Thiên Lang

Lê Văn Luyện Đã Trở Thành "thần Tượng"

3 bài viết trong chủ đề này

Từng có một sự căm phẫn Lê Văn Luyện bùng nổ trên internet với hội kêu gọi một triệu chữ ký yêu cầu tử hình Lê Văn Luyện. Từng có nhiều người muốn “băm vằm”, “tùng xẻo” Lê Văn Luyện. Nhưng giờ đây, cũng trên thế giới ảo, lại có “trào lưu” chế nhạc, chế thơ, chế phim, về Lê Văn Luyện, và cả những bản tin “vãi Luyện”, thậm chí là có những trò đùa cho rằng Lê Văn Luyện đang trở thành thần tượng mới trong giới trẻ.

>> Luật sư bào chữa: 'Lê Văn Luyện là người có máu lạnh'

>> Những sơ hở tại tiệm vàng bị tội phạm lợi dụng

Chỉ cần gõ cái tên Lê Văn Luyện trên Internet, lập tức sẽ xuất hiện rất nhiều web, diễn đàn, video clip bàn tán, bình luận về tội ác của Lê Văn Luyện. Nhưng bất ngờ nhất là thế giới ảo đang lan truyền với tốc độ chóng mặt những bài thơ, nhạc ủng hộ tội ác của Luyện.

Untitled-1_082756.jpg

Hình chụp từ clip "Tau thích Luyện"

“Tau thích Luyện” ?!

Tạo nên cơn sốt đầu tiên là clip nhạc chế Nàng Luyện lỡ bước của nhóm HKT. Bắt đầu bằng câu “Vì đam mê giàu sang nên vác dao đi cướp tiệm vàng”, clip này chơi theo phong cách nhạc dance, hát rap, minh họa hình ảnh Luyện như một nhân vật anh hùng từ phim Tàu đến phim Tây và cả phim Long Ruồi của Việt Nam. Truyện tranh Đô Rê Mon được các bạn trẻ chế lời sang các nội dung về câu chuyện của Luyện để minh họa cho ca khúc. Kết thúc phần trình bày của mình, ca sĩ còn “cảm ơn sự hợp tác của Lê Văn Luyện cho việc ra đời tác phẩm âm nhạc”.

Ca khúc nhạc rap của một sinh viên Huế Tau thích mi từng gây xúc động mạnh mẽ trên cộng đồng mạng thời gian gần đây cũng bị chế thành Tau thích Luyện: “Tau thích Luyện nhưng tau không hề dám nói ra có lẽ ngại, có lẽ sợ không có lí do gì cả… Tao không có tiền đi mua cho Luyện thuốc phiện nhưng tao có bài hát này tặng cho Luyện”.Truy cập vào trang Facebook mang tên Lê Văn Luyện, có thể thấy các bạn trẻ lấy cái tên Luyện mang ra bàn tán, ví von theo kiểu “Uống nước thì phải nhớ nguồn, mà đến Bắc Giang thì phải nhớ tới Luyện”, “Ngước mắt lên hỏi ông trời: Thật là vãi luyện…”. Với nhiều bạn trẻ, bây giờ, trong câu nói của mình thì phải chêm thêm từ “luyện” thì mới hợp thời, theo xu hướng và như vậy thì mới… điêu luyện.

Chưa hết, cộng đồng mạng còn chế các đoạn phim Bao Công, sáng tác những “bản tin vãi luyện” ca ngợi Luyện như một huyền thoại, “idol” mới, nhân vật anh hùng trong giới trẻ. Một câu đọc trong bản tin thế này “Nghe đâu, VTV đang dự định đổi tên chương trình Vietnam Idol thành Luyện Idol”. Điều đáng ngạc nhiên là có không ít người ủng hộ các hành động đùa cợt liên quan đến sát thủ Lê Văn Luyện. Nhiều bình luận cho biết họ ủng hộ cho hành động của Luyện, kêu gọi hội đồng hương Bắc Giang ủng hộ Luyện. Thậm chí có người viết “Với những thành tựu vĩ đại cả về giải trí lẫn xã hội, anh Luyện nhà ta đang được đề cử cho Giải "Thành tựu trọn đời" và "Nobel hòa bình" năm 2011”.

Đùa giỡn thiếu ý thức

Dẫu có thể mọi người đang tiếp nhận những đoạn video clip, bản nhạc chế về Luyện như một trò đùa, một sự giễu cợt, nhưng quả thật đó là những tín hiệu đáng báo động về ý thức xã hội. Dùng những hình ảnh, thông tin về một tội ác gây căm phẫn để “xào nấu” thành trò giải trí, đem một thảm kịch đau lòng ra đùa cợt, điều này xem ra quá lệch lạc. Những đoạn nhạc chế kiểu này đã lan đến cả giới công chức văn phòng, vốn được xem là đối tượng có tri thức. Xu hướng kêu gọi băm vằm, chặt tay, chặt chân, chặt đầu Lê Văn Luyện hay cả xu hướng hát nhạc chế về Lê Văn Luyện đều mang trong nó sự bất thường trong đời sống của cư dân mạng. Tâm lý đám đông đã thắng thế. Hệt như câu chuyện về đuổi bắt một con sóc cách đây không lâu tại Hà Nội. Hàng trăm người hùa theo nhau, trong đó rất nhiều người cầm cây, cầm ghế đuổi theo điều gì đó mà chính họ cũng không rõ. Câu chuyện về Luyện cũng vậy. Nhiều cô cậu thanh niên đang nhép miệng hát “Tau thích Luyện nhưng không hề dám nói ra”, mà không hề ý thức được rằng họ đang cổ súy cái ác.

(Yahoo Vietnam)

====================================

Hậu quả của một đất nước pháp luật bị bóp méo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những suy nghĩ lệch lạc của giới trẻ hiện nay là một Quốc nạn. Từ những suy nghĩ lệch lạc này sẽ hình thành những tội lỗi mang tính chất nghiêm trọng trong tương lai.

Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần phải mạnh tay hơn khi xử lý người vi phạm, siết chặc quản lý. Hy vọng việc sữa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 sắp tới của Quốc Hội sẽ là cơ sở để sửa đổi bổ sung hầu hoàn thiện các bộ Luật trong nước, nhất là Bộ luật Hình sự.

Nguyên tắc cái ác cần phải bị trừng trị, Pháp luật phải nghiêm minh. Các bộ Luật cần phải hoàn thiện nhanh chóng không chừa kẽ hở dù nhỏ để tội phạm chui lọt. Lê Văn Luyện đã đem tang thương tới cho 1 Gia đình, biến 1 đứa trẻ từ có cha mẹ thành mồ côi, tàn tật. Tên Luyện đã giết người mang tính chất dã man nhưng theo Luật Hình sự hiện này thì chỉ bị phạt cao nhất là 18 năm tù vì hắn chưa thành niên. Đây là một kẽ hở để những kẻ đội lốt người nhưng có tâm hồn ác Quỷ chui lọt lưới Pháp luật.

Mong lắm thay những tấm lòng của những người có trách nhiệm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những suy nghĩ lệch lạc của giới trẻ hiện nay là một Quốc nạn. Từ những suy nghĩ lệch lạc này sẽ hình thành những tội lỗi mang tính chất nghiêm trọng trong tương lai.

Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần phải mạnh tay hơn khi xử lý người vi phạm, siết chặc quản lý. Hy vọng việc sữa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 sắp tới của Quốc Hội sẽ là cơ sở để sửa đổi bổ sung hầu hoàn thiện các bộ Luật trong nước, nhất là Bộ luật Hình sự.

Nguyên tắc cái ác cần phải bị trừng trị, Pháp luật phải nghiêm minh. Các bộ Luật cần phải hoàn thiện nhanh chóng không chừa kẽ hở dù nhỏ để tội phạm chui lọt. Lê Văn Luyện đã đem tang thương tới cho 1 Gia đình, biến 1 đứa trẻ từ có cha mẹ thành mồ côi, tàn tật. Tên Luyện đã giết người mang tính chất dã man nhưng theo Luật Hình sự hiện này thì chỉ bị phạt cao nhất là 18 năm tù vì hắn chưa thành niên. Đây là một kẽ hở để những kẻ đội lốt người nhưng có tâm hồn ác Quỷ chui lọt lưới Pháp luật.

Mong lắm thay những tấm lòng của những người có trách nhiệm.

Nguyễn Đức Nghĩa có đủ 18 tuổi không anh?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay