Posted 25 Tháng 10, 2008 Trước hết là xin lỗi rằng tôi không còn nhớ tác giả bài dưới đây là ai vì đã lưu lại trong máy lâu rồi, lúc đó quên không ghi lại nguồn, nhưng tình cờ đọc lại thấy hay quá nên chép lại ra đây cho ai thích tìm hiểu 2 khoa này đọc để biết thêm 1 dòng luận bàn. Mong rằng tác giả lượng tình tha thứ, và ai biết tác giả là ai xin cho hay. Trong bài này, nếu ghi nhận thì có 3 điểm cần chú ý theo tôi là 1. mặt trời làm chủ điểm cho sự tính toán của Tử bình, 2. mặt trăng đóng vai trò nòng cốt trong khoa tử vi 3. bảng lục thập hoa giáp vì thế mà được mã hóa chính xác trên lá số tử vi hay tám chữ của tử bình như thế nào. ---------------------------------------------------------------- Trước hết, như đã nói, tôi không thể nào biết ông Trần Đoàn nghĩ gì nên những điều tôi viết chẳng phải là tôi đoán ý ông Trần Đoàn mà là dựa theo những cái biết của khoa học hiện đại cộng với cái di sản khoa học đặc thù của Á đông mà người tây phương chưa được biết đến. Theo tôi cái lý tối hậu của khoa học, kể cả khoa học tây phương, là thuyết "vạn vật đồng nhất thể" của Á đông. Nhận ra lý "vạn vật đồng nhất thể" rồi thì sẽ thấy ngay rằng lý tuần hoàn là một mấu chốt để giải bài toán mệnh lý vì có thể coi đời một người chết già ứng với một chu kỳ tuần hoàn sinh thành trụ diệt, tương đồng với rất nhiều hiện tượng thiên nhiên trong cái vũ trụ vật chất mà chúng ta đang sống. Quý độc giả có nghiên cứu Tử Bình hẳn đã nhận ra rằng khoa này dựa trên một lý tuần hoàn nhất quán, đó là lý tuần hoàn của lục thập hoa giáp. Bởi vậy năm tháng ngày giờ trong khoa bát tự đều theo một lý tuần hoàn chung với chu kỳ là 60. Tôi xin lưu ý quý độc giả rằng khi chọn lục thập hoa giáp làm cái lý nhất quán, khoa Tử Bình đã phải trả bằng cái giá -mà tôi nghĩ khá đắt- là nó buôc lòng phải lờ đi một hiện tượng tuần hoàn có tính rất tự nhiên, đó là hiện tượng tuần hoàn của mặt trăng. Mà đã gạt bỏ tính tuần hoàn của mặt trăng rồi thì đâu còn lý do gì để coi mỗi chu kỳ của mặt trăng là một tháng cho phải phiền toái vì tháng nhuận, vì thế tháng của khoa Tử Bình hoàn toàn dựa trên tiết khí (lệ thuộc vào góc của trục trái đất so với mặt trời) là rât hợp lý. Khi muốn khảo sát một vấn đề bằng toán học, ta phải làm hai việc, một là tìm ra một cái lý toán học có tính xuyên suốt phù hợp với vấn đề cần khảo sát, hai là tìm giao điểm giữa cái lý ấy và thực tế để bảo đảm là có sự phù hợp giữa lý thuyết và thực tế (trong toán học gọi là điều kiện ban đầu hoặc điều kiện ngoại vi). Bằng ngôn ngữ khoa học, có thể nói cái lý toán học của Tử Bình là luật tuần hoàn của lục thập hoa giáp, và lý này được ghép vào thực tế bằng cách chọn liên hệ tương đối giữa trái đất với mặt trời làm chủ điểm. Câu hỏi là có cách nào vận dụng tính tuần hoàn của mặt trăng (mà khoa Tử Bình đã phải lờ đi) vào bài toán số mệnh hay không? Câu trả lời là có, và câu trả lời hùng hồn nhất mà ta biết thì chính là khoa Tử Vi vậy. Tóm lại, Tử Vi là một cách giải bài toán số mệnh, nhưng khác với Tử Bình ở chỗ là nó áp dụng lý tuần hoàn của mặt trăng vào bài toán số mệnh. Cái giá mà nó phải trả là phải coi mỗi ngày là một phần tử của một chu kỳ của mặt trăng. Gọi một chu kỳ của mặt trăng là một tháng thì yếu tố ngày chỉ có thể lên đến tối đa là 29 hoặc 30 (ngày) nên không thể nào thỏa cái lý của lục thập hoa giáp. Bởi vậy, Tử Vi không tính can chi của ngày, chỉ tính ngày từ 1 đến 29 hoặc 30 mà thôi. Tôi xin nhấn mạnh rằng Tử Vi bắt buộc phải coi lý tuần hoàn của mặt trăng là quan trọng, tại sao thế? Thưa, vì đó là ưu điểm chính của nó so với khoa Tử Bình. Giả như nó cũng không coi lý tuần hoàn của mặt trăng là quan trọng (tức là chủ trương như khoa Tử Bình) thì chẳng có lý do gì để nó có hy vọng chính xác tương đương với khoa Tử Bình, và như vậy thì chẳng có lý do gì để sáng lập ra khoa Tử Vi cho mệt óc. Phải lập luận dông dai vòng vo như thế để cốt lưu ý với quý vị nghiên cứu rằng, xin đừng vội cho rằng tính tháng trong Tử Vi bằng tiết khí thì chính xác hơn, bởi nếu tính như vậy là bỏ cái nền tảng của Tử Vi mà lấy cái nền tảng của Tử Bình. Đây là trường hợp chỉ được chọn một trong hai (chọn sai thì thành "râu ông nọ cắm cằm bà kia"), nên đừng nên mong là nhờ định tháng bằng tiết khí mà Tử Vi sẽ chính xác hơn. Hy vọng như vậy vấn đề "bất quá tiết" của Tử Vi đã được giải quyết bằng lý luận. Ở trên ta thấy xét hiện tượng thật thì Tử Bình đã chọn mặt trời làm chủ điểm và vì thế phải lờ mặt trăng đi. Còn Tử Vi thì ta biết đã chọn mặt trăng làm chủ điểm, vậy còn liên hệ giữa mặt trời với trái đất trong khoa Tử Vi thì sao? Để trả lời ta nhận xét: 1-Các giờ trong ngày không có vấn đề gì cả. Vẫn có thể dựa theo mặt trời. 2-Các ngày trong tháng dĩ nhiên phải theo mặt trăng. 3-Các tháng trong năm thì có vấn đề trầm trọng cần giải quyết. Vì coi mặt trăng là chủ điểm thì năm phải có 12 hoặc 13 tháng, mà không thể theo đúng chu kỳ của trái đất quanh mặt trời nữa. Nhưng nếu xử dụng 13 tháng thì lại có vấn đề với môi trường dùng để giải Tử Vi, tức là địa bàn, vì địa bàn chỉ có 12 cung nên phải đổi 13 tháng thành 12, do đó phải có tháng nhuận. Các đề mục từ 1 đến 3 trên đây chẳng có gì mới lạ mà chính là kiến thức cơ sở của khoa Tử Vi. Cần nhắc lại chỉ cốt để lưu ý với quý vị nghiên cứu rằng Tử Vi từ xưa đến nay ở hoàn cảnh không mấy gọn gàng như vậy là có lý do cả. Đừng tưởng sửa lại cho gọn gàng là giúp Tử Vi chính xác hơn, e làm nó thiếu chính xác hơn là đằng khác. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2008 Chào bạn Fujisu, Cảm nghỉ của VinhL thì khác, tất cả các học thuật đều phải được sửa đổi và bổ sung thì mới có thể đạt tới một cấp bậc cao hơn. Không vật gì, học thuật gì mà tự sinh đã hoàn mỷ cả, tất cả điều phải biến, sửa, thay đổi, mới được phát triển nâng cấp, và đó cũng là đạo lý của cái gọi là Dịch:-) Nếu chỉ vì cái “đừng tưởng ....” mà không tìm tòi, thí nghiệm, thực hành để bổ sung cho một học thuật nào đó, thì học thuật đó sẻ từ từ mà suy thối, cho dù là Tử Bình, hay Tử Vi đều không ngoại lệ. Cho nên vấn đề theo tiết khí để an Mạng, cũng là một vấn đề nên được nghiên cứu. Hình như chưa thấy ai nghiên cứu sâu vào vấn đề này. Thật ra theo lịch pháp thì tháng âm lịch không chỉ phụ thuộc vào mặt trăng mà cũng phụ thuộc vào tiết khí để tính nhuận. Âm lịch không phải là lịch mặt trăng thuần túy, mà là căn cứ vào mặt trăng và mặt trời. Nếu chỉ căn cứ vào mặt trăng thì chắc chắn sẻ mất đi sự phù hợp với thời tiết. Nếu chỉ căn cứ theo mặt trời, thì sẻ mất đi cái phù hợp với trăng rầm 15, 16 mỗi tháng. Trong Lý Học Đông Phương, mặt trời và mặt trăng là 2 yếu tố Âm Dương quan trọng nên không thể thiếu trong lịch pháp. Đó chính là cái chổ huyền diệu của Âm Lịch, biết rằng để có được 2 yêu tố Âm Dương (mặt trăng và mặt trời) mà phải đành chịu cái gọi là không mấy gọn gàng của cách lấy nhuận. Lấy cái không được gọn gàn để mà có thể có hai yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất trên trái đất thì việc hoàn toàn hợp lý và nên làm. Tử Vi lấy tháng và giờ để tính cung an Mạng, lấy can chi của tháng cung Mạng để mà lập cục, tháng âm lịch thì phụ thuộc vào cả 2 yếu tố mặt trăng và mặt trời, cho nên nói Tử Vi chỉ căn cứ sự tuần hoàn của mặt trăng không thì không chính xác vậy. Tử Bình lấy Ngũ Hành của Can Chi làm gốc, Tử Vi lấy tinh tú thiên thể làm gốc, mỗi môn có ưu điểm và nhược điểm, nhưng lại không tương phản nhau nên hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau. Nếu được kết hợp bổ sung cho nhau thì độ chính xác của việc suy đoán số mạng sẻ cao hơn. Thân mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2008 Tử Vi lấy tháng và giờ để tính cung an Mạng, lấy can chi của tháng cung Mạng để mà lập cục, tháng âm lịch thì phụ thuộc vào cả 2 yếu tố mặt trăng và mặt trời, cho nên nói Tử Vi chỉ căn cứ sự tuần hoàn của mặt trăng không thì không chính xác vậy.Bạn nói về lịch pháp, theo tôi thì không phải ý của tác giả trên vì "âm lịch" hiện hành rõ là "âm dương lịch", không phải là cách tính theo "âm lịch" của các tổ sư khoa tử vi thời trước, chắc chắn phải là trước khi có lịch Julius (?) Nên chăng mà các hiện tượng sao này sao kia cộng với chu kỳ trăng mà mới ra Tử vi, mặt trời cũng có tính vào nhưng nằm luôn trong bài toán giữa các tinh thể, thế thì có lẽ theo ý tác giả đó là trọng điểm của khoa Tử vi.Còn khoa Tử bình thì dùng tiết khí làm chính, phân định mùa sinh rõ rệt, trong đó can chi nào rơi vào vị trí nào trong mùa thì sinh, vượng hay suy tuyệt....v.v... Cái cần nhận ra theo tôi thì tiết khí được tính 24 điểm theo quỹ đạo của trái đất xoay quanh mặt trời kể như mấu chốt của khoa này vậy thôi. Dĩ nhiên ở đây tùy theo khả năng suy đoán của mỗi người nên chưa bàn đến chuyện "bổ sung" 2 khoa cho nhau và không nói tới ưu khuyết điểm làm gì. Vấn đề này phải để cho các danh thủ thực sự để mắt tới, tôi thì tôi có cảm giác rằng khoa Tử Bình nếu muốn tham khảo chung thì nên dùng Phong thủy hay Hà lạc, không nên so sánh với Tử vi, vì có lẽ nếu nói đến "nhân sinh quan" của 2 khoa này thôi cũng đã khác biệt rối rắm lắm rồi... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2008 Cho nên vấn đề theo tiết khí để an Mạng, cũng là một vấn đề nên được nghiên cứu. Hình như chưa thấy ai nghiên cứu sâu vào vấn đề này.Theo tôi thì tử bình không "an Mạng" như tử vi thì quá rõ, không phải là một vấn đề theo nghĩa là khó khăn. Một bên thì dùng năm nạp âm để an mệnh gì, một bên thì so đo giữa can ngày và chi tháng là chính, vì chi tháng là mùa sinh, là tiết khí mà vạn vật sinh sôi nảy nở hay tử tuyệt. Còn "nghiên cứu sâu" hay chưa thì đúng là khoa tử bình cho đến bây giờ rất ít người nắm vững nó, có thể là vì, theo tôi là các cao thủ cứ phân vân so đo với tử vi chăng, hihi, cho nên có khi tẩu hỏa không thấy điều gì là đúng... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2008 Bạn nói về lịch pháp, theo tôi thì không phải ý của tác giả trên vì "âm lịch" hiện hành rõ là "âm dương lịch", không phải là cách tính theo "âm lịch" của các tổ sư khoa tử vi thời trước, chắc chắn phải là trước khi có lịch Julius (?) Nên chăng mà các hiện tượng sao này sao kia cộng với chu kỳ trăng mà mới ra Tử vi, mặt trời cũng có tính vào nhưng nằm luôn trong bài toán giữa các tinh thể, thế thì có lẽ theo ý tác giả đó là trọng điểm của khoa Tử vi. Còn khoa Tử bình thì dùng tiết khí làm chính, phân định mùa sinh rõ rệt, trong đó can chi nào rơi vào vị trí nào trong mùa thì sinh, vượng hay suy tuyệt....v.v... Cái cần nhận ra theo tôi thì tiết khí được tính 24 điểm theo quỹ đạo của trái đất xoay quanh mặt trời kể như mấu chốt của khoa này vậy thôi. Dĩ nhiên ở đây tùy theo khả năng suy đoán của mỗi người nên chưa bàn đến chuyện "bổ sung" 2 khoa cho nhau và không nói tới ưu khuyết điểm làm gì. Vấn đề này phải để cho các danh thủ thực sự để mắt tới, tôi thì tôi có cảm giác rằng khoa Tử Bình nếu muốn tham khảo chung thì nên dùng Phong thủy hay Hà lạc, không nên so sánh với Tử vi, vì có lẽ nếu nói đến "nhân sinh quan" của 2 khoa này thôi cũng đã khác biệt rối rắm lắm rồi... Về Lịch pháp bạn nói Lịch trong Tử Vi là Âm lịch thuần túy là hơi ngộ nhận. Từ rất lâu, con người đã nhận ra chu kỳ năm = chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời, tại thời điểm sơ khai, người ta chỉ biết tới mặt trời quay quanh trái đất theo đường Hoàng đạo. Do chu kỳ mặt trời luôn dễ dàng nhận ra vì nó ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết, cụ thể hơn là tứ thời bát tiết rồi phân ra 24 tiết khí trong năm. Khái niệm năm theo công giáo thì mãi tận đời Minh, do giáo sỹ phương Tây truyền sang. Nhưng người Á Đông đã biết khái niệm năm từ rất sớm. Như vậy, người Á Đông xưa đã có các khái niệm: - Năm = chu kỳ mặt trời trên vòng hoàng đạo = chu kỳ tiết khí. - Tháng = chu kỳ mặt trăng. - Ngày = 1 lần sáng tối. Trước khi các giáo sỹ phương Tây sang truyền giáo thì người phương Đông đã tính được năm nhuận với số Pi = 3.2. Trên thế giới hiện vẫn công nhận số pi cổ đại thuộc về Đông Phương. Còn bàn về tử vi, tử bình, cái nào hơn cái nào thì điều này không nên bàn luận. Mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng của nó. Tuy nhiên mỗi phương pháp cũng có những nhược điểm, gọi là điểm tối. Áp dụng nhiều phương pháp để nhằm giảm thiểu điểm tối là điều nên làm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2008 nncuong nói cũng hợp lý, vì tôi hiểu là "âm lịch thuần túy" chỉ có lịch Hồi giáo là chuẩn nhất bây giờ vẫn xài, còn lịch Trung quốc thì có thể đã từ lâu là lịch "âm dương lịch " rồi, tuy nhiên điều này tôi không rõ lắm... phải nghiên cứu lại. Cái đáng suy nghĩ là liệu mà sau thời gian đổi lịch (không phải một lần), các quy ước về can chi ngày thágn năm có còn chính xác không...? Tại sao ta cứ phải tin rằng hôm nay là ngày Mậu tuất chẳng hạn...? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2008 nncuong nói cũng hợp lý, vì tôi hiểu là "âm lịch thuần túy" chỉ có lịch Hồi giáo là chuẩn nhất bây giờ vẫn xài, còn lịch Trung quốc thì có thể đã từ lâu là lịch "âm dương lịch " rồi, tuy nhiên điều này tôi không rõ lắm... phải nghiên cứu lại. Cái đáng suy nghĩ là liệu mà sau thời gian đổi lịch (không phải một lần), các quy ước về can chi ngày thágn năm có còn chính xác không...? Tại sao ta cứ phải tin rằng hôm nay là ngày Mậu tuất chẳng hạn...? Mọi thứ chỉ là quy ước. Thời gian kéo dài vô tận về 2 phía. Lịch công giáo lấy năm Thiên chúa giáng sinh làm năm 1, Lịch Phật giáo lấy ngày Phật Đản, có lẽ ngày Giáp Tý là ngày sinh của vị vua mà dân tộc đó nghĩ ra hệ can chi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2008 Thì đúng là quy ước cả... Nhưng tính tháng thì lấy chi Dần làm tháng đầu năm, can thì tính theo ngũ hổ độn , Giáp Kỷ lấy Bính làm đầu. Giờ thì tính theo Ngày, ngày Giáp, ngày Kỷ thì giờ Tí là Giáp Tí. Thế còn ngày quy ước ra sao? Ngày Giáp Tí trong năm lấy từ tính toán nào? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2008 Thì đúng là quy ước cả... Nhưng tính tháng thì lấy chi Dần làm tháng đầu năm, can thì tính theo ngũ hổ độn , Giáp Kỷ lấy Bính làm đầu. Giờ thì tính theo Ngày, ngày Giáp, ngày Kỷ thì giờ Tí là Giáp Tí. Thế còn ngày quy ước ra sao? Ngày Giáp Tí trong năm lấy từ tính toán nào? Thì mình đã trả lời rồi còn gì, ngày Giáp Tý là ngày sinh của vị sư tổ nghĩ ra thuyết can chi :D. Nhưng đây chỉ là giả thuyết thôi :( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2008 Thì mình đã trả lời rồi còn gì, ngày Giáp Tý là ngày sinh của vị sư tổ nghĩ ra thuyết can chi :D. Nhưng đây chỉ là giả thuyết thôi :(Không phải. Trong Thái Ất có giải thích và tính khởi nguyên từ thượng cổ Giáp Tý Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 10, 2008 Bài trên nghe như hơi của một nhà vật lý học...hehe. thiếukim tui thì thích tứ trụ hơn là tử vi vì nó dễ hiểu hơn, khoa học hơn, còn tử vi thì nhiều "pháp" nhiều "chiêu" quá , thôi để các nhà lý thuyết gia tìm tòi thì hơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 11, 2008 Tử bình và tử vi đều có lịch sử lâu dài và bản thân việc 2 môn khoa học dự đoán này tồn tại đến ngày này tự thân đã cho chúng ta biết khả năng dự trắc của chúng. Để bàn về việc kết luận bộ môn nào chính xác hơn bộ môn nào thì quả không dể nhưng hãy thử lấy một ví dụ thực tế ra để giải bằng 2 môn thì có thể rút ra điều gì chăng? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 11, 2008 Đâu có vấn đề bàn để kết luận môn nào chính xác hơn đâu? Bạn đọc kỹ lại bài đầu tiên đi. Dĩ nhiên rằng khi mang ra 1 ngày giờ sinh rồi xét với cả tử vi tử bình thì có khi sẽ lòi ra chuyện "tiết khí" đó. Tử vi lấy tháng âm lịch, tử bình tính tiết khí nên cơ bản là khác nhau chỗ đó. Tháng nhuần thì tử bình không có khó khăn gì, tử vi thì có rất nhiều trường hợp phải giải quyết, và cả ngày ta ngày tàu khác nhau lấy ngày nào?, v.v... Bạn cứ thử so sánh xem, chỉ cần là có thể giảng giải luôn cả 2 phương pháp cho người đọc hiểu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 12, 2008 Tôi là thành viên mới của diễn đan. Tôi thấy chủ đề này rất thú vị. Đúng là nếu năm có tháng nhuận thì việc lấy số tử bình không có gì khó khăn. Nhưng cách lấy số tử vi thì thật khó thuyết phục. Sách thì nói lấy như bình thường, sách thì nói nếu sinh trước ngày 15 thì lấy số theo tháng trước, nếu sinh sau ngày 15 thì lấy số theo tháng sau. Thật vô lý khi trong 1 năm có 2 (hay có rất nhiều cặp số) có lá số giống hệt nhau??? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 1, 2009 Tôi xin lưu ý quý độc giả rằng khi chọn lục thập hoa giáp làm cái lý nhất quán, khoa Tử Bình đã phải trả bằng cái giá -mà tôi nghĩ khá đắt- là nó buôc lòng phải lờ đi một hiện tượng tuần hoàn có tính rất tự nhiên, đó là hiện tượng tuần hoàn của mặt trăng. Mà đã gạt bỏ tính tuần hoàn của mặt trăng rồi thì đâu còn lý do gì để coi mỗi chu kỳ của mặt trăng là một tháng cho phải phiền toái vì tháng nhuận, vì thế tháng của khoa Tử Bình hoàn toàn dựa trên tiết khí (lệ thuộc vào góc của trục trái đất so với mặt trời) là rât hợp lý.KHi xưa chắc là "lờ đi" , có thể tạm gọi là đúng, nhưng bây giờ người ta đã dần dà suy tính tới sự liên hệ của tuần trăng vào tứ trụ như thế nào rồi, có điều là chưa có ai viết lên nhận định của mình cả. Sách vở không có, tài liệu cũng không, nhưng rải rác trên các diễn đàn của Hong Kong, Sing, Đài loan.... họ có nói nhiều về "trăng". Và cũng giống như 2 yếu tố khác:- cung mệnh - thai nguyên yếu tố "tuần trăng" và "giờ trăng" là những phần đóng góp thêm cho luận đoán tử bình càng thêm chính xác. Các cao thủ tử bình đều không thể nào phớt lờ việc xem thêm các trụ này trong khi đoán tính cách và tìm dụng thần, họa hay cát của vận hạn. Muốn tính được "tuần trăng" và "giờ trăng" bây giờ nhờ vào hệ thống thiên văn học trên mạng là rất dễ, chỉ cần biết rõ ngày giờ sinh tại địa điểm nào, tọa độ nào trên trái đất là biết được ngay. Cái khó là vận dụng nó như thế nào khi giải đoán. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 4, 2009 Tử bình và tử vi đều có lịch sử lâu dài và bản thân việc 2 môn khoa học dự đoán này tồn tại đến ngày này tự thân đã cho chúng ta biết khả năng dự trắc của chúng. Để bàn về việc kết luận bộ môn nào chính xác hơn bộ môn nào thì quả không dể nhưng hãy thử lấy một ví dụ thực tế ra để giải bằng 2 môn thì có thể rút ra điều gì chăng?Tôi thấy ý kiến của bạn lany là đúng hơn cả. Việc cả hai môn này đều tồn tại và phát triển mạnh mẽ từ xưa đến nay chứng minh một cách rõ ràng rằng người xưa không phải không có lý. Dẫu rằng theo mặt trăng hay theo mặt trời thì cái gốc của cả 2 môn đều là Âm Dương và Ngũ hành, đều là cái lý của Dịch mà ra cả. Trên thực tế, khi lấy lá tử vi, cần chú ý phần thiên bàn nên ghi rõ bát tự, nghĩa là ghi rõ Can chi của cả Năm, Tháng, Ngày, và giờ. Điều này sẽ giúp giải quyết sự khó khăn phát sinh trong trường hợp tháng Nhuận. Và cũng giúp cho việc luận đoán bắt đúng vào từng CON NGƯỜI CÁ BIỆT có CHUNG LÁ TỬ VI. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 4, 2009 Trước hết là xin lỗi rằng tôi không còn nhớ tác giả bài dưới đây là ai vì đã lưu lại trong máy lâu rồi, lúc đó quên không ghi lại nguồn, nhưng tình cờ đọc lại thấy hay quá nên chép lại ra đây cho ai thích tìm hiểu 2 khoa này đọc để biết thêm 1 dòng luận bàn. Mong rằng tác giả lượng tình tha thứ, và ai biết tác giả là ai xin cho hay. Trong bài này, nếu ghi nhận thì có 3 điểm cần chú ý theo tôi là 1. mặt trời làm chủ điểm cho sự tính toán của Tử bình, 2. mặt trăng đóng vai trò nòng cốt trong khoa tử vi 3. bảng lục thập hoa giáp vì thế mà được mã hóa chính xác trên lá số tử vi hay tám chữ của tử bình như thế nào. ---------------------------------------------------------------- Trước hết, như đã nói, tôi không thể nào biết ông Trần Đoàn nghĩ gì nên những điều tôi viết chẳng phải là tôi đoán ý ông Trần Đoàn mà là dựa theo những cái biết của khoa học hiện đại cộng với cái di sản khoa học đặc thù của Á đông mà người tây phương chưa được biết đến. Theo tôi cái lý tối hậu của khoa học, kể cả khoa học tây phương, là thuyết "vạn vật đồng nhất thể" của Á đông. Nhận ra lý "vạn vật đồng nhất thể" rồi thì sẽ thấy ngay rằng lý tuần hoàn là một mấu chốt để giải bài toán mệnh lý vì có thể coi đời một người chết già ứng với một chu kỳ tuần hoàn sinh thành trụ diệt, tương đồng với rất nhiều hiện tượng thiên nhiên trong cái vũ trụ vật chất mà chúng ta đang sống. Quý độc giả có nghiên cứu Tử Bình hẳn đã nhận ra rằng khoa này dựa trên một lý tuần hoàn nhất quán, đó là lý tuần hoàn của lục thập hoa giáp. Bởi vậy năm tháng ngày giờ trong khoa bát tự đều theo một lý tuần hoàn chung với chu kỳ là 60. Tôi xin lưu ý quý độc giả rằng khi chọn lục thập hoa giáp làm cái lý nhất quán, khoa Tử Bình đã phải trả bằng cái giá -mà tôi nghĩ khá đắt- là nó buôc lòng phải lờ đi một hiện tượng tuần hoàn có tính rất tự nhiên, đó là hiện tượng tuần hoàn của mặt trăng. Mà đã gạt bỏ tính tuần hoàn của mặt trăng rồi thì đâu còn lý do gì để coi mỗi chu kỳ của mặt trăng là một tháng cho phải phiền toái vì tháng nhuận, vì thế tháng của khoa Tử Bình hoàn toàn dựa trên tiết khí (lệ thuộc vào góc của trục trái đất so với mặt trời) là rât hợp lý. Khi muốn khảo sát một vấn đề bằng toán học, ta phải làm hai việc, một là tìm ra một cái lý toán học có tính xuyên suốt phù hợp với vấn đề cần khảo sát, hai là tìm giao điểm giữa cái lý ấy và thực tế để bảo đảm là có sự phù hợp giữa lý thuyết và thực tế (trong toán học gọi là điều kiện ban đầu hoặc điều kiện ngoại vi). Bằng ngôn ngữ khoa học, có thể nói cái lý toán học của Tử Bình là luật tuần hoàn của lục thập hoa giáp, và lý này được ghép vào thực tế bằng cách chọn liên hệ tương đối giữa trái đất với mặt trời làm chủ điểm. Câu hỏi là có cách nào vận dụng tính tuần hoàn của mặt trăng (mà khoa Tử Bình đã phải lờ đi) vào bài toán số mệnh hay không? Câu trả lời là có, và câu trả lời hùng hồn nhất mà ta biết thì chính là khoa Tử Vi vậy. Tóm lại, Tử Vi là một cách giải bài toán số mệnh, nhưng khác với Tử Bình ở chỗ là nó áp dụng lý tuần hoàn của mặt trăng vào bài toán số mệnh. Cái giá mà nó phải trả là phải coi mỗi ngày là một phần tử của một chu kỳ của mặt trăng. Gọi một chu kỳ của mặt trăng là một tháng thì yếu tố ngày chỉ có thể lên đến tối đa là 29 hoặc 30 (ngày) nên không thể nào thỏa cái lý của lục thập hoa giáp. Bởi vậy, Tử Vi không tính can chi của ngày, chỉ tính ngày từ 1 đến 29 hoặc 30 mà thôi. Tôi xin nhấn mạnh rằng Tử Vi bắt buộc phải coi lý tuần hoàn của mặt trăng là quan trọng, tại sao thế? Thưa, vì đó là ưu điểm chính của nó so với khoa Tử Bình. Giả như nó cũng không coi lý tuần hoàn của mặt trăng là quan trọng (tức là chủ trương như khoa Tử Bình) thì chẳng có lý do gì để nó có hy vọng chính xác tương đương với khoa Tử Bình, và như vậy thì chẳng có lý do gì để sáng lập ra khoa Tử Vi cho mệt óc. Phải lập luận dông dai vòng vo như thế để cốt lưu ý với quý vị nghiên cứu rằng, xin đừng vội cho rằng tính tháng trong Tử Vi bằng tiết khí thì chính xác hơn, bởi nếu tính như vậy là bỏ cái nền tảng của Tử Vi mà lấy cái nền tảng của Tử Bình. Đây là trường hợp chỉ được chọn một trong hai (chọn sai thì thành "râu ông nọ cắm cằm bà kia"), nên đừng nên mong là nhờ định tháng bằng tiết khí mà Tử Vi sẽ chính xác hơn. Hy vọng như vậy vấn đề "bất quá tiết" của Tử Vi đã được giải quyết bằng lý luận. Ở trên ta thấy xét hiện tượng thật thì Tử Bình đã chọn mặt trời làm chủ điểm và vì thế phải lờ mặt trăng đi. Còn Tử Vi thì ta biết đã chọn mặt trăng làm chủ điểm, vậy còn liên hệ giữa mặt trời với trái đất trong khoa Tử Vi thì sao? Để trả lời ta nhận xét: 1-Các giờ trong ngày không có vấn đề gì cả. Vẫn có thể dựa theo mặt trời. 2-Các ngày trong tháng dĩ nhiên phải theo mặt trăng. 3-Các tháng trong năm thì có vấn đề trầm trọng cần giải quyết. Vì coi mặt trăng là chủ điểm thì năm phải có 12 hoặc 13 tháng, mà không thể theo đúng chu kỳ của trái đất quanh mặt trời nữa. Nhưng nếu xử dụng 13 tháng thì lại có vấn đề với môi trường dùng để giải Tử Vi, tức là địa bàn, vì địa bàn chỉ có 12 cung nên phải đổi 13 tháng thành 12, do đó phải có tháng nhuận. Các đề mục từ 1 đến 3 trên đây chẳng có gì mới lạ mà chính là kiến thức cơ sở của khoa Tử Vi. Cần nhắc lại chỉ cốt để lưu ý với quý vị nghiên cứu rằng Tử Vi từ xưa đến nay ở hoàn cảnh không mấy gọn gàng như vậy là có lý do cả. Đừng tưởng sửa lại cho gọn gàng là giúp Tử Vi chính xác hơn, e làm nó thiếu chính xác hơn là đằng khác. Bài này, cứ theo văn phong mà đoán thì có lẽ là của Ông Đằng Sơn. Tác giả mấy cuốn "tử vi hoàn toàn khoa học". Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 5, 2009 Nghe các lời bàn trên tôi cũng thấy mở rộng tầm nhìn ,mỗi cái đều có cái lý riêng của nó .Nhưng tôi thiết tưởng đây là một bộ môn khoa học thực nhiệm (nghĩa là nhiều cái chưa chứng minh được mà ta phải công nhận nó như một mệnh đề ví dụ cách an sao của tử vi nhiều sao không tuân theo quy luật ngũ hành mà ta chỉ biết xem như vậy thì khi luận sẽ đúng hơn) Theo tôi thì cứ luận theo cách nào mà xác suất đúng nhiều hơn là cách đó hợp lý . Tôi có đọc sách của Thiệu Vĩ Hoa có đoạn ông ta nói (tôi không lý giải được nhưng chỉ biết xem như thế thì đúng hơn ) . Cho nên tôi hiểu là ông ta nói thật và thích đọc sách cảu ông ta .Có vài điều nôm na như vậy ,có gì không phải mong được lượng thứ Thân chào . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 5, 2009 Chào Long Tuấn. Việc tiếp thu tinh hoa của một nền văn hóa khác và vận dụng phù hợp trong văn hóa Việt Nam là một điều tối cần. Chúng ta đâu có phủ nhận đóng góp to lớn của ông Thiệu Vĩ Hoa trong bốc dịch. Chúng ta chỉ bàn vận dụng phù hợp thôi. Tôi nghĩ việc dự đoán điều sấu thì càng tránh được nhiều càng tốt phải không bạn. Tôi biết - Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh- trái tim lương y của bạn luôn đập theo nhịp đập nhân ái của gia tộc truyền lại, bạn nói về y học về dịch về các kết luận của cổ nhân tôi thấy rất đúng. ở trên tôi nói tổng hợp lại thấy rối loạn cả lên không phải là phủ nhận tất cả mà chính xác là một người khi hội tụ được tất cả các cái nhất của cổ nhân đã tổng hợp là tuyệt vời nhất. Nói thế thôi chúng ta khó mà theo nổi ông Thiệu Vĩ Hoa về khoản đoán như giáo sư nguyễn Hoàng Phương đã nhận định trong - Tích hợp đa văn hóa đông tây cho một chiến lược giáo dục tương lai - đại ý là cũng tứ trụ đó, cũng quẻ đó nhưng chúng ta luận giải sẽ khác với ông Thiệu vì ông Thiệu có thể có khả năng đọc được thông tin ngay từ bản thân người cần đoán. Trân trọng chào lương y Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 7, 2009 Có 3 môn mệnh học chính là: Tử Vi đẩu số, Hà Lạc lý số và Mệnh lý học (2 môn sau xuất thân do Bát tự) cứ đọc, danh từ lên, cũng đã thấy sự khác biệt rồi: Đẩu số là Thuần số, Mệnh lý là Thuần lý, còn Lý số là dung hòa cả đôi. I. Đẩu số tử vi Nói về số, có câu “Vạn sự bất cầu nhân kế giảo, nhất sinh đô thị Mệnh an bài: muôn sự chẳng cầu người đời phải tính toán so sánh, cuộc sống đều do Số Mệnh an bài hết”. Vậy thì người chỉ là một con số do ảnh hưởng kết tụ của nhiều vì sao (tính đẩu) sinh ra. Người không thể cãi được Mệnh, cứ việc an nhiên tuần tự (cự dị dĩ sĩ mệnh) mà thụ động cuốn phim huyền bí của đời mình do thầy Tử vi là chuyên viên phụ đề để giải thích những ký hiệu (tên Sao). Có thể nói Tử vi là môn học có duy nhiên tinh thích hợp với trạng thái siêu hình trên tiến trình tư tưởng nhân loại tức là trạng thái thứ 2 mà A,Comte (2) mãi tới thế kỷ 18 mới bàn đến. II. Hà Lạc lý số Tiến lên một bước, Hà Lạc đã mở cho con người cánh cửa lý trí, đặt con người trước sự suy nghĩ lựa chọn giữa dạng thức của cuộc sống, để cư xử, tiến thoái, hành chỉ, sao cho thích hợp với nghĩa chữ Tuỳ, tức là với một đạo sống mà ý thức hệ Kinh Dịch đã hướng dẫn. Có thể nói: Hà Lạc là một môn học có duy đạo tính bao hàm một nghệ thuật nhân tinh. III. Mệnh lý Còn như mệnh lý, nó mang một dấu hiệu tích cực hơn có ý chí tạo tác hơn Hà Lạc, nó phân tích giữa những nguyên liệu vật lý (Ngũ hành và thời tiết) mà con người được bẩm sinh, để xem thứ nào thừa, thứ nào thiếu, ưa, ghét (hỷ, kỵ) thành, hoại ra sao, để rồi làm gì? Để có đường lối (dụng thần) điều động diệu dụng những nguyên liệu ấy, mà tự tạo lại cách cục của mình cho được hoàn hảo hơn thiên nhiên, cho phát triển được hết khả năng tiềm lực bẩm sinh để đạt được mức tối đa thực hiện. Có thể nói: Mệnh lý là môn học cấp tiến nhất trong 3 môn, nó thích hợp với sáng tạo tính của loài người, bao hàm một kỹ thuật nhân sinh mới vậy. Tóm lại, Tử vi nói chữ Hẳn, Hà Lạc nói chữ Nếu và Mệnh lý nói chữ Nên. Xem như trên, thì trong 3 môn Mệnh học mỗi môn mở cho ta một cánh cửa vào Khoa học huyền bí (theo danh từ thường dùng). Nếu tổng hợp được cả 3 môn ấy, để có cả 3 cánh cửa mở, thì ắt là phải nhìn được rõ hơn, đầy đủ hơn vào Mệnh vận con người. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites