Thiên Luân

Bố Cục Trong Nhiếp Ảnh

7 bài viết trong chủ đề này

Bố cục trong nhiếp ảnh


Ai trong chúng ta cũng đều thích cái đẹp và hơn thế nữa chúng ta đều muốn mình tạo ra cái đẹp. Và một tác phẩm ưng ý, một tác phẩm đẹp là ước muốn không chỉ của các nhiếp ảnh gia mà của mọi người khi cầm máy ảnh để chụp ảnh.

Để trở thành một nhiếp ảnh gia với các bức ảnh để đời quả lá khó, nhưng để có được những bức ảnh đẹp thì cũng không khó lắm nếu ta nắm được các nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản nhất.

Xin giới thiệu với các bạn bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh. Các nhiếp ảnh gia, nhà báo... trước khi có những tấm ảnh đẹp, để đời thì chắc chắn trong đầu họ cái bố cụ này đã nằm sẵn từ lúc nào.

Mời bác bạn xem tấm hình sau:


Posted Image


Posted Image


Quan sát hình trên ta thấy:

Hai dòng kẻ dọc và ngang chia hình thành 3 phần bằng nhau và gặp nhau tại 4 điểm.

Trong nhiếp ảnh ta gọi 4 đường đó là 4 đường mạnh và 4 điểm đó là 4 điểm mạnh. Hai đường nằm ngang còn gọi là hai đường chân trời.

Trong khi chụp hình người chụp phải cố gắng đưa chủ đề cần chụp vào gần hoặc trùng các đường mạnh, điểm mạnh trên.

Đây là bố cục căn bản nhất, bất cứ người chụp ảnh nào cũng cần phải ghi nhớ trong đầu để mỗi khi nhìn, ngắm chụp đều lôi ra để áp dụng.

Và dĩ nhiên là trong cả hội họa, điện ảnh, kiến trúc thì đây cũng là bố cục cơ bản nhất.

ví dụ:


Posted Image

Ngoài ra ta còn gọi hai đường ngang là hai đường chân trời. Khi chụp ảnh phong cảnh có đường chân trời thì ta đặt đường chân trời nằm gần hoặc ngay tại hai đường trên tùy ý đồ thể hiện của ta.

Ví dụ: Khi muốn thể hiện sự bao la của bầu trời, thì ta chọn đường dưới là đường chân trời.

Posted Image



(st)
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếc là có hơi ít nội dung quá! chủ thớt cập nhật thêm cho mọi người học hỏi với nào!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rule of Thirds (quy tắc 1/3) là một nguyên tắc căn bản rất cần thiết khi sắp xếp chủ thể trong ảnh của bạn dù đó là hình chụp ngang hay đứng. Quy tắc này cho thấy rằng khi bạn đặt chủ thể của bạn nơi các đường kẻ giao nhau thì tạo điểm nhấn mạnh cho chủ thễ hơn là đặt tại trung tâm của ảnh; và đường chân trời nằm ở phần trên của 1/3 hay là dưới thường làm cho ảnh phong cảnh có ý nghĩa tốt hơn và ý nghĩa hơn. Đối với hình chân dung (portraits) cũng thế, cách đặt gương mặt của chủ thể qua đường giao nhau có thể làm cho khuôn mặt cuốn hút hơn là để ngay chính giữa.

Hình #1

Posted Image

Ảnh trên là một ví dụ cụ thể theo quy tắc 1/3. Bạn chú ý sẽ thấy khuôn mặt của chủ thể nằm ngay giao điểm nơi hảng kẻ giao nhau, và đường chân trời nằm ở phần trên của 1/3 dọc theo chiều ngang của ảnh. Thêm một điểm nữa là khoảng không gian trước mặt có đủ để tầm nhìn của chủ thể hướng vào “ bên trong” ảnh tạo nên sự quân bình cho bức ảnh này.

Hinh #2

Posted Image

Còn đây là một ví dụ kinh điển nữa của Rule of Thirds (quy tắc 1/3). Hai người (chủ thể ảnh) đang bước đi trên "con đường tình ta đi" được đặt nơi đường giao nhau của quy tắc 1/3 bên trái. Phong cách xếp đặt cũ rích phải không bạn, nhưng nó vẫn làm cho ảnh này quân bằng và lôi cuốn hơn là đặt chủ thể nằm ngay trung tâm ảnh đúng không ạ. Nhiều người cho rằng ta không cần thiết phải theo cái quy tắc này làm gì!!!! Trên thực tế, thời nay có rất nhiều máy ảnh được cài đặt chế độ Rules of Thirds ngay trong máy trên màn hình LCD để giúp người chụp ảnh xử dụng dễ dàng quy tắc này; nghiễm ra thì nếu Rules of Thirds không quan trọng thì chẳng việc gì các hãng chế tạo máy ảnh lại phải phí công gài đặt nó trong máy ảnh.

Trên kia chúng ta nói về những ảnh ngang, bây giờ chúng ta xem một ví dụ của một ảnh đứng (hình #3). Trong ảnh này đường chân trời và ngôi nhà được đặt nằm theo quy tắc 1/3 (Rule of Thirds) ở bên trên. Khi chọn lựa nơi đặt đường chân trời chúng ta nên dành không gian lớn hơn cho những gì ta cảm thấy quan trọng đối với ảnh. Trong ảnh này chủ thể được chọn là đám cỏ dại màu đỏ làm điểm nhấn của đồng cỏ nên đường chân trời được đặt nằm ở phía trên của ảnh.

Hình #3

Posted Image

Nếu bạn có một bầu trời hoàng hôn tuyệt đẹp, thì tất nhiên bạn sẽ muốn đặt đường chân trời của bạn ở sâu bên dưới (hình #4) để tôn vẻ đẹp của bầu trời trong ảnh lên. Để tạo sự mạnh mẽ cho điểm nhấn của ảnh, đường chân trời thường được đặt cao hẳn ở trên hay thấp hẳn ở dưới. Vì nếu đường chân trời mạnh mà bạn đặt nằm ở ngay chính giữa, ảnh của bạn khi nhìn vào sẽ tạo cho người xem cảm giác như ảnh bị cắt đôi (hình #5). Nhưng cũng không cần thiết phải luôn luôn áp đặt quy tắc 1/3 (Rule of Thirds) cho đường chân trời của ảnh, mà hãy tự xem xét từng hoàn cảnh không cảnh của ảnh bạn chụp, ví dụ như khung cảnh không có gì đặc biệt của một ngày trời u ám hoặc một bầu trời trắng xóa không áng mây.

Hình #4

Posted Image

Posted Image

Hình #5

Posted Image

Và bây giờ chúng tôi muốn nói với bạn một điều cũng không kém phần quan trọng, đó là bạn không nhất thiết phải tuân theo qui tắc 1/3 mới có được ảnh tốt hoặc xuất sắc; mà hãy dùng những quy tắc tiêu chuẩn này để thể hiên mình qua những sáng tạo của bạn. Vì trên thực tế tất cả chúng ta chụp ảnh không có cùng một phong cách, chính vì thế ảnh của chúng ta mới đa dạng và phong phú hơn, thú vị hơn; cũng như món phở của Việt Nam ta khởi đầu đâu có đa dạng và phong phú như ngày nay. Hình ví dụ dưới đây là một ảnh không theo quy tắc 1/3, nhưng vẫn tạo cảm giá thú vị phải không bạn???

Hình #6

Posted Image

(ST)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/12/ha-noi-phu-suong-mo-mang-cuoi-nam/

3/12/2012, 08:54 GMT+7

Hà Nội phủ sương mơ màng cuối năm Posted Image

Sương mù dày đặc như tấm voan phủ lên Hồ Gươm, hồ Tây với nét hư ảo đẹp đến mộng mị. Mỗi năm, cứ đến mùa sương mù, người Hà Nội khó có thể không tự thưởng cho mình một sớm tinh mơ đi dạo để ngắm và hít thở cái không khí mơ màng cuối năm.

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image Đặng Tuấn Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vnexpress.net...-mang-cuoi-nam/

3/12/2012, 08:54 GMT+7

Hà Nội phủ sương mơ màng cuối năm Posted Image

Sương mù dày đặc như tấm voan phủ lên Hồ Gươm, hồ Tây với nét hư ảo đẹp đến mộng mị. Mỗi năm, cứ đến mùa sương mù, người Hà Nội khó có thể không tự thưởng cho mình một sớm tinh mơ đi dạo để ngắm và hít thở cái không khí mơ màng cuối năm.

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image Đặng Tuấn Trung

Theo tôi những hình trên có ý nghĩa nhưng nhiếp ảnh viên là người không thông thạo kỷ thuật nhiếp ảnh hay có thể sử dụng máy không rành rẻ , những khung cảnh hay vàcó ý nghĩa nhưng theo tôi đều underexposed nếu tăng độ ánh sáng lên overexposed hay mở rộng aperrture của ống kính và hạ thấp speed xuống dưới 1/500s hay gia tăng ISO ÍT NHẤT tử 800 trở lên thì hình ảnh sẽ hoàn hao hơn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bố cục trong nhiếp ảnh

Ai trong chúng ta cũng đều thích cái đẹp và hơn thế nữa chúng ta đều muốn mình tạo ra cái đẹp. Và một tác phẩm ưng ý, một tác phẩm đẹp là ước muốn không chỉ của các nhiếp ảnh gia mà của mọi người khi cầm máy ảnh để chụp ảnh.

Để trở thành một nhiếp ảnh gia với các bức ảnh để đời quả lá khó, nhưng để có được những bức ảnh đẹp thì cũng không khó lắm nếu ta nắm được các nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản nhất.

Xin giới thiệu với các bạn bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh. Các nhiếp ảnh gia, nhà báo... trước khi có những tấm ảnh đẹp, để đời thì chắc chắn trong đầu họ cái bố cụ này đã nằm sẵn từ lúc nào.

Mời bác bạn xem tấm hình sau:

Posted Image

Posted Image

Quan sát hình trên ta thấy:

Hai dòng kẻ dọc và ngang chia hình thành 3 phần bằng nhau và gặp nhau tại 4 điểm.

Trong nhiếp ảnh ta gọi 4 đường đó là 4 đường mạnh và 4 điểm đó là 4 điểm mạnh. Hai đường nằm ngang còn gọi là hai đường chân trời.

Trong khi chụp hình người chụp phải cố gắng đưa chủ đề cần chụp vào gần hoặc trùng các đường mạnh, điểm mạnh trên.

Đây là bố cục căn bản nhất, bất cứ người chụp ảnh nào cũng cần phải ghi nhớ trong đầu để mỗi khi nhìn, ngắm chụp đều lôi ra để áp dụng.

Và dĩ nhiên là trong cả hội họa, điện ảnh, kiến trúc thì đây cũng là bố cục cơ bản nhất.

ví dụ:

Posted Image

Ngoài ra ta còn gọi hai đường ngang là hai đường chân trời. Khi chụp ảnh phong cảnh có đường chân trời thì ta đặt đường chân trời nằm gần hoặc ngay tại hai đường trên tùy ý đồ thể hiện của ta.

Ví dụ: Khi muốn thể hiện sự bao la của bầu trời, thì ta chọn đường dưới là đường chân trời.

Posted Image

(st)

Ys kiến của tôi về ảnh portrait ở trên, là underexposed không biết nhiếp ảnh viên có sử dung flash hay không, nên điều chỉnh lại skin tone và tăng Iso 1600 và không cần flash nhưng phải mở tối đa aperture ống kính tối đa .

Còn hình landscape ở dưới thì nên sử dụng HDR ĐỂ TĂNG ánh sánh sáng cho phần đưới bóng cây được rỏ hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay