Lãn Miên

Đạo Giáo Trong Ngôn Từ Việt

2 bài viết trong chủ đề này

Đạo giáo trong ngôn từ Việt

“Ngôn ngữ” là một từ Việt-Hán, coi như một từ khoa học, thông dụng trong tiếng Việt. Ngôn ngữ vốn được đưa ra bằng cái Lưỡi (bóc vỏ lưỡi chim yiểng, chim sáo, chim vẹt để dạy nó bắt chước nói tiếng người), nên tiếng Anh, tiếng Nga đều gọi ngôn ngữ là “lưỡi”, còn tiếng Việt thì Lưỡi đưa ra Lời, cái mồm đưa ra một tiếng có nghĩa gọi là một từ, thì “Mồm đưa ra Tiếng” ấy đã lướt thành “Miệng”, khác với cái mõm hay cái mỏ của động vật. Nhưng thực ra động vật cũng có ngôn ngữ để chúng giao tiếp với nhau, do người không hiểu hoặc không nghe thấy được mà thôi. Xưa Trang Tử đã nói ý đó rồi. Tại sao trong tiếng Việt lại có vô cùng nhiều từ đồng nghĩa là “nói”. Ngẫm theo QT thì thấy hóa ra là vì tư tưởng của Đạo giáo đã có sãn trong ngôn từ Việt, con nào được mang tên là gì thì đều có một từ trong logic QT với nó mang nghĩa là “nói”, tức như Trang Tử nhận xét, chúng đều có ngôn ngữ giao tiếp với nhau cả. Chẳng qua là người vơ hết về mình để dùng, nên có nhiều sắc thái của khái niệm “nói” thành ra càng phong phú mà thôi, nhưng vì nhiều quá nên nhiều khi cũng hay dùng lẫn lộn. Đơn cử ví dụ nhỏ:

Con CÀ , con CÁY, KÊ “kêu”

Con GÀ, con GẸ “gọi” nhiều lời ra

Mái gẹ “gọi” giọng đàn bà

Gà trống nó “gáy” giọng là đàn ông

RẮN, RỒNG “réo rắt” trong lòng

Con TRÂU “trọ trẹ” nghe chừng dễ thương

Con CHUỘT “chút chít” gậm giường

Con KHỈ “khèng khẹc” nhún nhường trên cây

Con VỊT “van” mãi lời này (chữ Vân 云 nghĩa là “nói”)

Con NÒI biết “nói” lời hay ý dồn (chữ Na 吶 nghĩa là “nói”

Giống NÒI “nói”, giống NGƯỜI “ngôn” (chữ Ngôn 言 nghĩa là “nói”)

Con CHIM thì biết “chiêu” hồn với chim (chữ Chiêu 詔 nghĩa là “nói”)

Con VƯỢN thì biết “véo von”

VƯỢN tiến thành VIỆT, Đác-Uyn “viết” rồi (chữ Viết 曰 nghĩa là “nói”)

Mở xem cổ sử mà coi

Khổng Tử xưa “viết” những lời ngàn năm. (cổ thư thường trích “Khổng Tử viết 孔 子 曰”: ...)

VIỆT thì mới “viết” rõ rành

NÒI Nam, Lưỡi “nói”, Lời thành Ngợi, Ngôn

( “khen ngợi” là nói lời khen, “ca ngợi” là nói lời ca, “ngẫm ngợi” là nói lời trong nghĩ thầm, nghĩ thầm nói lướt là “ngẫm”, ngôn ngữ quả thực là công cụ để tư duy)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mạn phép chú Lãn Miên, tiếng Pháp cũng nói ngôn ngữ là cái "lưỡi": La langue.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites