Posted 17 Tháng 10, 2011 Tư liệu tham khảo: TAM MỆNH THÔNG HỘI Nghiên cứu lý luận hàng ngàn năm và thu thập từ thực tiễn không chỉ hoàn thiện hệ thống luận mệnh tứ trụ mà còn tích luỹ lượng lớn các tác phẩm nghiên cứu, nổi tiếng nhất có Uyên hải Tử Bình, Tam mệnh thông hội. Uyên hải Tử Bình khá hoàn chỉnh, là tác phẩm nổi tiếng luận thuật một cách có hệ thống về mệnh lý học tứ trụ do Từ Tử Thăng ở đời Tống dựa trên phương pháp luận mệnh của Từ Tử Bình ghi chép lại, là tác phẩm mở màn cho mệnh lý học tứ trụ. Mệnh lý thám nguyên là tác phẩm của Viên Thụ San đời Thanh. Dựa trên cơ sở của các tác phẩm nổi tiếng trước đó, cuốn sách này đã kết hợp vệc kiểm nghiệm tính hợp lý của phương pháp bát tự trong thực tiễn và tư tưởng tề nước cứu dân. Tam mệnh thông hội là tập đại thành về tứ trụ mệnh lý, là sự tổng kết toàn diện nhất của các trước tác về mệnh lý tứ trụ có từ trước nó. Sách Tam mệnh thông hội được viết thành sách vào đời Thanh. Đây là thời kỳ đỉnh cao của sự phát triển tứ trụ luận mệnh. Bậc công thần khai quốc đời Thanh là Tống Liêm Tăng viết cuốn Lộc hợp biện, lần đầu tiên tổng kết có hệ thống về nguồn gốc lịch sử mệnh lý học của Trung Quốc, sự ra đời của tác phẩm nổi tiếng về mệnh lý này giống như măng mọc sau cơn mưa xuân, khá nổi tiếng và chất lượng khá tối còn có Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn của khai quốc công thần đời Minh) là sách Trích thiên tuỷ, Tử Bình chân thuyên của Thẩm Hiếu Chiêm, Tam mệnh thông hội của Vạn Dân Anh, Thần phong thông khảo mệnh lý chân tông của Trương Thần Phong, trong đó Tam mệnh thông hội có ảnh hướng lớn nhất, tiếng tăm rộng nhất. Xem lại toàn bộ Tam mệnh thông hội có hai đặc điểm nổi bật nhất: Một là tổng kết lịch sử phát triển hơn 200 năm của thuật đoán mệnh bát tự, chắt lọc được tinh hoa trong đó, sử dụng cách diễn đạt có hệ thống giúp cho hệ thống đoán mệnh bát tự hoàn thiện hơn. Từ đó mà thuật đoán mệnh bát tự đạt đến đỉnh cao của lý luận. Hai là phổ cập. Do nội dung sách phong phú, tuyển chọn thích hợp, trình bày hệ thống, có nhiều ví dụ thực tế nên được mọi người đón nhận, có giá trị cao. Nhìn tổng kết thì Tam mệnh thông hội có 24 quyển: Quyển 1 luận về cơ sở luận mệnh bát tự. Quyển 2 luận về mệnh lý và phương pháp đoán mệnh cơ bản, dề cập đến lý luận và các bước cách sắp xếp niên, nguyệt, nhật, thời trụ để đự đoán đại vận, tiểu vận, lưu niên, mệnh cung và hình xung khắc hại hoá hợp của can chi. Quyển 3 thảo luận về tinh túc thần sát, có cát tinh như thiên nguyệt đức, thiên ất quý nhân, có hung thần như Dương nhẫn, Lục ách. Quyển 4 thảo luận về 10 can toạ chi và nguyệt thời và hành vận cát xung. Quyển 5 giảI thích các thuật ngữ như ấn thụ, thực thần, chính quan, thiên quan, chính tài, thiên tài. Quyển 6: thảo luận về cách cục của bát tự. Quyển 7 đến quyển 9 thảo luận về cách xem tướng mạo tính tình của một người từ mệnh cục, xem bát tự luận Lục thân, và cát hung của mệnh nữ. Quyển 10 đến quỷên 12 là khẩu quyết ca dao luận mệnh, thực chất là tổng kết của mấy quyển trước. Quyển sách này trong quá trình biên tập dựa vào nội dung của “Tam mệnh thông hội” và quan hệ lôgic phân 24 quyển trên thành 3 bộ. “Luận đoán” cát hung trong bộ thứ 2 là được ghi chép từ quyền 4 đến quyển 9, là nội chung chủ yếu của lý luận bát tự tứ trụ. Bất luận là mức độ ảnh hưởng hay nội dung thì Tam mệnh thông hội đều là đi đầu, là tác phẩm toàn diện nhất trong lịch sử mệnh lý học. 1- Luận Hà Đồ Và Hồng Phạm Ngũ Hành -Xưa Bào Nghi là Vua của thiên hạ ,Hà đồ dùng làm Bát quái , cho nênchữ là Càn Khôn Khảm Ly Chấn Tốn Cấn Đoài , đặt Thiên Địa Nhựt Nguyệt Phong Lôi Sơn Trạch các loại tượng .-Hệ từ nói : Trời đất định vị , sơn trạch thông khí , phong lôi tươngbạc , thủy hỏa không tương xạ , bát quái tương thác , bát quái thành lệ mà có 24 vị đồng hành ở trong đó , chẳng kịp lấy âm dương tiêu tức mà nghiệm lấy sự biến của bát quái .Giáp thuộc mộc , mộc nạp quái ở càn mà giao với khôn , dùng khôn trên dưới hai hào ,giao hoán với càn trên dưới hai hào hóa thành khảm tượng , giáp tùy khảm mà hóa nên thuộc mộc vậy .Ất vốn thuộc mộc , nạp quái ở Khôn , Khôn đối với Càn , dùng càn lấy hào giữa giao hoán khôn ở giữa nên thành ly tượng , ất chịu ly hóa nên thuộc hỏa vậy .Bính vốn thuộc hỏa nạp quái ở cấn , cấn đối với đoài , lấy hào dưới của đoài giao hoán với cấn hào dưới hóa thành ly tượng , Bính chịu ly hóa nên thuộc hỏa vậy .Đinh vốn thuộc hỏa , nạp quái ở đoài , đoài đối với cấn , lấy hào thượng của cấn giao hoán với hào thượng của đoài hóa thành càn tượng , Đinh chịu càn hóa nên thuộc kim vậy .Canh vốn thuộc kim , nạp quái ở chấn , chấn đối với tốn , lấy hào dưới của tốn giao hoán với hào dưới của chấn hóa thành khôn tượng , Canh chịu khôn hóa nên thuộc thổ vậy .Tân vốn thuộc kim nạp quái ở tốn , tốn đối với chấn , lấy hào trên của chấn giao hoán với hào trên của tốn hóa thành khảm tượng , Tân chịu khảm hóa nên thuộc thủy vậy .Nhâm vốn thuộc thủy , nạp quái ở ly , ly đối với khảm , lấy hào giữa của khảm giao hoán với hào giữa của ly hóa thành càn tượng , Nhâm chịu càn hóa nên thuộc kim .Quý vốn thuộc thủy , nạp quái ở khảm , khảm đối với ly , lấy hào giữa của ly giao hoán với hào giữa của khảm hóa thành khôn tượng , Quý chịu khôn hóa nên thuộc thổ vậy .Đây là 8 can biến ở nạp quái , như hai hào thượng hạ của Càn Khôn mà giao hoán , thủ tượng có nghĩa Bĩ Thái , cho nên nói Thiên Địa định vị . Chấn Cấn dùng hào thượng giao nơi Tốn Đoài . Tốn Đoài dùng hạ hào giao với Chấn Cấn , thủ tượng có nghĩa Hàm Hằng Tổn Ích nên nói Lôi Phong tương bạc . Sơn trạch thông khí , lấy hào giữa của Ly giao với Càn Khôn , Càn Khôn lấy hào hạ giao với Khảm Ly , thủ tượng là Ký tế Vị tế , nên nói Thủy Hỏa bất tương xạ là vậy .Bát quái có biến có không biến , Càn Khôn là gốc ư , Kim thượng mà không biến thì âm dương là Tổ tông mà các quái là Phụ Mẫu vậy , thối thân mà dừng nơi sáng , cao lão mà không biến vậy , nên Khảm Ly Chấn Đoài vị nơi tứ chánh . Kim Mộc Thủy Hỏa mà không biến thì dùng Tí Ngọ Mão Dậu 4 vị vượng địa , tuyên bố đắc lệnh tứ thời mà khí hóa thành vậy , cho nên bất biến vậy . Cấn Tốn dùng biến thì Cấn thổ đổi vị nơi Khảm Chấn , ở Đông bắc , suy ở Sửu , bịnh ở Dần , nghỉ nơi thay vị thì tự nhiên thành sơn mà hóa mộc vậy . Tốn vốn đổi vị ở Chấn Ly Đông Nam , suy ở Thìn bịnh ở Tỵ không thể tự lập , trở về quy thủy ở Thìn là mộ địa , gồm với Thìn là thủy vậy . Hợi vốn thuộc thủy do kim mà sanh , thừa thay kim mà lập nên Hợi thuộc Kim vậy . Dần vốn thuộc mộc do thủy mà sanh , nương theo thủy mà lập nên Dần thuộc thủy . Tỵ vốn thuộc hỏa do nơi mộc mà sanh , tùy Chấn mà suy , thay Chấn mà lập nên Tỵ thuộc Mộc vậy . Thân vốn thuộc Kim , thủy sanh nơi Thân , Kim giúp Thủy thế nên Thân thuộc thủy vậy . Thìn Tuất Sửu Mùi trung , 5 phương 5 thổ thần phân làm tứ quý , là chủ của sự tạo hóa đúc nặng , có cái chất hậu tải ( chở đầy) , phương mộc có thể biến , do thổ mà sanh mộc , phụ nơi thổ và chiếm một nữa của thổ là thủy , thủy gúp cho thổ tịnh , Thìn Tuất là dương nên động nên thuộc Mộc ; Sửu Mùi là âm tịnh vậy , nên thuộc Thổ . Do sự hóa khí nơi ngũ hành mà thủ , thống suất các loài , lợi cho Trời Đất giao mà sanh vạn vật , trên dưới giao mà thành đức nghiệp , nam nữ giao mà đồng chí khí . Xưa đi nay đến chưa hề không giao hợp mà có thể thành . Sự tạo hóa là vậy . Suy bịnh lui về chưa hề không tự tiếp tục đổi thay mà thường chuyển hóa cái cơ vận vậy . Cho nên Hồng Phạm đại ngũ hành sở dỉ nói : Ất Bính Ly Nhâm là Viêm hỏa . Càn Hợi Đoài Đinh theo giống cây . Quý Sửu Khôn Thân Mùi giá sắc . Chấn Cấn tứ vị khúc trực trang . Giáp Tí Giáp Dần Tốn tân địa . Thìn TUất giai đồng nhuận hạ hành .Thường xem nhân mệnh như gặp Giáp Ất Đinh Canh Tân Nhâm Quý Tí mà cư nơi Càn Cấn Tốn Khôn thì phải lấy sở biến mà luận vậy . Với thập can hóa khí , lục thập nạp âm nạp giáp đều hợp lại mà tham xét , không thể chỉ dùng Hà Đồ chánh ngũ hành mà luận mệnh rồi nói pháp của ta là vậy . Đời nầy khi nói về Mệnh thì phần nhiều không chuẫn xác vậy.2 - Luận Thiên Can Âm Dương Sanh Tử - Hoặc hỏi trong 10 can có phân âm dương cương nhu sanh tử không ?. - Đáp rằng :Trong 10 can có 5 dương 5 âm .Dương thì cương mà Âm thì nhu . Trong Dịch nói phân âm phân dương để cương nhu thay đổi vậy . Còn phân sanh tử tức là mẫu sanh tử . Tử thành thì mẫu lão,tử . Cái lý thật tự nhiên. Phú rằng : Dương sanh âm tử . Dương tử âm sanh. Tuần hoàn thuận nghịch. Biến hóa là vậy .* Giáp mộc đứng đầu trong 10 can , chủ tể của tứ thời , sanh dưỡng vạn vật . Tại Thiên là Lôi là Long .Tại Địa là Lương là Đống nên gọi Dương mộc . Khi Lộc đến Dần , thì Dần là Mộc rời Thổ , tức căn rễ đã đoạn đứt mà cành lá cũng đã tuyệt nên gọi là Tử Mộc , Mộc tử thì cứng vậy ,lấy búa rìu mà chặt chẻ thì thành được khí vật . Trường sanh ở Hợi , Hợi là nước sông hồ ao đầm gọi là Tử Thủy , ngâm tẩm lâu năm thì không thể hư hoại , giống như cây sa cây thung , ở nơi thủy thì thường chắc chắn , nếu rời thủy mà lên nguồn gặp Quý thủy, Quý thủy là nước hoạt động là nước mưa giữa trời đất , Mộc bị khi khô khi ướt dễ thành khô mục tức năng sanh Hỏa , Hỏa vượng thì Mộc phải thiêu vậy , tức có cái họa khói bay lửa cháy vậy. Còn Ngọ thuộc Ly hỏa , hỏa nhờ mộc sanh , mộc là mẹ của hỏa, hỏa là con của mộc , con vượng thì mẹ suy, có không hết lý nên Giáp mộc Tử ở Ngọ . Kinh nói : mộc không dến Nam đúng là vậy . Lại nói Giáp là dương cương xuẩn mộc , nguyên không có căn rễ nhành lá , nếu thành khí mà dùng tất cũng nhờ nơi kim , núp giấu để không hư hoại tất cũng nhờ nơi thủy , được hỏa đắc phối thì có tượng văn minh . Dùng hỏa quá nhiều mà lại gặp Nam phương thì hóa thành than khói dẫn đến tai hại vậy . Do chỗ Giáp mộc không lấy Xuân Thu mà định sướng khổ , đụng tới vật mà biến hóa nên cũng không có định hình nên phải xem kim hỏa thủy thế nào vá lại xem hợp hóa thế nào chứ không thể chấp nhứt mà luận vậy .* Ất mộc kế tiếp sau Giáp , phát dục vạn vật , sanh sanh không dứt , tại Thiên là Phong , tại Địa là thọ (cây) nên là âm mộc . Lộc mà đến Mão , Mão là Thọ mộc (cây) nên rễ sâu cành tốt , hoạt mộc thì mềm vậy . Sợ dương kim nghiền chặt và sợ mùa Thu thì mộc gãy điêu linh , thích có nhuận thổ để bồi đắp cho rễ , muốn được hoạt thủy để giúp tươi lá cành , hoạt thủy tức là quý thủy vậy , tức là nước mưa vậy . Ở đất là dòng nước chảy thấm vậy , như đất canh tác làm cho đâm chồi . Lộc đến tại Ngọ thì lục dương tiêu tận , một âm lại sanh nên hoa lúa sanh nơi thời Ngọ và Ất mộc thì sanh nơi đất Ngọ . Tháng 10 là kiến Hợi , Hợi là thuần âm tư lịnh .Nhâm Lộc đến Hợi là đương quyền , tử thủy phiếm lạm , thổ mỏng gốc hư mất sự bồi dưỡng cho nên Ất mộc Tử ở Hợi. Kinh nói : Thủy phiếm thì mộc trôi nổi tức là vậy . Lại nói : ẤT là mộc có cành lá tươi tốt rất thích cùng dương hòa chiếu thì được vinh quang , âm lạnh thì không lợi , thủy nhiều thì trốc lở gốc , kim vượng thì chặt đứt mà buồn giận . Như than đã suy mà Hỏa nhiều lại đến phương Nam thì họa không ít , hành về Tây thì thổ trọng càng hại cho than , không hay mà theo thì họa rất lớn . Bởi hoạt mộc tức là mộc liên căn (liền rễ ) vậy. Sao lấy Đống Lương mà ví .*Bính hỏa trông đẹp chiếu khắp, tại Thiên là nhựt là Lôi , tại Địa là lư là Dã ( đúc) , đó tức dương hỏa , Lộc tại tỵ , Tỵ là hỏa của lò đúc nên là Tử hỏa , là cương hỏa vậy , thích có tử mộc để phát sanh lửa , sợ Kim Thổ che đậy ánh quang .Tử mộc là Giáp mộc vậy . Giáp Lộc tại Dần , Dần là nơi dương mộc , Mộc thạnh thì Hỏa sanh , ẩn nơi mộc thạnh , nếu người không dùng thì không thể phát sanh , nên ngũ dương đều xuất ở tự nhiên mà làm tiên thiên , còn ngũ âm đều xuất ở nhân sự mà làm hậu thiên . Bính hỏa sanh ở Dần lý thật rất rõ như Hỏa của Thái dương , từ phía Đông mà lên đến Tây thì hết , Tây thuộc Đoài mà Đoài là Trạch , Thổ đã sanh Kim , khí Kim mà thạnh thì che mất ánh quang của Bính hỏa , không thể phát huy thì sao mà không tối được . Cho nên Bính Hỏa sanh ở Dần mà tử ở Dậu vậy . Kinh nói : Hỏa không hướng Tây là vậy . Lại nói : Bính Hỏa tượng là Thái Dương , trên dưới hóa quang , chẳng nơi nào không chiếu nhưng không lấy Mộc trôi nổi làm mẹ vì không thể sanh được lửa ; không nhận Thổ bị thấp thủy làm con , vì dương hỏa không thể sanh vậy . Nếu gặp sông hồ tử thủy dù không hợp không xung thì cũng nỗi ba đào mà xung khích thôi , đây thuộc loại khắc hỏa nên phải kỵ vậy , là loại phồn hoa không thực , Thủy không thể sanh Hỏa mà lại còn làm tắt ánh quang của Hỏa , có nghĩa như ngũ tinh Thái Dương mà dùng mộc khô thì khó vậy .* Đinh hỏa kế sau Bính , là tinh túy của vạn vật , có tượng văn minh , tại Thiên là tinh tú , tại Địa là đăng hỏa gọi là âm hỏa . Lộc đến Ngọ , đứng đầu lục âm , Bính có Ất mộc năng sanh Đinh hỏa . Ất là hoạt mộc Đinh là hoạt hỏa , hoạt hỏa thì hỏa nhu vậy . Đinh thích sanh nơi ất mộc tức âm sanh âm vậy , có nghĩa như người đời dùng dầu để đốt đèn vậy , dầu lấy Ất mộc mà thành vậy . Đến Dậu thì tứ âm tư quyền nên Đăng hỏa được huy hoàng , tinh tú được sáng lạng cho nên Đinh sanh ở Dậu , đến đất Dần thì tam dương đang hợp dương hỏa mà sanh và âm hỏa thì lui , như mặt trời lên ở Đông thì tinh tú ẩn mất , đèn dù có đỏ cũng không phát ánh quang nên Đinh Sanh ở Dậu mà Tử ở Dần vậy . Kinh nói: hỏa sáng thì diệt là vậy . Lại nói : Đinh hỏa âm nhu cần phải đắc thời gặp cuộc thì mới có thể huy hoàng sáng lạng , tuy gặp loại kim ngoan độn cũng có thể đúc luyện . Nếu thất thời mất cuộc thì quang huy biến mất mà khói cũng không còn thì dù loại kim nhỏ nhặt cũng không thể chế được , nhưng mộc khô dù nhỏ cũng đủ để cho hỏa sanh còn mộc ướt dù nhiều cũng khó mà làm cho hỏa phát . Cho nên cần xét nơi chỗ mạnh yếu chứ không nên chấp một phía . * Mậu thổ : lúc hỗn mông chưa định thì đứng giữa một mặt , đến trời đất phân định thì chở che vạn vật , trụ ở trung ương mà tán ở tứ duy , tại thiên là vụ , tại Địa là Sơn gọi là dương thổ . Lộc ở tại Tỵ , tỵ là hỏa của lò đúc , rèn luyện mà thành khí vật , gõ thì có tiếng , tánh thì cương mãnh khó mà xúc phạm được , thích dương hỏa tương sanh , sợ âm kim cướp khí . Dương hỏa tức Bính hỏa , Bính sanh ở Dần , Dần thuộc Cấn , Cấn là sơn , sơn là cương thổ tức Mậu thổ vậy , nhờ Bính hỏa mà sanh thôi , đến nơi đất Dậu , Dậu thuộc Đoài kim nên bị đoạt hao khí thổ , bởi kim thạnh thì thổ hư , mẫu suy tử vượng , hơn nữa kim lại đánh thạch tan thì làm sao mà thọ được , nên Mậu thổ Sanh ở Dần mà Tử ở Dậu . Kinh nói : Thổ mà hư thì đổ tức là vậy . Lại nói : Mậu thổ sâu dày , cái tượng như tường thành , cần sanh ở quý nguyệt và lại cần cành dưới thông rễ thì mới chấn được song biển mà không tiết , nếu trên dưới kèm hợp , tức hình được kiên cố , không bị tiết lậu ; nếu than mà theo thủy mộc hư nhược thì cái thế bị khuynh nguy , không khỏi cái họa băng lở . Nếu Thổ bị thất thời thì đại kỵ nhiều Kim làm tiết lậu , như tường thành đã có thì không nên để Mộc tương thông , thích đi về Đông Nam , Nếu trước đã vượng có Ấn mà lại đến đất nầy tức hỏa hóa sanh thân thì trở thành họa vậy .* Kỷ thổ kế tiếp sau Mậu , tại Thiên là nguyên khí , tại Địa là chân thổ , thanh khí bay lên xung hòa với Thiên Địa , trược khí hạ xuống chúng sinh vạn vật gọi là âm thổ , Thiên Địa Nhân tam tài đều không thể thiếu thứ nầy . Thổ ở Càn Khôn cùng một mưu chước , nếu mất Âm Dương thì làm sao phối ngẩu do đó ở tại tứ hành mà không ở tại tứ thời và chỉ ký vượng mà thôi , đó là chân thổ vậy . Thích Đinh hỏa sanh mà ghét bị dương hỏa luyện . Lộc tại Ngọ , Đinh hỏa ở trong Ngọ năng sanh ra Kỷ thổ , bị Ất mộc cướp mất cái khí tài bồi nên đến đất Dậu thì Đinh hỏa mới sanh , Đinh hỏa đã sanh thì Kỷ thổ cũng năng sanh vậy , đến Dần dụng sự thì Ất hỏa tư quyền làm sáng lạng cho Kỷ thổ mà thành từ thạch đánh mất cái khí trung hòa , lý sao mà không tổn , cho nên Kỷ thổ Sanh ở Dậu mà Tử ở Dần . Kinh nói: Hỏa khô thì thổ rách vậy . Lại nói : Kỷ thổ dày rộng có tượng như ruộng nương , không quý nơi sự sanh phò tụ hợp mà chỉ thích hình xung thì hữu dụng , đây là thể chắt sinh vật , nếu bị thất thời lệnh mà lại thiển bạc thì không những khó thi triển cái sức tư cơ (làm ruộng) mà còn không chôn được kiếm kích của kim , nếu như lại kiêm hành nơi kim thủy vượng thì thân bị nhu nhược rất là bất lợi , nếu gặp được hỏa thổ sanh thành thì lại đâm chồi sanh lộc vậy.* Canh kim nắm Thiên Địa , quyền tiêu sát , chủ sự binh biến của nhân gian . Tại Thiên là Phong sương , Tại Đia là kim thiết nên là dương kim . Lộc đến ở Thân , Thân là cương kim , thích Mậu thổ sanh , sợ Quý thủy làm cho yếu . Trường sanh ở Tỵ , Mậu thổ ở Tỵ năng sanh Canh kim tức dương sanh dương vậy , Tỵ là lò hỏa nên Canh kim được thành loại chung đỉnh , gõ thì có tiếng , nếu gặp thủy thổ chôn trầm thì chẳng có tiếng vậy , đây gọi là kim thật vô thanh . Đến đất Tí là nơi thủy vượng , Kim hàn THủy lạnh, con vượng mẹ suy nên bị họa trầm nhược làm sao sanh lại được , nên Canh kim Sanh ở Tỵ mà TỬ ở Tí . Kinh nói : Kim trầm Thủy để là đây vậy . Lại nói : Canh kim ngoan độn được Hỏa chế mà thành khí vật , Kim thành khí vật mà gặp đất hỏa thì trở thành bị hoại . Hạ sanh thì không căn lại hành ở Đông Nam thì dù nung nấu không ngừng cũng chẳng thành khí . Sanh Thu không hỏa lại hành ở Tây Bắc thì trừng thanh thối thế mà tự được quang sáng , nếu bị trầm nơi đáy nước thì chẳng còn lúc xuất dụng , Kim lại trở thành thọ thương nơi Thủy ; đến như nếu dùng bạc thiết mà chặt cây rừng thì chẳng những không chặt được Mộc mà ngược lại còn bị Mộc làm cho tổn thương ; cho dù Thổ nặng tạng Kim mà không hình xung khắc phá thì Kim cũng suốt đời bị mai một mà chẳng còn mong hữu dụng vậy . * Tân kim : kế sau Canh , là đứng đầu ngũ kim , đứng trước bát thạch. Tại Thiên là nguyệt , Nguyệt là Tahi1 Âm tinh . Tại Địa là Kim , Kim là khoáng sản của sơn thạch , gọi là âm kim . Lộc ở Dậu , trong DẬu có Kỷ thổ năng sanh Tân kim tức âm sanh âm vậy , đó là nhu kim , là thái âm vậy . Đến nơi trung thu Kim Thủy tương đình hội hợp hàm quang vien dung giao khiết . Thiệu TỬ có nói : 15(rắm) tháng 8 là ngoạn thiềm quang vậy . Trường sanh ở Tí , Tí là nơi Khảm thủy , KHảm có một hào dương ở giữa thuộc Kim , ngoài ra có hai hào âm thuộc Thổ , Thổ năng sanh Kim , con ở trong thai mẹ nên chưa rõ cái thể , được Tí thủy gạn đãi lớp phù sa mà bày ( lộ) cái sắc , đây là THủy tề cho Kim sáng , sắc quang rõ ràng vậy . KHi đến đất Tỵ , tỵ là lò hỏa , đặt Tân kim luyện thành tử khí , cũng bị Mậu thổ ở trong Tỵ chôn mất hình , Kim không biến hóa được thì làm sao sanh lại được .Cho nên Tân Kim Sanh ở Tí mà Tử ở Tỵ . Kinh nói: Thổ trọng chôn Kim là đây vậy . Lại nói : Tân kim ẩm ướt chẳng phải ngoan độn cứng cáp , nếu gặp hỏa nóng đúc nấu thì tánh chat bị hại nên khó mà thành vật dụng đẹp được , chỉ nên được Thủy Thổ phò giúp ưu nhu hòa hợp thì mới nhuận được cái thể vậy . Gặp hỏa quá nóng thì về Tây Bắc tránh hỏa đi để kim được còn . Như Kim mà quá lạnh thì cũng cần Bính Đinh để dung hòa Kim cho hết lạnh . Nếu tọa Lộc không căn tức là nơi vượng thân , dù có gặp Thổ dày cũng không bị chìm mất cho nên chẳng lấy dương Kim mà so vậy . *Nhâm thủy : thích dương Thổ để giúp cho bờ đê , sợ gặp âm Mộc lấy mất khí . Tại Thiên là vân ( mây) , tại Địa là trạch ( đầm) , gọi là dương thủy . Lộc tại hợi .Hợi là nước ao hồ tồn đọng nên là tử thủy, tử thủy tức là cương thủy vậy, nhờ canh kim mà sanh, canh lộc đến thân năng sanh nhâm thủy bèn là khí ngũ hành phụ dưỡng, đến nơi đất mão, mão là nơi cây cối hoa quả, mộc vượng ở mão tức thường khắc thổ, thổ mà hư thì băng lở cho nên đê bờ bị sụp đổ khiến nhâm thủy bị tiết tháo chảy khắp bốn bề, chảy mà không lui, lại bị âm mộc cướp khí thì làm sao mà còn được . Cho nên nhâm thủy sanh ở thân mà tử ở mão vậyKinh nói: Tử thủy hoành lưu là ấy vậy. Lại nói: Nhâm thủy hoạt đãng là nước có nguồn, gồm trăm suối mà chảy khắp nơi, nhờ thổ để ngăn phòng, nếu can chi không thổ tức bị phiêu lưu tràn ngập, thân suy mà gặp nhiều hỏa thổ thì bị hao nguồn tắt mạch. Nhâm thích về Nam nên lấy Mùi Ngọ là thai dưỡng tức nơi lộc hòa hoãn, trường sanh quy lộc đừng quá Thân Hợi là nơi thống tống hội nguyên, thủy được nơi quy về vậy, nếu tài nhiều thân nhược mà đén đây cũng được tập phước, nếu thân vượng tài ít mà gặp đấy thì trở thành tai ương, dù thiếu niên cường tráng cũng không thể thắng được vậy.* Quý thủy : kế sau Nhâm , là một vòng khí âm dương của thiên can , hình thành ở nơi cuối mà lại trở thành từ đầu nên là loại thủy thanh trược chưa phân tán khắp bốn phương , có sự nhuận hạ cho thổ , giúp cho vạn vật . Tại Thiên là vũ lộ ( nước mưa) , tại Địa là tuyến mạch , gọi là âm thủy . Lộc ở tại Tí , Tí là nơi âm cực dương sanh , là nơi Tân sanh mà Canh tử .Quý là hoạt thủy tức nhu thủy vậy , thích âm kim sanh , sợ dương kim thì trì trệ , muốn âm mộc thông rễ hòa với âm thổ , âm thổ mà thông được thì địa mạch được thông suốt . Tháng 2 kiến Mão là cây cối hoa quả , Mộc vượng thì Thổ hư tức Quý thủy có thể thông đạt , đến tại Thân là tam âm dụng sự ứng quẻ Bĩ , Thiên Địa không giao hòa , Vạn vật không thông , Khôn thổ ở trong Thân Canh kim trở thành tường lũy khiến cho Quý thủy không thể lưu thông và bị đọng ở ao hồ không thể phát huy được thì làm sao mà tái sanh , nên Quý thủy sanh ở Mão mà tử ở Thân . Kinh nói : Thủy không lưu Tây là đây vậy . Lại nói Quý thủy vũ lộ nhuận âm trạch vậy , nếu gốc mà thông nới Hợi Tí thì được danh lợi , Lưu chảy mà thành giang sông , trụ mà không khảm khôn mất mộc sanh vượng thì tức thân phải yếu , cuộc mà có tài quan thì tuy có sự giúp vặt nhưng cũng không nên gặp quá nhiều , như Thân Tí Thìn toàn là thủy quy tụ một nhà Ám cung với Dần Ngọ Tuất hỏa trở thành Thượng cách . Nếu biết dùng Dần Ngọ Tuất hỏa thì phải trong ngoài không yếu mới tốt , hoặc sanh trọng hạ thì đắc dụng , Tài Quan không mất lại dựa vào cung thì chủ Đại Phú quý , vận đạo mà qua Tây Bắc thì không ngại thái quá .Luận rằng : Cái lý trường sanh ngũ hành cũng đồng với vạn vật , giống như ngày mới bắt đầu thì ánh quang mới thấy , đến Ngọ Ly cung thì ánh quang rất nhiều ,....., đối với nhân sanh thì cái lý cũng tương tự ,từ nhỏ đến lớn đến già chết vậy , lúc mới sanh có khóc cười đến lớn chết có hiền ngu , Vạn vật cũng như vậy . Giáp mộc sanh ở Hợi , hợi lịnh thuộc thủy nên Giáp mộc cư vậy , Mộc vượng ở Xuân đến Dần là Lâm quan quy Lộc giáp mộc đắc địa , đến Ngọ thì tử . Bính hỏa sanh ở Dần , Dần linh thuộc mộc nên Bính hỏa cư vậy , Hỏa vượng ở Hạ đến Tỵ là Lâm quan quy Lộc Bính hỏa đắc địa đến Dậu thì tử . Canh Kim sanh ở Tỵ , Tỵ Thân Mậu thổ Canh kim cư , Kim vượng ở Thu đến Thân là Lâm quan quy Lộc Canh kim đắc địa đến Tí thì tử . Nhâm thủy sanh Thân , Thân lịnh thuộc Kim nên Nhâm thủy cư, Thủy vượng ở Đông chí , Hợi là Lâm quan quy Lộc , Nhâm thủy đắc địa đến Mão thì tử . Mậu thổ sanh ở Dần , trong Dần có hỏa Mậu thổ sanh , thời thuộc tam dương , thổ là mở mật để cho vạn vật phát sanh tức Mậu thổ nơi Dần vậy , Thổ vượng ở tứ quý , Hỏa và Thổ như mẹ con tương sanh cho nên Mậu cũng theo Bính Lâm quan quy Lộc ở Tỵ và Kỷ thì theo Đinh Lâm quan quy Lộc ở Ngọ , Mậu thổ sanh ở Dần Kỷ thổ sanh ở Dậu vậy . Nếu lấy Mậu sanh ở Thân ,Kỷ sanh ở Mão thì sao không lấy Nhâm Mậu quy Lộc ở Hợi , Quý Kỷ quy Lộc ở Tí . Người sau vọng làm nghỉ thổ ca có câu Mậu Kỷ tuyệt ở Tỵ , lấy Mậu sanh ở Thân , Dậu là Mộc dục , đến Tuất là Quan Đới , âm dương cách ngăn thật quá sai lầm vậy . Hoặc nói : Trường sanh ngũ hành có mẹ rồi mới có con , tức là nói qui mẫu thành thai vậy .Một thổ độc hành thì dùng nơi chỗ hậu tải sâu dày , thổ phân thể thì dùng mà cư giữa thì không dùng , thổ phân tán ở tứ duy và đều vượng ở tứ quý là thổ đáng dùng vậy , thể thổ sanh ở Tỵ , nương Lộc của phụ mẫu mà sanh ở Thân , nên Thủy Thổ sanh ở Thân , đây là thuyết của nhà âm dương ; Thổ sanh ở Tỵ , thuyết của thầy thuốc . Xét sách ngũ tinh thì Thân là cung âm dương nên Thủy Thổ đều sanh ở Thân , Khôn vị thủy thổ nguyên là không tương ly mà thổ tùy theo nguồn thủy , nói cũng là có lý , tứ hành mà có nhất sanh , chỉ 1 thổ trường sanh ở Dần mà lại còn trường sanh ở Thân , một vật mà 2 nơi sanh , dùng phương Cấn thổ kéo qua Khôn Tây Nam mà được bạn , nên nói lợi hưởng hồ trung vậy . Tử viết Khôn thì trọng hậu , tích thổ thành công nên thổ sanh ở đây vậy . Lại nói Mậu thổ sanh ở Dần , gởi Lộc nơi Tỵ tức nghĩa là theo mẫu mà được nhà vậy . Dùng thổ không ở chánh vị sanh vật nhiều phương sao lại nghi ngờ vậy . Lại xét Chu thị làm phép âm dương có nói : Ất mộc sanh ở Ngọ , Quý thủy sanh ở Mão , Tân kim sanh ở Tí , Đinh hỏa sanh ở Dậu để làm dương tử âm sanh mà không biết Đông chí là thời vượng của Tí thủy , Xuân phân là thời vượng của Ất mộc , Hạ chí là thời vượng của Đinh hỏa , Thu phân là thời vượng của Tân kim , mà Khảm Ly Chấn Đoài là chánh vị của Tí Ngọ Mão Dậu , vị tức chánh thời , ở thời thì vị rất diệu dụng , vậy sao lại gặp sanh nơi chỗ tử tuyệt . Hoặc nói đúng là như vậy thì Ất mộc sanh ở đâu , như nói là tại hợi thì trong Hợi chỉ có Giáp vậy thì Giáp sanh ở đâu , như nói tại Mão thì trong Mão chỉ có Ất , thử biện lấy Hỏa Thủy Thổ Kim , rằng âm dương tương làm một thể . Khổng tử nói : Thái cực sanh Lưỡng nghi . Chu tử nói : Dương biến Âm hợp mà sanh Thủy Hỏa Mộc Kim Thổ . Chân tử nói : vạn vật đều đủ một thái cực . Đây là 3 lời nói đều là vén buộc ngũ hành tức cái thuyết vạn vật đều đủ một thái cực , tức là mộc cũng đủ một thái cực . Sao biết vậy?. Tức là thuyết Thái cực sanh Lưỡng nghi thì phân ra Giáp Ất , mà Giáp là dương nên động trước , Ất là âm nên tịnh sau , có thể hiểu vậy. Tức cái thuyết dương biến âm hợp , Giáp là nhứt biến mà Ất là nhứt hợp sau đó mới sanh mộc , chẳng nói Giáp là nhứt mộc mà Ất lại sanh riêng nhứt thủy vậy . Giáp Ất tương tu mà làm nhứt mộc , thì Giáp chắc không cần vượng ở Mão mà tự Mão không thể không làm Ất vượng ở sau ; Ất cũng bất tất sanh ở Hợi mà Hợi tự không thể không là Giáp sanh ở trước , quyền mà đến Bính Đinh tương tu là Hỏa , Mậu Kỷ tương tu là Thổ , Canh Tân tương tu là Kim , Nhâm Quý tương tu là Thủy , sao không hiểu vậy ư . Chu tử nói : Âm khí lưu hành tức là dương ,dương khí ngưng tụ thì là âm chẳng phải có hai vật tương đối vậy . Thái thị nói : Đông phương Dần Mão mộc , Thìn thổ sanh ở Hợi ; Nam phương Tỵ Ngọ hỏa , Mùi thổ sanh ở Dần ; Tây phương Thân Dậu kim ,Tuất thổ sanh ở Tỵ ; Bắc phương Hợi Tí thủy ,Sửu thổ sanh ở Thân .Lại nói : Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ đều có một âm một dương , như Giáp đúng là dương mộc mà Ất đúng là âm mộc , Ất lấy chất mà nói , Giáp lấy khí mà nói , âm thì chủ hợp , thường tụ liểm thì thành tựu , Ất là như vậy , dương thì chủ mở , thường phát sướng huy hoàng , Giáp là vậy . Giáp là vóc của mộc , Ất là căn của mộc . Bính hỏa là sao, Đinh hỏa là ánh sáng . Mậu thổ là cương, Kỷ thổ là nhu . Canh kim là chất , Tân kim là nhọn . Nhâm thủy là nguồn , Quý thủy là chảy . Vậy là Giáp ẤT một mộc mà chia âm dương , chẳng phân tử mộc hoạt mộc rẻ ra làm 2 vậy , đã là 1 mộc thì đều đồng sanh đồng tử cho nên người xưa chỉ nói có tứ đại trường sanh mà thôi . Ngày nay phân âm dương thành 2 , cho nên có dương tử âm sanh , dương sanh âm tử mà biện vậy . Xét Trần Bác nói : Giáp cây Ất cỏ , Bính lửa Đinh khói , Mậu đất Kỷ cát , Canh kim Tân đá , Nhâm thủy Quý tuyến ; đấy cũng phân mà làm 2 vậy , nếu không phân thì Quan Sát Thực Thương Ấn thụ Kiêu thần Kiếp bại bằng nhau . Sao có một vật mà lại có 2 tên và cát hung họa phước lại không tương đồng . Muốn xét Mệnh thì phải lấy thuyết trước mà khán vậy. 3- Luận Địa Chi - Dụng của Địa chi không giống như Thiên can , động tịnh không đồng , vuông tròn cũng khác nhưng ngũ hành sở thuộc thì cùng một mà nơi sở xứ cũng bất nhất . Như niên ở “ngọ” thì lấy tại “ ngọ” mà luận , tại nguyệt thì lấy ở nguyệt mà luận , tại nhựt thời thì lấy nhựt thời mà luận . Nên âm dương khinh hay trọng , cương hay nhu làm sao mà mà chấp nê nơi một thể?. Nay đơn cử lấy nguyệt làm chủ nơi sở tạng , việc sở dụng thì cần gặp thần nào và sở hao sở kị thuộc vào hệ nào , thường phải cân nhắc so lường nơi Tứ trụ xem sâu cạn thế nào rồi sau mới dùng vậy.* Tí : đứng đầu 12 chi , là thủy ở khe suối sông biển , là Mậu thổ vượng địa , nhưng phải qua kỳ Đại tuyết có một dương lai phục thì mới phục lại được ; Tân kim là nơi sở sanh và cũng phải nơi dương về cho thủy ấm rồi sau mới sanh được vậy . Tương xung với Ngọ , tương hình với Mão , Tam hợp với Thân Thìn ; nếu Thân Tí Thìn toàn hội ở thủy cuộc tức sẽ thành sông biển mà ba đào nổi sóng vậy .* Sửu : tuy hàn đông mà lại sợ có băng tuyết , chỉ khi thiên thời chuyển qua 2 dương là lấy sự ấm áp của Kỷ thổ trong sửu thì năng sanh được vạn vật ,Tân kim là nơi dưỡng sao chỉ là sâu chứa , gặp Tuất thì hình , gặp Mùi là xung , nơi khố thì rất cần hình xung , không phải là vô dụng . Gặp Tỵ Dậu là tam hợp hội khởi kim cuộc , nếu nhân mệnh sanh ở tháng Sửu mà thời và nhựt gặp nhiều thủy mộc tất đi ngang qua đất Tốn Ly mà phương thổ không suy vậy .* DẦn : kiến ở Xuân , khí tụ tam dương có Bính Đinh hỏa sanh , Dần hình Tỵ , Tỵ hợp Thân và vượng mà là quý khách , vượng ở Mão khố đồng loại với Mùi nên cùng một nhà , đến Ngọ thì hỏa được quang sáng mà thành siêu phàm nhập thánh , gặp Thân thì Dần bị xung và bị phá Lộc , nếu tứ trụ có nhiều hỏa thì không nên vào Nam phương đất hỏa . Lời rằng : Mộc bất Nam bôn là vậy.* Mão : mộc trọng Xuân khí được phồn hoa , tuy dùng kim thủy nhưng không nên thái quá , nếu can đầu mà Canh Tân nhiều thì địa chi không nên gặp Thân Dậu sợ bị cái hại phá chặt , còn địa chi gặp nhiều Hợi Tí thì không nên gặp can đầu Nhâm Quý sợ bị phiêu lưu thương tổn . Gặp Dậu thì xung , mộc bị rơi đổ , gặp Hởi Mùi thì hợp , mộc tất thành rừng , nếu thời nhựt quy ở kim và đại vận lại hướng về Tây thì nhiều họa vậy . * Thìn : kiến Quý Xuân là nước bùn ẩm thấp và là gốc của vạn vật đều nhờ sự bồi dưỡng ở đây . Giáp đến đây thì tuy suy nhưng có Ất là dư khí . Nhâm đến đây tuy mộ nhưng có Quý là hoàn hồn , gặp Tuất là mở được vật trong khố , nếu có 3 Tuất trùng xung phá môn , không có nhựt thời tốt lạ gặp nhiều thủy thổ mà vận lại hướng đến Tây Bắc thì Thìn thổ không thể còn được vậy.* Tỵ : ở đầu Hạ , hỏa được thêm quang , là tận cùng lục dương , Canh kkim ký sanh do nhờ ở mẩu Tuất , Mậu thổ Quy Lộc và tùy theo mẹ hỏa , gặp Thân thì hình mà trong hình lại có hợp nên thành vô hại , gặp Họi thì xung , xung thì phá nên rất dễ tổn , nếu vận lại hành về phía Đông Nam sanh phát thì thế lực thành được mạnh mẽ vậy .* Ngọ : tháng viêm hỏa , chánh thăng nhân trung khí tức có một âm sanh vậy , Canh đến đây thì vô dụng , Kỷ đến đây là quy viên , gặp Thân Tí tức là chiến khắc , gặp Dần Tuất là phát quang minh , vận hành ở Đông Nam chính là nơi thân cường , nếu vào Tây Bắc tức hưu tù tang hình vậy . * Mùi : ở Quý Hạ , âm nhiều và hỏa suy dần , trong mùi có Ất mộc , có Đinh hỏa là tạng quan tạng ấn mà không tạng tài vậy , không hội được với Hợi Mão tức bị hình khó biến , chỉ lấy hỏa mà luận , không bị Sửu Tuất hình xung thì cũng không mở được khố , khó được quan ấn , trụ trung không có hỏa thì sợ vận hành gặp kim thủy , nhựt thời mà lạnh nhiều thì thích thiên về nơi Bính Đinh , cho nên khi dụng thần tốt hay xấu thì cần phải phân hiểu rõ ràng , không nên có chút sai lầm vậy .* Thân : là nơi trường sanh của thủy thổ , vào Tỵ Ngọ thì tức gặp hỏa luyện thành được kiếm kích , gặp Tí Thìn tức phùng thủy giúp cho thành quang phong , cho mộc nhiều mà không hỏa kim cuối cùng cũng thắng , nếu thổ trọng chôn vùi kim thì lại xấu bởi Thân là ngoan độn kim , không đồng với loại châu ngọc ôn nhu vậy.* Dậu : kiến tháng 8 sắc kim , nước trắng chảy trong nếu gặp nhựt thời có nhiều hỏa thì vận lại sầu đông mà đi , nếu nhựt thời gặp mộc vượng thì cũng sợ về Nam , trong trụ mà có thủy bùn (nê) thì là hữu dụng nên hành về Tây Bắc sao lại vô tình , nhưng gặp Tỵ Sửu tam hợp cũng được tinh nhuệ , vậy sao có thể lấy âm kim là ôn nhu châu ngọc mà luận nê ư !* Tuất : là khố như lò lớn , thuần thiết ngoan kim nhờ ở đây mà thành , gặp Thìn long thì xung , xuất ở Nhâm thủy mà vũ lộ (mưa) sanh vậy , gặp Dần hổ thì hội khởi với Bính hỏa mà văn chương xuất vậy , nhưng hỏa mệnh mà gặp là nhập mộ thì thường tránh được sự thương tổn vậy thay .* Hợi : đất lục âm , tuyết mưa tràn mặt , thổ đến đây mà không nóng , kim đến đây mà sanh lạnh , nếu ngũ hồ mà qui tụ thì dụng tại tam hợp , tức là muốn biết nơi Càn Khôn hòa hoãn thì theo nơi đất Cấn Chần Tốn Ly mà tìm vậy . Đại để khi dùng pháp ngũ hành đều không chân thật , sanh tử suy vượng cũng là giả danh thôi , mà phải rõ nơi xuất xuất xứ trực hướng nguyên đầu như ngũ dương là cương ngũ âm là nhu , nếu lịnh thân suy mà không gặp giúp phò lại bị tiết khí thì dù cương cũng mất cương , nếu có lịnh thân cường và dụng sự được trợ thì dù nhu cũng mất nhu , trong đó lại phân mộc hỏa là dương , kim thủy là âm đều thích được sanh phò tư trợ và cái quý là sự trung hòa vậy.Sưu tầm nguồn:nhatrachoc.net.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2011 4 – Thập can phân phối thiên văn : * Giáp mộc là lôi , lôi là sự hà hơi của dương khí vậy , giáp mộc thuộc dương nên thủ tượng ở Lôi vậy , nguyệt lệnh là tháng trọng xuân , Lôi thì phát ra tiếng , Giáp mộc vượng tức nghiệm vậy , huống chi Lôi thì rung động đất mà mộc lại sanh nơi đất thì lý lại không bất đồng . Tử nói : đất mà có Lôi gặp thiên căn dương mộc sanh thì gì mà thiên căn chẳng động ư !, là giáp mộc đến Thân thì tuyệt , dùng Lôi thanh đến Thân mà thâu Dần vậy . Thường mệnh thuộc Giáp , nhựt chủ thích ở Xuân thiên , hoặc cùng loại tượng , hoặc theo Càn , hoặc xa Tỵ , hoặc cũng Quý thì đều đại cát , Vận thì không thích Tây phương . Kinh nói: Mộc tại Xuân mà sanh thì đời an nhiên thọ mạng . * Ất mộc là phong , Ất trường sanh ở Ngọ , bại ở Tỵ , tại Ngọ mà sanh là bởi Ất tức sơn lâm hoạt mộc đến mùa Hạ thì tươi tốt nên gọi là Thiên chương hạ mộc thanh vậy , còn bại ở Tỵ thì vì sao : Tỵ là đất Tốn , Tốn là phong , mộc thạnh thì sanh phong vậy , phong sanh nơi mộc mà trở lại hại mộc , giống như hỏa sanh nơi mộc mà trở lại thiêu mộc , vậy nên bại vậy , nói Ất mộc là phong nói theo nghĩa mộc tự sanh thôi . Như người Ất nhựt kiến sanh thì ở Thu lịnh đại cát , ở Thu lịnh thì kim vượng nên Ất mộc năng hóa năng theo mà căn gốc thái tiết , chẳng lợi khí và không nơi tài thành , gặp Hợi thì tử , tức cái thời lá rụng về gốc vậy . * Bính là nhựt , trong thuyết quái nói: Ly là hỏa , là nhựt , nhựt với hỏa đều tượng văn minh , tức dùng cái tên Bính hỏa là nhựt không khác vậy . Thái dương sáng thì xuất mà tối thì nhập . Dương hỏa sanh ở Dần mà tử ở Dậu , làm sao khác được . Lấy Bính nhựt Sửu thời là cách Nhựt xuất địa thượng thật hay vậy . Thường thì lục Bính mà sanh ở Đông Hạ thì không bằng ở Xuân Thu , ngày Xuân làm ấm vạn vật , Thu dương thì dùng để khô vạn vật , Đông tức âm tối , Hạ thì quá quá nóng , cần phải tỉ mỷ mà quyền biến vậy . * Đinh hỏa là tinh , Bính hỏa tử mà Đinh hỏa được tùng sanh vậy , ở ngày thì tinh bạc nên hồi về vậy đại loại như vậy . Tinh tượng chỉ về đêm mới quang sáng , âm hỏa chì gần tối mới huy hoàng . Đinh không bảo là tinh mà sao chân bảo phú lại nói: Âm hỏa giờ Hợi thì phú qúy du du , giải thì dùng đây là Tài Quan tức nói tam kỳ cũng có thể vậy , sao biết Hợi tại Bắc phương ấy là Thiên môn , lại nói tinh củng Bắc ư . thường Đinh nhựt sanh nhân thì thích gặp đêm , thích gặp Thu như tinh quang được thời vậy , lại thích nhược địa như ẩn trong thạch * Mậu thổ là ráng hồng , thổ không chuyên khí , nhờ thổ mà sanh , ráng thì không định thể , nhờ nơi ánh nhựt mà hiện ra , biết Bính hỏa là nhựt thì biết Mậu thổ là ráng vậy , ráng tức là dư quang của nhựt vậy , nhựt mà hết thì ráng cũng theo đó mà diệt mất , mọi hỏa đều không ghét nên gọi là ráng vậy . Diễn nạp âm tượng ngũ hành cho Mậu ngọ là Thiên thượng hỏa thì ý cũng vậy . Như Mậu thổ nhựt chủ thích tứ trụ đới thủy tức là thổ cách , ráng thủy tương với ánh mà thành màu sắc vậy , lại thích niên nguyệt có can Quý , quý thì là vũ ( mưa) , sau khi mưa thì ráng hiện mà trông được rõ vậy. * Kỷ thổ là vân (mây) Kỷ thổ sanh cư Dậu , Dậu là phương Đoài , có tượng là trạch ( đầm) . Tiên chánh nói : Trời làm mưa , núi xuất mây nhưng mây có được do khí xuất ở đầm ( trạch ) vậy , Kỷ tuy thuộc thổ , theo đây mà luận vị chi là mây vậy ; nên Giáp Kỷ hợp mà hóa thổ , khí thăng lên mà thành mây , Vân Lôi giao nhau mà làm ra mưa , do đó mà thổ ở trạch được nhuận Đây là sự tạo hóa rất ư vi diệu , đối với nhân thân mà thuộc Kỷ thổ thì quý tọa ở Dậu , quý sanh Xuân , quý được gặp Giáp , nếu tọa Hợi thì không thể gặp Ất mộc , mây lên trời mà gặp gió thì xấu vậy . * Canh kim là nguyệt , Canh ở Tây phương dương kim , do đâu mà biết phối nguyệt - Đáp : ngũ hành có Canh thì giống như tứ thời có nguyệt vậy . Canh không đợi đến Thu mới sanh nhưng Thu làm cho bắt đầu thạnh , nguyệt không đợi Thu mà có sau nhưng cũng nhờ Thu mà sáng đẹp , nguyệt lấy sắc mà nói thì là trắng vậy , lấy khí mà nói thì Kim sanh Thủy vậy , tức triều ứng nguyệt vậy . Xưa Giáp tí lấy Canh đứng đầu , gặp cùng với nhựt là bình minh vậy . Kinh nói : Kim trầm tại Tí , gặp cùng với nguyệt thì trầm ba vậy , tam nhựt nguyệt gặp phương Canh , gặp suối thì sơ sanh đồng vị với Canh vậy , nên nói Canh kim là nguyệt . Như người mà sanh ngày Canh , tứ trụ có Ất tỵ thì gọi là gió mát trăng thanh , Thu ở đầu Đông thì tốt nhì , Xuân Hạ thì không dùng . * Tân kim là sương , tháng 8 là Tân kim kiến Lộc ,khí trời tiêu , Bạch lộ là sương , cây cỏ vàng lá mà thành suy , nên trong ngũ hành âm mộc bị tuyệt ở chỗ nầy , nếu mộc đã bị đao búa chặt phạt thì chưa thể sanh được vậy , dao rựa lấy thời nầy mà vào sơn lâm hung dữ nơi lúc nầy mà sát cây cỏ , đo nơi thiên đạo , xét nơi nhân sự mà tin là Tân kim đúng là sương vậy , hoặc nói : sương thường tránh nhật thì Bính với Tân là sao hợp , nói vậy thì lý cũng tương khắc nhưng hỏa chỉ khắc kim nên khi tương hợp thì bèn hóa thủy , sương tuy kỵ nhật nên khi tương ngộ mà thủy tiêu đi cũng là thủy vậy nên phải dùng thôi . *Nhâm thủy là Thu lộ ( hơi nước ) . Xuân cũng có lộ sao chỉ riêng về Thu ,bởi Xuân lộ thì có mưa mà thấm vào lộ còn Tu lộ thì có sương mà hòa mất lộ , nên lộ ở Xuân thì chủ sanh mà ở Thu thì chủ sát , công dụng khác nhau như vậy nhưng ta dùng Nhâm là Thu lộ vậy . Như ngày Nhâm sanh ở Thu mà gặp Đinh hỏa là rất vinh hiễn , Đinh là tinh hà Nhâm là Thu lộ tẩy sạch hơi nóng ngùn ngụt mà chiếu khắp vậy . * Quý thủy là Xuân lâm ( mưa dầm) . Quý thủy sanh ở tháng Mão tên là Xuân lâm bởi âm mộc được mưa mà phát sanh vậy , nhưng đến Thân thì tử , đến tháng 7,8 thì bị khô cạn . Mão đứng trước Thìn , Thìn là Long cung vậy , Mão gần Long cung nên Thủy sanh , Long phấn lên mà hóa thành mưa , Mão là Lôi môn , Lôi chấn lên mà Long được hưng vậy . Xem đây thì Quý thủy là mưa Xuân . Như ngày Quý Mão thấu xuất ở Tỵ thì có mây bay mưa rớt , với người thì tất có tài kinh tế vậy . Xuân Hạ tốt Thu Đông không lợi . Thi viết : Quý nhựt sanh phùng Kỷ Tỵ hương , Sát tinh tu yếu mộc lai hàng , tuy nhiên danh lợi thăng cao hiễn , tranh nại bình sanh thọ bất tường . 5 – Thập nhị chi phân phối địa lý . * Tí là ao đen( hắc trì) : Tí ở chánh Bắc thuộc Thủy có sắc tượng màu đen . Thường như mệnh là năm Tí thì thích gặp giờ Quý Hợi tức là Thủy quy Đại Hãi và lại là Song ngư du hắc , chủ là người văn chương vậy . * Ngọ là Phong ai : Ngọ chánh vị ở Nam thuộc Hỏa Thổ , có màu đỏ vàng , Ngọ lại là mã phong ai nên là xứ sở của nhung mã binh hỏa vậy . Người sanh Ngọ thì nên gặp giờ Thìn là chân Long xuất tức mã không , gọi là mã hóa long câu . * Mão là Quỳnh mộc ( cây quỳnh ) : Thuộc hệ Ất Mùi cư ở chánh Đông , thời thuộc trọng Xuân ( tháng 2 ) , là vạn vật sanh vậy , nếu sắc ngọc lan lan mà xanh thì gọi Quỳnh lâm . Năm Mão gặp giờ Kỷ Mùi thì gọi là Thố nhập nguyệt cung chủ đại quý . * Dậu là tự chung ( chuông chùa ) thuộc Kim , cư ở gần Tuất Hợi , Tuất Hợi là Thiên môn vậy . Chuông thuộc Kim , chuông chùa đánh lên thì tiếng động Thiên môn mà Dậu lại ở chánh Tây tức cảnh giới Tây phương của chùa vậy . Dậu gặp Dần thì tốt , đó là chuông chùa kêu mà ứng trong hang động . * DẦn là quãng cốc ( hang động) ở phương Cấn , Cấn là sơn . Mậu thổ trường sanh ở đây nên có ý nghĩa là quãng cốc vậy , nhưng cung Dần có hổ , người sanh năm Dần mà gặp giờ Mậu thìn tức là Hổ gầm mà sanh cốc phong vậy , oai chấn vạn lý . * Thân là danh đô , Khôn là địa cư , thể không cùng thì chẳng danh đô , lấy không đủ mà ví Khôn Thân vậy , Đô là nơi Vua ở , cung Thân là nơi Nhâm thủy sanh lại đối với Cấn sơn tức là Thủy nhiễu Sơn hoàn vậy . Thường mệnh mà có năm Thân giờ Hợi tức Thiên Địa giao thái . * Tỵ là đại dịch , nhân yên thấu tập đạo lộ thông đạt chi địa , trong Tỵ có Bính hỏa Mậu thổ là tượng vậy , lại sau Tỵ có Ngọ mã nên gọi đại dịch . Sanh ở Tỵ thì thích gặp giờ Thìn tức Xà hóa Thanh long có cách là Thiên lý long câu . * Hợi là huyền hà , Thiên hà thủy chảy đi mà không hồi về nên gọi là huyền hà , Hợi là Thiên môn lại thuộc thủy chẳng có tượng huyền hà ư . Sanh năm Hợi mà nhựt thời gặp Dấn Thìn nhị tự thì gọi là thủy cũng lôi môn. * Thìn là thảo trạch . Tả truyện nói : núi sâu đầm lớn thì rồng rắn sanh vậy . Trạch là nơi của thủy , Thìn ở phương Dông là thủy khố nên có cỏ có trạch . Thìn mà gặp Nhâm tuất Quý hợi thì gọi là Long quy đại hải cách . * Tuất là thiêu nguyên , Tuất thuộc tháng 9 Thu , cây cỏ héo úa , ruộng vườn thì thiêu đốt mà canh tác , lại Tuất thuộc thổ nên lấy tên là thiêu nguyên và đất Tuất Thìn thì quý nhân đều không đến . Sanh Tuất mà gặp Mão gọi là Xuân nhập thiêu ngân. * Sửu là liểu ngạn , trong Sửu có thủy có thổ có kim và ngạn là thổ liểu chỉ thủy cho nên gọi là liểu ngạn vậy . Thi viết : Liểu có màu hoàng kim non trẻ vậy . Người năm Sửu mà giờ gặp Kỷ Mùi gọi là nguyệt chiếu liểu sảo rất là thượng cách . * Mùi là hoa viên , vì sao thuộc Mùi mà không thuộc Mão , vì Mão là vượng mộc mà tự thành lâm , Mùi là khố mộc như người xây tường thành để bảo vệ trăm hoa vậy , lấy trăm hoa mà nói thì trong mùi có tạp khí thôi . Năm Mùi mà có cách song phi là rất hay , như Tân Mùi mà gặp Mậu Tuất tức lưỡng can bất tạp vậy Hoặc hỏi vì sao thủ tượng 12 chi lại nói có tự phồi hợp , có tự sanh khắc ,có tự phương vị , có tự thời lệnh , có tự thủy chung không giống nhau vậy ? Đáp rằng đó chỉ đứng về một góc mà nói vậy , học giả tùy loại mà quyền lấy , tức trong 10 can đều có sự vận hành vi diệu , trong cái tiêu tức doanh hư mà được sự thanh ứng khí cầu vậy . Tức đạo lý tự nhiên của tạo hóa thì sao một ngừơi có thể nói được ư !. Lại nói 12 chi có THìn Tuất Sửu Mùi cư ở Tứ ngung và cái Thể đối đãi nhau nên chi thì thuộc Địa , Địa thì tịnh mà không năng động vậy . Mậu Kỷ cư ở trung ương và DỤng nơi lưu hành nên Can thuộc Thiên , Thiên thì động mà không tih5 vậy . Nên tứ thổ trong địa chi chẳng thêm ích vậy mà chỉ dùng chuyên khí thôi , và nhị thổ trong thiên can chẳng tổn thêm mà chỉ không định vị thôi . Nếu dụng can chi mà không phân số sai biệt thì làm sao có được sự biến hóa mà thành quỷ thần . Số của Thiên nguyên có 10 , Tí đã phân phối là Thiên văn . Số của Địa nguyên có 12 và Tí lại phân phối là Địa lý . Ngày xưa Thánh nhân làm Dịch nơi tượng của Bát quái , xa thì lấy nơi vật , gần thì lấy nơi thân , nói rất rõ mà không đặt lý can chi , Thuật gia giải thuyết mà lại trái nhiều với Thánh nhân vậy , Tí do vậy mà có . Phú nói : luận Dụng thần , luận nhựt chủ đều có cái nên thủ địa mạch , thủ thiên nguyên , hoặc là một đạo , bởi gồm cả ở đây mà sau mới có vậy , nếu không thì cũng một lần sai lầm chữ vậy ( bản gốc mất 6 chữ )..., địa chi đưa ra tứ sanh tứ bại tứ khố các vị mà thác tống thi cũng thấy vậy , học giả gồm những thuyết trước mà xét vậy . Túy tỉnh tử nói : lớn thay địa chi trước sanh ra vật và gốc của Thiên Địa , tổ tiên của vạn vật , có sự biến hóa âm dương và dùng theo thời hầu sâu cạn nên kim mộc thủy hỏa thổ không có chủ hình và sự sanh khắc chế hóa dùng không giống nhau . Ví dụ tử mộc thiên về hoạt thủy để thấm nhuần và như là ngoan kim thì rất thích được lò lớn mà luyện lâu . Thái dương hỏa kỵ Lâm mộc mà mộc lương đống thì muốn làm bạn với dao rựa , hỏa mà cách thủy thì không thể nhuốm được kim , còn kim mà trầm trong thủy thì không thể khắc được mộc , hoạt mộc thì kỵ thiết , tử kim thì sợ bùn che , Giáp Ất thì muốn thành một khối , Nhâm Quý thì năng thành ngủ hồ bởi cùng một tánh lưu , gỗ xấu thì kỵ dao sắc , trân châu thì rất sợ lò nóng , liểu yếu tùng cương , suy vượng phân theo thời , kim khí dùng tùy cương nhu , thổ long đầu ít mộc thì khó thông suốt với kim trong lư , thấm ướt trở thành vũ lộ bồi bổ cây khô , tường thành không sanh kim , kiếm kích đá thanh thì sợ gặp , đất hỏa dễ bị loại , thành tường vững chải đến nơi đất mộc thì đổ nghiêng , Quý Bính sanh Xuân không mưa không tạnh , Ất Đinh sanh Đông chẳng lạnh chẳng nóng , Giáp Ất gặp Kim mạnh thì hồn về cõi Tây , Canh Tân gặp hỏa vượng thì khí tán , thổ khô hỏa nóng thì kim chẳng nhờ được , mộc nổi thủy phiêu thì hỏa không thể sanh , kim luyện mạnh tốt thì năng chế được mộc cường , tháng Đông đất ẩm thì khó mà ngăn chận sóng tràn , thổ yếu như cát bụi thì chẳng làm nền tảng cho hoạt mộc , kim thiết tiêu phế thì sao hoàn về căn bổn , mộc thạnh thường làm kim thương tổn , thổ hư lại khiến thủy coi thường , hỏa không mộc thì không còn sáng , mộc không hỏa thì chất chẳng còn , Ất mộc sanh Thu thì dễ thành cây khô gãy đỗ vậy , Canh kim tử ở Đông , cát chìm trong biển sao có thế , cỏ đọng sương ngưng lại gặp được kim , kim sa trong thổ không hề hơn mộc , hỏa chưa sáng nên có khói , thủy đã đi mà còn ướt . Đại để thủy lạnh thì không lưu , mộc lạnh thì không phát , thổ lạnh thì không sanh , hỏa lạnh thì không dữ , kim lạnh thì không luyện , đều chẳng phải chánh khí trời đất nhưng vạn vật sơ sanh chưa thành , thành lâu thì diệt , ấy chính là sự biến chuyển Siêu phàm nhập thánh thoát tử hồi sanh rất vi diệu , không tượng mà thành không hình mà hóa , dụng chắc không bằng gốc chắc , gốc sâu sao có hoa nhiều . Còn như Bắc kim biến thành thủy mà chìm hình , Nam mộc thành khói mà thoát thể , Đông thủy vượng mộc mà khô nguyên , Tây thổ thắt kim mà dã hư , lửa thành khói , thổ mà tối đều là đại họa . Trong ngũ hành quý nhất là sự trung hòa và cần nhất là đừng nói trái , phải đào tận hàn đàm mới thấy đáy vậy . Sưu tầm nguồn:nhatrachoc.net.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 10, 2011 6 – Luận địa chi thuộc tướng. Hoặc hỏi vì sao địa chi có thuộc tướng mà thiên can thì không . Đáp rằng : Thiên can động mà không tướng Địa chi tịnh mà có tướng bởi thanh mà nhẹ là Thiên , trược mà nặng là Địa , trong cái trọng trược ( nặng nhớp ) thì có vật vậy nên Tí thuộc Thử , Sửu thuộc Ngưu , Dần thuộc HỔ Mão thuộc Thố , Thìn thuộc Long , Tỵ thuộc Xà , Ngọ thuộc Mã , Mùi thuộc Dương , Thân thuộc Hầu , Dậu thuộc Kê , Tuất thuộc Khuyển , Hợi thuộc Trư . Đây là 12 thuộc Tướng cũng phân theo âm dương và dùng theo thạnh suy . Dương thì Thử Hổ Long Mã Hầu khuyển. Âm thì Ngưu Thố Xà Dương Kê Trư . …….. ( Phần tiếp theo luận không liên quan đến Tử Bình tôi xin thông qua – Anhngoc ) 7 – Luận nhân nguyên ty sự. Nhứt khí nguyên vẹn , hình chất chưa rời , rõ cái âm dương đã khởi đầu từ thái thỉ . Tách 1 thành 3 , bỗng nhiên mà phân , có Thiên là dương nhẹ lại thanh , có Địa là âm nặng lại trược , Nhân thì ở giữa Thiên Địa thụ bẩm được cái khí trung hòa của âm dương . Cho nên thanh nhẹ là 10 can chủ Lộc , gọi là Thiên nguyên . Còn trược nặng là 12 chi chủ Thân gọi là Địa nguyên . Thiên Địa đều có vị trí mà thành tài ở 2 mặt đó là Nhân vậy . Nên sở tạng chủ mệnh ở trong địa chi gọi là Nhân nguyên , nói theo thuật mệnh thì chi là nguyệt lịnh dụng thần . Kinh nói : Dụng thần không được tổn thương . Nhật chủ tốt nhất là kiện vượng vậy . Như tháng giêng kiến Dần , trong Dần có Cấn thổ dụng sự 5 ngày, Bính hỏa trường sanh 5 ngày , Giáp mộc 20 ngày . Tháng 2 kiến Mão : trong Mão có Giáp mộc dụng sự 7 ngày , Ất mộc 23 ngày . Tháng 3 kiến Thìn , trong Thìn có Ất mộc dụng sự 7 ngày , Nhâm thủy mộ khố 5 ngày , Mậu thổ 18 ngày . Tháng 4 kiến Tỵ , trong Tỵ có Mậu thổ dụng sự 7 ngày , Canh kim trường sanh 5 ngày ,Bính hỏa 18 ngày . Tháng 5 kiến Ngọ , trong Ngọ có Bính hỏa dụng sự 7 ngày , Đinh hỏa 23 ngày . Tháng 6 kiến Mùi , trong Mùi có Đinh hỏa dụng sự 7 ngày ,Giáp mộc mộ khố 5 ngày , Kỷ thổ 18 ngày . Tháng 7 kiến Thân , trong Thân có Khôn thổ dụng sự 5 ngày , Nhâm thủy trường sanh 5 ngày , Canh kim 20 ngày . Tháng 8 kiến Dậu , trong Dậu có Canh kim dụng sự 7 ngày , Tân kim 23 ngày . Tháng 9 kiến Tuất , trong Tuất có Tân kim dụng sự 7 ngày , Bính hỏa mộ khố 5 ngày , Mậu thổ 18 ngày . Tháng 10 kiến Hợi , trong Hợi có Mậu thổ dụng sự 5 ngày , Giáp mộc trường sanh 5 ngày , Nhâm thủy 20 ngày . Tháng 11 kiến Tí , trong Tí có Nhâm thủy dụng sự 7 ngày , Quý thủy 23 ngày . Tháng 12 kiến Sửu , trong Sửu có Quý thủy dụng sự 7 ngày , Canh kim mộ khố 5 ngày , Kỷ thổ 18 ngày . Trên đây là 12 chi an trong 12 tháng đều chứa ngũ hành là nhân nguyên phối với tứ thời , tức Xuân ấm ,Thu hòa , Đông lạnh , Hạ nóng tuần hoàn xoay chuyển mà thành năm . * Xét trong Ngọc Tỉnh thì dùng Giáp ,Bính , Canh , Nhâm phân trong 35 ngày mổi can , Ất , Tân ,Đinh ,Quý 35 ngày , Mậu , Kỷ 50 ngày . Cọng tất cả là 360 ngày . - Chánh nguyệt Dần : Lập xuân , Vũ thủy :Kỷ 7 ngày , Bính hỏa 5 ngày , Giáp mộc 18 ngày . - Tháng 2 Mão : Kinh trập ,Xuân phân : Ất 18 ngày , Giáp 9 ngày , Quý 3 ngày . - Tháng 3 Thìn : Thanh minh , Cốc vũ : Mậu 18 ngày , Ất 9 ngày , Quý 3 ngày . - Tháng 4 Tỵ : Lập hạ , Tiểu mãn : Bính 18 ngày , Mậu 7 ngày , Canh 5 ngày . - Tháng 5 Ngọ : Mang chủng ,Hạ chí : Đinh 18 ngày , Bính 9 ngày , Ất 3 ngày . - Tháng 6 Mùi : : Tiểu thử , Đại thử : Kỷ 18 ngày , Ất 5 ngày , Đinh 7 ngày . - Tháng 7 Thân : Lập thu , Xử thử : Canh 17 ngày , Kỷ 7 ngày , Mậu 3 ngày , Nhâm 3 ngày. - Tháng 8 Dậu : Bạch lộ , Thu phân : Tân 20 ngày , Canh 7 ngày , Đinh 3 ngày . - Tháng 9 Tuất : Hàn lộ , Sương giáng : Mậu 18 ngày , Tân 7 ngày , Đinh 5 ngày . - Tháng 10 Hợi : Lập đông , Tiểu tuyết : Nhâm 18 ngày, Giáp 5 ngày , Mậu 7 ngày . - Tháng 11 Tí : Đại tuyết , Đông chí : Quý 18 ngày, Nhâm 9 ngày , Tân 3 ngày . - Tháng 12 Sửu : Tiểu hàn , Đại hàn : Kỷ 18 ngày , Quý 7 ngày , Tân 5 ngày . * Túy tiên tử nói : Thời hành thì vật sanh tức lẽ thường của Thiên đạo trong 1 năm , tuy có tấn thối mà ở nơi tứ thời thì vốn không có khinh trọng nên lấy Kim Mộc Thủy Hỏa mà phân vượng nơi tứ thời gồm được 72 ngày ( mỗi hành ) , Thổ thì vượng ở tứ quí gồm được 18 ngày , cọng được 360 ngày mà thành năm vậy . Sau Lập xuân thì lấy dương mộc 36 ngày , Cấn thổ phân cõi , Bính Mậu trường sanh Sau Kinh trập 6 ngày thì dùng âm mộc 36 ngày , Quý thủy ký sanh . Sau Thanh minh 12 ngày thì dùng Mậu thổ 18 ngày dương thủy quy khố âm thủy phãn hồn . Hạ , Thu , Đông cũng như vậy . *Trù nguyên giãn hải thì dùng sau Lập xuân Kỷ thổ dư khí mấy ngày , Cấn thổ phân cõi mấy ngày , Bính MẬu trường sanh trước sanh đều có mấy ngày , tháng Mão Quý thủy ký sanh mấy ngày , tháng Thìn dương thủy quy khố âm thủy phãn hồn cũng có mấy ngày mà không nghĩ tháng Sửu đã dùng đủ mà sau Xuân lại có dư sao ? .Phân cõi là tụ khí vượng ở 1 phương , trường sanh là về mẹ mà thành thai , trước sau tức là trước có DẦn mà sau mới sanh Bính , có Bính mà Mậu sanh sau , ký sanh là theo nơi hư danh không thật có vị , quy khố là sanh khí tuyệt mà thâu tạng lại , phãn hồn là kế tục nơi tử khí mà biến hóa . Đây là sự huyền cơ của ngũ hành trong cái sanh tử tiến thối sao chỉ có thể hạn chế trong mấy ngày ư . Còn Xuân dùng mộc Thu dùng kim lý nhất định vậy , nếu thần mà lẫn tạp nơi ngụ , xưa dùng mấy ngày thì số chủ khí của bổn cung chưa từng khuyết mà lại khuyết vậy . Làm sao thấy Xuân mộc Hạ hỏa , một khí lưu hành vượng trong 72 ngày , dùng tứ quý phồi cùng ngũ hành , chủ có số nạp khách , khách thì không thắng chủ được , nhưng khí Nhâm tư quyền tự có ở trong chưa có sâu cạn trong 3 khí mà dùng vật , vậy nên phải cân nhắc khinh trọng thôi , sao có thể dùng 3,5,7 ngày mà giới hạn ư như vậy tức đã phá mất cái uyên nguyên ; lại sở tạng trong chi chỉ lấy nguyệt mà luận còn niên nhựt thời không luận nhân mệnh tức xem trọng đề cương mà thiếu sự chỉ dẫn vậy . 8 – Luận tứ thời tiết khí. 9 - Luận nhựt khắc 10 - Luận thời khắc. 11 - Luận Thái dương triều thứ Thái âm. (thiếu) 12 – Luận ngũ hành vượng , tướng ,hưu , tù , tử , hư ký sanh 12 cung. Thạnh đức thừa thời thì gọi là Vượng . Như : Mùa Xuân thì Mộc Vượng . Vượng thì sanh Hỏa , hỏa là con của Mộc , con theo nghiệp cha nên Hỏa Tướng . Mộc mà dụng Thủy sanh , sanh ngã tức phụ mẫu tử tôn đắc thời cao minh hiễn hách mà khi sanh ngã thì phải biết thồi ( lui) vậy , nên Thủy Hưu , hưu thì thể đẹp mà vô sự . Hỏa thường khắc Kim , Kim là Quỷ của Mộc bị hỏa khắc chế không thể phát huy nên Kim Tù vậy . Hỏa năng sanh Thổ , Thổ là Tài của Mộc , Tài là vật ẩn tạng , thảo mộc mà phát sanh thì Thổ tán khí hư cho nên mùa Xuân Mộc khắc thì Thổ Tử . Mùa HẠ Hỏa Vượng . Vượng Hỏa sanh Thổ thì Thổ Tướng , Mộc sanh Hỏa nên Mộc Hưu , Thủy khắc Hỏa thì Thủy Tù , Hỏa khắc Kim thì Kim Tử . Tháng 6 vượng Thổ , Thổ sanh Kim thì Kim Tướng , Hỏa sanh Thổ tức Hỏa Hưu , Mộc khắc thổ thì mộc Tù , Thổ khắc Thủy thì Thủy Tử . Mùa Thu Kim Vượng , Kim sanh Thủy thì Thủy Tướng , Thổ sanh Kim thì Thổ Hưu , Hỏa khắc Kim thì hỏa Tù , Kim khắc Mộc thì Mộc Tử . Mùa Đông Thủy Vượng , Thủy sanh Mộc thì Mộc Tướng , Kim sanh Thủy thì Kim Hưu ,Thổ khắc Thủy thì Thổ Tù , Thủy khắc Hỏa thì Hỏa TỬ . Xét tháng Hạ quá khô , Kim thạch lưu thủy thổ tiêu , tháng 6 khí nóng tăng nên khí lạnh bị diệt , tháng Thu kim thắng lá cây vàng rơi , tháng Đông quá lạnh nên Thủy kết đông băng , hỏa khí đình giảm , lúc Vượng lúc Tử có thể thấy được vậy . Bởi tánh của Tứ thời llluc1 đã đủ thì lui về ngũ hành , Công đã thành thì lui vậy , cho nên cực khi cực dương xuống thì cực âm lên vậy đấy là lẽ thường vậy . Người trong Trời Đất thế nhiều thì tổn , Tài tụ thì tán , niên thiếu trở thành suy , vui quá hóa thành buồn là cái lẽ thường tình vậy , nên một thạnh một suy , hoặc được hoặc mất , vinh khô tấn thối không ra ngoài lý nầy . Kinh nói : Người tuy linh hơn vạn vật mà cái mệnh khó tránh khỏi nơi ngũ hành vậy . Về ngũ hành ký sanh trong 12 cung : Truong2 sanh Mộc dục Quan đới Lâm qua Đế vượng Suy Bệnh Tử Mộ Tuyệt Thai Dưỡng tuần hoàn không ngừng , quay vòng trở lại , tạo vật đại thể với người tương tợ tuần hoàn 12 cung như luân hồi vậy . Tam mệnh đề yếu nói : Ngũ hành ký sinh 12 cung , thứ nhất nói thọ khí , lại nói tuyệt, nói bào , dùng vạn vật tại địa trung chưa có tượng như bụng mẹ trống không chưa có vật vậy ; thứ hai nói thọ thai , trời đất giao khí mà tạo vật , vật tại địa trung mà có chồi giống , trước tiên là kh1 như người thọ khí cha mẹ vậy ; thứ ba nói thành hình tức vạn vật tại địa trung mà thành hình , như người tại bụng mẹ mà thành hình vậy ; thứ tư nói trường sanh tức vạn vật phát sanh lớn dần như người mới sanh mà dần lớn vậy ; thứ năm nói mộc dục lại nói bại tức vạn vật mới sanh hình thể mềm yếu dễ bị tổn hại vậy ; thứ sáu nói quan đới tức nói vạn vật dần tốt đẹp như người đủ áo mũ vậy ; thứ bảy nói lâm quan tức vạn vật đã thật đẹp như người lam quan vậy ; thứ tám nói đế vượng tức vạn vật thành thục như người hưng vượng vậy ; thứ chín nói suy tức hình vạn vật suy như người suy khí vậy ; thứ mười nói bệnh tức vạn vật bệnh như người bệnh vậy ; thứ mười một nói tử tức là vạn vật tử như người tử vậy ; thứ mười hai nói mộ lại nói khố tức vạn vật thành công mà tạng khố như người đến hết mà quy mộ vậy ; quy mộ thì thọ khí bào thai mà lại sanh .Thường trong sự tạo hóa mà thấy sanh vượng thì vị tất đã luận là tốt , gặp hưu tù tử tuyệt thì vị tất đã nói là xấu . Như sanh vượng thái quá thì nên chế phục nơi tử tuyệt . Nếu bất cập thì nên sanh phò . Cái hay ở nơi sự thông hiểu . Xưa dùng thai sanh vượng khố là tứ quý , tử tuyệt bệnh bại là tứ kỵ , ngoài ra là tứ bình cũng nói đại khái vậy . 13 – Luận độn nguyệt thời. Thiên mệnh lấy Niên là bổn là phụ . Lấy nguyệt là huynh đệ bằng hữu . Lấy nhật là chủ , lấy thê là tự thân . Lấy thời là tử tôn . Lấy đế tọa là bình sanh vinh thời chủ thủ vậy . Lại nói niên là căn ( rễ) , nguyệt là miêu ( mầm) , nhựt là hoa , thời là thật , nên mầm không rễ thì không sanh , thật mà không hoa thì không kết vậy . Nên độn nguyệt thì theo niên ; độn thời thì theo ngày . * Độn nguyệt tức là Giáp Kỷ niên thì khởi chánh nguyệt , Bính dần tháng 2 , Đinh mão tháng 3... thuận hành đến tháng 12. Cổ ca rằng : Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ. Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu Bính Tân chi tuế tầm Canh thượng Đinh Nhâm Nhâm vị thuận hành lưu Cánh hữu Mậu Quý hà xứ khởi Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu * Độn thời : như ngày Giáp Tí , sanh nhân giờ Tí thì Giáp Kỷ hoàn gia Giáp tức biết giờ Tí là Giáp Tí , Giờ Sửu là Ất sửu thuận hành cho đến 12 thời . Cổ ca rằng : Giáp Kỷ hoàn gia Giáp Ất Canh Bính tác sơ Bính Tân tùng Mậu khởi Đinh Nhâm Canh Tí cư Mậu Quý hà phương phát Nhâm tí thị trực đồ . Có pháp khởi nguyệt thời , lấy thiên can hợp số phối âm dương vậy , đã lấy hợp số , tự sanh hóa số , nguyệt thì lấy sanh , thời thì lấy khắc . Ví dụ : Giáp Kỷ hóa thổ , hỏa sanh thổ nên nguyệt khởi ở Bính dần ; Mộc khắc thổ nên thời khởi Giáp Tí . Nguyệt độn thì khởi Dần nghĩa là người sanh nơi Dần mà đông tác hưng phương vậy . Thời khởi độn ở Tí tức nghĩa là trời mở ở Tí nhứt dương sanh vậy . Xét thì tất cả đều tương sanh mà chuyển luân không ngừng vậy . Bởi từ thượng cổ nguyên lịch là năm Giáp Tí tháng Giáp Tí ngày Giáp Tí giờ Giáp Tí . Vậy Giáp Kỷ khởi Giáp Tí là khởi nơi Tổ vậy , có Giáp Tí rồi thì tiếp Ất Sửu , Bính Dần mà bổ thuận khắp 12 cung , dương sanh dương , âm sanh âm , tương gian một vị , đồng loại làm phu thê , đó là phép khởi nguyệt không ngoài khởi thời vậy . Sưu tầm nguồn:nhatrachoc.net.vn 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2011 14 – Luận niên nguyệt nhựt thời . Phàm khi luận nhân mệnh lấy niên nguyệt nhựt thời đặt thành Tứ Trụ . Độn nguyệt theo niên thì lấy niên là bổn .Độn thời theo nhựt thì lấy nhựt là chủ . Pháp xưa lấy niên mà xem con , lấy nhựt mà xem bổn . Như người bổn là mộc mà được Mão nguyệt tức được thừa , chủ kim mà được Dậu thời tức được thừa . Đó là bổn chủ thừa vượng khí . Như bổn thủy mà được Giáp Thân Giáp Tí Nhâm Tuất Quý Hợi nguyệt , chủ Hỏa mà đắc Bính Dần Mậu Ngọ Giáp Thìn Ất tỵ thời ; bổn Mộc mà được Kỷ Hợi Tân Mão Giáp Dần Canh Dần nguyệt , chủ Kim mà đắc Tân Tỵ Quý Dậu Canh Thân Nhâm Thân thời tức là bổn chủ hoàn gia ( về nhà ) . Mộc mà đắc Quý Mùi nguyệt , Kim mà đắc Ất Sửu thời , bổn thủy mà đắc Nhâm Thìn nguyệt , bổn hỏa mà đắc Giáp Tuất thời tức là bổn chủ trì ấn tứ vị như vậy rất tốt , cát thần vãng lai thì hung sát phải hồi tỵ tức là bổn chủ đắc vị ; Bổn mà thắng chủ thì được nhiều phúc ấm . Chủ mà thắng bổn thì bản thân tự lập . Bổn và chủ đều mạnh thì phú quý song toàn . Trong Tứ Trụ mà ức dương quy trung , không thái quá hoặc bất cập thì gọi là mệnh tốt , nếu có một vị bất cập tức chủ kiển trệ , nhưng caca1 nhà mệnh thuật đều nói : Năm tốt không bằng tháng tốt , tháng tốt không bằng ngày tốt , ngày tốt không bằng giờ tốt . Tóm lại lấy niên tức thống cho 1 năm , lấy tháng thì gồm 30 mà thời thì chỉ được một , nói vậy tức không biết rằng Ngày được tốt mà tháng không ứng thì cũng thành vô dụng , huống nữa khi dụng thần phần nhiều phải thủ các nguyệt thì sao lại dám khinh nguyệt vậy . Lý hư Trung đời Đường nói : Lấy riêng nhựt can làm chủ và dùng năm tháng giờ hợp lại mà khán sanh khắc chế hóa vượng tướng hưu tù để thủ cách cuộc giống như cái cân vậy . Năm như móc cân mà xâu vật vào , tháng như quai dây để nâng vật lên , ngày như giữ cân thăng bằng , 2 đầu không sai , quả cân phân nặng nhẹ , gia giảm từng phân hào , đây là cái tiền hiền chưa có mà thuật gia ngày nay phát tông . Nhưng người xưa luận mệnh phân có 3 chủ mà định 3 hạn : lấy niên và nguyệt quãn cho chủ đầu , nguyệt và nhựt quãn chủ giữa , nhựt và thời quãn chủ cuối , pháp này với phân 3 chủ trong nhà tinh lịch giống nhau , nếu chủ đầu tinh sanh năm đắc lực thì chủ đầu tốt , không đắc lực thì chủ đầu kiển trệ , chủ giữa và cuồi đồng với 3 hạn , lấy tháng sanh là sơ hạn quãn 25 năm , ngày sanh là trung hạn quãn 25 năm , giờ sanh là mạc hạn quãn 50 năm ; nếu sơ hạn được Lộc mã Quý nhân không phạm không vong triệt lộ giao thối phục thần thì sơ hạn được tiến đạt ; trung hạn giống sơ hạn thì biết trung niên thành công , mạc hạn giống trung hạn thì biết cuối đời hưởng phước , đây là trong Tứ Trụ phân ra 3 hạn có thể thấy được vậy . Lại nói : Năm là Thái Tuế chủ một đời họa phước , như đương sanh Thái tuế là Kim hoặc Mộc thì cần nhật nguyệt thời tương sanh tương ứng sanh hóa hòa thuận tức căn cơ được chắc chắn và một đời được trác lập thành tựu . Nếu can chi ngũ hành không thuận trở thành xung phá tức làm thương tổn , bổn chủ không thọ , bị hình với sát và tháng ngày giờ bị tổn bổn khí thì phá thương tổ nghiệp , quyến thuộc lãnh đạm , mệnh bị kiển trệ vậy . Nguyệt là vận nguyên , hành vận theo nguyệt kiến mà khởi , nếu nhựt thời là bổn sanh niên được phước thì nên quy vận nguyên về nơi sanh vượng để phò trợ , nên quan ấn quý nhân lộc mã tài tinh cần ở tại nơi vận nguyên sanh vượng thì tốt , nếu nhựt thời là bổn sanh niên bị họa thì phải quy vận nguyên về nơi khắc bát để tiềm tề vậy , nên thổ mà bị nhiều cản trở thì cần quy vận nguyên về nơi lưu thông , thủy mà phiếm lạm thì quy vận nguyên về nơi thâu , Hỏa mà bạo liệt thì quy vận nguyên về nơi hối tức , kim mà quá cường thì quy vận nguyên về nơi tiềm trầm vậy . Hoặc vận nguyên phát phước nơi sanh thời , nhựt thì tam nguyên hội đế vượng , thời thì cận thị chi thần , dùng thân đế tọa mà thời nhựt có quân thần khánh hội , thiên địa đức hợp , hoặc niên nguyệt nhựt thời tứ vị nạp âm được khí sanh vượng hoặc tứ vị có khí lộc mã phước quí tụ nơi thời thì tức tứ vị tập phước nơi đế tọa , hoặc thời có vượng khí tú khí mà phân tán nơi các vị , thừa tốt hội khí thì là đế tọa phát phước nơi tứ vị . Hể được tập phước nơi đế tọa tức có lòng thuần hâu trung tín , được phát phước nơi tứ vị tức thông minh đoan trực mà tự tiến , nếu thần cận thị ( quan lớn ) thì rất kỵ thổ hỏa kim quá vượng khí bởi không làm quan được lâu , có thủy mộc mà thanh kỳ thì làm đến hàn lâm ,niên nguyệt mà được nơi phát phước thì không cần giờ sanh , còn nếu bị nơi phá hoại bại hoại thì vẫn cần giờ sanh giải cứu , cứ theo vậy mà luận . Niên nguyệt nhựt thời đều quan trọng mà riêng thời thì rất trọng . Mệnh người quý hay tiện , thọ hay yểu , cùng hay thông , chỉ biện nơi giờ sanh . Giờ phân ra 8 khắc và có đầu giữa và cuối khí không đồng nhau , phải xét rõ vậy. . * Lại nói về tiết khí thì Lập Xuân ở cuối tháng 12 . Lại ở tháng 12 sanh được đầu năm khí Xuân , chiếm khí hầu cả 2 năm tức là thừa đới quý nhân . Có tháng 2 mà đắc tiết khí tháng 3 lại đúng thời giao khí thặng dư trung sanh thì gọi là vô hậu quý nhân thừa đới . Được quý nhân sanh chủ phước lộc dài lâu vậy , còn vô hậu quý nhân thì phước khí không bền vì được ít khí vậy . Trong định chân luận nói : Tứ Trụ lấy niên làm chủ tức dùng cái lý xem đời đời tông phái thạnh suy thế nào , lấy nguyệt là phụ mẫu tức biết loại có hay không phúc ấm danh lợi , lấy nhựt là tự thân , đương nguyên nơi can , tìm trong bát tự trong ngoài thủ xã ra sao , can mà yếu thì phải cầu vượng khí cho , có dư thì phải phân bớt . Can đồng khí thì lấy làm Huynh đệ như Ất gặp Giáp là anh , kỵ Canh trùng Giáp , lấy Ất là em kỵ Tân . Can khắc thì lấy làm Thê Tài , Tài nhiều can vượng thì xứng ý ; nếu can suy mà Tài nhiều thì họa . Can với chi đồng thì tổn Tài thương Thê . Nam lấy khắc can làm Tử , Nữ lấy can sanh làm con , còn hay mất đều do vậy . Dùng Thời mà phân cõi để biết quyền nơi Phú Bần Quý Tiện , hoặc dùng Niên làm chủ thì biết được vạn ức Phú Quý . Tương đồng thì như Giáp Tí niên sanh thuộc Mộc mệnh kỵ bị nhựt hình . Lấy nguyệt là Huynh Đệ như Hỏa mệnh mà sanh tháng Dậu Tuất HỢi Tí thì đoán là Huynh Đệ bất đắc lực . Hoặc lấy nhựt là Thê như tại nơi không , hình , khắc , sát thì đoán là khắc Thê Thiếp . Hoặc lấy thời là Tử (con) mà đến nơi tử , tuyệt , thương , sát thì đoán là ít con vậy . * Lại nói : năm xấu thì bất lợi cho Phụ , tháng xấu thì bất lợi Huynh Đệ , cũng chủ sơ niên tân khổ , ngày xấu thì bất lợi tự thân gọi là Triết yêu sát , giớ xấu thì con cháu cũng chẳng hưởng gì tốt . Nếu năm sanh tháng ngày giờ tức là thượng sanh hạ chủ bị tổn bổn khí và phá tổ nghiệp . Thời mà sanh lên ngày tháng năm tức là hạ sanh thượng chủ tăng phước đức . Nếu thượng sanh hạ mà được ngũ hành tương phùng thừa khí sanh phước thì cũng được mệnh tốt , nếu thấy tương thừa sanh họa tức là không tốt vậy . Tứ Trụ thuần túy không bị hình , xung phá hoại , không vong , tử tuyệt lại có phước thần hỗ tương trợ lực tức là mệnh tốt , ngược lại thì hung vậy . 15 – Luận Thai nguyên. Thai tức bắt đầu sự thọ hình thể , nguyệt là thời thành khí nên truyện nói :Tích nhựt là nguyệt , dùng khí mà nói vậy . Nay bàn về mệnh thì hoặc không dùng nhựt nguyệt làm trọng thì không nghĩ rằng thai nguyệt là mầm rễ của Tứ Trụ vậy . Nhựt thời tuy là khẩn thiết nếu không phạm phá thai nguyệt hay là thừa được nơi lộc mã vượng khí thì được phước nhiều . Nếu nhựt thời tốt mà lại phạm nơi kỵ của thai nguyệt thì dù tốt cũng là vô dụng , cho nên thai nguyệt rất là khẩn yếu . Ngọc Hồ chuyên luận thai số , tốt thì dùng vậy , nay người ta thường dùng pháp thủ thai nguyên mà chưa xác đáng . Lại như sanh Mậu Tí , Giáp dần nguyệt thì thường lấy Ất tỵ là thai , bởi nói Ất tỵ là sanh nguyệt trước 10 tháng lại không rõ trong đó có nhuận hay không , hoặc thủ nhựt riêng dùng can chi nhựt hợp tức là thời thọ thai mà trong đó can chi không toàn hợp thì thủ không bằng cứ , chỉ có một pháp dùng trước 300 ngày đang sanh là khí tháng 10 làm chánh thọ thai , ví như sanh ngày Giáp tí thì lấy Giáp tí ngày thọ thai , bởi 5,6 kể thành 300 ngày , xét xem ngày sanh thuộc tháng nào , có thì nhuận tại trong đó ; còn như sanh nhân Giáp tí tháng Giáp dần ngày Ất sửu thì xem nữa tháng trước 10 tháng hoặc 11 tháng tìm ngày sanh Ất sửu bèn là chánh 300 ngày . Thai kinh nói : Thai sanh nguyên mệnh Tiền nhân nói như Tí sanh đắc Tí thai , Sửu sanh đắc Sửu thai , nói vậy cũng chưa đúng . Còn như Tân mùi sanh mà đắc Nhâm thìn nguyệt dùng Quý mùi là thai : Tân mùi thổ gặp Quý mùi mộc tức bị chế là thân quỷ thì sao gọi là thai sanh nguyên mệnh được , ngũ hành thì tương khắc lại thêm thai xứ là dất lục hại , dù được nhựt thời có phước thì cũng chủ độc cường tự lập , đáng khinh vậy . Trong Lan đài diệu tuyển có cách tư quy mẫn phúc , tức năm kim thọ thai mà sinh năm thổ thì tốt , tương khắc thì hung . Lại nói hể nhân sanh có thai số trường thọ thì trường , nếu thai số đoản thọ thì đoản , thường lấy số lẻ thọ thai làm tuổi thọ , gặp đức nơi số lẻ thì tăng lên , gặp sát nơi số lẻ thì giãm đi , thọ thai không sâu thì không thể lâu được , phế tức dễ hưu , lại xem nạp âm như thế nào , nếu nạp âm của thai thời mà tương sanh và không bị hình chiến thì chủ thọ . Hy doãn nói : Thai nguyệt mà gặp quý nhân thì nhận được phúc ấm , nếu gặp hình xung phá hại thì chắc bị gian khổ . Quỷ cốc tử nói : Thai trung mà có Lộc thì sanh vào nhà quý hào nếu có không vong thì phải bần cùng . Cổ thi nói : Thời là mạt chủ , thai là thọ , chấm dứt tại năm cuối , sau 50 đế tọa triều thai sanh khí kết thì thọ niên đa lão , người hoài thai 370 ngày mới sanh , thầy thuốc cho là 10 tháng tức kể huyết tạng cạn thấp nơi tháng 1 vậy , huống chi người có nhiều tháng sanh , như sanh thiếu tháng thì làm sao mà chuẫn , nhiều tháng mà sanh thì không chỉ xưa nay đều biết mà ta cũng được biết 2,3 người đều là nhà nghèo , còn sanh thiếu tháng như ông Đô hiến chỉ 7 tháng hoặc những ông quý nhân vinh hoa dều thai sanh 7 tháng , nhưng quý nhân thọ thai mà định tạo 300 ngày thì sao có thể y cứ được . 16 – Luận tọa mệnh cung. Thần không miếu thì không chỗ về , người không nhà thì không chỗ trú , mệnh không cung thì không sở chủ cho nên có thuyết mệnh cung , nếu không thì niên tinh thần là cát là hung lấy đâu mà làm bằng cứ . Pháp này xem tháng nào sanh nhân , tọa ở thời nào sau đó mới định được mệnh tọa ở cung nào . Lấy tháng sanh từ tí khởi chánh nguyệt , hợi tháng 2 , tuất tháng 3 , dậu 4 , thân 5 , mùi 6 , ngọ 7 , tỵ 8 , thìn 9 , mão 10 , dần 11 , sửu 12 nghịch hành 12 vị . Sau đó lấy thời sanh đưa vào tháng sanh mà thuận hành 12 vị , gặp Mão thì an mệnh cung . Kinh nói: Thiên luân chuyển xuất Địa luân thượng , Mão thỏ phân minh thị Mệnh cung là vậy . Giả sử năm Giáp tí tháng 3 sanh gặp giờ Tuất ; lấy tháng 1 ở Tí , tháng 2 tại Hợi , tháng 3 tại Tuất ; lại lấy giờ Tuất gia tại Tuất thuận hành , Hợi tại Hợi , Tí tại Tí , Dần tại Dần mão tại Mão ( gặp Mão) thì đó là mệnh tọa Mão cung vậy ; về thiên can thì vẫn lấy theo năm Giáp tí mà khởi giống như phép khởi tháng : Giáp kỷ chi niên Bính tác thủ ...Vậy Đinh Mão là mệnh cung vậy , tiếp đó xem 3 phương gồm mộc mệnh lưu can có phạm vào tinh nào hung hay cát để quyền biến vậy. 17 – Luận đại vận.` Vận tức nói đến sự truyền xả thám mệnh của đời người . Trước tiên dùng tam nguyên tứ trụ , ngũ hành sanh tử , cách cuộc trí hợp để định căn cơ . Sau đó khảo hạch vận khí hiệp theo để định sự cát hung vậy . Về căn cơ thì như Mộc vận khí mùa Xuân , Xuân mà không Mộc thì bất trược , Mộc không Xuân thì bất vinh . Căn cơ mà thiển bạc thì như loài cỏ nhỏ gặp gió Xuân ngầm phát mà tốt nhưng không thể lâu dài ; còn căn cơ mà hậu tráng thì như loài tùng bách không biến đổi theo thời gian .Trên là luận căn cơ , sau nói về vận khí . Người xưa dùng đại vận thì cứ 1 thời 10 năm làm một , lấy 3 ngày làm 1 năm là vì sao ? : bởi 1 tháng tối sáng xoay 1 vòng có 30 ngày , đêm ngày 1 vòng có 12 thời , cọng làm vận khí 10 năm . Phàm 3 ngày thì có 36 thời và 360 ngày là 1 năm , trong 1 tháng có 360 giờ , triết trừ tiết khí tổng cộng thì 3600 ngày là một thần tức 10 năm vậy . Người lấy 120 năm là chu thiên , luận phép triết trừ thì dùng sanh tức thật lịch quá số nhựt thời là số tiết khí vậy. Dương nam âm nữ đại vận thì lấy tiết khí nhựt thời của sau ngày sanh mà làm số rồi thuận hành . Âm nam dương nữ đại vận thì lấy tiết khí nhựt thời của trước ngày sanh mà làm số rồi nghịnh hành . Ví dụ Giáp tí dương nam , sanh giờ tỵ ngày 24 tháng 12 . Lập xuân ngày 29 giờ Thân . Lấy ngày vị lai từ giờ Tỵ ngày 24 đến giờ Tỵ ngày 25 tức 1 ngày là thật số , đến giờ Thân ngày 29 tức được 5 ngày 3 giờ ,....( bản gốc thiếu 1 đoạn – nhờ Khoitinh hiệu đính - anhngoc ...). Lại nói : đại vận là sự biểu lý của Bát tự vậy , dùng thì phải tính sự thiển thâm , thành tuê thì phải so sánh ít nhiều , nhưng 3 ngày mà thành 1 năm , gặp người dư thì là linh , gặp người không đủ thì là tá , chỉ biết linh tá mà không biết sở dỉ linh tá . Ví như dương mệnh sanh chánh nguyệt mồng 1 giờ sửu chánh 1 khắc , thì đến tiết lập xuân mồng 4 giờ sửu chánh 1 khắc là 1 năm đủ , nếu giờ dần mới tiết lập xuân thì nhiều 1 thời là linh 1 tuần , nếu thiếu 1 thời là tá 1 tuần ; lại lấy hành vận mà luận pháp ; ví như sanh năm Giáp tí tháng giêng mồng 1 giờ tí chánh 1 khắc thì hành vận kể năm Ất sửu tháng giêng mồng 1 giờ tí chánh 1 khắc làm 1 năm , trong lục cá nguyệt thì tiến 6 ngày , vậy mồng 7 giờ tí chánh 1 khắc thì làm 1 năm , chỉ cần kể đủ 12 tháng , lại là bổn niên có vận 4 tháng tức nhiều hơn 1 tháng vậy , phải thối hoàn bổn niên tháng 12 mồng 7 giờ tí chánh 1 khắc là giao vận , sau đây mà toán sau 10 năm thì chuyển 1 vận . Nếu học giả không hiểu khắc sanh mà chỉ biết giờ sanh tức dùng giờ sanh mà trừ giờ trong 6 tiết thì sai vậy . - Thường thì hành vận tại Can và kiêm dùng thần của Địa chi , tại chi thì bỏ thiên can , bởi đại vận chỉ trọng địa chi nên mới có hành Đông Tây Nam Bắc biện các phương vậy , gặp tổn thì dụng thần phải chế vận cho , ích thì dụng thần phải sanh vận cho ; thân mà nhược thì vận muốn dẫn đến nơi tấn vượng , muốn vận được sanh mà không muốn vận bị thương sát , muốn vận chế mà không muốn vận trợ tài , muốn vận phò mà không muốn vận kiếp ấn , muốn vận vượng mà không muốn vận suy thực , muốn vận sanh mà không muốn vận kiêu tuyệt Sưu tầm nguồn:nhatrachoc.net.vn 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2011 - Lại xem Tứ Trụ mạnh yếu thế nào , nguyên có nguyên không , nguyên khinh nguyên trọng . Như ngời Mộc dùng kim là Quan , dương nam vận xuất ở Mùi nhập ở Thân , âm nam vận xuất ở Hợi nhập ở Tuất . Người Kim dùng Mộc là Tài , duong nam xuất ở Sửu nhập ở Dần , âm nam xuất ở Tỵ nhập ở Thìn , đều hướng dến Lâm quan Mã , nguyên mà có Quan hành Quan vận thì phát Quan , nguyên mà có Tài hành Tài vận thì phát Tài . Lại xem đương sanh niên thời có khí sâu cạn thế nào . Tứ trụ mà được khí sâu dày nghinh vận thì phát , nếu khí ít thì cần giao quá vận mới phát được nơi trung khí , khi vận đến trung thì được phát tốt . Tử nói : khí là vậy , với tương lai thì tấn đã thành công thì thối . Oanh hòa thượng nói : Nghinh thì lấy Lâm quan đế 2 vị , tương lai thì tấn , sau lung thì hưu tù tử tuyệt , công thành thì thối . LẠi nói : sanh mà gặp nơi hưu bại thì tuổi ít mà đã cô hàn , lão mà quá nơi vượng kiện thì cũng yểu triết . Oanh hòa thượng nói : Thân lấy trục vận tất giả vận mà cho thân , thế cần cập thời , cũng là giả thời mà thành thế . - Lại nói: Sanh gặp năm vượng thì cần vận đến nơi vượng hương , sau gặp năm suy thì vận lại hợp nơi khốn địa . Hồ trung Tử nói: lớn nhỏ đều cẩn thận chớ tọa ở nơi cường tráng thật thì chỉ nên xu vượng , sanh vượng tuy tốt mà chưa hẵn tốt , suy tuy là xấu mà chưa hẵn đã xấu , biết được vậy thì đầu tiên có thể luận vận , bởi ngừơi từ sanh đến già tức từ nhỏ mà đến nơi thiếu tráng niên 10 năm , đang là thiếu niên thì chỉ có thể hành nơi Thai ,Dưỡng ,Sanh, Mộc dục ; 30 , 40 tuổi thì dương cường tráng nên có thể hành nơi vượng xứ ; 50, 60 tuổi thì chỉ hành nơi Suy Bại Tử Tuyệt ; nếu trái kai45 thì cải vận một đời bị phản bối , tam hạn nhanh chóng đến , như vào vượng hương muộn thì chẳng phù hợp. Lại nói : trong Mệnh có ngũ hành suy thì Vận phải nên thạnh , ngũ hành thạnh thì vận phải nên suy . Bởi suy mà hành vận lại suy thì là bất cập chủ bị trầm trệ , còn thạnh mà hành vận cũng thịnh thì là thái quá chủ kích tác mà thành bại vậy . Cẩn phải quy ở giữa thì càng hay . Lạc lộc Tử nói: Niên tuy gặp nơi quan đới mà có dư tai, , sơ vận lại nhập ở suy hương. Vương thị chú rằng: Niên vận mà ban đầu ở nơi mộc dục bạo bại mà thuận hành đến gặp quan đới thì chưa gọi là phước mà có khi lại bị suy bại của dư tai vậy ; hoặc từ vượng địa mà hành sơ nhập suy hương cũng không thể gọi là họa bởi tích được phước nơi vượng hương vậy. Sở dỉ nói hành vận có trước sau 5 năm vậy . Hồ trung TỬ nói : Đặt nơi triệt mà không triệt thì yên mà lâu cũng bị ương ác , muốn giao mà không giao thì cũng bị họa tàn .Bởi nói vận hành tại nơi suy tuyệt , nếu tượng đặt nơi cát địa thì tất phải bị lâm ly , còn nếu tương đặt nơi suy tuyệt thì vào thời đầu lại có phước . Có câu : cát vận vị đáo tiên tất phước , hung thần quá khứ thỉ vi ương ; tức như lửa chưa sáng mà đã có khói trước , nước đã qua mà vẫn còn ướt , cái nghĩa như vậy cần phải rõ tường . Lại nói :âm nam dương nữ thì xét năm xuất nhập , âm nữ dương nam thì nguyên thần năm . Bởi âm nam dương nữ thì bẩm khí không thuận nên thời đại vận phải xét năm xuất vận nhập vận mới biết cái biến tốt xấu . Còn dương nam âm nữ bẩm khí tuy thuận nếu không ứng dụng năm xuất nhập thì cũng không thấy được cái ách nguyên thần . Hồ trung Tử nói: Nguyên thần phạm vận thì nhưTrọng vi bị khổn , Trần Thái bị đói vậy . Lại nói: thường hành đại vận mà gặp nơi ích thì vận được cát khánh nhưng cũng không phải tốt mãi mà cần phải hành niên thái tuế ở nơi sanh vượng hòa hợp thì mới gọi là phát phước . Nếu đại vận đến nơi tốt mà lại gặp trực niên thái tuế tiểu vận đáo nơi hình hại thì cũng chủ tế lủy phù tai vậy , chỉ không hại nặng thôi . Còn nếu đại vận hành đến nơi nghịch cảnh hung họa và trực niên thái tuế lại gặp hình xung , tiểu vận lại bất hòa xung kích tử tuyệt thì nhất định phát họa , nếu tiểu vận và thái tuề đáo nơi sanh vượng lộc mã quý nhân tất cả hỷ thần , thì có tiểu khánh . Kinh nói: Phàm muốn quyền họa phước của mệnh thì trước hết phải phân tích cơ địa dày mỏng thế nào , sau đó mới định được tai hay phước . Như mệnh nếu được mười phần phước khí mà hành vận có 3,4 phần xấu thì phước lực vẫn mạnh vậy , còn nếu có 5,6 phần vận xấu thì đã có sự tai ương phần nào , nếu có 7,8 phần vận xấu thì tai ương phải nặng nề . Như mệnh có 5 phần phước khí mà hành vận có 3,4 phần xấu thì rất hung ; nếu đến 4,5 phần vận xấu thì tất tử , đấy là cơ địa không bền vậy . Nếu đại vận đã qua khỏi nơi Trường sanh của bổn mạng tức là có vận thanh khí , dù tuế vận đến xung khắc thì họa cũng không nhiều bởi vận khí nhiều vậy ; còn nếu chưa qua Trường sanh mà tuế vận bị hình xung khắc phá thì là tai , bởi khí chưa đủ nên vận yếu vậy . Còn nếu qua khỏi vượng tướng mà gặp tử tuyệt tức mệnh tai ương không tốt . Đó là cái đạo lý thay đổi trong âm dương ngũ hành vậy . Nếu đã qua trường sanh và bại địa , trong đó lại gặp hình khắc ác sát cùng diện kiến tương phù với mệnh tức là khí ngũ hành phản chiến nên bị hung ác vậy . Lại nói: thường khi hành vận có Trường sanh thì khi làm việc có sáng kiến đổi mới , đáo Lâm quan , Đế vượng thì chủ hưng thạnh khoái lạc phát phước tấn tài , sanh con cháu cát khánh ; còn nếu đáo đến nơi Suy Bệnh thì chủ thối bại phá tài , các loại tật bệnh ; còn như đến nơi Tử Tuyệt thì chủ cốt nhục tử táng , tự thân suy họa phiền não trăm việc bế tắc ; nếu đến bại vận lạc phách thì chủ tửu sắc hôn mê ; nếu đến nơi thai khố thành hình Quan đới thì chủ trăm việc trung bình an khang bình dị. Phàm hành vận đến nơi giáp với hoa cái quý nhân lục hợp với thừa được sanh khí vượng khí thì đều được khánh hỷ , phải xét nơi căn cơ đương sanh thì mười phần ứng được năm phần ; còn xét nơi sanh thời thì năm phần ứng được mười phần , phước với tai đồng nhau ứng vậy .Phàm hành vận đến nơi lâm quan đế vượng và thái tuế cầm nơi quan quý thì chủ thăng quan tiến chức , cũng như nơi mã vượng quý nhân thì vào nơi hàn lâm các hạng vậy , bởi quý là quân đạo mã chủ thiên động nên vậy. Lại nói : Phàm tí sửu dần thìn tỵ trong tứ trụ nhiều dương , người hành vận đến ngọ mùi thân dậu tuất hợi thừa âm khí mà phát ; ngọ mùi thân dậu tuất họi tứ trụ nhiều âm thì người hành vận đến tí sửu dần mão thìn tỵ vận thừa dương khí mà phát ,thứ 2 thì âm dương quân hiệp , nhưng âm nhân mà dương phát thì nhanh còn dương nhân mà âm phát thì chậm. Lại nói: Thủy mệnh mà tứ trụ có thổ , đến hỏa vận vốn là tài vận lại trở thành quỷ , bởi hỏa sanh thổ khắc thủy nên tài hóa thành quỷ vậy là chuyển phước thành họa. Nếu thủy mệnh mà tứ trụ có kim , đến thổ vận là quỷ vận lại trở thành tốt bởi thổ sanh kim và kim sanh thủy tức hóa quỷ thành trợ khí , chuyển họa thành phước vậy . Lại như người thủy mệnh tứ trụ có dần ngọ tuất hoặc nạp âm hỏa mà hành dần ngọ tuất đều là hảo vận , nếu tứ trụ có kim có hỏa thì tức là phước , nếu hành thủy vận tức phước bị phân nên không phải vận tốt ; tứ trụ nhiều thổ lại hành mộc vận gọi là tổn khí chủ bác tạp tuy có cứu cũng nhiều khổ , các loại khác cũng theo vậy mà suy. Lại nói : Người Đinh Sửu hành vận Đinh Mùi thì gọi là “Đem phàm nhập thánh” ,lấy giả làm thật , không nên lấy thồi thần mà luận , Tứ trụ có Đinh Sửu Đinh Mùi không phải là hạn , nếu người Mậu Dần hành vận Đinh Sửu tuy là thối thần lại có tề hóa tức phước ; nếu người sanh Canh Thìn hoặc ngày Canh Thìn mà hành vận Ất Dậu , Ất Dậu sanh nhân hoặc Ất Dậu nguyệt hành vận Canh Thìn thì chủ phát tích , nếu chỉ trùng điệp thì không tốt .Người Ất Mùi mà niên nguyệt nhựt thời Dậu là đại hung . Người Giáp Thân hành vận Bính Dần gọi là lực đình tương xung chủ phá tài cạnh tranh . Người Bính Tuất hành vận Tân Mão chủ độn trệ , chỉ tốt cho người võ . Người Bính Tí hành vận Nhâm Dần , Nhâm nhập Bính thì phá tài không tốt . Mọi trường hợp khác cứ theo đấy mà luận . Lại nói: Phàm mệnh có khí tượng thì thủ sanh thời can thần là chủ , tứ trụ can thần là tượng . Như Giáp thời Kỷ thời thì có thổ khí , Ất Canh thì có kim khí , Bính Tân thì có thủy khí ...v...v...là bổn tượng , hành vận đến khí tượng phải đắc địa xứ tốt , không nên có địa xứ xấu , Ất Canh ,Bính Tân, Nhâm Quý là kim thủy tượng , vận đến Thân Dậu Sửu là đắc địa ; Canh Tân Mậu Kỷ , Giáp Kỷ , Ất Canh là kim thổ tượng , vận đến Thân Dậu Thìn là đắc địa ; Canh Tân Bính Đinh , Ất Canh , Mậu Quý là kim hỏa tượng , vận được Tỵ Ngọ Tuất là đắc địa ; Canh Tân Giáp Ất , Ất Canh, Đinh Nhâm là kim mộc tượng vận đến Sửu Dần Mão là đắc địa ; Giáp Ất Nhâm Quý Đinh Nhâm Bính Tân là thủy mộc tượng , Vận đến HỢi Tí Thìn là đắc địa ; Bính Tân Giáp Ất Mậu Quý Đinh Nhâm là hỏa mộc tượng , vận đến Dần Mão Mùi là đắc địa ; Mậu Kỷ Nhâm Quý Giáp ẤT Bính Tân là thủy thổ tượng ,vận đến Thìn là đắc địa ; Mậu Kỷ Bính Đinh Mậu Quý Giáp Kỷ là hỏa thổ tượng , vận đến Tuất là đắc địa ;Mậu Kỷ Giáp Ất Giáp Kỷ Đinh Nhâm là thổ mộc tượng , vận đến Mùi là đắc địa ; Mậu Kỷ Canh Tân Ất Canh Giáp Kỷ là kim thổ tượng , vận đến Sửu là đắc địa . Xem Tứ Trụ can thần đắc tượng gì , như thuần kim mộc thủy hỏa thổ cũng là 5 tượng , nếu tạp mà không nhập thì không phát, dù có phát cũng không lâu ; như ngũ thuần tượng cũng có thái quá tượng , vẫn phải xem đương niên nguyệt lịnh đắc địa , sau đó khán xem hành vận đắc địa hay không mà nói không có thể lấy lộc mã quý nhân là đắc vận , gặp không vong dương nhận kiếp sát là thất vận vậy . Lại nói : Phàm hành vận thì khán nạp âm , mệnh nhân thuộc ngũ hành gì , như mệnh thổ mà hành Tây Nam phương là gặp bạn thì tốt , mộc mệnh mà hành Đông phương , Hỏa mệnh mà hành Nam phương , Kim mệnh mà hành Tây phương , Thủy mệnh mà hành Bắc phương đều là đắc địa . Lại khán sở hành vận nạp âm tương phù với mệnh , nếu đồng loại là thượng cát , tài quan thì thứ , nếu tiết khí hoặc bị khắc nặng thì không tốt . Lại nói: Cổ nhân dùng Giáp Tí Ất Sửu các can chi lục thập Giáp tí dụng hoa tự đều lấy mộc mà dụ nghĩa , nếu thiên can địa chi đắc thời thì tự nhiên khai hoa kết trái tươi tốt vậy . Nguyệt lệnh là thiên nguyên vậy , vận đến nguyệt thượng khởi thì giống như mầm cây , cây có thấy mầm thì biết được tên , nguyệt dụng thần thì biết được cách , nên gọi là giao vận , như đồng tiếp mộc mệnh có mầm rể hoa thật là đúng ý nầy vậy . Nếu xuất Quý nhập Giáp thì chủ không tốt . Lời xưa nói: Thương hàn thì hoán dương , hành vận thì hoán giáp, hoán qua là người , hoán không qua là quỷ. Ví dụ : Giáp Tuất tiếp Quí Hợi tức là hỏa thượng tiếp thủy , Sửu giao Dần , Thìn giao Tỵ ,Mùi giao Thân , Tuất giao Hợi , Đông Tây Nam Bắc 4 phương đổi góc gọi là di căn , tiếp mộc lại gặp hoán giáp nếu cách xấu thì tử , dù cách thiện cũng tai ương , người già thì đại kỵ , kẻ hậu sanh thì khinh lười , nếu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tí Sửu nhứt khí đều chẳng nói là tiếp mộc , nếu tất cả mà gặp tiếp giáp thì không đại họa . Ví dụ : Giáp Ất mà truyền Dần Mão vận thì gọi là Kiếp tài , bại tài chủ khắc cha mẹ và khắc bại tài sản gây sự đấu tranh ; Bính đinh mà vận Tỵ Ngọ thì gọi là Thương quan vận chủ khắc con gái , tụng sự tù tội ; Canh Tân mà hành Thân Dậu vận là can sát nơi quan , chủ đắc danh lợi nhưng phát thái quá nên thành tai bệnh ác tật ; Nhâm Quý mà hành Hợi Tí vận là Sanh khí Ấn thụ vận chủ cát khánh tăng điền sản ; Thìn Tuất Sửu Mùi Mậu Kỷ là Tài vận chủ danh lợi đều thông suốt . Đây là Tử Pháp khi dùng thì phải tùy theo cách cuộc nên hoặc kỵ mà quyền biến vậy. Can mà vượng thì phải cần vận suy , can mà nhược ( yếu) thì phải cầu khí vượng để nhờ , có dư thừa thì cần đến nơi không đủ , cần phải thông biến và kiêm luận lưu niên thần sát mà quyền thì ứng nghiệm như thần vậy. nguồn:nhatrachoc.net.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2011 Tư liệu tham khảo: Quyển 1 :Lạc thư đồ Ban đầu thì Lạc Thư có 1 điểm trắng 6 điểm đen tại lưng gần đuôi, 7 điểm trắng 2 điểm đen tại lưng gần đầu, 3 điểm trắng 8 điểm đen ở lưng bên trái, 9 điểm trắng 4 điểm đen ở lưng bên phải, 5 điểm trắng 10 điểm đen ở giữa lưng, đại thể như vậy.- 1 và 6 ở phía dưới phương Bắc sanh Hợi tí thủy- 2 và 7 ở trên về hướng Nam sanh Tỵ ngọ hỏa. - 3 và 8 ở bên trái về hướng Đông sanh Dần mão mộc. - 4 và 9 ở bên phải về hướng Tây sanh Thân dậu kim. - 5 và 10 ở giữa thuộc trung ương sanh Thin Tuất Sửu Mùi thổ, địa khí thổ nặng phân ra bốn bên vậy Hà đồ : Tức là hà long giáo đồ vậy, ở lưng có 1 hào dài và 2 hào ngắn, 1 điểm trắng gần đuôi, 9 điểm tía gần cổ, 4 điểm xanh ở vai trái, 2 điểm đen ở vai phải, 6 điểm trắng ở gần chân phải, 8 điểm trắng ở gần chân trái, 3 điểm lục ở hông bên trái, 7 điểm đỏ ở hông bên phải, 5 điểm vàng ở chính giũa lưng. Gồm 9 vị mà sinh ra 7 màu và định phương hướng. Lấy 3 vạch : 1 vạch dài, 2 vạch ngắn mà sanh hào. Lấy tam tài mà đặt vị trí. Dịch lý từ đây phát sinh vậy. - Xét dịch rằng Hà thì xuất đồ Lạc thì xuất thư, Thánh nhân chưa từng nói rõ các số của đồ thư, còn như bậc hán nho xem phục nghi mà định phương vẽ quái biểu thị Ngũ Hành thì thuật gia cũng có cách nói của các thuật gia vậy, các số trong lạc thư mà thuật gia vạch định cũng có khác với các bậc nho học. Như Tống Châu lấy 1- 6 ở phía Bắc là Hà Đồ, điểm 9 trở về 1 là lạc thư đều cũng do các vị nho hán đời trước. Trần Xuyên Vương lấy phục nghi mà làm dịch phân rõ ràng 2 vạch âm dương nên nói rằng : Dịch có thái cựu sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái, trước sau tự nhiên như vậy chẳng phải sức người có thể bày bố được, nay nếu cho rằng do cái số ở Hà đồ mà làm dịch thì không theo thái cực mà làm dịch tức chẳng theo luận dịch của Trọng vi ư ! Bậc thánh nhân biểu thị Hà xuất đồ Lạc xuất thư do nơi trời đất mà vẽ ra bát quái thật là thấn ý chỉ dạy của Thánh nhân vậy. Các vị Hán nho không đạt ý này mà dùng phục nghi vạch quái theo Hà đồ và sắp đặt số hạng theo Lạc thư thì quả thật là sai lầm. Trong Dịch thì trời 1, đất 2 ; trời 3, đất 4 ; trời 5 đất 6 ; trời 7 đất 8 ; trời 9 đất 10. Trời là thuộc dương nên có số 1, 3, 5, 7 và 9. Đất là thuộc âm nên có số 2, 4, 6, 8 và 10. Đây là nói về sự sắp xếp số chẵn và lẻ của trời đất ; về tứ thời và nhị tài cũng đồng một nghĩa ấy vậy. Các số trong Hà đồ đều có quan hệ với nhau sao ? Huống nửa cách nói trời 1 đất 2 là do sắp xếp sau khi có dịch chứ chẳng phải trước khi có dịch ; Vậy sao lại làm đố mà còn nghĩ Thánh nhân dựa theo đồ thư mà vạch quái ; xem như sách tri thiên hạ như Hồng Phạm, Cửu trù, cửu thức, cửu vũ chẳng là số vậy. Cơ Tử nói : trời có sắc trắng chẳng qua là thủy thổ bằng mặt, chánh nhũ hành để bình ổn thiên hạ, khi nói 9 thì không thể thiếu 1, đó tức là sự cảm ứng giữa Thiên và Nhân vậy, nên phải ở giữa thôi, cho nên sự thứ tự trước sau, nặng nhẹ, nhanh chậm đều theo lẽ tự nhiên. Nguyên Tạo Hóa chi Thủy : - Lão Tử nói : ban đầu tạo hóa, trước chẳng có trên trời đất mà là mẹ của vạn vật hổn độn mà thành, hữu hình sanh ở vô hình ; thuở ban đầu trời đất có thái dịch, có thái sơ, có thái thỉ, có thái tổ. Thái dịch thì chưa có khí, thái sơ thì khí bắt đầu, thái thỉ thì mới tượng hình, thái tổ thì mới tượng chất. Khí với hình và chất hợp mà chưa tan nên gọi là hỗn luân. Trong lịch kỷ nói khi chưa có trời đất thì hỗn độn như kê tử.Trong dịch nói : dịch có thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái,bát quái định ra cát hung. - Dịch tử nói thái cực tức là trước khi phân chia trời đất, nguyên khí hổn độn làm mị không. Tuyền tử nói : thái sơ tức là cái lý ban đầu vậy, thái hư tức là cái khí ban đầu, thái tổ tức là cái tượng ban đầu, thái tổ tức là khởi đầu của số, thái cực thì kiêm gồm cả lý khí tượng số vậy, do số mà luận ngôn, có thể thấy trước cả hỗn luân chỉ có một khí hỗn hợp u minh hôn muội mà cái lý chưa từng ở trong ấy, cùng với đạo là một đó là thái cực. Trang tử hành đạo lấy thái cực làm đầu, gọi là thái cực tức chỉ về thiên địa nhân khí, và hình đã đủ mà chưa có tên danh, mà đạo lại khác tức huyền không để vật trước cả thái cực, không biết đạo tức thái cực, thái cực tức là đạo, lấy theo lẽ thông thường mà nói tức là đạo, lấy tột cùng của lý tức là thái cực ,sao lại thường có hai điều vậy ? Cứ xem Châu tử nói ra sự kỳ bí và chu tử diễn giải phân minh, biết rõ cái lý của thái cực mà với khí tự không tương ly vậy; gọi là thái cực tức âm dương động tỉnh mà bổn thể thì không rời khỏi hình khí và rất đoan chính, biến hóa vô cùng mà lại chính xác, một động một tịnh căn gốc tương hổ, phan âm phân dương lưỡng nghi rõ ràng, nghi tức là vật vậy ; thường thì vật chưa từng đối lập mà cũng chưa từng độc lập, trời sinh ra mà trở lại theo đất, đất mang hình mà trở lại theo trời, trời đất có lý khí âm dương là vậy. Có khí thì có hình, trời đất không sanh nơi trời đất mà sanh ở âm dương ; âm dương không sanh nơi âm dương mà sanh ở động tịnh, động tịnh không sanh nơi động tịnh mà sinh ở thái cực, bởi thái cực tức là cái căn bản tự nhiên vi diệu vậy ; động tịnh thì nương thừa theo sự hoạt động âm dương là nguồn gốc sở sanh vậy. Thái cực hình mà thượng đạo, âm dương hình mà hạ khí vậy ; động tịnh không chừng, âm dương không trước, đó là sự lập thành của tạo hóa. - Bách tề Hà tử nói : trời là dương nên động và đến khi nào cực động thì tịnh ;đất là âm nên tỉnh và đến khi nào cực tỉnh thì động. Trời không thể sanh đất, thủy không thể sanh hỏa, kẻ ngu cũng biết vậy. Trời đất chưa lập mà đạo do nơi trời đất, khi trời đất lập thành là cái lý của thái cực, phân tán ra vạn vật là do nơi ngũ hành mà sanh, ngũ hành nhất âm dương ; 5 tiếp cho 2 chẳng hề dư thiếu. Âm dương nhứt thái cực tinh hay thô vốn chẳng có bĩ thử. Cái chất của ngũ hành có đầy đủ nơi đất mà khí hình thì ở tại trời. Lấy chất mà nói thì thủy, hỏa, mộc, kim, thổ ; thủy hỏa là duong mà hỏa kim là âm vậy, nói tóm lại thì khí dương mà chất âm vậy ; nói một cách khác là động dương mà tịnh âm bởi sự biến hóa của ngũ hành thật không thể lường được nhưng chẵng là cái tự nhiên của thái cực. - Bách tề Hà tử nói : ngũ hành nhứt âm dương, âm dương nhứt thái cực. Chu tử cũng cho rằng thái cực không ngoài âm dương, âm dương không ngoài ngũ hành vậy, nay luận thủy thủy,hỏa hỏa, sự giao biến của kim mộc thủy hỏa thổ, trời yên ở đất mà lại là tạo hóa của vạn vật, như nói trời là thái cực nên Chu tử lấy thương thiên mà giải thích thái cực đạo trời lưu hành qua lý âm dương. Trong dịch nói : dịch có thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái, trong đó có càn có khôn tức là trời đất đều là sự phân thể của thái cực, vậy là trời tức toàn thể của thái cực mà đất là sự phân thể của trời, thật là một quan niệm sai lầm nhưng nghe qua thì tỏ như có lý Ngũ hành sanh đều có mỗi tánh, sự lưu hành của tứ thời cũng có mỗi tên. Xuân thì sanh, Hạ thì trưởng, Thu thì tiêu, Đông thì táng. Xuân mà Hạ, Hạ mà Thu, Thu mà Đông, Đông mà trở lại Xuân. Sự tuần hoàn vô cùng bởi ngũ hành thì khác chất mà tứ thời thì khác khí, thế nhưng tất cả đều không ngoài âm dương, âm dương tuy khác vị, động tịnh tuy khác thời mà tất cả đều không nằm ngoài thái cực, thái cực vốn không thanh xú, có thể nói là tự tánh bổn thể vậy, cho nên ngũ hành đều có mổi tánh tức tất cả đều cùng một thái cực vậy ; tứ thời đều có mổi tên tức đều là sự vận dụng của thái cực vậy. Ngũ hành tứ thời tuần hàn xoay chuyển mà cùng một thể thái cực, tánh thì chẳng không sở tại mà lại có thể thấy vậy. Thiên hạ không ngoài tánh của vật mà tánh thì chẳng không dừng vậy, vậy nên vô cực nhị ngũ có thể hỗn dung mà vô chừng đó là sự hợp diệu vậy. Vô cực là lý mà nhị ngũ là khí, thật có lý khi nói thái cực là vô vong vậy, xét về khí thì âm dương và ngũ hành không phải là hai vậy. Ngưng tức là tụ mà khí tụ thì thành hình, bởi tánh là chủ mà âm dương ngũ hành lại ngang dọc hỗn độn tùy theo từng loại ngưng tụ mà thành hình. Dương thì mạnh nên thành nam tức cái tạo làm cha, âm thì thuận nên thành nữ tức cái tạo làm mẹ vậy. Đây là sự khởi đầu của nhân vật dùng khí hóa mà sanh ra. Khí tụ mà thành hình tức hình giao mà khí cảm, hình hóa nên vạn vật sinh sinh biến hóa vô cùng vậy . Bào lỗ Trai nói : Trời đất lấy giao khí mà sanh nhân vật, thấy rằng hể có giao thì tức khí đến nên tùy theo loại từ đó mà ra vậy. Khí trời giao với đất đối với người thì nam, đối với vật thì là đực. Khí đất giao với trời đối với người là nữ, đối với vật là cái. Nam nữ đực cái tự giao mà sanh sanh hóa hóa vô cùng. Nhân vật đã sanh thì khí tùy nơi trời đất lên xuống mà giao cảm. Người có được trung khí của trời đất, khí của bốn phương đều giao cảm. Vật có được ngoại khí của trời đất mà cũng có được sự ứng cảm. Cho nên xét khi thiên địa giao khí tức biết rằng nhân vật sẽ theo đó mà sinh, khí trời đất giao cảm tức biết rằng nhân vật tương sinh. *Chu tử nói : Càn tạo thành nam, khôn tạo thành nữ, thể ngưng ở buổi đầu của tạo hóa, hai khí giao cảm thì hóa sanh vạn vật lưu hành tạo hóa về sau, đây là lẽ thường vậy. * Trương Cửu Thiều nói : luận về việc trời đất sanh thành nhân vật thì ban đầu do khí hóa mà sau đó là hình hóa tức gọi là trời đất khí sanh. Còn nói về nhân vật kết thai thành hình thì đầu tiên do tụ khí tinh sau đó mới có vật, Chu tử gọi đó là tinh âm dương khí kết tụ lại mà thành hình vật vậy. Nói vậy tức người, vật, khí, hình tất cả đều không ngoài âm dương mà ra. Bẩm mệnh đã do âm dương mà sanh thì người chẳng thể đổi khác được, chẳng có năng lực gì, Vậy là có sanh mà giàu nghèo, có sanh mà quý mà tiện, có sanh mà thọ mà yểu, có sanh mà phú quý đầy đủ, mà có bần tiện cơ hàn, có sanh thọ mà trở thành yểu, có sanh yểu mà trở lại thọ. Như vậy tuy do nơi sở tích mà cũng do nơi sở tánh nên cổ nhân có câu nhân nặng thắng thiên vậy, nhưng nếu do nơi tánh mà được thì suốt đời phú quý hoặc suốt đời bần tiện, thọ yểu thế nào đều vậy mà chịu ; nếu cổ nhân lại nói mệnh không thể chuyển, như vậy sở tích không chuyển gọi là mệnh, sở tánh không chuyển gọi là nhân, lại có người tuy cũng là do trời đất mà sanh, cũng có bát tự ngũ hành giống nhau nhưng vì sao kẻ thì phú quý trường thọ kẻ thì bần tiện yểu mạng. Đáp rằng : hai khí âm dương lúc giao cảm thọ nhận chân tinh ngưng kết thành thai gặp lúc khí hậu trời đất thanh sáng thì bẩm chất hiền nhân trí giả ; nếu gặp lúc ô trược thì bẩm chất ngu độn hèn kém. Vậy như mà có phú quý song toàn là do đầu tiên tiếp nhận được thanh khí trời đất, sinh ra lại gặp thời đắc lịnh, kiêm có tài quan hanh thông, lộc mã vượng tướng nên vận hạn đại cát tường, dù cho có chút ít không may cũng chẳng vào hạng bác tạp. Còn hạng bần tiện thấp hèn bởi do tiếp nhận trược khí trời đất, lại sinh không gặp thời đắc lịnh, gặp hình xung bác tạp không một chút thuận mỹ thì dù không bị họa hoạn lâm tổn cũng khó tránh được trầm trệ bần cùng. Lại cũng có hạng phú mà bần, bần mà phú, quý mà tiện, tiện mà quý, thọ mà yểu, yểu mà thọ. Lại có hạng là quý hiễn mà trở thành bần tiện hoặc là bần tiện mà trở thành hiễn quý, đó bởi người trong trời đất chẳng thể giống nhau. Tứ thời ngũ hành thiện chánh được mất, trước sau sâu cạn của khí vận mà tạo nên vậy, cho nên đang lúc nguyên khí thanh nhẹ mà sanh gặp khí thời suy bại nên vận mệnh phải bị hưu tù, giàu thì bị tổn thất tài sản, quý thì bị cách chức thôi vị, thọ trở thành yểu vậy ; ngược lại nguyên khí ô trước mà sanh gặp thời trung hòa đắc lệnh, vận thế vượng tướng thì bần chẳng lâu trở thành phú, hèn chẳng lâu trở thành quý. Tuy nhiên xét rằng nhân định thắng thiên, mạng được trung hòa, tánh có tích thiện nhưng sao không chỉ người ấy được hưởng phước mà con cháu đời sau cũng được vinh hoa phú quý ; trái lại mạng vận thien lệch, tánh chất tích ác mà con cháu đòi sau cũng vẫn bị mang họa. Theo đó mà nói thì tuy hệ thuộc mệnh cũng tại nơi người tích hay không tích mà thôi. Trong dịch nói : nhà có tích thiện tức hưởng phước có dư, nếu tích ác thì chắc phải chịu ương họa có dư là nghĩa ấy. - Canh Dã Tử nói : Thiên nhất khí hóa sanh thủy, trong nước cặn đục tích lâu ngày thành thổ, nước đẩy đất trôi lâu dần thành sông núi, đất mà cứng thì thành đá mà hóa kim, đất mà mềm thì thành mộc mà sanh hỏa, ngũ hành đều do vạn vật sanh mà biến hóa vô cùng. - Tuấn xuyên tử nói : Trời đất ban đầu chỉ có hai khí âm dương, dương thì hóa hỏa, âm thì hóa thủy, thủy tích cặn kết thành thổ. Như vậy thủy thổ hỏa là do trời đất hóa thành, còn kim và mộc thì do tự sở xuất chất kim đá do tích tụ lâu ngày mà thành nên đồng với nhân vật,vậy thì khí kim sinh nhân được ư, còn giữa trời đất đã có nguyên khí định tánh định chủng sẵn trước như kim có loại kim, thủy có loại thủy, người có giống người, vật có giống vật, mỗi mỗi đều đều đầy đủ, không hề sai giả vậy mà cứ cho ngũ hành tương sanh được ư. Nay các nhà ngũ hành dùng kim sanh thủy thật là quyết đoán điên đảo không biết rằng mộc lấy hỏa làm khí, lấy thủy mà dưỡng, lấy thổ làm nhà, đây là đạo lý chân thật của thiên nhiên, cho nên nếu nói thủy sanh mộc thì nếu không có thổ mộc sanh ở đâu ? ( nương đâu mà sanh ), thủy nhiều thì hỏa diệt, thổ cũng tuyệt vậy mộc cũng tiêu luôn. Chu Tử nghi cái thuyết của các nhà ngũ hành, ngũ khí thuận bố, tứ thời chuyển hành ; không biết rằng ngày có lên xuống mà thành nóng lạnh, nóng lạnh phân bình mà thành tứ thời ; chỉ do 5 khí phân bố mà được ư ! Còn nói Xuân mộc Hạ hỏa Thu kim Đông thủy thì đều giả hợp mà luận. Thổ không nơi để trú mà chỉ phối nơi tứ quý, không biết rằng khí thổ tại nơi trời đất. Sao chẳng phải ngày, sao chẳng có nơi, sao chỉ lưu hành nơi cuối quý nguyệt. Khi mạnh nguyệt sanh thì quý nguyệt diệt. Khí đã diệt thì quy về đâu mà tới. Thiên nhất sanh thủy âm dương thủy hỏa nguồn gốc vạn vật vậy. Cho nên nhất hóa thành hỏa là ngày, lại hóa thành thủy tức vũ lộ . Nay nói thiên nhất sanh thủy, địa nhị sanh hỏa, sự vi diệu hiển nhiên của tạo hóa. Châu tử dùng tứ thời khí lưu hành, luận số thiên địa ngũ hành, luận ngũ hành thái cực đồ, dương biến âm hợp mà sanh thủy hỏa mộc kim thổ. Xét ngũ hành phối hợp với tứ thời thì khí Xuân chỉ cho Mộc tức khí của Thổ Kim Thủy Hỏa đều bị tuyệt, Thu chỉ cho Kim tức khí của Thủy Hỏa Thổ Mộc đều bị đình chỉ. Thổ chỉ vượng ở tứ quý nên khi gặp khác nguyệt thì khí vận không thuần, vậy mà lại đặt ra ngày nay là Mộc ngày mai là Hỏa hoặc ngày mai là thổ là kim là Thủy ư ! Xét Vương thị tuy nói thì có lý nhưng chẳng đạt được sự quán sát. - Lạc Cầu Tử nói : Lấy làm có tức là theo không mà lập có cũng là không vậy. Trời do tượng mà có, tượng theo nhật nguyệt ngũ tinh tam viên nhị thập bát tú. Xem Thiên nguyên hội thông mà đặt tên phân cỏi ấy cũng do người làm mà thôi, nghĩa của tượng phù hợp cho đến sự tốt xấu hoặc thuộc loại sự nào, hoặc chỉ mỗi phương ứng cho năm tháng ngày nào, tuy đạo trời sâu xa cũng không ngoài nhân sự và ngũ hành. Nhà âm dương dùng 10 can 12 chi mà phân ngũ hành, do ngày với trời hội lại mà thành năm, tháng với ngày hội lại mà thành tháng, ngày có 30 giờ có 12, dùng can chi năm tháng ngày giờ của nhân sanh lập ra tứ trụ để biết một đời tốt hay xấu , ấy cũng cái lý tự nhiên vậy .Vương thị lấy Xuân thuộc mộc mà Thổ ở đâu, không biết ngũ hành vượng tướng hưu tù tử, các loại có đúng thời hay không đúng thời, dùng được việc hay không dùng được mà lại nói chẳng là Xuân mộc vượng còn thổ thì không, 10 can 12 chi lẩn lộn thành lục thập Giáp tí, xoay vòng trở lại an bài không sai, đó tức sổ sanh của tạo hóa vậy ; nếu không cho hôm nay thuộc mộc ngày mai thuộc hỏa thì cũng phủ định sự tự nhiên của đạo trời, không nghĩ rằng người lập mà trời theo, người cảm mà trời ứng, đó tức cái lý thiên tượng mà đặt tên phân cõi cái đạo hợp nhất của Trời và người vậy. Xem một ngày có sớm trưa muộn chiều, tự đã có khí hậu ôn lương hàn nhiệt tức đã có đủ kim mộc thủy hỏa thổ trong một ngày, ngũ hành không tương ly như vậy, nếu nói hôm nay mộc ngày mai hỏa tại sao chẳng là không đúng với sự tự nhiên của đạo trời đó ư. Còn nhà nước làm lịch cho thiên hạ ,một năm có 365 ngày, trong đó có phương vị thần sát, mỗi tháng thiên hành đắc vượng mà trong mỗi ngày lại có hắc hoàng cát hung, việc nên làm hoặc không nên làm, người theo đó thì được phước, làm sai thì mang họa. Thật là vô lý cưỡng tạo vậy mà thiên hạ đều cùng tuân theo. Lại như thuật xem tướng xét sắc xanh vàng đỏ trắng đen mà đoán họa phước ứng theo mổi năm tháng ngày giờ, Xanh thì Giáp Ất, vàng thì mậu kỷ, đỏ thì bính ngọ, Trắng thì canh tân, đen thì nhâm quý một hào không sai. Xem bệnh cũng vậy có thể thấy rằng can chi tuy đã có trong ngày mà tạo hóa cũng không ngoài ấy. Lại có người dựa vào mộng mị mà nói sự cát hung, hoặc lấy ý mà đoán, hoặc lấy vật tượng hoặc do tự giải đều ở người làm. Như Phục nghi vẽ quái ngưỡng xét gần xa là có được cái lý trời đất nhân vật nên bát quái do đó mà thành. Nay nói về âm dương thì tuy là sự biến hóa cùng cực của trời đất, thám xét sự vi diệu của nhân vật, cùng hợp với cái đức của trời đất, hợp với cái sáng của nhật nguyệt, hợp với tụ của tứ thời, hợp với sự cát hung của quỷ thần ; sao có thể ngoài can chi ngũ hành mà có riêng tạo hóa cho đến trời đất nhân vật ư. Nay Vương thị tuy tôn trọng dịch mà lại không tin vào cái thuyết của nhà âm dương ấy là biết lý mà không biết số vậy, lý và số hợp nhất thì trời người cũng vậy. nguồn:nhatrachoc.net.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 10, 2011 Luận Ngũ Hành sanh thành : Trời cao mở ra 6 khí quay vòng mà thành tứ thời, đất sâu u thâm Hgũ Hành hóa sanh mà thành vạn vật, thật khó mà đo lường tận cùng được vậy. Thánh nhân lập pháp suy tính cũng nhiều bởi vậy không thể bỏ đi cái số được, và do nơi sự tự nhiên mà lập ra số, không khác gì trong kinh điển theo đó mà đạt được cái huyền cơ và thông cùng được sự biến hóa, tất cả đều không rời trong số mạng, một là thủy, hai là hỏa, ba là mộc, 4 là kim, 5 là thổ đều có sẳn. Thủy ở phương Bắc thuộc Tí vị, Tí là bắt đầu của dương, số 1 là số dương nên thủy là 1. Hỏa ở Phương Nam thuộc Ngọ vị, Ngọ là bắt đầu của âm, số 2 là số âm nên hỏa là 2. Mộc ở phương đông, đông là dương nên số 3 là kỳ số thuộc dương. Kim ở phương Tây thuộc âm, 4 là ngẩu số cũng thuộc âm nên kim là 4. Thổ ứng ở Tây Nam trưởng hạ, 5 là kỳ số cũng thuộc dương nên thổ là 5. Do đó mà luận thì số lấy âm dương mà phối vậy, nếu có thêm nghĩa thì thủy sanh ở 1, trời đất chưa phân, vạn vật chưa thành, cũng chẳng phải thấy có thủy trước nên trong lịnh xu kinh nói : Thái Ất là tôn hiệu của thủy, trước là mẹ của trời đất sau là nguồn gốc của vạn vật, nay nghiệm rằng cỏ cây, quả hạt, con người, sâu bọ, đến loài ( nhân trùng ) động vật thai noãn thai phôi đều có thủy, không phải là như thế ư ! ; vả lại thủy tụ nên hóa thành hình chất, vậy chẳng là khí âm dương sao ; những vật nhỏ mà chát đắng tức là hỏa, trái cây chín ngọt mang vị thổ ,hết ngọt trở thành nhạt, nhạt là vị mộc vậy. Đương nhiên loài người do sự hòa hợp âm dương nam nữ mà thành, trước sanh hai quả thận, thận trái thuộc thủy, thận phải thuộc hỏa, hỏa là mệnh môn nên nhân có thủy sau đó mới thấy hỏa nên xưa gọi hỏa là thứ 2, Nói chung cỏ cây, quả hạt , các loại côn trùng khác nhau cũng đều do hai thứ tương hợp nhau giống như thận của con người có âm dương vậy. Cho nên vạn vật nếu không có sự hòa hợp âm dương thì không thể hóa thành vậy. Đã có sự hòa hợp âm dương nên sau này mùa Xuân đơm hoa, Mùa Thu kết trái, nên người xưa xếp tiếp thứ ba Mộc, thứ tư là Kim. Có thể nói thủy có sở thuộc, hỏa có sở tang, mộc có sở phát, kim có sở biệt, tất cả đều do thổ mà thành cho nên thứ 5 là thổ. Mộc cư ở Đông, Kim cư ở Tây, Hỏa cư ở Nam, Thủy cư ở Bắc, Thổ cư ở trung ương mà gửi nơi tứ duy ứng lệnh nơi tứ quý, tại người là tứ chi, cho nên kim mộc thủy hỏa đều chờ nơi thổ mà thành do đó thổ kiêm gồm mà thành số 5 vậy, thủy 6 hỏa 7 mộc 8 kim 9, thổ cũng thường lấy số 5 mà sanh không thể đến 10 tức thổ không đợi đến 10 mà thành, do số sanh thành nên đều lấy 5 mà hợp, từ đó suy rộng ra mà lập số, do lẽ ấy nên vạn vật không thể ngoài số mà có được. Ngũ vận thái quá thì số thành, bất cập thì số sanh tất cả đều lấy số sanh thành nhiều hay ít mà dùng chánh lịnh khí hóa. - Châu Tử nói : Ngũ hành lấy nhất sở sanh mà nói thì thủy nguyên là thấp khí của dương, ban đầu bị âm hảm không được đắc nên thủy âm thắng hỏa. Đó là âm táo khí, dùng ban đầu động dương mà không đạt nên hỏa dương thắng, cho nên sanh thành thai hình cuối cùng thành hình vậy ; tuy có hình mà chưa thành chất thì dùng khí thăng giáng thổ khong chế được vậy. Mộc là thấp khí của dương, cảm nhận nhiều nơi âm mà phát ra mộc nên chất thì nhu và tánh thì ấm. Kim là âm táo khí, cảm nhận nhiều ở dương mà kết thành nên kim chất của kim thì cứng mà tánh thì lạnh. Thổ là khí thanh của âm dương tương giao ngưng lại mà thành chất. Theo hành khí mà nói thì một âm một dương tới lui tương phạt mà Mộc Hỏa Kim Thủy Thổ đều tựu ở đó rồi phân ra lớn bé vậy, cho nên các thứ đều từ bé mà lớn vậy. Chất do âm dương giao thác ngung hợp mà thành, khí thì do âm dương hai mặt tuần hoàn mà ra, chất là thủy hỏa mộc kim bởi vì nếu lấy âm dương mà nói thì Đông nam Tây bắc chỉ là sự đối đãi vậy. Khí là Mộc Hỏa Kim Thủy tức nói theo nghĩa nhân duyên tương hợp của âm dương, cho nên nói đông nam tây bắc tức là sự lưu hành. Chất tuy bất định mà không khác, khí thì biến hóa mà vô cùng, đó là Dịch vậy. - Trình Tử nói : động tịnh là cái gốc của âm dương, cái vận của ngũ hành, chẳng thể giống nhau vậy. - Trương Tử nói : mộc khúc trực thường khúc khuỷu mà trở thành thẳng, kim là thay đỏi mà thường không phản, khí thủy hỏa vậy, cho nên nóng thì ở trên, mát thì dưới cùng với âm dương thăng giáng thổ không chế được vậy, mộc và kim là hóa thật của thổ vậy, mà tánh thì hỗn tạp cả thủy và hỏa cho nên mộc là vật được thủy thấm mà sanh riêng ra hỏa nhưng không tạp vậy bởi được cái phù hoa của thổ là chỗ tương giao của thủy hỏa vậy. Kim là vật có được cái tinh của hỏa ở nơi khô táo, có được cái tinh của thủy ở nơi thẫm ướt, vậy cho nên thủy hỏa tảo mà không tương hại vậy, nung nấu lưu chảy mà không hao, được cái tinh của thổ, thật đúng thủy hỏa ký tế vậy. Thổ là vật có thủy có chung, là chất của đất vậy, là sự biến hóa cùng tận vậy. Thủy hỏa sở dĩ là vật thăng giáng kiêm cái thể mà không thay đổi. Lại nói dương hảm nơi âm là thủy, âm phụ nói dương là hỏa . - Chu Tử nói : Mộc là bắt đầu, Thủy là sau cùng và Thổ ở giữa. Theo số của Hà đồ Lạc thư mà nói thì Thủy 1, Mộc 3 mà Thổ thì 5, tất cả là số dương sanh không thể khác vậy, cho nên được cho là để lập cái kỹ cương của ngũ hành. Lấy đức mà nói thì Mộc phát sanh tánh mà Thủy là cái thể trinh tinh còn Thổ thì như mẹ bao dưỡng, cho nên Thủy bao dưỡng cả ngũ hành để lưu thông quán triệt và không hề dừng, còn Mộc thì bao cả ngũ hành để quy về nguồn gốc mà ẩn chứa vậy, và Thổ là nơi nương tựa của Thủy Hỏa Kim và Mộc như của cải định yên ở giữa bốn phương, chỉ một thể mà chứa cả vạn loài. Lại nói Thủy Hỏa thì thành còn Kim Mộc là trược và Thổ cũng trược. - Thiệu Tử nói : Kim Hỏa tương thủ thì lưu, Mộc Hỏa tương đắc thì đốt nóng theo loại Thủy gặp lạnh thì kết, gặp Hỏa thì kiệt. Theo đó mà phân vậy. Luận ngũ hành sanh khắc : - Ngũ Hành tương sinh tương khắc hiễn nhiên là vậy. Mười can 12 chi, ngũ vận, lục khí, năm tháng ngày giờ đều do đây mà lập, theo đây mà dùng. Ở thiên tức là khí, nóng lạnh khô ước gió. Ở địa thì thành hình, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ hình và khí tương cảm với nhau mà hóa sanh vạn vật, đây là sự sanh thành của tạo hóa vậy. Sự diệu dụng quả là vô cùng. - Mộc chủ ở phương Đông ứng với mùa Xuân, mộc khí vậy Khí dương xúc động bao trùm lên đất mà sanh. Thủy lưu ở phương Đông mà sanh Mộc. Mộc phát lên trên rồi trở xướng dưới ấy là bẩm chất tự nhiên vậy. - Hỏa chủ ở phương Nam ứng với mùa Hạ, Hỏa tức là hóa , là hủy vậy, dương ở trên âm ở dưới. Hủy nhưng thạnh mà biến hóa ra vạn vật. Khoan mộc để lấy Hỏa nên Mộc sanh Hỏa, Hỏa không có chánh thể và thể ở nơi mộc vậy, ứng với vật thế nào thì Hỏa có hình thế ấy và bùng lớn lên ấy là cái lý của tự nhiên vậy. - Kim chủ ở phương Tây, ứng với mùa Thu, Kim còn gọi là cấm, do nơi vạn vật thu liễm âm khí mà tạo thành, do Thổ mà sanh và cũng biệt nơi Thổ, đó là lý lẽ tự nhiên. - Thổ chủ ở trung ương kiêm ở vị Tây nam ứng vào trưởng hạ. Thổ còn gọi là thổ ( nhả ) vậy, ngậm nhả vạn vật, hể sanh thì xuất, hể tử thì quy về, là nhà của vạn vật cho nên trưởng ở Hạ và là sanh thành ra Hỏa mộc vậy - Thủy ở phương Bắc ứng với mùa Đông, Thủy nhuận vượng, khí âm nhu nhuận làm nhiệm vụ nuôi dưỡng vạn vật. Thủy từ Tây sang Đông, là do Kim sanh, Thủy chảy ngoằn ngoèo khúc triết, xuôi xuống luồn lách mọi nơi là bản tính tự nhiên vậy - Ngũ hành tương khắc, tất cả các con đều thù đắp cho mẹ vậy. Mộc khắc thổ mà con của Thổ là Kim trở lại khắc mộc. Kim khắc Mộc thì Hỏa là con của Mộc sẽ trở lại khắc Kim. Hỏa khắc Kim thì Thủy là con của Kim sẽ trở lại khắc Hỏa. Thủy khắc Hỏa mà Thổ là con của Hỏa sẽ trở lại khắc Thủy. Thổ khắc Thủy thì con của Thủy là Mộc trở lại khắc Thổ. Trước là giúp và tương sanh, sau thì giúp mà tương khắc, tất cả đều cùng xuất nơi tánh của trời vậy. Do đó Thủy sanh Mộc, Mộc trở lại sanh Hỏa vậy là Mộc bị mất khí nên Thủy giận mà khắc lại Hỏa. Đó là ý nghĩa mẹ con tương trợ cứu nhau khi bị mất khí. - Mạnh có thể đánh yếu, Thổ nhờ có Mộc mà đạt. Thật có thể thắng hư, Thủy gặp Thổ mà tuyệt. Âm có thể tiêu dương, Hỏa đắc Thủy mà diệt. Nóng có thể địch cứng, Kim gặp Hỏa mà khuyết tan. Cứng có thể chế mềm, Mộc gặp Kim mà bị phạt. Ngũ hành lưu chuyển luân phiên, thuận thì tương sanh, nghịch thì tương khắc, tất cả đều luân chuyển mà thành đạo. Luận can chi nguyên lưu : - Can là gốc mạnh của cây và là dương. Chi là nhánh yếu của cây mà là âm. Xưa Bàn Cổ hiểu rõ cái đạo của trời đất, đạt được sự biến hóa âm dương, làm tam tài chủ tể, dùng thiên địa phân định về sau. Trước có trời mà sau có đất, do nơi khí hóa mà sanh người vậy, cho nên Thiên hoàng có 13 người cùng họ kế tục sự trị vì của Bàn cổ, vì trời kia đạm bạc vô vi tự theo đó mà làm, trước thì tạo tên can chi để định năm sở tại. Thập can là : Yên phùng, Chiên mông, Nhu triệu, Cường vũ, Trước ung, Đỗ duy, Thượng Chương, Trùng quang, Huyền mặc, Chiêu dương. Thập nhị chi là : Khổn dôn, Xích soán nhược, Nhiếp đề Cách, Đơn Yên, Chấp từ, Đại hoan lạc, Đôn hiệp, Hiệp Than, Tác ngạt Yêm mậu, Đại uyên hiến, Thái ấp độc. Can chính là gốc, tên thì có 10 cũng gọi là thập mẫu, nay gọi là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Chi là thân, tên thì có 12 còn gọi là thập nhị tử, đó là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thin, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thiên hoàng lấy nơi thiên mà khai nơi Tí. Địa hoàng thì lấy nơi địa mà mở ra Sửu nghĩa là vậy. Còn Nhân hoàng thì lấy nơi nhân mà sanh ở Dần. Cho nên cái tên can chi trước ở Thiên hoàng chế thời mà địa hoàng thì định tam thần phân ra ngày đêm, lấy 30 ngày làm một tháng mà can chi đều có thể phối hợp. Nhân hoàng là chủ thực chứ không phải hư, như Vua tôi là thật chứ không phải hư, cái lẻ Vua tôi từ đó mà có, việc ăn uống nam nữ từ đó mà có, khi đã có khí âm dương của trời đất mà phân ra mẹ con, đó tức là can chi sở thuộc vậy. Đến như Phục nghi ngưỡng xem thiên văn cúi xem địa lý, ở giữa thấy vạn vật với con người mà vẽ ra bát quái để chỉ cái đức của thần minh, để bày cái tình của vạn vật, từ đó dùng làm ra văn tự của Lịch vậy. Đợi đến khi Hoàng đế nhận Hà Đồ, thấy được cái tượng của nhật nguyệt tinh thời thế là bắt đầu có sách tinh cung, đặt Giáp Tí phối thuộc ngũ hành nạp âm. - Lộ Sử nói : Phục nghi mệnh tiềm long nên đến hoàng đế mệnh mới khai triễn cái tính của Ngũ Hành, xét hai cách trong thiên thư dùng 10 can 12 chi mà diễn thành 60 lấy nạp âm mà định tên, nạp âm tức là Giáp Tí, Ất Sửu Hải trung Kim …v…v….vậy. Phong lại giải thích ra mà dùng tam mệnh vậy. Bỉ thuật gia lấy Hoàng đế mà định thiên can thập tự thu Đồ của Hà , địa chi 12 thuộc loại của Thư, dùng Quỷ cốc Tử mà thành nạp âm, còn Đông phương Sóc giã tượng của nạp âm, tất cả đều không hiểu cái nguồn gốc mà vọng ngữ cả . - Tuấn Châu Vương Thị nói : Xưa làm sách Giáp Tí không có cùng mà chỉ do thời ngẩu để định ra, nếu xét rõ nguồn gốc thì ngày tháng đầu tiên chuyển ngày sau đó mới là Giáp Tí vậy. Trời khai mở khi chưa có đất, đất an bày khi chưa có người, theo đó làm căn bản mà truyền dẫn 12 thần. Cái vận của trời đất xoay chuyển hoàn nguyên, cứ mỗi một nguyên thì trở lại đầu, ngày thì mỗi 12 thời lại trở về TÍ, không phải chỉ có một nguyên rồi thôi huống chi cái độ của nguyên lịch biến hóa ngưu đẩu mỗi năm càng sai xa vậy. Lịch đời sau cứ theo đó mà làm chỉ cần cho hợp thời mà thôi cho nên lịch xưa từ đó mà mất vậy. Nay nói Giáp Tí tức thật có Mộc khí làm chủ, mà nói nay mộc mai hỏa kia thổ cũng không láo ư ! Hoặc nói đại rằng chiêm đẩu nhuế mà tạo Giáp Tí túc là rời cái gốc trời đất, cho nên lịch nguyên dùng tháng Giáp Tí ngày giáp tí giờ giáp tí là không nghĩ đến chiếm đẩu nhuế mà chỉ có thể định 12 tháng . Trời đất sơ khai mở ra ngày tháng như hợp bích, ngũ tinh như liên châu đều khởi đầu nơi khiên ngưu mà sau đó là nữa đêm đông chí, dây là tư pháp cho nên Mạnh tử dùng lịch lấy can tuế có thể chắc chắn mà làm . - Nay xét lịch bây giờ thì sự khai mở của trời đất cũng là số vậy, có trời đất ban đầu ư !, có nhật nguyệt sơ chuyển ban đầu ư, văn tự không thông, thiên vận không có căn cứ mà lại đặt được thư sách như vậy ư ! Nhưng xưa nay các bậc cao nhân đạo sĩ xem xét thiên số, quyền sát âm dương, lấy số Thái Ất mà đặt thiên vận cát hung, lấy Lục Nhâm mà đặt nhân sự cát hung, lấy Kỳ môn mà đặt địa phương cát hung, lấy năm tháng ngày giờ mà định một đời người cát hung, nếu nói như Vương thị ở trước thì không đủ tin. Luận nghĩa thập can danh tự : Thiên khí khởi đầu nơi can Giáp, địa khí khởi đầu nơi chi tí. Thánh nhân theo đó mà xét cứu để dùng khí âm dương khinh trọng, soạn ra chương đức đặt nên biễu sự, do nơi can Giáp tương hợp sau đó mới thành theo từng năm mà thống cả 60 năm, có thể chỉ chọn một ngày mà biết rõ 12 thời tuế vận doanh hư, khí lịnh sớm muộn vạn vật sanh tử. Lấy nay nghiệm xưa, nếu có hiểu được thì chẳng khác vậy, nơi cái chi tiết mà biết chưa có điềm họa phước, dùng hay thì xét được cái hướng đến của sanh tử tức là đã tinh vi được ý nghĩa có thể cho là to lớn. Đông phương Giáp Ất, Nam phương Bính Đinh, Tây phương Canh Tân, Bắc phương Nhâm Quý, trung ương Mậu Kỷ là vị của ngũ hành. Bởi vị của Giáp Ất là Mộc đắc lệnh ở Xuân, Giáp là dương mà trong âm gồm loài thảo mộc nên Giáp đầu tiên vậy, Ất là qua nửa dương nhưng chưa được chánh phương nên Ất chịu sau vậy, vạn vật đều từ Giáp mà ra. Bính Đinh là hỏa vị đắc lịnh ở Hạ, Bính có dương trên mà âm dưới, âm trong mà dương ngoài, Đinh thì dương mạnh nên tương thích cùng âm khí, vạn vật được tỏ rõ to mạnh. Mậu Kỷ là Thổ vị, can hành ở tứ quý, Mậu là dương thổ, vạn vật sanh mà mất ở đó, tách ra mà nhập vào ; Kỷ là âm thổ, không nơi sở cứ nên do chỗ Mậu mà khởi Kỷ vậy. Thổ hành nơi cuối tứ quý, vạn vật xanh đẹp, khuất ức mà khởi ra. Canh Tân là Kim vị, hành lệnh ở Thu, Canh là âm can mà đổi thành dương tiếp tục. Tân là dương ở dưới mà âm ở trên, âm đến dương hết ở đó nên Canh củ mà đổi qua Tân. Canh Tân đều là Kim, Kim có vị Cay, vật có thành rồi sau mới có vị . Nhâm Quý là Thủy vị hành lệnh ở Đông. Nhâm là vị dương sanh, Nhâm gọi là Thai, vạn vật hoài thai nơi Nhâm cùng với Tí tương ý, Quý là … vậy, là thiên lệnh đến đây, vạn vật đọng lại rồi hoài thai mà sanh ấy là cái đạo trời. Nên trong Kinh nói : Thiên có 10 ngày, ngày 6 thời mà tuần hoàn vậy, một Giáp thiên địa có Bính Mậu Canh Nhâm là dương, Ất Tân Đinh Quý là âm, ngũ hành đều có một âm một dương cho nên có 10 ngày. Luận thập nhị chi : - Dương thanh là thiên, ngũ hành rõ ra làm 10 can, trước âm là địa, định nơi 8 phương mà phân 12 chi. Vận đổi khí đi, từng năm mà ứng khí doanh khí hư, thăng lên giáng xuống, mọi vật biến hóa theo thời kỳ cho nên can chi phối hợp mói thật diệu dụng vậy. Tí là Bắc phương hàn âm thủy vị và nhứt dương bắt đầu sanh nên gọi là âm cực thì dương sanh. Nhâm là thai mà tí là con, đây là thời của tháng 11 vậy, đến sửu âm chuộng lấy mà buộc lại, cũng là trợ thêm vậy, đây là tháng 12 tức cái vị cuối cùng, nương theo đó mà có tên (Sửu ). Dần là chánh nguyệt, dương đã ở trên âm đã ở dưới, là cái thời bắt đầu nhân sự vậy, là diễn vậy, là Tân vậy. Mão là thời nhứt thăng, vả lại mão là xanh tươi nên nói rằng tháng hai dương khí thạnh, khí dương đã quá nữa thì cái thời của tháng 3 đến, vạn vật rung động mà liền nối nên gọi là Chấn. Tị là tháng 4 chánh dương không có âm, từ tí đến đậy là dương tận, vật tận cùng để qua Ngọ, vì dương còn chưa khuất nên thái âm sanh mà làm chủ gọi là Ngọ tức tháng 5 đều phong mãn trưởng đại. Mùi là tháng 6 còn gọi là Vị, vật thành mà có vị cùng đồng với Tân. Thân là tháng 7, Thân đã là dương, khi âm đến Thân thì trên dưới đều thông. Bạch lộ là thời kỳ lá rụng vậy, có thể nói âm sự đã thành, lại nói thân tức thân thể tức là vật thể đều thành vậy, là thời gian mặt trời lặn về Tây và dương chánh ở giữa mặt trăng. Đến Dậu thì vạn vật thâu liễm vậy. Qua tháng 9 Tuất là dương chưa gởi, mọi sự chất chứa nơi Tuất, Tuất còn là Càn vị cho nên Tuất là Thiên Môn vậy, bởi Tuất mà diệt thì vạn vật đều suy vong vậy. Tháng 10 Hợi là tháng thuần âm, Hợi là hiệu nên nói rằng âm khí hiệu sát vạn vật, đây là cái đạo của đất. Các tên tháng qua đây mà có. - Can Giáp là thiên Ngũ Hành nói theo ý nhứt âm nhứt dương. Tí chi là địa ngũ hành nói theo ý phương ngung, nên Tí Dần Ngọ Thân là dương và Mão Tỵ Dậu Hợi là âm. Thổ ở tứ duy cho đến tứ quý thì hết. Thổ có bốn thời Thìn Tuất là dương, Sửu Mùi là âm nên có số không đồng nhau, hợp tức là 10 phối với 12 mà thành 60 ngày, vòng 6 nhân 6 mà thành năm. Trong Kinh nói Trời lấy 6 nhân 6 mà làm tiết để thành một năm là nghĩa đó vậy. Trần Bác nói : Thên can khởi ở Giáp mà hết ở Quý là số của Hà Đồ sanh vậy. Địa chi khởi ở Tí mà hết ở Hợi là số kỳ ngẫu của Lạc Thư. Dương tự về gốc, lục biến thành Càn đủ ở dương. Âm tự trở lại gốc lục biến thành Khôn âm. Hiệp hai lục lại mà thành 12 thời vậy. Can dương gồm Giáp Bính Mậu Canh Nhâm , can âm gồm Ất Đinh Kỷ Tân Quý . Chi dương gồm Tí Dần Thìn Ngọ Thân Tuất, chi âm gồm Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi. Theo pháp dùng can dương phối với chi dương, âm can phối với âm chi. Do Mộc (cây ) mà có Can có Chi. Từ đầu là Giáp Tí, dùng lục Giáp ngũ Tí mà lần lượt an bài cho đến tận Quý Hợi. Vẫn lấy số can chi mà kê thành số, tổng số can chi trừ cho số 5 còn thừa bao nhiêu lấy đó mà định canh âm ngũ hành tức là Nạp Âm Lục Giáp. Thánh nhân theo đó mà dùng, phân kim 60 vị mà phân bổ ra 24 vị. Lấy chánh ngũ hành làm chủ các cung, dùng Lục Giáp đại ngũ hành mà làm sách, xét phân kim khí Thai Dưỡng Suy Tử để định quẻ Cô Hư Vượng Tướng, trong có Mậu Kỷ là quy giáp không vong, Giáp Ất làm bổ tiếp cho không, ấy là âm dương tiêu tức. Thường lập táng, thừa khí, định mệnh, nạp âm đều theo đấy. nguồn: phongthuyquan.com Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 11, 2011 Tổng luận nạp âm : - Thường khi viết lách đàm luận Lục thập Giáp tí nạp âm có 60 luật làm gốc tương vòng thành cung vậy, mỗi mỗi đều gồm ngũ âm. Phàm thì dương khí khời đầu ở phương Đông rồi hành qua phải, âm khí khởi ở phương Tây rồi hành qua trái. Âm dương tương thác mà sanh biến hóa. Gọi là khí bắt đầu ở phương Đông mà tứ thời bắt đầu ở Mộc, hành qua phải thì truyền ở Hỏa, Hỏa truyền qua Thổ, Thổ truyền qua Kim, Kim truyền qua Thủy . Gọi là gốc ở phương Tây tức ngũ âm khởi đầu ở Kim, hành qua trái truyền ở Hỏa, Hỏa truyền qua Mộc, Mộc truyền qua Thủy, Thủy truyền qua Thổ. - Nạp âm trong Dịch cũng cùng một pháp. Càn nạp Giáp, Khôn nạp Quý, bắt đầu ở Càn mà hết ở Khôn. Nạp âm đầu ở Kim, Kim tức là Càn vậy, kết ở Thổ, Thổ là Khôn vậy. Ở trong ngũ hành chỉ có Kim luyện mà thành khí, thanh âm rất rõ vang xa, cho nên nạp âm đầu là Kim. - Pháp nạp âm tương tự như lấy vợ, cách 8 mà sanh con, là pháp âm luật tương sanh vậy. Giáp Tí Kim thân đồng vị lấy Ất Sửu cách 8 mà sanh Nhâm Thân là Mạnh. Nhâm Thân đồng vị lấy Quý Dậu cách 8 ngôi mà sanh Canh Thìn Kim là Quý. Canh Thìn đồng vị lấy Tân Tỵ cách 8 mà sanh Mậu Tí Hỏa là Trọng . Mậu Tí lấy Kỷ Sửu sanh Bính Thân Hỏa là Mạnh. Bính Thân lấy Đinh Dậu sanh Giáp Thìn Hỏa là Quý. Giáp Thìn lấy Ất Tỵ sanh Nhâm Tí Mộc là Trọng. Cứ như vậy Tả hành đến Đinh Tỵ trung cung. Ngũ âm hết trở lại Giáp Ngọ Kim mà truyền. Giáp Ngọ lấy Ất Mùi cách 8 mà sanh Nhâm Dần, cứ theo pháp Giáp Tí cho đến Quý Hợi. Từ Tí đến Tỵ là dương, cho nên từ hoàng chung đến trung cung là dương đều hạ sanh ; từ Ngọ đến Hợi là âm, nên từ lâm chung đến ứng với chung đều thượng sanh. Nói thượng hạ sanh tức là thiên khí hạ giáng địa khí thượng thăng. - Dịch nói thiên địa giao thái cũng chính là cái nghĩa ấy vậy, nhưng sở sanh chỉ có ba tức cũng có nghĩa tam nguyên cho nên trong sách nói tam mà thành thiên, tam mà thành địa, tam mà thành nhân tượng hào trong Dịch. - Lão tử nói : nhất sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật, bởi có trước mới có sau vậy. Lại xem Hư lạc sử nói : Giáp Ất mộc, Sửu Mùi Thổ, Tí thủy mà Ngọ hỏa, sáu thứ này không có kim mà phối hợp Phong hậu bèn lấy Giáp Tí Ất Sửu, Giáp Ngọ Ất Mùi mà xuất kim, số cũng vậy mọi sự hòa hợp biến đổi cũng từ đấy mà ra .Càn là Thiên, Khôn là Địa, Càn Khôn hợp lại là thái bình ; Đức là cha, Hồng là mẹ, Đức Hồng hợp mà Đồng. Can là quân, Chi là thần, can hợp chi mà sinh nạp âm ; cho nên Giáp Ất là quân và Tí sửu là thần, Tí Sửu Giáp Ất hợp lại mà thành Kim, bởi ngũ hành tại nơi thiên hạ, tất cả đều có khí tánh, có tài vị, hoặc tương tế hoặc tương khắc, nếu thành hoặc chưa thành khí thì trong vượng phải chịu tuyệt, trong tuyệt phải chịu khí, nếu chỉ lấy tương phối mà thủ thì là bất đồng thôi. Cho nên số của Kim sở dĩ khó đồng vậy mà lại có Hải trung, Sa trung khác nhau vậy. Hoặc nói Giáp Ất lấy tương khắc mà thủ, Gíap gia với Canh , Ất giá với Tân, Giáp Ất tức có Kim khí, cho nên thường thì Mộc có Kim thai, dương sanh nơi tí thủy vượng địa cho nên Giáp tí Ất sửu là Hải trung dương Kim, âm sanh nơi ngọ hỏa vượng địa cho nên Giáp ngọ Ất mùi là Sa trung âm kim. Tí là Thái dương, Ngọ là Thái âm. Lấy giáp vào Tí, Ất vào Sửu lần lượt đến Ngọ thì được Canh, Mùi thì gặp Tân tức dương sách âm. Lấy Giáp vào Ngọ, Ất vào Mùi cho đến Tí sửu cũng được Canh Tân là âm đơn dương. Đây cũng chính là phép toàn cung. Phu thê tử mẫu tương tề, tương khắc, tương thượng tương hạ mà mang sẵn các điềm cát hung vậy. Thảo thì có đàn có đống, đơn lẻ mà thực là sát yểu, hợp lại mà thực là thọ, tỷ như Kim có sắc trắng mềm hợp lại mà luyện sẽ thành cứng, cái lý là như. %20align= Lại xét trong lục vi âm luận nói : Nạp âm tức là Tí Ngo đếm đến Canh, Sửu Mùi đếm đến Tân, Dần Thân đếm đến Mậu, Mảo Dậu đếm đến Kỷ, Thìn Tuất đếm đến Bính, Tỵ Hợi đếm đến Đinh ; 7 phần nầy tứ phương khí số nạp âm thuộc Kim vậy ; phương Nam thiên khí màu đỏ nên nạp âm thuộc hỏa vậy, được 9 tức phương Đông khí dương 9 nên nạp âm thuộc Mộc vậy, được 1 tức trung ương khí tỗn thống nên nạp âm thuộc Thổ vậy, được 5 tức Bắc phương khí huyền cực nên nạp âm thuộc thủy. Giả như Giáp Tí Giáp Ngọ từ Giáp đến Canh, Ất Sửu Ất Mùi từ Ất đến Tân thỉ số đều là 7 nên nạp âm thuộc Kim. Bính Dần Bính Thân theo Bính đến Mậu, Đinh Mảo Đinh Dậu từ Đinh đến Kỷ thì đều số 3 nên nạp âm thuộc Hỏa. Mậu Thìn Mậu Tuất từ Mậu đến Bính, Kỷ Tỵ Kỷ Hợi từ Kỷ đến Đinh thì đều số 9 nên nạp âm thuộc Mộc. Canh Tí Canh Ngọ, Tân Mùi Tân Sửu, đều là số 1 nên nạp âm thuộc Thổ. Bính Tí Bính Ngọ từ Bính dến Canh, Đinh Mùi Đinh Sửu từ Đinh dến Tân đều là số 5 nên nạp âm thuộc Thủy. Sở dĩ chỉ lấy Can số mà không lấy Chi số, như từ Bính đến Canh tức là Bính đinh mậu kỷ canh đó tức 5 số vậy. Lại như từ Giáp đến Canh tức Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh thì 7 số vậy. Đây là cái nghĩa của Lạc sứ. - Lại trong Tục đường hà lục nói : Nạp âm lục thập Giáp tí tức là dùng Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ mà làm rõ vậy. Nhứt lục là Thủy, nhị thất là Hỏa, tam bát là Mộc, tứ cửu là Kim, ngủ thập là Thổ. Nhưng ở trong ngũ hành chỉ có Kim và Mộc là có âm tự nhiên, còn Thủy Hỏa Thổ thì nương giả mà sau đó có âm vậy. Thủy giả Thổ, Hỏa giả Thủy, Thổ giả Hỏa nên Kim âm là 4, 9 Mộc âm là 3, 8. Nhứt lục là Thủy, ngũ thập là Thổ, nhị thất là Hỏa ; như Giáp Tí Ất Sửu có số là 34 thừa 4 là Kim âm vậy. Mậu Thìn Kỷ Tỵ có số 28 thừa 8 là Mộc âm vậy . Canh Ngọ Tân Mùi có số là 32 thừa 2 là Hỏa vậy. Thổ dùng Hỏa làm âm nên bèn là Thổ vậy. Giáp Thân Ất Dậu có số 30 là Thổ vậy. Mà Thủy dùng Thổ làm âm nên bèn là Thủy vậy .Mậu Tí Kỷ Sửu có số 31 thừa 1 là Thủy, Hỏa lấy Thủy làm âm nên bèn là Hỏa vậy. Thường lục thập Giáp Tí đều gồm lưỡng Kim lưỡng Mộc tương kích tự nhiên mà thành âm và Thủy thì dùng Thổ kích, Hỏa thì dùng Thủy kích, tương thắng mà thành âm. Thổ nhờ Hỏa nung đúc mà thành khí vật sau đó mới có âm, đấy cũng là cái lý tự nhiên. Lại nói rằng Lục thập Giáp tí nạp âm đều do ngũ âm mà sanh, ngay thẳng thông suốt, bởi Giáp tí là đầu mà ngũ âm đầu tiên ở cung Thổ nhưng cung Thổ sanh kim nên Giáp Tí là Kim còn Ất Sửu là âm theo dương ; lấy Kim mà sanh Thủy nên Bính Tí là Thủy mà Đinh sửu tòng theo. Giác Mộc sanh Hỏa nên Mậu Tí là Hỏa, dùng hỏa sanh Thổ nên Canh Tí là Thổ. Vũ Thủy sanh Mộc nên Nhâm tí là Mộc mà Kỷ sửu Tân sửu Quý sửu tùng theo, đến nơi Giáp Dần thì nạp âm khởi ở Thương, Thương là Kim sanh Thủy cho nên Giáp Dần là Thủy ; giác Mộc sanh Hỏa nên Bính Dần là Hỏa, trưng Hỏa sanh Thổ nên Mậu Dần là Thổ. Vũ thủy sanh Mộc nên Canh Dần là Mộc , cung Thổ sanh Kim nên Nhâm Dần lá Kim , ngũ Mảo đều theo đó . Dến Giáp Thìn thì nạp âm khởi ở Giác, Giác Mộc sanh Hỏa nên Giáp Thìn là Hỏa, chủy tương Hỏa sanh Thổ nên Bính Thìn là Thổ, Vũ thủy sanh Mộc nên Mậu thìn là Mộc, cung Thổ sanh Kim nên Canh Thìn là Kim, Thương Kim sanh Thủy nên Nhâm Thìn là Thủy mà ngũ Tỵ đều tong theo. Cung Thương Giác đều vậy chỉ có Trùng Vũ thì không thể ở đầu, đó là Giáp Ngọ trở lại như Giáp Tí, Giáp Thân như Giáp Dần, Giáp Tuất như Giáp Thìn mà ngũ Mùi ngũ Hợi cũng tùng theo các loại Lại một thuyết nói : số đại diễn ngũ thâp thì dùng 49, trước dùng 49 số mà bố, không dùng số thái huyền : Giáp Kỷ tí Ngọ 9, Ất Canh Sửu Mùi 8 ,Bính Tân Thân Dần 7, Đinh Nhâm Mảo Dậu 6 Mậu Quý Thìn Tuất 5, Tỵ Hợi đơn danh 4. Lấy số 5 mà trừ, không đủ 5 thì lấy nạp âm mà thuộc, Thủy 1 Hỏa 2 Mộc 3 Kim 4 Thổ 5 hể tương sanh thì tiện dùng vậy ; như dư 1 thủy thì sanh Mộc, dư 2 Hỏa thì sanh Thổ, dư 3 Mộc thì sanh Hỏa, dư 4 Kim thì sanh Thủy , dư 5 Thổ thì sanh Kim . Giã sử Giáp Tí Ất Sửu 4 vị Can Chi cọng được số 34 , lấy 49 trừ đi ta có số 15, lấy 15 trừ 10 còn dư 5 thuộc Thổ, Thổ năng sanh Kim nên Giáp Tí Ất sửu là Kim ; Bính Dần Đinh Mão 4 vị can chi cộng số được số 26 , lấy 49 trừ đi ta có số 23, lấy 23 trừ 20 còn lạ 3 thuộc Mộc, Mộc năng sinh Hỏa nên Bính Dần Đinh Mão thuộc Hỏa ; Các vị khác cứ theo đó mà tính vậy. Đại để Lục thập Giáp tí như vậy, luật nạp âm vậy, cái khác của can chi nạp âm vậy, đây là cái số tự nhiên của trời đất, Hà Đồ sanh số thì tả toàn nên dùng trung ương là Thổ mà sanh Tây phương Kim, Tây phương Kim mà sanh Bắc phương Thủy, Bắc phương Thủy mà sanh Đông phương Mộc, Đông phương Mộc mà sanh Nam phương Hỏa, Nam phương Hỏa mà trở lại sanh trung ương Thổ. Lạc Thư khác số thì Hữu chuyển nên lấy trung ương Thổ mà khắc Bắc và Tây Bắc Thủy , Bắc và Tây Bắc Thủy mà khắc Tây và Tây Nam Hỏa, Tây và Tây Nam Hỏa mà khắc Nam và Đông Nam Kim, Nam và Đông Nam Kim mà khắc Đông và Đông Bắc Mộc, Đông và đông bắc Mộc mà trở lại khắc trung ương Thổ. Thật là thông suốt cho nên Nạp âm đúng là vi diệu vậy, từng đoạn đều xuất từ Hoàng đế không nghi vậy. Trở lại xét số Thái huyền thì vì sao lấy Giáp Kỷ Tí Ngọ là số 9 , bởi lẻ nguồn gốc của vạn vật thì từ Thiên Địa mà Vận thì lại ở Tứ Thời, Xuân vạn vật tươi tốt nơi Cấn, Thu vạn vật điêu linh ở Khôn, Sanh thì phát, Quy thì chứa mà chẳng rời nơi Thổ, Thổ tức là Khôn Cấn. Dịch nói : Cấn trước sanh ra vật mà Khôn thì vật trưởng thành, Giáp thì đầu thiên can còn Tí thì đầu địa chi, hai nghĩa tuần hoàn mà 1 dương trở lại nên Giáp Tí khởi số ở nơi thiên địa là vậy. Tí 1 dương thuộc Càn tức là đạo cha vậy, Giáp phối với Nhâm theo Tí đếm đến Thân thì gặp Nhâm được 9 số cho nên Nhâm lấy số 9 vậy. Phu phụ phối hợp nên hai can Giáp Kỷ đều mang số 9 vậy. Sửu trước có Ất đến thân được số 8 nên Ất Canh đều mang số 8 vậy. Dần trước có Bính đến Thân được số 7 nên hai can Bính Tân đếu mang số 7. Mảo trước có Đinh đếm đến Thân được số 6 nên hai can Đinh Nhâm đều mang số 6. Thìn trước có mậu đến Thân được 5 nên hai can Mậu Quý đều mang số 5. Đây là thiên can khởi ở Càn. Ngọ là nhứt âm thuộc Khôn là cái đạo làm thần ( tôi ) vậy. Ất phối với Quý, từ Ngọ gia ất đếm đến Dấn gặp Quý được 9 số, Tí là nhứt dương, Ngọ là nhứt âm phụ phụ tương phối nên hai chi Tí Ngọ đếu mang số 9. Sửu gia Dần đếm đến Mùi được 8 nên 2 chi Sửu Mùi đều mang số 8 ,lấy Dần gia Thân đếm đến Dần được 7 nên hai chi Dần Thân đều mang số 7. Lấy Mảo gia Dậu đếm đến Dần được 6 nên hai chi Mảo Dậu đều mang số 6. Lấy Thìn gia Tuất đếm đến Dần được 5 nên hai chi Thìn Tuất đều mang số 5. Lấy Tỵ gia Hợi đếm đến Dần được 4 nên hai chi Tỵ Hợi đều mang số 4. Số chỉ dừng nơi 9 mà không phải là 10 bởi nếu 10 thì lại khởi 1, cho nên thường số 10 thì viết nhứt thập. Số Lạc Thư bắt đầu ở 1 mà hết ở 9, cái số sanh hắc tự nhiên của Thái Ất đồ thư vậy. ( Bởi vạn vật có nguồn gốc là Thiên địa mà vận thì ở tứ thời . ) . Thái Huyền chỉ tùng theo 4 mà khởi số chứ không nói 1, 2, 3 bởi vì 1 sanh 2, 2 sanh 3, 3 sanh vạn vật, 1 là Thiên, 2 là Địa, 3 là Nhân, có thiên địa mà sau mới có vạn vật cho nên nói rằng Tam nguyên ; còn thiên can 10 , địa chi 12 thì khởi ở 9 mà hết ở 4, thiên can địa chi đã tận tự không có 1,2, 3. Số Thái Huyền khởi đều do cái lý tự nhiên như vậy, không thể không biết. nguồn: Phongthuyquan.com 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 11, 2011 Sau này khi chép những bài kiểu này, Thiên Đồng và anh chị em nên ghi trên đầu bài là "Tư Liệu Tham khảo". Chung ta có thể chắt lọc nhưng tư liệu quý ở đấy. Nhưng phần lý luận thì thật lẩm cẩm theo kiểu: "Thái cực sinh lưỡng nghiu, lương nghị sinh tứ tượng....- Nguyên bản cổ Dịch chỉ đến đấy! Những nập nuận gia sau này thêm vào: - Tứ tượng sinh bát quái". Hậu thế bắt chước nói lại ầm ầm mà chẳng hiểu gì cả. Híc! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 11, 2011 Tư liệu tham khảo: Luận nạp âm thủ tượng : - Âm tức Hoàng đế tương nơi Giáp Tí phân khinh trọng mà phối thành 60, có tên Hoa Giáp tí, chữ Hoa thật rất ảo diệu. Thánh nhân mượn ý mà dụ vậy, không nên chấp nê cái ý nầy. Từ Tí đến Hợi trong 12 cung rải đều Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, ban đầu khởi ở Tí là nhứt dương và cuối cùng ở Hợi là lục âm, ngũ hành sở thuộc Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ tại Thiên là ngũ hoàng, tại địa là ngũ nhạc, ở đức là ngũ thường, ở nhân là ngũ tạng, đó là mạng vậy, nên Giáp tí sở thuộc ứng mạng, mạng tức là việc cả một đời. Cho nên các tượng Giáp tí nạp âm là thánh nhân dụ vậy, cũng như các việc của đời người vậy. Vì sao gọi Tí Sửu là âm dương thai nghén, nhân tại bào thai mà vật tạng ở căn rễ chưa có hình thành, đến Dần Mảo thì âm dương bắt đầu mở dần , nhân cũng lần sanh trưởng , sự tinh hoa của vật cũng dần tạo ra như người bắt đầu lập thân vậy, qua Thìn Tỵ thì khí âm dương đã thành vật cho trái đẹp như người đến tuổi 30, 40, dến Ngọ Mùi thì khí âm dương sáng rõ mà vật đã tề chỉnh và người thì đến 50, 60 ; việc bần tiện phú quý đã định rõ, sự hung suy cũng biết rành, khi qua Thân Dậu thì âm dương tiêu sát vạt thì thâu thành người thì quy súc, mỗi đều tinh cả, đến Tuất Hợi thì âm dương bế tắc, khí vật trở về gốc, người cũng ngưng nghĩ, tất cả đều quy vậy. Nói qua về 12 vị ấy cứ lần lượt trước sau mà hiểu luc thập Giáp tí.- Sao mà tương cho Giáp Tí, Ất Sửu là Hải trung Kim, bởi khí ở bao tạng có tên mà không có hình, do người ở trong bụng mẹ vậy Nhâm Dần, Quý Mão tuyệt địa, Kim khí thô sơ bạc nhược nên gọi là Kim bạc Kim. Canh Thìn, Tân Tỵ là Kim ở đất Thổ Hỏa, khí đã phát sanh, Kim còn tại mỏ, nơi gởi hình để sanh dưỡng lại nhận chánh sắc ở phương Tây nên gọi là Bạch lạp Kim Giáp Ngọ, Ất Mùi tức khí đã thành, vật chất đã tự chắc thật, cuộn nơi cát mà cũng biệt nơi cát, ở nơi Hỏa mà luyện cũng nơi Hỏa nên gọi là Sa trung Kim. Nhâm Thân, Quý Dậu khí vật cực thạnh, đang lúc thâu liễm, thoát làm mủi nhọn như dao, do chánh vị là Thân Dậu lại đặt vào can Nhâm Quý tức Kim Thủy phối luyện để thành công dụng của Kim vậy, đến Tuất Hợi thì khí Kim tạng phục hình thể đã tàn, nung đúc trang điểm đã thành hình trạng, cát chứa trong lầu các không làm gì nữa nên công dụng của Kim đã hết do đó gọi Canh Tuất, Tân Hợi là Xoa xuyến Kim. Sao Nhâm Tí, Quý Sửu lại dùng cái tượng như cây dâu, bởi khí ở nơi quanh co hình trạng chưa thẳng và lại cư nơi đất Thủy, nhận khí dâu tàm theo thời mà sanh. Canh Dần, Tân Mão thì khí đã qua dương, được tài bồi cái thế lực mà tráng kiện chỉ nại ở dưới Kim, nhưng thường Kim có chất sương thì trở thành chắc chắn, Mộc cư ở đó thì thành vượng nên tánh cũng được kiên cố do đó gọi là Tùng bá Mộc. Mậu Thìn, Kỷ Tỵ thì khí không thành lượng, vật đã đúng thời, cành lá tốt thịnh sầm uất mà thành rừng, lại lúc Mộc rất thạnh nên gọi là Đại lâm Mộc. Nhâm Ngọ, Quý Mùi Mộc mà đến Ngọ thì tử, đến Mùi thì mộ cho nên dương liễu thanh mùa Hạ lá tàn, cây nhành có phần nhược nên tánh chất là nhu mềm bèn gọi là Dương liễu Mộc. Canh Thân, Tân Dậu thuộc Kim ngũ hành mà nạp âm thuộc Mộc, lấy tương khắc mà dùng, bởi tánh mộc cay chỉ có nơi Thạch lựu, khí đến Thân Dậu thì tịnh túc, vật dần thành thực, do Mộc ở đất Kim có vị cay nên gọi là Thạch lựu Mộc vậy, xét thấy các Mộc khác đến Ngọ thì tử nhưng chỉ riêng Mộc này đến Ngọ lại vượng đó cũng do tánh mà khác. Mậu Tuất, Kỷ Hợi thì khí quy về tàng phục âm dương bế mộ, khí mộc về gốc, nấp ở nơi Thổ cho nên gọi là Bình địa Mộc vậy. Bính Tí, Đinh Sửu vì sao mà dùng tuong nhuận thủy, bởi khí chưa thông tế, chẳng phải nơi thủy lưu, có được nơi thấp thì thủy tụ cũng tùy theo đất mà thôi nên gọi là Nhuận hạ Thủy. Giáp Dần, Ất Mảo khí dương xuất rõ, thế thủy nương ở gốc, lưu hành cuồn cuộn ở phương Đông cái thế rất mạnh nên gọi là Đại khê Thủy. Nhâm Thìn, Quý tỵ thế mạnh ở Đông Nam tàng khí Ly cung, Hỏa thế sáng mạnh, Thủy được quy khố, vừa nhiều vừa lưu nên gọi là Trường lưu Thủy. Bính Ngọ, Đinh Mùi khí đang lên xuống, ở cao thì hỏa sáng có thủy chảy do mưa, trong thủy có hỏa thì chỉ ở trên trời mới có nên gọi là Thiên hà Thủy. Giáp Thân, Ất Dậu khí an tịnh dừng nghĩ, mẫu tử đồng vị, xuất mà không cùng, múc mà không kiệt nên gọi là Tỉnh tuyền Thủy. Nhâm Tuất, Quý Hợi là đất thiên môn, khí quy về bế tắc thủy trãi khắp mà không xa, thế quy mà yên lặng, đến mà không cùng, nạp vào mà không đầy tràn nên gọi là Đại hải Thủy vậy. Mậu Tí, Kỷ Sửu sao lại lấy tượng Tích lịch Hỏa, bởi khí tại nhứt dương mà hình thì ở thủy vị, thủy ở trong hỏa khí là hạng thần long nên gọi là Tích lịch Hỏa. Bính Dần, Đinh Mảo khí dần phát huy, do nơi cây cỏ mà hiển ra, âm dương thì lửa thiên địa thì lò nên gọi là Lư trung Hỏa. Giáp Thìn, Ất Tỵ là nơi hình khí thạnh, thế ở chỗ cao chiếu sáng tới chỗ tối tăm nên gọi là Phúc đăng Hỏa. Mậu Ngọ, Kỷ Mùi khí quá dương cung, trùng ly tương hội, chớp sáng giao nhau phát nóng lên trên nên gọi là Thiên thượng Hỏa. Bính Thân, Đinh Dậu thì khí dừng mà hình núp, cái thể hỏa quang đã cát giấu mà quy về Đoài vị nên sức nhỏ thế yếu nhìn chẳng rõ xa nên gọi là Sơn hạ Hỏa. Giáp Tuất, Ất Hợi gọi là Sơn đầu Hỏa bởi sơn tạng hình mà đầu thì đơn quang, trong sáng ngoài tối, ẩn dấu không lộ, đem ánh quang đến hết quy về dừng nghĩ ở trong nên gọi là Sơn đầu Hỏa. Canh Tí, Tân Sửu sao dùng tượng Bích thượng Thổ, bởi khí ở nơi bế tắc, vật chuộng được bao nấp, che hình chận thể, trong ngoài không giao nhau nên gọi là Bích thượng Thổ. Mậu Dần, Kỷ Mảo khí đã thành vật, có công nuôi vật, phát ở nơi rễ mà trưởng thành ở nhụy đài nên gọi là Thành đầu Thổ. Bính Thìn, Đinh Tỵ khí đã thành dương, phát sinh đã quá, thành mà chưa đến nên gọi là Sa trung Thổ. Canh Ngọ, Tân Mùi thì khí đang thành mà hình vật đã lộ hình, có hình tức đã có chất tức vật đã rõ ràng nên gọi là Lộ bàng Thổ. Mậu Thân, Kỷ Dậu khí đã dừng nghĩ, vật đã thâu liễm quy về, đẹp mà vô sự nên gọi là Đại trạch Thổ. Bính Tuất, Đinh Hợi khí đã thành mỹ mãn, âm dương trãi khắp, thế đã nhàn hạ nên gọi là Ốc thượng Thổ. Ta thấy Lộ bàng Thổ sanh ra năm thứ cốc mễ nơi Ngọ Mùi cũng là thời hưng thạnh trưởng dưỡng. Đại trạch Thổ thông đạt 4 phương nơi Thân Dậu cũng đạt được lý hanh thông ; Thành đầu Thổ dùng để phòng sự công kích, Vương hầu nhờ nó để lập nước giữ dân vậy. Bích thượng Thổ là phấn để trang sức, thần dân đều cho dùng. Sa trung Thổ là đất rất nhuận, Thổ mà nhuận thì sanh nên chưa tới mà hữu dụng. Ốc thượng Thổ chỉ cho sự thành công, đã thành công thì dừng mà nhất định không đổi, bởi trong ngũ hành sự che chở dưỡng dục, tam tài ngũ hành đều không thể mất nơi cao thấp, mà đắc vị ở tứ quý mà có công, Kim thì được sắc nhọn cứng cáp, Hỏa thì được quang minh chiếu diệu, Mộc thì được tươi tốt xum xuê, Thủy thì được sung mãn không phiếm, Thổ thì được cấy gặt dồi dào, tụ mà không tán tức phải là sơn, sơn thì cao ; tán mà không tụ tức đúng căn nguyên, dùng mà không cùng, sanh mà không hết, cái công dụng hết sức to lớn. Lại nghe các nhà nhựt gia nói : Giáp Tí, Ất Sửu, tí thuộc thủy lại là hồ, tất thủy dụng, kim lại tử ở tí mộ ở sửu, thủy vượng mà kim tử mộ nên gọi là Hải trung Kim. Nhâm Thân Quý Dậu, thân Dậu là chánh vị của Kim, Lâm quan ở thân Đế vượng tại Dậu, Kim đã được sanh vượng tức thành cường vậy nên gọi là Kiếm phong Kim. Canh thìn Tân tỵ, kim dương ở Thìn mà sanh ở Tỵ, hình chất chưa thành nên chưa được cứng mạnh nên gọi là Bạch lạp Kim. Giáp Ngọ, Ất Mùi là đất vượng Hỏa, hỏa vượng thì Kim bại, Mùi là đất hỏa suy, hỏa suy thì kim quan đới bại mà phương quan đới thì chưa thể cắt chặc nên gọi là Sa trung Kim. Nhâm Dần, Quý MẢo, dần mảo là đất vượng mộc, mộc vượng thì kim loa, kim thì lại tuyệt ở dần thai ở mảo kim đã không còn lực nên gọi là Kim bạc Kim. Canh Tuất, Tân Hợi, kim đến tuất thì suy, đến hợi thì bịnh, Kim đã suy bịnh thì yếu mềm vậy nên gọi là Xoa xuyến Kim. Bính Dần, Đinh Mảo , dần là 3 dương mà mảo là 4 dương, Hỏa đã đắc địa lại được dần mảo mộc sanh, đây là thời thiên địa khai lư vạn vật thì sanh nên gọi là Lư trung Hỏa. Giáp Tuất, Ất Hợi là thiên môn, hỏa chiếm thiên môn thì ánh quang rất cao nên gọi là Sơn đầu hỏa. Mậu Tí, Kỷ Sửu, sửu thuộc thổ tí thuộc thủy, thủy ở chánh vị mà nạp âm thuộc hỏa chỉ có nơi hạng thần long nên gọi là Tích lịch Hỏa. Bính Thân, Đinh Dậu, thân là đất nhà dậu là nhựt nhập chi môn, nhựt đến đây thì hết ánh quang nên gọi là Sơn hạ Hỏa. Giáp Thìn, Ất Tỵ, thìn là thực thời tỵ là khu trung, nhựt ở đây thì đẹp thế dương chiếu cho thiên hạ nên gọi là Phúc đăng Hỏa. Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Ngọ là nơi vượng hỏa, Mộc ở trong Mùi trở lại sanh cho Hỏa, tánh nóng phát lên lại gặp sanh địa nên gọi là Thiên thượng Hỏa. Mậu Thìn, Kỷ Tỵ là cồn bãi ; Tỵ là lục dương, mộc đến đây thì cành lá tươi tốt, đã tốt cành lá mà lại ở nơi cồn bãi nên gọi là Đại lâm Mộc vậy. Nhâm Ngọ, Quý Mùi ; mộc tử ở ngọ mộ ở mùi, mộc đã tử mộ tuy được thiên can Nhâm Quý thủy sanh nhưng cũng bị nhu nhược nên gọi là Dương liểu Mộc. Canh Dần, Tân Mảo ;Mộc lâm quan dần đế vượng mảo Mộc đã sanh vượng thì không còn nhu nhược nữa nên gọi là Tòng bá Mộc. Mậu Tuất, Kỷ Hợi ; tuất là cồn bãi hợi là nơi sanh mộc, Mộc mà ở nơi cồn bãi thì như thể một gốc một cây nên gọi là Bình địa Mộc. Nhâm Tí, Quý Sửu ; tí thuộc thủy sửu thuộc thổ, thủy thì sanh mộc mà bị thổ phạt nên phải làm loại dâu tằm để phương sanh do đó gọi là Tang đố Mộc. Canh Thân, Tân Dậu ; Thân thuộc tháng 7 dậu thuộc tháng 8, đây là thời mộc tuyệt, chỉ có thạch lựu mới kết thật nên gọi là Thạch lựu Mộc. Canh Ngọ, Tân Mùi ; ngọ mùi thì vượng hỏa, hỏa vượng thì thổ được thêm, lại thọ sanh nơi thổ, nên gọi là Lộ bàng Thổ vậy. Mậu Dần, Kỷ Mảo ; thiên can mậu kỷ thuộc thổ, dần là cấn do tích thổ mà thành sơn nên gọi là Thành đầu Thổ. Bính Tuất, Đinh Hợi ; Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất hợi là thiên môn, Hỏa đã nóng lên trên thì thổ chẳng ở dưới mà sanh nên gọi là Ốc thượng Thổ. Canh Tí, Tân Sửu, sửu tuy là thổ chánh vị mà tí lại là nơi vượng thủy, thổ gặp thủy thì thành bùn nên gọi là Bích thượng Thổ. Mậu Thân, Kỷ Dậu ; thân thuộc đất khôn dậu thuộc đoài trạch, Mậu Kỷ thổ lại thêm Khôn Đoài nên là nơi đầm trạch lớn mới gọi Đại trạch Thổ. Bính Thìn, Đinh Tỵ ; Thổ khố ở Thìn tuyệt ở tỵ mà thiên can là Bính Đinh hỏa đến thin là quan đới, tỵ là lâm quan, trên đã tuyệt khố mà gặp hỏa vượng trở lại sanh nên gọi là Sa trung Thổ. Bính Tí, Đinh Sửu ; thủy vượng ở tí, suy ở sửu, vượng mà trở lại suy nên không thể là sông hồ do đó gọi là Giãn hạ Thủy. Giáp Thân, Ất Dậu ; lâm quan thân đế vượng dậu, Kim đã sanh vượng thì thủy nương đó mà sanh, sức lực chưa lớn nên gọi là Tỉnh tuyền Thủy. Nhâm Thìn, Quý tỵ ; thin là thủy khố, tỵ là nơi kim tràng sanh, kim đã sanh mà thủy đã vượng lại khố thủy mà gặp kim sanh thì tất dòng chảy không cạn nên gọi là Trường lưu Thủy. Bính Ngọ, Đinh Mùi ; Bính Đinh thuộc hỏa, Ngọ là nơi vượng hỏa nạp âm lại là thủy, thủy từ hỏa mà xuất chỉ là ngân hà mới có nên gọi là Thiên hà Thủy. Giáp Dần, Ất Mảo ; Dần là Đông Bắc, Mảo là chánh Đông, Thủy lưu ở chánh Đông thì tánh được thuần nên sông ngòi hồ lạch đều hợp lại mà về nên gọi là Đại khê Thủy. Nhâm Tuất, Quý Hợi thủy, Tuất Quan đới, Hợi Lâm quan nên lực rất mạnh, lại Hợi là sông chẳng có thủy nào sánh được nên gọi là Đại hải Thủy. Thuyết tuy không thông nhưng có thể thấy rõ được cái nghĩa tương hỗ dùng tương của cổ nhân vậy. Thường luận rằng ngũ hành thủ tượng do nơi sự đối đải mà phân âm dương, trước sau biến hóa rõ ràng. Như Giáp Tí Ất sửu đối với Giáp Ngọ Ất Mùi, Hải trung Sa trung lấy Thủy sanh mà biện phân âm dương vậy. Nhâm Dần Quý Mảo đối với Nhâm Thân Quý Dậu lấy Kim Mộc mà biện cương nhu khác nhau vậy. Canh Thìn Tân Tỵ, Canh Tuất Tân Hợi ,Bạch lạp Xoa xuyến, Càn Tốn khác phương, hình sắc mổi lạ. Nhâm Tí Quý Sửu đối với Nhâm Ngọ Quý Mùi, Tang đố Dương liểu, một cong một mềm, hình chất khác nhau vậy. Canh Dần Tân Mảo đối với Canh Thân Tân Dậu, Tùng bá Thạch lựu một cứng một cay, tánh vị đều khác vậy. Mậu Thìn Kỷ Tỵ đối với Mậu Tuất Kỷ Hợi, Đại lâm Bình địa một thịnh một suy, Tốn Càn đối phương. Mậu Tí Kỷ Sửu đối với Mậu Ngọ Kỷ Mùi, Tích lịch Thiên thượng, lôi đình huy tiên nhật nguyệt đồng chiếu vậy. Bính Dần Đinh Mảo đối với Bính Thân Đinh Dậu, Lư trung Sơn hạ hỏa thịnh mộc thiếu kim cường hỏa diệt. Giáp Thìn Ất Tỵ đối với Giáp Tuất Ất Hợi, Phúc đăng Sơn đầu, hàn quang sợ gió, đưa quang về Cấn. Bính Thìn Đinh Tỵ đối với Bính Tuất Đinh Hợi, Sa trung Ốc thượng, cạn ướt tương hỗ biến hóa thỉ chung. Xét tròn xét vuông không ngoài vượng tướng tử hưu tù. Lấy gần lấy xa chẳng rời Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Lấy can chi mà phân phối ngũ hành, luận âm dương mà sáng tỏ trước sau, thiên thành nhân lực gồm tương sanh vượng tử tuyệt các loại. Kêu là lục thập Giáp tí chẳng qua Thánh nhân mượn cái tượng mà làm rõ cái lý ; tính chất hình sắc của ngũ hành công dụng chẳng thể không khúc tận mà tạo hóa không dư chứa. Trong Dịch nói đạo lập thiên âm với dương nhật là Thiên đạo vậy, 10 ngày thay đổi là đã rõ cái nghĩa âm dương, còn cái đạo lập địa thì cương nhu thời tức địa đạo vậy. Từ Tí đến Hợi có 12 thời thứ bậc mà rõ nghĩa âm dương, trước bày thanh sau đó là âm, cho nên dùng nhật thời thác tống nạp giáp để thành ngũ âm, lấy lục tượng đó là tam tài đủ mà ngũ hành không dư vậy. Dùng can là Lộc mà định quý tiện, lấy chi là mệnh để định trường đoản, lấy nạp âm là thanh để xét thanh suy, người nếu có Lộc, mệnh thân đều được vượng tướng, tam tài đắc khí thì chắc khoái lạc trường thọ ; nếu bị tử tuyệt hưu tù, tam tài thất khí thì một đời trần ai khốn khổ chẳng sai. nguồn:phongthuyquan.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 11, 2011 Tư liệu tham khảo: Lục thập Giáp Tí tánh chất cát hung : • Giáp tí Kim là thực vật thích Kim Thủy vượng địa, tấn thần hỷ phúc tinh, bình đầu huyền ngoại phá tự. • Ất sửu Kim là khoáng vật thích Hỏa và Nam phương nhựt thời, phúc tinh Hoa cái chánh ấn. • Bính dần Hỏa là Lư khôi thích Đông và Mộc, phúc tinh lộc hình, bính đầu lung á. • Đinh mảo Hỏa là Lư yên thích Tốn và Thu đông, bính đầu triệt lộ huyền châm. • Mậu thin Mộc là sơn lâm sơn dã, mộc bất tài, thích thủy lộc khố hoa cái, thủy lộc mã khố, bổng trương phục thần bình đầu. • Kỷ Tỵ Mộc là hoa quả trên núi, thích Xuân và Thu, Lộc khố nhập chuyên. • Canh Ngọ Thổ là đất mỏng bên đường, thích Thủy và Xuân, phúc tịnh quan quý, triệt lộ bổng trượng huyền châm. • Tân Mùi Thổ, thích Thu với Hỏa, hoa cái huyền châm phá tự. • Nhâm Thân Kim là kích chiến, thích Tí Ngọ Mảo Dậu, bình đầu đại bại, phường hại lung á phá tự huyền châm. • Quý Dậu Kim là Kim thôi tạc, thích Mộc và Dần Mảo, phục thần phá tự lung á. • Giáp Tuất Hỏa thích Xuân và Hạ, chánh ấn hoa cái, bình đầu huyền châm phá tự bổng trượng. • Ất Hợi Hỏa, Hỏa khí nóng thích Thổ và Hạ, Thiên đức khúc cước. • Bính Tí Thủy sông hồ, thích Mộc và Thổ, phúc tinh quan quý, bình đầu lung á, giao thần phi nhận. • Đinh sửu Thủy, thủy bất lưu thanh, triệt cứ, thích kim và hạ, hoa cái thối thần, bình đầu phi nhận. • Mậu Dần Thổ, đề tinh thành quách, thích Mộc và Hỏa, phục thần bổng trượng lung á. • Kỷ Mão Thổ, phá đê bại thành, thích Thân Dậu và Hỏa, tấn thần đoản thiên cửu xá, khúc cước huyền châm. • Canh Thìn Kim Tích lạp, thích Thu và triệt Mộc, hoa cái đại bại, bổng trượng bình đầu. • Tân Tỵ Kim ; Kim sanh thì sa thạch tạp, thích Hỏa và Thu, Thiên đức phúc tinh quan quý, triệt lộ đại bại huyền châm khúc cước. • Nhâm Ngọ Mộc : dương liểu cán tiết, thích Xuân Hạ, thích quan quý, cửu xú phi nhận bình đầu lung á huyền châm. • Qúy Mùi Mộc : Dương liểu căn, thích Đông với thủy và chánh ấn ở Xuân, hoa cái đoản thiên phục thần phi nhận phá tự. • Giáp Thân Thủy : Cam tỉnh thích Xuân và Hạ, phá lộc mã triệt lộ bình đầu. • Ất Dậu Thủy : âm Thủy thích Đông và Nam phương , phá lộc đoản thiên cửu xú khúc cước phá tự lung á • Bính Tuất Thổ : gò đồi, thích Xuân Hạ và Thủy, thiên đức hoa cái, bình đầu lung á. • Đinh Hợi Thổ : Bình nguyên, thích Hỏa và Mộc, thiên đức phúc tinh quan quý đức hợp bình đầu. • Mậu Tí Hỏa : Sét vậy, thích Thủy và Xuân Hạ, đắc thượng thần thiên, phục thần đoản thiên cửu xú trượng hình phi nhận. • Kỷ Sửu Thổ : điện vậy, thích thủy và Xuân Hạ, đắc địa mà tối, hoa cái đại bại phi nhận khúc cước. • Canh Dần Mộc : Thân cây tùng bách, thích Thu Đông, phá lộc mã tướng hình trượng hình lung á. • Tân Mão mộc : Rễ cây Tùng, thích Thủy Thổ và Xuân, phá lôc giao thần cửu xú huyền châm. • Nhâm Thìn Thủy : Long Thủy, thích Lôi điện và Xuân Hạ, chánh giáp thiên đức thủy lộc mã tất thối thần bình đầu lung á. • Quý Tỵ Thủy : Không nghĩ khi chảy về biển, thích Hợi Tí mà biến hóa thiên ất quan quý đức hợp, phục mã phá tự khúc cước. • Giáp Ngọ Kim : Bách luyện tinh Kim, thích Mộc Thủy Thổ, thối thần đức hợp, bình đầu phá tự huyền châm. • Ất Mùi Kim : Lư khôi dư Kim, thích dại hỏa và thổ, hoa cái triệt lộ khúc cước phá tự. • Bính Thân Hỏa : Bạch nha dã thiêu, thích Thu Đông và Mộc, bình đầu lung á đại bại phá tự huyền châm. • Đinh Dậu Hỏa : Quỷ thần thừa hưởng Hỏa vô hình, thích Thìn Tuất Sửu Mùi, thiên ất hỷ thần bình đầu phá tự lung á đại bại. • Mậu Tuất Mộc : Thứ cỏ ngải khô, thích Hỏa và Xuân Hạ, hoa cái đại bại nhập chuyên trượng hình triệt lộ . • Kỷ Hợi Mộc : mầm cỏ ngải, thích Hỏa và Xuân Hạ, khúc cước . • Canh Tí Thổ : Thổ giữa không, là ốc vũ, thích Mộc và Kim Mộc, đức hợp trượng hình . • Tân Sửu Thổ : Mộ, thích Mộc và Hỏa với Xuân, hoa cái huyền châm. • Nhâm Dần Kim : Kim hoa sức, thích Mộc Hỏa, triệt lộ bình đầu lung á. • Quý Mão Kim : Dây ngọc, thích Hỏa mạnh và Thu, quý nhân phá tự huyền châm. Giáp Thìn Hỏa : Đèn vậy, thích đêm và Thủy, Hoa cái đại bại bình đầu phá tự huyền châm. • Ất Tỵ Hỏa : Ánh đèn vậy, thích Thân Dậu và Thu, chánh Lộc mã, đại bại khúc cước. • Bính Ngọ Thủy : Nguyệt luân, thích đêm và Thu thủy, hỷ thần dương nhận, giao thần bính đầu lung á huyền châm . • Đinh Mùi Thủy : Hỏa quang đồng thươn, hoa cái dương nhận thối thần nhập chuyên bình đầu phá tự. • Mậu Thân Thổ : Điền địa, thích Thân Dậu và Hỏa, phúc tinh phục mã phục hình phá tự huyền châm . • Kỷ Dậu Thổ : thích Thân Dậu và Đông, tấn thần triệt lộ cửu xú, khúc cước phá tự lung á. • Canh Tuất Kim : thích dùng Hỏa và Mộc, hoa cái trượng hình. • Tân Hơi Kim : chung đỉnh bảo vật, thích Mộc Hỏa và Thổ, chánh lộc mã huyền châm. • Nhâm Tí Mộc : thương Thủy Mộc, thích Hỏa Thổ và Hạ,dương nhận cửu xú bình đầu lung á. • Quý Sửu Mộc : thương Thủy Mộc, thích Kim Thủy và Thu, hoa cái phúc tinh nhập chuyên, phá tự dương nhận . • Giáp Dần Thủy : Mưa vậy, thích Hạ và Hỏa chánh lộc mã phúc thần nhập chuyên bình đầu phá tự huyền châm lung á. • Ất Mão Thủy : Lộ vậy, thích Thủy và Hỏa, kiến lộc, nhập chuyên cửu xú khúc cước huyền châm. • Bính Thìn Thổ : Đê ngạn, thích Kim và Mộc , lộc khố chánh ấn, hoa cái triệt lộ bình đầu lung á . • Đinh Tỵ Thổ : Thích Hỏa và Tây Bắc, lộc khố bình đầu khúc cước. • Mậu Ngọ Hỏa : Nhựt về Hạ thì nhân úy, qua Đông thì nhân ái, kỵ Mậu tí Kỷ sửu Giáp dần Ất mão, phục thần dương nhận cửu xú bỗng trượng huyền châm. • Kỷ Mùi Hỏa : Ngày kỵ đêm, phúc tinh hoa cái dương nhận khúc cước phá tự. • Canh Thân Mộc : Lựu hoa, Hạ bất nghi, Thu Đông kiến lộc mã, nhập chuyên trương hình phá tự huyền châm. • Tân Dậu Mộc Lựu nhỏ, thích Thu và Hạ kiến lộc giao thần cửu xú nhập chuyên huyền châm lung á. • Nhâm Tuất Thủy : Biển vậy thích Xuân Hạ và Mộc, hoa cái thối thần bình đầu lung á trượng hình. • Quý Hợi Thủy : Bách xuyên thích Kim trên Hỏa, phục mã đại bại phá tự triệt lộ . Lục thập Giáp Tí thịnh lớn thì kỵ biến nhỏ yếu, nếu bị nhỏ yếu thì muốn thành lớn mạnh, giống như trước bần tiện mà về sau phú quý vinh hoa, trước phú quý mà sau bần tiện nhỏ mọn ; không nên dùng phú quý trước mà không luận bần tiện, cũng không thể thấy bần tiện trước mà không luận phú quý. Niên sanh thuộc Mộc, ví dụ như Canh Dần Tân Mão tức Mộc lớn mạnh, nếu nhựt nguyệt thời không gặp các Mộc thì lấy Tòng bá Mộc mà luận ; vạn nhứt mà gặp Dương liểu hoặc Thạch lựu tức bỏ đại mà về tiểu, không lấy Tòng bá mà luận vậy. Còn như sanh nhân là Nhâm Ngọ Quý Mùi thì Mộc nhỏ yếu nếu nhựt nguyệt thời không gặp các Mộc khác thì lấy Dương liểu mà luận, vạn nhứt nếu gặp Tùng bách hoặc Đại lâm Mộc tức bỏ nhỏ mà luận lớn, không nên luận như Dương liểu vậy. Cho nên Thiên thượng Hỏa, Kiếm phong Kim , Đại hải Thủy Đại trạch Thổ sanh nhân mà nhựt nguyệt thời không gặp các vị nạp âm đều nhỏ yếu ; hay như Phúc đăng Hỏa, Kim bạc Kim, Tỉnh tuyền Thủy, Sa trung Thổ sanh nhân mà nhựt nguyệt thời không gặp vị khác thì nạp âm đều lớn mạnh, hoặc đem phàm nhập thánh, hoặc trước trọng mà sau khinh, đều theo sự biến mà luận chứ không thể chấp ở một mặt. - Giáp tí là Kim tùng cách nên khí tán, nếu được Mậu Thân Thổ, Quý Tỵ Thủy tương hợp thì tốt, Mậu Thân là đất Lâm quan Kim, Thổ thì vượng ở Tí nên được sanh thành vậy, Quý tỵ thuộc hệ Kim sanh ở Tỵ, Thủy sanh ở Tí, nạp âm tat cả đều quy lại là triều nguyên lộc, kỵ Đinh Mão Đinh Dậu Mậu Ngọ Hỏa . Diêm đông Sưu nói : Giáp Tí Kim là tấn thần bẩm cái đức trầm tiệm hư vô nên tứ thời đều tốt, nhập quý cách thừa vượng khí nên tay nghề tinh vi chủ về vinh hoa hiễn đạt. - Ất sửu là Kim phủ khô, Hỏa không thể khắc bởi Kim đã ân núp nên không bị hình hại xung phá lại là hiễn vinh , chỉ kỵ Kỷ Sửu Kỷ Mùi Hỏa. Diêm đông Sửu nói : Ất sửu là chánh ấn, là đại phúc đức, Thu Đông được phú quý thọ khảo, Xuân Hạ thì tốt , trong đó tự nhập cách thì kiến công hưởng phước. Ngọc Tiêu bửu Giám nói : Giáp Tí Ất Sửu chưa thành khí, Kim gặp Hỏa thì thành, gặp nhiều thì tốt. - Bính Dần là Hỏa hách hy, Thủy không chế được nên cái Hỏa thiêu đốt dữ dội, Thủy không qua được, chỉ thích một mình Giáp Dần Thủy, đồng vị với nhau lại gọi là triều nguyên Lộc. Yếu luận nói : trong Dần Hỏa chứa khí linh minh, tứ thời sanh đức, nhập quý cách thì văn chương phát khoa giáp. - Đinh Mão là Hỏa phục minh, khí yếu nên cần Mộc sanh, gặp Thủy thì hung, nếu gặp Ất mão Ất dậu thủy thì rất độc. Ngũ hành Yếu Luận nói : Đinh mão là Hỏa mộc dục, khí hàm lôi đông phong, thủy tề khí đạt, thổ tải thì mộ hậu, lấy mộc mà cho thì văn chương, lấy kim mà hợp lại gặp hạ thì hung bạo. Quỷ Cốc nói : Bính dần Đinh mão thu đông cần phải bảo trì. Chú rằng : hỏa không vượng tây đến thu đong thì thế sợ không bền. - Mậu thin là lưỡng thổ hạ mộc, các kim không thể khắc bởi là thổ sanh kim tức cái đạo mẫu tử, được thủy sanh là tốt. Ngũ hành yếu Luận nói : Mậu thìn Canh dần Quý sửu 3 thần này tánh mộc tráng kiện, sanh ở Xuân Hạ có chất độc lập, tùy biến hóa mà thành công, thừa được vượng khí thì chí tận mây xanh, chỉ kỵ sanh ở Thu, tuy bị hoại tiết chí bị khuất phục nhưng chẳng theo vậy. - Kỷ tị là mộc cận hỏa, kim sanh ở đây, ở ta mà không sát, kỵ gặp hỏa sanh vượng. Diêm Đông nói : Kỷ tỵ tại Tốn là Mộc bị phong đông, rễ dể bị bạt, hòa với Kim, Thổ vận ở Đông nam mà thành vật dụng, tuy ngoài dương trong âm mà chẳng phụ trợ nên khí hư tán, lại thêm Kim quỹ khắc nên thành Mộc bất tài dung vậy. Lạc lộc Tử nói : Kỷ tỵ Mậu thìn qua Càn cung mà thoát ách. Chú rằng : Kỷ tỵ Mậu thìn là loại cử mộc, kim quỹ vượng ở phương Tây, nạp âm mà Mộc thì đến đây phải tuyệt vậy. Như bị hạn ách nếu đến Càn Hợi cung thì Mộc đắc Thủy thành trường sanh mới khỏi ách. - Canh ngọ Tân mùi Thổ, Mộc không dến khắc, chỉ kỵ nhiều Thủy thì bị thương khí, còn Mộc nhiều thì nhủ quy về, bởi Mộc quy Mùi vậy. Diêm Đong nói : Canh ngọ Tân mùi Mậu thân Kỷ dậu đều có đức hậu, Thổ bao hàm trấn tịnh, dung hợp hòa khí, nhân cách phước lộc. - Nhâm thân là Kim lâm quan, thích gặp Thủy Thổ, nếu gặp Hỏa Bính thân Bính dần Mậu ngọ thì tác hại . Diêm D(ông nói : Nhâm thân Kim là cái uy của thiên tướng cho khí lâm quan, Thu Đong chủ quyền bị sát, Xuân Hạ thì tốt ít xấu nhiều, nhân cách lấy công danh mà phấn chấn, đế sát dùng để khắc bạc. - Quý dậu là Kim cứng mạnh, Hỏa tử ở Dậu nên gặp Hỏa chẳng hề gì, chỉ kỵ Hỏa Đinh dậu cùng vị nên khắc vậy. Diêm Đông nói : Quý dậu là tự vượng Kim, cái khí chất thuần túy, Xuân Hạ thì tánh anh minh, Thu Đong rất quý nhân cách nên công danh sự nghiệp tiết tháo hơn người, đới sát thì niên thiếu ngang ngạnh đến sau 40 thì dần thuận tánh. Vương tiêu Bửu Giám nói : Nhâm thân Quý dậu là vị vượng Kim, không nên vượng lại vì vượng thì sát vật, không nên gặp Hỏa vì gặp Hỏa thì bị thương. Giáp tuất là tự khô Hỏa, không sợ các thủy chỉ sợ Nhâm tuất, đó là cái họa mộ trung thọ khắc, khó tránh được. Ngũ hành yếu luận nói : Giáp tuất Hỏa là Ấn là khố, gồm cho đến khí dương tạng mật, gặp được qúy cách thì phú quý quang đại, chỉ kỵ sanh Hạ thì trong cát có hung. - Ất hợi là Hỏa phục minh nên khí uất ức mà không phát tịch được, Kỷ hợi, Tân mão Kỷ tỵ Nhâm ngọ Quý mùi là Mộc sanh cho nên tinh thần vượng tướng, có Quý hợi Bính ngọ Thủy thì không tốt. Diêm Đông nói : ẤT hợi là Hỏa tự tuyệt, khí hàm minh mẫn mà tự tịnh, thuộc hệ ám quang tịch nhiên vô hình, nếu được đắc số thì cao nhân diệu đạo, quân tử tốt đức. - Bính tí là Thủy lưu hành, không sợ các Thổ, chỉ hiềm Canh tí bởi trong vượng gặp quỷ chẳng được tốt lành. Ngũ hành yếu Luận nói : Bính tí tự vượng Thủy, dương thượng âm hạ, tinh thần hoàn hảo, bẩm chất thiên tư khoáng đạt, tri thức uyên thâm, Xuân Hạ thì khí tề vật, công năng kiện lợi. - Đinh sửu là phước tụ Thủy, rất thích Kim sanh, sợ bị Tân mùi Bính thìn Bính tuất tương hình phá vậy.Ngũ hành yếu luận nói “ Đinh sửu Ất dậu tại số là thủy tam yếu, có bẩm chất âm thạnh dương yếu, tuy trong sáng nhiều huệ mà thiếu phước, dùng Thủy Mộc vượng khí thì quân bình được âm dương mà phát quý đạt hiển sĩ “. - Mâu Dần là Thổ thọ thương, chẳng có chút lực, cần được Hỏa sanh vượng để giúp khí, kỵ Kỷ hợi Canh dần Tân mão Mộc khắc, chủ bị đoãn triết đại hung. Ngũ hành yếu luận nói : Mậu dần, Bính tuất hai vị này thừa khí Thổ, một mặt sanh Hỏa, một mặt giữ Hỏa, tức là linh dương theo trong được phước khánh, đắc quý cách, đạo đức hơn đời, đến tận thân vương công tử, nhiều nơi chỗ nhựt sanh thường được dắc cách, cũng đếu phước thọ dài lâu, trước sau đều an dật. - Kỷ mão là Thổ tư tử, bị ức chế nhiều, quý nhờ ở cái HỎa Đinh mão Giáp tuất Đinh hợi Kỷ mùi mà có phước. Ngũ hành yếu luận nói : Kỷ mão tự tử Thổ, mạnh ở nơi chánh vị, gió nỗi sét động, tán mà hòa khí, bẫm loại đạo hàn, tùy biến mà thích ứng, phức thọ tự tại, chỉ không lợi nơi tử tuyệt tức là cửu giả vật quý chi đồ. Tam mệnh soán cục nói : Mậu dần Kỷ mão Thổ thọ thương không sợ lấy Mộc lâm tổn vì Thổ không còn lực. Vương tiêu bửu giám nói : Mậu dần Kỷ Mão Thổ không nên gặp Thủy, gặp Thủy thì tổn tài, không sợ Mộc, gặp Mộc thì thành chắc. Mậu dấn thừa Thổ đức vượng khí mà hàm sanh Hỏa, đắc thì chỉ phước thọ dài lâu, Kỷ mão không nên gặp lại tử tuyệt, gặp thì hung. - Canh thìn là Kim tụ khí, không dùng Hỏa chế thì khí vật tự thành, Hỏa mạnh thì thành tổn thương khí vật, gặp Hỏa bệnh tuyệt thì vô hại, nếu gặp Giáp thìn Ất tỵ thì xấu ác rất nhiều, cũng không thể khắc các Mộc được. Diêm Đông nói : Canh thìn Kim có được sự cương kiện trầm hậu, lại có tánh thông minh lanh lợi, Xuân Hạ họa phước cũng có, nhập cách thì tài kiêm văn võ, đới sát thì hảo lộng binh quyền. - Tân tỵ là bạch kim, tinh thần đầy đủ, khí thế hoàn bị, có bị thiêu đốt cũng không tiêu vong, kỵ Bính thìn Ất tỵ Mậu ngọ các Hỏa, bởi Kim bạch ở tỵ mà không thường sanh, bại ở ngọ tuyệt ở dần, khí tán mà lại gặp Hỏa sanh vượng thì khó mà đương nổi. Ngũ hành yếu luận nói : Tân tỵ Kim là tự sanh học đường, đủ anh minh khối kỳ, Thu Đong sức lực đầy đủ, Xuân Hạ bảy phần xấu ba phần tốt, nhập quý cách thì chủ học hành thông minh, thân được thanh quý, có lòng thương vật. Vương tiêu bửu giám nói : Canh thìn Tân tỵ chưa thành Kim khí nên cần gặp Hoa. Tân tỵ là tự sanh, tỵ thì đắc Hỏa nên quang huy nhựt tân. - Nhâm ngọ là Mộc nhu hòa , thân rễ đều nhỏ yếu, mộc năng sanh hỏa nên kỵ gặp nhiều hỏa, gặp thì thiêu hết vậy, tuy là kim sanh vương nhưng cũng không làm cho thương tổn được bởi kim đến đây thì bại, được kim trở thành quý, thủy thổ thạnh thì cũng quý, chỉ sợ kim Giáp ngọ làm thương tổn thôi. Ngũ hành yếu luận nói : Nhâm ngọ mộc tự tử, mộc tử tuyệt thì hồn đi mà thần khí linh tú, bẩm được cái đức tịnh minh, có dõng lực mà phá tịnh lập công, diên niên ích thọ. - Quý Mùi mộc tự khố, sanh vượng thì tốt, tuy ẤT sửu kim không thể xung phá cũng đều phải quy về gốc mới không tương phạm, kỵ Canh tuất Ất mùi kim. Ngũ hành yếu luận nói : Quý mùi là chánh ấn , có tánh văn minh tài đức, muốn đươc phước thanh hoa. Ngọc tiêu bửu giám nói : Nhâm ngọ Quý mùi là Dương liễu mộc, mộc đến ngọ thì tử, đến mùi thì mộ, cho nên thịnh mùa Hạ lá nhiều, được thời thì phú thọ, chẳng đựơc thời thì bần yểu. Giáp thân thủy tự sanh, khí lưu hành nên có nơi quy cũng mượn kim sanh, không sợ các Thổ khác chỉ sợ Mậu thân Canh tí thổ. Ngũ hành yếu luận nói : Giáp thân thủy bạch sanh có thiên chân học đường mà đắc nhập cuộc thì trí thức thông tuệ diệu dụng vô cùng. - Ất dậu tự bại thủy, cần các kim tương trợ, bởi khí tự đã yếu, muốn được mẹ dưỡng, kỵ Kỷ dậu Kỷ mão Mâu thân Canh tí Tân sửu các Thổ, nếu gặp thì yểu triết cùng tiện. - Bính tuất phước tráng lộc hậu thổ, mộc không thể khắc được, sợ gặp Kim sanh vượng, nếu gặp được Hỏa thạnh thì quý không nói hết. - Đinh hợi Lâm quan thổ, Mộc không thể khắc, chỉ hiềm nhiều Kim thì tiết, cần có Hỏa sanh để cứu thì tốt , kỵ Kỷ hợi Tân mão Mộc. Ngũ hành yếu luận nói : Đinh hợi Canh tí hai thổ có chứa kim , trong cương ngoài hòa, có được đinh lực, dùng Thủy Hỏa vượng khí thì kiến công lập nghiệp vậy. - Mậu tí Kỷ sửu hỏa ở trong thủy, lại gọi là thần long hỏa, gặp thủy thì quý là ma lục khí vậy. Ngũ hành yếu luận nói : Mậu tí chứa tinh thần quang huy toàn thật, khí cả 4 thời, bảo sanh cái phước, nhập quý cách tức là quý nhân quân tử khí chất gồm lớn phú quý hết đời. - Kỷ sửu là hỏa Thiên tướng, lại là nhà Thiên Ất, hàm chứa khí oai phúc quang hậu, phát rất dũng mãnh , là tướng đức là khôi danh. Kinh nói : Hỏa được thai dưỡng thì khí dần mạnh, nếu được Bính Dần Mậu ngọ Hỏa trợ thêm thì trở thành có công tế vật . - Canh dần Tân mão tuế hàn Mộc, sương tuyết không thể làm mất tiết tháo hướng chi là kim, như gặp thổ Canh dần Tân mão chẳng muốn chế trị, tự nhiên thành rừng. Diêm dông nói : Tân mão Mộc, tự vượng Xuân Hạ thì khí tiết xuất chúng, kiến công lập nghiệp, sanh ở Thu thì bị ngông cuồng hẹp hòi tỏa triết, khí vượng khí nhuần. - Nhâm thìn là tự khố thủy, nếu là đất ao hồ tích thủy thì kỵ kim đến quyết phá, nếu gặp lại Nhâm thìn tức là tự hình, gặp nhiều Thủy Thổ thì thích, chỉ sợ gặp Nhâm tuất Quý hợi Bính tí Thủy, được sanh vượng thái quá trở thành tràn lan hỗn tạp. Ngũ hành yếu luận nói : Nhâm thìn là chánh ấn thủy, chứa cái đức thanh minh huần ốc, có tánh bao dung quãng đại, tâm thức như gương, được mùa Xuân Hạ thì đại phước tuệ, Thu Đông thì thuộc loại gian trá bạc đức. - Quý tỵ là tự tuyệt thủy, tên gọi là hạc lưu ( chảy cạn ), nếu gặp Bính tuất Đinh hợi Canh tí thổ hùng hậu thì còn giữ cạn, nếu gặp kim tam hợp sanh vượng thì thành nguyên lưu dồi dào khoa danh tấn đạt vậy. Ngũ hành yếu luận nói : Quý tỵ Ất mão là Thủy tự tuyệt tự tử , bèn đến âm lui ẩn, chân tình sắc dưỡng ngưng thành khí quý trở nên quý cuộc, loại nầy thuộc diệu đạo quân tử hiễn công cập vật. - Giáp ngọ là tự bại kim cũng gọi là cường hãn ( dữ mạnh ) kim gặp hỏa sanh vượng thì khí vật thạnh, gặp Đinh mão Đinh dậu Mậu tí hỏa đại hung. Ngũ hành yếu luận nói : Giáp ngọ kim là tấn thần khí tốt có, có đủ đức cang minh, Thu Đông thì tốt Xuân Hạ thì xấu, nhập quý cách thì khoa trương xuất chúng, nếu chẳng gặp thời mà đới sát thì bạo liệt vô ơn thiếu nghĩa. Chúc thần kinh nói : Giáp ngọ kim dương dữ mạnh, nếu ức chế thì trầm. Chú viết : Sa thạch kim cứng thích sát, muốn ức thì lấy hỏa mà dùng vậy. Quỷ Cốc di văn rằng : giáp ngọ thích quan quỷ. Lý hư trung nói : Giáp ngọ kim tổn dữ mạnh, Nhâm tí mộc hết nhu, hoặc Nhâm tí gặp Giáp ngọ hoặc Giáp ngọ gặp Nhâm tí, âm dương giành vị không còn sáng tỏ. - Ất mùi kim thiên khố ( không chánh khố ), cũng là hỏa khắc mà thổ sanh thì phước mạnh khí tụ, kỵ Kỷ mùi Bính thân Đinh dậu các hỏa. Ngũ hành yếu luận nói : Ất mùi kim ở số là mộc khố lại là thiên tướng có đủ các đức thuần nhân hậu nghĩa, được quý cách thì anh kiệt xuất chúng khôi trấn tứ luân, nếu được cách thường mà đới sát xung phạm cũng được quân tử bình thường. - Bính thân hỏa tự bịnh, Đinh dậu hỏa tự tử, khí nhỏ yếu, cần mộc tương trợ thì khí mới sanh, kỵ Giáp thân Ất dậu Giáp dần Ất mão các thủy, Diêm Đông nói : Bính thân hỏa bịnh hư, gặp Mộc đức văn minh , thủy khoáng đạt thì được phước tuệ, chỉ có kim là bạo hại, nếu dù có tốt thì cũng đổi thành cái khí bất hòa. Ngũ hành yếu luận nói : Bính thân Đinh dậu hỏa tư tử, hàm khí dấu kín yên tịnh, ngoài hòa trong cương, quý cách ở đó, thuộc loại có đạo quân tử, đức hạnh tự nhiên. - Mậu tuất mộc trong thổ kỵ gặp lại thổ, nếu nạp âm gặp nhiều thổ thì một đời truân chuyên, kim không thể khắc bởi kim đến tuất thì bại, gặp kim có khi lại được phước, thích gặp nhiều thủy, thịnh mộc sẽ thành quý cách. Diêm Đông nói : Mậu tuất mộc cô thân độc vị, hòa với thủy hỏa vượng khí thì được cái đức chân thật anh minh, nhập cách thì văn chương tấn đạt, phước lộc thủy chung, nhưng vì thừa khí thiên tướng nên trãi nhiều gian hiểm song tiết tháo không đổi thì mới được phước về sau. - Kỷ Hợi mộc tự sanh, căn bản phồn thịnh không sợ các kim khác chỉ sợ Tân hợi Tân tỵ Quý dậu kim, nếu gặp Ất mão Quý mùi Đinh mùi mộc chưa hẳn là không đại quý. Ngũ hành Yếu luận nói : Kỷ hợi mộc tự sanh, anh minh tài trí, như đắc được nơi thì thanh quý. Diêm Đông nói : Kỷ hợi mộc được thời thì thanh quý, chẳng gặp thời thì tân khổ. - Canh tí thổ hậu đức, hay khắc các thủy và không kỵ các mộc, bởi mộc đến tí thì vô khí, nếu gặp được Nhâm thân kim thì là được Lộc vị tức quý vậy. - Tân sửu thổ phước tụ, bởi lộc không thể khắc và Sửu là Kim khố, trong Sửu có Kim nên không sợ gặp Mộc. Ngọc tiêu Bửu giám nói : Canh tí Tân sửu thổ thích Mộc mà ghét Thủy, gặp Mộc là quan, gặp Thủy thì không tương nghi. Diêm Đông nói : Tân sửu Kỷ dậu Thổ trong có chứa ít Kim, đức hậu tánh cứng hòa mà bất đồng, trên dưới tề nhau dùng Thủy Hỏa vượng khí thì công lớn danh oai vậy. - Nhâm dần tự tuyệt kim, Quý mão là kim tám khí, nếu gặp các Hỏa thì phải tiêu khí, chỉ tốt khi được Thủy Thổ triều. Ngũ hành yếu Luận nói : Nhâm dần Quý mão là Kim hư hoại bạc nhược nhưng cũng có đức nghĩa nhu cương, Thu Đông khang kiện không xấu, xấu lại là điềm tốt, Xuan Hạ thì nội hung ngoại cát, tốt thì bị xấu trước, nhập quý cách thì tiết chí anh minh, đới sát thì hung bạo không cùng vậy.Tam mệnh soán cuộc nói : Quý mão là Kim tự thai, nếu gặp Bính dần Đinh mão Lư trung Hỏa thì không sợ, vì thai Kim nên ở trong lư thì thì khí vật được thành vậy. - Giáp thìn là Hỏa thiên khố ( không chánh khố ), có nhiều Hỏa trợ thì tốt, đó là đồng khí tương trợ, nếu gặp được Mậu thìn Mậu tuất Mộc sanh cho thì đắc quý cách, kỵ Nhâm thìn Nhâm tuất Bính ngọ Đinh mùi Thủy rất độc. Ngũ hành yếu Luận nói : Giáp thìn là Thiên tướng Hỏa, tánh khí nóng mạnh nhanh nhẹn, nhập quý cách thi văn khôi đặc biệt, lợi ở Thu Đông mà không lợi ở Hạ. - Ất tỵ lâm quan Hỏa, Thủy không thể khắc bởi Thủy tuyệt ở Tỵ, được Thủy tương tề thì là thuần túy, nếu có hai ba Hỏa tương trợ thì cũng tốt. Ngũ hành yếu Luận nói : Ất tỵ chứa thuần dương, phát khí ở Tốn nên quang huy sung mãn, Xuân Đông theo tốt, Thu Hạ theo xấu. - Bính ngọ Đinh mùi Thiên hà Thủy thổ không thể khắc Thủy ở trên trời nên đất Kim không sanh được, như sanh vượng thai quá thì phát dục nơi vạn vật, nếu tử tuyệt thái quá thì lại không thể sanh vạn vật . Ngũ hành yếu Luận nói : Bính ngọ là thủy chí cao, khí thể ôn hậu ở phương Nam tánh loại có đạo khí hư thì biến thành xuất sắc. - Đinh Mùi thì đủ cả tam tài, toàn số được xung chánh khí bẩm được tinh thần toàn khí, căn tánh cao diệu, biến hóa vô cùng. - Mậu thân trọng phụ thổ, mộc không thể khắc vì mộc tuyệt ở thân, nếu được kim thủy trợ nhiều thì chủ phú quý tôn vinh vậy. - Kỷ dậu là tự bại thổ, khí không đầy đủ, cần lấy hỏa tương trợ, gặp được Đinh mão Đinh dậu hỏa thì tốt, kỵ nhất là tử tuyệt, nếu gặp Tân Mão Tân dậu mộc thì tai ương yểu triết - Canh tuất Tân hợi là kiên thành kim không nên gặp hỏa dễ bị thương tổn, nếu được thủy thổ tương giúp thì quý. Diêm Đông nói : Canh tuất kim mộ ở hỏa, kim cương liệt trở thành hung bạo, Thu Đong ít nhiều trầm hậu, Xuan HẠ động sanh hối tiếc, quân tử nắm binh quyền, tiểu nhân thì tánh hung ác. Tân hợi kim mạnh ở Càn, có khí thuần minh trung chánh, Xuan Thu Đông đều tốt, Hạ thì 7 tốt 3 xấu, lấy nhân mà hành nghĩa, nếu có hình sát thì hung bạo bần tiện.. - Nhâm tí mộc chuyên vị, Quý sửu là mộc thiên khô, gặp tử tuyệt thì phú quý, gặp sanh vượng thì bần tiện, nhiều mộc thì yểu triết, kim thổ nhiều và thịnh thì tốt. Ngũ hành yếu Luận nói : Nhâm tí là mộc âm u, dương yếu mà âm mạnh, nhu mà không lập, gặp Bính ngọ thủy thì đức tánh thuần túy thuộc loại thần tiên dị sĩ tánh cách phi thường. Chúc thần Kinh nói : Nhâm tí mộc mắc ở chỗ nhu mềm, hoặc phát dương nhân thì cao minh. Chú rằng : Nhâm tí mộc ở nơi vượng thủy, tí được ít dương khí mà sanh, nhu thoát dễ triết tức là mộc tự bại, nếu phát lên được thì khí hỏa thượng tăng ích mà khiến cho phồn vinh nên cao minh nhân nghĩa. - Bản gốc thiếu Quý sửu . - Giáp Dần : Tự bịnh Thủy ; Ất Mão Tự tử Thủy : Tuy là tử bịnh Thủy nhưng Thổ không thể khắc được bởi vì can chi 2 Mộc có thể chế được Thổ, nếu gặp Nhâm dần Quý mão Kim thì rất tốt. Ngũ hành Yếu Luận nói : Giáp dần Nhâm tuất hai thủy này là phục nghịch, âm thắng dương chủ gian tà hai vật, chỉ nên dùng hỏa thổ tổn ích thì mới thành đại khí vậy. - Bính thìn : tự khố thổ, vừa dày lại mạnh, thích Giáp thìn Hỏa mà ghét Mậu thìn mộc, Mộc này ở trên không tổn được vì bởi Bính là Hỏa, Thìn là Thiên khố hỏa, Thổ đã thành khí rồi, chỉ sợ Mậu tuất Kỷ hợi Tân mão Mậu thìn Mộc. Ngũ hành yếu luận nói : Bính thìn là chánh ấn thổ, có đức ngũ phước cát hội thì đều đại hưởng, không quý cũng phú, nếu phạm xung thì phần nhiều làm tăng sĩ. - Đinh tỵ tự tuyệt Thổ mà lại không bị tuyệt bởi vì một Thổ mà ở với hai Hỏa, tức ở đất của cha mẹ nên không thể tuyệt, Mộc cũng không thể khắc, nhiều Hỏa thì càng tốt. Ngọc tiêu Bửu giám nói : Đinh tỵ là Đông Nam Hỏa đức vượng, đắc thì có nhiều phước thọ. - Mậu ngọ là Tự vượng Hỏa ; Kỷ mùi là Thiên khô Hỏa, cư ở Ly thì sáng, là đất vượng tướng nên khí rất thịnh, các Thủy đều không hại được chỉ kỵ Bính ngọ Đinh mùi Thiên thượng Thủy. Diêm Đông nói : Mậu ngọ Tự vượng Hỏa có được khí viêm thượng ở Ly, tụ vật vô tình, động khắp các chúng, đắc ở Thu Đông, dùng Thủy Thổ vượng khí khoát đạt cao minh, phước lực mạnh mẽ, Xuân Hạ tốt theo, dùng Kim Mộc thì tuy phát nhanh mà mệnh chẳng thường lâu. Ngũ hành yếu luận nói : Kỷ mùi hỏa suy chứa được dư khí nên tháng Xuân Hạ thì vận được dấu kín nên minh mẫn tuấn đạt, phướng khánh đầy đủ, gặp Hạ thì chẳng hòa khí, gặp Thu thì trước tốt mà sau thì xấu. - Canh thân, Tân dậu 2 Mộc này có Kim ở trên, do Kim mà thành vật nên kỵ tái gặp Kim sẽ hủy mất khí vật vậy, nếu gặp Giấp thân Ất dậu Thủy thì nhập cách. Ngọc tiêu bửu Giám nói : Canh thân tự tuyệt mộc là hồn du thần biến gặp được ngày mà sanh là loại phi phàm chủ tính cách xuất chúng, gia tộc không kềm chế được, nhập quý cách thì nhân kiệt anh tài. Tân dậu là Mộc thất vị, đối với Quý mão Kim thì cương nhu tương tề suy quần bạt tụy. Chúc thần Kinh nói : Hồn quý ở Thiên du, nên Canh thân mộc không sợ bị tử tuyệt mà quý ở thiên du. QUỷ cốc dị văn nói : Tân dậu kỳ sanh vượng. Chú rằng : Tân dậu mộc khí tuyệt, cần được sanh vượng thì mới vinh đạt. - Nhâm tuất Thiên khố Thủy ; Quý Hợi Lâm quan Thủy đều gọi là Đại hải Thủy bởi can chi nạp âm đếu là thủy, kỵ gặp các thủy, tuy Nhâm thìn thủy khố cũng không thể gánh nổi, không bị các Thổ khắc, tử tuyệt thì tốt còn sanh vượng thì lại lan tràn không có chỗ quy vậy . Ngọc tiêu bửu giám nói : Hợi Tí là Thủy chánh vị, ở Nhâm tuất khí phục mà khôn thuận, chỉ dùng hỏa thổ để tổn ích thì thành đại khí ; QUý hợi đủ số thuần nhân, thể chất thiên từ thông minh, chí khí rộng lớn, phát triển công nghiệp, chọn nhựt thời tốt, đới sát thì vào loại hung giảo. * Lại nói : Bính tuất thổ là phúc hậu, hỏa cũng tụ ở đây vậy, Kỷ mùi Canh thìn Mậu thìn Đinh sửu cũng đồng nghĩa nầy, Kỷ mùi hỏa, trong Mùi có mộc mộ, Canh thìn Kim vậy, trong kim có thổ mộ, Mậu thìn mộc trong thìn có thủy mộ, Đinh sửu thủy trong sửu có kim mộ, đều là khí phụ mẫu nên được dương, năm thứ này phước sâu dày nên dù có quỷ thương cũng không làm hại khí thành vậy. Lý hư Trung nói : Bính tuất rất lạ, lấy Tuất lại là bổn vị của thổ mà rất vượng thạnh. * Ất tỵ, Mậu ngọ là hỏa nóng mạnh, Thu Đông có đức tốt, Xuân Hạ thì hình hung, nếu trọng Hạ thì phát nóng dữ, hết thảy khô táo, Ất tỵ Lâm quan hỏa có một mộc sanh nên khí thạnh, Mậu ngọ tự vượng hỏa nếu sanh Thu Đông thì khí ấm có đức nuôi vật, như sanh Xuân Hạ thì thì vượng hỏa trở về dương vị nên sanh hung, Hạ thì bạo lệ, thuộc loại hung yểu. * Ất mão Quý tỵ Đinh dậu Ất hợi thủy hỏa tuy tử tuyệt nhưng lại giai diệu, hỏa tử tuyệt mà trong sáng ngoài tối phản quang hồi chiếu, thủy tử tuyệt mà thanh trọng. Lý trung Hư nói : 4 vị này tuy tử tuyệt không thanh minh mà diệu giai, cứ xem Thiên ất quý nhân thì biết vậy. * Nhâm dần kim, việc vua không thể nghịch ; Canh thân kim, làm tôi không chống ngũ hành thuộc ngũ âm, cung thổ là vua, thương quan là thần, giác thủy là dân, thương thái quá thì thần mạnh, giác thái quá thì vua yếu, nên trong ngũ hành thường dùng 4 thanh cung để sát thương giác * CAnh thân là giác mộc tự tuyệt, Nhâm dần là thương kim tự tuyệt, đều khiến được cái đạo trung thuận , nên việc vua không nghịch, là thần không chống, cho nên từ tử vi loan đài phụng các trở lên rất kỵ kim mộc mệnh sanh vượng, như vậy không thể làm, làm thì chẳng được lâu, độc nhất thì có thể được, nếu kim mộc sanh vượng mà khắc phá thì chẳng thể. Canh thân mộc, Ất tỵ hỏa, thổ kim sanh mà hoàn, không sanh Bính ngọ thủy Quý mão kim, mộc thủy tử mà lại không tử, thổ sanh thân mà lại không sanh nơi Canh thân, thủy sanh thân mà lại không sanh nơi Mậu thân, hỏa sanh dần mà lại không sanh nơi Giáp dần, kim sanh tỵ mà lại không sanh nơi Ất tỵ, mộc sanh hợi mà lại không sanh nơi Tân hợi, bởi nơi sanh mà trở lại phản chế vậy, đắc thì yểu thọ. Mộc tử mão mà lại không tử nơi Quý mão, thổ tử mão mà lại không tử nơi Đinh mão, mộc tử ngọ mà lại không tử nới Bính ngọ, kim tử tí mà lại không tử nơi Canh tí, hỏa tử dậu mà lại không tử nới Tân dậu, bởi nơi tử mà được sanh vậy, đắc thì trường thọ. Mậu tí can chi vượng ở Bắc phương là thủy vị, nạp âm thuộc hỏa tức hỏa ở trong thủy,không phải thần long thì không có. Bính ngọ can chi vượng ở Nam phương là hỏa vị, nạp âm thuộc thủy tức thủy ở trong hỏa, không phải Thiên hà thì không có. Người Bính tí gặp Bính ngọ hoặc người Bính ngọ gặp Mậu tí thì quý, bởi trong hỏa xuất thủy, trong thủy chứa hỏa tức thủy hỏa ký tế, tinh thần vận động thì thuộc người phi thường vậy. Lý trung Hư nói : Bính ngọ thiên thượng thủy trong 12 thời thiên hậu vậy, đắc được thì cao minh khoáng đạt linh dị bất phàm . Mậu tí hỏa ở trong thủy thì lục khí quân hỏa vậy, đắc được gọi là thần minh. Ngoài ra các khí khác lấy đây mà làm chuẩn. Tân sửu thổ không sợ mộc, Mậu tuất mộc không sợ kim, vì sao nói vậy : kim khố ở trong sửu nên mộc không thể khắc, trong mậu có hỏa kim tới thì bị thương. Như Mậu tuất mộc có hai thổ ở trên một mộc ở dưới, vì chôn dưới 2 thổ nên mộc manh nha mà chưa thấy hình tức là thổ thạnh mà mộc yếu, các loại khác đều xét. * Canh dần mộc Đinh tỵ thổ không sợ quỷ kim mộc, kim đến cung dần tức là quỷ nhưng kim tuyệt ở dần nên không là quỷ, Mộc đến cung tỵ mà tỵ có kim sanh khắc mộc nên không là quỷ, nếu Canh dần mộc mà gặp Nhâm thân kim tức bị tương xung tương khắc vậy, các vị khác cũng. * Canh ngọ thổ thừa nơi Nam phương vượng hỏa dưỡng mà thành hình, Mậu thân thổ tự sanh, Canh tí thổ tự doanh nên không sợ mộc quỷ bởi mộc đến ngọ thì tử ,đến thân thì tuyệt, đến tí thì bại, lại là thổ tự dưỡng nên không thể làm thương tổ được. CÁc vị khác cũng tính. * Nhâm thân Quý dậu Canh tuất Tân hợi kim khí mạnh nên không sợ quỷ, Mậu tí hỏa không sợ quý thủy bởi Tích lịch hỏa là Thần long, có thủy thì Lôi mới phát, nếu gặp Bính ngọ Đinh mùi Thiên thượng thủy thì có thể kỵ vì bị tương chiến, thường thì khí bổn mạng can chi thọ thương tức lục căn không đủ, có trước không sau ; như Đinh tỵ gặp Quý hợi, Nhâm tí gặp Mâu ngọ. Các vị khác cũng tính vậy. * Mâu ngọ Canh thân tương hợp, Canh thân Thạch lựu Mộc Hạ vượng nên thích Mậu ngọ, bởi hỏa cung vượng mà Thạch lựu mộc tánh được đắc thời, Mâu ngọ lại là cực vượng hỏa, thích nơi Thân, gặp thiên mã tương cho vậy, là thần đầu lộc tức chuyên vị thập can, Lộc là Am dương chuyên vị, thiên địa thần hội vậy. Bày cái chân nguyên của Bát quái , xếp cái thành bại của Ngũ hành, sự cương nhu tương quyền, có hay không hợp hóa, nên Nhâm tí quý ứng ở Bắc phương Khảm ; Bính ngọ hỏa thuộc Nam cung Ly, cho nên Bính ngọ đắc Nhâm tí không là phá, Đinh tỵ đắc Quý hợi không là xung, đây là Thủy Hỏa tương tế có cái nghĩa Phu Thê phối hợp vậy ; Khảm Ly là Nam Nữ, cái dụng tinh thần, Nhâm tí được Bính ngọ, Quý hợi được Đinh tỵ thì trước sau Thủy Hỏa có tương vị tế, không như Đinh tỵ gặp Nhâm tí, Bính ngọ gặp Quý hợi. * Canh thân Tân dậu Kim ứng ở Tây phương Đoài, Giáp dần Ất mão Mộc thuộc Đong phương Chấn, sở dĩ Giáp dần gặp Canh thân không là hình, Ất mão gặp Tân dậu không là quỷ, bởi Mộc nữ Kim phu chánh thể vậy, rõ sự thần hóa tả hữu, Mộc chủ hồn mà Kim chủ phách, hai thứ này tả hữu tuong gian không hợp, nếu được toàn hợp tức là thần hóa chẳng còn khoảng cách vậy, nếu Canh thân gặp Ất mão, Tân dậu gặp Giáp dần thì không phải cái dụng biến thông nguyên thần. * Mậu thìn Mậu tuất Thổ là khôi cương tương hội, hậu đức làm khôn không phải là phản ngâm, không phải là xung bởi Thổ đắc chánh vị, can ở nguyên hội. * Kỷ sửu Kỷ mùi là quý thần giữ trung trinh, đây là tứ chân Thổ có cái đạo thủy chung của vạn vật, nếu chẳng phải bực đai nhân quân tử thì không có được cái đức nầy, huống chi là thần đầu lộc, chủ của các thần, sự vận động tả hữu ở trong lục hợp, biến hóa thừa thiếu của việc cát hung vậy. * Kỷ sửu Thổ là Thiên ất quý nhân, là thái thường phúc thần, giải được sự hung ác của các sát, nếu đắc được thì chủ hoạnh tài, Mâu thìn là Câu trần, Mậu tuất là Thiên không, chủ tướng trấn biên phòng nên bất thường vậy, Đinh tỵ là thần Đằng xà, hung láy hung mà dùng, cát lấy cát mà theo, dễ bị mê hoặc, có tánh hoạt kê, Bính ngọ là thần Châu tước thể chất dương minh, văn từ thông tuệ, Giáp dần là thần Thanh long, giúp cho mọi loài, đắc lợi cả 4 phương, Ất mão là thần Lục hợp, phát sanh sự vinh hoa, Nhâm tí là thần Thiên hậu chủ thiên đức âm dương tốt đẹp nhiều quyền, Quý hợi là thần Huyền vũ là cuối cùng âm dương, khí đã tiềm phục, theo dưới mà lưu, tuy có đại trí mà chẳng có sự hiên ngang siêu đạt, thuận thì được an bình, nghịch thì loại cừu gian, Canh thân là thần Bạch hổ, lợi ở võ mà không lợi cho văn , sắc lệ nhu mì, có nhân nghĩa, thích u tịch, Tân dậu là thần thái âm, tính cách thanh bạch, văn chương trôi chảy, tài năng xuất chúng, nhưng phải xét sự hưu vượng thân sơ mà định tánh tình họa phước. Share this post Link to post Share on other sites