Posted 24 Tháng 3, 2012 Nước sẽ là nguyên nhân chiến tranh trong kỷ nguyên tới Thứ sáu, 23/03/2012 14:29 Sau năm 2022, việc nước được sử dụng để gây chiến tranh hoặc trở thành một công cụ khủng bố sẽ dần trở nên phổ biến hơn. Nước sẽ trở thành mục tiêu giành giật của nhiều quốc gia. (nguồn: Internet) Lũ lụt, hạn hán và thiếu nước ngọt có thể gây ra bất ổn toàn cầu và xung đột đáng kể trong thập kỷ tới. Nguyên nhân là do các nước đang phát triển sẽ phải tranh giành tài nguyên để đáp ứng những nhu cầu của dân số bùng nổ, trong khi vẫn phải đối phó với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đây là nội dung báo cáo của các cơ quan tình báo Mỹ về An ninh nước sạch hôm 22/3. Báo cáo cũng cho biết nguy cơ chiến tranh phát sinh từ nguồn nước trong 10 năm tới là khá nhỏ. Tuy nhiên, sau năm 2022, việc sử dụng nước làm vũ khí chiến tranh hoặc công cụ của chủ nghĩa khủng bố sẽ trở nên quen thuộc hơn, đặc biệt là ở Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi, những nơi đang trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Bên cạnh đó, thiên tai, sự khan hiếm và đi xuống của chất lượng nước, kết hợp với đói nghèo, căng thẳng xã hội, lãnh đạo và chính phủ yếu kém sẽ góp phần vào sự bất ổn dẫn đến sự sụp đổ của nhiều quốc gia. Báo cáo lưu ý rằng các quốc gia trong quá khứ đã cố gắng giải quyết các vấn đề về nước thông qua đàm phán. Tuy nhiên, trong tương lai mọi thứ sẽ thay đổi khi tình trạng thiếu nước trở nên nghiêm trọng hơn. Các quốc gia ở thượng nguồn, chiếm ưu thế so với các nước phía hạ lưu, sẽ hạn chế nguồn nước vì những lý do chính trị và để phục vụ nhu cầu trong nước. Trong khi đó, những kẻ khủng bố và các quốc gia hiếu chiến sẽ đe dọa nhắm mục tiêu vào những cơ sở hạ tầng liên quan đến nước như đập, hồ chứa. Điều đó sẽ khiến nỗi sợ hãi về lũ lụt và cạn kiệt nguồn nước làm náo động người dân và khiến chính phủ các nước thực thi các biện pháp tốn kém để bảo vệ cơ sở hạ tầng nguồn nước. Bản báo cáo được đưa ra dựa trên Đánh giá Tình báo Quốc gia về An ninh nước sạch của Mỹ, theo yêu cầu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và được hoàn thành từ cuối mùa thu năm ngoái. Bà Hillary cho rằng những mối đe dọa trên thực sự có khả năng xảy ra và nhấn mạnh quan hệ đối tác về nước của Mỹ trong tương lai sẽ tập trung vào mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm quản nước của Mỹ với phần còn lại của thế giới. Nguồn Nydailynews/DVT ===========================Không cần phải "giở quẻ", mà cũng chẳng cần phải đến cơ quan tình báo Hoa Kỳ đưa ra nhận định. Chỉ cần các nhà khoa học đã phát biểu: "Nhân loại sẽ lên hành tinh khác để ở sau 200 năm nữa" - SW Hawking. Tệ hơn, có nhà khoa học nổi tiếng khác cho rằng chỉ 100 năm nữa thôi. Đấy là các nhà khoa học nhìn toàn cục có tính "vĩ mô". Còn tình báo Hoa Kỳ thì chỉ phân tích một trong những tài nguyên quan trọng của con người, mang tính "vi mô" hơn. Đó là "nước". Và với cái vi mô này thì chỉ cần 10 năm nữa - 2022 - là "Thiên hạ đại loạn". Tất cả những cái vi mô và vĩ mô ấy nói lên điều gì? Thế giới đang cần một kế hoạch chung toàn cầu cho việc sử dụng tài nguyên chung cho cả nhân loại trên trái Đất này - trong đó có tài nguyên nước. Chứ nó không thể mạnh quốc gia nào quốc gia ấy khai thác được nữa; hoặc muốn khai thác kiểu gì cũng được. Tất nhiên, kèm theo đó là một chuẩn mực toàn cầu về sinh hoạt cho đến từng con người...vv...và ...vv... Như vậy thì thế giới này cần một quyền lực thống trị ở cấp toàn cầu để thi hành các chuẩn mực sử dụng tài nguyên chung trên trái Đất. Làm thế nào để tạo ra được thế lực đó? I - Hoặc là cả thế giới này đều nhận thức được và cần phải hiểu rằng: Nó sắp bị hủy diệt bởi chính sự khai thác cạn kiệt những tài nguyên của nó. Từ đó nó bầu ra một cơ quan quyền lực thống trị toàn cầu và tuân thủ những quyết định của cơ quan này. II - Hoặc là - "Nước" là một nguyên nhân chiến tranh - như bài viết trên đã phân tích - để đi đến một quốc gia bá chủ thống trị thế giới . Nó có thể không tới 10 năm như báo cáo của cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Thật buồn cho cái trần gian này, nếu nó chọn một cách tự nhiên phương án II. Bởi vì để xẩy ra một cuộc chiến giành ngôi bá chủ quả là một lựa chọn sai của tự nhiên giành cho con người. Nhưng một lựa chọn đúng - tức phương án I - thì lại cần cần có sự thông minh đột xuất để nhận thức điều đó. Tôi vẫn luôn tâm đắc với thiên tài của SW Hawking khi ông ta phát biểu: "Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?" 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2012 Tai nạn tăng nặng....... ==================== TP.HCM Tai nạn thảm khốc 2 người chết, 13 người trọng thương Chủ Nhật, 25/03/2012 - 08:42 (Dân trí) - Sau cú va chạm kinh hoàng, đầu chiếc xe ô tô 16 chỗ bị biến dạng, hai người chết tại chỗ, 13 hành khách khác trọng thương. Vụ tai nạn nghiêm trọng này xảy ra vào rạng sáng nay 25/3 trên quốc lộ 1A đoạn qua khu phố 9, phường Tân Tạo, quận Bình Tân. >> Lời kể nạn nhân vụ tai nạn thảm khốc nhiều người chết, bị thương >> Hình ảnh vụ tai nạn khiến 2 người chết, 13 người bị thương Hiện trường vụ xe du lịch đâm đuôi xe tải khiến 12 người thương vong Thông tin ban đầu, vào thời điểm trên xe du lịch mang BKS: 51B - 01333 lưu thông trên quốc lộ 1A từ hướng vòng xoay An Lạc về hướng ngã tư Tân Tạo. Khi đế địa điểm trên đã tông thẳng vào đuôi xe tải chạy ngay phía trước. Cú va chạm kinh hoàng khiến 2 người ngồi hàng ghế đầu tử vong ngay tại chỗ, 10 hành khách khác bị trọng thương. Tất cả các nạn nhân nhanh chóng được đưa vào bệnh viện Quốc Ánh (cách hiện trường khoảng 300m) để sơ cấp cứu. Chiếc xe chở khách bị biến dạng hoàn toàn Theo ông Trần Quốc Trung (51 tuổi, quê Tây Ninh) tài xế chiếc xe tải kể lại, khi vụ tai nạn xảy ra xe tải của ông Trung bị nổ lốp đang đậu bên đường chờ sửa chữa. Do sự cố xảy ra trong đêm nên ông Trung phải chờ đến sáng mới thay vỏ được. Khi đang mắc võng nằm bên hông xe thì ông Trung giật thót mình vì tiếng va chạm cực lớn. Kiểm tra ông Trung kinh hoàng phát hiện chiếc xe du lịch lao thẳng vào sau xe mình. Bên trong những tiếng kêu cứu thảm thiết vang lên. Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật vụ tai nạn nghiêm trọng này. Trung Kiên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2012 Israel sẽ hoãn binh chờ Iran Thứ bảy, 24/3/2012, 10:14 GMT+7 Israel không đủ kiên nhẫn để chờ đợi sự thay đổi từ chương trình hạt nhân của Iran nhưng vẫn sẽ "hoãn binh" vài tháng nữa để tạo điều kiện cho các biện pháp hòa bình. Israel có thể đánh Iran sau bầu cử Mỹ Israel muốn Mỹ cấp bom đánh Iran Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak. Ảnh: AP AP cho hay trong cuộc phỏng vấn với Israel Radio, Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak lặp lại sự quan ngại rằng Iran sẽ tiến tới việc chế tạo bom nguyên tử. Israel không đủ khả năng để tiếp tục chờ đợi trong bối cảnh tình hình như thế. Tuy nhiên, ông cho biết Tel Aviv có thể trì hoãn hành động thêm vài tháng nữa để các lệnh trừng phạt và đàm phán phát huy tác dụng. Trong thời gian đó, việc Iran có định dừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi hay không sẽ sáng tỏ. Theo Bộ trưởng Barak, khả năng quân sự vượt trội và vị thế cường quốc khiến Washington nhận thức khác Israel về mối đe dọa hạt nhân từ Iran. Mỹ đã thuyết phục nước đồng minh Trung Đông "hoãn binh" và chờ đợi kết quả từ các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Tehran. Trong khi đó, Tel Aviv cảm thấy đang bị đe dọa trực tiếp từ một nước Iran hạt nhân. Trong một cuộc phỏng vấn khác với truyền hình Đức, ông Barak cho rằng năm 2012 là năm "chín muồi" để tiến hành oanh kích và suy đoán rằng khoảng thời gian can thiệp quân sự không thể chỉ vài tuần nhưng cũng không đến vài năm. Iran khẳng định phát triển năng lượng hạt nhân chỉ nhằm mục đích dân sự nhưng Mỹ, Israel và các nước phương Tây nghi ngờ đằng sau đó là động cơ quân sự. Ông Barak cho biết Israel và Mỹ đều nhất trí phải ngăn chặn Tehran chế tạo bom nguyên tử nhưng lại bất đồng quan điểm về thời điểm can thiệp vào Iran. Hôm qua, một cuộc khảo sát cho thấy phần đa người dân Israel không muốn chính phủ tấn công Iran mà không có sự hỗ trợ quân sự của Mỹ, chỉ có 23% ủng hộ Israel tấn công đơn phương. Cuộc khảo sát với sự tham gia của 500 người do một trung tâm thống kê thực hiện cho kênh truyền hình Channel 10 của Israel. Anh Ngọc =======================Rất hy vọng cuộc chiến Iran ko xảy ra. Nhưng điều đó không có nghĩa "Lời tiên tri 2012" về một cuộc chiến cấp quốc gia trên thế giới bị sai..... 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2012 Khối BRIC trong cơn khủng hoảng Trong khi các nước Châu Âu còn đang vật vã giải quyết khủng hoảng, giờ đây đến lượt các quốc gia mới trỗi dậy thuộc khối BRIC (Brazil, Russia, India, China) phải đối mặt với khủng hoảng của chính họ. Trong bài “Khối BRIC vỡ vụn” được báo Pháp Les Echos đăng ngày 23/3, chuyên gia kinh tế Eric Le Boucher viết kinh tế thế giới phụ thuộc lẫn nhau, khủng hoảng đụng chạm đến tất cả các nước trên thế giới và không một nước nào không phải cải cách kinh tế. Trong khi các nước Châu Âu còn đang vật vã giải quyết khủng hoảng, giờ đây đến lượt các quốc gia mới trỗi dậy thuộc khối BRIC (Brazil, Russia, India, China) phải đối mặt với khủng hoảng của chính họ. Tác giả Eric Le Boucher cho rằng có một sự trùng hợp không thể nào tin đang diễn ra: khối BRIC vỡ vụn. Mặc dù, mức tăng trưởng của các nước thuộc khối này vẫn còn khiến nhiều quốc gia phải thèm muốn, nhưng vì nhiều lý do kinh tế-chính trị, bốn nước BRIC đang bị xáo trộn mạnh. Trước tiên là Trung Quốc. Sự thất sủng của ông Bạc Hy Lai, nhân vật số một của tỉnh Trùng Khánh đã làm lộ rõ một sự đấu đá âm thầm giữa những người ủng hộ cải cách và phe chủ trương bảo thủ. Ông Eric Le Boucher cho rằng cuộc đấu đá về đường lối này lại xảy ra vào đúng thời điểm mà Trung Quốc không còn là một quốc gia với “giá nhân công rẻ mạt” nữa. Từ 30 năm qua, mô hình trọng xuất khẩu mà Bắc Kinh theo đuổi đã đạt được nhiều kết quả, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức 10%/năm. Nhưng giờ đây, Trung Quốc phải từ bỏ mô hình này để quay về hướng thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Theo tác giả Le Boucher, đây là chính sách cực kỳ nguy hiểm bởi lẽ chính quyền trung ương khó có thể mà kiểm soát được các quan chức địa phương và Bắc Kinh ngày càng khó có thể ngăn chặn được làn sóng dân chủ ngày càng tăng trong dân chúng. Hiện tại, xuất khẩu đã bị tụt giảm khiến cho tăng trưởng của Trung Quốc còn có 7%/năm. Nếu tụt xuống dưới mức này, chính phủ Trung Quốc khó có thể chặn đứng được các yêu sách của xã hội. Trung Quốc cần phải nhanh chóng đầu tư vào các khoản chính sách xã hội như hệ thống chăm sóc y tế, quỹ hưu trí đồng thời phải tăng năng suất lao động. Các lãnh đạo mới của Trung Quốc là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ phải gánh vác một nhiệm vụ cũng gian nan không kém ông Đặng Tiểu Bình trước đây, một nhiệm vụ không có gì đảm bảo chắc chắn sẽ thành công. Trong khi đó, tình hình ở Ấn Độ lại trái ngược với Trung Quốc. Tại Ấn Độ, chính nền dân chủ lại là tác nhân gây ra khủng hoảng. Các đảng theo chủ nghĩa dân túy trong chính phủ liên minh cầm quyền đang cản trở mọi cải cách cần thiết. Họ muốn duy trì bằng mọi giá các hình thức trợ cấp từ lương thực, giao thông, năng lượng... Thế nhưng, các biện pháp trợ cấp này lại làm nảy sinh vấn đề lạm phát và cản trở công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Như vậy, trong tương lai, giống như Trung Quốc, Ấn Độ cũng cần phải xem lại các vấn đề: thâm hụt ngân sách, chính sách bảo hộ và chính sách bảo thủ trong hệ thống tài chính. Về phần mình, Brazil đang là nạn nhân của sự thành công của Tổng thống tiền nhiệm Lula, người đã phải khó khăn tìm ra lối thoát cho khủng hoảng tiền tệ. Hậu quả là tăng trưởng giảm mạnh. Trong khi đó, lạm phát vẫn cao và Ngân hàng Trung ương Brazil phải vật vã duy trì mức lãi suất cao, tạo mức hấp dẫn thu hút đầu tư vào Brazil. Tổng thống đương nhiệm Dilma Rousseff đang tố cáo Mỹ và Liên minh Châu Âu hạ giá đồng tiền. Đến lượt mình, chính các nước này lại cáo buộc Trung Quốc đã cố ý định giá thấp đồng nhân dân tệ. Sau cùng là nước Nga. Tác giả Le Boucher cho rằng ông Putin thắng cử tại một đất nước mà phe đối lập chưa đủ mạnh và được tổ chức tốt. Đất nước này phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu dầu khí. Đến một ngày nào đó, nếu “vàng đen” bị cạn kiệt, nước Nga sẽ bước vào giai đoạn bất ổn lớn. Tuy nhiên, sau khi điểm qua tình hình kinh tế-chính trị của bốn nước BRIC nêu trên, tác giả Le Boucher kết luận rằng phương Tây cũng chẳng được lợi lộc gì từ việc khối BRIC gặp khó khăn. Khủng hoảng đụng chạm đến mọi nước và trong cái thế giới đang “toàn cầu hóa” này, không một nước nào có thể thoát được việc phải thực hiện cải cách kinh tế- chính trị sâu rộng. Theo Minh Châu Tamnhin Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2012 Tai nạn tăng nặng....... ==================== Sập cầu ở Ấn Độ, 6 người chết 25/03/2012 15:40 (TNO) Ít nhất sáu người chết và 17 người bị thương khi một phần của cây cầu đang được xây dựng ở miền bắc Ấn Độ đổ sụp, Tân Hoa xã dẫn nguồn tin cảnh sát cho hay. Sự việc xảy ra tại bang Uttarakhand vào sáng sớm nay (25.3) và hầu hết nạn nhân trong vụ sập cầu này là công nhân xây dựng. Cảnh sát cho biết, theo điều tra ban đầu thì nguyên nhân vụ tai nạn có thể là do vật liệu xây dựng có chất lượng kém. Tiến Dũng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2012 Khối BRIC trong cơn khủng hoảng Trong khi các nước Châu Âu còn đang vật vã giải quyết khủng hoảng, giờ đây đến lượt các quốc gia mới trỗi dậy thuộc khối BRIC (Brazil, Russia, India, China) phải đối mặt với khủng hoảng của chính họ. Trong bài “Khối BRIC vỡ vụn” được báo Pháp Les Echos đăng ngày 23/3, chuyên gia kinh tế Eric Le Boucher viết kinh tế thế giới phụ thuộc lẫn nhau, khủng hoảng đụng chạm đến tất cả các nước trên thế giới và không một nước nào không phải cải cách kinh tế. Trong khi các nước Châu Âu còn đang vật vã giải quyết khủng hoảng, giờ đây đến lượt các quốc gia mới trỗi dậy thuộc khối BRIC (Brazil, Russia, India, China) phải đối mặt với khủng hoảng của chính họ. Tác giả Eric Le Boucher cho rằng có một sự trùng hợp không thể nào tin đang diễn ra: khối BRIC vỡ vụn. Mặc dù, mức tăng trưởng của các nước thuộc khối này vẫn còn khiến nhiều quốc gia phải thèm muốn, nhưng vì nhiều lý do kinh tế-chính trị, bốn nước BRIC đang bị xáo trộn mạnh. Trước tiên là Trung Quốc. Sự thất sủng của ông Bạc Hy Lai, nhân vật số một của tỉnh Trùng Khánh đã làm lộ rõ một sự đấu đá âm thầm giữa những người ủng hộ cải cách và phe chủ trương bảo thủ. Ông Eric Le Boucher cho rằng cuộc đấu đá về đường lối này lại xảy ra vào đúng thời điểm mà Trung Quốc không còn là một quốc gia với “giá nhân công rẻ mạt” nữa. Từ 30 năm qua, mô hình trọng xuất khẩu mà Bắc Kinh theo đuổi đã đạt được nhiều kết quả, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức 10%/năm. Nhưng giờ đây, Trung Quốc phải từ bỏ mô hình này để quay về hướng thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Theo tác giả Le Boucher, đây là chính sách cực kỳ nguy hiểm bởi lẽ chính quyền trung ương khó có thể mà kiểm soát được các quan chức địa phương và Bắc Kinh ngày càng khó có thể ngăn chặn được làn sóng dân chủ ngày càng tăng trong dân chúng. Hiện tại, xuất khẩu đã bị tụt giảm khiến cho tăng trưởng của Trung Quốc còn có 7%/năm. Nếu tụt xuống dưới mức này, chính phủ Trung Quốc khó có thể chặn đứng được các yêu sách của xã hội. Trung Quốc cần phải nhanh chóng đầu tư vào các khoản chính sách xã hội như hệ thống chăm sóc y tế, quỹ hưu trí đồng thời phải tăng năng suất lao động. Các lãnh đạo mới của Trung Quốc là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ phải gánh vác một nhiệm vụ cũng gian nan không kém ông Đặng Tiểu Bình trước đây, một nhiệm vụ không có gì đảm bảo chắc chắn sẽ thành công. Trong khi đó, tình hình ở Ấn Độ lại trái ngược với Trung Quốc. Tại Ấn Độ, chính nền dân chủ lại là tác nhân gây ra khủng hoảng. Các đảng theo chủ nghĩa dân túy trong chính phủ liên minh cầm quyền đang cản trở mọi cải cách cần thiết. Họ muốn duy trì bằng mọi giá các hình thức trợ cấp từ lương thực, giao thông, năng lượng... Thế nhưng, các biện pháp trợ cấp này lại làm nảy sinh vấn đề lạm phát và cản trở công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Như vậy, trong tương lai, giống như Trung Quốc, Ấn Độ cũng cần phải xem lại các vấn đề: thâm hụt ngân sách, chính sách bảo hộ và chính sách bảo thủ trong hệ thống tài chính. Về phần mình, Brazil đang là nạn nhân của sự thành công của Tổng thống tiền nhiệm Lula, người đã phải khó khăn tìm ra lối thoát cho khủng hoảng tiền tệ. Hậu quả là tăng trưởng giảm mạnh. Trong khi đó, lạm phát vẫn cao và Ngân hàng Trung ương Brazil phải vật vã duy trì mức lãi suất cao, tạo mức hấp dẫn thu hút đầu tư vào Brazil. Tổng thống đương nhiệm Dilma Rousseff đang tố cáo Mỹ và Liên minh Châu Âu hạ giá đồng tiền. Đến lượt mình, chính các nước này lại cáo buộc Trung Quốc đã cố ý định giá thấp đồng nhân dân tệ. Sau cùng là nước Nga. Tác giả Le Boucher cho rằng ông Putin thắng cử tại một đất nước mà phe đối lập chưa đủ mạnh và được tổ chức tốt. Đất nước này phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu dầu khí. Đến một ngày nào đó, nếu “vàng đen” bị cạn kiệt, nước Nga sẽ bước vào giai đoạn bất ổn lớn. Tuy nhiên, sau khi điểm qua tình hình kinh tế-chính trị của bốn nước BRIC nêu trên, tác giả Le Boucher kết luận rằng phương Tây cũng chẳng được lợi lộc gì từ việc khối BRIC gặp khó khăn. Khủng hoảng đụng chạm đến mọi nước và trong cái thế giới đang “toàn cầu hóa” này, không một nước nào có thể thoát được việc phải thực hiện cải cách kinh tế- chính trị sâu rộng. Theo Minh Châu Tamnhin Về lý thuyết thì trong cuộc hội nhập toàn cầu này - Sự khủng hoảng kinh tế sẽ không chừa một nước nào cả. BRIC chứ REBIC cũng vậy thôi. Tất cả đều chịu chung số phận "Ở trần đóng khố" hết. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2012 'Ông lớn' cà phê Buôn Ma Thuột nợ khó trả hàng nghìn tỷ Chủ nhật, 25/3/2012, 12:21 GMT+7 Từng được Hiệp hội Cà phê thế giới xếp hạng công ty xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất toàn cầu nhưng Vinacafe Buôn Ma Thuột đang lâm cảnh "muốn chết cũng khó" vì nợ khó trả gần 2.000 tỷ đồng. > ‘Xuất khẩu nông nghiệp 2012 khó đạt 29 tỷ USD’ > Chi 600 triệu đồng đòi thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột Thành công trong ngành xuất nhập khẩu cà phê nhưng Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Cà phê Tây Nguyên gọi tắt là Vinacafe Buôn Ma Thuột hiện ôm khối nợ khó trả gần 2.000 tỷ đồng, ít cơ may hồi phục. Trước đó, đơn vị này từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, được Hiệp hội Cà phê thế giới xếp hạng Công ty xuất khẩu cà phê nhân đơn lẻ lớn nhất toàn cầu. Mới đây, ngày 15/3, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã quyết định dừng dự án xây dựng công trình Trung tâm thương mại tại huyện Cư Kuin của Vinacafe Buôn Ma Thuột vì không còn đủ sức triển khai. Một lãnh đạo của doanh nghiệp này cho biết: "Mọi năm, vào thời điểm này, thường đã thu mua từ 60 đến 80 nghìn tấn cà phê nhân, còn bây giờ cố lắm cũng chỉ mua được chưa tới 20 nghìn tấn". Hàng loạt doanh nghiệp cà phê ở Tây Nguyên gặp khó. Ảnh minh họa. Nguyên nhân thất bại, lỗ nặng trong các hợp đồng, trừ lùi dự đoán sai từ mấy năm trước, còn do doanh nghiệp đói vốn, lãi suất vay quá cao, nguồn nguyên liệu bị khối doanh nghiệp FDI hút phần lớn nên cơ hội tồn tại rất mong manh. Tương tư, Công ty cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu INEXIM, doanh nghiệp nhiều năm đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hàng vạn hécta cà phê trên nhiều huyện của tỉnh Đắk Lắk, nay cũng gánh hàng trăm tỷ đồng nợ quá hạn. Ông Vân Thành Huy, Giám đốc INEXIM tiết lộ, nếu được phép bán hết các khoản bất động sản mà Cty đang sở hữu, may ra chúng tôi còn chừng bốn chục tỷ đồng nhen nhóm lại kinh doanh. Cái khó của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê còn bởi họ phải cạnh tranh không cân sức với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký kinh doanh xuất khẩu cà phê có DakMan (Anh), Olam và Jayanti (Singapore), Amtrada (Hà Lan)… Dù mua chui trực tiếp hay thông qua đại lý nội địa theo ràng buộc của Nghị định 23, thì với tiềm lực tài chính dồi dào, năng lực điều hành giàu kinh nghiệm thương nhân FDI chỉ cần nhấc giá mua lên cao hơn chút đỉnh đã dễ dàng đánh bật DN nội ra khỏi "sân chơi". Không riêng doanh nghiệp xuất khẩu, hầu hết công ty kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên đều gặp khó. Sau thời kỳ cầm cự, đến nay, không ít đơn vị thừa nhận không còn đủ sức hoạt động, chờ phá sản…Mỗi niên vụ cà phê đều kết thúc vào thời điểm bản lề giữa 2 năm, tức cuối quý 4 năm trước kéo sang đầu quý một năm sau, nên ngành thuế trên Tây Nguyên thường đẩy mạnh tận thu vào dịp này. Cứ tới cuối tháng 2 hằng năm, các Chi cục Thuế thu được khoảng 20% mức thuế, phí, lệ phí cả năm so với chỉ tiêu. Năm 2012, quá giữa tháng ba, Chi cục thuế thành phố Buôn Ma Thuột chỉ thu được chưa tới 13% trong chỉ tiêu 940 tỷ đồng/năm, Chi cục thuế thành phố Đà Lạt hiện mới thu được 12,4% trong chỉ tiêu 713 tỷ đồng một năm. Ông Trần Vĩnh Cảnh, Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, hiện có tới 767 trên 2.380 doanh nghiệp trên địa bàn đang rơi vào tình trạng rất khó khăn do đói vốn, doanh số kém, không có nguồn thu. Trong số đó, 110 doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động từ 6 tháng tới một năm, 14 doanh nghiệp làm thủ tục phá sản. > 'Cà phê Thái Hòa sẽ bán dự án để cơ cấu nợ' (Theo Tiền phong) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 3, 2012 Thiên tai tăng nặng.... ==================== Động đất mạnh 7,2 độ richter làm rung chuyển Chile Thứ Hai, 26/03/2012 - 07:46 (Dân trí) - Một trận động đất mạnh đã tấn công miền trung Chile vào tối qua giờ địa phương, làm rung chuyển các toà nhà ở thủ đô Santiago và khiến người dân phải chạy bổ ra khỏi nhà. Mọi người tụ tập bên ngoài một siêu thị ở Talca, Chile sau trận động đất ngày 25/3. Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho hay trận động đất mạnh 7,2 độ richter đã tấn công khu vực cách thị trấn Talca khoảng 32km về phía tây bắc, nơi người dân đã cảm nhận được sự lung lắc trong hơn 1 phút.Động đất xảy ra ở độ sâu 30km. Tâm chấn của nó nằm cách thành phố Concepcion ở miền trung Chile khoảng 215km về phía bắc và cách thủ đô Santiago khoảng 215km về phía nam. Người dân địa phương đã sơ tán khỏi nhà khi chơn địa chấn gây rung lắc mạnh ở Santigo nhưng hiện chưa có thông báo về thương vong cũng như thiệt hại lớn. Cơ quan khẩn cấp của chính phủ, ONEMI, ban đầu cho biết đã yêu cầu người dân sơ tán tại một số khu vực ven biển để đề phòng, nhưng sau đó rút lại quyết định này. Trận động đất cũng được dự đoán không có khả năng gây ra sóng thần ngoài bờ biển. Trận động đất mới nhất xảy ra gần khu vực ở miền trung Chile, nơi từng bị tàn phá bởi trận động đất mạnh 8,8 độ richter hồi năm 2010, gây ra các trận sóng thần vốn làm khoảng 500 người thiệt mạng. An Bình Theo AP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 3, 2012 Kinh tế thế giới suy thoái, ảnh hưởng đến đời sống hạ tầng xã hội...... ========================= TƯ LIỆU THAM KHẢO Bong bóng có nổ ? Nguoilaodong Chủ Nhật, 25/03/2012 23:39 Những “đô thị ma” ở Trung Quốc là con đẻ của thị trường bất động sản đang phình to như bong bóng. Liệu nó có nổ? Ngày càng có nhiều nhà đầu tư, ông chủ các quỹ đầu tư mạo hiểm, ngân hàng và các quan chức nhà nước Trung Quốc ăn không ngon ngủ không yên trước câu hỏi trên. Một trong những dấu hiệu đáng lo là số căn hộ không có người ngày càng nhiều ở những khu đô thị mới. Con số hiện có, theo một số chuyên gia, là 64 triệu. Hầu hết là căn hộ cao cấp. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư và chính quyền các cấp vẫn tiếp tục đổ tiền vào các dự án bất động sản với kế hoạch xây dựng mỗi năm 20 đô thị mới trong 20 năm với mức tăng 25%/năm từ năm 2003 đến 2009 và 30% từ năm 2010 đến 2011. Tại sao? Kênh đầu tư thời thượng Người Trung Quốc có của muốn đầu tư sinh lợi không có nhiều lựa chọn. Lãi suất tiết kiệm ở các ngân hàng không theo kịp tỉ lệ lạm phát. Vàng hay thị trường chứng khoán có nhiều rủi ro vì không ổn định. Họ chỉ có một con đường là đầu tư vào căn hộ với hy vọng bán lại kiếm lời khi giá cả tăng lên. Siêu thị lớn nhất thế giới Tân Nam Hoa ở Đông Quan, tỉnh Quảng Đông với diện tích 892.000 m², cao 6 tầng là một “siêu thị ma” bởi 99% gian hàng không có người thuê từ 7 năm nay. Ảnh: G.E Ngặt một nỗi, người có nhu cầu thật sự - kể cả tầng lớp trung lưu - lại không đủ tiền để mua vì giá nhà mỗi năm mỗi tăng và cao hơn giá thị trường từ 30% đến 50%, thậm chí 70% ở Phúc Châu, thủ phủ tỉnh Phúc Kiến, theo số liệu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc. Năm 2009, giá nhà ở các thành phố trung bình tăng hơn 25%. Ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, giá tăng từ 50% đến 60%. Năm 2011, giá trung bình 1 m2 nhà ở Bắc Kinh là 26.000 nhân dân tệ (1 tệ = 3.306 đồng). Trong khi đó, thu nhập bình quân của người dân chỉ có 2.000 tệ/tháng. Làm một năm, nhịn ăn, nhịn uống cũng chỉ đủ tiền mua 10 m2. Nói cách khác, giá nhà ở các thành phố lớn cao gấp 20 lần thu nhập bình quân hằng năm của người dân. Ở các nước giàu có trên thế giới, tỉ lệ đó chỉ có 4 lần. Giá nhà rất cao nhưng theo tiến sĩ kinh tế Kiện Thiện Luân, nguyên cán bộ cao cấp Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, đối với người có trong tay bạc tỉ như các ông chủ mỏ than ở tỉnh Sơn Tây và Nội Mông, không thành vấn đề. Họ mua 100 căn hộ hoặc nhiều hơn rồi để trống vì coi đó là một khoản đầu tư sinh lãi. Các nhà đầu tư không cần biết người mua là ai, dân đầu cơ hay dân thường. Họ chỉ biết xây nhà có người mua là có lãi và họ tiếp tục xây dựng. Đối với chính quyền các cấp, đất đai dính liền với tăng trưởng GDP. Ngoài chuyện bán đất cho các nhà đầu tư bất động sản là một nguồn lợi nhuận lớn lao cho địa phương, xây dựng các dự án đô thị mới vừa không sợ ế lại giải quyết được công ăn việc làm tại địa phương. Đó là một lý do dẫn đến hiện tượng độc nhất vô nhị trên thế giới: những căn hộ cao cấp ở các khu “đô thị ma” như Khang Bách Thị ở Nội Mông hay Thành Công ở Vân Nam đều có chủ nhưng không ai ở. Tình trạng này đã kéo dài không chỉ một vài năm mà cả chục năm nay. Khuyến khích thuê nhà Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Do đó, không chỉ nước này mà cả thế giới đều không muốn bong bóng bất động sản Trung Quốc nổ tung bởi tác hại ghê gớm của nó. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 cũng bắt đầu từ thị trường bất động sản Mỹ. Kể từ tháng 10-2011, giá nhà ở 48/70 thành phố lớn và vừa đã giảm từ 10% đến 20%, theo số liệu chính thức. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo mới đây sau phiên họp cuối cùng của Quốc hội Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhận định: “Giá nhà hiện nay vẫn chưa xuống tới mức phải chăng. Chúng ta không thể nới lỏng các biện pháp kiểm soát bất động sản. Nếu chúng ta lơi lỏng, mọi thành tựu của chúng ta sẽ mất hết, thị trường bất động sản sẽ hỗn loạn”. Theo ông Bảo, giá cả phải phản ánh đúng thu nhập cá nhân, vốn đầu tư và lợi nhuận vừa phải. Ông Bảo cũng khuyến khích người dân nên thuê nhà: “Tất nhiên khi chúng tôi nói ai cũng cần có nhà, điều đó không có nghĩa là ai cũng phải sở hữu một căn nhà. Chúng tôi khuyến khích người dân nên thuê nhà”. Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh kế hoạch xây nhà cho thuê. Đó cũng là một giải pháp đúng đắn, theo nhà kinh tế Mao Ngọc Thời trả lời phỏng vấn trên nhật báo Nam Đô, tỉnh Quảng Đông, ngày 27-2. Đánh thuế căn hộ có chủ nhưng không ở, tiền thuê nhà sẽ hạ, hợp với túi tiền của người lao động. Có người ở, các “đô thị ma” sẽ không còn. Trong mấy năm qua, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng giảm nhiệt thị trường bất động sản bằng nhiều biện pháp như siết chặt chính sách tiền tệ, hạn chế quyền sở hữu số căn hộ của một cá nhân, đánh thuế số căn hộ thừa. Hiện nay, chính quyền đang lập kế hoạch đánh thuế tài sản theo hướng chống đầu cơ bất động sản. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, sự can thiệp của nhà nước có giới hạn, không lấn át được sức mạnh của thị trường. Vẫn theo ông Thời, các “đô thị ma” chính là dấu hiệu của bong bóng bất động sản. Nó là nguy cơ lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay và năm tới. “Thật khủng khiếp khi thấy một rừng nhà chọc trời không có người ở. Với tỉ lệ 8%-10% còn có thể chấp nhận nhưng với mức 30%, thậm chí 50% như hiện nay thì bong bóng sẽ phải nổ thôi, không sớm thì muộn” - ông Thời nhấn mạnh. Nguyễn Cao Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 3, 2012 Việt Nam với giải pháp 'Giấu bụi dưới thảm' Tác giả: TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa Bài đã được xuất bản.: 26/03/2012 05:00 GMT+7 (VEF.VN) - Nhờ vài viên aspirin, bệnh nhân đã quay lại sở làm việc, nhưng cái ung thư trong gan ruột vẫn chờ ngày giải phẫu. Đây là chiến thuật mà người phương Tây gọi là "giấu bụi dưới thảm" hay "đá cái thùng (rác) xuống cuối đường". Tạm ổn, nhưng một ngày nào đó, sẽ có người phải hốt bụi hay đổ rác. Một chuyên gia kinh tế Việt hưng phấn bảo tôi,” Mọi vấn đề về ngân hàng, chứng khoán và bất động sản sẽ được chánh phủ giải quyết xong trước tháng 8 năm nay. Tất cả thị trường tài chánh sẽ phục hồi và sẽ lập đỉnh cao mới trong 2013. Lãi suất và lạm phát sẽ giảm xuống dưới 9%, cán cân thương mại sẽ cân bằng và ngân sách sẽ ổn định”. Hallelujah (Lạy Chúa tôi) !!! Phép mầu đã hiện ra, mà không cần một cuộc hành hương nào. Giải pháp của Mỹ Tôi gọi nó là một phép mầu vì hiện tượng này sẽ đi ngược lại tất cả nguyên lý về kinh tế tài chánh mà tôi được học. Chắc tại mình học chưa đủ? Nhưng dù sao, nó cũng đã được áp dụng khá thành công tại Mỹ khi Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed) bơm tiền cứu các ngân hàng, bắt đầu với gói QE 1 vào 2008, và liên tục in tiền với QE 2 và sắp cho ra QE 3 trong vài tháng tới. Thường thì khi in tiền, lạm phát và lãi suất sẽ gia tăng vì lượng cung của trái phiếu tràn ngập. Tuy nhiên, với sự suy thoái về nhu cầu tiêu dùng và mức độ thất nghiệp; cùng với số lượng tiền khổng lồ đang được các nhà đầu tư thế giới nắm giữ (nhất là Trung Quốc và Nhật Bản), thị trường chấp nhận dễ dàng lãi suất thấp (gần như zero) từ trái phiếu chánh phủ vì sự vững chắc của đồng đô la Mỹ giữa những biến động nguy hiểm của tình thế. Kết quả là Fed đã cứu được hệ thống ngân hàng mà không phải trả giá bằng lạm phát và lãi suất. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ đã tiếp tục trì trệ suốt 3 năm qua vì tiền các ngân hàng nhận được đã không đem cho doanh nghiệp vay lại vì nợ xấu và rủi ro vẫn còn cao. Họ giữ tiền cứu trợ để mua trái phiếu của các chánh phủ cho an toàn và hạnh phúc với số tiền lời khủng qua sai biệt về lãi suất mua và bán. Cuối cùng, nhờ sự năng động của nền kinh tế thị trường và những sáng tạo của tầng lớp doanh nhân trẻ, nền kinh tế Mỹ cho thấy vài tín hiệu của sự hồi phục vào giữa năm nay. Nhưng ngoài điểm sáng này, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, giá địa ốc vẫn suy giảm, nợ công và tư vẫn đầm đìa và lạm phát vẫn là một đe dọa qua giá dầu và lãi suất. Nói tóm lại, nhờ vài viên aspirin, bệnh nhân đã quay lại sở làm việc, nhưng cái ung thư trong gan ruột vẫn chờ ngày giải phẩu. Đây là chiến thuật mà người phương Tây gọi là “giấu bụi dưới thảm” (swept under the rug) hay “đá cái thùng (rác) xuống cuối đường” (kick the (trash) can down the road). Tạm ổn, nhưng một ngày nào đó, trong nhiệm kỳ mới, có lẽ một người nào khác sẽ phải làm cái việc dơ bẩn là hốt bụi hay đổ rác. Ứng dụng cho Việt Nam Câu hỏi kế tiếp là Mỹ nó làm được thế thì tại sao Việt Nam không bắt chước mà áp dụng giải pháp tương tự? Dĩ nhiên, chánh phủ Việt Nam đang áp dụng chính sách này và cũng có cơ may thành công như chánh phủ Mỹ. Tuy nhiên, có 5 sự khác biệt khá sâu rộng giữa hai nền kinh tế. Trước hết, dù chịu nhiều thách thức, đồng đô la vẫn là bản vị chính trong các thanh toán quốc tế. Sự sụt giảm tỷ giá đồng đô la sẽ khiến các dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore…mất giá trị nhanh chóng. Các nhà cầm quyền nơi đây đã làm đủ cách để giúp Mỹ và giúp chính họ giữ sự bình ổn. Không ai quan tâm đến đồng Việt Nam. Nền kinh tế Mỹ phần lớn vẫn dựa trên vận hành thị trường, với những doanh nghiệp tư nhân năng động, sáng tạo và mạo hiểm. Nhiều nhà sáng lập các doanh nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế là những di dân từ Á Châu, Đông Âu…với mộng ước xây dựng những sự nghiệp lớn lao trên sân chơi lớn nhất toàn cầu. Trong khi đó, đầu tàu của kinh tế Việt vẫn là những doanh nghiệp nhà nước, với sự bảo bọc của đặc quyền, đặc lợi. Doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn chiến đấu bền bỉ trong trận bão hiện nay. Tuy nhiên, đối diện với lãi suất trên 20%, lạm phát thực sự hơn 15% và tỷ giá USD thấp hơn 16% giá trị thực của tiền đồng; các doanh nghiệp này chịu quá nhiều gánh nặng để cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và ngay cả nội địa so với hàng Trung Quốc. Trong khi đó, doanh nhân Mỹ chỉ chịu lãi suất khoảng 6%, lạm phát 2%; nên sự hồi phục xẩy ra nhanh chóng hơn. Thêm vào đó, đầu tư FDI và FII vào Mỹ lại gia tăng trong các khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì sự ổn định và minh bạch của cơ chế quản lý. Các suy giảm về FDI và FII cho Việt Nam là những tín hiệu ngược lại. Trong khủng hoảng tài chánh năm 2008 do nợ xấu từ suy sụp của giá bất động sản, các ngân hàng Mỹ đã công khai các số liệu và tình trạng các sản phẩm tài chánh để chánh phủ Mỹ và các nhà đầu tư có thể đánh giá (stress test) khả năng sinh tồn của mình. Nhiều định chế hàng đầu như Lehman Bros hay Countrywide…phải phá sản và nhiều ngân hàng hay hãng bảo hiểm siêu cấp phải bán đi phần lớn vốn cho các nhà đầu tư mới, kể cả chánh phủ. Mọi biện pháp của chánh phủ Việt Nam và các nhóm sở hữu ngân hàng vẫn diễn ra sau bức màn tre, nên không ai bên ngoài có thể tiên đoán bất cứ điều gì về vấn đề hay diễn biến. Liệu Việt Nam có thành công (dù tạm bợ) như Mỹ trong bài toán kinh tế hiện tại? Chánh phủ thì khá tự tin, giống như quản lý EVN vừa bảo đảm là những rò rỉ của đập thủy điện sông Tranh không nhằm nhò gì. Theo kinh nghiệm sống ở nhiều quốc gia đang phát triển, các quan chức càng tự tin thì tôi càng lo.Cách đây một năm, tôi lấy tàu hỏa cao tốc mới xây của Trung Quốc đi từ Thượng Hải đến Bắc Kinh. Tôi đùa hỏi ông quản lý đoàn xe là ông chắc không có sự cố gì chứ? Ông bảo anh hãy tin vào công nghệ cấp tiến chất lượng của Trung Quốc đi. Chúng tôi đang chiếm lĩnh vị trí số một về tàu cao tốc trên thế giới. Chỉ 3 tuần sau, đoàn tàu đó bị trật rầy ở Wenzhou, khiến hơn 50 người thiệt mạng (con số chính xác vẫn bị giấu). Các vị quản lý có thể đúng đến 80% về xác suất. Nhưng nếu tôi có một căn nhà ở phía dưới đập, tôi sẽ dọn đi để ngủ ngon hơn. Và chắc chắn sẽ tránh xa các đoàn tàu cao tốc ở Trung Quốc. Ngài TS Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa 22 March 2012 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 3, 2012 LỜI TIÊN TRI 2012 "Khoa học kỹ thuật phục vụ cho quân sự sẽ xuất hiện những phát minh, cải tiến phát triển và củng cố sức mạnh phòng vệ của Việt Nam, đủ để răn đe và làm cho những thế lực nhòm ngó lãnh thổ Việt Nam phải ngần ngại." ============================ Tin Khủng cho tên lửa đối hải VN: chế Hệ thống chỉ thị mục tiêu cơ động Hệ thống chỉ thị mục tiêu cơ động cho tên lửa đối hải QĐND - Chủ Nhật, 25/03/2012, 20:11 (GMT+7) QĐND - Viện Kỹ thuật Hải quân (Quân chủng Hải quân) đã nghiên cứu xây dựng thành công hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải. Hệ thống hoạt động tin cậy, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chiến thuật đặt ra, góp phần nâng cao tính năng và hiệu quả chiến đấu cho các tàu tên lửa. Chức năng của hệ thống chỉ thị mục tiêu và tính toán phần tử bắn cho tên lửa đối hải là trinh sát phát hiện mục tiêu, truyền tham số mục tiêu về sở chỉ huy và các lực lượng tên lửa, máy bay chiến đấu để tiến công mục tiêu một cách bất ngờ ngoài tầm ra-đa hỏa lực, bảo đảm tính toán phần tử bắn và bắn hết tầm của tên lửa. Hiện nay quân đội nhiều nước tiếp tục nghiên cứu phát triển, sử dụng các hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện đại. Quân đội Nga đã sản xuất và sử dụng trực thăng Ka-32 có chức năng chỉ thị mục tiêu. Nhiều nước sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu lắp trên các máy bay cảnh báo sớm… nhưng nhìn chung giá thành của các hệ thống này rất đắt (lên đến hàng trăm triệu USD). Các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật Hải quân đã nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa… để thiết kế, xây dựng hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới cơ động trên biển, xây dựng hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu và tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa; lắp đặt thử nghiệm và tích hợp hệ thống lên tàu; xây dựng các phần mềm tính toán, truyền số liệu và đồng bộ hệ thống… Hệ thống chỉ thị mục tiêu có khả năng quan sát phát hiện, chỉ thị mục tiêu cho tên lửa, bảo đảm phát huy hết tầm bắn của các loại tên lửa đối hải. Hệ thống chỉ thị mục tiêu cơ động trên biển cho tên lửa đối hải có giá thành thấp, hoạt động tin cậy, đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ, chiến thuật đặt ra. Hệ thống đã được lắp đặt, thử nghiệm thành công và bàn giao cho các đơn vị phục vụ huấn luyện, SSCĐ. Cùng với các hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện có, việc đưa vào sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu này sẽ góp phần nâng cao khả năng SSCĐ của lực lượng Hải quân. Duy Hùng nguồn: báo QDND online. ===================== Lưu ý Sandbox/Shaddock VN được cho là tầm bắn cỡ 550-700km (hình minh họa) Yakhont tầm bắn cỡ 300km có thể có khả năng Yakhont được đem ra biển rồi bắn ở đó Kh-35V (Uran-EV) có tầm bắn từ 220km tới 300km, có thể có khả năng đặt Kh-35V di động tại các con tàu/hải đảo cũng như trên máy bay. khi ngoài tầm radar (cỡ 250-500km) hoặc khi đã tắt radar, nếu có hệ thống chỉ thị mục tiêu này (khi có tiếp cận với tàu địch) vẫn có thể tiêu diệt địch bằng tên lửa...ví dụ: MOL chở 16 quả tên lửa đi ra biển mà không bật radar, cho một tàu mang hệ thống chỉ thị tiếp cận tàu địch, MOL phóng tên lửa cho tàu mang hệ thống chỉ thị dẫn đường--> có thể hi sinh tàu dẫn đường, MOL tăng khả năng sống quay về, địch tăng khả năng bơi với cá. khi tàu mẹ (như Gepard) phát hiện tàu địch, rồi bắn tên lửa, sau đó tắt radar, hệ thống chỉ thị mục tiêu di động hoạt động độc lập với tàu mẹ vẫn có thể dẫn đường cho tên lửa tới đích..-->an toàn hơn rất nhiều... Đánh giá: có thể nói đây là bước tiến rất lớn và vững vàng của Hải quân Việt Nam, và khả năng bảo vệ lãnh thổ/biển/đảo của Việt Nam được nâng lên một tầm cao mới. Đối với tên lửa, số lượng chưa chắc đã thành vấn đề, vì tên lửa có giới hạn về khả năng tự dẫn, khả năng tồn tại của tàu mẹ và hệ thống dẫn đường. Nhưng đối với Hệ thống chỉ thị, với số lượng lớn giá rẻ sẽ hình thành trận địa phục kích trùng trùng điệp điệp, đặc biệt là khi ẩn nấp tên lửa tại nhiều nơi khác nhau. hình dung hệ thống của Kebaothu: nó dàng dạng thế này (màu vàng bên phải phía trên) tuy có vẻ như thô sơ hơn rất nhiều: nôm na là một dạng radar hấp thụ/phát xạ (có thể tách rời hoặc cùng một thiết bị) Trích HuyphongSSI, quansuvn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 3, 2012 Tai nạn tăng nặng..... ======================= Lật xe ở Pakistan, 20 người chết 27/03/2012 8:45 (TNO) Ít nhất 20 người chết và hàng chục người bị thương trong vụ tai nạn xe buýt ở tỉnh Punjab của Pakistan ngày 26.3, theo hãng tin IANS. Vụ tai nạn xảy ra lúc 17 giờ 30 phút (giờ địa phương) khi một xe buýt chở hơn 50 người lật tại thành phố Shekhupura, cách thủ phủ Lahore 40 km về phía tây bắc. Cảnh sát cho hay xe buýt trên đã lăn nhiều vòng sau khi tài xế mất kiểm soát do chạy quá tốc độ. Theo báo Daily Times, vụ tai nạn còn khiến 35 người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương nghiêm trọng. Giới chức Pakistan đang điều tra vụ tai nạn. Văn Khoa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 3, 2012 Xảy ra chiến tranh cấp quốc gia.... ============================== Obama cảnh báo Iran "sắp hết giờ" 27/03/2012 16:32 (TNO) Ngày 26.3, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Iran không còn nhiều thời gian để giải quyết bất đồng với phương Tây về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này bằng con đường ngoại giao. Trong bài phát biểu với sinh viên bên lề Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Seoul (Hàn Quốc), ông Obama nhấn mạnh Iran đã lựa chọn “con đường phủ nhận, lừa gạt và gây thất vọng”. Tổng thống Obama nói: “Tôi luôn muốn giải quyết các vấn đề này thông qua con đường ngoại giao, nhưng thời gian hiện không còn nhiều và Tehran cần hành động một cách nghiêm túc và cấp bách”. Tehran khẳng định chương trình hạt nhân của mình hoàn toàn vì mục đích hòa bình. Tuy nhiên, Israel và các nước phương Tây nghi ngờ Tehran đang phát triển bom nguyên tử. Lê Loan Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 3, 2012 Dấu hiệu rõ rệt của đình đốn sản xuất Nguyễn Việt Phong - Bùi Trinh - Phạm Đỗ Chí TBKTSG) - Chỉ số công nghiệp cộng dồn so với cùng kỳ từ tháng 7-12 của năm 2011 và hai tháng đầu năm 2012 đi xuống một cách đều đặn, cho thấy sản xuất bị đình trệ rất rõ. Vấn đề kiềm chế lạm phát được đặt ra là cấp thiết, tuy nhiên các chính sách cũng cần chú tâm vào vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ khu vực kinh tế ngoài nhà nước và vực dậy sản xuất trong nước. Nếu tình trạng đình trệ sản xuất kéo dài, có thể ngay mục tiêu lạm phát một con số cũng không đạt được. Dấu hiệu sản xuất đình đốn từ chỉ số công nghiệp Năm 2011 là năm bắt đầu thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất ngân hàng tăng cao, cắt giảm đầu tư công... Nhưng các doanh nghiệp vẫn còn đủ lực và đà từ các năm trước, nên chỉ số công nghiệp đến bảy tháng vẫn tăng xấp xỉ 9%, nhưng sau đó bắt đầu sụt giảm đều đặn và nhanh chóng. Đến cuối năm 2011, chỉ số tăng trưởng công nghiệp giảm từ 9% xuống còn 6,8%. Tức là trong quí 4, ảnh hưởng của việc thắt chặt tiền tệ đến sản xuất rất rõ ràng. Đến tháng 2-2012 chỉ số tăng trưởng giảm mạnh (chỉ còn tăng khoảng 4%), đặc biệt nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng 2,4% trong khi chỉ số này bảy tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ tăng 12%. Chỉ số công nghiệp tăng 4% trong hai tháng đầu năm 2012, một phần do khai thác than và dầu khí tăng (xấp xỉ 7%). Nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt tăng trưởng dù rất thấp (2,4%) nhưng cũng do công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp và đặc biệt là ngành sửa chữa và đóng tàu đột nhiên tăng rất mạnh (303%). Còn lại rất nhiều ngành có tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị sản xuất cao thì lại tăng trưởng âm, cho thấy xu hướng sản xuất sụt giảm nhanh chóng trong tám tháng gần đây. Dấu hiệu từ nhập khẩu giảm sút và số công ty phá sản Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu hai tháng đầu năm nay đạt 15,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2011, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 7-8%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu hai tháng đầu năm đạt 15,9 tỉ đô la Mỹ, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 7,7 tỉ đô la Mỹ, giảm 6,4%; và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 36,8%. Nếu loại trừ yếu tố giá thì nhập khẩu hai tháng giảm khoảng 3-4% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng lưu ý là kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước giảm 6,4% và nếu loại trừ yếu tố giá thì nhập khẩu của khu vực này giảm rất sâu. Đáng lưu ý nữa là một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như dệt may, giày dép... thì nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào của nhóm hàng này trong hai tháng đầu năm giảm mạnh. Trong khi sản xuất nhóm hàng này chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập khẩu, có thể suy đoán việc nhập khẩu giảm báo trước nguy cơ đình trệ sản xuất trong vài tháng tiếp theo của năm. Ngoài ra, có thể thấy tác động rất mạnh của khủng hoảng và ác chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2011 qua số lượng lớn các công ty ngưng sản xuất hay phá sản. Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến cuối năm 2011 đã có đến khoảng 79.000 doanh nghiệp giải thể (nhiều nhất là các công ty cổ phần, đến 41.357 doanh nghiệp). Tổng số doanh nghiệp thành lập trong năm 2011 là 77.548 doanh nghiệp, nhưng đã có đến 7.611 doanh nghiệp phải sớm dừng hoạt động. Các doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, dẫn đến người lao động mất việc làm, thu nhập giảm sút, sức mua kém hẳn. Vấn đề chưa dừng lại ở đó, các yếu tố đầu vào thiết yếu của sản xuất lại tăng giá, như xăng dầu, tiếp đến sẽ là điện... sẽ có những ảnh hưởng gián tiếp đến các ngành khác và lên toàn bộ nền kinh tế. Tiền tệ thắt chặt, tài khóa vẫn mở: lạm phát - đình đốn Mục đích của chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2011, nhất là từ lúc áp dụng Nghị quyết 11 vào tháng 2-2011, là để giảm tổng cầu và giảm lạm phát. Hình 2 cho thấy chính sách đã có những kết quả nhất định từ tháng 7-2011 khi mức lạm phát tháng giảm dần, điều này phù hợp với các dấu hiệu của nền sản xuất chậm lại cũng từ tháng 7-2011 như nhận định ở trên. Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là giới hữu trách đã dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ, thật ra chỉ dồn vào đẩy mức lãi suất lên cao để giảm cầu trong khu vực tư nhân, nhưng vẫn để chính sách tài khóa tương đối mở rộng, bằng cớ là thu - chi ngân sách vẫn phình to kỷ lục trong năm 2011. Nói ngắn gọn là chính sách tài khóa đã không trợ giúp chính sách tiền tệ để chặn đứng lạm phát, trong khi mặt bằng lãi suất cao và các biện pháp hành chính có tính “chữa cháy” và ngắn hạn tiếp theo đó của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã khiến “tín dụng phi chính thức” tràn ngập, đẩy hệ thống ngân hàng thành rối loạn. Việc khó tiếp cận tín dụng ở mức lãi suất vừa phải đã là nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp phá sản cũng như sản xuất đình đốn. Bài Để tránh lạm phát đình đốn trên TBKTSG tuần trước đã đề cập nhu cầu cấp thiết phải thắt chặt ngay chính sách tài khóa, nhất là việc cắt các đầu tư công dàn trải và phung phí, để trợ giúp chính sách tiền tệ trong việc giảm lạm phát, đồng thời cho phép chính sách tiền tệ được nới lỏng để giảm lãi suất như NHNN đang cố thực hiện. Nếu không, tình trạng đình đốn sẽ trở nên nguy cấp hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung của nền kinh tế. Thiếu cung nội địa, cùng với các chi phí đẩy khác như giá xăng dầu tăng (từ tháng 3), giá điện có khả năng sẽ tăng và lương tăng (tháng 5) có thể sẽ là nguyên nhân gây nên lạm phát bùng phát từ quí 3, như chúng tôi dự báo trong hình 2. Cuối cùng, cần nhấn mạnh sự cấp thiết bãi bỏ sớm các biện pháp hành chính nói trên của NHNN, như áp lãi suất huy động trần và việc phân bổ hạn ngạch tín dụng cho bốn nhóm ngân hàng, nếu chúng ta muốn có “tiếng nói của thị trường” để giúp các doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng nhanh chóng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 3, 2012 Tai nạn tăng nặng..... ====================== Nổ lớn tại nhà máy thực phẩm ở Trung Quốc 28/03/2012 17:04 (TNO) Ít nhất 2 người chết và 26 người bị thương trong vụ nổ một nhà máy chế biến thực phẩm ở thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào hôm 27.3. Nhân viên cứu hộ hỗ trợ công nhân trong vụ nổ ở Vũ Hán ngày 27.3 - Ảnh: Reuters Giới chức địa phương cho biết một lò hơi của nhà máy nổ dưới áp sức cao, khiến tầng nhà sập, dẫn đến nhiều công nhân bị mắc kẹt. Nhân viên cứu hộ phải vất vã mới qua được các đống đổ nát để vào cứu những công nhân mắc kẹt. Họ phải mất 2 giờ mới kéo được một công nhân bị kẹt chân trong đống gạch. Đến tối cùng ngày, tất cả công nhân mắc kẹt đã cứu ra ngoài và những người bị thương cũng được chuyển đến bệnh viện. Văn Khoa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2012 TƯ LIỆU THAM KHẢO Mỹ lại triển khai thêm tàu chiến tới vùng Vịnh Thứ năm 29/03/2012 14:07 (GDVN) - Quân đội Mỹ đang triển khai một nhóm tấn công đổ bộ và vài ngàn lính thủy quân lục chiến đến Vịnh Ba Tư Kịch bản Tehran bắn trả Hạm đội Mỹ ở vùng Vịnh Ba Tư đã được luyện Sáu quốc gia vùng Vịnh đóng cửa đại sứ quán ở Syria Anh tăng quân đến vùng Vịnh chuẩn bị cho kế hoạch chống lại Iran Mỹ tăng quân tới vùng Vịnh ngăn Iran đóng cửa eo biển Hormuz Tương quan các lực lượng hải quân ở vùng Vịnh Quân đội Mỹ đang triển khai một nhóm tấn công đổ bộ và vài ngàn lính thủy quân lục chiến đến Vịnh Ba Tư để phối hợp với một số tàu sân bay đã được triển khai tới khu vực này trước đó. Tàu USS Iwo Jima của Hải quân Mỹ Đội tàu được triển khai tới vùng Vịnh của Mỹ gồm tàu tấn công lưỡng cư USS Iwo Jima, tàu vận tải đổ bộ USS New York và tàu đổ bộ USS Gunston Hall. Ngoài ra, hạm đội này còn được tăng cường sức mạnh với một tàu ngầm nguyên tử và phi đội máy bay trực thăng trên biển. Đó là "một đội quân trên biển đa năng lực được thiết kế phù hợp với một loạt các nhiệm vụ" - Hải quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố phát hành ngày 28/3, ngày đội tàu trên xuất phát tới vùng Vịnh. Hơn 2.000 lính thủy quân lục chiến Mỹ đã lên tàu USS Iwo Jima khi hạm đội này dừng chân ở Bắc Carolina. Đa số là các các lính thủy đánh bộ từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Iraq và Afghanistan - tờ Daily Press cho biết. Trước đó, trong tháng 1/2012, Mỹ đã triển khai một nhóm tàu đổ bộ với một đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh tới khu vực vùng Vịnh khi Iran đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz nhằm đối phó với chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ và đồng minh. Iran đã nhiều lần nhắc lại thông điệp này 6 tháng qua, trong khi đó, Mỹ và các đồng minh NATO tiếp tục tăng sự hiện diện và sức mạnh quân sự tại vùng Vịnh. Hoa Kỳ đã điều tàu sân bay USS John C. Stennis dẫn đầu lực lượng hải quân Mỹ làm nhiệm vụ trong vùng biển quốc tế bên ngoài Vùng Vịnh, bất chấp những cảnh báo mạnh mẽ từ phía Iran Mỹ nhận thấy rõ Iran có khả năng phong tòa eo biển Hormuz trong một thời gian ngắn. Và theo như tuyên bố trước đó của Tướng Michael Dempsey - tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Washington phải chuẩn bị sẵn sàng mở lại tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng này bằng cả vũ lực nếu Iran biến các lời đe dọa thành sự thực. Để chuẩn bị cho kế hoạch này, trong đầu tháng 3 vừa qua, Mỹ đã gửi một đội tàu quét mìn tới khu vực nhạy cảm trên, đưa tổng số lượng tàu quét mìn của Mỹ tại vùng Vịnh lên 8 chiếc. Hai nhóm tàu chiến dẫn đầu là khu trục hạm USS Carl Vinson và USS Abraham Lincoln cũng được huy động tuần tra tại các vùng biển xung quanh. Dự kiến trong tháng tới, tàu USS Enterprise cũng sẽ tới khu vực này. Mặc dù nhiều quan chức Mỹ, bao gồm cả Tổng thống Obama, vẫn nhấn mạnh việc sử dụng ngoại giao và các lệnh trừng phạt kinh tế để buộc Iran phải từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình, nhưng họ cũng đã thừa nhận rằng tất cả "mọi lựa chọn đều đã được đặt lên bàn" và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực khi các biện pháp trên thất bại. Trong khi đó, Israel - đồng minh của Mỹ gần Iran nhất luôn coi chương trình hạt nhân của Tehran là "một mối đe dọa thường trực" cần phải được giải quyết càng sớm càng tốt. Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak, đã lên tiếng nói về một thời hạn ba tháng để Iran từ bỏ chương trình hạt nhân của mình hoặc là phải đối mặt với một cuộc tấn công quân sự được dự báo có thể sẽ đem lại những hậu quả khó lường. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2012 Tai nạn tăng nặng.... ==================== Hỏa hoạn thiêu rụi khu ổ chuột tại Indonesia Thứ năm 29/03/2012 09:11 (GDVN) - Một vụ hỏa hoạn trên diện rộng đã thiêu rụi 200 ngôi nhà tại khu ổ chuột ở thành phố Quezon, Indonesia hôm 28/3. Ngọn lửa phải mất nhiều giờ mới dập được đã khiến ít nhất 2 người bị thương. Nguyễn Hường (theo Tân Hoa Xã) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2012 Tai nạn tăng nặng...... ======================= Lại cháy nhà tù ở Honduras, 13 người chết Thứ Sáu, 30/03/2012, 10:21 (GMT+7) TTO - Ít nhất 13 người thiệt mạng trong một vụ cháy nhà tù hôm 29-3 tại Honduras, chưa đầy 2 tháng sau khi một vụ cháy nhà tù khác làm hơn 350 người thiệt mạng. Các phạm nhân đứng trên nóc nhà tù trong khi những người khác tìm cách dập lửa trong vụ cháy hôm 29-3 - Ảnh: AFP Theo AFP, Bộ trưởng An ninh Honduras Pompeyo Bonilla nói vụ cháy xảy ra ở khu vực giam giữ 2.250 phạm nhân trong khi chỗ này được thiết kế chỉ đủ cho 800 người. Điều này một lần nữa cho thấy tình trạng tồi tệ tại các nhà tù ở nước này. Văn phòng công tố địa phương cho biết ngọn lửa bùng phát sau khi trong tù xảy ra một vụ bạo loạn và nhanh chóng lan rộng. Lực lượng cứu hỏa và nhân viên y tế đã kịp thời có mặt tại hiện trường, khẩn trương triển khai công tác dập lửa và đưa các nạn nhân tới bệnh viện. Hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân gây cháy. Trước đó, vụ cháy nhà tù ở Comayagua hôm 14-4 đã làm 361 người chết. Đây được coi là một trong những vụ cháy nhà tù tồi tệ nhất thế giới và dấy lên lo ngại về tình trạng nhà tù quá tải ở Nam Mỹ. Cục Quản lý rượu, thuốc lá và vũ khí của Mỹ cho rằng vụ cháy là do tai nạn nhưng Đại sứ Mỹ ở Honduras thì nói do sự bất cẩn của các lãnh đạo nhà tù và xuất phát từ việc nhà tù bị quá tải. VIỆT PHƯƠNG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2012 Tai nạn tăng nặng..... =================== Venezuela:Tai nạn máy bay quân sự, ít nhất 7 binh sỹ chết Bee.net 30/03/2012 11:04:36 Một vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng đã xảy ra tại bang Apure, miền Tây Venezuela giáp giới Columbia làm ít nhất 7 binh sỹ thiệt mạng. Tai nạn xảy ra lúc 5h15 sáng (giờ địa phương), khi quân đội Venezuela đang tiến hành các cuộc tuần tra bằng máy bay trong một chiến dịch chống tội phạm ma túy do Chính phủ phát động hồi năm 2009. Các binh sỹ thiệt mạng đều thuộc Lực lượng vũ trang Venezuela. Hiện các cơ quan chức năng đang tích cực điều tra nguyên nhân vụ việc. (Theo TTXVN) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2012 Nền kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái ở cấp quốc gia, nối tiếp của sự tiếp tục suy thoái kinh tế thế giới năm 2011 nhưng ở mức độ trầm trọng hơn... Moody's cảnh báo hạ xếp hạng tín dụng của một loạt tổ chức tài chính Thứ 6, 30/03/2012, 18:13 Ngày 29/3, Moody's cảnh báo có thể hạ xếp hạng tín dụng 17 tổ chức tài chính thế giới và 114 tổ chức châu Âu, một dấu hiệu cho thấy tác động cuộc khủng khu vực đang lan ra hệ thống tài chính toàn cầu. Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cho biết động thái hạ xếp hạng với các tổ chức tài chính từ 16 quốc gia châu Âu phản ánh tác động của cuộc khủng hoảng nợ và mức độ tín nhiệm của các chính phủ đang suy giảm. Đối với các tổ chức tín dụng toàn cầu, gánh nặng pháp lý cùng môi trường kinh tế khó khăn hơn là lý do để Moody’s xem xét lại xếp hạng tín dụng. Thứ hai tuần trước, Moody's đã cắt giảm xếp hạng của 6 quốc gia châu Âu, trong đó có cả Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đồng thời cảnh báo Pháp, Anh và Áo có thể bị loại khỏi nhóm AAA, nhóm có xếp hạng tín dụng cao nhất. Moody cho biết hãng đang xem xét lại xếp hạng tín dụng dài hạn và đánh giá tín dụng độc lập của Bank of America, Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Morgan Stanley và Ngân hàng Hoàng gia Canada. Các ngân hàng châu Âu nằm trong danh sách được đánh giá lại bao gồm Barclays, BNP Paribas, Credit Agricole, Deutsche Bank, HSBC, Ngân hàng Hoàng gia Scotland và Societe Generale. Moody's cũng cho biết có dự định mở rộng phạm vi đánh giá lại đối với Credit Suisse, Macquarie, Nomura và UBS. Trong danh sách đánh giá lại lần này sẽ có 99 tổ chức tài chính châu Âu bị hạ mức đánh giá tín dụng độc lập, 109 tổ chức bị hạ bậc xếp hạng tín dụng đối với tiền gửi và khoản vay dài hạn và 66 tổ chức tín dụng bị hạ xếp hạng tín dụng đối với tài sản ngắn hạn. Minh Quang Theo TTVN/Reuters 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2012 Moody's cảnh báo hạ xếp hạng tín dụng của một loạt tổ chức tài chính Thứ 6, 30/03/2012, 18:13 Ngày 29/3, Moody's cảnh báo có thể hạ xếp hạng tín dụng 17 tổ chức tài chính thế giới và 114 tổ chức châu Âu, một dấu hiệu cho thấy tác động cuộc khủng khu vực đang lan ra hệ thống tài chính toàn cầu. Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cho biết động thái hạ xếp hạng với các tổ chức tài chính từ 16 quốc gia châu Âu phản ánh tác động của cuộc khủng hoảng nợ và mức độ tín nhiệm của các chính phủ đang suy giảm. Đối với các tổ chức tín dụng toàn cầu, gánh nặng pháp lý cùng môi trường kinh tế khó khăn hơn là lý do để Moody’s xem xét lại xếp hạng tín dụng. Thứ hai tuần trước, Moody's đã cắt giảm xếp hạng của 6 quốc gia châu Âu, trong đó có cả Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đồng thời cảnh báo Pháp, Anh và Áo có thể bị loại khỏi nhóm AAA, nhóm có xếp hạng tín dụng cao nhất. Moody cho biết hãng đang xem xét lại xếp hạng tín dụng dài hạn và đánh giá tín dụng độc lập của Bank of America, Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Morgan Stanley và Ngân hàng Hoàng gia Canada. Các ngân hàng châu Âu nằm trong danh sách được đánh giá lại bao gồm Barclays, BNP Paribas, Credit Agricole, Deutsche Bank, HSBC, Ngân hàng Hoàng gia Scotland và Societe Generale. Moody's cũng cho biết có dự định mở rộng phạm vi đánh giá lại đối với Credit Suisse, Macquarie, Nomura và UBS. Trong danh sách đánh giá lại lần này sẽ có 99 tổ chức tài chính châu Âu bị hạ mức đánh giá tín dụng độc lập, 109 tổ chức bị hạ bậc xếp hạng tín dụng đối với tiền gửi và khoản vay dài hạn và 66 tổ chức tín dụng bị hạ xếp hạng tín dụng đối với tài sản ngắn hạn. Minh Quang Theo TTVN/Reuters ========================Hôm nay mới là mùng 9 tháng 3 Âm lịch . Ngày mai 10 tháng 3 Việt lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Nhưng sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã chứng nghiệm sơ sơ. Sau ngày 15. 3 Việt lịch, những hiện tượng được tiên tri trong "Lời tiên tri 2012" sẽ thấy rõ hơn. Còn hơn 10 tháng nữa để chứng nghiệm. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2012 Dự án AZ Land: Cả Tổng công ty biến mất trong chớp mắt? Sau những lá thư "thề non hẹn biển" khởi công công trình, đến bây giờ những dự án của AZ Land vẫn im ắng lạ thường, đẩy khách hàng vào thế chỉ biết “bắc thang lên hỏi ông trời”. Từ việc khất lần ngày khởi công... Rầm rộ khởi công với khí thế để "hứa" đẩy nhanh tiến độ nhưng rồi những dự án của AZ (Công ty Cổ phần BĐS AZ – AZ Land) đều trong tình trạng đắp chiếu nằm chờ. Vắng lặng, im lìm là không khí chung ghi nhận tại những công trình của AZ Land thời điểm này. Nhiều khách hàng tìm đến AZ Lâm Viên Complex (107 Nguyễn Phong Sắc) để được tận mắt nhìn thấy “cơ ngơi” của mình chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm quay về. Có muốn chiêm ngưỡng nhà mình, mọi người chỉ biết ngước nhìn khối bê tông được đổ trần tầng hai với những cột thép han gỉ lơ lửng giữa không trung. Cổng công trường đóng kín không biết tìm ai mà hỏi. Ngổn ngang bên trong công trường AZ Lâm Viên Complex Còn tại dự án AZ Sky Định Công (KĐTM Định Công), bớt ảm đạm hơn với sinh hoạt của gia đình trông giữ công trình nhưng bên trong cỏ vẫn mọc um tùm.Một khách hàng của dự án cho biết: “Đã nhiều lần tìm đến trụ sở công ty và liên hệ với Giám đốc để hỏi về tiến độ nhưng đều chỉ nhận được những lời hứa hẹn. Rồi cũng thấy Công ty rậm rịch nhưng tất cả đều chỉ là những động tác giả”. Cũng theo vị khách hàng này khi được yêu cầu tuân thủ hợp đồng góp vốn thì “Giám đốc hứa dứt khoát sẽ trả lại. Thực ra khách hàng nào cũng mong dự án được triển khai nên khi công ty hẹn 6 tháng cho 6 tháng, hẹn 3 tháng cho 3 tháng cuối cùng hẹn hạn chót là 20 ngày”. Giấy hẹn của AZ Land gửi tới khách hàng để khất lần, khất lượt ngày khởi công AZ Sky Định Công Nhìn vào gần chục thư hẹn của Công ty, khách hàng chỉ biết thở dài. Trong thư hẹn được gửi mới nhất ghi ngày 17/2 phía AZ Land khẳng định: “Dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng tỉ lệ 1/500 và Công ty đang nỗ lực đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục pháp lý tiếp theo song song với việc tiến hành thi công xây dựng”. Đồng thời cũng hứa: “Công ty chúng tôi đã và đang nỗ lực thu xếp nguồn tài chính để xây dựng dự án vào quý II/2012”. Cỏ vẫn mọc um tùm trong công trình AZ Sky Định Công Không ít khách hàng vẫn đặt niềm tin vào những thư hẹn của AZ Land nhưng đến bây giờ thời gian trả hẹn sắp tới công trình vẫn chưa có dấu hiệu sẽ được khởi công, chiếc cần cẩu nằm chỏng chơ gần 2 năm vẫn chưa biết bao giờ được hoạt động. Không chỉ hẹn một đằng làm một nẻo, đến thời điểm này nhiều khách hàng của AZ Land còn không khỏi hoang mang khi tìm đến với chủ đầu tư. Phải chăng khi niềm tin bị đặt nhầm chỗ họ chỉ còn biết bắc thang lên hỏi ông trời? Theo thông báo liên hệ, tìm tới địa chỉ 58 Trần Thái Tông các cửa ra vào đều đã được khóa từ bên trong. Ngay cửa ra vào trụ sở công ty vẫn còn những tấm biển cho các dự án từ CT1, CT2 Vân Canh, Tổ hợp chung cư AZ Lâm Viên Complex, đến AZ Sky Định Công, AZ Bright City nơi đặt bao hy vọng và niềm tin của khách hàng. Nhưng đến nay tất cả đều đang không biết đi về đâu? Giữa lúc thị trường BĐS vẫn tiếp tục ảm đạm, hàng loạt dự án chậm tiến độ, đắp chiếu khách hàng vẫn chỉ biết bấu víu tìm niềm tin nơi chủ đầu tư. Nhưng với những khách hàng của AZ Land giờ đây họ tìm ai? Phải chăng khi niềm tin bị đặt nhầm chỗ họ chỉ còn biết bắc thang lên hỏi ông trời? Trụ sở của AZ Land tại sao lại vắng bóng như vậy? Những nhân vật đang ôm trọn khối tiền nghìn tỉ của người dân đã biến mất đi đâu? PV Vland sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc Theo Hồng Khanh Vietnemnet 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 3, 2012 Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng tới hạ tầng xã hội..... ============================= Hạ viện Indonesia tê liệt vì giá xăng 31/03/2012 3:00 Ngày 30.3, Hạ viện Indonesia rối loạn trước áp lực thông qua việc tăng giá xăng bắt đầu từ ngày 1.4 trong lúc hàng chục ngàn người biểu tình phản đối. Đề xuất tăng giá xăng RON 88 và dầu diesel từ 4.500 rupiah (10.100 đồng)/lít lên 6.000 rupiah/lít được đưa ra từ vài tuần trước và nhận được sự ủng hộ của tất cả các đảng phái. Trong năm 2011, Indonesia chi 18 tỉ USD để trợ giá xăng. Nếu tiếp tục duy trì mức giá cũ trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng mạnh, thâm hụt ngân sách của Indonesia năm 2012 dự kiến sẽ lên đến mức 4% GDP và mức tín nhiệm tín dụng của nước này sẽ tiếp tục bị hạ thấp. Người biểu tình đụng độ cảnh sát tại Surabaya - Ảnh: AFP Từ nhiều ngày qua, người dân ở các thành phố lớn liên tục xuống đường phản đối việc tăng giá khiến hạ viện phải lùi ngày bỏ phiếu từ 25.3 sang 30.3. Đêm 29.3, đảng Golkar lớn nhất trong liên minh cầm quyền bất ngờ tuyên bố phản đối đề xuất trên, khiến tình hình thêm rối rắm.Hôm 30.3, 81.000 người đã xuống đường và hàng ngàn người bao vây tòa nhà hạ viện trong lúc cuộc bỏ phiếu tiếp tục bị trì hoãn. Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono phải họp khẩn cấp với đại diện các đảng phái nhưng chia rẽ vẫn rất sâu sắc khi mỗi bên đề xuất tỷ lệ tối đa khác nhau cho một lần tăng giá. Trước khi cuộc họp bỏ phiếu tiếp tục lúc 7 giờ tối, người biểu tình đã phá cổng và ùa vào bên trong khuôn viên hạ viện. Cùng ngày, Jakarta Post đưa tin giá thực phẩm đã bắt đầu tăng và người dân đổ xô đi mua hàng dự trữ trước khi xăng có thể tăng giá. Thục Minh (VP Singapore) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 3, 2012 Đọc nhanh 31/3: Tìm đâu ra 200 nghìn tỷ đồng để cứu doanh nghiệp BĐS? Thứ bảy 31/03/2012 18:43 (GDVN) -Tìm đâu ra 200 nghìn tỷ đồng để cứu doanh nghiệp BĐS? Vàng thỏi Thụy Sĩ giả bị phát hiện ở Anh,… là những tin đáng chú ý ngày 31/3. Khu đô thị mới Nam Từ Sơn (Bắc Ninh) hoang vu, cỏ mọc um tùm Các "đại gia" phải nộp tiền tỷ phí lưu hành dàn siêu xe của mình? Thâm nhập dự án bỏ hoang vẫn được rao bán của "Chúa đảo Tuần Châu" Chiêm ngưỡng những chiếc máy bay độc đáo nhất hành tinh (Phần 3) Ngắm 3 'xế khủng' 40 tỷ trong đám cưới của lão đại gia Vũng Tàu Cận cảnh những kỷ vật đắt tiền nhất ở tàu Titanic được đấu giá Tìm đâu ra 200 nghìn tỷ đồng để cứu doanh nghiệp BĐS?Thông tin trên trang tin Cafef.vn: Hiện dư nợ cho vay bất động sản vẫn xoay quanh con số khoảng 200 nghìn tỷ đồng trong hệ thống ngân hàng, giảm được khoảng 30 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống. Khoản dư nợ này hầu hết được các doanh nghiệp bất động sản vay từ các ngân hàng thương mại cách đây 2-3 năm về trước khi thị trường bất động sản ở thời “đỉnh cao”. Nếu tính lãi suất trung bình khoảng 20%/năm thì mỗi năm các doanh nghiệp BĐS phải trả lãi vay lên đến 40 nghìn tỷ đồng/năm. Đây là một áp lực không nhỏ lên các DN đang kinh doanh trong lĩnh vực này hiện nay, nhưng do thiếu vốn khiến không ít DN đang lâm vào tình trạng có nguy cơ phá sản. Các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng hiện đang phải đối mặt với thực trạng rất khó khăn về nguồn vốn đầu tư do các kênh huy động đều bị “chặn”. Thứ nhất, vốn vay ngân hàng không mở cho bất động sản, lãi suất cao. Thứ hai, kênh huy động từ khách hàng cũng bị “chặn đứng” do thanh khoản của thị trường thấp, DN không bán được sản phẩm. Thứ ba, các công cụ tài chính khác chưa được thực thi như quỹ tín thác, quỹ tiết kiệm nhà ở, các quỹ đầu tư BĐS nước ngoài cũng đang gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nguồn vốn cho BĐS đang bị thắt dẫn đến rất nhiều khó khăn cho DN Chính vì thế, nguồn vốn nào cho DN bất động sản hiện nay đang là bài toán chưa tìm được lời giải, và đang là vấn đề đau đầu của rất nhiều CEO trong lĩnh vực này. Tín hiệu đang le lói hiện nay mà các lãnh đạo DN này kỳ vọng vẫn là trông chờ vào việc giảm lãi suất của Chính phủ và đưa quỹ tiết kiệm nhà ở và hoạt động. Tại buổi Hội thảo “Tìm vốn cho thị trường bất động sản” do CTCP Tập đoàn FLC tổ chức ngày 30/3/2012, ông Phan Thành Mai-Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, gần như tài sản là bất động sản của các DN đã chuyển vào tài sản thế chấp của các ngân hàng. Nếu có nguồn vốn mua được các tài sản này thì sẽ giải quyết được vấn đề về vốn cho DN BĐS. Tuy nhiên, đây là một giả thuyết rất khó thực hiện và ít khả thi. Vấn đề đặt ra là lấy đâu ra nguồn vốn khoảng 200 nghìn tỷ đồng để xử lý “đống nợ” đó? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 3, 2012 Paul Krugman: Kinh tế thế giới thực ra đã rơi vào “Đại Khủng hoảng” Paul Krugman dự báo kinh tế Italy và Tây Ban Nha có thể đương đầu với “cái chết” và rằng khu vực đồng tiền chung cần đến một QE từ ECB. Kinh tế gia đạt giải Nobel, ông Paul Krugman, dự báo các biện pháp thắt chặt ngân sách mà chính phủ các nước châu Âu đang áp dụng sẽ có thể đẩy kinh tế toàn cầu sâu hơn vào thời kỳ đại khủng hoảng giống kiểu thập niên 1930 mà thực ra kinh tế toàn cầu đã đang lâm vào. Paul Krugman dự báo kinh tế Italy và Tây Ban Nha có thể đương đầu với “cái chết”. Ông chỉ ra hiện kinh tế Italy đang chìm sâu hơn vào suy thoái, còn kinh tế Tây Ban Nha đối đầu với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 23% và trên bàn đàm phán của các nhà hoạch định chính sách kinh tế châu Âu, dường như chưa có biện pháp nào để ngăn tình trạng suy giảm của các nền kinh tế. Ông cho rằng các nhà hoạch định chính sách châu Âu hoàn toàn sai lầm khi cứ khăng khăng áp dụng và yêu cầu các nước phải thực thi chính sách thắt chặt ngân sách. Dù chính phủ Đức có nói đến chính sách kích thích thế nhưng điều kiện tiên quyết vẫn phải là thắt chặt chi tiêu. Ông khẳng định thay cho việc cứ yêu cầu phải thắt chặt ngân sách, khu vực đồng tiền chung châu Âu cần đến một chương trình nới lỏng định lượng (QE) từ ECB và nâng lạm phát mục tiêu. Ông chỉ ra nếu lạm phát mục tiêu là 4%, sẽ dễ kiểm soát tình hình hơn rất nhiều so với lạm phát mục tiêu 1% vốn không thể thành hiện thực và chính phủ những nước vẫn có khả năng nới lỏng chính sách tài khóa như Đức hay Hà Lan, họ cần phải làm như vậy. Đối với Fed, ông cũng tin rằng Fed cần nâng lạm phát mục tiêu, mức lạm phát mục tiêu 2% chỉ phù hợp với thời điểm trước khủng hoảng. Ông tin các nền kinh tế phát triển sẽ không nhập khẩu lạm phát. Ông cho rằng kinh tế thế giới hiện đã ở trong trạng thái đại khủng hoảng, dù vậy mọi chuyện không quá tồi tệ như thập niên 1930. Dù vậy, kinh tế Anh sẽ có khoảng thời gian suy thoái tồi tệ hơn cả thập niên 1930. Đình Hảo Theo TTVN/Reuters,Bloomberg Share this post Link to post Share on other sites