Hạ Quốc Huy

Tìm Hiểu Về Thông Thiên Học

1 bài viết trong chủ đề này

Theo sách vở thì Thông-Thiên-Học đã thâm nhập vào Việt-nam từ năm 1923, và bắt đầu phổ biến vào năm 1928, tới nay 42 năm đã trôi qua. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết Thông-Thiên-Học là gì? Cứ đinh ninh là một Tôn-giáo mới và hỏi nó có giải thoát cho con người được không?

I. THÔNG-THIÊN-HỌC LÀ GÌ?

Thông-Thiên-Học vốn dịch chữ Théosophie của pháp mà chữ Théosophie của pháp lại do chữ Hi-Lạp mà ra.

Chiết tự chữ Théosophie thì:

Théos: Dieu: Thượng-Ðế

Sophia: Sagesse: Minh-Triết.

Théosophia: Sagesse de Dieu ou Sagesse divine

Minh-Triết của Thượng-Ðế hay là Minh-Triết Thiêng-Liêng.

Con người dùng danh từ Théosophia đầu tiên là nhà Ðại Hiền Triết Hi-Lạp tên Ammonius, tục gọi là Saccas hay Ammonius Saccas ( Cuối thế kỷ thứ hai Tây lịch kỷ nguyên). Ngài dạy tại trường Alexandrie ( Ai-Cập) và sáng lập ra phái Tân Triết học Platon. Ba vị cao đồ của Ngài là: Plotin. Longin, và Origene.

Nhưng mãi tới thế kỷ thứ 13, danh từ Théosophia mới được thông dụng ở Tây phương.

Tuy nhiên danh từ Minh Triết Thiêng-liêng đã có từ ngàn xưa bên Ấn-độ.

Trong những kinh Ưu-bà-ni-sa-đà và Phệ Ðà (Upanishads et Védas) người ta thường gặp danh từ Brahma Vidya.

Chiết tự ra thì:

Brahma : Dieu : Thượng-Ðế.

Vidya: Sagesse : Minh-Triết.

Brahma Vidya : Sagesse de Dieu ou Sagesse divine.

Brahma Vidya là Minh Triết của Ðức Thượng-Ðế hay là Minh-Triết Thiêng-Liêng.

Tới đây chắc chắn quí bạn đã thấy mặc dầu danh từ Théosophia của Hi-Lạp đồng nghĩa với Brahma Vidya của Ấn-Ðộ song nó sanh ra sau lâu lắm, sau cả chục ngàn năm. Bao nhiêu đây cũng đủ chứng minh rằng: Chơn lý vẫn một và vị đặt ra danh từ Théosophia đã đắc đạo. Danh từ Thésophia dịch ra tiếng Việt là Thông-thiên-học là một sự miễn cưỡng, mặc dầu Thông-thiên-học có nghĩa là thông suốt lẽ trời.

Gọi nó là Ðạo, đúng hơn.

MINH-TRIẾT THIÊNG-LIÊNG LÀ GÌ?

Nói cho đúng Minh-Triết Thiêng-Liêng là một trạng thái của Ngôi thứ nhì của Thượng-Ðế. Ðem dùng ở trần thế, nó có nghĩa là pháp môn của các Ðấng Thiêng-Liêng cao cã đã dự phần vào việc sanh hóa Thái Dương Hệ nầy dùng để đào tạo những vị phụ tá Thiên-cơ, những Ðấng Cứu-Thế mà tùy theo cấp bực người đời gọi là Thánh-nhơn, Hiền-Triết, là Tiên là Phật là Bồ Tát, là Giáo-chủ vân vân.

Các Ngài truyền dạy lại các tín-đồ đã được chọn lựa vì hội đủ những điều kiện, trước nhứt là hạnh kiểm, do Luật Trời đã qui định, cho tới chừng nào mấy vị đệ tử nầy đắc đạo thành chánh quả như các Ngài vậy. Rồi cứ tiếp tục như thế từ hồi Thái-Dương-Hệ mới sanh ra cho tới ngày nay và mai sau nữa. Mối đạo không bao giờ dứt.

II. THÔNG-THIÊN-HỌC CÓ PHẢI LÀ TÔN-GIÁO MỚI KHÔNG?

Không. Thông-Thiên-Học không phải là tôn-giáo mới như nhiều người đã lầm tưởng, nó không có một vị Giáo-chủ, không có những tín điều, không có những cách lễ bái, thờ phượng như các Tôn-giáo.

Nó có trước thuở khai thiên lâp địa, vì nó là trạng thái cố hữu của Thượng-Ðế và Thái Dương Hệ nầy do Ðức-Thượng-Ðế sanh ra. Nó là Chơn-Lý Tuyệt-Ðối, cội rễ của Tôn-giáo, các Khoa-học và các Triết-học dưới trần.

TRIẾT LÝ CỦA THÔNG-THIÊN-HỌC

Thông-Thiên-Học dạy 3 điều đại khái sau đây :

Một là : Lý do sanh hóa một Thái-Dương-Hệ.

Hai là : Bản tánh Thiêng-Liêng của con người.

Ba là : Sự tương quan giữa con người và vũ-trụ.

A. LÝ DO SANH HÓA THÁI-DƯƠNG-HỆ

Thái-dương-Hệ của chúng ta sanh ra đây chỉ có một mục đích mà thôi, là đưa các loài vật, trước nhất là con người , lên tới bực siêu-phàm, toàn-năng , toàn thiện; được 5 lần điểm đạo, người mình gọi là Chơn-tiên. Chơn-tiên không còn cái chi học hỏi và kinh-nghiệm trên dãy Ðịa-cầu nầy nữa. Ngài đã hoàn toàn thoát khỏi vòng nghiệp quả Luân-hồi của Trần-thế.

SỰ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI

Sự tiến hóa của con người từ bực thường nhơn cho tới địa vị siêu-phàm đòi hỏi một thời gian rất dài và rất lâu, từ năm, sáu trăm triệu năm sắp lên và cũng có thể tới cả ngàn triệu năm nếu con người bê tha không lo tu tỉnh.

Con người phải lo học hỏi và kinh nghiệm những Luật-Trời hành động trong 5 cõi, bắt dưới kể lên thì như vầy :

7.)Cõi thứ 7 là cõi Trần hay là Hạ-giới (Plan physique).

6.)Cõi thứ 6 là cõi Dục-giới hay là cõi Trung-giới (Plan Astral).

5.)Cõi thứ 5 là cõi Trí-tuệ hay là cõi Thượng-giới cũng gọi là Thiên-Ðường(Plan mental).

4.)Cõi thứ 4 là cõi Bồ-Ðề (Plan Bouddhique).

3.)Cõi thứ 3 là cõi Niết-Bàn (Plan Nirvanique ou Nirvana).

Mà cũng phải con người sanh ra tại quả Ðịa-cầu nầy mà thôi, con người phải qua 6 bầu hành tinh khác thuộc về dãy Ðịa-cầu chúng ta đặng mở mang sự hiểu biết về Luật sanh hóa và tiến hóa của vạn vật trên những thế gian khác nhau.

Dãy Ðịa-cầu chúng ta gồm 7 bầu hành tinh kể ra sau đây :

1.)Bầu thứ nhứt A_ không có tên

2.)Bầu thứ nhì B_ không có tên

3.)Bầu thứ ba C_ Hỏa-Tinh (Mars)

4.)Bầu thứ tư D_ Trái đất minh (Terre)

5.)Bầu thứ năm E_ Thủy-tinh (Mercure)

6.)Bầu thứ sáu F_ không có tên

7.)Bầu thứ bảy G_ không có tên

Trước hết con người sinh ra tại bầu thứ nhứt A đặng học hỏi kinh nghiệm. Hết bầu thứ nhứt A thì qua bầu thứ nhì B rồi mới tới bầu thứ ba C, bầu thứ tư D, bầu thứ năm E, bầu thứ sáu F, và bầu thứ bảy G. Trên mỗi bầu hành tinh đều có những bài học khác nhau. Khi đi giáp một vòng gồm bảy hành tinh thì gọi là trải qua một cuộc Tuần Huờn (Une Ronde).

Con người phải đi qua 7 lần như vậy, nghĩa là hết 7 cuộc Tuần-Huờn mới có thể thuộc hết những bài phải học hỏi và trở nên một vị Siêu-phàm. Tôi xin lưu ý bạn điều nầy là : Danh từ con người mà tôi dùng đây là ám chỉ linh hồn hay là Chơn nhơn chớ không phải xác thân nầy hữu hình hữu hoại đâu. Khi con người qua ỡ bầu hành tinh nào thì xác thân phải làm bằng chất khí đã cấu tạo ra bầu hành tinh đó, nhờ thế con người mới sống và hoạt động tại bầu đó được.

LUÂN-HỒI

Vì thế con người phải đầu thai đi, đầu thai lại không biết mấy muôn lần như vậy. Con người thay hình đổi dạng mãi, có kiếp làm đàn ông, có kiếp làm đàn bà chớ không phải giữ luôn một giống, hoặc nam, hoặc nữ, bỡi vì mỗi kiếp mỗi giống đều có những bài học khác nhau, càng ngày càng khó khăn thêm, cũng như ban đầu ở ban Tiểu học, kế đó ban Trung học rồi mới lên tới bực Ðại-học vậy.

NHÂN-QUẢ

Càng ngày càng có nhiều kinh-nghiệm thì con người càng trở nên khôn ngoan hơn trước vì thấy rằng mỗi khi con người chìu theo ý muốn của mình làm sái hoặc làm nghịch với Luật-Trời hay là Luật Công-bình và nhân-ái thì có sự phản động lại làm cho con người phải chịu đau khổ. Con người phải lảnh lấy cái hậu quả không tốt đẹp của những hành động quấy quá của mình.

Người ta gọi là gieo nhân thì gặt quả. Con người biết luật trời rồi thì nương theo đó mà tiến tới.

Nói tóm lại luật nhân quả là Luật thăng-bằng của Vũ-Trụ. Nó điều chỉnh công việc làm của chúng ta cho đúng với Luật-trời.

BÊN KIA CỬA TỬ

Theo luật tiết-điệu, hết ngày thì tới đêm, hết đêm thì trở lại ngày. Hết lúc làm việc thì tới lúc nghĩ ngơi rồi làm việc lại. Mỗi kiếp sau khi làm xong nhiệm vụ hay là trả quả xong rồi thì con người bỏ xác phàm tục gọi là chết.

Con người qua cõi Trung-giới ở ít lâu rồi về Thiên-đường nghĩ ngơi một thời gian đặng đồng hóa những điều đã học hỏi và kinh nghiệm hồi còn ở thế gian trước khi xuống trần đầu thai một lần nữa đặng tiếp tục giai đoạn tiến hóa kế tiếp.

Các nhà đạo đức điều biết rằng : sự chết là một cái cửa mà mọi người phải đi qua đặng tiến lên một bực.

Kiếp sống con người tại thế gian chỉ là một ngày trong một xâu chuổi ngày, dài vô tận mà thôi, cả thảy điều liên quan mật thiết với nhau.

Kiếp nầy là kiếp trước và kiếp sau là kết quả của kiếp nầy. Dẫu cho những Thái-dương-hệ trên không gian vô tận cũng thế. Cã thảy điều phải phục tùng Luật-nhân-quả cũng như kiếp sống cũa con người vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay