Lãn Miên

Tên Người

6 bài viết trong chủ đề này

Tên người

Ngữ pháp chân chính của tiếng Việt là như trong các câu Kiều, tức như cách nói năng hàng ngày của người dân Việt hàng ngàn năm xưa nay vẫn thế. Bởi vậy Phạm Quỳnh mới nói: “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn; tiếng Việt còn, dân tộc Việt còn”. Cao Xuân Hạo đã nêu ra cái ngữ pháp đó của tiếng Việt là qui tắc “Đề và Thuyết”. Có nghĩa là trong câu nói của người Việt không có chia ra theo kiểu “Chủ ngữ-Vị ngữ-Tân ngữ” như ngữ pháp tiếng Pháp, mà chia ra theo kiểu “Đề và Thuyết”. “Đề” là cái người nói cần đề cập đến, “Thuyết” là cái có đề rồi mới nói tới để giải thích cho đề. Ví dụ so sánh hai câu: “Tên đặt hay quá” và “Đặt tên hay quá”.Trong câu đầu “Tên đặt hay quá” thì “Đề” là Tên, là cái người nói muốn đề cập đến, muốn nêu ra để bình, còn xuất xứ của nó từ đâu không quan tâm, nó được “Thuyết” là Hay. Ý ở câu này là người nói muốn khen cái tên.Trong câu sau “Đặt tên hay quá” thì “Đề” là Đặt, và nó được “Thuyết” là Hay. Ý ở câu này là người nói muốn khen ai đó là người đã hoàn thành cái việc đặt này. Nếu cứ căn cứ vào ngữ pháp nước ngoài làm chuẩn để chấm điểm cho hai câu nói trên thì sẽ cho chúng điểm kém vì bị “đổ tội” cho là “câu cộc lốc”.

Về kết cấu từ ghép thì theo ngữ pháp tiếng Việt là phải nói “xuôi” tức chính trước phụ sau, cái To có trước mới đẻ ra cái Nhỏ sau, cũng như vũ trụ có trước mới đẻ ra các thứ nhỏ hơn. Một con người được đặt một cái tên.

Người=Ngôi=Tôi=Tui=Tau=Tên=Tâm=Tay=Ta=Ngã=Người. Một Tên là phải do hai Họ mới sinh ra được một tên, nên Họ trước Tên sau là ngữ pháp Việt. Dân tộc nào đặt tên người theo kiểu Họ trước Tên sau (kiểu chính trước phụ sau ) là do họ đã được thừa hưởng cái ngữ pháp tiếng Việt có trước ngôn ngữ của họ mà thôi. Do quá trình Hán hóa, từ ghép của tiếng Việt có rất nhiều từ đã bị ép ghép theo kiểu ngữ pháp Hán, phụ trước chính sau, những từ ấy gọi chính xác là từ Việt Hán, vì cái tố của từ là cái có trước, nó là của Việt , còn cái qui tắc ghép theo “ngược”, phụ trước chính sau kiểu Hán là có sau, bởi vậy phải gọi theo logic Trước- Sau là từ Việt - Hán. Ví dụ từ “Kinh Luân” (văn học còn dùng ám chỉ mặt trăng) thực gốc nó là từ “Lăn Quay” đã bị ép ghép ngược. Cái tố của nó vẫn còn là Việt: Lăn quanh quẩn=(lướt)=Luân, Quay theo trình=(lướt)=Kinh. Nhưng những từ Việt-Hán ấy được nâng ý lên thành “trang trọng” hơn (do tâm lý) nên đã đóng góp làm phong phú thêm tiếng Việt. Còn ba từ trong kết cấu Họ Tên của chính người Hán trong Hán ngữ hiện đại mới chính xác gọi là từ Hán- Việt, vì cái tố của nó là chữ Hán phát âm như người Hán phát âm, còn cách ghép thì lại Họ trước Tên sau như ngữ pháp Việt (chính trước phụ sau) trong khi người Hán nói năng theo ngữ pháp Hán là phụ trước chính sau (đáng lý ra họ phải viết Tên trước Họ sau như người Anh vậy). Do bị quán tính lịch sử (vốn xưa họ có Tên trước Họ sau) trước khi họ bị Việt hóa ở Trung Nguyên 5000 năm trước, nên khi đã theo văn Việt mà viết Họ trước Tên sau rồi thì họ vẫn quen xưng Họ, gọi Họ (vì quán tính nghĩ đó là cái Tên, đứng trước, theo ngữ pháp tiếng họ), và người đời, với tâm lý Hán hóa lại cho rằng “gọi thế cho nó trang trọng”. Ví dụ gọi cụ Hồ là gọi bằng Họ. Ở nhà quê “kính lão đắc thọ” người ta không gọi các cụ bằng tên vì nghĩ rằng như vậy “xược”, cũng chẳng gọi các cụ bằng họ, nên họ gọi thay bằng thứ,cụ Hai, cụ Ba, hoặc gọi thay là cụ “Chắt” nếu có con trưởng là trai, cụ “Hoe” nếu có con trưởng là gái.

Vì nghĩ rằng nó là “trang trọng” nên người Việt cũng hay dùng từ Việt Hán để đặt tên. Hiểu được nghĩa của nó sẽ thấy đẹp. Ví dụ:

KINH LUÂN: trải ánh trăng vàng

HỒNG THANH: nổi tiếng Hồng Bàng văn minh

THANH PHONG: xanh thắm quê mình

HOÀNG DUY: giữ mãi lung linh sáng ngời

MINH THIÊN: bài lý tuyệt vời

THANH MY: tiếng Việt muôn đời nhạc vang

LỆ THANH: tươi đẹp giang san

VŨ MINH: sạch sẽ thênh thang bầu trời

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

bác Lãn Miên ơi,

Bác có dịch nghĩa tên THANH MY là tiếng Việt muôn đời nhạc vang ...

Bác cho cháu hỏi ý nghĩa tên HOÀNG MY của cháu với ...

Cám ơn bác nhiều !

Share this post


Link to post
Share on other sites

bác Lãn Miên ơi,

Bác có dịch nghĩa tên THANH MY là tiếng Việt muôn đời nhạc vang ...

Bác cho cháu hỏi ý nghĩa tên HOÀNG MY của cháu với ...

Cám ơn bác nhiều !

Vi vu sáo thổi lòng ta

Minh là tiếng hót đưa ra, gọi Mừng

Minh Vi thành tiếng My chung

Họa My Hoàng Hậu nhất vùng nhạc ca

Hoàng là vua của muôn nhà

My là nét đẹp rõ ra dáng người

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

bác ơi bác dịch nghĩa của tên hay quá à,cháu thật ngưỡng mộ bác đó Posted Image

cháu cám ơn bác nhiều và chúc bác luôn mạnh khỏe !

Share this post


Link to post
Share on other sites

thưa bác Lãn Miên,xin bác giải nghĩa giúp con 3 tên này :

Hồ Nam Phương

Hồ Hồng Nương

Hồ Thị Kim Anh

con cám ơn bác ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

thưa bác Lãn Miên,xin bác giải nghĩa giúp con 3 tên này :

Hồ Nam Phương

Hồ Hồng Nương

Hồ Thị Kim Anh

con cám ơn bác ạ!

Nam Phương- thơm thảo người Nam (南芳)

Nên nhiều hồng phúc là nàng Hồng Nương (洪娘)

Có tài có vốn là thường

Luôn giành thắng lợi thương trường Kim Anh (金英)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay