Võ Đức Cường

Tin Đồn ‘Thánh Vật’ Chết Mấy Chục Trai Đinh

7 bài viết trong chủ đề này

Tin Đồn ‘Thánh Vật’ Chết Mấy Chục Trai Đinh

Câu chuyện tôi nghe từ một người bạn người Sơn Tây, hoàn toàn chỉ là tin đồn.Theo lời anh bạn, người dân ở đây đã phải sống trong những ngày tháng kinh hoàngkhi đêm đêm nơm nớp không biết khi nào bị quỷ thần lấy mạng. Những cái chết dồndập, những lời đồn thổi về việc "thánh thần" nổi giận... bắt nguồn từ câu chuyệncách đây đã 3 năm. Nhưng mỗi lần nhắc đến, người dân trong làng lại thảng thốthoang mang...

Vân Gia là làng cổ, nằm ngay sát đền Và nổi tiếng, thờ thánh Tản. Thật ra cáitên cổ Vân Gia bây giờ không còn được dùng trong các văn bản hành chính nữa bởitừ khi lên phố, làng Vân Gia đã được chia nhỏ ra thành 4 thôn (còn gọi là đội,gồm thôn 5, 6, 7, 8).

Tìm hiểu chuyện đã làm mọi người hoang mang, sợ hãi trên, đến làng cổ này, ngườiđầu tiên chúng tôi tìm gặp là ông Phùng Văn Tuấn, Trưởng thôn 8. Ông Tuấn từnglà sĩ quan quân đội, khi rời quân ngũ về quê, ông tham gia công tác ở nhiều vịtrí trong chính quyền địa phương. Nghỉ hưu từ năm 2007, ông được người dân tínnhiệm bầu làm trưởng thôn. Có lẽ, trước khi nhận làm cái chức “ăn cơm nhà vác tùvà hàng tổng” này, ông Tuấn cũng chẳng thể ngờ mình lại phải đối mặt với nhiềunguy nan tới vậy.

Vồn vã pha nước mời khách nhưng khi chúng tôi hỏi đến chuyện "thánh vật thầnhành" kia từng gây xôn xao dư luận kia thì bỗng dưng ông khựng lại. Ngập ngừngmột hồi thì ông buông một câu cũng đầy vẻ sầu bi ảo não: “Tôi từng làm trongngành tuyên huấn của quân đội, cùng làm tuyên truyền như anh ấy. Việc xì xào màanh nghe được là có thật đấy. Tôi là người trong cuộc nên tôi rất biết chuyệnnày. Chính họ tôi cũng là nạn nhân đây. Có 3 năm mà trong họ chết đến 6 người.Trong số ấy thì 5 người chết trẻ! Kinh hãi lắm!”.

Theo lời ông Tuấn, chuyện khởi nguồn từ năm 2007, đúng khi ông nghỉ hưu, về làmtrưởng thôn 8, thôn có ngôi chùa cổ Vân Gia tọa lạc (còn gọi là Viên Quang tự).Ngôi chùa này nằm trong quần thể đền Và nổi tiếng. Chùa Vân Gia nằm trên đỉnhmột quả đồi hình bát úp, thế rồng chầu voi phục, bên trái là khu dân cư, bênphải là gò đất nhỏ có đầm nước trong (thủy tụ minh đường).

Chỉ cần phác qua vài nét bề ngoài trên cũng đủ thấy, người xưa đã chọn lựa rấtkỹ về mặt phong thủy khi quyết định lấy đất trên làm nơi bái phật. Bởi truyềnthống văn hóa lâu đời, bởi sống giữa chốn linh thiêng nên người dân Vân Gia sốnghiền hòa, ấm cúng, yên ả từ bao đời nay.

Thế nhưng, thời gian qua, theo ông Tuấn, không hiểu vì lý do gì, tai ương đãliên tiếp trút xuống ngôi làng thanh bình này. Theo ông Tuấn đến bây giờ, ngườidân Vân Gia vẫn cho rằng nguyên nhân của hàng loạt cái chết bí ẩn khiến mọingười kinh hãi thời gian qua chính là do một số hộ dân trong làng đã đào đất ởgần chùa Vân Gia, khiến long mạch vùng đất thiêng này bị ảnh hưởng.

Và, chính bởi phạm đến “ngài” nên “ngài” trút xuống đầu dân làng cơn lôi đìnhkhủng khiếp. Buồn thảm thay sự kiện đau lòng ấy lại rơi đúng vào thời gian ônglàm trưởng thôn. Không biết có phải vì lẽ đó hay vì điều gì nữa mà gia đình,dòng họ ông phải chịu nhiều đắng cay, mất mát.

Theo ông Tuấn thì vào đầu năm 2007, những hộ dân sống ở ven quả đồi nơi chùa VânGia tọa lạc đã đào đất phía ta luy dương để bán. Thực ra chuyện đào đất đồi bánđã xuất hiện từ đầu năm 2004, thế nhưng năm 2007, khi địa phương tiến hành xâydựng sân bóng ở ngay cánh đồng đối diện chùa thì việc khoét núi mới diễn ra rầmrộ. Để có đất lấp cánh đồng trũng, người ta đã đào cả vài nghìn xe đất từ đồichùa. Khi đó, biết việc đào bới trên sẽ phá vỡ cảnh quan vốn tồn tại từ lâu đờicủa mảnh đồi chùa nhưng chẳng ai có thể ngăn cấm. Những hộ dân trên chỉ “khaithác tài nguyên sẵn có” trên trong phần đất của gia đình mình. Khi sân vận độnghoàn thành thì cũng là lúc mảnh đất đồi chùa bị cắt vạt một góc sâu hoắm, chỉchừa lại một bờ ta luy mỏng như người ta đắp tường rào.

Làng quê náo loạn vì tin đồn ‘thánh vật’ chết mấy chục trai đinh

Posted Image

Ông Tuấn và bản cuốn "sổ tử" do ông ghi chép trong quãng thời gian kinh hoàng.

Ngay khi việc khai thác đất trên được tiến hành, cảnh yên ấm của làng Vân Gia,đặc biệt ở hai thôn 6 và 8 (nơi chùa Vân Gia tọa lạc) đã không còn nữa. Khônghiểu vì lý do gì những chuyện tai ương, chết chóc cứ liên tiếp xảy ra. Lúc đầu,dân làng chỉ coi đó là chuyện không may, chuyện thiệt thòi của những gia đìnhđến thời mạt vận. Thế nhưng, một thời gian sau, số người chết tăng lên đột biến,người này nối tiếp người kia cứ bất thình lình “rủ nhau” về… bên kia thế giớithì mọi người thấy lạ, thấy sợ và cuống cuồng đi tìm lời giải cho những cái chếtbí hiểm đó.

Ông Tuấn kể, những ngày đó, dân làng ông nháo nhác như ong vỡ tổ, như kiến vỡđàn. Trong nỗi đau đớn tột cùng bởi mất người thân còn có nỗi sợ hãi vô hình bởinhững cái chết đó mang nhiều bí ẩn với những sự trùng hợp lạ kỳ. Suốt một thờigian dài, cứ đến một ngày cố định dù có giữ gìn, có cẩn trọng tới đâu thì tronglàng vẫn phải có một người… “đi”. Những người được “thánh thần”… chỉ mặt gọi tênđó có thể bị tai nạn giao thông, bị tai nạn lao động, thậm chí do sợ hãi chẳngra khỏi nhà cũng tự dưng lăn quay ra chết. Điều trùng hợp là những người xấu sốđó đa phần là con trưởng, trai đinh.

Posted Image

Mặt tiền chùa Vân Gia.

Thôn 8 khi đó có hơn 200 hộ, thế nhưng từ nửa cuối năm 2007 đến giữa năm 2008 cótới hơn chục người chết và tính tới thời điểm hiện tại thì số người nhắm mắtxuôi tay đã là 25 người. Theo ông Tuấn thì từ trước đến nay chưa có khi nào làngcó đông người chết đến vậy.

Người làng vốn gắn bó, hễ nhà ai có việc lớn nhỏ thì tất thảy mọi người đều xắntay vào giúp. Thêm nữa, là trưởng thôn, ông Tuấn có trách nhiệm đứng ra tổ chứcma chay cho người xấu số. Tuy nhiên, thời điểm đó, ông Tuấn bảo, việc ấy khiếnông vô cùng mệt mỏi. Đám này chưa xong đã phải lo tiếp đám kia. Thậm chí, cóbận, chiếc xe tang chưa người này ra ngoài đồng chưa kịp đánh về đã có gia đìnhkhác hốt hoảng, khổ đau chạy đến đăng ký. Họ nhận phần bởi sợ người khác tranhmất. Tang tóc là việc trọng, theo phong tục thì việc chôn cất phải được xem xétgiờ giấc kỹ lưỡng, cẩn trọng. Thế nên, giờ “thân xác về đất, linh hồn về trời”đã định mà không có xe tang thì nguy khốn lắm.

Họ nhà ông Tuấn cũng không thoát khỏi vòng xoáy tai ương đó. Giọng thểu não, ôngTuấn bảo: “Họ tôi cũng chết liên tiếp 6 người. Trong đó có 5 người là chết trẻ.Kinh hãi lắm các anh ạ! Người ở làng chết đã đành, người đi xa cũng không thoátkhỏi bàn tay của thần chết!”. Ông Tuấn kể, khi đó, ở làng, thấy cảnh người vô cớchết mỗi lúc một đông, nhiều người đã chọn giải pháp là… lẩn trốn. Họ đi làm ănxa, càng xa càng tốt những mong cái chết bất ngờ bởi “không gian cách trở” màkhông tìm tới mình. Thế nhưng, sự trốn chạy đó là vô ích.

Ông Tuấn có một người cháu sinh năm 1979 công tác tận thành phố Hồ Chí Minh, làmcho ngành trắc địa. Cái chết bất thình lình của người cháu ấy đến bây giờ ôngvẫn chẳng thể lý giải. Cháu ông là người khỏe mạnh, không có bất cứ bệnh tình gìtrầm trọng. Thế nhưng, không hiểu vì sao, hôm đó, đang ở công ty, cháu ông bỗngdưng đột tử. Tin cháu ông mất được chuyển về giữa lúc dân làng đang hoang mangbởi những cái chết bất thường diễn ra như ngả rạ ở làng khiến ai cũng thất kinh,thảng thốt. Thân xác cháu ông được chuyển về qua đường hàng không, mọi người đónbằng nước mắt đầm đìa, bằng sự khiếp đảm, hoảng loạn.

Người cháu ấy vừa chôn cất, mộ chưa xanh cỏ thì một tin dữ khác lại được chuyểnvề còn rùng rợn hơn gấp bội. Một người cháu khác của ông đi xuất khẩu lao độngmãi tận Mã Lai, cũng bỗng nhiên chết bất đắc kỳ tử ngay tại nơi ở trọ. Rơm rớmnước mắt, ông Tuấn bảo, người cháu này ngoan lắm, ông rất quý, rất yêu. Vậy màông không được nhìn mặt cháu lần cuối trước khi nó nhắm mắt lìa đời. Người cháunày trước đây đi bộ đội. Hết quân ngũ, anh được tỉnh đoàn giới thiệu đi lao độngở nước ngoài. Trước khi đi, anh mang bao hoài bão về một tương lai rạng ngời,vậy mà…

Đón con cháu về bằng “hòm gỗ cài hoa”, người nhà ông Tuấn chết lịm. Khi đó,không chỉ họ ông mà cả làng đều tim đập chân run bởi một ý nghĩ: “Thánh thần đãchọn, đã chỉ mặt gọi tên thì dù người làng có ở bất cứ nơi đâu trên cõi dươnggian này thì “ngài” cũng “vật chết”, lôi về cho kỳ được!”.

Posted Image

Nửa quả đồi nơi người dân đào bán đất giờ đã sâu hun hút.

Cảnh tang tóc khi đó đến giờ ông Tuấn vẫn không thể nào quên được. Đi đâu ngườita cũng chỉ bàn tán những chuyện rùng rợn, thảm thương đến thối cả ruột gan. Khiđó, chẳng ai muốn làm ăn gì, cứ quẩn quanh với nỗi sợ hãi mỗi lúc một lớn thêmlên. Khu ông Tuấn ở có đường dẫn ra nghĩa địa. Những ngày ấy, cả khu cứ đóng cửaim ỉm. Ai cũng sợ mở cửa ra thì tà khí của người xấu số “bay” vào nhà mình.

Khi những cái chết cứ chồng chất, cứ liên tiếp diễn ra, các cơ quan đoàn thể ởđịa phương cũng như… ngồi trên chảo lửa. Ông Tuấn kể, đầu tiên là Hội người caotuổi của làng vào cuộc. Chọn ngày đẹp, dân làng làm lễ rồi lũ lượt kéo nhau lênĐền Và, khẩn cầu đức Thánh Tản dang tay che chở. Buổi cúng lễ ấy có tới hơn 40người tham gia, mặt ai cũng thảm thương, ủ dột. Tuy nhiên, việc ấy chẳng giảiquyết gì, tai ương vẫn không ngừng tiếp diễn, người vẫn nối người xô nhau về cõivĩnh hằng. Lúc đó, bởi nghĩ cứu mình trước khi… giời cứu, dân làng mạnh ai ngườiấy đi tìm thầy tướng, thầy cúng để cầu mong sự bình an đến với mình. Và, tấtthảy những thày tướng cao tay đó đều khẳng định, đất của làng bị động, long mạchcủa làng đang có vấn đề. Thế nhưng, giải hạn, giải tai ương đó bằng cách nào thìchẳng ai biết. Nhiều thầy được mời về làng, nhưng ngó ngược nhìn xuôi đều lắcđầu nguầy nguậy nói là không làm được, không cứu được dù có trả bao nhiêu tiềnđi nữa.

Trong cơn hoảng loạn, mọi người bỗng chợt nhớ tới một cao tăng đã ra tay cứu dânở làng Nghĩa Phủ (làng nằm ngay cạnh Vân Gia) chừng gần chục năm về trước. Vịcao tăng đó là hòa thượng Thích Phúc Trí, khi đó đã trên 90 tuổi, trụ trì chùangàn tuổi Mễ Trì Thượng (còn gọi là Thiên Trúc tự) ở Hà Nội.

Mọi người nhớ tới vị cao tăng này là bởi thuở trước, khi trùng tu đền Nghĩa Phủ,người ta đã đắp thêm hai pho tượng hộ pháp nửa chìm nửa nổi (kiểu phù điêu) ởngay trước cổng đền. Cũng ngay sau việc làm đó, dân Nghĩa Phủ hơn chục ngườibỗng dưng lăn ra chết. Toàn người trẻ, chết chẳng rõ can do. Hoảng kinh, bởi mốithâm tình, người làng Nghĩa Phủ đã xuống Hà Nội đón hòa thượng lên làm lễ trấn,yểm. Tới nơi, hòa thượng làm phép và bảo dân làng dỡ bỏ hai ông hộ pháp trướccửa đền đi thì ngay tức khác nạn khỏi tai qua. Đúng như lời hòa thượng phán,ngay sau khi dỡ bỏ hai pho tượng trên thì làng không còn cái chết bất ngờ nào nữa....

(Theo Bưu điện Việt Nam)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tin Đồn ‘Thánh Vật’ Chết Mấy Chục Trai Đinh

Câu chuyện tôi nghe từ một người bạn người Sơn Tây, hoàn toàn chỉ là tin đồn.Theo lời anh bạn, người dân ở đây đã phải sống trong những ngày tháng kinh hoàngkhi đêm đêm nơm nớp không biết khi nào bị quỷ thần lấy mạng. Những cái chết dồndập, những lời đồn thổi về việc "thánh thần" nổi giận... bắt nguồn từ câu chuyệncách đây đã 3 năm. Nhưng mỗi lần nhắc đến, người dân trong làng lại thảng thốt hoang mang...

Vân Gia là làng cổ, nằm ngay sát đền Và nổi tiếng, thờ thánh Tản. Thật ra cáitên cổ Vân Gia bây giờ không còn được dùng trong các văn bản hành chính nữa bởitừ khi lên phố, làng Vân Gia đã được chia nhỏ ra thành 4 thôn (còn gọi là đội,gồm thôn 5, 6, 7, 8).

Tìm hiểu chuyện đã làm mọi người hoang mang, sợ hãi trên, đến làng cổ này, ngườiđầu tiên chúng tôi tìm gặp là ông Phùng Văn Tuấn, Trưởng thôn 8. Ông Tuấn từnglà sĩ quan quân đội, khi rời quân ngũ về quê, ông tham gia công tác ở nhiều vịtrí trong chính quyền địa phương. Nghỉ hưu từ năm 2007, ông được người dân tínnhiệm bầu làm trưởng thôn. Có lẽ, trước khi nhận làm cái chức “ăn cơm nhà vác tùvà hàng tổng” này, ông Tuấn cũng chẳng thể ngờ mình lại phải đối mặt với nhiềunguy nan tới vậy.

Vồn vã pha nước mời khách nhưng khi chúng tôi hỏi đến chuyện "thánh vật thầnhành" kia từng gây xôn xao dư luận kia thì bỗng dưng ông khựng lại. Ngập ngừngmột hồi thì ông buông một câu cũng đầy vẻ sầu bi ảo não: “Tôi từng làm trongngành tuyên huấn của quân đội, cùng làm tuyên truyền như anh ấy. Việc xì xào màanh nghe được là có thật đấy. Tôi là người trong cuộc nên tôi rất biết chuyệnnày. Chính họ tôi cũng là nạn nhân đây. Có 3 năm mà trong họ chết đến 6 người.Trong số ấy thì 5 người chết trẻ! Kinh hãi lắm!”.

Theo lời ông Tuấn, chuyện khởi nguồn từ năm 2007, đúng khi ông nghỉ hưu, về làmtrưởng thôn 8, thôn có ngôi chùa cổ Vân Gia tọa lạc (còn gọi là Viên Quang tự).Ngôi chùa này nằm trong quần thể đền Và nổi tiếng. Chùa Vân Gia nằm trên đỉnhmột quả đồi hình bát úp, thế rồng chầu voi phục, bên trái là khu dân cư, bênphải là gò đất nhỏ có đầm nước trong (thủy tụ minh đường).

Chỉ cần phác qua vài nét bề ngoài trên cũng đủ thấy, người xưa đã chọn lựa rấtkỹ về mặt phong thủy khi quyết định lấy đất trên làm nơi bái phật. Bởi truyềnthống văn hóa lâu đời, bởi sống giữa chốn linh thiêng nên người dân Vân Gia sốnghiền hòa, ấm cúng, yên ả từ bao đời nay.

Thế nhưng, thời gian qua, theo ông Tuấn, không hiểu vì lý do gì, tai ương đãliên tiếp trút xuống ngôi làng thanh bình này. Theo ông Tuấn đến bây giờ, ngườidân Vân Gia vẫn cho rằng nguyên nhân của hàng loạt cái chết bí ẩn khiến mọingười kinh hãi thời gian qua chính là do một số hộ dân trong làng đã đào đất ởgần chùa Vân Gia, khiến long mạch vùng đất thiêng này bị ảnh hưởng.

Và, chính bởi phạm đến “ngài” nên “ngài” trút xuống đầu dân làng cơn lôi đìnhkhủng khiếp. Buồn thảm thay sự kiện đau lòng ấy lại rơi đúng vào thời gian ônglàm trưởng thôn. Không biết có phải vì lẽ đó hay vì điều gì nữa mà gia đình,dòng họ ông phải chịu nhiều đắng cay, mất mát.

Theo ông Tuấn thì vào đầu năm 2007, những hộ dân sống ở ven quả đồi nơi chùa VânGia tọa lạc đã đào đất phía ta luy dương để bán. Thực ra chuyện đào đất đồi bánđã xuất hiện từ đầu năm 2004, thế nhưng năm 2007, khi địa phương tiến hành xâydựng sân bóng ở ngay cánh đồng đối diện chùa thì việc khoét núi mới diễn ra rầmrộ. Để có đất lấp cánh đồng trũng, người ta đã đào cả vài nghìn xe đất từ đồichùa. Khi đó, biết việc đào bới trên sẽ phá vỡ cảnh quan vốn tồn tại từ lâu đờicủa mảnh đồi chùa nhưng chẳng ai có thể ngăn cấm. Những hộ dân trên chỉ “khaithác tài nguyên sẵn có” trên trong phần đất của gia đình mình. Khi sân vận độnghoàn thành thì cũng là lúc mảnh đất đồi chùa bị cắt vạt một góc sâu hoắm, chỉchừa lại một bờ ta luy mỏng như người ta đắp tường rào.

Làng quê náo loạn vì tin đồn ‘thánh vật’ chết mấy chục trai đinh

Posted Image

Ông Tuấn và bản cuốn "sổ tử" do ông ghi chép trong quãng thời gian kinh hoàng.

Ngay khi việc khai thác đất trên được tiến hành, cảnh yên ấm của làng Vân Gia,đặc biệt ở hai thôn 6 và 8 (nơi chùa Vân Gia tọa lạc) đã không còn nữa. Khônghiểu vì lý do gì những chuyện tai ương, chết chóc cứ liên tiếp xảy ra. Lúc đầu,dân làng chỉ coi đó là chuyện không may, chuyện thiệt thòi của những gia đìnhđến thời mạt vận. Thế nhưng, một thời gian sau, số người chết tăng lên đột biến,người này nối tiếp người kia cứ bất thình lình “rủ nhau” về… bên kia thế giớithì mọi người thấy lạ, thấy sợ và cuống cuồng đi tìm lời giải cho những cái chếtbí hiểm đó.

Ông Tuấn kể, những ngày đó, dân làng ông nháo nhác như ong vỡ tổ, như kiến vỡđàn. Trong nỗi đau đớn tột cùng bởi mất người thân còn có nỗi sợ hãi vô hình bởinhững cái chết đó mang nhiều bí ẩn với những sự trùng hợp lạ kỳ. Suốt một thờigian dài, cứ đến một ngày cố định dù có giữ gìn, có cẩn trọng tới đâu thì tronglàng vẫn phải có một người… “đi”. Những người được “thánh thần”… chỉ mặt gọi tênđó có thể bị tai nạn giao thông, bị tai nạn lao động, thậm chí do sợ hãi chẳngra khỏi nhà cũng tự dưng lăn quay ra chết. Điều trùng hợp là những người xấu sốđó đa phần là con trưởng, trai đinh.

Posted Image

Mặt tiền chùa Vân Gia.

Thôn 8 khi đó có hơn 200 hộ, thế nhưng từ nửa cuối năm 2007 đến giữa năm 2008 cótới hơn chục người chết và tính tới thời điểm hiện tại thì số người nhắm mắtxuôi tay đã là 25 người. Theo ông Tuấn thì từ trước đến nay chưa có khi nào làngcó đông người chết đến vậy.

Người làng vốn gắn bó, hễ nhà ai có việc lớn nhỏ thì tất thảy mọi người đều xắntay vào giúp. Thêm nữa, là trưởng thôn, ông Tuấn có trách nhiệm đứng ra tổ chứcma chay cho người xấu số. Tuy nhiên, thời điểm đó, ông Tuấn bảo, việc ấy khiếnông vô cùng mệt mỏi. Đám này chưa xong đã phải lo tiếp đám kia. Thậm chí, cóbận, chiếc xe tang chưa người này ra ngoài đồng chưa kịp đánh về đã có gia đìnhkhác hốt hoảng, khổ đau chạy đến đăng ký. Họ nhận phần bởi sợ người khác tranhmất. Tang tóc là việc trọng, theo phong tục thì việc chôn cất phải được xem xétgiờ giấc kỹ lưỡng, cẩn trọng. Thế nên, giờ “thân xác về đất, linh hồn về trời”đã định mà không có xe tang thì nguy khốn lắm.

Họ nhà ông Tuấn cũng không thoát khỏi vòng xoáy tai ương đó. Giọng thểu não, ôngTuấn bảo: “Họ tôi cũng chết liên tiếp 6 người. Trong đó có 5 người là chết trẻ.Kinh hãi lắm các anh ạ! Người ở làng chết đã đành, người đi xa cũng không thoátkhỏi bàn tay của thần chết!”. Ông Tuấn kể, khi đó, ở làng, thấy cảnh người vô cớchết mỗi lúc một đông, nhiều người đã chọn giải pháp là… lẩn trốn. Họ đi làm ănxa, càng xa càng tốt những mong cái chết bất ngờ bởi “không gian cách trở” màkhông tìm tới mình. Thế nhưng, sự trốn chạy đó là vô ích.

Ông Tuấn có một người cháu sinh năm 1979 công tác tận thành phố Hồ Chí Minh, làmcho ngành trắc địa. Cái chết bất thình lình của người cháu ấy đến bây giờ ôngvẫn chẳng thể lý giải. Cháu ông là người khỏe mạnh, không có bất cứ bệnh tình gìtrầm trọng. Thế nhưng, không hiểu vì sao, hôm đó, đang ở công ty, cháu ông bỗngdưng đột tử. Tin cháu ông mất được chuyển về giữa lúc dân làng đang hoang mangbởi những cái chết bất thường diễn ra như ngả rạ ở làng khiến ai cũng thất kinh,thảng thốt. Thân xác cháu ông được chuyển về qua đường hàng không, mọi người đónbằng nước mắt đầm đìa, bằng sự khiếp đảm, hoảng loạn.

Người cháu ấy vừa chôn cất, mộ chưa xanh cỏ thì một tin dữ khác lại được chuyểnvề còn rùng rợn hơn gấp bội. Một người cháu khác của ông đi xuất khẩu lao độngmãi tận Mã Lai, cũng bỗng nhiên chết bất đắc kỳ tử ngay tại nơi ở trọ. Rơm rớmnước mắt, ông Tuấn bảo, người cháu này ngoan lắm, ông rất quý, rất yêu. Vậy màông không được nhìn mặt cháu lần cuối trước khi nó nhắm mắt lìa đời. Người cháunày trước đây đi bộ đội. Hết quân ngũ, anh được tỉnh đoàn giới thiệu đi lao độngở nước ngoài. Trước khi đi, anh mang bao hoài bão về một tương lai rạng ngời,vậy mà…

Đón con cháu về bằng “hòm gỗ cài hoa”, người nhà ông Tuấn chết lịm. Khi đó,không chỉ họ ông mà cả làng đều tim đập chân run bởi một ý nghĩ: “Thánh thần đãchọn, đã chỉ mặt gọi tên thì dù người làng có ở bất cứ nơi đâu trên cõi dươnggian này thì “ngài” cũng “vật chết”, lôi về cho kỳ được!”.

Posted Image

Nửa quả đồi nơi người dân đào bán đất giờ đã sâu hun hút.

Cảnh tang tóc khi đó đến giờ ông Tuấn vẫn không thể nào quên được. Đi đâu ngườita cũng chỉ bàn tán những chuyện rùng rợn, thảm thương đến thối cả ruột gan. Khiđó, chẳng ai muốn làm ăn gì, cứ quẩn quanh với nỗi sợ hãi mỗi lúc một lớn thêmlên. Khu ông Tuấn ở có đường dẫn ra nghĩa địa. Những ngày ấy, cả khu cứ đóng cửaim ỉm. Ai cũng sợ mở cửa ra thì tà khí của người xấu số “bay” vào nhà mình.

Khi những cái chết cứ chồng chất, cứ liên tiếp diễn ra, các cơ quan đoàn thể ởđịa phương cũng như… ngồi trên chảo lửa. Ông Tuấn kể, đầu tiên là Hội người caotuổi của làng vào cuộc. Chọn ngày đẹp, dân làng làm lễ rồi lũ lượt kéo nhau lênĐền Và, khẩn cầu đức Thánh Tản dang tay che chở. Buổi cúng lễ ấy có tới hơn 40người tham gia, mặt ai cũng thảm thương, ủ dột. Tuy nhiên, việc ấy chẳng giảiquyết gì, tai ương vẫn không ngừng tiếp diễn, người vẫn nối người xô nhau về cõivĩnh hằng. Lúc đó, bởi nghĩ cứu mình trước khi… giời cứu, dân làng mạnh ai ngườiấy đi tìm thầy tướng, thầy cúng để cầu mong sự bình an đến với mình. Và, tấtthảy những thày tướng cao tay đó đều khẳng định, đất của làng bị động, long mạchcủa làng đang có vấn đề. Thế nhưng, giải hạn, giải tai ương đó bằng cách nào thìchẳng ai biết. Nhiều thầy được mời về làng, nhưng ngó ngược nhìn xuôi đều lắcđầu nguầy nguậy nói là không làm được, không cứu được dù có trả bao nhiêu tiềnđi nữa.

Trong cơn hoảng loạn, mọi người bỗng chợt nhớ tới một cao tăng đã ra tay cứu dânở làng Nghĩa Phủ (làng nằm ngay cạnh Vân Gia) chừng gần chục năm về trước. Vịcao tăng đó là hòa thượng Thích Phúc Trí, khi đó đã trên 90 tuổi, trụ trì chùangàn tuổi Mễ Trì Thượng (còn gọi là Thiên Trúc tự) ở Hà Nội.

Mọi người nhớ tới vị cao tăng này là bởi thuở trước, khi trùng tu đền Nghĩa Phủ,người ta đã đắp thêm hai pho tượng hộ pháp nửa chìm nửa nổi (kiểu phù điêu) ởngay trước cổng đền. Cũng ngay sau việc làm đó, dân Nghĩa Phủ hơn chục ngườibỗng dưng lăn ra chết. Toàn người trẻ, chết chẳng rõ can do. Hoảng kinh, bởi mốithâm tình, người làng Nghĩa Phủ đã xuống Hà Nội đón hòa thượng lên làm lễ trấn,yểm. Tới nơi, hòa thượng làm phép và bảo dân làng dỡ bỏ hai ông hộ pháp trướccửa đền đi thì ngay tức khác nạn khỏi tai qua. Đúng như lời hòa thượng phán,ngay sau khi dỡ bỏ hai pho tượng trên thì làng không còn cái chết bất ngờ nào nữa....

(Theo Bưu điện Việt Nam)

Kỳ bí chuyện sư thầy trấn yểm long mạch ở “làng ma ám”

12/11/2011 06:30

(VTC News) - Vị thiền sư đó là sư cụ Thích Phúc Trí, trụ trì chùa Thiên Trúc ở làng Mễ Trì Thượng (Từ Liêm, Hà Nội).

Tin liên quan» “Làng ma ám” ở HN: “Rắn thần” khiến cả nhà chết thảm? (kỳ 4)

» “Ngày đen tối” và những trai đinh chết thảm (kỳ 3)

» “Làng ma ám”: Ở làng chết, trốn ra nước ngoài vẫn chết (kỳ 2)

» Thực hư chuyện “thánh vật” mấy chục mạng người ở Hà Nội (kỳ 1)

Tai họa liêp tiếp đổ lên đầu người dân làng Vân Gia (Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội) khiến người dân đổ xô đi tìm thầy cúng, thầy bói. Nhiều thầy lên đất này, nhìn thấy “long mạch” bị đào phá nham nhở thì lắc đầu bảo chịu, không thể cứu nổi nữa.

Đang lúc hoang mang, thì một người kể về một vị thiền sư đắc đạo, chuyên trấn yểm trị long mạch. Vị thiền sư đó là sư cụ Thích Phúc Trí, trụ trì chùa Thiên Trúc ở làng Mễ Trì Thượng (Từ Liêm, Hà Nội).

Posted Image

Sư cụ Thích Phúc Trí.

Nghe người dân ca ngợi sư cụ đã 95 tuổi này, tôi đã tìm về chùa Thiên Phúc vài lần, song không gặp được ngài. Theo các vãi, thì sư cụ đã đóng cửa ẩn tu ở chùa La Dương và không muốn gặp người trần tục nữa.

Việc mời sư cụ Thích Phúc Trí được giao cho Hội người cao tuổi của thôn. Để mời được cụ cũng rất gian nan. Các cụ già trong làng phải đi về vài lần. Hôm làm lễ ở chùa Thiên Trúc, sư cụ “trò chuyện” với thánh thần và cũng khẳng định làng đã đứt long mạch.

Ngày sư cụ Thích Phúc Trí lên Vân Gia, người dân đón tiếp long trọng. Ai ai cũng mang ánh mắt biết ơn nhiều lắm.

Posted Image

Chùa Thiên Trúc - nơi trụ trì của hòa thượng Thích Phúc Trí.

Bà vãi Nguyễn Thị Xuân kể: “Sư cụ có phong thái giản dị lắm. Cụ chẳng làm lễ, chẳng chuẩn bị hoa quả, vàng mã gì cả. Cụ vào Tòa Tam Thế đứng trước bàn thờ nói vào câu, vào nhà Tổ nói vào câu, rồi ra chỗ long mạch đứt nói vài câu. Nói xong, cụ bảo dân làng cứ yên tâm, không phải lo lắng gì nữa. Chỉ có vậy rồi cụ về. Cụ chẳng nhận lễ vật gì cả”.

Bà K., cán bộ thôn 6 bảo rằng, sau khi được sư cụ Thích Phúc Trí giúp đỡ, mọi chuyện mới tạm yên, ngày 22 hàng tháng không còn ai chết nữa.

Thế nhưng, vài tháng sau, sư cụ Phúc Trí gọi điện cho một cụ trong hội người cao tuổi thôn thông báo rằng: “Tình hình vẫn chưa yên đâu. Trong làng sẽ lại có việc lớn đấy”.

Posted Image

Hòa thượng Thích Phúc Trí cũng khẳng định long mạch ở đây đã bị đứt.

Đúng như lời sư cụ nói, ngày 22 tháng đó, một thanh niên thôn 8 đã bị tai nạn thảm khốc, nằm liệt giường chiếu ở bệnh viện.

Dù sao, thanh niên này cũng đã giữ được mạng sống qua “ngày đen tối”. Dân làng tạm thở phào, vì cái “ngày đen tối” 22 hàng tháng không còn ám ảnh nữa.

Thế nhưng, đúng hôm sau, ông G., 43 tuổi, ở xóm 6, sau khi tắm, vừa lên giường nằm, thì tắt thở. Đau đớn thay, ông G. chết đúng vào thời điểm gia đình đang chuẩn bị đám cưới cho cô con gái.

Posted Image

Bùa giấy do sư Thích Phúc Trí tạo ra.

Đau xót hơn nữa, đến ngày 24 tháng sau, cậu thanh niên bị tai nạn giao thông nằm liệt giường ở bệnh viện cũng qua đời.

Từ ngày được sư cụ Thích Phúc Trí trấn yểm, những cái chết bất đắc kỳ tử không còn thường xuyên nữa, nhưng vẫn thi thoảng diễn ra. “Ngày đen tối” vẫn là ngày ám ảnh với dân làng.

Để người dân an tâm, sư cụ Thích Phúc Trí đã làm rất nhiều bùa cho người dân đeo, dán ở nhà, cổng.

Bà K., cán bộ thôn 6 bảo: “Thú thực với chú, tôi là Đảng viên, thấm nhuần tư tưởng duy vật, nhưng sống giữa làng quê, mà thanh niên trai trái, toàn là trai đinh chết liên tục, chết bất đắc kỳ tử thế này, thì làm sao mà không hãi cho được. Cả xóm tôi đều mua bùa về đeo. Tôi cũng mua bùa cho cả nhà cùng đeo”.

Posted Image

Bà K., cán bộ thôn 6 và chiếc bùa đeo ở ngực.

Nói rồi, bà K. kéo cổ áo, lôi ra chiếc bùa cho tôi xem. Chiếc bùa làm bằng bạc, nhỏ như đồng xu, hình bát giác, hai mặt khắc chữ Hán. Tôi hỏi chữ gì, bà K. bảo chẳng biết. Bùa này bà mua của sư cụ Thích Phúc Trí với giá 90 ngàn đồng.

Bà K. bảo, đeo tấm bùa thấy có cảm giác yên tâm, thế là bà mua cho cả con, cháu.

Không chỉ bà K., mà gần như cả thôn 6, cả làng Gia Vân, với ngót ngàn hộ gia đình, cũng đều sắm bùa đeo. Nhà nào cẩn thận thì sắm cả bùa bằng bạc lẫn bùa giấy, đeo lủng liểng ở cổ, tay, cho vào túi áo ngực. Có nhà còn dán bùa từ trong nhà ra ngoài ngõ để xua đuổi tà ma.

Posted Image

Nam đeo bùa hình chữ nhật.

Posted Image

Nữ đeo bùa hình bát giác.

Bà K. nói vui rằng, người Vân Gia đi cày có thể quên trâu, chứ đã ra đường là không thể quên đem theo bùa. Ngay cả ông Tuấn trưởng thôn 8 cũng vậy, hễ ra khỏi nhà là lấy tấm bùa trong tủ trân trọng để vào túi áo ngực. Vậy nên, người Vân Gia đi đâu là bị nhận ra liền. Hễ thấy ai đeo theo bùa, thì chẳng phải hỏi, cũng biết là người Vân Gia.

Hôm tôi trở lại chùa Viên Quang, bà vãi Nguyễn Thị Xuân đau buồn tiết lộ một tin động trời: Pho tượng cổ, quý hiếm của ngôi chùa vừa bị trộm khênh đi mất. Tin này khiến cả làng hoang mang cực độ. Suốt tuần nay, cả làng lên chùa hương khói, khấn vái, vì lo sợ tai họa lại sắp ập xuống bất cứ gia đình nào.

Theo mọi người, chuyện bắt đầu từ việc trùng tu Tòa Tam Thế.

Ngôi cổ tự Viên Quang không rõ xây dựng từ khi nào, nhưng đã rất lâu đời. Vào ngày 5-9-2006 (âm lịch), trong quá trình tiến hành tháo dỡ, trùng tu Tòa Tam Thế, đã phát hiện dưới lòng đất, chỗ đặt bệ thờ đức A Di Đà một pho tượng cổ.

Posted Image

Hòa thượng Thích Minh Tĩnh - trụ trì chùa Viên Quang.

Pho tượng bằng đồng thau, sơn thếp phủ hoàn kim, cao 75,3cm, rộng chân đế 51cm, nặng 82kg. Theo các cụ cao niên, xưa kia, chiến tranh loạn lạc, nên trụ trì thường chôn tượng quý xuống lòng đất để bảo quản. Các nhà khoa học đã đến xem xét và khẳng định đây là pho tượng cổ, quý bậc nhất miền Bắc.

Sau khi họp dân, các cụ thống nhất đưa pho tượng lên bệ thờ. Xưa kia, chiến tranh loạn lạc thì phải giấu, chứ giờ hòa bình rồi, thì đưa tượng lên để thờ, ngài sẽ độ trì cho dân làng.

Đưa tượng lên, các cụ trong làng, các vãi cắt cử người trông nom ngày đêm. Đáy tượng được khoan lỗ, khóa bằng xích sắt. Xích nối xuống đáy bệ thờ. Bệ thờ lại có cửa sắt bằng khóa lớn nữa.

Thế nhưng, mới tuần trước, vào lúc nửa đêm, kẻ trộm đã cắt khóa cửa Tòa Tam Thế, cắt khóa hầm bệ thờ và cắt nốt khóa đáy tượng, rồi khiêng tượng đi mất.

Posted Image

Pho tượng đã bị trộm mất, chỉ còn lại chân đế.

Bà K. kể: “Sáng hôm đó, tôi cứ thấy trong lòng bất an, nên đáo qua chùa. Thấy sáng sớm mà Tòa Tam Thế mở toang hoang. Tôi sợ trộm lấy mất khánh đồng quý nên vào ngó. Thế nhưng, khánh vẫn còn. Tôi gọi bà vãi hỏi xem ai mở cửa. Bà vãi cuống cuồng chạy vào xem rồi khóc rú lên vì không thấy pho tượng đâu cả”.

Đúng hôm mất tượng, sư trụ trì Thích Minh Tĩnh, khi đó đang ở Đà Nẵng, gọi điện về cho bà Xuân nói rằng: “Không biết ở nhà có chuyện gì mà trong lòng thầy cứ thấy bất an, cả đêm thầy không ngủ được!”.

Bất đắc dĩ, bà Xuân phải nói thật. Từ bấy đến nay, sư Tĩnh buồn bã, chẳng muốn ăn, muốn ngủ nữa. Người dân làng Vân Gia cũng đau buồn không kém.

Chuyện mất pho tượng khiến người Vân Gia thêm hoang mang, lo lắng. Hơn lúc nào hết, người dân muốn các nhà khoa học vào cuộc, tìm ra lời giải rõ ràng cho câu chuyện đầy màu sắc bí ẩn này.

Đặng Diễm Nguyệt

============================

Có nhiều truyện cũng thật khó hiểu và rất đáng tìm hiểu . Tôi đã gửi thư đến quý báo và thông qua quý báo đến dân làng để giới thiệu về phong thủy Lạc Việt và đề nghị họ nhờ nhà nghiên cứu lý học NGUYỄN VŨ TUẤN ANH xem xét ,hy vọng là họ gặp được cao nhân .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều truyện cũng thật khó hiểu và rất đáng tìm hiểu . Tôi đã gửi thư đến quý báo và thông qua quý báo đến dân làng để giới thiệu về phong thủy Lạc Việt và đề nghị họ nhờ nhà nghiên cứu lý học NGUYỄN VŨ TUẤN ANH xem xét ,hy vọng là họ gặp được cao nhân .

Cảm ơn Cóc Vàng đã tín nhiệm và giới thiệu tôi. Nhưng Cóc Vàng không biết rằng VTCnew chính là trang báo đả kích tôi nhiều nhất trong việc dị nhân đuổi mưa - khiến tôi tức giận tý nữa bỏ cuộc và có thể nói rằng: Nếu không có bà xã tôi thì chắc bây giờ mọi việc hỏng cả - theo cái nhìn của tôi.

Bởi vậy, tôi không tham gia qua VTCnew. Nhưng tôi rất muốn giúp làng này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều truyện cũng thật khó hiểu và rất đáng tìm hiểu . Tôi đã gửi thư đến quý báo và thông qua quý báo đến dân làng để giới thiệu về phong thủy Lạc Việt và đề nghị họ nhờ nhà nghiên cứu lý học NGUYỄN VŨ TUẤN ANH xem xét ,hy vọng là họ gặp được cao nhân .

Anh Cóc vàng em góp ý với anh chút là những chuyện như thế nên hỏi ý kiến Sư Phụ trước. Mặc dù có ý tốt, nhưng nhiều khi còn có những vấn đề khác nữa, có thể sẽ đẩy Sư phụ vào thế bí đó anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Cóc Vàng đã tín nhiệm và giới thiệu tôi. Nhưng Cóc Vàng không biết rằng VTCnew chính là trang báo đả kích tôi nhiều nhất trong việc dị nhân đuổi mưa - khiến tôi tức giận tý nữa bỏ cuộc và có thể nói rằng: Nếu không có bà xã tôi thì chắc bây giờ mọi việc hỏng cả - theo cái nhìn của tôi.

Bởi vậy, tôi không tham gia qua VTCnew. Nhưng tôi rất muốn giúp làng này.

Nếu vậy con thật sự xin lỗi sư phụ !

Tại con bận nên thiếu thông tin ,vì vậy con không biết họ đã không có thiện chí với chúng ta . Đơn giản là vì con thấy làng này thật đáng được sư phụ giúp đỡ !

Tuy nhiên cũng đã lưu ý họ về truyện có một số thông tin sai lệch và thiếu thiện chí khách quan với sư phụ . Có thể nhiều người khi chưa hiểu ta thì vô tình họ tự biến mình thành kẻ thù của ta - Nhưng khi đã hiểu nhau rồi thì họ lại trở thành những người bạn tri kỷ của nhau !

Hy vọng quý báo đã có quan điểm đúng mức hơn !

Dù sao con cũng thành thật xin lỗi sư phụ !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Cóc Vàng đã tín nhiệm và giới thiệu tôi. Nhưng Cóc Vàng không biết rằng VTCnew chính là trang báo đả kích tôi nhiều nhất trong việc dị nhân đuổi mưa - khiến tôi tức giận tý nữa bỏ cuộc và có thể nói rằng: Nếu không có bà xã tôi thì chắc bây giờ mọi việc hỏng cả - theo cái nhìn của tôi.

Bởi vậy, tôi không tham gia qua VTCnew. Nhưng tôi rất muốn giúp làng này.

Theo tôi thì VTC ngày càng lá cải. Nhất là việc họ có một loạt bài viết khiến nhiều người mất cảm tình với những nhà ngoại cảm chân chính. Đành rằng cuộc sống có đen và có trắng, nhưng cách viết của họ rất là mập mờ theo kiểu mị dân và chèo kéo người đọc. Nếu việc này mà xảy ra ở nước ngoài thì chắc chắn sẽ bị kiện cáo ra trò.

Bác Thiên Sứ xem xét việc về làng này nhé. Chúng ta là người Việt Nam cả. Cảm ơn bác!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi thì VTC ngày càng lá cải. Nhất là việc họ có một loạt bài viết khiến nhiều người mất cảm tình với những nhà ngoại cảm chân chính. Đành rằng cuộc sống có đen và có trắng, nhưng cách viết của họ rất là mập mờ theo kiểu mị dân và chèo kéo người đọc. Nếu việc này mà xảy ra ở nước ngoài thì chắc chắn sẽ bị kiện cáo ra trò.

Bác Thiên Sứ xem xét việc về làng này nhé. Chúng ta là người Việt Nam cả. Cảm ơn bác!

Cá nhân tôi và tôi tin anh chị em Phong Thủy Lạc Việt cũng rất nhiệt tình. Nhưng vấn đề cần chính danh: Hoặc là trong anh em chúng tôi có ai liên hệ với chính quyền làng xã đồng ý hỗ trợ; hoặc chính người cao niên trong làng xã mời chúng tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay