Thiên Sứ

Mùa Tận Diệt Chim Trời

2 bài viết trong chủ đề này

Mùa tận diệt chim trời

Chủ nhật, 2/10/2011, 07:00 GMT+7

Tiết trời vào thu cũng là lúc đội quân chuyên bẫy chim trời ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh giăng lưới, cắm nhựa khắp cánh đồng suốt ngày đêm. Bất kể chim gì khi dính bẫy đều bị đưa lên bàn nhậu.

Posted Image

Những ngày này, lưới chim giăng khắp cánh đồng huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa… của tỉnh Thanh Hóa. Thông thường chỉ bẫy cò, vạc, chim đen nhưng nếu gặp đại bàng, bồ nông thợ bẫy cũng sẵn sàng nhử “con mồi”.

Posted Image

Đồ nghề của người chuyên bẫy chim mang theo ra đồng. Một người dân cho biết ngày trước đánh chim bằng keo nhựa nhưng bây giờ người ta chủ yếu dùng bằng băng đĩa thâu tiếng chim.

Posted Image

Một số điểm đánh chim vẫn dùng còi thủ công kết hợp với băng đài để gọi chim. Loại còi này xuất xứ từ miền Nam với đặc trưng là tiếng trong, vang xa.

Posted Image

Bẫy chim bằng lưới được đánh vào ban đêm. Những chú chim bị thu hút bởi tiếng kêu từ còi hay loa đài sẽ bay về và dính vào lưới.

Posted Image

Ban ngày, khắp các cánh đồng là những lều đánh cò. Khi phát hiện có cò bay trên cao, người đánh cò sẽ núp trong những chiếc lều này để “điều khiển” cò mồi.

Posted Image

Nhựa và cò mồi giăng kín các lối đi.

Posted Image

Một thợ đánh cò trở về nhà sau buổi đánh bắt.

Posted Image

Những người chuyên đánh cò cho biết, vào mùa này mỗi buổi đánh được 30-40 con. Giá 15.000 đồng một con, bán tại nhà.

Posted Image

Ao được chọn làm nơi bẫy vạc. Một người dân ở xã Nga Liên cho biết, có ngày bẫy được cả 50 con vạc hoa và vạc xám. Vạc xám bán cho lái buôn giá 90.000 đồng một con, cò hoa giá 60.000 đồng một con. Sau khi thu mua, vạc được chuyển sang Trung Quốc bán với giá cao gấp 2-3 lần.

Posted Image

Thấy kiếm được tiền, nhiều người dân mua vạc về dạy làm vạc mồi để tiếp tục “mở rộng địa bàn”.

Posted Image

Hàng ngày có hàng nghìn con chim trời bị làm thịt.

Posted Image

Chim trở thành món nhậu. Do đánh bắt nhiều nên chim trời cũng ít dần, có hôm thợ đi bẫy phải về tay không.

Trong khi nhiều vùng rộ lên chuyện bẫy chim trời thì tại xã Hải Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa), chính quyền địa phương và người dân kiên quyết bảo vệ chim.

Ông Lê Doãn Huân, Phó chủ tịch UBND xã Hải Lộc, cho biết, do xã có rừng phòng hộ ven biển rộng 63 ha nên từ năm 2007 đến nay lượng chim trời về trú ngụ rất lớn. Có cả đàn bồ nông khoảng 50 con thường về khu rừng của xã. Nhiều người chuyên đánh chim ở nơi khác đã đến căng lưới và dùng súng hơi để bắt chim.

"Nhận được tin báo từ người dân, phía công an xã đã truy đuổi, thu lưới, súng và xử lý hành chính hàng chục trường hợp. Đến nay, tình trạng bẫy chim trời trên địa bàn đã không còn. Chiều đến, nhiều đàn chim bay về đậu trắng rừng vẹt, ai cũng vui”, ông Huân nói.

Nguyễn Đôn

================================

Hy vọng nhà nước ban hành đạo luật cấm săn bắt chim thú nói chung, như một số nước đang thực hiện. Họ chỉ cho săn bắt một số chủng loại vào những mùa nhất định.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ui, ở chỗ nhà người ta cũng đy bẫy nhiều lắm. bây giờ sắp vào mùa lạnh rùi chim ở biển về nhiều người ta giăng bẫy dài phải đến cả 1km nữa ấy chứ. nhiều khi đy qua chỗ người ta bán chim nhìn những con Quốc quốc, cò , gà đồng... bị vặt lông nhìn cứ thấy thương thương nhưng chẳng biết làm sao được. Chỉ mong sao có chính quyền can thiệp may ra thì mới hết nạn đánh bắt chim trời này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay