phamhung

Sự Phát Triển Của Não Người

2 bài viết trong chủ đề này

Não người đã phát triển tới giới hạn

Các nhà khoa học Đại học Cambridge (Anh) cho hay: Khả năng của bộ não người đã đạt tới giới hạn, các định luật vật lý học và sinh lý học không cho phép tăng được các hoạt động tư duy của con người nữa. Phải chăng sự thông minh của con người đã đến giới hạn?

TIN LIÊN QUAN

Hợp chất khiến não trong suốt

Trở thành họa sỹ với một nửa bộ não

Não cũng có chế độ tiết kiệm năng lượng

Posted Image Bộ não của con người không thể phát triển thêm được nữa?. Ảnh minh họa.

Trong quá trình nghiên cứu cấu tạo của bộ não người và nhu cầu năng lượng cần phải cung cấp cho nó, các nhà khoa học đã đi đến kết luận là quá trình tiến hóa khả năng trí tuệ của con người đã diễn ra vài triệu năm và nay đã đi đến giới hạn cuối cùng.

Giáo sư sinh học thần kinh Simon Loglin, trường Đại học Cambridge tuyên bố: "Chúng ta đã lên tới đỉnh trong sự phát triển của bộ não”. Não chỉ chiếm 2% trong lượng cơ thể mỗi người nhưng lại tiêu thụ khoảng 20% năng lượng.

Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi đã xác định được rằng, để tăng thêm những hoạt động trí tuệ, bộ não người cần được bổ sung một số năng lượng mà theo tính toán, cấu tạo cơ thể con người không cho phép”. Bất cứ sự tăng năng suất lao động trí óc nào cũng như khả năng trí tuệ nào cũng là một điều quá sức đối với cơ thể.

Một số người lập luận rằng, vẫn còn một cách khác nữa để vượt được khả năng hiện nay của bộ não là tăng cường những mối liên kết giữa các tế bào não. Thế nhưng muốn làm được điều đó thì phải cung cấp cho não một khoảng không gian lớn hơn, nói cách khác, phải tăng kích thước cho nó. Thế nhưng hộp sọ chẳng phải là cao su để co giãn một cách linh hoạt. Những vết gấp của não chứng tỏ chúng đã buộc phải tự giới hạn tối đa để có thể nằm gọn trong kích thước của đầu.

Cho nên não đã phát triển đến “đỉnh” và phải ngừng tiến hóa.

Từ những lập luận của mình, giáo sư Loglin đi đến một kết luận đáng buồn: “Con người không thể trở thành thông minh hơn được nữa. Thể chất không cho phép ta cứ muốn là được”.

Nhu cầu năng lượng đã quy định sẵn, não chỉ có thể xử lý một lượng các số liệu nhất định trong một giới hạn. Nạp thêm năng lượng thì cơ thể không cho phép.

Tuy từ lâu, ai cũng biết, ở những người thông minh, mạng tế bào thần kinh sở dĩ làm tốt hơn là bởi nó truyền các tín hiệu từ phần này sang phần khác của bộ não với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Để làm được điều đó càng khó khăn hơn.Đã thế, một số dự báo còn chứng minh một điều khá bi quan bộ não của chúng ta đang giảm kích thước.

Liệu những phát hiện trên đây của các nhà khoa học Anh có đồng nghĩa với mức độ thông minh của con người đã đến giới hạn?

Tuấn Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao IQ ở một số nơi cao hơn nơi khác

Không nhiều người thông minh như Einstein, nhưng có những địa phương mà người dân có chỉ số IQ cao hơn những nơi khác. Người ta không khỏi đặt câu hỏi vì sao?

TIN LIÊN QUAN

Sữa mẹ giúp trẻ thông minh hơn

Cô bé thông minh hơn Einstein

Trí thông minh không chỉ do di truyền

Những bệnh truyền nhiễm là yếu tố “cướp đi” một số lớn năng lượng dùng để phát triển bộ não. Có một giả thuyết cho rằng đó là nguyên nhân làm xuất hiện sự khác biệt giữa trí thông minh của con người. Theo Livescience, một nghiên cứu cho thấy rằng một đứa trẻ mới ra đời cần tới 90% số calo của mình để tạo ra và vận hành bộ não. (Thậm chí khi đã trưởng thành, riêng bộ não bé nhỏ ấy vẫn tiêu thụ đến 1/4 tổng năng lượng của chúng ta). Nếu trong thời thơ ấu, khi bộ não đang hình thành lại xảy ra chuyện gì đó thì não cũng phải hứng chịu. Những bệnh truyền nhiễm là yếu tố “cướp đi” một số lớn năng lượng dùng để phát triển bộ não. Có một giả thuyết cho rằng đó là nguyên nhân làm xuất hiện sự khác biệt giữa trí thông minh của con người.

Posted Image

Có sự khác biệt trong trí thông minh của những người ở vùng khác nhau? Ảnh minh họa.

Rất nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số IQ trung bình khác nhau giữa dân tộc này và dân tộc khác cũng như trong cùng một dân tộc có sự khác nhau giữa địa phương này và địa phương khác. Các nhà khoa học đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu nguyên nhân. Trọng tâm của những cuộc thảo luận là yếu tố nào, di truyền hay môi trường sống hoặc cả hai ảnh hưởng lớn đến não. Người ta cho rằng IQ cao hay thấp liên quan đến hàng loạt nguyên nhân: được học lúc nhỏ ở trường tốt hay không, trình độ học vấn, tình trạng sức khoẻ, vị trí công tác, tiền lương, nguy cơ béo phì… Tất cả là những điều phải cân nhắc.

Nhiều nhà khoa học đã đề cập đến bức tranh IQ trên toàn cầu. Nigel Barber cho rằng IQ phụ thuộc chủ yếu vào trình độ học vấn. Donald Temper và Haroko Arikawa lý luận rằng khí hậu nơi nào càng lạnh, càng khó sống, phải cố gắng để tồn tại làm IQ tăng lên. Satoshi Kanazawa đặt giả thiết sự tiến hoá buộc IQ phải cao ở những vùng xa với nguồn gốc tiến hoá của loài người: vùng hạ Sahara của châu Phi. Một giả thuyết khác: tổ tiên của chúng ta nếu chỉ ở nguyên một chỗ chẳng cần nghĩ ngợi gì nhiều, nhưng nếu di cư đi tìm nơi ở mới, gặp các môi trường đầy thách thức thì trí thông minh buộc phải tiến hoá hơn để sống còn. Điều này xem ra có vẻ hợp lý hơn cả.

Năm 2010, người ta phát hiện sự phụ thuộc mạnh mẽ giữa IQ và các bệnh truyền nhiễm bằng những so sánh thống kê giữa 2 yếu tố này ở các vùng khác nhau trong các thời đại khác nhau và đi đến kết luận: bệnh truyền nhiễm có thể là cơ sở quan trọng duy nhất để dự đoán chỉ số IQ trung bình.

Giả thuyết dường như không chỉ đúng ở các quốc gia, các vùng địa lý mà còn đúng với các cá nhân. Có những nghiên cứu chứng minh trẻ em nhiễm giun sán đường ruột khi trưởng thành có chỉ số IQ thấp. Một nghiên cứu khác chỉ ra tại nhiều vùng ở Mehico, chỉ số IQ trung bình tăng lên sau khi xoá được bệnh sốt rét. Các nghiên cứu ở các quốc gia khác cũng khẳng định điều này.

Tại Mỹ, IQ trung bình thay đổi theo từng tiểu bang (người dân ở các bang Massachusetts, New Hampshire và Vermont có IQ ở mức cao, còn ở bang California, Louisiana và Mississippi có IQ ở mức thấp). Bệnh truyền nhiễm là cơ sở quan trọng để dự báo chỉ số IQ và đúng với số liệu điều tra. Năm bang có chỉ số IQ thấp nhất đều là 5 bang có tỷ lệ bệnh truyền nhiễm cao nhất.

Cho tới nay, các dẫn chứng đều đưa đến kết luận bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân đầu tiên làm thay đổi trí thông minh của con người tren toàn cầu. Vì đây là một nhân tố “động” (có thể thay đổi được) hơn là nhân tố di truyền nên là một tin tốt lành cho những ai có ý định xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, liên quan đến chỉ số IQ (vì nếu chỉ tính đến yếu tố di truyền thì khó mà thay đổi được IQ).

Vấn đề còn lại là tìm hiểu bệnh truyền nhiễm nào có ảnh hưởng nhất đến phát triển bộ não.

Tuấn Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay