Minh Xuân

Long Mạch Tản Viên

18 bài viết trong chủ đề này

Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) được coi là vị đệ nhất phúc thần của nước Việt, đứng đầu trong tứ bất tử. Tương truyền rằng thần rất linh thiêng và ứng nghiệm. “Linh khí không thể lường được. Vượng khí đời nào hết” (Truyện núi Tản Viên – Lĩnh Nam chích quái). Ngọn núi Ba Vì hay núi Tản Viên của Sơn Tinh cũng được cho là nơi phát gốc long mạch cho kinh đô nước Việt… Vậy thần phép của Tản Viên Sơn Thánh là gì? Lần theo thần tích Việt và thần thoại Trung Hoa, sẽ cho câu trả lời về phép thần của Sơn Tinh và long mạch của núi Tản.

Quê hương và thời niên thiếu của Sơn Tinh

Theo các thần tích vùng Sơn Tây, Vĩnh Phú thì Tản Viên Sơn Thánh là người ở động Lăng Xương (Thanh Thủy – Phú Thọ ngày nay), tên là Nguyễn Tuấn (Nguyễn Tùng), con ông Nguyễn Cao Hạnh (Hành) và bà Đinh Thị Điêng (Đen). Khi lớn lên nhận bà Ma Thị Cao Sơn ở núi Ngọc Tản làm mẹ nuôi.

Posted Image

Đền Lăng Xương, nơi sinh ra Thánh Tản

Động Lăng Xương có thể là Lang Xương, trong đó Lang là Vua. Động Lăng Xương như vậy có nghĩa là nơi quê gốc của Vua. Vua ở đây chính là thần Tản Viên.

Mẹ đẻ của Nguyễn Tuấn là bà Đinh Thị Điêng hay Đen, còn gọi là Thái Vĩ. Đinh là hướng Tây. Đen là tên của sông Đà xưa. Đinh Thị Đen có nghĩa chỉ Thái bà (Thái Vĩ hay Thái Thủy) là người ở Tả ngạn sông Đà (dòng sông Đà ở quãng chân núi Ba Vì đổi hướng chảy lên phía Bắc, nên tả ngạn sông nằm ở phía Tây).

Bà mẹ nuôi Ma Thị Cao Sơn có lẽ cũng chỉ có nghĩa là Mẫu Thượng Ngàn vì: Ma = Má = Mẫu, Cao Sơn = Thượng Ngàn. Bà Ma Thị Cao Sơn ở Ba Vì được thờ như Mẫu thượng ngàn, là người cai quản núi Ba Vì trước khi “di chúc” lại cho Thánh Tản.

Long mạch Tản Viên

Tản Viên Sơn Thánh đã đi khắp nơi, dựng nhiều hành cung trên đất Việt. Hiện tại hệ thống các hành cung của Tản Viên còn lại gồm:

- Thượng cung thần điện là đền Thượng, nằm trên đỉnh Tản của Ba Vì.

- Tây Cung gồm đền Trung trên núi Chàng Rể và đền Hạ ở bờ hữu sông Đà, đối diện với quê Lăng Xương.

- Nam Cung là đền Ao Vua.

- Đông Cung là đền Và ở cạnh thị xã Sơn Tây, cạnh sông Hồng. Hội đền Và khi tổ chức còn có sự tham gia của làng Duy Bình, nơi có đền Dội ở đối diện bên kia bờ sông Hồng, tương truyền là nơi Thánh Tản đã lấy nước tắm bên sông.

- Bắc Cung là đền Thính ở Tam Hồng - Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Thính là đọc tranh âm của Thánh. Bắc Cung Thượng là đền Tranh ở Trung Nguyên – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Yên Lạc cũng là nơi có di chỉ khảo cổ Đồng Đậu, với tầng văn hóa từ thời Phùng Nguyên.

Theo thần tích đền Và thì cung Trung và cung Hạ (Tây Cung) là nơi cầu đảo, tế lễ. Đông Cung là nơi “nghe tâu bày các việc”. Bắc Cung là nơi nghỉ ngơi.

Tuy gọi là Đông – Tây – Nam – Bắc cung nhưng nếu nhìn trên bản đồ thì các cung này nằm gần như trên cùng một đường thẳng chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, cắt vuông góc với sông Hồng ở gần Sơn Tây. Đây là cũng là hướng “tọa Cấn hướng Khôn”, hướng của đền Thượng như ghi trong thần tích đền Và.

Posted Image

Lĩnh Nam chích quái cho biết Sơn Tinh đã “làm một con đường thẳng như sợi dây từ Bạch Phiên Tân lên thẳng phía Nam núi Tản Viên tới động An Uyên”. Có thể thấy con đường này chính là từ bến thuyền trên sông Hồng cạnh Sơn Tây (nay là phà Mông Phụ - Vĩnh Thịnh), chạy thẳng lên đền Thượng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam (hướng Cấn - Khôn).

Liệu việc bố trí "ngũ hành cung" theo một đường thẳng, với phương vị nhất định như vậy có phải chính là long mạch của núi Tản? Có phải đây chính là cây gậy thần của Sơn Tinh chặn ngang dòng sông Hồng để trị thủy? Trước các đền thờ Tản Viên người ta đều xây giả sơn và thờ ngũ hổ (ngũ hành). Sơn Tinh có thể là ông tổ của môn phong thủy địa lý học phương Đông.

Đế xuất hồ Chấn

Đông Cung Tản Viên nay là đền Và, ở làng Vân Già, cạnh thị xã Sơn Tây. Tương truyền khi Tản Viên đi qua đây thấy có đám mây che phủ, cho là điềm lành, nên dựng hành cung ở đây, gọi là Vân Già. Thực ra Vân Già chỉ là tên phiên thiết âm Nôm của từ Và mà thôi.

Đông Cung là nơi có cung điện chính, được chép là nơi Tản Viên “nghe tâu bày các việc”. Đền tới nay được dựng với hệ thống tượng như một triều đình. Như vậy thì rõ ràng Tản Viên đã lên ngôi vua. Đền Và = Vua = Vũ.

Nam Cung Tản Viên đóng tại Ao Vua. Thần Tản Viên được người Mường gọi là Bua Thơ hay Bua Ba Vì. Bua = Vua. Rõ ràng Tản Viên không phải chỉ dừng lại là con rể của Hùng Vương cuối cùng (thứ 18) mà chính là một vị vua Hùng, có tên là Vua=Vũ. Quê Tản Viên ở Lăng Xương hay Lang Xương cũng khẳng định thêm điều này. Vua Vũ Tản Viên đã dựng hành cung khắp nơi. Nếu Tản Viên chỉ là con rể vua Hùng thì đã không thể dựng nhiều hành cung như vậy.

Hoành phi ở đền Và:

Xuất hồ Chấn

Posted Image

Và đôi câu đối ở nghi môn:

Đề vu Tây, hỗ trấn nguy nguy thiên bính thọ?

Xuất hồ Chấn, cố cung hách hách nhật đồng quang.

Những câu này lấy ý trong thuyết quái truyện của Kinh Dịch: “Đế xuất hồ Chấn”. Chấn là quẻ của phương Đông. “Xuất hồ Chấn” ý nói đế vương tại Đông Cung (đền Và). Thông tin này một lần nữa khẳng định Tản Viên đã là bậc đế vương, là một vị vua Hùng. Tản Viên chính là vua Vũ, là Đại Vũ trị thủy trong Hoa sử.

Tiên trượng ước thư

Theo thần tích đền Và, phép thuật của Tản Viên bắt đầu từ việc đi chặt cây trên núi Tản gặp Thái Bạch Thần Tinh, được truyền cho cây gậy thần đầu sinh đầu tử. Từ đó Nguyễn Tuấn xưng là Thần Sư, bắt đầu đi cứu dân độ thế. Bảo bối thứ hai của Thánh Tản bắt đầu từ việc cứu được con rắn thần, là con trai Long Vương ở Động Đình. Sau khi xuống thăm Long cung Tản Viên đã được tặng quyển sách ước. Tản Viên từ đó dùng gậy thần và sách ước đi khắp nơi, lấy được công chúa Ngọc Hoa, chiến thắng Thủy Tinh, đánh quân Thục,…

Hiện nay ở các cung điện cũ của thần Tản Viên đều có nhắc đến 2 bảo vật gậy thần sách ước trên. Câu đối ở đền Và (Đông Cung) ở thôn Vân Già, Sơn Tây:

Tiên trượng ước thư truyền dật sử

Đông cung Tây trấn ngật linh từ.

Dịch:

Gậy thần sách ước dã sử truyền

Cung Đông trấn Tây đền linh tỏ.

Hay câu đối khác cùng một ý tại đền Và:

Thần vi chi linh, địa vi chi linh, diệc nhân sùng vi chi linh, ngật nhĩ Đông cung Tây trấn

Sơn đắc kỳ thuật, thủy đắc kỳ thuật, túc kim dục đắc kỳ thuật, diêu hô tiên trượng ước thư.

Dịch:

Thần linh thiêng, đất linh thiêng, vĩ nhân linh thiêng, Cung Đông trấn Tây cao ngất

Núi thành thuật, sông thành thuật, đạo đức thành thuật, gậy thần sách ước diệu kỳ.

Posted Image

Bắc Cung Thượng - Đền Tranh

Câu đối khác ở chính điện đền Tranh:

Tây Tản ? truyền, trúc trượng anh linh phù quốc thinh

Bắc cung hiển thuật, sách ước thiểm? pháp độ dân an.

(? là những chữ Nho không đọc được)

So sánh với chuyện vua Vũ trong thần thoại Trung Hoa:

… Vũ đang đứng trên bờ quan sát sức mạnh của dòng nước thì thấy một ông già mặt trắng trẻo, mình cá, nhảy lên từ dòng sông … Ông già tự xưng là Hà Bá. Vị thần này cho Vũ một phiến đá to màu xanh… Đó chính là Hà Đồ”.

Rồi tiếp theo còn có chuyện Vũ gặp một con rắn thần ở trong hang, rắn dẫn Vũ tới gặp Phục Hy và Phục Hy trao cho Vũ một thanh Ngọc giản, có thể đo đạc được trời đất.

Có thể thấy chuyện Sơn Tinh được gậy thần sách ước và chuyện Đại Vũ được Hà đồ, Ngọc giản chỉ là một. “Ông già mặt trắng” có thể chính là Thái Bạch Thần Tinh. Thái Bạch = Thái Hạo (Hạo là sáng, bạch), cũng là tên khác của Phục Hy trong truyền thuyết. Phục Hy tương truyền có mình rắn. Phục Hy là người tìm ra Bát quái nên hoàn toàn có thể Phục Hy chính là Thái Bạch Tử Vi thần tướng. Phục Hy là vị thần chấn Đông nên cũng có thể là Long Vượng Động Đình.

Theo truyện Dịch thì Phục Hy là người đã chép Hà đồ từ lưng con Long Mã (= con rồng, rắn thần). Còn vua Vũ vẽ Lạc Thư từ lưng con Thần Qui. Có thuyết khác lại cho rằng cả Hà đồ lẫn Lạc thư đều do Đại Vũ nghĩ ra. Dù thế nào thì rõ ràng phép thần của Tản Viên Sơn Thánh chính là Hà Lạc, được tiếp thụ từ tiền nhân và sáng tạo thêm trong quá trình trị thủy.

Sơn Tinh – Thủy Tinh

Trong các câu đối đã nêu tại Đông Cung có nói tới “Tây Trấn”, “đề vu Tây” (ở tại phương Tây). Tại sao lại là Tây? Lý do rất rõ: Tản Viên (Nguyễn Tuấn, Nguyễn Tùng) là Tốn Vương, Tốn là quẻ chỉ hướng Tây. Tản Viên Nguyễn Tuấn chính là vị Tuấn Lang (Hùng Việt) trong Hùng triều ngọc phả.

Thủy Tinh là con trai Long Vương Động Đình, điều này cho thấy Động Đình chính là biển Đông ngày nay, chứ không phải đầm Vân Mộng ở Vân Nam. Hơn nữa cơn đại hồng thủy thời Sơn Tinh là một cơn đại hồng thủy biển, chứ không phải lũ lụt sông thông thường. Lĩnh Nam chích quái còn chép hướng tiến công của Thủy Tinh là “mở một dải sông Tiểu Hoàng Giang từ Lý Nhân ra Hát Giang, vào sông Đà Giang để đánh ập sau lưng núi Tản Viên” (Lý Nhân có thể là Nhân Lý, một làng ở gần thị xã Sơn Tây). Với hướng đi thế này thì cơn hồng thủy phải là đến từ biển Đông. Nước từ biển Đông dâng sang Sơn Tây của Tản Viên.

Sơn Tinh đánh Thủy Tinh tương ứng với Đại Vũ trị thủy. Theo thần thoại Trung Hoa thì Đại Vũ khi trị thủy đã đánh nhau với thần nước Cộng Công. Như vậy Cộng Công chính là Thủy Tinh trong truyền thuyết Việt.

Cộng Công quyết một phen sống mái với Vũ nên đã dâng nước lên cao, cao đến tận đất Không Tang”.

Không Tang phiên thiết cho từ Khang. Đất Không Tang chính là vùng Khang ấp của vua Vũ. Khang cũng là tính chất của phương Tây. Nói cách khác, Không Tang là vùng Sơn Tây, nơi xảy ra cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Khang Ấp chính là Tây Trấn – Sơn Tây, nơi có Đông Cung của vua Vũ (Và).

Posted Image

Nghi môn đền Và

Người lạ dùng ảo thuật ở Gia Ninh

Lĩnh Nam chích quái, truyện núi Tản Viên: “đại vương Sơn Tinh họ Nguyễn, cùng vui với các loài thủy tộc ở đất Gia Ninh, huyện Phong Châu”.

Việt sử lược về sự thành lập của nước Văn Lang: “Đến thời Trang Vương nhà Chu ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.”

Tới đây ta hiểu, “người lạ dùng ảo thuật ở bộ Gia Ninh” đã áp phục các bộ lạc chính là Tản Viên Sơn Thánh, người đã tập hợp nhân dân Việt trong cuộc đấu tranh chống nạn hồng thủy. Phép “ảo thuật” ở đây không gì khác là Hà đồ và Lạc thư, là Dịch học của người họ Hùng. Quốc tổ họ Hùng không phải là một thầy phù thủy, mà là một nhà khoa học vào thủa bình minh của dân tộc.

Tản Viên Sơn Thánh là người đã dựng nghiệp họ Hùng của dân Việt từ việc trị thủy an dân thắng lợi, là Hùng Việt Tuấn Lang trong Hùng triều ngọc phả, là Đại Vũ, người lập nên nhà Hạ, mở đầu thời kỳ lịch sử của người Hoa Việt trên 4000 năm trước.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông tin này một lần nữa khẳng định Tản Viên đã là bậc đế vương, là một vị vua Hùng. Tản Viên chính là vua Vũ, là Đại Vũ trị thủy trong Hoa sử.

Nam Dương Tử (Hoa Nam) là của Bách Việt.

Đại Vũ là vua Hoa Bắc theo Kinh Thư.

Tản Viên Sơn Thánh theo truyền thuyết và phả hệ là tướng (phò mã) thuộc thời Hùng Duệ Vương - tức Hùng Vương thứ 18: sau giao vương quyền cho vua An Dương Vương và lập cột đá thề. Tản Viên Sơn Thánh là con rể không nhận ngôi vua.

Truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh thuộc Hùng Vương 3: Sơn Tinh là vua (con rể) có công trị thủy và định luật pháp.

Như vậy khả năng thời vua Đại Vũ và Sơn tinh là cùng thời, phối hợp trị thủy cho hạ lưu Dương Tử chứ không phải cùng là một người.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tản Viên Sơn Thánh theo truyền thuyết và phả hệ là tướng (phò mã) thuộc thời Hùng Duệ Vương - tức Hùng Vương thứ 18: sau giao vương quyền cho vua An Dương Vương và lập cột đá thề. Tản Viên Sơn Thánh là con rể không nhận ngôi vua.

Thông tin trong các truyền thuyết và di tích rất rõ: có Ao Vua, núi Vua (Ba Vì), đền Vua (đền Và) nơi còn thờ nguyên một "triều đình" của Tản Viên đang "nghe tâu bày các việc". Làm gì có ông "con rể" nào cả gan dựng hành cung khắp nơi, xưng Vua và bàn chính sự như vậy.

Truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh thuộc Hùng Vương 3: Sơn Tinh là vua (con rể) có công trị thủy và định luật pháp.

Truyền thuyết nào chép Sơn Tinh - Thủy Tinh thuộc Hùng Vương 3?

Truyền thuyết ghi Tản Viên là con rể vua Hùng 18, chứ không phải Hùng Vương thứ 18. Con số 18 tới nay ai cũng biết là con số ước lệ, chỉ sự trường tồn, là một cách xưng hô "cửu trùng" (9x2=18) đối với vua mà thôi. Tản Viên không hề là đời Hùng Vương cuối cùng, vì như thế thành ra Tản Viên là đời Hùng Vương thứ 19 hay sao?

Như vậy khả năng thời vua Đại Vũ và Sơn tinh là cùng thời, phối hợp trị thủy cho hạ lưu Dương Tử chứ không phải cùng là một người.

Vua Hùng đã truyền ngôi cho con rể Tản Viên. Tức là chế độ "truyền hiền" của Nghiêu truyền cho Thuấn, Thuấn truyền cho Vũ của Hoa sử. 9 châu nhà Hạ của Đại Vũ nằm chính ở đất Nam Giao (hay Hoa Bắc trong Kinh Thư?). Sông Dương Tử chẳng có nạn đại hồng thủy nào trong quá khứ cả vì đơn giản đại hồng thủy biển chỉ xảy ra trong đai cận nhiệt đới tới xích đạo, nơi nước biển do băng tan từ các cực trái đất đổ về. Nước biển dâng như trong thời đại biến đổi khí hậu, trái đất ngày nay cũng chỉ ảnh hưởng tới những nước cận nhiệt đới như Thái Lan, Việt Nam, chứ làm gì có những nước ở vùng ôn đới

Thêm một chút: lịch sử địa chất Việt Nam cho biết cơn đại hồng thủy cuối cùng mà người Việt phải chịu là vào thời gian cách đây khoảng 4000 năm. Hà Nội khi đó phải gọi là Vịnh Hà Nội (xem TS Nguyễn Việt, Hà Nội thời tiền Thăng Long). Tản Viên Sơn Thánh trị thủy không thể vào giai đoạn cuối của triều Hùng (cách đây mới khoảng 2000 năm), mà là thời kỳ đầu của lịch sử Việt Nam 4000 năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông tin này một lần nữa khẳng định Tản Viên đã là bậc đế vương, là một vị vua Hùng. Tản Viên chính là vua Vũ, là Đại Vũ trị thủy trong Hoa sử.

Nam Dương Tử (Hoa Nam) là của Bách Việt.

Đại Vũ là vua Hoa Bắc theo Kinh Thư.

Tản Viên Sơn Thánh theo truyền thuyết và phả hệ là tướng (phò mã) thuộc thời Hùng Duệ Vương - tức Hùng Vương thứ 18: sau giao vương quyền cho vua An Dương Vương và lập cột đá thề. Tản Viên Sơn Thánh là con rể không nhận ngôi vua.

Truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh thuộc Hùng Vương 3: Sơn Tinh là vua (con rể) có công trị thủy và định luật pháp.

Như vậy khả năng thời vua Đại Vũ và Sơn tinh là cùng thời, phối hợp trị thủy cho hạ lưu Dương Tử chứ không phải cùng là một người.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Tản Viên Sơn thánh xuất hiện vào cuối thời Hùng Vương thứ XVIII. Khoảng thế kỷ thứ III BC. Vua Đại Vũ là năng thần đời Nghiêu Thuấn khoảng thế kỷ thứ XX BC. Làm sao lại gán ghép hai vị vào một được? Nếu gán ghép như vậy thì mốc lịch sử của truyền thuyết sẽ loại trừ nhau. Người ta còn ghép cả Tản Việt Sơn Thánh với Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy tinh. Vậy nếu Tản Viên sơn thánh là Sơn tinh thì lại càng không thể là vua Đại Vũ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại Vũ là tổ nhà Hạ. Cống hiến lớn nhất của ông cho dân tộc ông là trị thủy và không có nhân vật nào khác trong sử cổ sử TQ có công trị thủy so sánh được với ông.

Truyền thuyết Việt tộc cũng cho thấy, Sơn tinh là người có cống hiến lớn lao nhất cho Việt tộc là trị thủy trong toàn bộ cổ sử Việt.

Hiện “có quan điểm cho rằng nó (Việt tộc) là hậu đại của Hạ Vũ v.v” (Vương Chấn Ninh – Trung Quốc). Nếu quan điểm này đúng thì hầu như chắc chắn rằng, Sơn tinh và Hạ Vũ chỉ là một người được chép bởi hai dòng sử khác nhau. Nếu quan điểm này sai, thì chưa chắc đã phải.

So sánh nhiều tình tiết khác liên quan thì khả năng quan điểm này đúng rất cao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại Vũ là tổ nhà Hạ. Cống hiến lớn nhất của ông cho dân tộc ông là trị thủy và không có nhân vật nào khác trong sử cổ sử TQ có công trị thủy so sánh được với ông.

Truyền thuyết Việt tộc cũng cho thấy, Sơn tinh là người có cống hiến lớn lao nhất cho Việt tộc là trị thủy trong toàn bộ cổ sử Việt.

Hiện “có quan điểm cho rằng nó (Việt tộc) là hậu đại của Hạ Vũ v.v” (Vương Chấn Ninh – Trung Quốc). Nếu quan điểm này đúng thì hầu như chắc chắn rằng, Sơn tinh và Hạ Vũ chỉ là một người được chép bởi hai dòng sử khác nhau. Nếu quan điểm này sai, thì chưa chắc đã phải.

So sánh nhiều tình tiết khác liên quan thì khả năng quan điểm này đúng rất cao.

Thế à?!

Truyền thuyết Về Sơn Tinh Thủy Tinh viết: "Vào cuối thời Hùng Vương thứ XVIII..... ". Lưu ý rằng: Tất cả những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương đều có niên đại mở đầu.

Truyền thuyết về Đại Vũ viết: Cha Vũ là Cổn trị thủy không thành bị vua Thuấn chém, đưa con của Cổn là Vũ tiếp tục trị thủy.....Có sách còn chép rõ: Trị thủy ở sông Hoài, sông Tế.....

Vua Vũ có mục đích trị thủy và phương pháp trị thủy. Còn Sơn Tinh mục đích là chống lại Thủy Tinh và những kẻ học "giả vờ" đời sau suy luận là trị thủy.

Theo tôi Vô Trước nên suy ngẫm kỹ lại.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong sách Thượng Thư, ta khó thấy bất kỳ một mâu thuẫn nào về dòng mạch thông tin cả. Toàn bộ sông, núi (99.9%) của 9 châu đều thuộc vùng Hoa Bắc. Có một số từ như Nam Giao là nơi quan trắc thiên văn, khí tượng. Tuy nhiên Nam Giao cũng là nơi tế trời của triều đình phong kiến.

Nạn hồng thủy mà bác Minh Xuân đề cập không phải thời mực nước cố định mà là một trận dâng nước cao đột ngột trong một khoảng thời gian rồi rút.

Các địa danh Vua cũng không có gì lạ, cũng tương tự như Cao Biền, Sĩ Nhiếp dân ta gọi là Vương, "Nam Giao học tổ"...

Bách Việt giao hảo bằng lịch rùa, chim trĩ trắng, trận chiến với giặc Ân Thương của Thánh Gióng cũng phù hợp về mặt thời gian các triều đại Hoa Nam - Hoa Bắc.

Sơn Tinh Thủy Tinh có truyền thuyết bắt đầu vào Hùng Vương 3. Nếu nói về vai trò của Sơn Tinh trong trị thủy cũng phù hợp bởi nền nông nghiệp của Bách Việt thời thượng cổ là mạch sống quan trọng nhất.

Tản Viên Sơn Thánh thời Hùng Vương 18 - Hùng Duệ Vương, Tản Viên Sơn Thánh có thuốc trường sinh giúp vua Hùng Duệ Vương và hai người cùng hiển Thánh (nhiều Phả viết). Tản Viên Sơn Thánh chính là Huyền Thiên Trấn Vũ, tại đền Trấn Vũ, một trong Tứ Trấn của thành Thăng Long xưa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong Kinh thư đầy mâu thuẫn về thời đại của Đại Vũ nếu định vị nhà Hạ ở Hoa Bắc. Xin đọc lại bài của anh Văn nhân đã đăng ở ngay diễn đàn này:

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/3623-9-chau-va%cc%80-van-minh-nha%cc%80-ha%cc%a3/

9 Châu và văn minh nhà Hạ̣ .

Kinh thư thiên Vũ cống viết : vua Vũ chia đất thành 9 châu Ký Dự Thanh Từ Kinh Dương Cổn Ung Lương ...., địa giới chạy từ Hà nam tới Hoàng hải ở phía đông , phía nam xuống tới Hồ nam Giang tây , Chiết giang ngày nay ,

giới sử học Trung quốc ấn định 9 châu trên bản đồ :

Posted Image

Nhưng theo kết quả nghiên cứu khoa học tổng hợp ngày nay thì : với trình độ khoa học kỹ thuật nói chung và trình độ sản xuất lạc hậu lúc đó nói riêng thì lãnh thổ nhà Hạ phải thu hẹp ít ra hơn 10 lần ,chỉ khoảng vài ba trăm ngàn km2 bên bờ Hoàng hà ở quãng tỉnh Hà nam –sơn tây là cùng .

Posted Image

Bản đồ lãnh thổ nhà Hạ theo khoa học lịch sử

Nhưng nếu như thế thì sự ấn định của khoa học đã phủ nhận hoàn toàn những thông tin ghi chép trong kinh Thư ?

Đọc kỹ thiên Vũ cống :

1- Lãnh thổ 9 châu nhà Hạ phía đông giáp biển , phải chăng chính từ địa hình này mà hình thành từ biển đông ngày nay ? , nếu lãnh thổ nhà Hạ bên bờ Hoàng hà quãng Hà nam –Sơn tây ...thì .làm gì có biển .

2- Phương tiện vận chuyển chính của người nhà Hạ là thủy vận , Phần lớn các châu mang cống phẩm về kinh đô đều theo đường sông đổ ra “hà”, giới sử học Trung quốc mặc nhiên coi ‘Hà’ là Hoàng hà dù chẳng thấy có chữ Hoàng nào ....?, rất nhiều khả năng Hà- Hồ - Hải chỉ là biến âm của nhau , Tiếng Việt có cặp số GIÊNG -HAI trong Dịch học đồng nghĩa với GIANG-HỒ ; Hồ → Hà , Hải ... ,.trăm sông đổ ra biển rất có thể chữ ‘Hà’ trong kinh THƯ này dùng để chỉ biển cả , nơi truyền thuyết Việt gọi là Động đình hồ ...?

Những nghiên cứu khoa học ngày nay xác nhận thời cổ đại thủy vận không phát triển ở Hoa bắc , ngược lại rất phát triển ở Đông nam á và Hoa nam .

3 – Nói thật rõ ràng thì Dân sống ở 9 châu nhà Hạ trồng ‘lúa nước’ , kinh Thư dùng chữ Điền là ruộng lúa ; nhưng chỉ canh tác lúa nước người ta mới đắp bờ ̣để giữ nước trong ruộng , chính hình ảnh bờ ruộng đã tạo thành đường nét của chữ Điền .. Posted Image ’.như thế từ ‘Điền’ phải hiểu chính xác và trọn vẹn là ruộng nước hay ruộng trồng lúa nước chứ không thể là ruộng chung chung ...

Vùng Hoàng hà thời Hạ trồng Kê là chính do đặc điểm địa lý khí hậu và trình độ kỹ thuật thời đó không cho phép trồng lúa nước , ngày nay người ta đã di thực cây lúa nước lên vùng Hoàng Hà nhưng năng suất vẫn rất thấp và 1 năm chỉ trồng được 1 vụ .

4 – Lãnh thổ 9 châu nhà Hạ nằm trong vùng địa lý tự nhiên có loài VOI sinh sống vì trong những cống phấm của 9 châu có ngà voi ....nhưng vùng ven Hoàng hà từ cổ chí kim chưa nghe nói đến voi .... mãi đến thế kỷ 15-16 khi nhận được voi cống từ miền đông nam Á vua Tàu còn vội vã trả lại vì sợ loài vật lạ chưa từng có nên không cho nhập vào nước Tàu .

5 – Kinh thư cho thấy trên lãnh thổ Trung hoa nhà Hạ có rất nhiều tre lớn gọi là bương hay giang hay nứa ,Loài tre lớn thường mọc tự nhiên ở xứ nóng mà 9 châu nhà Hạ không những có tre mà còn có cả nền thủ công đan lát vật dụng bằng tre , càng về phía bắc tre càng nhỏ lại , trong tập tính sinh hoạt thì ‘tre’ không có điạ vị trong đời sống dân Hoa bắc trái lại ở tây nam Trung hoa và Việt nam tre là loại cây vô cùng thân thiết , người Việt có thể làm mọi thứ vật dụng cần thiết bằng tre ., có thể nói không ngoa ...tre là nền tảng của văn hóa vật thể Việt nên rất nhiều khả năng “trúc thư” (sách thẻ tre) cũng ra đời ở đây hay nói rộng hơn và Chắc hơn là : trong ‘vùng văn hóa Bách Việt’ .

6 – Cây đay là cây á nhiệt đới , còn cây dâu tằm ( loại mọc quanh năm) đòi hỏi độ ấm và đ̣ộ ẩm cao...., đặc điểm sinh lý loài tằm năng suất cao cũng không thích hợp với vùng Hoàng hà , các nghiên cứu khoa học cho thấy vùng sông Tứ hay Châu giang có thể nuôi 8 lứa tằm trong 1 năm , lên vùng trường giang chỉ có thể nuôi 3 lứa đến Hoàng hà thì chỉ còn 1 lứa ...trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày nay còn như thế hỏi thời nhà Hạ thì 9 châu có thể nuôi tằm - dệt lụa một cách phổ biến hay không ? ( nghề dệt lụa đã có từ thời Hoàng đế mấy trăm năm trước nhà Hạ ) .

Thông thường thì cây –con mà người ta nuôi trồng bao giờ cũng bắt đầu từ những cây con hoang dã trong thế giới tự nhiên nên nơi nào địa lý khí hậu đáp ứng tốt nhất cho điều kiện sinh lý của cây con đó thì nơi này chính là địa bàn phát sinh giống loài đó , về sau mới phát tán theo bước chân di cư của con người , do nhu cầu thiết yếu và tập tính sinh hoạt con người vẫn nuôi trồng cây con cũ ở nơi định cư mới dù phải thu hoạch kém hơn do hoàn cảnh thiên nhiên không còn sự đáp ứng tối ưu .

7 – Trong cống phẩm của 9 châu có loại đá dùng làm khánh ; một loại nhạc cụ , kinh thư cũng viết ... ông Qùy tâu với vua Thuấn ... “tôi gõ vào đá , vỗ vào đá ....muôn loài đến nhảy hót ...” ,như vậy kinh thư cho ta thấy nền âm nhạc nhà Hạ dùng bộ gõ và nhạc cụ bằng đá... , phải chăng ...ngày nay gọi là đàn đá ?; loại nhạc cụ độc đáo này chưa phát hiện được ở Trung quốc nhưng ở Việt nam có những dân tộc thiểu số hiện vẫn còn đang xử dụng và các nhà khảo cổ cũng đã tìm được những bộ đàn đá hoàn hảo xưa đến mấy ngàn năm tuổi .

8 – Kinh thư thiên vũ cống còn nói đến cống phẩm là đá dùng làm mũi tên ...; “thạo nghề cung nỏ” là đặc điểm của người Việt cổ , sách Tàu xưa đã viết như thế ., người Việt không những biết dùng cung nỏ mà còn biết nâng cấp hiệu qủa của cung nỏ như làm mũi tên bằng đá để tăng khả năng xuyên thấu , đến thời đồ đồng thì thay mũi tên đá bằng mũi tên đồng , các nhà khảo cổ Việt nam đã tìm được nhiều hiện vật cổ là mũi tên bằng đá đúng như Kinh thư đã chép ....còn bên Tàu .... biết có hay không ?

.

Thực kỳ lạ và trớ trêu khi vùng đất Việt nam và lân cận ngày nay vừa thoả cho điều kiện khắt khe của khoa học về quy mô - diện tích lãnh thổ lại có đầy đủ những gì của 9 châu đã ghi chép trong Thiên Vũ cống - Kinh Thư.

Chính sự kỳ lạ này là cơ sở để ‘Sử thuyết họ HÙNG’ xác định vị trí 9 châu thời vua VŨ nhà Hạ là miền Bắc và Bắc trung Việt cộng với vùng đất lân cận ngày nay .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong sách Thượng Thư, ta khó thấy bất kỳ một mâu thuẫn nào về dòng mạch thông tin cả. Toàn bộ sông, núi (99.9%) của 9 châu đều thuộc vùng Hoa Bắc. Có một số từ như Nam Giao là nơi quan trắc thiên văn, khí tượng. Tuy nhiên Nam Giao cũng là nơi tế trời của triều đình phong kiến.

Nạn hồng thủy mà bác Minh Xuân đề cập không phải thời mực nước cố định mà là một trận dâng nước cao đột ngột trong một khoảng thời gian rồi rút.

Các địa danh Vua cũng không có gì lạ, cũng tương tự như Cao Biền, Sĩ Nhiếp dân ta gọi là Vương, "Nam Giao học tổ"...

Bách Việt giao hảo bằng lịch rùa, chim trĩ trắng, trận chiến với giặc Ân Thương của Thánh Gióng cũng phù hợp về mặt thời gian các triều đại Hoa Nam - Hoa Bắc.

Sơn Tinh Thủy Tinh có truyền thuyết bắt đầu vào Hùng Vương 3. Nếu nói về vai trò của Sơn Tinh trong trị thủy cũng phù hợp bởi nền nông nghiệp của Bách Việt thời thượng cổ là mạch sống quan trọng nhất.

Tản Viên Sơn Thánh thời Hùng Vương 18 - Hùng Duệ Vương, Tản Viên Sơn Thánh có thuốc trường sinh giúp vua Hùng Duệ Vương và hai người cùng hiển Thánh (nhiều Phả viết). Tản Viên Sơn Thánh chính là Huyền Thiên Trấn Vũ, tại đền Trấn Vũ, một trong Tứ Trấn của thành Thăng Long xưa.

Tôi chẳng thấy sách xưa nào viết Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh vào đời Hùng vương thừ III cả. Ngoại trừ sách in sau này (Sau năm 71 - là lúc Mao Trạch Đông nhậu với Nixon).Tất cả các sách đều ghi: Hùng Vương thứ XVIII.

Kinh thư gốc của ngườii Việt được gán cho Khổng tử. Bởi vậy nên mới lộn xộn thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh vào đời Hùng Vương thứ XVIII.

Theo các thần tích Tản Viên Sơn Thánh + vua Hùng Duệ Vương (Hùng Vương XVIII) thì vua có nhiều con trai và gái, các con trai đều chết yểu. Con rể à Tản Viên Sơn Thánh. Điều này chỉ ra trong truyền thuyết trên vua Hùng Vương XVIII có một con gái là Mỵ Nương không hợp lý.

Vua Hùng Vương truyền ngôi cho Sơn Tinh, trong khi đó Tản Viên Sơn Thánh là con rể nhưng không nhận ngôi này. Ngài tư vấn cho vua truyền ngôi cho An Dương Vương và lập cột đá thề trên đỉnh Nghĩa Lĩnh.

Theo "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại": voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao" nói về Cửu Trù Hồng Phạm - giả sử chuẩn thì lại không ăn khớp thời gian về truyền thuyết Văn Vương.

Sơn Tinh trị thủy cũng tương đương Hạ Vũ trị thủy cho vùng nông nghiệp thì vùng hạ lưu sông Hồng có còn dấu tích hay không?. Các thần tích đều nói Ngài có công lớn là trị thủy.

Trị thủy còn mang ý nghĩa trấn Thủy hay trấn Bắc nữa.

Vậy thì truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh không thể thuộc Hùng Vương thứ XVIII về mặt logic., kể cả chi này có nhiều đời.

Kinh thư gốc của ngườii Việt được gán cho Khổng tử.

VIệt Nhược kê cổ - Người Việt kể lại tích xưa: vậy ta có lý luận như thế nào về Kinh Thư?. Sẽ phân tích sau

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh vào đời Hùng Vương thứ XVIII.

Theo các thần tích Tản Viên Sơn Thánh + vua Hùng Duệ Vương (Hùng Vương XVIII) thì vua có nhiều con trai và gái, các con trai đều chết yểu. Con rể à Tản Viên Sơn Thánh. Điều này chỉ ra trong truyền thuyết trên vua Hùng Vương XVIII có một con gái là Mỵ Nương không hợp lý.

Con gái đầu của Hùng Vương 18 là Ngọc Hoa, lấy Chử Đồng Tử (theo thần tích). Nếu Hùng Vương 18 thật sự hóa thần hóa thánh thì hợp lý hơn phải là hóa cùng với Chử Đồng Tử.

Vua Hùng Vương truyền ngôi cho Sơn Tinh, trong khi đó Tản Viên Sơn Thánh là con rể nhưng không nhận ngôi này. Ngài tư vấn cho vua truyền ngôi cho An Dương Vương và lập cột đá thề trên đỉnh Nghĩa Lĩnh.

Theo "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại": voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao" nói về Cửu Trù Hồng Phạm - giả sử chuẩn thì lại không ăn khớp thời gian về truyền thuyết Văn Vương.

Văn Vương = Văn Lang (Lang Văn) = Thục An Dương Vương (Âm Dương Vương).

Chỉ vì hiểu Hùng Vương 18 là đời thứ 18, nên nhận nhầm cả thời gian cho Sơn Tinh lẫn Thục Phán, và cả việc lấy 2000 năm chia 18, thành ra mỗi vị vua Hùng ở ngôi trên 100 năm. Chẳng nhẽ tới giờ vẫn chưa thấy 18 chỉ là một con số ước lệ hay sao?

Sơn Tinh trị thủy cũng tương đương Hạ Vũ trị thủy cho vùng nông nghiệp thì vùng hạ lưu sông Hồng có còn dấu tích hay không?. Các thần tích đều nói Ngài có công lớn là trị thủy.

Trị thủy còn mang ý nghĩa trấn Thủy hay trấn Bắc nữa.

Ai bảo là Hạ Vũ trị thủy cho vùng nông nghiệp? Ở Hoa Bắc thì toàn trồng kê, làm gì có cơn thủy tai hàng trăm năm (từ đời Cổn đến đời Vũ) nào trên nương kê bao giờ?

Đồng Bằng sông Hồng không có vết tích vì lúc đó đồng bằng sông Hồng còn đang ngập trong nước biển. Chỉ có các vùng trung du mới có vết tích của Sơn Tinh.

Sơn Tinh là "trấn Tây" chứ không phải "trấn Bắc". Cái này xin xem câu đối ở đền Và ở trên. Thục An Dương Vương cũng là đến từ hướng Tây, chứ không phải Bắc.

Vậy thì truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh không thể thuộc Hùng Vương thứ XVIII về mặt logic., kể cả chi này có nhiều đời.

Tôi đồng ý là truyền thuyết đã chép lẫn hoặc "tua nhanh" lịch sử từ việc Sơn Tinh đánh Thủy Tinh sang việc Tản Viên đánh Thục. Nhưng việc này chẳng ảnh hưởng gì đến lập luận Sơn Tinh = Đại Vũ, người đã trị nạn đại hồng thủy ở đất Phong Châu (Tây Trấn), là tổ của người Việt, là vị thần phong thủy địa lý hàng đầu của Việt Nam do đã kế thừa và sáng tạo thêm Hà Lạc.

Chuyện Tản Viên đánh Thục có lẽ còn có ý nghĩa lịch sử khác nữa, cần nghĩ thêm. Chuyện này cũng lạ đời, vì chẳng có đời thủa nào mà sau khi đánh nhau chán chê, chiến thắng rồi lại đi nhường ngôi, nhường nước cho kẻ thù. Xong rồi kẻ thù (Thục Phán) lại còn phải thề bồi, trung thành với họ Hùng...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con gái đầu của Hùng Vương 18 là Ngọc Hoa, lấy Chử Đồng Tử (theo thần tích). Nếu Hùng Vương 18 thật sự hóa thần hóa thánh thì hợp lý hơn phải là hóa cùng với Chử Đồng Tử.

Cũng có thần thích vua Hùng có hai con gái gả cho Chử Đồng Tử và Sơn Tinh.

Văn Vương = Văn Lang (Lang Văn) = Thục An Dương Vương (Âm Dương Vương).

Chỉ vì hiểu Hùng Vương 18 là đời thứ 18, nên nhận nhầm cả thời gian cho Sơn Tinh lẫn Thục Phán, và cả việc lấy 2000 năm chia 18, thành ra mỗi vị vua Hùng ở ngôi trên 100 năm. Chẳng nhẽ tới giờ vẫn chưa thấy 18 chỉ là một con số ước lệ hay sao?

Theo thần tích thì có 18 chi, mỗi chi có nhiều đời nối ngôi.

Ai bảo là Hạ Vũ trị thủy cho vùng nông nghiệp? Ở Hoa Bắc thì toàn trồng kê, làm gì có cơn thủy tai hàng trăm năm (từ đời Cổn đến đời Vũ) nào trên nương kê bao giờ?

Đồng Bằng sông Hồng không có vết tích vì lúc đó đồng bằng sông Hồng còn đang ngập trong nước biển. Chỉ có các vùng trung du mới có vết tích của Sơn Tinh.

Sơn Tinh là "trấn Tây" chứ không phảiTôi đồng ý là truyền thuyết đã chép lẫn hoặc "tua nhanh" lịch sử từ việc Sơn Tinh đánh Thủy Tinh sang việc Tản Viên đánh Thục. Nhưng việc này chẳng ảnh hưởng gì đến lập luận Sơn Tinh = Đại Vũ, người đã trị nạn đại hồng thủy ở đất Phong Châu (Tây Trấn), là tổ của người Việt, là vị thần phong thủy địa lý hàng đầu của Việt Nam do đã kế thừa và sáng tạo thêm Hà Lạc. "trấn Bắc". Cái này xin xem câu đối ở đền Và ở trên. Thục An Dương Vương cũng là đến từ hướng Tây, chứ không phải Bắc.

Vùng đồng bằng châu thổ sông Dương Tử và Hoàng Hà, cũng như các con sông nhánh khác. Ví dụ, hạ lưu Hàng Châu chẳng hạn vần trồng lúa được.

Sơn Tinh trấn Tây là phù hợp và cân nhắc tới Tản Viên Sơn Thánh. Nếu Thánh Gióng trấn Bắc thì Tản Viên sẽ trấn Nam - Hộ quốc đại vương. Tứ trấn Thăng long chính là các vị này cùng với Long Đỗ thần quân.

Tôi đồng ý là truyền thuyết đã chép lẫn hoặc "tua nhanh" lịch sử từ việc Sơn Tinh đánh Thủy Tinh sang việc Tản Viên đánh Thục. Nhưng việc này chẳng ảnh hưởng gì đến lập luận Sơn Tinh = Đại Vũ, người đã trị nạn đại hồng thủy ở đất Phong Châu (Tây Trấn), là tổ của người Việt, là vị thần phong thủy địa lý hàng đầu của Việt Nam do đã kế thừa và sáng tạo thêm Hà Lạc.

Sơn Tinh và Tản Viên Sơn Thánh là hai vị khác nhau. Sơn Tinh chắc chắn trước thời Tản Viên Sơn Thánh và vì vậy đền thờ của hai vị phải khác nhau, không trùng lặp. Dễ dàng thấy rằng: núi Tản Viên là nơi thờ Tản Viên, và Đền??? thờ Sơn Tinh. Tuy nhiên có mâu thuẫn do Sơn Tinh trước thời Tản Viên nên núi Tản Viên thờ Sơn Tinh hợp hơn và phù hợp với trấn Tây. Vậy đền Và và đền Tản Viên phải khác nhau?.

Chuyện Tản Viên đánh Thục có lẽ còn có ý nghĩa lịch sử khác nữa, cần nghĩ thêm. Chuyện này cũng lạ đời, vì chẳng có đời thủa nào mà sau khi đánh nhau chán chê, chiến thắng rồi lại đi nhường ngôi, nhường nước cho kẻ thù. Xong rồi kẻ thù (Thục Phán) lại còn phải thề bồi, trung thành với họ Hùng...

Tổng hợp thần tích, truyền thuyết, chứng cứ lịch sử, lịch sử... chắc chắn Hùng Vương XVIII truyền ngôi cho An Dương Vương và vì vậy An Dương Vương phải là vị vua cuối cùng của dòng Hùng Vương và cuối chi Hùng Vương thứ XVIII.

Kiểm tra lại dữ liệu vịnh Hà Nội - sai số 2000 năm (6000 - 4000 năm).

Nếu giả sử Sơn Tinh là Hạ Vũ thì dòng chảy lịch sử triều đại phải ăn khớp triều Thương Chu... và biên giới Hoa Bắc - Hoa Nam. Sẽ phân tích sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

nghiên cứu Kinh Thư, Thượng Thư, Lịch sử Trung Quốc 5000 năm,... ta thấy rằng:

- Thời thượng cổ là các triều đại nối tiếp nhau Hạ - Thương - Chu, vậy thì giả sử Sơn Tinh là Hạ Vũ thì dòng chảy lịch sử triều đại trên phải bao gồm luôn dòng chảy lịch sử của Văn Lang do bản đồ trích dẫn sau đây:

Bản đồ trong bài viết của nhà nghiên cứu Minh Xuân ở dưới.

Tuy nhiên, sự mâu thuẫn chính là ranh giới giữa Văn Lang và Trung Hoa qua dòng sông Dương Tử (Trường Giang), trong đó một phần Hồ Nam và Chiết Giang thuộc Trung Hoa thể hiện trong sử Trung Hoa và các bản đồ cổ Trung Hoa như bản đồ thời Thương, thời Chiến Quốc. Như vậy, ta thấy dễ dàng Sơn Tinh không phải là Hạ Vũ.

Mặt khác, có câu hỏi là tại sao môt phần diện tích Hồ Nam và Chiết Giang lại thuộc Trung Hoa - phần diện tích này là do nhà Thương chiếm được của Văn Lang trong trận chiến chống giặc Ân của Thánh Gióng - Hùng Vương VI (Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại) là lý giải hợp lý nhất. Phần diện tích trên thuộc một phần của nước Sở và của nước Việt - Câu Tiễn sau này.

Nếu Sơn Tinh cùng thời Hạ Vũ thì nếu Hạ Vũ trị thủy (chống lũ, hướng dòng,...) cho Dương Tử vùng tả ngạn thì phải bắt buộc phối hợp với Văn Lang do phần hữu ngạn vì vẫn còn thuộc Văn Lang tức phần diện tích trên chưa bị nhà Thương chiếm.

Chúng ta có thể nhận định rằng: ranh giới giữa Trung Hoa và Văn Lang thời thượng cổ chính là giữa lòng sông Dương Tử từ thượng nguồn cho đến cửa bể biển Đông. Kiểm tra sơn thủy Kinh Thư và Thượng Thư thì hoàn toàn ăn khớp với các bản đồ cổ thời Thương, Chiến Quốc nói trên.

Tuy nhiên, nếu đặt ra giả thiết Sơn Tinh là Hạ Vũ thì còn nhiều vấn đề giải quyết chứ không phải là truyền thuyết vì phải có chung một nền văn hóa...? đây là một vấn đề hóc búa, tuy nhiên đã không xảy ra.

Vậy thì, Hạ Thương Chu ... hay Tần - Tần Thủy Hoàng đều phải có các đặc trưng tương đương về văn hóa và địa lý, sản vật... dẫn đến con voi, con tằm, tre nứa... xuất hiện trong cống nạp hay sản vật của 9 châu nhà Hạ cũng cần xem xét.

Vậy có câu hỏi cuối cùng quan trọng nhất thì tại sao Kinh Thư lại ghi câu: Việt Nhược kê cổ hay Người Việt kể lại tích xưa??? qua Khổng Thánh Tiên Sư san định.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bổ sung thêm:

Từ phân tích trên, ta thấy lịch sử đã không ăn khớp tại 2 quốc gia là Tần (Tần Thủy Hoàng) và Văn Lang (Hùng Duệ Vương), do vậy Sơn Tinh không thể là Hạ Vũ được.

Vậy Sơn Tinh là ai?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người có tài khác ngưởi thường ở chỗ, họ biết nhìn qua những cái hợp lý để thấy cái không hợp lý. Từ cái không hợp lý đó chỉ ra cái hợp lý.

Để làm được điều đó, đầu tiên họ dùng cái "mẫn cảm" cá nhân để thấy những cái còn bị che lấp. Sau đó họ dùng tri thức để làm sáng tỏ nó.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ dữ liệu nghiên cứu cẩn thận của Bác Minh Xuân, ta nhận định:

- Đền Thượng - Trung - Hạ trên núi Ba Vì thờ Sơn Tinh - Vua Hùng thứ? vì duy trì dòng họ Hùng mặc dù là con rể (vì là vua Hùng nên không thể niên hiệu Hộ quốc đại vương). "Đế xuất hồ Chấn" là dùng cho Ngài.

- Đền Và thờ Tản Viên Sơn Thánh Nguyễn Tuấn (Hộ quốc đại vương)

- Khổng Thánh Tiên Sư san định Kinh Thư cho nên Ngài không thể thêm câu "Việt Nhược kê cổ hay Người Việt kể lại tích xưa" vào, cũng thấy Ngài là người nước Lỗ thời Chiến Quốc. Vậy câu này có trong sách gốc. Nếu người viết cuốn sách gốc là người Chu, Thương, Hạ thì họ phải lấy niên hiệu thời kỳ này, tuy nhiên lại không làm. Nếu nhận định là người Việt thuộc Hoa Nam thì tại sao lại viết vậy khi mà ta đang giao hảo bằng quy lịch, chim trĩ trắng?. Như vậy khả năng tác giả là người thuộc Hoa Bắc nhưng biết sử cổ của Hoa Bắc là cùng tộc Việt?.

Vậy sử thời kỳ này phải chung cho Hoa Bắc và Hoa Nam? chỉ có thời Đế Minh mới như vậy. Cho nên, ta nhận định rằng Kinh Thư là do người Việt của Hoa Nam viết do biết sử chung thời thượng cổ từ Đế Minh trở về trước. Lúc này, Ngài Khổng Tử san định cũng không nhất thiết chỉnh sửa câu này.

- Sơn Tinh - trấn Tây; Thấn Long Đỗ - trấn Đông; Thánh Gióng - trấn Bắc và Tản Viên Sơn Thánh - trấn Nam. Vấn đề này là hoàn toàn phù hợp nếu cân nhắc tới các thần tích Thăng Long Tứ Trấn không rõ ràng và có nhiều dị bản khác nhau. Như chủ đề về Long Thành có từ thời Hùng Vương cho nên Tứ Trấn trên mới hợp lý. Ví dụ, theo thần tích thì một người con vua Lý là một trong Thăng Long Tứ Trấn - thật là dễ dàng thấy không thể hợp lý.

Dựa trên câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh; Hạ Vũ trị thủy và dòng chảy truyện cổ Việt Nam và lịch sử ta sẽ phân tích Sơn Tinh ai?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cửu chân và bộ 15.

Văn Nhân

Sau khi đánh bại vua Hùng thứ 18 của Văn Lang, Thục Phán thủ lãnh Âu Việt sát nhập lãnh thổ của Văn Lang và lãnh thổ của bộ tộc mình (Âu Việt) hình thành nhà nước mới là : Âu Lạc (kết hợp giữa người Âu Việt và người Lạc Việt) .

Căn cứ vào truyền thuyết 9 chúa tranh vua của người Tày giới sử học Việt nam cho là Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh địa cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc (nay) , là một phần phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và lãnh thổ của Văn Lang ở miền bắc và bắc trung Việt như thế nước Âu Lạc có ranh giới phía bắc là miền Tả Giang (Quảng Tây) đến phía nam là dãy Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.

Âu Việt là một nước gồm các bộ tộc miền núi sinh sống ở tỉnh Cao Bằng - Việt Nam và Quảng Tây ngày nay. Theo nhiều tư liệu thì Âu Việt là con cháu của người Bách Việt , Họ có tục để tóc ngắn, xăm hình, nhuộm răng đen , ăn trầu và được xem là tổ tiên của người Tày, người Nùng ở Việt nam và người dân tộc Choang Quảng Tây Trung quốc ngày nay .

Truyền thuyết 9 chúa tranh vua cung cấp nhiều thông tin quan trọng ...xưa đất nước của họ gọi là BỘ Nam cương gồm 9 xứ mỗi xứ có 1 chúa cai quản , nhiều xứ họp thành bộ , bộ có vua đứng đầu ...xem ra thế thì từ ‘Bộ’ là từ Việt cổ đồng nghĩa nước hay quốc gia , Chuyện viết vua bộ Nam cương tên là Thục Chế con là Thục Phán ; thực sự thì Thục Chế không phải là tên vua mà là danh hiệu của chúa nước hay đất Thục , Chế↔ chúa↔chiếu↔triệu↔chủ cũng là chậu trong tiếng Thái –Lào , như vậy là đã giải toả được nghi vấn đặt ra từ thời sử gia Trần trọng Kim viết Việt nam sử lược ...nhà Thục của sử Trung quốc mãi tận Tứ xuyên làm sao Thục Phán tức Thục vương tử lại có thể vượt mấy ngàn km đến đánh nước Văn lang được ? đất Thục của Thục Chế bộ Nam cương là đất Quảng Tây ngày nay không phải Thục Tứ Xuyên trong sử Trung quốc ...thế nhưng cũng trong giai đoạn lịch sử này vẫn còn 1 điều nữa chưa có câu trả lời ...là việc giặc Ân sang đánh nước ta chép trong chuyện thánh Gióng ....?.

Câu trả lời không khó chỉ tại người ta cố ý phớt lờ lời tiền nhân nhắn gửi :

Nước Văn lang bắc giáp Động đình hồ (Hồnam) , nam giáp nước Hồ tôn (Chiêm thành) , tây giáp nước thục (Tứ Xuyên) và đông giáp Nam hải (Quảng đông) Trung hoa .

Posted Image

Nếu cương giới Văn lang như thế thì đâu có xa đất nhà Ân đến nỗi mà quân của họ không thể đến đánh ?.

Nhưng qua được cửa ải này lại sinh ra cửa ải khác ...nếu lãnh thổ Văn lang gồm Qúy châu Quảng Tây Việt nam thì Bộ Nam cương làm gì có đất đứng chân ???,

Lời giải đã có trong sử thuyết Hùng Việt : Văn lang và Âu Lạc chỉ là 2 tên gọi của 1 nước , gọi Văn lang là nói đấy là nước của vua Văn hay Văn vương (lang = vương) còn Âu –Lạc là ghép tên 2 tộc người đã tạo thành quốc gia đó .

Về tộc Lạc Việt thì hầu như mọi người đã đồng thuận là tộc người sống trên đất Giao chỉ nhưng Âu Việt thì địa bàn vẫn còn tranh cãi , mãi cho tới gần đây giới sử học Việt nam mới nghiêng hẳn về sự chỉ định là Quảng tây Trung quốc .

Âu chỉ là biến âm của từ ‘Ô’ tiếng Việt nghĩa là màu đen , đen là sắc của phương Nam theo dịch học nay lộn ngược gọi là phương bắc , từ Âu trong cổ sử là từ chỉ tộc người sống ở phía nam (xưa) Giao chỉ , như vậy là có sự nhất quán giữa đất Nam Giao (chỉ) trong kinh thư , địa bàn của tộc Âu Việt , bộ Nam cương và lãnh thổ nước Lâm ấp , Lâm cũng là tên xưa của Quảng đông (nam↔lam↔Lâm) mà nhiều người lầm gọi là Quế , chính xác thì Quế là biến âm của Qúy chỉ Qúy châu điều này cũng hoàn toàn trùng khớp với danh hiệu Âu cơ nghĩa là chúa đất phương nam trong truyền thuyết lịch sử Việt nam ,bà Âu cơ là người đã ‘kết duyên’ cùng Sùng Lãm chúa đất Sùng tức Cao sinh ra trăm trứng , trăm trứng ấy đã nở ra Bách Việt .

Lãnh thổ Âu –Lạc là đất Giao chỉ cộng với đất ở phía nam Giao chỉ gọi tắt là Nam Giao cũng gọi là Lĩnh Nam được chỉ định rõ ràng hơn trong 2 quyển sách Nguyên hoà quận chí và Thông điển : “Qúy châu cổ Tây âu Lạc việt chi địa” hay “Qúy châu bản Tây âu Lạc Việt chi địa” nghĩa là Qúy châu khi xưa là đất của Tây Âu – Lạc Việt , xét ra nếu đất Giao chỉ và vùng đất nay là Qúy châu nằm trong lãnh thổ Âu Lạc thì Quảng Tây cũng phải nằm trong lãnh thổ Âu –Lạc không thể khác được , cả 3 địa danh đều nằm gọn trong cái khung Văn lang đã chép trong sử cũ nhưng thực lạ lùng ... khi Triệu Đà chiếm Âu lạc của An dương vương chia Âu –Lạc thành Giao chỉ và Cửu chân , sử Việt lại cho : Giao chỉ là vùng lưu vực sông Hồng còn Cửu chân là vùng Thanh nghệ tĩnh và thêm Nhật nam là vùng Bình trị thiên đổ vào nam (nay) … như vậy đất của tộc Âu cả 1 vùng phía nam ( xưa) Giao chỉ biến đâu ?, thông thường khi viết Triệu Đà Chia đất Âu –Lạc thành Giao chỉ và Cửu chân nếu Giao chỉ là đất tộc Lạc thì Cửu chân là đất của tộc Âu mới đúng phép .

Xét tới đây xem ra Sử thuyết Hùng Việt đã đủ chứng lý để ấn định :Giao chỉ là tên gọi xưa của đất bắc và Bắc trung Việt ngày nay , Nhất nam nghĩa là chính nam không phải Nhật nam là đất Quảng Tây và tên gọi Cửu chân chỉ là biến âm của Qúy châu ngày nay.

Posted Image

So chiếu bản đồ trên thấy có sự trùng khớp hoàn toàn với những thông tin trong Sách Thái bình hoàn vũ ký : Cửu chân phía nam giáp Nhật nam , tây giáp quận Tường kha (Tượng quận trước ?) , phía bắc giáp Ba Thục (Tứ xuyên) và đông giáp Uất lâm .

Nếu căn cứ trên sử Việt cũ thì đất Cửu chân chép trong ‘Thái bình hoàn vũ ký’ mêng mông kéo từ Tứ Xuyên cho tới tận Quảng bình ngày nay vậy Giao chỉ biến đi đâu ?, theo sách Tàu xưa thì 3 hồi Giao chỉ nằm trong Cửu chân ...4 hồi bị Tượng quận nuốt mất ...thực rối như mớ bòng bong người đọc không còn biết đâu mà lần ... như thế vẫn chưa đến mức , còn rối hơn nữa cơ ....Giao chỉ Cửu chân Nhật nam là tên 3 Bộ (có người thêm chữ lạc vào cho đủ độ hoang dã ???) mãi tận từ thời vua Hùng dựng và chia nước Văn lang thành 15 Bộ ... chiếu theo thông tin trong truyền thuyết của người Tày dẫn trên thì nước Văn lang ta có tới 15 vua ??? ( mỗi Xứ có chuá cai quản , các xứ họp thành Bộ do vua thống quản…) . Truyền thuyết chép BỘ Nam cương cũng là nước Nam cương , trong lịch sử sách Tàu viết Giao chỉ bộ người Việt hiểu là Bộ Giao chỉ , thông tin 15 bộ phải hiểu là BỘ 15 mới chính xác , vậy nghĩa của ‘bộ 15 là gì ? tới đây phải viện tới đồ hình Hà thư (đồ) thì mới thông được .

Posted Image

15 là trung tâm của Hà thư , Bộ 15 chính là bộ hay nước trung tâm của thiên hạ .

- Đất ở Ngũ lĩnh số 5 tâm của Lạc đồ (thư) tức địa đồ là Trung tâm thiên hạ nên gọi là Giao chỉ nôm na là chỗ giữa chốn giữa .

- Nước là bộ 15 tâm của Hà thư chính là Trung quốc .

- Vua là Hoàng đế hay đế Hoàng , hoàng là màu vàng sắc trung tâm của ngũ sắc , đế Hoàng là đế của nước chính giữa muôn nước .

- Vua cũng là đế Minh , chữ Minh gồm chữ Nhật là mặt trời ghép với chữ nguyệt là mặt trăng mà thành , từ Minh ở đây chỉ sự soi sáng chỉ đường dẫn lối cho cả loài người đi từ hoang dã tới bến bờ văn minh , Minh đồng nghĩa với ‘lửa’ trong Dịch học tạo thành yếu tố ‘Hoả’ trong từ ghép ‘Trung – Hoả’.

Những thông tin về tổ quốc của người Việt cổ xét dưới ánh sáng Dịch học có sự nhất quán xuyên suốt và toàn diện ; tất cả toát ra từ 2 chữ “Trung - Hoả” (Trung – Hoả không phải Trung – hoa của người Hán – Tàu) :Tổ quốc họ Hùng là Trung tâm thiên hạ và văn minh họ Hùng là ánh đuốc soi đường chỉ lối cho cả loài người .

Thực não lòng ...con cháu dòng Hùng ngày nay ăn ở , nghĩ và làm có xứng với công đức tiền nhân hay không mà ...nước non thế này ??? ./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đô Dương , mã bất tiến .

Bách Việt Trùng cửu .

Posted Image

Đình Hội Phụ, quê hương của các tướng Đào Kỳ - Phương Dung

Trong tác phẩm Anh hùng Lĩnh Nam, bác sĩ Trần Đại Sỹ có kể lại câu chuyện khá cảm động của hai vợ chồng Đào Kỳ và Phương Dung, là tướng của Hai Bà Trưng, đóng ở vùng Bắc sông Đuống. Trong trận Cấm Khê Đào Kỳ đã bị thương, về đến Cổ Loa thì mất. Phương Dung tuẫn tiết theo chồng. Câu đối còn truyền lại nói về hai vị tướng này:

Vị lý Phục Ba thi, loan giá lâm lưu không ẩm hận

Bất ly Tiên trấn giáp, Loa thành qui mã thượng trì thanh.

Dịch nghĩa:

Chưa bọc xác Phục Ba, cạnh sông xe loan còn vang uất hận.

Không rời giáp Tiên Trấn, ngựa về Cổ Loa, vẫn vọng âm thanh.

Posted Image

Lăng Đào Kỳ ở Mai Lâm – Đông Anh

Câu đối khác tương truyền có ở đền thờ Đào Kỳ - Phương Dung ở làng Hội Phụ:

Giao Chỉ tượng thành công dư lục thập thành giai kiện tướng.

Đô Dương mã bất tiến hậu thiên vạn tải hữu linh thần.

Bác sĩ Trần Đại Sỹ dịch là:

Voi Giao Chỉ đã thành công, hơn sáu mươi thành đều công tướng giỏi

Ngựa Đô Dương chậm bước, nên muôn ngàn năm sau thần vẫn linh.

Tuy nhiên, câu đối này nếu dịch như vậy thì có chỗ không ổn. “Mã bất tiến” đúng nghĩa phải là “không tiến lên được”, không phải là “chậm”. Nếu hiểu là “ngựa Đô Dương” không chịu tiến thì thành ra vì Đô Dương không chịu đi ứng cứu nên Đào Kỳ - Phương Dung mới tử trận và hóa thần? Thật vô lý. Đô Dương là tướng của Hai Bà sau đó còn kiên cường chiến đấu ở Cửu Chân chống giặc. Chẳng nhẽ câu đối ở đền thờ này nói tới chuyện “bất hòa” nào đó giữa Đô Dương và Đào Kỳ - Phương Dung?

Hiểu chính xác hơn: “Mã bất tiến” đây là quân của Mã Viện đã không thể tiến lên được bởi sự kháng cự của Đô Dương. Đây là một bằng chứng cho thấy cuộc đàn áp của Mã Viện đã không hoàn toàn thành công như sử vẫn chép. Sau khi Hai Bà mất, Đô Dương lui về giữ Cửu Chân và đã cản được bước tiến của Mã Viện xuống phía Nam. Đô Dương không phải chỉ cầm cự được với Mã Viện trong 2 năm như chính sử viết, mà Mã Viện đã “không thế tiến” được qua đất của Đô Dương.

Vậy Đô Dương, người thực tế đã tiếp nối thành công sự nghiệp của Trưng Vương là ai? Sử cũ hầu như không cho biết gì về Đô Dương cả. Người đã ngăn được bước tiến của giặc Mã phương Bắc không thể không có những vết tích để lại.

Theo Thiên Nam ngữ lục thì Mã Viện và quân Hai Bà đã giảng hòa và dựng cột đồng làm mốc giới ở Man Thành (Bắc Quảng Tây). Cột đồng Mã Viện dựng nên chính nơi Mã Viện đã không thể tiến thêm được nữa, tức là nơi đánh mốc giữa nhà Đông Hán và nước của Đô Dương. Biên giới này nằm ở nơi Đô Dương trấn giữ là Cửu Chân.

Cửu Chân cương lý dư, địa thượng Bắc Nam công bán tại

(Đền Hát Môn)

Rõ ràng Cửu Chân, nơi phân chia Nam Bắc không thể là vùng Thanh Hóa mà phải ở Quí Châu, nơi có Man Thành và cột đồng được dựng.

Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là lời đe dọa của Mã Viện sẽ bẻ gãy mốc giới để tấn công tiêu diệt Giao Chỉ. Cột đồng như vậy là hình ảnh tương trưng cho sự bất khuất của quân dân Giao Chỉ chứ không phải là biểu trưng thành tích của Mã Viện.

Trong câu đối trên từ “” được dùng để chỉ quân Đông Hán nói chung chứ không riêng gì Mã Viện. Và như vậy đối lại, từ “Tượng” ở vế trên cũng là danh từ riêng, chỉ quân vua Trưng, chứ không phải là chỉ "voi Giao Chỉ" như vẫn dịch. Tượng là phương Tây, Mã là phương Bắc.

Một lần nữa lại thấy triều đại của vua Trưng có thể đã được gọi là Tây, cũng như trong câu:

Tiếp Lạc khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử

(Đền Đồng Nhân)

Đinh= Tây, Tượng = Tây. Tới đây ta hiểu vì sao lại có hình ảnh Trưng Vương cưỡi voi. Đó là hình ảnh của vua Trưng trên ngôi Hoàng đế của nước Tượng - Tây - Đinh.

Có sách ghi cha của Hai Bà Trưng cũng có tên là Hùng Định, có phải cũng muốn nói Hai Bà là dòng giống vua Hùng ở hướng Tây?

Liệu Tượng ở đây có phải muốn nói tới Tượng quận đời Tần?

Theo Văn nhân, Đô Dương có thể chính là Khu Liên / Khu Đạt, người lập nên nước Lâm Ấp, và là Đạt Vương của người Choang ở Quảng Tây.

Theo gia phả họ Phạm:

Sau khi Triệu Đà chống lại nhà Nam Hán, lập nên nước Nam Việt (207 trc CN) sáp nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt và thu gom cả đất Nam Hà (xứ Lâm ấp). Chỉ đến khi nhà Hán xâm chiếm lại Nam Viêt, nhà Triệu bị diệt vong (111 trc CN) thì họ Lý xưng vương xứ Lâm Ấp. Mãi đến đời Lý Khu Kiên mất, họ Phạm kế vị với 19 đời vua trải qua gần 500 năm (140-605), đóng đô tại thành Châu Sa...

Dễ dàng thấy rằng Lý Kiên là tên phiên thiết của Liên, hay Lý Khu Kiên = Khu Liên. Thông tin Khu Liên họ Lý, là Đô Dương lại đóng ở Cửu Chân sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng dẫn đến một suy nghĩ khác. Khu Liên hay Đô Dương có thể chính là Lý Thiên Bảo trong cuộc khởi nghĩa tiếp theo vì:

- Lý Thiên phiên thiết là Liên. Lý Thiên Bảo = Bảo Liên = Khu Liên.

Lý Thiên Bảo theo sử Việt chạy về Cửu Chân rồi lập nước Dã Năng ở Ai Lao, lên ngôi Đào (Đoài) Lang Vương. Đoài = Định Đoạt = Đạt, là quẻ Đoài chỉ phương Tây. Như vậy Đoài Lang Vương của người Ai Lao Di có thể cũng là Đạt Vương của người Choang ở Quảng Tây. Nước của Đô Dương như trong các câu đối về Hai Bà Trưng có tên là Đinh hay Tượng, tức là Tây. Nước của Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử lập nên sau này cũng sẽ là Tây, là nước Thục.

Thật bất ngờ khi biết khởi nghĩa Trưng Vương đã dẫn đến sự hình thành nước Thục của Lý Phật Tử - Lưu Bị. Như vậy khởi nghĩa Hai Bà Trưng không gì khác chính là khởi nghĩa Hoàng Cân cuối đời Đông Hán. Quân Hai Bà Trưng dùng màu vàng làm cờ hiệu có lẽ muốn nhấn mạnh tính “Lạc Hùng chính thống” của mình theo quốc tổ Hữu Hùng Hoàng Đế. Giặc Mã không tiến được trước quân của Đô Dương – Lý Thiên Bảo /Lưu Biểu ở Quí Châu rõ ràng như vậy chính là quân của Tào Tháo.

Dịch lại câu đối ở đền Đào Kỳ - Phương Dung theo nghĩa mới phát hiện:

Giao Chỉ, Tượng thành công, dư lục thập thành giai kiện tướng.

Đô Dương, Mã bất tiến, hậu thiên vạn tải hữu linh thần.

Dịch là:

Chốn Giao Chỉ quận Tượng thành công, sáu mươi thành lẻ đâu cũng là tướng giỏi

Gặp Đô Dương giặc Mã hết lối, muôn ngàn năm sau mãi mãi có thần thiêng.

Posted Image

Nghè Lê Xá thờ Đào Kỳ - Phương Dung ở Đông Anh với câu đối:

Cử mục sơn hà vô Hán tướng,

Thệ tâm thiên địa hữu Trưng vương

.

Dịch:

Ngước mắt núi sông không tướng Hán

Tâm nguyền trời đất có vua Trưng.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng quả là một thời bi tráng. Dưới sự đàn áp tàn bạo của quân Đông Hán, khởi nghĩa vẫn không thất bại mà cả một vùng Lĩnh Nam đã được giữ vững, buộc giặc Hán phải cắm mốc phân biên, khai mở một triều đại mới của người Việt là nước Thục của họ Lý.

Văn nhân góp ý :

Tiến sĩ Nguyễn Việt trong bài :Nguồn cội hình thành truyền thuyết Thánh Gióng” cho biết :

Hậu Hán thư có nói đến công trạng của Nhâm Diên khi làm thái thú Cửu Chân (24-29 sau Công nguyên) đã hòa giải được với man Dạ Lang để giảm được quân tuần tra đồn trú.

Nhưng do cách nhìn nhận cũ Cửu chân là vùng Thanh hóa nước Việt nên tác gỉa đã lấy đấy làm dẫn chứng cho ý kiến của mình : có người Man Dạ lang ở ngoài Qúy châu .

Đoạn văn : ...Nhâm Diên khi làm thái thú Cửu Chân (24-29 sau Công nguyên) đã hòa giải được với man Dạ Lang...đã xác định : Cửu chân chính là Qúy châu và là đất của Âu – Lạc như tư liệu lịch sử viết : ‘Qúy châu bản Tây Âu – Lạc việt chi địa’ .

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites