Thiên Huy

Luận tuổi con và cha mẹ?

5 bài viết trong chủ đề này

Là người mới tìm hiểu nên thấy đâu hỏi đó, TH mong nhận được sự giúp đỡ của chú Thiên Sứ và ace cao thủ:

Tuổi đứa con ngoài luồng có ảnh hưởng tới cha mẹ chúng hay không?

TH dùng chữ “ngoài luồng” có 2 ý:

1 + Có quan hệ máu mủ trực tiếp về sinh học.

Có 2 trường hợp:

- Trường hợp 1: Vợ/ chồng có con rơi trực tiếp. (quan hệ ngoài giá thú)

- Trường hợp 2: Vợ/ chồng có con rơi gián tiếp. (chương trình y tế hỗ trợ cặp vợ chồng hiếm muộn : Chồng cho tinh trùng/ Vợ cho trứng cho người vợ/chồng hiếm muộn; dĩ nhiên các đôi vợ chồng này bắt buộc không được biết nhau).

2 + Con nuôi. Ít quan hệ hoặc không quan hệ máu mủ về mặt sinh học.

- Trường hợp 1: không quan hệ máu mủ về mặt sinh học.

Xin con về nuôi (từ trại mồ côi, …)

- Trường hợp 2: Ít quan hệ máu mủ về mặt sinh học.

Nhận con của anh em em ruột mình làm con nuôi (theo lý đứa bé này là cháu ruột).

Rất mong nhận được sự lí giải của chú bác ace cao thủ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về nguyên tắc thì bất cứ một hiện tượng, vật thể, vấn đề xảy ra trong cuộc sống của ta đều ành hưởng tốt hoặc xấu. Vấn đề là ảnh hưởng như thế nào và bằng cách nào thôi. Có thể ứng dụng phương pháp luận tuổi trong trường hợp này như các trường hợp con cái cùng huyết thống với cha mẹ hay không là v/d cần nghiên cứu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con cám ơn chú Thiên Sứ nhiều!

Khi viết ra câu hỏi trên, TH nghĩ đến tương tác như trong Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt giải thích hiện tượng nghĩa là khi con sống gần cha mẹ lực tương tác lên cha mẹ mạnh, còn con sống xa cha mẹ tương tác sẽ yếu thậm chí rất yếu.

Nguyên nhân của suy nghĩ trên: con người đã sinh ra chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên mọi người sống quanh nó và gián tiếp lên người xa nó. Lực tương tác ngày càng yếu theo khoảng cách không gian.

Về mặt thời gian, khi cá thể này nhỏ lực do nó tạo ra yếu. Lực này ngày càng mạnh khi nó lớn lên. Lực càng mạnh hay yếu lại khi ngoại cảnh (môi trường sống, ...) hoặc hỗ trợ hoặc kiềm hãm nó.

TH suy nghĩ theo kiểu cơ học ấu trĩ (vì chưa có khái niệm vững vàng trong lý học phương Đông), rất mong ace chú bác góp ý thêm!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghiên cứu lý học Đông phương cần suy xét toàn diện. Vấn đề đặt ra là:

Tại sao cha mẹ, ông bà chết đã lâu, nhưng chôn đúng huyệt kết phát thì con cháu - thậm chí nhiều đời - vẫn chịu ảnh hưởng ? Điều này chứng tỏ tính huyết thống có tương tác rất mạnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng! Con cám ơn chú !

Con hiểu thêm rồi ạ!

Híc! TH định đi gửi tinh trùng cho mấy cái dự án giúp đỡ vợ chồng hiếm muộn nhưng giờ biết vậy nên thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites