Thiên Sứ

Lời Tiên Tri 2012

1.430 bài viết trong chủ đề này

Tai nạn tăng nặng....

==================

Ấn Độ: nổ nhà máy thép, 16 người chết

Thứ Năm, 14/06/2012, 14:13 (GMT+7)

TTO - Vụ nổ tại một nhà máy thép thuộc sở hữu nhà nước ở bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ đã cướp đi mạng sống của ít nhất 16 người, theo cảnh sát nước này. Khoảng 20 người khác bị bỏng nặng.

Posted Image

Một người bị thương được đưa đi cấp cứu - Ảnh: AP

Quan chức cảnh sát Purnachandra Rao ngày 14-6 cho AP biết vụ nổ xảy ra lúc các công nhân đang kiểm tra một thiết bị mới được lắp đặt tại Nhà máy Vizag, thuộc thành phố biển Visakhapatnam.

Khi đó, gần 30 công nhân và quan chức cấp cao của nhà máy đang có mặt. Các nhân chứng kể vụ nổ mạnh đến nỗi nhiều ôtô đậu bên ngoài cũng bị ném tung lên không.

Vụ nổ gây ra một đám cháy lớn có thể nhìn thấy từ nhiều khu vực của thành phố.

Tờ Times of India đưa tin trong số người chết đa số là công nhân nhà máy, ngoài ra có một số quan chức. Các quan chức dự kiến số người chết sẽ còn tăng do một số người bị thương hiện đang trong tình trạng nguy kịch.

Nhà máy thép Vizag được xây đã 41 năm, là một trong những nơi sản xuất thép lớn nhất Ấn Độ. Nhà máy đã được mở rộng trong bốn năm qua và dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi công suất hiện tại (3,5 triệu tấn).

MINH ANH

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến hạ tầng xã hội.....

===========================================

Người Hi Lạp đổ xô rút tiền, trữ thực phẩm

Thứ Năm, 14/06/2012, 13:42 (GMT+7)

TTO - Trước ngày bầu cử quốc hội được tổ chức lại vào chủ nhật này, người dân Hi Lạp ùn ùn rút tiền khỏi ngân hàng và tích trữ thực phẩm vì lo ngại khả năng Hi Lạp sẽ rời khu vực đồng euro.

Posted Image

Một người đàn ông rút tiền từ ATM của Ngân hàng Eurobank tại Athens - Ảnh: Reuters

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương, tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng đã suy giảm 17% (35,4 tỉ euro) trong năm 2011 và hiện còn 165,9 tỉ euro vào cuối tháng 4.

Giới ngân hàng cho biết hiện nay, mỗi ngày người dân rút khoảng 500-800 triệu euro (625 triệu đến 1 tỉ USD) từ các ngân hàng lớn và 10-30 triệu euro tại các ngân hàng nhỏ.

Còn theo những hãng bán lẻ, người dân đổ xô đi mua mì ống, thức ăn đóng hộp, thực phẩm có thời gian bảo quản lâu và những mặt hàng thiết yếu khác vì lo ngại sẽ xảy ra thiếu hụt, khi tin đồn đảng cánh tả có thể chiến thắng và Hi Lạp quay trở về sử dụng đồng drachma.

Theo các siêu thị, lợi nhuận của họ không tăng lên vì người dân giảm chi tiêu đáng kể, nhưng doanh số những mặt hàng chủ lực như mì ống vượt trội.

Những cuộc thăm dò mới nhất cho thấy Đảng Dân chủ mới - ủng hộ gói cứu trợ 130 tỉ euro của châu Âu - và Đảng cánh tả Syriza - muốn hủy tất cả các thỏa thuận giải cứu - đang cạnh tranh sát nút.

Sắp đến thời gian bầu cử thì việc công bố kết quả thăm dò bị cấm, nên các đảng đua nhau rò rỉ thông tin về “những khảo sát bí mật”. Ngày 12-6 có tin Đảng Syriza đang dẫn đầu với khoảng cách xa. Một hãng thăm dò có tiếng ở Hi Lạp phản bác ngay: “Không thể có chuyện đó. Những cuộc thăm dò của chúng tôi cho thấy bức tranh toàn cục không thay đổi. Chỉ là chiêu trò của các đảng để tăng sự ủng hộ”.

Theo các đơn vị thăm dò, hai đảng Dân chủ mới và Syriza ngày càng thu hút nhiều cử tri từ các đảng nhỏ hơn. Nhưng lượng cử tri còn đang lưỡng lự vẫn chiếm tỉ lệ lớn, nên kết quả cuộc bầu cử sắp tới không thể đoán trước được.

TẤN KHOA

Theo Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tây Ban Nha chữa lửa bằng dầu

Tác giả: SƠN HÀ

Bài đã được xuất bản.: 13/06/2012

Tại Tây Ban Nha và châu Âu, sự hân hoan sau gói giải cứu 100 tỉ euro (125 tỉ USD) đã lụi tàn trong chưa đầy 24 giờ. Sau Tây Ban Nha, nay đến lượt Ý run rẩy trước nguy cơ khủng hoảng tràn sang.

Theo báo Wall Street Journal, trong phiên giao dịch ngày 12-6 giá đồng euro giảm từ 1 euro ăn 1,26 USD của ngày hôm trước xuống chỉ còn 1,24 USD. Lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm tăng vọt trở lại trên 6,5%. Một số chuyên gia dự báo lãi suất vay mà Tây Ban Nha phải trả sẽ nhanh chóng chạm ngưỡng "bất ổn" 7% so với 1,47%, mức lãi suất Đức phải trả cho trái phiếu kỳ hạn 10 năm của nước mình.

Giới truyền thông châu Âu cũng tỏ ra rất bi quan. Báo Guardian khẳng định gói giải cứu ngân hàng Tây Ban Nha "chỉ là thêm câu hỏi thay vì câu trả lời". Tạp chí Mỹ Forbes cho rằng gói giải cứu này "có thể sẽ thất bại". Giới quan sát dự báo Tây Ban Nha phải sớm ngửa tay xin cứu trợ thêm nhiều tỉ euro nữa, bởi chính quyền Madrid đang chữa cháy bằng cách đổ thêm dầu vào lửa.

Nợ chồng nợ

Giới đầu tư quốc tế đã mất sự lạc quan sau khi các quan chức Liên minh châu Âu (EU) tiết lộ sẽ lấy 100 tỉ euro từ quỹ giải cứu mới là Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) thay vì từ quỹ hiện tại là Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) để cứu các ngân hàng Tây Ban Nha. Hai quỹ này có sự khác biệt lớn. Nợ vay từ EFSF được đánh giá tương đương nợ vay từ các nguồn khác. Ngược lại, quốc gia vay từ ESM sẽ phải trả món nợ này trước các món nợ khác. Có nghĩa là Tây Ban Nha phải ưu tiên trả nợ 100 tỉ euro cho ESM. Khoản nợ 780 tỉ euro (974 tỉ USD) của Tây Ban Nha với các chủ nợ khác sẽ phải trả sau. Do vậy, các thị trường quốc tế sẽ ngần ngại khi cho chính quyền Madrid vay. Và Tây Ban Nha phải tăng cao lãi suất khi phát hành trái phiếu thì mới có thể huy động các chủ nợ khác cho vay.

Trên thực tế, thời gian qua chính quyền Tây Ban Nha phải vay nhiều tỉ euro từ chính các ngân hàng trong nước do không thể vay từ thị trường quốc tế. Ngược lại, các ngân hàng Tây Ban Nha đang khốn đốn vì bong bóng bất động sản cũng phải vay lại tiền từ chính phủ. Chính quyền Madrid không có đủ tiền và không thể in tiền. Trong khối đồng euro, chỉ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được phép in tiền. Hệ thống tài chính Tây Ban Nha đang rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc.

Posted Image

Người Tây Ban Nha đổ ra đường phố thủ đô Madrid để phản đối gói cứu trợ 100 tỉ euro - Ảnh: Reuters

Giới chuyên gia tài chính đặt câu hỏi liệu Tây Ban Nha nói riêng và châu Âu nói chung có thể giải quyết vấn đề nợ nần bằng cách vay thêm nợ mới? Theo Wall Street Journal, tỉ lệ nợ trên GDP của Tây Ban Nha có thể tăng từ 68,5% vào thời điểm cuối năm 2011 lên trên 90% vào cuối năm 2012. Nếu tỉ lệ này tăng lên 120% như Hi Lạp và lãi suất Tây Ban Nha phải trả được giữ ở mức trên 7%, Madrid sẽ phải ngửa tay xin cứu trợ lần nữa.

Hơn nữa, như chính quyền Tây Ban Nha ước tính, GDP năm 2012 của nước này sẽ sụt giảm 1,7%, tăng trưởng tiếp tục yếu ớt trong những năm tới do chính sách cắt giảm chi tiêu và thắt lưng buộc bụng. Không có tăng trưởng, Tây Ban Nha chẳng lấy đâu ra tiền để trả nợ, ngoài việc tiếp tục vay nợ từ nước ngoài với lãi suất cắt cổ và càng chìm sâu vào hố nợ. Thậm chí như giới quan sát dự báo, nếu Hi Lạp rời khỏi khối đồng euro thì Tây Ban Nha có thể không tiếp cận được nữa với thị trường vốn quốc tế và sẽ vỡ nợ.

Ý lo sốt vó

Giới đầu tư quốc tế giờ lại lo ngại khủng hoảng Tây Ban Nha sẽ nhanh chóng lan sang Ý. Theo báo New York Times, các nhà đầu tư đang ồ ạt bán tống bán tháo trái phiếu của Chính phủ Ý. Lãi suất của trái phiếu này đang tăng lên trên 6%. "Mối nguy cơ khủng hoảng lây lan sang Ý đã đến rất gần" - Thủ tướng Ý Mario Monti thừa nhận ngay từ cuối tuần trước.

Ý đang nợ hơn 2.000 tỉ euro (2.500 tỉ USD), tương đương 120% GDP và nợ sẽ tiếp tục tăng lên khi chính quyền Rome phải đi vay với lãi suất cao. Tỉ lệ thất nghiệp của Ý hiện trên 10%. Các ngân hàng Ý hạn chế cho vay, đẩy hàng chục ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ vào bước phá sản. Giống như Tây Ban Nha, tăng trưởng của Ý cũng rất yếu ớt với GDP dự kiến sụt giảm 1,5% trong năm 2012 và chỉ tăng 0,5% trong năm 2013. Điều này có nghĩa là Ý không tăng trưởng đủ nhanh để có tiền trả nợ.

"Chắc chắn là khủng hoảng sẽ lan sang Ý" - chuyên gia Daniele Sottile thuộc Hãng tư vấn tài chính Vitale & Associati ở Milan dự báo. Giám đốc Sergio Marchionne của Hãng ôtô Fiat và Chrysler cho rằng đã đến lúc doanh nghiệp phải tự cứu lấy mình trước khi quá muộn khi nhấn mạnh: "Phải làm điều gì đó trước khi chúng ta bước đến bờ vực và không thể quay trở lại".

Thật ra, tình hình kinh tế của Ý chưa đến mức tồi tệ như của Tây Ban Nha. Thâm hụt của Ý vào khoảng 3,9% GDP, thấp hơn nhiều so với mức 8,5% của Tây Ban Nha. Ý cũng không mắc kẹt trong bong bóng bất động sản như Tây Ban Nha. Nhưng vấn đề là niềm tin của thị trường đã quá thấp. "Thị trường cho rằng Tây Ban Nha đi đến đâu thì Ý sẽ theo đến đó" - chuyên gia nợ công Ý Nicholas Spiro chỉ rõ.

Xem ra châu Âu vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm!

(Theo Tuổi trẻ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xe tải lật ở Ấn Độ, 24 người chết

14/06/2012 18:35

(TNO) Ít nhất 24 người chết và 15 người bị thương khi một xe tải lật ở bang miền tây Gujarat của Ấn Độ ngày 14.6.

BBC dẫn lời cảnh sát cho hay xe tải lật trên đường cao tốc Sanand-Viramgam ở huyện Sanand-Viramgam, vốn bị trơn trượt sau cơn mưa đêm trước.

Hầu hết nạn nhân là người lao động.

Ngoài các nạn nhân, xe tải còn chở muối.

Posted Image

Tai nạn xe cộ thường xảy ra ở Ấn Độ - Ảnh: AFP

Giới chức đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

AFP dẫn thống kê mới nhất của chính phủ Ấn Độ cho hay trong năm 2010 có 126.000 người chết trên các con đường ở nước này.

Nguyên nhân chủ yếu là do tài xế chạy ẩu, xe cũ và đường xấu.

Văn Khoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tây Ban Nha chữa lửa bằng dầu

Tác giả: SƠN HÀ

Bài đã được xuất bản.: 13/06/2012

Tại Tây Ban Nha và châu Âu, sự hân hoan sau gói giải cứu 100 tỉ euro (125 tỉ USD) đã lụi tàn trong chưa đầy 24 giờ. Sau Tây Ban Nha, nay đến lượt Ý run rẩy trước nguy cơ khủng hoảng tràn sang.

Theo báo Wall Street Journal, trong phiên giao dịch ngày 12-6 giá đồng euro giảm từ 1 euro ăn 1,26 USD của ngày hôm trước xuống chỉ còn 1,24 USD. Lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm tăng vọt trở lại trên 6,5%. Một số chuyên gia dự báo lãi suất vay mà Tây Ban Nha phải trả sẽ nhanh chóng chạm ngưỡng "bất ổn" 7% so với 1,47%, mức lãi suất Đức phải trả cho trái phiếu kỳ hạn 10 năm của nước mình.

Giới truyền thông châu Âu cũng tỏ ra rất bi quan. Báo Guardian khẳng định gói giải cứu ngân hàng Tây Ban Nha "chỉ là thêm câu hỏi thay vì câu trả lời". Tạp chí Mỹ Forbes cho rằng gói giải cứu này "có thể sẽ thất bại". Giới quan sát dự báo Tây Ban Nha phải sớm ngửa tay xin cứu trợ thêm nhiều tỉ euro nữa, bởi chính quyền Madrid đang chữa cháy bằng cách đổ thêm dầu vào lửa.

Nợ chồng nợ

Giới đầu tư quốc tế đã mất sự lạc quan sau khi các quan chức Liên minh châu Âu (EU) tiết lộ sẽ lấy 100 tỉ euro từ quỹ giải cứu mới là Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) thay vì từ quỹ hiện tại là Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) để cứu các ngân hàng Tây Ban Nha. Hai quỹ này có sự khác biệt lớn. Nợ vay từ EFSF được đánh giá tương đương nợ vay từ các nguồn khác. Ngược lại, quốc gia vay từ ESM sẽ phải trả món nợ này trước các món nợ khác. Có nghĩa là Tây Ban Nha phải ưu tiên trả nợ 100 tỉ euro cho ESM. Khoản nợ 780 tỉ euro (974 tỉ USD) của Tây Ban Nha với các chủ nợ khác sẽ phải trả sau. Do vậy, các thị trường quốc tế sẽ ngần ngại khi cho chính quyền Madrid vay. Và Tây Ban Nha phải tăng cao lãi suất khi phát hành trái phiếu thì mới có thể huy động các chủ nợ khác cho vay.

Trên thực tế, thời gian qua chính quyền Tây Ban Nha phải vay nhiều tỉ euro từ chính các ngân hàng trong nước do không thể vay từ thị trường quốc tế. Ngược lại, các ngân hàng Tây Ban Nha đang khốn đốn vì bong bóng bất động sản cũng phải vay lại tiền từ chính phủ. Chính quyền Madrid không có đủ tiền và không thể in tiền. Trong khối đồng euro, chỉ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được phép in tiền. Hệ thống tài chính Tây Ban Nha đang rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc.

Posted Image

Người Tây Ban Nha đổ ra đường phố thủ đô Madrid để phản đối gói cứu trợ 100 tỉ euro - Ảnh: Reuters

Giới chuyên gia tài chính đặt câu hỏi liệu Tây Ban Nha nói riêng và châu Âu nói chung có thể giải quyết vấn đề nợ nần bằng cách vay thêm nợ mới? Theo Wall Street Journal, tỉ lệ nợ trên GDP của Tây Ban Nha có thể tăng từ 68,5% vào thời điểm cuối năm 2011 lên trên 90% vào cuối năm 2012. Nếu tỉ lệ này tăng lên 120% như Hi Lạp và lãi suất Tây Ban Nha phải trả được giữ ở mức trên 7%, Madrid sẽ phải ngửa tay xin cứu trợ lần nữa.

Hơn nữa, như chính quyền Tây Ban Nha ước tính, GDP năm 2012 của nước này sẽ sụt giảm 1,7%, tăng trưởng tiếp tục yếu ớt trong những năm tới do chính sách cắt giảm chi tiêu và thắt lưng buộc bụng. Không có tăng trưởng, Tây Ban Nha chẳng lấy đâu ra tiền để trả nợ, ngoài việc tiếp tục vay nợ từ nước ngoài với lãi suất cắt cổ và càng chìm sâu vào hố nợ. Thậm chí như giới quan sát dự báo, nếu Hi Lạp rời khỏi khối đồng euro thì Tây Ban Nha có thể không tiếp cận được nữa với thị trường vốn quốc tế và sẽ vỡ nợ.

Ý lo sốt vó

Giới đầu tư quốc tế giờ lại lo ngại khủng hoảng Tây Ban Nha sẽ nhanh chóng lan sang Ý. Theo báo New York Times, các nhà đầu tư đang ồ ạt bán tống bán tháo trái phiếu của Chính phủ Ý. Lãi suất của trái phiếu này đang tăng lên trên 6%. "Mối nguy cơ khủng hoảng lây lan sang Ý đã đến rất gần" - Thủ tướng Ý Mario Monti thừa nhận ngay từ cuối tuần trước.

Ý đang nợ hơn 2.000 tỉ euro (2.500 tỉ USD), tương đương 120% GDP và nợ sẽ tiếp tục tăng lên khi chính quyền Rome phải đi vay với lãi suất cao. Tỉ lệ thất nghiệp của Ý hiện trên 10%. Các ngân hàng Ý hạn chế cho vay, đẩy hàng chục ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ vào bước phá sản. Giống như Tây Ban Nha, tăng trưởng của Ý cũng rất yếu ớt với GDP dự kiến sụt giảm 1,5% trong năm 2012 và chỉ tăng 0,5% trong năm 2013. Điều này có nghĩa là Ý không tăng trưởng đủ nhanh để có tiền trả nợ.

"Chắc chắn là khủng hoảng sẽ lan sang Ý" - chuyên gia Daniele Sottile thuộc Hãng tư vấn tài chính Vitale & Associati ở Milan dự báo. Giám đốc Sergio Marchionne của Hãng ôtô Fiat và Chrysler cho rằng đã đến lúc doanh nghiệp phải tự cứu lấy mình trước khi quá muộn khi nhấn mạnh: "Phải làm điều gì đó trước khi chúng ta bước đến bờ vực và không thể quay trở lại".

Thật ra, tình hình kinh tế của Ý chưa đến mức tồi tệ như của Tây Ban Nha. Thâm hụt của Ý vào khoảng 3,9% GDP, thấp hơn nhiều so với mức 8,5% của Tây Ban Nha. Ý cũng không mắc kẹt trong bong bóng bất động sản như Tây Ban Nha. Nhưng vấn đề là niềm tin của thị trường đã quá thấp. "Thị trường cho rằng Tây Ban Nha đi đến đâu thì Ý sẽ theo đến đó" - chuyên gia nợ công Ý Nicholas Spiro chỉ rõ.

Xem ra châu Âu vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm!

(Theo Tuổi trẻ)

Để vực dậy nền kinh tế đang suy thoái bằng cách bơm tiền thì cũng giống như đem vay tiền để gỡ bạc khi đang thua vậy. Vấn đề là một chính sách kinh tế thích hợp.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến hạ tầng xã hội....

=============================================

Trung Quốc:

Trốn nợ nghìn tỷ, “đại gia” bất động sản tự vẫn

(Dân trí) - Một doanh nhân bất động sản cỡ bự ở Trung Quốc, vừa treo cổ tự tử trong khách sạn vì mất khả năng trả nợ. Vụ việc được xem là một trong những “tác dụng phụ” từ những nỗ lực thắt chặt thị trường nhà đất của Bắc Kinh khiến giá nhà suy giảm.

Posted Image

Lo ngại nguy cơ “hạ cánh cứng” của nền kinh tế, Bắc Kinh bắt đầu chuyển sang hỗ trợ thị trường bất động sản.

Báo WantChina Times dẫn nguồn tin báo National Business Daily của Trung Quốc cho biết, vụ tự tử của “đại gia” địa ốc nói trên diễn ra hôm 6/6 vừa rồi. Người này là ông Wei Gang, Chủ tịch công ty bất động sản Shengda Real Estate Development, doanh nghiệp nhà đất lớn nhất ở Bao Đầu, Nội Mông, Trung Quốc. Ông Wei để lại khoản nợ 700 triệu Nhân dân tệ, tương đương 111 triệu USD, tương đương 2.231 tỷ đồng.

Ông Wei là vị doanh nhân bất động sản lớn thứ hai tự vẫn vì nợ nần ở Trung Quốc trong mấy năm trở lại đây. Tháng 4 năm ngoái, một cựu tỷ phú địa ốc có tên Jin Libin đã tự thiêu mình, để lại số nợ 1,46 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 230,5 triệu USD.

Hai ngày sau cái chết của ông Wei, khoảng 300 người trước đó đã mua căn hộ trả góp của công ty Shengda nộp đơn đòi quyền sở hữu những căn nhà còn chưa được hoàn thiện mà họ đã trả một phần tiền.

Số 300 người này chỉ là một nửa số khách hàng đã trả một phần hoặc toàn bộ số tiền để mua nhà tại các dự án của Shengda. Họ lo ngại căn hộ mình đã bỏ tiền mua sẽ không được hoàn thiện sau cái chết của ông Wei, vì trước đó, việc xây dựng các dự án nhà ở của công ty Shengda gần như bị đình trệ. Một quản đốc của Shengda cho biết, 191 nhân viên trong công ty này chưa hề được trả lương suốt từ tháng 10 năm ngoái đến nay.

Shengda bắt đầu rơi vào cảnh kẹt tiền từ năm ngoái sau khi doanh số bán căn hộ suy giảm. Kể từ đó, công ty này không thể trả nổi tiền lãi vay.

Để giải quyết khủng hoảng, ông Wei giảm giá bán nhà, thậm chí giảm giá thêm cho những người mua nhà thanh toán một lần. Tuy nhiên, những nỗ lực này không đủ để cứu vãn tình thế. Ông We chuyển sang vay tiền từ thị trường tín dụng “đen”, nơi lãi suất cho vay cao gấp 5 lần so với ở các ngân hàng.

Các báo Inner Mongolia Morning Post và National Business Daily cho biết, ông Wei nợ 700 triệu Nhân dân tệ, nhưng có một số nguồn tin cho rằng, số nợ của doanh nhân này lên tới 1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 158 triệu USD.

Tình trạng thiếu vốn đã khiến nhiều trong số khoảng 100 công ty bất động sản ở Bao Đầu khốn đốn. Hoạt động xây dựng tại hầu hết các dự án của địa phương này hiện gần như tê liệt.

Mấy năm gần đây, giá nhà liên tục leo thang và lạm phát tăng chóng mặt đã buộc Chính phủ Trung Quốc phải áp dụng các biện pháp kiểm soát như thắt chặt cho vay bất động sản, tăng tiền đặt cọc và đánh thuế người ngôi nhà thứ hai trở lên… Gần đây, những biện pháp này đã phát huy tác dụng. Cùng với đó, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc cũng khiến thị trường địa ốc nước này suy giảm.

Báo Wall Street Journal cho biết, giá trị giao dịch nhà ở tại Trung Quốc trong tháng 5 vừa qua giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 13% trong tháng 4.

Lo ngại nguy cơ “hạ cánh cứng” của nền kinh tế, Bắc Kinh bắt đầu chuyển sang hỗ trợ thị trường bất động sản. Ngoài động thái hạ lãi suất lần đầu tiên sau 3 năm mới đây, Chính phủ Trung Quốc chú ý hỗ trợ những người mua nhà lần đầu. Cụ thể, Bắc Kinh đã khuyến khích các ngân hàng cho vay lãi suất ưu đãi đối với đối tượng này, đồng thời cho phép các địa phương nới lỏng một số hạn chế đối với thị trường bất động sản.

Phương Anh

Theo WantChina Times, Wall Street Journal

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2012:

Xảy ra chiến tranh cấp quốc gia. Nhanh thì mùa Xuân, chậm không quá mùa hè năm nay.....

========================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Hạ viện Mỹ và thông điệp “chiến tranh với Iran” gửi Obama

Thứ Sáu, 15/06/2012 - 14:25

(Dân trí) - Với 401 phiếu thuận và 11 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết 568 (HR 568) kêu gọi Tổng thống Obama chống lại bất kỳ chính sách nào “chỉ chọn kiềm chế để đối phó với mối đe dọa hạt nhân Iran”.

Posted Image

Thông điệp "chiến tranh với Iran" của Hạ viện Mỹ được đưa ra khi ông Obama vừa bắt đầu khởi động chiến dịch tái tranh cử của mình.

Với quyết tâm tìm cách thông qua một dự luật cấm thương lượng giữa Mỹ và Iran, kết quả đại đa số phiếu lần này chứng tỏ Hạ viện đã gửi cho Tổng thống một thông điệp là chỉ có chiến tranh và đe dọa chiến tranh mới có thể chấp nhận được.

Theo nhà phân tích người Mỹ gốc Iran Jamal Abdi, động cơ chính của HR 568 là nhằm "đầu độc các cuộc thương lượng bằng cách đánh tín hiệu cho Iran biết rằng tổng thống rất yếu, bị cô lập trong nước và không có khả năng thực thi thương lượng bởi vì một Quốc hội diều hâu sẽ phủ quyết ông”.

Trong khi “lằn đỏ” chiến tranh của Tổng thống Obama đưa ra với Iran là khi trên thực tế Iran có vũ khí hạt nhân, thì lời lẽ của bản nghị quyết mới được thông qua đã hạ thấp xuống, chỉ còn là “khả năng có vũ khí hạt nhân”, chứ không nhất thiết phải có vũ khí thực thụ hay một chương trình vũ khí hạt nhân có hiệu lực.

Mặc dù không có tính ràng buộc pháp lý, HR 568 vẫn hạn chế các lựa chọn của tổng thống về mặt chính trị. Một chuyên gia về quốc hội Mỹ nhận xét “nghị quyết nhằm trói tay Tổng thống trong chính sách với Iran”. Và giống như trong trường hợp với Iraq, các nghị quyết không ràng buộc có thể dễ dàng trở thành luật lệ có tính ràng buộc.

Từ bỏ chính sách kiềm chế

HR 568 nhấn mạnh rằng kiềm chế không còn là chính sách của Mỹ trong việc đối phó với những mối đe dọa tiềm năng. Theo quan điểm hiện nay, răn đe không còn đủ để đối phó với một nước đang phát triển, có khả năng chế tạo ra các loại vũ khí hạt nhân nhỏ và thô sơ nhưng chưa có các hệ thống phóng tầm xa.

Đúng vậy, sự đồng thuận cao độ của lưỡng đảng chống lại chính sách răn đe đánh dấu sự thắng thế của chính sách “đánh đòn phủ đầu” của phe bảo thủ mới, một thời được coi là giới hạn cuối khi được công bố vào những năm 1980.

Việc ngả theo một chính sách quân sự tân bảo thủ nguy hiểm này giờ đây đã được cả hai đảng tại quốc hội chấp nhận đến mức trước khi bỏ phiếu cho nghị quyết này người ta đã bỏ qua thủ tục pháp lý cần thiết, đòi hỏi phải có là một cuộc điều trần trước quốc hội.

Nghị quyết này cũng cho thấy đại đa số các hạ nghị sỹ, cả Dân chủ lẫn Cộng hòa, ủng hộ khái niệm “thống trị toàn diện” của học thuyết dưới thời Tổng thống Bush, trong đó nói Mỹ không chỉ phải ngăn chặn sự nổi lên của một siêu cường đối trọng toàn cầu như Trung Quốc, mà còn phải ngăn chặn sự xuất hiện của một cường quốc khu vực như Iran, có tiềm năng ngăn cản các hành động quân sự đơn phương hoặc các triển vọng thống trị khác của Mỹ.

Hạn chế tổng thống

Chưa từng có việc Quốc hội Mỹ tìm cách mạnh mẽ hạn chế các lựa chọn phi quân sự trong chính sách đối ngoại của tổng thống.Ví dụ, năm 1962, thậm chí giữa lúc xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân, các nghị sĩ Cộng hòa cánh hữu cũng không đòi Tổng thống Kennedy từ bỏ các lựa chọn khác ngoài tấn công Cuba hay Liên Xô. Điều có lẽ hối thúc Hạ viện lần này là ở chỗ năm 2008 khi bầu Obama lên cầm quyền, cử tri Mỹ đã bầu một ông chủ Nhà Trắng, một người lớn tiếng phản đối cuộc xâm lược Iraq. Ông không những đã rút quân về nước mà còn hứa sẽ “thay đổi nếp suy nghĩ” chịu trách nhiệm gây ra cuộc chiến ở Iraq. Vì vậy, các nghị sỹ diều hâu của đảng Dân chủ và Cộng Hòa tỏ quyết tâm buộc tổng thống ôn hòa này phải chấp nhận chương trình nghị sự tân bảo thủ của họ.

Khi phải đối phó với một nước có vũ khí hạt nhân thì răn đe rõ ràng là một chiến lược mạo hiểm. Cộng đồng quốc tế không thích thú với việc ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Tất cả các biện pháp ngoại giao hợp lý cần được khai thác để tạo ra và duy trì một khu vực phi vũ khí hạt nhân trong khu vực dễ biến động này.

Tuy nhiên, ý tưởng cho rằng răn đe đối với Iran sẽ không có hiệu lực bởi vì giới lãnh đạo giáo sỹ kiểm soát quân đội có thể tiến hành một cuộc tiến công hạt nhân chống Israel hay Mỹ - và vì vậy gây ra một cuộc trả đũa hạt nhân ồ ạt có thể gây ra sự hủy diệt vật chất trên toàn bộ lãnh thổ nước này – là hoàn toàn vô lý. Một nguy cơ thực tế hơn cần phải lo lắng là sự tàn phá to lớn bởi một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran có thể gây ra.

Mối đe dọa thực sự từ Iran là ở chỗ khi Iran có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân. Khi đó họ thực sự có khả năng răn đe đối với một cuộc tấn công của Mỹ không thể thực hiện từ các nước láng giềng đã từng bị Mỹ xâm lược như ở phía Đông là Afghanistan và phía Tây là Iraq. HR 568 cho thấy các nghị sỹ Dân chủ và Cộng hòa đều tỏ ra thống nhất quan điểm cho rằng không một nước nào được cản trở hành động quân sự đơn phương của Mỹ hay các nước đồng minh của Mỹ.

Nghị quyết HR 568 không phải là một nghị quyết về bảo đảm an ninh quốc gia của Mỹ, cũng không phải về nền an ninh của Israel, mà là tìm cách duy trì bá quyền của Mỹ ở khu vực giàu dầu lửa nhất của thế giới.

Phạm Ngọc Uyển

Theo Asia Times Online

====================

Mặc dù tôi đã dự báo như vậy. Nhưng tôi thực sự không muốn cuộc chiến xảy ra giữa Hoa Kỳ và Iran với điều kiện người Iran chứng tỏ được một cách hoàn hảo và minh bạch "Không sản xuất vũ khí hạt nhân". Trong trường hợp tôi có thể đoán sai và tôi không ân hận gì điều này.

Hy vọng rằng hiện tượng trong nội dung bài báo trên là một thông điệp mạnh mẽ và không phải là một hành động thực sự.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI DỰ BÁO TOÀN CẢNH THẾ GIỚI & VIỆT NAM 2012

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương.

Posted Image

THẾ GIỚI NĂM 2012

Thị trường chứng khoán thế giới suy thoái nặng. Có thời điểm xuống dốc rất bất ngờ nhất là cuối Xuân, đầu Hè.

VIỆT NAM 2012

Phân tích dưới góc nhìn của Lý học

Chứng khoán:

Do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế giới thì thị trường chứng khoán VN cũng không thể nằm ngoài sự suy thoái chung của thị trường thế giới. Tình trạng này sẽ kéo dài trong nhiều năm,. Sự tồn tại và nền kinh tế được duy trì bởi chính doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thị trường tăng mạnh sau thông tin nền kinh tế sẽ được bơm tiền

Thứ sáu, 15/06/2012 11:49

(Gafin) - Theo Phó Thủ tướng, nền kinh tế sẽ có 21.000 tỷ đồng/tháng từ nay đến cuối năm. VN-Index tăng hơn 7 điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch sáng 15/6, VN-Index tăng 1,7% lên 432,6 điểm. Giá trị giao dịch 642 tỷ đồng, tương ứng với 39 triệu cổ phiếu. HNX-Index tăng hơn 1% lên 75 điểm. Có 35 triệu cổ phiếu được giao dịch, giá trị 373 tỷ đồng.

Thị trường tăng mạnh trong bối cảnh Phó Thủ tướng cho biết, từ nay đến cuối năm, ngân sách Nhà nước sẽ bơm vào nền kinh tế 21.000 tỷ đồng/tháng.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán thế giới cũng có phiên tăng mạnh. Chứng khoán châu Á có tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 2 trước những dự báo về tăng trưởng kinh tế. Phiên đêm hôm qua, chứng khoán Mỹ cũng tăng khi các ngân hàng trung ương có thể đưa ra các chính sách bình ổn thị trường.

VN30 chỉ có 2 cổ phiếu giảm giá. Trong số 24 mã tăng có 7 mã tăng trần. 2 mã có vốn hóa lớn nhất thị trường là PV .GAS và Vietcombank VCB đều tăng trên 2%.

Cổ phiếu Sacombank STB tăng 3,5% sau khi giảm mạnh vào 2 phiên trước. Khối lượng khớp lệnh của STB 5,6 triệu đơn vị, lớn nhất thị trường.

Cổ phiếu dầu khí tăng mạnh trong đó PVX tiếp tục khớp lệnh lớn nhất sàn Hà Nội với 5,1 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Một số cổ phiếu có dư mua giá trần khối lượng lớn sau các thông tin hỗ trợ như S99, KSD,DNY. Cổ phiếu SHN dư mua 1 triệu đơn vị giá trần. Cổ phiếu Thái Hòa THV khớp lệnh gần 2 triệu đơn vị, biến động từ giá sàn lên giá trần.

Nguồn DVT

=================================================================

Tiền mà bơm vào CK thế này thì chắc là sẽ tăng mạnh lắm ... Anh Thiên Sứ lại ... phán sai rồi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2012 ảnh hưởng tới hạ tầng xã hội.....

===================================================

Thất nghiệp ở đâu nặng nề nhất thế giới?

Tienphong Online

15:04 | 16/06/2012

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi phát năm 2008 đã cướp đi hàng triệu việc làm. Hiện tại, trước sự hồi phục chậm chạp của thế giới, thị trường việc làm một lần nữa lại đối mặt với nguy cơ lớn. Chẳng hạn như Mỹ, nền kinh tế này đã đánh mất 8,3 triệu việc làm trong giai đoạn suy thoái, và cho tới nay mới chỉ phục hồi được 43%.

Posted Image

Theo hãng tin CNBC, chưa có khi nào, lực lượng lao động trẻ trên thế giới lại phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp nặng nề như hiện nay.

Tỷ lệ thất nghiệp đối với lao động trẻ tại Khu vực đồng Euro đã lên tới 22%, riêng tại Hy Lạp và Tây Ban Nha đã vượt quá 50%. Dưới đây là 10 nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thuộc vào hàng cao ngất ngưởng.

10. Pháp

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011: 9,3% Tăng trưởng GDP năm 2011: 1,7%

Hôm 7-6 vừa qua, Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp (Insee) công bố các số liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này đã tăng lên tới 10% trong quý 1/2012, cao nhất trong 13 năm.

Vấn đề thất nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng được ông Francois Hollande tận dụng để tranh cử tổng thống hồi tháng 5 vừa qua.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Hollande đã cam kết tạo ra hàng ngàn việc làm khu vực công và nới lỏng các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Nhờ đó, ông Hollande đã đánh bật đối thủ nặng ký, cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.

9. Ba Lan

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011: 9,6% Tăng trưởng GDP năm 2011: 4,3%

Bất chấp việc Ba Lan là một trong những nền kinh tế Khu vực đồng Euro có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này vẫn ở mức cao.

Theo các báo cáo gần đây, tỷ lệ thất nghiệp của Ba Lan trong tháng 5/2012 là 12,6%, giảm 0,3% so với tháng 4 nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 9,6% của cả năm ngoái.

Lực lượng lao động trẻ của Ba Lan là đối tượng bị tác động nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng việc làm. Theo số liệu của OECD, cứ 5 lao động trẻ ở Ba Lan lại có hơn một người không có việc làm.

8. Thổ Nhĩ Kỳ

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011: 9,8% Tăng trưởng GDP năm 2011: 8,5%

Tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt thập niên trước thật đáng nể, song cũng trong thời gian đó, mức tăng trưởng việc làm tại nước này lại không như kỳ vọng.

Mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm từ 2002 tới 2006 là hơn 7%, tỷ lệ thất nghiệp ở khoảng 10%.

Một trong những lý do chính dẫn tới tình trạng này là có nhiều người rời bỏ các vùng nông nghiệp để chuyển tới các đô thị. Ngoài ra, lực lượng lao động tay nghề thấp ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trở ngại lớn trong việc tìm kiếm việc làm.

7. Colombia

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011: 10,8% Tăng trưởng GDP năm 2011: 5,9%

Colombia hiện là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao ở Mỹ Latin, đồng thời cũng là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong khu vực.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 của Colombia đã giảm còn 10,8% so với mức 11,8% trong năm 2010, song tình trạng không có việc làm ở quốc gia Mỹ Latin này vẫn cao hơn 2% so với nước láng giềng Venezuela, nước có tỷ lệ thất nghiệp cao thứ hai khu vực.

6. Iran

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2009: 11,5% Tăng trưởng GDP năm 2011: Chưa rõ

Các lệnh trừng phạt của phương Tây, thiếu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và sản lượng dầu thô sụt giảm là 3 yếu tố quan trọng tác động xấu tới nền kinh tế Iran thời gian qua, ảnh hưởng lớn tới thị trường việc làm ở nước này.

Theo các nhà chức trách Iran, khoảng 15% lực lượng lao động không có việc làm, nhưng trên thực tế nhiều người có việc làm chính thức cũng không kiếm đủ tiền để sinh hoạt nên con số lao động không có việc làm tương xứng còn cao hơn nhiều.

Chưa hết, tỷ lệ thất nghiệp đối với người dưới 25 tuổi ở Iran là 29,1%, song theo các chuyên gia phân tích, con số thực tế có thể còn cao gấp đôi.

5. Bồ Đào Nha

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011: 12,7% Tăng trưởng GDP năm 2011: -1,5%

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của Bồ Đào Nha trong năm 2011 đứng ở 12,7%, nhưng quý đầu năm nay, con số này đã tăng cao kỷ lục 14,9%, do nước này phải đương đầu với cuộc suy thoái sâu rộng nhất kể từ thập niên 1970 tới nay.

Tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ cũng tăng vọt lên 36,2%. Ngành bị bão nợ ảnh hưởng nặng nề nhất dẫn tới cắt giảm phần lớn lao động là ngành công nghiệp đóng tàu vốn từng có một giai đoạn phát triển cực thịnh.

4. Ireland

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011: 14,4% Tăng trưởng GDP năm 2011: 0,7%

Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp của Ireland đã gần chạm mức cao nhất trong 20 năm, cao gấp đôi so với Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Theo báo cáo mới nhất, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5-2012 của Ireland là 14,3%, giảm nhẹ so với mức trung bình năm ngoái nhưng vẫn gấp hơn 3 lần so với con số 4,5% trong năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng nước này bùng phát. Tình trạng không có việc làm đã đẩy nhiều lao động của nước này ra hải ngoại kiếm sống.

3. Hy Lạp

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011: 17,7% Tăng trưởng GDP năm 2011: -6,9%

Hy Lạp hiện là tâm bão của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, nên không có gì phải hoài nghi khi tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế này hiện cao thứ ba trên thế giới. Hiện cứ 5 người Hy Lạp ở độ tuổi lao động lại có hơn một người không có việc làm.

Theo số liệu hồi tháng 2, tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp đã chạm mức kỷ lục 21,7%. Khoảng 54% trong số này là ở độ tuổi từ 15-24, cao hơn 42% so với cùng kỳ năm trước. Các thành phố lớn của Hy Lạp là nơi có số người mất việc đông nhất, đặc biệt là Athens.

2. Tây Ban Nha

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011: 21,6% Tăng trưởng GDP năm 2011: 0,7%

Nền kinh tế lớn thứ tư trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Tây Ban Nha, cũng là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong khối. Tây Ban Nha bắt đầu rơi vào khủng hoảng và suy thoái từ giữa năm 2008 sau khi bong bóng địa ốc vỡ vụn.

Quý đ.ầu năm nay, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này đứng ở 21,3%, đã giảm nhẹ so với cả năm 2011, song vẫn cao hơn 2 lần so với mức trung bình của châu Âu. Việc số người mất việc tăng lên đã tác động xấu tới tiêu dùng nội địa và ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng GDP.

1. Nam Phi

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011: 24,7% Tăng trưởng GDP năm 2011: 3,1%

Nam Phi, nền kinh tế lớn nhất lục địa đen và cũng là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, không như các nước châu Âu mới vướng vào vấn nạn thất nghiệp trong thời gian gần đây, tình trạng không có việcc làm trên của hơn 20% số người trong độ tuổi lao động của Nam Phi đã bắt đầu từ năm 1997.

Yếu tố chính tác động tới vấn đề việc làm của nước này là do lịch sử của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều năm. Quý đầu năm nay, tỷ lệ thất nghiệp của Nam Phi đã nhảy vọt lên 25,2%, so với mức 29,3% cùng kỳ năm 2011.

Theo Hồng Ngọc

vneconomy.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới “báo động” cao trước bầu cử Hy Lạp

Nhóm Legg Mason hôm qua 15/6 cho biết đã nhận được nhiều tin nhắn thông báo khẩn cấp và email cảnh báo những hậu quả từ bầu cử Hy Lạp.

Posted Image

Nhóm quản lý rủi ro cùa 30 doanh nghiệp lớn có trụ sở tại Baltimore, Legg Mason cho biết đang chuẩn bị sẵn sàng trước bất cứ hậu quả nếu Hy Lạp rời khu vực đồng euro (eurozone).

Giám đốc quản lý rủi ro doanh nghiệp tại Legg Manson, Joe Carrier cho biết: “Chúng tôi không nghĩ điều tồi tệ sẽ xảy ra. Nhưng mọi thứ đều đã được chuẩn bị sẵn sàng”.

Không chỉ Legg Manson, các công ty trên toàn thế giới cũng đang trong tình trạng cảnh giác cao độ vào cuối tuần này khi người Hy Lạp chuẩn bị tham gia vào vòng bỏ phiếu có tính quyết định đối với tương lại của đồng tiền chung châu Âu.

Sự chuẩn bị tâm lý và cảnh giác như vậy dường như đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp trong thời gian qua khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực eurozone ngày một nghiêm trọng hơn, đe dọa tới sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vòng bầu cử Hy Lạp ngày mai 17/6 lại mang một ý nghĩa lớn hơn nhiều.

Nếu đảng cánh tả Syriza giành thắng lợi, Chính phủ Hy Lạp mới sẽ đơn phương chấm dứt các điều khoản cứu trợ của châu Âu và rút lui khỏi eurozone. Và sự ra đi của Hy Lạp sẽ khiến tương lai eurozone bất định hơn bao giờ hết.

Một cố vấn tài chính gốc Hy Lạp cho biết ông đã kêu gọi người thân của mình nên chuẩn bị tâm lý vào cuối ngày mai, khi kết quả bầu cử được công bố. Trong trường hợp xấu nhất, ông cũng sẵn sàng cắt bỏ hoàn toàn hệ thống phân phối khách hàng tại châu Âu.

Trong khi đó tại nhiều nơi ở Hong Kong, ngày Lễ kỉ niệm dành cho các ông bố cũng bị hủy bỏ do lo ngại kết quả bầu cử Hy Lạp. Người đứng đầu một quỹ phòng hộ trị giá 1 tỷ USD cho biết có rất nhiều doanh nghiệp tại Hong Kong hủy bỏ kỳ nghỉ để chuẩn bị cho kế hoạch đối phó với diễn biến tại Hy Lạp.

Nguồn Reuters/DVT

Theo Gafin

Share this post


Link to post
Share on other sites

15 người mất tích trong vụ chìm tàu ở Indonesia

17/06/2012 15:24

(TNO) 15 người đã mất tích sau khi một con tàu nhỏ bị sóng đánh chìm tại một vùng biển phía đông Indonesia ngày 17.6, AFP đưa tin.

Posted Image

Người dân Indonesia chủ yếu di chuyển bằng thuyền bè do sống rải rác tại 17.000 hòn đảo nước này - Ảnh: AFP

Chiếc tàu chở tổng cộng 27 người, gồm hành khách và thủy thủ, đã bị các đợt sóng cao đến 5 mét đánh chìm ngoài khơi tỉnh Maluku (Indonesia), AFP trích lời trưởng nhóm tìm kiếm và cứu hộ địa phương Amin Bin Tongke cho hay.

Hiện 12 trong tổng số người nói trên đã được cứu, trong khi 15 người còn lại vẫn đang mất tích.

Ông Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên của cơ quan chuyên trách về thảm họa quốc gia Indonesia, nói thêm rằng chiếc tàu đã bị gãy đôi sau hai tiếng đồng hồ hứng chịu các đợt sóng lớn và gió giật.

Được biết, toàn bộ dân số Indonesia với 240 triệu người hiện đang sống rải rác tại 17.000 hòn đảo; do đó, họ lệ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thuyền bè, vốn có độ an toàn rất thấp.

Hoàng Uy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng.....

===================

Nổ xưởng pháo bông, 7 người chết

18/06/2012 15:53

(TNO) Ít nhất đã có 7 người chết, 12 người bị thương bởi tai nạn nổ xưởng pháo bông ở huyện Hoài Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 18.6, theo Tân Hoa xã.

Theo điều tra, giấy phép của xưởng này đã hết hạn và phải xin lại giấy phép mới. Tuy nhiên xưởng này đã vi phạm, tiếp tục sản xuất khi chưa có giấy phép, gây nên tai nạn thương tâm trên.

Nổ xưởng pháo bông là tai nạn thường gặp ở nước này như vụ nổ xưởng pháo bông tư nhân ở huyện Hợp Phố, tỉnh Quảng Tây vào ngày 24.11.2011 khiến 5 người chết, 11 người bị thương.

Đại Mỹ Lệ

===================

Cháy nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ, 13 người chết

Chủ Nhật, 17/06/2012, 14:11 (GMT+7)

TTO - 13 tù nhân thiệt mạng và 5 người khác phải nhập viện sau đám cháy tại một nhà tù ở tỉnh Sanliurfa, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ cháy được cho là do các tù nhân gây ra.

Posted Image

Một vụ cháy nhà tù ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2011 - Ảnh: Reuters

Thông tin với giới truyền thông ngày 17-6, các quan chức cho biết lửa bùng phát sau khi các tù nhân châm lửa đốt chăn gối trong tù. Đám cháy hiện đã được dập tắt.

Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin đám cháy xảy ra lúc đang có một cuộc nổi dậy trong tù, tuy nhiên thống đốc Celalettin Guvenc phủ nhận, nói chỉ có một vụ cãi cọ của các tù nhân chứ không có bạo loạn.

Theo BBC, nhà tù Sanliurfa chứa khoảng 1.000 tù nhân, trong đó có cả tù nhân chính trị. Lúc xảy ra cháy, Ibrahim Ayhan, một thành viên quốc hội thuộc Đảng dân chủ và hòa bình ủng hộ người Kurd, cũng có mặt trong tù nhưng được cho là không bị thương.

Celalettin Guvenc cho biết nhà chức trách đang điều tra vụ việc, trong đó có cả khả năng các quan chức nhà tù hoặc lính cứu hỏa đã phản ứng chậm trước vụ cháy.

TƯỜNG VY

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này nếu không xảy ra cuối năm nay thì cho vào "Lời tiên tri 2013.Posted Image

Quí vị hãy yên tâm! Không có "Ngày Tận Thế 21. 12. 2012. Vì nó còn phải chứng nghiệm điều này sau ngày đó.

==========================

Thế giới đang đối mặt với bong bóng trái phiếu?

(Tamnhin.net) - Lợi suất trái phiếu Mỹ, Đức và Brazil xuống mức thấp kỷ lục mặc dù tổng nợ của thế giới đã lên tới 40 nghìn tỷ USD khiến nhiều người cho rằng thị trường đang đứng trước bong bóng trái phiếu sắp vỡ.

Posted Image

Theo số liệu từ chỉ số của Bank of America Merrill Lynch, lợi suất trung bình của các trái phiếu được phát hành bởi nhóm G7 đã giảm từ 3% trong năm 2007 xuống chỉ còn 1,12%. Lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 2 năm thậm chí còn giảm xuống mức dưới 0% hôm 1/6 trong khi lợi suất trái phiếu Thụy Sỹ đã ở mức âm suốt từ ngày 24/4 đến nay.

Tuy nhiên, Mohamed El-Erian, CEO của Quỹ đầu tư trái phiếu Thái Bình Dương (PIMCO) lại cho rằng không có gì phải lo ngại. Trả lời phỏng vấn báo giới, El – Erian cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đang rơi vào tình trạng suy thoái đồng bộ, nhà đầu tư nên tạm thời nghỉ ngơi trong thời điểm này.

Cùng quan điểm với ông, Jeffrey Rosenberg, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tài sản cố định tại BlackRock Inc. có trụ sở tại New York cho rằng đây hoàn toàn không phải bong bóng bởi bong bóng xuất phát từ lòng tham. Tình hình hiện nay không phản ánh kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai. Ngược lại, lợi suất âm chỉ phản ánh nhà đầu tư cố gắng tìm kiếm tài sản an toàn trong sự sợ hãi.

Kể từ giữa tháng 3 đến nay, trái phiếu chính phủ đem lại 2,5% lợi suất trong khi cùng giai đoạn này chỉ số MSCI của chứng khoán toàn cầu mất 9,3%, chỉ Standard & Poor’s GSCI đo lường diễn biến giá của kim loại, nhiên liệu và các sản phẩm nông nghiệp giảm 16%.

Các chuyên gia đến từ Pimco lấy Nhật Bản là ví dụ minh chứng cho lập luận của mình. Trải qua bao thăng trầm với các cuộc khủng hoảng, thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản vẫn đứng vững. Mặc dù là nước có mức nợ cao nhất thế giới (hơn 11 nghìn tỷ USD), Nhật là một trong những nước có mức lợi suất trái phiếu chính phủ thấp nhất thế giới.

Cuối năm 1997, khi thị trường chứng khoán và bất động sản sụp đổ, lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Nhật giảm từ mức 5,7% của 8 năm trước đó xuống chỉ còn 2% và chưa bao giờ vượt qua mức này kể từ năm 2006 đến nay.

Ở chiều ngược lại, cũng có các nhà đầu tư nổi tiếng cho rằng thị trường trái phiếu sẽ đổ vỡ. Từ Leon Cooperman - người sáng lập ra quỹ đầu cơ Omega Advisors Inc., cho đến Warren Buffett – nhà tiên tri tài ba cũng cho rằng nhà đầu tư nên tránh xa trái phiếu. Chính sách nới lỏng từ phía NHTW cùng với các khoản nợ ngày càng tăng lên sẽ đẩy lạm phát tăng mạnh.

Marc Faber, tác giả của báo cáo “Gloom, Boom & Doom” cũng cảnh báo bong bóng trái phiếu chính phủ sớm hay muộn cũng sẽ vỡ, đặc biệt là khi nợ chính phủ Mỹ đang là tâm điểm.

Nguồn cung trái phiếu đang tăng lên mạnh mẽ khi các chính phủ phải tăng vay mượn nhằm kích thích nền kinh tế. Theo số liệu thống kê, lượng trái phiếu đã đạt 40 nghìn tỷ USD trong khi con số chỉ là 24 nghìn tỷ USD vào tháng 6 năm 2007 và 15 nghìn tỷ USD cách đây 1 thập kỷ.

Về phía lực cầu, bên cạnh các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhu cầu cũng đến từ các định chế tài chính khi các tổ chức này mua vào các khoản nợ có chất lượng cao nhất để đáp ứng chuẩn Basel.

Theo cafef

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm 2012 chúng tôi cho rằng: Nền kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái ở cấp quốc gia, nối tiếp của sự tiếp tục suy thoái kinh tế thế giới năm 2011 nhưng ở mức độ trầm trọng hơn.

____________________________________________________________________________

Các nước đang phát triển chuẩn bị đối phó khi dòng vốn chảy vào giảm mạnh

Đây là khuyến cáo của ông Andrew Burns, Trưởng nhóm Các xu hướng kinh tế vĩ mô toàn cầu thuộc Bộ phận Triển vọng Phát triển của WB.

Posted Image

Qua theo dõi trường hợp Trung Quốc và một số nước khác, giới chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng đang dần chậm lại trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn hiện hữu, mặc dù "bong bóng" tài sản không còn đe dọa. Theo ông Burns, điều quan trọng hiện nay là phải đảm bảo rằng tình trạng suy giảm kinh tế không làm gia tăng căng thẳng.Trước đó, WB dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển là 5,3% năm 2012, và dần dần khởi sắc với mức 6% vào năm 2014. Ông Burns cho rằng suy giảm kinh tế ở các nước đang phát triển là do tốc độ tăng trưởng yếu kém ở các nước phát triển (khoảng 1,4% năm 2012).>Theo WB, dòng vốn "chảy" vào các nước đang phát triển giảm khoảng 40% trong tháng Năm, gây ra những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, tình trạng suy giảm phần nào cũng bắt nguồn từ việc các nước đang phát triển siết chặt chính sách trong năm 2011 sau khi thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.; ">Mặc dù vậy, theo chuyên gia của WB, "tiếp tục siết chặt về chính sách và giảm tỷ lệ tăng trưởng là cần thiết khi nguồn cung trên thị trường ngày càng dư thừa.Theo dự báo của giới chuyên gia WB, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc năm 2012 là 8,2%, năm 2013 là 8,6% và năm 2014 là 8,4%. Xu thế này phù hợp với chính sách bình ổn tăng trưởng mà Trung Quốc đang triển khai . Đánh giá về chính sách tài chính của Trung Quốc thời gian qua, ông Burns khẳng định rằng việc Ngân hàng Trung ương nước này hạ lãi suất là một động thái tích cực, và quyết định áp dụng lãi suất linh hoạt đối với tiền gửi là một giải pháp mang tính cải cách quan trọng, bởi nó sẽ mở ra cơ hội đưa tiền gửi tiết kiệm vào sản xuất kinh doanh, giúp nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả hơn./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thị trường chứng khoán thế giới suy thoái nặng. Có thời điểm xuống dốc rất bất ngờ nhất là cuối Xuân, đầu Hè.

Do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế giới thì thị trường chứng khoán VN cũng không thể nằm ngoài sự suy thoái chung của thị trường thế giới

_______________________________________________________________

Chứng khoán sáng 19/6:

Ngủ lịm

Mặc dù có một chút sôi động trong vài phút trước giờ nghỉ nhưng giao dịch cả hai sàn sáng nay khiến nhà đầu tư khó cưỡng được cảm giác buồn ngủ!

Tốc độ giao dịch chậm chạp, thanh khoản yếu ớt là biểu hiện cụ thể nhất của tình trạng ngủ lịm trên thị trường. Lác đác vài cổ phiếu tăng trần chỉ làm bảng điện thêm buồn tẻ vì đều là các mã thanh khoản quá thấp. Cầu đột nhiên rút lui là điều bất ngờ, vì gì sao thị trường cũng chưa phát đi tín hiệu tồi tệ nào đáng chú ý.

Cả buổi sáng người mua đã hạ giá đáng kể, thậm chí không treo lệnh bao nhiêu ngay cả dưới tham chiếu khiến người bán cũng chán nản. Khối lượng bán lác đác chấp nhận thoát ra bằng cách hạ giá nhiều hơn làm cả hai sàn thu hẹp về độ rộng, nhưng thanh khoản rất thấp. HSX chỉ đạt 295,4 tỷ đồng, giảm một nửa so với quy mô khớp lệnh sáng hôm qua. HNX đạt 146,6 tỷ đồng, giảm 42%. HSX ghi nhận 145 mã giảm giá, 28 mã sàn và HNX có 46 mã giảm, 31 mã sàn.

<

Ngay trong nhóm VN30, chưa có cổ phiếu nào khớp lệnh quá 15 tỷ đồng. SSI dẫn đầu cũng chỉ khớp được 14,3 tỷ. Đó cũng là nhờ khối ngoại mua vào hơn 166.000 đơn vị, chiếm khoảng 25% thanh khoản. Ngoài SSI, chỉ có duy nhất DPM cũng được khối ngoại mua vào trên 100.000 đơn vị (134.000 đơn vị).

Trên HNX, giao dịch của khối ngoại cũng gần như đóng băng. PVX được mua vào lẻ tẻ vài chục ngàn cổ phiếu. Thanh khoản lớn nhất của sàn này thuộc về SCR, đạt 28,7 tỷ đồng. VND cũng chỉ hơn 17 tỷ đồng.

Cầu ngoại suy yếu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh khoản suy kiệt của sáng nay. Tuy nhiên hôm qua HNX cũng gần như không có giao dịch của khối này, và HSX cường độ mua bán cũng giảm đáng kể (chiếm khoảng 15% so với gần 30% hôm cuối tuần trước). Sức mua của nhà đầu tư trong nước yếu đi mới là điểm đáng lo ngại vì lâu nay chưa lúc này nhà đầu tư nước ngoài đủ khả năng dẫn dắt thị trường.

Tình trạng “ngủ lịm” về thanh khoản không đáng ngại bằng việc “ngủ lịm” về tâm lý. Mới có hai phiên thị trường diễn biến không như mong đợi và thiếu vắng cầu ngoại, tâm lý e ngại đã lại bao trùm. Người mua chủ động rút lui, hờ hững treo giá thấp với khối lượng nhỏ không phải là biểu hiện muốn bắt đáy. Hai phiên trước tình trạng đua giá diễn ra quyết liệt thì hôm nay hàng bán rẻ ê hề không được mua.

Điều gì khiến người mua đột nhiên ngãng ra như vậy? Nếu xét về giá thì hầu hết cổ phiếu đều trong tình trạng “hấp dẫn” hơn vài phiên trước. Người mua không ham hố nhiều chỉ có thể giải thích bằng việc cảm nhận về rủi ro tăng lên. Rõ ràng là thị trường chỉ có lợi thế đối với những ai có khả năng đánh T+1 hoặc T+2, còn giao dịch “chân phương” ngắn hạn đều đối diện nguy cơ lỗ nhiều hơn lãi.

Trong khoảng 30 phút cuối buổi sáng, hai sàn có dấu hiệu của sự vận động phục hồi nhẹ. Trên góc độ chỉ số thì HSX tốt hơn nhiều HNX, nhưng bản chất của giá cổ phiếu lại là tương đồng: HSX phục hồi nhờ vài mã “to đầu” phục hồi (kể cả tăng nhẹ lẫn bớt giảm) như MSN, GAS, EIB, STB, BVH, VNM… Ngược lại, HNX không có được “đầu kéo” đủ khỏe nào ngoài ACB đứng tham chiếu. Mức phục hồi của HNX-Index trong 30 phút cuối là không đáng kể.

Sự thay đổi tâm lý quá nhanh của người mua khiến cả thị trường rơi vào tình trạng chán nản. Chỉ cần cầu tăng nhẹ thêm một chút nữa là đã có thể kéo xanh khá nhiều mã, tạo đà phục hồi mạnh hơn. Nhưng đẩy lên liệu có ích gì khi cầu không thực sự bền để duy trì? Chỉ cần vài lần thử kéo như vậy cũng có thể kiểm tra được dòng tiền có nhảy vào theo hay không và liệu người bán có tranh thủ xả hàng nhiều thêm hay không.

Nguồn VnEconomy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tài xế đình công, taxi Hàn Quốc tê liệt

Thứ năm, 21/6/2012, 11:23 GMT+7

Hơn 220.000 lái xe taxi Hàn Quốc hôm qua tham gia vào cuộc đình công đầu tiên trên phạm vi cả nước để yêu cầu chính phủ tăng giá cước taxi và giảm giá xăng dầu.

Posted Image

Hàng nghìn tài xế Hàn Quốc tham gia cuộc đình công đầu tiên trong lịch sử taxi nước này để đòi giảm giá xăng. Ảnh: The Nation

Cuộc đình công kéo dài 24 giờ đồng hồ do Hiệp hội Taxi Hàn Quốc tổ chức thu hút phần lớn trong tổng số 290.000 tài xế taxi của nước này tham gia. Trong đó, khoảng 10.000 lái xe tập hợp thành đám đông tại trung tâm Seoul vào buổi chiều trong cuộc vận động, AFP dẫn nguồn Bộ Giao thông Hàn Quốc cho hay.

Nhà chức trách Hàn Quốc phải tăng tần suất và thời gian hoạt động của xe buýt, tàu điện ngầm để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Đường phố Hàn Quốc trở nên vắng vẻ hơn thường lệ khi thiếu vắng taxi.

Cước taxi ở Hàn Quốc được định giá 2.400 won (2,07 USD) trên mỗi km từ năm 2009 trong khi giá xăng đã tăng 30% kể từ đó đến nay. Các lái xe taxi yêu cầu chính phủ ổn định giá xăng dầu và hỗ trợ nhiều hơn cho giá xăng, đồng thời giảm bớt cấp phép cho các taxi mới.

"Giá xăng dầu tăng 50% trong vòng 4 năm qua và các nhà cung cấp nhiên liệu đã bỏ túi nhiều lợi nhuận hơn trong khi đời sống của lái xe thì đi xuống. Đây là tối hậu thư vì sự sống còn của chúng ta", Hiệp hội Taxi Hàn Quốc tuyên bố trước đám đông tài xế tụ tập trước Tòa thị chính ở Seoul.

Bộ Giao thông Hàn Quốc cho biết trước đó họ đã yêu cầu các nhà nhập khẩu nhiên liệu như SK Gas và E1 cố gắng kiềm chế tăng giá. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, các lái xe khó lòng gây khó dễ được cho chính phủ vì Hàn Quốc có hệ thống xe bus và tàu điện ngầm phát triển, do đó thiếu vắng taxi không ảnh hưởng nhiều đến giao thông nước này.

Giá taxi cơ bản của Hàn Quốc thấp hơn 17% cho với New York và thấp hơn 77% so với Tokyo. Hiệp hội Taxi nói sẽ tiếp tục bãi công và tuần hành trong những tháng tới nếu chính phủ không xem xét những yêu cầu của các lái xe.

Vũ Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời tiên tri năm 2012.

Việt Nam có nhiều phát minh mới về Quân Sự

____________________________________________________

Việt Nam thử nghiệm thành công giá súng điều khiển từ xa

Cập nhật lúc :10:34 AM, 21/06/2012

Việt Nam vừa thử nghiệm thành công hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm hoặc 14,5mm, có khả năng tự động bám ảnh mục tiêu.

Ngày 31/5/2012 vừa qua có lẽ là một trong những ngày đáng nhớ nhất của Đại úy Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu phát triển, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng). Đó là ngày mà anh và các cộng sự đã thử nghiệm thành công hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm hoặc 14,5mm, có khả năng tự động bám ảnh mục tiêu tại Trường bắn Quốc gia khu vực 1. Đây là sản phẩm được nghiên cứu thiết kế hoàn toàn mới, giúp vũ khí có thể tự động “bám” theo mục tiêu và có ý nghĩa thực tiễn cao.

Nói về hệ thống giá điều khiển đa năng-sản phẩm mà anh và đồng đội đã bỏ nhiều công sức, trí tuệ để nghiên cứu chế tạo thành công, Đại úy Nguyễn Văn Hùng tự hào: “Đây là hệ thống giúp vũ khí trở nên “thông minh” hơn khi có thể tự động “bám” theo mục tiêu di động và tiêu diệt mục tiêu một cách chính xác”.

Giá điều khiển đa năng là thiết bị được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại. Giá có thể được lắp các loại súng 12,7mm hoặc 14,5mm và nhờ có phần mềm xử lý ảnh cũng như hệ thống điều khiển hiện đại, súng có thể tự động “bám” theo các loại mục tiêu di động với vận tốc lên tới 100km/giờ và nổ súng tiêu diệt với xác suất trúng đích cao.

So với vũ khí truyền thống, hệ thống giá điều khiển đa năng có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn, cho phép trắc thủ tác chiến ở vị trí được che chắn, bảo vệ như trong ca-bin, hầm… với kíp chiến đấu ít người (một người điều khiển súng, một người chuẩn bị đạn).

Posted Image

Lãnh đạo Bộ tổng tham mưu kiểm tra hệ thống giá điều khiển đa năng tại trường bắn.

Nhờ có chế độ tự động điều khiển bám theo mục tiêu di động, tự động tính góc bắn đón nên cho phép rút ngắn thời gian ngắm bắn tiêu diệt mục tiêu và không phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của xạ thủ. Hơn nữa, đường ngắm camera được thiết kế song song với nòng súng bảm đảo sự đồng bộ tin cậy giữa thiết bị ngắm và nòng súng, giúp tăng độ chính xác bắn mục tiêu di động trong thời gian ngắn. Giá có phạm vi góc hướng là n*3600, phạm vi góc tầm từ -200 đến +850; tốc độ lớn nhất của góc hướng, góc tầm 600/s; khả năng quan sát lớn nhất lên đến 3km. Giá có 2 chế độ điều khiển: Quay tầm, hướng bằng Joystick hoặc tự động bám theo mục tiêu nhờ phần mềm xử lý ảnh.

Hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm và 14,5mm có khối lượng nhỏ, gọn (khối lượng giá khi chưa có súng, đạn khoảng 250kg). Hệ thống gồm 4 thành phần chính: Giá điều khiển đa năng (là khối chấp hành quay tầm hướng, mang súng và cụm khí tài quan sát); giá trung gian mang súng và hộp đạn đồng bộ (mỗi loại súng khác nhau lắp trên giá điều khiển đa năng cần 1 loại giá trung gian); cụm khí tài quan sát; tủ điều khiển (là trung tâm của hệ thống, có màn hình quan sát, bàn điều khiển, máy tính và phần mềm điều khiển, phần mềm xử lý ảnh). Thông qua tủ điều khiển, xạ thủ có thể quan sát, chọn mục tiêu ra lệnh bắn.

Theo Đại úy Hùng, hệ thống giá điều khiển đa năng là sản phẩm được kết hợp giữa phần mềm thông minh tự động bám ảnh mục tiêu; kết cấu cơ khí gọn nhẹ, chính xác và phần điện điều khiển hoạt động ổn định, tin cậy. Tính năng và chất lượng của sản phẩm đã được khẳng định qua những lần bắn thử và đặc biệt được khẳng định lại ở cuộc bắn trình diễn cấp Bộ Quốc phòng ngày 31/5 vừa qua.

“Hệ thống có thể tiếp tục phát triển để gắn trên tàu hải quân, biên phòng cũng như các phương tiện cơ động… nhằm nâng cao hiệu quả trong tác chiến”-Đại úy Đại úy Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.

Theo Báo Quân đội Nhân dân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng......

====================

Tàu chở 200 người lật trên biển Indonesia

Thứ Năm, 21/06/2012, 17:21 (GMT+7)

TTO - Ngày 21-6, một con tàu chở khoảng 200 người tị nạn bị lật úp trên vùng biển Indonesia, cách đảo Christmas của Úc khoảng 220km. Ít nhất 75 người được cho là đã bị chết đuối.

Posted Image

Bản đồ khu vực nơi tàu bị lật - Ảnh: BBC

BBC dẫn nguồn tin Cơ quan An toàn hàng hải Úc (AMSA) cho biết ba tàu buôn và hai tàu tuần tra Úc đang trên đường tới khu vực để hỗ trợ công tác cứu hộ.

AMSA nói con tàu gặp nạn đã phát tín hiệu cầu cứu vào sáng nay 21-6. “Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ Indonesia đang hợp tác cứu hộ”, AFP dẫn phát biểu của một quan chức AMSA.

Theo Reuters, một máy bay quân sự của Úc đã phát hiện khoảng 40 người sống sót đứng trên thân tàu đã bị lật úp.

"Chúng tôi nghe nói không có phao cứu sinh trên tàu", quan chức cảnh sát Karl O'Callaghan ở Western Australian nói với truyền hình địa phương. Ông cũng cho biết ít nhất 75 người được cho là đã chết đuối.

Posted Image

Một con tàu chở người tị nạn ngoài khơi đảo Christmas - Ảnh tư liệu: AFP

Đảo Christmas nằm ngoài khơi bờ biển tây bắc Úc. Nó nằm gần Indonesia hơn Úc và thường được những người tị nạn chọn làm điểm đến với hi vọng được nhập cư vào Úc.

Những con tàu chở người tị nạn thường quá tải và bảo dưỡng kém. Vào tháng 12-2010, khoảng 50 người tị nạn đã thiệt mạng khi con tàu chở họ đâm vào đá và bị vỡ tan.

MINH ANH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng......

========================

Indonesia: Máy bay quân sự lao xuống thủ đô Jakarta

Thứ Năm, 21/06/2012 - 16:03

(Dân trí) - Một chiếc bay của quân đội Indonesia với 7 người trên khoang đã lao vào 8 ngôi nhà gần sân bay ở đông Jakarta vào chiều nay khi đang bay huấn luyện.

Chiếc máy bay Fokker 27 của quân đội Indonesia (TNI) đã gặp nạn gần sân bay Perdanakusuma ở Đông Jakarta. Chiếc máy bay gặp nạn khi đang cố hạ cánh.

“Chiếc Fokker với 7 thành viên phi hành đoàn trên khoang đã bị đâm. Chiếc máy bay đang bay huấn luyện và không có hành khách trên máy bay. Nó bị đâm vào một khu nhà quân sự”, người phát ngôn Không quân Indonesia Asman Yunus cho biết.

Đài truyền hình Metro TV của Jakarta cho biết chiếc máy bay lao xuống 8 ngôi nhà ở khu vực gần sân bay, là một căn cứ của Không quân Indonesia. Các ngôi nhà sau đó đã bốc cháy.

Người phát ngôn Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia cũng xác nhận vụ tai nạn xảy ra với chiếc máy bay Fokker 27 ở khu Rajawali, khu nhà của Không quân Indonesia.

“Tôi chưa rõ có bao nhiêu nạn nhân, nhưng sự việc xảy ra vào 2h45 chiều”, ông cho hay.

Xe cứu hỏa và xe cứu thương đã được triển khai tới hiện trường.

Vũ Quý

Theo Thejakartaglobe, AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng khoán châu Á giảm sau khi Mỹ hạ dự báo tăng trưởng năm 2012

Thứ năm, 21/06/2012 17:46

(Gafin) - Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm sau khi Mỹ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế 2012 và số liệu sản xuất yếu kém của Trung Quốc.

Posted Image

Vào 5h20’ chiều nay (theo giờ Tokyo), chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,7% xuống còn 115,89 điểm. Hơn 5 nghìn tỷ USD đã bị rút khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu kể từ tháng 3 trong bối cảnh nợ công châu Âu, nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng chậm.

Chỉ số Shanghai Composite giảm 1,4% sau khi dữ liệu cho thấy sản xuất của Trung Quốc có thể giảm tháng thứ 8 liên tiếp.

Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,8%, bù đắp lại phần nào mức giảm trong toàn khu vực. Thượng viện nước này cho biết 2 thành viên mới trong ban lãnh đạo ngân hàng trung ương ủng hộ các biện pháp kích thích tiền tệ.

Chứng khoán châu Á trừ Nhật giảm sau khi quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hạ dự báo tăng trưởng năm 2012 của Mỹ từ 1,9%-2,4% từ dự báo 2,4%-2,9% đưa ra hồi tháng 4 trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Ngoài ra, Fed tuyên bố mở rộng chương trình hoán đổi trái phiếu (Operation Twist), cụ thể sẽ bán 267 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn với thời gian đáo hạn còn lại khoảng dưới 3 năm để mua trái phiếu dài hạn. Động thái này đã khiến các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng kinh tế Mỹ.

Nguồn Bloomberg/DVT

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng khoán thế giới ngập trong "sắc đỏ"

22/06/2012 8:36

(TNO) Có quá nhiều thông tin kinh tế bất lợi cùng công bố nên thị trường chứng khoán thế giới phiên 21.6 (rạng sáng 22.6, giờ Việt Nam) giảm điểm trên cả ba khu vực châu Á, châu Âu và Mỹ.

Chốt phiên 21.6, chỉ số thị trường S&P 500 của Mỹ giảm mạnh 2,2%, xuống chỉ còn 1.325,51 điểm, và là phiên giảm mạnh nhất từ đầu năm 2012 tới nay.

Chỉ số Dow Jones Industrial để mất tới 250,82 điểm trong phiên này, tương đương giảm mạnh 2% so với phiên trước đó, xuống chốt phiên ở mức 12.573,57 điểm.

Nasdaq Composite giảm 2,4%, chốt phiên ở mức 2.859,09 điểm.

Posted Image

Giới đầu tư choáng váng trước phiên giảm mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ - Ảnh: Reuters

Toàn bộ 10 nhóm ngành đóng góp vào S&P 500 đều giảm điểm trong phiên này, trong đó nhóm cổ phiếu của các công ty hàng hóa giảm mạnh nhất, phần lớn do tác động của việc giá dầu thô tụt giảm mạnh.

Một số cổ phiếu giảm mạnh trong phiên này như: cổ phiếu của Tập đoàn sản xuất nhôm Alcoa giảm mạnh 4,2%; cổ phiếu của Tập đoàn dầu khí Chevron giảm 3,5%.

Chỉ số KBW Bank của 24 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ giảm 2,3% trong phiên này, với toàn bộ 24 mã niêm yết đều là sắc đỏ.

Cổ phiếu Bank of America giảm 3,9%; cổ phiếu JPMorgan Chase giảm 2,6%. Cổ phiếu của Bed Bath & Beyond giảm mạnh tới 17% do doanh số bán hàng không đạt kỳ vọng.

Nguyên nhân chính khiến Phố Wall mất điểm mạnh trong phiên này là quá nhiều thông tin xấu được công bố cùng lúc.

Mức sản xuất ở Philadelphia (Mỹ) trong tháng 6 vừa qua được công bố giảm mạnh. Sản lượng đầu ra của các nhà máy tại Trung Quốc cũng giảm mạnh. Còn tại khu vực châu Âu, sản xuất công nghiệp giảm mạnh nhất trong vòng 3 năm trở lại đây do tác động của khủng hoảng nợ công.

Thêm vào đó, thị trường lao động Mỹ đem lại thông tin bất lợi khi cho biết số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp (tính tới 16.5) đã giảm 2.000 trường hợp, xuống còn 387.000 hồ sơ, thấp hơn 3 lần so với dự đoán.

Hiệp hội chuyên viên địa ốc Liên bang (NAR) cho biết hoạt động mua bán nhà xây sẵn tại Mỹ trong tháng 6 cũng không đạt được kỳ vọng

* Tại châu Âu, chỉ số STXE 600 giảm 0,6% trong phiên này.

Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,99%, xuống còn 5.566,36 điểm. CAC 40 của Pháp giảm 0,39%, xuống còn 3.114,22 điểm. DAX của Đức giảm 0,77%, xuống còn 6.343,13 điểm.

Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha giảm 0,33%.

* Tại châu Á, chỉ số MSCI Asia Pacific giảm nhẹ 0,7%.

Chỉ số HSI của Hồng Kông giảm 1,3%, xuống còn 19.265,07 điểm. S&P/ASX 200 của Úc giảm 1,09%. Riêng chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,82%, lên thành 8.824,07 điểm, là chỉ số hiếm hoi có sắc xanh trong phiên này.

Shanghai Composite và CSI 300 của Trung Quốc lần lượt giảm 1,4% và 1,58%. KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,79%.

Thu Hạnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên tai tăng nặng....

===================

Hàng nghìn người Đài Loan chạy bão

Thứ năm, 21/6/2012, 10:12 GMT+7

Giới chức Đài Loan ra lệnh sơ tán hàng nghìn người dân, hủy bỏ hàng trăm chuyến bay và đóng cửa các trường học khi cơn bão nhiệt đới Talim đổ bộ vào hòn đảo này hôm qua.

Posted Image

Đường đi dự kiến của bão Talim. Đồ họa: USAF

"Dù bão dự kiến không đổ bộ vào đất liền nhưng vẫn có thể mang theo mưa lớn, gây thương vong và thiệt hại. Người dân cần đề cao cảnh giác cho đến hết ngày mai", AFP dẫn lời một nhân viên dự báo thời tiết tại Đài Loan cho biết.

Cơn bão Talim hôm qua gây ra lượng mưa 50 mm ở miền nam Đài Loan. Tại thành phố Cao Hùng, nơi đang bị mưa lớn tấn công, các trường học và văn phòng đều đóng cửa. Gần 2.000 người dân đã được sơ tán khỏi khu vực miền núi dễ xảy ra lở đất, với tổng cộng 3.500 người được di tản trên toàn đảo.

247 chuyến bay nội địa và 3 chuyến bay quốc tế đã bị hoãn trong khi tất cả các dịch vụ vận chuyển đến và đi bằng đường biển từ đảo đều được tạm dừng. Đường sắt phía nam nối Cao Hùng với Taitung đã bị gián đoạn.

Đến 5h chiều qua theo giờ Việt Nam, tâm bão ở vào vị trí cách Đài Bắc 190 km về tây - tây nam. Với bán kính 150 km và sức gió giật 83 km/giờ, cơn bão đang di chuyển theo hướng đông bắc với vận tốc 41 km/giờ.

Bão Talim cũng đe dọa tiến vào phía nam Nhật Bản. Cơn bão thứ 5 trong mùa ở Nhật Bản dự kiến đổ bộ vào đất liền trong ngày mai, ngay sau khi "siêu bão" Guchol vừa quét qua nước này.

Bão Guchol, cơn bão mạnh nhất tấn công vào Nhật Bản trong vòng 8 năm qua, đã làm một người thiệt mạng và một nữ sinh 16 tuổi mất tích. Hơn 150.000 người Nhật Bản sống trên đường đi của bão đã được sơ tán, trước cảnh báo về những đợt sóng cao và lở đất.

Ít nhất 450 chuyến bay nội địa và quốc tế ở Nhật Bản đã bị hủy bỏ, gây ảnh hưởng đến 35.000 hành khách, trong khi dịch vụ tàu cao tốc cũng bị hoãn vì lý do an toàn, khiến hàng nghìn người bị mắc kẹt. Các chuyến tàu địa phương cũng tạm dừng hoặc hoãn lại. Một số con đường buộc phải đóng cửa vì lở đất hoặc do các cây cầu bị hư hại.

Anh Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2012

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến hạ tầng xã hội......

============================

Thủ tướng Italia: Chỉ còn 1 tuần để cứu eurozone

Thứ sáu, 22/06/2012 10:06

(Gafin) - Thủ tướng Italia cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu các nhà lãnh đạo EU thất bại tại hội nghị thượng đỉnh tuần tới.

Posted Image

Trả lời phỏng vấn của tờ báo Guardian và các tờ báo hàng đầu châu Âu khác, Thủ tướng Italia Mario Monti cho rằng nếu không kết quả thành công nào đạt được tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU tổ chức vào tuần tới, hậu quả nghiêm trọng sẽ đến với từng quốc gia, mà đầu tiên là các nước yếu hơn. Những hậu quả ấy không chỉ tập trung vào những nước không tôn trọng các nguyên tắc của EU mà còn có cả những nước đã tuân theo nhưng có tỷ lệ nợ quá cao điển hình như Italia.

Thủ tướng Monti cảnh báo "phần lớn châu Âu sẽ phải đẩy lãi suất lên cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến các tiểu bang và cũng gián tiếp ảnh hưởng tới các công ty".

Ông cũng cho rằng, kết quả thất bại của các cuộc đàm phán sẽ làm tê liệt dần nền kinh tế, "sự thất vọng của công chúng đối với châu Âu ngày càng tăng" và tạo ra 1 vòng luẩn quẩn. Để vượt qua khủng hoảng, hội nhập là điều cần thiết, nhưng nếu EU không giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, không chỉ công chúng mà ngay cả các chính phủ cũng sẽ phản đối sự hội nhập đó.

Nhận định này của Thủ tướng Italia được đưa ra chỉ vài giờ sau khi người tiền nhiệm Silvio Berlusconi thừa nhận đảng của ông đã mất đi rất nhiều sự ủng hộ của công chúng khi ủng hộ các chính sách thắt lưng buộc bụng không được ưa thích của Thủ tướng Monti.

Thủ tướng Italia sẽ tổ chức các cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp François Hollande và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy với hy vọng 4 nước lớn trong khối đồng tiền chung có thể mở đường cho bước đột phá tại cuộc họp tuần tới.

Các nhà lãnh đạo chủ chốt của eurozone đang bàn bạc về kế hoạch hành động với mục tiêu có thể ngăn chặn sự lây lan của khủng hoảng, cứu trợ các nước như Italia và Tây Ban Nha trong khi vẫn có thể làm hài lòng người Đức. Đây là một trong những mục tiêu đặc biệt quan trọng của hội nghị sắp tới.

Theo ông Monti, nếu thành công, một trong những kết quả đầu tiên mà hội nghị đạt được là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự sẵn sàng hội nhập sâu rộng hơn của eurozone. Châu Âu cần biết họ đang đi đến đâu và thị trường bị thuyết phục rằng các nhà lãnh đạo eurozone sẵn sàng làm mọi thứ để khiến eurozone trở thành một khối không thể chia cắt. Để làm được điều này, yêu cầu tối thiểu là eurozone phải có một liên minh ngân hàng đầy đủ hơn cùng với một hệ thống bảo lãnh tiền gửi chung cho toàn châu Âu.

Nguồn Bussiness Insider/DVT

=======================

Cũng không đến nỗi nhanh như ngài thủ tướng Ý Đại Lợi nói. Nhưng cũng không thể đến cuối năm được. Tuy nhiên, nếu ngài thủ tướng Ý giỏi tiếng Việt và vào trang web này của chúng tôi thì chắc ngài sẽ biết rằng: Đã nhiều lần chúng tôi xác định rằng: Tất cả các cuộc họp cao cấp G20 +; G7+...đều thất bại và kết quả đúng như thế - thì ngài sẽ cần phải hỏi tiếp:

Tại sao Lý Học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt có thể biết trước điều này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2012

Khủng hoảng kinh tế khiến cho nhiều nước chính phủ không làm hết nhiệm kỳ.....

=====================================

Hy Lạp: 8 tháng, 4 Thủ tướng

Lãnh đạo đảng Bảo thủ Hy Lạp là Antonis Samaras đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng, đứng đầu một liên minh 3 đảng, vốn cam kết sẽ đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng lớn nhất trong 4 thập niên.

Bí mật hạt nhân Nga rơi vào tay Trung Quốc

Phát hiện máy bay do thám bí hiểm ở Mỹ

Posted Image

Ông Samaras, 61 tuổi, tuyên thệ nhậm chức hôm 20/6, ba ngày sau khi đảng của ông về đầu trong cuộc bầu cử quốc gia vòng 2 song không đạt đủ số phiếu cần thiết để tự mình thành lập một chính phủ.

Ông Samaras là Thủ tướng Hy Lạp thứ 4 trong vòng 4 tháng.

Đảng Dân chủ mới của ông Samaras sẽ liên kết lực lượng với đảng xã hội Pasok, về thứ 3 trong cuộc bầu cử, và đảng cánh tả Dân chủ nhỏ hơn. Thỏa thuận này chấm dứt gần 7 tuần bất ổn chính trị tại Hy Lạp đang nợ nần chồng chất, vốn đe dọa đẩy châu Âu vào một cuộc khủng hoảng tài chính sâu hơn.

"Hy Lạp đã có một chính phủ", lãnh đạo đảng Pasok là Evangelos Venizelos nói sau cuộc hội đàm với ông Samaras hôm qua. Quan chức này còn nói, bộ trưởng tài chính sắp mãn nhiệm Giorgos Zanias sẽ đại diện cho Hy Lạp tại cuộc họp sắp tới của các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro

Cuộc họp sẽ là "trận chiến lớn đầu tiên về việc sửa đổi thỏa thuận cứu trợ tài chính, thiết lập một cơ cấu cho phép chúng ta có được sự phát triển tích cực và chống thất nghiệp".

Samaras, nhà kinh tế học tốt nghiệp đại học Harvard và xuất thân trong một gia đình nổi tiếng ở Hy Lạp tuyên bố sau khi nhậm chức rằng: "Tôi hoàn toàn nhận thức được tình hình hiện nay nghiêm trọng như thế nào với đất nước chúng ta. Tôi biết rất rõ người Hy Lạp đang bị tổn thương và cần lấy lại lòng tự trọng. Tôi biết, kinh tế phải phục hồi nhanh chóng để tái lập công bằng xã hội và sự gắn kết".

Hoài Linh (Theo Reuters, AP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Long An:Cháy nhà, ba người trong gia đình chết thảm

Thứ Sáu, 22/06/2012 cập nhật 05:41 GMT+7

Ngày 22/6, trên địa bàn xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, xảy ra một vụ cháy nhà, làm ba người trong một gia đình tử vong.

Theo ông Lê Văn Thành ngụ ấp 4, xã Long Định, hàng xóm của các nạn nhân, khoảng 1h ngày 22/6, ông nghe nhiều tiếng nổ lách tách bên ngoài nên liền ra cửa và nhìn thấy lửa bốc cháy trong nhà của bà Nguyễn Thị Hồng, sinh năm 1958.

Ông liền kêu cửa để giúp gia đình bà Hồng chữa cháy nhưng không có ai mở cửa. Rồi ông cùng mọi người xung quanh chạy tới định dùng búa đập cửa xông vào.

Lúc này, chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung từ phía cửa sau nhà chạy ra hô cháy mong mọi người cứu giúp. Tuy nhiên, ngọn lửa đã thiêu cháy bà Nguyễn Thị Hồng, cùng chồng là ông Nguyễn Hoàng Phương, sinh năm 1948 và người con là Nguyễn Thanh Duy, sinh năm 1999.

Anh Nguyễn Hoàng Minh, con bà Hồng, cho biết thêm, bà Hồng có người chồng trước sinh được bốn con trai và hai gái. Sau đó hai người ly dị và bà Hồng lấy ông Nguyễn Hoàng Phương vài năm gần đây. Chỉ có người chị lớn là Nguyễn Thị Cẩm Nhung và em Nguyễn Thanh Duy, đều là con chồng trước, ở chung với bà Hồng và ông Hoàng Phương tại ấp 4, xã Long Định. Hai người con còn lại ở riêng và ngụ tại xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức.

Cuộc sống giữa ông Hoàng Phương và bà Hồng cũng rất đầm ấm nên sự việc xảy ra làm cho anh Hoàng Minh rất bất ngờ.

Sau khi sự việc xảy ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Long Định đã hỗ trợ gia đình nạn nhân hai triệu đồng mai táng ba nạn nhân xấu số.

Hiện nguyên nhân đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.

Theo Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites