Thiên Sứ

Cntt & Lý Học Đông Phương.

2 bài viết trong chủ đề này

PHẦN 1.

Sự kiện và vấn đề.

Một giám đốc trẻ đặt vấn đề về góc nhìn của Lý học Đông phương với sự phát triển của ngành CNTT của Việt Nam, khiến tôi chú ý đến ngành này, như là một thách thức về tính bao trùm của Lý học với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Hôm nay tình cờ tìm được những bài viết trên Bee.net nói về vấn đề này. Tôi chọn bài viết dưới đây để làm bài mở đầu cho topic nói về sự liên hệ giữa một ngành khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi thế giới và Lý học Đông phương - Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại trong tương lai - Thuyết Âm Dương Ngũ hành.

===========================================================

Gót chân Asin của công nghiệp phần mềm Việt Nam

10/08/2011 10:57:32

Posted Image- Hàng trăm triệu USD đầu tư vào thị trường công nghệ Việt Nam nhưng đến nay chưa hề có thống kê về hiệu quả của những đầu tư này. TS Trần Lương Sơn tiếp tục phân tích những bất cập của ngành công nghệ phần mềm Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp phần mềm VN:10 năm kỳ vọng, bùng nổ, thất bại

Thiếu vắng công ty mạnh và sự bế tắc chiến lược

Trong một bối cảnh thị trường như thế, có thể nói là trong 10 năm qua, Việt Nam có quá ít, thậm chí hầu như không có công ty phần mềm mới nổi lên với tiềm lực lớn, những sản phẩm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và vươn ra quốc tế.

Trong khí đó, các công ty được hình thành trong giai đoạn 10-15 năm vừa qua thì không đầu tư chiều sâu mà lại có xu hướng “đa dạng hóa” sang các ngành ngoài CNTT. Sự “đa dạng hóa kinh doanh” của các công ty CNTT lớn có bao gồm ngành kinh doanh phần mềm các ngành khác chứng tỏ rằng phần mềm có ưu tiên thấp trong đầu tư của họ. Kết quả là các công ty Việt Nam hầu như không sáng tạo ra công nghệ trong ngành phần mềm.

Posted Image

Việc thiếu đầu tư theo chiều sâu dẫn đến Việt Nam không có những sản phẩm có tầm cỡ. Ảnh minh họa

Việc thiếu đầu tư theo chiều sâu dẫn đến Việt Nam không có những sản phẩm có tầm cỡ “chuẩn thị trường” theo ngành ngang (horizontal) như các phần mềm phục vụ quản lý kinnh doanh (Quản trị tài nguyên doanh nghiệp, Quản lý quan hệ khách hàng, Cộng tác văn phòng. Thương mại điện tử…) và cũng không có các công ty nổi lên trong các thị trường theo chiều dọc (vertical) như ngành tài chính, ngân hàng, y tế, chế tạo, dịch vụ, bán lẻ… Vậy là về cấu trúc và chất lượng thị trường, CNPM Việt Nam không hơn cách đây 10 năm được bao nhiêu và vai trò dẫn dắt của các công ty lớn là rất mờ nhạt. Đó chính là kết quả của sự bế tắc chiến lược của ngành, của các công ty lớn trong thập kỷ qua.

Ngành công nghiệp thiếu đầu tư

Trong gần 10 năm qua, có hàng chục quỹ đầu tư, trong đó có quỹ đầu tư rủi ro, đã đưa vào thị trường hàng trăm triệu USD với danh nghĩa là đầu tư cho các công ty CNTT, phần mềm. Thực tế, chúng ta thấy các nguồn đầu tư phần lớn là chảy vào các công ty phi công nghệ như trò chơi điện tử, mạng xã hội, tốt hơn cả thì có thương mại điện tử. Hàng trăm triệu USD đầu tư vào thị trường công nghệ Việt Nam nhưng đến nay chưa hề có thống kê về hiệu quả của những đầu tư này.

Trong khi tiền đổ rất nhiều vào các công ty phục vụ cho nhu cầu xa xỉ như trò chơi điện tử… (thực chất là kinh doanh sản phẩm của nước ngoài) thì hàng loạt nhu cầu thiết yếu cho thị trường Việt Nam như các phần mềm quản lý doanh nghiệp, thương mại điện tử… lại hầu như không nhận được đầu tư.

Thị trường đầu tư tài chính cho ngành CNPM là một vòng luẩn quẩn: Các quỹ đầu tư gặp khó khăn trong việc tìm công ty tốt để đầu tư, còn các công ty thì lại khó khăn trong việc tìm quỹ đầu tư tốt để thực hiện việc phát triển sản phẩm và kinh doanh của mình. Điều đó có nghĩa là Việt Nam không phải là một thị trường tốt cho việc phát triển công nghệ phần mềm.

Điểm lại một số công phần mềm thành công, đặc biệt là ngành gia công phần mềm (outsourcing) chúng ta đều sẽ thấy rằng nguồn tài chính dẫn đến thành công đó là tài chính nội tại, từ các ngành kinh doanh khác của công ty mẹ. Điều đó chứng tỏ rằng đầu tư vào ngành phần mềm là thích đáng và quyết định đầu tư vào ngành phần mềm hay không của một công ty, hay một quỹ đầu tư thể hiện quan điểm khác nhau của họ về triển vọng của ngành: Các nhà đầu tư chưa tin vào triển vọng ngành phần mềm như một ngành công nghiệp thượng nguồn (upstream), so với đầu tư vào các ngành sử dụng phần mềm để kinh doanh như công nghiệp nội dung số, ngành công nghiệp hạ nguồn (downstream).

Khủng hoảng nhân lực

Nhân lực là niềm hy vọng lớn của Việt Nam trong toàn thể chiến lược ngành CNPM. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm vừa qua, nhân lực CNPM Việt Nam đã có sự giảm sút nghiêm trọng. Cuối năm 2007, đầu năm 2008, tôi đã có những bài phát biểu cảnh báo về tình trạng này và đưa ra quan điểm rằng ngành CNPM gặp khủng hoảng, và khủng hoảng nhân lực trong ngành CNPM là nguyên nhân và cũng là hệ quả của khủng hoàng ngành CNPM.

Việc nhân lực ngày càng trở nên đắt đỏ so với năng lực thực tế, các công ty rất khó khăn trong việc tuyển dụng các vị trí thích hợp, thế hệ kỹ sư phần mềm trưởng thành bỏ nghề tăng lên, sinh viên khó tìm được công ty tốt để làm việc và trưởng thành, và gần đây, có thông tin (cần kiểm tra lại cho chính xác) rằng số sinh viên thi vào ngành CNTT giảm đến 40-50%... là những dấu hiệu không thể rõ ràng hơn về cuộc khủng hoảng ngành nhân lực này. Với tình hình chuẩn bị nhân lực như vậy, chúng ta sẽ tiếp tục gánh chịu khó khăn cho sự phát triển ngành CNPM trong ít nhất một thập niên tiếp theo và việc “đầu tư lại” sẽ là hết sức tốn kém.

Sự hỗ trợ của Nhà nước

Ngoại trừ các quốc gia có cơ chế thị trường mạnh, đặc biệt là các nước phát triển, ngành CNPM ở các nước đang phát triển, các nền kinh tế đang lên, đều nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Sự hỗ trợ của Nhà nước thể hiện ở ba khía cạnh. Thứ nhất, đó là chính sách, pháp luật. Thứ hai, đó là các chương trình cụ thể. Thứ ba là sự tham dự có tính chất cổ vũ của lãnh đạo Nhà nước, thể hiện qua các phát biểu chính thức, và sau đó được cụ thể hóa bằng các chính sách, pháp luật, hay chương trình… như nêu trên.

Tuy nhiên, đáng tiếc rằng sự hỗ trợ của Nhà nước ở Việt Nam đã đi chệch phương hướng. Thí dụ, trong giai đoạn từ năm 2000, chúng ta đã dành phần lớn tiền đầu tư cho việc xây dựng các khu công nghiệp phần mềm tập trung, với hàng chục Tỉnh, Thành phố có “Công viên phần mềm”. Có thể nói cho đến nay, các khu công viên phần mềm đó là trống rỗng hoặc đã trở thành các khu cho thuê văn phòng, trong đó, bên cho thuê là những công ty phần mềm nhưng tỷ lệ kinh doanh phần mềm của họ chỉ là rất nhỏ so với kinh doanh cho thuê văn phòng, còn bên thuê là những công ty phần mềm khác nhỏ bé hơn, phải trả giá thuê không còn gì là “ưu đãi” cho ngành CNPM.

Trong khi đó, ở các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… các khu công nghiệp phần mềm tập trung nằm dưới sự quản lý của Nhà nước, với giá thuê là rất ưu đãi để các công ty của họ có thể cạnh tranh quốc tế, và không có hiện tượng các công ty phần mềm phải lợi dụng kinh doanh bất động sản cho việc làm ăn của mình.

Gần đây, Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành một nước mạnh về CNTT” là sự thể hiện một lần nữa ý chí của lãnh đạo nhà nước trong việc phát triển ngành CNTT thành một ngành chiến lược của quốc gia. Song tiếp theo, chúng ta đã chứng kiến một dự thảo đề án thiếu hợp lý, thiếu tính khoa học và thực tiễn.

Từ những “mong muốn” được nêu trong Đề án, chúng ta sẽ chờ xem chính sách, pháp luật và các chương trình cụ thể sẽ được hình thành và thực thi như thế nào để Việt Nam thực sự sớm trở thành một nước mạnh về CNTT.

Kỳ tới: Gương mặt nổi bật trong ngành CNTT Việt Nam

TS Trần Lương Sơn

=================================

Khi nói đến CNTT, những người như tôi nghĩ ngay đến Cty phần mềm nổi tiếng Microsoft hay như Apple Computer. Những Cty này đã từ hai bàn tay trắng tạo nên sự nghiệp và bây giờ trở thành giá trị cốt lõi của ngành CNTT quốc tế. Sự phát triển của những Cty này từ tay trắng chính là một sự phản biện hầu hết những yếu tố của bài viết trên. Và nó xác định một điều rằng: Với các ngành công nghiệp mới mẻ thì yếu tố tiên quyết chính là con người sáng tạo và môi trường sáng tạo.

Bởi vậy, với vấn đề được đặt ra ở bài viết trích dẫn cho rằng:

1/

Thiếu vắng công ty mạnh và sự bế tắc chiến lược

1. A: Thiếu vắng Cty mạnh

Nói về các Cty mạnh thì tôi tin chắc rằng: Những Cty như FPT, Viettel....ở Việt Nam hiện nay mạnh hơn rất nhiều so với Microsoft ở giai đoạn đầu khởi nghiệp vào cuối năm 1983. Nhưng chỉ gần hai năm sau họ đã có thu nhập trên 140 triệu Dola. Còn những Cty lớn trên thế giới và Việt Nam có thể có được sự phát triển nhanh chóng như vậy không sau cả 10 năm? Cái thước đo bằng dola kia - nói theo ngôn ngữ dân gian Việt hiện đại gọi là "Quy ra thóc" - chỉ là sự phản ánh kết quả của sáng tạo, chứ tôi không coi là đối tượng cần bàn đến trong bài viết này là tính sáng tạo và môi trường phát huy tính sáng tạo. Đó chính là yếu tố quyết định cho sự phát triển của ngành CNTT, sẽ được đề cập đến ở phần sau.

Trên cơ sở lập luận đó thì vấn đề không phải là có Cty mạnh để quyết định sự phát triển của CNTT- (Vì Microsoft ở giai đoạn khởi nghiệp đâu phải là một CTy mạnh).

Hay một ví dụ khác về một Cty yếu và trở thành cột trụ của ngành CNTT. Có lẽ tôi chỉ cần một đoạn trích dẫn sau trên báo điện tử Tuổi Trẻ:

Hành trình của một thiên tài

Sinh ra tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ (ngày 24 - 2 - 1955), cậu bé Steve Jobs từ nhỏ đã có nhiều đam mê đối với công nghệ thông tin. Bước vào cổng trường đại học không lâu, Steve Jobs “bị đuổi học” ngay học kỳ đầu tiên.

Nhưng, những trải nghiệm qua những lần lăn dưới sàn nhà, lượm vỏ chai nước ngọt đổi lấy tiền ăn, tới ngôi đền Hare Krishna để học, đã khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo trong từng bản thiết kế kiểu chữ, phông chữ và tỉ lệ cân xứng trên cấu hình sản phẩm.

Posted Image

Steve Jobs tại New York năm 1985. Ảnh: Reuters

Steve Jobs đã tu chí khi sang Ấn Độ nhằm tìm kiếm một ngọn đèn khai sáng tâm hồn. Về nước, Steve Jobs làm việc tại hãng sản xuất trò chơi điện tử Atari. Những mạch điện tử trò chơi, con chíp máy tính hay dây chuyền lắp ráp điện tử lần lượt ra đời trên bàn tay cậu sinh viên sáng tạo. Từ chỗ nhận khoản lương 700 USD/tháng của Atari, Steve Jobs tiến tới thành lập công ty Apple khi mới 21 tuổi.

Apple Computer - công ty máy tính ra đời ngay trong ga ra nhà Jobs vào năm 1976. Nhà đồng sáng lập Apple- Steve Wozniak, Mike Markkula và một số người khác đã miệt mài làm việc, để đưa ra thị trường một trong những dòng máy tính cá nhân thương mại đầu tiên trên thế giới.

1.B: Sự bế tắc chiến lược.

Luận điểm này của tác giả hơi trừu tượng, nếu coi tầm nhìn của Bill Gates là một tầm nhìn chiến lược. Nhưng suy cho cùng thì vấn đề là không có tầm nhìn chiến lược phù hợp với sự phát triển của môi trường. Nhưng cũng suy cho cùng thì chính con người , những cá thể nhỏ nhoi ấy quyết định tầm nhìn chiến lược cho công việc của mình. Chứ không phải tập thể những nhà - tự nhận là thông thái, bằng cấp đầy mình - ngồi lại với nhau để đề ra chiến lược CNTT. Nếu sự việc chỉ đơn giản như vậy - các nhà thông thái tập hợp lại - thì chắc tầm nhìn chiến lược đã được xác định từ lâu và không có vấn đề gọi là "sự bế tắc chiến lược" .

2.

Ngành công nghiệp thiếu đầu tư

Tôi chủ quan cho rằng ngay cả cái Cty CNTT quảng cáo rùm beng của thằng con trai tôi "Giải pháp Việt" cũng có sự đầu tư mạnh mẽ hơn rất nhiều Cty Apple Computer ở giai đoạn đầu khởi nghiệp. Nhưng vấn đề là khả năng tư duy sáng tạo của nó so với Bill Gates và Steve Jobs. Và đã bẩy năm nay, mới tạm gọi là trụ được chứ chưa phải phát triển và trở thành Cty mạnh và đứng vững. Ở đây tôi chưa nói đến các Cty khổng lồ như FPT, Viettel hoặc có tên tuổi như DTT.....Bởi vậy nếu gọi là thiếu đầu tư có lẽ không phải nguyên nhân chuẩn cho sự kém phát triển của ngành công nghệ mới mẻ này. Nhiều cỏ non chỉ làm đàn cứu béo ra và sinh sôi nẩy nở chứ không tạo ra sự tiến hóa. Mà ở đây chúng ta có lẽ đang bàn đến sự phát triển, tức là tiến hóa.

3.

Khủng hoảng nhân lực

Tôi cho rằng đây không phải yếu tố cốt lõi. Nếu chúng ta hiểu nhân lực chỉ là số đông người có tay nghề cao và thấp. Và nếu hiểu theo nghĩa này thì số đông nhân lực vào ngành công nghệ thông tin cũng sẽ chỉ tạo ra được những người làm công của một ngành nghề thu hút nhân công đông đảo. Còn nếu như chúng ta hiểu nhân lực theo nghĩa những nhà phát minh vượt trôi và tạo ra những sản phẩm công nghệ thông tin có tính bước ngoặt trong tương lai thì tôi nghĩ điều này cần những yếu tố khác. Thật may mắn khi quả táo rơi vào đầu Newton chứ nếu nó rơi vào đầu tôi hoặc một con bò nào đấy thì chắc chắn nhân loại không thể có một chương mới trong lịch sử tiến hóa của nền văn minh - sự phát minh ra định luật hấp dẫn.

4.

Sự hỗ trợ của Nhà nước

Có lẽ riêng phần này tôi phải trích nguyên văn vì nó có nhiều vấn đề cần bàn. Quí vị quan tâm có thể xem lại toàn văn đoạn này của bài viết dưới đây:

Sự hỗ trợ của Nhà nước

Ngoại trừ các quốc gia có cơ chế thị trường mạnh, đặc biệt là các nước phát triển, ngành CNPM ở các nước đang phát triển, các nền kinh tế đang lên, đều nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Sự hỗ trợ của Nhà nước thể hiện ở ba khía cạnh. Thứ nhất, đó là chính sách, pháp luật. Thứ hai, đó là các chương trình cụ thể. Thứ ba là sự tham dự có tính chất cổ vũ của lãnh đạo Nhà nước, thể hiện qua các phát biểu chính thức, và sau đó được cụ thể hóa bằng các chính sách, pháp luật, hay chương trình… như nêu trên.

Tuy nhiên, đáng tiếc rằng sự hỗ trợ của Nhà nước ở Việt Nam đã đi chệch phương hướng. Thí dụ, trong giai đoạn từ năm 2000, chúng ta đã dành phần lớn tiền đầu tư cho việc xây dựng các khu công nghiệp phần mềm tập trung, với hàng chục Tỉnh, Thành phố có “Công viên phần mềm”. Có thể nói cho đến nay, các khu công viên phần mềm đó là trống rỗng hoặc đã trở thành các khu cho thuê văn phòng, trong đó, bên cho thuê là những công ty phần mềm nhưng tỷ lệ kinh doanh phần mềm của họ chỉ là rất nhỏ so với kinh doanh cho thuê văn phòng, còn bên thuê là những công ty phần mềm khác nhỏ bé hơn, phải trả giá thuê không còn gì là “ưu đãi” cho ngành CNPM.

Trong khi đó, ở các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… các khu công nghiệp phần mềm tập trung nằm dưới sự quản lý của Nhà nước, với giá thuê là rất ưu đãi để các công ty của họ có thể cạnh tranh quốc tế, và không có hiện tượng các công ty phần mềm phải lợi dụng kinh doanh bất động sản cho việc làm ăn của mình.

Gần đây, Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành một nước mạnh về CNTT” là sự thể hiện một lần nữa ý chí của lãnh đạo nhà nước trong việc phát triển ngành CNTT thành một ngành chiến lược của quốc gia. Song tiếp theo, chúng ta đã chứng kiến một dự thảo đề án thiếu hợp lý, thiếu tính khoa học và thực tiễn.

Từ những “mong muốn” được nêu trong Đề án, chúng ta sẽ chờ xem chính sách, pháp luật và các chương trình cụ thể sẽ được hình thành và thực thi như thế nào để Việt Nam thực sự sớm trở thành một nước mạnh về CNTT.

Qua phần này quí vị cũng thấy hai hiện tượng nổi bật:

1/ Sự hỗ trợ của nhà nước về tiền bạc và tài nguyên (Đất đai để xây dựng nhà, xưởng).

2/ Quyết tâm “Đưa Việt Nam sớm trở thành một nước mạnh về CNTT” .

Xét hiện tượng thứ nhất - Nếu chỉ hỗ trợ về tiền và tài nguyên thì không nằm ngoài ý mà tôi đã phân tích ở trên. Mặc dù nó rất cần thiết, nhưng chỉ có tính cách vỗ béo và cân ký. Tôi tin chắc cả Microsoft và Apple Computer lúc đầu thành lập chẳng có một xu nào của chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ họ.

Xét hiện tượng thứ hai - Quyết tâm và đưa ra mục tiêu chưa đủ để quyết định sự thành công. Vấn đề còn là phương pháp đạt mục tiêu với quyết tâm đó. Thế giới phát triển rất nhanh và ngày càng nhanh. Nó không có thời gian để chờ chúng ta thử nghiệm các phương pháp.

Bởi vậy, vấn đề không hoàn toàn nằm ở những yếu tố mà bài báo đưa ra. Riêng yếu tố thứ tư bài báo cũng đưa ra những yếu tố chưa rõ ràng.

Vậy để phát triển ngành CNTT những yếu tố cần nằm ở đâu?

Từ góc nhìn Lý học Đông phương chúng tôi phát biểu về vấn đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phần 2.

Lý học và sự phát triển CNTT

1/ Điều kiện của sự phát triển CNTT

Nhà nước quyết tâm phát triển CNTT đấy là một dấu hiệu tốt đầu tiên cho ngành khoa học tiên tiến nhất thế giới hiện nay ở Việt Nam. Nhưng vấn đề còn lại là phương pháp quyết định cho sự phát triển ấy mà tiền bạc và tài nguyên không phải yếu tố quyết định. Trở lại với hiện tượng vào lúc khởi nghiệp hai Cty CNTT hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới hiện nay. Họ không hề được sự hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ, vậy tại sao họ lại có thể trở thành Cty hàng đầu của Hoa Kỳ và cả thế giới?

Nói đến đây, có thể không ít người cho rằng: Tại vì ở Hoa Kỳ có tự do trong sáng tạo. Như giáo sư Ngô Bảo Châu đã cho rằng: "Phải có tư do trong sáng tạo khoa học". Cá nhân tôi không phủ nhận điều này. Nhưng đó chỉ là một yếu tố cần và không phải yếu tố quyết định cho sự tiến hóa. Đem thả bầy cừu vào rừng chúng cũng không thể xuất hiện một thiên tài. Nó chỉ là tiền đề cho sự tiến hóa sau này mà thôi. Vậy những yếu tố cần cho sự phát triển, tiến hóa nói chung và riêng cho ngành CNTT là gì?

Để giải thích hiện tượng này, chúng tôi đề cập đến một loạt những mối quan hệ xã hội tương quan.

A/1 Quy luật tiến hóa và nền tảng phát triển.

A/1. a. Nền tảng phát triển.

A/1.a.1. Nền tảng tri thúc

Tôi đã có dịp đề cập đến những tiêu chí để xác định sự hình thành một lý thuyết thuộc về nền văn minh nào thì điều kiện tiên quyết là phải có những tiêu chí sau đây:

* Lịch sử phát triển lý thuyết đó hình thành trong nền văn minh đó.

* * Cấu trúc nội dung của học thuyết đó.

* ** Tri thức phổ biến thuộc về nền văn minh đó, làm nền tảng cho sự phát triển của Lý thuyết.

Và từ đó tôi đã chứng minh:

Văn minh Trung Hoa không bao giờ là nền tảng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vì nó không thỏa mãn cả ba tiêu chí trên.

Trong bài viết này (topic) chúng tôi ứng dụng tiêu chỉ thứ 3 (***) để phân tích vấn đề được đặt ra:

"Tri thức phổ biến thuộc về nền văn minh đó, làm nền tảng cho sự phát triển của Lý thuyết".

Nói cụ thể hơn qua một thí dụ dễ hiểu: Nhân loại sẽ không thể chế tạo ra cái hộp quẹt ga (Bật lửa ga), cho dù họ đã có gần như tất cả nền tảng kỹ thuật và tri thức về mọi phương diện để chế tạo ra nó, nếu như họ còn thiếu tri thức và phương tiện kỹ thuật để hóa lỏng khí ga.

Tóm lại, một phát minh vượt trội - dù rất đơn giản như cái hộp quẹt ga - cũng đòi hỏi một nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật đồng bộ.

Tương tự như vậy, áp dụng tiêu chí đó vào sự phát triển CNTT ở Việt Nam chúng tôi nhận thấy chúng ta chưa có một nền tảng xã hội thích ứng đồng bộ cho sự phát triển CNTT. Chúng ta cùng lắm có thể chỉ tiếp thu được những tri thức nền tảng của ngành CNTT và còn thiếu những phương tiện kỹ thuật để đồng bộ với sự phát triển. Theo nguyên lý cân bằng Âm Dương của Lý học thì còn cần đến những quy định quy chế (Dương) phù hợp với sự hình thành những tri thức và sự xuất hiện những phương tiện đó (Âm) trong những mối quan hệ xã hội phức tạp liên quan.

Bởi vậy, việc phát triển, chế tạo, phát minh phần cứng trong CNTT là điều không khả thi ở Việt Nam vì tính không đồng bộ cần có ở nền tảng phương tiện kỹ thuật. Trong trường hợp này dù tất cả những người làm trong ngành CNTT đều là thiên tài cũng bó tay. Cũng như việc sản xuất bật lửa ga thiếu công nghệ hóa lỏng khí ga vậy.

Như vậy, để phát triển CNTT ở Việt Nam hiện nay chỉ có thể phát triển trong việc viết phần mềm, lập các chương trình tiện ích thỏa mãn trong các lĩnh vực của các mối quan hệ xã hội. Bởi vì để phát triển CNPM ở Việt Nam sẽ thiên về sự tiếp thu kiến thức chuyên ngành liên quan, ít lệ thuộc vào phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Và việc tiếp thu kiến thức thì như nhau ở tất cả mọi con người có chỉ số IQ trung bình, không phân biệt giữa con người và robo. Nhưng ngay cả trong trường hợp này - mặc dù không chuyên ngành về CNPM - nhưng tôi có thể hiểu rằng khoảng cách về những khả năng viết phần mềm của chúng ta khá xa so với thế giới. Những bộ phim được vẽ bằng CNPM hết sức tinh xảo đã chứng tỏ điều này. Chưa hết, những chương trình phần mềm của những nước tiên tiến như Hoa Kỳ có thể mô phỏng thực tại và tạo ra những tình huống mang tính tiên đoán sự kiện sẽ xảy ra cho thấy một tri thức rất tổng hợp trong việc phát triển của CNPM.

Do đó, một trong những ý tưởng của chúng tôi là cần phải có những học sinh Việt sang học tại các trường Đại học chuyên ngành của Hoa Kỳ để tiếp thu tri thức tiên tiến đó và đầu tư mua bản quyền, hay hợp tác với những quốc gia có những tri thức vượt trôi về ngành công nghệ này.

Tóm lại cần có những thanh niên ưu tú xuất dương để tiếp thu kiến thức từ bên ngoài và cần đầu tư vào việc này; cũng như tăng cường hợp tác để phát triển. Ý tưởng của chúng tôi cho rằng: Ngay cả trong trường hợp này thành công thì chúng ta cũng mới chỉ được coi là có nền tảng tri thức về CNPM cân bằng với thế giới, chứ chưa phải là kiến thức vượt trội. Điều này sẽ phụ thuộc vào trí thông minh của những thiên tài phát triển sau đó..

A/1.a.2. Nền tảng nhu cầu

Cty của thằng con trai tôi - "Giải pháp Việt" sẽ chẳng bao giờ bán được sản phẩm công nghiệp của nó nếu như các doanh nghiệp không có nhu cầu làm các trang web điện tử để giới thiệu. Các doanh nghiệp sẽ chẳng bao giờ dùng phần mềm kế toán nếu nó qua mắc tiền, trong trường hợp này họ dùng giấy và hóa đơn để tính toán. Tôi tin rằng: Nếu những cái máy tính Casino của Nhật mà bán mắc quá, người ta sẽ dùng cái bàn tính cổ điển bằng gỗ. Cá nhân tôi khi còn ở Bến Tre không biết sử dụng cái bút xóa và lúc mới lên Sài Gòn không hiểu máy vi tính dùng làm gì?

Bởi vậy, nếu không có một nền tảng nhu cầu phổ biến thì những phát minh vượt trội, không có chỗ sử dụng.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay