Thiên Đồng

Phong Thủy Lạc Việt Với Kiến Trúc Đương Đại

5 bài viết trong chủ đề này

PHONG THỦY LẠC VIỆT VỚI KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI


Thiên Đồng - Bùi Anh Tuấn
Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương.


Kiến trúc đương đại trên thế giới đã đi từ Kiến trúc Hiện đại sang phong cách Hậu hiện đại và nhờ vào kỷ thuật khoa học tiến bộ thì Phong cách Kỹ thuật công nghệ cao (Hitech) như một xu hướng mới nhưng chưa thật sự phổ biến. Dù thế nào đi nữa thì việc ứng dụng trong xây dựng đa phần hiện nay đều theo nếu không là phong cách Hậu hiện đại thì cũng là phong cách Hiện đại. Dựa trên những cơ sở hay điểm chung của các phong cách mà Phong thủy Lạc Việt nhận định và đánh giá sự tốt xấu hay thành bại của các công trình cụ thể theo phương pháp luận của phong thủy và trên cơ sở khoa học. Bài này chỉ xét trên vài nét đặc trưng của Kiến trúc Hậu hiện đại và Kiến trúc Hiện đại trên quan điểm của Phong thủy Lạc Việt.

I KIẾN TRÚC HẬU HIỆN ĐẠI VÀ CÁI NHÌN HÌNH LÝ KHÍ

1.Từ Triết Lý Đến Kiến trúc Hậu Hiện Đại:

Trong bối cảnh đầy biến động của thế giới vào giữa đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Hậu hiện đại (postmodernisme) xuất hiện như một mảnh lực của một cá nhân bị bó buột và rào chắn bởi những quy cách, định chế, nội quy…vực dậy nói lên tiến nói phá bỏ luật lệ. Những Heiddegger, Derrida, Foucault, Nietzsche .v.v. gióng lên hồi chuông khai tử cho sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Hiện đại và văn hóa Tây phương, đó là hồi chuông chống lại sự đồng nhất về văn hóa, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ủng hộ bảo nguyên tính đa dạng của từng nền văn hóa khác nhau, phản ứng lại uy quyền của lý tính, chống lại nền tảng, phê phán sự thống trị của lý tính, đẩy mạnh sự cách tân, phá cách và vượt qua chuẩn mực, vượt qua truyền thống. Từ lý tưởng triết học, chủ nghĩa hậu hiện đại đi vào thơ ca văn chương, hội họa, kiến trúc…như một phương thức hành động, sự bày tỏ thái độ rỏ ràng đối với thời cuộc. Và, nếu coi kiến trúc là một phương tiện thể hiện duy nhất và hữu hiệu cho sự thể hiện của mọi chủ nghĩa trong thời đại của sự phát triển vũ bão của kỷ thuật thế giới thì Kiến trúc Hậu hiện đại là một phương tiện phổ biến và đầy đủ sự đa dạng.

Bắt đầu những thập niên 1950 cho đến thời hiện tại, tiếp nối trào lưu Kiến trúc hiện đại, Kiến trúc Hậu hiện đại hình thành thành một trào lưu mạnh mẽ và tầm ảnh hưởng lớn trong mọi thời đại kiến trúc. Để mở đầu cho thời kỳ Kiến trúc Hậu hiện đại, tác giả Charkes Jencks đã “khai tử” cho nền Kiến trúc Hiện đại bằng câu nói nổi tiếng như cắm một cây thập tự cáo chung: "Kiến trúc Hiện đại đã chết ở Saint Louis, Missouri ngày 15 tháng 7 năm 1972 vào hồi 15h32". Đó cũng là lời mở đầu cuốn sách "Ngôn ngữ của kiến trúc Hậu hiện đại" của chính ông. Cuốn sách này đã gây tiếng vang lớn trong giới kiến trúc và được tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nó báo hiệu một trào lưu kiến trúc mới ra đời: Kiến trúc Hậu hiện đại.

Nếu Kiến trúc Hiện đại chối bỏ những chi tiết trong kiến trúc được cho là rườm rà, phủ nhận truyền thống, không xem xét đến bối cảnh mà có thể đặt công trình ở bất kỳ môi trường nào, bất kỳ nước nào thì Kiến trúc Hậu hiện đại cho xuất hiện lại các chi tiết trang trí, phát triển thêm tính đa nghĩa của biểu tượng trong kiến trúc, chú ý đến mối quan hệ của kiến trúc đến môi trường, phát huy và hài hòa với tính bản địa của kiến trúc để tạo thành phong cách.

Kiến trúc Hậu hiện đại đề cao tính biểu trưng lịch sử khi hòa trộn những nét thảm mỹ cổ điển với nét thẩm mỹ chủ đạo mang tính quốc tế nhằm đưa đến một cái nhìn chấp nhận và đầy cảm tưởng. Kiến trúc Hậu hiện đại mang tính linh hoạt, thích hợp với mọi môi trường văn hóa, sẳn sàng hòa nhập với tính bản địa để tạo sự hài hòa. Đặt biệt, kiến trúc hậu hiện đại vận dụng tối đa tính ẩn dụ và trừu tượng, đẩy mạnh tính biểu trưng dẫn đến sự tự do thể hiện trong hình thể kiến trúc và nhấn mạnh cách bố trí không gian kiến trúc, đề cao đến trật tự trong kiến trúc, đôi khi đưa đến sự dàn trải không gian, tạo cảm giác một không gian vô hạn, không rõ ràng, thậm chí nhập nhằng với nhau hay chú trọng thể hiện cấu trúc theo hình học sơ cấp và đơn giản nhất mà ở đó người ta dể tìm thấy những khái niệm cổ điển như trục chính hay tâm nhà. Và kiến trúc Hậu hiện đại, luôn khuếch đại tính biểu tượng, biểu trưng, thể hiện chủ nghĩa chiết trung mạnh mẽ và đa dạng một cách triệt để.

2.Những Kiến Trúc Hậu Hiện Đại Tiêu Biểu:

2.1 Tòa nhà Royal College of Physicians thiết kế bởi Denys Lasdun ở Regent Park được cho là công trình Kiến trúc Hậu hiện đại đầu tiên.


Posted Image

2.2 Được xem như là dấu son tiêu biểu cho Kiến trúc Hậu hiện đại, Học viện Nghệ thuật Châu Á Lasalle Sia - College of the Arts, được chọn thay mặt cho phong cách kiến trúc Hậu hiện đại, đề án này đã được giới thiệu tại triển lãm kiến trúc danh tiếng Biennale tại Venice (Ý) năm 2004 và hiện nay công trình được coi là niềm tự hào của Singapure. Lasalle tọa lạc trên con đường Joseph Menally chỉ có số 1 duy nhất tòa nhà Lasalle để bày tỏ lòng kính trọng vị hiệu trưởng đầu tiên Joseph Menally.

Nhóm thiết kế học viện Lasalle là sự kết hợp giữa RSP Architects và Huger Dutton Associates (HDA). Tập đoàn Nhật Bản Takenaka phụ trách xây dựng - HDA từng tham gia cố vấn, thiết kế và xây dựng nhiều công trình nổi tiếng thế giới như Kim tự tháp tại Bảo tàng mỹ thuật Louvre - Paris. Với 6 block chính từ ý tưởng “tan vỡ” của một tảng băng trôi khổng lồ - Lasalle chỉ toàn bằng kính kết hợp với màu đen của nham thạch, xiêu vẹo, quặn vỡ nhưng được nối kết tuyệt vời bởi những cầu nối giữa 6 khối nhà. Khái niệm “Kiến trúc thân thiện” cũng được thể hiện bằng sự rộng mở của không gian, không có cổng trường, khách bộ hành có thể băng qua học xá để qua con đường sau lưng hay trước mặt Lasalle.




Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

2.3 Bảo tàng Milwaukee - “Đôi cánh hải âu quyền năng”, nằm kề bên hồ Michigan, Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee với kiến trúc đặc trưng đã trở thành biểu tượng cho thành phố lớn nhất của tiểu bang Wisconsin. Đây là công trình hoàn chỉnh đầu tiên ở Mỹ và cũng là viện bảo tàng “đầu tay” của kiến trúc sư nổi tiếng người Tây Ban Nha Santiago Calatrava.

Posted Image

Posted Image

Với công trình này, Calatrava đã chứng tỏ được “quyền năng” của kiến trúc, tạo một bước đột phá trong thiết kế kiểu dáng và công năng. Với tổng diện tích toàn bộ là 341.000m2, đây có thể được xem là tác phẩm đỉnh cao của loại hình kiến trúc động ảo, một phong cách Kiến trúc Hậu hiện đại do chính Calatrava khởi xướng từ cuối thế kỷ 20. Bảo tàng từng được tạp chí Condé Nast Traveler đánh giá là một trong những "kỳ quan mới của thế giới Chính thức mở cửa vào tháng 10-2001, trung bình mỗi ngày bảo tàng chào đón hơn 5.000 lượt du khách đến tham quan, cá biệt có những buổi triển lãm lớn, con số này có thể nhảy vọt lên đến 32.000 người ".

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Hàng loạt công trình qui mô lớn mang tính Hậu hiện đại được dựng lên tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc thể hiện sự dứt khoát hướng về cái mới của ngày mai. Những công trình này mang một thông điệp của ý chí vượt xa hơn phương Tây, do đó các công trình thường gắn liền với tên tuổi của các nhà thiết kế hàng đầu thế giới hiện nay.

2.5 Công trình mang dáng dấp của một chiếc tổ chim và thiết kế dựa trên ý tưởng bảo vệ môi trường sinh thái. Sân vận động do hãng Herzog & DeMeuron (Thuỵ Sĩ) từng giành giải thưởng Kiến trúc Pritzker danh tiếng, cộng tác với Arup Sport và nhóm kiến trúc Trung Quốc, thiết kế và thi công. Với kinh phí đầu tư 430 triệu USD, sân vận động có chiều dài 330, rộng 220m, cao 69,2m và được xây dựng trên tổng diện tích là 250.000 m2.

Posted Image

2.6 Nhà hát lớn quốc gia tại Bắc Kinh của kiến trúc sư (KTS) Paul Andrieu, chuyên gia hàng đầu người Pháp, được chọn trong một cuộc thi quốc tế, công trình Kiến trúc Hậu hiện đại này xuất hiện giữa một Bắc Kinh cổ kính đã từng gây nhiều tranh luận sôi nổi.

Được thể hiện là khối bán cầu bằng kính vĩ đại đặt trên một mặt nước vuông nằm ở vị trí trung tâm quảng trường Thiên An Môn. Hình tượng “bầu trời” (thiên) thể hiện qua vòm kính và nền vuông “mặt đất” (địa) là một diện tích mặt nước vuông rộng lớn muốn bật ý niệm “Trời tròn đất vuông” kinh điển. Cái độc đáo của công trình này là lối vào nằm dưới hồ nước, tạo cảm giác toàn khu phức hợp trình diễn nghệ thuật nằm dưới mặt đất. Ba cơ sở chính là nhà hát Kinh kịch trung tâm, phòng hòa nhạc và nhà hát kịch nói được bố trí nằm gọn trong khối “vỏ trứng”, không gian còn lại là nơi giao lưu nghệ thuật.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

(tiếp theo)

2.7 Sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh sắp hoàn tất do KTS hàng đầu về công nghệ cao thế giới người Anh là Norman Foster thiết kế, mang dáng dấp “rồng bay” (phi long). Ông là người mới đoạt giải kiến trúc Pritzker cao quí (tương đương giải Nobel ngành kiến trúc). Nó trông giống hai chữ Y ghép lại, thể hiện hình tượng hai chữ “nhân” (người). Một đầu là nơi đón đưa của các phương tiện vận chuyển trên mặt đất (xe lửa và xe hơi), còn đầu kia là để đón nhận máy bay đến từ các vùng trời khác nhau trên thế giới.

Posted Image

2.8 Trụ sở Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, do KTS thời danh người Hà Lan Rem Koolhaas, từng đoạt giải kiến trúc Pritzker năm 2000, thiết kế. Tháp truyền hình cao 230m gồm hai tháp gắn kết nhau ở phần đế dưới cũng như phần trên đỉnh bằng hai cánh hình chữ V sắp ngược nhau. Ông đã chọn giải pháp thực hiện một lớp vỏ bọc bằng kính bên ngoài, sử dụng vừa làm kệ sách vừa che chắn ánh nắng, đồng thời trang trí màu sắc vui tươi.

Posted Image

Posted Image

2.9 Và một công trình mang tầm tham vọng cao hơn: tòa nhà REN.

Với thiết kế hình chữ "Nhân" (người) đặc biệt, toà nhà REN bao gồm hai toà nhà trong một. Tòa nhà thứ nhất, nhô lên từ mặt nước dành để vận động thân thể và làm một trung tâm văn hóa dưới nước. Tòa nhà thứ hai, mọc lên từ đất liền dành cho hoạt động tinh thần, khai sáng và dùng làm trung tâm hội nghị và bố trí các chỗ họp hành. Lên trên, hai toà nhà gộp lại thành một khách sạn có tới 1.000 phòng và tạo thành hình chữ "nhân" (tiếng Trung Quốc). Được biết REN sẽ có một mái vòm, nơi đó tạo ra một quảng trường để công chúng tụ tập và đây sẽ là khu vực chính của cuộc triển lãm trông ra sông HuangPu. Các kiến trúc sư đã thiết kế quảng trường này không bị mưa ướt nhưng ánh sáng mặt trời vẫn chiếu qua được từ phương Đông vào buổi sáng và từ phương Tây vào buổi chiều.

Tóm lượt: REN - Peoples Building

  • Địa điểm:Khu vực tổ chức triển lãm thế giới, Thượng Hải, Trung Quốc
  • Thời điểm hoàn thành:2010
  • Giá trị đầu tư ước tính: €1,100m (một tỷ một trăm triệu euro)
  • Quy mô: Tòa nhà REN : 50.000m²
  • Các tòa nhà phụ: 500.000m²
Tòa nhà REN được đề xuất làm khách sạn, trung tâm hội nghị và giải trí vào dịp Triển lãm thế giới World Expo tổ chức năm 2010 tại thành phố Thượng Hải.

Posted Image

Posted Image

2.10 Vài công trình kiến trúc tại Việt Nam:

Posted Image

khách sạn 5 sao Lotus – Hoa sen của Tập đoàn Riviera (Nhật Bản).

Với diện tích xây dựng khoảng 4,3 ha, ngay cạnh Trung tâm hội nghị Quốc gia ở xã Mễ Trì, dự án khách sạn Lotus có vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD, với thiết kế gồm 550 phòng sang trọng và dự tính khi hoàn thành sẽ trở thành khách sạn lớn nhất Hà Nội.

2.11 Cao ốc Thuân Kiều Plaza.

Một trong những cao ốc được hình thành sớm nhất của TP HCM, ở một nơi thuộc vị trí thuận lợi và năng động với sức đầu tư lớn.

Posted Image

2.12 Và những công trình Kiến trúc Hậu hiện đại khác…

Posted Image

Posted Image

đi vào kiến trúc dân dụng một cách tự nhiên và vui nhộn.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

3. Cái Nhìn Của Phong thủy Lạc Việt Hình Lý Khí:

Mọi trào lưu nghệ thuật, trào lưu kiến trúc đều dựa trên một lý thuyết, một chủ nghĩa để làm mục đích thể hiện và cái này phủ định cái kia, cái sau phủ nhận cái trước. Riêng Phong thủy Lạc Việt, chỉ dựa trên một lý thuyết duy nhất là Âm Dương Ngũ Hành, lý thuyết thống nhất và bao trùm của người Việt, trường tồn với thời gian, làm kim chỉ Nam đánh giá tính tốt xấu của kiến trúc, xác định sự tương tác tích cực hay tiêu cực của kiến trúc cũng như môi trường lên đối tượng quán xét chủ yếu là con người. Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành nếu được xem là một triết học định hướng tính sáng tạo và thẩm mỹ cho kiến trúc thì vẫn là một cơ sở lý thuyết định hướng thẩm mỹ có tính bao hàm cao, dĩ nhiên nó không phải là một lý thuyết triết lý nhằm làm phương thức thể hiện tư tưởng phản kháng lại thời cuộc hay môi trường mà nó là một phương thức triệt để nhằm một mục đích duy nhất suy xét sự thịnh suy của công trình kiến trúc, sự thành bại của đối tượng tồn tại và chịu sự tác động trực tiếp của kiến trúc đó, đối tượng đó là nhân sinh. Như vậy lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà phương thức ứng dụng của nó là Phong thủy mang một mục đích duy nhất rỏ ràng là phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của nhân sinh, nhắm thẳng đến tính chất duy nhất, quyết định lên nhân sinh là sự tốt xấu và thịnh suy như một tôn chỉ cho sự thể hiện.

Nếu Kiến trúc Hiện đại phủ nhận sự gắn bó với môi trường, sẳn sàng tồn tại độc lập với môi trường thì Kiến trúc Hậu hiện đại đi ngược lại chiều hướng ấy, nó mang tính linh hoạt, thích hợp với mọi môi trường sẳn sàng hòa nhập và hài hòa với môi trường chịu sự tương tác của môi trường, đó là môi trường giới hạn địa lý cụ thể và môi trường văn minh văn hóa của một địa lý cụ thể. Phong thủy có phần như vậy, nhưng cũng khác, không khu biệt trong một môi trường mà thể hiện sự bao trùm của tính tương tác của vũ trụ lên vạn vật, vận dụng tính tương tác đó để xác định xu hướng tồn tại của kiến trúc tạo nên tính vững bền cho kiến trúc, vì vậy nó không phân biệt địa lý hay văn hóa, tiếng nói hay màu da và cũng không thể nói là nó hòa nhập hay thích hợp với môi trường trong khi mà chính bản thân Phong thủy đã thể hiện quy luật tương tác. Một cách rỏ ràng hơn rằng Phong Thủy không khu biệt do tính đặc trưng về văn hóa hay quan niệm kiến trúc của một cộng đồng hay một quốc gia, ngược lại chính bởi tính đặc trưng về kiến trúc của từng khu vực cộng đồng lại chứng minh cho sự tương tác trong phong thủy. Ví dụ, so sánh giữa 2 vùng, một ở cao nguyên Hoàng Thổ ở Trung Quốc, sống trong nhà hầm, đào trong lòng đất và một ở Hồ Nam sống trên nhà sàn thì sẽ thấy rỏ sự tương tác của con người với môi trường thiên nhiên rỏ ràng khác nhau. Phương pháp phong thủy chỉ quan tâm mối quan hệ tương tác giữa nhân sinh với kiến trúc và với môi trường xung quanh trải dài đến xa thẩm của vũ trụ để đi đến một hiệu quả của sự quán xét được gọi là vận mệnh.

Điều nổi bật ở Kiến trúc Hậu hiện đại là tính biểu trưng, biểu tượng trong kiến trúc. Có thể chính bởi tính chất này mà Kiến trúc Hậu hiện đại mang lại sự tự do trong sáng tạo và là nguồn khơi gợi cho sự thể hiện các ý tượng sáng tạo vượt qua mọi rào chắn của những tiêu chuẩn, quy định của Kiến trúc truyền thống hay cổ điển và vượt qua mọi sự khác biệt về quan niệm kiến trúc theo từng văn hóa vùng miền để đi đến sự tự do thể hiện sức mạnh tư duy thông qua những hình tượng kiến trúc. Bởi vậy sự đa dạng đến nỗi phức tạp hay kỳ dị về hình thức trong các mô hình Kiến trú Hậu hiện đại là vô vàng. Chính bởi đặc điểm này mà sự quán xét của Phong thủy Lạc Việt lên các mô hình Kiến trúc Hậu hiện đại được thể hiện một cách linh hoạt, phong phú, ưu việt và giầu tính tưởng tượng phóng khoán để đi đến sự nhận định tốt xấu của công trình kiến trúc. Mỗi một kiểu mô hình kiến trúc được tạo ra đều mang tính hình tượng và ý nghĩa biểu trưng nhằm diễn tả ý tưởng chủ đạo, nội dung nhắm đến theo một hệ tư tưởng sẳn có, được gọi là phong cách và dừng lại ở đó với ý nghĩa biểu trưng được thỏa mãn, công năng sử dụng được giải quyết, yếu tố thẩm mỹ được công nhận theo một phạm trù, thì hơn nữa, chính tính mình tượng và biểu trưng đó lại là cơ sở cho sự suy xét tốt xấu thành bại cho mỗi kiến trúc cụ thể dựa trên một hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngủ Hành mà phương pháp vận dụng của nó là Hình Lý Khí. Có thể nói Hình Lý Khí là phương pháp quán xét hay đánh giá hoàn toàn phù hợp đối với kiến trúc Hậu hiện đại thông qua tính biểu trưng, tính hình tượng của mô hình kiến trúc nhằm tiên lượng sự tốt xấu của công trình trong sự tương quan đa chiều.

4. Vậy Hình Lý Khí là gì?

Giả thích cho phạm trù này, nhất thiết phải quay về sự giải thích Khởi nguyên vũ trụ bằng lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, lý thuyết thống nhất vũ trụ mà chủ nhân đích thực là giống nòi Rồng Tiên Bách Việt với nền văn hiến 5000 năm, một thời rực rỡ dãy phía Nam sông Dương Tử.

Con người đang tồn tại trong thực tại Hậu Thiên so với thể bản nguyên của vũ trụ gọi là Thái Cực. Một trạng thái vô định của không không gian, không thời gian, không cực lớn cũng không cực nhỏ, nói nhanh cũng không nhanh nói chậm cũng không chậm, không có cái không để nói tới cái có, không sáng không tối, không có sự phân biệt nên không thể dùng mọi danh từ để nói về nó, chẳng có đối đãi, viên mãn trong giây 0 tuyệt đối. Và nếu trạng thái này vẫn giữ nguyên như thế thì không có con người và vạn vật tồn tại trong thế giới như ngày nay, vì vậy Thái Cực viên mãn trong trạng thái tuyệt đối đến một lúc nào đó đã xuất hiện một trạng thái đối đãi tương đối có sau so với nó. Cái đối đãi có sau gọi là Âm – ngay từ khởi nguyên vũ trụ và như vậy cái tuyệt đối – Thái Cực có trước sinh ra cái tương đối có sau thì Thái Cực trở thành Dương. Vậy là hai khí Âm Dương xuất hiện, khí Dương nhẹ trong thì bay lên, khí Âm nặng đục thì rớt xuống tụ lại thành hình. Vạn vật cứ tiếp nối trùng trùng duyên khởi. Phong thủy Lạc Việt Hình Lý Khí vận dụng nguyên lý cho rằng khí tụ thành hình, hình nào khí đó, có hình là có khí để xác định sự thịnh suy, thành bại của vạn vật.

“Hình nào khí đó” được xác định như một định đề. Khi vật chất tụ thành hình với muôn ngàn hình tượng thì bản thân nó đã có khí. Theo như định nghĩa về Khí trong Phong thủy Lạc Việt của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì

“Khí” là một dạng tồn tại của vật chất, được hình thành bởi sự tương tác của các vật thể và chịu sự chi phối bởi sự tồn tại của các vật thể, đồng thời tác động lên các vật thể ấy.

Như vậy "khí" ở đây không phải là không khí, ánh sáng, gió, nước…và mọi vật khi có hình thì đã có khí. Cũng như trong Đông Y, khái niệm “khí” không chỉ đến huyết, dịch, hiệu điện thế nhân thể hay năng lượng tỏa ra thành nhiệt lượng cơ thể mà đó là phản ánh một thực tại tương tác tế vi, nếu là Tiểu vũ trụ con người thì ngay trong chính nó, nếu là Đại vũ trụ vô cùng tận thì trong chính sự tương tác của vũ trụ này. Có hình là có khí, không thể tách rời và “Lý” được xem như phát ngôn của chiều tương tác “Hình Khí” đưa đến một sự nhận định tốt xấu. Vì vậy Hình Lý Khí nếu được xem là tiêu chí duy nhất để đi đến sự nhận định mang tính vận mệnh thì chính tiêu chí đó tự phản ánh một quy luật khách quan vượt lên trên những tiêu chí mang tính duy thức hay chủ nghĩa nhất thời mà giá trị nhận định tính nghệ thuật hay tính hình tượng dựa trên kinh nghiệm luôn thay đổi theo chiều vận động của xã hội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

(tiếp theo)

5. Nhận xét theo quan niệm Hình Lý Khí đối với một số kiểu kiến trúc hay công trình:

5.1 Tòa nhà Royal College of Physicians

Posted Image

Tòa nhà Royal College of Physicians thiết kế bởi Denys Lasdun ở Regent Park được cho là công trình Kiến trúc Hậu hiện đại đầu tiên, nếu xét trên cái nhìn Hình Lý Khí thì sẽ được miêu tả như hình tượng miệng một con cá sấu đang hả miệng nhưng lại bị chống bởi ba cây gậy và nếu xét sự vững chãi của tòa nhà theo cảm quan thì công trình tỏ ra bị mất cân đối ngay phần đầu, hai khối kiến trúc trắng phía trên như hai miếng phô mai để chênh venh trên một nền và được chống chỏi bằng ba que tăm bé tí. Một hình tượng đầy khó khăn hay trở ngại.

5.2 Học viện Nghệ thuật Châu Á Lasalle

Posted Image

Posted Image

Học viện Nghệ thuật Châu Á Lasalle Sia - College of the Arts tại Singapore, được chọn thay mặt cho phong cách kiến trúc Hậu hiện đại. Ý tưởng xây dựng một cộng trình từ hình tượng của sự “tan vỡ” của một tảng băng trôi khổng lồ đã là một hình tượng mang ý nghĩa không tốt trong phong thủy. Nếu theo chiều cảm quan khác trên tổng thể mô hình thì kiến trúc như một khung cảnh của một góc chiến địa với 3 tường chắn và những lổ châu mai, những khe núi để luồn lách ẩn mình và những đường chiến hào dọc ngang phía sau. Hoặc cũng có thể hình dung kiến trúc như một con hổ bị nhốt trong tường đá và bị căng ra tư phía để lột da và cuối cùng là mảnh da căng dưới đất. đi vào phần bên trong của công trình thì kết cấu toàn bằng kính với những khu đà một màu đen của nham thạch, kết cấu xiêu vẹo tạo cảm quan thiếu sự vững chắc, tuy vạm vỡ và được nối kết bởi những cầu nối giữa 6 khối nhà, nhưng cũng thấy vẽ trống trãi và hình tượng “lộ xương” bên trong, hơn nữa cũng vì việc thể hiện bằng sự rộng mở của không gian, không có cổng trường, các lối đi thông suốt tạo nên những cách của sự thoái khí. Xét tổng thể hình tượng và kết cấu thì học viện Lasalle thì công trình này mang hình tượng âm khí nặng nề và dương khí suy thoái. Ý nghĩa và cũng như hình tượng cấu trúc đều dẫn đến nhưng ý nghĩa không tích cực và như vậy xét theo quan niệm Hinh lý Khí trong Phong Thủy lạc Việt thì tất nhiên cũng không thuộc cách tốt.

5.3Công trình Bảo tàng Milwaukee

Posted Image

Công trình Bảo tàng Milwaukee - “Đôi cánh hải âu quyền năng”, nằm kề bên hồ Michigan, được cho rằng đã tạo một bước đột phá trong thiết kế kiểu dáng và công năng và được xem là tác phẩm đỉnh cao của loại hình kiến trúc động ảo, một phong cách Kiến trúc Hậu hiện đại do chính Calatrava khởi xướng từ cuối thế kỷ 20, đem lại thành công lớn và là biểu tương cho tiểu bang Wisconsin. Công trình bằng kiến trúc động ảo với đôi cánh bay lên là một hình tương đẹp mang ý nghĩa đẹp và cũng do sự vận động của đôi cánh nên đây là một công trình duy nhất tự tạo được dương khí chế ngự được phần âm khí và sát khí nặng nề của tổng thể kiến trúc lộ cốt bên trong và hình tượng lối vào như hàm cá mập hả họng nuốt chửng mọi thứ.

5.4 Sân Vận Động Bắc Kinh.

Posted Image

Đây là một công trình điển hình cho hình tượng “lộ cốt” (trơ xương) mà Phong thủy Lạc Việt thường đề cập. Một hình tượng hoàn toàn xấu về mặt hình thể kiến trúc theo quan niêm phong thủy. Có lẽ vì thế báo chí thường đề cập đến sân động tổ chim này thường gọi nôm na là “cái bát trống rỗng”. Nếu nhìn với một cảm quan khác thì công trình như chiếc nón chẳng những thủng ở đỉnh đầu mà còn bị rách bươn hay có đường chỉ vá chằn vá đụp. Công trình này lúc đầu gây được sự chú ý của dư luận và công chúng cả nước, thu hút khách tham quan, nhưng sau đó và cho đến nay lượng khách tham đã không được như mong muốn của nước chủ nhà tưởng tượng và hy vọng như ban đầu.

“Sân vận động Tổ chim - với chi phí xây dựng 450 triệu USD - giờ cần đến 15 triệu USD bảo trì hàng năm. Tuy nhiên, nguồn thu duy nhất là từ khách du lịch, với 9 USD/người cho mỗi lần vào chụp ảnh chiếc "bát" trống rỗng. Số du khách tới đây đã giảm từ 80.000 người/ngày trong tháng 10/2008 xuống chỉ còn 10.000 vào tuần cuối tháng 3.

Với tình trạng này, các nhà chức trách ở Bắc Kinh khó có thể đạt được doanh thu 30 triệu USD/năm như mục tiêu đã đề ra đối với sân vận động này.” Trích báo điện tử baomoi.com (11/4/2009)

5.5 Nhà hát lớn quốc gia tại Bắc Kinh

Posted Image

Nhà hát lớn quốc gia tại Bắc Kinh của kiến trúc sư (KTS) Paul Andrieu, chuyên gia hàng đầu người Pháp, được chọn trong một cuộc thi quốc tế, công trình Kiến trúc Hậu hiện đại được thể hiện là khối bán cầu bằng kính vĩ đại đặt trên một mặt nước vuông nằm ở vị trí trung tâm quảng trường Thiên An Môn. Công trình muốn thể hiện ý tưởng “trời tròn đất vuông”, nhưng trên thực tế mô hình kiến trúc lại dẫn đến một cảm quam khác. Toàn bộ phần vuông thể hiện là đất lại được thiết kế thành thủy, phần công trình tròn ở giữa dẫn đến hình tượng như một đĩa bay bị nạn ngập dần trong nước hay bị mắc cạn và người phương Tây thì gọi công trình này tên là “The Egg”, tức là quả trứng chim, nhưng tiếc thay quả trứng này lại bị úng ngập trong nước hay cũng có thể liên tưởng như một trứng trứng khủng long bị úng trong vũng nước tù. Do thiết kế mái vòm trong suốt và nước xung quanh, nên công trình mang nét vượng của dương khí phù hợp với những nơi mang tính chất cộng đồng hay hoạt động văn hóa nghệ thuật, nhưng tổng thể hình tượng lại không thể hiện được ý nghĩa tích cực nên sự phát triển cũng hay mong muốn hiệu quả cho nhiều lợi ích khác chắc hẳn cũng hạn chế hay trì trệ, bởi hình tượng một quả trứng trong nước không dẫn đến sự hình thành một sự sống hay sự phát triển.

5.6 Sân bay quốc tế Bắc Kinh

Posted Image

Posted Image

“Một biểu tượng mới của Bắc Kinh-Sân bay quốc tế thủ đô với hệ mái vòm không gian lớn được lấy ý tưởng từ hình ảnh Rồng bay…”. Đó là miêu tả của báo giới cho một hình tượng. Phong thủy Hình Lý Khí cũng có cái nhìn tương đồng và sâu sắc hơn, nghĩa là một con rồng với thân bị đoạn thành ba khúc. Nhìn dưới góc độ khác, tổng thể công trình như một bộ xương cá bị đứt đoạn hay một ngọn “thiết hỏa trường thương” bị đứt khúc. Bản thân công trình như thể một cách vô tình tạo ra sát khí cho môi trương xung quanh và chính tính hình tượng của công trình đã tạo nên một trường khí xấu có tác động đến vận mệnh của công trình và sự tồn tại và phát triển của công trình sẽ như thế nào thì còn dựa trên nhiều tiêu chí quán xét khác của Phong thủy Lạc Việt.

Tuy vậy theo website của tạp chí Forbes cho rằng sân bay quốc tế Bắc Kinh là tồi tệ thứ nhì thế giới, xét về chuyện muộn chuyến.

Sân bay Bắc Kinh cay mũi vì bị dán nhãn 'dở ẹc'

Thành phố chủ nhà của Olympic 2008 bực bội phản bác thông tin trên website của tạp chí Forbes cho rằng sân bay quốc tế Bắc Kinh là tồi tệ thứ nhì thế giới, xét về chuyện muộn chuyến.

Tổng giám đốc sân bay Dong Zhiyi cho biết các số liệu chính thức của họ cho thấy 86,28% số chuyến cất cánh từ đây đúng giờ, cao hơn nhiều so với mức mà Forbes nêu ra là 33%.

Trên trang web của mình, tạp chí Mỹ viết: "Tại sân bay quốc tế ở thủ đô Bắc Kinh - nơi đang mở rộng để đón Olympic mùa hè tới, chỉ 33% số chuyến bay cất cánh đúng giờ năm 2007. Sân bay này chỉ kém Brasilia một bậc xét về mức độ tồi về chuyện muộn chuyến".

Forbes đã khảo sát hơn 100 sân bay, lấy số liệu từ FlightStats - một cơ quan chuyên theo dõi thông tin về các chuyến bay. Các sân bay được khảo sát đều thuộc loại có thể phục vụ ít nhất 10 triệu hành khách trong năm 2006 trở lên.

Ông Dong nói sân bay Bắc Kinh không đáng bị xếp hạng xấu thế. Theo con số mà ông đưa ra, thì sân bay của thành phố này tốt hơn nhiều so với ga hàng không tệ nhất châu Âu - Charles de Gaulle - với 50% số chuyến đúng giờ. Tuy thế, nó vẫn phải ngượng ngùng trước sân bay Osaka Itami của Nhật, với 97% đúng giờ.

Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện hạ tầng các sân bay để chuẩn bị đón lượng khách dự kiến sẽ tăng vọt trong hè này. Tuy thế hành khách vẫn thường phải chờ hàng giờ ở nhà chờ và chỗ lấy hành lý. Nhà chức trách cũng ra một loạt quy định nhằm buộc các hãng hàng không và nhà ga phục vụ hành khách tốt hơn.

Sân bay Bắc Kinh đã phục vụ hơn 50 triệu khách trong năm ngoái, sẽ mở thêm cổng thứ ba vào cuối tháng hai này.

T. Huyền (theo Reuters)

5.7 Trụ sở truyền hình Bắc Kinh, Trung Quốc (CCTV)

Posted Image

Ảnh chụp trụ sở mới của CCTV (trái) và tòa nhà khách sạn Mandarin Oriental sau khi bị cháy - Ảnh: AFP

Công trình được xây dựng theo hình thế hai chữ V ngược nhau. Toàn bộ công trình đều phạm cách “lộ cốt” (trơ xương), nếu liên tưởng đến một cái rọ thì đây là cái rọ bắt cá hình ống vuông. Khối kiến trúc tạo ra cảm giác mất cân bằng như có xu hướng đổ ập về phía trước. Thông thường hình dạng lộ cốt thể hện cho một kết cuộc không mấy tốt đẹp, báo trước sự thất bại và những khó khăn bất ngờ, những biến cố têu cực hay có hại cho công trình đó, nghĩa là những ai tồn tại trong công trình trình đó đều phải chịu sự tương tác có trường khí tiêu cực.

Và đây là thông tin liên quan đến TTCV:

Trích từ nguồn: www.baomoi.com

Một cán bộ đài CCTV bị bắt trong vụ cháy KS Mandarin Oriental

TTO - Cảnh sát Bắc Kinh ngày 12-2 cho biết đã bắt giữ một nhân viên cấp cao của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và 11 người khác do có liên quan đến vụ đốt pháo hoa bất hợp pháp làm cháy khách sạn Mandarin Oriental.

Trong số những người bị bắt, còn có Xu Wei, 50 tuổi, phụ trách xây dựng trụ sở mới cho CCTV, nằm cách khách sạn Mandarin Oriental khoảng 200m.

Trong khi đó, dẫn nguồn tin cảnh sát, Tân hoa xã cho hay ba nhân viên khác của CCTV và 8 người nữa cũng đã bị tạm giữ, tuy nhiên không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Vụ cháy lớn tối 9-2 đã thiêu hủy gần như toàn bộ tòa nhà khách sạn Mandarin Oriental, dự kiến sẽ là một trong những khách sạn hạng sang bậc nhất Bắc Kinh, khiến một nhân viên cứu hỏa thiệt mạng và bảy người khác bị thương.

Tranh Cãi Về Logo của CCTV

Nguồn: www.xaluan.com

Một cuộc tranh cãi đang nổi lên khắp Trung Quốc sau khi một quan chức cấp cao yêu cầu Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phải thay đổi logo đã được CCTV sử dụng từ 30 năm qua vì nó phá vỡ nhiều nguyên tắc trong bộ luật của nước này.

Wang Dengfeng, Vụ trưởng Vụ ứng dụng và Quản lý Ngôn ngữ tiếng Trung, cho rằng những logo mà 20 đài truyền hình, trong đó có 12 kênh của CCTV, “đang vi phạm nhiều quy tắc, do đó cần phải được thay đổi”.

Các logo này hoặc là dùng tiếng Anh viết tắt hoặc là sự hòa trộn của tiếng Anh và tiếng Trung. Luật về Ngôn ngữ viết và nói tiếng Trung được ban hành hồi tháng 1/2001 quy định rõ các logo điện ảnh và truyền hình nhất thiết phải mang ngôn ngữ cơ bản của Trung Quốc, tức là tiếng Quan thoại. "Ngôn ngữ được sử dụng trên các logo truyền hình nên tuân theo luật để quảng bá văn hóa quốc gia", tờ Beijing Times trích đăng lời ông Wang.

Nhưng một quan chức của CCTV cho rằng, đài truyền hình đang sử dụng logo rất dễ nhận biết và biểu tượng đó đã quen thuộc với khán giả từ hàng chục năm qua, thế nên “sẽ khó khăn nếu thay đổi” và “logo này sẽ chỉ được thay đổi nếu như các nhà chức trách cấp cao hơn thấy cần thiết phải làm như vậy”.

Ông Jiang Zhipei, nguyên Chánh án của Tòa án Nhân dân Tối cao, cũng nhận thấy logo của CCTV không cần phải thay đổi. “Đài truyền hình Trung ương đã sử dụng nó trong 30 năm và bộ luật được ban hành sau đó rất lâu. Nhiều logo truyền hình, trong đó có cùa CCTV, có những giá trị thị trường nhất định. Nếu không được phép sử dụng thì các logo đó sẽ bị mất đi giá trị mà chúng đã tạo nên”.

Tuy nhiên, có nhiều người lại ủng hộ việc thay đổi logo. Một cư dân mạng có nickname là Minshanxue viết rằng: “Là một đài truyền hình Quốc gia thì logo nên dùng hoàn toàn tiếng Trung vì nó ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia”.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc được thành lập vào năm 1958 và tên viết tắt tiếng Anh là CCTV được sử dụng từ năm 1978.

5.8 Tòa nhà REN:

Posted Image

Tòa nhà REN được đề xuất làm khách sạn, trung tâm hội nghị và giải trí vào dịp Triển lãm thế giới World Expo tổ chức năm 2010 tại thành phố Thượng Hải. Đây là một công trình tầm cỡ của Trung Quốc. Công trình này cũng được nhà thiết kế cố giải thích theo hình tượng Ngũ Hành trong nguyên lý học thuật cổ đông phương ở mọi góc độ nhìn. Tuy vậy những giải thích hay gợi ý đó không thật sự phù hợp với cai nhìn Hình Lý Khí. Tổng thể công trình như một nửa dưới con người bị dựng thành bia đỡ đạn với hậu quả là trên thân hằng lên những vết lổ chổ của vết tích bị đạn băm và thân thể bị kiệt lực với đôi chân không đứng nỗi, chuẩn bị ngập sâu và chìm dần trong biển nước. Có thể nhìn ở một cảm quan khác thì công trình như một mảnh vải bị xé toạc ra làm đôi. Một mảnh vải cũ rách loan lỗ. vì vậy đậy cũng là một hình tượng mang khí vận không mấy khả quan cho một công trình được trù tính là nơi vui chơi giải trí, trung tâm hội nghị hay khách sạn cao cấp trong tương lai.

5.9 Khách sạn 5 sao Lotus – Hoa sen của Tập đoàn Riviera (Nhật Bản), tại Mễ Trì.

Posted Image

Công trình khách sạn 5 sao Lotus tại Mễ Trì là sự hoài vọng của các chủ đầu tư. Nhưng với một Hình Lý Khí tiêu cực, ngay từ đầu tiến độ đầu tư và hiện quả kinh doanh đã có nhiều trắc trở. Tổng thể công trình được thể hiện theo phong cách Hậu hiện đại, nhưng bằng cái nhìn cảm quan Hình Lý Khí trong Phong thủy Lạc Việt thì đây như hình tượng của một đoàn xa lửa với những toa tàu bị chìm trong biển cả hay có thể liên tưởng đến một hình tượng rỏ hơn, như một cổ quan tài bị chìm trong biển nước. Và dù cho nhìn ở cảm quan nào hay dù là hình tượng đơn giản nhất với mái nhà lượn sóng hình tượng của thủy và khối công trình bên trong vuông dài tượng hình Mộc thì mộc này bị chìm ngập trong nước cũng đã thể hiện tính xấu trong ý nghĩa của Ngũ Hành.

Và hiệu quả của nó được kiểm chứng qua các thông tin liên quan sau:

Công ty CP phát triển Đô thị Kinh Bắc sẽ là chủ đầu tư dự án khách sạn Hoa Sen

Theo Kinh tế đô thị - 23/10/2009

KTĐT - Chiều ngày 21/10, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Tổng công ty CP XNK Xây dựng VN (Vinaconex) và Công ty Sản xuất thương mại và xây dựng Thiên Thanh đã xin rút lui khỏi dự án khách sạn 5 sao Lotus (Hoa Sen).

Như vậy, chỉ còn lại Công ty CP phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) là nhà đầu tư duy nhất được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội lựa chọn để trình UBND Thành phố Hà Nội quyết định.

Dự án khách sạn Hoa Sen (cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội) có diện tích khoảng 4,3 ha với thiết kế gồm 550 phòng sang trọng. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 500 triệu USD. Đây là dự án khách sạn lớn nhất tại Hà Nội.

Theo yêu cầu của thành phố Hà Nội, nhà đầu tư cần phải chứng minh được tài chính. Cụ thể, phải nộp bảo lãnh thực hiện dự án bằng 10% tổng mức đầu tư (25 triệu USD) trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được quyết định lựa chọn chủ đầu tư; 30 ngày sau khi nhận giấy chứng nhận đầu tư - chủ đầu tư nộp 5,5 triệu USD tiền ủng hộ không hoàn lại cho ngân sách TP Hà Nội.

Trước đó, Tổng công ty CP Kinh Bắc đã làm việc với nhà đầu tư Nhật Bản để nhận lại tài liệu thiết kế và các tài liệu liên quan và có nhiều cam kết trong đó có cam kết về nộp ngay tiền bảo lãnh và tiền thuê đất.

Đây là dự án qui mô đầu tư lớn, thuộc lĩnh vực Thành phố chủ trương khuyến khích kêu gọi đầu tư, thuộc danh mục đăng ký khuyến khích hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, có vị trí thuận lợi, giá trị thương mại cao vào bậc nhất hiện nay tại khu vực cửa ngõ phía Tây vào trung tâm Thủ đô - nếu trì hoãn lâu không triển khai sẽ lãng phí tài nguyên đất đai.

V.B

5.10 Tòa nhà Thuận Kiều Plaza.

Posted Image

Tọa lạc ngay trung tâm quận 5 Tp HCM, nơi hoạt động kinh tế nặng động và sầm uất nhất Sài Gòn. Vậy mà cho đến hiện nay, các hoạt động nơi đây đều kém hiệu quả. Riêng đa phần các căn hộ của ba tòa nhà đều như bỏ hoang. Tổng thể công trình như hình ảnh con tàu Titanic nổi tiếng với 3 cột khối tàu quá khổ cao vút và con tàu bị cắt đôi bởi con đường băng ngang ngay đoạn giữa thân tàu. Ba ống khói lớn hơn tổng thể thân tàu thể hiện sự mất cân đối, lại thêm con đường cắt ngang thân thể hiện một hình tượng không mấy tốt đẹp. Nếu nhìn bằng một cảm quan khác, ba tòa nhà như ba nén nhang to tướng cắm trên mộ bia. Mặt khác nếu chỉ xét riêng ba tòa nhà thì hình thể cả ba đều thuộc cách xấu, vì không những khuyết góc mà còn bị phạm vẻ góc cạnh xương xẩu. Ba khối công trình lớn ở giữa cân đối với khối công trình nằm ngang có hai đầu nhô tạo cách “ Nhị quỷ đài kiện” (hai con quỷ chửi nhau). Và khi nhìn bên trong tòa nhà thì một lối chi chính ở giữa giao với các lối đi ngang tạo thế “Bại hổ phân thây” ( như con hổ bị căn ra lột da xẻo thịt). Hoặc có thể tưởng tượng được hình ảnh của ba mũi khoan khoan vào một khối bê tông giữa chừng bị đứt đoạn và dính chặt. Tóm lại, đây là một công trình còn có khá nhiều yếu tố khác và nhiều điểm khác thất bại về mặt phong thủy.

5.11 Dự án cao ốc văn phòng - trung tâm thương mại - căn hộ cao cấp tại 289 Trần Hưng Đạo, Quận 1.

Posted Image

Posted Image

Đây là một công trình dân dụng tư nhân, theo dự án sẽ khởi công vào ngày 1/11/2009. hình thể công trình mang phong cách Hậu hiện đại thể hiện một ý tưởng táo bạo và lạ lẫm trong hình tượng kiến trúc. Hai khối kiến trúc hình tam giác chồng lên nhau thuộc hỏa hình thể hiện một ý chí mạnh mẽ muốn đạt được mọi thành quả trong kinh doanh khi công trình này hoàn tất. Hai khối tam giác chồng lên nhau thành hình ảnh như một cây búa hay lưỡi rìu với đầu rìu bên trên chém về một hướng hể hiện ý chí san bằng mọi thử thách và cản trở trên bước đường kinh doanh, vô hình trung tạo một luồng sát khí đủ lớn và đủ mạnh làm phương hại cho môi trường phong thủy mà hướng lưỡi rìu này chém tới, chứng tỏ một tinh thần độc đoán và ít khi tạo được sự thân thiện với môi trường xung quanh hay những đối tác xung quanh. Hơn nữa, tổng thể khối kiến trúc tạo một cảm quan mất thăng bằng khi phần dưới, tầng trệt, không thể hiện được sự vững chãi với cấu trúc chênh vênh. Và nhìn như thế nào đi chăng nữa thì khối kiến trúc cũng phạm phải cách “lộ cốt” giơ xương trên toàn diện công trình thể hiện những gian truân có thể đưa đến một thất bại nặng nề khi khí vận xấu phát tác. Nếu xét với một cảm quan nhẹ nhàn hơn thì khối công trình như hai phần bánh bông lan hay hai phần phô mai bị chuột gậm được xếp chồng lênh nhau rất chênh vênh. Đây là sự phân tích các yếu tố xấu đối với bản thân công trình, nhưng đều nguy hại không kém là chính hình tượng công trình tạo một trường sát khí lớn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh mà khí sát của công trình này hướng tới.

6. Tạm kết

Qua những nhận định và phân tích trên theo quan niệm Hình Lý Khí trong Phong Thủy Lạc Việt, cho thấy rằng sự thể hiện bằng hình tượng của công trình kiến trúc mang yếu tố của tính dự báo cho xu hướng tồn tại của thực thể đó trong không thời gian và sự đo lường về mức độ nhanh chậm nặng nhẹ của tương tác còn phải dựa trên những yếu tố khác của phong thủy. Cho dù có sự nghi ngờ về tính xác thực cũng như phương pháp luận của Hình Lý Khí so với các trường phái khoa học thực nghiệm hay thí nghiệm thì tính vận mệnh được quán xét trên đối tượng tương tác theo lý “hình nào khí đó” vẫn tồn tại theo quy luật khách quan. Trong khi kiến trúc Hậu hiện đại xem tính hình tượng chỉ như sự thể hiện ý tưởng trong thiết kế kiến trúc để thỏa mãn tính sáng tạo, thỏa mãn tiêu chí gọi là phong cách và dừng lại ở mục đích này thì quan niệm Hình Lý Khí luôn xét đến ý nghĩa đó có mang lại ý nghĩa tích cực hay không và hình tượng đó có tạo ra khí vận xấu hay không đó là tiêu chí hàng đầu cũng như mục đích cuối cùng khi tư duy hình tượng. Bởi vậy hình khí mang ý nghĩa quan trọng trong kiến trúc, vì đây là một trong những yếu tố tạo nên tiêu chí gọi là Tốt, cát tường trong phong thủy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

(tiếp theo)

II. CÁI NHÌN PHONG THỦY LẠC VIỆT VỀ KÍNH TRONG KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI CỦA ĐỨC

1.Trào Lưu Phát Triển và Phong Cách Kiến Trúc Bằng Kính.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trào lưu kiến trúc hiện đại ở các nước Châu Âu được khai sinh và bùng nổ, mở ra một “kỷ nguyên mới” đoạn tuyệt với kiến trúc truyền thống cổ điển với nhiều chi tiết rườm rà với những quy định chặt chẽ về không gian kiến trúc, đưa kiến trúc nhân loại tiến đến một bước phát triển mới. Trào lưu kiến trúc hiện đại có thể được xem là luồng sinh khí mới tạo điệu kiện cho tư duy sáng tạo kiến trúc được bay bổng và tự do hơn về khả năng sáng tạo những giải pháp hữu hiệu về mặt không gian kiến trúc, khai thác tối đa về phương pháp sử dụng vật liệu, biện pháp thi công, đa dạng trong quan điểm thẩm mỹ, khởi sướng một một kỷ nguyên rực rở của kiến trúc hiện đại vào những thập niên đầu của thế kỷ XX.

Giữa những sự đa dạng về loại hình kiến trúc của trào lưu Kiến trúc hiện đại thì vật liệu kiến trúc cũng được đưa lên thành đối tượng chính quyết định cả về cấu trúc, xây dựng, thẩm mỹ và biểu tượng. Đó là những công trình như Tháp Eiffel do hai kiến trúc sư Koechlin và Nouguier thiết kế, Biệt Thư Gạch Đỏ (The Red House) của Phillip Wedd thiết kế, Cung Thủy Tinh (Crystal Palace) ở Hyde Park, (London, Anh) năm 1851 do Joseph Paxton thiết kế, Trường Bauhaus, Đức do KTS Walter Gropius thiết kế, Biệt thự Savoye ở Poissy, Pháp- Le Corbusier thiết kế, Toà nhà Quốc hội của Brasil do Oscar Niemayer thiết kế…đã tạo nên những ấn tượng đậm nét, đầy tính cách và tạo ảnh hưởng mạnh mẽ trong trào lưu kiến trúc thế giới.

Posted Image

Tháp Eiffel xây dựng năm 1889

Posted Image

Biệt thự Gạch đỏ (The Red House)

Posted Image

Cung Thuỷ Tinh (Crystal Palace)

Posted Image

Biệt thự Savoye ở Poissy, Pháp- Le Corbusier

Posted Image

Trường Bauhaus, Đức do KTS Walter Gropius thiết kế

Posted Image

Toà nhà Quốc hội của Brasil do Oscar Niemayer thiết kế

Và sự ảnh hưởng lang tỏa đó tạo hứng khởi sáng tạo kiến trúc cho việc vận dụng vật liệu bằng kính trong kiến trúc hiện đại, một phong cách kiến trúc mới tại Đức. Kính được dùng làm vật liệu phổ biến trong phong cách kiến trúc hiện đại tại một quốc gia công nghiệp với những nét vừa lạ lẫm vừa hoàng tráng, xuất hiện rất nhiều cao ốc văn phòng với kết cấu thép và kính gần như trong suốt. Nhìn từ bên ngoài, có thể thấy rõ sự đi lại, hoạt động, của các nhân viên của từng con người trong tòa nhà.

2. Những kiến trúc tiêu biểu:

Mái vòm bằng kính của toà nhà quốc hội Đức (Reichstag). Đây là tác phẩm của kiến trúc sư Anh, Norman Foster, có chiều cao 23,5 m, làm từ 800 tấn thép và 3.000 m2 kính. Bên trong mái vòm còn có 360 tấm gương để phản chiếu ánh sáng tự nhiên vào phòng họp chính. Người dân có thể tự do leo lên thăm mái vòm và theo dõi các nghị sĩ họp bên dưới:

Posted Image Reduced: 98% of original size [ 583 x 843 ] - Click to view full imagePosted Image

Bahn Tower, trụ sở hiện đại của hãng đường sắt Đức Deutsche Bahn trên Quảng trường Potsdamerplatz ở Berlin. Toà nhà có kết cấu bằng thép và kính cao 94 m với 26 tầng được khánh thành vào năm 2000. Cao ốc văn phòng có hình tam giác trong suốt này là một trong những biểu tượng của Berlin hiện đại:

Posted Image

Một góc của quần thể hiện đại Sony Center bao gồm cả tháp Bahn Tower. Tổ hợp do kiến trúc sư Helmut Jahn thiết kế có trị giá xây dựng 800 triệu USD gồm nhiều cửa hiệu, nhà hàng, văn phòng, trung tâm hội nghị, khách sạn, rạp chiếu phim và cả bảo tàng về điện ảnh. Toàn bộ phần bên trong tổ hợp này được hỗ trợ Wi-Fi miễn phí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

(tiếp theo)

Posted Image

Bên trong các toà nhà có kết cấu bằng kính và thép ở Đức, các kiến trúc sư luôn chú ý đến các khoảng cây xanh, nhằm tạo cảm giác thư thái và cố gắng giảm bớt tính “lạnh” của chất liệu kính. Ảnh chụp bên trong tổ hợp Sony Center ở Berlin:

Posted Image

Toà nhà bằng kính mang tên Pei-Bau là phần mở rộng của Bảo tàng Lịch sử Đức, được thực hiện theo ý tưởng của kiến trúc sư mang hai dòng máu Mỹ-Trung I.M.Pei, tác giả toà kim tự tháp bằng kính ở bảo tàng Louvre Paris. Công trình có phần cầu thang cuốn trong suốt này là nơi diễn ra các triển lãm đương đại của bảo tàng:

Posted Image

Nhà ga chính của Berlin được đưa vào sử dụng toàn bộ hai ngày trước lễ khai mạc World Cup năm 2006. Công trình có dáng vẻ hiện đại với kết cấu kính và thép này cũng là nhà ga đường sắt lớn nhất châu Âu, mỗi ngày đón 1.800 lượt tàu và khoảng 350.000 hành khách. Đây là đồ án đoạt giải nhất trong cuộc thi tìm thiết kế nhà ga của nhóm kiến trúc sư Gerkan, Marg và Partners đến từ Hamburg:

Posted Image

Trụ sở của Bộ Nội vụ Liên bang Đức soi bóng xuống dòng sông Spree ở thủ đô Berlin. Công trình có dáng vẻ vững trãi như một pháo đài, nhưng vẫn tạo được sự thanh thoát nhẹ nhàng nhờ ứng dụng chất liệu kính ở bề mặt:

Posted Image

Hai toà nhà văn phòng của quốc hội Đức cách nhau bằng dòng Spree. Tòa bên trái mang tên Paul Löbe House dành cho các uỷ ban và Marie Elisabeth Lüders House (bên phải) dành cho thư viện và các hoạt động nghiên cứu. Cả hai đều nằm sát trụ sở quốc hội Reichstag và được nối với nhau bằng những cây cầu mảnh mai để người đi bộ và xe đạp qua lại:

Posted Image

Toà nhà Victoria Haus cao 108 m ở thành phố Duesseldorf. Toà nhà văn phòng hình tròn có kết cấu bên ngoài bằng kính và thép này gồm 29 tầng được hoàn thành vào năm 1998 và là toà nhà cao thứ ba tại thành phố công nghiệp Duesseldorf:

Posted Image

Khách sạn Park Inn trên quảng trường Alexanderplatz. Công trình cao 125 m này khi khánh thành vào năm 1970 đã trở thành toà nhà cao nhất ở cả hai phần đông và tây Berlin thời điểm đó. Sau khi nước Đức thống nhất, toà nhà này đã được thay đổi chủ và được thiết kế thêm phần ngoại thất bằng kính hiện đại:

Posted Image

Phòng đọc của thư viện Anna Amalia ở Weimar, nơi lưu giữ nhiều tài liệu quý của nền văn học và lịch sử Đức với hơn một triệu đầu sách. Sau vụ hoả hoạn nghiêm trọng năm 2004, thư viện được xây dựng lại, trong đó nổi bật là phòng đọc có mái vòm bằng kính, giúp độc giả có thể đọc bằng ánh sáng tự nhiên ngay cả khi ngồi dưới tầng hầm:

Posted Image

Tổ hợp World Trade Center ở Dresden rộng 80.000 m2, bao gồm các văn phòng, phòng hội nghị, khu vực triển lãm và cả khách sạn. Đây là một trong những nơi thường diễn ra các hoạt động quan trọng của thành phố cổ Dresden:

Posted Image

Hai mảng đối lập về kiến trúc tại thành phố tài chính Frankfurt am Main. Các cao ốc bằng kính và thép của những ngân hàng lớn nhất thế giới nhìn từ phía một con phố tương đối cổ nằm gần nhà ga chính của thành phố (Hauptbahnhof):

Posted Image

Tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và giải trí Neues Kranzlereck ở Berlin do kiến trúc sư Helmut Jahn thiết kế. Công trình có phần ngoài bằng kính này được xây dựng trong hai năm từ 1998 đến 2000:

Posted Image

Kính được ứng dụng làm cả tường ngăn (hàng rào) rất ấn tượng. Đây là ý tưởng thiết kế độc đáo thuộc tổ hợp văn phòng của quốc hội Đức Jakob Kaiser Haus, nằm cạnh sông Spree:

Posted Image

3. Nhận Xét Của Phong Thủy Lạc Việt Đối Với Những Kiến trúc Bằng Kính.

Bằng cái nhìn của Lý học Đông Phương và trên quan điểm của Phong Thủy Lạc Việt thừa hưởng những tri thức của Văn hiến 5000 năm của tổ tiên Lạc Việt, dù kiến trúc xây dựng thay đổi đa dạng về hình thức hay phong cách kiến trúc cũng không nằm ngoài phạm vi quán xét của Phong Thủy. Dựa trên hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Phong thủy Lạc Việt có thể nhận xét những mặt tích cực và tiêu cực của các công trình kiến trúc từ truyền thống đến hiện đại, miễn sao đó là kiến trúc. Trong một phạm vi nhỏ hẹp, người viết chỉ dùng một phần nhỏ của tri thức Phong Thủy Lạc Việt để nhận xét mô hình Kiến trúc hiện đại bằng kính tại Đức, một trào lưu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc đương đại.

Theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, cho rằng do sự vận động và tương tác từ khởi nguyên của vũ trụ, tự nhiên phân ra thành hai loại khí Âm và Dương. Hai loại khí này tương tác lẫn nhau tạo nên sự phát triển của vạn vật. Vạn vật lại tương tác và trùng trùng khởi sinh. Phong Thủy Lạc Việt khẳng định rằng sự tương tác của vật chất tạo là Âm động tạo ra Dương khí và sự vận động nội tại của vật chất là Dương tịnh tạo ra Âm khí. Mỗi loại khí đều có mặt tích cực và tiêu cực trong từng trường hợp và trong mục đích cụ thể.

Quán xét trên cơ sở học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, ánh sáng mặt trời được gọi là Dương quang, thuộc về khí Dương. Kính do tính chất trong suốt và thấu thị, tạo điều kiện cho ánh sáng đi qua, xuyên qua, nghĩa là ánh sáng đi qua một môi trường trong suốt và ít nhiều bị gãy khúc hoặc biến tính tạo một trường năng lượng dương. Cơ sở thực nghiệm khoa học cũng xác nhận rằng ánh tác động lên thấu kính sẽ tạo nên năng lượng dương. Đó là tương tác. Học thuyết thuyết âm dương Ngũ hành xác định sự tương tác của vật chất tạo nên khí Dương. Từ đây có thể nhận thấy rằng các kiến trúc hiện đại bằng kính tại Đức được kiến trúc và xây dựng trên phương tiện vật liệu chủ yếu là kính với khung sường kết cấu bằng sắt thép là những mô hình kiến trúc mang khí dương rất dồi dào và cường thịnh, điển hình cho các kiến trúc cần có khí Dương vượng.

Mặt khác, cũng theo học thuyết âm dương Ngũ Hành, những khái niệm thuộc về tinh thần là Dương. Do vậy tư duy, ý thức, khả năng sáng tạo, tuy duy logic, ý chí phấn đấu, nhiệt huyết năng động, nói năng diễn thuyết, tư tưởng bay bổng, tinh thần hướng thượng, chủ nghĩa sáng tạo…thuộc Dương. Theo như Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khái niệm rằng Phong Thủy là sự tương tác, đó là sự tương giữa con người và môi trường, mà sự tương tác trực tiếp nhất, tế vi nhất là Khí, Dương khí và Âm khí. Vì thế với những công trình kiến trúc làm bằng kính, như kiến trúc tại Đức thì đó là môi trường mà khi con người hoạt động và làm việc tại đó, sẽ chịu sự tác động chủ yếu và hầu hết cúa khí Dương. Cũng như đã nói ở trên, do sự tác động của Dương khí lên đối tượng là con người nên con người ở đây trở nên luôn tích cực, năng động, nhạy bén, sáng tạo, hoạt động, hành động, suy tư, tư duy…tóm lại luôn trong trạng thái hoạt động của cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, những công trình kiến trúc làm bằng kính luôn là mô hình lý tưởng cho một môi trường cần sự hoạt động về tinh thần và năng động về thể chất, một môi trường hữu ích cho việc đầu tư, trau dồi khai thác trí tuệ, tìm năng của con người đưa vào phục vụ lợi ích xã hội. Vì thế, mô hình kiến trúc làm bằng kính luôn thích hợp cho làm nơi hoạt động trí tuệ như công nghệ thông tin, văn phòng kinh doanh, văn phòng dịch vụ, những nơi diễn thuyết họp hành, bảo tàng nghệ thuật mỹ thuật, thư viện, triễn lãm…bởi những nơi đây cần có sự hoạt động chủ yếu của tinh thần và cũng bởi do tính chất dương khí của công trình nên nó cũng thích hợp với công năng sử dụng để làm nơi trụ sở công quyền hay là cơ quan hành chánh quốc gia, cho nên, kiến trúc làm bằng kính, có thể nói là mô hình kiến trúc hữu ích trong việc khai thác năng lực và năng lượng của con người , đáng là những kiểu trúc tiêu biểu.

Tuy vậy, cũng theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, khi Dương khí hay Âm khí quá vượng thì bao giờ cũng sinh bất cập. Sự vượng phát thái quá của khí Âm hay khí Dương đều dẫn đến hiện tượng mất cần bằng Âm Dương, lại trở nên tiêu cực. Trong trường hợp cụ thể đối với kiến trúc làm bằng kính này thì do chính bởi cấu trúc vật liệu làm cho công trình tạo nên nhiều dương khí và Dương khí quá dồi dào, do vậy dể dàng đưa đến những thái quá trong hoạt động. Điều này thật dể dàng nhận thấy qua những con người hoạt động và làm việc lâu dài trong những công trình kiến trúc bằng kính này là thường dể bị căng thẳng, mỏi mệt, cáu gắt, uể oải, suy nhược về tinh thần và thể chất. Cũng do tính chất Dương khí thái quá nên môi trường ở những khu kiến trúc làm bằng kính thường có bầu không khí khí làm việc dưới những áp lực căng thẳng vô hình, những áp lực luôn tạo sự năng động cho con người hoạt động và làm việc nơi đây nhưng thường thì thời gian gắn bó của các cá nhân ở nơi đây không được lâu dài và bền vững. Sự thái quá của Dương khí thể hiện sự mất cân bằng cơ bản, xét trên quan điểm Lý học, do đó thông qua những hoạt động sống của con người thì từ cơ sớ lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành có thể đưa đến một nhận xét, cũng như một sự tiên tri rằng đây là một mội trường mà trong đó mọi hoạt động luôn biến đổi trong sự mất cân đối và sự biến đổi đó là do sự tác động trực tiếp bởi Dương khí, cho nên tính bất an hay đột biến được biểu hiện cụ thể qua thực tế hoạt động hay hiệu quả của sự hoạt động là hiển nhiên, phản ánh đúng tính quy luật khách quan của cơ sở Lý Thuyết Âm Dương.

Mặt khác, do vật liệu chủ yếu là chính nên thường vật liệu kết cấu chính là sắt thép tạo khung sường, vì vậy các kiến trúc làm bằng kính thường có hình thể mà trong phong thủy gọi là “lộ cốt”, có thể là lộ cốt trong hoặc cũng có thể là lộ cốt ngoài. Thêm nữa, các kiến trúc đôi khi có hình thù tổng thể lạ mắt hay kỳ dị, cho nên theo quan điểm xấu – tốt của Hình Lý Khí thì cũng góp phần vào làm tăng thêm tính chất xấu của công trình. Tính tự do sáng tạo trong kiến trúc hiện đại và việc vận dụng đầy sáng tạo vật liệu làm bằng kính để tạo một phong cách đặc thù kiến trúc dể đưa đẩy các mô trình kiến trúc đến những hình thể xấu theo quan điểm Phong thủy Lạc Việt. Hơn nữa, bởi kính là vật liệu chủ yếu thay tường vách bằng bê tông nên ít nhiều cũng tạo những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người hoạt động trong đó, do tính phản quan một phần hay tính thấu thị của kính. Do vậy, chính hiệu ứng giữa ánh sáng và kính dể làm cho con người bị bệnh mất ngủ, căng thẳng, tress, dẫn đến những bệnh về tiêu hóa, bao tử hay tim mạch.

Có thể nói rằng kiến trúc làm bằng kính là một trong những phong cách kiến trúc đặc thù của trường phái kiến trúc hiện đại (modernisme) với chất liệu chủ yếu là kính và sắt thép tạo nên một phong cách tiêu biểu đặc biệt và ấn tượng. Tuy nhiên, khi quán xét trên quan điểm Phong thủy Lạc Việt thì do chính yếu tố thiết kế kiến trúc bằng kính đã tạo nên những hiệu ứng tốt xấu lên đối tượng là con người hoạt động trong các công trình kiến trúc này. Dù cho sự phát triển, biến đổi về mặt kiến trúc, cũng như kết cấu trong xây dựng thì kiến trúc xây dựng cũng vẫn là đối tượng quán xét của phong thủy và cũng chỉ là một phần trong nhiều yến tố của phong thủy. Kiến trúc xây dựng phát chuyển theo từng thời kỳ cũng chỉ thực hiện và đáp ứng bốn (4) tiêu chí chính là Bền Bỉ - Kinh Tế - Tiện Ích – Thẩm Mỹ, nhưng không thể đáp ứng một tiêu chí có tính tiên quyết là Tốt và chỉ có Phong thủy và chỉ với Phong Thủy Lạc Việt mới đáp ứng thỏa mãn tiêu chí này. Như đã nói trên, phong thủy không phải yếu tố riêng phần đối lập với kiến trúc mà ngược lại kiến trúc là một bộ phận của phong thủy. Vì vậy phong thủy là sự tổng hòa của các yếu tố nhằm mang lại Chân - Thiện - Mỹ phục cho mong muốn an lạc và phát triển của con người, của cộng đồng và xã hội.

III. Kết Luận:

Tóm lại, việc xây dựng các công trình trong trào lưu kiến trúc đượng đại thì đa phần hoặc chọn phong cách kiến trúc Hiện Đại hoặc theo phong cách kiến trúc Hậu hiện đại hoặc đôi khi Hitech (Kỹ thuật công nghệ cao) đều lấy tính hình tượng hay chú trọng việc vận dụng vật liệu kết cấu là phương tiện thể hiện ý tưởng hay phong cách, đều không những không ngoài sự quán xét của Phong thủy Lạc Việt mà còn là cơ sở cần xét đến để xác định chiều tương tác tích cực tốt xấu đi đến sự nhận định thành bại hay thịnh suy của một công trình. Xét cho cùng, khi một công trình kiến trúc được dựng nên không chỉ đơn thuần hướng đến sự tồn tại bền bỉ, công năng sử dụng tiện lợi tiện nghi, yếu tố thẩm mỹ thu hút và giá trị hiện kim đáng quan tâm của công trình mà tất cả đều nhắm đến sự phát triển thành hay bại, thịnh hay suy, cho dù đó là sự tâm huyết hay đầu tư hướng đến lợi nhuận hay phi lợi nhuận thì sự phát triển hay không phát triển của một thực thể kiến trúc là mối quan tâm trong tâm khảm và hàng đầu. Phong thủy Lạc Việt với ý nghĩa là sự tổng hòa các mối tương tác, bao hàm yếu tố kiến trúc thì mọi cơ sở quán xét đều đi đến nhận định tốt xấu bảm bảo tính định hướng của sự phát triển của công trình đem lại lợi ích phục vụ xã hội.

Viết xong, ngày 16 tháng 11 năm 2009

Thiên Đồng

===========================================

Tham Khảo:

-Phong thủy trong Bất động sản, tg Jo Incheol, NXB Tổng Hợp Tp HCM.

-Hà đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007

-Phong thủy Lạc việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ.

-Kiến trúc hiện đại, tg Tôn Thừa Nguyên, NXB Xây Dựng.

-Nguyên lý thiết kế nhà dân dụng: Nhà ở và nhà công cộng, tg Gs, Ts, Kts, Nguyễn Đức Thiềm, NXB Khoa học kỹ thuật.

-www.dothi.net

-www.google.com

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites