Lãn Miên

Ngôn Ngữ Đơn Âm

3 bài viết trong chủ đề này

Ngôn Ngữ Đơn Âm

Trích của học giả Vương Chấn Ninh (Trung Quốc):
2) Kinh Dịch là một trong các nguyên nhân làm cho Hán ngữ trở thành ngôn ngữ đơn âm.
Nguồn gốc của Hán ngữ, Hán tự

Các ngôn ngữ nguyên thủy và ngôn ngữ chín muồi trên thế giới đều là ngôn ngữ đa âm [nguyên văn: phức âm]; rất hiếm có ngôn ngữ đơn âm. Tôi không nắm được bất kỳ một ngôn ngữ chín muồi nào khác là ngôn ngữ đơn âm như Hán ngữ. Gần đây các nhà khảo cổ phát hiện 16 nghìn năm trước, người dân Giang Tây đã thu thập lúa dại để làm lương thực chính. Cho nên hơn 10 nghìn năm trước đã hình thành văn hóa Trung Hoa. Ta có thể tin rằng hồi ấy họ đã có ngôn ngữ. Ta cũng có lý do có thể giả thiết những ngôn ngữ mà tổ tiên ta sử dụng hồi ấy là ngôn ngữ đa âm. Thế thì vì sao sau này lại biến ra thành Hán ngữ đơn âm?

Từ Hán ngữ đa âm biến thành Hán ngữ đơn âm nhất định phải trải qua một quá trình rất dài, hơn nữa nhất định phải có lý lẽ của nó, vì đây là một chuyện rất độc đáo.
Tôi cho rằng thời đại hình thành văn hóa Trung Hoa, thời đại hình thành Hán ngữ đã chịu ảnh hưởng từ tên gọi các quẻ trong Kinh Dịch, từ Kinh Dịch phát triển ra quan niệm ở tầng sâu cho rằng tinh giản là đẹp, cô đọng là đẹpTôi có một giả thiết mạnh dạn như sau : sự biến đổi đó chịu ảnh hưởng của Kinh Dịch. Tên quẻ [quái danh] là đơn âm. Càn, Khôn, .... đều đơn âm cả. Đó là những từ tầng lớp thống trị sử dụng, có tính chất thần bí, có ảnh hưởng lớn, đọc lên có sức mạnh. Lâu ngày nó sẽ hình thành một giá trị quan coi trọng ký hiệu [phù hiệu] đơn âm, về sau ảnh hưởng tới toàn bộ sự phát triển Hán ngữ.

Hôm nay tại đây có sự hiện diện của các chuyên gia ngôn ngữ; ý kiến của tôi là rất mạnh dạn, hy vọng sẽ không bị các nhà ngôn ngữ học đập cho tơi bời. Chúng ta xem : Nguyên, Hưởng, Lợi, Trinh, Cát, Hung, Âm, Dương, Nhật, Nguyệt, Thiên, Địa - những chữ đơn âm này có thanh có sắc, có sức nặng, nói ra có tác động, dĩ nhiên có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ ngôn ngữ văn tự. Cho nên vừa rồi tôi nói tôi đoán là Hán ngữ, Hán tự sở dĩ biến thành ngôn ngữ văn tự đơn âm là có quan hệ khăng khít với Kinh Dịch.
( Nguồn: 杨振宁:《易经》对中华文化的影响 )

Để trao đổi, mời bạn đọc xem tiếp bài trích trên mạng viết theo sách của Hà Văn Thùy, dưới đây:
Cho đến nay, có lẽ ít người để ý rằng, tiến trình hình thành dân cư Việt Nam có khoảng trống lớn. Từ giữa thế kỷ XX, khảo cổ học xác nhận, người Khôn ngoan (Homo sapiens) có mặt đầu tiên trên đất nước ta tại di chỉ Sơn Vi 32000 năm trước. Nhưng những khám phá di truyền học gần đây cho thấy, người tiền sử đã từ châu Phi theo bờ biển Ấn Độ tới Việt Nam khoảng 70.000 năm trước. Khám phá của các nhà di truyền học là đáng tin vì khảo cổ học cũng đã phát hiện bộ xương người Mongoloid tại Lưu Giang, Quảng Tây 68000 năm tuổi, một sọ người Australoid 60000 năm trước tại sa mạc Mungo nước Úc. Như vậy, di truyền học đã đẩy thời gian người tiền sử xuất hiện trên đất nước ta xa thêm 40.000 năm. 40000 năm ấy là khoảng trống vô tận của khảo cổ học, chắc chắn đã vô tăm tích nếu không được ghi dấu trong bộ gen của chúng ta!
Vấn đề đặt ra là, trong thời gian thăm thẳm ấy, tổ tiên chúng ta sống ở đâu và hoạt động như thế nào?
Theo nhiều nghiên cứu thì vào thời Băng Hà, mực nước biển thấp hơn hôm nay 130 mét, Thái Bình Dương bị thu hẹp thành những biển nhỏ. Giữa chúng nổi lên lục địa Sundaland nối từ Đài Loan xuống Indonesia và Hainanland ở phía nam đảo Hải Nam, là thềm lục địa Biển Đông của Việt Nam. Về cấu tạo địa chất, thềm Biển Đông là nối dài của kiến tạo địa chất Trường Sơn vươn ra biển.
Chưa có nghiên cứu nào về khi hậu Đông Nam Á thời Băng Hà, nhưng dựa trên khí hậu chung Trái đất thời đó, có phần chắc rằng, Đông Nam Á không nóng và ẩm như bây giờ mà có lẽ khô và mát. Trong điều kiện lúc đó thì khi hậu như vậy là thuận lợi nhất cho động, thực vật và con người sinh sống.
Từ châu Phi, vượt qua cửa Hồng Hải, đoàn người di cư tới đất Yemen. Một bộ phận dừng lại ở đây vì bị bức thành băng phía bắc chặn đứng. Một bộ phận đi về hướng mặt trời mọc. Từ bờ Ấn Độ dương, họ băng qua eo biển rộng 120 hải lý, tới đảo Mã Lai, sau đó tới quần đảo Indonesia. Một số đi tiếp tới các đảo khác ở Thái Bình dương và châu Úc. Một bộ phận từ mạn tây Borneo đi lên phía bắc, tiến vào đồng bằng Hainanland và Sundaland (1). Gặp môi trường thuận lợi, họ hòa huyết, sinh sôi cho bốn chủng người mà sau nay khoa học đặt tên là Indonesian. Melanesin, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc loại hình Australoid. Trong đó, chủng Indonesian chiếm đa số (2).
Khoảng 50.000 năm cách nay, người từ Hainanland và Sundaland đã đông đúc. Một bộ phận di cư về phía đông, tới các hải đảo Thái Bình Dương và châu Úc. Một bộ phận băng qua đất liền Việt Nam, Mianmar vào chiếm lĩnh Ấn Độ. Có thể một nhóm người khi tiến về phía Tây, đã dừng lại tại khu vực Phú Thọ, trở thành chủ nhân văn hóa Sơn Vi 32000 năm trước và để lại di cốt sớm nhất của người tiền sử trên đất liền Việt Nam. Không hiểu vì sao, chúng ta không phát hiện được đi cốt người tiền sử ở Việt Nam sớm hơn niên đại 32000 năm cách nay, mặc dù di truyền học cho thấy 50000 năm trước, người xưa đã băng qua Việt Nam tới Ấn Độ.
Khoảng 40000 năm trước, khi khí hậu phía bắc được cải thiện, người từ Hainanland và Sundaland đi lên khai phá đất Trung Quốc.
Khoảng 20000 năm trước, tại Hainanland, người cổ thuần hóa được cây kê và cây lúa khô (lúa nương, lúa lốc). Nhờ tự túc được một phần lương thực, đời sống được cải thiện, nhân số tăng nhanh, phân công lao động xuất hiện. Tại đây con người nảy sáng kiến mài đá cuội thành búa, rìu, giúp vỡ đất đề cấy trồng.
Từ 18000 năm trước, khí hậu trở nên ấm nóng, băng hà bắt đầu tan, mưa nhiều hơn, nước biển dâng lên mỗi năm một cm. Một số nương trồng kê ngập nước, diện tích kê bị thu hẹp. Tuy nhiên, cũng lúc này, một số chủng lúa khô lại phát triển tốt hơn trong môi trường nước. Con người chuyển sang chăm sóc những ruộng lúa nước. Nông nghiệp lúa nước ra đời cùng với thuần dưỡng gà và chó.
Khoảng 15000 năm trước, nước biển dâng cao, ngang với mức hiện nay. Đồng bằng Hainanland, Sundaland bị chìm trong nước. Do nước lên từ từ nên người cổ đã di chuyển lên vùng đất cao xung quanh: các đảo của Mã Lai, Indonesia, miền nam sông Dương Tử, đất Việt Nam… Khoảng 18000 năm trước, tổ tiên ta định cư ở Hòa Bình và sáng tạo nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng (3).
Một điều khiến giới khảo cổ đau đầu là trong khi nhiều đoán định cho rằng, khoảng 15000 năm trước, lúa nước đã được trồng ở nơi nào đó tại Đông Nam Á nhưng trên thực tế, những di chỉ khảo cổ có dấu vết lúa nước trong vùng tuổi lại khá muộn!
Nay có thể giải thích là, cái nôi của lúa nước là tại đồng bằng Hainanland. Cả bào tử phấn hoa từ cây lúa trồng đầu tiên cũng như di cốt chủ nhân của chúng đã bị chìm trong lòng nước.
Ngày nay, nhiều khảo sát ADN cho thấy, trong dân cư Đông Á, người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất, có nghĩa, người Việt Nam là dân cư cổ nhất ở khu vực. Điều này có thể được giải thích là đồng bằng Hainanland, hay thềm Biển Đông chính là cái nôi của dân cư Đông Á mà phần lõi của khối dân cư ấy, khi nước dâng đã di cư lên đất Việt Nam. Do khoảng di chuyển quá ngắn, kiểu như từ chân lên lưng chừng đồi nên các nghiên cứu ADN kết luận: “Người tiền sử từ châu Phi theo đường Nam Á đến Việt Nam 60-70000 năm trước.” Đến Việt Nam nhưng không phải là đất liền Việt Nam hiện tại mà là thềm biển Đông của Việt Nam.
Kết luận được rút ra ở đây là: thềm Biển Đông là cái nôi của người Việt. Tại đây, tổ tiên chúng ta đã gặp gỡ, yêu đương, lao động và sáng tạo ra nền văn minh nông nghiệp đầu tiên của nhân loại. Cũng từ đây, nhiều thế hệ người Việt lên đường mở đất, gieo văn minh trên khắp châu Á, châu Âu và cả châu Mỹ.
Hy vọng rằng, sau này, nhờ tiến bộ khoa học, cùng với khai thác tài nguyên thềm lục địa, chúng ta sẽ xây dựng khoa khảo cổ hải dương học, tìm lại vết tích của tổ tiên xưa.
Bảo vệ Biển Đông cùng Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ giữ gìn lãnh hãi mà còn bảo vệ cái nôi thiêng liêng, nơi tổ tiên chúng ta lần đầu đặt chân lên đất châu Á, 70000 năm trước.

Tham khảo:
1- Stephen Oppenheimer. Địa đàng ở phương Đông. NXB Lao Động, H, 2004
2- Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB ĐH&THCN. H, 1983
3- Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.
© Hà văn Thùy
( Nguồn: Đàn chim Việt )

Và xem tiếp bài dưới đây ( Xin lỗi là có chèn những đoạn Lãn Miên chú thích viết trong ngoặc đơn),sưu tầm từ cuốn “Dân tộc bách khoa toàn thư”, trang 424, NXB Đại bách khoa toàn thư, Bắc Kinh tháng 5 – 1994. Trang 424 phần viết về dân tộc Việt:
Việt là tên gọi chung các tộc người Việt cổ đại ở miền Nam Trung Quốc. Thời Chiến Quốc gọi là Bách Việt 百 越 ( LM chú thích: ở đây dùng chữ Việt 越 ,mà LM đã giải thích là chữ “Việt đi” ) sử ghi là Bách Việt 百 粤, Việt 粤,

( LM chú thích: ở đây dùng chữ Việt 粤 mà LM đã giải thích là chữ “Việt ở, có trước. Các nét biểu ý để tổng hợp nên chữ nho này đã được học giả Đỗ Thành người Triều Châu, blog Nhạn Nam Phi, giải thích là: Vuông đất – cái nét hình vuông 口, tiếng Triều Châu cũng phát âm là “vuông”- của dân Cháy- chữ Thái 采, Triều Châu phát âm là “Chói”, ở Việt Nam còn có dòng sông Chảy, làm nghề Cày- hình cái cày cong ở dưới, tức dân nông nghiệp định cư thờ mặt trời”. Có ở định cư làm nông nghiệp rồi dân số phát triển đông lên mới đi mở cõi tiếp. Ở=U=Ư 于 =Ổ - theo QT, trường hợp này là những từ cùng có mẫu số chung là Vắng Tơi thì là cùng nôi logic khái niệm. “Từ Ổ” lướt thành đơn âm là “Tổ”, nghĩa là cái người đầu tiên. “Việt U” lướt thành đơn âm là “Vu 于”. Nước Ư Việt 于 越 hay nước Vu Việt 于 越 cổ đại cùng là một. “Vu Quê” lướt thành đơn âm là “Về”).

lại nói phân bổ thậm rộng, trong đó có nhiều họ khác nhau, cư trú xen kẽ khắp nơi miền Nam. Bách Việt là một từ bao gồm các dân tộc, hoặc để chỉ một tộc thể theo sự phát triển của lịch sử mà có sự biến hóa.
Nguồn gốc và phân bố: Về nguồn gốc tộc Việt, có quan điểm cho rằng có quan hệ sâu xa với Sở, truyền thuyết nói rằng nó cùng họ với Sở ( “dữ Sở đồng tính 与 楚 同 姓”), đều là hậu duệ của thần Chúc Dung ( “Chúc Dung chi hậu 祝 融 之 后”);

( LM chú thích: Chúc Dung, cổ Hán thư khi ghi lại truyền thuyết, và ngày nay khi các sách viết thì đều viết là chữ Chúc Dung 祝 融, Hán ngữ hiện đại phát âm là “trú dung”- zhu yong. Truyền thuyết Trung Hoa lại nói rằng: “Thời Hoàng Đế có thần Chúc Dung được Hoàng Đế giao cho việc bảo quản lửa”. Vậy không hiểu tại sao chữ Chúc Dung 祝 融 này chẳng có nét biểu ý nào thể hiện lửa cả, chữ Chúc 祝 là chúc mừng, chữ Dung 融 là hòa rộng. Còn chữ Chúc Dung 燭 熔 xưa hơn, Hán ngữ hiện đại phát âm cũng là “trú dung”- zhu yong, lại không được dùng. Chữ Chúc Dung 燭 熔 này đều có nét biểu ý là bộ lửa: Chúc 燭 Dung 熔. Chữ Chúc 燭 nghĩa là cây đuốc. Đuốc=Đốt=Đúc=Chúc=Cháy, nghề đúc là cái nghề phải đốt lửa. Chữ Chúc 燭 này có bộ Đỏ 火để biểu ý, nó là màu ngũ hành của lửa - do cặp từ đối nguyên thủy chỉ màu ngũ hành là Đỏ/Đen đại diện cho Lửa/Nước, chính ra cặp đối nguyên thủy là Nắng/Nước kể từ khi hình thành vũ trụ để tạo ra một cái Năng, cái Năng ấy đến bây giờ vẫn nhiều vô tận là ở Nắng và Nước; từ đối nguyên thủy thì là hai từ phải cùng mẫu số chung là Cùng Tơi, hoặc Vắng Tơi, Nắng và Nước cùng Tơi là N. Chữ Chúc 燭 ấy còn có bộ biểu âm là chữ Thuộc属.Thuộc=Thục. “Đỏ 火 Thuộc 属” đã lướt thành đơn âm là “Đuốc 燭”, cũng như “Cháy Thục” đã lướt thành đơn âm là “Chúc”, đều là của Việt cả, Đuốc là từ Việt, Chúc cũng là từ Việt, chẳng có từ nào gọi là “từ Hán Việt”. Còn các nhà hàn lâm thì nói: Đuốc là từ thuần Việt còn Chúc là từ Hán- Việt. Chữ giản thể viết chữ Chúc 烛 gồm bộ hỏa 火 , vẫn nguyên biểu ý, và bộ trùng 虫, đánh mất cái âm “úc” hay “uốc” để biểu âm, cũng coi như làm mờ lịch sử, nên chữ giản thể bị người Hoa phản đối cũng nhiều. Chữ Dung 熔 nghĩa là Nóng Chảy. Nóng Chảy = Nóng Cháy, đều cho hậu quả như nhau là Nóng.Nắng=Nóng=Nung=Dung=Dong. Chữ Dung 熔 này có bộ Nỏ 火 biểu ý lửa, thành ngữ Việt có câu “phơi cho nỏ nắng, hong cho nỏ lửa”, nó là màu ngũ hành đại diện lửa : Đỏ=Nỏ. Chữ Dung 熔 này còn có bộ biểu âm là chữ Dong 容 nghĩa là cái Dáng, Dáng=Dong=Dung, như trong từ chân dung là từ Việt Hán, câu thành ngữ Việt “Trông mặt mà bắt hình dong”. Cái âm dong này được mượn để biểu âm. “ Nỏ 火 Dong 容” đã lướt thành đơn âm là “Nóng 熔”. Cháy Nóng= Chúc Dong = Chúc Dung. Kết luận: Thần Cháy Nóng trong truyền thuyết Viêm Đế Thần Nông của người Việt và cả truyền thuyết Viêm Đế Thần Nông của người Việt đã được người Hán mượn để chế tác thành truyền thuyết Hoàng Đế có thần Chúc Dung 祝 融 coi việc bảo quản lửa, nhưng chữ Chúc Dung 祝 融 mà Hán thư viết lại chẳng có tí lửa nào, do mượn chữ nho có âm na ná – chúc dung - “trú dung”- zhu yong” na ná âm cháy nóng - để làm giả tá mà thôi ).

có quan điểm cho rằng nó là hậu đại của Hạ Vũ v.v.Theo sự phát hiện ngày càng phong phú của bộ môn khảo cổ văn học hóa, các học giả thiên về coi trọng văn hóa thời đá mới khi thăm dò và thảo luận về nguồn gốc của người Việt. Có học giả cho rằng người sáng tạo ra đồ gốm có khắc chìm hoa văn tìm thấy phổ biến ở vùng Đông Nam và Nam TQ là tiên nhân của người Việt hoặc Bách Việt

( LM chú thích: Các từ chỉ dụng cụ do người Việt làm ra ở thời đồ gốm sang thời đồ đồng tương ứng là : Chum - Chuông, Vại - Vạc, Bộng - Bồn v.v. đều có logic theo QT cả , dáng cái Chuông bằng đồng giống cái Chum bằng đất nung, dáng cái Vạc bằng đồng giống cái Vại bằng đất nung, dáng cái Bồn bằng đồng giống cái Bộng bằng đất nung. Chỉ có điều Chuông đồng là dáng lộn ngược của cái Chum sành, vì Chum là dụng cụ cho người dương dùng, còn Chuông thì chỉ dùng khi liên hệ với người âm . Cũng như cái Cối Vồ bằng gỗ hoặc bằng đá, có cái Chày, cũng gọi là cái Vồ nếu nó có cán để đứng cách xa cái côi, để dã vào cối, là dụng cụ người dương dùng, thì cái Cối Vồ bằng đồng có dáng lộn ngược lại, vì Cối Vồ bằng đồng chỉ dùng khi liên hệ với người âm và khích lệ người dương khi xung trận, nên danh từ Cối Vồ là cái khái niệm cụ thể đã được nâng nghĩa mà viết thành chữ nho Cổ Võ là một khái niệm trừu tượng. Người Việt cũng còn gọi vật thiêng ấy là Cối Đồng, chất liệu nó bằng đồng, còn tiếng của nó thì trống nên gọi là Tiếng Trống. Tiếng nó “Trong và vang Rộng” đã lướt thành đơn âm là “Trống”, tiếng nó trong suốt như Nước và Nắng, không nhìn thấy được. Khi nền văn minh Văn Lang của người Lạc Việt sụp đổ ở bờ nam sông Dương Tử, mọi Cối Đồng đều được chôn dấu dười lòng đất, sách “ Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận thời Đông Tấn đẩu công nguyên có nói tới việc thời Tần- Hán về sau người ta khai quật được nhiều. Danh từ Cối Đồng người Hán gọi ngược là Đồng Cổ theo ngữ pháp Hán phụ trước chính sau ).

Sử ghi Man hay Kinh Man thời nhà Thương đại khái bao gồm tộc Việt cổ đại. Trong giáp cốt văn cũng có chữ Việt (Việt tự粤 字), nó có quan hệ gì với tộc Việt khi cần nghiên cứu, nhưng rõ ràng là tộc Việt hoặc tiên nhân của họ cư trú rộng ở miền Nam TQ đã có văn hiến có thể chứng minh.
Phạm vi phân bố của người Việt, có thuyết nói ở Giang Nam, có thuyết nói từ Cối Kê đến Giao Chỉ, có thuyết cho rằng bao gồm miền Nam TQ và Bắc Bộ VN, có thuyết cho rằng bao gồm cả các nước ở bán đảo Trung Ấn. Theo ý kiến nghiên cứu rộng rãi nhất thì địa bàn người Việt cổ đại là ở Giang Tô, Triết Giang, Giang Tây, Phúc Kiến, Đài Loan, Quảng Đông, Quảng Tây, An Huy, Hồ Nam TQ và Bắc Bộ VN.
Biến thiên lịch sử và quan hệ với vương triều trung ương: Cuối Xuân Thu đến đầu Chiến Quốc, tộc Việt từng thiết lập Việt Quốc lớn mạnh tại vùng là Giang-Triết ngày nay, truyền 8 đời vua dài 160 năm, triều cống nhà Chu, tôn Chu thiên tử là “Cộng chủ”, Chu thiên tử cũng cho ngai vàng, phong cho là “phương bá”. Việt Quốc lúc đó liên minh với quốc gia ở Trung Nguyên, coi sóc vùng lớn Giang-Chuân, xưng là “Bá chủ”. Sau bị Sở diệt, từ đó phân tán, các con tranh vị, có người xưng Vương, có người xưng Quân, hoạt động ở vùng ven biển Giang Nam, dần dần phục tùng nước Sở.
Sau Chiến Quốc, ngoài danh xưng Bách Việt còn có danh xưng Dương Việt, tức tộc Việt ở vùng Dương Châu. Dương Châu bao gồm Chuân Nam, hạ du Trường Giang và miền đông Lĩnh Nam, có lúc bao gồm toàn bộ Lĩnh Nam, ngày nay.Bởi vậy Dương Việt thực tế cũng chỉ là danh xưng chỉ người Việt nói chung ở giai đoạn từ Chiến Quốc đến Tần-Hán.
Thời Tần danh xưng rộng chỉ dân tộc ở miền Nam TQ là tộc Việt, sử ghi người miền Bắc gọi là người Hồ, người miền Nam gọi là người Việt (“ Bắc phương Hồ, Nam phương Việt 北 方 胡,南 方 越” . Do sự phát triển và biến hóa của lịch sử, thời Hán sơ, người Việt đã hình thành vài bộ phận tương đối lớn như Đông Âu (Đông Hải), Mân Việt, Nam Việt, Tây Âu. Chứng tích lịch sử tên tộc, nơi cư trú và hoạt động càng có sự khác nhau rõ ràng. Đông Âu ở vùng Ôn Châu ngày nay thuộc nam Triết Giang; Mân Việt ở Phúc Châu Phúc Kiến; Nam Việt ở Quảng Đông sau mở đến Quảng Tây và phía nam; Tây Âu đại khái ở miền tây Quảng Đông, nam Quảng Tây và Vân Nam; Lạc Việt 骆 (雒)chủ yếu phân bố ở Bắc Bộ VN. Các bộ phận Việt này đều có trung tâm chính trị riêng, đều có quan hệ mật thiết với vương triều Hán, như quân chủ đời thứ nhất của Mân Việt là Vô Chư và quân chủ đời thứ nhất của Đông Hải là Diêu đều nhận phong hiệu của Hán triều.
Nam Việt vương Triệu Đà nguyên là người Chân Định tỉnh Hà Bắc, thời Tần làm huyện lệnh Long Xuyên ở quận Nam Hải, sau làm đô úy quận Nam Hải, thừa cơ cuồi Tần đại loạn, dùng vũ lực bình định Quế Lâm, Tượng Quận, chiếm hữu cả ba quận của Lĩnh Nam, thành lập nước Nam Việt, quan hệ với triều Hán lúc thì thần phục, lúc thi bội phản. Tây Âu hầu như chưa có tổ chức cình trị thống nhất, ở trạng thái phân tán bộ lạc, bị Tần chinh phục, sau thuộc Quế Lâm, Tượng Quận, sau lại bị Triệu Đà chinh phục, thành một phần của nước Nam Việt. Lạc Việt “骆 越”, cái tên này có người cho rằng Tây Âu và Lạc Việt là đồng tộc dị danh, có người lại cho rằng là hai bộ tộc khác nhau. Các trung tâm chính trị trên của tộc Việt về sau đều bị Hán Vũ đế chinh phục, đổi thành quận huyện của triều Hán. Từ đó về sau danh xưng Bách Việt không còn thấy sử ghi nữa, cái tên tộc Việt cũng hiếm gặp.
Thời Tam Quốc ở vùng nước Ngô thống trị có người Sơn Việt (ý nói người Việt ở miền núi) phân bố ở những vùng ngày nay là An Huy, Giang Tô, Triết Giang, Giang Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây v.v. có giao lưu chính trị , kinh tế, văn hóa mật thiết với Hán tộc, dần dần đồng hóa với Hán tộc. Thời Tùy – Đường cong thấy sử ghi về người Sơn Việt, từ thời Tống trở về sau thì không thấy xuất hiện lại nữa.
Ngoài ra thời Tam Quốc ở bắc Phúc Kiến còn có “An gia chi dân”, ở Đài Loan có “Sơn Di”; thời Tùy ở Đài Loan có “Lưu Cầu thổ dân”, nhưng cư dân trên đều được coi là một bộ phận của hậu duệ tộc Việt.
Những tên tộc như Việt, Bách Việt đều bị biến mất trên sử ghi nhưng không phải là dân tộc cổ xưa này đã bị biến mất, mà chỉ là phát sinh biến hóa hoặc bị thay tên bằng tên các tộc khác. Hiện nay các dân tộc hệ ngữ Chooang Đồng, Miêu Dao và một số dân tộc ở Đông Nam Á đều có quan hệ sâu xa nhất định với tộc Việt cổ đại.
Đặc điểm sinh hoạt và văn hóa: Bách Việt vốn có ngôn ngữ dân tộc và đặc điểm sinh hoạt, văn hóa. Đặc điểm sinh hoạt, phong tục Bách Việt chủ yếu là: Cắt tóc xăm mình, thích cánh kết bạn, ăn nhiều hải sản, ở nhà sàn, thiện nghệ đi thuyền và thủy chiến, thiện nghệ đúc dồng như gươm đồng thau, chuông đồng v.v. Ngôn ngữ thì có người cho rằng tương tự hệ ngữ Choang Đồng ngày nay. Khi dịch Việt ngữ sang Hán ngữ thì thường cứ một chữ Việt phải dịch bằng hai chữ Hán, ví dụ khái niệm yêu thì dịch bằng hai chữ “luyến chức 怜 职”, khái niệm nóng thì dịch bằng hai chữ “húc khẩu 煦 □”

(LM chú thích: Hán ngữ cũng giống Việt ngữ là ngôn ngữ đơn âm và có thanh điệu. Hán ngữ có 4 thanh điệu. Việt ngữ có 6 thanh điệu, lại có âm vận phong phú hơn Hán ngữ rất nhiều nên rất ít từ đồng âm dị nghĩa. Bởi vậy Việt ngữ đã có thể từ bỏ ký tự tượng hình để dùng lại ký tự ghi âm , lần này là dùng chữ cái Latin thay cho chữ khoa đẩu xưa kia, là một sự đổi mới mạnh mẽ mang tính cách mạng của người Việt Nam trong quá trình hội nhập Đông - Tây. Do tiếng Việt âm vận phong phú nên rất nhiều âm vận không có trong Hán ngữ. Ví dụ cặp từ đối nguyên thủy Ít/Ắp – hai từ cùng Vắng Tơi- tương đương cặp từ đối nguyên thủy Nheo/Nhiều – hai từ cùng Tơi Nh, những âm vận trên đều không có trong Hán ngữ. Họ phải phiên âm bằng hai chữ thay cho một chữ Việt: Ít đọc là I- Tơ, Ắp đọc là A- Pa, Nheo đọc là Ni- Ao, Nhiều đọc là Ni- I- Ao. Đoạn ở sách trên viết: nóng dịch bằng hai chữ “húc khẩu 煦 □”. Thực ra đó là chữ Hực của tiếng Việt, “Hồng Rực” đã lướt thành đơn âm là “Hực”, Hán ngữ không có âm vận “ưc” nên phải phiên âm thành hai chữ là ư- k, họ phát âm “ Húc Khẩu” là “Xuy Khẩu”- Xukou. Đoạn ở sách trên viết yêu dịch bằng hai chữ “luyến chức 怜 职”, thực ra đó là chữ Luyến Chứ 怜 之, Chứ=Chi 之, Hán ngữ phát âm chữ này là “trư”-zhi, ở trên, sách đã dùng chữ Chức 职 cũng phát âm là “trư”-zhi chỉ là mượn âm na ná của chữ “chức vụ” để phiên âm chữ Chứ. Chữ Luyến Chứ 怜 之 tương đương Yêu Đấy 爱 的, Đấy=Đích. Từ Yêu là từ xuất hiện sau, nhưng nay được dùng nhiều hơn trong tiếng Việt so với các từ đồng nghĩa mà cổ hơn. Trước nó người Việt dùng từ Thương, ít ra là đến giai đoạn lịch sử Đàng Trong Đàng Ngoài vẫn dùng từ Thương (câu ca dao “Thương em anh cũng muốn vô, Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang” ). Vậy từ cổ nhất chỉ khái niệm tình yêu thì người Việt gọi là gì? Đó là từ Lòng, nó là cái “Lỳ bên trong” đã lướt thành đơn âm là “Lòng”, mắc Lòng rồi thì không thể dứt bỏ được, đôi trai giá đã phải Lòng nhau rồi ( “ Mẹ ơi con muốn lấy chồng. Mẹ ơi anh ấy có Lòng với con. Hẳn rồi, con đã phải Lòng anh ta”). Lòng=Lượn ( hát Lượn dao duyên tìm đối tượng của trai gái người Tày)=Luyến. Các cặp từ đôi theo nguyên tắc cổ trước kim sau là Lòng Thương, Thương Yêu, Luyến Ái).

Ý kiến của Lãn Miên: Cũng giống như Hán ngữ, đã từ đa âm của cổ xưa rồi biến thành ngôn ngữ đơn âm.Tiếng Việt từ hệ ngôn ngữ Môn Khơ Me đa âm biến thành đơn âm, mà nguyên nhân của nó không phải là do Bát Quái, như ý kiến của Vương Chấn Ninh khi nói về sự đơn âm hóa của tiếng Hán. Mà ngược lại, ngôn ngữ hoàn tất thành đơn âm của tiếng Việt là có trước, rồi người Việt mới dùng ngôn ngữ đơn âm ấy làm công cụ , đặt tên cho các quẻ trong Bát Quái . Tên các Quái đều là tên Việt, cũng như tên 12 con giáp, điều này nhiều người đã chứng minh rồi. Ví dụ con trâu – “đầu cơ nghiệp” của nền văn minh lúa nước đã từ Tlu (tiếng Mường)=Tru=Trâu=Ngầu(tiếng Quảng Đông)=Ngưu=Sửu=Sỉu=Níu ( tiếng Hán).
Nguyên nhân để tiếng Việt từ đa âm tiến bộ thành ngôn ngữ đơn âm là ở QT Vo, QT Nở và QT Lướt. Đơn âm thành nghĩa, nên một tiếng của Việt là một từ, mà nghĩa của nó có khi tương đương bằng cả một câu. Ví dụ từ Thẹn, nghĩa là: muốn ẩn vào bóng tối để không ai nhìn thấy. Bởi vì từ Thẹn này có nguồn gốc là từ màu ngũ hành của Nước: Nước= “Nậm” ( tiếng Thái)=Lầm=Thâm=Đậm=Đen=Thẹn=Than=Thủy= “Sủy”= “Suẩy” (tiếng Hán). Đen=Hoẻn=Hắc= “Hây” (tiếng Hán). Người Việt đã dùng màu Than để đặt tên cho khoáng chất Than, cũng như dùng màu Vàng đặt tên cho kim loại Vàng, màu Bạc đặt tên cho kim loại Bạc. Cũng như cặp từ đối nguyên thủy khi hình thành vũ trụ là Nắng/Nước, cặp từ đối nguyên thủy của màu là Thiên/Than, vì trời luôn luôn sáng còn than luôn luôn tối. Từ nôi khái niệm trên của Nước mà có các từ đôi Lầm Than để chỉ cuộc đời tăm tối như màu đen. Sang khái niệm trí tuệ thì Lầm chỉ sự hiểu biết kém chính xác, và có cặp từ đối nguyên thủy là Thấy/Than. Thấy là biết rò tường tận, khi nghiên cứu một cái gì mà đến lúc biết được rõ “Thật là cái ấy” đã lướt thành đơn âm là Thấy. Than là ngu tối chẳng biết gì. Để chỉ cụ thể hơn một con người trong lĩnh vực trí tuệ thì có từ Thợ nghĩa là người biết làm việc, “Thợ giỏi như Hiền” đã lướt thành đơn âm là “Thiện” tức thiện nghệ. Từ Thợ này theo QT Nở cho ra cặp từ đối nguyên thủy là Thầy/Thằng, tương ứng với Thấy/Than. Bạc là màu nguyên thủy của khái niệm Trắng hay dùng bây giờ, dùng lộn do quên nguồn gốc. Bạc mới chính là màu của Bạc và của Vôi, màu Bạc là từ tiếng Mường. Bạc=Bạch="Bái" (tiếng Hán). Trắng nghĩa nguyên thủy là không màu, do Nắng=Trắng=Trong=Trống, trong suốt cũng như Nước. Nói nắng vàng chẳng qua là do ảo giác khi bị ảnh hưởng của các tầng khí quyển. Màu Lầm là màu Than, màu Đen, nên vải nhuộm củ nâu rồi lại còn nhuộm bùn cho nó thành màu Lầm gọi là vải đồng Lầm, loại vải Lầm nhưng sáng bóng loáng thì “Lầm nhưng sáng” đã lướt thành đơn âm là "Láng". Đàn bà Việt đi làm đồng mặc váy vải Lầm, đi chơi chợ mặc váy vải Láng. Vải =Váy=Vận=Mấn=Quấn=Quần 裙. (Người Hán lại gọi cái váy là Quần, phát âm là “xuýn”). Vì chỉ có đàn bà Việt mới mặc váy ( “Cái thúng mà thủng hai đầu. Bên Ta thì có bên Tầu thì không”). Mảnh vải có Quấn có Quây mới thành Quẩn (cái váy) nên từ này được nâng nghĩa lên thành Quây Quần, rồi Quần Chúng (từ Việt Hán), nhưng chữ Quần 群 này phải viết bằng một chữ nho khác. Còn cái quần hai ống thì người Hán gọi là cái Khố 裤, là một từ Việt, cái mảnh vải quấn của đàn ông để “Không ló lộ” đã lướt thành đơn âm là “Khố”.
Trên là nói về màu. Nói về mùi cũng vậy. Một Kẻ=Thẻ=Thể. Thể này theo QT Nở chia ra thành Thơm/ Thúi, trong nôi khái niệm đang chia là Thơm… Thum-Thủm…Thúi (Thum tiếng Khơ Me nghĩa là Thúi). Còn cái khứu giác là mũidùng để Ngửi=Hửi cũng phân biệt ra mùi do từ Hửi theo QT Nở mà chia ra thành Hương/Hôi . Do nghĩa Hương tương đồng Thơm nên người ta cũng gọi cây Nhang thơm là cây Hương. Còn từ Nhang chỉ sản phẩm là cây Nhang thì đã có từ nhiều ngàn năm trước, vì đó là sản phẩm do người Việt làm ra đầu tiên, dùng để đốt lên tưởng nhớ tổ tiên. Đến thời trung cổ tàu thuyền Án Độ, Ả Rập, Trung Hoa vẫn đến miền Trung Việt Nam mua hương liệu, nơi xứ sở của trầm và kỳ nam. Tục đốt lửa thờ chắc là có từ tiền sử, như làm Nhang thơm để đốt chắc là có từ khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ, người Việt đốt cây đó lên khi tưởng nhớ nền văn minh xưa, “ Nhớ Lang” đã lướt thành đơn âm là “Nhang” ( Truyền thuyết có nói, dân Việt gọi Lạc Long Quân “Bố ơi sao chưa về”).
Ngày nay trong tiếng Việt gặp rất nhiều từ được gọi là “từ Hán Việt” thực ra là do người Việt tự đặt ra, lại đặt theo ngữ pháp Hán, do sính ngoại. Ví dụ từ Vĩ Mô, trong Hán ngữ hiện đại làm gì có, cái khái niệm mà ta gọi là Vĩ Mô thì Hán ngữ gọi là Hồng Quan, lại là một từ Việt Hán, nghĩa là mắt nhìn rộng: Rộng=Hồng=Hoằng=Hùng=Vùng=Vuông; Mắt=Mắc (phát âm Nam Bộ)=Quắc=Quan. Từ cái nôi khái niệm của Việt đó mà có từ Hồng Quan. Còn từ Vĩ Mô nếu hiểu theo ngữ pháp Việt thì có nghĩa là: (cái) Vĩ ( ở) Mô?
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử ghi Man hay Kinh Man thời nhà Thương đại khái bao gồm tộc Việt cổ đại. Trong giáp cốt văn cũng có chữ Việt (Việt tự粤 字), nó có quan hệ gì với tộc Việt khi cần nghiên cứu, nhưng rõ ràng là tộc Việt hoặc tiên nhân của họ cư trú rộng ở miền Nam TQ đã có văn hiến có thể chứng minh.

Phạm vi phân bố của người Việt, có thuyết nói ở Giang Nam, có thuyết nói từ Cối Kê đến Giao Chỉ, có thuyết cho rằng bao gồm miền Nam TQ và Bắc Bộ VN, có thuyết cho rằng bao gồm cả các nước ở bán đảo Trung Ấn. Theo ý kiến nghiên cứu rộng rãi nhất thì địa bàn người Việt cổ đại là ở Giang Tô, Triết Giang, Giang Tây, Phúc Kiến, Đài Loan, Quảng Đông, Quảng Tây, An Huy, Hồ Nam TQ và Bắc Bộ VN.

Biến thiên lịch sử và quan hệ với vương triều trung ương: Cuối Xuân Thu đến đầu Chiến Quốc, tộc Việt từng thiết lập Việt Quốc lớn mạnh tại vùng là Giang-Triết ngày nay, truyền 8 đời vua dài 160 năm, triều cống nhà Chu, tôn Chu thiên tử là “Cộng chủ”, Chu thiên tử cũng cho ngai vàng, phong cho là “phương bá”. Việt Quốc lúc đó liên minh với quốc gia ở Trung Nguyên, coi sóc vùng lớn Giang-Chuân, xưng là “Bá chủ”. Sau bị Sở diệt, từ đó phân tán, các con tranh vị, có người xưng Vương, có người xưng Quân, hoạt động ở vùng ven biển Giang Nam, dần dần phục tùng nước Sở.

Sau Chiến Quốc, ngoài danh xưng Bách Việt còn có danh xưng Dương Việt, tức tộc Việt ở vùng Dương Châu. Dương Châu bao gồm Chuân Nam, hạ du Trường Giang và miền đông Lĩnh Nam, có lúc bao gồm toàn bộ Lĩnh Nam, ngày nay.Bởi vậy Dương Việt thực tế cũng chỉ là danh xưng chỉ người Việt nói chung ở giai đoạn từ Chiến Quốc đến Tần-Hán.

Thời Tần danh xưng rộng chỉ dân tộc ở miền Nam TQ là tộc Việt, sử ghi người miền Bắc gọi là người Hồ, người miền Nam gọi là người Việt (“ Bắc phương Hồ, Nam phương Việt 北 方 胡,南 方 越” . Do sự phát triển và biến hóa của lịch sử, thời Hán sơ, người Việt đã hình thành vài bộ phận tương đối lớn như Đông Âu (Đông Hải), Mân Việt, Nam Việt, Tây Âu. Chứng tích lịch sử tên tộc, nơi cư trú và hoạt động càng có sự khác nhau rõ ràng. Đông Âu ở vùng Ôn Châu ngày nay thuộc nam Triết Giang; Mân Việt ở Phúc Châu Phúc Kiến; Nam Việt ở Quảng Đông sau mở đến Quảng Tây và phía nam; Tây Âu đại khái ở miền tây Quảng Đông, nam Quảng Tây và Vân Nam; Lạc Việt 骆 (雒)chủ yếu phân bố ở Bắc Bộ VN. Các bộ phận Việt này đều có trung tâm chính trị riêng, đều có quan hệ mật thiết với vương triều Hán, như quân chủ đời thứ nhất của Mân Việt là Vô Chư và quân chủ đời thứ nhất của Đông Hải là Diêu đều nhận phong hiệu của Hán triều.

Hình như người Hồ là người Ấn Độ.

Biên giới nước Việt cũ Nam giáp Hồ Tôn - phải chăng Hồ Tôn là nước Ấn độ chứ không phải Chiêm Thành. Như vậy Việt cũ bao phủ Cả Mã Lai, In đô...

Anh em Sĩ Nhiếp làm quan coi quận, hùng trưởng một châu, ở lánh ngoài muôn dặm, uy tín không ai hơn. Khi ra vào thì đánh chuông khánh, uy nghi đủ hết; kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi sát bánh xe để đốt hương thường có đến mấy mươi người; vợ cả, vợ lẽ đi xe che kín, bọn con em cưỡi ngựa dẫn quân theo hầu, người đương thời ai cũng quý trọng,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử ghi Man hay Kinh Man thời nhà Thương đại khái bao gồm tộc Việt cổ đại. Trong giáp cốt văn cũng có chữ Việt (Việt tự粤 字), nó có quan hệ gì với tộc Việt khi cần nghiên cứu, nhưng rõ ràng là tộc Việt hoặc tiên nhân của họ cư trú rộng ở miền Nam TQ đã có văn hiến có thể chứng minh.

Phạm vi phân bố của người Việt, có thuyết nói ở Giang Nam, có thuyết nói từ Cối Kê đến Giao Chỉ, có thuyết cho rằng bao gồm miền Nam TQ và Bắc Bộ VN, có thuyết cho rằng bao gồm cả các nước ở bán đảo Trung Ấn. Theo ý kiến nghiên cứu rộng rãi nhất thì địa bàn người Việt cổ đại là ở Giang Tô, Triết Giang, Giang Tây, Phúc Kiến, Đài Loan, Quảng Đông, Quảng Tây, An Huy, Hồ Nam TQ và Bắc Bộ VN.

Biến thiên lịch sử và quan hệ với vương triều trung ương: Cuối Xuân Thu đến đầu Chiến Quốc, tộc Việt từng thiết lập Việt Quốc lớn mạnh tại vùng là Giang-Triết ngày nay, truyền 8 đời vua dài 160 năm, triều cống nhà Chu, tôn Chu thiên tử là “Cộng chủ”, Chu thiên tử cũng cho ngai vàng, phong cho là “phương bá”. Việt Quốc lúc đó liên minh với quốc gia ở Trung Nguyên, coi sóc vùng lớn Giang-Chuân, xưng là “Bá chủ”. Sau bị Sở diệt, từ đó phân tán, các con tranh vị, có người xưng Vương, có người xưng Quân, hoạt động ở vùng ven biển Giang Nam, dần dần phục tùng nước Sở.

Sau Chiến Quốc, ngoài danh xưng Bách Việt còn có danh xưng Dương Việt, tức tộc Việt ở vùng Dương Châu. Dương Châu bao gồm Chuân Nam, hạ du Trường Giang và miền đông Lĩnh Nam, có lúc bao gồm toàn bộ Lĩnh Nam, ngày nay.Bởi vậy Dương Việt thực tế cũng chỉ là danh xưng chỉ người Việt nói chung ở giai đoạn từ Chiến Quốc đến Tần-Hán.

Thời Tần danh xưng rộng chỉ dân tộc ở miền Nam TQ là tộc Việt, sử ghi người miền Bắc gọi là người Hồ, người miền Nam gọi là người Việt (“ Bắc phương Hồ, Nam phương Việt 北 方 胡,南 方 越” . Do sự phát triển và biến hóa của lịch sử, thời Hán sơ, người Việt đã hình thành vài bộ phận tương đối lớn như Đông Âu (Đông Hải), Mân Việt, Nam Việt, Tây Âu. Chứng tích lịch sử tên tộc, nơi cư trú và hoạt động càng có sự khác nhau rõ ràng. Đông Âu ở vùng Ôn Châu ngày nay thuộc nam Triết Giang; Mân Việt ở Phúc Châu Phúc Kiến; Nam Việt ở Quảng Đông sau mở đến Quảng Tây và phía nam; Tây Âu đại khái ở miền tây Quảng Đông, nam Quảng Tây và Vân Nam; Lạc Việt 骆 (雒)chủ yếu phân bố ở Bắc Bộ VN. Các bộ phận Việt này đều có trung tâm chính trị riêng, đều có quan hệ mật thiết với vương triều Hán, như quân chủ đời thứ nhất của Mân Việt là Vô Chư và quân chủ đời thứ nhất của Đông Hải là Diêu đều nhận phong hiệu của Hán triều.

Hình như người Hồ là người Ấn Độ.

Biên giới nước Việt cũ Nam giáp Hồ Tôn - phải chăng Hồ Tôn là nước Ấn độ chứ không phải Chiêm Thành. Như vậy Việt cũ bao phủ Cả Mã Lai, In đô...

Anh em Sĩ Nhiếp làm quan coi quận, hùng trưởng một châu, ở lánh ngoài muôn dặm, uy tín không ai hơn. Khi ra vào thì đánh chuông khánh, uy nghi đủ hết; kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi sát bánh xe để đốt hương thường có đến mấy mươi người; vợ cả, vợ lẽ đi xe che kín, bọn con em cưỡi ngựa dẫn quân theo hầu, người đương thời ai cũng quý trọng,

Người Hồ chắc ko phải người Ấn Độ mà chắc là người Hồi mới là Ấn Độ. Câu "ngựa Hồ hí gió Bấc, chim Việt đậu cành Nam" cho thấy nước Hồ ở phía Bắc của nước Việt và/hoặc của nước Trung Hoa xưa!

Share this post


Link to post
Share on other sites