Thiên Luân

Dưỡng Sinh Đạo Làm Người:

1 bài viết trong chủ đề này

Dưỡng sinh Đạo làm Người:

Con đường hiện thực dẫn tới thế giới đại đồng

Là con người, trong cả cuộc đời ai chẳng có lúc ốm đau và gặp bất trắc trong cuộc sống khiến phải lo âu, buồn bực? Gặp lúc ốm đau thì ước mơ giản đơn hạnh phúc nhất của con người là mong ước có sức khoẻ để chẳng bao giờ bị đau ốm, và lúc gặp sự cố lo âu, buồn bực trong cuộc sống thì hạnh phúc khát khao nhất là mong sao tâm hồn mình lúc nào cũng được thanh thản, yên vui.Con người không thể sống đơn độc một mình, nên niềm hạnh phúc giản đơn ấy ít nhiều cũng phải liên quan tới cộng đồng xã hội. Để cái hạnh phúc giản đơn của con người được hiện thực thì môi trường sống, cộng đồng xã hội phải ổn định, yên bình, quan hệ giữa con người với con người càng ngày càng phải tiến tới “người với người sống để yêu nhau”. Vậy:

Liệu tương lai xã hội loài người có thể tiến hoá tới thế giới đại đồng“người với người sống để yêu nhau”? Làm thế nào để đạt được điều hạnh phúc giản đơn đó?


Bất kỳ ai suy nghĩ tới câu hỏi này và muốn tìm hiểu trả lời vấn đề đúng với bản chất thật khách quan cũng buộc phải “trở thành” triết gia, am tường mọi tư tưởng lớn của nhân loại cả về khoa học xã hội lẫn khoa học tự nhiên như tư tưởng của ông Phật Thíchca, ông Các Mác, ông Einstein... Khó quá! chỉ cần học hỏi một khía cạnh nhỏ của một vĩ nhân nêu trên thôi thì cả đời người cũng chưa chắc đã hiểu chứ đừng nghĩ là am hiểu tư tưởng của tất cả các bậc vĩ nhân đó. Bởi vậy xã hội loài người mới tồn tại như ngày nay: Mỗi một dân tộc, mỗi một cộng đồng xã hội con người trên thế giới đều có một quan điểm suy nghĩ, lối sống riêng... Ai cũng cho là chỉ có mình mới đúng còn người khác là chưa đúng. Điều đó đã làm cho thế giới bất ổn,nảy sinh ra nạn khủng bố “đánh bom liều chết”, nảy sinh ra chiến tranh cục bộ xem “ai thắng ai”, ai mới là đúng? đã đe dọa tước đoạt hạnh phúc tối thiểu của đa số con người là quyền được sống yên bình trong cộng đồng xã hội.



Người dân lương thiện sống cứ phải bị ám ảnh nỗi lo sợ “tên bay đạn lạc”, phải chạy loạn hay khi tới chỗ đông người bất thình lình bị khủng bố, “quả bom liều chết” nổ do các cuộc chiến tranh giành quyền “chỉ có mình mới đúng” thì đau khổ quá! Cần phải dẹp hoặc hạn chế tối đa vấn đề “ai cũng cho là chỉ có mình mới đúng...” gây đau khổ,bất hạnh cho những con người lương thiện. Dẹp hoặc hạn chế tối đa vấn đề đó bằng cách nào?



Tình cờ tác giả bài viết này phát hiện ra phương pháp không những đem lại hạnh phúc giản đơn trực tiếp cho tất cả mỗi con người mà còn góp phần đem lại sự bình yên cho cộng đồng xã hội. Không những có thể hạn chế tối đa tư tưởng “chỉ có mình mới đúng, mới có quyền được tham nhũng nhiễu nhương...” mà còn có thể thực hiện được điều mơ ước của ông Mác: thế giới tiến tới đại đồng “Người với người sống để yêu nhau”. Phương pháp kỳ diệu đó là: Phát triển rộng rãi trong cộng đồng xã hội phong trào luyện tập TNDS (Tâm năng dưỡng sinh): Dưỡng sinh Đạo làm Người.



Trước khi chứng minh tại sao nếu áp dụng phát triển rộng rãi phong trào luyện tập TNDS: Dưỡng sinh Đạo làm Người thì mỗi con người đạt được hạnh phúc có sức khoẻ và cộng đồng xã hội càng trở nên yên bình. Chúng ta hãy tìm hiểu sự ra đời và nội dung phương pháp luyện tập TNDS tại Việt Nam.


I, Sự ra đời phong trào luyện tập TNDS.



Năm 1976, khi gặp tai nạn bị nguồn điện cao thế 6 KV (6000 V) chạm vào người, ngẫu nhiên hệ thống tế bào nơ-ron thần kinh trong bộ não của anh thợ điện Nguyễn Văn Chiều biến đổi.Thông thường bộ não của người bình thường chỉ có thể xử lý tín hiệu thông tin củacác loại sóng quang học với tần số ánh sáng trông thấy, hoặc những sóng âm thanh với tần số sóng bình thường. Nhưng bộ não của anh thợ điện Chiều bỗng dưng lại xử lý được những tín hiệu thông tin của các loại sóng với tần số sóng khác thường, như thể đứng trước máy soi X-quang nhìn rõ tim phổi, ruột gan của ngườ ikhác, nghe được những âm thanh khác lạ mà người bình thường không nghe được. Cũng từ đó anh thợ điện Chiều trở thành “nhà ngoại cảm” tiếp cận học hỏi được phương pháp chữa bệnh kỳ lạ không cần dùng đến thuốc để tự chữa bệnh cho bản thân mình (đã chết lâm sàng vì điện cao thế giật, sau hồi tỉnh lại) và sau đó chữa cho những người bệnh khác. Thực tế cho thấy áp dụng phương pháp chữa bệnh kỳ lạ này anh Chiều đã chữa khỏi cho rất nhiều người bệnh, trong đó có những căn bệnh hiểm nghèo mà nền y học hiện đại tạm thời “bó tay” chưa chữa được. Cụ thể có những trường hợp bệnh viện đã trả về để bệnh nhân chờ chết nhưng nhờ phương pháp hỗ trợ và tự giải bệnh bằng TNDS người bệnh lại hồi phục và khỏi bệnh.



Nhân chứng sống điển hình về sự khỏi bệnh tật do đã được giải bằng phương pháp TNDS, đó là trường hợp bà Phạm Thị Mai Cương, cán bộ lão thành cách mạng, huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, nguyên thứ trưởng kiêm bí thư đảng uỷ Bộ Tài chính. Sau khi về nghỉ hưu, bà Cương bị ốm nặng, mắc nhiềuthứ bệnh không đi đứng được phải ngồi trên xe lăn. Anh Chiều đã chữa lành các thứ bệnh để bà Cương khoẻ mạnh trở lại, và đã đi lại bình thường, bỏ xe lăn xếp vào một xó mà không tốn một xu tiền thuốc nào.Cảm động khi thấy biện pháp chữa bệnh, phương pháp nâng cao phục hồi sức khoẻ con người bằng Tâm năng dưỡng sinh rất đơn giản, không cần phải dùng tới thuốc nhưng có hiệu quả thực tế, rất có ích lợi cho những người dân lao động còn nghèo túng trên cả nước, nhất là tại các vùng nông thôn, miền núi vùng sâu, vùng xa. Nên sau khi khỏi bệnh và tiếp thu được phương pháp chữa bệnh TNDS, bà Cương đã cùng anh Chiều đứng ra thành lập Trung tâm TNDS-PHSK để phổ biến phương pháp luyện tập TNDS đem lại sức khoẻ cho mọi người dân như đã ước nguyện



Do đó, Trung tâm TNDS-PHSK thuộc Liên hiệp Khoahọc và Công nghệ Tin học Ứng dụng UIA đã được thành lập chính thức vào ngày7-12-1995. Lúc đó có 3 người cùng đồng chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Văn ChiềuGiám đốc chuyên môn, Bà Phạm thị Mai Cương Giám đốc tổ chức điều hành, Bác sĩPhạm Quý Soạn Giám đốc y tế. Vì có lợi ích thực tiễn đối với sức khoẻ con người,đến nay (năm 2011) phong trào luyện tập TNDS-PHSK đã có trên 1 triệu người thamgia luyện tập đạt hiệu quả. Trung tâm TNDS-PHSK đã đào tạo và bồi dưỡng trên5000 hướng dẫn viên; thành lập gần 30 văn phòng đại diện của các tỉnh, thành phố,nay đã có 14 tỉnh, thành phố chuyển thành Hội TNDS-PHSK theo Nghị định88/2003/NĐ-CP ngày20/7/2003 của chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quảnlý Hội.



Thực sự luyện tậptâm năng dưỡng sinh đã giúp cho con người có được sức khoẻ và khỏi được bệnh tật.Ví dụ vài trường hợp người bệnh mắc những căn bệnh mãn tính dù đã dùng đủ cácloại thuốc để chữa cũng không khỏi, nhưng nhờ có luyện tập TNDS, bệnh lại thuyêngiảm thậm trí đã khỏi một cách diệu kỳ, (trích trong sách lưu hành nội bộ củaTrung tâm TNDS-PHSK):



Có một học viênTNDS quê ở Hải phòng, là một thương binh, từ thời chiến tranh chống Mỹ đã bị mộtmảnh đạn nhỏ găm vào đầu. Các Quân y viện thời đó không nơi nào dám mổ gắp ra vìsợ ảnh hưởng, gây biến chứng tới não. Chiến tranh đã qua đi, người thương binhvề địa phương sinh sống và chấp nhận “sống chung” với mảnh đạn suốt từ đó. Mấynăm gần đây, người thương binh đã nghỉ hưu, có thời gian nên đã tham gia câu lạcbộ TNDS tại địa phương. Sau một thời gian kiên trì luyện tập, một hôm đang ngồi“luyện thân bất động, tĩnh tâm vô thức” thì mảnh đạn trên đầu bỗng tự động văngra. Thế là sau buổi tập TNDS đó người thương binh đã không còn “sống chung” sauhàng chục năm với mảnh đạn găm trên đầu nữa.



Cô Lê Thị Viễn,sinh năm 1969, làm ruộng, ở thôn Đồng Xuân 2, xã Trường Thọ, An Lão, Hải Phòng,có 2 con. Bị bệnh ung thư đại tràng đã mổ tại bệnh viện K 3 lần, xạ trị 6 đợt.Tháng 7 - 2007, di căn, còn 38 kg, về nhà chờ chết. Tập TNDS, sau 3 tháng (đếntháng 10 - 2007) đi bệnh viện K kiểm tra lại: không còn khối u, khỏi bệnh, ngườikhoẻ mạnh, đã đi gặt được (báo cáo của cô có kèm hồ sơ, bệnh án, trước và sau tậpTNDS).



Ông Nguyễn Văn Dự,72 tuổi, ở Ninh Bình, bị một khối u cứng ở gan bàn chân, đã nhiều lần mổ đốt điệnnhưng vẫn tái phát. Sau khi tập TNDS, sức khoẻ tăng lên và “khối u mất dần từ lúcnào không biết”.



Bác sĩ quân y VũNhân Đức 77 tuổi, ở Thái Bình, mắc nhiều bệnh như viêm đại tràng (53 năm), ngoạitâm thu, HA thấp, sỏi thận, viêm mũi dị ứng, thoái hoá hoành điểm. Năm 1998 ôngtập TNDS liên tục đến 2002 bệnh giảm dần và khỏi. QY viện 103 khám xác nhận ôngkhông còn bệnh và sức khoẻ tốt. Đặc biệt mắt đã sáng lại, sau 11 năm mới lại đọcsách và viết được.



Bà Bùi Thị Loan,53 tuổi, ở Phong Châu, Phú Thọ. Trước khi tập TNDS đã mắc các bệnh: Viêm phế quảnmãn tính, viêm họng hạt, viêm đại tràng, táo bón, viêm lợi, HA thấp 80/50, mộngthịt 2 mắt đau dây thần kinh. Sau 7 tuần luyện tập TNDS bệnh giảm rõ rệt. HA tănglên 110/80, khỏi bệnh răng lợi, đại tràng khỏi 70%, viêm họng hạt giảm 70%, mộngthịt co lại, nhìn rõ xa, đặc biệt bà tự giải bệnh có hiệu quả như:

Tháng 9 năm 2004 bị máng gang đè vào bắp chân phải, rách sâu18 cm, chảy nhiều máu. Tự quán tưởng cầm máu. Mỗi ngày tập TNDS liên tục, sau10 ngày vết thương lành lại, không phải khâu, không phải uống thuốc.

Tháng 12 - 2005 đau cứng 2 gối, đi lại khó, 2 kheo xưng to bằngtrứng vịt. Bệnh viện chuẩn đoán tràn dịch khớp gối. phải mổ. Bà đã không mổ màtự tập TNDS ngày 2 lần 120 phút, sau 15 ngày thì đỡ và khỏi.

Tháng 10 - 2006, bị ngã gẫy xương đốt 2 ngón 4. Sau 20 ngàyluyện tập TNDS đã khỏi không cần bó bột.

Tháng 7 - 2007, bị chặt vào tay dài 12 cm, chảy máu, tự cầmmáu trong 3 phút. Tiếp tục tập TNDS sau 1 tuần thì khỏi.



II, Phương pháp luyệntập TNDS là phương pháp khoa học.



Do phương pháp luyệntập TNDS không cần dùng tới thuốc mà người luyện tập vẫn có thể giải được nhiềuloại bệnh, sức khoẻ được cải thiện nâng lên rõ rệt trên thực tế nên không tránhkhỏi nhiều người thắc mắc, băn khoăn liệu phương pháp luyện tập TNDS có phải làphương pháp khoa học? Thực tế kiểm nghiệm hiệu quả khỏi bệnh của phương pháp giảibệnh bằng TNDS và những lý giải lôgíc biện chứng khoa học đã trả lời phương phápluyện tập TNDS là phương pháp khoa học thực sự đem lại sức khoẻ cho con người.



1, Kiểm nghiệm trên thực tiễn là thước đo của khoa học.



Kiểm nghiệm kếtquả của phương pháp luyện tập TNDS trên thực tế chính là thước đo của khoa học.Qua bản thống kê, báo cáo tổng kết kết quả thực tế hàng ngàn các trường hợp khỏibệnh hoặc bệnh thuyên giảm nhờ có luyện tập và hỗ trợ giải bệnh bằng TNDS tại cácđịa phương có văn phòng đại diện và các Hội TNDS-PHSK tại các tỉnh. thành phố củaHội đồng khoa học Trung tâm TNDS-PHSK thì không thể phủ định phương pháp luyệntập TNDS không phải là phương pháp khoa học. Người bệnh đến các cơ sở y tế haycác bệnh viện để chữa bệnh và người bệnh khỏi bệnh, được công nhận phương phápchữa bệnh của các cơ sở y tế hay bệnh viện đó là phương pháp khoa học. Vậy nhữngngười bệnh luyện tập TNDS tại nhà hoặc đến các lớp, các CLB để luyện tập TNDS vànhững người bệnh đó cũng khỏi bệnh, thì thực sự cũng phải công nhận phương phápgiải bệnh và khỏi bệnh bằng luyện tập TNDS là phương pháp khoa học.



Trung tâmTNDS-PHSK, các văn phòng đại diện và các Hội TNDS-PHSK tại các tỉnh, thành phố đãthành lập các lớp, các CLB hướng dẫn mọi người tham gia luyện tập TNDS để nângcao sức khoẻ hoàn toàn không thu phí và hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện củangười dân, ai có nhu cầu nâng cao sức khoẻ thì đến luyện tập. Các HDV (Hướng dẫnviên), HLV (Huấn luyện viên) thuộc Trung tâm TNDS-PHSK, các văn phòng đại diện,các Hội TNDS tại các tỉnh thành phố hướng dẫn học viên luyện tập tại các CLB, cáclớp TNDS hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện không đòi hỏi lương bổng hay bất cứthù lao gì. Kết quả 16 năm qua kể từ khi Trung tâm TNDS-PHSK được thành lập,phong trào luyện tập TNDS đã phát triển sâu rộng với hơn 1 triệu người tham gialuyện tập như vậy thì tự nó đã phản ánh phương pháp luyện tập TNDS là khoa họccó hiệu quả thực tế đối với sức khoẻ của người luyện tập.



2, Những căn cứ để xác định tính khoa học của phương pháp luyện tậpTNDS



Thực tế đã chứngminh nhờ có phương pháp luyện tập TNDS, nhiều người đã khỏi bệnh, sức khoẻ đượccải thiện rõ rệt và không hề xảy ra bất kỳ hiện tượng phản ứng phụ hay gây taibiến nào do luyện tập TNDS. Nhưng về mặt lý luận khoa học, cơ chế nào phương phápluyện tập TNDS có tác dụng giải bệnh, nâng cao sức khoẻ con người? Để giải thíchrõ cơ chế nào đã có tác dụng giải bệnh và nâng cao sức khoẻ con người đòi hỏichúng ta phải có kiến thức tổng hợp về y sinh học, vật lý học hiện đại, tâm lýhọc... Trước khi phân tích lý giải khoa học cụ thể, cần phải hiểu nội dung thựchành của phương pháp TNDS.



a, Nội dung thựchành của phương pháp luyện tập TNDS



Thực hành phương pháp luyện tập TNDS rất đơngiản, ai cũng có thể luyện tập được, nội dung thực hành của phương pháp chỉ tổngkết ngắn gọn ở 8 chữ: “luyện thân bất động, tĩnh tâm vô thức” và quán tưởng thunăng lượng từ vũ trụ (không gian bên ngoài) qua các cửa hút (các huyệt đạo, luânxa theo cách gọi của y học phương Đông và Phật học) vào cân bằng các năng lượngđã mất cân bằng bên trong cơ thể. Thời gian luyện tập chỉ khoảng 1 đến 2 tiếng đồnghồ mỗi ngày là đủ. Cách thức ngồi “luyện thân bất động” đơn giản gần giống nhưcách Đức Phật Thích ca ngồi và thành Đạo dưới gốc cây bồ đề. Còn luyện “tĩnh tâmvô thức” là sự thư giãn để trí não trống rỗng không suy nghĩ bất cứ điều gì vàkhông để ý tới sự chi phối của các giác quan đem lại. Thực hành TNDS tưởng như đơngiản dễ dàng, nhưng xin thưa cũng là hơi khó. Vì đây là phương pháp rèn luyện cảThân-Tâm con người do đó đòi hỏi người luyện tập cần có tính kiên trì, nghị lựcvà buộc phải có lòng hướng thiện, tình thương yêu con người, không được làm điềuác. Đó cũng chính là điều cần có trong Đạo làm Người, nên có thể gọi phương phápluyện tập TNDS là Dưỡng sinh Đạo làm Người.



b, Xác định sự tồntại nguồn năng lượng trong TNDS



Trong phương phápluyện tập TNDS người luyện tập phải thực hành quán tưởng thu năng lượng từ khônggian vũ trụ qua các cửa hút để cân bằng những phần năng lượng bên trong mất cânbằng. Điều này khiến ta liên tưởng tới cách thu “khí” luyện nội công trong cácmôn võ thuật cổ truyền. Vấn đề đặt ra liệu có tồn tại cái năng lượng trong TNDShay cái “khí” trong võ thuật luyện nội công không? Muốn xác định điều này phảicập nhật, tham khảo các lý thuyết khoa học vật lý hiện đại. Và căn cứ vào lý thuyếtkhoa học vật lý hiện đại mới nhất thì có thể khẳng định có tồn tại những trườngnăng lượng siêu mịn, siêu nhỏ tới mức như siêu hình mà hiện tại máy móc tối tânhiện đại nhất của khoa học thế giới cũng chưa thể kiểm chứng được.



Bằng chứng là vàonăm 2008, các nhà khoa học hàng đầu thế giới tập trung tại dự án LHC ở Châu âu,đã khởi động máy gia tốc hạt tối tân và lớn nhất thế giới, giá trị hàng chục tỷđô la để gia tốc hai chùm hạt Prôton (thành phần của hạt nhân nguyên tử) gần vớitốc độ ánh sáng đi ngược chiều nhau cho va chạm vào nhau tạo ra vụ nổ BigBang cỡnhỏ nhằm kiểm chứng lý thuyết về sự tồn tại loại hạt mang khối lượng vô cùng nhỏ,như siêu hình, gọi là hạt Higg (tên nhà vật lý đề ra lý thuyết) hay còn gọi là“Hạt của Chúa”. Đáng tiếc là máy gia tốc bị trục trặc nên việc kiểm chứng có sựtồn tại “Hạt của Chúa” bằng thực nghiệm chưa thành công. Dẫu sao thì về mặt lýthuyết các nhà khoa học cũng đã thừa nhận là có sự tồn tại những hạt mang khốilượng vô cùng nhỏ, như siêu hình. Theo nhà bác học Einstein thì khối lượng cóthể chuyển hoá thành năng lượng, như vậy lý thuyết khoa học hiện đại đã mặc nhiênthừa nhận có sự tồn tại của loại năng lượng (Hạt của Chúa) như siêu hình.



Để có niềm tin hơnvề sự tồn tại của nguồn năng lượng trong không gian vũ trụ mà TNDS đang sử dụng,có thể xác định bằng lý luận dựa trên lý thuyết khoa học đã và đang được thế giớicông nhận. Theo thuyết tương đối của Einstein, không gian chỉ manh tính tương đối,tại những nơi có trường hấp dẫn cực mạnh không gian sẽ bị bóp méo, co lại. Nhưvậy khoa học lại mặc nhiên chứng minh Không gian không phải là một khoảng chânkhông tuyệt đối trống rỗng không có cái gì mà là một khoảng không có chứa mộttrường hay một chất năng lượng gì đó rất siêu hình và bí hiểm hiện thời khoa họcchưa thể nhận thức, phát hiện ra. Bởi lẽ nếu Không gian là khoảng chân khôngtuyệt đối trống rỗng không có cái gì thì làm sao nó lại có thể bị bóp méo hay bịco lại? Khoa học thế giới hiện tại chấp nhận tính tương đối của Không giantrong Thuyết tương đối của Einstein là đúng thì cũng phải chấp nhận Không giancó chứa một trường hay một chất năng lượng gì đó rất siêu hình. Phủ định điều nàyđồng nghĩa với việc phủ định Thuyết tương đối. Không gian “cong” chỉ là sự tưởngtượng thuần tuý theo toán học không mang tính vật chất hay không gian là thuộctính của vật chất? Thuộc tính của vật chất là vật chất hay không phải là vật chất?Đây là lý luận hết sức logíc biện chứng khoa học để khẳng định thực sự trong khônggian vũ trụ đang tồn tại loại trường năng lượng rất siêu hình đúng như bộ mônTNDS đang sử dụng mà khoa học hiện đại chưa thể nhận thức và kiểm chứng được.



c, Cơ chế giải bệnhvà nâng cao sức khoẻ bằng TNDS, sự khaithác tiềm năng đang tiềm ẩn trong cơ thể con người.



Năng lượng trong việcthu năng lượng để cân bằng lại năng lượng đã mất cân bằng trong cơ thể con ngườinhằm phục hồi sức khoẻ được xác định là tồn tại có cơ sở khoa học. vậy cơ chếgiải bệnh của việc thu năng lượng bên ngoài chuyển hoá thành năng lượng hữu íchbên trong cơ thể để đẩy lùi bệnh tật như thế nào?



Để hiểu rõ tính khoa học của cơ chế giải bệnhtrong luyện tập TNDS, trước hết cần phải cập nhật thông tin về những thành tựukhoa học y sinh học. Trong y sinh học nghiên cứu bộ não của con người, các nhàkhoa học đã khám phá ra bộ não con người có khoảng 100 tỷ tế bào nơ-ron thầnkinh. Số lượng tế bào nơ-ron thần kinh trong bộ não của mọi người ai cũng nhưai đều bằng nhau. Đáng tiếc là trong cả đời người, con người thông thường chỉ sửdụng có tối đa 1% số tế bào nơ-ron thần kinh liên kết với nhau, số lượng tế bàonơ-ron thần kinh còn lại không liên kết được nên trở thành lãng phí. Hoạt độngtư duy của ai đó có thể sử dụng liên kết được nhiều hơn 1% số lượng tế bào nơ-ronthần kinh thì họ đã trở thành thiên tài. Nếu hoạt động tư duy của con người cókhả năng liên kết được cả 100 tỷ tế bào nơ-ron thần kinh trong não thì người đócó khả năng phi thường không thể hình dung ra được. Số lượng tế bào nơ-ron thầnkinh trong não chưa được liên kết sử dụng, được coi là tiềm năng đang tiềm ẩn củacon người. (Xem tham khảo đoạn trích thông tin theo www.dacbietthuvi.net :

Não Người có số Nơ-ron nhiều hơn tổng số phân tử trong Vũ Trụ

… những nghiên cứu về não bộcủa con người cho thấy: trong suốt cuộc đời chúng ta chỉ sử dụng chưa tới 1%tổng số liên kết thần kinh. Mỗi tế bào có thể liên kết với hơn 20.000 tếbào khác. Và bạn biết đó, với hơn 100 tỉ tế bào thì số liên kết được tạo rathật "siêu khổng lồ" thậm chí nhiều hơn tổng số phân tử trong vũtrụ này. Hay nói cách khác, không có việc gì mà con người không thể làmđược, với điều kiện là phải được kích thích đúng phương pháp..”)



Ngoài ra cần phảichú ý thêm tới nhịp sinh học của con người. Vấn đề tưởng như rất đơn giản, khôngai để ý đến nhưng lại rất cần cho sự lý giải khoa học về TNDS, như tại saotrong một chu kỳ một ngày đêm (24 giờ đồng hồ) ai cũng phải trải qua sự thức vàngủ? Nếu người nào chỉ có thức mà không ngủ khoảng 2 hoặc 3 ngày là thấy rất mệtmỏi. Những người mất ngủ triền miên, cơ thể và hệ thần kinh sẽ bị suy nhược nặng,mất khả năng lao động. Vấn đề cần chú ý nữa: trong cơ thể con người có hệ miễndịnh nằm trong hệ thống tự động điều chỉnh cơ thể. Nếu ai chẳng may bị thương,hay bị ốm đau cảm cúm do thay đổi thời tiết, hệ thống tự động điều chỉnh cơ thểsẽ sản sinh ra các chất miễn dịch, kháng thể... để phòng chống. Vết thương nhẹhay sự đau ốm cảm cúm có thể không cần dùng thuốc cũng sẽ tự khỏi. Một quy luậttự nhiên, nếu tinh ý sẽ thấy những người bị bệnh, mệt mỏi, ốm đau nặng thườnghay ngủ li bì hoặc mê man bất tỉnh. Và khi tỉnh dậy sau một giấc ngủ đẫy giấcthường thấy cơ thể và tinh thần rất khoẻ mạnh sảng khoái. Qua những thông tin nêutrên, hoàn toàn có cơ sở kết luận:



Bộ não và cơ thểcon người còn có rất nhiều tiềm năng có ích nhưng chưa được phát huy sử dụng. Hệthống tự động điều chỉnh cơ thể chỉ hoạt động mạnh và có tác dụng tốt khi đangngủ, tức sóng não có cường độ nhỏ nhất và ý thức nhận biết của con người tạm dừngmọi suy nghĩ cũng như không phân tích xử lý các thông tin qua các giác quan thínhgiác, thị giác, khứu giác...Hệ thống tự động điều chỉnh cơ thể con người chỉ hoạtđộng khi đang ngủ là thể bị động, hoạt động có tác dụng mạnh yếu phụ thuộc vàocơ địa, thể trạng của mỗi con người. Tức phụ thuộc số lượng kết nối các tế bàonơ-ron thần kinh trong não của hệ thống tự động điều chỉnh cơ thể ở trạng tháitự nhiên của mỗi con người. Số lượng kết nối các tế bào nơ-ron thần kinh của hệthống tự động điều chỉnh trong não bộ của người này nhiều hơn của người kia thìhệ thống tự động điều chỉnh cơ thể của người này hoạt động tốt hơn của ngườikia.



Trạng thái “luyệnthân bất động, tĩnh tâm vô thức” giống với trạng thái con người đang ngủ, vì trạngthái ngủ toàn thân cũng là “bất động” và khi ngủ ý thức cũng tạm ngừng mọi suynghĩ cũng như không phân tích xử lý các thông tin của các giác quan đưa tới giốngnhư ý thức con người đang “tĩnh tâm vô thức”. (Cường độ sóng não của người đangở trạng thái ngủ và trạng thái “tĩnh tâm vô thức” giảm tới mức tối thiểu nhưnhau. Khoa học đã kiểm nghiệm đo cường độ sóng não khi đang “tĩnh tâm vô thức”và khi đang ngủ đã xác định điều này). Luyện tập “luyện thân bất động, tĩnh tâmvô thức” chỉ khác trạng thái ngủ ở chỗ khi ngủ thì ý thức con người ở thể bị độngkhông biết gì, còn khi luyện tập “luyện thân bất động, tĩnh tâm vô thức” ý thứccon người ở thể chủ động vẫn nhận biết được những gì xảy ra xung quanh cũng nhưcác thông tin do các giác quan của cơ thể mình phản ánh và vẫn kiểm soát, điềukhiển được những hiệu lệnh ý nghĩ khi cần thiết như: quán tưởng thu năng lượngqua các cửa hút. Vì vậy ít nhất thì phương pháp luyện tập “luyện thân bất động,tĩnh tâm vô thức”, chính là phương pháp khoa học kích hoạt hệ thống tự độngđiều chỉnh trong cơ thể con người hoạt động ở thể chủ động có ý thức.



Nghiên cứu về cơ thể con người ta thấy: Cơthể con người là một bộ máy hữu cơ rất tinh vi, được tổ hợp liên kết bởi hàng tỷtỷ các phân tử tế bào. Cấu trúc các phân tử tế bào theo từng nhóm có hình dángvà chức năng nhiệm vụ khác nhau, nhưng sự hoạt động của các nhóm tế bào đều giốngnhau là hô hấp phân tử khí oxy (được cung cấp qua máu) chuyển hoá thành năng lượngđể thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Do vậy, sự lưu thông khí huyết tronghệ tim mạch tuần hoàn máu của cơ thể rất quan trọng, đòi hỏi phải hoạt động liêntục, không ngừng nghỉ. Trái tim, động cơ bơm máu huyết của hệ tim mạch tuần hoànmáu ngừng hoạt động thì toàn thể các tế bào cơ thể cũng ngừng hoạt động. Để duytrì sự hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ của hệ thống tim mạch tuần hoàn máucung cấp ôxy và dinh dưỡng cho toàn bộ các phân tử tế bào cấu thành cơ thể, cơthể con người có hệ thống tự động điều chỉnh. Hệ thống thống tự động điều chỉnhduy trì sự hoạt động của toàn thể các phân tử tế bào cấu thành cơ thể con ngườibao gồm: Hệ thống tim mạch tuần hoàn máu huyết và Hệ thống mạng dây thần kinhphủ khắp cơ thể kết nối với Hệ thần kinh trung ương điều hành trên não bộ. Hệthống mạng dây thần kinh trên khắp cơ thể, ngoài chức năng truyền dẫn thông tincòn có chức năng truyền tải sóng năng lượng thu được qua các tế bào da có chứcnăng đặc biệt thu được nguồn sóng năng lượng từ môi trường không gian bên ngoài.Vị trí các tế bào da có chức năng đặc biệt này tại các đầu mối tập trung mạng dâythần kinh gọi là cửa hút.



Khi các nhóm tế bàoliên kết tổ hợp thành các bộ phận của cơ thể bị mất cân bằng năng lượng hoặc bịtổn thương nhẹ, lập tức các đầu dây thần kinh tiếp nối với các nhóm tế bào bị mấtcân bằng đó truyền thông tin lên hệ thần kinh trung ương trên não. (Vì thế ý thứcnhận biết của con người mới biết vị trí đau trên cơ thể). Hệ thống tự động điềuchỉnh cơ thể lập tức hoạt động “ra lệnh” cho hệ thống tim mạch tuần hoàn máu tăngcường hoạt động (nhịp đập tim nhanh hơn bình thường) để cung cấp tăng lượng ôxy và các chất dinh dưỡng, các chất kháng thể nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của cácdị thể. Trường hợp các nhóm tế bào thuộc bộ phận của cơ thể bị mất cân bằng nănglượng nặng hay bị tổn thương nặng, sự tăng cường lượng cung cấp ôxy của hệ thốngtuần hoàn máu huyết trên mức bình thường cũng chưa đủ, hệ thống tự động điều chỉnhcơ thể buộc phải ưu tiên hoạt động mạnh hơn thì hệ thần kinh trung ương, ý thứcnhận biết trên não bị ức chế phải tạm ngừng mọi tư duy suy nghĩ, xử lý thôngtin bên ngoài qua các giác quan, (gây ngủ li bì hay gây mê man bất tỉnh...). Lúcđó, ngoài phần tăng cường sự hô hấp, hệ tuần hoàn máu huyết cung cấp ôxy, hệ thốngtự động điều chỉnh cơ thể phải huy động thêm sự hô hấp, hút năng lượng từ khônggian bên ngoài (năng lượng thích hợp với năng lượng của các tế bào trong cơ thể)qua các tế bào da có chức năng đặc biệt gọi là cửa hút rồi truyền dẫn theo hệthống dây thần kinh tới nơi các nhóm tế bào bị mất cân bằng năng lượng nặng hỗtrợ cho sự cân bằng. Các nhóm tế bào bị mất cân bằng năng lượng vừa được cung cấpthêm nhiều ôxy, nguồn nhiên liệu để sản sinh ra năng lượng hoạt động (thông quasự hô hấp của Phổi) lại vừa được hỗ trợ thêm năng lượng tương ứng (thông qua sựthu năng lượng của cửa hút) nên sẽ nhanh chóng được cân bằng. Năng lượng hoạt độngtại các tế bào, bộ phận cơ thể đã được cân bằng thì tất nhiên bệnh tật phải tiêután, (bệnh tật là nguyên nhân làm cho cơ thể mất cân bằng năng lượng).



Sự thu năng lượngqua các cửa hút rồi truyền dẫn theo các tế bào dây thần kinh hỗ trợ cho năng lượngbên trong cơ thể bị mất cân bằng, có thể là điều rất mới lạ đối với ngành y họcứng dụng hiện đại. Nhưng nó đã có từ lâu trong ngành y học ứng dụng và võ thuậtcổ truyền phương Đông. Chẳng phải vô cớ khi y học phương Đông đã ứng dụng phươngpháp châm cứu tại các huyệt đạo (cửa hút) để kích thích hệ thống tự động điềuchỉnh cơ thể hoạt động mạnh làm cho khí-huyết lưu thông, chữa được bệnh tật chocon người. Cũng không thể cho là nhảm nhí để phủ định sự tồn tại của “Khí” (nănglượng) và tác dụng của các huyệt đạo (cửa hút) khi trong các môn phái võ thuậtcổ truyền các võ sư luyện nội công thu “Khí” qua các huyệt đạo nằm trên mạch NhâmĐốc để có nội công thâm hậu. Hệ thống tự động điều chỉnh cơ thể hoạt động mạnhtạo ra sự đắc “Khí” trong việc luyện nội công có hiệu quả làm nội lực của các võsư có sức mạnh phi thường. Họ có thể điều “Khí” vận công lực đặt tấm ván lên bụngđể cho xe tải chất tải nặng chèn bánh xe qua tấm ván mà cơ thể võ sư vẫn bìnhthường, không bị tổn thương. (Nên nhớ trong các môn phái võ thuật cổ truyền phươngĐông, để luyện nội công thu “khí” tốt, các võ sư cũng phải rèn luyện “luyện thânbất động, tĩnh tâm vô thức” và phải tuân theo lời răn của sư phụ dạy võ thuật:học võ là để có sức khoẻ, phải luôn luôn nghĩ và làm điều thiện có ích cho đời,tuyệt đối không được dùng võ thuật để làm điều thất đức, hại người lương thiện).



Phần đầu đã sơ bộgiới thiệu, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thực tế con người thường mới chỉsử dụng chưa tới 1% tổng số liên kết tế bào nơ-ron thần kinh của não bộ. Nếucon người sử dụng được nhiều hơn 1% tổng số liên kết tế bào nơ-ron thần kinh thìđã khai thác được khả năng đang tiểm ẩn, và khả năng đang tiềm ẩn của con ngườilà vô cùng lớn nếu sử dụng được 100% tổng số liên kết tế bào nơ-ron thần kinh củanão bộ. Vậy làm thế nào để sử dụng nhiều hơn 1% tổng số liên kết tế bào nơ-ronthần kinh? Trả lời câu hỏi này, trước hếtta phải hiểu nguyên nhân vì sao sự hoạt động ý thức con người chỉ sử dụng có giớihạn số lượng liên kết tế bào thần kinh ấy. Nguyên nhân vì sao đó chỉ có thể lýgiải theo lôgíc biện chứng khoa học rằng: Sở dĩ cả cuộc đời, con người chỉ sử dụnggiới hạn chưa tới 1% tổng số liên kết tế bào nơ-ron thần kinh của bộ não vì ýthức con người luôn luôn phải tư duy phân tích xử lý các thông tin do các bộ phậncủa giác quan đem lại đơn giản chỉ nhằm mục đích duy trì sự tồn tại trong thếgiới tự nhiên. Ví dụ như bụng thấy đói thì cần phải tìm kiếm thức ăn, thấy rétthì tìm cách sưởi cho ấm, do nhu cầu đòi hỏi duy trì nòi giống thì nảy sinh tìnhyêu nam nữ ... Ý thức con người luôn luôn phải tư duy phân tích xử lý các thôngtin để tồn tại cuộc sống trong thế giới tự nhiên giản đơn như vậy đã thành phảnxạ tự nhiên của sự lập trình sử dụng số lượng liên kết các tế bào nơ-ron thầnkinh trên não chỉ dao động giới hạn ở mức đó. Nếu cuộc sống của con người vẫndiễn ra bình thường không xảy ra biến cố gì đặc biệt làm biến đổi thói quen đãthành phản xạ tự nhiên của sự lập trình liên kết, thì sự tư duy ý thức của conngười theo phản xạ tự nhiên cũng chỉ lập trình sử dụng liên kết số lượng tế bàothần kinh dao động giới hạn trong khoảng đó. Do đó muốn tăng sự sử dụng liên kếtsố lượng tế bào thần kinh trong não nhiều hơn 1% tổng số liên kết thì phải làmgiảm tác dụng hoặc xoá được thói quen liên tục tư duy phân tích, xử lý thôngtin đã thành phản xạ tự nhiên của sự lập trình liên kết số lượng tế bào thầnkinh não hiện tại. Biện pháp làm giảm tác dụng hay xoá thói quen đã thành phảnxạ tự nhiên của sự liên kết tế bào thần kinh não với số lượng giới hạn đã lậptrình? Thực ra rất đơn giản, cách đây hơn 2500 năm trước Thái tử Tất Đạt Đa, mộtcon người bình thường như những người bình thường khác đã phát hiện ra biện pháplàm giảm tác dụng và xoá phản xạ tự nhiên đó để tăng tổng số liên kết tế bào nơ-ronthần kinh trong não gần tới mức 100% bằng phương pháp ngồi “luyện thân bất động,tĩnh tâm vô thức” (Đạo Phật gọi là ngồi Thiền định) trong vòng 49 ngày dưới gốccây bồ đề. Với phương pháp đó Ngài đã “Giác ngộ”, “Tỉnh thức”, trí tuệ đạt đến đỉnhcao thành trí tuệ Phật. (Ngôn từ Phật nghĩa là sự “Giác ngộ”, “Tỉnh Thức”). Vìvậy Ngài đã thông hiểu được mọi quy luật của thế giới tự nhiên hữu hình cũng nhưvô hình. Biện pháp ngồi “luyện thân bất động, tĩnh tâm vô thức” nhằm khai tháctiềm năng đang tiềm ẩn, nâng cao số lượng liên kết trong tổng số tế bào thầnkinh trong não là biện pháp có hiệu quả và logíc biện chứng khoa học ở chỗ: Ýthức con người kiên trì chủ động để đầu óc trống rỗng không suy nghĩ bất cứ điềugì, cắt lìa mọi sự để ý phân tích xử lý các thông tin ngoại cảnh do các giácquan đưa tới để tạo thành một thói quen mới, một phản xạ tự nhiên mới thay thếthói quen, phản xạ tự nhiên cũ trong não bộ. Khi sự phản xạ tự nhiên tạo ra sựlập trình liên kết số lượng có giới hạn trong tổng số tế bào thần kinh cũ đã giảmhiệu lực hay không còn tác dụng thì sự lập trình mới mới được hình thành và mớicó khả năng tăng số lượng liên kết các tế bào nơ-ron thần kinh trên não ở diệnrộng hơn. Nếu không kiên trì luyện tập làm giảm hiệu lực, xoá thói quen đã thànhphản xạ tự nhiên cũ thì diện sử dụng liên kết các tế bào nơ-ron thần kinh vẫnkhông thay đổi, nghĩa là không chủ động khai thác được tiềm năng đang ẩn chứatrong não bộ. Sức khoẻ con người vẫn theo trạng thái tự nhiên tuỳ vào cơ địa củamỗi con người, chưa được chủ động cải thiện nâng cao.



Theo Hội đồngkhoa học của trung tâm TNDS-PHSK, phần vô thức nằm trong não con người là phầnnhững tế bào nơ-ron thần kinh chưa được liên kết sử dụng trong tổng số tế bàothần kinh của não. Còn phần số lượng những tế bào thần kinh đã được sử dụng liênkết với nhau, trong đó có phần ý thức nhận biết của con người là phần ý thức. Lúccon người ngủ, tức là ý thức nhận biết, phân tích sử lý thông tin tạm ngừng hoạtđộng dành cho “ý thức” tự động điều chỉnh duy trì hoạt động của cơ thể hoạt độngmạnh hơn. Khi cơ thể con người có sự bất ổn (đau yếu), hệ thống tự động điều chỉnhcơ thể sẽ hoạt động mạnh hơn bất thường, tăng sự sử dụng số lượng liên kết cáctế bào thần kinh trong não hơn mức bình thường (tức kết nối sang cả phần tế bàothần kinh thuộc khu vực vô thức) để điều chỉnh sự bất ổn. Mặc dù đang ngủ, ý thứcnhận biết qua các giác quan tạm ngừng hoạt động, nhưng đôi khi vẫn bị sự hoạt độngbất thường của hệ thống tự động điều chỉnh cơ thể kích động nên hoạt động “thức”trong trạng thái bị động (đang ngủ). Ý thức nhận biết “thức” trong trạng thái bịđộng, đó là những giấc mơ trong vô thức. Vì có sự mở rộng liên kết với các tế bàothuộc phần vô thức nên sự “thức” trong giấc mơ có thể thấy những cảnh kỳ dị, quáilạ diễn ra chưa từng có ... (Những cơn ác mộng gặp “quỷ dữ” hay những cảnh “thầntiên” trên trời...). Và sự “thức” của ý thức nhận biết của con người đang ngủ ởthể bị động nên không thể làm chủ, điều khiển được những hành vi của mình trongnhững giấc mơ. Phản ánh điều này để hiểu sâu hơn, nói về sự “tĩnh tâm vô thức”là vừa có ý nghĩa mô tả trạng thái để bộ não trống rỗng không suy nghĩ và phântích xử lý thông tin do các bộ phận giác quan đem lại, vừa có ý nghĩa mô tả sựthực hiện “tĩnh tâm” để khai thác tiềm năng đang ẩn chứa trong phần “vô thức”,(phần tế bào nơ-ron thần kinh trong não chưa được liên kết sử dụng).



Do vậy có thể bổxung thêm kết luận: phương pháp luyện tập TNDS là phương pháp khoa học khai tháctiềm năng đang tiềm ẩn của con người, chủ động làm tăng mức số lượng sử dụng liênkết lớn hơn 1% tổng số tế bào nơ-ron thần kinh của não bộ, kích hoạt hệ thống tựđộng điều chỉnh cơ thể hoạt động có hiệu quả cao hơn, để nhanh chóng phục hồi vànâng cao sức khoẻ con người.



III, Những lợi ích cụthể đối với mỗi con người khi luyện tập TNDS.



1, Luyện tập TNDS-PHSK đem lại sức khoẻ thể chất và tinh thần, làm tăngtrí nhớ, tăng trí thông minh, giảm stress nâng cao khả năng làm việc



Như trên đã phân tíchsự luyện tập TNDS thường xuyên với thời gian chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ mỗi ngàylà sự rèn luyện nâng cao sức khoẻ cả Thân-Tâm (thân thể và tinh thần). Sự rènluyện này cũng chính là sự chủ động kích hoạt hệ thống tự động điều chỉnh cơ thể,khai thác tiềm năng đang tiềm ẩn trong cơ thể con người. Khi hệ thống tự động điềuchỉnh cơ thể con người hoạt động tốt thì sự mệt mỏi, ốm đau sẽ nhanh chóng tiêután. Mặt khác thường xuyên luyện tập TNDS tức là thường xuyên thu năng lượng để cân bằng năng lượng trong thânthể, do năng lượng trong thân thể lúc nào cũng đầy đủ cân bằng nên cơ thể conngười lúc nào cũng khoẻ mạnh. Điều kiện luyện tập TNDS đòi hỏi phải có tấm lònghướng thiện, không làm điều ác và bớt dục vọng cá nhân... Vì ít bị những ý nghĩxấu như tham lam, ích kỷ, đố kỵ “quấy nhiễu” nên tinh thần con người luôn luôn đượcthanh thản, sảng khoái.



Quá trình luyện đểđạt được “tĩnh tâm vô thức” cũng chính là sự luyện rèn tính kiên trì, nghị lựclàm chủ ý thức, tinh thần của bản thân, làm tăng sự tập trung tư tưởng, sức làmviệc sẽ cao và thông minh hơn. Kinh nghiệm cho thấy sự “tĩnh tâm vô thức” trongTNDS tưởng là dễ, nhưng khi thực hành lại rất khó. Bởi bộ não con người hầu nhưđã có thói quen liên tục suy nghĩ và phân tích xử lý thông tin do các giác quanđem lại. Những buổi đầu luyện tập “tĩnh tâm vô thức” chỉ cần để bộ não trống rỗngkhông suy nghĩ gì một vài phút thôi là sẽ có bao nhiêu ý nghĩ khác theo phản xạcủa thói quen chen vào. Ví dụ như: ...bỗng dưng nhớ ra giá vàng hôm nay lại tănggiá... rồi băn khoăn: ...còn dư tiền không biết có nên mua vào không nhỉ?...Mua vào nhỡ nó lại xuống giá thì sao?...Hoặc... nhớ ra hôm qua thấy cửa hiệu cócái áo váy đúng mốt thời trang... Hạn chế bớt được những dòng suy nghĩ chen vàođó thì có thể lại vấp vào việc phân tích xử lý thông tin do tai nghe thấy: ...Ngoài kia có chuyện gì mà ồn ào thế nhỉ?... Ơ...có tiếng con muỗi nó vo ve...phải để ý đề phòng không lại bị nó đốt...Nếu không có tính kiên trì, nghị lực,quyết tâm cao thì sẽ thôi không luyện tập nữa. Thôi không luyện tập TNDS nữa tứclà chưa làm chủ được ý thức, tinh thần của bản thân, vì ý thức của bản thân khôngchủ động điều khiển ngắt được những dòng suy nghĩ đã tự do chen vào. Làm chủ ýthức, tinh thần của bản thân tức phải điều khiển được sự tư duy của bản thântheo ý muốn của mình. Ví dụ ý thức muốn không suy nghĩ bất cứ điều gì thì sẽ khôngsuy nghĩ gì và không có bất cứ ý nghĩ vẩn vơ nào khác tự do chen vào. Làm chủ đượcý thức, tinh thần bản thân tức là đã có nghị lực, có sức tập trung tư tưởng caolàm giảm hiệu lực hoặc xoá bỏ được thói quen đã thành phản xạ tự nhiên của sự lậptrình liên kết số lượng tế bào thần kinh cũ, làm tăng khả năng số lượng liên kếttế bào thần kinh trong não cao hơn trước. Nghĩa là đã có sự khai thác tiềm năngđang tiềm ẩn trong não con người khiến sự tư duy sẽ rất mạch lạc, rõ ràng, sứctập trung tư tưởng cao nên sẽ thông minh hơn so với khi không luyện tập TNDS.



Thực vậy, những em học sinh giỏi, tiếp thuvà hiểu bài giảng nhanh chóng đều là những em có ý thức tập trung cao không bịphân tán tư tưởng trong học tập. Hoặc những công việc liên quan tới trí óc, haynhững công việc kỹ thuật đòi hỏi sự khéo léo, nhanh nhạy cũng vậy, những người đãlàm chủ được ý thức, tinh thần của bản thân, có sức tập trung tư tưởng cao thìhiệu quả công việc sẽ tốt hơn rất nhiều.



Đương nhiên việcluyện tập TNDS làm tăng trí nhớ, vì người đã làm chủ được ý thức của bản thân,tinh thần sẽ luôn minh mẫn, tỉnh táo không bị các dòng suy nghĩ khác theo thóiquen chi phối cản trở sự “lục tìm tài liệu” ở “kho tư liệu” trong não.



Sở dĩ những ngườibị stress là vì họ làm việc nhiều bằng trí óc, nhất là trong trạng thái căng thẳngnên hệ thần kinh trung ương bị ức chế gây rối loạn hệ thống tự động điều chỉnhcơ thể, làm năng lượng trong cơ thể bị mất cân bằng trầm trọng. Điều đó phản ánhngười bị stress không làm chủ được ý thức tinh thần của mình. Khi đã có triệuchứng mệt mỏi muốn dừng tư duy suy nghĩ lại để hồi phục cho đỡ mệt mỏi, nhưng vì phản xạ thói quen liên tục suy nghĩthúc đẩy nên không dừng lại được. Đã làm chủ được ý thức, tinh thần của bản thân,tức hệ thống tự động điều chỉnh cơ thể làm việc tốt sẽ báo động kịp thời khi cơthể đã mất cân bằng năng lượng ở mức giới hạn cho phép để nghỉ ngơi cân bằng lại.Người đã làm chủ được ý thức của bản thân sẽ dừng tư duy suy nghĩ được ngay và cóthể “tĩnh tâm vô thức” được ngay, trong thời gian ngắn năng lượng lại được thuvào nhanh chóng cân bằng cơ thể. Sau khi năng lượng được cân bằng lại có thể tiếptục làm việc. Do vậy luyện tập TNDS là biện pháp tốt nhất để phòng chống hiện tượngstress và tăng khả năng sức làm việc.



2, Luyện tập TNDS-PHSK nâng cao hiệu quả của hệ miễn dịch cơ thể phòngchống các dịch bệnh lạ xuất hiện do biến đổi môi trường khí hậu, và cải tạogiống gen tốt di truyền cho thế hệ sau.



Sự biến đổi môitrường khí hậu có thể làm xuất hiện những loại dịch bệnh lạ khác với các loại dịchbệnh mà y tế đã có thuốc phòng chống, hoặc những loại vi trùng, siêu vi trùngtrong dịch bệnh thông thường đã nhờn với các loại thuốc kháng sinh. Những dịchbệnh lạ và siêu vi trùng đã nhờn thuốc đó rất nguy hiểm đối với con người nếu hệmiễn dịch trong cơ thể không cao. Luyện tập TNDS có thể nâng cao hiệu quả của hệmiễn dịch phòng chống các dịch bệnh lạ hoặc những vi trùng, siêu vi trùng đã nhờnthuốc. Là vì quá trình luyện tập TNDS đã khai thác được những tiềm năng đang tiềmẩn kỳ diệu trong cơ thể, tức đã tăng số lượng liên kết tế bào nơ-ron thần kinhtrên não, kích hoạt hệ thống tự động điều chỉnh hoạt động có phản xạ luôn thíchnghi nhanh nhạy điều chỉnh dịch kháng thể trong cơ thể thích hợp nhất chống lạinhững dị thể bất thường xâm nhập để đảm bảo tồn tại sự sống cho con người.



Tiềm năng đang tiềm ẩn trong cơ thể con ngườirất kỳ diệu, đối với người đã luyện tập TNDS sự xuất hiện là thường xuyên, nhưngđối với người bình thường không qua luyện tập TNDS chỉ may mắn hy hữu xuất hiệntrong tình huống thật nguy cấp giữa sự sống và chết. Lúc đó hệ thống tự động điềuchỉnh cơ thể có thể tạo cho cơ thể con người khả năng phi thường để đảm bảo duytrì sự sống tồn tại. Ví dụ, trong thời chiến tranh chống sự oanh tạc của máybay Mỹ ở Thanh Hoá, có cô thanh niên xung phong Ngô Thị Tuyển, trong tình huốngbom rơi đạn nổ hiểm nguy trên trận địa pháo, giữa sự sống và chết đó đã vác đượchòm đạn nặng gấp đôi cơ thể của mình mà lúc bình thường không thể làm được. Saukhi trận địa pháo đã yên bình trở lại, phóng viên báo chí tìm đến phỏng vấn và đềnghị vác thử hòm đạn với trọng lượng tương tự. Cô thanh niên xung phong cũng khônghiểu được vì sao lúc đó lại có sức khoẻ phi thường thế và cũng không thể vác thửlại được hòm đạn vì nó quá nặng.



Tại sao luyện tậpTNDS lại cải tạo được giống gen tốt di truyền cho thế hệ sau? Đối với người đãluyện tập TNDS, hệ thống tự động điều chỉnh cơ thể hoạt động tốt, năng lượngtrong cơ thể họ luôn luôn được đầy đủ và cân bằng nên toàn bộ hệ thống tế bàogen luôn luôn ở trạng thái khoẻ mạnh, không khuyết tật. Nếu có khuyết tật thì hệthống tự động điều chỉnh cơ thể đã điều chỉnh lại ngay cho hoàn chỉnh. Lý do đócũng đã phản ánh khả năng xác xuất rất cao sự di truyền giống tế bào gen tốt,khoẻ mạnh, không khuyết tật cho thế hệ sau của người đã luyện tập TNDS. Hơn nữa,theo kinh nghiệm đúc rút từ ngàn xưa, các nhà hiền triết thường nói: “Con ngườinên sống và làm nhiều việc thiện để phúc đức lại cho con cháu”. Thực tế kháchquan đòi hỏi những người luyện tập TNDS muốn sự luyện tập có hiệu quả để có sứckhoẻ tốt thì buộc phải hướng thiện, có lòng thương yêu giúp đỡ mọi người. Vậythì cả cha lẫn mẹ đều luyện tập TNDS có kết quả thân thể luôn luôn khoẻ mạnh lạicó tâm hồn trong sáng, hướng thiện có tình thương yêu giúp đỡ đồng loại thì saocó thể di truyền để lại cho con cái cái gen ốm đau quặt quẹo, tâm trí bất ổn vàngỗ nghịch ?





IV, Luyện tập TNDSphù hợp với tất cả mọi con người trong cộng đồng xã hội



Hiện nay nhận thứccủa nhân loại không đồng nhất, có thể phân thành hai hướng chính: một theo chủnghĩa duy vật, vô thần tin tưởng vào sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật hiệnđại với nhận thức ăn sâu trong tiềm thức rằng sự chết của con người là Hết. Vàmột theo chủ nghĩa duy tâm hoặc có niềm tin vào thế giới Tâm linh theo các Đạotôn giáo với nhận thức sự chết của con người không phải đã là Hết.



Những người có niềmtin theo tôn giáo hoặc thế giới Tâm linh thường có trải nghiệm linh cảm nhưngkiến thức khoa học ứng dụng hiện đại chưa sâu rộng nên không thể chứng minh đượccó sự tồn tại của “linh hồn” con người sau khi đã chết để khoa học hiện đại thừanhận. Khoa học hiện đại cũng không thể vì thế mà khẳng định tuyệt đối: sự chếtlà Hết. Vì khoa học thế giới vẫn còn đang phát triển nên sự nhận thức về quy luậttự nhiên của sự chết đó không phải là chân lý tuyệt đối. Là người có tri thứckhoa học và có văn hoá thì không thể khẳng định bất cứ điều gì mình chưa biết,chưa hiểu, chưa thể chứng minh được. Đúng như công trình khoa học Thuyết tương đốicủa ông Einstein, trên đời này vạn vật, mọi hiện tượng đều chỉ mang tính tương đối,không có gì là tuyệt đối cả. Nếu cứ cố chấp khẳng định có sự tuyệt đối thì kể cảkhoa học hiện đại cũng không thể phát triển, nhận thức của con người sẽ bị kìmhãm. Chẳng cần nói đâu xa, ngay cả Thuyết tương đối của nhà bác học Einstein đượckhoa học cả thế giới công nhận là đúng cũng chỉ là cái đúng tương đối, và cũngkhông phải là không có khiếm khuyết. Ví dụ trong khi công nhận vạn vật trong thếgiới tự nhiên đều chỉ mang tính tương đối, tại sao lại có duy nhất vận tốc ánhsáng là tuyệt đối không thay đổi và bằng c≈300.000 km/s đúng ở mọi hệ quy chiếuquán tính bất kể số đo không gian và thời gian tại các hệ quy chiếu quán tính cóthể khác nhau? Tất nhiên khoa học không xem xét điều chưa được hợp lôgíc khoa họcnày cũng chẳng ảnh hưởng tới ai, vì nó “trừu tượng, vĩ mô” quá không trực tiếp ảnhhưởng tới “cơm, áo, gạo, tiền” của mọi con người trong xã hội. Nhưng tri thứckhoa học thế giới phải dẫm chân tại chỗ, không phát triển để nhận thức sâu hơnvề vũ trụ, về thế giới tự nhiên thì làm sao có thể khẳng định: chết là Hết? Nóivậy để thấy rằng chúng ta, những con người đang sống, trí tuệ đang phát triển cầnlinh hoạt trong nhận thức: Khoa học cũng không phải là tuyệt đối đúng và tôn giáocũng chưa chắc đã là tuyệt đối “không có cơ sở khoa học”. Vấn đề chết là Hếthay chưa phải đã là Hết đừng nên lấy ý kiến chủ quan của mình để phán xét, áp đặt,và cũng không nên coi đó là quan trọng. Điều quan trọng là thực tại nên suy nghĩvà hành động điều gì nếu thấy có ích lợi cho bản thân con người và cho cộng đồngxã hội tồn tại ổn định phát triển thì làm. Không nên cố chấp tin tưởng quá mứcvào những khẳng định tuyệt đối của lý thuyết khoa học hay tôn giáo để trở thành“giáo điều”, “mê tín”.



Dẫn chứng ngay nhưĐức Phật Thích Ca Mầu Ni, nếu nhận thức đúng trên tinh thần khách quan khoa họcthì phải tôn vinh Ngài là nhà bác học có những phát hiện vĩ đại chứ không phảichỉ là giáo chủ của tôn giáo Đạo Phật. Vì thứ nhất, hiện nay qua khoa học nghiêncứu về bộ não con người thấy rằng bộ não con người còn có nhiều tiềm năng chưakhai thác (hiện mới chỉ sử dụng chưa tới 1% tổng số liên kết tế bào nơ-ron thầnkinh trong não bộ) và qua sự phân tích tính khoa học của môn TNDS, một bộ mônkhoa học rèn luyện Thân-Tâm nhằm khai thác tiềm năng đang ẩn chứa trong cơ thểcon người để có sức khoẻ tốt. Suy xét công bằng phải khẳng định người đầu tiênphát hiện ra phương pháp khoa học khai thác tiềm năng trong cơ thể con người, đemlại lợi ích lớn cho cộng đồng xã hội phải là Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thíchca). Đáng tiếc là các môn đệ của Ngài và xã hội đương thời, kể cả đến ngày nay cũngchẳng mấy ai hiểu được giá trị của sự phát hiện khoa học đó nên Ngài mới chỉ được“tôn sùng” là giáo chủ tôn giáo Đạo Phật.Thứ hai, vào năm 1905 nhà bác học Albert Einstein phát hiện ra tính tương đối củakhông gian và thời gian, đại ý là không gian và thời gian không phải là cố định,tuyệt đối không thay đổi như nhận thức của nhà bác học Newton trước đó. Trong điềukiện nhất định, ví dụ tại hệ quy chiếu chuyển động với vận tốc cực nhanh gần bằngvận tốc ánh sáng thì thời gian tại đó trôi chậm lại so với hệ quy chiếu đứng yên.Thời gian một ngày trôi tại hệ quy chiếu chuyển động có thể tương ứng thời gianmột thế kỷ đã trôi tại hệ quy chiếu đứng yên. Phát hiện về tính tương đối củathời gian trong Thuyết tương đối của Einstein được cả thế giới công nhận và cangợi là sự phát hiện khoa học vĩ đại làm thay đổi nhận thức của nhân loại. Nhưngthực tế sự phát hiện về tính tương đối của thời gian này đã được Đức Phật Thíchca phát hiện ra trước ông Einstein những hơn 2400 năm. Cụ thể trong các kinh sáchPhật giáo, Ngài đã mô tả một ngày trên cảnh giới cung trời Đạo lợi bằng hàng trămnăm đã trôi trên trần gian nơi con người đang sống. Khoa học thế giới ca ngợi tônvinh ông Einstein là nhà bác học vĩ đại, thì tại sao lại không ca ngợi tôn vinhĐức Phật cũng là nhà bác học vĩ đại? Lẽ công bằng của khoa học hay của xã hội ởđâu? Dĩ nhiên Đức Phật là người không cần đòi hỏi bản quyền phát minh sáng chếkhoa học hay yêu cầu xã hội phải ca ngợi, tôn vinh cá nhân Ngài là nhà khoa họcvĩ đại. Nhưng khoa học hay cộng đồng xã hội cần phải biết những vấn đề mà Ngài đãphát hiện ra là có giá trị khoa học và rất có ích đối với con người để học tậpvà ứng dụng, đừng nên vô minh bỏ phí.



Thực tế, học tập ứngdụng sự phát hiện khoa học khai thác đạt được 100% tiềm năng đang có trong mỗicon người để có trí tuệ siêu phàm như Đức Phật là rất khó. Đòi hỏi người ứng dụngphải buông bỏ tất cả tìm nơi thật yên tĩnh như các Chùa chiền hoặc vùng núi hẻolánh không liên quan tới xã hội, chỉ chuyên tâm tu dưỡng “thiền định” thì có thểmay ra mới hy vọng đạt được hiệu quả ngay tại kiếp sống này. Trong khi đó hầu hếtcon người trong cộng đồng xã hội thực tế vẫn phải cần có cơm ăn, áo mặc, quan hệtình cảm gia đình, bè bạn... những thứ cần đó phải có quan hệ với cộng đồng xãhội nên hầu như đa số không có điều kiện thực hiện. Tuy nhiên, không có điều kiệnkhai thác tiềm năng đang ẩn chứa nhiều như Đức Phật (chuyên sâu tu theo Đạo Phật)thì có thể chỉ học tập ứng dụng khai thác ít (tu tập theo Đạo làm Người vì đangsống làm Người) ví như chỉ ứng dụng phục vụ cho sự tăng cường sức khỏe và tinhthần minh mẫn của bản thân bằng việc luyện tập TNDS cũng tốt.



Ai cũng biết tất cả các Đạo tôn giáo trên thếgiới đều hướng con chiên đệ tử của mình phải sống làm điều thiện, tránh làm điềuác dù rằng cách truyền giảng và thực hành của từng Đạo có khác nhau. Mục đích củaviệc làm điều thiện, tránh điều ác trong các Đạo tôn giáo là để sau khi con ngườichết đi “linh hồn” sẽ được lên Thiên Đàng (Đạo Thiên Chúa) hay Cõi Niết bàn, TâyPhương Cực Lạc (Đạo Phật). Những người theo các Đạo tôn giáo đều ít nhiều có niềmtin và thực hiện lời răn theo Đạo của mình như vậy. Vậy thì sự luyện tập TNDS cũngđáp ứng được điều tu dưỡng để khi chết được lên Thiên Đàng, có thể coi luyện tậpTNDS như tu theo Đạo cho những người theo Đạo. Bởi khi luyện tập TNDS điều kiệnkhách quan cũng đòi hỏi người luyện tập phải hướng thiện, có tình yêu thươngcon người, không làm điều ác thì sự luyện tập mới có hiệu quả đem lại sức khoẻThân-Tâm cho bản thân.



Hơn nữa, cứ giảthiết cái điều khoa học hiện chưa thể kiểm chứng được là: “sự chết chưa phải đãlà Hết”, không những những người có niềm tin theo các Đạo tôn giáo tham gia luyệntập TNDS khi chết vẫn được lên Thiên Đàng, cõi Tây Phương Cực Lạc mà còn được hưởnghạnh phúc có sức khoẻ và trí tuệ minh mẫn hơn ngay trong kiếp sống thực tại. Cóđiều này vì những người có niềm tin theo các Đạo tôn giáo chưa hiểu về khoa họcTNDS chỉ tu dưỡng làm điều thiện, tránh điều ác thôi nhưng chưa luyện tập TNDS,tức chưa khai thác được tiềm năng trong cơ thể mình thì sức khoẻ và trí tuệ thựctế cũng chưa được cải thiện ngay trong cuộc sống.



Đối với những ngườitheo chủ nghĩa duy vật vô thần, chỉ có niềm tin vào khoa học cũng luyện tập đượcTNDS nếu có nhu cầu về nâng cao sức khoẻ và trí tuệ thực tại cho bản thân. Vìphương pháp luyện tập TNDS là phương pháp khoa học khai thác tiềm năng con ngườicó hiệu quả trên thực tiễn, là dưỡng sinh Đạo làm Người chứ không phải là loại “mêtín, vớ vẩn” mà sợ bị thiên hạ chê cười là “lạc hậu”.



Ai không có nhu cầunâng cao sức khoẻ bản thân thì thôi không luyện tập, không ai nài ép. Đồng thờicũng không ai có quyền ngăn cản người khác được luyện tập TNDS, vì đây là quyềncủa con người được ghi trong hiến pháp của tất cả các nước trên thế giới, đại ýlà: “...Conngười sinh ra ai cũng có quyền được bình đẳng, quyền được sống và mưu cầu hạnhphúc...” Hạnh phúc giản đơn nhất của con người là có sức khoẻ. Phươngpháp luyện tập TNDS đem lại sức khoẻ cho con người tức là đem lại hạnh phúc màcon người mưu cầu, mong muốn thì ai dám vi phạm hiến pháp, ngăn cản không cho ứngdụng luyện tập ?



Tóm lại phương phápluyện tập TNDS là phương pháp luyện tập khoa học, thực tiễn có hiệu quả đem lạisức khoẻ cho con người cả về thể chất lẫn tinh thần, phù hợp với hiến pháp vềquyền con người của tất cả các nước trên thế giới. Do đó phù hợp với tất cả nhữngcon người đang sống không phân biệt tôn giáo, đẳng cấp, thành phần chính trị,tuổi tác, địa vị xã hội, hoặc chủng tộc da đen, da trắng, hay da vàng ...



V, Phong trào luyệntập TNDS đem lại sự yên bình cho xã hội và là con đường hiện thực tiến tới thếgiới đại đồng.



Theo chủ nghĩaduy vật lịch sử, lý luận của ông Mác về quy luật tiến hoá của xã hội loài ngườichỉ đúng và biện chứng khoa học khi đã vạch ra sự xuất hiện đầu tiên là xã hộicộng sản nguyên thuỷ, sau đó là xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, kếtthúc là xã hội cộng sản làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu và cuối cùng là thếgiới đại đồng “người với người sống để yêu nhau”. Còn lý luận về quy luật tiếnhoá từ giai đoạn xã hội tư bản chủ nghĩa tới xã hội xã hội chủ nghĩa là không khoahọc dẫn tới lủng củng, mâu thuẫn, gây bất công và kìm hãm sự phát triển của cộngđồng xã hội cũng như của con người. Tính phi khoa học dẫn tới lủng củng, mâuthuẫn xã hội của Học thuyết ở chỗ: Quá trình tiến hoá từ xã hội tư bản chủ nghĩatới xã hội xã hội chủ nghĩa là việc phải thực hiện đấu tranh giai cấp triệt đểbằng bạo lực cách mạng giữa giai cấp vô sản và các giai cấp tư sản, tiểu tư sảnđể xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.



Dù dưới khẩu hiệurất tốt, rất nhân văn: “xoá bỏ chế độ người bóc lột người”, nhưng Học thuyết vẫnlủng củng mâu thuẫn, gây ra bi hài kịch, vì ngay từ cái định nghĩa xếp loại thếnào là giai cấp vô sản đã gây ra sự bất công. Theo định nghĩa, giai cấp vô sảnlà những người không có tài sản vật chất gì, họ chỉ có sức lao động chân tay vàtrí óc (thành phần bị bóc lột). Cụ thể như thành phần những người công nhân haynông dân, họ không có tài sản vật chất gì ngoài sức lao động chân tay và trí ócthì được xếp loại là giai cấp vô sản. Thế thì tại sao các thành phần khác nhưnhững người dạy học (nhà giáo), những người viết lách thuê (nhà văn, nhà báo...),những người làm chuyên môn kỹ thuật hay chữa bệnh (kỹ sư, bác sỹ)... họ cũng khôngcó tài sản vật chất gì ngoài sức lao động chân tay và trí óc (cũng là thành phầnbị bóc lột) lại không được xếp loại là giai cấp vô sản? Lý do gì lại xếp loại họlà giai cấp tiểu tư sản? Về lý luận lôgíc khoa học nếu đã gọi là tiểutư sản nghĩa là phải có tài sản vật chất cụ thể. Thật là vô lý và không minh bạchkhi những người không có tài sản vật chất gì ngoài sức lao động chân tay và tríóc giống như thành phần những người công nhân hay nông dân lại bị áp đặt là cótài sản vật chất cụ thể để xếp loại họ là giai cấp tiểu tư sản! Hay sức lao độngtrí óc nhiều, sức lao động chân tay ít, vắn tắt là có tri thức và tri thức mộtthứ “tài sản vô hình” cũng được coi là tài sản vật chất hữu hình cụ thể nên xếploại là giai cấp tiểu tư sản? Sự định nghĩa mập mờ và xếp loại tuỳ tiện về giaicấp vô sản, có thể nói lý luận về cuộc cách mạng quan hệ sản xuất trong Họcthuyết của ông Mác không mang tính khách quan khoa học. Đã không mang tính kháchquan khoa học thì không phải là quy luật khách quan.



Giai cấp tiểu tưsản, thành phần những con người không có tài sản vật chất gì, chỉ có sức lao độngtrí óc nhiều, sức lao động chân tay ít có thuộc loại mà giai cấp vô sản phải đấutranh để xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất? Tất nhiên đã xếp loại khôngthuộc loại “đồng chí” với nhau thì sự đấu tranh là không tránh khỏi. Người ta cònlợi dụng cuộc đấu tranh giai cấp này để “chơi” nhau, ví dụ cuộc Đại cách mạng vănhoá tại Trung quốc ở thế kỷ trước, nhà cầm quyền đã giật dây thanh thiếu niên Hồngvệ binh đấu tố và “xin mời” các vị gọi là “trí thức tiểu tư sản” chưa quán triệttinh thần của giai cấp vô sản phải về các vùng nông thôn hẻo lánh để “cải tạolao động”. Hoặc như tại Căm-Pu-Chia, (cũng ở thế kỷ trước) dưới thời chế độ Pôlpốtcứ thành phần nào gọi là “trí thức”, dù chỉ là giáo viên cấp tiểu học, trung họcthôi cũng bị lôi ra cánh đồng để bổ cuốc vào đầu vỡ sọ chết cho đỡ tốn “cơm” vàđể tiến hành “cuộc cách mạng đấu tranh giai cấp” được triệt để. Nhưng điều phikhoa học khiến cho Học thuyết của Mác trở thành không thể sử dụng được, nếu cứcố sử dụng thì tự mình hại chính mình, “đường quang không đi lại cứ đâm quàng bụidậm”, lại là sự đấu tranh không khoan nhượng để xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất trong xã hội. Lý giải điềuphi khoa học nêu trên, phải hiểu tư liệu sản xuất là gì? Khái quát tư liệu sảnxuất bao gồm vật tư sản xuất và lực lượng sản xuất (công cụ sản xuất và sức sảnxuất). Sức lao động chân tay và lao động trí óc của con người cũng là một thànhphần của tư liệu sản xuất. Có thể gọi tắt sức lao động chân tay, trí óc của conngười là loại: tư liệu sản xuất “vô hình”.Vì cái tư liệu sản xuất “vô hình” nàyvà sự kiên quyết đấu tranh giai cấp xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất màHọc thuyết gọi là khoa học của ông Mác đã trở thành phi khoa học. Không những đãkìm hãm sự phát triển tiến tới ấm no hạnh phúc của xã hội mà còn làm tha hoá đạođức con người. Ví dụ, những người lãnh đạo nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản nếucó chút hiểu biết, khi thực hiện cuộc cách mạng thứ nhất về quan hệ sản xuất (Họcthuyết của Mác phải trải qua 3 cuộc cách mạng: Đầu tiên và quan trọng thứ nhấtlà cách mạng quan hệ sản xuất, thứ hai là cách mạng khoa học kỹ thuật và cuối cùnglà cách mạng văn hoá tư tưởng) sẽ ở tình trạng rất khó xử. Không thực hiện đúngđường lối Học thuyết thì mang tội là không trung thành với lý tưởng cách mạng...làloại theo chủ nghĩa xét lại. Nhưng nghiêm chỉnh thực hiện cuộc cách mạng xoá bỏchế độ tư hữu về tư kiệu sản xuất thì có thể sẽ trở thành độc tài, kìm hãm sựphát triển xã hội. Bởi lẽ tính tư hữu cá nhân của con người và cái tư liệu sản xuất “vô hình” (sức lao độngcủa con người) thuộc phạm trù liên quan tới tư tưởng của con người nên rất khóchứ không nói là không thể kiểm soát, quản lý và quốc hữu hoá xoá bỏ chế độ tưhữu cái tư liệu sản xuất “vô hình” ấydù có dùng biện pháp cưỡng bức thô bạo. Suy xét biện chứng khách quan khoa họcthì chỉ có thể thực hiện xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất “vô hình” và tính tư hữu cá nhân liên quan tới tưtưởng con người bằng ý thức tự giác, tự nguyện của chính những con người có tư liệu sản xuất “vô hình”.



Thực tế đã chứngminh điều đó, các nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản của ông Mác tiến hành cuộc cáchmạng quan hệ sản xuất đã kiên quyết xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Đểxoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất “vôhình”, các nhà lý luận cách mạng đã “sáng tác” và tuyên truyền những ngôn từ,khẩu hiệu rất khó hiểu để “thuyết phục” nhữngngười lao động từ bỏ tư tưởng tư hữu cá nhân, ví như: “chế độ và quyền làm chủtập thể của nhân dân lao động”... Rồi “vận động” tất cả mọi người trong toàn xãhội, ai có tư liệu sản xuất “vô hình”và hữu hình đều phải “tự nguyện” vào các Hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp,các nông trường quốc doanh ... để phát huy “quyền làm chủ tập thể” của mình. Cuộccách mạng quan hệ sản xuất đã thành công, kết quả thực tế việc thực hiện xoá bỏchế độ tư hữu về tư liệu sản xuất “vôhình" thế nào? Đến nay thì ai cũng biết, cũng hiểu đó là việc làm rất ấutrĩ, phi khoa học, nếu không “đổi mới” kịp thời thì sẽ tan rã hoặc cùng nhau chếtđói. Hậu quả để lại đau xót là những người có tư liệu sản xuất “vô hình” đã “làm chủ tập thể” trong các Hợp tác xãnông nghiệp, các Nông trường quốc doanh, Nông trang tập thể... (được thành lậpphục vụ cho mục tiêu xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất “vô hình”), phần nào đã bị tha hoá về tinh thần đạođức, đã quen với thói ỷ lại, dựa dẫm vào “trách nhiệm tập thể”, “cha chung khôngai khóc”.



Qua nghiên cứu phầnchưa đúng quy luật khách quan trong Học thuyết của ông Mác nêu trên rút ra vấn đềsự xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sảnxuất phụ thuộc vào ý thức tự giác của con người và ý thức tự giác của conngười thuộc về tư tưởng thì không thể cưỡng bức, áp đặt. Mọi sự cưỡng bức, áp đặttư tưởng con người theo ý chí chủ quan đối với quy luật tiến hoá của xã hội loàingười là không khoa học. Hãy cứ để xã hội phát triển tiến hoá theo đúng quy luậttự nhiên như sự chuyển hoá từ giai đoạn cộng sản nguyên thuỷ sang xã hội chiếmhữu nô lệ... Hiện trạng lịch sử hiện tại nếu xã hội đang ổn định thì cứ giữnguyên sự ổn định, không nên xáo trộn. Nếu các “vĩ nhân” nào có trí tuệ và lòngmong muốn thúc đẩy sự ổn định và phát triển xã hội loài người được tốt hơn nữa thì cũng chỉ nên tìm giải phápkhoa học hợp tình, hợp lý cho mỗi con người tiến tới hạnh phúc hoàn thiện hơntrong cuộc sống thực tại làm Người và chỉ được quyền khuyến khích con ngườitrong cộng đồng xã hội nghe theo thực hiện trên tinh thần tự giác, tự nguyện.Trường hợp đầu và giữa thế kỷ 20, các nước theo Học thuyết của ông Mác đã thànhcông trong việc làm cách mạng cướp chính quyền, giải phóng đa số những người bịáp bức, bóc lột là do trình độ dân trí trong xã hội thời đó còn hạn chế, dễthuyết phục và họ cũng là những người bị áp bức bóc lột tàn tệ bởi giai cấp thốngtrị là thiểu số lại thực sự vô minh, tham lam, không “tự giác” cho đa số con ngườiquyền được sống làm Người mà chỉ cho họ quyền được làm nô lệ. Học thuyết của ôngMác về cuộc cách mạng quan hệ sản xuất, đấu tranh giai cấp “một mất một còn” chỉđúng và áp dụng có hiệu quả giải phóng xã hội con người khỏi bị áp bức, bóc lộtđể họ được tự do có quyền làm Người, chứ không có hiệu quả trong quá trình xâydựng xã hội con người phát triển tiến tới ấm no, hạnh phúc và ổn định văn minh.Dẫu sao thì cuộc cách mạng quan hệ sản xuất trong Học thuyết của ông Mác cũng làtiếng chuông cảnh báo để nhân loại hiểu rằng trong cộng đồng xã hội con ngườikhông được quyền có chế độ “người bóc lột người”, đâu có áp bức thì đó ắt phảicó đấu tranh để bảo vệ quyền của con Người.



Chủ nghĩa duy vậtlịch sử, Học thuyết của ông Mác ước mơ xã hội tiến tới đúng nghĩa là xoá bỏ chếđộ “người bóc lột người”, một xã hội tốt đẹp “người với người sống để yêunhau”. Về cơ bản là đúng, chỉ trục trặc không khoa học ở biện pháp thực hiện cuộccách mạng quan hệ sản xuất đấu tranh giai cấp cưỡng bức ý thức tự giác, tự nguyệnxoá bỏ chế độ tư hữu tư liệu sản xuất “vôhình” của con người trong quá trình xây dựng phát triển xã hội tiến tới ấmno, hạnh phúc. Nếu giải quyết được cái trục trặc của Học thuyết bằng biện phápnào đó tạo ra hạnh phúc cụ thể cho mỗi con người và cũng là gián tiếp tạo ý thứctự giác, tự nguyện của mỗi con người trong vấn đề từ bỏ dần lòng tham tư hữu thìhọc thuyết của ông Mác vẫn là hiện thực đúng quy luật khách quan khoa học, đángđược tôn trọng.



Biện pháp nào có thể tạo ra hạnh phúc cụ thểcho mỗi con người và cũng là gián tiếp tạo ý thức tự giác, tự nguyện từ bỏ dầnlòng tham tư hữu của con người? Xét cho cùng có lẽ chỉ có biện pháp khuyến khíchphát triển phong trào luyện tập TNDS (Dưỡng sinh Đạo làm Người) sâu rộng khắptoàn xã hội để đem lại cho mọi con người trong cộng đồng xã hội có được sức khoẻtốt cả Thân-Tâm nguồn hạnh phúc giản đơn nhất trong cuộc sống thực tại là phù hợpnhất.



Bởi lẽ đặc điểm nổibật có tính lôgíc khoa học đúng quy luật tự nhiên, (cũng có thể đó là nguyên nhânlý giải cho việc tại sao tất cả các Đạo tôn giáo trên thế giới, nhất là Đạo Phậtđều khuyên các tín đồ theo Đạo phải hướng thiện, không được làm điều ác), đó làkhi bước vào luyện tập TNDS, thực hành “luyện thân bất động, tĩnh tâm vô thức”buộc người luyện tập phải tự giác hướng thiện, có lòng thương yêu con người, tránh làm điều xấu như ghen tức đố kỵ gây thùoán... thì mới có thể “tĩnh tâm vô thức” để bộ não trống rỗng không có bất cứsuy nghĩ nào, lúc đó mới có hiệu quả nâng cao sức khoẻ . Tức là sự luyện tậpTNDS là một quy luật tự nhiên khách quan: Sống ở trên đời, bất kỳ ai cũng mongmuốn có sức khoẻ tốt, muốn có sức khoẻ tốt thì con người nên tập luyện TNDS (Dưỡngsinh Đạo làm Người) hàng ngày. Muốn tập luyện TNDS để có hiệu quả nâng cao sứckhoẻ nguồn hạnh phúc thật sự thì con ngườiphải tự giác có lòng hướng thiện, có tình thương yêu con người và không đượctham lam, độc ác. Thực tiễn đã kiểm chứng: Những người có lòng ham muốn mưu lợicá nhân hoặc kiêu ngạo hay ghen tức đố kỵ, hại người... thường trong bộ não củahọ luôn luôn phải suy nghĩ, tính toán đủ mọi cách, mọi cơ hội... có thể nghĩ rađược để giải quyết thoả mãn nhu cầu của lòng ham muốn hay tính ghen tức đố kỵ.Nên những người có lòng ham muốn mưu lợi cá nhân hoặc ghen tức đố kỵ...luôn luônbận rộn suy nghĩ trong đầu làm cho họ không thể tự giác có tính kiên trì, nghịlực ngồi yên “tĩnh tâm vô thức”, mở cửa hút thu được năng lượng đạt hiệu quả nângcao sức khoẻ. Do vậy những người đã luyện tập TNDS có hiệu quả sức khoẻ tốt phảilà những người đã có ý thức tự giác xác định tư tưởng hướng thiện, có tình thươngyêu giúp đỡ mọi người và có nghị lực từ bỏ tính tham lam ích kỷ, tư hữu cá nhân...



Hãy tưởng tượng,hình dung đa số con người trong cộng đồng xã hội đã tham gia luyện tập TNDS (Dưỡngsinh Đạo làm Người) nên đều có thân thể khoẻ mạnh cường tráng, lại có ý thức tựgiác xác định tư tưởng hướng thiện, có tình yêu thương giúp đỡ mọi người, khôngcó lòng tham lam, ích kỷ, đố kỵ... thì trạng thái xã hội đó sẽ thế nào? Chắc chắnđó phải là xã hội lý tưởng của sự văn minh, đầy sức sống nhân văn và yên bình hạnhphúc.



Xã hội càng pháttriển nền kinh tế thị trường tự do, càng cần phong trào luyện tập TNDS phát triểnmạnh. Bởi phong trào luyện tập TNDS càng phát triển thì càng cung cấp sức lao động(người lao động có thân thể khoẻ mạnh, trí tuệ được cải thiện tốt hơn) cho xã hội,đồng thời sự cạnh tranh kinh tế trên thị trường tự do càng trở nên lành mạnh hơn(vì tính lương thiện tăng và tính tham lam, gian dối giảm).



Nội dung và hìnhthức phong trào luyện tập TNDS đều hướng cho con người có sức khoẻ tốt, sống lànhmạnh hướng thiện, hoà nhập cùng cộng đồng xã hội phát triển đúng với Đạo làm Người.Phong trào luyện tập TNDS không phải là loại hình tôn giáo hay “Hội hè”, “Đình đám...”. Phongtrào luyện tập TNDS chỉ là phong trào thể dục dưỡng sinh khoa học đem lại lợi íchsức khoẻ cho mọi con người ngay trong cuộc sống thực tại nên hoàn toàn phù hợpvới sự phát triển của mọi cộng đồng xã hội trên toàn thế giới. Và hoàn toàn thíchhợp để thay thế cuộc cách mạng đấu tranh giai cấp “một mất một còn” xoá bỏ chế độtư hữu về tư liệu sản xuất xem “ai thắng ai”? trong quá trình phát triển tiếnhoá xã hội cao hơn theo Học thuyết cộng sản khoa học của ông Mác. Do đó nếukhuyến khích phong trào luyện tập TNDS phát triển mạnh mẽ sâu rộng khắp các cộngđồng xã hội trên toàn thế giới thì con đường dẫn tới thế giới đại đồng: “ngườivới người sống để yêu nhau”, ước mơ của ông Mác sẽ không còn là chuyện viển vôngmà sẽ là hiện thực.



Kết luận



Sự thực hành luyệntập TNDS rất đơn giản, không cầu kỳ phức tạp và cũng không mất nhiều thời gian,chỉ như buổi tập thể dục buổi sáng nên bất cứ ai cũng có thể ứng dụng thực hành.Đối với các tầng lớp có điều kiện nhiều thời gian như các cháu thiếu niên, nhi đồngcần tăng trí thông minh để học tập tốt và những người cao tuổi cần giảm sự lãohoá, nâng cao sức khoẻ thân thể và tinh thần để kéo dài tuổi thọ trong sự minhmẫn, an nhàn, vui vẻ, có thể dành nhiều thời gian luyện tập hơn, (mỗi ngày nêndành từ 1 đến 2 giờ đồng hồ). Những người đang ở độ tuổi lao động cần tăng sứckhoẻ thân thể và trí tuệ để làm việc được tốt hơn, cũng nên dành chút thời gianrảnh rỗi mỗi ngày chừng khoảng ½ tiếng đến 1 tiếng để luyện tập TNDS.



Người luyện tậpTNDS (Dưỡng sinh Đạo làm người) còn có thể xác định không những việc tham gialuyện tập TNDS bản thân mình được lợi có hạnh phúc về sức khoẻ mà còn hạnh phúcvà tự hào vì đã góp phần đem lại sự ổn định yên vui cho cộng đồng xã hội.



Phương pháp luyệntập TNDS mang tính lôgíc khoa học, có tính quy luật Nhân Quả rõ ràng. Không aihưởng ứng luyện tập và phong trào luyện tập TNDS không phát triển cũng chẳng“chết” ai, hạnh phúc có sức khoẻ của mỗi con người và trạng thái của cộng đồngxã hội thế nào mặc cho ý chí chủ quan của con người tự do quyết định, không aicó thể biết được. Có gieo Nhân đâu mà biết kết Quả? Nhưng nếu phong trào luyện tập TNDS (Dưỡng sinh Đạo làmNgười) phát triển mạnh, rộng khắp trong cộng đồng xã hội, thì chẳng cần ai có tàitiên đoán cũng biết chắc chắn rằng con người trong cộng đồng xã hội đang gặt đượcQuả hạnh phúc có sức khoẻ thân thể tốt, tinh thần hướng thiện và cộng đồng xã hộiắt phải yên bình phát triển tiến tới xã hội văn minh hạnh phúc như cõi Thiên Đànghay Niết Bàn tại trần gian.

Hà nội, ngày 9/9/2011

Lê Văn Cường

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay