Thiên Sứ

Thôn Bát Quái Của Hậu Duệ Gia Cát Lượng

2 bài viết trong chủ đề này

Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Bài "Thôn Bát Quái" được đưa vào mảng lyhocdngphuong.org.vn đến nay ít nhất là ba lần. Nó cỏ vẻ như là bằng chứng thực tế cho thấy hiệu quả ứng dụng của Phong Thủy Tàu vốn coi con Thần Quy là vật tổ để tôn thờ. Nhưng lần này tôi đưa lại lên đây là lần thứ tư, với mục đích qua hiện trạng tồn tại của thôn Bát Quái chúng có thể chứng minh Phong Thủy Lạc Việt sai và Phong thủy Tàu đúng hay không xét về góc độ khoa học.

========================

Thôn bát quái của hậu duệ Gia Cát Lượng

Vào cuối đời Tống, đầu nhà Nguyên (khoảng năm 1300), hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng là Gia Cát Đại Sư bắt đầu lập thôn Bát Quái tại Lan Khê, Triết Giang.

Thôn Gia Cát hay Bát Quái, tọa lạc tại thị trấn Lan Khê, tỉnh Triết Giang, được mệnh danh là "Trung Quốc đệ nhất thôn". Đây cũng chính là trung tâm sinh sống của hậu duệ Khổng Minh Gia Cát Lượng nổi tiếng thời Tam Quốc.

Posted Image

Toàn cảnh thôn bát quái nhìn từ trên cao (Theo Lantoday) Thôn lấy cái hồ lớn (chung trì, nửa nước nửa đất) hình thái cực làm trung tâm, 8 con đường từ hồ toả ra thành "nội bát quái". Hồ Chuông là hình ảnh thái cực với hai nửa âm dương rõ rệt, nằm ở trung tâm và là điểm trũng nhất của thôn Bát Quái.Phía ngoài thôn lại đắp 8 tòa núi nhỏ hình thành "ngoại bát quái" bao bọc. Posted Image

Trung tâm thôn bát quái là một hồ nhỏ. có hình xoáy âm dương, còn gọi là hồ thái cực (Theo Lantoday)

Phía ngoài thôn lại đắp 8 tòa núi nhỏ hình thành "ngoại bát quái" bao bọc. Từ con đường vành khuyên ven hồ có 8 ngả đường chính dẫn ra các hướng thông với vành đai ngoài, tạo thành tám cung Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn. Đường vành đai ngoài bao bọc thôn Bát Quái cao hơn mặt bằng chung của thôn, mỗi một cung lại có một gò đất khá cao, đứng từ trên gò có thể quan sát khá rõ toàn cảnh của

thôn và cũng là mô hình biến hóa khôn lường của Bát Quái trận. Gia Cát Đại Sư trước khi qua đời có để di huấn là không được thay đổi nguyên dạng.

Posted Image

Kiến trúc trong thôn bát quái (Theo Lantoday)

Trải qua hơn 800 năm dâu bể, lượng người trong thôn tăng lên nhiều, nhưng tổng thể cửu cung bát quái không hề thay đổi.Trong

thôn có đền thờ Thừa tướng Gia Cát Lượng, hoa viên, 3 nhà bia, 18 sảnh đường, 18 giếng, 18 ao, hơn 200 phòng ốc đều là kiến trúc cổ đời Minh, Thanh rất độc đáo.

Posted Image

Đền thờ Khổng Minh Gia Cát Lượng (Theo VTCnews)

Thửa ruộng nơi Tống Huy Tông cày được thiết kế thành đồ hình Bát quái với ý nghĩa cầu mong cho vua chúa nhà Tống phúc thọ dồi dào, người nông dân mùa màng tươi tốt. Người dân thôn Ngọc Hoàng vẫn cấy hái, canh tác ngay trên thửa ruộng đặc biệt này.

Ngoại trừ vòng tròn âm dương ở giữa được trồng trà Long Tỉnh, một loại trà đặc sản của Hàng Châu và đã nổi tiếng khắp thế giới, trên 8 cung vòng ngoài, theo mùa vụ trong năm người ta cấy lúa, trồng đậu, vừng, ớt, bốn mùa xanh tốt.

Posted Image

Ruộng Bát Quái ở phía nam núi Ngọc Hoàng ngoại ô Hàng Châu (Theo VTCnews)

Posted Image Bát quái điền tự nhiên thuộc thôn Vạn Phong, Hưng Nghĩa, Quý Châu (Theo VTCnews) Con cháu Gia Cát đời đời đều theo lời giáo huấn của tổ phụ " không làm lương tướng, tất làm lương y" nên nhiều đời theo nghề thuốc. Tư tưởng âm dương, bát quái là một đặc trưng nổi bật làm nên văn hóa Trung Hoa ăn sâu vào trong tiềm thức mọi người, để lạ i dấu ấn trên nhiều lĩnh vực. Cùng với Bát Quái thôn, cũng trong địa bàn Triết Giang còn có ruộng Bát Quái tọa lạc tại phía nam núi Ngọc Hoàng ngoại ô Hàng Châu.Các nhà trong thôn mặt đối nhau, đuôi liền nhau, đường nối nhau, rất thoáng mà kỳ thực kín đáo. Địa hình xung quanh nhìn giống như cái nồi, bốn phía cao, giữa thấp. Người ngoài vào thôn, nếu không có người quen dẫn đường thì lẩn quẩn không biết lối ra.

Posted Image

Bát Quái thôn còn lưu giữ rất nhiều ngôi nhà cổ có kiến trúc từ thời nhà Minh (Theo VTCnews)

Được xây dựng từ thời Nam Tống, nhưng kiến trúc các công trình, nhà cửa của thôn Bát Quái còn bảo tồn gần như nguyên vẹn những đặc điểm nổi bật của kiến trúc thời nhà Minh. Giữa những ngôi nhà cổ có rất nhiều ngõ ngách nhỏ, nhà nọ thông sang nhà kia, khúc khuỷu quanh co, chỗ tưởng ngõ thông hóa ra lại là ngõ cụt, biến hóa tài tình dường như không theo quy luật nào.Nhà thư pháp Gia Cát Cao Phong, cháu đời thứ 42 của Gia Cát Lượng cho biết, trong thôn "đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi".Năm 1925, chiến tranh ác liệt dội sát bên thôn Bát Quái nhưng không có viên đạn nào lọt vào thôn. Khi quân Nhật tấn công xuống phía nam, đại quân kéo qua đại lộ Long Cương nhưng không phát hiện ra thôn này

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết cái thôn này của Trung Quốc và cái "Lầu tám góc" Chí Hoà có liên quan đến nhau không?

Người ta đồn: đã bị giam vào Chí Hoà thì rất khó vượt ngục...

Còn 800 năm phát triển của thôn bát quái này vẫn như nước Lỗ thời Khổng Tử "đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi"...

Tư tưởng vẫn bị bó hẹp trong cái giáo điều xưa cũ không tiếp nhận cái mới để phát triển (hoặc không thèm tiếp nhận cái mới để phát triển, hoặc không thể tiếp nhận cái mới để phát triển)... thì có khác gì con người bị "giam cầm" trong cái "ngục tự xây" của mình, không thể "vượt" cũng như cái Chí Hoà kia...

Viết tới đây chợt nhớ lời huynh Thiên Luân đã từng nói: Độ số Lạc Thư, ngang dọc chéo cộng lại đều bằng 15, nên ứng dụng theo Lạc Thư là bị "khoá" hết, còn đường đâu mà phát triển. Hôm nay, đọc bài này, cảm nhận cũng giống thiệt...

Hay là...Thiên Bồng này cũng...hơi ngộ rồi...

Nói đúng hơn là Hơi Ngồ Ngộ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay