Hạ Quốc Huy

Hoàn Cảnh Của Ông Mười Kinh Cần Được Giúp Đỡ

8 bài viết trong chủ đề này

Tài sản mà ông sở hữu khi đi qua gần hết một kiếp người là thân già bệnh tật, người vợ bị tai biến mạch máu não, đứa con trai độc nhất bị tâm thần và những tháng ngày mưu sinh không mệt mỏi nơi đất khách...

Posted Image

Ông lão run rẩy cố mặc thêm chiếc quần dài. Trời cuối ngày se lạnh. Với thanh niên nam nữ, đây là thời tiết lý tưởng để dạo chơi, nhưng với sức của một người ngoài tám mươi, ông không chịu được.

Posted Image

Ông là Lê Văn Mười, 80 tuổi, nhà ngụ tại 14/5 ấp Hòa Long, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình Dương. Sáng sớm, khi đường phố Sài Gòn còn thưa tiếng xe, ông Mười đã lên đường lấy hàng trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Hàng của ông là dăm ba nải chuối nhỏ, vài xâu bánh giò, bánh ít. Ông bảo, chuối là của Bến Tre đưa lên, bánh thì từ Long An, ông phải đi lấy hàng từ sớm, khi người ta vừa chuyển hàng lên, mới mong kiếm được chút tiền lời.

7 giờ sáng, ông đã có mặt tại một góc của chợ Tầm Vu để bắt đầu buổi chợ. 15 giờ chiều, ông Mười chuyển “địa bàn” lên mép cầu Kinh Thanh Đa (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh) và ngồi thu lu bên dòng xe cộ đông đúc cho tới 23 giờ.

Posted Image

Đó là một ngày bận rộn như mọi ngày của ông lão. Quê ông ở Bình Dương, một mình lên Sài Gòn “kinh doanh” đã hai chục năm có lẻ. Anh con trai độc nhất của hai vợ chồng, sống cuộc đời bình thường được hai mươi mấy năm rồi trong một lần đi chơi bị đám thanh niên đánh chấn thương sọ não, tâm thần từ đấy.

Posted Image

Ông bảo: “Hai vợ chồng già có mỗi mụn con, bao nhiêu hy vọng đều đặt vào nó, mong tới ngày thấy con thành đạt trưởng thành, giờ thì khi nào tỉnh nó về ăn cơm, không thì lang thang đầu đường xó chợ, đau xót lắm”.

Vợ ông, bà Châu, cũng bị tai biến mạch máu não từ 7 năm nay. Kể từ lúc bà đau, số tiền bán mảnh vườn sau khi sửa sang ngôi nhà, còn lại định để dành lúc ngặt nghèo cũng ra đi. Ông bảo, mỗi khi trái gió trở trời, cơn đau hành hạ bà, muốn ở bên chăm sóc nhưng cũng chẳng làm được. Một mình mưu sinh nuôi hai người thân, tưởng chừng thân già như ông không thể cáng đáng nổi. Vậy mà đã hai mươi năm…

Posted Image

Ông bảo ông không ăn sáng, bởi “nhịn một nắm xôi là được một đồng đem về cho bà chữa bệnh”. Buổi trưa và tối nhiều người thương tình hay đem tới thức ăn đến cho. Suốt buổi trò chuyện, ông hay nhắc tới chú Hùng lái xe Đài truyền hình HTV, chú bán cháo trắng… Đó là những người ngày nào cũng giúp đỡ ông lão chuyện cơm nước.

Nhìn dáng ông gầy gò ngồi co ro bên thành cầu, ai cũng thương, nên “cửa hàng” ông tuy chỉ những món hàng thời vụ nhưng khá đông khách. Mua một nải chuối, khách hàng cho ông thêm vài ba ngàn là chuyện thường. Thỉnh thoảng một vài người ngang qua, không mua gì nhưng cũng cho ông ít tiền. Ông run run: “Người ta cho, ông cũng nằn nì người ta lấy vài ba cái bánh, rồi nải chuối. Ai cũng khó khăn lắm mới làm ra đồng tiền. Mình còn sức lao động mà nhận của người ta hoài, cũng không phải…”.

Tôi không biết “sức lao động” của ông còn được bao nhiêu nhưng đã có lần ông phải nhập viện. Sức khỏe yếu, bác sỹ khuyên nên ở nhà dưỡng bệnh. Nhưng chỉ được mấy hôm rồi lại thấy ông lão co ro bên góc cầu Kinh. Người ta gọi ông là Mười Kinh cũng vì lẽ đó.

Ông cười nói: “Ông là người kinh doanh “chui” vì đã rất nhiều lần ông bị công an trật tự bắt. Có lần, người ta thu cả người, cả xe và hàng hóa. Nhưng rồi thấy tội, lại cho đem về. Có những hôm bán không hết hàng, nhìn mấy nải chuối héo queo, mấy trái đu đủ tím bầm vì không chịu nổi cái nắng gay gắt, biết bà ở nhà sẽ bớt một ngày thuốc mà ruột ông đau như cắt. “Dù khó khăn nhưng ông vẫn vui vì có nhiều người thương. Tắm rửa thì có anh bảo vệ ở nhà máy nước Tầm Vu cho dùng, tối ngủ thì người ta cho mượn cái mái hiên nhà, mắc thêm chiếc võng là xong, cũng tránh được mưa nắng”, ông chia sẻ

Mười ngày hay hai tuần ông mới về nhà một lần thăm bà. Đạp xe hơn hai chục cây số, đem thuốc thang và những buồn vui “nghề nghiệp” làm quà, ở lại với bà hai ba ngày rồi lại lên. Vợ ông ở nhà cũng may có mấy đứa cháu chăm sóc, nên ông yên tâm buôn bán.

Ở tuổi ngoại bát tuần, mắt ông đã mờ, không nhìn thấy rõ nữa. “Mới đây có hai cô bên quận 10, giúp ông đi mổ mắt, chi phí hết 4 triệu đồng. Sống nơi đất khách quê người, nếu không có những tấm lòng hảo tâm, có lẽ ông không trụ lại lâu dài được, cháu à”, ông lão bộc bạch.

Đã 23h, ông lão lên chiếc xe đạp đã mòn dấu thời gian, sau lưng là chiếc sọt sắt chứa mấy nải chuối chưa bán hết, xuôi về phía chợ Thanh Đa. Lại một đêm không nhà để ngày mai tiếp tục mưu sinh… (theo VTC News và 5giay.vn)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trông hình ảnh của ông này quen quen. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ban từ thiên của Trung Tâm đã giúp ông cụ này đầy đủ bộ đồ nghề để hành nghề bơm xe (Máy bơm hơi chứ không phải bơm tay) và ít tiền để làm vốn. Tổng số tiền xấp xỉ 10 triệu đồng. Mục đích là tạo điều kiện để ông cụ này sống nhàn hạ và có thể kiếm tiền nhiều hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HC muốn giúp ông mười, có thể thì Hạ Quốc Huy cho HC xin địa chỉ để gặp ông mười được không HC rất cám ơn Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

TL xác nhận là ban Từ Thiện của trung tâm, cụ thể do Cô WildLavender đã hỗ trợ 1 bộ đồ nghề để sửa xe đầy đủ cho ông cụ này rồi, nhưng sau 1 thời gian lại thấy ông ... y như cũ. Cũng không biết những đồ nghề đó đã đi đâu.

Để tìm lại link của vụ này đã.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TL xác nhận là ban Từ Thiện của trung tâm, cụ thể do Cô WildLavender đã hỗ trợ 1 bộ đồ nghề để sửa xe đầy đủ cho ông cụ này rồi, nhưng sau 1 thời gian lại thấy ông ... y như cũ. Cũng không biết những đồ nghề đó đã đi đâu.

Để tìm lại link của vụ này đã.

Link đây chú. Anh vừa đưa link này lên facebook

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/13743-xot-long-ong-lao-80-muu-sinh-nuoi-con-bi-dien-vo-tai-bien/page__st__20

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/13743-xot-long-ong-lao-80-muu-sinh-nuoi-con-bi-dien-vo-tai-bien/page__st__20

Qua bài viết của HQH, tôi có đôi lời bày tỏ với các ACE hội viên Diễn Đàn Lý Học Đông Phương. Chúng ta xúc động trước những hoàn cảnh trước những mãnh đời đó là cảm xúc thật nhân ái, tuy nhiên nên xem và lượng sức mình bởi 1 hành động nhân ái bị nhầm lẫn bị lạm dụng vô tình lại gây cho ta cảm xúc tổn thương hoặc mất niềm tin vào cuộc sống. Lý do mà Wild cần phải dông dài bởi trường hợp Cụ Mười Kinh đã được chúng tôi đích thân tôi thẩm tra và tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định giúp Cụ thế nào để chấm dứt cuộc sống mỏi mòn và tiêu hao sức khỏe ở cái tuổi gần đất xa trời, sau khi được sự gợi ý của Chú Thiên Sứ kết hợp với nguyện vọng của Cụ, Ban Từ thiện đã tận dụng số Quỹ hiện có tối đa để thực hiện, xem đường Link trên.

Do đó chúng tôi đề nghị tất cả các bạn! từ nay khi đưa bài (có nên bổ sung qui định này vào Diễn Đàn) cũng nên đưa ngày/tháng / năm bên cạnh trích nguồn vừa mang tính thời sự vừa xác định thời gian.

Như bài trên nếu là bài cũ thì Diễn Đàn ta đã giúp Cụ "cần câu chứ không giúp cá" (mất tính thời sự) nếu là bài mới thì xét lại sức khỏe hay điều kiện của Cụ có phải hành trình Cụ đang tiếp tục có nhàn nhã hơn phửơng án mà cũng là ước mơ của Cụ khi bày tỏ với chúng tôi không? Với bài viết trên tôi nghi ngờ 1) Bài viết đã cũ. 2) Động cơ của Cụ gây xói mòn lòng tin và cảm xúc của tôi.Với một trách nhiệm thường xuyên phụ trách công việc từ thiện, Sự xót xa của tôi trước những nỗi đau của con người có khi còn nhạy cảm hơn những người bình thường khác.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/13743-xot-long-ong-lao-80-muu-sinh-nuoi-con-bi-dien-vo-tai-bien/page__st__20

Qua bài viết của HQH, tôi có đôi lời bày tỏ với các ACE hội viên Diễn Đàn Lý Học Đông Phương. Chúng ta xúc động trước những hoàn cảnh trước những mãnh đời đó là cảm xúc thật nhân ái, tuy nhiên nên xem và lượng sức mình bởi 1 hành động nhân ái bị nhầm lẫn bị lạm dụng vô tình lại gây cho ta cảm xúc tổn thương hoặc mất niềm tin vào cuộc sống. Lý do mà Wild cần phải dông dài bởi trường hợp Cụ Mười Kinh đã được chúng tôi đích thân tôi thẩm tra và tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định giúp Cụ thế nào để chấm dứt cuộc sống mỏi mòn và tiêu hao sức khỏe ở cái tuổi gần đất xa trời, sau khi được sự gợi ý của Chú Thiên Sứ kết hợp với nguyện vọng của Cụ, Ban Từ thiện đã tận dụng số Quỹ hiện có tối đa để thực hiện, xem đường Link trên.

Do đó chúng tôi đề nghị tất cả các bạn! từ nay khi đưa bài (có nên bổ sung qui định này vào Diễn Đàn) cũng nên đưa ngày/tháng / năm bên cạnh trích nguồn vừa mang tính thời sự vừa xác định thời gian.

Như bài trên nếu là bài cũ thì Diễn Đàn ta đã giúp Cụ "cần câu chứ không giúp cá" (mất tính thời sự) nếu là bài mới thì xét lại sức khỏe hay điều kiện của Cụ có phải hành trình Cụ đang tiếp tục có nhàn nhã hơn phửơng án mà cũng là ước mơ của Cụ khi bày tỏ với chúng tôi không? Với bài viết trên tôi nghi ngờ 1) Bài viết đã cũ. 2) Động cơ của Cụ gây xói mòn lòng tin và cảm xúc của tôi.Với một trách nhiệm thường xuyên phụ trách công việc từ thiện, Sự xót xa của tôi trước những nỗi đau của con người có khi còn nhạy cảm hơn những người bình thường khác.

Chào chị Wild!

Em đã thử kiểm tra link trên google thì toàn là link đưa lại. Link chính thức của nó chính là link mình đưa lên và sau đó đã giúp cụ già này.

Trang chủ

Xã hội

Kinh tế

Văn hóa

Thể thao

Thế giới

Khoa học

Công nghệ

Thời trang

Giải trí

BlogVip

Thư giãn

Photo

VĂN HOÁ » Phóng sự kí sự

Xót lòng ông lão 80 mưu sinh nuôi con bị điên, vợ tai biến

14/04/2010 09:18 (GMT +7)

Tài sản mà ông sở hữu khi đi qua gần hết một kiếp người là thân già bệnh tật, người vợ bị tai biến mạch máu não, đứa con trai độc nhất bị tâm thần và những tháng ngày mưu sinh không mệt mỏi nơi đất khách...

Ông lão run rẩy cố mặc thêm chiếc quần dài. Trời cuối ngày se lạnh. Với thanh niên nam nữ, đây là thời tiết lý tưởng để dạo chơi, nhưng với sức của một người ngoài tám mươi như ông, đó là thời khắc của sự mệt mỏi xâm lấn.

Ông là Lê Văn Mười, 80 tuổi, nhà ngụ tại 14/5 ấp Hòa Long, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình Dương. Sáng sớm, khi đường phố Sài Gòn còn thưa tiếng xe, ông Mười đã lên đường lấy hàng trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Hàng của ông là dăm ba nải chuối nhỏ, vài xâu bánh giò, bánh ít. Ông bảo, chuối là của Bến Tre đưa lên, bánh thì từ Long An, ông phải đi lấy hàng từ sớm, khi người ta vừa chuyển hàng lên, mới mong kiếm được chút tiền lời.

Với lại, các ảnh trên đều là ảnh của link cũ.

Nên em nghĩ cụ đã được giúp và đã vượt qua khó khăn của cụ và gia đình.

Kính chị!

Hạt gạo làng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bởi vậy, chúng tôi đề nghị anh chị em nào đưa lên những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ thì tự mình hãy đi đều tra và tìm hiểu kỹ đã.

Tôi đồng ý với ý kiến của chị W và cũng là nộii quy của diễn đàn. Chúng ta cần nguồn và ngày tháng năm của bài viết. Những chủ để nhạy cảm thiếu những yếu tố trên có thể bị xóa bài.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay