phoenix

Nạn lạm phát lý thuyết của người Việt

1 bài viết trong chủ đề này

Nạn lạm phát lý thuyết của người Việt.

Tại quốc nội: Mới đây, báo chí trong nước khua chiêng múa trống rầm rộ cổ vũ cho một phát kiến vĩ đại của học giả Trần Gia Phụng: Họ Lý ở Đại Hàn chính là người Việt. Ông đưa ra độc nhất một dẫn chứng mới phát hiện trong Việt sử thông giám cương mục do nhà xuất bản Văn Sử Địa Hà Nội dịch thuật. Ông còn cho biết các bộ chính sử khác như Đại Việt Sử ký Toàn thư , Khâm định Việt sử, Thông giám Cương Mục v.v... đều không có.

Thế nhưng những vấn nạn khác nảy sinh. Hoàng tử Lý Long Tường cho dù tị nạn ở Đại Hàn thế kỷ thứ 12, vẫn không có chứng cớ đưa đến việc dòng dõi họ Lý ở bên ấy chính là người Việt, ngoại trừ 1 trùng hợp là Việt Nam và Đại Hàn đều có họ Lý. Thế thì Lee ở Mỹ, Lý của bộ tộc Hmong, Lý bên Trung Hoa v.v... thì sao? Họ cũng có thể thuộc dòng dõi Việt Nam tùy theo hoàn cảnh chính trị qua bộ máy tuyên truyền Hà Nội nếu họ cần tung ra một phát kiến mới phục vụ cho mục đích nào đó.

Ngay sau khi bác Hồ tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945, bắc Triều Tiên cũng như khối Cộng Sản Đông Âu vội vã lên tiếng công nhận và từ ấy mối giao hảo giữa ta và Bắc Triều Tiên ngày càng thắm thiết vì cả hai đều có một kẻ thù chung là đế quốc Mỹ qua 2 cuộc chiến tranh Mỹ - Bắc Hàn và Mỹ Việt. Nếu ta từng ví Việt Nam và Trung Hoa như mồm và răng thì ta với Bắc Triều Tiên cũng mật thiết như thuyền và biển. Thế nhưng thời chống Mỹ cứu nước, Hà Nội lâm vào cảnh kiệt quệ kinh tế, khoai sắn, củ chuối là thực phẩm dằn bụng của nhân dân cả nước, tại sao Bắc Triều Tiên "lòng thuyền không đau rạn vỡ"? Và hiện nay Bắc Hàn đang đói nhăn răng, phải cạp cỏ mà ăn, chúng ta không "bạc đầu thương nhớ"? Trải qua 8 thế kỷ, Lý Long Tường ở Triều Tiên vẫn chẳng ai thèm nói tới?

Xin nói sơ qua về mối giao hảo giữa ta và Nam Hàn. Nam Hàn là một đối tác kinh tế quan trọng trong giai đoạn mở cửa. Xin nói thêm, kinh tế ta chẳng có gì cả ngoài việc phục dịch ngoại nhân qua các kinh doanh du lịch. Khắp nơi, khách sạn, khu giải trí, vườn sinh thái, nhà hàng, lễ hội ... thi nhau phô diễn những sắc thái ngoạn mục mời gọi du khách. Có thể nói kinh tế ta chủ yếu chỉ vỏn vẹn gồm vài thứ : tiền Việt Kiều gởi về, hầu hạ du khách và thảm thương hơn nữa, bán bắp thịt thanh niên nam nữ qua mỹ danh hợp tác lao động. Dù ta sản xuất gạo hàng đầu thế giới sau Thái Lan, kinh tế ta không đặt căn bản trên nông nghiệp. Cá Basa, tôm sú và các mặt hàng thực phẩm khác lại càng đóng vai trò phụ thuộc hơn nữa. Khắp nơi từ nam ra bắc ta đều thấy những cơ sở kinh doanh của Nam Hàn như cư xá, cơ xưởng đóng giầy, lắp ráp xe hơi, xe máy dầu, vi tính mọc lên như nấm.

Như một con nợ mà tài sản thế chân không đủ đảm bảo cho sự vay mượn thêm nữa, vì rằng số nợ của ta nay lên đến 40/100 tổng sản lượng quốc gia và tuy ta phát triển trung bình 7/100 nhờ vào vay mượn mà ta gọi khéo là đầu tư, và ta cấm nói đến lạm phát, ta lạm phát 9.5/100, một chênh lệch kinh hoàng theo quan điểm kinh tế. Vài con số:

Public debt: 65.9% of GDP (2004 est.)

Inflation rate (consumer prices):9.5% (2004 est.)

GDP - real growth rate: 7.7% (2004 est.)

Current account balance: $-2.061 billion (2004 est.)

(Theo dữ liệu http://www.cia.gov/cia/publications/...k/geos/vm.html)

Public debt được định nghĩa là tổng số trái khoản quốc gia: nợ của chính phủ địa phương và quốc gia; một chỉ số chi tiêu bằng vay mượn thay vì đánh thuế vào dân.(Theo http://web.ask.com/web?q=what+is+public+de...qsrc=0&o=0)

Chả trách được toàn dân ta rất ...yêu nước. Ta sang giàu không thua ai. Người có xe hơi ta cũng có xe hơi, người bỏ ra hàng vạn đô la một năm cho con cái ăn học ở những trường tại Hà Nội do ngoại quốc làm chủ, ta cũng thế. Lắm ông lớn “trong sạch” nhất Việt Nam bỏ ra tới 50000 USD một năm cho con cái du học ngoại quốc. Kẻ nào tỏ ra lo lắng cho mức chi tiêu ghê gớm của ta đều là bọn phản động, họ chưa từng về Việt Nam nên chưa biết ta giàu có đến mức nào.

Đầu tư đối với Việt Nam ta có nghĩa là vay nợ. Nhìn sang các nước láng giềng như Thái Lan, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Mã Lai ta cũng không nên ngạc nhiên đặt câu hỏi: Tại sao chẳng có ma nào thèm đầu tư vào các nước ấy? Phải chăng họ ...thiếu trí khôn hơn ta? Tại sao họ không đặt nặng vào kỹ nghệ du lịch như ta hay không gửi nhiều nhân công đi lao động xứ người như ta? Khôn hay dại khi họ chỉ chuyên tâm sản xuất những thứ trong khả năng chuyên môn sẵn có của họ như lúa gạo, thủ công nghiệp. Thái Lan không kêu gào đầu tư (tức là vay nợ) để sản xuất những thứ quá sức của họ như chế tạo xe hơi, phóng vệ tinh, đóng tàu biển ... Ta như con nhái muốn to bằng con bò. Chế xe đạp chưa chắc có người mua nhưng ta rấp ranh chế xe hơi chứ không thèm chế thứ xoàng xĩnh như xe máy dầu, một sản phẩm thiết thực hợp với hoàn cảnh kinh tế và hệ đường sá trong nước. Cho nên chuyện nhập cảnh hàng triệu xe máy dầu thì cứ nhập cảng, ta chế xe hơi cho thế giới nể. Đầu tư (xin nói toạc ra là vay nợ) đến mức nợ 65/100 thì hào phóng đến đâu, ngoại quốc sẽ có ngày khép chặt hầu bao vì nhỡ ta chẳng có gì bảo đảm nữa. Tiên liệu sẽ có ngày đầu tư của ngoại quốc từ từ giảm sút, ta tung những trò tuyên truyền kiểu họ Lý (nhưng phải là Lý Nam Hàn chứ không phải họ Lý ăn cỏ ở Bắc Hàn) là người Việt. Các ông kim chi đang làm ăn ở Việt Nam mất mát gì mà không công nhận? Tôi ở Đại Hàn nhưng chính phủ ông bảo tôi là dòng dõi Lý Long Tường cũng chả sao, miễn là tôi vẫn có quyền đập giày Nike vào mặt công nhân Việt Nam là được rồi. Meta quen với một thằng Mỹ họ Lee. Thế nào cũng có ngày một sử gia tiến sĩ nào đó, tốt nghiệp nhờ chém giám khảo, phát hiện họ Lee này cũng là người Việt, dù da họ có đen một tí cũng vẫn là người Việt, vào thế kỷ 14, 15 nào đó sểnh chân lạc lối sang Mỹ, hay được Lý Long Tường phái sang Mỹ rồi sinh cơ lập nghiệp ở đấy. Chẳng qua ta nợ nhiều quá, tổng sản lượng quốc gia không đủ làm cho các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn nữa, ta xoay sang đòn tình cảm. Là người Việt Nam dù ăn kim chi hay nước da có đen đi chăng nữa, ta phải góp vốn xây dựng kinh tế Việt nam thôi. Tình tự quê hương mà. Chắc họ Lý của ta không lưu lạc sang Bắc Hàn hay Hmong vì họ nghèo quá, nhận họ hàng làm gì.

Một đoạn phỏng vấn trích từ http://dactrung.net/phorum/tm.asp?m=39711

"...Để tìm hiểu vấn đề này, MN đã phỏng vấn Giáo sư Trần Gia Phụng, hiện đang định cư tại thành phố Toronto thuộc Canada. Giáo sư Trần Gia Phụng là tác giả nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam xuất bản tại Canada như bộ " Những câu chuyện Việt sử" gồm 3 tập, " Những cuộc đảo chánh trong cung đình Việt Nam" , " Những kỳ án trong Việt sử" , hay " Quảng Nam trong lịch sử" , v.v...

Minh Nguyệt: Trước hết, xin ông cho biết sơ qua về thân thế Hoàng tử Lý Long Tường?

Trần Gia Phụng: Theo những tài liệu mới phát hiện thì Hoàng tử Lý Long Tường sống vào thế kỷ 13 và là con thứ của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175), em của vua Lý Cao Tông (trị vì 1176-1210), và là chú của vua Lý Huệ Tông (trị vì 1211-1224)...

Tôi nói tài liệu mới phát hiện là vì những bộ chính sử như " Đại Việt Sử ký Toàn thư" , " Khâm định Việt sử" , " Thông giám Cương mục" hoàn toàn không viết về Lý Long Tường, và có thể không biết có Lý Long Tường trong lịch sử. Chỉ vào nửa sau cuả thế kỷ 20, khi hậu duệ cuả Hoàng tử Lý Long Tường về Việt Nam tìm hiểu nguồn cội tổ tiên, thì chúng ta mới biết đến vị hoàng tử nhà Lý mà thôị Lý Long Tường có thể được xem là một trong những " Ông Tổ" vượt biên vì lý do chính trị đầu tiên cuả người Việt Nam."

Giáo sư Trần Gia Phụng nói :"Theo những tài liệu mới phát hiện thì ..." Những tài liệu mới phát hiện ấy ở trong Việt sử thông giám cương mục, gọi tắt là Cương mục, bản dịch của Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957 tt. 448-449.

Lạ heng! Xuất bản năm 1957 nhưng chỉ mới phát hiện năm 2005 rằng họ Lý ở Đại Hàn là người Việt Nam vào giai đoạn tiềm năng đầu tư đã qua thời kỳ tột đỉnh của nó và nợ nần đang hồ hởi đuổi kịp tổng sản lượng quốc gia. Ta còn tuyên truyền nào trắng trợn hơn thế không?

Càng ngày ta càng nhiều lý thuyết phục vụ nhà nước. Còn nhớ thời chiến tranh Việt Nam, nhà báo khuynh tả Wilfred Burchett tuyên bố nhà tù Cộng Sản Bắc Hàn là chốn nghỉ mát sang trọng nhất thế giới. Trích:” ... After visiting one POW camp, Burchett described it as a "luxury resort…”. Hễ bất cứ ai nói ra điều gì có lợi, người đó ắt phải tăm tiếng, đạo đức và tài năng. Vậy thì nhà báo đạo đức và tăm tiếng Burchett lập nên một giả thuyết rằng chính Mỹ Ngụy giết mấy ngàn đồng bào tại Huế hồi tết Mậu Thân 1968, và để che giấu tội ác, Mỹ Ngụy phong tỏa phạm trường, không cho báo chí đến Huế rồi tung ra chiến dịch đổ lỗi cho cách mạng. Được hỏi Tại sao ông cũng là báo chí mà ông lại lọt qua rào cản của Mỹ Ngụy ở Huế để viết bài thì ngài Burchett khả kính lúng túng rồi nói sang chuyện khác. Không chừng thời còn chen vai thích cánh với ta chống Mỹ cứu nước, ta cũng xưng tụng ngài Pôn Pốt là … đạo đức.

Tại hải ngoại: Nạn lạm phát giả thuyết không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở trong số các học giả hải ngoại. Trong một buổi diễn thuyết, một vị (xin giấu tên) sau khi đưa ra một số dẫn chứng về sự tương đồng ngôn ngữ tìm thấy ở một số dân tộc, ví dụ như Việt nam có chữ “lao xao” và Mỹ cũng có chữ “loud” và “sound”. Cả Việt lẫn Mỹ đều chỉ âm thanh. Ông còn dẫn chứng một số chữ Thái Lan, Kampuchia phát âm và ý nghĩa giống tiếng Việt cũng theo ví dụ hồi nãy, rồi cứ thế kết luận rằng vì 42/100 trường hợp giống nhau ấy, ta và Thái Lan, Kampuchia cùng một gốc. Do đó, không có ngôn ngữ Việt Nam mà chỉ có ngôn ngữ Đông Nam Á. Tiếc rằng ông không cho biết con số 42/100 giống nhau ấy lấy ở đâu và nếu ông tự tìm ra thì cách thức tìm ra con số 42 ấy như thế nào? Giống 42/100 tại sao họ nói ta chẳng hiểu đến 1/100? Đã giống nhau 42/100, tất khác nhau phải là 58/100. Ông cũng không giải thích 58/100 khác biệt giữa ta và Thái Lan do đâu mà ra? Nếu thể chế chính trị và khoảng cách địa lý tạo ra 58/100 khác biệt thì cớ sao tại Việt Nam ta, Bắc Nam 2 miền cách nhau những 2000 cây số, tuyệt giao từ 1954 – 1975, ta vẫn nói giống nhau? Dường như vị học giả này bỏ sót rất nhiều công đoạn trong quá trình khảo cứu.

Như thế có 2 loại trong hiện tượng lạm phát giả thuyết: Một để tuyên truyền và 1 vì không nắm vững về phương pháp khảo cứu gọi là phương pháp luận. Có 2 trường phái rõ rệt. Descartes và Bacon. Trước khi tìm hiểu 2 trường phái này, Meta sơ lược những yếu tố cần thiết trong việc lập lý thuyết.

I - Đối thuyết:

Một giả thuyết là một giải thích có hệ thống cho một nhóm dữ kiện liên hệ. Một đối thuyết là một cách giải thích khác cho nhóm dữ kiện ấy, kết quả ấy, sự kiện ấy. Thường thường giả thuyết là một phát biểu nhân quả: dữ kiện cho thấy X gây ra Y hoặc B xảy ra nếu A hiện diện. Điều quan trọng phải nhớ rằng trong lãnh vực của giả thuyết và giải thích, dữ kiện tự nó không nói lên điều gì cả; chúng phải được chuyển dịch (nôm na là cắt nghĩa). Việc chuyển dịch liên quan đến nhiều trở ngại, gồm thiên kiến thí nghiệm, sự lẫn lộn nhân quả và mẫu vật nghiên cứu không được thu thập một cách ngẫu nhiên (non-random sampling).

Cơ nguy của việc chỉ có một giả thuyết:

Nếu chúng ta tự hạn chế trong một giả thuyết độc nhất, chúng ta sẽ bỏ sót các dữ liệu không thích đáng nếu nó không chứa đựng sự giả chân của lý thuyết. Tuy nhiên, những dữ liệu ấy có thể hàm chứa tính đúng sai nếu ta có thêm một giả thuyết khác.

1- Vài chứng cớ sẽ bị bỏ rơi. Nếu chúng ta tập trung trong một lý thuyết độc nhất, chúng ta sẽ bỏ sót bất cứ dữ kiện nào không liên hệ đến tính xác thực của giả thuyết. Ví dụ:

Nếu chúng ta cho rằng không có ngôn ngữ Việt Nam mà chỉ có ngôn ngữ Đông Nam Á, chúng ta sẽ tập trung vào việc thu thập những chứng cớ giúp thiết lập hay bác bẻ giả thuyết vì chúng không thích đáng. Do đó chúng ta có lẽ bỏ sót sự kiện không liên hệ. Mặt khác, một trong những giả thuyết cho rằng ngôn ngữ Việt Nam và Trung Hoa có những liên hệ mật thiết hơn thì những khúc chiết khó giải thích (chẳng hạn 42/100 giống nhau thì 58/100 kia tại sao khác nhau?) trong ngôn ngữ Đông Nam Á sẽ không bị bỏ sót.

2. Chúng ta có thể tin tưởng một cách mù quáng vào giả thuyết của chúng ta vì cảm tính. Ý tưởng thương yêu súc vật không giới hạn trong việc tìm đáp án, dĩ nhiên là thế. Khi nào nó xảy ra, kẻ thương yêu súc vật bắt đầu tìm kiếm và chọn lọc chỉ những chứng cớ nâng đỡ giả thuyết của mình, bất kể hay vô tình gạt bỏ những dữ liệu chống tình yêu súc vật.

Cho thí dụ, đây là một câu chuyện: Meta nuôi một con chó và sinh lòng yêu thương nó. Để con chó ngoài sân, đặt một tấm bảng :”Đẩy cửa vào mà ăn cơm”, con chó biết đường vào nhà ăn. Meta làm một thí nghiệm khác. Cũng để con chó ngoài sân nhưng lần này meta treo tấm bảng bằng Anh ngữ “Come this way for lunch”, con chó cũng biết đường vào nhà. Chưa hết, khi Meta bịt mắt con chó, vì không đọc được chữ, con chó không vào nhà. Meta kết luận rằng con chó của Meta thông thạo 2 ngôn ngữ, bất kể rằng chẳng để tấm bảng nào, nó cũng sục sạo tìm cho được đồ ăn vì trong tiềm thức, Meta không muốn làm thí nghiệm để tấm bảng không có chữ. Nó đi ngược với lòng thương yêu con chó của Meta. Ngoài ra, Meta lờ đi việc con chó không vào nhà vì khi bịt mắt, nó không nhìn thấy cửa ra vào chứ không phải không đọc được chữ.

II - Luật đề xuất và thử nghiệm giả thuyết.

1. Giả thuyết phải biện minh mọi dữ kiện thích đáng. Một giải thích chỉ cắt nghĩa một phần dữ kiện hoặc trái ngược với một sự kiện chủ yếu, thì không phải là một giải thích thỏa đáng. Nên nhớ, đặc biệt lúc bắt đầu, mọi cắt nghĩa đều vướng những vấn đề và chứa đựng vài dữ kiện có vẻ đối nghịch. Sự thực được lọc lựa, và làm sáng tỏ hơn một khi ta có được những dữ kiện tốt hơn. Vì vậy không nên loại bỏ tất cả chỉ lưu lại những dữ kiện hoàn hảo. Biết đâu khi ta càng đào sâu vào công trình nghiên cứu, những dữ kiện có vẻ dư thừa ấy lại vừa vặn lọt vào trong lý thuyết của ta.

2. Những giải thích đơn giản thường đúng hơn những giải thích phức tạp. Đây là nguyên tắc của Occam's Razor. Nguyên tắc Occam's Razor như sau. Những thực thể không được bội thừa nếu không cần thiết. Sự cắt nghĩa đòi hỏi những xác định đơn sơ nhất thường là cái đúng. Nói cách khác, khi 2 hay nhiều cắt nghĩa đáp ứng được tất cả yêu cầu cho một cắt nghĩa thỏa đáng của cùng nhóm hiện tượng, cái đơn giản nhất chính là cái đúng. Luật này được William of Occam (also spelled Ockham) đề ra, một triết gia Anh thế kỷ 14. Nó không hoàn toàn đúng hẳn nhưng đó là ý tưởng hữu ích.

3. Nhiều giả thuyết thường đúng hơn ít. Nhiều sự việc có thể xảy ra; nhưng ít sự việc có lẽ xảy ra. Có thể những phi hành gia thượng cổ xây dựng kim tự tháp Ai Cập nhưng có lẽ người Ai Cập tạo nên.More probable explanations are usually to be preferred over less probable ones. Many things are possible; fewer things are probable. It is possible that ancient astronauts built the pyramids, but it is more probable that the Egyptians did.

4. Kết quả rút ra từ giả thuyết phải phù hợp với chứng cớ. Nếu bạn lập giả thuyết rằng một quả bom phá hủy một phi cơ và làm cho nó bị rơi, bạn phải kỳ vọng tìm thấy mảnh vụn quả bom như là kết quả của giả thuyết. Khi bạn bắt đầu đọc những sự kiện phù hợp với lý thuyết, có lẽ bạn không ngăn được ý tưởng :” Tại sao, phải, nó phải như vậy.” Tuy nhiên, khi bạn bỏ công nghiên cứu (hay ngay cả bỏ thì giờ tự tạo ra một lý thuyết) một vài đối thuyết – giả thuyết đầu đột nhiên kém thuyết phục. Giống như nhiều sự việc khác trong đời sống, khi bạn chỉ có độc nhất một chọn lựa, nó có vẻ là một chọn lựa đúng; nhưng khi bạn có nhiều chọn lựa, “khẩu vị của bạn thêm phần tinh tế. Kinh Thánh cũng có đoạn : “Kẻ đầu tiên trình bày trường hợp của mình có vẻ đúng, cho đến khi người khác bước ra và nhận xét anh ta” (Proverbs 18:17).

Khi bạn bắt đầu suy tưởng một giả thuyết cho một chuỗi dữ kiện, hãy tự hỏi: “Có những dữ kiện nào khác liên hệ có thể biện minh cho kết quả?

Những thủ thuật tìm đáp án.

1. Bỏ thì giờ xem xét và thăm dò vấn đề thật kỹ trước khi bắt tay vào việc tìm giải pháp. Thông thường, hiểu vấn đề ắt giải quyết được vấn đề.

2. Chia vấn đề thành những phần nhỏ thường dễ tìm ra giải pháp hơn. Giải quyết từng vấn đề riêng biệt.

3. Manh mối giải quyết vấn đề phải to lớn và ở khắp nơi.

4. Bạn luôn có thể làm được điều gì đó.

5. Một vấn đề không phải là một điều trừng phạt; nó là một cơ hội gia tăng hạnh phúc nhân loại, một dịp may chứng tỏ năng lực của bạn.

6. Công thức của một vấn đề khẳng định tầm mức chọn lựa : câu hỏi của bạn quyết định câu trả lời bạn lãnh nhận.

7. Cẩn thận đừng tìm một đáp án cho đến khi hiểu rõ vấn đề và cẩn thận đừng chọn một giải pháp cho đến khi bạn có đủ mọi phương án chọn lựa.

8. Phát biểu sơ khởi của một vấn đề thường phản ảnh một giải pháp nặng định kiến.

9. Sự chọn lựa càng phong phú (ý tưởng, các giải pháp khả thí…) cho phép bạn chọn cái tốt nhất, hợp lý nhất vì chọn một món trong một sự chọn lựa chỉ có một thì không phải là một chọn lựa.

10. Người bỏ công sức hoàn tất ý tưởng và giải pháp của họ tốn công sức hơn người bỏ công sức hoàn tất ý tưởng, giải pháp của người khác.

11. Nên nhớ điều quan trọng nhất trong việc khảo cứu, tìm giải pháp. Một giải pháp tinh xảo, tân kỳ nhưng ngu dại mặt xã hội không phải là giải pháp tốt. Ví dụ chế ra thuốc trị bịnh AIDS bằng máu trẻ em chắc không được hoan nghênh.

12. Khi tình trạng chót đã rõ ràng nhưng tình trạng hiện tại còn mờ mịt, hãy lần dò ngược lại.

13. Kẻ chần chờ là người kết thúc sau chót.

14. Bác bỏ một vấn đề không giải quyết vấn đề đó. Thực ra, nó làm cho vấn đề đó tồn tại và ngăn trở việc tìm giải pháp.

15. Giải quyết vấn đề thực sự hiện hữu, không phải triệu chứng của vấn đề, không phải vấn đề bạn đã có đáp án, không phải vấn đề bạn mong muốn hiện hữu và không phải vấn đề vài người nào đó tin rằng hiện hữu.

16. Một nhà chế tạo thi hành một kế hoạch; một nhà sáng tạo sản xuất một kế hoạch.

17. Sự sáng tạo là xây dựng cái mới từ cái cũ bằng nỗ lực và trí tưởng tượng.

Có 2 phương pháp xây dựng lý thuyết. Diễn dịch của Rene Descartes và quy nạp của Francis Bacon.

Rene Descartes (1596-1650)

Ta hẳn biết triết lý và toán học hiện đại khởi đầu bằng công trình của Rene Descartes . Phương pháp phân tích về suy luận tập trung vào vấn đề nhận thức luận (epistemology, nghĩa là chúng ta biết như thế nào), vốn là mối ưu tư của các triết gia từ đó. Descartes đã theo học ở trường nổi tiếng Jesuit of La Fleche, đã thụ huấn về triết, khoa học và toán. Ông có một chứng chỉ luật và sau đó tình nguyện gia nhập quân đội để có phương tiện cũng như cơ hội nới rộng kinh nghiệm . Khi nghĩa vụ quân sự cho phép, ông tiếp tục nghiên cứu về toán và khoa học. Rốt cuộc, ông không hài lòng với những phương pháp không hệ thống dùng bởi các giới chức tiền nhiệm trong khoa học, bởi ông kết luận: chúng không sản xuất được bất kỳ điều gì mà không gây tranh cãi và kế tiếp là nghi hoặc, ngoại trừ trong lãnh vực toán học mà ông tin đã được xây dựng trên một nền tảng vững chắc. Mặt khác, khoa học thời Trung Cổ, phần lớn đặt căn bản trên các tín điều của các khoa học gia trong quá khứ hơn là sự khảo sát trong hiện tại. Vì thế Descartes quyết định phát động một phương án nghiên cứu riêng cá nhân. Nhưng theo ông, ngay cả sự quan sát cá nhân trong cuốn sách Thiên Nhiên cũng không đủ vượt qua sự nghi hoặc bởi vì sự quan ngại của ông về "sự lừa gạt của giác quan". Sau khi nhận xét tất cả các phương pháp điều tra cũ mới hiện có, Descartes quyết định rằng phải có một phương thức tốt hơn, và trong bài thuyết trình về phương pháp (Discourse on Method ), ông viết, "Cuối cùng tôi quyết định nghiên cứu tự mình tôi, và chọn con đường đúng".

Descartes tỏ nguyện vọng tái thiết một hệ thống chân lý mới đặt nền tảng trên một nguyên lý bất khả phản bác, giống như điểm tựa của Archimedes, cho phép ông "dời trái đất ra khỏi quỹ đạo của nó và đặt nó trong một quỹ đạo khác". Các bạn còn nhớ câu : "hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nâng quả đất" không? Nguyên lý đầu tiên ông cảm thấy hiển nhiên được tóm gọn trong phát biểu : Cogito ergo sum (I think therefore I am). Descartes tin rằng từ đấy, ông ta có thể dùng phương pháp lý luận mới xây dựng trên nguyên lý đầu tiên này, cuối cùng dẫn đến sự thống nhất mọi kiến thức. Phương pháp của Descartes đặt trên những quy tắc sau :

1- Quy tắc đầu tiên là không bao giờ chấp nhận bất cứ cái gí là đúng trừ phi tôi nhận ra một cách tỏ tường những điều này : cẩn thận tránh sự vội vã và tiên kiến (đánh giá quá sớm), và không kết luận điều gì trừ khi nó tự hiển thị rõ ràng, minh bạch trong đầu tôi rằng không còn một mảy may ngờ vực nào nữa.

2- Nguyên lý thứ hai là chia sự khó khăn thành nhiều phần càng nhỏ càng tốt, và vì nhỏ, đáp án dễ tìm hơn.

3- Thứ ba là suy nghĩ trong một cung cách thứ tự, bắt đầu với những sự việc dễ và đơn giản nhất và từ từ tiến sâu vào những nan đề phức tạp hơn, coi như các tài liệu theo thứ tự không nhất thiết phải thế.

4- Cuối cùng là hoàn chỉnh các liệt kê, tổng quát các ghi chép sao cho không còn gì bỏ sót.

Tóm lại, phương pháp của ông đòi hỏi (1) chấp nhận là đúng chỉ khi ý tưởng ấy rõ ràng, không thể ngờ vực, (2)chia vấn đề thành nhiều phần nhỏ, (3)đúc kết, rút tỉa kết luận từ kết luận khác và (4) thực hiện một tổng hợp có hệ thống của toàn vấn đề. Descartes đặt toàn thể phương thức triết lý về khoa học của ông trên phương pháp lý luận diễn dịch.

Descartes đã rất lạc quan về kế hoạch tái thiết một thực thể tri thức mới đáng tin cậy . Ông ta còn băn khoăn nếu trong "mọi sự có thể hiểu được với con người", có thể không là một ứng dụng thích hợp phương pháp của ông mà "không thể có bất cứ những mệnh đề quá khó hiểu đến nỗi không thể chứng minh hoặc quá tối nghĩa mà chúng ta không thể khám phá".

Phạm vi tổng quát rõ rệt của Descartes có thể dẫn đưa đến kết luận rằng khoa học về nhận thức của ông (epistemology) đòi hỏi sự bác bỏ mọi thẩm quyền kiến thức, kể cả thánh kinh. Về dữ kiện, ông tự xem ông là một tín đồ Công giáo và để tôn trọng "chân lý mặc khải" (truths of revelation), ông bày tỏ :" Tôi không dám đặt những chân lý này vào những nhược điểm lý luận của tôi"

Rốt cục vì đức tin tôn giáo mà ông tự giam hãm trong cái vỏ kén của sự tự xét mình . Tuy nhiên, Descartes đã gieo trồng những hạt mầm chống đối quan điểm duy thần của thế giới để cho phép con người lệ thuộc vào chính lý trí mình chứ không phải lệ thuộc vào thần linh như xưa. Phần còn lại cho những nhà nhân bản chủ nghĩa theo đuổi để dành một chủ nghĩa duy lý toàn diện như phương tiện chính thiết lập chân lý.

Francis Bacon (1561-1626)

Francis Bacon được gọi là vị tiên tri chính của cuộc cách mạng khoa học. Mới 12 tuổi, Francis Bacon theo học ở trường đại học Ba Ngôi (Trinity College, Cambridge), sau đó tốt nghiệp luật và cuối cùng được phép vào các tiệm bán rượu (1582, như thế, ông thành tài trước 21 tuổi). Ra trường, ông hoạt động chính trị với hy vọng nó giúp ông thực hiện những ý tưởng về sự tiến bộ khoa học . Khoảng thời gian ấy, ông được bầ làm dân biểu, phong chức hiệp sĩ (một đẳng cấp quý phái trong xã hội hơn là một chức vị), nắm giữ chưởng lý và tước vị Baron Verulam, Viscount St. Albans. Ông nổi tiếng là phát ngôn viên cho quốc hội Anh và như một chuyên gia luật Anh quốc cho vài vụ án nổi tiếng thời đó . Với tư cách một triết gia xuất chúng, Bacon động viên chính mình viết về những lĩnh vực sâu xa như khoa học và luật dân sự trong cuộc tranh đấu chống lại những lề luật xưa cũ của kinh điển chủ nghĩa (scholasticism) với sự lệ thuộc một cách nô dịch vào những điều nhà chức trách chấp nhận.

Ông biện hộ cho quan điểm rằng :"bất kỳ điều gì trí tuệ nhận thức và tin tưởng với mãn nguyện xưa nay đều được đánh giá là khả nghi". Sự đam mê vào viễn ảnh sự tiến bộ của triết lý thiên nhiên mọc rễ trong niềm tin của ông rằng khoa học lệ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật và cũng là nhân tố chính của tiến bộ kỹ thuật. Hầu hết công trình triết lý của ông được áp dụng vào the Novum Organum, cuốn sách nói về suy luận theo phương pháp quy nạp dùng cắt nghĩa thiên nhiên.

Bacon phê phán rất gay gắt những kẻ kinh điển chủ nghĩa chỉ muốn nhảy từ một vài khảo sát tiểu tiết sang những định lý xa vời, rồi thì loại suy những định lý ấy qua chứng minh tam đoạn luận .(nói dễ hiểu hơn là chỉ cần quan sát sơ sơ rồi hấp tấp kết luận). Ông cũng bày tỏ mối bi quan của những người thuộc học phái kinh nghiệm chủ nghĩa, lầm lạc với những thí nghiệm bất cần tham khảo những hiện tượng liên hệ, vì chúng đã bị coi như vô lý trong sự tổng hợp của họ . Theo Bacon, có 4 phạm trù (nôm na thể loại) về tri thức sai, hay "ngẫu tượng"(Idols), gọi theo cách của ông, đã chiếm ngự trong đầu óc con người thời đó . 4 ngẫu tượng đó là :

- Ngẫu tượng bộ tộc (Idols of the tribe): Là niềm tin sai lầm trong đầu óc con người. Chúng ta có khuynh hướng phóng đại, xuyên tạc và thiên vị. Khi chúng ta nhìn ngắm bầu trời, chúng ta không dừng lại ở chỗ ghi nhận trung thực cái gì đã mục kích. Chúng ta đem ý kiến riêng, thêm thắt vô số những bản chất tưởng tượng vào các thiên thể. Lâu dần những tưởng tượng này trở nên có uy tín và lẫn lộn với các sự kiện khoa học cho đến khi thực giả quyện thành một khối không thể tách rời. Gọi là bộ tộc vì chúng nằm sâu trong bản chất con người. Ví dụ thuyết địa cầu là trung tâm vũ trụ phát sinh từ những hạn chế của hiểu biết nhân loại. Vì tất cả nhận thức chúng ta, cả cảm giác và trí tuệ là những phản ảnh con người, không phải vũ trụ, ngẫu tượng bộ tộc bắt rễ trong sự bất toàn thiên bẩm của con người.

- Ngẫu tượng hang động (Idols of the cave): Cắt nghĩa chủ quan vì bịa đặt cá nhân hay khuynh hướng cá nhân. Ví dụ khái niệm Thế giới quan từ trường của Gilbert. Ông cho rằng từ lực là linh hồn của trái đất.Xin tìm Gilbert's "magnetic world view." trong http://chem.ch.huji.ac.il/~eugeniik/...y/gilbert.html để đọc thêm. Trí tuệ con người giống như một hang động. Tư tưởng của mỗi cá nhân lần mò trong hang thẳm và được sửa đổi bởi tính khí, giáo dục, thói quen, môi trường và may rủi. Vì vậy, một người dốc tâm nghiên cứu vấn đề nào đó nô lệ vào chính sự quan tâm của ông ta và chuyển dịch mọi hiểu biết khác theo công trình nghiên cứu của mình. Nhà hóa học cho rằng hóa học là chủ chốt mọi sự, nhà vật lý cho rằng vật chất là tất cả.

- Ngẫu tượng mậu dịch (Idols of the market-place): Trở ngại ngôn ngữ và sự lẫn lộn giữa ngôn từ và thuật ngữ. Ví dụ vấn đề định nghĩa các từ lại lệ thuộc vào chính các từ . Ta không thể định nghĩa chữ bằng cách dùng chữ cũng như không thể lấy thước đo sự chính xác của thước khác hay dùng một quả cân để nghiệm nặng nhẹ quả cân khác. Con người uốn nắn tư tưởng thành ngôn ngữ để tiện trao đổi nhưng ngôn ngữ thường thay thế tư tưởng và con người nghĩ rằng họ thắng thế trong một tranh luận vì họ nói hay nói giỏi hơn đối phương. Ảnh hưởng của sự vận dụng ngôn ngữ bất cần lưu ý đến ý nghĩa xác thực của nó chỉ bóp méo sự hiểu biết và nảy sinh sai lạc. Ngôn ngữ thường phản bội mục đích của nó, làm lu mờ tư tưởng nó được dùng để diễn tả.

- Ngẫu tượng sân khấu (Idols of the theatre) : Những giáo điều triết lý được nhận thức từ những quy luật chứng minh sai. Nó liên quan đến kết quả phương pháp lý luận tam đoạn luận của Aristote. Chúng rất nguy hiểm vì tính hoang đường và hoàn toàn không thể kiểm chứng. Chúng gồm ngụy biện, duy nghiệm và mê tín dị đoan trong lãnh vực lý thuyết, triết lý và khoa học.Khi triết lý sai lầm được khai thác và đạt được uy tín trong thế giới của các nhà trí thức, con người sẽ không dám ngờ vực nữa. Vì triết lý trực tiếp kế thừa một tiến trình cá biệt và con đường của đời sống và cả 2 thành phần này được lãnh hội qua học hỏi, không phải bẩm sinh. Vì thế, ngẫu tượng sân khấu dùng để chỉ sự việc không thể lý luận, không thể hiểu thấu. The Phaedo của Plato là một thí dụ. Đề mục là vấn đề linh hồn sau khi chết. Vì không ai chết đi, sống lại để kể lại cuộc du hành của linh hồn, Plato bắt đầu cắt nghĩa bằng nhận thức của mình. Tuy nhiên, sự hiểu thấu và lý luận của ông bị giới hạn rằng cho đến lúc ông ta kể câu chuyện của ông, ông chưa hề chết. Vì vậy the Phaedo là một ngẫu tượng sân khấu vì cái được diễn giải là hoang đường và đòi hỏi một niềm tin mãnh liệt để có thể tin được.

Trái với những ngẫu tượng trên (tôn trọng những tên gọi của ông, xin hiểu ngẫu tượng là nhược điểm trong suy luận con người) Bacon nói rằng một khoa học đích thực tiến hóa trong những bậc thang đi lên và bằng những nấc thang kế nhau không gián đoạn hay hư gẫy, chúng ta tiến từ những hiện tượng riêng biệt đến những định lý sơ khởi và rồi những định lý trung gian, cái này bao gồm những cái trước, và cuối cùng hình thành cái định luật quán triệt tất cả . Tóm lại, phương pháp của ông yêu cầu :

(1) Tích trữ những quan sát riêng biệt (những hiện tượng đơn lẻ thuộc kinh nghiệm).

(2) Bằng quy nạp, suy ra những định lý sơ khởi.

(3) Cuối cùng đề xuất những ý tưởng quán triệt nhất, theo từng bước tiệm tiến.

Nếu chúng ta đọc ý nghĩa hiện đại thành ngôn ngữ Bacon dùng, chúng ta có thể thấy một điềm báo của ý tưởng một giả thuyết trong từ "định lý sơ khởi". Định lý sơ khởi chính là giả thuyết vậy . Xin đừng trách Bacon, thời đó chữ nghĩa cầu kỳ khó hiểu lắm . Sự kiện này giúp phương pháp của ông thích hợp với khái niệm đã trưởng thành của khoa học ngày nay, tuy nhiên, ngữ cảnh (context) chỉ rõ rằng ý tưởng của ông vẫn chưa được phát triển toàn diện . Bacon cũng lý giải rằng phương pháp quy nạp này "phải được áp dụng không những trong việc khám phá các định lý mà còn ngay cả trong việc đúc kết thành định luật cuối cùng nữa", có lẽ phù hợp với khái niệm của một hệ khuôn thước, nhưng một lần nữa, nó có thể văn bản hóa . Trong cả 2 trường hợp, rõ ràng quan điểm của Bacon về phương pháp khoa học là tiệm tiến và tích trữ dữ kiện khảo sát.

Sự chấp hành táo bạo kinh nghiệm chủ nghĩa của Bacon có thể ám chỉ trong vài trường hợp ông không chấp nhận bất kỳ kiến thức nào không được nhận ra từ sự quan sát cá nhân. Điều này là một sự hiểu lầm hẹp hòi quan điểm triết lý thiên nhiên của Bacon, lĩnh vực ông cho rằng là một nô tỳ trung thành nhất của tôn giáo.

Bacon thực sự thấy phương pháp mới của ông về lãnh hội kiến thức là một thể hiện sự linh ứng lời tiên tri trong Thánh Kinh về ngày tận thế " Sẽ có nhiều người đến và đi và kiến thức sẽ tăng thêm". Thêm vào đó, ông thấy sự tiến bộ khoa học kỹ thuật chính là sự phục hồi sứ mệnh thống trị . Ông viết :"Loài người ngã xuống từ sự vô tội cùng một lượt với sự thống trị của mình trước đấng sáng tạo. Cả hai sự mất mát này có thể được sửa chữa một phần trong cõi tạm; sự sạch tội thì bằng tôn giáo và đức tin, sự thống trị thế giới bằng nghệ thuật và khoa học". Tuy thế, có lý do tin rằng quan điểm của Bacon sẽ gây quan ngại cho các nhà nhân loại bản chủ nghĩa, vì ông tin rằng phương pháp quy nạp "sẽ đẩy lùi cái hạn chế của quyền năng và sự vĩ đại của con người", và một ngày nào đó sẽ "nắm tất cả". Với những người ủng hộ quan điểm thế giới khoa học, sự dự đoán này được công bố là đã linh nghiệm.

Dị đồng trong phương pháp luận của Descartes và Bacon .

Sự khác biệt giữa Descartes và Bacon rất nhiều và sâu xa, nhưng cũng có nhiều điểm giống nhau. Mỗi vị tiền phong này rao truyền sự phế bỏ mọi phương pháp cổ truyền và mọi kết quả của các công trình nghiên cứu trước. Cả hai đòi hỏi một tiêu chuẩn chính xác mới vì có quá nhiều thí dụ về lý luận tuỳ tiện và quan sát chủ quan trên con đường khoa học trong quá khứ.

Cũng có một niềm tin chung giữa 2 vị là mối hoài nghi về "sự dối gạt của giác quan". Thêm vào đó, họ tin vào sự lược giảm những vấn đề thành những thành phần nhỏ nhất, đơn giản nhất như một nguyên tắc tổng quát. Descartes và Bacon mỗi người tự thấy mình chủ yếu trong vai trò hiển dương khoa học và do đó họ đóng góp rất ít vào bất cứ lãnh vực riêng biệt nào đó trong khoa học thực nghiệm. Cuối cùng, cả hai đều là những thiên tài thăng tiến các lãnh vực của khoa học mà sau đó trở nên điều kiện phải có để tiến bộ.

Khác biệt rõ ràng nhất trong phương pháp luận của Descartes và Bacon liên hệ đến quá trình lý luận. Descartes bắt đầu với những nguyên lý rút ra bằng trực giác làm tiền đề trong phương pháp luận diễn dịch chuẩn, nhưng Bacon bắt đầu bằng quan sát duy nghiệm, áp dụng quy nạp pháp suy luận ra những định lý cao hơn. Phương pháp của Descartes là phương thức từ trên đi xuống, còn Bacon là từ dưới đi ngược lên . Sự khác biệt này rõ rệt đến nỗi có những lúc Bacon chỉ trích nặng nề phương pháp của Descartes là thí dụ điển hình cho những gì sai lầm trong khoa học . (Hehehe dĩ nhiên Bacon không tố cáo Descartes phản cuốc, phản xẻng như Việt Cộng). Một khác biệt cốt yếu trong học trình của 2 người là Descartes am hiểu một cách quán triệt về toán học và Bacon thì không chuyên về toán. Descartes được ghi nhận về những thành công trong đại số và hình học và Bacon thì ít đề cập về toán vì ông chuyên môn về luật.

Học trình có thể giải thích những tương tự trong phương pháp của Descartes luôn song song với chứng minh toán học . Riêng Bacon, sự quan sát duy nghiệm trong khoa học có thể tương ứng với "nhân chứng" cần có để chuẩn bị cho một vụ án vì ông là một luật gia. Dựa vào học trình của Descartes, nó có vẻ rõ rệt rằng cái méo mó nghề nghiệp của ông có thể thấy trong các nhà toán học, ông nói :"các toán học gia đã có thể tìm ra vài chứng minh, vài vài lý do chắc chắn và minh bạch", vì vậy, ông quyết định "bắt đầu với những gì họ đã làm". Dù sự nghiệp xuất chúng của Bacon, ông ta đã thực sự rất thực dụng chủ nghĩa trong việc theo đuổi một mẫu mã tìm thấy trong cơ khí học. Nghệ thuật cơ học đặt nền tảng trên thiên nhiên và ánh sáng của kinh nghiệm.

Vì sự quan sát này ông đã bị ấn tượng sâu xa về sự khám phá ngành in ấn, thuốc súng và từ lực. Trong quan điểm "không đế quốc, giáo phái hay thiên thể nào có vẻ áp đặt quyền lực và ảnh hưởng trong công việc của con người hơn những khám phá cơ học này". Một lưu ý quan trọng là dù phương pháp của Bacon và Descartes khác nhau, khi các mẫu mã của họ được tổng hợp thành một, chúng ta có một sự đoán trước về toán học thực nghiệm hiện đại. Hiện nay, ta có thể thấy khi gộp chúng lại với nhau, phương pháp của Rene Descartes và Francis Bacon là phôi thai của phương pháp khoa học hiện đại.

Kết luận.

Tóm lại, có 2 nguyên do dẫn đưa đến việc đề xuất và gieo rắc những lý thuyết sai lạc: tuyên truyền phục vụ cho một ý đồ nào đó và nghiên cứu thiếu cơ sở luận lý, không nắm vững phương pháp luận. Cả 2 nguyên do đều né tránh những sự kiện bất lợi cho lý thuyết của mình và cả hai cùng có hại đến tri thức con người.

Về mặt tuyên truyền, ta thấy thể chế nào cũng tuyên truyền nhưng đặc biệt ở những quốc gia cố bám vào học thuyết chính trị, ý thức hệ nhảm nhí nhằm biện minh cho độc quyền cai trị đất nước như các quốc gia vẫn còn oằn vai dưới gông xiềng chủ nghĩa Cộng Sản, trong đó có Việt Nam ta. Hiện tượng các vị cựu lãnh đạo đất nước, lãnh đạo đảng sau khi mất hết quyền hành, cất tiếng than vãn về cái ách chính mình đẽo gọt choàng lên đầu trên cổ mình như ông lão Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu và các vị đối lập khác cho chúng ta thấy cái nguy hiểm của việc tạo lập bừa bãi các thuyết sai lầm phục vụ cho những mục đích riêng tư.

Về mặt thiếu chuyên môn cũng thế. Phải cẩn thận trong mọi đề tài nghiên cứu. Phải hiểu kỹ vấn đề và làm việc theo một quy trình có phương pháp khoa học. Meta mong mỏi mai sau, chúng ta không bị mang tiếng là nhà bảo sanh của nạn lạm phát lý thuyết.

Metamorph.

Nguồn: http://hatnang.net/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay