Thiên Sứ

Lời Tiên Tri 2012

1.430 bài viết trong chủ đề này

TƯ LIỆU THAM KHẢO

VIDEO: Tàu ngầm, tên lửa, pháo hạm, máy bay Triều Tiên "băm nát" các mục tiêu (P2)

Chủ nhật 18/03/2012 18:49

(GDVN) - Những thước phim ghi lại cảnh các đơn vị chiến đấu của quân đội Triều Tiên trong một cuộc tập trận quy mô lớn cách đây không lâu (đầu tháng 3). Xuyên suốt cuộc tập trận là hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un và các tướng tá, chỉ huy đang theo dõi diễn tiến cuộc diễn tập.

http-~~-//www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=FBpKpoEzzak

Nguyễn Hưng

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2012:

Đại ý: Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến cuộc sống hạ tầng xã hội.......

=============================================================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Châu Âu đang quay về cảnh cơ hàn

Cập nhật 16/03/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Posted ImageTrong quá khứ, các nhà lãnh đạo châu Âu hiếm khi phải lo lắng về công việc nhàm chán là lôi kéo công luận. Nhưng thực tế giờ đây không còn như vậy nữa.

Liên minh châu Âu là một công cụ để quản lý hòa bình các mâu thuẫn giữa các quốc gia để những thỏa hiệp vội vàng trong phòng họp tẻ nhạt ở Brussels thay thế cho những đụng độ trên chiến trường. Và tổ chức đã làm khá tốt việc này. Nhưng sự thỏa hiệp trong dự luật về đóng gói bao bì thực phẩm và luật về độ cong của quả dưa chuột không giống như thỏa hiệp về vấn đề bảo vệ biên giới, chính sách quốc phòng và thuế khóa. Anh đơn giản không chấp nhận mức thuế của Bỉ; Pháp sẽ không bao giờ từ chối những khoản trợ cấp nông nghiệp hào phóng của EU; và không nước nào sẽ sẵn sàng con em đi chiến trường vì những giá trị châu Âu nếu họ phản đối hành động quân sự - như Đức đã chứng minh bằng việc không tham gia vào cuộc chiến Libya.

Garton Ash viết: "Bản sắc châu Âu vẫn là thứ bản sắc thứ yếu và nhạt nhẽo. Người châu Âu hiện nay không được kêu gọi hy sinh vì châu Âu. Hầu hết trong chúng ta đều thậm chí không được kêu gọi sống vì châu Âu". Đây là mấu chốt của vấn đề. Sẽ không quan trọng nếu EU vẫn là một khối thương mại tự do kiểu NAFTA như hồi trước những năm 1990. Nhưng khi một nước mất đi quyền phủ quyết đối với đạo luật mình phản đối và các quyết định được thực hiện dựa trên tỷ lệ biểu quyết đa số, nước đó đã đánh mất phần lớn quyền quyết định đối với cuộc sống của cộng đồng mình. Khi các nước cùng nhau tạo ra một đồng tiền chung với các luật lệ chung, họ cần tin tưởng mỗi bên sẽ đều tuân thủ nó. Và khi các nước trao quyền kiểm soát biên giới cho người khác, như châu Âu đã làm ở Schengen, họ cần có niềm tin rằng những nước khác cũng sẽ làm như thế.

Điều đó cũng quan trọng đối với những người dân thường. Một người Anh nghèo trong một khu liên hợp nhà công cộng có quyền đặt câu hỏi tại sao mình lại phải đóng thuế để trợ cấp cho những nông dân Pháp giàu có. Và nếu một công nhân Đức về hưu chậm 5 năm so với người Hy Lạp, nghĩa là người Đức cũng có quyền được hỏi tại sao lại phải bỏ một phần thu nhập mồ hôi công sức của mình cho người Hy Lạp để họ chỉ phải làm việc ít hơn chứ. Quả thực, các thăm dò cho thấy hầu hết người Đức kịch liệt phản đối cứu trợ Hy Lạp, một thái độ được phản ánh rõ trên các tờ báo quốc gia. "Người Hy Lạp thậm chí còn muốn thêm nhiều tỷ tiền của chúng ta nữa", tựa đề một bài viết trên tờ báo bán chạy nhất năm 2010 Bild viết - và đây thậm chí còn là bài viết trước khi diễn ra làn sóng cứu trợ hàng loạt hồi năm ngoái.

Vấn đề này ít nhiều liên quan đến cuộc khủng hoảng niềm tin. Người Hà Lan không tin tưởng người Bulgaria và Romania sẽ bảo vệ biên giới của họ, nên đã rút khỏi Hiệp định Schengen. Người Đức không tin người Hy Lạp tiêu xài tiền của mình một cách hợp lý, nên đã chỉ trao tiền nhỏ giọt. Người Ba Lan và Baltic không tin EU sẽ bảo vệ họ khỏi sự quyết liệt của phương Đông, nên họ cậy nhờ vào NATO và Mỹ. Và người Anh không tin người châu Âu có thể làm gì giỏi hơn họ, có lẽ ngoại trừ cách ăn mặc phong cách hơn và những món ăn có khẩu vị tốt hơn.

Bên cạnh đó là cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp. EU nắm trong tay những quyền năng đặc biệt, nhưng lại tiến hành nhiều hành động mà không tham khảo ý kiến người dân và không có những chiếc "van an toàn" cơ bản mà ai cũng nghĩ là đương nhiên phải có trong một nền dân chủ. Đơn cử, không ai hỏi người Đứ họ có muốn từ bỏ đồng mark Đức mà họ hằng quý trọng hay không. Chính phủ đã đưa ra quyết định ấy thay họ, với lý do rằng một đồng tiền chung sẽ được ràng buộc bằng những quy định nghiêm ngặt - điều sau đó đã gây bất đồng giữa Paris và Berlin - và rằng một liên minh tiền tệ sẽ không dẫn đến việc đem của cải của nước giàu chia cho nước nghèo - điều đã chứng tỏ hoàn toàn sai trong thời gian qua.

Posted Image

Ở đa số các nền dân chủ, nếu bạn không thích một chính phủ, bạn có thể bỏ phiếu buộc họ giải tán. Nhưng trong cơ chế của EU, điều này đơn giản là không thể. Cả Ủy ban châu Âu và chủ tịch của Ủy ban - thứ gần nhất ở EU có thể gọi là cơ quan điều hành - đều không được bầu cử trực tiếp. Chủ tịch Hội đồng châu ÂU, hiện là chính khách người Bỉ Herman Van Rompuy, cũng không phải do dân bầu ra để nắm chức vụ này. Hai cơ quan lập pháp của EU, tức Nghị viện châu Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu, có thành phần chủ yếu là các quan chức dân cử, nhưng gần như không người châu Âu nào bận tâm bỏ phiếu cho Nghị viện, và việc thay đổi đại diện của bạn ở Hội đồng hầu như không có nhiều ảnh hưởng đến chính sách tập thể của 27 nước.

Nhưng có lẽ nghiêm trọng nhất là, EU đã không thể thuyết phục các cử tri rằng mình có khả năng mang đến những giá trị mới trong một thế giới toàn cầu hóa. Trong các cuộc thăm dò ý kiến gần đây, chưa đầy một nửa số người được hỏi nói rằng việc tham gia vào liên minh này là điều tốt. Trong cuộc thăm dò dư luận năm 2009 của Eurobarometer, 53% người châu Âu không nghĩ tiếng nói của họ được lắng nghe ở EU, trong khi chỉ 38% tin là như vậy. Và đó còn là kết quả khảo sát từ trước cuộc khủng hoảng năm ngoái.

EU đã phản ứng lại làn sóng hoài nghi đối với đồng euro bằng cách đòi thêm quyền lực hơn nữa để quản lý các vấn đề chính trị và kinh tế mang tính nhà nước. Tại Hội nghị thượng đỉnh tháng 12 ở Brussels, 26/27 thành viên EU (với nước Anh riêng 1 ý kiến) đã ký vào một thỏa ước tài chính quy định mức trần thâm hụt ngân sách và các mức hình phạt đối với nước nào vượt quá mức trần đó, trao cho Brussels thêm quyền để "vá víu" các thâm hút quốc gia, với tầm nhìn hướng đến một mức thuế hài hòa trong toàn khối. Có chút logic ở đây. Dù sao, các khó khăn hiện nay của đồng euro có nguồn gốc từ quyết định tại Masstricht cách đây 20 năm để theo đuổi một liên minh tiền tệ chứ không phải là một liên minh tài chính, kinh tế hay chính trị. Điều này có nghĩa là các thành viên EU đã đồng ý với mức lãi suất, mục tiêu lạm phát và trần nợ chung, nhưng được tự do quyết định mức thuế đánh vào công dân nước mình, chế độ an sinh và mức lương hưu, và việc theo đuổi các chính sách việc làm. Không sớm thì muộn, những khiếm khuyết của hệ thống sẽ phơi bầy ra và thị trường sẽ phản ứng quyết liệt. Hiện tại, châu Âu không có nhiều lựa chọn tốt: chấp nhận các giải pháp từng phần để ngăn chặn khủng hoảng tài chính lan rộng, hay tạo ra một kiểu Mỹ của châu Âu với các chính sách tài khóa và kinh tế chung và một chính phủ liên bang thực sự ở Brussels.

Không lựa chọn nào đặc biệt khả thi. Lựa chọn đầu tiên sẽ dẫn tới khả năng sụp đổ của đồng tiền duy nhất, làm suy giảm tính thanh khoản của nhiều ngân hàng hàng đầu châu Âu, và kéo dài suy thoái ở châu Âu cũng như các nơi khác trên thế giới. Lựa chọn sau sau sẽ cứu thoát được đồng euro nhưng sẽ khiến EU rời xa người dân mà nó có nghĩa vụ đại diện cho. Và dĩ nhiên, việc giải cứu sẽ tiêu tốn của người đóng thuế hàng trăm tỷ euro.

Người ủng hộ Liên minh châu Âu thường so sánh câu lạc bộ này với con cá mập: nếu không di chuyển về phía trước, nó sẽ bị chìm. Mục tiêu "liên minh mật thiết hơn bao giờ hết" giữa con người và nhà nước thậm chí còn được nêu trong hiệp ước thành lập EU, như thể đó là một sự kiện không thể không xảy ra của lịch sử. Trong hơn nửa thế kỷ, khi liên minh mở rộng từ 6 thành viên sáng lập lên con số 27, các thành viên đã tự nguyện trao nhiều quyền hơn cho Brussels, và khối này chưa bao giờ ngừng tiến về phía trước. Cuộc khủng hoảng kinh tế có thể cuối cùng dẫn đến đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa này, nhưng cái giá phải trả cho tính hợp pháp dài hạn của EU là gì?

"Khi Liên minh châu Âu đạt được bước tiến, có vẻ như chúng ta đang đánh mất đi cái gọi là công dân châu Âu ở đâu đó trong quá trình này", Joe Borg, Ủy viên Ủy ban châu Âu, từng nói vào năm 2005. Nếu như điều này còn đúng vào 7 năm trước, thì nó còn đang đúng hơn vào giây phút này, khi các nhà kỹ trị thay thế các chính trị gia dân cử lãnh đạo đất nước Hy Lạp và Italia đầy "thương tích" vì khủng hoảng và khi nhóm các quan chức EU và IMF "hạ mình" tới Athens và Rome, Madrid và Lisbon, để thuyết phục các chính trị gia mạnh tay với những khoản cắt giảm.

Trong quá khứ, các nhà lãnh đạo châu Âu hiếm khi phải lo lắng về công việc nhàm chán là lôi kéo công luận. Nhưng thực tế giờ đây không còn như vậy nữa. Triển vọng mở rộng liên minh sẽ nằm trong tay các cử tri Áo và Pháp, do hiến pháp ở cả hai nước đều quy định phải tổ chức trưng cầu dân ý trong vấn đề này - một quy định đã ngăn chặn thành công cơ hội tham gia khối của Thổ Nhĩ Kỳ, do sự thù địch ở cả 2 nước đối với Ankara (thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ). Trong khi đó, việc điều chỉnh hiệp ước EU theo hướng xây dựng các quy định của khu vực eurzone nghiêm khắc hơn có thể không nhận được sự ủng hộ của người dân Ireland, nơi các cử tri từ ban đầu đã phản đối 2 nỗi lực gần đây của EU nhằm sửa đổi điều ước.

Ngay trước ngày phát hành đồng euro tháng 1/2002, Duisenberg, chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu, đã tỏ ra đầy hứng khởi: "Đồng euro còn hơn cả một đồng tiền; nó là biểu tượng của sự hội nhập châu Âu theo mọi ý nghĩa của từ này". Ông đã đúng, nhưng không phải theo cái cách mà ông đã kỳ vọng. Một thập niên trôi qua, hoàn cảnh khó khăn của đồng euro dường như càng đẩy nhanh sự sụp đổ rộng hơn của giấc mơ châu Âu về một tương lai nhất thể. Thay vì đưa Liên minh châu Âu trở nên gần gũi hơn với người dân, đồng tiền đã làm gia tăng khoảng cách giữa người thống trị và kẻ bị trị. Thay vì mở ra một kỷ nguyên thịnh vượng mới, đồng euro đã đẩy hàng triệu người châu Âu vào thập kỷ cơ hàn. Và không thể gắn kết người dân châu Âu, nó còn đang "nhăm nhe" gây chia rẽ hơn nữa trong khối này.

Đình Ngân (theo foreignpolicy)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng......

====================

Tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Brazil

18/03/2012 17:00

(TNO) Cú đâm trực diện giữa xe buýt và xe tải trên một con đường tại bang Minas Gerais, thuộc đông nam Brazil, đã khiến ít nhất 15 người tử vong hôm 17.3.

Posted Image

Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Reuters

Giới hữu trách cho hay tổng cộng có đến 54 người trên xe buýt, bao gồm cả tài xế vào lúc xảy ra vụ việc.

Trực thăng đã chuyển các nạn nhân đến bệnh viện gần đó.

Cảnh sát đang điều tra nguyên nhân gây tai nạn, nhưng theo lời nhân chứng, tài xế xe buýt đang cố gắng điều khiển xe vượt qua một chiếc xe hơi đi trước, khiến xe buýt đâm vào một chiếc xe tải chạy theo chiều ngược lại.

Thụy Miên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại ý: Xuất hiện những vũ khí làm thay đổi nghệ thuật chiến tranh....

==============================

Tàu ngầm Anh 'hạ gục' tàu ngầm Mỹ

Cập nhật lúc :7:45 AM, 19/03/2012

Các quan chức Nhà trắng đã thực sự "choáng" trước khả năng khủng khiếp mà tàu ngầm Anh thể hiện trong một cuộc chiến mô phỏng.

(ĐVO) Hải quân Mỹ đã thực sự cảm thấy "choáng váng" khi chứng kiến hiệu suất hoạt động của tàu ngầm HMS Astute S119 của Hải quân Anh trong suốt quá trình thử nghiệm trên biển Đại Tây Dương trong thời gian gần đây, sỹ quan chỉ huy của con tàu, ông Ian Breckenridge cho biết.

Ông Breckenridge 45 tuổi, người đã dẫn dắt tàu ngầm HMS Astute qua thời gian hơn 4 tháng thử nghiệm ở bờ biển ngoài khơi phía Đông nước Mỹ cho biết, tàu ngầm này đã chứng minh được "khả năng khủng khiếp" của nó.

"Chúng tôi đã được chứng kiến khả năng của con tàu, nó tốt hơn so với bất kỳ tàu ngầm nào khác mà tôi từng được biết", ông Breckenridge, người mà trước đó từng phục vụ trên hai tàu ngầm khác của Hải quân Anh là HMS Superb và HMS Tireless nói.

Trong suốt thời gian thử nghiệm trên biển, tàu ngầm HMS Astute đã tham gia một cuộc chiến mô phỏng với tàu ngầm USS New Mexico, thuộc tàu ngầm tấn công tối tân lớp Virginia của Hải quân Mỹ.

Tàu ngầm Astute đã di chuyển quãng đường biển dài 16.400 dặm và thực hiện các bài lặn ở vùng nước sâu, tham gia bắn các tên lửa Tomahawk và ngư lôi Spearfish.

Trước màn thể hiện này, Astute từng gặp một loạt trục trặc như bị mắc cạn ngay trong lần ra khơi thử nghiệm đầu tiên ở gần đảo Skye, phía Tây Scotland (>> chi tiết), khi trở về căn cứ nó đã bị hư hỏng do một tàu kéo va phải. Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ của tàu ngầm cũng gặp phải một sự cố trong tháng 2/2011.

Posted Image

Siêu tàu ngầm nguyên tử HMS Astute S119 của Hải quân Anh.

"Astute vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và nó là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của lớp tàu Astute, con tàu luôn gây cho chúng tôi nhiều vấn đề, nhưng chúng tôi đang bắt đầu lạc quan hơn về những vấn đề đó, tôi hứa là như vậy", Chỉ huy Breckenridge nói.

"Chúng tôi đã bắn 4 tên lửa Tomahak, nhắm vào mục tiêu là một khu vực nhỏ thuộc căn cứ không quân Eglin của Mỹ để kiểm tra độ chính xác, và đã bắn 6 quả ngư lôi Spearfish, đây là một loạt bắn đầu tiên của một tàu ngầm Anh trong 15 năm qua", viên chỉ huy tàu ngầm nói.

"Sonar trên tàu ngầm của chúng tôi là một "tuyệt tác" và tôi chưa bao giờ trải qua một cảm giác tuyệt vời như khi "khóa" được mục tiêu của chúng tôi là tàu ngầm USS New Mexico. Người Mỹ đã hoàn toàn "sửng sốt", họ choáng váng với những gì đang xảy ra", ông Breckenridge kể lại.

Tàu ngầm lớp Astute thứ hai, tàu HMS Ambush đã được hạ thủy trong năm 2011 và đang được chuẩn bị thử nghiệm trên biển vào cuối năm 2012. Hải quân Anh lên kế hoạch sẽ nhận tới 7 tàu ngầm lớp Astute.

HMS Astute cùng với HMS Ambush là hai tàu ngầm nguyên tử hạt nhân thế hệ mới nhất của Hải quân Anh. Họ còn gọi các tàu ngầm lớp này là "siêu tàu ngầm" bởi mức giá chi phí đóng tàu cao "ngất ngưởng" 1 tỷ USD/một tàu, cũng như mức độ công nghệ tiên tiến và khả năng tấn công hủy diệt khủng khiếp của nó.

Tàu HMS Astute được tuyên bố là tàu ngầm đầu tiên trên thế giới có khả năng tàng hình. Tàu mang được 38 ngư lôi hạng nặng 533 mm Spearfish với 6 ống phóng, các tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk Block IV, và tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.

Tàu được trang bị sonar tầm phát hiện "siêu xa" tới 3.000 dặm (khoảng 4.800 km). Có lẽ chính khả năng tàng hình và sonar cực nhạy của nó đã làm cho tàu ngầm tối tân USS New Mexico của Hải quân Mỹ bị "khóa".

>> Anh ra mắt tàu ngầm tấn công mạnh nhất Hải quân Hoàng gia

>> Anh hạ thủy 'siêu tàu ngầm' chưa từng có của mình

>> Siêu tàu ngầm hạt nhân Anh mắc cạn vì... quá hiện đại

Phạm Thái (theo MP)

=======================

Cách đây một hai năm, tôi có cho rằng: Tàu ngầm hạt nhân nên cho vào phục vụ du lịch biển. So với siêu tàu ngầm này thì tàu ngầm hạt nhân cổ lỗ nên cải tạo đưa vào phục vụ du lịch biển thật!

Tôi cũng lưu ý các quốc gia nào hay sinh sự về biên giới, hải đảo rằng: Đây mới là những thứ vũ khí có thể đem khoe....Còn những thứ vũ khí phải dấu biệt, thậm chí chưa một lần nối mạng để có thể biết được nó tồn tại trên đời thì có lẽ phải xem bói mới biết được.

Xem bói là khoa học đấy!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắt đầu những tín hiệu khó khăn kinh tế đầu tiên. Không biết so với Vinashin thì vụ này thế nào!

=================================

Tập đoàn Sông Đà: Thua lỗ, khó trả nợ nước ngoài

Tác giả: PV

Bài đã được xuất bản.: 1 giờ trước

Món nợ vay nước ngoài của Tập đoàn Sông Đà có thể sẽ khó trả được đúng hạn khoản vay để đầu tư cho dự án xi măng Hạ Long

Nguyên nhân do công ty cổ phần xi măng Hạ Long, thành viên của tập đoàn, bị thua lỗ, khó có khả năng trả nợ đúng hạn.

Được biết, Tập đoàn Sông Đà hiện đang gặp khó khăn trong việc cân đối vốn trả nợ các ngân hàng nước ngoài do một khoản nợ lớn từ công ty thành viên - công ty cổ phần xi măng Hạ Long.

Trước đây, Bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao đứng ra bảo lãnh cho công ty cổ phần xi măng Hạ Long vay vốn nước ngoài, nhưng thực tế Bộ đã bảo lãnh cho tổng công ty Sông Đà (nay đã sáp nhập, làm nòng cốt trong tập đoàn Sông Đà) vay. Sau đó, tổng công ty này ký hợp đồng cho công ty cổ phần ximăng Hạ Long vay lại trên 3.335 tỉ đồng, bằng lãi suất vay của các ngân hàng nước ngoài.

Do đó, việc trả nợ của tổng công ty Sông Đà hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng trả nợ của công ty cổ phần xi măng Hạ Long.

Tuy nhiên, dự án nhà máy xi măng Hạ Long sau đó lại bị chậm tiến độ 1 năm và bị thua lỗ (năm 2009 lỗ 78 tỉ đồng, năm 2010 lỗ 500 tỉ đồng) và đến nay đã đến kỳ trả nợ gốc cho ngân hàng nước ngoài (khoảng 400 tỉ đồng/năm), nhưng xi măng Hạ Long khó có khả năng trả nợ đúng hạn.

Trước đó, hồi tháng 8/2011, một số công ty thuộc Tập đoàn Sông Đà đã làm đơn xin hỗ trợ trả nợ nước ngoài. Cụ thể, thời điểm đó Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Bộ Tài chính về việc một số công ty thuộc Tập đoàn Sông Đà khó khăn không trả được nợ nước ngoài và đề nghị Bộ Tài chính cho vay trả nợ. Cụ thể, CTCP xi măng Đồng Bành làm nhà máy xi măng nhưng do mới hoạt động gặp nhiều khó khăn nên năm 2011 công ty thiếu 141 tỉ đồng để trả nợ gốc và lãi, trong đó có 3,4 triệu USD nợ Ngân hàng ANZ (khoản vay được Bộ Tài chính bảo lãnh). Từ năm 2011-2015, công ty thiếu 607 tỉ đồng để trả nợ các tổ chức tín dụng và bù đắp nguồn tiền mất cân đối. Trước đó, Tập đoàn Sông Đà đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng về việc vay vốn trả nợ Ngân hàng ANZ cho một doanh nghiệp khác là Tổng công ty Cơ khí xây dựng, trong đó có nêu về tình hình tài chính của Tập đoàn Sông Đà đang gặp khó khăn nên chưa thể hỗ trợ ngay cho doanh nghiệp này trong việc góp vốn theo cam kết vào CTCP xi măng Đồng Bành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng.....

===================

Brazil mạnh tay với Chevron do tràn dầu

Thứ Hai, 19/03/2012, 06:12 (GMT+7)

TT - Chính quyền Brazil tỏ ra rất kiên quyết đối với Tập đoàn dầu khí khổng lồ Chevron (Mỹ) sau khi phát hiện vụ tràn dầu thứ hai trong năm tháng qua ở nước này.

Theo Reuters, mới đây Tòa án bang Rio de Janeiro ra lệnh cấm 17 giám đốc điều hành Chevron và nhà thầu khoan Transcoean rời khỏi Brazil.

Dầu loang trên biển ở giếng dầu Frade ngoài khơi Brazil - Ảnh: Seadiscovery

Reuters cho biết thẩm phán Vlamir Costa buộc 17 giám đốc điều hành gồm 5 người Mỹ, 5 người Brazil, 3 người Úc, 2 người Pháp, 1 người Canađa và 1 người Anh phải nộp lại hộ chiếu cho cảnh sát trong vòng hai ngày tới. Mới đây hải quân Brazil phát hiện một đoạn dầu loang dài 1km ở mỏ dầu Frade ngoài khơi bờ biển Brazil mà Chevron đang khai thác.

Nguồn tin chính quyền Brazil cho biết phía Brazil muốn truy tố hình sự các quan chức Chevron. Các quan chức Chevron xác nhận địa điểm rò rỉ dầu ở cùng vị trí điểm rò rỉ hồi tháng 11-2011 và đã dừng sản xuất để khắc phục hậu quả. Vụ rò rỉ hồi tháng 11-2011 khiến Chevron bị kiện và có thể phải bồi thường 11 tỉ USD.

Frade là giếng dầu do nước ngoài khai thác lớn nhất ở Brazil, cách thành phố Rio de Janeiro 370km, cho sản lượng 60.000 thùng/ngày. Sự cố lần trước làm 3.000 thùng dầu tràn ra biển, khiến Chevron mất hai tuần để khắc phục. Ngoài ra, hãng dầu khí Mỹ cũng đang phải đối mặt với khoản bồi thường lên tới 18 tỉ USD do gây ô nhiễm môi trường ở Ecuador.

Theo AFP, Brazil hiện gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý tài nguyên, đặc biệt là dầu khí. Chính phủ lo ngại tình trạng quá phụ thuộc vào dầu mỏ làm các ngành khác bị tụt hậu. Để tránh nguy cơ này, chính quyền Brazil tuyên bố chỉ cho phép ngành dầu khí phát triển cùng tiến độ với các ngành cung cấp hàng hóa và dịch vụ khác.

HẠNH NGUYÊN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại ý: Hòa bình ở biển Đông luôn gắn liền với hòa bình ở Đông Bắc Á.....

==================================

Nguy cơ xung đột trên biển Hoa Đông

Thanhnien Online

20/03/2012 3:59

Giới chức Trung Quốc được cho là đang có kế hoạch biến các đơn vị hải giám, ngư chính thành những lực lượng đậm chất quân sự.

Việc tàu hải giám Trung Quốc diễn tập trên biển Hoa Đông cộng với nhiều sự kiện vừa qua khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng đến mức có lo ngại rằng sẽ bùng phát xung đột vũ trang.

Diễn tập quy mô lớn

Tờ Asahi Shimbun ngày 19.3 dẫn lời một quan chức quốc phòng Nhật Bản nói: “Các sự cố nhỏ có thể leo thang thành xung đột vũ trang, đó là nguy cơ hiện hữu”. Trước đó một ngày, phát biểu trong lễ tốt nghiệp tại Học viện Quốc phòng quốc gia Nhật Bản tại thành phố Yokosuka, Thủ tướng Yoshihiko Noda cũng cảnh báo nguy cơ từ Trung Quốc. Tờ The Japan Times dẫn lời ông Noda nói với các tân sĩ quan: “Trung Quốc liên tục củng cố năng lực quân sự và hoạt động dữ dội tại các vùng biển lân cận”.

Posted Image

Tàu hải giám 50 của Trung Quốc ở biển Hoa Đông ngày 16.3 - Ảnh: Asahi Shimbun

Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh tàu hải giám Trung Quốc vừa tiến hành diễn tập tại biển Hoa Đông cũng như nhiều lần chạm mặt với tàu tuần duyên Nhật Bản vừa qua. Tân Hoa xã đưa tin 6 tàu số hiệu 15, 17, 46, 50, 51 và 66 thao diễn cùng trực thăng B-7115 hồi cuối tuần rồi trên biển Hoa Đông. Theo đó, cuộc diễn tập được thực hiện gần 2 mỏ khí đốt Bình Hồ và Xuân Hiểu. Riêng mỏ thứ hai đang nằm trong diện tranh chấp khi Tokyo cũng tuyên bố chủ quyền ở đây với tên gọi là Shirakaba. Trong số các tàu trên, 2 tàu 50 và 66 ngày 16.3 bị tàu tuần duyên Nhật Bản yêu cầu rời khỏi khu vực quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó, trong nửa cuối tháng 2, tàu tuần duyên Nhật đã 2 lần chạm mặt với tàu Trung Quốc.

Ngày 19.3, báo Yomiuri Shimbun dẫn một số nguồn thạo tin về quan hệ Nhật - Trung đánh giá cuộc diễn tập nói trên là một dấu hiệu bất ổn. Báo này cũng dẫn thông báo từ Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) khẳng định: “Các hoạt động trên biển Hoa Đông nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc”. Đến nay, Tokyo chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về việc này.

“Sắp có Bộ Đại dương”

Trung Quốc trong thời gian qua tăng cường nhiều hoạt động ở các vùng biển có tranh chấp như biển Hoa Đông và biển Đông trong một chiến lược dài hạn đầy tham vọng. Thiếu tướng La Viện, Phó tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc, cho hay nước này đang xem xét thành lập Bộ Đại dương phụ trách kiểm soát hoạt động tại các vùng biển. Theo đó, Bộ này được lập ra trên cơ sở thống nhất 9 đơn vị hiện đang trực thuộc SOA, Bộ Nông nghiệp và Bộ Công an. Asahi Shimbun dẫn lời tướng La nói bên lề Hội nghị Chính hiệp Trung Quốc hồi đầu tháng rằng: “Cần đối phó lực lượng tuần duyên Nhật Bản bằng cách liên kết nhiều tổ chức nhằm có ảnh hưởng mạnh hơn và nhiều tàu lớn hơn”. Giới quan sát lo ngại cơ quan sắp được thành lập không chỉ nhằm vào khu vực tranh chấp với Nhật Bản mà có tầm hoạt động trên nhiều vùng biển.

Thêm vào đó, Cục trưởng SOA Lưu Tứ Quý hồi cuối tháng trước đã có cuộc họp cùng đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc. Trong cuộc gặp, hai bên nhất trí hải quân sẽ đẩy mạnh đào tạo và tăng cường hỗ trợ SOA. Ông Lưu còn đưa ra khả năng hải quân sẽ tham gia các hoạt động của cục này, thậm chí tuyên bố: “Chúng tôi đang thảo luận điều động thêm tàu chiến của hải quân”, theo Asahi Shimbun.

Ngô Minh Trí

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng.....

====================

Xe lửa tông xe khách ở Ấn Độ, 15 người chết

20/03/2012 18:15

(TNO) Cảnh sát Ấn Độ ngày 20.3 cho hay 15 người thiệt mạng khi một tàu lửa tông vào một xe khách tại một điểm giao cắt với đường sắt không người canh gác ở bang Uttar Pradesh, miền bắc nước này, theo hãng tin AP.

Posted Image

Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: AFP

Phát ngôn viên cảnh sát Surendra Srivastava cho biết tài xế xe khách phớt lờ tín hiệu cảnh báo có tàu đang chạy tới và băng qua đường ray.

Chiếc xe khách nói trên chỉ có thể chở 10 người nhưng có đến 19 người trên xe khi nó bị tông vào phía sau và bị hất tung khỏi đường ray gần Hathras, cách thủ phủ Lucknow khoảng 350 km về phía tây nam.

Tài xế và 14 hành khách chết tại chỗ. Bốn người bị thương nặng đang được chữa trị tại bệnh viện. Các hành khách bị nạn lúc đang trên đường về làng sau khi dự một đám tang.

Hàng năm, có khoảng 15.000 người thiệt mạng ở Ấn Độ vì tai nạn đường sắt. Trước tình trạng này, Bộ trưởng Đường sắt Dinesh Trivedi cho biết ông sẽ thực hiện một số biện pháp để nâng cao độ an toàn cho hệ thống đường sắt.

Khang Huy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên tai tăng nặng......

=====================

Động đất mạnh 7,4 độ richter rung chuyển Mexico

Thứ Tư, 21/03/2012 - 07:04

(Dân trí) - Một trận động đất mạnh 7,4 độ richter đã làm rung chuyển miền đông và nam Mexico hôm qua, khiến ít nhất 60 ngôi nhà gần tâm chấn và một cây cầu đi bộ bị sập ở thủ đô, nơi mọi người bỏ chạy khỏi các toà nhà văn phòng trong sợ hãi.

Posted Image

Trận động đất ban đầu được thông báo mạnh 7,6 độ richter nhưng sau đó giảm xuống 7,4 độ richter.

Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho hay trận động đất mạnh 7,4 độ richter và có tâm chấn cách thành phố Ometepec tại bang Guerrero khoảng 25km về phía đông.

Cũng theo USGS, động đất xảy ra lúc 12h02 giờ trưa địa phương và ở độ sâu 17,5km.

Posted Image

Người dân và các nhân viên văn phòng tại Mexico City trên các toà nhà cao tầng đã chạy bổ ra đường.

Các nhân chứng tại thủ đô Mexico City cho biết trận động đất đã khiến các nhân viên văn phòng chạy bổ nhào từ các toà nhà cao tầng ra đường phố.

Khoảng 500 ngôi nhà đã bị hư hại tại bang Guerrero, theo Thống đốc Angel Aguirre của bang này.

Posted Image

Một phụ nữ động viên các em nhỏ đang hoảng sợ tại Mexico City sau trận động đất.

Thống đốc Aguirre cho biết cho tới nay không có thông báo về thương vong tại Guerrero hay bang lân cận Oaxaca, nói thêm rằng các nhà chức trách đang kiểm tra các trường học và các toà nhà công cộng gần thành phố Ometepec.

Giám đốc cơ quan địa chấn Mexico, Carlos Valdes Gonzalez, cho biết đã xảy ra khoảng 6 cơn dư chấn sau trận động đất và dự đoán sẽ còn các cơn dư chấn nữa trong 24 giờ tới. Một cơn dư chấn có cường độ 5,3 độ richter.

Posted Image

Cảnh tượng nhốn nháo sau động đất.

Tại thủ đô Mexico City, các toà nhà cao tầng đã bị rung lắc trong hơn 1 phút. Các đường dây điện thoại di động bị đứt, các toà nhà được sơ tán, giao thông bị tắc nghẽn và thị trường chứng khoán phải ngừng giao dịch sớm.

Một cây cầu đi bộ đã bị sập và rơi xuống một chiếc xe buýt ở Mexico City nhưng không có thương vong.

Người dân thủ đô tại các quận giàu có cũng như các khu dân cư nghèo đều chạy ra đường phố trong sự hoảng loạn. Hơn 2 giờ sau trận động đất, một số người dân ở thủ đô vẫn không dám trở lại nhà do lo sợ những cơn dư chấn mạnh.

Posted Image

Văn phòng thống đốc tại Chilpancingo, Mexico bị hư hại do động đất.

Trận động đất cũng có thể được cảm nhận tại thủ đô Guatemala City của Guatemala.

Không trường hợp thiệt mạng nào được thông báo hôm qua và trận động đất cũng không gián đoạn lớn đối với giao thông hàng không và các dàn khoan dầu, nhưng khiến người dân hoảng sợ.

Tổng thống Mexico Felipe Calderon cũng cho hay không có thông báo về thiệt hại lớn nào.

Posted Image

Cầu đường bộ sập xuống một phương tiện ở Mexico City.

Các dịch vụ khẩn cấp cho biết khoảng 800 ngôi nhà tại bang Guerrero đã bị hư hại, nhiều trong số đó gần tâm chấn.

Tại bang láng giềng Oaxaca, 68 ngôi nhà đã bị hư hại và 5 người bị thương, một trong số đó bị thương nặng, tại khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất quanh thị trấn Pinotepa Nacional gần bờ biển Thái Bình Dương.

“Tôi thề là chưa gặp phải một trận động đất nào mạnh như vậy. Tôi đã nghĩ toà nhà sắp sập”, Sebastian Herrera, 42 tuổi, một doanh nhân tại Mexico City, nói.

Posted Image

Một bức tường bị sập ở Mexico City.

Cơn địa chấn hôm qua cũng là một trong những trận động đất mạnh nhất xảy ra tại Mexico kể từ trận động đất mạnh 8,1 độ richter hồi năm 1985, làm hàng nghìn người chết ở Mexico City.

Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cho biết trận động đất trong đất liền không có khả năng tạo ra một cơn sóng thần lớn, nhưng có thể xảy ra sóng thần nhỏ.

Video người dân sơ tán sau động đất:

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=l3InbtK6bNI&feature=player_embedded

An Bình

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Y học

Năm 2012 sẽ là năm có những phát minh vượt trội liên quan đến sinh học và y học. Một số căn bệnh nan y và những bệnh được sự quan tâm của thế giới như HIV, ung thư, sốt rét sẽ bị đẩy lùi hoặc bị khống chế ....

Phát hiện 2 nhóm máu mới ở người

Thứ Tư, 21/03/2012 --- cập nhật 02:44 GMT+7

Các nhà nghiên cứu y học phát hiện ra 2 nhóm máu mới và cho rằng khoảng 10-15 nhóm nữa chưa biết đến. Phát minh của họ đã giải thích được một số bí ẩn trong y học.

Posted Image

Còn 10 đến 15 nhóm máu chưa được biết tới.

Theo Utro, các nhà khoa họcTrường ĐH Vermont (Mỹ) đã phát hiện hai nhóm máu mới ở người. Họ đã thấy trên bề mặt của hồng cầu hai chất protein làm xuất hiện hai nhóm máu hoàn toàn mới. Các chuyên gia đánh giá phát minh này rất bất ngờ vì cho đến nay, người ta vẫn nghĩ ở người chỉ có 4 nhóm máu quen thuộc. Thực ra có đến 28 nhóm phụ mà Hội truyền máu quốc tế thừa nhận. Hiện nay các nhà y học đang xem xét lại bản danh sách này. Những nhóm máu mới có tên là Langereis và Junior. Còn chất protein vận chuyển làm chúng xuất hiện là ABCB6 và ABCG2. Chủ nhiệm dự án TS Brian Baillif hi vọng phát minh của ông và các đồng nghiệp sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề trong y học. Dùng các chất protein mới, các nhà nghiên cứu đã giải thích được hiện tượng nhiều người phụ nữ khỏe mạnh lại không thể mang thai – đó là vì sự không tương hợp về mặt miễn dịch học giữa người mẹ và thai nhi. Đồng thời TS Ballif cũng chỉ ra những khó khăn nhất định có thể xuất hiện khi truyền máu ở những người có nhóm máu mới và những ai dương tính hoặc âm tính với những nhóm máu Langereis và Junior này. Ví dụ hàng chục nghìn người Nhật, những người Digan ở châu Âu dương tính với nhóm máu Junior vì thế hệ máu của họ dễ xảy ra sự không tương hợp của người mẹ với thai nhi và sẽ gặp những trở ngại khi truyền máu. Các nhà nghiên cứu cho rằng hiện nay vẫn còn từ 10 đến 15 nhóm máu chưa biết tới. Trước đây có những thông tin cho biết các nhà khoa học kế hoạch tổng hợp một nhóm máu vạn năng có thể truyền cho 98% số người. Các nhà y học Trường ĐH Bristol và Edingburg đã tìm cách tổng hợp nhóm máu đó từ tế bào gốc trong hàng chục năm nhưng chưa thành công.

Theo VietNamNet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng....

=====================

Xe buýt rơi xuống hồ, 14 học sinh thiệt mạng

21/03/2012 18:44

(TNO) Cảnh sát Ấn Độ ngày 21.3 cho biết, một chiếc xe buýt chạy quá tốc độ đã lao khỏi đường và rơi xuống một hồ nước ở bang miền nam Andhra Pradesh, khiến ít nhất 14 học sinh thiệt mạng, theo hãng tin AP.

Lãnh đạo cảnh sát bang S.A. Huda cho biết vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào ngày 20.3. Dân làng địa phương đã vớt được 14 thi thể khỏi hồ nước cạnh đường ở thị trấn nhỏ Raghavpuram.

Cảnh sát và những người tình nguyện đã cứu một số trẻ em khác ra khỏi chiếc xe buýt bị chìm một phần dưới hồ.

Theo ông Huda, có ít nhất 40 trẻ em trên xe buýt vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn.

Posted Image

Chiếc xe buýt bị nạn - Ảnh: Asian Age

Tài xế xe buýt được cho là đã mất lái khi ông quẹo xe để tránh đụng vào một xe gắn máy đang lưu thông ở chiều ngược lại.

Thị trấn Raghavpuram nằm cách thủ phủ Hyderabad khoảng 250 km về phía đông.

Khang Huy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ireland chính thức suy thoái trở lại

Ireland tăng trưởng âm 0,2% trong quý IV/2011, đánh dấu quý giảm thứ 2 liên tiếp, khiến nước này suy thoái trở lại sau đợt suy thoái năm 2009.

Theo số liệu vừa được Cơ quan thống kê Ireland công bố, tăng trưởng GDP quý IV/2011 của nước này giảm 0,2%, sau khi quý III giảm 1,1%.

Ireland suy thoái trở lại cho thấy hạn chế của Ireland do phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang các nước khu vực đồng euro (eurozone) vốn đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Ireland tương đối yếu một phần do các chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ.

Như vậy, Ireland là nước thứ 7 ở eurozone rơi vào suy thoái cùng với Bỉ, Hy Lạp, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha, Slovenia.

Ireland phải vật lộn với các chương trình cắt giảm chi tiêu, giảm nợ công để giành gói cứu trợ thứ hai từ các nhà tài trợ quốc tế. Hôm nay 22/3, Thủ tướng Ireland đã đề nghị Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) gia hạn khoản nợ cho nước này dự kiến đáo hạn ngày 31/3.

Nguồn WSJ/DVT

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cẩn trọng “sốc” lạm phát và tỷ giá

Những cảnh báo trong bài “Cẩn trọng chứng khoán lập đỉnh” đăng trên ĐTTC số ra ngày 5-3-2012 đã trở thành hiện thực. Trong tuần qua, cả TTCK thế giới và trong nước đã xuất hiện những phiên giảm điểm mạnh. Liệu thị trường điều chỉnh ngắn hạn hay dài hạn?

Xu hướng giảm giá

Các NĐT Việt Nam trải qua 1 tuần giao dịch nhiều cảm xúc. Đầu tuần, các chỉ số bật tăng mạnh với hơn 90% CP tăng điểm trên cả 2 sàn, trong đó có 80% CP tăng trần. NĐT tỏ ra hưng phấn vì lực cầu mạnh, nhưng thị trường bất ngờ đảo chiều mạnh trong 4 phiên cuối tuần khiến cho các chỉ số mất điểm.

Theo đó, chỉ số VN Index đóng cửa ở mức 432,11 điểm và chỉ số HNX Index đóng cửa ở mức 71,56 điểm, lần lượt giảm 1,7% và 0,2% so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Dự báo áp lực bán ra trong tuần tới rất lớn. Bởi số CP trong phiên giao dịch khủng ngày 6-3-2012 sẽ về tài khoản, các NĐT mua ở đỉnh có lẽ đã lỗ 5-10%. Do đó, chỉ cần thêm 1-2 phiên giảm điểm nữa, thị trường rất dễ xảy ra làn sóng bán tháo để cắt lỗ.

Như cảnh báo ở bài “Cẩn trọng chứng khoán lập đỉnh”, chúng tôi cho rằng thị trường khó vượt qua các mức kháng cự dài hạn để tạo nên sự bùng nổ. Thực tế, (trên biểu đồ tuần), chỉ số VN Index cho thấy đã không vượt qua được mức kháng cự quan trọng, chính là đường kháng cự dài hạn từ ngày 23-10-2009 và ngày 9-2-2011.

Vì vậy, TTCK Việt Nam có thể quay trở lại xu hướng giảm giá dài hạn. Các chỉ báo kỹ thuật cũng ủng hộ điều này. Đợt tăng điểm của 2 tháng qua đã không phá vỡ được đỉnh của ngày 14-9-2011, trong khi đó chỉ báo RSI của thời điểm hiện tại đã vượt quá RSI của thời điểm tháng 9-2011.

Đây được gọi là phân kỳ ẩn và là tín hiệu củng cố xu hướng. Quan sát chỉ báo ADX/DMI cũng cho thấy +DMI không vượt được –DMI để nắm giữ vai trò chi phối. Tức là xu hướng tăng không đủ để lật ngược xu hướng giảm trong dài hạn. Tín hiệu này cảnh báo sự giảm điểm của TTCK trong thời gian tới. Điều tương tự cũng xảy ra với chỉ số HNX Index khi chỉ số này không phá được đường giảm giá dài hạn từ ngày 23-10-2009 và ngày 7-5-2010. Các chỉ báo cũng ở trong tình trạng tương tự.

Những tín hiệu

Vậy điều gì có thể làm thay đổi bức tranh thị trường trong các tháng tới? Thông tin tăng giá xăng dầu thêm 10% (tăng 2.100 đồng/lít xăng) vào ngày 7-3-2012 đã lấn át hy vọng từ việc giảm lãi suất huy động từ 14%/năm xuống 13%/năm được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra vài ngày trước đó. Việc tăng giá xăng dầu lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó có thể làm thay đổi kỳ vọng lạm phát của giới đầu tư.

Đợt tăng giá xăng dầu như “giọt nước tràn ly” bởi sự tăng giá dồn dập của hàng loạt mặt hàng. Đơn cử trong tháng 3-2012, than được điều chỉnh tăng 10%, hơn 400 dịch vụ y tế cũng đồng loạt tăng giá, giá gas cũng tăng đến 52.000 đồng/bình 12kg vào đầu tháng mặc dù sau đó có giảm 16.000 đồng/bình 12kg... Vì vậy, rất có thể lạm phát tháng 3 và những tháng tiếp theo sẽ có cú sốc mạnh. Cần lưu ý là chỉ số CPI trong 4 tháng gần đây có xu hướng tăng.

Posted Image

Chỉ số VN Index (biểu đồ tuần).

Mặc dù Chính phủ đặt chỉ tiêu kiềm chế lạm phát dưới 2 con số, nhưng vẫn còn có nhiều sự hoài nghi về tính khả thi bởi lẽ năm 2012 sẽ có nhiều đợt tăng giá của nhiều mặt hàng. Năm 2012, dự kiến giá điện sẽ tăng 10% để thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh (thông tin từ Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tại cuộc trả lời chất vấn Quốc hội tháng 12-2011); từ 1-5-2012, lương tối thiểu cũng tăng 26,5%; giá nước cũng có áp lực tăng khi Tổng công ty Cấp thoát nước Sài Gòn đề nghị mức tăng giá lên tới 66%.

Do đó, những đợt tăng giá dồn dập rất dễ làm thay đổi kỳ vọng lạm phát. Thực tế, lạm phát 2 tháng đầu năm đã là 2,38% và sẽ rất chật vật để kiềm chế lạm phát dưới 7,62% trong 10 tháng còn lại.

Một yếu tố khác cần lưu ý là khả năng NHNN đã bơm tiền ra lưu thông từ sau Tết Nguyên đán thông qua việc mua vào ngoại tệ. Theo công bố của NHNN, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng 20% so với thời điểm cuối năm 2011.

Ước tính dự trữ ngoại hối Việt Nam cuối năm 2011 phải xấp xỉ khoảng 14-18 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa NHNN đã bỏ ra khoảng 3-4 tỷ USD để mua vào ngoại tệ trong 2 tháng đầu năm, nghĩa là có 60.000-80.000 tỷ đồng được bơm ra. Tuy nhiên, lượng tiền này có thể đã được hút ròng một phần trên OMO.

Tháng 1-2012, NHNN bơm ròng gần 60.000 tỷ đồng (khoảng 2,7 tỷ USD), nhưng tính đến ngày 16-2 mới thực hiện hút ròng khoảng 128.000 tỷ đồng (khoảng 6,2 tỷ USD). Như vậy đã có một lượng tiền được NHNN bơm vào hệ thống NHTM, điều này giúp cho việc phát hành trái phiếu chính phủ từ đầu năm đến nay (6 phiên) đạt 23.900 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc NHNN công bố ý định phát hành tín phiếu kỳ hạn dưới 1 năm để rút tiền về là một cảnh báo dư tiền trong lưu thông, nhiều hơn số tiền được NHNN công bố trên thị trường OMO.

Lê Đạt Chí - Trương Minh Huy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong khi thị trường chứng khoán thế giới giờ này rơi thảm hại ... nhưng riêng chứng khoán Việt nam vẫn một mình một ngựa phi ầm ầm ... kiểu này có khi chúng ta mua lại NYSE đến nới ...

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng.......

====================

Nổ mỏ than ở Trung Quốc, ít nhất 5 người chết

23/03/2012 15:04:20

Posted Image - Ít nhất 5 người thiệt mạng và 17 người mất tích trong một vụ nổ khí ở mỏ than tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc.

Vụ nổ xảy ra vào khoảng 11h40 sáng 22/3 ở mỏ than Dahuang số 2, nơi 23 công nhân đang làm việc.

Theo thông tin của chính quyền xã Đăng Tháp, tính đến đêm 22/3, người ta đã tìm thấy 5 thi thể. Khoảng 3 giờ sau tai nạn, nhân viên cứu hộ và xe cứu thương đã tới hiện trường để tiến hành công tác cứu hộ.

Posted Image

Nhân viên cứu hộ đang tìm cách tiếp cận căn hầm bị sập ở mỏ than Dahuang số 2.

Trong số 23 công nhân làm việc lúc đó, chỉ duy nhất 1 người thoát được ra ngoài và hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện. Ông Jiang Zhenbo, một quan chức ở Đăng Tháp, cho biết 17 công nhân còn lại hiện đang bị mắc kẹt ở độ sâu 169m dưới lòng đất. Đội cứu hộ vẫn chưa liên lạc được với họ.

Theo phát ngôn viên của Cục An toàn Lao động Trung Quốc, mỏ than tư nhân Dahuang có giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, mỏ than này đã quay lại làm việc sau kì nghỉ lễ mà không được sự cho phép của chính quyền Liêu Ninh.

Cục An toàn Lao động đã yêu cầu điều tra chặt chẽ vụ tai nạn này và tuyên bố trừng trị thích đáng những người liên đới trách nhiệm.

Phương Thanh (Theo Sina)

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cẩn trọng “sốc” lạm phát và tỷ giá

Những cảnh báo trong bài “Cẩn trọng chứng khoán lập đỉnh” đăng trên ĐTTC số ra ngày 5-3-2012 đã trở thành hiện thực. Trong tuần qua, cả TTCK thế giới và trong nước đã xuất hiện những phiên giảm điểm mạnh. Liệu thị trường điều chỉnh ngắn hạn hay dài hạn?

Xu hướng giảm giá

Các NĐT Việt Nam trải qua 1 tuần giao dịch nhiều cảm xúc. Đầu tuần, các chỉ số bật tăng mạnh với hơn 90% CP tăng điểm trên cả 2 sàn, trong đó có 80% CP tăng trần. NĐT tỏ ra hưng phấn vì lực cầu mạnh, nhưng thị trường bất ngờ đảo chiều mạnh trong 4 phiên cuối tuần khiến cho các chỉ số mất điểm.

Theo đó, chỉ số VN Index đóng cửa ở mức 432,11 điểm và chỉ số HNX Index đóng cửa ở mức 71,56 điểm, lần lượt giảm 1,7% và 0,2% so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Dự báo áp lực bán ra trong tuần tới rất lớn. Bởi số CP trong phiên giao dịch khủng ngày 6-3-2012 sẽ về tài khoản, các NĐT mua ở đỉnh có lẽ đã lỗ 5-10%. Do đó, chỉ cần thêm 1-2 phiên giảm điểm nữa, thị trường rất dễ xảy ra làn sóng bán tháo để cắt lỗ.

Như cảnh báo ở bài “Cẩn trọng chứng khoán lập đỉnh”, chúng tôi cho rằng thị trường khó vượt qua các mức kháng cự dài hạn để tạo nên sự bùng nổ. Thực tế, (trên biểu đồ tuần), chỉ số VN Index cho thấy đã không vượt qua được mức kháng cự quan trọng, chính là đường kháng cự dài hạn từ ngày 23-10-2009 và ngày 9-2-2011.

Vì vậy, TTCK Việt Nam có thể quay trở lại xu hướng giảm giá dài hạn. Các chỉ báo kỹ thuật cũng ủng hộ điều này. Đợt tăng điểm của 2 tháng qua đã không phá vỡ được đỉnh của ngày 14-9-2011, trong khi đó chỉ báo RSI của thời điểm hiện tại đã vượt quá RSI của thời điểm tháng 9-2011.

Đây được gọi là phân kỳ ẩn và là tín hiệu củng cố xu hướng. Quan sát chỉ báo ADX/DMI cũng cho thấy +DMI không vượt được –DMI để nắm giữ vai trò chi phối. Tức là xu hướng tăng không đủ để lật ngược xu hướng giảm trong dài hạn. Tín hiệu này cảnh báo sự giảm điểm của TTCK trong thời gian tới. Điều tương tự cũng xảy ra với chỉ số HNX Index khi chỉ số này không phá được đường giảm giá dài hạn từ ngày 23-10-2009 và ngày 7-5-2010. Các chỉ báo cũng ở trong tình trạng tương tự.

Những tín hiệu

Vậy điều gì có thể làm thay đổi bức tranh thị trường trong các tháng tới? Thông tin tăng giá xăng dầu thêm 10% (tăng 2.100 đồng/lít xăng) vào ngày 7-3-2012 đã lấn át hy vọng từ việc giảm lãi suất huy động từ 14%/năm xuống 13%/năm được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra vài ngày trước đó. Việc tăng giá xăng dầu lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó có thể làm thay đổi kỳ vọng lạm phát của giới đầu tư.

Đợt tăng giá xăng dầu như “giọt nước tràn ly” bởi sự tăng giá dồn dập của hàng loạt mặt hàng. Đơn cử trong tháng 3-2012, than được điều chỉnh tăng 10%, hơn 400 dịch vụ y tế cũng đồng loạt tăng giá, giá gas cũng tăng đến 52.000 đồng/bình 12kg vào đầu tháng mặc dù sau đó có giảm 16.000 đồng/bình 12kg... Vì vậy, rất có thể lạm phát tháng 3 và những tháng tiếp theo sẽ có cú sốc mạnh. Cần lưu ý là chỉ số CPI trong 4 tháng gần đây có xu hướng tăng.

Posted Image

Chỉ số VN Index (biểu đồ tuần).

Mặc dù Chính phủ đặt chỉ tiêu kiềm chế lạm phát dưới 2 con số, nhưng vẫn còn có nhiều sự hoài nghi về tính khả thi bởi lẽ năm 2012 sẽ có nhiều đợt tăng giá của nhiều mặt hàng. Năm 2012, dự kiến giá điện sẽ tăng 10% để thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh (thông tin từ Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tại cuộc trả lời chất vấn Quốc hội tháng 12-2011); từ 1-5-2012, lương tối thiểu cũng tăng 26,5%; giá nước cũng có áp lực tăng khi Tổng công ty Cấp thoát nước Sài Gòn đề nghị mức tăng giá lên tới 66%.

Do đó, những đợt tăng giá dồn dập rất dễ làm thay đổi kỳ vọng lạm phát. Thực tế, lạm phát 2 tháng đầu năm đã là 2,38% và sẽ rất chật vật để kiềm chế lạm phát dưới 7,62% trong 10 tháng còn lại.

Một yếu tố khác cần lưu ý là khả năng NHNN đã bơm tiền ra lưu thông từ sau Tết Nguyên đán thông qua việc mua vào ngoại tệ. Theo công bố của NHNN, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng 20% so với thời điểm cuối năm 2011.

Ước tính dự trữ ngoại hối Việt Nam cuối năm 2011 phải xấp xỉ khoảng 14-18 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa NHNN đã bỏ ra khoảng 3-4 tỷ USD để mua vào ngoại tệ trong 2 tháng đầu năm, nghĩa là có 60.000-80.000 tỷ đồng được bơm ra. Tuy nhiên, lượng tiền này có thể đã được hút ròng một phần trên OMO.

Tháng 1-2012, NHNN bơm ròng gần 60.000 tỷ đồng (khoảng 2,7 tỷ USD), nhưng tính đến ngày 16-2 mới thực hiện hút ròng khoảng 128.000 tỷ đồng (khoảng 6,2 tỷ USD). Như vậy đã có một lượng tiền được NHNN bơm vào hệ thống NHTM, điều này giúp cho việc phát hành trái phiếu chính phủ từ đầu năm đến nay (6 phiên) đạt 23.900 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc NHNN công bố ý định phát hành tín phiếu kỳ hạn dưới 1 năm để rút tiền về là một cảnh báo dư tiền trong lưu thông, nhiều hơn số tiền được NHNN công bố trên thị trường OMO.

Lê Đạt Chí - Trương Minh Huy

Sốc thì ko biết có nên gọi thế không, nhưng đã trải qua cả thời kỳ lạm phát cầu kéo lẫn chi phí đẩy rồi! Sang thời kỳ lạm phát đình đốn cộng với quả bom nổ chậm bội chi NS và bong bóng BDS thì vấn đề chỉ còn là thời gian thôi!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sốc thì ko biết có nên gọi thế không, nhưng đã trải qua cả thời kỳ lạm phát cầu kéo lẫn chi phí đẩy rồi! Sang thời kỳ lạm phát đình đốn cộng với quả bom nổ chậm bội chi NS và bong bóng BDS thì vấn đề chỉ còn là thời gian thôi!

Thấy bảo dạo này các NHTM lãi lớn lắm, thanh khoản dồi dào, lãi xuất cho vay cực thấp, bọn nước ngoài lại rót USD vào ầm ầm ... nên đang tính thứ 2 qua vay ... ít tiền để đầu tư .. chứng khoán ...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy bảo dạo này các NHTM lãi lớn lắm, thanh khoản dồi dào, lãi xuất cho vay cực thấp, bọn nước ngoài lại rót USD vào ầm ầm ... nên đang tính thứ 2 qua vay ... ít tiền để đầu tư .. chứng khoán ...

Lãi thì chẳng biết thế nào nói, nhưng chuẩn bị lạm phát, bác vay được tiền là được. Có điều, vay đúng lãi suất công bố thì không hề dễ dàng, vì lấy đâu ra nguồn vốn khi mà lãi suất tiền gửi thấp hơn nhiều lần lạm phát thực? Các NH duy trì được nguồn để đảm bảo cơ cấu tài sản đã khó, chưa nói cho vay mới!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lãi thì chẳng biết thế nào nói, nhưng chuẩn bị lạm phát, bác vay được tiền là được. Có điều, vay đúng lãi suất công bố thì không hề dễ dàng, vì lấy đâu ra nguồn vốn khi mà lãi suất tiền gửi thấp hơn nhiều lần lạm phát thực? Các NH duy trì được nguồn để đảm bảo cơ cấu tài sản đã khó, chưa nói cho vay mới!

Thấy báo đài, CTHĐQT các NHTM nói oang oang với công chúng là LS cho vay hạ về 15% rồi ... "tầm nhìn" tới ... cuối năm thì giảm về 12% mà ... thế hóa ra mình đang xem ... hài kịch à ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy báo đài, CTHĐQT các NHTM nói oang oang với công chúng là LS cho vay hạ về 15% rồi ... "tầm nhìn" tới ... cuối năm thì giảm về 12% mà ... thế hóa ra mình đang xem ... hài kịch à ...

Hai cha nội...đi qua chỗ khác...lạm bàn... (còn nhiều chỗ mà...)

Bang bang dzô đây...làm loãng chủ đề...là sao...?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy báo đài, CTHĐQT các NHTM nói oang oang với công chúng là LS cho vay hạ về 15% rồi ... "tầm nhìn" tới ... cuối năm thì giảm về 12% mà ... thế hóa ra mình đang xem ... hài kịch à ...

Hị hị hị, cái đó tự bác nói chứ ko phải em! Các bác í chưa phải quan, nhưng các cụ nhà ta có câu từ ngàn đời là: Miệng quan trôn trẻ :P :P :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng tới hạ tầng xã hội....

===============================================

Thị trường vàng lớn nhất thế giới bất ngờ tê liệt

Thứ Bẩy, 24/03/2012 - 07:12

(Dân trí) - Từ thứ Bảy tuần trước, các cửa hàng vàng của Ấn Độ đồng loạt ngưng hoạt động để phản đối quyết định của Chính phủ nước này tăng gấp đôi thuế nhập khẩu vàng.

Posted Image

Từ thứ Bảy tuần trước, các cửa hàng vàng của Ấn Độ đồng loạt ngưng hoạt động để phản đối quyết định của Chính phủ nước này tăng gấp đôi thuế nhập khẩu vàng.

Ấn Độ là nước chiếm hơn 3/4 tổng nhu cầu vàng của thế giới, nên việc nước này đột ngột ngừng các giao dịch vàng đã góp phần khiến giá vàng quốc tế đi xuống.

Theo báo Wall Street Journal, đã gần 1 tuần nay, thị trường vàng Ấn Độ hoàn toàn tê liệt. Đây là kết quả của việc các nhà kinh doanh vàng nước này đình công sau khi Bộ Tài chính Ấn thứ Sáu tuần trước tuyên bố nâng thuế nhập khẩu vàng lên 4% từ 2% trước đó, đồng thời áp thuế 0,3% đối với các giao dịch vàng nữ trang. Dự kiến, các mức thuế mới này sẽ được áp dụng từ đầu tháng 4 tới khi năm tài khóa mới của Ấn Độ bắt đầu.

Kể từ khi thị trường vàng Ấn Độ ngưng hoạt động tới ngày 22/3, giá vàng giao sau trên thị trường quốc tế đã giảm khoảng 1%.

Ở Ấn Độ, vàng giữ vai trò rất quan trọng về mặt văn hóa: cha mẹ tặng vàng cho con gái khi đi lấy chồng, và kim loại này cũng là món quà tặng phổ biến trong các dịp lễ tôn giáo. Vàng còn là một tài sản đầu tư hàng đầu của người Ấn. Theo giới phân tích, lực mua vàng của người tiêu dùng Ấn Độ rất quan trọng đối với việc hỗ trợ giá vàng quốc tế, và nếu lực mua này suy giảm kéo dài, thì vàng thế giới mất đi một trụ cột nâng đỡ quan trọng.

“Các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự lên giá của vàng vẫn đang chờ vào sự gia tăng nhu cầu vàng của Ấn Độ”, ông Jon Nadler, nhà phân tích thuộc công ty kim loại quý Kitco Metals, nhận định.

Trong phiên giao dịch ngày 22/3, giá vàng giao sau tại New York giảm 7,7 USD/oz, tương đương giảm 0,5%, còn 1.642,3 USD/oz. Từ đầu tháng 3 tới nay, giá vàng đã giảm 4%. Tuy nhiên, vàng hiện vẫn cao giá hơn so với ở thời điểm đầu năm.

Các tổ chức của giới kinh doanh vàng Ấn Độ cho biết, có khoảng 300.000 doanh nghiệp vàng, với hàng triệu thợ kim hoàn và nhân viên, ở nước này bị ảnh hưởng bởi quyết định tăng thuế của Chính phủ. Trong một báo cáo gửi khách hàng hôm thứ Ba vừa rồi, Ngân hàng Standard Bank cho biết “nhu cầu vàng vật chất ở châu Á đã suy giảm mạnh” do việc các cửa hàng vàng ở Ấn Độ đóng cửa.

Ban đầu, giới kinh doanh vàng ở Ấn Độ chỉ định ngưng hoạt động 3 ngày, nhưng sau đó, họ quyết định kéo dài cuộc đình công tới ngày thứ Bảy. Hôm thứ Năm, một vài cửa hàng vàng ở Mumbai mở cửa trở lại, nhưng sau đó lại đóng cửa ngay.

“Nếu Chính phủ không nghe theo đề nghị của chúng tôi, chúng tôi có thể tiếp tục đình công”, ông S.K. Jain, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà kinh doanh nữ trang Chandni Chowk ở New Dehli, cho biết.

Chính phủ Ấn Độ đang muốn tăng nguồn thu để khắc phục vấn đề thâm hụt ngân sách. New Dehli cũng muốn khuyến khích người dân đa dạng hóa các kênh đầu tư, chẳng hạn chuyển vốn sang chứng khoán, thay vì chỉ chăm chăm giữ vàng. Trong một bài phát biểu hồi đầu tuần, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn R.S. Gujral cho rằng, tiền tiết kiệm của người dân cần phải được đưa vào những tài sản có khả năng sinh lời hơn là vàng.

Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ cũng muốn “đánh” vào nhu cầu vàng và hoạt động nhập khẩu vàng của nước này nhằm thu hẹp thâm hụt cán cân vãng lai. Thâm hụt này đang gây áp lực mất giá đối với đồng Rupee của Ấn Độ. Thời gian qua, thâm hụt cán cân vãng lai của Ấn gia tăng do nhập khẩu vàng nhiều, làm gia tăng những lo ngại về khả năng kiểm soát nợ nước ngoài của nước này.

Đã có những tín hiệu cho thấy chính sách thuế mới đánh vào vàng của Ấn Độ phát huy hiệu quả.

“Chúng tôi đã đặt mua trang sức trước khi Chính phủ tuyên bố tăng thuế. Nhưng hôm nay, khi chúng tôi đến cửa hàng, chủ tiệm lại đưa ra mức giá cao hơn. Bởi vậy chúng tôi muốn hoãn việc mua nữ trang lại”, cô Shilpa Seth, một bà nội trợ 36 tuổi ở Mumbai, nói với phóng viên Wall Street Journal ở chợ vàng Zaveri Bazaar.

Theo ông Prithviraj Kothari, Chủ tịch Hiệp hội Vàng Bombay, việc tăng thuế có thể khiến nhu cầu vàng của Ấn Độ giảm hơn 30% trong năm nay, còn 600 tấn, và giá vàng tại Ấn có thể tăng. “Hoạt động nhập vàng gần như đã ngưng lại”, ông Kothari cho biết.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến nhận định rằng, sự giảm sút trong hoạt động nhập vàng của Ấn Độ thời gian này chủ yếu là do yếu tố mùa vụ. Đây là thời điểm hàng năm mà các nhà kinh doanh vàng nước này tổng kết sổ sách trước khi bước vào một năm tài khóa mới bắt đầu vào tháng 4.

Ngoài ra, theo ông Ajay Mitra, Giám đốc Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) tại Ấn Độ và Trung Đông, lý do cơ bản cho việc người Ấn mua vàng là văn hóa và cưới hỏi chưa hề thay đổi. “Trong dài hạn, việc tăng thuế sẽ không tác động nhiều tới nhu cầu vàng của Ấn Độ”, ông Mitra nói.

Theo một số nhà phân tích, nếu giá vàng giảm sâu tới một mức nào đó sẽ bù đắp được cho phần thuế tăng, và khách mua vàng ở Ấn sẽ trở lại thị trường. Chưa kể, giới kinh doanh vàng có thể “lách luật” bằng cách nhập vàng từ Thái Lan, vì Ấn Độ áp dụng mức thuế nhập vàng thấp hơn từ thị trường này.

Dù lệnh tăng thuế đã được ban hành, Chính phủ Ấn vẫn có thể điều chỉnh quyết định này sao cho có lợi hơn cho giới kinh doanh vàng. Trên thực tế, cũng đã có lần mắc sai lầm trong việc tăng giảm thuế, chẳng hạn ở lĩnh vực xuất khẩu bông.

“Mặc dù tuyên bố về mức thuế mới của Chính phủ Ấn Độ đã làm gia tăng lo ngại về sự sụt giảm nhu cầu vàng, chúng tôi vẫn đợi quyết định chính thức cuối cùng được đưa ra trước khi có kết luận cuối cùng về tác động của việc tăng thuế này”, nhà phân tích Marc Ground của Standard Bank cho biết.

Một số nhà kinh doanh nữ trang của Ấn thì đang lo về việc áp dụng thuế 0,3% đánh vào giao dịch vàng nữ trang tại các tiệm nhỏ sẽ rất phức tạp. Trước đây, thuế giao dịch vàng nữ trang chỉ đánh vào những công ty lớn như Gitanjali Gems hay Titan Industries. “Tất cả những mức thuế này sẽ dẫn tới sự xáo trộn lớn”, ông Dinesh Jain, Giám đốc Liên đoàn thương mại nữ trang và đá quý toàn Ấn Độ, bày tỏ lo ngại.

Phương Anh

Theo Wall Street Journal

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Giang:

Hỗn loạn tại cây xăng vì nghi bán xăng "bẩn" gây cháy xe

(Dân trí) - Sáng nay 24/3, tại cửa hàng xăng dầu Đồi Nên thuộc thôn Đồi Nên - Dĩnh Trì - Bắc Giang, hàng trăm người dân bức xúc mang xe máy, ô tô đến “bắt đền” cây xăng vì nghi bán xăng rởm.

>> Phó Thủ tướng: Sớm công bố kết quả điều tra cháy nổ xe máy

>> Xăng vỉa hè bày bán công khai bất chấp lệnh cấm

>> Xăng dầu "bẩn": đại lý làm sai, ai chịu?

Có mặt tại cây xăng Đồi Nên, PV Dân trí đã ghi nhận được không khí bức xúc, hỗn loạn khi hàng trăm người dân cùng phương tiện bao vây, hò hét tố cáo cây xăng bán xăng rởm và yêu cầu chủ cửa hàng phải giải quyết sự việc. Sự việc diễn ra từ khoảng 9h sáng ngày hôm nay 24/3, ban đầu có khoảng gần chục người bất bình mang xe của mình bằng nhiều hình thức từ dắt, kéo xe đến cửa hàng xăng dầu đòi giải quyết. Thấy có ít người tố cáo, chủ cửa hàng đã “xử lý nhanh” bằng cách đền bù tại chỗ cho chủ xe.

Posted ImagePosted Image

Hàng trăm người bao vậy cây xăng Đồi Nên bắt đền cửa hàng bán xăng rởm.

Tuy nhiên, số lượng người mang phương tiện đến cây xăng ngày càng đông. Cao điểm vào khoảng 10h sáng có đến vài trăm người dân cùng phương tiện kéo đến tại ra cảnh “vỡ chợ” tại cây xăng. Cửa hàng xăng dầu đã phải đóng cửa ngừng bán xăng.

Bác Nguyễn Danh Lê (63 tuổi), trú tại thôn Đồi Nên - Dĩnh Trì cầm 2 chai xăng vừa hút ra từ chiếc xe máy mang BKS 98Y5 - 3565 bức xúc: “Nhà ở gần nên tôi mua xăng tại cây xăng Đồi Nên đổ đầy xe máy từ cách đây khoảng 3 hôm. Ban đầu đi đã thấy xe phát ra tiếng khùng khục trong máy. Xe cũng nóng lên bất thường như đốt lửa. Đến hôm qua thì xe “chết” hẳn không làm sao nổ máy được. Nghi xăng có vấn đề, tôi hút ra chai mang ra đây phản ánh thì không ngờ thấy cả trăm người cũng đang tập trung tố cây xăng”.

Posted Image

Posted Image

Bác Nguyễn Danh Lê bức xúc hút xăng từ chiếc xe máy của mình ra.

Đặc biệt là trường hợp của anh Nguyễn Văn Bàng (41 tuổi), trú tại Đại Lâm - Lạng Giang - Bắc Giang đổ xăng cho chiếc xe tải mang BKS 98H - 3290. Anh Bàng cho biết ngày nào anh cũng đổ xăng tại cây xăng Đồi Nên. Cách đây khoảng hơn chục ngày, khi đang đi trên đường, chiếc xe của anh bất ngờ bốc cháy. May là anh dừng xe dập kịp nhưng cũng phải sửa chữa mất gần 10 triệu đồng mà phần cánh cửa vẫn còn biến dạng.

“Lúc đầu tôi cũng chỉ nghi ngờ là do xăng nhưng mấy hôm nay thấy xe có vấn đề không bình thường. Đi qua đây, thấy bà con mang phương tiện bức xúc về cây xăng bán xăng rởm, tôi mới giật mình nghĩ đến vụ cháy xe của mình nên dừng xe yêu cầu chủ cây xăng phải có lời giải thích rõ ràng”.

Sau một hồi la hét, yêu cầu vẫn không thấy chủ cây xăng có lời giải thích phù hợp, cũng như giải quyết sự việc, nhiều người dân đã tháo hết xăng trong xe của mình ra những chiếc can nhựa quyết tâm “bắt đền” cửa hàng. Nhiều người quá bức xúc đã dắt luôn xe vào trong khu vực cây xăng tháo van xe khiến xăng chảy lênh láng khắp nơi.

Posted Image

Anh Nguyễn Văn Lam đứng ngồi không yên vì vừa đổ 500 nghìn xăng tại cây xăng Đồi Nên vào chiếc xế hộp mới bóc tem của mình.

Chỉ tay vào chiếc xe ô tô Toyota Altis Corolla mang BKS 98A - 00959, anh Nguyễn Văn Lam, trú tại thôn Bãi Ổi - Dĩnh Trì - TP Bắc Giang nhấp nhổm: “Tôi vừa mua 500 nghìn xăng tại cây xăng Đồi Nên. Mới đi được một lúc thấy máy nóng ran. Quá sợ hãi, tôi phải chạy ngay xe về đây. Sợ đi thêm nữa, xe bốc cháy mất. Tôi chỉ muốn cây xăng phải chịu trách nhiệm xả và rửa sạch lại bình xăng cho tôi”.

Tại hiện trường, đại diện cây xăng đã cử người ghi chép lại biển kiểm soát cũng như những thông tin từng người dân phản ánh lại. Nhiều người cho biết khi đến cây xăng thấy chiếc xe bồn chở xăng mang BKS 30K 4792 chở xăng đến. Tuy nhiên, thấy quá nhiều người dân tập trung phản ứng, xe bồn đã không bơm xăng xuống hầm chứa.

Posted Image

Đại diện cửa hàng xăng dầu Đồi Nên ghi lại biển số xe và các thông tin khách hàng phản ánh.

Trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Nguyễn Văn Chức - Trưởng Công an TP Bắc Giang cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin sự việc, một mặt, chúng tôi đã cử lực lượng xuống hiến trường ổn định an ninh trật tự, tránh các trường hợp quá khích xảy ra.

Mặt khác, công an TP Bắc Giang đã cử cán bộ chuyên môn xuống cây xăng hiện trường lấy mẫu xăng về giám định. Nếu như, kết quả giám định phát hiện xăng có vấn đề chất lượng, chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quý định pháp luật”.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

Dưới đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại cảnh hỗn loạn tại cây xăng bị tố bán xăng rởm:

Posted Image

Nhiều phương tiện bị hỏng được người dân kéo đến

Posted Image

Dấu vết vụ cháy vẫn còn trên cánh cửa xe.

Posted ImagePosted Image

Một số người hút xăng từ phương tiện ra thùng "bắt đền" cửa hàng.

Posted Image

Một số khác xả luôn xăng ra cạnh cây xăng khiến nhiều người hoảng sợ bén lửa.

Posted Image

Cây xăng đã đóng cửa không bán hàng.

Posted Image

Cận cảnh chiếc xe bồn cung cấp xăng cho cây xăng. Anh Thế - Quốc Đô

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên tai tăng nặng......

=====================

20 người thiệt mạng do lụt lội tại Ecuador

24/03/2012 15:39

(TNO) Mưa lớn từ đầu tuần cộng với nước tràn từ một đập thủy điện đã gây lụt lội nặng nề tại Ecuador, làm 20 người chết, trong khi đó hơn 4.000 người phải lánh nạn và bỏ lại nhà cửa.

Lực lượng cứu nạn đã tận dụng trường học và các khu nhà chính phủ tại thị trấn Calceta làm nơi lánh nạn tạm thời.

Pascual Murillo, một nạn nhân được đưa tới trại lánh nạn hai ngày trước, nói rằng “Tôi không biết tôi sẽ ở đây trong bao lâu, vì nghe nói nước lũ hôm nay lại tiếp tục lên. Nhà tôi thì đã không còn nữa rồi.”

Nhiều nạn nhân cho biết trận lũ đã lấy đi toàn bộ tài sản của họ.

Margarita Moreira, một nhân viên bảo trợ xã hội, cho biết: “Một số người kịp lấy được một vài thứ, nhưng hầu hết không giữ lại được gì.”

Thanh Nguyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nước sẽ là nguyên nhân chiến tranh trong kỷ nguyên tới

Thứ sáu, 23/03/2012 14:29

Sau năm 2022, việc nước được sử dụng để gây chiến tranh hoặc trở thành một công cụ khủng bố sẽ dần trở nên phổ biến hơn.

Posted Image

Nước sẽ trở thành mục tiêu giành giật của nhiều quốc gia. (nguồn: Internet)

Lũ lụt, hạn hán và thiếu nước ngọt có thể gây ra bất ổn toàn cầu và xung đột đáng kể trong thập kỷ tới. Nguyên nhân là do các nước đang phát triển sẽ phải tranh giành tài nguyên để đáp ứng những nhu cầu của dân số bùng nổ, trong khi vẫn phải đối phó với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đây là nội dung báo cáo của các cơ quan tình báo Mỹ về An ninh nước sạch hôm 22/3.

Báo cáo cũng cho biết nguy cơ chiến tranh phát sinh từ nguồn nước trong 10 năm tới là khá nhỏ. Tuy nhiên, sau năm 2022, việc sử dụng nước làm vũ khí chiến tranh hoặc công cụ của chủ nghĩa khủng bố sẽ trở nên quen thuộc hơn, đặc biệt là ở Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi, những nơi đang trong tình trạng thiếu nước trầm trọng.

Bên cạnh đó, thiên tai, sự khan hiếm và đi xuống của chất lượng nước, kết hợp với đói nghèo, căng thẳng xã hội, lãnh đạo và chính phủ yếu kém sẽ góp phần vào sự bất ổn dẫn đến sự sụp đổ của nhiều quốc gia.

Báo cáo lưu ý rằng các quốc gia trong quá khứ đã cố gắng giải quyết các vấn đề về nước thông qua đàm phán. Tuy nhiên, trong tương lai mọi thứ sẽ thay đổi khi tình trạng thiếu nước trở nên nghiêm trọng hơn.

Các quốc gia ở thượng nguồn, chiếm ưu thế so với các nước phía hạ lưu, sẽ hạn chế nguồn nước vì những lý do chính trị và để phục vụ nhu cầu trong nước. Trong khi đó, những kẻ khủng bố và các quốc gia hiếu chiến sẽ đe dọa nhắm mục tiêu vào những cơ sở hạ tầng liên quan đến nước như đập, hồ chứa. Điều đó sẽ khiến nỗi sợ hãi về lũ lụt và cạn kiệt nguồn nước làm náo động người dân và khiến chính phủ các nước thực thi các biện pháp tốn kém để bảo vệ cơ sở hạ tầng nguồn nước.

Bản báo cáo được đưa ra dựa trên Đánh giá Tình báo Quốc gia về An ninh nước sạch của Mỹ, theo yêu cầu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và được hoàn thành từ cuối mùa thu năm ngoái. Bà Hillary cho rằng những mối đe dọa trên thực sự có khả năng xảy ra và nhấn mạnh quan hệ đối tác về nước của Mỹ trong tương lai sẽ tập trung vào mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm quản nước của Mỹ với phần còn lại của thế giới.

Nguồn Nydailynews/DVTPosted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites