trong những ứng cử viên “nặng ký” nhất.

Israel có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự cho Việt Nam. Trong năm 2005, Tập đoàn Elta Electronics Industries đã tiến hành lắp đặt một số thiết bị điện tử quân sự chuyên dụng trên khung gầm xe trinh sát bọc thép Ram-2000.

Trong giai đoạn 2004- 2005, 2 bên đã tiến hành đàm phán về việc Việt Nam có thể sản xuất thùng chứa đạn pháo cho Israel.

Các lợi thế của TAR-21

TAR-21 được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá khá cao bởi và được cho là một trong những loại súng trường tấn công tiên tiến trên thế giới, điểm nổi bật của TAR-21 là độ chính xác, gọn nhẹ, công nghệ chế tạo và vật liệu tổng hợp tiên tiến.

Thiết kế của TAR-21 không những đáp ứng cả những yêu cầu tác chiến trên địa hình đồi núi mà còn cả trong đô thị, nơi mà các cuộc chiến hiện đại ngày nay đang diễn ra phổ biến hơn.

Biến thể CTAR-21 xuất hiện trong Lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam có chiều dài ngắn hơn bản tiêu chuẩn, vì vậy, súng đánh giá là khá phù hợp trong tác chiến, nhất là cách thức tấn công của các đơn vị lính đặc biệt cũng như địa hình rừng cây, đồi núi ở Việt Nam.

Nếu so sánh với khẩu súng AK-47 truyền thống đang được quân đội Việt Nam sử dụng thì TAR-21 có ưu điểm về trọng lượng nhẹ hơn, khả năng tấn công chính xác hơn với sự hỗ trợ của kính ngắm điểm đỏ (red dot), kính ngắm quang học hoặc thiết bị hỗ trợ ngắm bắn EOTech.

Posted Image

Theo hình ảnh quan sát thì Lực lượng Hải quân đánh bộ đang sử dụng biến thể CTAR-21, chuyên dành cho các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích. Súng nặng 3,18 kg. Chiều dài tổng 640 mm, chiều dài nòng súng 380 mm.

Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng, TAR-21 hiện đại hơn M-16 của Mỹ rất nhiều, xạ thủ có thể lấy đường ngắm chính xác dù cách xa mục tiêu hàng trăm mét mà không yêu cầu cao thao tác phức tạp. Ưu điểm này này tạo lợi thế cho người sử dụng TAR-21 rất nhiều trong điều kiện chiến tranh chớp nhoáng.

Chiều dài của TAR-21 ngắn như súng carbin, tuy nhiên thiết kế bullup giúp đảm bảo độ dài của nòng súng, vì vậy hỏa lực của súng không hề suy giảm so với súng trường truyền thống.

Một loại vũ khí ngắn, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hỏa lực mạnh rất phù hợp với cách thức tác chiến bí mật và đánh gần của những đơn vị đặc nhiệm.

Quân đội nhân dân Việt Nam trước đây và cả hiện tại vẫn đang sử dụng phổ biến loại súng trường tấn công AK-47 huyền thoại, việc đưa vào sử dụng loại súng tiêu chuẩn NATO như TAR-21 cũng có một vài ưu điểm dễ nhận.

Quân đội có thể phổ biến kiến thức, huấn luyện quân nhân cách sử dụng của đại diện súng trường tấn công kiểu bullup, còn tương đối xa lạ với quân nhân trong quân đội Việt Nam. Thiết kế bullup của TAR-21 đang được các nước NATO sử dụng phổ biến hiện nay.

Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, việc người lính biết cách để có thể sử dụng thành thạo được cả vũ khí của đối phương là một điều cực kỳ quan trọng. Lịch sử đã chứng minh, trong cuộc chiến chống Mỹ, quân đội Việt Nam đã sử dụng với số lượng khá lớn loại súng AR-15 thu được của Mỹ, VNCH để đánh lại đối thủ.

Posted Image

Hải quân đánh bộ được quân đội “ưu tiên” trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại nhất. (Ảnh QĐND).

Ngoài ra, một điều đang được nhiều người kỳ vọng nhất, đó là khả năng Việt Nam có thể mua được dây chuyền sản xuất của loại súng trường mới, điều này không phải là quá xa xôi bởi Thái Lan và Ukraina đã đưa TAR-21 vào phục vụ trong một số đơn vị quân đội của họ từ tháng 12/2009, đồng thời mua cả giấy phép sản xuất theo ký hiệu Fort-221/222/223, theo Militaryparitet.

Việc mua một số lượng TAR-21 và có khả năng sau đó là dây chuyền sản xuất sẽ giúp tận dụng được công nghệ chế tạo súng trường tiên tiến, và tự lực sản xuất.

Hơn nữa, công nghệ chế tạo hiện đại ở TAR-21 còn mở ra khả năng có thể nâng cấp, cải tiến cho súng trường AK-47 bằng cách gắn thêm các loại khí tài hiện đại như kính ngắm “red dot”.

Những thách thức

TAR-21 được đánh giá là một loại súng trường tấn công hiện đại, tuy nhiên cho đến nay, TAR-21 chưa thực sự tham gia vào hoạt động quân sự đáng kể nên việc đánh giá loại súng này phải chờ thời gian kiểm chứng.

Có nhiều ý kiến cho rằng, viêc chọn TAR-21 để trang bị cho một số đơn vị Hải quân đánh bộ (chưa rõ số lượng) của Việt Nam sẽ gây khó khăn trong việc đồng bộ hóa vũ khí khí tài, bởi Việt Nam vẫn đang sử dụng phổ biến loại súng trường tấn công 7,62 mm AK-47.

TAR-21 hiện đại nhưng lại có giá “ngất ngưởng. Do đó, một số ý kiến cho rằng, không cần thiết để lựa chọn TAR-21, mà thay vào đó, hoàn toàn có thể là súng trường tấn công uy lực mạnh như series súng trường AK-100 của Nga với giá rẻ hơn.

Súng trường tiêu chuẩn NATO sử dụng loại đạn cỡ lớn 5,56 mm, vì vậy mà so về uy lực không thể so sánh với loại đạn cỡ 7,62×39 mm của dòng súng AK.

Hơn nữa, giả sử khi tác chiến mà súng hết đạn sẽ gây không ít khó khăn, nhất là khi hiệp đồng tác chiến, sự xuất hiện “lẫn lộn” của 2 loại đạn cỡ khác nhau sẽ gây ra không ít khó khăn cho người lính.

Quân đội Việt Nam đã có nhà máy sản xuất đạn AK, nên việc mua TAR-21 sẽ phải kèm theo một số lượng đạn đủ đảm bảo nếu chiến tranh xảy ra, hoặc một cách khác là mua dây chuyền sản xuất đạn 5,56 mm của Israel, việc này sẽ tốn không ít tiền của, bởi vũ khí của NATO bao giờ cũng đắt hơn vũ khí của Liên Xô/Nga.

Tuy nhiên, nhìn vào trang bị hiện đại của Lực lượng Hải quân đánh bộ, một trong những đơn vị chủ chốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, được trang bị hiện đại để kịp thích ứng với chiến tranh hiện đại là điều cần thiết.

Các nhà nghiên cứu chiến lược của Đảng và Quân đội hẳn đã tìm hiểu và xem xét kỹ lưỡng về việc trang bị vũ khí mới cho Hải quân nói riêng và quân đội nói chung.

Theo phunutoday

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tan tành chứng khoán!

Èo uột vì thiếu sự quan tâm của tất cả các đối tượng tham gia thị trường, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang ở mức tệ hại nhất trong lịch sử.

Đến nay, có 364/702 mã chứng khoán đang giao dịch với giá dưới mệnh giá (10.000 đồng)

Trước đây, nói đến chứng khoán, nhiều người xem đó là kênh đầu tư sang trọng, dễ kiếm tiền. Nhưng giờ đây, chứng khoán được ví như một sòng bạc.

Posted Image

Từ tán gia, bại sản…

Nhắc đến bà Y., 68 tuổi, nhà ở quận 3 - TPHCM, nhiều người từng đến sàn chứng khoán ACB vẫn còn nhớ. Bà từng được xem là một người thức thời. Đã về hưu nhưng ngày ngày, bà Y. vẫn lên sàn chứng khoán. Từ vài trăm triệu đồng để dành cộng với cả tỉ đồng của người con định cư ở Mỹ gửi về, bà dồn hết vào cổ phiếu. Nhưng giá cổ phiếu 2-3 năm qua cứ rơi rụng dần, bán thì tiếc, bà Y. nản, không thèm để ý đến nữa. “Bây giờ bán ra chắc được chừng 200 triệu đồng là cùng” - bà Y. ngán ngẩm.

Cùng làm trong ngành chứng khoán nên vợ chồng anh Đ. (ở trọ trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh - TPHCM) tự tin bỏ hết số tiền dành dụm được vào cổ phiếu. Những năm 2006-2007, ai chơi chứng khoán cũng lời, lại là dân trong nghề nên anh Đ. trúng đậm. Từ 50 triệu đồng ban đầu, có khi vốn của anh lên gần 2 tỉ đồng.

“Thấy ngon ăn, vợ chồng tôi dốc hết vào chứng khoán. Đến khi thị trường xuống, bán lỗ thì xót nên tụi tôi quyết định đem căn nhà của mình ở quận Gò Vấp thế chấp vay ngân hàng để mua thêm cổ phiếu, hy vọng cổ phiếu tăng giá sẽ gỡ lại vốn.

Không ngờ, thị trường trượt dài”… Bị ngân hàng xiết nhà, cổ phiếu bán ra không đủ trả nợ cho người thân, anh Đ. buồn bã vào chùa ở cho tịnh tâm, mãi một năm sau mới trở lại làm việc, kiếm tiền nuôi vợ con. Anh quên hẳn chứng khoán từ đó.

Anh T., một thời được giới chứng khoán xem là người “nói ra tiền”, bởi chỉ cần một cú điện thoại tư vấn chọn mua cổ phiếu của anh là y như rằng vài tuần sau, giá trị đầu tư tăng lên vài chục phần trăm. Bản thân anh, từ một nhân viên tư vấn tài chính bình thường với số vốn chỉ vài trăm triệu đồng, vậy mà có lúc tài sản lên hơn 200 tỉ đồng. “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình có tiền nhiều như thế nhưng rồi vì ham lợi, chủ quan, tôi đã vay tiền, dùng đòn bẩy tài chính và mất tất cả. Giấc mơ sẽ không bao giờ trở thành hiện thực”. Từng có nhà cửa bề thế, vàng phải đựng bằng vali mới hết, giờ anh T. đã về quê “ở ẩn”.

… Đến tù tội

Huỳnh Thị Huyền Như, người phụ nữ từng làm giới đầu tư chứng khoán chao đảo, là hình mẫu của cạm bẫy trên sàn chứng khoán. Dựa vào uy tín cá nhân của mình đối với không ít nhà đầu tư, Như dần chuyển sang công việc của người chuyên đảo nợ ngân hàng.

Hậu quả là nhiều nhà đầu tư chứng khoán và không ít ngân hàng, doanh nghiệp bị Như lừa đảo, tổng số tiền lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Hiện Như chờ ngày ra trước vành móng ngựa. Chắc chắn bị can này không đủ khả năng khắc phục hậu quả. Chén đắng ấy các nhà đầu tư, ngân hàng và doanh nghiệp buộc phải uống!

Đầu tháng 4 vừa qua, Cơ quan Điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Viễn Đông, về hành vi “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” trong khi ông đang thi hành bản án 4 năm tù vì can tội “thao túng giá chứng khoán”. Trước đó, ông Dũng đã ra tay thao túng giá cổ phiếu DHT của Công ty CP Dược Hà Tây khiến nhiều nhà đầu tư thiệt hại vì cổ phiếu này lên, xuống thất thường.

Tương tự, trước đây có lẽ chẳng bao giờ ông Hoàng Xuân Quyến, nguyên tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Liên Việt (LVS), nghĩ rằng có ngày mình sẽ bị vướng vào vòng lao lý. Vì đồng ý cho thế chấp cổ phiếu OTC vào công ty, ông Quyến đã gây thiệt hại cho LVS 40 tỉ đồng. Nếu lường được việc giá cổ phiếu sụt giảm, chắc chắn ông Quyến đã không dám liều.

Về những trường hợp như vậy, tổng giám đốc một công ty chứng khoán tại TPHCM bộc bạch: “Đôi khi phóng lao phải theo lao. Làm nghề chứng khoán này đau đầu lắm, lúc nào cũng thấy cạm bẫy rình rập mình”.

Ai cũng nản lòng

Đến nay, tại 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TPHCM, có 702 mã chứng khoán đang giao dịch, trong đó 364 mã có giá dưới mệnh giá (10.000 đồng). Đặc biệt, có cổ phiếu có giá chỉ 900 đồng.

Tuy nhiên, sự lo lắng của nhà đầu tư giờ đây không chỉ là giá cổ phiếu có giảm nữa hay không mà còn là nên chọn công ty chứng khoán nào để mở tài khoản. Chị Thảo, một giáo viên ở quận 8 - TPHCM, có vài chục triệu đồng để dành gửi vào tài khoản của Công ty Chứng khoán SME, định tập tành chơi chứng khoán. Bẵng đi một thời gian, gần đây hỏi lại thì chị mới biết công ty này đã sập tiệm, tiền của chị coi như mất trắng. Song song đó, nhiều nhân viên môi giới chứng khoán cũng lặn không sủi tăm!

Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán SJC (SJCS) Huỳnh Anh Tuấn chia sẻ: “Những năm trước, nhân viên môi giới luôn tỏ ra hào hứng với thị trường, lúc nào tiền cũng rủng rỉnh vì thu nhập cao thì giờ đây, họ ỉu xìu.

Nhiều người đã chuyển nghề và thề sẽ không bao giờ quay lại chứng khoán”. Không ít nhân viên môi giới đã bị kiện, “chạy mất dép” vì bị nhà đầu tư nguyền rủa do đã khiến họ thua lỗ. “Có ai muốn nhà đầu tư của mình lỗ nhưng làm sao mà biết trước được thị trường” - một nhân viên môi giới nặng nề tỏ bày.

Theo một chuyên gia tài chính, thời gian vừa qua, những vụ vi phạm trên thị trường chứng khoán diễn ra thường xuyên, đặc biệt là về công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Nổi cộm gần đây là vụ cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã mua bán làm thay đổi tỉ lệ cổ phiếu này mà không công khai, thậm chí vi phạm liên tục mà chỉ phạt vài chục triệu đồng.

Hay thông tin báo cáo không trung thực, nhập nhằng lãi lỗ hoặc không sòng phẳng trong chi trả cổ tức cũng đã diễn ra khá phổ biến khiến nhà đầu tư nản lòng. Khi chính những doanh nghiệp niêm yết không tôn trọng nhà đầu tư và cổ đông của mình mà chỉ xem họ là “con mồi” để trục lợi thì làm sao thị trường chứng khoán Việt Nam có thể phát triển!

Theo Phạm Đình - Người Lao động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng khoán Việt nam dưới góc nhìn chiêm tinh học.

=========================================

Khó kỳ vọng con sóng tăng kéo dài

Tín hiệu phân tích kỹ thuật

Phiên tăng điểm mạnh cuối tuần qua tạo nên một số tín hiệu tích cực trên biểu đồ ngày của chỉ số VN-Index. Thứ nhất, chỉ báo stochastic Oscillator cho tín hiệu mua. Thứ hai, MACD Histogram có phân kỳ tăng giá với đường giá. Thứ ba, diễn biến giá trong 5 cây nến gần nhất tạo nên mẫu hình nến Nhật Bản gọi là “Tower Bottom Candlestick”. Đây là mẫu hình nến cho tín hiệu tăng giá. Bên cạnh đó, khả năng chỉ báo Parabolic Sar cho tín hiệu mua nếu như có thêm một phiên tăng giá vào ngày thứ hai tuần này. Hiện nay, chỉ báo Parabolic Sar đã cho tín hiệu mua đối với HNX-Index. Có vẻ như tồn tại tín hiệu kỹ thuật cho thấy đà tăng sẽ được tiếp diễn, ít nhất là trong một số phiên đầu tuần này. Tuy nhiên, sự đi lên sẽ đối diện với rất nhiều mức kháng cự. Chỉ số VN-Index đang có một “Down Trend” và có mức kháng cự gần khoảng 421 điểm. Mức kháng cự cao nhất mà VN-Index có thể hướng tới là 440 điểm cho đợt sóng tăng này. Nhưng nếu quan sát sang chỉ số HNX-Index để tìm sự xác nhận, chúng ta thấy chỉ số HNX-Index bị kháng cự mạnh bởi 72 điểm, là mức đáy bị phá vỡ vào ngày 26.6.2012. Ở mức điểm cuối tuần qua, các chỉ số dự báo chỉ còn tăng thêm gần 2% nữa là chạm mức kháng cự. Nói cách khác, trong kịch bản trung bình, tôi cho rằng mức kháng cự mạnh đối với HNX-Index là 72 điểm và VN-Index tương ứng khoảng 425 điểm. Thực sự, khi quan sát ở khung thời gian cao hơn, tức biểu đồ tuần, chưa có chỉ báo phân tích kỹ thuật nào mà tôi đề cập ở trên xuất hiện tín hiệu mua. Chỉ báo RSI cũng chưa thấy ở tình trạng bán quá mức. Như vậy, phân tích đa khung thời gian cho thấy khả năng rất cao đây là đợt tăng giá ngắn hạn.

Posted Image

Góc nhìn chiêm tinh tài chính địa tâm

Trong bài viết “Tháng 7 không may mắn” ra ngày 25.6.2012 trên báo ĐTTC, tôi nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam : “sụt giảm trong tuần cuối tháng 6 và có thể có sự hồi phục từ đầu tháng 7 (kỳ vọng ngày 5.7.2012) cho đến giữa tháng 7…”. Thực tế hiện nay cho thấy, thị trường đúng đã giảm điểm trong tuần cuối tháng 6 và đến giữa tháng 7 đang có xu hướng hồi phục. Nhưng cũng trong bài viết trên, tôi cảnh báo khả năng tạo lập đỉnh quanh ngày 16.7.2012 +/-2 ngày. Tuy nhiên, trước hết, tôi muốn nói về ảnh hưởng của các hiện tượng chiêm tinh tài chính địa tâm đối với tâm lý giao dịch của nhà đầu tư, điều mà lý thuyết tài chính hành vi thừa nhận rằng yếu tố tâm lý có tác động đến quyết định đầu tư. Trong nhiều bài viết, tôi đã đề cập đến ảnh hưởng của cặp góc 90 độ (waxing square) giữa Thiên Vương Tinh và Diêm Vương Tinh đối với tình hình kinh tế-tài chính của thế giới và Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Tính chất của Thiên Vương Tinh là ngạc nhiên, phá vỡ và tạo nên những điều không giống như kỳ vọng. Khi Thiên Vương Tinh trở nên nổi bật, phần lớn các nhà đầu tư rất khó để dự đoán xu hướng thị trường tài chính vì nó thường diễn ra theo cách ngược lại với suy nghĩ của họ. Giá tăng mạnh hoặc giảm mạnh, thậm chí là phá vỡ các mức chống đỡ hoặc kháng cự. Những nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật tưởng rằng giá sẽ tạo lập xu hướng mới theo chiều hướng phá vỡ nhưng sau đó giá lại đổi hướng trở lại. Tổng quát, khi Thiên Vương Tinh nổi bật, giá di chuyển nhanh (tức tăng mạnh hoặc giảm mạnh) nhưng không kéo dài lâu. Vào thứ 6 ngày 13.7.2012, Thiên Vương Tinh chuyển động nghịch hành sẽ càng nhấn mạnh thêm tính chất thay đổi đột ngột của hành tinh này. Thực tế, không chỉ riêng Việt Nam, mà nhiều thị trường tài chính như chứng khoán Mỹ, vàng có sự đột ngột tăng giá mạnh vào ngày này sau chuỗi phiên giảm điểm liên tiếp. Nhưng cần lưu ý, tính chất của Thiên Vương Tinh cho rằng những chuyển động giá mạnh đó khó kéo dài. Nói cách khác, những dao động đột ngột lớn (large price swing) sẽ thường xảy ra. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chịu tác động của tính chất này. Thiên Vương Tinh không phải là dấu hiệu duy nhất cho sự thay đổi trái kỳ vọng. Từ ngày 5.7.2012 cho đến ngày 17.7.2012, Thủy Tinh theo nhật tâm nằm ở cung Nhân Mã (Sagittarius). Theo nghiên cứu của Raymond Merriman, vị trí này của Thủy Tinh thường tạo nên những dao động giá lớn (large price swing) đối với vàng, dầu thô và tiền tệ. Nghiên cứu của tôi cũng xác nhận điều này đối với chỉ số VN-Index. Trở lại với góc nhìn địa tâm, vào ngày 15.7.2012, Thủy Tinh sẽ chuyển động nghịch hành. Chuyển động nghịch hành của Thủy Tinh rất nổi tiếng trong chiêm tinh tài chính vì nó được ví như “kẻ lừa đảo”. Tức là, giống như tính chất của Thiên Vương Tinh, nó cũng gây ra những chuyển động trái kỳ vọng. Những nhà phân tích sử dụng tín hiệu phá vỡ theo phân tích kỹ thuật cần cẩn trọng với sự chuyển động nghịch hành của thủy tinh. Nếu nhìn ngược trở lại quá khứ vào tháng 6, chúng ta có sự hợp góc 90 độ (waxing square) giữa Mộc Tinh Và Hải Vương Tinh vào ngày 25.6.2012. Sự kết hợp của hai hành tinh lớn này thường “đầy rẫy sự bất hợp lý” trong quyết định của nhà đầu tư. Với cặp góc này, các nhà đầu tư sẽ hành động dựa vào cảm tính. Họ nhìn nhận vấn đề không thực sự chuẩn xác. Sự “mơ hồ” của Hải Vương Tinh khiến họ nhìn nhận vấn đề có vẻ bề ngoài rất tốt. Nhưng nếu kiểm tra thực tế bên trong thì rất xấu. Thường thì nhà đầu tư đưa ra quyết định mua dựa trên những kỳ vọng mà những kỳ vọng này hiếm khi trở thành hiện thực trong tương lai. Mặc dù cặp góc này đã hình thành hơn nữa tháng nhưng vì đây là hai hành tinh lớn nên quỹ thời gian tác động vẫn có thể ảnh hưởng đến thời điểm hiện tại. Trên đây là những cảnh báo về mặt tính chất tự nhiên của các hành tinh. Mộc Tinh và Hải Vương Tinh cho thấy nhà đầu tư sẽ hành mua dựa trên những kỳ vọng khó có thực. Chẳng hạn như thị trường chứng khoán thế giới hay giá vàng đang tăng dựa trên kỳ vọng Fed sẽ sớm tung ra QE3 hoặc các nhà đầu tư trong nước kỳ vọng các ngân hàng thương mại sẽ sớm thực hiện chủ trương giảm lãi suất. Tuy nhiên, các kỳ vọng này có thể trở thành hiện thực hay không thì còn có rất nhiều yếu tố gây trở ngại. Trong khi đó sự chuyển dịch nghịch hàng của Thiên Vương Tinh và Thủy Tinh sẽ dự kiến mang đến những chuyển động bất ngờ. Do đó, chiến lược tốt nhất là đánh nhanh rút nhanh vì thị trường dự kiến sẽ hình thành những dao động giá lớn. Thậm chí khi có lãi cũng nên chấp nhận bán sớm để bảo đảm lợi nhuận vì thị trường có thể đảo chiều bất ngờ. Đừng kỳ vọng rằng các đợt tăng giá mạnh hoặc giảm mạnh sẽ kéo dài lâu. Bây giờ, chúng ta xác định điểm đảo chiều ngắn hạn cho VN-Index. Trong bài viết “Tháng 7 không may mắn”, tôi đã dự kiến có sự đảo chiều quanh ngày 16.7.2012 +/-2 ngày giao dịch vì một số lý do sau: Mặt trời hợp góc 270 độ (waning square) với Thổ Tinh vào ngày 15.7.2012 và Thủy Tinh chuyển động nghịch hành (retrograde) đúng ngày này (Góc giữa mặt trời và Thổ Tinh là tín hiệu của sự trì hoãn hoặc thua lỗ). Tiếp đến, ngày 16.7.2012, Hỏa Tinh (Mars) sẽ tạo góc 120 độ với vị trí của nó vào ngày 22.7.2009 (ngày xảy ra nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 gây đảo chiều cho VN-Index). Sau đó, vào ngày 17.7, Hỏa Tinh tạo góc Trine (120 độ) với Mộc Tinh. Tiếp theo, ngày 18.7 và 19.7 sẽ có hiện tượng “Sự tịnh tiến của Hỏa Tinh (Translation of Mars)” khi hợp góc đối ngược (180 độ) với Thiên Vương Tinh và 270 độ (waning square) với Diêm Vương Tinh. Cần nhắc lại rằng, quan điểm của tôi xuyên suốt các bài viết “Cẩn trọng bẩy tăng giá trong tháng 6” và “Tháng 7 không may mắn” rằng xu hướng chính của thị trường là giảm giá ít nhất cho đến tận cuối tháng 8.

Theo Trương Minh Huy Blog

Tôi cho rằng sao Thủy Tinh trong chiêm tinh Tây Phương tương ứng với sao Phá Quân trong Tử Vi Việt. Tương ứng với tính chất Kim của Tử Vi Việt của sao Phá Quân- Sao Thủy trong thiên văn học hiện đại trước thời Hán gọi là sao Kim (Theo Ban Cố - Tiền Hán thư).

Năm nay sao Phá Quân cư Tuất theo bản đồ Tử Vi Việt quản năm. Thị trường chứng khoán Việt có nhiều tác động phi quy luật. So sánh Tử Vi Việt về chứng khoán Việt trong năm nay có nhiều điểm tương đồng với bài viết của ông Trương Minh Huy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2012

Khủng khoảng kinh tế năm Nhâm Thìn - 2012, ảnh hưởng đến hạ tầng xã hội......

========================

Kinh tế toàn cầu đang ở giai đoạn tồi tệ nhất kể từ năm 2009

Thứ hai 23/07/2012 09:14

(Gafin) - 6 trong 17 quốc gia eurozone rơi vào suy thoái, kinh tế Mỹ vật lộn để tăng trưởng trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đang chậm lại rõ rệt.

TIN LIÊN QUAN

Kinh tế toàn cầu suy giảm sâu nhất từ 2009, các ngân hàng trung ương đua nhau hạ lãi suất (08/06)

Nguy cơ từ các nước BRIC đe dọa kinh tế toàn cầu (15/06)

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2012 xuống 3,5% (16/07)

Bong bóng khủng hoảng ngày một mở rộng cho thấy nền kinh tế thế giới chưa bao giờ được liên kết một cách chặt chẽ - điều đó có nghĩa một khu vực suy yếu sẽ kéo theo nhiều khu vực khác. Đó là lý do vì sao sự chậm lại của châu Âu lại làm tổn thương các nhà máy sản xuất của Trung Quốc. Và sản xuất Trung Quốc lại kéo theo xuất khẩu Brazil, khi các nhà máy thu hẹp nhập khẩu quặng sắt từ quốc gia Nam Mỹ.

Kết quả là, mới đây Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng thế giới trong năm nay còn 3,5%, tốc độ chậm nhất kể từ suy thoái năm 2009. Một số nhà kinh tế thậm chí còn dự đoán kinh tế toàn cầu tăng trưởng chưa đến 1%. Do đó, nhiều người có lý do để tin rằng thế giới đang rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn cầu mới.

Để cứu vãn nền kinh tế, trong tháng qua, các ngân hàng trung ương tại Trung Quốc, Anh, Brazil, Hàn Quốc và châu Âu đồng loạt hạ lãi suất nhằm kích thích tăng trưởng. Các nhà lãnh đạo châu Âu bắt đầu tập trung hơn vào kích thích tăng trưởng thay vì hạ nợ và cắt ngân sách.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế vẫn cho rằng các nhà hoạch định chính sách châu Âu đang quá chậm chạp trong việc tăng sức mạnh cho các ngân hàng và nới lỏng chi phí đi vay cho Italia và Tây Ban Nha. Nếu kinh tế châu Âu tiếp tục xấu đi, nó sẽ gây tác động nguy hại to lớn tới toàn thế giới.

Điều đó được thể hiện rõ qua việc giá cổ phiếu Mỹ và nhiều nơi trên thế giới biến động hầu như mỗi ngày theo những diễn biến khủng hoảng nợ châu Âu.

Bên cạnh nguy cơ suy thoái, kinh tế toàn cầu còn phải đối mặt với một nguy cơ khác không kém phần nghiêm trọng: đó là tỷ lệ thất nghiệp tăng ở mức đáng báo động tại châu Âu và Mỹ.

Posted Image

Mỹ đến nay vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới và là động cơ kéo toàn cầu thoát khỏi nguy cơ suy thoái. Nhưng giờ đây, bản thân nó cũng cần có sự giúp đỡ. Ba năm kể từ Cuộc khủng hoảng 2009 chấm dứt, kinh tế Mỹ không thể duy trì được động lực. Và đó cũng là ba năm liên tiếp kinh tế Mỹ trì trệ và không đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đứng ở mức 8,2% trong tháng 6.

Người Mỹ cũng bắt đầu chi tiêu ít hơn, làm ảnh hưởng nặng nề tới khu vực kinh doanh bán lẻ. Điều đó khiến các nhà kinh tế tỏ ra bi quan vào triển vọng tăng trưởng trong quý II năm nay. Nhiều người tin rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ thậm chí còn không đạt nổi mức 1,9% trong quý I.

Tình trạng kinh tế Mỹ đang rất tồi tệ, song kinh tế châu Âu còn đáng lo ngại hơn. Các khoản nợ chính phủ chồng chất, các ngân hàng sa sút và tăng trưởng kinh tế kém cỏi, tất cả đang đè nặng lên nền kinh tế ốm yếu của châu Âu. Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu lên tới 11%, cao nhất kể từ khi đồng euro ra đời vào năm 1999.

6 trong 17 quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu rơi vào suy thoái, đặc biệt là Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Italia và Tây Ban Nha. Chỉ có Đức và Pháp là trong tình trạng tốt hơn, song cả hai đều có thể tăng trưởng chậm hơn trong năm nay.

Posted Image

Ủy ban châu Âu (EC) mới đây dự báo rằng kinh tế eurozone sẽ giảm 0,3% trong năm nay. Tuy nhiên, các nhà kinh tế lo ngại sự suy giảm của eurozone có thể còn tồi tệ hơn.

Khi kinh tế Mỹ và châu Âu suy kém, nhiều người đặt hy vọng vào các nền kinh tế mới nổi với hy vọng họ sẽ làm động lực mới cho thế giới. Tuy nhiên, trái với hy vọng đó, các nước mới nổi đều đang chậm lại rõ rệt, điển hình là Trung Quốc - ngôi sao kinh tế mới trong những năm trở lại đây. Tuần trước, Bắc Kinh cho biết tăng trưởng kinh tế xuống thấp nhất 3 năm. Trong quý II, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoài, tốc độ chậm nhất kể từ năm 2009.

Sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc lại đẩy một số nền kinh tế đối tác khác vào cảnh khó khăn. Brazil - nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới - được dự báo chỉ tăng trưởng 1,8% trong năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do suy thoái ở Trung Quốc làm giảm nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược của Brazil, điển hình là đậu nành, sắt. Ngoài ra, khủng hoảng châu Âu cũng tác động mạnh mẽ khiến nhiều ngành công nghiệp chủ chốt của Brazil bị tổn thương.

Tương tự như vậy, triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới - cũng chậm lại và chỉ tăng 5,3% trong quý I, thấp nhất trong vòng 9 năm qua.

Sự tăng trưởng chậm lại của các nước đang phát triển cũng làm mờ hy vọng thoát khỏi suy thoái của châu Âu và Mỹ.

"Trong một thế giới liên kết như hiện tại, chúng ta không đủ khả năng nhìn nhận những gì đang diễn ra không chỉ trong phạm vi quốc gia của riêng mình. Cuộc khủng hoảng này không chỉ gói gọn trong từng biên giới mỗi nước, mà nó đang tới gõ cửa từng gia đình trên thế giới", Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde nhận định.

Nguồn Businessinsider/DVT

========================

Hy Lạp có nguy cơ vỡ nợ vào tháng 9 tới

(Gafin) - Hy Lạp có thể không đạt được các cam kết cứu trợ và phải rời khu vực đồng euro (eurozone).

Der Spiegel của Đức dẫn nguồn giấu tên cho hay, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ cắt nguồn tài trợ cho Hy Lạp. Điều này làm dấy lên lo ngại, Hy Lạp sẽ vỡ nợ vào tháng 9 tới đây.

Dự kiến, nhóm cứu trợ quốc tế sẽ tới Athens vào ngày mai để đánh giá tình hình với hoài nghi về khả năng thực hiện các cam kết cứu trợ.

Phó Thủ tướng Đức Philipp Roesler nhấn mạnh: “Nếu Hy Lạp không đáp ứng được các điều kiện này, họ sẽ không thể trả được nợ”. Ông cũng tỏ ra nghi ngờ về khả năng Hy Lạp sẽ được cứu và do đó nguy cơ rời eurozone của Hy Lạp là rất lớn.

Thực tế, nếu không đạt được các mục tiêu đưa ra, Hy Lạp sẽ cần thêm gói cứu trợ khoảng 10 tỷ USD đến 50 tỷ USD. Trong khi đó, các nước thành viên eurozone sẽ không chấp nhận cứu trợ thêm cho nước này. Tạp chí Spiegel của Đức dẫn nguồn giấu tên cho biết, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng có thể từ chối tham gia cứu trợ bổ sung cho Hy Lạp.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp mới đây đưa ra mục tiêu cắt giảm chi tiêu ngân sách 8 tỷ euro thay vì 11,5 tỷ euro như điều kiện cứu trợ. Ngoài ra, Chính phủ Hy Lạp cũng đẩy mạnh hoạt động thanh lý các tài sản quốc gia với mục tiêu huy động được 50 tỷ euro vào năm 2020.

Nguồn Bloomberg/VOV

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2012:

Mặc dù không có động đất với cường độ lớn như ở Nhật Bản tháng 3. năm 2011, nhưng thiên tai trên toàn thế giới năm 2012, tăng nặng hơn so với năm 2011 - vốn đã được coi là một năm thiên tai nặng nề.....

=========================

THÔNG TIN BỔ SUNG

Trung Quốc: 95 người chết do mưa lũ lịch sử

Thứ Hai, 23/07/2012, 21:53 (GMT+7)

TTO - Tính đến chiều 23-7, đã có ít nhất 95 người thiệt mạng và 45 người mất tích trong đợt mưa lũ kéo dài đang hoành hành ở 17 tỉnh thành của Trung Quốc. Riêng ở thủ đô Bắc Kinh, ít nhất 37 người thiệt mạng.

Theo Tân Hoa xã, đây là đợt mưa lớn nhất từ 61 năm qua, đã nhấn chìm nhiều khu vực ở Bắc Kinh trong biển nước.

Posted Image

Một khu đi bộ ở Bắc Kinh đã biến thành suối - Ảnh:cri.cn

Posted Image

Xe hơi trôi lềnh bềnh trên đường - Ảnh:Xinhua

Posted Image

Cứu hộ 11 nạn nhân bị mắc kẹt trong chiếc xe buýt 2 tầng - Ảnh:Xinhua

Ảnh: Xinhua

MỸ LOAN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nouriel Roubini: Fed sẽ không thể giải cứu kinh tế Mỹ

Posted Image

Roubini đã đưa ra các lý do tại sao xu hướng đầu cơ giá lên là một nhận định hoàn toàn sai lầm và “cơn cảm cúm” của kinh tế Mỹ sẽ khiến cả thế giới bị “viêm phổi".

Sự hồi phục mạnh mẽ là điều không thể xảy ra đối với nước Mỹ, tăng trưởng sẽ ở mức thấp trong nhiều năm nữa. Đây là dự báo vừa được đưa ra bởi Nouriel Roubini, chuyên gia kinh tế nổi tiếng với các nhận định bi quan.

Theo ông, rất nhiều người đang nhắc đi nhắc lại “câu chuyện cổ tích” về sức mạnh kỳ diệu của các yếu tố như giá dầu giảm, doanh số xe hơi bán ra tăng lên, thị trường nhà đất phục hồi và sản xuất của Mỹ tăng trưởng trở lại. Tất cả các yếu tố này sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm và cả năm 2013.

Trái ngược với những dự đoán này, Roubini tin rằng kinh tế Mỹ thậm chí sẽ suy giảm sâu hơn trong năm nay do những lo ngại về “vách đá tài khóa” khiến tiêu dùng và tăng trưởng chậm lại. Những hoài nghi về kết quả cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới cũng bao phủ thị trường.

Theo Roubini, vách đá tài khóa sẽ làm mất đi 4,5% tăng trưởng trong năm 2013 của Mỹ nếu như tất cả các biện pháp cắt giảm thuế hết hạn. “Tất nhiên, kinh tế sẽ suy giảm ở mức độ nhẹ hơn khi việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu chỉ ở mức nhẹ. Dẫu vậy, kể cả khi vách đá tài khóa chỉ làm giảm đi 0,5% tăng trưởng và kinh tế thực sự tăng trưởng 1,5%, chắc chắn kinh tế vẫn chỉ tăng trưởng ở mức 1%”, Roubini nhận xét.

Cũng theo ông, tiêu dùng – nhân tố đóng vai trò chủ chốt đối với kinh tế Mỹ nói riêng cũng như kinh tế toàn cầu nói chung – sẽ không thể góp phần thúc đẩy chi tiêu. Khi vách đá tài khóa xảy ra, thu nhập khả dụng sụt giảm và tăng trưởng tiêu dùng tất nhiên sẽ giảm theo. Lúc đó, nước Mỹ không chỉ phải gánh chịu những hậu quả trực tiếp về tài khóa mà còn phải chịu những hậu quả gián tiếp đối với chi tiêu của khu vực tư nhân.

Chắc chắn kinh tế Mỹ sẽ phải chịu đựng những ảnh hưởng tiêu cực từ các vấn đề ở eurozone, suy giảm ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi, giá dầu tăng cao hơn do căng thẳng từ chương trình hạt nhân của Iran.

Roubini cũng cảnh báo lần này chắc chắn Fed sẽ không thể giải cứu nổi nền kinh tế. Theo ông, Fed sẽ tiếp tục thực hiện chương trình nới lỏng định lượng (QE). Tuy nhiên, các gói QE cũng không có tác dụng: lãi suất dài hạn đã ở mức quá thấp và do đó hạ lãi suất không thể thúc đẩy chi tiêu.

Minh Anh

Theo TTVN/CNBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rủi ro đổ vỡ trên thị trường chứng khoán toàn cầu tăng mạnh qua 2 thập kỷ

(Gafin) - Nghiên cứu cho thấy nguy cơ xảy ra một vụ đổ vỡ trên thị trường chứng khoán đã tăng gấp 15 lần trong 2 thập kỷ qua.

Nghiên cứu của Thijs Markwat, nhà nghiên cứu định lượng Hà Lan tại Robeco Asset Management công bố trong tháng 6 cho thấy tần suất xảy ra một vụ đổ vỡ trên thị trường chứng khoán trong năm 1992 là 0,1%/tuần trong khi đó vào năm 2010 đã tăng lên 1,5%/tuần. Điều này có nghĩa là trung bình cứ 2 năm lại xảy ra một vụ đổ vỡ trên thị trường chứng khoán toàn cầu.

Nhà nghiên cứu Markwat đã định nghĩa một cuộc khủng hoảng toàn cầu giống như một tuần mà trong đó 4 thị trường chứng khoán chính bao gồm châu Âu, Mỹ, châu Á và châu Mỹ Latinh đều sụt giảm 5% trở lên - tương đương mức sụt giảm tối thiểu 5,9% của chứng khoán toàn cầu trong 1 tuần.

Tất cả nhà đầu tư đều có thể nhận ra được mức độ rủi ro của việc đầu tư vào cổ phiếu cao hơn nhiều so với 20 năm trước đây. Điều này là minh chứng rõ ràng cho xu hướng dễ "bốc hơi" và mối tương quan chặt chẽ giữa các loại cổ phiếu trên thế giới, Markwat cho biết.

Khi nhận ra sự biến động và mối tương quan chặt chẽ của thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu bảo hiểm rủi ro cao hơn hay nói cách khác, xu hướng coi chứng khoán toàn cầu là một loại tài sản để đầu tư cũng sẽ giảm.

Cùng với xu thế toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập, mức độ tương quan giữa các chỉ số trên thị trường chứng khoán cũng ngày càng chặt chẽ hơn. Mối tương quan giữa chỉ số chứng khoán của thị trường Mỹ và thị trường châu Âu đã tăng từ 0,51 vào năm 1992 lên 0,83 vào năm 2010. Tương quan giữa chỉ số chứng khoán của Mỹ và châu Á cũng tăng từ 0,41 lên 0,64 trong giai đoạn 1992-2010.

Thị trường chứng khoán của bất kỳ quốc gia nào cũng đi theo chu kỳ "bùng nổ và suy thoái", với những thời kỳ tăng trưởng phi thường rồi đến những vụ đổ vỡ không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều đáng nói là mặt trái của xu hướng toàn cầu hóa đã khiến sự đổ vỡ trên thị trường chứng khoán xảy ra theo phản ứng dây chuyền - minh chứng rõ ràng nhất cho mối tương quan giữa các chỉ số chứng khoán ngày càng chặt chẽ.

Một trong những ví dụ điển hình nhất cho chu kỳ "bùng nổ và suy thoái" là vụ sụp đổ của phố Wall năm 1929 - sự kiện mở đầu cho thời kỳ Đại suy thoái.

Những năm cuối thập niên 20 của thế kỷ XIX, chứng khoán Mỹ trải qua chuỗi tăng trưởng phi thường. Tuy nhiên, bong bóng đầu cơ nổ tung vào hai phiên cuối tháng 10/1929.

Posted Image

Diễn biến chỉ số Dow Jones từ năm 1928 - 1934

Gần 13 triệu cổ phiếu ‒ nhiều gấp ba lần số lượng giao dịch thông thường ‒ bị các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo trên thị trường chứng khoán New York. Ngày thứ 3 đen tối (29/10/1929) đến với phố Wall khi Dow Jones sụt giảm từ mức cao kỷ lục 381 vào ngày 3/9/1929 xuống còn 230 và đạt điểm đáy ngày 8/7/1932 khi đóng cửa ở mức 41,2 - giảm gần 90% so với mức đỉnh nó từng đạt được ba năm trước.

Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính bắt đầu ở Mỹ đã nhanh chóng lan rộng ra toàn châu Âu và các nước phát triển khác, kéo theo suy thoái kinh tế trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Riêng tại Mỹ, sản xuất công nghiệp giảm 45%, GDP giảm 30%, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25% và 60% người Mỹ sống dưới ngưỡng nghèo khổ.

Posted Image

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong giai đoạn 1929-1940

Gần 70 năm sau kể từ Đại khủng hoảng năm 1929, lịch sử lại lặp lại với Khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu vào tháng 7/1997 ở Thái Lan. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997.

Posted Image

Khủng hoảng tài chính năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brazil và Mỹ. Dưới ảnh hưởng của khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Trong đó, 3 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan.

Năm 2008, thị trường tài chính thế giới lại rơi vào suy thoái, sau sự sụp đổ của một loạt định chế tài chính, bắt đầu từ định chế tài chính 158 năm tuổi Lehman Brothers của Mỹ.

Vào tháng 10/2008, chỉ số công nghiệp Dow Jones có mức sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử - trong vòng 8 ngày, chỉ số này mất tới 2.400 điểm, tương ứng 22% và rơi xuống mức 8.451 điểm. Gần 2 năm, từ khi Dow Jones đạt được mức đỉnh vào tháng 10/2007 đến khi chạm đáy vào tháng 3/2009 ước tính tổng thiệt hại của thị trường chứng khoán là hơn 11 nghìn tỷ USD.

Posted Image

khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ cũng nhanh chóng lây lan san các nước khác và gây ra suy thoái trên toàn thế giới. Các thị trường chứng khoán lớn của thế giới ở New York, London, Paris, Frankfurt, Tokyo đều có thời điểm sụt giá lớn nhất trong lịch sử.

Như vậy, có thể nhận thấy sự tương quan chặt chẽ giữa các chỉ số chứng khoán khiến các vụ đổ vỡ thị trường chứng khoán xảy ra theo phản ứng dây chuyền. Những khoản nợ dưới chuẩn chỉ vào khoảng 34 tỉ USD trên thị trường địa ốc của Mỹ cũng có thể gây chao đảo cho thị trường tài chính toàn cầu với tổng trị giá gần 60.000 tỉ USD.

Xu hướng tương quan chặt chẽ trong thị trường chứng khoán ngày càng tăng rất có thể sẽ tiếp tục tạo ra sự đổ vỡ hàng loạt trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Ngược lại, những cú sốc lớn, như cuộc khủng hoảng châu Á hay khủng hoảng khu vực đồng euro cũng có thể khiến các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu và gây tác động lớn đến mối tương quan này.

Tuy nhiên, những nhà đầu tư lạc quan có thể sẽ nhận ra rằng thị trường chứng khoán toàn cầu cuối cùng sẽ vượt qua đổ vỡ và hồi phục theo chu kỳ "hưng thịnh - suy thoái". Khi đó, chứng khoán sẽ tiếp tục trở thành tài sản tuyệt vời cho các nhà đầu tư.

Hệ số tương quan là đại lượng đo mức độ cùng biến động giữa hai chỉ số chứng khoán. Nó phản ánh mức độ mạnh hay yếu trong mối liên hệ giữa hai thị trường.

Giá trị của hệ số này thay đổi từ 1 đến -1, thể hiện hai xu hướng là cùng chiều hay ngược chiều. Khi càng gần các giới hạn này thì sự tương quan càng mạnh.

Nguồn VOV/Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng khoán toàn cầu:

Tiếp tục làn sóng bán tháo do khủng hoảng eurozone

(Gafin) - Hy Lạp, Tây Ban Nha trở lại tâm điểm khủng hoảng khu vực đồng euro khiến nhà đầu tư tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro, đặc biệt là chứng khoán.

Phiên giao dịch ngày 23/7, chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 2 liên tiếp cùng đà giảm của thị trường toàn cầu trước thềm cuộc họp của Ủy ban châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tại thủ đô Athens, Hy Lạp để quyết định “số phận” nước này. Nếu Hy Lạp bị cắt cứu trợ, nước này có thể vỡ nợ vào tháng 9 tới.

Chứng khoán châu Âu chốt phiên giảm hơn 2%. Chỉ số FTSE Eurofirst 300 bao gồm các cổ phiếu hàng đầu châu Âu giảm 2,4%.

Chỉ số MSCI các thị trường mới nổi giảm 2,7%, trong khi chỉ số MSCI toàn cầu giảm 1,6% sau khi giảm hơn 2% trước đó.

Chứng khoán châu Á mở phiên ngày 24/7 với hầu hết cổ phiếu giảm. Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,1% xuống thấp nhất kể từ đầu tháng.

Nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu chính phủ khi kinh tế Tây Ban Nha suy thoái sâu hơn và khả năng Hy Lạp rời eurozone là rất lớn. Nhiều khu vực của Tây Ban Nha có thể sẽ đệ đơn xin cứu trợ tài chính từ chính phủ trong thời gian tới. Điều này làm dấy lên lo ngại Tây Ban Nha sẽ cần đến gói cứu trợ quốc tế mới.

Euro giảm còn 1,2067 USD/EUR, thấp nhất kể từ tháng 6/2010 và phục hồi lại mức 1,2131 USD/EUR sau đó. So với yên Nhật, euro xuống thấp nhất 12 năm, giao dịch ở 94,22 yên đổi 1 euro.

Trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô giảm 4%, giảm mạnh nhất kể từ đầu năm. Trên sàn New York, dầu thô giao tháng 9 giảm 3,69 USD xuống còn 88,14 USD/thùng, giảm mạnh nhất kể từ ngày 14/12/2011. Kể từ đầu năm đến nay, giá dầu giảm tổng cộng 11%. Trên sàn London, giá dầu Brent giao tháng 9 giảm 3,57 USD xuống còn 103,26 USD/thùng.

Giá vàng giao ngay giảm 6,69 USD xuống 1.576 USD/oz. Giá vàng giao tháng 8 trên sàn COMEX giảm 5,4 USD xuống 1.577,4 USD/oz.

Lợi suất trái phiếu Mỹ thấp kỷ lục kể từ đầu những năm 1800 trong khi lợi suất trái phiếu các kỳ hạn 5 và 10 năm của Đức cũng tiếp tục xuống thấp kỷ lục.

Nguồn Reuters/VOV

=========================================================

Chứng khoán chờ thời

"Chứng khoán là niềm tin. Hiện tại chưa thể biết chính xác khi nào kinh tế phục hồi, thì làm sao biết bao lâu nữa niềm tin quay trở lại. Do đó, chứng khoán đang ở giai đoạn chờ thời" - ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

TBKTSG: Gần đây người ta thường xuyên bắt gặp giới nhân sự cấp cao chứng khoán trên sân golf. Không lẽ các công ty chứng khoán giờ ít việc đến thế? Hay họ bị áp lực công việc đến mức phải tìm nơi xả stress?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Đúng là chứng khoán đang rỗi việc. Chúng tôi thường trao đổi với nhau giờ hãy kiểm soát rủi ro tốt nhất, an toàn nhất và chờ thời. Lúc này những yếu tố như khách hàng, thị phần đều không ổn định. Khi nhà đầu tư không quan tâm đến chứng khoán, thì có làm gì, nỗ lực đến mấy cũng ít tác dụng.

TBKTSG: Vậy những công ty có chức năng tự doanh như SSI làm gì để có lợi nhuận? Các ông "thi đua" cùng người dân gửi tiết kiệm ngân hàng lấy lãi "ăn" dần sao?

- SSI là tổ chức đầu tư, tất nhiên phải chú trọng đến lợi nhuận và sự an toàn. Để có lợi nhuận ổn định, thông thường người ta đầu tư vào các ngành cơ bản, ít phụ thuộc, ít chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, nhờ thế kiểm soát được rủi ro. Hiện nay định hướng của Nhà nước là thúc đẩy nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, hàng tiêu dùng, chế biến.... Đây là hướng đi đúng và SSI đầu tư vào những lĩnh vực này.

TBKTSG: Nhưng ông cũng thấy là giá nông sản, các hàng hóa cơ bản biến động mạnh. Sự giảm giá của gạo, cà phê, cao su, thủy sản... đang là thử thách lớn với không ít doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá nông sản trên thế giới và cả ở Việt Nam đang giảm, tuy nhiên sức tiêu thụ vẫn có. Nói cách khác, người ta vẫn phải ăn cơm, thịt cá, uống cà phê, chè, uống sữa.... Đấy là những hàng hóa thiết yếu. Trước đây năm năm người ta thay một chiếc xe mới, nay có thể cùng chiếc xe đó họ xài tới 10 năm. Thậm chí thay cho xe hơi, người ta đi xe đạp, xe buýt. Nhưng ai cũng cần gạo, bánh mì, cà phê cho cuộc sống hàng ngày.

TBKTSG: Nhưng ông nghĩ sao khi giá cá tra, ba sa trong nước đang rớt; chế biến, xuất khẩu thủy sản đang vướng mắc vì thị trường bên ngoài không thuận lợi, lợi nhuận doanh nghiệp bị ảnh hưởng? Đầu tư vào những ngành ấy đâu có an toàn?

- Ở đâu cũng có rủi ro. Vấn đề là chọn lĩnh vực nào ít rủi ro hơn và có tương lai cả trong ngắn hạn lẫn trung hạn, dài hạn. Có thể tương lai ngắn hạn khó khăn, nhưng về cơ bản là thuận lợi.

SSI đã đầu tư 50% vốn chủ sở hữu vào các doanh nghiệp thủy sản, nông nghiệp. Thời gian qua những ngành này nói chung ổn định hơn rất nhiều so với một số lĩnh vực khác.

TBKTSG: Ở trên ông nói chứng khoán đang chờ thời, nhưng SSI vẫn đang giải ngân. Thưa ông, hình như có hành động ngược ở đây thì phải?

- Chứng khoán vừa qua trồi sụt thất thường và tôi nghĩ nó cũng chưa thể ổn định ngay được. Cho đến khi nào người ta còn tranh luận liệu kinh tế đã hết khủng hoảng, hoặc đã đến đáy, hoặc có khủng hoảng kép, thì chưa có cơ sở để đoán định chứng khoán sẽ đi đến đâu một cách rõ ràng.

TBKTSG: Nếu thế SSI nên chờ đợi một thời điểm thích hợp hơn để đầu tư chứ?

- Kinh doanh phải có kế hoạch và phải tích lũy, đánh giá cả một quá trình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, không phải mọi thứ đều tuyệt đối xấu. Trong khi tranh cãi về đường đi nước bước của kinh tế, người ta có thể tìm ra cái tốt. Tất nhiên ở đây có vai trò của ý kiến chủ quan và ý kiến đó có thể đúng, có thể sai. Mục tiêu của SSI là tìm kiếm lợi nhuận cho cổ đông và nếu phán đoán chủ quan sai thì phải chịu.

TBKTSG: Cho đến nay phán đoán của các ông ra sao?

- Đến giờ chưa sai. Chúng tôi vẫn đạt tiến độ lợi nhuận như kế hoạch. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế nửa đầu năm của SSI là 260 tỉ đồng, so với chỉ tiêu cả năm 480 tỉ đồng, tôi cho là khả quan.

TBKTSG: Năm nay dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài biến động phức tạp. SSI có nhiều khách hàng tổ chức nước ngoài, ông có thường xuyên trao đổi với họ và ông nhìn nhận dòng vốn ngoại như thế nào?

- Không có nhà đầu tư nước ngoài nào vào một quốc gia nào mà không vì mục tiêu lợi nhuận. Và họ giải ngân vào đâu, thông thường là qua nhìn nhận đánh giá của các hãng xếp hạng định mức tín nhiệm quốc tế.

Trước đây giá tài sản ở Mỹ, Châu Âu quá cao, nên các nhà đầu tư có xu hướng mua tài sản mà họ cho là còn rẻ , còn có khả năng tăng giá ở các thị trường mới nổi. Nay họ nhận thấy ngay ở châu Âu, ở Mỹ có nhiều lựa chọn (khủng hoảng kinh tế làm giá tài sản xuống thấp), nên phải tính toán bỏ tiền vào đâu cho lợi nhất. Cơ hội thu hút dòng vốn ở thị trường mới nổi, vì thế đang bị san sẻ.

TBKTSG: Chứng khoán Việt Nam có nằm trong xu hướng đó không, thưa ông?

- Có chứ. Chứng khoán Việt Nam đã giảm sâu trong thời gian dài. Để phục hồi, thị trường cần dòng tiền mới, thì phải cạnh tranh. Các quỹ nước ngoài là người đi huy động vốn bên ngoài, phải có câu chuyện cho họ kể, nó là cơ sở để họ thuyết phục nhà đầu tư

Chúng ta phải nhìn vào thực tế là độ hấp dẫn của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với những thị trường cùng thứ bậc không. Không phải các quỹ, mà chính các nhà đầu tư quyết định. Tôi chưa nhìn thấy dấu hiệu dòng vốn ngoại sẽ tăng lên trong sáu tháng tới.

TBKTSG: Còn các quỹ nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam

- Họ thuộc dòng tiền cũ. Dòng tiền này có thể pha trộn nếu các quỹ huy động được vốn mới. Tuy nhiên lâu nay chưa có quỹ nào gọi được vốn mới cả. Các quỹ cũ phải đối mặt với chuyện thanh lý hay gia hạn hợp đồng. Với những quỹ mà tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam nhỏ, họ có thể thuyết phục nhà đầu tư gia hạn. Còn những quỹ lâu năm, đã đến hạn đóng, việc gia hạn có thể khó khăn.

Theo TBKTSG

Share this post


Link to post
Share on other sites

CPI tiếp tục âm:

Đối mặt suy giảm kép

25/7/2012 05:00

Posted Image- Các chuyên gia kinh tế một lần nữa khẳng định, nền kinh tế đang có nguy cơ lao dốc. Kiểm soát lạm phát hiện nay chính là phải ngăn chặn được đà suy giảm kép này. Hồi sức cho doanh nghiệp là giải pháp cứu vãn tình thế cốt lõi nhất.

"Báo động cấp 2"

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành ví von nền kinh tế Việt Nam đang ở giữa mùa mưa bão, lũ lụt. Nếu tháng 6 CPI âm là báo động lũ cấp 1 thì giờ, CPI tháng 7 âm chính là hồi chuông báo động lũ cấp 2.

Và nếu như tháng 8, CPI lại âm, "thủy văn" của nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng báo động 3, là ở mức cao nhất. Giả sử như 3 tháng liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng tăng trưởng âm thì nghĩa là, nền kinh tế đã bị "lụt nặng". Khi đó, cơn lũ này sẽ nhấn chìm mọi thành tựu nỗ lực kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng bền vững trước đây mà thay vào đó là khủng hoảng bắt đầu bùng phát.

Đây không phải là cái nhìn bi quan! Bởi tình trạng kinh tế đình trệ, khó khăn đã được cảnh báo suốt từ đầu năm nay vẫn không được khắc phục: sức mua cạn kiệt, doanh nghiệp vẫn phá sản, đóng cửa nhiều, sản xuất tiếp tục đình đốn, tồn kho cao, người lao động mất việc làm, các gia đình không có thu nhập... và hệ lụy lớn nhất là an sinh xã hội bị xáo trộn.

Posted Image

Sản xuất đình đốn, ách tắc đầu ra khiến giá giảm (ảnh mang tính minh họa: P.H)

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, ở các nước khác, nền kinh tế với những biểu hiện và nguy cơ trên thì nhà nước sẽ cần có biện pháp cần thiết để chống suy thoái, chống khủng hoảng chứ không đơn giản là chống giảm phát.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng bày tỏ sự lo lắng tương tự. Ông nói: "Cái gốc của việc CPI giảm liên tiếp như vậy không phải là nhờ mỗi chính sách kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11 hay gói cứu trợ doanh nghiệp ở Nghị quyết 13 được phát huy tác dụng. Bản chất giá giảm ở đây vẫn là câu chuyện hàng tồn kho rất lớn, sức mua của dân cạn kiệt, chi phí lãi vay cao... Vấn đề báo động tiếp theo là khả năng tăng trưởng kinh tế cũng suy giảm so với cùng kỳ nhiều năm."

Theo phân tích của ông Ngô Trí Long, giả sử CPI giảm nhưng tăng trưởng kinh tế GDP vẫn giữ vững thì không đáng lo, đó là kết quả đáng mừng, giá giảm có lợi cho dân. Nhưng CPI giảm liên tiếp và đồng thời GDP cũng giảm như tình hình 6 tháng đầu năm thì đây chính là hiện tượng giảm phát.

"Giảm phát còn nguy hiểm hơn cả lạm phát. Đã là giảm phát thì sớm muộn trước sau gì nền kinh tế cũng sẽ khủng hoảng. Rõ ràng, việc kinh tế đang rơi vào suy giảm kép là sự thật không thể phủ nhận", ông Long nhấn mạnh.

Lúc này, các nhà hoạch định chính sách phải sớm suy nghĩ xem, làm thế nào để ngăn chặn được đà suy giảm này một cách thực sự. Gói cứu trợ 29.000 tỷ đồng đang triển khai dường như không "thấm tháp" được gì so với tình trạng hấp hối của DN cũng như đồng thu nhập của các gia đình đang ngày càng eo hẹp.

Đâu là đáy?

Là Chủ tịch Hiệp hội các siêu thị Hà Nội, ông Vũ Vinh Phú nắm rõ như lòng bàn tay về sức mua suy kiệt trong nhiều tháng qua. Vì thế, CPI tháng 7 tiếp tục giảm không có gì bất ngờ và vẫn là lo nhiều hơn mừng. Theo ông Phú, vấn đề căn cơ nhất hiện nay là phải hồi phục sức mua đang cạn kiệt, giúp DN giải phòng hàng tồn kho bằng cách phải đẩy cầu lên, giải quyết thu nhập, công ăn việc làm cho người lao động.

"Gói cứu trợ 29.000 tỷ đồng của Chính phủ chỉ là "mồi", không giải quyết được vấn đề cốt lõi khó khăn của doanh nghiệp. Vì kinh doanh có lợi nhuận đâu thì giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất còn có ý nghĩa gì?" ông Phú nói.

Posted Image

Chỉ số giá tiêu dùng đang giảm sâu (ảnh: theo Tổng cục Thống kê)

Kiến nghị cụ thể của vị chuyên gia kinh tế này là Nhà nước cần hạ ngay thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, hạ lãi suất, đồng thời, kiểm soát giá các mặt hàng độc quyền như điện, xăng dầu.. của DNNN. Trách nhiệm trong câu chuyện này nằm chính ở việc điều hành kinh tế vĩ mô, doanh nghiệp chỉ đóng góp một phần.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành thẳng thắn chỉ trích: gói 29.000 tỷ đồng là giải pháp tài khóa của Chính phủ, chỉ có giảm thuế, giãn thuế và tác dụng với một số DN còn hoạt động được. Nhưng giờ, có hàng chục nghìn DN dừng hoạt động, đang sống dở, chết dở thì Chính phủ vẫn không có giải pháp nào để vực dậy, hồi sức. Một lực lượng lớn DN gần như đã bị loại ra khỏi đợt giải cứu này và do đó, 29.000 tỷ không giúp gì cho nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, hồi phục phát triển.

Theo ông, cuối đường hầm giờ vẫn chưa thấy có ánh sáng. Khi doanh nghiệp không tiếp cận nguồn vốn lãi suất giảm, không trả nợ được ngân hàng, chi phí sản xuất kinh doanh cao, hàng tồn kho không xả ra được thì mọi thứ đều tắc, không giải quyết được.

Chuyên gia Thành đề nghị, lãi suất cho vay cần phải hạ thấp hơn nữa, đưa về mức 6-7% và phải ổn định trong vòng ít nhất 3-5 năm. Trong bối cảnh nợ xấu cao, việc Ngân hàng Nhà nước chỉ đưa ra khuyến nghị mang tính tự giác cho các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay đối với nợ cũ về 15% là không khả thi. Theo ông, Ngân hàng Nhà nước cần làm đúng vai trò là một ngân hàng Trung ương, có thể cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp 2-3%, các ngân hàng sẽ dùng cho vay lại với lãi suất 6-7%. Doanh nghiệp cần phải được tạo điều kiện cho vay "đáo nợ" một cách chính đáng, vay mới lãi suất thấp để trả nợ cho vay cũ lãi suất cao.

Dù nền kinh tế suy giảm nhưng Chính phủ cũng không nên dùng tiền ngân sách, kích cầu hỗ trợ lãi suất tới 4% như năm 2009 mà hoàn toàn có thể cứu doanh nghiệp, giải phóng sản xuất bằng những công cụ tài chính hoàn toàn theo mang tính kinh tế như trên.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, cứu DN chính là giải pháp trong ngắn hạn trước mắt cần thiết nhất. Song để khắc phục tình trạng khó khăn kép, tránh vòng luẩn quẩn cứ 2 năm lạm phát cao, 1 năm lại giảm phát thì cần có chính sách vĩ mô lâu dài hơn.

Như các chuyên gia kinh tế chia sẻ, lúc này Chính phủ cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã chạm đáy, đã qua thời kỳ khó khăn nhất thì có lẽ là quá lạc quan. Nếu khẳng định nền kinh tế chưa có gì đáng lo ngại, nhà quản lý nhìn về tương lai đầy màu hồng và chủ quan trong điều hành thì nền kinh tế sẽ còn chịu những hệ lụy lớn hơn.

Phạm Huyền

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Sàn chứng khoán thành sân tập... thái cực quyền

Thứ 4, 25/07/2012, 11:20

Tại nhiều sàn chứng khoán ở tỉnh Hunan không ít nhà đầu tư bắt đầu rủ nhau chơi bài ngay trên sàn để giết thời gian.

Posted Image

Các nhà đầu tư chứng khoán tập Thái cực quyền ngay trên sàn (Ảnh: Internet)

Bức ảnh một nhóm các nhà đầu tư Trung Quốc đang tập Thái Cực Quyền ngay trong sảnh của một công ty chứng khoán được lan truyền trên mạng internet từ mấy ngày nay và thu hút khá nhiều chú ý. Bức ảnh được báoWant china times đăng tải hồi cuối tuần trước.Không ít người đã khen ngợi các nhà đầu tư này vì vẫn có thể ung dung tự tại trước sự lao dốc của thị trường. Trong khi đó những người khác cho rằng các bài tập nhẹ nhàng quả là một hoạt động giết thời gian hiệu quả cho nhà đầu tư trong lúc thị trường u ám. “Nó giúp họ giết thời gian một cách nhẹ nhàng hơn và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn”. Một nhà đầu tư thì châm biếm: “Ôi thị trường mới rực rỡ làm sao”.

Sau khi tăng mạnh hồi đầu năm, thị trường chứng khoán Trung Quốc thời gian qua đã đánh mất gần nửa số điểm. Khối lượng giao dịch cũng xuống mức thấp nhất trong gần 1 năm qua. Bất chấp trong tháng qua Bắc Kinh đã 2 lần cắt giảm lãi suất để “bơm” thêm tiền cứu nền kinh tế, tình hình cũng không khả quan hơn.

Theo trang tin kinh tế Hexun.com, tại nhiều sàn chứng khoán ở tỉnh Hunan không ít nhà đầu tư bắt đầu rủ nhau chơi bài ngay trên sàn để giết thời gian.

Dữ liệu mới nhất do công ty China Securities Investor Protection Fund Limited công bố cho thấy, các nhà đầu tư đã rút ra tới 90,3 tỷ nhân dân tệ (tương đương 14,1 tỷ USD) trong tuần giao dịch đầu tiên của tháng 7. Trong tuần kế tiếp, con số này ở mức 30,3 tỷ nhân dân tệ. Trước đó trong tháng 6, nhà đầu tư nước này rút ra khoảng 196,7 tỷ nhân dân tệ.

Với mức giá trị vốn hóa các cổ phiếu hạng A ở mức 1900 tỷ USD, dòng vốn bị rút ra khỏi thị trường trong tháng 6 tương đương 1,6% giá trị thị trường. Theo dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải, nếu tính theo bình quân năm, mức này sẽ là 1%.

Tờ Tuần báo kinh tế Trung Quốc, trực thuộc Nhân dân nhật báo của chính phủ nước này sau khi trích dẫn các số liệu nêu trên đã nhận định: “Mức suy giảm này quả là thảm họa với thị trường chứng khoán cũng như toàn nền kinh tế. Nếu nhà đầu tư cứ tiếp tục đóng tài khoản nhanh như hiện tại, thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ bị hủy hoại hoàn toàn”.

Đồng thời tờ báo cũng đặt câu hỏi vì sao nhà đầu tư lại ồ ạt đóng tài khoản và liệu ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của các nhà đầu tư. “Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bước vào thời điểm cam go nhất. Ngày nay niềm tin còn quý hơn vàng. Tuy nhiên, chỉ có niềm tin của các nhà đầu tư mới thực sự đáng giá…”, bài báo nhận định.

Với xu hướng lao dốc của giá cổ phiếu cùng sự tháo chạy của các nhà đầu tư, rõ ràng kinh tế Trung Quốc đã bị các nhà đầu tư bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Theo Thanh Tùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2012

Bất động sản chết lâm sàng ảnh hưởng tới các ngành liên quan như: Ngân hàng, sắt thép, vật liệu xây dựng.....

==============================

Bí đầu ra: Hàng xây dựng bán bún đậu mắm tôm

Tác giả: PV

Bài đã được xuất bản.: 22/07/2012 08:35 GMT+7

Thị trường bất động sản đóng băng, kinh doanh nội thất, thiết bị vệ sinh ế ẩm theo, bà chủ nghĩ cách tồn tại với nghề "tay trái": Bán bún đậu mắm tôm.

Khi nghề tay phải uể oải theo thời thế

Mở công ty đã được 7 năm, nhưng chưa khi nào việc kinh doanh của chị Phương Anh – Giám đốc Công ty CP Lộc An Phát (Số 6 – Tam Trinh – Hà Nội) lại lâm vào tình cảnh khó khăn như hiện tại.

Khởi nghiệp kinh doanh khi thị trường sôi động, bất động sản nóng sốt, công ty của chị Phương Anh đã có lúc cung ứng thiết bị vệ sinh cho nhiều công trình, dự án và gây dựng được mối quan hệ với nhiều chủ đầu tư, kiến trúc sư trong giới kinh doanh nhà đất.

Bà chủ nhanh nhẹn kết hợp các mối quan hệ trong làm ăn để đầu cơ đất, xây căn hộ và lắp đặt các mặt hàng thiết bị nội thất mà công ty kinh doanh. Những căn hộ được hoàn thiện được bán ra với giá tốt hơn nhiều nhờ 'buôn tận gốc, bán tận ngọn'.

Phất lên nhờ đất cát, hai chị em bà chủ công ty cỡ nhỏ này nhanh chóng kiếm tiền tỷ, đi ô tô và shopping hàng hiệu.

Tình hình kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian dài khiến các mặt hàng thiết bị vệ sinh – nội thất của công ty tiêu thụ chậm hơn hẳn so với những năm trước.

Posted Image

“Năm 2011, hàng hóa bán ra vẫn túc tắc vì các dự án và công trình những năm trước đi vào hoàn thiện. Nhưng sang năm 2012, lượng tiêu thụ chậm hẳn, không có dự án mới, khách bán lẻ cũng giảm sút nhiều. So ra chỉ bằng một phần mười năm ngoái, chưa nói gì so với những năm thịnh vượng”, chị Phương Anh cho biết.

Hiện tại, nhân sự của công ty chỉ còn một nửa so với trước, showroom trưng bày trước đây có 2 địa điểm, nay chỉ giữ lại showroom ở trụ sở công ty (đóng cửa showroom còn lại ở Long Biên). Chị Phương Anh cho hay, công ty vẫn tiếp tục duy trì được hoạt động kinh doanh nhờ mối quan hệ tốt với các kiến trúc sư xây dựng và các khách hàng nhỏ quen biết từ trước.

Ngách kinh doanh dịch vụ ăn uống: "Tay trái" đỡ "tay phải"

Không chỉ riêng công ty của chị Phương Anh, không ít doanh nghiệp khác cũng đang phải đối mặt trước tình hình kinh tế khó khăn hiện tại bằng cách tiết giảm chi phí và tìm hướng đi mới để tồn tại.

“Hai năm trở lại đây, dân công sở xuất hiện ở khu vực này nhiều hơn do các công ty chuyển văn phòng về vùng ven có giá thuê rẻ hơn khu trung tâm.

Khi nghe lời phàn nàn của một người bạn về sự thiếu thốn dịch vụ ăn uống ở khu vực này, tôi nghĩ ngay đến chuyện kinh doanh cửa hàng ăn uống cho dân công sở. Không chỉ tận dụng được mặt bằng kinh doanh, giải quyết nhân lực tại chỗ mà còn thu hồi vốn rất nhanh”, chị Phương Anh chia sẻ.

Quả đúng như nhận định của bà chủ này, chỉ cần chuẩn bị hơn chục bộ bàn ghế nhựa, một mái hiên di động và vài chục bộ bát đĩa là đã có thể khởi động việc kinh doanh. Chị Phương anh làm chung với cửa hàng kế bên (một đại lý kinh doanh thiết bị vệ sinh của Viglacera), tận dụng được khoảng sân sau khá rộng để bán bún đậu mắm tôm nên không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của showroom phía mặt đường.

Quán ăn của chị Phương Anh chỉ hoạt động trong khoảng thời gian từ 11h30 đến 13h30 từ thứ 2 đến thứ 7 (thứ 7 lượng khách giảm hơn so với ngày trong tuần). Các nguyên vật liệu được đặt hàng (bao gồm bún, đậu, chả cốm, nem, thịt, mắm tôm, ngan…) và được mang đến tận nơi từ 10h30 sáng để chế biến. Đồ bán không hết có thể hoàn trả cho người bán.

Chỉ mới mở ra được 1 tháng, cửa hàng ăn uống mini này đã rất đông khách, lượng tiêu thụ mỗi buổi trưa vào khoảng 30 kg bún, 300 bìa đậu, tương đương khoảng 150 suất/buổi trưa, chưa kể bún ngan và trà đá (2000 đồng/cốc). Mỗi suất bún đậu là 20.000 đồng, thêm tiền đồ ăn kèm (như chả cốm, giả cầy, nem rán, thịt luộc) và trà đá, chi phí ăn trưa của mỗi thực khách khoảng 30.000 đồng.

Như vậy, doanh thu mang về cho 2 tiếng buổi trưa của công ty này là 4-5 triệu đồng. Không kể ngày nghỉ, tháng đầu tiên làm "tay trái" mang về cho bà chủ khoảng 90 - 100 triệu đồng (!). Lợi nhuận thu được ít nhất cũng tầm 1/3 – 1/2 con số đó.

Từng tiêu bạc triệu, nay thu bạc cắc

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu nên lượng khách khá ổn định và đang có xu hướng tăng lên. Cách làm này không tốn thêm một đồng tiền thuê mặt bằng, nhân viên có thêm việc để làm vào buổi trưa rảnh rỗi. Thay vì chịu cảnh đọng vốn, khách ăn lại thanh toán ngay nên nhanh chóng hoàn vốn và thu được lãi ngay trong ngày.

“Trước đây, giờ nghỉ trưa, chị em tôi rủ nhau đi shopping tốn kém đến vài triệu, thì nay chịu khó vận động một chút, vừa tiết kiệm, tạo việc làm lúc rỗi rãi mà lại có thêm tiền ‘rau cháo’ qua thời kỳ khó khăn này”, chị Phương Anh hóm hỉnh nói.

Chưa hết, buổi chiều tối khi cửa hàng tạm dừng công việc, tận dụng mặt phố, chị Phương Anh cho mượn mặt bằng để người khác mở sạp nhỏ kinh doanh băng đĩa nhạc. Cộng các khoản tiền “rau cháo” của công ty này lại cũng không hề khiêm tốn chút nào.

Sự tấp nập ở sân sau còn được cộng hưởng từ những hàng quán mới mọc thêm bên cạnh với bún cá, sữa chua, chè, sinh tố (phía trước là cửa hàng hoặc trường mẫu giáo tư). Chị Phương Anh đã tính đến việc mở rộng kinh doanh đồ ăn sáng và ăn vặt buổi chiều trong thời gian tới.

(Theo TTVN)

Share this post


Link to post
Share on other sites