wildlavender

Vô Gia Cư

5 bài viết trong chủ đề này

Vô gia cư

GNO - Đó là tên của bức ảnh, do một nhiếp ảnh gia người Hong Kong - anh Chan Kwok Hung chụp cảnh hai đứa bé đang an ủi nhau trong bãi phế liệu ở Kathmandu,Nepal.

Bức ảnh gây xúc động mạnh cho nhiều người và xuất sắc đoạt được giải nhất chung cuộc trong cuộc thi ảnh về môi trường năm 2011 do Viện Chartered, London tổchức dành cho dân chuyên nghiệp hoặc chưa chuyên nghiệp.Chính vì tính thời sự và nhân văn của bức ảnh nên nó đã đánh bại nhiều bức ảnh nặng ký khác và vượt qua trên 10.000 tác phẩm dự thi để dành ngôi “quán quân”.

Posted Image

Bức ảnh "Vô gia cư" đoạt giải nhất chung cuộc trong cuộc thi ảnh môi trường năm 2011

Bỏ qua tính nghệ thuật của bức ảnh, chỉ nói về nội dung bức ảnh: hai em bé đầu tóc bù xù, áo quần dơ dấy ngồi bên đống rác, nước mắt lưng tròng, bạn suy nghĩ đếnđiều gì?

Riêng tôi, nghĩ đến một nỗi sợ đang phủ trùm lên hai tâm hồn bé dại, giữa cái mênh mông của rác cũng là cái mênh mông của đời, của đói nghèo, bệnh tật, mù chữ. Và vòng lẩn quẩn ấy sẽ còn đè nặng không biết bao nhiêu kiếp người, thân phận nhỏbé nơi cõi đời này. Họ khổ, mà mình không thương sao được, lương tâm mách bảođiều đó và trái tim co thắt lại, nước mắt chực trào theo giọt nước mắt sắp rơi ra của hai em bé.

Rồi tôi liên tưởng đến tuổi thơ của mình, đã từng chạy đi tìm mẹ và ngoại giữa mênh mông mưa gió trong một ngày mưa tháng 10, tầm tả, vì nỗi sợ giông gió, khi mẹvà ngoại để tôi ở nhà một mình và đi bắt công dặm lúa. Nỗi sợ của đứa trẻ giữa mênh mông gió bão, ký ức về sự cô đơn, thiếu thốn, về sự nghèo khó, đơn độc giữa cuộc đời là ký ức in hằn sâu sắc mà mỗi khi có dịp nó lại trỗi dậy và đồng cảm.

Đôi khi mình khổ, mình trải nghiệm nỗi khổ đau nơi cuộc đời này cũng là điều tốt,điều đó dễ giúp mình bắt mạch cuộc sống, đồng điệu và sẻ chia trước những sốphận con người thăm thẳm, mù tăm như mình đã từng… Để mình không vô cảm! Nhưhai câu thi kệ mà tôi tâm đắc: “Không khổ đau lấy chi làm chất liệu/ Không buồn thương sao biết chuyện con người…”.

Rồi tôi lại nhớ đến hình ảnh một vị sư trẻ đã từng kể tôi nghe về hành trình xuất gia ba chìm bảy nổi của mình. Rằng sư từng ở “lộn chỗ”, nơi một ngôi chùa mà thời đó người ta xây dựng là để quy tập những trẻ em nghèo, côi cút hầu biến thành “trung tâm từ thiện”. Sư bảo: “Nói ra thì thật đau lòng nhưng không phải không có điều đó”. Nhận ra nên sư đã rời chốn đó trong một đêm lạnh, cũng là nỗi cô đơn và vô định như ánh mắt hai đứa trẻ giữa bãi rác này. Tôi hình dung thế và thấy thương đến lạ lùng trước mơ ước của sư trong đêm đó, lúc mà sư còn là đứa trẻ, mới học lớp 7, rằng: “Mình đi ngoài đường, lội trong đêm tối mà ước ao ai đó hỏi mình một tiếng, chìa bàn tay ra giúp mình thì hạnh phúc biết nhường nào”.

Vịsư trẻ ngày ấy không được sự giúp đỡ của người khác có lẽ vì đêm khuya, nhưng sư đã không thối thất tâm Bồ đề, không từ bỏ đường tu, cũng không mất niềm tin nơi đời nên đến bây giờ sư vẫn mang hình tướng tu sĩ, đầu tròn áo vuông, hành thiện và hiến tặng cho đạo, cho đời những ý tưởng đẹp, dấn thân, chia sẻ…

Nhưng, không phải ai cũng làm được điều đó, nhất là với những đứa trẻ vô gia cư, lớn lên từ những bãi rác, tiếp xúc với rác thật và “rác đời” (với những cái nhìn rẻkhinh, những sự lạm dụng của những con người có tâm hồn bẩn…). Cuộc sống và sựkhắc nghiệt ấy sẽ đẩy những thân phận vô gia cư đi xa nẻo thiện và biết đâu trong muôn trùng sóng gió cuộc đời ấy các em sẽ bị đồng hóa thành những con người mang trái tim đớn hèn trước vật chất, trước những vết nhơ cuộc đời?

Thế giới 7 tỉ người (vào hôm qua, 31-10), thế giới chật chội, đông đúc và lắm nỗi âu lo như là đói nghèo, bệnh tật, môi trường bị tàn phá, ô nhiễm… Tất cả những nỗi ưu tư ấy ta biết gửi về đâu cho tâm hồn bằng an?

Câu hỏi sẽ được trả lời ngay, rằng hãy quay về tự thân, “nương tự tánh làm lành”, tự tánh - Phật tánhấy chính là chiếc phao cứu con người và chúng sanh vượt thoát sanh tử, trở vềngôi nhà tịnh độ, ngôi nhà vô sinh bất diệt… Và như vậy, sự vô gia cư hình tướng nơi cõi Ta bà này sẽ chỉ là biểu hiện tạm bợ bởi nó không phải thật tướng, bởi ai cũng có đường đi, có nẻo về, đường bát chánh, nẻo về của tâm giải thoát rồi!

Lưu Đình Long

=======================================================================

Kathmandu 1 thành phố của Nepal, nơi tôi vừa thở chung bầu không khí trong những ngày vừa qua, đúng là con người ta ở đây nghèo nàn và củ kỹ nhưng tính tôn kính lễ lạy ở đây lại thắm đẵm màu sắc Phật giáo vì thế trong tôi đọng lại nhiều cảm xúc với đất nước này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nepal là xứ sở của những giá trị tâm linh và hướng thiên sẽ là nơi lý tưởng hướng tới của con người, nếu các vị sư hay các chức sắc tôn giáo ở đây cởi chiếc áo cà sa cuối cùng của minh cho nhưng đứa bé mồ côi này và nhường một góc trong ngôi chùa bé nhỏ của mình cho chúng ở.

Trong tương lai, một xã hội gọi là văn minh chính là nơi mà lòng nhân ái được tôn vinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và dưới đây là những hình ảnh Wild ghi nhận được vào ngày 26/10/2011 tại Boudha (1 trong những Thánh Địa) của kathmandu.

Posted Image

Từng nhóm nhỏ toàn những người khiếm thị họ cùng cất lên bài hát " Om Ma Ni Pad Me Hum" trong nền nhạc và sương sớm.

Posted Image

Và đây đứa trẻ đơn độc hành nghề chờ những đồng Rupee nepali lẽ của khách bộ hành.

Posted Image

1 nhóm khác với băng rôn giới thiệu về tổ chức của mình.

Posted Image

Vương Quốc Nepal có thể là nơi chất chứa nhiều người ăn xin trong ngày lễ Tết bởi ở đây lòng từ tâm được phát huy tối đa do người hành hương đến thánh địa họ đều mang tâm trạng cần thể hiện lòng vị tha của mình với tất cả chúng sinh đến đồng tiền cuối cùng, trong đó có tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Người đàn ông này đã đi bằng đôi chân gập lại chỉ thấp bằng đứa trẻ (có lẽ là con ông ta)

Posted Image

Họ mãi miết hát mà chẳng biết có vọng đến người nghe không trong ngày Tết của đất nước họ. Sự sống hay tồn tại thế nào vẫn tùy thuộc vào nghiệp báo của họ.

Dục tri tiền thế nhân

Kim sanh thọ giả thiệt

yếu tri lai thế quả

kim sanh tác giả thị

Lời Đức Phật quả là lời răn cho hiện thân của kiếp người!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây Rin có ở với một số người Nepal, bình thường thì họ tỏ ra lịch sự và hay nói dối vặt, họ bảo bọc lẫn nhau nhưng trong lúc khó khăn nhất lại dối trá với người nước khác, rất nhẫn tâm và phản cảm. Trong khi người Mỹ lại sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho người ngoài khi họ gặp khó khăn, người Việt Nam cũng rất hay động lòng trắc ẩn, không phải là một lần mà nhiều lần. So với người Nepal thì người Srilanka có cách ứng xử đàng hoàng hơn hẳn. Mặc dù Obama đã làm nhiều việc khủng khiếp với người Libya, chính phủ Mỹ đã nhiều lần đạo đức giả, nhưng Rin vẫn cảm phục người dân Mỹ nhất vì đã có mối thâm giao với nhiều người Mỹ và nhận thấy điểm chung của những người đó là hào hiệp và giàu lòng trắc ẩn, có cái gì đó giống như Lục Vân Tiên vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay