Posted 15 Tháng 11, 2011 Tư liệu tham khảo: TĂNG SAN BỐC DỊCH Trứ tác: Dã-Hạc lão nhơn Tăng san: Lý-văn-Huy Giác-tử Nguyễn-Minh-Thiện dịch CUỐN THỨ NHỨT: 1: Bát quái 2: Bát quái đồ 3: Bát cung 4: Hỗn-thiên giáp-tý 5: Lục thân ca 6: Thế Ứng 7: Động b iến 8: Dụng-thần 9: Dụng-thần, Nguyên-thần, Kỵ-thần, Cừu-thần 10: Nguyên-thần, Kị-thần suy vượng 11: Ngũ hành tương sanh 12: Ngũ hành tương khắc 13: Khắc xứ phùng sinh 14: Động tịnh, sinh khắc 15a: Động biến, sinh khắc, xung hạp 15b: Tứ thời vượng tướng 16: Nguyệt tướng 17: Nhựt thần 18: Lục thần 19: Lục hạp 20: Lục xung 21: Tam hình 22: Ám động 23: Động tán 25: Phản phục 26a: Tuần không 26b: Sanh, Vượng, Mộ, Tuyệt 26c: Các môn loài đề-đầu tổng chú 26d: Các môn loại ứng-kỳ tổng chú 26e: Quy-hồn, Du-hồn CUỐN THỨ NHÌ 27: Nguyệt-phá 28: Phi, Phục thần 29: Tấn-thần, Thối-thần 30: Tùy quỉ nhập mộ 31: Độc phát 32: Lưỡng hiện 33: Tinh sát 34: Tăng san Huỳnh-kim Sách, Thiên-kim Phú 35: Thiên thời TỰA Thánh Dã Hạc nói: Đạo bói quẻDịch là Tâm pháp của bốn vị Thánh lớn: Phục Hi, Văn Vương, Chu Công, và KhổngTử. Ai học cho tinh vi thì có thể biết việc Trời Đất.Còn học lý chút ít, cũng có thể hiểu việc cát hung. Phàm học bói có thể học đến chỗ cao xa, mà cũng cóthể học những điều sơ cạn, thì trước cần học trang quẻ, biết chỗ động biến,cùng là những quẻ lục xung, quẻ biến lục xung, hay những quẻ lục hợp cùng làquẻ biến lục hợp. Hãy coi kỹ trong chương "Dụng Thần": chiếm chongười nào? Chiếm về việc gì? Rồi mới biết lấy hào nào làm Dụng Thần. Lại nên xem coi: Thế nào là Tuần Không? Thế nào làNguyệt Phá? Thế nào là bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, suy vượng? Thế nào là sinhkhắc, là xung hình, thì sẽ tự biết quyết đoán họa phúc. Giả như chiếm quẻ: CẦU CÔNG DANH: Nếu đặng vượng quan trì Thế hoặcngày, tháng, hào động làm Quan Tinh (lâm hào Quan Quỷ) sinh hợp với Thế hào,thì cầu danh như là lấy đồ trong túi. Nếu gặp Tử Tôn trì Thế, hoặc Tử Tôn độngở trong quẻ, thì cầu thi đậu hay cầu thăng chức, đều là như mò trăng đáy nước. CHIẾM CẦU TÀI: Nếu đặng Tài Tinh trì Thế, hoặcngày, tháng, hào động lâm Tử Tôn, sinh hợp Thế hào, hoặc Quan Quỷ trì Thế đượcTài động sinh ra nó, hoặc Phụ Mẫu trì Thế, Tài động khắc Thế đều là hứa chắccầu tài, dễ như bực trưởng giả gải ngứa mà thôi. Nếu gặp Huynh Đệ trì Thế, hoặchào Huynh Đệ động ở trong quẻ, hoặc Thế trúng Tuần Không, Nguyệt Phá, thì chẳngkhác nào leo cây bắt cá. CHIẾM VẬN HẠN NĂM, THÁNG: Nếu là người hiện đangnhiệm chức quan thì phải Quan Tinh trì Thế, Tài động sinh ra nó, đều là hứachắc cát khánh. Nếu gặp Quan Quỷ tương khắc hay ngày, tháng, hào động, lâm Tửtôn xung khắc Thế hào (tức Quan Quỷ trì Thế), hoặc lâm Quan Quỷ xung khắc Thếhào (tức Huynh Đệ trì Thế), hoặc Thế lâm Tuần Không, Thế bị Nguyệt Phá, hayQuan bị Nguyệt phá hoặc lâm Tuần Không, hoặc Thế động hóa ra hồi đầu khắc, hoặcTử Tôn trì Thế đều là điềm Hung. Thường dân chiếm Vận Hạn một tháng, mừng được hàoTài hay Tử Tôn trì Thế, hứa chắc một năm hanh thông. Nếu gặp Quan Quỷ trì Thếmà đặng ngày tháng, hào động làm Tài Tinh, sinh hợp Thế hào (tức Quan Quỷ trìThế) thì sẽ có cát lợi. Nếu không có Tài động sinh hợp Thế hào mà Quan Quỷ trìThế phải gặp tai nạn, thị phi (hoặc không có công việc làm, hoặc bị mấtviêc...). Nếu Thế bị Nguyệt Phá hay hồi đầu khắc phá, Thế lâm Tuần Không, cùngQuỷ động khắc Thế, hay Thế suy nhược lại bị hình, xung, khắc; hoặc Huynh độngkhắc Thế, sẽ gặp khẩu thiệt, phá tài, hoặc bệnh tật. Thường Dân chiếm lưu niên (đoán Vận mỗi năm),tháng hợp với Thế hào thì kiết, tháng xung với Thế hào thì hung. Không nên cóThế hào biến Quỷ và hóa ra hồi đầu khắc, định có hung nguy. Lại cũng không nênTài động hóa Phụ, Phụ động hóa Tài, hoặc Quỷ động hóa Phụ Mẫu, phải có tai nạncho cha mẹ (người bề trên), hoặc bệnh tật nặng nề. Còn Huynh Đệ động hóa Quỷ,Quỷ biến Huynh Đệ, phòng anh em có tai ách và mình. Tài hóa Quỷ, Quỷ hoá Tài,Tài hóa Huynh, Huynh hóa Tài, chắc có thương khắc vợ hầu, tôi tớ, người làmcông. Tử hoá Quỷ, Quỷ hóa Tử, Phụ hóa Tử Tôn, Tử Tôn hóa Phụ, thì trẻ nhỏ sẽthọ hại. Thanh Long, Thiên Hỉ (Dụng Thần) trì Thế, sinhThế, thì có điềm vui, hể Quỷ phá động sẽ có hiếu phục (có tang tóc). Phi Xà,Chu Tước gia ngay hào Huynh trì Thế, Quỷ động khắc Thế tu phòng khẩu thiệt,miệng tiếng thị phi, kiện tụng. Huyền Vũ gia ngay hào Huynh trì Thế, Quỷ độngkhắc Thế tu phòng đạo tặc (bị cướp), hoặc kẻ xấu hãm hại. (Theo tôi kiểm nghiệmthấy, dù Huynh Đệ trì Thế mà hóa Quỷ thì mình bị khẩu thiệt nhiều hơn, hoặc anhem gặp nạn, còn thân mình chẳng sao. Nếu mình không có anh em thì mới ứng vàomình. Trường hợp Quan trì Thế suy nhược lại động hoá khắc, hóa mộ thì chắcchết, thêm Phi Xà hay Bạch Hổ thì chắc nhập hoàng tuyền, được truy tặng mộ bia.Chắc hơn nữa, nên xủ lại nhiều lần, nếu quẻ đều hiện thế mà không lo tu hànhchắc phải chết). CHIẾM TRÁNH TỤNG SỰ, PHÒNG THỊ PHI, TAI HỌA: nhưcừu nhân làm hại, và đi sông biển, vào hiểm địa, (ngủ đêm lữ điếm, tá túc chùamiểu), hoặc kinh doanh mậu dịch, mua lầm vật trộm, hoặc thấy nhà gần lửa cháy,hoặc hỏi về ôn dịch lưu hành, phòng hổ lang, phòng trộm cướp, hoặc đi gấp trongđêm, hoặc đã vào trường thị phi, lòng lo hoạn họa, hoặc muốn ngăn ngừa việc chimà e sinh tai phi, hoặc vào nhà người bệnh, đề phòng truyền nhiểm, hoặc ăn lầmđồ độc e phải chết, hoặc mang trọng tội cầu mong ân xá, hoặc vương bệnh hiểm màmuốn phong nguy, hoặc hỏi xem món vật này hoặc món thuốc kia có nên dùng không,hoặc hỏi về người lạ thú dữ có hại đến mình không, phàm gặp các việc đề phòngmà đặng Tử Tôn trì Thế hoặc Tử Tôn động ở trong quẻ, hoặc Thế động biến ra TửTôn, hoặc Thế động hóa hồi đầu tương sinh, hoặc Quan Quỷ động để tương sinh,thì dù thân mình ở trong miệng cọp, hứa chắc được yên ổn như ngồi trong núiThái Sơn. Duy kỵ Quan Quỷ trì Thế ngờ vực lo lắng khó giải. Quỷ khắc Thế, taihọa sẽ xâm. Thế động hóa Quỷ và hoá hồi đầu khắc, họa đã đến mình, không thểtrốn khỏi. Duy Thế hào lâm Tuần Không, không lo. Thế hào bị phá thì không lợi. CHIẾM BỆNH: Như mình chiếm bệnh cho mình, nếu đặnghào Thế vượng tướng, hoặc ngày tháng, hào động sinh hợp với Thế hào, hoặc TửTôn trì Thế, hoặc Tử Tôn động ở trong quẻ, chẳng luận bệnh lâu, bệnh mới, hoặccầu thần, hoặc uống thuốc, tức khắc sẽ an khang. Bệnh mới hào Thế gặp Tuần Không, hoặc Thế động hóaKhông, hoặc quẻ gặp lục xung hay biến lục xung, chẳng cần uống thuốc mà hứachắc sẽ lành mạnh. Bệnh lâu quan Quỷ trì Thế hưu tu, hoặc ngày,tháng, hào động khắc hào Thế, hoặc Thế gặp Tuần Không, Nguyệt Phá, Thế động hóaKhông, hóa khắc phá, hoặc gặp quẻ lục xung, hoặc quẻ biến lục xung thì dù choBiển Thước cũng khó chữa. Như có người bị bệnh khá nặng mà không biết, đếnkhi phát hiện bác sĩ cho hay có thể bị ung thư, chờ khám nghiệm trong khi hiệntại lại thấy còn đang rất khỏe. Gia đình rất sợ, gọi hỏi tôi xem sống chết thếnào? Chính đương sự xủ được quẻ Bát Thuần Khôn, ngày Quý Mão tháng Đinh Mùi. Khôn vi Địa - - Tử Dậu Thế (ám động) - - Tài Tý - - Huynh Sửu - - Quan Mão Ứng - - Phụ Tỵ - - Huynh Mũi Xem quẻ Thấy Tử Tôn trì Thế lẽ ra phải đoán làbình an vô sự, nhưng vì là quẻ lục xung, mà bệnh trì trệ không biết lâu mau, vìngười này đã bị bệnh ì ạch lâu rồi mà không biết, nên tôi đoán rằng: "Nếulà mới bệnh thì nhất định mạnh, còn bệnh lâu thì chắc là chết, tuỳ theo lâu mauthôi. Mong rằng chị ấy mới bệnh thì tháng 7 Âm Lịch Thế lâm vượng địa Hỏa củamùa hè không khắc được nữa thì lành. Còn bệnh lâu thì ngược lại vì Tử Tôn lâmBạch Hổ". Quả nhiên, chết ngày Đinh Sửu tháng Mậu Thân (7) năm Nhâm Ngọ.] CHIẾM CHA MẸ BỆNH: Lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần.Nếu gặp hào Phụ Mẫu vượng tướng, hoặc ngày, tháng, hào động sinh Phụ Mẫu, hoặcPhụ Động hóa vượng, chẳng luận bệnh đau lâu hay mới bệnh, uống thuốc lập tứcbình an. Bệnh mới đau, mà hào Phụ gặp Tuần Không, Phụ độnghoá Không, hoặc gặp quẻ lục xung, chẳng uống thuốc mà mạnh. Bệnh đau lâu, màhào Phụ gặp Tuần Không, Nguyệt phá, hoặc phụ động hóa Không, hóa phá, Phụ độnghóa Tài, Tài hoá Phụ Mẫu, gặp quẻ lục xung, hoặc hào Phụ hưu tù, lại bị ngày,tháng, hào động xung khắc, làm con phải gấp lo chạy thuốc men, bản thân sănsóc, chớ khá rời xa. CHIẾM ANH EM BỆNH: Nếu đặng hào Huynh Đệ vượngtướng, hoặc đồng với ngày, tháng, hoặc ngày, tháng hào động tương sinh, hoặcHuynh Đệ động hóa vượng, hóa sinh, chẳng luận bệnh củ hay mới, hứa sẽ bình an. Bệnh mới đau, hào Huynh gặp Tuần Không và động màhóa Không, gặp quẻ lục xung, quẻ biến lục xung, uống thuốc thì mạnh. Bệnh đaulâu, hào Huynh gặp Tuần Không, Nguyệt phá, và động mà hóa Không hóa phá, gặpquẻ lục xung, quẻ biến lục xung, Huynh động hóa quỷ, quỷ hóa Huynh hào, hoặchào Huynh hưu tù, bị ngày tháng, hào động xung khắc, mau gấp uống thuốc, cầuphước. Bằng trể thì khó mà trị lành (chết nhiều hơn sống). CHIẾM CON CHÁU BỆNH: Hào Tử Tôn vượng tướng, hoặcđồng cung với ngày, tháng, hào động, sinh hợp, hoặc hào Tử Tôn hồi đầu hóasinh, hóa vượng, chẳng luận bệnh đau lâu hay mới đau, uống thuốc, cầu phước thìmạnh. Bệnh mới đau, Tử Tôn lại gặp Tuần Không, và độngmà hóa Không, gặp quẻ lục xung, quẻ biến lục xung, chẳng uống thuốc, mà mạnh.Bệnh đau lâu, Tử Tôn gặp Tuần Không, và động mà hóa Không, gặp quẻ lục xung,quẻ biến lục xung, Tử Tôn động mà hóa Quỷ, Quỷ hóa Tử Tôn, Phụ hóa Tử, Tử hóaPhụ và ngày, tháng, hào động xung khắc, thì phải mau uống thuốc. Bằng trể thìkhó mà sống. CHIẾM CHO VỢ HẦU ĐAU: Lấy Tài làm Dụng Thần. HàoTài vượng tướng, hoặc đồng với ngày, tháng, hào động tương sinh, hoặc hào Tàiđộng hóa Tử Tôn, hoặc động hóa sinh vượng, chẳng luận lâu mau, trị thì thấylành. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2011 Bệnh mới đau, Tài gặp Tuần Không và động mà hóa Không, hoặc gặp lục xung, quẻ biến lục xung, chẳng cần uống thuốc, dám hứa nạn qua. Nếu bệnh đau lâu, hào Tài hóa Không, hóa Phá, gặp quẻ lục xung, quẻ biến lục xung, hoặc Tài động biến Quỷ, Quỷ động hóa Tài, Huynh Đệ hóa Tài, Tài hóa Huynh Đệ, trên đời dù có lương y cũng khó trị lành (chết nhiều hơn sống). Phàm chiếm bệnh cho ba đảng: Phụ Tộc, Mẫu Tộc, Thê Tộc (bà con bên Nội, bà con bên Ngoại, và bà con phía vợ) cùng là quan trưởng, Thầy trò, tôi tớ, người giúp việc, đều phải coi chương Dụng Thần mà chọn cho đúng Dụng Thần, thì có thể xem rõ lành bệnh, hoặc sống chết. Còn chiếm bệnh cho bằng hữu là kẻ ngoại nhân, thì lấy ứng hào làm Dụng Thần. Đó cũng là lẽ thường, nhưng có khi không ứng nghiệm. Tại sao? Có lẽ vì không phải ruột rà, nên không hết lòng thành mà ra vậy. (Theo tôi đã nghiệm thấy, đối với bạn bè mà người có niềm tin, và là bạn bè chí thân, hết lòng cho nhau, thì quẻ ra vẫn ứng rõ ràng. Ta có thể dùng Ứng hào, hoặc chọn ngay Dụng Thần là Huynh Đệ, tuỳ theo quẻ, vẫn đoán rất chính xác) Thánh Dã Hạc nói: Có người hỏi tôi rằng, "Cứ theo lời thầy nói, bói quẻ là một việc rất dễ dàng. Như chiếm công danh, quan chức, mà đặng vượng Quan trì Thế, sẽ thành danh; Tử Tôn trì Thế thì thất vọng. Chiếm tật bệnh, bệnh mới đau mà gặp lục xung, gặp Tuần Không, chẳng uống thuốc cũng hết bệnh. Bệnh đau lâu, mà gặp xung, gặp Tuần Không, dù có thuốc linh đơn cũng không thể cứu. Như đặng thấy hiển nhiên như vậy thì thật không phải khó biết. Còn như chiếm tật bệnh mà không gặp lục xung, Dụng Thần chẳng thấy Tuần Không, vượng chẳng vượng, suy chẳng suy, hung chẳng hung, mà cát chẳng cát. Lại như chiếm công danh, sự nghiệp, Quan với Tử Tôn không trì Thế, 6 hào Loạn động, Tài phụ đồng hung, thì mới lấy chi mà nhất quyết?” - Nếu anh xủ rèm mà làm nghề bói mướn, mỗi ngày xủ nhiều quẻ, thì đâu mà đặng toàn là những quẻ hiển nhiên dễ thấy. Cũng trong hung mà ẩn cát, trong cát mà ẩn hung, thì phải ráng tìm áo lý để ý xét suy. Nếu anh muốn tự biết xu kiết tỵ hung, tất nhiên không có loạn chiếm nhiều quẻ, không có tạp niệm trong lòng. Mỗi khi gặp một việc gì, thì tức khắc bói liền. Thần chẳng gạt người. Hễ chiếm danh mà đặng thành, thì có Quan trì Thế. Còn không đặng thành, thì Tử Tôn sẽ động ở trong quẻ. Hoặc như có quẻ không minh bạch rõ ràng thì mai sớm hết lòng thành bói lại coi. Nếu còn rối reng nữa, thì bói lại nữa, tự nhiên có tương ứng. Nhưng khi chiếm trong lòng chẳng nên tưởng nhớ hai việc. Lòng thành nhất niệm, thì sẽ thấy ứng. Nếu một lần chiếm đôi ba việc thì quẻ không linh. Lại như chiếm tật bệnh, còn dễ dàng lắm vậy. Một người có bệnh trong nhà ai khác cũng có thể chiếm thay, tha hồ mà chiếm giùm. Nếu là bệnh mới đau, chỉ có một quẻ, một hào gặp lục xung, hoặc quẻ biến lục xung, hoặc Dụng Thần gặp Tuần Không, hoặc động mà hóa Không, đó là bệnh dễ mạnh. Bệnh đau lâu, mà nhằm nó, thì mang tai, vì khó trị. Lại như phòng tai sợ nạn, chỉ đặng hào Tử Tôn trì Thế thì ở trong chỗ sấm sét, hứa chắc bình an, không sao cả. Vậy thì có gì là khó đâu. Khách nói: Chiếm một lần đã phiền nhọc Thần linh, chẳng dám hỏi lần thứ hai thứ ba nữa, đâu dám bói luôn mấy ngày như vậy. Thánh Dã Hạc trả lời: Vì một lời nói đó mà hết thả những người bói quẻ phải lầm lạc. Vậy anh nghe nói: "Ba người chiếm thì do lời hai người bàn" không? Một việc mà đã chiếm ra ba chỗ, thì tái cầu có hại gì? Cũng có một trường hợp không chiếm lại là, trong một khắc mà chiếm hoài một việc. Phải chờ mai xem lại mới là tốt. Lại cũng có trường hợp chiếm liên tiếp mà nhiều ngày cũng không nên, là như chiếm công danh, đã đặng Tử Tôn trì Thế, trong lòng không thích, muốn chiếm lại sao cho được Quan trì Thế mới chịu thôi. Đó gọi là làm phiền nhọc Thần linh nhiều lần. Nhưng tôi cũng thấy có kẻ làm như vậy, mà Thân linh cũng chưa từng không ứng. Tôi nhân thuở nhỏ lao bề công danh, chiếm đến 7 lần. Sáu lần đặng Tử Tôn trì Thế. Đó là Thần Linh chẳng phải chán, vì tôi hỏi nhiều lần. Mỗi lần hỏi, thì mỗi lần có báo tin. Mà chán tôi nhiều là, như tôi hỏi quẻ cầu tài, để chỉ rõ số tiền hiện hữu, lòng tôi đã rõ rồi mà cứ hỏi hoài, thì Thần không nói nữa. Có nói, là nói về viêc tôi không có hỏi. Như có một ngày kia, tôi chiếm cầu tài. Vượng Tài trì Thế thì tôi đã rõ ngày Thìn đặng tài. Ngày kế, tôi chiếm một quẻ coi quả ngày Thìn đặng có Tài không? Quẻ đặng hào Thân Kim Huynh động, mà không rõ là nói gì. Đến ngày Thìn đặng tài, đến ngày Thân vì việc khác mà mất tài. Mới biết Thần cho tôi rõ ngày Thìn có tài, mà ngày kế tôi còn hỏi nữa nên Thần không nói. Thần lại nói, "ngày Thân mất tài", cho nên biết rằng hỏi nhiều lần, Thần cũng không trách, mà lại báo tin về việc ta không hỏi. Việc như vậy rất nhiều. Tôi viết cuốn sách này ra, là để truyền bí pháp cho bực hậu hiền. Nhưng không phép nào khác, chỉ dạy người học bực sơ cạn, phàm gặp quẻ mơ hồ trong lòng chưa biết rõ, thì chiếm nhiều lần vô ngại. Nếu trong quẻ đã hiện rỏ ràng rồi, thì chớ nên hỏi nữa. Chí như chiếm bệnh, một người có bệnh, thì cả nhà ai cũng chiếm thế cho được, tự có quẻ ứng linh. Lại gặp việc, thì chiếm liền, thừa lúc chưa loạn, chẳng khá nghĩ nhiều việc trong lòng. Việc nhiều tâm loạn, thì không phải là lòng thành nhất niệm nữa. Còn dạy kẻ học bói đến chỗ sâu xa, sau có chia phép chiếm và nói về chỗ sai lầm ở trong các sách, chỉ thêm chỗ áo lý, nên nghiền ngẫm mà hiểu cho rõ cái ý nghĩa. Đó là công trình của tôi trong bốn chục (40) năm, cả ngày ăn rồi chỉ lo một việc đó, chẳng lìa ra chốc lát nào hết, mới là đặng vậy. Đó là chỗ tiên hiền chưa truyền. Phải ráng từ đầu đến cuối, tỷ mỉ xét rõ, tự nhiên xảo đoạt thiên công. Muốn tham cứu chỗ hóa dục (sinh biến) của Trời Đất, suy trắc lý ẩn vi của Quỷ Thần, không phải khó. Giác Tử cũng có nói: "Nếu gặp việc gấp dù trong một giờ, cũng có thể chiếm năm ba quẻ liên tiếp". Cá nhân tôi có kinh nghiệm với một cô em dâu chưa cưới, Cô này đang chuẩn bị vào trường thuốc để học bác sĩ, và cô chỉ thích làm bác sĩ không học gì khác, nên đã đến nhờ tôi xem quẻ có được nhận hay không. Từ năm ngoái đến năm nay xủ gần chục quẻ, từ quẻ đầu cho đến quẻ cuối, không quẻ nào mà không Tử Tôn trì Thế. Nên tôi đã đoán nhất định số cô làm bác sĩ thôi không thể làm gì khác. Và tôi cũng đã có cơ hội xem cho 3 người bác sĩ đã hành nghề nhiều năm, hễ họ xủ quẻ hỏi về Vận Số là Tử Tôn trì Thế. Còn tôi có ông bạn làm Cha nhà thờ, xủ khá nhiều quẻ về bản Mệnh mà không hề có quẻ nào là Tử Tôn trì Thế cả, thật tôi không hiểu lý do, nhưng đó là việc rất lạ. Cũng như số Thánh Dã Hạc được làm Thầy Thiên Hạ và làm Vĩ Nhân nên 6 lần đều Tử Tôn trì Thế là vậy. Nên nhớ Thầy thuốc, Tăng đạo, Thầy tướng, trung thần lương tướng, cửu lưu thuật sĩ, con cháu, phước đức đều lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần). Dám chắc với các bạn là sắp tới sẽ có người mặc dù chê bai Bốc Dịch, còn viết ra thành văn nữa, nhưng sẽ thử áp dụng cách tôi đã viết ra ở trên hoặc sắp tới, để xem có khả năng làm Thầy không. Và cũng xin thông báo trước nếu khi xủ quẻ bản Mệnh thấy mình không có Tử Tôn trì Thế mà đoán số càn bậy thì nghiệp không phải ít đâu nhé. À, tôi còn quên một điều này nữa, có cô bạn làm Đông y sĩ châm cứu, đã xủ quẻ hỏi bản mệnh năm nay. Cô ta xủ tổng cộng 3-4 quẻ gì đó, đều là Tử Tôn trì Thế! Từ từ tôi sẽ viết ra cách các bạn có thể xem thử cho mình khi đi gặp bác sĩ khám bệnh, Thầy coi Tử Vi, coi bói, Thầy dạy học hay thầy dạy Tử Vi, hoặc xem người mình hỏi là người giỏi hay dỡ hay là bọn nói dốc, hay là người ta đây chỉ nói khoác lác... Các bạn đều có thể xem biết hết! Khỏi phải sợ ai lường gạt. Lấy vượng suy để đo lường khả năng, tiền bạc, cũng như học thuật của mình của người. Chương 1: BÁT QUÁI ĐỒ Đạo Càn là cha thuộc Dương: sinh ra Chấn = trưởng nam, Khảm = trung nam, Cấn = thiếu nam --- --- Càn --- - - - - Chấn --- - - --- Khảm - - --- - - Cấn - - Đạo Khôn là mẹ thuộc Âm: sinh ra Tốn = trưởng nữ, Ly = trung nữ, Đoài = thiếu nữ - - - - Khôn - - --- --- Tốn - - --- - - Ly --- - - --- Đoài --- Chương 2: QUÁI TƯỢNG ĐỒ CÀN tam liên (3 gạch liền): được 3 hào Dương không có hào bị đứt khúc KHÔN lục đoạn (6 đoạn): được luôn 3 hào Âm có 6 đọan ngắn CHẤN ngưỡng bồn (chậu để ngửa): hào đầu dương, hào 2 hào 3 là Âm CẤN phúc oản (chén để úp): hào 1 hào 2 là Âm, hào 3 Dương Ly trung hư (giữa ruột trộng): hào 1 và hào 3 Dương, hào 2 ở giữa Âm KHẢM trung mãn (giữa ruột đầy): hào 1 và hào 2 là Âm, hào 2 Dương ĐOÀI thượng khuyết (trên khuyết): hào 1 hào 2 Dương, hào 3 là Âm TỐN hạ đoạn (dưới đứt khúc): hào đầu Âm, hào 2 hào 3 là Dương Cách Xủ Quẻ (dùng 3 đồng tiền) 1 đồng sấp (head) là Dương, thì gạch 1 gạch dài ( --- ) 2 sấp (2 heads) là Âm thì gạch 2 gạch ngắn ( - - ) 3 sấp là Lão Dương, thì vẽ 1 vòng tròn ( O ) 3 ngữa là Lão Âm, thì vẽ hai đường chéo ( X ) Một gạch dài (---) là Thiếu Dương, còn vòng tròn (O) gọi là Lão Dương - tức là hào Dương động. Hai gạch ngắn (- -) là Thiếu Âm, còn chữ (X) gọi là Lão Âm - tức là hào Âm động. Phàm trong quẻ có vòng tròn, dấu chéo, thì gọi là quẻ động. Muốn hỏi việc chi, thì lòng phải chí thành, bày tỏ tên họ, chỗ ở, cầm 3 đồng tiền gieo vào trong mâm, hoặc đĩa, hoặc trên bàn, hoặc dưới nền nhà, coi mấy đồng ngữa mấy đồng sấp. Thấy 1 sấp thì gạch 1 gạch dài (---), 2 sấp thì vạch 2 gạch ngắn (- -), 3 sấp thì vẽ vòng tròn (0), 3 ngửa thì viết chữ X (X). [Dùng tiền xưa, thì bên không chữ là sấp Dương (---), bên có chữ là ngửa - Âm (- -). Tại sao thế, vì Dương chủ là Khí, còn Âm chủ là Thể, như khí của cha truyền qua mẹ tạo thành hình thể của con là vậy, đó là nguyên lý mà cổ nhân đặt ra như thế.] Thí dụ gieo tiền 6 lần ta được quẻ Hỏa Thủy Vị Tế hóa Thủy Hỏa Ký Tế như sau: --- O - - X (3 hào trên hợp lại là quẻ ngoại, gọi ngoại quái) --- O - - X --- O (3 hào dưới hợp lại là quẻ nội, gọi nội quái) - - X Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế hóa Thủy Hỏa Ký Tế, nạp thành 6 hào như sau: Hỏa Thủy Vị Tế è Ký Tế Huynh Tỵ Ứng O è Quan Tý Tử Mùi X è Tử Tuất Tài Dậu O è Tài Thân Huynh Ngọ Thế X è Quan Hợi Tử Thìn O è Tử Sửu Phụ Dần X è Phụ Mão Chú Ý: khi vạch quẻ thì vạch từ dưới lên, mà khi đọc quẻ thì đọc từ trên xuống. Như quẻ trên có Ly trên (Ly trung hư), Khảm dưới (Khảm trung mãn), nên đọc là Hỏa Thủy Vị Tế (tượng là chưa xong). Khi biến ra thì có quẻ Khảm trên, Ly dưới, nên đọc là Thủy Hỏa Ký Tế (tượng đã xong). Lại nên ghi nhớ: Quẻ có động thì có biến, hào có động thì có biến. Động hào là lão Âm thì biến thành Thiếu Dương; nếu động hào là Lão Dương thì biến thành Thiếu Âm. Mới đầu hơi khó nên bình tâm suy gẫm, và gắng sức sẽ hiểu. nguồn: nhantrachoc.net.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 11, 2011 Chương 3: TÁM CUNG TƯỢNG HÀO 64 QUẺ I. CUNG CÀN có 8 quẻ đều thuộc Kim (nên học thuộc lòng) 1. CÀN VI THIÊN2. THIÊN PHONG CẤU3. THIÊN SƠN ĐỘN4. THIÊN ĐỊA BỈ5. PHONG ĐỊA QUAN 6. SƠN ĐỊA BÁC7. HỎA ĐỊA TẤN8. HỎA THIÊN ĐẠI HỮUCÀN VI THIÊN --- Phụ Mẫu Tuất Thổ (Thế) --- Huynh Đệ Thân Kim --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa --- Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng) --- Thê Tài Dần Mộc --- Tử Tôn Tý ThủyTHIÊN PHONG CẤU --- Phụ Mẫu Tuât Thổ --- Huynh Đệ Thân Kim --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Ứng) --- Huynh Đệ Dậu Kim --- Tử Tôn Hợi Thủy - - Phụ Mẫu Sữu Thổ (Thế) THIÊN SƠN ĐỘN --- Phụ Mẫu Tuất Thổ --- Huynh Đệ Thân Kim (Ứng) --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa --- Huynh Đệ Thân Kim - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Thế) - - Phụ Mẫu Thìn ThổTHIÊN ĐỊA BỈ --- Phụ Mẫu Tuất Thổ (Ứng) --- Huynh Đệ Thân Kim --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa - - Thê Tài Mão Mộc (Thế) - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa - - Phụ Mẫu Mùi Thổ PHONG ĐỊA QUAN --- Thê Tài Mão Mộc --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Thế) - - Thê Tài Mão Mộc - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Ứng) SƠN ĐỊA BÁC--- Thê Tài Dần Mộc - - Tử Tôn Tý Thủy (Thế) - - Phụ Mẫu Tuất Thổ - - Thê Tài Mão Mộc - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Ứng) - - Phụ Mẫu Mùi Thổ HỎA ĐỊA TẤN --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa - - Phụ Mẫu Mùi Thổ --- Huynh Đệ Dậu Kim (Thế) - - Thê Tài Mão Mộc - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Ứng) HỎA THIÊN ĐẠI HỮU --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Ứng) - - Phụ Mẫu Mùi Thổ --- Huynh Đệ Dậu Kim --- Phụ Mẫu Thìn Thổ (Thế) --- Thê Tài Dần Mộc --- Tử Tôn Tý Thủy Đó là 8 quẻ thuộc cung Càn. Cung Càn ngũ hành thuộc Kim nên Thân Dậu là hào Huynh Đệ vì giống nhau; Thìn Tuất Sửu Mùi là Phụ Mẫu vì Thổ sinh Kim; Tỵ Ngọ là hào Quan Quỷ vì là hào khắc (khắc mình là bệnh tật, hay quan lộc); Dần Mão là hào Tài vì mình khắc (sai khiến hay xài), là Thê Tài (vợ và tiền bạc); Hợi Tý là hào Tử Tôn vì mình sinh ra là con cháu (cũng là phúc đức vì do mình tạo ra).2. CUNG ĐOÀI:1. ĐOÀI VI TRẠCH2. TRẠCH THỦY KHỐN3. TRẠCH ĐỊA TUY4. TRẠCH SƠN HAM5. THỦY SƠN KIỀN6. ĐỊA SƠN KHIÊM7. LÔI SƠN TIỂU QUÁ8. LÔI TRẠCH QUY MUỘIĐOÀI VI TRẠCH- - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Thế) --- Huynh Đệ Dậu Kim --- Tử Tôn Hợi Thủy- - Phụ Mẫu Sửu Thổ (Ứng) --- Thê Tài Mão Mộc--- Quan Quỷ Tỵ HỏaTRẠCH THỦY KHỐN - - Phụ Mẫu Mùi Thổ --- Huynh Đệ Dậu Kim--- Tử Tôn Hợi Thủy (Ứng) - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa--- Phụ Mẫu Thìn Thổ- - Thê Tài Dần Mộc (Thế)TRẠCH ĐỊA TUỴ - - Phụ Mẫu Mùi Thổ--- Huynh Đệ Dậu Kim (Ứng) --- Huynh Đệ Hợi Thủy- - Thê Tài Mão Mộc- - Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Thế) - - Phụ Mẫu Mùi ThổTRẠCH SƠN HÀM - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Ứng) --- Huynh Đệ Dâu Kim--- Tử Tôn Hợi Thủy--- Huynh Đệ Thân Kim (Thế) - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa- - Phụ Mẫu Thìn ThổTHỦY SƠN KIỀN- - Tử Tôn Tý Thủy--- Phụ Mẫu Tuất Thổ- - Huynh Đệ Thân Kim (Thế) --- Huynh Đệ Thân Kim - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa- - Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng) ĐỊA SƠN KHIÊM- - Huynh Đệ Dậu Kim- - Tử Tôn Hợi Thủy (Thế) - - Phụ Mẫu Sửu Thổ--- Huynh Đệ Thân Kim- - Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Ứng) - - Phụ Mẫu Thìn ThổLÔI SƠN TIỂU QUÁ - - Phụ Mẫu Tuất Thổ- - Huynh Đệ Thân Kim--- Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Thế) --- Huynh Đệ Thân Kim- - Quan Quỷ Ngọ Hỏa- - Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng)LÔI TRẠCH QUY MUỘI - - Phụ Mẫu Tuất Thổ (Ứng)- - Huynh Đệ Thân Kim--- Quan Quỷ Ngọ Hỏa- - Phụ Mẫu Sửu Thổ (Thế) --- Thê Tài Mão Mộc --- Quan Quỷ Tỵ HỏaĐó là 8 quẻ của cung Đoài. Cung Đoài cũng thuộc hành Kim như cung Càn, nên vẫn lấy Kim làm Huynh Đệ và lục thân giống như cung Càn ở trên.3. CUNG LY1. LY VI HỎA2. HỎA SƠN LỮ3. HỎA PHONG ĐÌNH4. HỎA THỦY VỊ TẾ5. SƠN THỦY MÔNG6. PHONG THỦY HOÁN7. THIÊN THỦY TỤNG8. THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂNLY VI HỎA--- Huynh Đệ Tỵ Hỏa (Thế) - - Tử Tôn Mùi Thổ--- Thê Tài Dậu Kim--- Quan Quỷ Hợi Thủy (Ứng) - - Tử Tôn Sửu Thổ--- Phụ Mẫu Mão MộcHỎA SƠN LỮ--- Huynh Đệ Tỵ Hỏa- - Tử Tôn Mùi Thổ--- Thê Tài Dậu Kim (Ứng)--- Thê Tài Thân Kim- - Huynh Đệ Ngọ Hỏa- - Tử Tôn Thìn Thổ (Thế)HỎA PHONG ĐỈNH--- Huynh Đệ Tỵ Hỏa- - Tử Mẫu Mùi Thổ (Ứng) --- Thê Tài Dậu Kim--- Thê Tài Dậu Kim--- Quan Quỷ Hợi Thủy (Thế) - - Tử Tôn Sửu ThổHỎA THỦY VỊ TẾ--- Huynh Đệ Tỵ Hỏa (Ứng) - - Tử Tôn Mùi Thổ--- Thê Tài Dậu Kim- - Huynh Đệ Ngọ Hỏa (Thế) --- Tử Tôn Thìn Thổ- - Phụ Mẫu Dần MộcSƠN THUỶ MÔNG--- Phụ Mẫu Dần Mộc- - Quan Quỷ Tý Thủy- - Tử Tôn Tuất Thổ (Thế) - - Huynh Đệ Ngọ Hỏa--- Tử Tôn Thìn Thổ- - Phu Mẫu Dần Mộc (Ứng) PHONG THUỶ HOÁN--- Phụ Mẫu Mão Mộc--- Huynh Đệ Tỵ Hỏa (Thế) --- Tử Tôn Mùi Thổ- - Huynh Đệ Ngọ Hỏa--- Tử Tôn Thìn Thổ (Ứng) - - Phụ Mẫu Dần MộcTHIÊN THỦY TỤNG--- Tử Tôn Tuất Thổ--- Thê Tài Thân Kim--- Huynh Đệ Ngọ Hỏa (Thế) - - Huynh Đệ Ngọ Hỏa--- Tử Tôn Thìn Thổ- - Phụ Mẫu Dần Mộc (Ứng) THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN--- Tử Tôn Tuất Thổ (Ứng)--- Thê Tài Thân Kim--- Huynh Đệ Ngọ Hỏa--- Quan Quỷ Hợi Thủy (Thế)- - Tử Tôn Sửu Thổ--- Phụ Mẫu Mão MộcĐó là 8 quẻ của cung Ly. Cung Ly ngũ hành thuộc Hỏa, nên lấy Hỏa làm hành chính mà phối với lục Thân, như sinh ra Hỏa là Mộc Dần Mão là cha mẹ. Hỏa sinh ra Thổ nên Thìn Tuất Sửu Mùi là Tử Tôn... 4. CUNG CHẤN1. CHẤN VI LÔI2. LÔI ĐỊA DƯ3. LÔI THỦY GIẢI4. LÔI PHONG HẰNG5. ĐỊA PHONG THĂNG6. THỦY PHONG TỈNH7. TRẠCH LÔI ĐỊA QUÁ8. TRẠCH PHONG TÙYCHẤN VI LÔI- - Thê Tài Tuất Thổ (Thế) - - Quan Quỷ Thân Kim --- Tử Tôn Ngọ Hỏa- - Thê Tài Thìn Thổ (Ứng) - - Huynh Đệ Dân Mộc--- Phụ Mẫu Tý Thủy LÔI ĐỊA DỰ - - Thê Tài Tuất Thổ- - Quan Quỷ Thân Kim --- Tử Tôn Ngọ Hỏa (Ứng)- - Huynh Đệ Mão Mộc- - Tử Tôn Tỵ Hỏa--- Thê Tài Mùi Thổ (Thế) LÔI THUỶ GIẢI - - Thê Tài Tuất Thổ- - Quan Quỷ Thân Kim (Ứng) --- Tử Tôn Ngọ Hỏa- - Tử Tôn Ngọ Hỏa--- Thê Tài Thìn Thổ (Thế) - - Huynh Đệ Dần MộcLÔI PHONG HẰNG - - Thê Tài Tuất Thổ (Ứng) - - Quan Quỷ Thân Kim--- Tử Tôn Ngọ Hỏa--- Quan Quỷ Dậu Kim (Thế)--- Phụ Mẫu Hợi Thủy- - Thê Tài Sửu ThổĐỊA PHONG THĂNG- - Quan Quỷ Dậu Kim- - Phụ Mẫu Hợi Thủy- - Thê Tài Sửu Thổ (Thế) --- Quan Quỷ Dậu Kim--- Phụ Mẫu Hợi Thủy- - Thê Tài Sửu Thổ (Ứng)THUỶ PHONG TỈNH - - Phụ Mẫu Tý Thủy --- Thê Tài Tuất Thổ (Thế) - - Quan Quỷ Thân Kim--- Quan Quỷ Dậu Kim--- Phụ Mẫu Hợi Thủy (Ứng) - - Thê Tài Sửu ThổTRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ - - Thê Tài Mùi Thổ--- Quan Quỷ Dậu Kim--- Phụ Mẫu Hợi Thủy (Thế) --- Quan Quỷ Dậu Kim--- Phụ Mẫu Hợi Thủy- - Thê Tài Sửu Thổ (Ứng) TRẠCH LÔI TÙY- - Thê Tài Mùi Thổ (Ứng)--- Quan Quỷ Dâu Kim--- Phụ Mẫu Hợi Thủy- - Thê Tài Thìn Thổ (Thế)- - Huynh Đệ Dân Mộc--- Phụ Mẫu Tý ThủyĐó là 8 quẻ thuộc cung Chấn. Cung Chấn ngũ hành thuộc Mộc, nên dựa theo Mộc mà phối lục thân.5. CUNG TỐN1. TỐN VI PHONG2. PHONG THIÊN TIỂU SÚC3. PHONG HỎA GIA NHÂN4. PHONG LÔI ÍCH5. THIÊN LÔI VÔ VỌNG6. HỎA LÔI PHỆ HẠP7. SƠN LÔI DI8. SƠN PHONG CỔTỐN VI PHONG--- Huynh Đệ Mão Mộc (Thế) --- Tử Tôn Tỵ Hỏa- - Thê Tài Mùi Thổ--- Quan Quỷ Dậu Kim (Ứng) --- Phụ Mẫu Hợi Thủy- - Thê Tài Sửu Thổ PHONG THIÊN TIỂU SÚC--- Huynh Đệ Mão Mộc--- Tử Tôn Tỵ Hỏa- - Thê Tài Mùi Thổ (Ứng) --- Thê Tài Thìn Thổ--- Huynh Đệ Dần Mộc --- Phụ Mẫu Tý Thủy (Thế)PHONG HỎA GIA NHÂN--- Huynh Đệ Mão Mộc --- Tử Tôn Tỵ Hỏa (Ứng) - - Thê Tài Mùi Thổ--- Phụ Mẫu Hợi Thủy- - Thê Tài Sửu Thổ (Thế) --- Huynh Đệ Mão MộcPHONG LÔI ÍCH --- Huynh Đệ Mão Mộc (Ứng)--- Tử Tôn Tỵ Hỏa - - Thê Tài Mùi Thổ- - Thê Tài Thìn Thổ (Thế) - - Huynh Đệ Dần Mộc--- Phụ Mẫu Tý ThủyTHIÊN LÔI VÔ VỌNG--- Thê Tài Tuất Thổ--- Quan Quỷ Thân Kim--- Tử Tôn Ngọ Hỏa (Thế) - - Thê Tài Thìn Thổ- - Huynh Đệ Dần Mộc--- Phụ Mẫu Tý Thủy (Ứng)HỎA LÔI PHỆ HẠP--- Tử Tôn Tỵ Hỏa- - Thê Tài Mùi Thổ (Thế) --- Quan Quỷ Dậu Kim- - Thê Tài Thìn Thổ- - Huynh Đệ Dần Mộc (Ứng) --- Phụ Mẫu Tý Thủy SƠN LÔI DI--- Huynh Đệ Dần Mộc- - Phụ Mẫu Tý Thủy- - Thê Tài Tuất Thổ (Thế) - - Thê Tài Thìn Thổ- - Huynh Đệ Dần Mộc--- Phụ Mẫu Tý Thủy (Ứng) SƠN PHONG CỔ--- Huynh Đệ Dần Mộc (Ứng)- - Phụ Mẫu Tý Thủy- - Thê Tài Tuất Thổ--- Quan Quỷ Dậu Kim (Thế)--- Phụ Mẫu Hợi Thủy- - Thê Tài Sửu ThổĐó là 8 quẻ của cung Tốn. Cung Tốn ngũ hành thuộc Mộc6. CUNG KHẢM1. KHẢM VI THỦY2. THỦY TRẠCH TIẾT3. THỦY LÔI TRUÂN4. THỦY HOẢ KÝ TẾ5. TRẠCH HỎA KẾ6. LÔI HỎA PHONG7. ĐỊA HỎA MINH DI8. ĐỊA THỦY SƯKHẢM VI THỦY- - Huynh Đệ Tý Thủy (Thế) --- Quan Quỷ Tuất Thổ- - Phụ Mẫu Thân Kim- - Thê Tài Ngọ Hỏa (Ứng) --- Quan Quỷ Thìn Thổ- - Tử Tôn Dần MộcTHỦY TRẠCH TIẾT - - Huynh Đệ Tý Thủy--- Quan Quỷ Tuất Thổ- - Phụ Mẫu Thân Kim (Ứng)- - Quan Quỷ Sửu Thổ--- Tử Tôn Mão Mộc--- Thê Tài Tỵ Hỏa (Thế)THỦY LÔI TRUÂN- - Huynh Đệ Tý Thủy--- Quan Quỷ Tuất Thổ (Ứng)- - Phụ Mẫu Thân Kim- - Quan Quỷ Thìn Thổ- - Tử Tôn Dần Mộc (Thế)--- Huynh Đệ Tý ThủyTHỦY HOẢ KÝ TẾ - - Huynh Đệ Tý Thủy (Ứng) --- Quan Quỷ Tuất Thổ- - Phụ Mẫu Thân Kim--- Huynh Đệ Hợi Thuỷ (Thế) - - Quan Quỷ Sửu Thổ--- Tử Tôn Mão MộcTRẠCH HỎA CÁCH - - Quan Quỷ Mùi Thổ--- Phụ Mẫu Dậu Kim--- Huynh Đệ Hợi Thủy (Thế) --- Huynh Đệ Hợi Thủy- - Quan Quỷ Sửu Thổ--- Tử Tôn Mão Mộc (Ứng) LÔI HỎA PHONG- - Quan Quỷ Tuất Thổ- - Phụ Mẫu Thân Kim (Thế)--- Thê Tài Ngọ Hỏa--- Huynh Đệ Hợi Thủy- - Quan Quỷ Sửu Thổ (Ứng) --- Tử Tôn Mão MộcĐỊA HỎA MINH DI- - Phụ Mẫu Dậu Kim- - Huynh Đệ Hợi Thủy- - Quan Quỷ Sửu Thổ (Thế)--- Huynh Đệ Hợi Thủy- - Quan Quỷ Sửu Thổ--- Tử Tôn Mão Mộc (Ứng)ĐỊA THỦY SƯ- - Phụ Mẫu Dậu Kim (Ứng)- - Huynh Đệ Hợi Thủy- - Quan Quỷ Sửu Thổ- - Thê Tài Ngọ Hỏa (Thế)--- Quan Quỷ Thìn Thổ- - Tử Tôn Thân KimĐó là 8 quẻ thuộc cung Khảm. Cung Khảm ngũ hành thuộc Thủy.7. CUNG CẤN 1. CẤN VI SƠN2. SƠN HỎA BÔN3. SƠN THIÊN ĐẠI SÚC4. SƠN TRẠCH TỐN5. HỎA TRẠCH KHÊ6. THIÊN TRẠCH LÝ7. PHONG TRẠCH TRUNG PHU8. PHONG SƠN TIỆMCẤN VI SƠN --- Quan Quỷ Dần Mộc (Thế) - - Thê Tài Tý Thủy - - Huynh Đệ Tuất Thổ --- Tử Tôn Thân Kim (Ứng) - - Phụ Mẫu Ngọ Hỏa - - Huynh Đệ Thìn Thổ SƠN HỎA BÔN --- Quan Quỷ Dần Mộc - - Thê Tài Tý Thủy - - Huynh Đệ Tuất Thổ (Ứng) --- Thê Tài Hợi Thủy - - Huynh Đệ Sửu Thổ --- Quan Quỷ Mão Mộc (Thế) SƠN THIÊN ĐẠI SÚC --- Quan Quỷ Dần Mộc - - Thê Tài Tý Thủy (Ứng) - - Huynh Đệ Tuất Thổ --- Huynh Đệ Thìn Thổ --- Quan Quỷ Dần Mộc (Thế) --- Thê Tài Tý Thủy SƠN TRẠCH TỔN --- Quan Quỷ Dần Mộc (Ứng) - - Thê Tài Tý Thủy - - Huynh Đệ Tuất Thổ - - Huynh Đệ Sửu Thổ (Thế)--- Quan Quỷ Mão Mộc --- Phụ Mẫu Tỵ HỏaHỎA TRẠCH KHUÊ --- Phụ Mẫu Tỵ Hoả - - Huynh Đệ Mùi Thổ --- Tử Tôn Dậu Kim (Thế) - - Huynh Đệ Sửu Thổ --- Quan Quỷ Mão Mộc --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa (Ứng) THIÊN TRẠCH LÝ--- Huynh Đệ Tuất Thổ --- Tử Tôn Thân Kim (Thế) --- Phụ Mẫu Ngọ Hỏa - - Huynh Đệ Sửu Thổ --- Quan Quỷ Mão Mộc (Ứng) --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa PHONG TRẠCH TRUNG PHU--- Quan Quỷ Mão Mộc --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa - - Huynh Đệ Mùi Thổ (Thế) - - Huynh Đệ Sửu Thổ --- Quan Quỷ Mão Mộc --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa (Ứng) PHONG SƠN TIỆM --- Quan Quỷ Mão Mộc (Ứng) --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa - - Huynh Đệ Mùi Thổ --- Tử Tôn Thân Kim (Thế) - - Phụ Mẫu Ngọ Hỏa - - Huynh Đệ Thìn Thổ Đó là 8 quẻ thuộc cung Cấn. Cung Cấn thuộc Thổ.8. CUNG KHÔN 1. KHÔN VI ĐỊA2. ĐỊA LÔI PHỤC3. ĐỊA TRẠCH LÂM4. ĐỊA THIÊN THÁI5. LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG6. TRẠCH THIÊN QUẢI7. THỦY THIÊN NHU8. THỦY ĐỊA TỶKHÔN VI ĐỊA - - Tử Tôn Dậu Kim (Thế) - - Thê Tài Hợi Thủy- - Huynh Đệ Sửu Thổ - - Quan Quỷ Mão Mộc (Ứng) - - Phụ Mẫu Tỵ Hỏa - - Huynh Đệ Mùi Thổ ĐỊA LÔI PHỤC - - Tử Tôn Dậu Kim - - Thê Tài Hợi Thủy - - Huynh Đệ Sửu Thổ (Ứng) - - Huynh Đệ Thìn Thổ - - Quan Quỷ Dần Mộc --- Thê Tài Tý Thủy (Thế) ĐỊA TRẠCH LÂM - - Tử Tôn Dậu Kim - - Thê Tài Hợi Thủy (Ứng) - - Huynh Đệ Sửu Thổ - - Huynh Đệ Sửu Thổ - - Quan Quỷ Mão Mộc (Thế) --- Phụ mẫu Tỵ Hỏa ĐỊA THIÊN THÁI- - Tử Tôn Dậu Kim (Ứng) - - Thê Tài Hợi Thủy - - Huynh Đệ Sửu Thổ --- Huynh Đệ Thìn Thổ (Thế) --- Quan Quỷ Dần Mộc --- Thê Tài Tý Thủy LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG - - Huynh Đệ Tuất - - Tử Tôn Thân Kim --- Phụ Mẫu Ngọ Hỏa (Thế) --- Huynh Đệ Thìn Thổ --- Quan Quỷ Dần Mộc --- Thê Tài Tý Thủy (Ứng) TRẠCH THIÊN QUẢI- - Huynh Đệ Mùi Thổ --- Tử Tôn Dậu Kim (Thế) --- Thê Tài Hợi Thủy --- Huynh Đệ Thìn Thổ --- Quan Quỷ Dần Mộc (Ứng) --- Thê Tài Tý Thủy THỦY THIÊN NHU - - Thê Tài Tý Thủy --- Huynh Đệ Tuất - - Tử Tôn Thân Thế (Thế)--- Huynh Đệ Thìn --- Quan Quỷ Dần --- Thê Tài Tý Thủy (Ứng)THỦY ĐỊA TỶ - - Thê Tài Tý Thuỷ (Ứng) --- Huynh Đệ Tuất Thổ - - Tử Tôn Thân Kim - - Quan Quỷ Mão Mộc (Thế) - - Phụ Mẫu Tỵ Hỏa - - Huynh Đệ Mùi Thổ Đó là 8 quẻ thuộc cung Khôn. Cung Khôn ngũ hành thuộc Thổ.nguồn: nhantrachoc.net.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2011 Dã Hạc nói: Xưa kia tôi có lấy toàn đồ này mà gửi cho 1 người bằng hữu, lúc đi ra cầu sĩ (làm quan). - Người bằng hữu hỏi: Tôi không biết ngũ hành, làm sao mà đoán quẻ được? - Tôi trả lời: Trước học chấm quẻ. Khi đặng quẻ rồi, coi là quẻ gì, rồi tìm quẻ ấy trong toàn đồ, chiếu theo đó mà viết ra, nào là Thế Ứng, nào là Ngũ Hành, nào là Lục Thân. Không cần đọc sách quẻ, tức là không biết lý ngũ hành sinh khắc, vẫn đoán được bốn việc lớn. Không kể gì trong quẻ có động, cùng là không có động, cứ chiếu theo toàn đồ, và chỉ coi hào thế mà thôi. BỐN VIỆC LỚN: 1. Chiếm Phòng Ngừa Ưu Hoạn: Nếu đặng Tử Tôn trì Thế, không có gì lo. Đặng Quan Quỷ trì Thế, ưu nghi khó giải; phải để ý phòng ngừa. 2. Chiếm Công Danh: Nếu đặng Quan Quỷ trì Thế, thì hứa sẽ nên danh. Đặng Tử Tôn trì Thế, thì phải chờ thời. 3. Chiếm cầu Tài: Thê Tài trì Thế chắc sẽ đăng. Huynh Đệ trì Thế thì khó cầu. 4. Chiếm Tật Bệnh: Nếu đặng quẻ lục xung, bệnh mới đau, không uống thuốc mà mạnh. Còn bệnh đau lâu, thần tiên cũng khó cứu. - Người bằng hữu hỏi: Sao là Tử Tôn trì Thế? - Tôi trả lời: Tử Tôn và chữ Thế đồng ở chung một hào, tức là Tử Tôn trì Thế. Nếu gặp Quan Quỷ và chữ Thế đồng ở chung một hào, tức là Quan Quỷ trì Thế. Kỳ dư Huynh Đệ, Thê Tài trì Thế, thì cũng đồng như nói trên. Phải biết sao gọi là quẻ lục xung. Trong mỗi cung những quẻ đầu là: Kiền Vi Thiên, Đoài Vi Trạch, Ly Vi Hỏa, Chấn Vi Lôi, Tốn Vi Phong, Khảm Vi Thuỷ, Cấn Vi Sơn, Khôn Vi Địa, đều là quẻ lục xung cả, thêm quẻ Thiên Lôi Vô Vọng, Lôi Thiên Đại Tráng, cũng là quẻ lục xung. Tổng cộng là 10 quẻ, còn lại thì không phải. - Có kẻ hỏi: Cầu quan nếu đặng Quan Quỷ trì Thế, cầu danh chắc thành. Cầu tài nếu đặng Thê Tài trì Thế, cầu tài chắc thành. Nếu như hào Quan Quỷ với hào Thê Tài, hoặc gặp Tuần Không, Nguyệt Phá, hoặc bị trong quẻ có Tử Tôn phát động để hại Quan. Huynh Đệ phát động để hại Tài, tuy gặp Quan Quỷ trì Thế, Thê Tài trì Thế, có ích chi đâu? - Tôi trả lời: Nếu anh biết lý ngũ hành, thần linh đã rõ rồi. Cái quẻ anh chiếm đặng, không phải trong hung ẩn kiết, định cũng là trong kiết ẩn hung. Đó là thần thánh dẫn người được biết chỗ áo lý, tự nhiên phải xem Tuần Không, Nguyệt Phá, Sinh Khắc, Xung Hình. Còn anh không biết lý ngũ hành, thần thánh cũng đã sớm biết rồi. Như cầu danh, thì van vái rằng: Công danh nếu thành, cho tôi quẻ Quan Quỷ trì Thế. Nếu không có hy vọng, cho tôi quẻ Tử Tôn trì Thế. Như chiếm phòng ngừa ưu hoạn, hãy van vái rằng: Nếu có hoạ, xin cho Quan Quỷ trì Thế. Nếu thoát khỏi tai nạn, xin cho quẻ Tử Tôn trì Thế. Trong quẻ chiếm đặng, tự nhiên rõ ràng dễ thấy. Nếu có chỗ ẩn vi (không rõ) thì thần thánh cũng khi người, đâu còn phải là thần. Huống tôi bày ra phép giản dị này, chỉ để cho người không biết lý ngũ hành mà thôi. Ai biết chiếm quẻ, cứ chiếu theo 8 cung mà lập quẻ, thì sẽ biết quyết đoán 4 VIỆC LỚN. Nếu biết chút lý ngũ hành, thì chớ nên dùng phép này. [Trích Tăng San Bốc Dịch] Thánh Dã Hạc lại nói: Phải xem kỷ lời trong sách này giải: Sao là không mà chẳng không, phá mà chẳng phá. Sao là Mộ mà chẳng mộ, Tuyệt mà chẳng Tuyệt. Sao là chân phản ngâm, giả phản ngâm. Sao là tiến mà chẳng tiến, thối mà chẳng thối. Sao là hồi đầu khắc mà sinh, hồi đầu khắc mà tử. Chỗ nào phải xem Dụng Thần, chỗ nào không xem Dụng Thần. Sao là chiếm đây mà ứng đó (hỏi việc này mà ứng việc kia), chiếm xa mà ứng gần. Sao là đắc pháp, bách chiếm bách linh (xủ quẻ trăm phát trăm ứng). Sao là chẳng đắc pháp chiếm hoài không nghiệm. Sao là Nguyên Thần hữu lực, chẳng sinh Dụng Thần. Sao là Kỵ Thần vô lực, hay hại Dụng Thần. Chỗ nào sai lầm, phải bác ở các sách. Chỗ nào kỳ diệu, thêm xảo nghiệm cho mình. Phải xét kỷ các thứ bí pháp đó, mới có thể nhất quyết mỗi việc như thần. - Có kẻ hỏi: Xin một quẻ không rõ, chiếm một quẻ nữa, nếu một quẻ nữa mà không được hiểu rõ, thì ngày mai sẽ chiếm lại. Xưa kia, người ta câu nệ không dám chiếm lại, cho nên hết phương pháp. Tôi thấy Kinh Dịch nói: "Ba người chiếm, thì theo lời bàn của hai người". Người xưa có một viêc mà có thể quyết ở ba chỗ người nay tái cầu có hại chi đâu. Tôi bình sinh, ít đặng áo lý, toàn là nhờ sức chiếm lại nhiều lần. Nếu việc không gấp có thể từ từ chiếm lại. Nếu gặp việc gấp, nghỉ một chút rồi lại chiếm nữa. Chẳng luận sớm trưa, chẳng cần đốt nhang, nữa đêm canh khuya, cũng có thể chiếm. Chỉ cần chiếm một việc đó mà thôi, chớ đừng có chiếm lại việc khác. Duy có người chiếm quẻ mà trong lòng tưởng đôi ba việc, chẳng phải có lòng thành nhất niệm, thì quyết chắc không linh nghiệm. Giả như chiếm công danh, hoặc là Quan Quỷ trì Thế, hoặc là Tử Tôn trì Thế, đặng một trong hai quẻ đó, thì đã biết thành bại nên hư, không cần và không nên chiếm nữa. Chớ khá thấy Tử Tôn trì Thế, mà trong lòng không vui, muốn cầu cho đặng Quan Quỷ trì Thế mới chịu cho. Như vậy là trái lẽ. Như chiếm cầu tài, hoặc là Tài trì Thế, hoặc là Huynh Đệ trì Thế, trong hai lẽ có có đặng một thì thôi, có cần chi chiếm nữa. Thỉnh thoảng cũng một việc mà có nhiều người đồng chịu ảnh hưởng họa phước, thì mỗi người chiếm một quẻ cho chắc. Như đi thuyền gặp bảo tố, trong nhà phòng hỏa hoạn, thì ai ai cũng đều chiếm được. Nếu có một quẻ mà đặng Tử Tôn trì Thế, thì hết thảy có gì lo. Còn chiếm tật bệnh, người bệnh nặng tự chiếm cho mình, nếu không đặng quẻ lục xung, thì trong nhà ai ai cũng có thể chiếm giùm. Nếu có một người đặng quẻ lục xung, hoặc thuộc bệnh mới đau, hoặc thuộc bệnh đau lâu, thì sự cát hung đã thấy rõ ràng. Tôi nói với bạn rằng: Người thế gian, phàm có nghi nan, mở miệng thì nói: cầu thần hỏi bói, đủ biết họ muốn rõ sự kiết hung sẽ đến. Ngoài việc bói ra, không còn phép nào nữa. Tôi học tập Chu Dịch mấy năm, việc nào hỏi bói, xem lý cảm ứng, như thần thánh mở miệng nói chuyện với mình, làm cho con người phải rỡn ốc cùng mình. Vì đó mà có kẻ không biết cái áo diệu của Dịch, chẳng đọc sách bói, tôi không đành không chỉ cái bí pháp ấy, cho người ta theo đó mà thí nghiệm. Nếu bạn thấy linh thì tự nhiên mới ham đọc sách, học bói. Phép này rất hay, bạn cũng có thể truyền cho người khác. Dù quan lớn, thứ dân, dù làm ăn, buôn bán, không có ai mà chẳng nên dùng. Phải nhớ: Người nào dốt đặc lý ngũ hành sinh khắc thì mới nên dùng phép này. Nếu có kẻ biết chút ít ngũ hành thì thần cho hiện quẻ ẩn vi. Vậy trước phải đọc hỗn thiên Giáp Tí, lục Thân ca, hễ chiếm đặng quẻ, thì phải trang ngũ hành, lục Thân. Rồi còn học biến động. Trong quẻ phải có hào động, hễ động thì biến. Đã biết động biến rồi, phải coi Dụng Thần, Nguyên Thần, Kỵ Thần. Biết cái này mới vào được cửa Bói Dịch. Kế coi chương bốn mùa Vượng Tướng; chương Ngũ Hành tương sinh, tương khắc; chương Ngũ Hành tương xung, tương hợp; chương Tuần Không, Nguyệt Phá, Sinh Vượng, Mộ Tuyệt thì lại như vào nhà khách của Bói Dịch. Sau lại còn phải coi cuốn chót nói về các môn, các loại, chiếm việc gì, lấy phép nào mà đoán, lần lần do cạn vào sâu. Phàm muốn hỏi việc, trước biên năm, tháng, ngày, giờ, kế chiếu theo Chương Lục Thần, viết ra sáu Thần, rồi sau mới xem quẻ. Như chiếm đặng quẻ Càn vi Thiên: Phụ Mẫu Tuất Thổ (Thế) Huynh Đệ Thân Kim Quan Quỷ Ngọ Hỏa Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng) Thê Tài Dần Mộc Tử Tôn Tý Thủy Người tự chiếm kiết hung, lấy Thế hào làm Dụng Thần. Trong quẻ này thế hào ở Tuất Thổ, tức là lấy Tuất Thổ làm Thân Mệnh của mình. Nó phải được vượng tướng, rất sợ hưu tù. Nó hạp (thích) gặp Tỵ Ngọ Hỏa để sinh, kỵ (sợ) Dần Mão Mộc tương khắc. Lại Thế hào chẳng nên lạc Không Vong (Tuần Không), lại cũng chẳng nên trúng Nguyệt phá. Cái Thế hào Tuất Thổ này có 4 chỗ: Sinh, Khắc, Xung, Hợp. I. Nguyệt Kiến năng Sinh, Khắc, Xung, Hợp Theo quẻ trên, thế hào là Tuất Thổ. Nếu chiếm quẻ này nhằm tháng Dần, Mão, thì bị Dần Mão, mộc tương khắc. Vậy thì Thế hào chịu thương (khắc), người tự chiếm cát hung gọi đó là hưu tù, bất lợi. Nếu chiếm quẻ nhằm tháng Thìn, Thìn xung Tuất Thổ, Tuất là bị Nguyệt phá, cũng như thân mình bị phá cách, không làm được việc gì hết. • Nếu chiếm quẻ này nhằm tháng Tỵ, Ngo. Tỵ Ngọ tức là Quan Quỷ có thể sinh Tuất Thổ, gọi là Hỏa vượng, Thổ tướng, Thế hào gặp vượng tướng, thì các việc đều làm được. • Nếu chiếm quẻ này nhằm tháng Sửu Mùi, trong hai tháng đó thì lúc Thổ vượng, cũng có thể phò trì giúp Tuất Thổ. Cái Thế hào Tuất Thổ này, cũng gọi là vượng tướng, thì cũng là kiết. • Nếu chiếm nhằm tháng Tuất, Thế hào Tuất Thổ làm Nguyệt Kiến, đó là vượng tướng. Đương lúc đó mà tự chiếm cát hung mọi việc đều được hanh thông. • Nếu chiếm ở tháng Thân Dậu, Hợi Tý thì Tuất Thổ trúng nhằm lúc tiết khí (hao sức), gọi là Thế hào hưu tù vô lực. Đó gọi là Nguyệt Kiến có thể sinh, khắc, xung, hợp Dụng Thần, là Thế hào Tuất Thổ. Phải biết sao là Dụng Thần? Mình tự chiếm cát hung, dùng Thế hào làm chủ, chẳng gọi là Thế hào, mà kêu là Dụng Thần. Chiếm cho cha mẹ, thì lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần... II. Nhật Thần năng Sinh, Khắc, Xung, Hợp Trong quẻ trên, Thế hào là Tuất Thổ. Nếu chiếm quẻ nhằm ngày Dần Mão, Dần Mão Mộc có thể khắc tuất Thổ. Đó là Thế hào bị Nhật Thần tương khắc, bất lợi. • Nếu chiếm nhằm ngày Thìn, Thìn xung với Tuất Thổ, gọi là Thế hào (ám động). • Nếu chiếm nhằm ngày Tỵ Ngọ, Hỏa của Tỵ Ngọ là Quan Quỷ, hay sinh được Tuất Thổ. Đó gọi là Thế hào được Quan Quỷ, mà sinh ra vượng, nên mọi việc đều cát. • Nếu chiếm quẻ nhằm ngày Sửu Mùi, Thổ gặp Thổ thì phù trợ, vậy Tuất Thổ cũng được giúp. • Nếu chiếm quẻ nhằm ngày Tuất, gọi là Thế lâm (ở) Nhật Kiến, được lệnh đăng quyền. • Nếu chiếm nhằm ngày Thân Dậu, Hợi Tí, đó là đối với Tuất Thổ không khắc, không sinh. Đó là Nhật Kiến có thể sinh, khắc, xung, hợp Dụng Thần. III. Quái Trung chi động (trong quẻ hào động), năng Sinh Khắc, Xung, Hợp Theo quẻ trên, Thế hào là Tuất Thổ. Như trong quẻ hào thứ 2 là Thê Tài Dần Mộc phát động, thì nó hay khắc được Tuất Thổ. Hào thứ 4, Ngọ Hỏa Quan Quỷ phát động, thì hay sinh được Tuất Thổ. Hào thứ 3 Phụ Mẫu Thìn Thổ phát động, thì nó hay xung Tuất Thổ. Đó gọi là, trong quẻ, hào động có thể sinh, khắc, xung, hợp Dụng Thần. IV. Thế hào tự động biến xuất chi hào, năng hồi đầu sinh khắc. Thế hào phát động (Tuất Thổ theo quẻ trên), động thì phải biến, biến ra Tỵ Ngọ Hỏa, gọi là hồi đầu sinh Thế; biến ra Dần Mão Mộc, gọi là hồi đầu khắc Thế; biến ra Thìn Thổ gọi là hồi đầu xung Thế; biến ra Mão Mộc, gọi là hợp Thế. Đó gọi là: hào Dụng Thần (Thế) tự động thành biến hào, hay sinh khắc xung hợp với Dụng Thần (Thế). Dẫn lên là 4 chỗ (4 chỗ tức là tháng ngày, hào động, Thế hào tự động), nếu đặng hoàn toàn sinh hạp Dụng Thần, thì việc chiếm toàn kiết. Nếu được 3 chỗ tương sinh, một chỗ tương khắc, cũng là đoán theo kiết. Nếu có hai chỗ khắc, hai chỗ sinh phải coi vượng suy. Nếu Nguyên Thần sinh Dụng Thần được vượng tướng thì đoán kiết. Còn Kỵ Thần khắc Dụng Thần vượng tướng thì bàn hung. Nếu gặp 3 chỗ tương khắc, 1 chỗ tương sinh, mà hào tương sinh được vượng tướng, cũng có thể gọi là: "khắc xứ phùng sinh hung trung đắc giải" (trong chỗ khắc gặp sinh, tuy thấy hung mà được cứu). Bằng hưu tù, chỗ tương sinh này có danh, không có thật, thì đoán mọi việc đều là đại hung, như 4 chỗ đều khắc hết. nguồn. nhantrachoc.net.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 11, 2011 - Có kẻ hỏi: Trong quẻ này (quẻ đã nói trên), Thế hào là Tuất Thổ không có biến ra Dần Mão, Tỵ Ngọ. - Tôi trả lời: Mấy hào khác thường có biến ra hồi đầu sinh khắc. Đây là mượn đỡ nó để làm kiểu mẫu mà thôi. - Lại hỏi: Mão mộc hay khắc Tuất Thổ, lại hợp với Tuất (theo lục hợp), vậy phải kể là khắc hay hợp? - Tôi trả lời: Trong chương Ngũ Hành tương hợp, có giải nghĩa rất rõ ràng. - Hỏi: Quẻ này là quẻ Kiền Vi Thiên, trong đó Ngọ Hỏa là Quan Tinh. Sao mà tháng Ngọ, ngày Ngọ, chiếm quẻ cũng lấy Ngọ Hỏa làm Quan Tinh? - Trả lời: Bất luận chiếm được quẻ nào, nếu trong quẻ lấy Tỵ Ngọ Hỏa làm Quan Tinh, mà chiếm quẻ lại nhằm ngày tháng Tỵ Ngọ, thì tháng hay là ngày đó cũng là Quan Tinh. Nếu trong quẻ, lấy Tỵ Ngọ làm Tài Tinh, thì ngày tháng Tỵ Ngọ cũng là Tài Tinh. Kỳ dư, cứ vậy mà suy. Vượng, tướng, hưu, tù, thì tra trong chương Tứ Thời Vượng Tướng. Không, phá, thì coi trong chương Tuần Không, Nguyệt phá. Xung, hợp, thì coi trong chương Ngũ Hành tương sinh, Ngũ Hành tương hợp. Sinh khắc, thì tra ở chương Ngũ Hành tương sinh, Ngũ Hành tương khắc. Nguyên Thần thì tra trong chương Nguyên Thần, Dụng Thần, Quan Tinh thì tra trong chương Dụng Thần. Ám động thì tra trong chương ám động. Hồi đầu sinh, hồi đầu khắc, thì tra trong chương biến động sinh khắc. Nhật Thần, Nguyệt Kiến, tra ở trong chương Nhật Thần, Nguyệt Kiến. Nếu chiếm về Phụ Mẫu, thì lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần. Trong quẻ này (quẻ Càn Vi Thiên ở trên), hai hào Thìn Tuất đều là Phụ Mẫu. Nếu hai hào đều động, hoặc không động, lựa cái vượng mà làm Dụng Thần. Nếu chỉ có một hào động, thì lấy hào động làm Dụng Thần. Phụ Mẫu đã tới hai Thổ là Thìn, Tuất, tức là lấy Thổ làm Phụ Mẫu. Nó hợp với Hỏa tương sinh, mà sợ Mộc tương khắc. Kỵ trúng Nguyệt Phá, Tuần Không, cũng có 4 chỗ sinh khắc xung hợp, nhưng phải sinh nhiều, khắc ít là kiết. Phải hiệp nó với Thế hào nói trước mà xem. Chiếm nhà cửa, xe cộ, ghe tàu, văn thư, tấu chương đều lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần. Phải coi cho rõ ở trong chươg Dụng Thần. Chiếm giùm người ta, thì lấy Ứng hào làm Dụng Thần. Theo quẻ này, ứng ở Thìn Thổ. Muốn đặng kiết, thì phải có 4 chỗ tương sinh. Chiếm về Huynh Đệ, lấy hào Huynh Đệ làm Dụng Thần. Theo quẻ này (quẻ nói trên), Thân Kim là Huynh Đệ, tức là dùng hào đó, nó hợp với Thổ tương sinh, sợ Hỏa tương khắc, kỵ trúng Nguyệt Phá, Tuần Không, cũng có 4 chỗ sinh khắc, đều là nhiều sinh ít khắc là kiết, ít sinh nhiều khắc là hung. Lại nói: Hào Huynh Đệ là Thần Kiếp Tài (đoạt của). Nhưng chiếm cho biết anh em, chị em bỉ thái, thì nó phải sinh vượng, chẳng nên trúng Tuần Không, Nguyệt Phá. Như chiếm về vợ hầu, tôi tớ, cũng là tài vật, hào Huynh cần phải đặng nhiều khắc, ít sinh. Lại nó (hào Huynh) ưa gặp Tuần Không, gặp Nguyệt Phá, thì mới không cướp tài, khắc hại vợ hầu, tôi tớ (hay nhân viên) của ta được. Chiếm về Vợ Hầu, Tôi Tớ, Tài Vật, lấy hào Thê Tài làm Dụng Thần. Theo quẻ này (quẻ nói ở trên), Dần Mộc Thê Tài là Dụng Thần, kỵ trúng Tuần Không, Nguyệt Phá, nên có Thuỷ tương sinh, sợ có Kim tương khắc, cũng có 4 chỗ sinh khắc, nhiều sinh ít khắc thì kiết, đồng như nói trên. Phàm chiếm về tiền bạc, mua bán, đều lấy hào Thê Tài làm Dụng Thần, coi kỹ trong chương Dụng Thần. Chiếm về Tử Tôn, lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần. Theo quẻ này (quẻ nói trên), hào đầu Tý Thủy, tức là Dụng Thần, kỵ trúng Nguyệt Phá, Tuần Không, ưa kim tương sinh, sợ Thổ tương khắc. Cũng có 4 chỗ sinh khắc, xung hợp. Hợp tại khắc ít, sinh nhiều, cũng như nói trên. Coi về việc khác, lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần thì cũng thường tra trong chương Dụng Thần. Chiếm về Công Danh, lấy hào Quan Quỷ làm Dụng Thần. Theo quẻ này (quẻ nói trên), Ngọ Hỏa Quan Tinh tức là dùng hào này. Hào Ngọ Quan rất kỵ gặp Không, gặp Phá, sợ Thủy tương khắc, ưa Mộc tương sinh. Cũng có 4 chỗ sinh khắc như trên. Chiếm quỹ xí, yêu nghiệt, loạn thần, đạo tặc, đều lấy hào Quan Quỷ làm Dụng Thần. Coi kỹ trong chương Dụng Thần. Các việc đem ra luận từ trước tới đây, thì cuốn sau sẽ nói thêm rộng cho dễ hiểu, e rằng người sơ học không biết ngỏ mà vào. Đây chỉ nói những điểm cương lĩnh, để dẫn dẫn dắt lần vào cửa. Biết những điều cương lĩnh rồi, hãy coi các chương trong cuốn sau cho kỹ lưỡng, do cạn vào sâu, tự thấy cảnh đẹp. Bát cung toàn Đồ ở phía trước đều là tịnh hào. Những quẻ nên có động, động thì phải biến. Thiên sau, tuy có chương động biến, e người không rõ. Đây xin vẽ ra một quẻ biến làm kiểu. Phải xem cho kỹ. Quẻ có vòng tròn 0. Biến ra vòng tròn làm "trùng", trùng là Dương, Dương động biến Âm. Quẻ có dấu tréo X. Biến ra dấu tréo làm "giao", giao là Âm, Âm động biến Dương. Như chiếm đặng quẻ Trạch Thiên Quải, biến ra quẻ Thiên Phong Cấu: Trạch Thiên Quải è Cấu -X- Huynh Đệ Mùi Thổ X è --- Huynh Đệ Tuất Thổ --- Tử Tôn Dậu Kim --- Hợi Thuỷ Thê Tài --- Huynh Đệ Thìn Thổ --- Quan Quỷ Dần Mộc -O- Thê Tài Tý Thủy O è - - Huynh Đệ Sửu Thổ Trong quẻ này, Trạch ở trên (là ngoại quái), Thiên ở dưới (là nội quái), tức là quẻ Trạch Thiên Quải. Hãy kiếm quẻ này trong toàn Đồ (phía trước), chiếu theo đó mà trang ra Thế Ứng, Ngũ Hành, Lục Thân, rồi sau coi động hào. Ba hào trên là quẻ Đoài, hào thứ sáu là giao động. Dấu tréo X (hai vạch ngắn) biến ra một vạch dài. Ấy là quẻ Đoài biến ra quẻ Càn, Càn vi Thiên. Ba hào dưới là quẻ Càn, hào đầu là trùng động. Vòng tròn O biến ra hai vạch ngắn, ấy là quẻ Càn biến ra quẻ Tốn, Tốn vi Phong. Thiên ở trên, Phong ở dưới, tức là quẻ Thiên Phong Cấu. Vì hào đầu, sửu Thổ trong quẻ Cấu, đối chiếu với hào đầu phát động trong quẻ trước là Tí Thuỷ, nên gọi là Tí Thuỷ biến ra Sửu Thổ. Vì hào thứ 6 Tuất Thổ ở trong quẻ Cấu, đối chiếu với với hào thứ 6 phát động trong quẻ trước là Mùi Thổ, nên gọi Mùi Thổ biến ra Tuất Thổ. Còn các hào khác không động, thì chẳng cần viết ra. - Theo lục Thân, trong quẻ Cấu: Sửu Thổ, Tuất Thổ nguyên là Phụ Mẫu, nay đều viết là Huynh Đệ tại sao? - Về lục Thân, phải chiếu theo quẻ trước mà định. Quẻ trước là Trạch Thiên Quải, Thổ làm Huynh Đệ, cho nên hai Thổ Sửu Tuất ở trong quẻ mới biến ra cũng phải để là Huynh Đệ. Các hào khác động biến ra cũng theo đó mà suy. Tất cả các quẻ khác, cứ vậy mà suy. Ghi chú: Trường hợp quẻ trước là nội hay ngoại quái là Càn, mà trong quẻ biến ra không có lục Thân, ví như Thiên Phong Cấu có hào nào đó động biến ra hào có lục Thân là Dần hay Mão Mộc, tức là trong quẻ Cấu không có. Không biết lục Thân là gì thì có thể tìm xem quẻ Cấu thuộc cung gì? Quẻ Cấu thuộc cung Càn, nó là 1 trong 8 quẻ của cung Càn nên có thể tra ngay lục Thân trong quẻ Bát Thuần Càn xem Dần Mão Mộc lục Thân là gì. Ta sẽ thấy đó là Tử Tôn Dần Mộc. Nếu là hào Mão Mộc cũng là Tử Tôn. Các quẻ và các trường hợp khác cũng theo đây mà suy xét, truy tìm về quẻ Chính Bát Thuần sẽ có lục Thân. nguồn: nhantrachoc.net.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 11, 2011 Chương 4: HỖN THIÊN GIÁP TÝ "Lãi Hải Tập" nói: "Thuyết về Nạp Giáp, từ Giáp là 1 đến Nhâm là số 9, đó là số Dương bắt đầu và cuối hết vậy, vì vậy quay về Càn, Dịch thuận số vậy. Ất là số 2 đến Quý là số 10, số Âm bắt đầu và hết ở đó, vì vậy quay về Khôn, Dịch nghịch số vậy. Càn nhất sách, một lần tìm mà được nam là Chấn; Khôn nhất sách, một lần tìm mà được nữ là Tốn, vì vậy Canh nhập Chấn, Tân nhập Tốn. Càn lại sách tìm lần nữa, mà được nam là Khảm; Khôn lại sách tìm lần nữa mà được nữ Ly, vì vậy Mậu quy về Khảm, Kỷ xu theo Ly. Càn sách tìm lần thứ 3 mà được nam là Cấn; Khôn sách tìm lần thứ 3 mà được nữ là Đoài, vì vậy Bính theo Cấn, Đinh theo Đoài. Dương sinh ở Bắc mà thành ở Nam, vì vậy Càn bắt đầu ở Giáp Tý mà kết thúc ở Nhâm Ngọ. Âm sinh ở Nam mà thành ở Bắc, vì vậy Khôn bắt đầu ở Mùi mà kết thúc ở Quý Sửu. Chấn Tốn sách tìm một lần (từ Càn Khôn), vì vậy Canh Tân bắt đầu ở Tý Sửu (tức là Chân bắt đầu ở Canh Tý, Tốn bắt đầu ở bắt đầu ở Tân Sửu). Khảm Ly sách tìm lần nữa (lần thứ 2 từ Càn Khôn), vì vậy Mậu Kỷ bắt đầu ở Dần Mão (tức là Khảm bắt đầu ở Mậu Dần, Ly bắt đầu ở Kỷ Mão). Cấn Đoài ba lần sách tìm (từ Càn Khôn), vì vậy Bính Đinh bắt đầu ở Thìn Tỵ (tức là Cấn bắt đầu ở Thìn là Bính Thìn, Đoài bắt đầu ở Tỵ là Đinh Tỵ". ĐỒ HÌNH NẠP GIÁP 12 CHIĐỒ HÌNH NẠP GIÁP 12 CHICÀN ****** KHÔN **** CHẤN ****** TỐN --- Nhâm Tuất - - Quý Dậu - - Canh Tuất --- Tân Mão --- Nhâm Thân - - Quý Hợi - - Canh Thân --- Tân Tỵ --- Nhâm Ngọ - - Quý Sửu --- Canh Ngọ - - Tân Mùi --- Giáp Thìn - - Ất Mão - - Canh Thìn --- Tân Dậu --- Giáp Dần - - Ất Tỵ - - Canh Dần --- Tân Hợi --- Giáp Tí - - Ất Mùi --- Canh Tí - - Tân Sửu KHẢM ***** LY ***** CẤN ****** ĐOÀI - - Mậu Tí --- Kỷ Tỵ --- Bính Dần - - Đinh Mùi --- Mậu Tuất - - Kỷ Mùi - - Bính Tí --- Đinh Dậu - - Mậu Thân --- Kỷ Dậu - - Bính Tuất --- Đinh Hợi - - Mậu Ngọ --- Kỷ Hợi --- Bính Thân - - Đinh Sửu --- Mậu Thìn - - Kỷ Sửu - - Bính Ngọ --- Đinh Mão - - Mậu Dần --- Kỷ Mão - - Bính Thìn --- Đinh Tỵ "Khảo Nguyên" nói rằng: "Đó là phương Pháp lấy sáu hào cúa Bát Quái phân ra mà nạp với lục thời của Địa Chi. Hễ Càn tại nội quái thì là Giáp nạp với Địa Chi Tý Dần Thìn. Tức là sơ cửu Giáp Tý, cửu nhị Giáp Dần, cửu tam Giáp Thìn. Tại ngoại quái thì là Nhâm, nạp với Địa Chi Ngọ Thân Tuất, tức là cửu tứ là Nhâm Ngọ, cửu ngũ là Nhâm Thân, thượng cửu là Nhâm Tuất. Hễ Khôn tại nội quái thì Ất nạp với Địa Chi Mùi Tỵ Mão, tức là sơ lục là Ất Mùi, lục nhị là Ất Tỵ, lục tam là Ất Mão. Tại ngoại quái thì là Quý, nạp Sửu Hợi Dậu, tức là lục tứ là Quý Sửu, lục ngũ là Quý Hợi, thượng lục là Quý Dậu. Bởi vì là Càn Khôn đều nạp với hai Can cho nên phân ra làm nội ngoại hai quái. Ngoài ra sáu quẻ, chỉ nạp một Can, dựa vào thứ tự phối với nhau với chỗ nạp lục thời có thể được. Phương pháp cúa Bát Quái nạp với Địa Chi, là Chi Dương đều thuận hành, Chi Âm đều nghịch chuyển. Bát Quái dựa vào chỗ thứ tự của Âm Dương, chỗ nạp Địa Chi đều lệch nhau một ngôi vi. Chỉ có chỗ nạp của Chấn với Càn là giống nhau, đại khái ý tứ là trưởng tử thừa tiếp thể của cha. Khôn không khởi ở Sửu mà khởi ở Mùi, đặc biệt cùng với Lạc Thư số ngẫu khởi ở Mùi. Ở đồ hình hậu thiên, Khôn đóng ở Tây Nam, nhạc luật Lâm Chung là địa, thống nhất mà ứng với khí của tháng Mùi, hợp nhau. Tại chỗ có ở trong thuật số, chỉ có Nạp Giáp hết sức gần với lý lẽ. Nay 'Hỏa Châu Lâm' chiêm quẻ, chỗ dùng đúng chính là loại phương pháp này". (Chú Ý: Bát Quái cũng có phân Âm Dương. Dương Quái là Càn Khảm Cấn Chấn; Âm Quái là Tốn Ly Khôn Đoài. Ý nói "Dương thuận Âm nghịch và lệch nhau một vị", tức như quẻ Càn khởi đầu là Tí Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Tuất là hết 6 hào Dương; Khảm khởi đầu là Dần Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Tí hết 6 hào Dương; Cấn khởi đầu là Thìn Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Dần là hết 6 hào Dương. Riêng Chấn và Càn khởi giống nhau nên ở đây không lập lại nữa. Âm Quẻ chuyển nghịch, như quẻ Tốn khởi đầu là Sửu Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Mão là hết 6 hào Âm; Ly khởi đầu là Mão Âm Chi chuyển nghịch đến Tỵ là hết 6 hào Âm; Khôn khởi đầu là Mùi Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Dậu là hết 6 hào Âm; Đoài khởi đầu là Tỵ Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Mùi là hết 6 hào Âm). Tóm lại, những gì viết trên đây là phần tối quan trọng của Dịch Lý, các bạn nên chú ý và hiểu rõ, thì sẽ có một nền tảng vững chắc dù sau này học bất cứ môn nào thuộc Dịch Lý, cũng sẽ dễ thông đạt các diệu lý. Hoặc trường hợp đọc các sách man thư, hoặc các nhà làm sách không thông đạt lý lẽ, có thể tự mình biết được chỗ sai trái mà phế bỏ đi. Mong quý vị chớ nên xem thường. Giả như chiếm đặng quẻ Thiên Phong Cấu--- Phụ Tuất Thổ ==> Ba hào trên là quẻ Càn, tức Càn ở quẻ Ngoài --- Huynh Thân Kim (Ngọ Hỏa, Thân Kim, Tuất Thổ) --- Quan Ngọ Hỏa ( Ứng ) --- Huynh Dậu Kim ==> Ba hào dưới là quẻ Tốn, tức Tốn ở quẻ Trong--- Tử Hợi Thủy (Sửu Thổ, Hợi Thủy, Dậu Kim) - - Phụ Sửu Thổ ( Thế ) Ghi chú: Chấm quẻ thì bắt từ dưới chấm lên, cho nên trang ngũ hành cũng từ dưới mà đi lên. Kỳ dư làm y như vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 11, 2011 Chương 5: LỤC THÂN CA Càn Đoài: Kim Huynh, Thổ Phụ truyền, Mộc Tài, Hỏa Quỷ, Thủy Tử nhiên (Càn Đoài cung, theo Bát Quái đều thuộc Kim) Khảm: Thủy Huynh, Hỏa vi Tài, Thổ Quỷ, Kim Phụ, Mộc Tử lai Khôn Cấn: Thổ Huynh, Hỏa vi Phụ, Mộc Quỷ, Thủy Tài, Kim Tử lộ (Khôn Cấn cung, theo Bát Quái đều thuộc Thổ) Ly: Hỏa Huynh, Thủy vi Quỷ, Thổ Tử, Mộc Phụ, Kim Tài trợ Chấn Tốn: Mộc Huynh, Thủy Phụ Mẫu, Kim Quỷ, Hỏa Tử, Tài thị Thổ (Chấn Tốn cung, theo Bát Quái đều thuộc Mộc) Chương 6: THẾ ỨNG Càn vi Thiên: Thế tại hào 6 Thiên Phong Cấu: Thế tại hào 1 Thiên Sơn Độn: Thế tại hào 2 Thiên Địa Bỉ: Thế tại hào 3 Phong Địa Quan: Thế tại hào 4 Sơn Địa Bác: Thế tại hào 5 Hỏa Địa Tấn: Thế tại hào 4 (Du Hồn) Hỏa Thiên Đại Hữu: Thế tại hào 3 (Quy Hồn) Cách với hào Thế 2 ngôi, tức là hào Ứng; kỳ dư các quẻ khác có thể từ đó mà suy ra. Sau đây tôi cần phải thuyết minh rõ nguồn gốc ở đâu mà Thánh Nhân đã lập ra được Thế Ứng cho các quẻ. Và vì sao có quẻ Du Hồn, và Quy Hồn Tất cả các Quẻ Thuần của tám Quẻ là Quẻ Kép của quẻ đơn Bát Quái chồng lên mà có. Tất cả 64 quẻ có Thế Ứng đều từ 8 Quẻ Thuần tuần tự biến ra. Và các cặp Thế Ứng là sự hòa hợp Âm Dương của Hào Vị mà có từng cặp như (1-4) (2-5) (3-6). Tại sao vậy? Vì Hào Vị được lập ra từ nguyên lý Cơ Ngẫu, tức là do số chẳn lẻ mà có. Tỷ như trong một quẻ có 6 Hào từ dưới đếm lên: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Hào: 1, 3, 5 là số lẻ nên là Dương Hào Hào: 2, 4, 6 là số chẳn nên là Âm Hào Nhưng tại sao có các cặp hợp như (1-4), (2-5), (3-6)? Chắc có bạn sẽ cho rằng vì do Dương và Âm hợp, nên có sự hợp như thế! Nói vậy thì chỉ đúng 1 phần, bởi nếu thế thì, tại sao 1 không hợp với 6, 3 không hợp với 4??? Sở Dĩ có sự hợp thành cặp Thế Ứng là vì: - Hào 1 là Dương thuộc hào đầu của quẻ Nội, 4 là Hào Âm thuộc hào đầu của quẻ Ngoại (phải có đủ Âm Dương, Nội Ngoại, và hợp Hào Vị mới chính đáng hòa hợp sinh thành được). Dịch Đạo có câu: "một Âm, một Dương là Đạo của Trời Đất", "độc Dương không thể sinh, độc Âm cũng không thể thành". Quẻ Bát Thuần là Quẻ Kép chồng lên nhau mà có. Quẻ Thượng hay quẻ Ngoại gọi là Dương vì tượng của Trời nên ở trên; Quẻ Nội gọi là Âm vì tượng của Đất nên ở dưới. Do đó các cặp Thế Ứng phải có đủ Âm Dương, Nội Ngoại Quái, Trời Đất, và hào vị mới hòa hợp được. (Hầu như chưa có sách nào giải thích điều này, nhưng nếu ta Thấy và Hiểu được Ý Thánh Nhân thì không gì không rõ ràng cả). Cũng từ cái Lý thiên nhiên trời trên đất dưới, trời có trước đất có sau mà Thánh Nhân mới vạch quẻ từ dưới lên theo tuần tự từ thấp lên cao, vì bất cứ Sự Vật nào cũng có quá trình từ dưới thăng tiến lên, rồi đến cực mới giáng xuống theo hậu thiên. Hơn nữa, người học theo Đạo Trời Đất nên phải theo ĐỊNH LUẬT tự nhiên. Vạch từ dưới lên là theo Hậu Thiên mà lập vì có hào thì thành tượng. Trường hợp lập quẻ theo Tiên Thiên thì sẽ diễn từ số mà ra, vì số có trước sau mới thành tượng. Một khi lập quẻ từ các con số, thì phải lập quẻ thượng (ngoại quái) trước, sau mới lập quẻ hạ (nội quái), tức là từ trên xuống. Trên là nói sơ qua Nguyên Lý do đâu mà có các cặp Thế Ứng, dưới đây là nói về Nguyên Lý vì sao có Thế Ứng của 64 quẻ và Tổ Bói Dịch Lý Thuần Phong dựa vào đâu mà lập thành. Thí Dụ: Quẻ Thuần Càn 6. ----- Thế 5. ----- 4. ----- 3. ----- Ứng 2. ----- 1. ----- Như đã nói ở trên, vạch quẻ theo Bốc Phệ thì vạch từ dưới lên. Từ dưới vạch lên đến Hào 6 là vừa đủ một Quẻ Kép Càn chồng lên Càn. Đến đó là Cực và đó cũng là hào vừa vạch (Động) cuối cùng nên mới lấy Thế ở đó. Thế chẳng gì khác hơn là hào vừa động mà có. Khi đã có Thế rồi thì lấy hào 3 làm Ứng, theo LÝ đã nói ở trên. Và tất cả các Quẻ Bát Thuần đều có hào Thế ở hào 6 vì Nguyên Lý vừa nêu. Từ quẻ Bát Thuần Càn vừa vạch xong 6 Hào, là QUẺ CHỦ; nếu bây giờ có sự chuyển động thì hào Dương sẽ biến thành Âm, hoặc ngược lại Âm sẽ biến thành Dương. Vạch đến hào 6 rồi, phải trở xuống Hào 1 mà chuyển động ngay từ dưới. Hào 1 (sơ) Dương động thành Âm, nên thành quẻ Thiên Phong Cấu. (Xem tượng quẻ ở dưới) 6. ----- 5. ----- 4. ----- Ứng 3. ----- 2. ----- 1. -- -- Thế Vì Hào một vừa động biến ra, nên quẻ Cấu Thế ở Hào 1 thì Ứng ở hào 4 theo LÝ đã nêu ở trên theo các cặp (1-4), (2-5), (3-6). Hào 1 đổi rồi, đến động hào 2 thành quẻ Thiên Sơn Độn. (Xem tượng quẻ ở dưới) 6. ----- 5. ----- Ứng 4. ----- 3. ----- 2. -- -- Thế 1. -- -- Hào 2 vừa động biến thành Quẻ Độn nên Thế ở hào 2 thì Ứng ở hào 5. Giờ đến Hào 3 động thì thành quẻ Thiên Địa Bỉ. (Xem tượng ở dưới) 6. ----- Ứng 5. ----- 4. ----- 3. -- -- Thế 2. -- -- 1. -- -- Hào 3 vừa động biến thành Quẻ Bỉ, nên Thế ở Hào 3 và Ứng ở Hào 6. Đến hào 4 động thì thành quẻ Phong Địa Quan hoặc Quán. (Xem tượng ở dưới) 6. ----- 5. ----- 4. -- -- Thế 3. -- -- 2. -- -- 1. -- -- Ứng Hào 4 vừa động biến ra quẻ Quán, nên Thế ở hào 4 thì Ứng ở hào 1. Đến hào 5 động thì thành quẻ Sơn Địa Bác. (Xem tượng ở dưới) 6. ----- 5. -- -- Thế 4. -- -- 3. -- -- 2. -- -- Ứng 1. -- -- Hào 5 vừa động thành quẻ Bác, nên Thế ở hào 5 thì Ứng ở hào 2. Đến đây thay vì động hào 6 Thánh Nhân lại không làm vậy mà trở ngược xuống động hào 4 là cớ làm sao? Đó là vì, nếu cho động hào 6 nữa thì coi như 6 hào Dương đều động thành 6 Âm tức Thành quẻ Khôn mất, nên không thể cho động hào 6. Từ quẻ Bác vẫn còn nằm trong quẻ Càn, nay muốn giữ (Xác) của quẻ Càn phải mượn động hào 4 thành quẻ Hỏa Địa Tấn. Tuy Xác thì vẫn là quẻ Càn, nhưng Hồn thì không phải của quẻ Càn nữa vì tên quẻ không có chữ nào là Thiên (tượng của Càn) cả. Bởi mỗi quẻ chỉ có 6 hào biến 6 lần thì hết, nên quẻ Càn xuất qua quẻ Bác động hào 4 thành quẻ Hỏa Địa Tấn nên gọi là Du Hồn. Chỗ này hiếm người biết nguyên lý lắm! (Xem tượng quẻ ở dưới) 6. ----- 5. -- -- 4. ----- Thế 3. -- -- 2. -- -- 1. -- -- Ứng Hào 4 vừa động thành quẻ Tấn nên Thế ở hào 4 thì Ứng ở hào 1. Vừa biến xuống hào 4 xong, bây giờ phải động xuống hào 3, nhưng nếu động hào 3 thành quẻ Hỏa Sơn Lữ thì Hồn không trở về được Thể quẻ Càn. Do đó phải động hào 1, 2, 3, của quẻ Khôn ở dưới thành quẻ Càn mới quy về Hồn của quẻ Càn được, nên thành quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu. Cũng nhờ cách biến này mới Quy Hồn về Xác quẻ Càn mà gọi là quẻ Quy Hồn. Chỗ này cũng hiếm người biết nguyên lý lắm! (Xem tượng quẻ ở dưới) 6. ----- Ứng 5. -- -- 4. ----- 3. ----- Thế 2. ----- 1. ----- Vì hào 3 là hào động cuối cùng nên Thế ở hào 3 thì Ứng ở hào 6. Ghi chú: Chỉ có quẻ thứ 7 và quẻ thứ 8 của tám quẻ Bát Thuần mới gọi là Du Hồn và Quy Hôn thôi. Không phải Thế ở hào 4 hay hào 3 thì gọi là quẻ Du Hồn hoặc Quy Hồn. Lấy Quẻ Càn Khôn làm viền mối trời đất, tất cả quẻ khác cũng đồng một Nguyên Lý biến (theo Càn Khôn) và Thế Ứng, Du Hồn Quy Hồn, bất di bất dịch. Đâu phải Thánh Nhân muốn làm gì thì làm, họ đều có Nguyên Lý cả. Nhưng chúng ta hiểu được hay không lại là chuyện khác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 11, 2011 Chương 7: ĐỘNG BIẾN Sáu hào không động thì chẳng biến. Hễ động thì biến. O là Dương, động thì biến Âm - - X là Âm, động thì biến Dương --- Giả như quẻ Càn, hào 1 động hóa thành quẻ Tốn --- --- -O- - - Nếu quẻ Càn, hào 1 và hào 3 động thì hóa thành quẻ Khảm -O- - - --- -O- - - Giả như quẻ Khôn, hào 2 động biến thành quẻ Khảm - - -X- --- - - Nếu quẻ Khôn, ba hào đều động thì biến thành quẻ Càn -X- --- -X- --- -X- --- Giả như chiếm đặng quẻ Thủy Thiên Nhu, biến ra Thiên Thủy Tụng -X- Thê Tài Tý Thủy --- Huynh Đệ Tuất Thổ --- Huynh Đệ Tuất -X- Tử Tôn Thân Kim --- Phụ Mẫu Ngọ Hỏa -O- Huynh Đệ Thìn Thổ - - Phụ Mẫu Ngọ Hỏa --- Quan Quỷ Dần Mộc -O- Thê Tài Tý Thủy - - Quan Quỷ Dần Mộc Ba hào trên là quẻ Khảm, tức là Khảm ở ngoài: Thân Kim, Tuất Thổ, Tý Thủy, cho nên hào thứ 4 là Thân Kim, hào thứ 5 là Tuất Thổ, hào thứ 6 Tý Thủy; biến ra quẻ Càn, tức là Càn ở ngoài: Ngọ Hỏa, Thân Kim, Tuất Thổ; cho nên Thân Kim biến ra Ngọ Hỏa, Tý Thủy biến ra Tuất Thổ. Hào giữa không động nên không biến. Ba hào dưới là quẻ Càn, tức là (nội) Càn ở trong: Tý Thủy, Dần Mộc, Thìn Thổ, cho nên hào thứ nhất là Tý Thủy, thứ 2 là Dần Mộc, thứ 3 là Thìn Thổ; biến ra quẻ Khảm là (nội) Khảm ở trong: Dần Mộc, Thìn Thổ, Ngọ Hỏa; cho nên Tý Thủy biến ra Dần Mộc, Thìn Thổ biến Ngọ Hỏa, Hào giữa không động nên không biến. Những hào mới biến ra, theo lục Thân, thì lấy theo lục Thân của quẻ CHÍNH (quẻ đầu) mà lấp vào. Xem lại cách an lục Thân quẻ trên sẽ rõ. Chương 8: DỤNG THẦN Hào Phụ Mẫu: Chiếm cho cha mẹ, thì lấy hào Phụ Mẫu trong quẻ làm Dụng Thần. Hoặc cho ông bà của ta, cha mẹ của chú bác, của cô dì, phàm lớn hơn cha mẹ ta, hay là bằng như chú bác cô dì, cùng là Thầy, cha mẹ vợ, cha mẹ của vú nuôi bái nhận, tam phụ bát mẫu. Hoặc tôi tớ hay người làm chiếm cho chủ, đều lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần. Chiếm về trời đất, trời mưa, thành ao, tường rào, nhà cửa, ghe xe, áo quần, khí cụ (đao, kiếm...), bô vải, tạp hóa, cùng là tấu chương, văn thư, văn chương, thi cữ, thư quán, văn khế, giấy tờ, đều lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần. Vật loại rất nhiều, tại người thông biến. Nói tóm lại, các vật loại có tính cách tỷ hộ hay tỷ trợ thân ta, tức là nuôi nấng, che chỡ, đỡ đần cho ta đều thuộc hào Phụ Mẫu. Phụ Mẫu là hào khắc Tử Tôn, là Kỵ Thần của Tử Tôn. Hào Quan Quỷ: Chiếm công danh, quan phủ, việc quan, lôi đình (sấm động), quỷ thần, xác chết, vợ chiếm cho chồng đều lấy hào Quan Quỷ làm Dụng Thần. Chiếm yêu nghiệt, loạn thần, đạo tặc, tà xí, những điều nghi kỵ lo âu, những lo sợ, tai họa, cũng đều lấy hào Quan Quỷ làm Dụng Thần. Vật loại cũng nhiều, nói tắc lại là những món câu thúc, khắc chế, thân ta đều thuộc hào Quan Quỷ. Hào Quan Quỷ là hào khắc Huynh Đệ, là Kỵ Thần của Huynh Đệ. Hào Huynh Đệ: Chiếm anh em, chị em ruột, cùng là những bà con trong họ, như con cô dì chú bác, anh em rễ, anh em bạn, trời gió, đều lấy hào Huynh Đệ làm Dụng Thần. Anh em là người ngang hàng, đồng loại. Người kia đắc chí thì người nọ xâm lăng, thấy Tài thì đoạt. Cho nên chiếm Tài vật, lấy hào này làm thần cướp của, cướp tài; chiếm mưu sự, lấy nó làm thần cách trở; chiếm vợ hầu, tôi tớ, lấy nó làm thần hình thương khắc hại. Chiếm cho anh rễ, em rễ, lấy Thế hào làm Dụng Thần mỗi khi tôi (tức Thánh Dã Hạc) đều thấy nghiệm. Chiếm cho anh em chú bác và cô cậu, lấy hào huynh đệ làm Dụng Thần thì không nghiệm, rồi phải lấy Ứng hào làm Dụng Thần. Hào Thê Tài: Chiếm cho Thê Tài, tôi tớ, tay sai, phàm những người của ta sai khiến, đều lấy hào Tài làm Dụng Thần. Chiếm hóa Tài, châu báu, vàng bạc, kho vựa, tiền lương, nhất thiết các món để dùng, nào là tài vật, nào là thập vật, khí minh (trời nắng sáng), đều lấy hào Tài làm Dụng Thần. Hào Thê Tài là hào khắc hào Phụ Mẫu, là Kỵ Thần của Phụ Mẫu. Hào Tử Tôn: Chiếm cho con cháu, con cái, con rễ, con dâu, môn đồ, phàm theo hàng với con cháu của ta, đều lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần. Chiếm cho trung thần, lương tướng, y sĩ, y dược, tăng đạo, cửu lưu thuật sĩ, binh tốt, trăng sao, đều lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần. Chiếm lục súc (chó mèo heo gà nuôi trong nhà), cầm thú, cũng lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần. Tử Tôn là Thần phúc đức, là thần chế Quỷ, là Thần giải phiền rầu, ưu nghi, mà cũng là Thần bác (khắc chế) quan, tước chức. Nên gọi phước Thần, mọi việc chi gặp nó thì vui vẻ. Chỉ có chiếm công danh thì kỵ nó mà thôi Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 11, 2011 Chương 9: DỤNG THẦN, NGUYÊN THẦN, KỴ THẦN, CỪU THẦN Dụng Thần tức là Dụng Thần thuộc các loại đã kể trước. Nguyên Thần là hào sinh Dụng Thần. (Ví như Dụng Thần là Tý Thủy, thì Thân Dậu Kim sinh Tý Thủy gọi là Nguyên Thần, tức là Thần gốc sinh ra Thủy). Kỵ Thần tức là hào khắc Dụng Thần. (Ví như Dụng Thần là Tý Thủy, thì Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ là Kỵ Thần của Tý Thủy). Cừu Thần tức là hào khắc Nguyên Thần, không cho sinh trợ Dụng Thần, trở lại sinh Kỵ Thần để Kỵ Thần khắc hại Dụng Thần. (Ví như Thân Dậu Kim là Nguyên Thần của Tý Thủy, thì Cừu Thần là Tỵ Ngọ Hỏa, khắc Thân Dậu Kim và sinh trợ cho Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ). Giả như Kim là Dụng Thần. Sinh Kim là Thổ, Thổ là Nguyên Thần. Khắc Kim là Hỏa, Hỏa là Kỵ Thần. Khắc Thổ, sinh Hỏa là Mộc, Mộc là Cừu Thần. Bất luận chiếm việc nào, trước coi hào nào là Dụng Thần. Đã đặng Dụng Thần, coi có vượng tướng không? Có Nguyên Thần động mà sinh phò chăng? Có Kỵ Thần động mà khắc hại chăng? Giả như tháng Thìn, ngày Mậu Thân, chiếm cho cha mới đau; đặng quẻ Càn vi Thiên, biến ra Phong Thiên Tiểu Súc. Càn Vi Thiên è Tiểu Súc --- Phụ Mẫu Tuất Thổ Thế --- Huynh Đệ Thân -O- Quan Quỷ Ngọ è - - Phụ Mẫu Mùi Thổ --- Phụ Mẫu Thìn Thổ Ứng (Nguyệt Kiến) --- Thê Tài Dần Mộc (Ám Động – Ngày Thân xung Dần) --- Tử Tôn Tý Thủy Một người cầm quẻ này đến hỏi tôi. Tôi trả lời: - Bệnh mới phát gặp xung thì mạnh. Quẻ này thuộc về quẻ lục xung. - Nhưng cha tôi đau nặng lắm, xin Thầy coi ngày nào mạnh? - Trong quẻ này, Thìn Thổ, Mùi Thổ, Tuất Thổ, ba từng Phụ Mẫu là ba hào Thổ, phải chọn hào nào vượng mà dùng. Nay Thìn Thổ Phụ Mẫu, trúng Nguyệt Kiến (tức hào Thìn gặp tháng Thìn), tức là dùng Thìn Thổ làm Dụng Thần. Hiện giờ bệnh trầm trọng là vì ngày Thân xung Dần Mộc thành ám động, Mộc động để khắc Thìn Thổ. Khách liền hỏi: - Trong quẻ Ngọ Hỏa phát động, Dần Mộc tuy cũng ám động, mà trở lại sinh Ngọ Hỏa, thành ra sinh Thìn Thổ. Kinh Bốc nói: "Kỵ Thần và Nguyên Thần đồng động, thì lưỡng sinh (hai chỗ sinh). Nay thầy chỉ nói: "Dần Mộc khắc Thìn Thổ, mà chẳng nói: "Ngọ Hỏa sinh Thìn Thổ, là tại sao? - Ngọ Hỏa tuy động hóa ra Mùi Thổ, Ngọ Hỏa và Mùi hạp. Ngọ Hỏa tương hạp, chẳng sinh Thìn Thổ, cho nên Thìn Thổ bị Dần Mộc khắc, chẳng đặng Ngọ Hỏa sinh, cho nên bệnh thế rất trầm trọng. Phải chờ ngày Sửu xung trừ Mùi Thổ, thì Ngọ Hỏa hết hạp, mới có thể sinh Thổ. Chừng đó tai nạn sẽ thối. Quả nhiên đến ngày Sửu, bệnh nhân trổi dậy. Chương10: NGUYÊN THẦN, KỴ THẦN SUY VƯỢNG Nguyên Thần sinh được Dụng Thần mà cần phải Vượng Tướng mới có sức sinh. Nguyên Thần sinh được Dụng Thần, có 5 trường hợp: 1. Nguyên Thần vượng tướng, hoặc đồng với ngày tháng, hoặc đặng ngày tháng, hay động hào sinh phò. (Tỷ như, Kim là Dụng Thần, Thổ là Nguyên Thần gặp tháng Mùi Thổ là Nguyên Thần vượng tướng, hoặc gặp hào Thổ động sinh, tức là đúng với câu trên). 2. Nguyên Thần động hóa hồi đầu sinh, hay hóa tiến thần. (Ví như Nguyên Thần là Thân Kim động hóa Thìn Tuất Sửu Mùi là hóa hồi đầu sinh; nếu Thân Kim động hóa Dậu là hóa tiến thần). 3. Nguyên Thần Trường Sinh, Đế Vượng ở ngày chiếm quẻ. (Thí như Tý Hợi Thủy xủ quẻ nhằm ngày Thân gọi là Trường Sinh, nếu gặp ngày Hợi Tý gọi là Đế Vượng). 4. Nguyên Thần cùng Kỵ Thần đồng động. (Tỷ như Tý Hợi Thủy là Nguyên Thần động, lại được thêm Kim là Kỵ Thần cùng động. Vì Kim động sinh Thủy, Thủy động sẽ sinh Dụng Thần Mộc). 5. Nguyên Thần vượng động, trúng không hay hóa không. (Ví như Nguyên Thần Tí lâm Tuần Không động, gặp ngày tháng sinh trợ, hoặc Nguyên Thần là Mộc động hóa ra Tí lâm Không, thì dù lâm Không hoặc hóa Không, sau ngày Ngọ xung Không hoặc ngày Tý xuất Không vẫn hữu dụng). Chiếm trúng Không, hay hóa Không, cho là vô dụng thì không phải vậy. Sao chẳng biết động chẳng phải là Không, phải ăn với ngày xung Không, thật Không mới là hữu dụng. Cho nên cho là kiết, hay sinh Dụng Thần. Trên có 5 trường hợp, mà Dụng Thần đều có sức. Chiếm các việc đều cát. Như tháng Dậu ngày Tân Hợi, chiếm cầu Tài. Đặng quẻ Đoài vi Trạch, biến ra quẻ Lôi Thuỷ Giải. Đoài vi Trạch Giải - - Phụ Mẫu Mùi Thổ Thế -0- Huynh Đệ Dậu Kim è - - Huynh Đệ Thân Kim --- Tử Tôn Hợi Thủy - - Phụ Mẫu Sửu Thổ Ứng --- Thê Tài Mão Mộc -0- Quan Quỹ Tỵ Hỏa è - - Thê Tài Dần Mộc Đoán rằng: ngày Giáp Dần sẽ có tài, theo ý nguyện. Khách hỏi: - Mão Mộc, Tài hào đã không mà lại bị Nguyệt phá, bị Kim khắc. Hào đầu Tỵ Hỏa Quan, tuy sinh Thế, ngày Hợi xung Tán, lại hóa Tuần Không, sao lại gọi rằng cát? - Thần triệu cơ (lộ ra) ở động, tôi không bao giờ nói tán, Chính vì Tỵ Hỏa hóa Không cho nên hiện giờ tôi không thấy tài, Chờ ngày Giáp Dần ra khỏi (xuất) Không thì tương kiến. Dần Tài Mộc sinh Quan, Quan sinh Thế, quả tới ngày Dần ban, mới thấy ngày Mộc đặng Tài. Nguyên Thần tuy hiện, mà đôi khi không sinh được Dụng Thần, có sáu trường hợp: 1. Nguyên Thần hưu tù chẳng động, hoặc động mà hưu tù, lại bị tương khắc (Tỷ như Dụng Thần là Dần Mão Mộc, Nguyên Thần là Hợi Tý Thủy, mùa Hạ tháng Mùi thì Thủy vô khí, nếu không động, hoặc động mà hóa ra Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ, hoặc hóa ra Dần Mão Mộc) 2. Nguyên Thần hưu tù lại gặp Tuần Không, Nguyệt Phá (Ví như Nguyên Thần Hợi Tý Thủy gặp tháng Ngọ, lại hào Hợi hay Tý lâm Tuần Không) 3. Nguyên Thần hưu tù, động hóa thoái thần (Nguyên Thần Tý gặp mùa Hạ, tuy động nhưng hóa Hợi, là hóa thoái) 4. Nguyên Thần hưu tù mà lại suy tuyệt (Nguyên Thần Tí Hợi Thuỷ không động, lại gặp mùa Hạ) 5. Nguyên Thần nhập tam Mộ (ví như Nguyên Thần Hợi Tý Thủy nhập Tam Mộ: gặp ngày Thìn là Nhật Mộ, gặp hào Thìn động gọi là động Mộ, động hoá ra hào Thìn gọi là hóa Mộ) 6. Nguyên Thần hưu tù, động và hóa tuyệt, hoá khắc, hóa phá, hóa tán (tỷ như Dần Mão Mộc gặp mùa Hạ, động mà hóa ra Thân Dậu) Dẫn lên là thấy sinh mà chẳng có sức sinh, ấy là Nguyên Thần vô dụng. Tuy có, mà như không. Kỵ Thần động mà khắc hại Dụng Thần, có 5 trường hợp: 1. Kỵ Thần vượng tướng, hoặc gặp ngày, tháng, động hào sinh phò, hoặc đồng với ngày tháng chiếm quẻ. 2. Kỵ Thần động, hóa hồi đầu sinh, hóa tiến thần. 3. Kỵ Thần vượng động, trúng Không hay hóa Không. 4. Kỵ Thần trường sinh, đế vượng, nhằm nhật thần (lâm ngày). 5. Kỵ Thần và Cừu Thần đồng động. Dẫn lên các Kỵ Thần cũng như búa riều. Chiếm mọi việc đều hung. (Xem lại mục Nguyên Thần để hiểu rõ hơn về Ngũ Hành sinh khắc) Kỵ Thân tuy động, lại có khi không khắc được Dụng Thần, có 7 trường hợp: 1. Kỵ Thần Hưu Tù chẳng động, động mà hưu tù, bị ngày, tháng, động hào khắc. 2. Kỵ Thần tịnh trúng Tuần Không, Nguyệt Phá. 3. Kỵ Thần nhập Tam Mộ. 4. Kỵ Thần suy, động hóa thoái thần. 5. Kỵ Thần suy, mà lại tuyệt. 6. Kỵ Thần đông, hóa tuyệt, hóa khắc, hóa phá, hóa tán. 7. Kỵ Thần cùng Nguyên Thần đồng động. Đó là những Kỵ Thần không có sức. Chiếm mọi việc, hóa hung làm cát. (Xem lại mục Nguyên Thần vô dụng để hiểu rõ hơn về Ngũ Hành sinh khắc) Dẫn lên là luận Nguyên Thần và Kỵ Thần có sức, cùng không có sức, còn Dụng Thần cũng cần phải có khí. Thảng như Dụng Thần không có gốc, tuy rằng Nguyên Thần có sức cũng khó sinh, cho nên Kỵ Thần không đủ sức, thì cũng không đủ mừng. Như tháng Tỵ, ngày Ất Mùi, tự mình chiếm bệnh, đặng quẻ Trạch Phong Đại Quá, biến ra quẻ Hỏa Phong Đỉnh. -X- Tài Mùi Thổ è --- Tử Tỵ Hỏa -0- Quan Dậu Kim è - - Tài Mùi Thổ --- Phụ Hợi (Thế) --- Quan Dậu --- Phụ Hợi - - Tài Sửu (Ứng) Tự mình chiếm bệnh, lấy Thế hào là Hợi Thuỷ làm Dụng Thần, bị Mùi Thổ Kỵ Thần động mà khắc Thuỷ. May đặng Dậu Kim, Kim sinh Hợi Thuỷ, thì cả hai hào đều tiếp tục tương sinh, hóa hung ra cát. (Tham Sinh Kỵ Khắc) Nào dè Hợi Thủy, tháng xung, ngày khắc, gặp Nguyệt phá và bị khắc, tuy có sinh phò, mà sinh không nổi, như cây không rễ, hàn cốc chẳng hồi Xuân. Quả sau, chết ở ngày Quý Mão, ứng với ngày Mão, là vì ngày xung khử Nguyên Thần. Đó là chỗ gọi: "Dụng Thần không gốc, Nguyên Thần có sức cũng khó sinh". Share this post Link to post Share on other sites