Thiên Sứ

GS. Tương Lai: Lựa chọn văn hóa, giải quyết "bi kịch" sử

3 bài viết trong chủ đề này

GS. Tương Lai: Lựa chọn văn hóa, giải quyết "bi kịch" sử

17/10/2008 08:57 (GMT + 7)

Nguồn: Tuần Vietnamnet

Một khi cái giả biến thành cái thật, được đem rao giảng cho thế hệ trẻ thì khác nào chất axít gậm nhấm tâm hồn họ. Sự thật lịch sử bị vùi lấp, xuyên tạc bởi bất kỳ lý do gì cũng làm giảm sút, nao núng lòng tin, lòng tự hào về lịch sử dân tộc của lớp trẻ - chất ximăng kết dính những tâm hồn Việt Nam. Nhìn lại lịch sử triều Nguyễn chính là cách Việt Nam nâng cao bản lĩnh dân tộc - GS. Tương Lai

>> Đột phá trong nhận thức về chúa Nguyễn, triều Nguyễn

Nhìn lại chuyện học môn lịch sử ở nước ta

“Lịch sử là một thành phần mà thiếu nó thì không một ý thức dân tộc nào đứng vững được” (Fernand Braudel). Chính vì thế, hiểu biết sâu sắc về lịch sử đất nước mình, tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc mình là nền tảng cơ bản để hình thành lòng yêu nước, một phẩm chất đặc biệt và cũng là một động lực lớn lao của con người Việt Nam qua mọi thời đại. Năm 2006 trong 4622 thí sinh thi vào Đại học Sư phạm Hà nội, 655 thí sinh bị điểm 0 môn sử (chiếm 15%) và chỉ có 6 thí sinh được điểm 8 trở lên, so với năm 2005 là 103/5399, nếu tính gộp cả bốn trường đại học, trong đó ba là Sư phạm, nghĩa là trường đào tạo ra những người thầy dạy lịch sử, thì 58,5% thí sinh có điểm lịch sử từ 1 trở xuống. Thế rồi, năm 2007, có 150.234 thí sinh bị điểm từ 0 đến 4,5 điểm, chiếm tỷ lệ tới 95,74% tổng số thí sinh khối C, số bị điểm 0 gần 6000!)

Vì thế, “môn lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc” như sự khẳng định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự của Hội khoa học lịch sử Việt Nam trong thư gửi “Hội thảo bàn về thực trạng dạy và học sử” cách đây hai năm khi xã hội rung chuông báo động về việc học sinh đang chán học môn sử, điểm thi môn sử quá kém.

Đã có nhiều phân tích sâu sắc, trong đó, sự phê phán tập trung vào Bộ GD&ĐT. Chuyện ấy không oan tí nào. Song, nếu chỉ đổ hoàn toàn cho Bộ GD&ĐT thì liệu có thể giải quyết tận gốc vấn đề học sinh không thích học môn lịch sử không? Sách giáo khoa lịch sử có nhiều vấn đề, điều ấy Bộ GD&ĐT phải chịu trách nhiệm, thế còn những công trình nghiên cứu lịch sử chất lượng kém thì do ai chịu trách nhiệm? Chất lượng của công trình nghiên cứu lịch sử đã được xuất bản là điểm tựa để đảm báo tính chính xác khoa học của sách giáo khoa lịch sử, là sức hấp dẫn người soạn sách giáo khoa lịch sử. Khi chất lượng ấy có vấn đề thì trách nhiệm thuộc về ai?

Ai chỉ đạo xây dựng những công trình đó, trình độ khoa học và bản lĩnh của nhà sử học có ảnh hưởng gì đến chất lượng công trình lịch sử nước nhà hay không? Không thể đặt bộ môn lịch sử riêng rẽ trong hệ thống kiến thức khoa học mà thế hệ trẻ cần được giáo dục, khi mà một quan điểm chính thống đã được áp đặt vào việc nghiên cứu và xuất bản các công trình nghiên cứu lịch sử và biên soạn các sách giáo khoa lịch sử thì cho dù có không ít những ý kiến không đồng tình cũng không thể xoay chuyển được tình thế chung.

Ấy thế mà vấn đề viết sách giáo khoa lịch sử không chỉ nhận được sự quan tâm tán thành hay phản đối về nội dung, sự kiện và quan điểm của công chúng trong nước, mà có khi lại là một cuộc đấu tranh ngoại giao phức tạp giữa các quốc gia từng có những mối quan hệ lịch sử. Chuyện Hàn Quốc phản đối một số nội dung được đưa vào sách giáo khoa lịch sử của Nhật là một ví dụ.

Và cũng đừng quên rằng, hiện nay vẫn đang diễn ra tình trạng in và lưu hành công khai những xuyên tạc lịch sử nhằm vào những mưu đồ đen tối mà chúng ta không thể không cảnh giác phát hiện và đấu tranh. Chỉ có thể hiểu sâu những điều này khi đặt những công trình nghiên cứu lịch sử và sách giáo khoa lịch sử trong hệ thống các khoa học xã hội và nhân văn, và hệ thống ấy nằm trong nền văn hóa dân tộc.

Lịch sử và tầng sâu văn hóa của một dân tộc

Posted Image

Thành Gia Định (Sài Gòn) vẽ theo tư liệu của bản đồ Bruyn 1795, Trần Văn Học 1815

Chỉ khi chúng ta suy ngẫm và hiểu ra được về những gì đã hun đúc nên văn hoá Việt Nam, hình thành cốt cách con người Việt Nam, chúng ta mới hiểu rõ bộ môn khoa học lịch sử giữ một vị trí quyết định như thế nào trong nền văn hóa ấy.

Bởi lẽ, văn hoá không phải là một hệ thống đóng kín những giá trị loại biệt mà là một tổng hợp đang phát triển của các thành tựu vật chất và tinh thần của một dân tộc. Văn hóa là một cấu trúc có bề sâu. Cuộc sống xã hội được phản chiếu ở bề mặt, dưới bề mặt đó, văn hóa được phân chia theo những tầng khác nhau, thường tiềm ẩn và vô thức. Ở độ sâu này, ta thấy có một sự sắp xếp của các quy tắc văn hóa điều chỉnh bề mặt ở bên trên.

Nói đến “sức mạnh văn hoá”, “bản lĩnh văn hoá”, “bản sắc văn hoá”, chính là nói đến sự tiềm ẩn và vô thức này nằm chìm trong đời sống của dân tộc. Chính cái đó làm nên ý thức dân tộc, tạo ra sức mạnh Việt Nam, ý thức và sức mạnh làm cho đất nước này, dân tộc này tồn tại và phát triển. Đúng là: lịch sử là một thành phần mà thiếu nó thì không một ý thức dân tộc nào đứng vững được. Không có ý thức đó thì không thể có một nền văn hóa dân tộc và cũng chẳng thể nào xây dựng được một xã hội Việt Nam hiện đại và văn minh.

Dòng chảy lịch sử là bất tận, nó tạo nên sức mạnh bất diệt của một dân tộc. Thế hệ trẻ Việt Nam phải được hiểu kỹ về dòng chảy bất tận đó, phải được tắm mình vào trong dòng chảy bất tận đó để tự hào về ông cha mình đã bao đời kiên cường, bất khuất dựng nước, mở nước và giữ nước để trao lại cho thế hệ hôm nay gìn giữ và phát triển. Không có niềm tự hào về dân tộc, tự hào về nền văn hóa dân tộc sẽ không thể vững tin mà đến với thế giới.

Ở thời đoạn quá trình phát triển và hội nhập đi vào chiều sâu, càng phải nâng cao sự hiểu biết của thế hệ trẻ về lịch sử, hiểu rõ về ông cha mình, thấy ra được chỗ mạnh và chỗ yếu của dân tộc mình. Trên ý nghĩa đó, việc dạy và học lịch sử, những công trình khoa học lịch sử chất lượng cao có tác động lớn đến việc đào luyện con người, con người Việt Nam hôm nay đang phải đối diện với những thách đố chưa từng có.

Tính trung thực lịch sử và bản lĩnh người viết sử

Posted Image

Đội nhã nhạc triều Nguyễn. Ảnh từ Internet

Một trong những vấn đề quan trọng nhất, cũng có thể nói đó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng công trình nghiêu cứu lịch sử, điểm tựa để đảm bảo tính chính xác khoa học của sách giáo khoa lịch sử, tiền đề hết sức quyết định của việc cuốn hút, hấp dẫn và có tác động mãnh liệt đến tình cảm tư tưởng của thế hệ trẻ, giúp vào việc xây dựng nhân cách và bản lĩnh cho thế hệ trẻ, đó là tính trung thực lịch sử.

Một khi mà tính trung thực lịch sử của một số công trình đã đến với đông đảo công chúng chưa cao, điều mà phần lớn những nhà sử học có nhân cách đều biết, song cho đến nay, dường như vấn đề này vẫn chưa được đặt ra một cách sòng phẳng, nghiêm túc và minh bạch.

Đương nhiên trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tính chân lý lịch sử sẽ phải được công bố như thế nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, song dù chưa công bố thì rồi tính chính xác khoa học của lịch sử sớm muộn cũng phải thể hiện ra.

Vì vậy, cùng với việc nâng cao chất lượng sách giáo khoa lịch sử, nâng cao trình độ dạy sử của người thầy và ý thức đối với việc học sử của học trò nhằm bồi dưỡng tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ, phải đặt ra vấn đề chất lượng khoa học của các công trình nghiên cứu lịch sử mà ở đó, tính trung thực của tác giả công trình nhằm làm sáng tỏ chân lý lịch sử là điều có ý nghĩa rất quyết định.

Liệu có cần nhắc lại ở đây một khuyến cáo của ông Mittrrand “thái độ của giới trẻ với lịch sử là thước đo sự tín nhiệm chính trị với chế độ”. Vị tổng thống đương nhiệm của nước Pháp vào những năm 80 của thế kỷ XX ấy, khi sang thăm Việt Nam, đã đến xem xét tận nơi chiến trường Điện Biên Phủ trước đây, biểu thị một ứng xử văn hóa sâu sắc thể hiện thái độ sòng phẳng với lịch sử.

Ai cũng có thể hiểu được rằng Điện Biên Phủ đã trở thành một sự kiện lịch sử đánh dấu sự thảm bại của một đế chế thực dân, kéo theo sự sụp đổ hệ thống thuộc địa trên thế giới. Sự kiện lịch sử ấy đã để lại một dấu ấn như thế nào trong lịch sử quân đội Pháp nói riêng và nước Pháp nói chung. Liệu có thể hiểu ứng xử văn hóa ấy của vị Tổng thống Pháp cũng là biểu thị của tính trung thực lịch sử không?

Tính trung thực lịch sử ấy lại càng phải đậm nét trong các công trình nghiên cứu lịch sử mà ở đó, thể hiện tập trung trình độ chuyên sâu và bản lĩnh của nhà sử học. Gợi lên hình ảnh trên để khỏi phải nhắc lại chuyện mà hầu như nhà sử học nào cũng biết việc cả ba anh em người viết sử nước Tề dù rơi đầu dưới lưỡi gươm của Thôi Trữ vẫn không chịu sửa một chữ của sự thật lịch sử là “Thôi Trữ giết vua của mình là Trang Công”. Bản lĩnh ấy của người viết sử, của người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử là điều xã hội đang trông chờ.

Lựa chọn văn hóa và giải quyết "bi kịch" lịch sử

Phải chăng để đáp ứng sự trông chờ đó mà có Hội thảo khoa học về “chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn” ngày 18 và 19 tháng 10 năm 2008 tại Thanh Hóa - nơi phát tích của nhà Nguyễn - nhân kỷ niệm 450 năm Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và sau đó là Quảng Nam, mở đầu một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của dân tộc.

Đúng như Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nhấn mạnh: “việc nhìn nhận, đánh giá lại chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn ngày càng trở thành một nhu cầu, đòi hỏi bức thiết, đầu tiên là của giới sử học, sau đó là của tất cả những nhà khoa học xã hội, và trở thành đòi hỏi của xã hội ”. Vì rằng, mặc dầu “triều Nguyễn đã để lại một di sản khổng lồ, vĩ đại mà không triều đại nào trong lịch sử có thể sánh được” nhưng ngót một thế kỷ qua, sự thật lịch sử đó đã bị vùi lấp. Đó là một bi kịch lịch sử lớn.

Nguyên nhân của bi kịch ấy có nhiều, song đúng như phân tích của Gs. Phan Huy Lê “về sử học thuần túy, đó là thời kỳ mà nền sử học Macxít đang hình thành, nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi”.

Cùng với vấn đề phương pháp luận sử học của các nhà nghiên cứu, cần phải nói thêm là việc tồn tại thói độc quyền tư tưởng, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết của một số người có quyền, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa đã là nguyên nhân trực tiếp và kéo dài khiến cho nhiều sự thật lịch sử đã không được trình bày một cách khách quan, trung thực. Theo cách nói của Phạm Văn Đồng thì đó là “lấy lòng mong muốn thay cho thực tế. Trong cách nghĩ và cách làm sai lầm này, điều nguy hiểm nhất là bất chấp quy luật của lịch sử”.

Với sự nghiệp Đổi mới, từ sự đổi mới tư duy về kinh tế mà đổi mới về tư duy nói chung để thấy ra sự phi lý của những quan điểm chính thống “quay lưng lại với bao sự thật hàng ngày diễn ra trước mắt mình để lao vào những sai lầm với những giá đắt phải trả. Rõ ràng đây là một sự thiếu sáng suốt trong nhận thức và hành động, trong lý luận và thực tiễn”. Những quan điểm gọi là chính thống ấy khi áp đặt vào việc biên soạn sách giáo khoa sử học cũng như từng áp đặt cho các công trình nghiên cứu lịch sử thì “những giá đắt phải trả” là khó mà có thể đo đếm được.

Khi một cái giả biến thành cái thật, được đem rao giảng cho thế hệ trẻ thì khác nào chất axít gậm nhấm tâm hồn lớp trẻ, làm sao đo đếm được cái chất axít gậm nhấm tâm hồn ấy? Sự thật lịch sử bị vùi lấp, tệ hơn, bị xuyên tạc do nhiều động cơ và nguyên nhân khác nhau, nhưng cho dù bởi bất kỳ lý do gì, thì cũng làm giảm sút hay làm nao núng lòng tin của lớp trẻ vào những trang lịch sử hào hùng của dân tộc, hun đúc nên lòng tự hào dân tộc, chất ximăng kết dính những tâm hồn Việt Nam, tạo nên sức mạnh Việt Nam để phấn đấu bứt lên thoát khỏi nổi nhục nghèo nàn và lạc hậu để sánh vai cùng thế giới.

Vả chăng, “văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội” như Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ thì lịch sử dân tộc với những khúc tráng ca và bi ca có sức lay động mãnh liệt tinh thần và tình cảm của con người Việt Nam mọi thời đại có ý nghĩa quyết định đến nền tảng tinh thần ấy.

Đặc biệt là khi mà tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước đi vào chiều sâu thì việc nâng cao bản lĩnh văn hóa có ý nghĩa hết sức quyết định. Bởi lẽ, với tiến trình ấy cần phải nhận thức được rằng “trước hết không phải là chuyện kinh tế mà là chuyện văn hóa, một chuyển động về văn hóa và tư tưởng có khi sâu sắc nhất xưa nay, một thay đổi trong tâm lý dân tộc… đây là sự chọn lựa văn hóa” (Nguyên Ngọc). Sự chọn lựa đó không phải bây giờ mới có. Trong lịch sử đã từng có, ít nhất có thể kể đến hai lần khá tiêu biểu.

Lần thứ nhất là cuối thiên niên kỷ thứ nhất, đầu thiên niên kỷ thứ hai với việc từ bỏ cái gốc Đông Nam Á để tiềp nhận nền văn hóa “Hán hóa”, văn hóa Trung Hoa, nhằm tạo ra một nhà nước mạnh đủ sức chống chọi lại với họa xâm lược đến từ phương Bắc để đến thế kỷ XI, Lý Thường Kiệt có thể dõng dạc tuyên bố “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, khẳng định ý chí độc lập tự cường của dân tộc ta. Lời khẳng định đó được xem như “Tuyên ngôn độc lập” lần thứ nhất, để dẫn đến “Tuyên ngôn độc lập” lần thứ hai với “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.

Cuộc chọn lựa khôn ngoan lần thứ hai của Nguyễn Hoàng, đưa đến một đất nước mở rộng với tư duy “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, phi Hán hóa không chỉ về măt văn hóa, tư tưởng mà còn với sự lùi xa “cương vực” về phía Nam, từ đèo Hải Vân đến Hà Tiên, hình thành một quốc gia lớn mạnh đủ sức cho Quang Trung đại phá quân xâm lược đến từ mọi phía.

Nhân kỷ niệm 450 năm Nguyễn Hoàng mở đầu một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của dân tộc, hy vọng rằng “Hội thảo khoa học về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn” sẽ là một dấu ấn đậm nét về một thời kỳ phát triển mới của ngành khoa học lịch sử góp phần nâng cao bản lĩnh văn hóa dân tộc, góp phần củng cố “nền tảng tinh thần của đời sống xã hội”.

  • GS. Tương Lai
Nhời bàn của Sư Thiến.

Để chỉ một triều Nguyễn được quan tâm, người ta đưa ra rất nhiều câu cú ồn ào có tính tiêu chí và phương pháp nuận. Chẳng ai bảo là dở. Nhưng cả một cội nguồn dân tộc từ gần 5000 năm văn hiến - thời Hùng Vương - tụt cái xoạch xuống còn 300 năm với "liên minh 15 bộ lạc" và những người dân "ở trần đóng khố" thì im re . Chẳng thấy cái mặt nào lên tiếng.

Tôi đang có ý tưởng viết cuốn " Thời Hùng Vương qua những di sản còn lại" phát triển trên cơ sở cuốn: "Thời Hùng vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Nhưng xem thấy câu này của G.S Tương Lai bên cạnh những ý tưởng khác trong bài viết rất ư ấn tượng của ông, khiến Sư Thiến tôi lại phải cẩn thận một tý:

"Đương nhiên trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tính chân lý lịch sử sẽ phải được công bố như thế nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, song dù chưa công bố thì rồi tính chính xác khoa học của lịch sử sớm muộn cũng phải thể hiện ra".

Cứ theo cách nhìn này thì có lẽ sự kiện của ông Lê Mạnh Thát rơi vào trường hợp "Tính chân lý lịch sử sẽ phải được công bố như thế nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố".

Hì! :unsure: . H :unsure: íc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải chăng để đáp ứng sự trông chờ đó mà có Hội thảo khoa học về “chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn” ngày 18 và 19 tháng 10 năm 2008 tại Thanh Hóa - nơi phát tích của nhà Nguyễn - nhân kỷ niệm 450 năm Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và sau đó là Quảng Nam, mở đầu một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của dân tộc.

Đúng như Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nhấn mạnh: “việc nhìn nhận, đánh giá lại chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn ngày càng trở thành một nhu cầu, đòi hỏi bức thiết, đầu tiên là của giới sử học, sau đó là của tất cả những nhà khoa học xã hội, và trở thành đòi hỏi của xã hội ”. Vì rằng, mặc dầu “triều Nguyễn đã để lại một di sản khổng lồ, vĩ đại mà không triều đại nào trong lịch sử có thể sánh được” nhưng ngót một thế kỷ qua, sự thật lịch sử đó đã bị vùi lấp. Đó là một bi kịch lịch sử lớn.

Muộn rồi, hơi thừa, chuyện này dân ta đã công nhận từ lâu.

Nguyên nhân của bi kịch ấy có nhiều, song đúng như phân tích của Gs. Phan Huy Lê “về sử học thuần túy, đó là thời kỳ mà nền sử học Macxít đang hình thành, nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi”.

Cùng với vấn đề phương pháp luận sử học của các nhà nghiên cứu, cần phải nói thêm là việc tồn tại thói độc quyền tư tưởng, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết của một số người có quyền, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa đã là nguyên nhân trực tiếp và kéo dài khiến cho nhiều sự thật lịch sử đã không được trình bày một cách khách quan, trung thực. Theo cách nói của Phạm Văn Đồng thì đó là “lấy lòng mong muốn thay cho thực tế. Trong cách nghĩ và cách làm sai lầm này, điều nguy hiểm nhất là bất chấp quy luật của lịch sử”.

Với sự nghiệp Đổi mới, từ sự đổi mới tư duy về kinh tế mà đổi mới về tư duy nói chung để thấy ra sự phi lý của những quan điểm chính thống “quay lưng lại với bao sự thật hàng ngày diễn ra trước mắt mình để lao vào những sai lầm với những giá đắt phải trả. Rõ ràng đây là một sự thiếu sáng suốt trong nhận thức và hành động, trong lý luận và thực tiễn”. Những quan điểm gọi là chính thống ấy khi áp đặt vào việc biên soạn sách giáo khoa sử học cũng như từng áp đặt cho các công trình nghiên cứu lịch sử thì “những giá đắt phải trả” là khó mà có thể đo đếm được.

Khi một cái giả biến thành cái thật, được đem rao giảng cho thế hệ trẻ thì khác nào chất axít gậm nhấm tâm hồn lớp trẻ, làm sao đo đếm được cái chất axít gậm nhấm tâm hồn ấy? Sự thật lịch sử bị vùi lấp, tệ hơn, bị xuyên tạc do nhiều động cơ và nguyên nhân khác nhau, nhưng cho dù bởi bất kỳ lý do gì, thì cũng làm giảm sút hay làm nao núng lòng tin của lớp trẻ vào những trang lịch sử hào hùng của dân tộc, hun đúc nên lòng tự hào dân tộc, chất ximăng kết dính những tâm hồn Việt Nam, tạo nên sức mạnh Việt Nam để phấn đấu bứt lên thoát khỏi nổi nhục nghèo nàn và lạc hậu để sánh vai cùng thế giới

Chẳng có sự thật lịch sử nào bị vùi lấp cả, vẫn còn đó những anh hùng dân tộc : vua Hàm Nghi - Thành Thái - Duy Tân, các tướng lĩnh Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, ...

Còn về vua Tự Đức, ông đã sống những ngày cuối đời với bao u uất ở Khiêm Lăng, những u uất của một vị vua mang tội bất hiếu vì đã không có con, trong khi chính ông là một vị vua có lòng hiếu đễ nhất trong lịch sử VN. Về vận nước, trên tấm bia đá ở Khiêm Lăng do chính ông giải trình về con người và cuộc đời của một vị vua, công - tội của ông cứ hãy để người đời sau trà dư tửu hậu, còn sự mất nước hoàn toàn vào tay thực dân Pháp năm 1884 thì bản thân ông cũng đã trần tình và xin hậu thế hãy tha thứ.

Về trường hợp cụ Phan Thanh Giản, sự tuẫn tiết của cụ đã trả lời tất cả, minh triết và tâm hồn Việt cũng đã tha thứ tất cả. Dòng chảy lịch sử của dân tộc vẫn tiếp nối. Nhưng, xin quý vị ở đây hãy cho ý kiến, rằng nếu đây đó vẫn có nhận xét rằng : cái chết của cụ là một sự trốn tránh trách nhiệm, thì có phải là xuyên tạc lịch sử không ?

Dù thế nào chăng nữa, sự khách quan và trung thực của lịch sử thời nhà Nguyễn chưa bao giờ bị phủ nhận hay vùi lấp cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bổ sung thêm bài này để học hỏi cách dùng từ của các giao sư hàng đầu: Kêu như mõ những rỗng tuyếch. Buồn ngủ quá! Mai sẽ gõ tiếp vậy.

Sẽ tranh luận công khai 3 vấn đề chính với Thiền sư Lê Mạnh ThátChủ nhật, 16/03/2008, 01:51 (GMT+7)

Nguồn: sggp.org.vn

Trao đổi với phóng viên Báo SGGP trong ngày 15-3, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, Thường vụ hội đã họp bàn các vấn đề liên quan và cho rằng, tất cả những phát hiện mới về lịch sử dân tộc đều đáng trân trọng, tuy nhiên để khẳng định một vấn đề cần có những tranh luận công khai, minh bạch về mặt khoa học, cần có những cứ liệu khoa học xác đáng, đủ sức thuyết phục.

Với trách nhiệm của mình, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam quyết định sẽ tiến hành thảo luận công khai về những vấn đề mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra. Hiện nay Thường vụ hội đã giao cho nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam liên hệ với Thiền sư Lê Mạnh Thát để tiến hành thảo luận theo 1 trong 2 phương thức: Tổ chức một hội thảo bàn tròn mang tính chuyên gia với sự có mặt của thiền sư cùng những bạn đồng nghiệp của thiền sư và một số nhà khoa học đầu ngành về lịch sử và những ngành liên quan như khảo cổ học, thư tịch Hán Nôm, ngôn ngữ học...; tổ chức thảo luận công khai trên Tạp chí Xưa và Nay (cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam).

Tại đây các học giả có thể tham dự bằng các bài viết tham gia thảo luận, sau đó hội sẽ tiến hành tổng kết một cách khách quan, trung thực. Nếu thấy cần thiết, Tạp chí Xưa và Nay sẽ dành toàn bộ nội dung để đăng các bài thảo luận, tranh biện trong một thời gian, đảm bảo chuyển tải hết nội dung cuộc tranh luận khoa học này và những vấn đề liên quan.

Theo GS Phan Huy Lê, do các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát liên quan đến rất nhiều vấn đề, nên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đề nghị tập trung vào 3 vấn đề lớn mà Báo Thanh Niên đã nêu lên và dư luận xã hội đang chờ đợi ý kiến của giới sử học: 1. Thời An Dương Vương và nước Âu Lạc có tồn tại trong lịch sử hay không? 2. Cuộc xâm lược của Triệu Đà và thời kỳ đô hộ của nhà Triệu, nhà Hán cho đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng có thực hay không? 3. Sự ra đời và phát triển đến trình độ cao của chữ viết thời Hùng Vương đã có cơ sở khẳng định chưa?

Cơ sở tư liệu cần mở rộng cho tất cả các nguồn sử liệu liên quan, từ tư liệu thành văn trong thư tịch của ta, của Trung Quốc, trong hệ thống kinh và văn học Phật giáo, cho đến tư liệu khảo cổ học và các tư liệu văn học truyền khẩu trong kho tàng văn hóa dân gian. “Đây là những vấn đề về lịch sử dân tộc nên cần thảo luận trên cơ sở phương pháp luận của khoa học lịch sử. Vì vậy, cuộc thảo luận cần đảm bảo tính dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, trung thực trên tinh thần thân ái, tôn trọng lẫn nhau, cùng chung sức tìm tòi, khám phá sự thật lịch sử, với ý thức trách nhiệm cao của giới sử học trước nhân dân và lịch sử dân tộc!” - GS Phan Huy Lê nhấn mạnh.

Trần Lưu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay