Thiên Sứ

Tản Mạn Chuyện Phong Thủy

363 bài viết trong chủ đề này

Phong Thủy Việt Nam và Trung Quốc có khác nhau không?

Thứ tư, 29 Tháng 10 2014 14:00

 

Thuật phong thủy hình thành rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người. Ngay từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của loài người, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ đích.

 

Hiện nay có rất nhiều trường phái tranh luận về nguồn gốc của phong thủy, có trường phái thì cho rằng phong thủy xuất phát từ Trung Hoa, trường phái thì cho rằng phong thủy là của nền văn minh người Việt cổ với đường biên giới từ phía nam sông Dương Tử (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) người Hán đã Hán hóa các văn thư cổ và tự nhận là của họ... Nhưng cho đến nay thì chính những nhà phong thủy lỗi lạc của Trung Quốc như Thiệu Vĩ Hoa cũng không thể giải thích được thuật phong thủy xuất phát từ nơi đâu mặc dù họ vẫn cho là của người Hán.

Vậy phong thủy Việt Nam và phong thủy Trung Quốc có thực sự khác nhau? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã có buổi nói chuyện với kiến trúc sư Hoàng Trà- giám đốc Công Ty Kiến Trúc và XD Dân Dụng Hà Nội- người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành kiến trúc và phong thủy để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của vấn đề.

 

Phong thủy Trung Quốc và phong thủy Việt nam có sự khác nhau không

Sau hàng nghìn năm thì sự giao thoa về văn hóa kiến thức và sự học hỏi lẫn nhau giữa các dân tộc thì văn hóa không còn ranh giới và những tinh hoa sẽ đọng lại sau đó đúc kết và dùng cho mọi dân tộc. Hơn nữa với phong thủy thì quan trọng là trình độ của người đó đến đâu.

Cũng như bảng Lục Thập Hoa Giáp từ thời xa xưa để lại hay Lạc Thư Hoa Giáp do một số nhà phong thủy của Việt Nam lập ra, cách tính nào đúng thì phải có bằng chứng giống như khảo cổ học thì mới thuyết phục được. Dù thế nào đi nữa quan trọng là hiệu nghiệm khi dùng Bảng nào đúng hơn, hiệu nghiệm hơn. Với những nhà phong thủy cấp cao họ dùng tứ trụ để tính ngũ hành chứ họ không căn cứ vào hai bảng trên để tính Ngũ hành cho một người nào đó nên dùng màu gì, phương hướng nào hợp

 

phong-thuy-viet-nam-va-trung-quoc-co-kha

Trường phái phong thủy nào đúng

Các Phái phong thủy loan đầu, bát trạch, dương trạch tam yếu, huyền không đại quái- phi tinh, cảm xạ, tam hợp, khí… Phái nào cũng hay cũng có sự ứng nghiệm riêng, mỗi một phái giống như một khoa ở trong bệnh viện. Khi chữa cho một người đang ốm mà chưa biết bị bệnh gì ta phải vào bệnh viện đa khoa, sau đó sẽ được phân sang chuyên khoa xử lý. Xem phong thủy cho một nhà cũng thế, phải xem theo tổng quan của các phái, sau đó dùng ưu việt của mỗi phái để chấn phong thủy. Ta hãy học đủ các trường phái thì sẽ trả lời được, chứ ta thiên về một phái thì giống như 5 ông thầy bói xem voi.

 

Thầy phong thủy xem như thế nào?

Xem Phong Thủy theo bát trạch không giải thích được

Người ở hướng Tuyệt mạng lại phát cả nhà khỏe mạnh

Người ở hướng sinh khí hay phúc đức làm ăn lụi bại và hay ốm đau

Nên có ít người tin Phong thủy

Vậy khi Thầy xem phong thủy như thế nào là đúng, như thế nào thì tin được

Giống như đi khám đông y, người bệnh không được nói gì, thầy đông y phải đoán được mắc bệnh gì, đau ở đâu, hiện tượng ra sao. Phải đúng ít nhất 80% thì bốc cho thuốc gì để uống mới tin được. Chúng ta đừng có khai bệnh ra, gặp ngay thầy không giỏi bắt mua đủ các loại thuốc, tốn tiền và uống vào lại mang họa

Khi nhờ thầy phong thủy đến, vào nhà đo hướng nhà xong, hỏi ngày tháng năng sinh chủ nhà, gia chủ không được tiết lộ điều gì. Nếu đoán đúng nhà này có hiện tượng gì, thịnh suy vào năm nào, ngủ giường nào ngon, giường nào hay ốm. Lúc đó thầy bảo đặt ban thờ-bếp-giường ngủ-án ngữ vật phẩm gì-chấn phong thủy ra sao thì hãy nghe. Chủ nhà mà cứ nói cho thầy là nhà em gặp chuyện nọ, chuyện kia, gặp mấy thầy dựa vào đó phán theo rồi bảo mua đồ phong thủy chấn, vừa mất tiền oan lại xấu thêm.

Nguồn từ Kiến trúc sư Phong thủy Hoàng Trà

====================

Miễn bình luận.  Một hệ thống lý thuyết lại cần di vật khảo cổ để xác định nó đúng hay sai. Thật vớ vẩn.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LÃO GÀN GÓP PHẦN TĂNG DÂN SỐ THẾ GIỚI

 

Hôm nay, lão Gàn vừa đặt tên cho một sinh linh mới ra đời, sau khi thực hiện phong thủy Lạc Việt. Con trai hẳn hoi, sinh phình phàng và tự nhiên. Đây là niềm vui cho cặp vợ chồng lấy nhau 7 năm nay mới có con. Hơn 20 năm sau, nếu có một thằng nhóc nào đó đoạt các giải nhất nhì gì đó và nổi tiếng thông minh tài ba về chuyên môn, tuổi Giáp Ngọ, sinh tháng Chạp thì là thằng này.
Trước đây vợ chồng trung gia này, mua một cái chung cư. Lão chê quá. Vì có niềm tin với lão từ trước, nên đã bán mua cái khác, nhờ lão Gàn mần cái phoengshui Lạc Việt cầu con. Tất nhiên cả năm nay rùi. Bi wờ có con trai. Tết này lão có màn cung tiến rùi. Ít nhất một kg sâm Cao Ly thứ xịn, theo thân chủ thông báo.Hì.

Khoe một cái.
PS: Đây là chủ trước của bộ bàn ghế đang bày ở phòng khách của lão. Vừa bán, vừa cho. Trông cũng còn xịn đấy chứ. Hì.

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế là năm nay - Giáp Ngọ Việt lịch - Lão Gàn với phoengshui Lạc Việt góp phần cho hai sinh linh xuất hiện trên thế gian. Toàn là những ca hiếm muộn lịch sử, mà lại toàn con trai mới lạ chứ. Xinh đáo để. Một thân chủ nữa, đang có bầu sang năm mới sinh.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc mừng sư phụ và phong thủy Lạc Việt! :)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự "thống trị" của Quan Vân Trường trong tín ngưỡng dân gian

Hải Võ

07/02/2015 20:00

 

t1e-pbxolcxxagg7va-122020-1423306097786-

Thần Tài Quan Công

 

Quan Vân Trường vừa là Võ Thánh, bồ tát và cả Thần Tài, cho thấy địa vị tuyệt đối của ông trong tổng thể tín ngưỡng dân gian của Trung Quốc nói riêng và Á Đông nói chung.

Quan Vũ (160 - 219), tự Vân Trường, người Giải Lương Hà Đông (nay là Vận Thành, Sơn Tây), là danh tướng cuối thời Đông Hán, được xếp vào nhóm "ngũ hổ thượng tướng" triều Thục Hán.

Hình tượng Quan Công được văn hóa dân gian Trung Quốc mô tả "nghiêm nghị, vũ dũng tuyệt luân".

Những điển tích gắn liền với tên tuổi Quan Vũ qua tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" thời Minh như đào viên kết nghĩa, ôn tửu trảm Hoa Hùng... đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với người hâm mộ Tam Quốc.

Tại miếu Quan đế ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc có một câu đối về ông - "Hán phong Hầu, Tống phong Vương, Thanh phong Đại đế. Nho xưng Thánh, Thích xưng Phật, Đạo xưng Thiên tôn".

Bên cạnh việc được liệt đại Hoàng đế Trung Quốc truy phong, trong toàn bộ chiều dài lịch sử văn hóa và tôn giáo nước này, Quan Vân Trường là nhân vật duy nhất được cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo phong làm thần linh.

 

Nho gia: Võ Thánh

su-thong-tri-cua-quan-van-truong-trong-t

Võ Thánh

 

Trong lịch sử Trung Quốc, Quan Vũ là danh tướng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với hậu thế. Các nhà thống trị phong kiến xem ông là biểu tượng "trung dũng thần vũ" và tinh thần "vì nước quên thân".

Trong khi đó, đối với dân gian, Quan Công được xem như sự hiện hữu của khái niệm "nghĩa khí vân thiên".

Sự sùng bái của người dân Trung Quốc đối với Quan Công được đẩy lên cực điểm vào triều Thanh, khi Quan Vũ trở thành người đứng đầu các vị thần trong Nho giáo.

Nói cách khác, ông chính thức trở thành Võ Thánh của Nho gia, có địa vị ngang hàng với ông tổ của đạo này là Văn Thánh Khổng Tử.

Thậm chí, những phường hội kinh doanh, buôn bán còn sùng bái Quan Công hơn nhiều so với Khổng Tử.

 

Phật giáo: Già Lam bồ tát

su-thong-tri-cua-quan-van-truong-trong-t

Già Lam bồ tát

 

Trong Phật giáo Trung Quốc, Quan Công được xưng là Già Lam thần.

Truyền thuyết Trung Quốc kể lại, người sáng lập ra thiền phái Thiên Đài là Trí Giả đại sư, triều Tùy.

Tương truyền ông từng "nhập định" tại núi Ngọc Tuyền, Kinh Châu và nghe được "tiếng gọi của Quan Vân Trường" - "Trả đầu cho ta!".

Trí Giả đại sư hỏi lại - "Ngài qua năm cửa trảm sáu tướng, giết người vô số, vậy ai trả đầu cho bọn họ?".

Vị đại sư này sau đó đã giảng giải Phật pháp cho Quan Vũ, khiến Quan Công hổ thẹn mà xin được truyền thụ "tam quy ngũ giới", trở thành đệ tử Phật môn và thề nguyện làm Hộ pháp cho Phật giáo.

Về sau, nhân vật anh hùng được người dân Trung Quốc kính ngưỡng Quan Vân Trường trở thành Già Lam bồ tát, cùng với Vi Đà bồ tát là hai đại Hộ pháp của Phật giáo.

Trong các chùa miếu thờ Phật, Già Lam là Hữu hộ pháp, Vi Đà là Tả hộ pháp.

 

Đạo giáo: Quan thánh Đế quân

su-thong-tri-cua-quan-van-truong-trong-t
Quan thánh Đế quân
 

"Quan thánh Đế quân", hay còn gọi là "Quan đế", vốn là một trong "Hộ pháp tứ soái" của Đạo giáo. Tín ngưỡng Đạo giáo ngày nay chủ yếu thờ phụng Quan Công như một Thần Tài.

Theo tín ngưỡng của đạo này, Quan đế là vị thần "trị bệnh trừ tai, trừ ma diệt ác, tru phạt phản nghịch, tuần sát Âm phủ".

Việc Quan đế được xưng là Thần Tài xuất phát từ hình tượng trung nghĩa của ông trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc.

Thương nhân Trung Quốc nhiều thế hệ cho rằng, Quan Công sinh thời rất giỏi về quản lý tài chính, phát minh ra "nhật thanh bạ" ghi lại nguồn, thu, chi, tồn hàng ngày rất rõ ràng. Hậu thế công nhận ông là "kỳ tài kế toán", nên phong làm "thần thương nghiệp".

Một nguyên nhân khác là thương nhân kinh doanh coi trọng "nghĩa khí và tín dụng", được cho là những phẩm chất của Quan Công.

Nguyên nhân thứ ba là truyền thuyết về "chiến thần" Quan Vân Trường, nói rằng sau khi Quan Công mất đã trở thành thần linh, quân đội bên nào được ông "trợ chiến" ắt sẽ giành được thắng lợi.

Các thương gia cũng hy vọng việc kinh doanh được Quan đế "trợ lực", làm ăn phát đạt.

Tại Đài Loan, Quan Công còn được các tín đồ xưng là "ân chủ", tức là "Chúa cứu thế".

Ở Nhật, Singapore, Malaysia, Philippines và thậm chí tại các khu người Hoa ở Anh Mỹ, tín ngưỡng thờ phụng Quan Vân Trường đều rất thịnh hành.

Do thương nhân Hoa kiều ở hại ngoại rất đông, nên tín ngưỡng thờ Thần Tài Võ Quan Công trở nên nổi bật.

Có học giả Trung Quốc đúc kết, nguyên nhân Quan Vũ được sùng bái đến vậy, chính là do sự tôn sùng của quan niệm dân gian đối với "nhân cách hoàn mỹ" trung - nghĩa - vũ - dũng.

==========================

Hôm nay, một đại gia ở làng nghề Đồng Kỵ, tài trợ chính cho buổi họp mặt cuối năm của TTNC Văn hóa cổ Đông phương, có nhã ý tặng tôi một bức tượng Khổng Minh _ Xếp của Quan Vân Trường. Tôi đã từ chối: "Cảm ơn bà. Nhưng tôi không thể nhận ông này. Lúc khác bà tặng tôi quà cũng được". Vị nữ đại gia này bèn tặng tôi một pho tượng Phật Thích Ca nằm bằng gỗ hương.

Còn trong nhà tôi có một cái tượng Quan công bị gãy đao. Tôi đưa xuống góc nhà bếp.

Nếu tôi thờ một người uy dũng thì đó là Đức Thánh Trần; nếu là người thông minh thì đó là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐI Ị CŨNG THEO PHONG THỦY

Nhân xem bài mới nhất của yeuphunu trong topic "Câu chuyện phong thủy", thấy một bài báo viết về phong thủy của cái ví (Cái bóp / theo tiếng Nam bộ), thấy đã tức cười, nên nhớ đến câu chuyện này.

Các thầy đi mần phoengshui chắc gặp không ít trường hợp, thân chủ hỏi: "Thưa thày! Cái xí bệt trong WC nhà em ngồi quay về hướng nào?". Lão Gàn bực quá phát biểu luôn: "Để đi ị cho khỏi táo bón hả?" Cái cửa WC quay về hướng nào thì điếu hỏi, chuyên hỏi vớ vẩn.

Đời mần phoengshui của lão cũng gặp lắm chuyện bực mình. Phải nói thẳng là làm phong thủy cho những người Hoa ở Chợ Lớn ít khó chịu nhất. Họ tuyệt đối tin thày, dù tôi xác định làm theo sách Việt. Cái gì họ chưa làm thì nói là chưa làm. Cái gì làm theo thì nói là đã làm theo. Chứ không như một số người - điếu biết gì về phong thủy cả, cứ bày đặt thể hiện, lại còn dối trá. Thày bảo 4 thì thực hiện có 2, rồi cứ xoen xoét là "Em làm đúng như thày bảo". Nhiều lần làm tôi nhức cả đầu, vì không hiểu tại sao lại chưa có hiệu quả. Cuối cùng thì hóa ra là làm phong thủy có một nửa. Nửa còn lại tiếc tiền không sửa. Bởi vậy, từ đó về sau, lão làm cho ai cũng phải yêu cầu cho kiểm tra lại.

Phong thủy là một ngành khoa học theo đúng chuẩn mực khoa học của nó. Và là một ngành khoa học chuyên sâu, không đủ kiến thức chuyên môn sâu thì đừng có chém gió, đập ruồi. Nếu phong thủy dễ hiểu, đến mức ai cũng đọc sách cũng biết được thì đã không làm nên văn minh Đông phương huyền bí.

Hiện nay có nhiều bài báo viết về phong thủy mà tác giả được coi là "chuyên gia" (dởm) phát biểu vung xích chó, làm những người không hiểu biết, hiểu nhầm về phong thủy. Sau cuộc hội thảo Phong thủy là khoa học, có một nhà khoa học tên tuổi hải ngoại cho rằng"phong thủy là giả khoa học", chính vì sự thiếu hiểu biết của không ít người tự nhận là thày phong thủy, phát biểu bừa bãi trên các phương tiện thông tin.

Lão Gàn nhắc lại sự xác định và trở thành quan điểm của lão về phong thủy Đông phương:
 

Phong thủy là một ngành khoa học chuyên sâu của nền văn minh Đông phương. Hệ thống phương pháp luận của nó mô tả toàn bộ những yếu tố tương tác có tính quy luật của thiên nhiên, vũ trụ và cấu trúc thiết kế nhà ở ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Tất cả những yếu tố tương tác mang tính quy luật này, được mô hình, biểu kiến hóa trong hệ thống phương pháp luận đến từng chi tiết của ngành khoa học này.

Sau khi nền văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử, ngành khoa học này cùng với thuyết Âm Dương Ngũ hành bị thất truyền và chỉ còn những bộ phận sai lệch, rời rạc lưu truyền trong dân gian bằng hệ thống văn tự Hán.

 

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY KHÔNG PHẢI THẦN THÁNH

 

Tinh thần khoa học.

Thời Tây mới sang xâm lược nước ta. Các cụ nhà ta theo Nho học chê văn minh Thái Tây đủ điều, nào là "bá đạo"; nào là "cơ khí tất cơ tâm"...vv..và ...vv......Theo xu hướng thời đại, cũng rất nhiều cụ một chữ bẻ đôi không biết, cũng chê Tây học đủ điều, để thể hiện ta đây "tinh thần Nho học". Rồi khi văn minh Đông phương lùi bước với những bộ bàn ghế chạm trổ cầu kỳ cần xà cừ ngày càng xộc xệch, mộng long, chân gẫy thì những bộ bàn ghế Tây tiện dụng lên ngôi. Khi văn minh Tây thắng thế thì cũng rất nhiều người thể hiện ta đây rất ...Tây. Có cả "Ông Tây Annam" và nhìn những gía trị của văn minh Đông phương, như những sản phẩm không theo kịp sự tiến hóa. Những bộ bàn ghế chạm trổ cầu kỳ với cái nhìn khoa học Thái Tây thì đó là những ổ bụi bẩn, chưa đầy vi trùng sinh bệnh. Khoa học thì cứ phải là những bộ salon tây gỗ thẳng tắp.

Culi, ba gác theo làm lính tập sang Tây, trở về lên ngôi học giả thông thái. Lúc ấy, cũng không thiếu gì anh chàng thể hiện ta đây Tây học, chê bai đủ điều với những di sản văn minh Đông phương, là không có "cơ sở khoa học", để tỏ ra trí thức thời thượng. "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai!". "Dăm bông, xúc xích ngon và bổ hơn bánh giò, chả lụa". Nào là: "Uống nước lã, ăn quả xanh là không hợp vệ sinh cách trí", phải "rửa tay trước khi ăn cơm cho khỏi vi trùng". Nào là "thời buổi khoa học, đèn điện sáng trưng thì làm gì có ma". ...Chung quy cũng chỉ là một cách thể hiện theo tư duy thời thượng để kiếm chút cháo. Cứ hơi một tý thì "khoa học giải thích rằng...", cứ y như khoa học biết hết tất cả mọi thứ trên thế gian. Hoặc hơi một tý thì lại "khoa học chưa công nhận...", làm tri thức khoa học cứ như đúng rồi. Nhưng bản thân khái niệm khoa học là gì thì đến nay chính khoa học cũng còn đang "xì trum" cái "khoa học".

 

Từ đó, tính xu thời và nịnh đời đó đẻ ra không ít những kẻ khoa học cực đoan. Có một thân chủ tôi khoe: "Con tôi đang học kiến trúc sư đấy". Tất nhiên thầy phải  nói chuyện với kts. Câu đầu tiên vị sinh viên đó phát biểu: "Cháu không tin những gì 'mê tín dị đoan'". Tôi trả lời: "Như vậy tôi không có gì để nói chuyện với anh nữa". Chưa hết, một tiến sĩ khoa học, đứng đầu một Liên hiệp tin học ứng dụng, chém gió trên báo mạng cứ như đúng rồi để thể hiện "tinh thần khoa học": "Tôi cứ phải nhìn thấy tôi mới tin". Lạy Chúa lòng lành vô cùng! Xin Ngài hãy tha tội cho những kẻ dốt nát. Với câu nói nổi tiếng này thì giữa cái "tinh thần khoa học" và tư duy của bà ve chai là hoàn toàn như nhau. Vì cả hai đều nhìn thấy nên mới tin. Nếu như bà ve chai cam đoan có ma, vì bà ấy đã nhìn thấy ma. Thì chính cái tư duy khoa học cứ phải nhìn thấy mới tin ấy lại giải thích rằng: "Làm gì có ma"?! Vậy giữa cái "nhìn thấy" và cái "giải thích rằng", cái nào là khoa học?

Đấy là thứ tư duy tiến sĩ đứng đầu một Liên hiệp khoa học ứng dụng. Nhưng giáo sư hàng đầu lại còn tệ hơn. Ông giáo sư vật lý lý thuyết Nguyễn Văn Trọng phát biểu rất nghiêm túc tại cafe Trung Nguyên: Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý!". Ôi Chúa ơi! Ngài tạo ra cái thế gian này bất hợp lý thế kia à? Với "tinh thần khoa học" của giáo sư Trọng thì tất cả mọi tôn giáo, tín ngưỡng và mọi triết lý của thế nhân, cũng như mọi hình thái ý thức xã hội đều vứt sọt rác, nếu như nó có tính hợp lý tối thiểu.

Lão Gàn viết những điều này, chỉ để chỉ trích những thứ tư duy khoa học nửa mùa, xu thời và vẫn giữ trong ý tưởng của mình sự tôn kính với những nhà khoa học chân chính của nền văn minh hiện đại.

Thực tế va chạm trong nghiên cứu học thuật cho thấy rất rõ rằng: tư duy khoa học chân chính, chưa hẳn đã phụ thuộc vào bằng cấp. Bởi vì, theo lão Gàn thì tất cả những hiện thực khách quan tồn tại đều phải là đối tượng nghiên cứu khoa học. Chẳng thể nào vì sự kém hiểu biết - nói nặng nề hơn là vì dốt nát - không hiểu nổi và rồi tất cả được gán cho cái mác "mê tín dị đoan", không có "cơ sở khoa học".

Vào thời buổi sơ khai của khoa học, một thời Lý học Đông phương bị coi là "mê tín dị đoan"; mặc dù nó là một hiện thức tồn tại khách quan cả hàng ngàn năm trong xã hội Đông phương. Nó có trước tất cả những ý niệm về khoa học - dù hiểu theo cách nào - của nền văn minh Tây phương. Cho đến nay, nền văn minh Thái Tây đầy kiêu hãnh đã bế tắc, nhưng may quá, nó đã kịp nhìn nhận Lý học Đông phương là đối tượng nghiên cứu của khoa học.

Lần đầu tiên trên thế giới,Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á kết hợp với TTNC Lý học Đông phương tổ chức hội thảo và chứng minh thành công "Phong thủy là một ngành khoa học", trong một bối cảnh những gía trị của nền văn minh Đông phương bắt đầu được phục hồi từ Trung Quốc với sự lên ngôi của ngôi sao Bắc Đẩu Dịch học Trung Hoa là Thiệu Vĩ Hoa (Có điều phiền toái là sau đó nó được chứng minh cội nguồn văn minh Đông phương là của Việt Nam).

Tất nhiên trong đó có ngành Phong thủy học Đông phương (Danh xưng chính thức của TTNC Lý học Đông phương là "Phong thủy Lạc Việt", hay "Địa Lý Lạc Việt"). Thế là lại một mốt thời thượng nổi lên, cái khỉ gió gì cũng phong thủy: sim số phong thủy; quần áo cũng phong thủy, bóp ví cũng phong thủy...Cứ như phong thủy bao trùm cuộc sống giống khoa học vậy. Chỉ còn thiếu đi "ị" cũng phải xem giờ Hoàng Đạo. Trong khi đó, phong thủy chỉ là một ngánh học chuyên sâu của Lý học Đông phương , mà nền tảng căn bản là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tuy nhiên, nó hình thành và xuất hiện từ một nền văn minh khác.

 

Bản chất của phong thủy.

Phong thủy là một ngành khoa học - tất nhiên điều này chỉ đúng với phong thủy Lạc Việt - dù khái niệm khoa học được hiểu theo cách nào. Với những nghiên cứu của lão Gàn thì phong thủy Đông phương tập hợp hầu hết những quy luật tương tác của vũ trụ, trái Đất, môi trường thiên nhiên và cấu trúc hình thể ngôi gia, được mô hình hóa, biểu kiến hóa và mô tả bằng hệ thống phương pháp luận chuyên ngành của bộ môn này. Bởi vậy, nó không thể hình thành từ lịch sử nhận thức được của con người trong nền văn minh hiện đại: từ đồ đá, đồ đồng....đến văn minh hiện đại. Bởi vì tri thức của lịch sử biết được của nền văn minh hiện đại, cho đến ngày nay, vẫn chưa hề biết được bản chất tương tác của vũ trụ. Hay nói cụ thể hơn. Với lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện đại trong quá trình tiến hóa của nhân loại - thì - tri thức của nền văn minh hiện nay được coi là cao cấp nhất trong lịch sử tiến hóa nhận thức được đó. Nhưng nó vẫn chưa đủ trình độ để hiểu biết những quy luật tương tác với khả năng tiên tri, như được thể hiện trong ngành phong thủy Đông phương (Địa lý Lạc Việt). Bởi vậy, những tri thức của nền văn minh cổ Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành, không thể thuộc về lịch sử của nền văn minh này.

Chỉ còn một cách giải thích khác, có "cơ sở khoa học" là Lý học Đông phương huyền vĩ là do một nền văn minh ngoài trái Đất du nhập. Còn giải thích theo lão Gàn thì là đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ trên trái Đất này. Đây chính là chủ nhân đích thực của Kim Tự Tháp, văn minh Maya, những bức họa khổng lồ ở Peru....vv....Và nền văn minh này đã bị hủy diệt. Dân tộc Việt có nguồn gốc ở Nam Dương tử chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này.

Chính vì tính huyền vĩ của nền văn minh đã bị hủy diệt, vượt quá khả năng của tri thức khoa học hiện đại, nên nó trở thành huyền bí và "khoa học chưa giải thích được". Bởi vậy, từ khia cạnh này, không ít người đã thần thành hóa môn phong thủy. Cứ làm như phoengshui thì giải quyết được mọi chuyện. Thực ra nó không phải như vậy.

Phong thủy Đông phương thực chất chỉ là một ngành ứng dụng của Lý học Đông phương trong kiến trúc và xây dựng. Nó tổng hợp những quy luật tương tác của vũ trụ, nên có khả năng tiên tri rất sâu sắc. Một phong thủy gia giỏi có khả năng nhìn cấu trúc nhà ở có thể dự báo toàn bộ diện biến, hoặc tiên tri trước sự việc sẽ xảy ra. Chính vì phong thủy là một ngành khoa học tổng hợp những quy luật vũ trụ. "Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri".

Có thể nói đại đã số người không cập nhật thông tin, tiếp tục lối mòn coi phong thủy là "mê tín dị đoan" như cậu sinh viên kiến trúc kia. Nhưng nếu đặt vấn đề phong thủy mê tín ở chỗ nào, thì chắc những người có tính thần khoa học thực sự và cả cực đoan cũng không chỉ ra được. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người theo thói thời thượng coi phong thủy là khoa học thì cũng chẳng chi ra được bản chất khoa học của nó ở chỗ nào. Cũng chỉ nói cho vui, thể hiện khả năng cập nhất thông tin mà thôi.

Lão Gàn đã xác định rằng: Phong thủy là một ngành khoa học theo đúng nghĩa của từ này. Bởi vì hệ thống phương pháp luận chuyên ngành của phong thủy với những mô hình biểu kiến, đã mô tả toàn bộ những quy luật vũ trụ, thiên nhiên cấu trúc hình thể tương tác với con người có khả năng tiên tri. Lý thuyết chuyên ngành phong thủy được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học làm chuẩn mực cho sự thẩm định một lý thuyết khoa học được cho là đúng. Và đấy chính là bản chất khoa học của ngành phong thủy Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt.

 

Phong thủy không phải thần thánh

Phong thủy Lạc Việt (Danh xưng của phong thủy nói chung) là một ngành khoa học mô tả một cách có hệ thống những quy luật tương tác của môi trường, thiên nhiên vũ trụ và cấu trúc ngôi gia với con người. Và nó thể hiện bằng hệ thống lý thuyết chuyên ngành của nó với những mô hình biểu kiến của nó, là hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nó là một hệ thống lý thuyết giải thích tất cả mọi hệ quả của những quy luật tương tác thông qua ngôi gia cho mọi vấn đề liên quan đến con người  có khả năng tiên tri.

Nhưng không phải ai cũng hiểu được điều này một cách dễ dàng. Vì nó thuộc về một nền văn minh khác hẳn lịch sử nhận thức được của tri thức khoa học hiện đại. Ngay cả các thày phong thủy, cũng không ít người coi phong thủy như một tri thức cao siêu huyền vĩ và thần thánh hóa nó như một thế lực siêu nhiên có khả năng giải quyết mọi sự của thế gian. Với họ , nếu như chưa được một kết quả rốt ráo trong phong thủy thì đó là do thân chủ chưa đủ nhân duyên và phúc đức. Những nhận thức này của không ít thày phong thủy khiến nó càng trở nên huyền bí. Bởi vì, không ít người, tuy tự nhận là thày phong thủy, nhưng thực chất chỉ là những người ứng dụng một cách rất cơ học những trí thức phong thủy mà họ biết được, mà không thể hiểu được bản chất của những phương pháp ứng dụng này.

Hơn 2000 năm đã trôi qua, kể từ khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương tử. Nền văn minh Hán đã tiếp thu một cách không hoàn chỉnh những giá trị của văn minh Đông phương đích thực thuộc về văn minh Lạc Việt.

Ngay cả khi những giá trị của nền văn minh Lạc Việt thể hiện một cách đầy đủ, hoàn chỉnh và nguyên xi cho đến tận ngày hôm nay, thì cũng là điều huyền vĩ và đầy bí ẩn với tất cả tri thức của nền văn minh hiện đại. Bởi vì, sự phát triển khác nhau dẫn đến những hiểu biết khác nhau giữa hai nền văn minh. Huống chi nó lại là một sự khập khiễng, không hoàn chỉnh bởi sự tiếp thu của nền văn minh Hán.

Trí thức nền tảng đã không thể tiếp thu được - Từ hơn 2000 năm qua, cho đến tận ngày hôm nay, nền văn minh Hán không hề có một cuốn sách mô tả một cách dù chỉ là đại cương về thuyết Âm Dương Ngũ hành - thì tất yếu ngành phong thủy chỉ là hệ quả của thuyết Âm Dương ngũ hành, không phải là một thứ kiến thức dễ tiếp thu và hiểu được. Nhưng chính hiệu quả của phong thủy trong ứng dụng từ hơn 2000 năm qua, cộng với sự mơ hồ của những di sản tri thức còn sót lại, khiến nó được giải thích một cách huyền bí.

Chính vì bản chất khoa học của nó, phản ánh nhận thức của con người - trong một nền văn minh cổ xưa - nên nó cũng có những giới hạn của nó và không phải thần thánh. Hay nói rõ hơn: Chính những quy luật của thiên nhiên cũng phải có điều kiện tương tác để tạo hậu quả thì tri thức của con người phản ánh nhận thức quy luật cũng phải có giới hạn. Cho nên kiến thức phong thủy không phải là thần thánh để muốn gì được đó.

Phong thủy không thể biến kẻ ăn mày thành ông vua và ngược lại. Nhưng phong thủy có thể làm kẻ ăn mày thành bang trưởng cái bang và ông vua thành minh quân, hay hôn quân trong lịch sử. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng:

Trong cuộc sống con người vẫn đang chịu sự tương tác của những quy luật tự nhiên. Lớn thì từ thiên tai, bão tố, động đất...nhẹ thì hạn hán, lụt lội...nhẹ nữa thì mưa to, nắng hạn. Bình thường hơn thì thú dữ, rắn rết...hoặc nhỏ hơn đến tận cùng thì đống rác cạnh nhà, hàng xóm khó tính....vv...Do đó, nếu biết được quy luật của tự nhiên, làm đúng phong thủy thì cuộc sống tốt đẹp và thành bình thường. Tuy nhiên, ngược lại thì tùy theo mức độ mà làm ăn thất bại, hoặc tệ hơn là chết. Nói một cách hình ảnh là: Quy luật tương tác của tự nhiên với con người cũng như con người phải ăn hàng ngày để sống vậy. Nếu biết chọn thức ăn lành, không độc tố và ăn uống điều độ thì cuộc sống phát triển bình thường. Ngược lại, nếu ăn uống bừa bãi, không điều độ thì tùy theo mức độ, độc ít thì sinh bệnh, độc nhiều thì chết. Phong thủy cũng vậy, tùy mức độ phạm phong thủy mà con người sẽ bị tương tác như thế nào. Nhẹ thì làm ăn lúc thắng lúc thua, bệnh nhẹ. Phạm phong thủy nặng thì tiêu tan sản nghiệp và thất bại, hoặc chết.

Nhưng chính vì phong thủy giải thích mọi hiện tượng theo hệ thống lý thuyết với những khái niệm, mô hình biểu kiến của hệ thống phương pháp luận của nó, nên mơ hồ và khó hiểu với con người. Còn con người theo thói quen, giải thích tất cả mọi sự kiện tốt xấu xảy ra một cách trực quan. Bởi vậy, con người có thể thẳng thắn rằng: Tôi không cần biết đến phong thủy, "mê tín dị đoan". Vâng! Hoàn toàn có thể như vậy, không sao cả. Cũng như bà bán xôi có thể tuyên bố, tôi chỉ cần biết đọc biết viết và không cần biết đến cả Galileo, Newton là ai cả.

Nhưng điều khác nhau rất căn bản mà ai cũng có thể nhận thấy được là cách giải thích theo phong thủy có khả năng tiên tri. Còn cách giải thích trực quan, vốn được "khoa học công nhận" thì không có khả năng này. Đây chính là sự phân biệt một hệ thống lý thuyết rất cao cấp của các ngành chuyên môn thuộc hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành và tri thức khoa học hiện đại với khả năng hạn chế. Chưa nói đến cách giải thích trực quan của những nhà khoa học giả, sự hiểu biết thật sự về khoa học hiện đại còn hạn chế, nhưng lúc nào cũng vỗ ngực nhân danh khoa học, mà chẳng hiểu bản chất khoa học là gì.

Phong thủy cũng có những giới hạn, vì nó là một ngành khoa học đích thực. Nhưng nó ưu việt hơn tất cả những ngành khoa học hiện nay là giới hạn của nó lớn hơn nhiều so với tri thức khoa học hiện đại.Lão Gàn chả bao giờ "mê tín dị đoan" cả.

Lão Gàn sau cơn bệnh nặng, nhận thấy sức khỏe của tuổi gần thất thập cũng quá kém. Nên sẽ hạn chế tham gia viết bài và chém gió trên mạng. Nhưng hy vọng những bài viết còn lại nơi đây sẽ góp gọi là góp nhỏ bé vào việc phục hồi những giá đích thực của nền văn minh Đông phương trong cuộc hội nhập toàn cầu.

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhận loại", bà Vanga vĩ đại đã xác định như vậy. Đấy chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt.

Nếu như có một nền văn minh nào đó ngoài trái Đất mà con người tìm thấy được, thì chính nền văn minh ngoài trái Đất đó, do nền văn minh cổ xưa chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành trên trái Đất tạo ra nó. Hì.

 

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Bình

Vụ trường mầm non “đuổi vong”: Phụ huynh thắc mắc về nhiều khoản phí “lạ”

 

Dân trí Ngoài việc Trường mầm non Quang Bình (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) kêu gọi đóng tiền để thuê thầy địa lý “đuổi vong”, phụ huynh có con theo học tại đây còn bức xúc vì các khoản phí “từ trên trời rơi xuống”.
 >>  Kỳ lạ trường mầm non kêu gọi đóng tiền thuê thầy địa lý “đuổi vong”

 

Tiếp diễn câu chuyện “Trường mầm non kêu gọi đóng tiền để thuê thầy địa lý đuổi vong” xảy ra tại xã Quang Bình (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), khi phóng viên báo điện tử Dân Trí tìm hiểu thực tế, nhiều phụ huynh còn bày tỏ sự bất bình vì một số khoản phí “lạ” mà trường học này yêu cầu phải đóng.

Một số phụ huynh chia sẻ, năm 2013 trước khi chuyển sang trường mới, nhà trường yêu cầu mỗi học sinh đóng 100.000 đồng tiền phí cây xanh để mua cây trồng ở trường mới. Nhưng thực tế không phải như vậy.

“Toàn bộ cây xanh ngoài sân trường là do người dân tiến cúng, tất cả các thứ đó được tài trợ hết” - ông Lê Trung Hiếu - Hội trưởng Hội Phụ huynh Trường mầm non Quang Bình khẳng định với phóng viên.

Mặc dù chẳng mấy vui vẻ khi phải "móc hầu bao" nộp phí tiền cây xanh nhưng sau đó các phụ huynh vẫn nhóm họp cùng nhà trường và đi tới thống nhất cùng đồng ý.

 

a111-2cceb.jpg
Trường mầm non Quang Bình

-nh-1-a29c8.jpg
Sân chơi của học sinh tại trường.

 

Bà Nguyễn Thị Kỷ (Trưởng phụ huynh khối 5 tuổi Trường mầm non Quang Bình) cho biết thêm: “Nhà trường còn thu phí 50.000 đồng/học sinh để làm lan can tầng 2 cao lên cho các cháu hiếu động đỡ trèo ra ngoài. Nhiều người không khỏi thắc mắc vì sao trường chuẩn quốc gia lại không tự xây dựng trong thiết kế và sau khi thu tiền thì lan can ở tầng 2 vẫn y nguyên, chưa được cơi nới cao lên”.

Ngoài ra, theo thông tin phóng viên nhận được, mỗi học sinh mầm non khi bắt đầu đến trường đều phải đóng 300.000 đồng tiền xã hội hóa. Sử dụng cho việc mua sắm bàn ghế, đồ chơi cho học sinh, vẽ tranh ảnh trên tường, và ngày hội hè của các cô giáo.

Tuy nhiên, bố mẹ các cháu cho rằng, mỗi năm cháu nào mới vào học đều phải đóng khoản phí trên thì nhiều quá, tuy nhiên nhà trường vẫn thu với lý do phải đổi mới và tu sửa những đồ dùng cũ hỏng.

 

a33-5a764.jpg
Lá đơn đề nghị làm rõ thắc mắc của người dân.
 

Một phụ huynh ở thôn Đoàn Kết (xã Quang Bình), có con đang học tại Trường mầm non Quang Bình thắc mắc: “Việc thu phí xã hội hóa khi đưa ra họp chúng tôi cũng có phản đối. nếu chỉ thu một năm khi mới mở trường thì chúng tôi đồng ý. Nhưng tại sao năm nào cũng phải đóng, cháu nào mới đi học cũng đều phải nộp? Bàn ghế, đồ chơi mới mua cả, đã cũ hỏng cái nào đâu mà nói thu để sửa chữa.”

Tuy nhiên, về phí xã hội hóa trường học, Hội trưởng Hội Phụ huynh Trường mầm non Quang Bình cho biết, đây quỹ thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường và đã được sự đồng ý của phụ huynh học sinh.

Bên cạnh đó, vào hồi tháng 8/2014 khi khai giảng đón nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, Trường mầm non Quang Bình lại thu mỗi học sinh đóng 50.000 để thuê loa đài, phông bạt. Buổi lễ chỉ diễn ra trong chưa đầy một ngày nhưng phụ huynh phải đóng góp tổng số tiền lên tới hàng chục triệu đồng. 

Tất nhiên, các khoản phí trên cuối cùng đều được sự đồng ý của các phụ huynh dù có người bằng lòng có người còn "hậm hực". Tuy vậy, tới khi xảy ra câu chuyện hô hào đóng tiền để thuê thầy địa lý yểm bìa, đuổi tà ma đã khiến "giọt nước tràn ly". Nhiều phụ huynh đã phải đặt ra nghi vấn về các khoản tiền trên có được thu chi đúng quy định và sử dụng vào đúng mục đích là phục phụ lợi ích của các cháu đang theo học tại trường hay không. Câu hỏi trên vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng cho những bậc làm cha, làm mẹ xã Quang Bình. Bởi lẽ, khi phóng viên đã cất công vượt hàng trăm ki lô mét tìm tới Trường mầm non Quang Bình thì cô hiệu trưởng lại khước từ.

Tất cả những khoản phí “từ trên trời rơi xuống” kia cộng với sự việc hô hào phụ huynh đóng tiền để bày trò “đuổi ma đuổi quỷ” tại một ngôi trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đã đẩy đến mức “giọt nước tràn ly” khiến nhiều phụ huynh phải làm đơn đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm sáng tỏ sự việc.

Trong một diễn biến khác, chiều ngày 29/4, trao đổi nhanh với phóng viên báo điện tử Dân Trí, ông Đặng Phương Bắc - Giám đốc Sở Giáo dục Thái Bình cho biết sẽ yêu cầu các đơn vị liên quan xác minh, có báo cáo cụ thể về vụ việc mà báo phản ánh để từ đó có biện pháp xử lý”.

Báo điện tử Dân Trí sẽ tiếp tục đưa thông tin về vụ việc ngay khi có thông tin từ các cơ quan quản lý giáo dục cũng như các đơn vị, cá nhân liên quan trong vụ việc.

Công Anh - Lê Tú
=================
Lão Gàn không bàn về cái zdấn đề thu phí của trường Mầm non này. Nhưng Lão phàn nàn là cái anh nào nói thế này để nhà báo đăng thì thật là ngớ ngẩn.
 
Tất nhiên, các khoản phí trên cuối cùng đều được sự đồng ý của các phụ huynh dù có người bằng lòng có người còn "hậm hực". Tuy vậy, tới khi xảy ra câu chuyện hô hào đóng tiền để thuê thầy địa lý yểm bùa, đuổi tà ma đã khiến "giọt nước tràn ly".

 

Xin lỗi! Làm điếu gì có chuyện thày Địa Lý "yểm bùa và đuổi tà ma"? Đấy là thày phù thủy! Hiểu chưa? Hai phương pháp  hoàn toàn khác nhau. Mặc dù có thế có một số thày kiêm cả hai nghề. Nhưng bản chất không thể gọi tên chung là thày Địa Lý được. Không ít kẻ "nhìn gà, hóa cuốc". Cái điếu gì cũng gán cho Phong thủy. Viết vậy nghe tự ái quá! Đúng là "dở hơi, nhưng biết bơi".

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết dưới đây của Phamcuong - Một trong những học viên đầu tiên của Phong thủy Lạc Việt. Nhưng anh ấy do không hiểu rõ vấn đề, nên vẫn tuyên bố tiếp tục theo phong thủy cổ thư chữ Hán, mà Phamcuong gọi là "phong thủy truyền thống". Tôi sẽ phân tích bài này. Trước hết xin mời quý vị và anh chị em xem toàn bộ bài viết:

 

Phong thủy Lạc Việt khác với phong thủy truyền thống ở điểm nào?

Để hiểu rõ sự khác nhau của Phong thủy Lạc Việt và Phong thủy truyền thống cần hiểu sự khác nhau cơ bản của hai trường phái này đó là:

I, Phong thủy Lạc Việt dựa trên nguyên lý căn để Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ trong khi Phong thủy truyền thống dựa vào nguyên lý Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc thư. Sự khác biệt này không nhiều trong ứng dụng về Bát trạch, nhưng trong các ứng dụng cao cấp như Huyền Không thì sai khác là không nhỏ!

Muốn hiểu rõ hơn về sự khác nhau này cùng những nguyên lý phong thủy khác của hai trường phái, các bạn có thể tìm những bài viết của cụ Thiên Sứ và kts Phạm Cương trên trang www.lyhocdongphuong.org.vn ;

II, Trong một thời gian dài nghiên cứu và kiểm nghiệm trên thực tế của Nhà Xuân cùng các cộng tác viên. Chúng tôi thấy sự đổi chỗ về Thủy Hỏa trong nạp âm của Phong thủy Lạc Việt là hợp lý và khi áp dụng có nhiều thành tựu. Tuy thế lại chưa thấy rõ được hiệu quả khi ứng dụng phương pháp đổi chỗ Tốn Khôn trong lý thuyêt của Thầy Thiên sứ. Qua đó, Nhà Xuân vẫn áp dụng cách tính Trạch quái cho gia chủ theo phương pháp truyền thống (cụ thể: Tây tứ hướng gồm các hướng : Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam;  Đông tứ hướng gồm các hướng Đông, Bắc, Nam, Đông Nam).

1, Chủ nhà là nam sinh năm 1975 – Ất Mão- mệnh Sơn Hạ Hỏa ( theo Lạc Thư Hoa Giáp), Nhà Xuân tính theo Phong thủy truyền thống, chủ nhà mệnh Đoài thuộc Tây tứ trạch, phối các hướng ra được:

Hướng Bắc: Họa Hại

Hướng Tây Bắc: Sinh Khí

Hướng Tây: Phục Vị

Hướng Tây Nam: Thiên Y

Hướng Nam: Ngũ Quỷ

Hướng Đông Nam: Lục Sát

Hướng Đông: Tuyệt Mạng

Hướng Đông Bắc: Diên Niên (Phúc Đức).

 

Còn theo Phong thủy Lạc Việt thì gia chủ, nam, sinh năm 1975, mệnh quái: Ly thuộc Đông tứ trạch, phối các hướng ra được:

Hướng Bắc: Phúc Đức

Hướng Tây Bắc: Tuyệt Mạng

Hướng Tây: Ngũ Quỷ

Hướng Tây Nam: Thiên Y

Hướng Nam: Phục Vị

Hướng Đông Nam: Lục Sát

Hướng Đông: Sinh Khí

Hướng Đông Bắc: Họa Hại.

2, – Theo Phong thủy Lạc Việt, các hướng tốt của người Tây tứ trạch gồm có : Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam. Các hướng tốt của người Đông tứ trạch gồm có: Bắc, Nam, Đông và Tây Nam.

– Theo phong thủy truyền thống, các hướng tốt của người Tây tứ trạch gồm có : Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam. Các hướng tốt của người Đông tứ trạch gồm có: Bắc, Nam, Đông và Đông Nam.

 

3, Người sinh năm 1987 – Đinh Mão. Nhà Xuân xác định mệnh của gia chủ là Tuyền trung Thủy ( theo Lạc Thư Hoa Giáp).

 
III, Nhiều bạn đọc có thắc mắc là nguyên lý Thủy Hỏa đổi cho trong Lạc thư hoa giáp và Phi tinh Lạc Việt cùng chung một lối tư duy. Cùng nền tảng là Hậu Thiên Lạc Việt. Đúng thì cả hai đúng, sai cả hai phải sai mới có lý.
Tuy nhiên, cách hiểu như vậy là nông cạn chưa thấu lí lẽ. Cơm và rượu cùng sinh ra từ gạo nhưng cơm và rượu có cùng ngon không lại là chuyện khác nhau. Do người nấu cả.

Ví dụ khác, Không cùng tư duy về hệ thống Hà đồ, nhưng Tiến Sỹ Nguyễn Ngọc Thạch cũng có chung quan điểm với nhà Nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh về Lạc Thư Hoa Giáp. Chẳng nhẽ cứ phải là Hà đồ mới suy ra được Lạc Thư Hoa Giáp, và bản thân ông cũng có 5 mô hình Lạc Thập Hoa Giáp khác nhau. Tuy nhiên đúng sai chưa bàn.

Rõ ràng, lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết, thực tế áp dụng vẫn là cây đời xanh tươi. Trước khi áp dụng những thứ gì cho quí vị chúng tôi có NGHIÊN CỨU, có TRAỈ NGHIỆM để ÁP DUNG sao cho HIỆU QUẢ và THÀNH CÔNG.

 web Nhaxuan

 

 

 

Quý vị và anh chị em thân mến.

Tôi có thể xác quyết rằng: Không mấy thầy phong thủy hiểu rõ bản chất của ngành học này. Mặc dù họ có thể ứng dụng có hiệu quả. Sự xác quyết này hoàn toàn có cơ sở, vì những lý do sau đây:

Tất cả chúng ta - dù chỉ biết đại cương về Lý học Đông phương - thì cũng thấy rằng:

Phong thủy là hệ quả ứng dụng trên nền tảng lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành và được mặc định từ hàng ngàn năm nay thuộc về nền văn minh Hán. Nhưng chính nền văn minh Hán lại chưa hề có một cuốn sách nào , dù chỉ là tóm tắt về học thuyết này.

Hay nói rõ hơn: cội nguồn và bản chất của ngành phong thủy Đông phương từ cổ thư chữ Hán - còn gọi là "phong thủy truyền thống" theo bài viết trên - hoàn toàn rất mơ hồ. Và chính ngành phong thủy góp phần lớn vào sự bí ẩn của nền văn minh Đông phương, từ góc nhìn của khoa học hiện đại.

Vậy thì việc đổi chỗ Tốn Khôn (tính chất của hai cung Tây Nam/ Đông Nam) từ Hậu Thiên Văn Vương thành "Hậu thiên Lạc Việt và phối với Hà Đồ", hoàn toàn là một giả thiết hợp lý lý thuyết ngay trong nội hàm của hai mô hình này, so với "Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư". Các vấn đề này tôi đã chứng minh trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, và trong các sách đã xuất bản.

Không chỉ mình tôi, mà còn nhiều nhà nghiên cứu khác, như: Nguyễn Thiếu Dũng, tiến sĩ Trần Quang Bình và gần đây là tiến sĩ Hà Hưng Quốc. Họ cũng nhận thấy tính bất hợp lý của "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư" và cũng đề xuất các mô hình biểu kiến có tính căn để, như: Trung Thiên Đồ (Nguyễn Thiếu Dũng); Hậu Thiên Âu Lạc (Trần Quang Bình); và Hậu Thiên Văn Lang (Tiến sĩ Hà Hưng Quốc). Như vậy, cho đến ngày hôm nay, nếu tính luôn cả Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư thì có ít nhất năm mô hình biểu kiến được mô tả là nguyên lý của Lý học Đông phương mà nền tảng là thuyết Ậm Dương Ngũ hành. Tất nhiên, chân lý chỉ có một. Không thể tất cả đều đúng và lập luận rằng mỗi mô hình phản ánh một hệ thống riêng. Vì chỉ có một mô hình đúng nhất biểu lý cho toàn bộ hệ thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành, khi mô hình Hậu Thiên Văn Vương được xác định là bất hợp lý.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một hệ thống lý thuyết phản ánh nhận thức của con người tổng hợp những thực tại và mô tả thực tại bằng hệ thống phương pháp luận với những khái niệm và mô hình biểu kiến của nó. Do đó, để kiểm chứng một hệ thống lý thuyết phong phú và đồ sộ, bao trùm lên mọi lĩnh vực của con người, thì vấn đề kiểm chứng bằng thực nghiệm hoàn toàn không giải quyết được vấn đề gì. Bởi vì, sự thực nghiệm của các bộ môn ứng dụng của học thuyết này, đã trải nghiệm trên thực tế không phải chỉ vài chục cuộc thí nghiệm lặp lại thành công, như của các ngành khoa học hiện đại. Mà nó đã trải qua thời gian với đơn vị tính là Thiên niên kỷ trong xã hội Đông phương. Nhưng đến ngày nay, sau hơn hàng Thiên niên kỷ, dù với một hiệu quả không thể phủ nhận với những thực chứng, thực nghiệm của các ngành ứng dụng thuộc Lý học Đông phương, như: Dự báo, Đông y, phong thủy....nó vẫn mơ hồ, huyền bí với nhận thức của nền văn minh hiện đại.

Bới vậy, việc đặt vấn đề thực nghiệm trong Lý học Đông phương chỉ là một nhận thức nông cạn trong nghiên cứu Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành, khi mà sự thực nghiệm của nó đã trải hàng Thiên niên kỷ. Do đó, vấn đề căn bản của việc tìm hiểu giá trị của nền văn minh này, mà cốt lõi là thuyết Âm Dương ngũ hành phải là: Học thuyết này cũng như toàn bộ hệ thống phương pháp luận chuyên ngành của nó với những khái niệm, mô hình biểu kiến.....được mô tả - ứng dụng trong Đông y, Dự báo và phong thủy....vv....đã phản ánh một thực tại nào để có một hiệu quả vượt thời gian tính bằng Thiên niên kỷ như vậy. Đương nhiên, để hiểu được điều này thì điều cốt tử là phải phục hồi một cách chuẩn xác nhất chính hệ thống lý thuyết của nó; mà chúng tôi đã xác định là sai lệch và mơ hồ trong cổ thư chữ Hán nói trên.

Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết thì vấn đề tiếp theo là phải có một chuẩn mực để xác định lý thuyết đó đúng. Chuẩn mực của tôi để xác định chính là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng và tôi đã nhiều lần công bố trên diễn đàn là:

Một lý thuyết, hay một giả thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách có hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Như vậy, so với tất cả các giả thuyết liên quan đến mô hình biểu kiến Hậu thiên, kể cả Hậu Thiên Văn Vương, thì chỉ có Hậu thiên Lạc Việt thỏa mãn tiêu chí khoa học, cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Cụ thể: Nguyên lý căn để "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" giải thích hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó trong tất cả mọi hệ thống chuyên ngành liên quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ hành phù hợp với tiêu chí khoa học. Còn tất cả mô hình Hậu thiên khác, kể cả Hậu Thiên Văn Vương, đều không thỏa mãn tiêu chí này.

Tất nhiên, ngành phong thủy học Đông phương - là một bộ phận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, cũng không nằm ngoài sự giải thích của "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Kết quả là nó đã tổng hợp một cách có hệ thống, chuẩn hóa một cách nhất quán và hoàn chỉnh mọi vấn đề liên quan đến ngành phong thủy học Đông phương. Đây là điều mà cổ thư chữ Hán không thể thực hiện được từ hàng ngàn năm qua.

Khi đã phục hồi được toàn bộ hệ thống lý thuyết thì hệ quả tiếp theo - mà tôi đã trình bày ở trên:

 

Học thuyết này cũng như toàn bộ hệ thống phương pháp luận chuyên ngành của nó với những khái niệm, mô hình biểu kiến.....được mô tả - ứng dụng trong Đông y, Dự báo và phong thủy....vv....đã phản ánh một thực tại nào để có một hiệu quả vượt thời gian tính bằng Thiên niên kỷ như vậy. Đương nhiên, để hiểu được điều này thì điều cốt tử là phải phục hồi một cách chuẩn xác nhất chính hệ thống lý thuyết của nó; mà chúng tôi đã xác định là sai lệch và mơ hồ trong cổ thư chữ Hán nói trên.

 

 

Tức là xác định một cách tổng quan rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành - được phục hồi một cách hoàn chỉnh , nhân danh nền văn hiến Việt - đã phản ánh mọi vấn đề từ sự khởi nguyên vũ trụ cho đến mọi diễn biến của lịch sử hình thành và phát triển vũ trụ trong thời gian vô tận. Và nó cũng phản ánh mọi quy luật tương tác trong lịch sử hình thành và phát triển của vũ trụ liên quan đến trái Đất và con người, có thể tiên tri. Tất yếu nó cũng phản ảnh mọi sự thật về những bí ẩn của vũ trụ mà chính nền tri thức hiện đại của nền văn minh hiện nay đang bế tắc. Đó là cũng là những nguyên nhân để tất cả mọi đài khí tượng thủy văn trên thế giới đều sai khi dự báo về thời tiết của bão Hải Yến vào Việt Nam, sai trong dự báo Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội...vv... Và chỉ có dự báo của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt duy nhất đúng. Đó cũng là lý do để "Không có Hạt của Chúa"; "không có người ngoài hành tinh" và đó cũng là nguyên nhân để tôi xác quyết rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ - chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ khoa học.

Xin lỗi! Với sự vĩ đại đến huyền vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong mọi lĩnh vực - ứng cử viên duy nhất không có đối thủ trong lời tiên tri của bà Vanga  - thì phải nói rằng: Mọi sự phản biện chỉ là những hiện tượng "chém gió, đập ruồi", thiếu hiểu biết ở mức tối thiểu của những tư duy ngớ ngẩn. Tôi thành thật một cách khiêm tốn để nói điều này. Bởi vậy, không có sự phản biện trong diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn. Ngoài trừ những người bạn của tôi muốn chia sẻ.

Cá nhân tôi có thể sai lầm trong nhiều lĩnh vực khác. Nhưng sự xác định tính huyền vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành với tư cách một lý thuyết thống nhất vũ trụ, nhân danh nền văn hiến Việt thì chắc chắn là không. 

Cho nên, dù với tất cả tinh thần khiêm tốn, tôi cũng không hy vọng nó được chia sẻ bởi số đông. Nhưng tôi hy vọng rằng nó có thể là điều cảm nhận được ở những nhà khoa học hàng đầu đích thực của thế giới văn minh, dù chỉ là vài người (Chứ không phải như giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, được nhạc sĩ Dương Thụ công nhận).

Riêng về ngành phong thủy học Đông phương, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, tất nhiên không thể sai về mặt lý thuyết so với những di sản mơ hồ, đầy mâu thuẫn, rời rạc và không có tính hệ thống trong cổ thư chữ Hán.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm qua, tôi vừa đi xem phong thủy cho một trung gia, mới xây xong nhà. Ông ta để toàn bộ khu WC, phòng tắm phía trên bếp với diện tích 5x 5 m. Tôi khuyên ông ta có ba giải pháp sau đây:

1/ Bán nhà đi ở nhà khác.

2/ Chuyển bếp đi chỗ khác.

3/ Đập toàn bộ khu WC.

Ông ta cố vớt vát: "Xí bệt của WC đã đặt ở vị trí cách xa bếp". Tôi xác định: Nếu anh không tin tôi thì cứ vào ở, hậu quả thấy liền.

Tất nhiên, ông ta sẽ không thể hiểu được vì sao phòng WC đặt trên phòng bếp lại có thể gây ra sự suy sụp của cả một sự nghiệp.

Bởi vì, từ lâu tôi đã trình bày với quý vị và anh chị em rằng:

Thế gian này luôn có hai cách giải thích hiện tượng:

1/ Giải thích bằng những khái niệm, mô hình biểu kiến của một hệ thống lý thuyết với khả năng tiên tri. Những lý thuyết cao cấp nhất của nền văn minh hiện đại, đã có thể giải thích điều này với khả năng tiên tri rất, rất hạn chế.

2/ Giải thích trực quan.

Đây là cách giải thích phổ biến của thế nhân và không có khả năng tiên tri. Đây cũng là nguyên nhân để một bà ve chai không cần quan tâm đến mọi thứ lý thuyết trên thế gian, kể cả lý thuyết đơn giản nhất về trái Đất quay của Galileo.

Kết thúc buổi tư vấn, tôi nói: Giầu như Bầu Kiên sai phong thủy còn viên tịch (Ý muốn nói: "Cỡ anh chưa là cái đinh gì").

PS: Nội dung bài này bổ sung cho bài viết trên.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm qua, một nữ thân chủ đến gặp tôi tư vấn về phong thủy. Cô ta nói: Chồng cháu là một người theo Thiên Chúa giáo, anh ấy không tin phong thủy.

Tôi buồn cười quá , nói rằng: Học trò tôi đã làm phong thủy cho không ít tín đồ Thiên Chúa giáo và còn làm phong thủy cho cả một nhà thờ Thiên Chúa ở ngay thành phố này. Tất nhiên phải được sự đồng ý và đề nghị của linh mục. Các vị linh mục có dùng diện thoại và laptop không? Các vị xây nhà thờ có cần những kỹ sư giỏi và thợ kỹ thuật xuất sắc không?

 

Chính vì niềm tin tôn giáo và coi phong thủy là một tín ngưỡng, nên họ đã không tin phong thủy. Rất nhiều người có bằng cấp khoa học cao do không hiểu bản chất của phong thủy cũng coi phong thủy là "mê tín dị đoan" để thể hiện ta đây luôn "khoa học" theo trào lưu thời thượng. Ở đây có sự thống nhất giữa niềm tin tôn giáo mù quáng và thứ tư duy khoa học nửa mùa. Nó thống nhất ở sự dốt nát vì kém hiểu biết. Thực chất phong thủy là một ngành khoa học hoàn toàn khách quan. Nó là sự tổng hợp những quy luật tự nhiên và miêu tả bằng một hệ thống phương pháp luận chuyên ngành bằng những khái niệm, mô hình biểu kiến của nó. Tất nhiên nó là một tri thức rất cao cấp không thuộc về nền văn minh hiện đại. Nên cả thứ khoa học nửa mùa và niềm tin mù quáng vào tín ngưỡng, đều không hiểu gì về nó.

Gần đây, có một cư sĩ Phật giáo nửa mùa cũng cho rằng người tu đến mức cao cấp thì không cần đến phong thủy. Điều này cũng không có gì đáng trách. Vì ngay cả thầy phong thủy sống bằng nghề phong thủy, thì hầu hết cũng chỉ biết ứng dụng và không hiểu bản chất của phong thủy là gì. Cho nên khi bị phản bác và coi là mê tín thì họ không đủ khả năng giải thích và tự biện minh. Chỉ đến khi TTNC Lý học Đông phương chỉ ra tính khoa học của phong thủy thì thiên hạ mới được hiểu lờ mờ về tính khoa học của nó. Bởi vậy, nói không phải qúa lời: Nếu cõi Phật còn chia làm mười phương chư Phật, còn phân biệt cõi của Đức Adi Đà, cõi của Đức Chuyển Luân Thánh Vương.... tức là còn phân biệt thì vẫn cần phải làm phong thủy. Hay nói thêm thế này: Khi còn phân biệt Đức Thích Ca Mâu Ni với Đức Di Lặc.... thì còn trong phạm trù của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Bởi vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ khoa học. Nó giải thích tất cả mọi thứ trong vũ trụ này.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÌ SAO MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG KHÔNG TIN PHONG THỦY?

Trước hết vì họ coi phong thủy cũng là một thứ tín ngưỡng. Và ngay cả kết luận chính thống của nhà nước Trung Quốc cũng định nghĩa "phong thủy là một tín ngưỡng siêu nhiên của Trung Quốc cổ đại". Như vậy, chính người Trung Quốc hiện đại, vốn tự nhận phong thủy là của họ, mà cũng định nghĩa như trên. Điều này chứng tỏ rằng: Bản thân nền văn minh Trung Hoa, cũng chẳng hiểu gì về nhưng di sản mà họ tự nhận là của họ.

Nhưng với những quan niệm như vậy, đã khiến cho các tín đồ tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo đã tẩy chay phong thủy với tư cách là một  tín ngưỡng phi Kito giáo.

Nhưng tất cả những ai có hiểu biết chỉ cần một chút ít về phong thủy - tức là chỉ ở mức độ tối thiểu theo kiếu : "tôi tuổi gì thì nhà ở hướng nào?", cũng đủ thấy rằng: Phong thủy không có niềm tin thần thánh trong phương pháp ứng dụng của nó và những tiêu chí của phong thủy - kể cả trong những di sản từ cổ thư chữ Hán - là hoàn toàn khách quan. Nó không phục vụ cho một quyền lực siêu nhiên nào và không nhân danh bất cứ một tín ngưỡng, tôn giáo nào.

Nhưng chính vì hiểu sai bản chất của phong thủy, cho nên không chỉ những tín đồ một số tín ngưỡng, mà ngay cả những nhà khoa học nửa mùa, có bằng cấp hẳn hoi cũng cho rằng "phong thủy là mê tín dị đoan". Cả hai trường hợp này - khoa học nửa mùa và tín đồ cuồng tín đều thống nhất với nhau ở chỗ dốt nát và bảo thủ, khi họ không chịu nghiên cứu kỹ, thiếu hiểu biết và đã coi phong thủy là một thứ tín ngưỡng.

Trong khi đó, trên thực tế, một học viên của Phong Thủy Lạc Việt là Thiên Đồng, đã chỉnh sửa phong thủy cho cả nhà thờ Thiên Chúa giáo với sự đề nghị của linh mục. Nhưng đây là một hiện tượng riêng lẻ. Còn hầu hết các giáo dân đều cho rằng tin vào phong thủy là mất niềm tin vào Chúa. Hiện tương này cũng có ở những không ít Phật tử có chút kiến thức khi họ cho rằng: Đi tu theo Phật khi đạt đến một giá trị nào đó thì không cần đến Phong thủy. Trong khi đó, các vị linh mục khả kính và các hòa thượng đều đang sử dụng những phương tiện kỹ thuật để gọi là "trợ duyên" cho con đường tu tập của họ. Ít nhất là họ sử dụng điện để thắp sáng, xe ô tô hoặc xe gắn máy để di chuyển...vv.....Tóm lại, họ vẫn sử dụng thành tự của tri thức khoa học hiện đại và ứng dụng trong cuộc sống của họ. Tất nhiên, điều này không làm ảnh hưởng gì đến niềm tin vào thần tượng tín ngưỡng của họ.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

TIÊU CHÍ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TÍNH KHOA HỌC TRONG PHONG THỦY

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh

I - Mở đầu

Có lẽ tất cả những người quan tâm đến lịch sử văn hóa cổ Đông phương đều biết đến một phương phápứng dụng tồn tại với thời gian tính hàng thiên niên kỷ trong lịch sử Đông phương cho đến tận ngày hôm nay – khi chúng ta đang ngồi đây để bàn về nó. Đó chính là những phương pháp ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng Đông phương cổ, quen gọi là Phong Thủy. Đây là một di sản văn hóa phi vật thể thể hiện dưới hình thức một phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của riêng nó – phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành - có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, bởi chính hiệu quả ứng dụng của nó. Nhưng, những di sản của nền văn hóa Đông phương – mà trong đó có khoa Phong Thủy - còn tồn tại xuyên thời gian cho đến tận ngày hôm nay, đã tạo ra một cái nhìn huyền bí của tri thức khoa học hiện đại đối với nền văn hóa cổ Đông phương, vốn bao trùm lên nhiều lĩnh vực. Nhưng chính hiệu quả ứng dụng trên thực tế và sự tồn tại khách quan xuyên thời gian tính bằng thiên niên kỷ, vượt qua mọi không gian văn hóa khác nhau với mọi thử thách của lịch sử - từ thời cổ đại đến văn minh nhân loại hiện đại - đã chứng tỏ khả năng một chân lý - một sự phản ánh thực tại khách quan - đứng đằng sau bộ môn Phong Thủy Đông phương.

Hiện nay, khi khoa học hiện đại ngày càng phát triển thì những học giả, những nhà khoa học hàng đầu đã bắt đầu nhìn lại nền văn hóa Đông phương - vốn một thời bị coi là lạc hậu và huyền bí, là không có cơ sở khoa học – với một cái nhìn mới khác hẳn tầm nhìn chỉ cách đây vài chục năm trước. Họ đã cảm nhận được sự tương đồng giữa nền văn minh Đông phương cổ với tương lai của khoa học hiện đại. Chúng ta đã thấy xuất hiện những cuốn sách mà những người quan tâm đều biết: Ở ngoại quốc thì điển hình là cuốn “Đạo của Vật lý” của Fritjof Capra – nhà vật lý được giải Nobel xuất bản năm 74, hoặc như cuốn “Lượng Tử và Hoa sen” của giáo sư Trịnh Xuân Thuận. Ở trong nước thì điển hình là cuốn: “Tích hợp đa văn hoa Đông Tây “ của giáo sư Nguyễn Hoàng Phương…vv… Các nhà khoa học cũng thừa nhận một tri thức sâu sắc về thiên văn của những nền văn minh cổ. Đã có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu của những nhà khoa học có tên tuổi về thiên văn cổ Đông phương. Những giá trị của Đông phương cổ đại đã được từng bước nhìn nhận. Trong đó có môn Phong thủy ứng dụng vào kiến trúc và xây dựng trong xã hội Đông phương cổ đại và đến tận ngày nay.

Đã có ngày càng nhiều ý kiến cho rằng: Phong thủy là một môn khoa học. Các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã bắt đầu chú ý đến Phong Thủy Đông phương. Những cuộc hội thảo mang tính quốc tế trong kiến trúc và xây dựng, người ta đã nhắc đến Phong thủy trong các bản tham luận. Ngay cả những văn bản mang tầm cỡ quốc gia ở Việt Nam, đã nhắc đến Phong thủy Đông phương. Tại một số nước phát triển, đã có viện nghiên cứu Phong thủy.

Nhưng có thể nói rằng:

Cho đến tận ngày hôm nay, khi chúng ta ngồi đây, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu có giá trị minh chứng một cách thuyết phục về tính khoa học của phong thủy được công bố. Những luận điểm cho rằng Phong thủy mang tính chất khoa học, chỉ là căn cứ vào hiệu quả thực tế trải hàng thiên niên kỷ cho đến bây giờ và sự cảm nhận mơ hồ về nó, hơn là một minh chứng với những luận cứ hợp lý. Hay nói cách khác:

Quan niệm cho rằng Phong Thủy là một phương pháp khoa học mới chỉ dừng lại như là một giả thuyết có cơ sở, dựa trên hiệu quả thực tế vượt không gian và thời gian trong lịch sử văn minh nhân loại và chưa chứng minh được tính khoa học của nó.

Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương với chức năng nghiên cứu tất cả mọi lĩnh vực liên quan đến văn hóa, lịch sử, học thuật cổ Đông phương, mà một trong những di sản học thuật cổ đại Đông phương chính là khoa Phong Thủy.

Bởi vậy, việc tổ chức cuộc hội thảo khoa học chuyên đề “Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại” ngày hôm nay, chứng tỏ tính thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc của Trung tâm chúng tôi. Đây cũng là một cơ hội để chúng tôi trình bày trước quí vị, những công trình nghiên cứu mới nhất của chúng tôi, nhằm minh chứng tính khoa học của Lý học Đông phương và khoa phong thủy nói riêng. Chúng tôi rất hy vọng rằng:

Với sự góp mặt của những nhà khoa học và nghiên cứu trong buổi hội thảo này, sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể; sự hỗ trợ của cá nhân, đơn vị đến việc khám phá những bí ẩn của khoa Phong Thủy, sẽ là sự khai mở cho bức màn huyền bí đang bao phủ một tri thức huyền vĩ của Đông phương cổ đại:

Minh chứng được tính khoa học trong hệ thống phương pháp luận của Phong thủy Đông phương và sự phản ánh một thực tại khách quan là tiền đề của hệ thống phương pháp luận phong thủy qua những di sản còn lại.

II - Giả thuyết về tính khoa học trong phong thủy và tiêu chí khoa học minh định bản chất khoa học của khoa phong thủy.

Kính thưa quí vị.

Khoa Phong thủy đã tồn tại trong lịch sử văn minh Đông phương, vượt thời gian tính bằng thiên niên kỷ, xuyên qua mọi không gian văn hóa với mọi hình thái ý thức xã xã hội, qua nhiều giai đoạn khác nhau trong nhận thức của nhân loại và những thăng trầm của lịch sử. Không thể có một bộ môn khoa học ứng dụng hiện đại nào có một sức sống bền bỉ như vậy. Điều này, đã đặt ra một giả thiết hoàn toàn có cơ sở khoa học về một thực tại khách quan, liên quan đến những bí ẩn của vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người mà nhân loại chưa biết đến - được phản ánh trong hệ thống phương pháp luận và phương pháp ứng dụng của khoa Phong Thủy với hiệu quả xuyên thời gian và không gian của nó. Chúng tôi đặt giả thuyết cho rằng: Sự bí ẩn của khoa Phong Thủy, phải chăng do chính sự thất truyền của một nguyên lý lý thuyết đứng đằng sau phương pháp ứng dụng của Phong thủy và những tri thức về một thực tại khách quan được tổng hợp và phản ánh trong hệ thống lý thuyết đó – Nên trong qúa trình tồn tại và ứng dụng của khoa Phong thủy Đông phương với những khái niệm mơ hồ, lại phải xuyên qua những không gian văn hóa khác nhau trong lịch sử – Nên, những phương pháp ứng dụng của phong thủy đã bị pha tạp với những giá tri văn hóa phi phong thủy - và tùy theo không gian văn hóa và nhận thức của thời đại, người ta đã giải thích nó một cách huyền bí. Thậm chí, bùa chú – một hiện tượng của văn hóa cổ của nhân loại, có trong văn hóa cổ Đông phương; hoặc cúng bái là những nghi lễ có tính tín ngưỡng cũng tham gia vào sự ứng dụng của khoa phong thủy – qua những nghi lễ động thổ, nhập trạch như là sự bổ sung cho phương pháp ứng dụng của Phong Thủy. Rồi cách giải thích mang tính thần quyền cho các nguyên lý lý thuyết căn bản của phong thủy qua hàng ngàn năm, đã khiến môn phong thủy ngày càng huyền bí trong con mắt thế nhân.

Đã không ít ý kiến cho rằng: Phong thủy là một thứ tín ngưỡng, hoặc là một hình thức mê tín dị đoan..vv…. Nhưng dù được giải thích như thế nào thì khoa Phong thủy Đông phương vẫn là một thực tế khách quan tồn tại vượt không gian và thời gian, sừng sững thách đố trí tuệ của cả nhân loại từ những bí ẩn của nó với những hiệu quả đạt được - là nguyên nhân để khoa phong thủy có sức sống đến ngày nay.  Khi thế giới hiện đại ngày càng hội nhập với thông tin mạng, khi khoa học kỹ thuật ngày nay đã vượt xa nhận thức thế giới của con người thời cổ đại từ hàng ngàn năm trước – thì khoa phong thủy vẫn không hề bị loại trừ khỏi thế giới văn minh. Ngược lại, nó ngày càng phát triển và hòa chung với văn hóa hiện đại cùng với sự phát triển của xã hội loài người.

Sức sống mãnh liệt trên thực tế khách quan đó, khiến những tri thức khoa học tình táo nhất, phải có một thái độ nghiêm túc để tìm hiểu về bản chất của khoa Phong thủy Đông phương cổ và những di sản văn hóa Đông phương nói chung.

Hay nói rõ hơn: Những tinh thần khoa học thật sự và có trách nhiệm với chính tư duy khoa học của mình, cần phải khám phá những thực tại khách quan nào làm nên phương pháp ứng dụng của khoa Phong thủy Đông phương - qua sức sống mạnh mẽ vượt không gian và thời gian của nó?

Những nhà nghiên cứu về phong thủy hay tổng quát hơn – về Lý học Đông phương - đều biết rằng:

Phong thủy không phải là sự ứng dụng của hàng loạt những kinh nghiệm. Mà - những phương pháp ứng dụng của phong thủy – dù theo trường phái nào theo cái nhìn phổ biến hiện nay – đều có phương pháp luận từ một lý thuyết vẫn còn mơ hồ bởi những khái niệm và tính bất hợp lý trong hệ thống cấu trúc nội tại, từ cái nhìn của tri thức khoa học hiện đại – Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng mặc dù có sự tồn tại của những bí ẩn đó, khoa Phong Thủy – trong từng phương pháp mà chúng ta quen gọi là trường phái - lại có tính cấu trúc hệ thống, có nguyên tắc, quy ước và quy chuẩn rõ ràng, tính khách quan, có tính quy luật trong phương pháp ứng dụng. Cho dù những phương pháp ứng dụng phong thủy theo những văn bản cổ ghi nhận, rất rời rạc và mâu thuẫn giữa những phương pháp ứng dụng mà các nhà nghiên cứu quen gọi là trường phái.

Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có cơ sở khoa học để đặt một giả thuyết cho rằng:

* Thứ nhất: Hệ thống nguyên lý lý thuyết là tiền đề của khoa phong thủy đã thất truyền và sai lệch. Và bản chất khởi nguyên của bộ môn này trong thời đại văn minh sinh ra nó, vốn là một hệ thống hoàn chỉnh, nhất quán trong phương pháp ứng dụng.

* Thứ hai: Phải chăng khoa Phong thủy ngày nay chỉ là những mảnh vụn còn sót lại sau những thăng trầm của lịch sử con người.

Từ giả thuyết này, chúng ta có thể tiếp tục đặt vấn đề về những nguyên tắc, quy ước, những khái niệm trong phương pháp ứng dụng của khoa phong thủy - đã phản ánh một thực tại khách quan nào được nhận thức, để chúng có những hiệu quả thực tế vượt không gian và thời gian trong lịch sử văn minh nhân loại?

Từ những giả thuyết này, chúng ta cùng khám phá bản chất đích thực của khoa Phong thủy Đông phương với góc nhìn của tri thức khoa học hiện đại. Đây cũng là mục đích của cuộc hội thảo ngày hôm nay. Tôi nghĩ rằng:

Không thể coi là khoa học cho sự nhận thức trực quan với sự giải thích chủ quan của con người từ cái nhìn trực quan đó. Cũng không thể coi là khoa học ngay cả những tri thức được tổng hợp từ những nhận thức trực quan, trở thành một hệ thống lý thuyết để giải thích các hiện tượng. Một lý thuyết khoa học vẫn có thể sai.

Phong thủy Đông phương ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng không phải là yếu tố kỹ thuật xử lý vật liệu, độ bền kết cấu trong xây dựng mang tính trực quan. Mà khoa Phong Thủy Đông phương có tính hệ thống cấu trúc những nguyên tắc, qui định, có phương pháp luận và là sự thể hiện kiến thức của các yếu tố Địa lý, Khí tượng, môi trường sinh thái học, cảnh quan và kiến trúc hình thể. Bởi vậy, để xác định tính khoa học của Phong thủy không thể chỉ căn cứ vào hiệu quả của nó, cho dù đó là những hiệu quả kỳ vĩ xuyên thời gian và không gian trong lịch sử văn minh nhân loại. Mà chúng ta cần có tiêu chí khoa học để thẩm định một giả thuyết, một phương pháp, một lý thuyết được coi là khoa học.

* Tiêu chí khoa học phát biểu rằng:

Một giả thuyết, hay một lý thuyết khoa học được coi là đúng , nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Chi tiết hơn cho tiêu chí này, giáo sư viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn đã phát biểu: Tính hợp lý trong toán học, không thể từ trên trời rơi xuống. Nó phải chứng tỏ một chân lý khách quan đứng đằng sau nó.

* Tiêu chí khoa học cũng phát biểu rằng: Một giả thuyết, hay một lý thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta có thể chi ra chỉ cần một mắt xích sai trong toàn bộ chuỗi mắt xích làm nên hệ thống cấu trúc của nó mà lý thuyết đó không tự biện minh được.

* Tiêu chí khoa học cũng xác định rằng:

Một lý thuyết khoa học phải có lịch sử hình thành nên nó từ những nhận thức trực quan phản ánh một thực tại, và tính tổng hợp những nhận thức thực tại để hình thành một lý thuyết có khả năng giải thích những thực tại khách quan nhận thức được có tính hệ thống, tính nhất quán và sự hợp lý nội tại trong cấu trúc hệ thống phương pháp luận của nó với khả năng tiên tri.

Còn rất nhiều những tiêu chí khoa học cụ thể khác cho các vấn đề liên quan. Giới thiệu những tiêu chí này, chúng tôi muốn xác định rằng:

Một cái nhìn, một sự nhân danh khoa học thì phải có tiêu chí khoa học để thẩm định, khi chúng ta xác định một giả thuyết được coi là khoa học hay không. Do đó, chúng ta cần giải quyết để xác minh tính khoa học và bản chất khoa học của phong thủy thì phải căn cứ theo tiêu chí khoa học.  Do đó, để xác định tính khoa học trong Phong thủy không phải dừng lại ở hiệu quả được chứng nghiệm trên thực tế vượt không gian và thời gian của khoa Phong thủy. Những hiện tượng trực quan này chỉ là tiền đề cho một giả thuyết có có sở khoa học về tính khoa học của khoa Phong thủy. Sự xác minh bản chất khoa học của Phong thủy – là mục đích của cuộc hội thảo hôm nay - phải được minh định trên cơ sở tiêu chí khoa học – cho toàn bộ những vấn đề liên quan đến nó.

Gồm:  * Tính hệ thống – trong đó bao gồm cả lịch sử khoa Phong thủy Đông phương.

* Tính nhất quán và hợp lý – Thể hiện trong nội dung trong hệ thống cấu trúc trong phương pháp luận của khoa Phong Thủy.

* Tính tiên tri - tức cũng thể hiện tính quy luật của phương pháp được nhận thức. Bởi vì không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri.

* Tính khách quan, tức bao gồm cả khả năng phản ánh thực tại và sự giải thích thực tại theo khái niệm của nó.

Như vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu khoa Phong Thủy Đông phương từ góc độ khoa học, đặt ra cho chúng ta những vấn đề phải khám phá và minh chứng:

* Thứ nhất:

Phục hồi và hiệu chính tính hợp lý, nhất quán trong hệ thống cấu trúc của thuyết Âm Dương Ngũ hành là phương pháp luận chủ đạo trong khoa phong thủy.

* Thứ hai:

Xác định một thực tại khách quan là cơ sở nhận thức và được tổng hợp, khái quát hóa trong phương pháp luận của Phong thủy thể hiện trong ứng dụng.

* Thứ ba:

Cội nguồn lịch sử của khoa Phong thủy Đông phương.

Trên cơ sở tiêu chí khoa học và các vấn đề được đặt ra, chúng ta mới có thể có cơ sở minh chứng và liên hệ tính khoa học của phong thủy với kiến trúc hiện đại.

III – Những vấn đề của các phương pháp ứng dụng trong phong thủy hiện nay.

Kính thưa quí vị:

Nếu mọi khái niệm trong hệ thống phương pháp luận của Phong Thủy Đông phương qua các di sản còn lại đều rõ ràng, hệ thống cấu trúc nhất quán hợp lý trong nội dung, thì mọi chuyện đã rõ ràng và không có gì phản bàn cãi. Nhưng chính vì tính bí ẩn và tính bất hợp lý trong cấu trúc hệ thống phương pháp luận, sự mơ hồ về những khái niệm và những thực tại nó phản ảnh, sự hoài nghi về tính nhất quán trong lịch sử hình thành, nên chúng ta cần phải làm sáng tỏ.

Nhưng nếu áp dụng tiêu chí này để tìm hiểu tính hệ thống, tính nhất quán, tính hợp lý qua các bản văn cổ còn lại thì chúng ta không thể xác minh được tính khoa học của phong thủy Đông phương qua các văn bản còn sót lại. Bởi vì sự rời rạc, thiếu tính nhất quán, tính bất hợp lý và sự mơ hồ của các khái niệm trong phương pháp luận trong từng cái quen gọi là trường phái trong phong thủy cổ như: Bát trạch, Dương trạch tam yếu, loan đầu và Huyền không. Thâm chí chúng mâu thuẫn lẫn nhau. Chưa nói đến các phương pháp ứng dụng khác trong phong thủy còn rải rác lưu truyền trong dân gian, không thể sắp được vào một trường phái nào, như các phương pháp trấn trạch, yểm đất..vv.…

Không chỉ riêng phong thủy, mà ngay cả một bộ môn ứng dụng khác trong học thuật cổ Đông phương - ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, thí dụ như Đông y cũng trong tình trang như vậy.

Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng: Giữa hiệu quả thực tế trải hàng thiên niên kỷ, xuyên qua mọi không gian, thời gian lịch sử trong xã hội loài người của học thuật cổ Đông phương và tính mơ hồ, thiếu nhất quán, mâu thuẫn trong hệ thống cấu trúc phương pháp luận của thuyết Âm Dương ngũ hành – khiến hàng ngàn năm nay , con người không thể khám phá ra những bí ẩn huyền bí của nó. Thực tế hiệu quả là không thể phủ nhận. Vậy chúng ta hoàn toàn hợp lý khi giả thuyết rằng: Tính thất truyền và sự sai lệch từ nguyên lý căn để của một thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ sử Đông phương.

Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.

Trong qua trình nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của Lý học Đông phương - trên cơ sở định hướng bởi giả thuyết về sự thất truyền và sai lệch trong các cổ thư còn lại. Chúng tôi đã nhận thấy tính bất hợp lý ngay từ nguyên lý căn để lưu truyền trong cổ thư liên quan đến lý học Đông phương. Đó là nguyên lý: "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư". Đây là một nguyên lý xuyên suốt trong mọi phương pháp ứng dụng, được ghi nhận trong cổ thư chữ Hán.

Sau khi hiệu chỉnh lại nguyên lý căn để ứng dụng trong mọi lịnh vực của Lý học Đông phương là “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư” thành “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”, đối chiếu với tiêu chí khoa học, chúng tôi đã từng bước hệ thống hóa và phục hồi lại toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong đó có khoa Phong Thủy – là một bộ môn ứng dụng của học thuyết này với phương pháp luận của nó. Như vậy, sau khi hiệu chỉnh lại nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành – “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” làm cơ sở đối chiếu, hiệu chỉnh các bộ phận rời rạc còn sót lại của nền Lý học Đông phương và căn cứ vào tiêu chí khoa học, chúng tôi nhận thấy tính nhất quán, tính phản ánh và giải thích thực tại khách quan, tính hệ thống trong cấu trúc phương pháp luận, tính quy luật và dần dần làm sáng tỏ những thực tại khách quan mà thuyết Âm Dương ngũ hành phản ánh và giải thích nó. Đó chính là sự vận động, tương tác có tính qui luật của vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người.

Riêng khoa Phong thủy, chúng tôi nhận thấy rằng: Những phát hiện rời rạc trong lịch sử văn minh Hán thực chất là những phương pháp ứng dụng cụ thể của từng trạng thái tương tác gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người và chúng là những bộ phận khác nhau trong một môn khoa học ứng dụng nhất quán, quen gọi là “Phong thủy Đông phương”. Đó là bốn trạng thái được miêu tả như sau:

1 – Tương tác của từ trường trái Đất lên vị trí nhà và ảnh hưởng đến con người. Được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Bát trạch

2 – Tương tác của cảnh quan môi trường thiên nhiên quanh khu nhà. Được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Loan đầu.

3 – Tương tác của cấu trúc ngôi nhà liên quan đến môi trường với con người. Được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Dương trạch tam yếu.

4 – Tương tác có tính quy luật và chu kỳ của vũ trụ trong bầu trời không gian của Thái Dương hệ. Được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Huyền Không.

Sự thống nhất có hệ thống các phương pháp ứng dụng và rời rạc còn lại trong cổ thư của Phong Thủy, trên cơ sở nguyên lý căn để “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” đã cho thấy tính nhất quán, tính hệ thống, sự giải thích hợp lý các vấn đề và hiện tượng liên quan trong phương pháp luận của một học thuyết cổ ứng dụng trong phong thủy là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đồng thời trên cơ sở này, chúng tôi cũng từng bước khám phá tính quy luật, tính khách quan của một thực tại mà lý thuyết đó phản ánh và ứng dụng cụ thể trong phong thủy. Đó chính là sự vận động và tương tác có tính qui luật của vũ trụ, thiên nhiên và cuộc sống quanh chúng ta và hoàn toàn phủ hợp với tiêu chí khoa học.

III - Kết luận

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương chúng tôi đã kết luận khái quát về tính khoa học của Phong Thủy Đông phương chính là sự ứng dụng những nhận thức thực tại qui luật vận động và tương tác của thiên nhiên, cuộc sống và vũ trụ trong việc phục vụ cho cuộc sống của con người. Phương pháp Phong Thủy được phục hồi với danh xưng phong thủy Lạc Việt hoàn toàn có tính hệ thống, tính nhất quán, tính khách quan, tính qui luật và khà năng tiên tri phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Trên cơ sở tiêu chí khoa học, chúng tôi xác định phong thủy là một một bộ môn khoa học ứng dụng trên cơ sở những hiệu ứng vận động và tương tác có tính qui luật, tính khách quan trong kiến trúc và xây dựng nhằm phục vũ cuộc sống con người. Khoa Phong Thủy xác định những tiêu chí, những nguyên tắc, qui ước dựa trên thực tại khách quan trong kiến trúc và xây dựng cổ xưa . Nhưng tiêu chí, nguyên tắc này không phủ nhận những tri thức và tiêu trí cũng như những yêu cầu trong kiến trúc hiện đại. Mà nó xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống của con người trên cơ sở qui luật nhận thức được và phản ánh trong khoa phong thủy.

Như vậy, tính khoa học của Phong thủy được xác định trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một phương pháp được coi là khoa học, nếu nó thỏa mãn tiêu chí đó. Nhưng cần phải xác định rằng: Tính hệ thống và nhất quán trong phong thủy Đông phương – một trong những tiêu chí khoa học – chỉ được xác định khi phục hồi trện nguyên lý căn để xuyên suốt của thuyyết Âm Dương Ngũ hành là “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”. Không căn cứ trên nguyên lý này thì Phong thủy theo bản văn cổ không có tính hệ thống, tính nhất quán và không có khả năng phản ánh hợp lý một thực tế khách quan làm nền tảng của hệ thống phương pháp luận của nó, cũng như tính hợp lý trong cấu trúc hệ thống của nó. Ngoại trừ hiệu quả ứng dụng.

Trong thời gian hạn hẹp chúng tôi chỉ xin được giới thiệu những nét khái quát nhất về tính khoa học của Phong thủy Đông phương được phục hồi trên cở sở hiệu chỉnh nguyến lý xuyên suốt “Hậu thiên lạc Việt phối Hà Đồ”. Từ cơ sở này, chúng tôi sẽ trình bày những sự giải thích cụ thể những nguyên lý, thực tại được khám phá trong việc phục hồi và minh chứng tính khoa học trong phong thủy và sự liên hệ với kiến trúc hiện đại trong các bản tham luận sẽ trình bày ngày hôm nay trong cuộc hội thảo này. Với một bề dày thời gian trải hàng thiên niên kỷ tồn tại trong lịch sử văn minh nhân loại, với những khái niệm cổ xưa khái quát những thực tại chưa được biết đến và khác với ngôn ngữ hiện đại. Cho nên chúng tôi chưa thể phục hồi một cách hoàn hảo những bí ẩn của khoa Phong thủy Đông phương và của Lý học Đông phương nói chung. Nhưng chúng tôi tin rằng: Với tinh thần khoa học và sự đam mê khám phá, chúng ta sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu trong việc đem ánh sáng khoa học soi sáng bức màn huyền bí của văn hóa Đông phương cổ đại và phục hồi lại toàn bộ những tri thức của người xưa trong việc nhận thức bản thể của vũ trụ, thiên nhiên và con người.

                                                                                                 Nguồn: Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương

Các tin tức khác

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực hư ngôi mộ ăn mày giúp một gia đình giàu như ‘công tử Bạc Liêu

(Văn hóa) - Nói về chuyện bốc mộ, không thể không nhắc đến các giai thoại về mộ kết, vốn mang rất nhiều màu sắc kỳ bí khiến con người ta khi mừng rỡ, hân hoan, lúc sợ hãi, đau khổ. Mộ kết (mộ phát) là những ngôi mộ khi được đắp xong hoặc chưa kịp đắp tự nhiên đất chỗ ấy đùn lên thành ngôi mộ to lớn khác thường. Những ngôi mộ này thường có kích thước lớn gấp đôi, gấp ba… lần, thậm chí được “đùn” thành gò, đống. Và gia đình, dòng họ nào có được những ngôi mộ kết này, con cháu đời đời được hưởng vinh hoa phú quý, giàu sang hơn người…

Ngôi mộ kết của kẻ ăn mày

Tình cờ, tôi có dịp ghé qua xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Tại đây, tôi được người dân kể cho nghe câu chuyện về sự giàu có nổi tiếng khắp vùng của cụ Chánh Đúc tên thật là Nguyễn Đình Giám, sinh sống vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Cụ giàu có vì được hưởng lộc từ ngôi mộ phát.

Bà Thanh (65 tuổi, xã Tân Dân, Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết: “Câu chuyện về cụ Chánh Đúc ở đây từ trẻ con đến các cụ già, ai cũng biết. Người ta còn có câu ví von “giàu như ông Chánh Đúc””. Cũng theo lời bà Thanh kể, theo câu chuyện bà được nghe từ các cụ cao niên trong làng, bố ông Chánh Đúc là một người ăn mày, bị chết trên đường đi khất thực bên Hưng Yên. Sau khi chết, ngôi mộ ấy bị mối đùn lên thành đống, từ đó ông Chánh Đúc giàu có nhất vùng.

Nghe bà Thanh kể xong, tôi tìm đường tới xã Chuyên Mỹ, nơi vẫn còn con cháu của cụ Chánh Đúc sống. Tại đây, tôi được ông Lâm Hữu Đào, cán bộ văn hóa xã Chuyên Mỹ khẳng định: “Câu chuyện về cụ Chánh Đúc là có thật. Nghe nói cụ ấy giàu có lắm”. Thế rồi chẳng quản đường sá, ông Đào dẫn tôi đến gặp ông Nguyễn Văn Lộc, 73 tuổi, cháu gọi cụ Chánh Đúc là ông cậu (bà nội ông Lộc là chị gái của cụ Chánh Đúc). Thế rồi ông Lộc kể cho tôi nghe câu chuyện liên quan đến ngôi mộ phát và sự giàu có của cụ Chánh Đúc.

Thực hư ngôi mộ ăn mày giúp một gia đình giàu như 'công tử Bạc Liêu' - Ảnh 1

Nhờ ngôi mộ kết phát mà cụ Chánh Đúc và con cháu trở nên giàu có. Ảnh minh họa.

Ông nội cụ Chánh Đúc không rõ tên gì, sinh ra trong một gia đình nghèo, không rõ lai lịch, gốc tích ở đâu. Chỉ biết rằng họ là những người hiền lành, chất phác và lương thiện. Lớn lên, ông nội cụ Chánh Đúc theo học nghề thợ xẻ. Tay nghề của ông nổi tiếng khắp vùng. Mỗi khi làng hết việc, ông mang đồ nề, dụng cụ đi đến các nơi khác làm thuê, lấy tiền về nuôi cha mẹ, vợ con. Mỗi chuyến đi như thế, có khi cả tháng, thậm chí vài tháng ông mới về nhà. Và trong mỗi chuyến đi ấy, ông nội cụ Chánh Đúc không quên mang theo chiếc hộp đựng thuốc lào được khảm trai tinh xảo. Chiếc hộp này được coi là “vật bất ly thân” của ông. “Chỉ cần nhìn chiếc hộp đựng thuốc lào ấy, con cháu, người làng nhận ra ngay. Bởi kỹ xảo khảm trai tuyệt đỉnh ấy chỉ người đạt trình độ nghệ nhân nơi đây mới tạo thành và nó còn là “biểu tượng” khi đó của làng về kỹ xảo khảm trai”, ông Lộc chia sẻ.

Lần ấy, ông nội cụ Chánh Đúc đi mãi không thấy về nhà. Vợ con, người thân của ông đi dò hỏi khắp nơi nhưng không biết tung tích ở đâu. Ông còn sống hay đã chết… không một ai biết. Một thời gian sau, tình cờ, con cháu của ông gặp “vật bất ly thân” kia. Hôm ấy, làng vào ngày mùa, ngoài đồng lúa chín vàng rực rỡ, nếu không gặt nhanh, thóc sẽ rụng. Cực chẳng đã, gia đình người cháu của cụ Chánh Đúc mới phải tìm thợ. Khi đám thợ gặt ngồi nghỉ ngơi tại đầu ruộng, một người thợ gặt liền bỏ trong túi hộp đựng thuốc lào ra hút. Nhìn chiếc hộp được chạm khắc công phu, đẹp đẽ ấy, người cháu của cụ Chánh Đúc ngờ ngợ. Người ấy liền mời người kia đến nhà cụ Chánh Đúc nói chuyện.

Vừa nhìn thấy vật, cha cụ Chánh Đúc nhận ra ngay “vật bất ly thân” của người bố thất lạc bao năm. Theo lời kể của người thợ gặt, cách đó mấy năm, có một người đàn ông ăn mày đi qua vùng đất thuộc Khoái Châu (Hưng Yên). Về đến đây, người này vào làng ăn xin và làm thuê cho dân làng. Nhìn thấy hộp thuốc đẹp quá, ông thợ gặt ngỏ lời xin, người đàn ông nọ tặng luôn. Trời tối, người đàn ông nọ ra điếm canh đê xin ngủ nhờ để sáng mai về sớm. Tuy nhiên, sáng ngày hôm sau, người đàn ông nọ bị ốm và chết. Thương cảm, dân làng gọi nhau mang người đàn ông nọ đi chôn. Mọi người bó ông trong một manh chiếu cũ, khiêng ra đồng để chôn. Vừa đi được một đoạn, mây đen kéo đến kín trời, mưa gió nổi lên. Những hạt mưa to hất xối xả vào mặt đoàn người đưa tang khiến bước chân họ siêu vẹo trên con đường đất lồi lõm, trơn trượt. Cố thêm được một đoạn, mọi người bảo nhau đặt tạm người chết xuống cái hố nhỏ ven đường, sáng mai sẽ ra mang đi chôn.

Sáng hôm sau, khi dân làng đến nơi, cái hố trâu đằm ven đường, nơi đặt người ăn mày đã bị mối đùn lên thành một ngôi mộ lớn. Nhìn ngôi mộ, dân làng bảo nhau, đây là ngôi mộ kết. Bên trong ngôi mộ này có tơ hồng quấn quanh người chết. Ngôi mộ này chỉ có thể để nguyên, nếu cải táng, con cháu người này sẽ mất lộc. Còn nếu để nguyên cho ngôi mộ “tự lớn”, con cháu người này được hưởng sự giàu sang và vinh hoa, phú quý muôn đời.

Kể đến đây, ông Lộc bảo: “Tôi đã từng sang thắp nhang ngôi mộ tổ ấy. Ngôi mộ ấy rất lớn, to gấp mấy lần so với những ngôi mộ khác. Ngay từ thời cụ Chánh Đúc, ngôi mộ ấy cũng đã to như thế. Hiện nay khu đất có ngôi mộ ấy thuộc sự quản lý của con cháu cụ Chánh Đúc. Bởi sau cái ngày gặp người thợ gặt kia, cụ Chánh Đúc đã sang tận nơi mua khu đất ấy rồi thuê người trông nom, chăm sóc”.

Sự giàu có của một dòng họ

Từ khi có mộ phát, con cháu người ăn mày ăn lên làm ra, chẳng mấy trở thành người giàu có nổi tiếng khắp vùng. Sự giàu có trên có phải nhờ được lộc trời từ ngôi mộ phát? Theo lời kể của một số người dân làng thôn Chuôn Trung, Chuyên Mỹ, thời điểm ông nội cụ Chánh Đúc chết, ngôi mộ được ăn lộc trời, trở thành mộ kết, từ một gia đình nghèo khó, gia đình cụ Chánh Đúc có của ăn, của để. Đặc biệt đến thời cụ Chánh Đúc, sự giàu có ấy nổi tiếng khắp tổng.

Đưa tay chỉ về phía cánh đồng trước mặt, bà Thanh (65 tuổi, xã Tân Dân, Phú Xuyên, Hà Nội) bảo: “Cả cánh đồng thẳng cánh cò bay này trước kia là của cụ Chánh Đúc hết đấy. Cụ ấy giàu lắm”. Rồi bà Thanh bảo: Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, nhà ở của cụ Chánh Đúc vô cùng rộng lớn, tráng lệ và nguy nga. Trong nhà cụ có hàng chục người ở để trông nom, dọn dẹp, lau chùi nhà cửa. Bữa ăn của cụ toàn “sơn hào, hải vị” được mua từ khắp nơi về. Mỗi khi cụ thức giấc, có người đến tận giường bưng cốc cho cụ nhổ nước bọt, người bưng thau nước ấm, người cầm khăn mặt… Mỗi lần đi xa, cụ cho hàng chục người theo hầu, hộ giá… Có thể nói, cụ là “ông vua nhỏ” ở vùng cụ cai quản (cụ làm Chánh tổng).

Dẫn tôi ra trường tiểu học của xã Chuyên Mỹ, ông Lâm Hữu Đào bảo: “Cả khu này ngày xưa là nơi vui chơi, giải trí, ăn uống của cụ Chánh Đúc. Đây cũng là nơi cụ Chánh Đúc đón các quan lớn trên huyện về. Những cái cây cổ thụ kia là dấu tích về nơi nghỉ dưỡng của cụ Chánh Đúc đấy. Những cái cây này được cụ ấy trồng mà”. Theo lời kể của ông Đào, xưa kia nơi đây là một cái hồ hình bán nguyệt lớn. Ở giữa hồ là một mặt phẳng, trải được mấy cái chiếu để cụ Chánh Đúc cùng mọi người ra đó chơi cờ, luận bàn công việc. Trên bờ là những căn phòng dành để ăn uống, nghỉ ngơi… Có thể nói, khu vui chơi, nghỉ dưỡng thời xưa của cụ Chánh Đúc được ví ngang ngửa với những khu resort hiện đại ngày nay. Bởi số lượng các quan từ nơi kéo về ăn chơi, nghỉ dưỡng rất đông. Hầu như ngày nào cụ Chánh Đúc cũng đón đoàn khách hàng chục người đến ăn, nghỉ, chơi không mất tiền… Ngoài ra, cụ Chánh Đúc cũng hay mang tiền dâng vào đình, chùa hoặc cho tiền sửa sang các nơi công cộng…

Ở miền Nam, người ta ví “giàu như công tử Bạc Liêu” thì ở đây người ta cũng ví sự giàu có của những người sau này với cụ Chánh Đúc. Cụ giàu có, biết hưởng thụ là vậy nhưng lại là một người vô cùng thương người. Cụ thường cho thuê ruộng với giá rất rẻ; nếu không may năm đó mất mùa, cụ sẵn sàng cho nợ đến sang năm trả hoặc trả dần dần. Không bao giờ cụ thúc ép người nghèo. Hay mỗi khi xảy ra hạn hán, mất mùa, dân nghèo đói khổ, cụ lại sai người nấu cháo, phát chẩn hoặc cho vay mượn thóc gạo… Chính vì thế, cụ được nhân dân khắp vùng yêu mến.

Đời cụ Chánh Đúc giàu, đời con cháu của cụ cũng giàu. Theo lời chia sẻ của ông Lộc, sau khi chiến tranh loạn lạc xảy ra, cụ mất, con cháu cụ di tản vào Nam, thi thoảng mới về nhưng ai cũng thành đạt và khá giả. Một số người cháu của cụ còn sang nước ngoài sinh sống. Có thể nói dù ở đâu, con cháu của cụ Chánh Đúc vẫn rất giàu có, sung sướng, đến nay đã là đời thứ 4, thứ 5 rồi. Nhưng tất cả sự giàu có ấy liên quan đến mộ kết cũng chỉ là tin đồn vô căn cứ mà thôi.

Lý giải về sự giàu có của cụ Chánh Đúc, ông Lộc bảo: “Tôi không biết sự giàu có ấy có phải bắt nguồn từ ngôi mộ phát của ông nội cụ Chánh Đúc không. Chỉ biết rằng từ đời cụ Chánh Đúc làm ăn luôn luôn gặp may mắn, phát đạt (ngày trước cụ Chánh Đúc làm cai thầu, nạo vét kênh mương, hồ và xây dựng…). Ngày nay, con cháu cụ cũng rất giàu sang, phú quý, ai cũng làm giám đốc này kia…”.

(Theo Đời Sống Pháp Luật)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRAO ĐỔI TRÊN FACEBOOK

 

1981949_688825037831192_6917098064416745

Hôm nay, con trai cụ bệnh ung thư đến nhà mua hai bộ cóc về trấn yểm. Nói chung họ rất khâm phục phong thủy Lạc Việt coi như đấy là một yếu tố tác động kỳ diệu. Hi. Trong khi lão Gàn chữa bệnh ung thư đã ngót cả chục ca thành công. Với lão Gàn thì không chữa được mới là lạ.
Lão Gàn hỏi thăm thì biết cụ đã khỏe mạnh và sinh hoạt gần như bình thường.
Cảm ơn sự chia sẻ của các bạn với phong thủy Lạc Việt.

 

PhongThủy Giả Thiên Đồng thích nội dung này.
 
Công Thìn Bệnh viện K sắp đóng cửa, những tỉ phú ngư Nam Cường, Diệu Huyền ko chết một cách lãng sẹt
 
Kieu Nguyet Nga b cũng ko nên tin vào miệng lưỡi của truyền thông của cánh nhà báo có 1 đồn 100, thực sự t ko được gì từ vụ langxe này đâu, chỉ là vì t đã trải nghiệm và thấy rằng phong thủy là yếu tố không thể xem nhẹ dù trước đây t là kẻ bảo thủ cóc tin vào cái gì hết Công Thìn

 

Công Thìn Tớ ngâm mấy món lạc việt này 3 năm nay, và trong giới họ gato hay lật mặt lão Gàn này thì ko rõ, cơ mà quá nhiều điều phi lí được đọc

 

Kieu Nguyet Nga Câu chuyện đuổi mua gió là cánh nhà báo tự giật tít mà thôi, thực ra trước thông tin dự báo thời tiết của trung tâm khí tượng thủy văn rằng dịp đại lễ mua to và đã từng có phương án bắn mây rất tốn kém, trước thông tin đó chú phong thủy chỉ đăng trên diễn đàn rằng theo dự báo của phong thủy lạc Việt thì dịp đại lễ ko mưa mà nắng đẹp. Bỗng dưng cánh nhà báo gắn cho cái mác "dị nhân đuổi mưa" làm xấu tên tuổi của chú ấy

 

Kieu Nguyet Nga t ko quan tâm đến những chuyện mà cánh nhà báo dựng lên mà chỉ biết rằng khi t ko có 1 xu để làm phong thủy thì chú ấy đã giúp đỡ miễn phí dù chẳng quen biết, chú ấy đã giúp rất nhiều người nghèo khó đi làm phong thủy mà ko có tiền mua đồ lễ chú ấy còn đưa tiền cho đi mua. Và những người đó đều thành công.

 

Công Thìn Khó nói nhỉ, cơ mà chữa ung thư thì... e hèm, chắc còn lâu lâu nữa ms tin dc

 

Kieu Nguyet Nga bản thân t cũng ko bao giờ tin nếu t ko chứng kiến. Và nhà t cũng có anh trai bị bệnh nan y suốt mười mấy năm, cho đến khi gặp được chú phong thủy mới tháo gỡ được chứ cúng bái thập phương đủ kiểu mà lại chẳng pải ma tà gì hết

 

Công Thìn Trần Đức ngâm cứu đi a

 

Đức Trần Hix

 

Thien Su Lac Viet Muốn tin hay không, tôi cho địa chỉ để đến tận nơi kiểm chứng. Còn không thể kiểm chứng được thì hãy quan sát kỹ đã. Người tôi chữa thành công bệnh ung thư này là một người khá nổi tiếng trên mạng và là thầy của nhiều giáo sư bác sĩ. Sở dĩ tôi chưa công bố tên tuổi vì muốn tránh tiểu nhân làm hại.

 

Kieu Nguyet Nga Cháu luôn ủng hộ chú Thien Su Lac Viet

 

Nguyễn Thảo Nhà bạn Nga đi theo đạo mà cũng mê tín nhỉ?

 

Kieu Nguyet Nga Nguyễn Thảo t chỉ theo đạo làm nguoi thoi, t truoc day ko tin gi ke ca tam linh va gio van vay. Dưng t tin phong thuy vi no la khoa hoc

 

Nguyễn Thảo Ờ ra là thế, Hi

 

Kieu Nguyet Nga T ko co thoi gian di nhà thờ hay đi chùa có chăng chỉ để vãn cảnh theo phong trao vì đâu pai cứ cầu mà dc quan trong la dựa vào sức minh la chinh

 

Thien Su Lac Viet Đến giờ này mà vẫn có người coi phong thủy là "mê tín". Nó mê tín ở chỗ nào? Kiến thức khoa học đến đâu mà bảo phong thủy mê tín? Hay thấy người ta nói cũng nói theo?! Có biết rằng hơn 400 đại biểu trong đó có những nhà khoa học hàng đầu thật sự đã tham gia Hội thảo "Phong thủy là một ngành khoa học" không?

 

Kieu Nguyet Nga Nhieu nguoi theo Thien chua giao thi coi tat ca nhung thu ngoai thien chua giao la me tin chu Thien Su Lac Viet a.

 

Thien Su Lac Viet Hì! Vậy tin Chúa là "khoa học" sao? Một đệ tử của chú đã làm phong thủy cho một nhà thờ theo yêu cầu của vị linh mục. Chú đã công khai trên mạng của chú. Đó chính là Thiên Đồng. Linh mục và sư dùng Dt di động, đèn, internet...thì cũng như ưng dụng phong thủy.

 

Kieu Nguyet Nga những con chiên ngoan đạo ko tin gì ngoài chúa và tất cả những gì ngoài chúa là mê tín hết, cháu cũng bất lực với suy nghĩ đó của họ, vị Linh mục làm phong thủy kia thật là người hiếm có khó tìm trong giới theo đạo mà cháu biết chú ạ, vì ngay cả việc cháu chia sẻ những thông tin về phong thủy với gia đình dưới quê Nam Định thì bị phản đối ngay tức thì và bị các bậc cao niên nói là không nên tin, cháu đành ngậm ngùi tự làm tự quyết thôi ạ

 

Thien Su Lac Viet Phong thủy là một hệ thống tri thức mô tả những quy luật vận động khách quan và ứng dụng những quy luật này để tránh cho con người những tương tác xấu và phát huy những tương tác tốt. Nó cũng như DTDD ứng dung quy luật của sóng điện từ, điện, vật lý....để con người ứng dụng mang lại tiện ích cho con người thôi. Nhưng điện, sóng điện từ, vật lý....là nền tảng tri thức của khoa học hiện đại, con người đã nhận thức được - là quy luật khách quan - nên người ta vẫn ứng dụng, kể cả sư và linh mục. Nhưng những quy luật tương tác vũ trụ trong phong thủy thì không thuộc về nền tảng tri thức hiện đại, nên con người không hiểu được. Nên gán cho nó cái mác :"mê tín dị đoan" trong việc tin và không tin. Không lẽ vì "tin phong thủy" nên khỏi ung thư chăng? Vậy những người không tin phong thủy thì phải chết vì ung thư chăng? Rõ ràng đó là một thứ tư duy lối mòn không chịu suy luận.

 

Thien Su Lac Viet Những người cho rằng Phong Thủy Lạc Việt là mê tín có thể tạm xem đường link này:http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/.../11137-trao-doi.../

 

Thien Su Lac Viet Còn nếu như xem mà không hiểu thì nên xem lại năng lực tư duy.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, khi con chưa đăng nhập vào diễn đàn thì không xem được. Máy nhà hay cơ quan cũng vậy, nó hiện thông báo :"Sorry, we couldn't find that!".

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, khi con chưa đăng nhập vào diễn đàn thì không xem được. Máy nhà hay cơ quan cũng vậy, nó hiện thông báo :"Sorry, we couldn't find that!".

 

Lạ nhỉ? Về nguyên tắc: Tất cả các bài viết trên diễn đàn mọi người đều phải xem được, chỉ trừ giảng đường Phong thủy Lạc Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng rồi! Khi sư phụ thoát ra ngoài thì cũng không xem được chủ đề "Hội thảo Phong thủy" trong đó liên quan đến topic này.

Để sư phủ hỏi BBW xem sao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

THIÊN LÝ NHÃN
Vừa rồi trong Album "Tuyệt chiêu Địa lý Lạc Việt", anh Trần Minh Nhật có hỏi: "Hi, con cũng chưa hiểu chiêu "Thiên Lý Nhãn" lắm. Con phải qua xin sư phụ học thêm". Vậy Thiên Lý Nhãn là gì?

 

pc4_zps40bf35c8.jpg

Phòng họp của Tổng Cty DTT được thiết kế theo hình Thiên Lý Nhãn

 

Anh chị em Phong thủy Lạc Việt thân mến.- nếu anh chị em vào đây và đọc được bài này.
Tôi thường nhắc nhở anh chị em rằng:
Phong thủy Lạc Việt là một hệ thống tri thức chặt chẽ, nhất quán, hoàn chỉnh, mộ tả những quy luật tương tác khách quan và giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và sự kiện trong phạm trù của nó có khả năng tiên tri.
Nhưng, khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở bờ nam sông Dương tử thì ngành học này đã thất truyền. Nền văn minh Hán tiếp thu một cách không hoàn chỉnh, sai lệch và chỉ gồm những mảnh vụn rời rạc lưu truyền trong dân gian. Cái gọi là 4 trường phái phong thủy trong văn minh Hán, thực chất chỉ là bốn yếu tố tương tác trong một hệ luận nhất quán của Địa Lý Lạc Việt. Điều này giống như "Cửu Âm chân kinh" bị xé lẻ thành các võ phái Trung Hoa trong tiểu thuyết "Cô gái Đồ Long" của Kim Dung vậy.
Cả một nền văn minh sụp đổ và bị đô hộ hơn 1000 năm - đây không phải con số vô cảm được đọc trong một giây - nên vẫn còn rất nhiều tri thức Địa Lý Lạc Việt rải rác trong dân gian và không....nằm trong cái gọi là trường phái nào của Tàu. Trong đó có những chiêu thức ứng dụng. Đó là lý do tôi thường khuyên anh chị em phải luôn sưu tầm tiếp thu các kiến thức Địa Lý Lạc Việt còn lưu truyền trong dân gian là vậy.
Quay trở lại câu hỏi của Trần Minh Nhật - liên quan đến chiêu thức ứng dụng - Trong lớp Địa Lý Lạc Việt cao cấp tôi có mô tả một yếu tố tương tác thứ V, ngoài 4 yếu tố tương tác tự nhiên mà người Tàu gọi là Trường phái - thì đây là yếu tố tương tác do con người mô phỏng thiên nhiên tác động lên chính cuộc sống của mình. Bởi vậy, những chiêu thức trong phong thủy hầu hết đều nằm trong yếu tố tương tác thứ 5 này, trong đó có "Thiên Lý Nhãn".
Vấn đề là tại sao con người mô phỏng tự nhiên - một trong những nguyên lý của yếu tố tương tác thứ V - lại có thể thành chiêu thức trong Địa Lý Lạc Việt? Đó chính là sự vận dụng nguyên lý "Hình nào khí đó" trong Lý học Đông phương.
  

 

IMG_0012.jpg

Song cửa sổ nhà Thiên Sứ được thiết kế theo hình "Thiên Lý Nhãn". Hình ảnh cũ. 

NhaSP39.jpg
Song cửa sổ nhà Thiên Sứ được thiết kế theo hình "Thiên Lý Nhãn". Biểu tượng của con mắt thứ ba. Hình ảnh cũ.

 

Nguyên lý này thì ai tìm hiểu về Lý học chuyên sâu đều biết. Và đều có thể sổ Nho chém gió trên các bàn nhậu để dọa những người kém hiểu biết. Nhưng vấn đề là tại sao lại "hình nào khí đó"? Đến đây thì chỉ dành cho những người có khả năng tư duy thực sự và cập nhật kiến thức khoa học hiện đại nhất - đó là lý thuyết vật lý lượng tử.
Những thực nghiệm của vật lý Lượng tử đã xác định rằng: Cho hai hạt cơ bản đồng tính chất cách nhau với một khoảng cách tính bằng năm ánh sáng. Nếu một hạt đảo chiều thì hạt kia ngay lập tức cũng quay theo cùng chiều với hạt ban đầu.
Nói rộng ra ngoài lề một chút thì phải có một trường tương tác tức thời trong vũ trụ để tác động lên hạt thứ hai và tốc độ tương tác của trường này phải là tuyệt đối, hoặc gần như tuyệt đối.
Từ đó chúng ta sẽ có một suy luận hợp lý rằng: Mọi cấu trúc vật chất có hình thể giống nhau sẽ có cùng một tính chất như nhau về cấu trúc vật chất được tạo thành từ những hạt cơ bản. Thí dụ: Một cục gang nằm lăn lóc trong đống phế liệu, cũng có cấu trúc vật chất giống một chiếc bánh trớn (Bánh đà) đúc bằng gang đang họat động trong một cái máy nổ. Một hòn non bộ nhỏ làm tiểu cảnh trong nhà cũng sẽ có cấu trúc như núi đá vôi trong cả một dãy núi. Và dù là đá vôi, hay gang, thép thì chúng cũng có cấu trúc từ những hạt cơ bản. Những hạt cơ bản này sẽ thông qua trường tương tác có sự vận động cùng tính chất với các hạt tương tự trong cấu trúc hình thể giống nhau. Và nó phải tạo ra trong không gian xung quanh những hình thể giống nhau này, một trường tương tác tương ứng để có thể "nhận ra" tính chất của nhau , mà những thí nghiệm khoa học đã thể nghiệm ở trên. Lý học mô tả trường tương tác tương ứng này là "khí chất". Đó chính là nguyên lý của "Hình nào khí đó" trong Lý học Việt. Từ nguyên lý và bản chất của vấn đề mà tôi mô tả ở trên, đã hình thành yếu tố cấu trúc Hình Lý Khí trong Địa Lý Lạc Việt và tạo ra những chiêu thức trấn yểm trong yếu tố tương tác thứ V trong Địa lý Lạc Việt. Nói rộng hơn và ngoài lề một chút thì đây chính là nguyên nhân để tôi xác định rằng: Ngay cả các lý thuyết vật lý hiện đại nhất của nền văn minh hiện nay, dù phát triển thêm 50 năm nữa thì vẫn còn thua xa những nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương. Vì nền văn minh này đã hiểu rõ và sâu sắc hơn nhiều khi đã ứng dụng một cách rất cụ thể, chi tiết trong đời sống con người.
Bởi vậy, anh chị em Địa Lý Lạc Việt phải hiểu được bản chất của nguyên lý lý thuyết này thì mới có thể hiểu một cách rõ ràng những chiêu thức ứng dụng của Địa Lý Lạc Việt.
Một lý thuyết nhân danh khoa học thì phải phản ánh những thực tại khách quan mà nó mô tả. Nguyên lý "Hình nào khí đó" trong Lý học Đông phương phản ánh một thực tại khách quan liên hệ với những tri thức khoa học đã mô tả bắt đầu từ những thực nghiệm của vật lý lượng tử. Tất nhiên nó chỉ bí ẩn và "mê tín dị đoan" với những người không chịu tư duy.
Trở lại với chiêu thức "Thiên Lý nhãn". Trước hết chiêu thức này có hình thức của một con mắt. Tính đến ngày hôm nay, tôi đã ứng dụng "Thiên Lý nhãn" trong 5 ca phong thủy. Trong đó có một ca chính là căn nhà của tôi thể hiện qua các khung cửa sổ (Khung cửa số nhà tôi thiết kế theo hình Thiên Lý nhãn"). Nhưng có thể nói ca ứng dụng hoàn hảo nhất là ở Tổng Cty DTT. Các bạn có thể xem sự ứng dụng chiêu thức này trong topic "Phong thủy Lạc Việt ứng dụng, trong phần nói về Tổng Cty này.
Vậy "Thiên Lý nhãn" có tác dụng gì?
Trước hết, theo nguyên lý "hình nào khí đó" thì con mắt là biểu tượng của sự nhận thức, sự quán xét và là dữ kiện ban đầu của sự phát xét. Tất nhiên, theo nguyên lý "Hình nào khí đó" - đã chứng minh ở trên - thì khi ứng dụng hình thể nào nó sẽ tạo ra một trường khí tương tự và tác động đến những con người trong hình thể kiến trúc thuộc sở hữu của người đó. Tất nhiên, với trường khí tương tác của "Thiên lý nhãn" sẽ có tác dụng làm cho con người sống trong trường khí của nó lựa chọn và tập hợp được những đối tác tốt trong kinh doanh với những quyết định đúng đắn hơn.
Như vậy, anh chị em Địa Lý Lạc Việt - đặc biệt anh chị em nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt cao cấp - cần phải hiểu nguyên lý lý thuyết và bản chất thực tế của những phương pháp ứng dụng trong những chiêu thức trong Địa Lý Lạc Việt, mà tôi đã trình bày trong lớp. Như vậy, chúng ta có thể biến hóa thành rất nhiều chiêu thức để ứng dụng và trấn yểm. Nếu chỉ học phương pháp thì chỉ là sự ứng dụng thuần túy và thành thợ Phong Thủy. Cho dù là thợ cao cấp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân để Lý học Đông phương nói chung bị coi là huyền bí trong con mắt tha nhân hơn 2000 năm nay, khi nền văn hiến Lạc Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Thực chất tất cả các ngành chuyên môn của Lý học Đông phương, từ bói toán, phong thủy, Đông y...hoàn toàn rất khoa học.

=============================

PS: Viết thêm trong topic của web này:

Tuy nhiên, để minh chứng cả một nền văn minh phương Đông huyền vĩ đến kỳ vĩ, nếu sự kiện cách đây chỉ 50 năm thôi - lúc ấy thuyết Lượng Tử chưa phát triển - có lẽ sẽ không được coi là có "cơ sở khoa học". Còn ngay bây giờ, có lẽ cũng chỉ vài người ở trình độ và khả năng tư duy rất cao cấp , cũng chỉ có thể lờ mờ hiểu được, vì cảm nhận được tính hợp lý lý thuyết.

Sở dĩ như vậy, là do sự phát triển của nền văn minh hiện đại có xu hướng thực chứng, thực nghiệm này cũng chưa đủ chín để có những phương tiện kỹ thuật kiểm chứng những thực tế ứng dụng của Địa Lý Lạc Việt. Hay nói cách khác là do khoảng cách chênh lệch trình độ giữa hai nền văn minh. Cho nên chỉ có thể mô tả trên tính hợp lý lý thuyết.

11 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CAO THỦ TỬ VI
Cách đây vài ngày, lão Gàn gặp một cao thủ trong làng Tử Vi. Tất nhiên không phải Tử Vi Lạc Việt. Ông ta có tham khảo sách của Lão Gàn với trình độ giảng sư Đại học chuyên khoa của một trường có tên tuổi và không phản đối lão Gàn với tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Nhưng điều đáng tiếc là ông ta bị ung thư đại tràng và phổi. Ông ta lại nghèo, vì ngoài lương giáo viên ra, không có thu nhập nào khác. Con gái trong nhà cũng một đứa mang bệnh thuộc loại nan y. Bởi vậy, lão quyết tâm chữa bệnh cho một tài năng Tử Vi và học thuật chuyên ngành.
Tiếc thay, khi đến nhà thì cấu trúc nhà ông ta quá xấu. Nếu sửa theo Địa Lý Lạc Việt thì ông ta không đủ tiền sửa chữa. Theo kinh nghiệm của Lão Gàn thì tệ lắm cũng phải đến 500 triệu. Bởi vậy, lão khuyên ông ta nên thuê nhà chỗ khác và lão sẽ nhiệt tình chữa chạy, trước khi quá muộn. Lão hy vọng may ra kịp. Mặc dù bề ngoài ông ta vẫn thể hiện sự khỏe mạnh. Chuyện này từ từ sẽ thông tin tắc tục.
Nhưng có điều ông ta góp ý cho cái mặt tiền nhà lão Gàn. Lão Gàn thấy đúng và OK liền. Trong vài ngày tới, mặt tiền nhà lão Gàn sẽ có bộ mặt mới. Lão Gàn sẽ chụp hình đưa lên đây (Fb Thiên Sứ Lạc Việt). Quý vị đón xem.
Nhưng bài viết này không phải là thông tin về nhà lão Gàn sẽ sửa lại hoàng tráng hơn. Cũng không phải là để giới thiệu về một ca ung thư mà Địa Lý Lạc Việt sẽ có khả năng can thiệp. Mà là giới thiệu một tài năng Tử Vi thuộc hàng cao thủ và hy vọng những ai có nhu cầu xem Tử Vi trọn đời hãy đến với ông ta với giá hữu nghi như các cao thủ khác đang xem tại đất Việt, là: 5 triệu đồng/ lá số Tử Vi trọn đời. Đây là gía ban đầu. Khả năng sẽ tăng lên 10 triệu đồng/ lá số Tử Vi trọn đời với các đại gia. Lão Gàn từ lâu đã bỏ coi Tử Vi. Với lão thì 20 triệu/ lá số Tử Vi trọn đời lão cũng không xem và đã từng từ chối. Có thể nói lão chưa bao giờ giới thiệu ai xem Tử Vi công khai, như đối với ông này. Tức là đem "rùa tín" của mình đặt cọc vào lời giới thiệu công khai. Nhưng vì lão tin rằng quý vị có nhu cầu coi Tử Vi trọn đời sẽ tìm được một lời giải cuộc đời mình một cách chính xác hơn nhiều.
Cá nhân lão Gàn xác định rằng: Nếu quý vị lấy lá số Tử Vi Lạc Việt trên trang Chủ của diễn đàn đem tới thì cũng từ một tài năng này, sẽ xem chính xác hơn nữa. Tuy nhiên, dù theo Tử Vi Tàu thì tôi tin rằng quý vị sẽ tìm được lời giải cho cuộc đời mình chính xác hơn.
Tạm thời vì chỗ ở ông ta có thể di chuyển, quý vị có nhu cầu có thể liên hệ với lão Gàn để giới thiệu với ông ta. Tiền bạc quý vị trả thẳng cho người có công xem cho quý vị.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị.

===============================

PS: Nhân đây, lão Gàn cũng trân trọng thông báo rằng: Cô gái bị ung thư phổi cách đây hai năm, phải sang Sing chữa bệnh mất 2 tỷ rưỡi đã khỏi hẳn bệnh, sau khi chỉnh sửa phong thủy theo Địa Lý Lạc Việt. Cô ta đi làm từ lâu và đã lấy chồng. Đây không phải là lần duy nhất lão chữa thành công bệnh ung thư theo Địa Lý Lạc Việt. Nhân đây lão cũng quảng cáo cho dịch vụ chuyên chữa ung thư bằng Địa Lý Lạc Việt. Gía cả tùy theo địa vị xã hội. Tất nhiên , nếu không khỏi bệnh lão Gàn trả lại tiền.

Qua đây, lão Gàn đã xác định rằng: Địa Lý Lạc Việt - tức phong thủy Lạc Việt - mới có khả năng trị căn gốc của bệnh, còn y học (Gồm cả Đông Tây Y) chỉ có tác dụng trị hiện tượng bệnh có nguồn gốc bắt đầu từ cơ thể.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Được sự đồng ý của lão Tiền bối, cao thủ trong làng võ lâm Tử Vi. Tôi xin đưa lên đây số Dt của ông để quý vị có nhu cầu có thể liên hệ trực tiếp qua số:
0938699585.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão Gàn bỏ coi Tử Vi từ lâu. Có lẽ vì không có duyên với nghề này. Cho nên có vị đại gia đặt lão một lúc 4 lá tử vi với giá 1000 Dol/ lá. Lão đã từ chối. Nhưng không phải vì lão không bít xem Tử Vi. Lão khoe rằng: Lão là 1/ 3 người coi chính xác khoảng thời điểm bắt đầu và kết thúc của cuộc chiến tranh vùng Vinh II, qua lá Tử Vi của SD Hussen. Người thứ 2 là Thiên Cơ coi bằng quẻ Dịch, chính xác đến ngày Hoa Kỳ sẽ tấn công Iraq, người thứ ba cũng coi bằng Dịch, bổ sung chính xác ngày kết thúc là Dương Tường.

Lão Gàn cũng không cần thiết phải khoe điều này. Vì cả làng Vũ Đại đều biết, nếu sinh hoạt trên tuvilyso.com vào thời điểm trước cuộc chiến vùng Vinh II. Nhưng lão Gàn phải khâm phục tài năng coi tử vi của lão tiền bối trên.

PS: Xin lưu ý là khả năng coi Tử Vi và lý thuyết về Tử Vi Lạc Việt là hai vấn đề khác nhau. Khái niệm Tử Vi Lạc Việt và Tử Vi Tàu chỉ thể hiện hai phương pháp ứng dụng để luận đoán. Nó vẫn phụ thuộc vào khả năng của người xem Tử Vi, dù là theo Tử Vi Tàu. Có điều nếu coi theo Tử Vi Lạc Việt thì sẽ chính xác hơn, nếu cùng một khả năng. Việc này đã chứng nghiệm trên web lyhocdongphuong.org.vn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hehe, cháu đã liên hệ rồi, định xem cho thằng cu con dc 2 tuổi nhưng họ bảo bé quá, đành xem lá số cho cháu vậy, chắc thứ 2 mới ra ngân hàng gửi tiền dc

Rất cảm ơn chú thiên sứ đã giới thiệu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay