Thiên Sứ

Phát Hiện Lại Việt Nhân Ca

2 bài viết trong chủ đề này

Phát hiện lại Việt Nhân Ca(越人歌)

Đỗ Thành

http://vietdich.blog

Trích

Hơn hai nghìn năm nay, giai thoại vẫn nằm trong sách. Bao thế hệ đã đọc và ngợi ca đều bằng lòng với bản dịch mà chưa ai nghiên cứu nguyên văn của bài ca tức là bản tiếng Việt! Phải chăng đó là thứ ngôn ngữ bị mai một mà bao tháng năm do không hiểu được nên lớp lớp tài tử văn nhân bằng lòng với cái bóng, cái hình? Rất khó xác định giữa nguyên bản và bản dịch, cái nào hay hơn. Có thể do chất trữ tình của bản dịch cụ thể hơn cộng với nhịp điệu đưa đẩy của bài ca gây ấn tượng cho người đọc khiến hàng nghìn năm người đọc bị dẫn dụ sang bài ca khác mà không phải bài ca của người Việt? Chính vì vậy, việc khảo cứu, phục nguyên văn bản gốc của bài ca Việt càng trở nên ý nghĩa.Phiên dịch ra Hán Việt cho một bài dùng chữ tượng hình cổ để "phiên âm" tiếng Việt thì sẽ rất là khó vì có chữ không còn được dùng nữa, nên không có trong từ điển. Mà dù cho có tra tự điển thì chưa chắc đúng bởi vì giọng đọc ở các địa phương khác nhau. Thêm nữa, cách nhau đến ngàn năm thì tiếng nói và cách viết của một số chữ có thể thay đổi và lại biến âm theo từng miền ngôn ngữ v v... Bản ký âm nầy cho đến nay vẫn bị cho là phiên âm để ghi lại tiếng "Choang" tức là tiếng "Thái" của Tráng tộc.

Xin trình bày lại và xếp theo ý tôi:

滥 兮 抃 草 滥 予

枑 泽 予 昌 州 州 飠

甚 州 焉 乎 秦 胥 胥

缦 予 乎 昭 澶 秦 踰 渗 惿 随

...河 湖。

Xin sắp xếp lại lần nữa, vì rất quang trọng, cho đúng 6-8: (chú ý hai chữ có gạch nối là một chữ đa âm)

滥 兮 抃 - 草 滥 予

Lạm hề biện-thảo lạm dư

昌 枑 泽 - 予 昌 州 州 飠

Xương hoàng trạch-dư xương châu châu thực

甚 州 焉 乎-秦 胥 胥

Thẩm châu yên hô-tần tư tư

缦 予 乎-昭 澶 秦 踰 渗 惿-随

Mạn dư hô-chiêu thìn tần du sâm đề-tùy.

...河 湖。

Hà Hồ.

Để dịch bài này từ tiếng Việt xưa ra tiếng Việt nay xin giải thích những ký âm của Việt nhân ca:

滥 : "Lạm" là "Lam" hay "nam" tức là "Năm", "L" và "N" thường là biến âm, ngày nay màu "Lam" tiếng Triều Châu là "Nam". Rất nhiều nơi ở Quảng, Triều, Việt thường lẫn lộn "L" và "N".

兮: Hề... hầy, nầy, nè, đây... nhiều biến âm.抃草: Biện-thảo là từ đa âm của "bảo".

予: "Dư" còn có âm "ia" (Triều Châu, Bắc kinh). Năm "dư" có thể như ngày nay là "năm kia", "năm xưa."

昌: ký âm "xương" là "thương". Ngày nay tiếng Quảng Đông-thuần Việt là "Sẹc", Triều Châu-thuần Mân Việt là "Siaiê".

枑: "Hằng" hay "Hoàng".

泽予: "Trạch-Dư" hay "Trạch-Dử" là "Trử” hay "Tử",

飠: Thực, tiếng Quảng Đông à sực, Bắc kinh à Sữa: phát âm như là "Xưa".

甚 : Thẩm hay Thậm là Sẩm, sửm, sơm tiếng tiếng Quảng Đông, và Bắc kinh "Sum" phát âm như "Sớm".

州: Châu phát âm Mân Việt -Triều Châu thì đọc là "Chiêu", "Chiệu" như "Chiều".

焉: (zen) phát âm tiếng Bắc Kinh như em.

乎秦: "Hô-tần" đa âm, là "Hận" đơn âm.

乎昭: "Hô-chiêu" đa âm là "Hiểu" đơn âm.

澶: "Thẳn" hay "Đặng" hay "được". Nếu tra tự điển và phiên dịch là "Thìn" hay "chiền" là không đúng! Bên trái là bộ "Thủy" và bên phải là chữ "Đàn", đọc là "Thẳn" hay "đặng" và nghĩa là "nước xối... thẳng, thông, đặng". Tiếng Quảng Đông: "Thànn", Tiếng Triều Châu: "thànn" hay "thạnn".

胥胥: "tư tư" là Tương Tư.

秦 踰: Tần Du, là ký âm "tình duyên" hay "tình yêu",

秦 là Tsình của tiếng Triều Châu ngày nay,

踰, du, Duyè (Quảng đông), Dua (Triều Châu).

渗: "Sâm" là Sâu, tiếng Quảng Đông ngày nay "sâu" vẫn là "Sâm".

惿随: "Đề-Tuỳ" đa âm là "đùy" đơn âm, là "đầy"

河- Hà: hớ

湖- Hồ: hò

Như vậy, nghĩa Việt của bài ca như sau:

Năm nầy bảo năm xưa

Thương Hoàng tử thương chiều chiều xưa

Sớm chiều em hận tương tư

Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.

....Hò Hớ.

Theo khảo cứu của tôi thì Việt nhân ca là thơ lục bát của tiếng Việt, phù hợp với câu hò của dân ca Việt. Nếu thể hiện bài ca bằng thể lục bát ngày nay thì sẽ là:Hò... ... hớ...

Năm nầy bảo với năm xưa

Thương chàng hoàng tử thương chiều chiều xưa

Sớm chiều em hận tương tư

Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.

Việc khảo cứu và giải mã bí mật của Việt nhân ca, đối với tôi rất là dễ bởi vì tôi biết chữ tượng hình người Hoa đang dùng vốn là chữ Việt. Khi nghiên cứu cổ sử, tôi thường đọc theo nhiều phương ngữ khác nhau là Bắc Kinh, Quảng Đông, Triều Châu, Hán Việt. Vì thế có thể nói, nhìn vào Việt nhân ca là thấy được bài thơ Việt liền! Thích thú với chi tiết 2800 năm về trước, tiếng Việt đã dùng "biện- thảo" là "bảo" , "nầy" kia, "nầy" xưa, "thương chiều chiều xưa", "em hận tương tư" v v...

Nhưng có điều tôi chưa biết "Hò...hớ" là nghĩa gì và cũng chưa bao giờ nghĩ đến sẽ tìm hiểu "Hò......Hớ" là gì! Vậy mà Việt nhân ca bản gốc đã làm tôi kinh ngạc và "ngộ" ra rằng "Hò...hớ" là dân ca của người Việt khi gắn bó với sông hồ, với ghe, thuyền: Hò...Hớ nghĩa là "Hà 河" ..."Hồ 湖"

Sacramento, 12. 09

Đỗ Thành Ngày đăng: 24.12.2009

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện lại Việt Nhân Ca(越人歌)

Đỗ Thành

http://vietdich.blog

Trích

Hơn hai nghìn năm nay, giai thoại vẫn nằm trong sách. Bao thế hệ đã đọc và ngợi ca đều bằng lòng với bản dịch mà chưa ai nghiên cứu nguyên văn của bài ca tức là bản tiếng Việt! Phải chăng đó là thứ ngôn ngữ bị mai một mà bao tháng năm do không hiểu được nên lớp lớp tài tử văn nhân bằng lòng với cái bóng, cái hình? Rất khó xác định giữa nguyên bản và bản dịch, cái nào hay hơn. Có thể do chất trữ tình của bản dịch cụ thể hơn cộng với nhịp điệu đưa đẩy của bài ca gây ấn tượng cho người đọc khiến hàng nghìn năm người đọc bị dẫn dụ sang bài ca khác mà không phải bài ca của người Việt? Chính vì vậy, việc khảo cứu, phục nguyên văn bản gốc của bài ca Việt càng trở nên ý nghĩa.Phiên dịch ra Hán Việt cho một bài dùng chữ tượng hình cổ để "phiên âm" tiếng Việt thì sẽ rất là khó vì có chữ không còn được dùng nữa, nên không có trong từ điển. Mà dù cho có tra tự điển thì chưa chắc đúng bởi vì giọng đọc ở các địa phương khác nhau. Thêm nữa, cách nhau đến ngàn năm thì tiếng nói và cách viết của một số chữ có thể thay đổi và lại biến âm theo từng miền ngôn ngữ v v... Bản ký âm nầy cho đến nay vẫn bị cho là phiên âm để ghi lại tiếng "Choang" tức là tiếng "Thái" của Tráng tộc.

Xin trình bày lại và xếp theo ý tôi:

滥 兮 抃 草 滥 予

枑 泽 予 昌 州 州 飠

甚 州 焉 乎 秦 胥 胥

缦 予 乎 昭 澶 秦 踰 渗 惿 随

...河 湖。

Xin sắp xếp lại lần nữa, vì rất quang trọng, cho đúng 6-8: (chú ý hai chữ có gạch nối là một chữ đa âm)

滥 兮 抃 - 草 滥 予

Lạm hề biện-thảo lạm dư

昌 枑 泽 - 予 昌 州 州 飠

Xương hoàng trạch-dư xương châu châu thực

甚 州 焉 乎-秦 胥 胥

Thẩm châu yên hô-tần tư tư

缦 予 乎-昭 澶 秦 踰 渗 惿-随

Mạn dư hô-chiêu thìn tần du sâm đề-tùy.

...河 湖。

Hà Hồ.

Để dịch bài này từ tiếng Việt xưa ra tiếng Việt nay xin giải thích những ký âm của Việt nhân ca:

滥 : "Lạm" là "Lam" hay "nam" tức là "Năm", "L" và "N" thường là biến âm, ngày nay màu "Lam" tiếng Triều Châu là "Nam". Rất nhiều nơi ở Quảng, Triều, Việt thường lẫn lộn "L" và "N".

兮: Hề... hầy, nầy, nè, đây... nhiều biến âm.抃草: Biện-thảo là từ đa âm của "bảo".

予: "Dư" còn có âm "ia" (Triều Châu, Bắc kinh). Năm "dư" có thể như ngày nay là "năm kia", "năm xưa."

昌: ký âm "xương" là "thương". Ngày nay tiếng Quảng Đông-thuần Việt là "Sẹc", Triều Châu-thuần Mân Việt là "Siaiê".

枑: "Hằng" hay "Hoàng".

泽予: "Trạch-Dư" hay "Trạch-Dử" là "Trử” hay "Tử",

飠: Thực, tiếng Quảng Đông à sực, Bắc kinh à Sữa: phát âm như là "Xưa".

甚 : Thẩm hay Thậm là Sẩm, sửm, sơm tiếng tiếng Quảng Đông, và Bắc kinh "Sum" phát âm như "Sớm".

州: Châu phát âm Mân Việt -Triều Châu thì đọc là "Chiêu", "Chiệu" như "Chiều".

焉: (zen) phát âm tiếng Bắc Kinh như em.

乎秦: "Hô-tần" đa âm, là "Hận" đơn âm.

乎昭: "Hô-chiêu" đa âm là "Hiểu" đơn âm.

澶: "Thẳn" hay "Đặng" hay "được". Nếu tra tự điển và phiên dịch là "Thìn" hay "chiền" là không đúng! Bên trái là bộ "Thủy" và bên phải là chữ "Đàn", đọc là "Thẳn" hay "đặng" và nghĩa là "nước xối... thẳng, thông, đặng". Tiếng Quảng Đông: "Thànn", Tiếng Triều Châu: "thànn" hay "thạnn".

胥胥: "tư tư" là Tương Tư.

秦 踰: Tần Du, là ký âm "tình duyên" hay "tình yêu",

秦 là Tsình của tiếng Triều Châu ngày nay,

踰, du, Duyè (Quảng đông), Dua (Triều Châu).

渗: "Sâm" là Sâu, tiếng Quảng Đông ngày nay "sâu" vẫn là "Sâm".

惿随: "Đề-Tuỳ" đa âm là "đùy" đơn âm, là "đầy"

河- Hà: hớ

湖- Hồ: hò

Như vậy, nghĩa Việt của bài ca như sau:

Năm nầy bảo năm xưa

Thương Hoàng tử thương chiều chiều xưa

Sớm chiều em hận tương tư

Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.

....Hò Hớ.

Theo khảo cứu của tôi thì Việt nhân ca là thơ lục bát của tiếng Việt, phù hợp với câu hò của dân ca Việt. Nếu thể hiện bài ca bằng thể lục bát ngày nay thì sẽ là:Hò... ... hớ...

Năm nầy bảo với năm xưa

Thương chàng hoàng tử thương chiều chiều xưa

Sớm chiều em hận tương tư

Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.

Việc khảo cứu và giải mã bí mật của Việt nhân ca, đối với tôi rất là dễ bởi vì tôi biết chữ tượng hình người Hoa đang dùng vốn là chữ Việt. Khi nghiên cứu cổ sử, tôi thường đọc theo nhiều phương ngữ khác nhau là Bắc Kinh, Quảng Đông, Triều Châu, Hán Việt. Vì thế có thể nói, nhìn vào Việt nhân ca là thấy được bài thơ Việt liền! Thích thú với chi tiết 2800 năm về trước, tiếng Việt đã dùng "biện- thảo" là "bảo" , "nầy" kia, "nầy" xưa, "thương chiều chiều xưa", "em hận tương tư" v v...

Nhưng có điều tôi chưa biết "Hò...hớ" là nghĩa gì và cũng chưa bao giờ nghĩ đến sẽ tìm hiểu "Hò......Hớ" là gì! Vậy mà Việt nhân ca bản gốc đã làm tôi kinh ngạc và "ngộ" ra rằng "Hò...hớ" là dân ca của người Việt khi gắn bó với sông hồ, với ghe, thuyền: Hò...Hớ nghĩa là "Hà 河" ..."Hồ 湖"

Sacramento, 12. 09

Đỗ Thành Ngày đăng: 24.12.2009

Cảm ơn phân tích của Đỗ Thành cho thấy bài Việt nhân ca là nguyên bản một bài hò sông nước của người Việt đã được phiên âm bằng cách dùng Hán tự mà ngày nay Hán ngữ hiện đại cũng không hiểu nổi. Theo QT, có Nôi mới có Nói, có Nói mới có (khái) Niệm nên các từ đơn âm Việt có cùng Nôi Khái Niệm khi chúng cùng “Tơi” (cùng “Tiển tố để lưỡi đưa ra Lời”), hoặc cùng “Rỡi” (cùng “Ruột của Lời”), hoặc tạo ra do lướt ( qui tắc Lướt=Thướt=Thiết này Hứa Thận đã nghiệm thấy và nêu ra cách nay 2000 năm, ngày nay người Việt Nam vẫn dùng để tạo ra từ mới một cách tự nhiên do từ trong tâm thức). Những chữ trong bài ca trên tóm tắt theo QT là như sau:

Lam=Nam=Năm; Ừ=Ề=Hề (tiếng Nghệ An)=Hầy (tiếng Nghệ An, Quảng Đông, Nhật Bản)=Đây=Nầy=Nè=Nê ( tiếng Nhật Bản)=Nhé=Nhá; Biện Thảo=(lướt)=Bảo; Dự=Dư=Dia (tiếng Triều Châu)=Kia=Kưa=Xưa; Xương=Thương=Sương (tiếng Nghệ An)=Sẹc (tiếng Quảng Đông)=Siaiê (tiếng Triều Châu); Hằng=Hoàng; Trạch Dự=(lướt)=Trự=Trử=Tử; Thực=Sực (tiếng Quảng Đông)= Sựa=Xưa; Thậm=Sẩm=Sơm (tiếng Quảng Đông)=Sớm; Châu=Chiêu (tiếng Triều Châu)= Triệu=Chiêu=Chiều; Zen=En=Em; Hồ Tần=(lướt)=Hận; Hô Chiêu=(lướt)=Hiểu; Thản=Thẳng=Đặng=Được; Tần Du là mượn âm để phiên hai từ Tình Duyên, vì Tần=Tsình (tiếng Triều Châu), Du=Dua (tiếng Triều Châu)=Duyê (tiếng Quảng Đông)=Duyên; Sâm=Sâm (tiếng Quảng Đông, nghĩa là Sâu)=Sâu; Đề Tùy=(lướt)=Đùy=Đầy.

Riêng chữ Tư Tư thì tôi nghĩ là người dịch khi đó định phiên âm hai tiếng Tơ Tơ của người Việt, vì Hán ngữ không có âm “ơ”. Tơ Tơ là nhiều Tơ, ý nói đang tình rối như tơ vò, người Việt hay dùng Tơ để nói về tình yêu (“Buồn nhìn con nhện giăng tơ”- tơ con nhện nhả ra, “ Đã lìa ngó ý còn vương tơ lòng”- tơ trong lõi cọng sen), tình yêu luôn mỏng manh dễ đứt như tơ nhưng lại luôn sinh ra mãi không cạn, nên cái chuyện “yêu nhau lắm cắn nhau đau” là chuyện bình thường, “giận thì giận mà thương thì thương”. Vì bài hò sông nước của người Việt là bài ca lục bát, dịch qua mấy người rồi người cuối cùng mượn chữ có âm na ná để ghi lại cái âm mà thôi,biểu ý của chữ không hợp logic nghĩa của lời, nên người đời sau không thể dịch hiểu được, cho là tiếng Choang, tiếng Thái v.v.Hò sông nước là những điệu hò trữ tình vẫn còn mãi ngày nay ở sông nước Việt Nam khắp ba miền Bắc Trung Nam ( “ Hơ… Hò… Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục, Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh, Thuyền em lên thác xuống ghềnh…”), mà đa số những bài êm ái trữ tình ấy đều do con gái hát khi đang chèo thuyền , bắt đầu là giọng luyến “Ơ…Hớ…” rồi đến lớn giọng “Hò…” sau tiếp là lời tự sự . ( “Hát lới Lơ” lướt thành Hớ, “Hát Ò” lướt thành Hò, vì Ò là đi, Ọ là dừng lại, Hò là Hát đưa đi, như Hò đưa nôi khi ru con, hò đưa thuyền khi chèo thuyền, hò đưa linh khi đám ma. Vì lời ca Việt là lục bát, qua dịch ý, lại bằng phiên âm từ đơn âm thành hai âm kiểu “phiên thiết” nên không còn thấy lục bát nữa. Bài ấy là:

Năm này bảo với năm xưa

Thương chàng Hoàng tử chiều xưa thương chiều (vừa thương vừa muốn chiều chuộng)

Tơ vương em hận sớm chiều

Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.

Thật thương người con gái đem tình yêu đơn phương cho một hoàng tử, mà có khi chỉ là một chàng đẹp trai nào đó trong mộng mà thôi, yêu mơ nhiều năm rồi mà chưa gặp đối tượng.

Nếu nói là bài gốc tiếng Choang hay tiếng Thái thì không đúng. Sử hiện đại ghi “người Choang là hậu duệ của dân tộc Bách Việt” .

Nghiền ngẫm một từ đơn âm của Việt cũng có khi nhìn thấy. Ví dụ từ của Hán ngữ hiện đại “Vĩ Đại” nghĩa là to lớn, theo âm “vĩ” là đuôi, “đại” là to, âm “vĩ đại” là đuôi to thì vô lý quá. Chẳng qua từ “Vĩ Đại” là hai chữ phiên âm của “Việt To” mà thôi, viết bằng hai chữ đặt ra mà thôi, Việt được phiên âm là “Vẩy”, viết thành chữ Vĩ; To phiên âm là “Ta”, viết là chữ Đại, “Vẩy Ta” (wei da) là Vĩ Đại mang nghĩa To Lớn, vì thời cổ đại, khi còn là “Bắc phương Hồ, Nam phương Việt” như cổ sử ghi, thì khi ấy khối dân Việt phương Nam là số đông áp đảo và với một nền văn hóa lớn, cho nên gọi là Việt To (wei da). Chỉ vì không phát âm được nên sinh ra “biến” như vậy, phiên âm Việt To là “vẩy ta”(wei da), cũng giống như người Nhật không phát âm được “Việt” nên họ phải phiên âm là “Bê- Tô” vì họ không có âm “vờ” và âm “iết”, trong khi tiếng Việt thì quá phong phú về vần. To lớn trong Hán ngữ có từ Cự Đại để chỉ cục hòn khối to cụ thể, Bàng Đại để chỉ nó chiếm không gian lớn cụ thể, như Hồng Bàng (một vùng Rộng và Bằng), còn Vĩ Đại chỉ là từ chỉ sự to lớn trừu tượng, nó chỉ có thể là từ cái cụ thể là khối dân cư và văn hóa to lớn phương Nam thời cổ đại được gọi là “Việt To” (Hán ngữ phát âm là “Vẩy Ta” – “Wei Da”) mà trừu tượng hóa lên thành từ mới,”vĩ đại”, một nhân vật bé nhỏ nếu có thể vẫn được gọi là một con người Vĩ Đại.

Một từ như Rượu rồi đến Tửu cũng thấy từ nào có trước từ nào, có khi đến hàng ngàn năm. Tiếng Việt, “Ruột” là cái Lõi trong cùng của bất cứ vật thể nào. Rượu không phải tự nhiên loài người nghĩ làm ra. Nó là do phát hiện ngẫu nhiên như phát hiện Lửa vậy. Ruột = Ruột- Rà = Tá =Lả = Lửa = Lõi. Ruột là cái Tim = Tâm, nó là ngọn lửa của cơ thể như Hải Thượng Lãn Ông định nghĩa, nó là cái gốc, Ruột = Rễ = Thể. Mọi ngôn ngữ đều bắt đầu bằng A, như đứa trẻ ra đời là Há miệng khóc A…, A = Cả = Cà = Cơm = Cơ = Kẻ = Thẻ = Thể. Cơm là cái ăn được của quả cây, Cơ là cái ăn được của động vật, nhưng động vật thì phải giết chết nó rồi mới ăn được, nên cái “Thể động vật đã chết bởi bị Giết” mới lướt gọi là “Thịt”. Còn trong Thể động vật đang sống thì gọi là Cơ chứ không gọi là Thịt. Tiếng Việt có thành ngữ “Máu mủ ruột rà” chứ không phải là “Máu mủ ruột thịt” như người ta vẫn nói sai, do hiểu sai chữ Nhục là Thịt như người Hán dùng. Chữ Nhục là do ngược Nhục = Nhau = Rau = Ruột (Hai chữ Cùng Nhau = Cùng Rau, ý nói là ruột rà, xưa viết đều bằng hai chữ có bộ Cung, là đều Cùng một Bụng mà ra, đó là hai chữ : 同 肉, đọc là Đồng Nhục, tức Cùng Nhau). Trái dừa già bỏ quên lâu thì cơm dừa và nước dừa trong ruột nó tự lên men thành rượu, ngẫu nhiên uống phải thấy ngây ngất , cảm giác hay hay, rồi mới nghĩ ra cách chế rượu. Rượu là phát hiện của dân nông nghiệp trồng trọt ngẫu nhiên từ trong Ruột của trái cây chín nẫu. ( Giáo sư tiến sĩ người Canada Julio Mercader là nhà sử học thuộc Học viện khảo cổ học nhiệt đới, trong một nghiên cứu mới đây nhận định rằng loài người đã bắt đầu sử dụng hạt cốc để ăn từ cách nay 100.000 năm, và biết nấu rượu từ ngũ cốc cũng từ đó). Ruột = Rượu = Riệu = Diệu = Dậu = Lẩu (tiếng Thái)= Chẩu = Chỉu (tiếng Hán- “jiu”)= Tỉu = Tửu. Kỹ thuật làm rượu cũng là có từ thời mẫu hệ, do U làm ra:

U = Ủ = Ấm = Ôn 温 “ wen” = Nốn = Náu = Nấu =Nướng 酿 “niang” = Chường = Chưng 蒸 “zheng” = Chứa = Chắt = Chất = Cất =Kiếu 窖 “jiao”. Nói “Nấu một mẻ rượu” hay nói “Cất một mẻ rượu” cũng nằm trong Nôi Khái Niệm đó cả.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites