wildlavender

Những Điều Căn Bản Về Mật Tông.

3 bài viết trong chủ đề này

Những điều căn bản về Mật Tông.

1. Mật Tông là gì?

2. Tu Mật phải làm gì?

3. Quan điểm của người tu Mật.

Phần 1

HL: Mật Tông là gì?

HP:Mật Tông là một tông phái của Đạo Phật dùng các Mật Ngữ của Chư Phật làm phương tiện tu hành.

HL: Mật Ngữ là gì?

HP: Mật Ngữ có nghiã là lời nói kín, gọi là chân ngôn, tức là lời nói chân thật. Mật ngữ còn gọi là chú, đây là tiếng thông thường người đời hay dùng nhất, chú cũng có nghiã là lời nói bí mật vậy.

HL Tại sao là chú lại là bí mật?

HP: Bí mật vì nó không được giải nghiã, bí mật vì chỉ có Chư Phật thì mới hiểu trọn vẹn. Bí mật vì nó đem lại những kết quả không thể ngờ. Bí mật vì tùy trình độ căn cơ và sự ứng dụng, mỗi người hiểu một khác nên đạt một kết quả khác nhau. Bí mật vì nó chỉ truyền đạt do Tâm truyền tâm giữa Thầy Trò, giữa Chư Phật hoặc người nói ra chân ngôn với hành giả, điều này, chỉ người nào tu Mật rồi thì mới chứng nghiệm được. Bí mật vì kết quả đạt được tuỳ vào tâm của hành giả.

HL: Tại sao lại dùng chú làm phương tiện tu hành?

HP: Theo Đạo Phật thì có rất nhiều cách để đi đến cứu cánh giải thoát, có người niệm Phật, có người tụng kinh, có người ngồi thiền, vậy thì dùng chú cũng chỉ là mượn xe để đi đến đích mà thôi.

HL:Tại sao lại chọn chú mà không dùng các cách khác như niệm Phật, tụng kinh?

HP: Trong một cuộc hành trình muốn đi đến mục đích nào đó, người ta thường thích chọn xe nào đi cho nhanh nhất, và thoải mái, vậy thì việc chọn chú hay dùng cách phương tiện khác cũng là như thế mà thôi.

HL: Tại Chú là phương tiện đi nhanh nhất?

HP: Vì dùng chú thì ngoài tự lực của mình, còn nhờ tha lực như đi thuyền biết trương buồm, nên nhờ đến sức gió đẩy mà đi nhanh hơn.

HL: Vậy thế nào là tự lực? Thế nào là tha lực?

HP: Tự lực là dựa vào sức của chính mình mà thành việc, tha lực là nhờ vào sức khác ở ngoài mà trợ giúp, người tu mật tông nói đến tha lực là nói đến sức hỗ trợ vô hình từ các cõi khắp thế gian đưa đến.

HL: Vậy tại sao là phải nhờ vào tha lực?

HP: Bởi vì sức người có hạn, và sức ngoài thì vô hạn, nếu nương vào sức đó thì sẽ giúp ta sớm đạt được kết quả

HL: Nhờ đâu ta có tha lực hổ trợ?

HP: Nhờ chân ngôn tức chú.

HL: Căn cứ vào đâu mà nói chú lại có tha lực?

HP: Điều này thuộc về bí mật mà chỉ có thể chứng minh bằng đức tin của mình, bằng sự chứng nghiệm và cảm nhận. Kết quả chỉ được xác mình khi thực sự đã hành trì.

HL: Vậy thì chú do đâu mà có?

HP: Chú do tâm Phật mà có, Chú do lòng thương sót chúng sinh mà có, Chư Phật , chư bồ tát hoặc các vị khác khởi từ tâm chân thật, lòng thương xót chúng sinh mà nói ra chú để cứu độ. Vì xuất phát từ tâm chân thật nên có tên là chân ngôn.

Lời bàn thêm của đệ:

Tụi mình để ý đến hai cách trình bày một sự việc như sau:

Cũng như khi ta dùng câu:

Tiếng chó sủa để diễn tả hành động của con chó.

Thì ta còn một cách khác nữa là ghi lại: Gâu! Gâu! Vốn là âm thanh thật sự của con chó khi sủa.

Thêm một ví dụ nữa để cho thật là rõ:

Khi ta dùng câu: Tiếng xe đang leo dốc nặng nhọc thì đó là ta đang nói về cái tiếng phát ra từ cái máy xe khi leo dốc, nhưng không có âm thanh.

Nhưng khi để diễn tả rõ ràng hơn thì ta lại dùng thuật ngữ:

Xe ầm ì leo dốc một cách nặng nhọc: Ùnn! Ùnn!!!

Thì âm thanh ầm ì: Ùnn! Ùnn! đó chính là tiếng động do máy xe phát ra khi leo dốc.

Thì ở đây, khi bàn về những hành động cứu độ của một Đức Phật (như Ngài A Di Đà Phật chẳng hạn) thì ta phải nói đến bốn mươi hai đại nguyện của Ngài :

Nhưng khi đối trước Pháp Thân và lắng nghe âm thanh của Ngài khi cứu độ thì mình lại nghe được chân ngôn là “Hrih” vốn là cái âm thanh đại diện cho những đại nguyện của Ngài.

Và khi ta dùng tâm ta để phát ra chính cái âm thành này thì ta lại vô tình ... được đồng hành với Pháp Thân do vậy mà có kết quả nhanh chóng.

HL: Đọc chú có lợi ích gì?

HP: Vì chú xuất từ chỗ vô hạn là tâm Phật, nên lợi ích của nó cũng vô cùng, không thể kể hết, nên đối với người tu thì lợi ích đúng đắn và thiết thực nhất là giúp chúng ta được tìm cầu giải thoát mau chóng, giúp người khác cùng tiến với ta trên con đường giải thoát còn các pháp khác như là thần thông trừ tà ma, chữa bệnh là phụ. Không nên nhìn chú bằng con mắt hạn hẹp đó.

HL: À!!!! Vậy những ai có thể đọc chú được?

HP: Chú là phương tiện của Phật cho mượn, nên ai mà không có quyền đọc? Tuy nhiên khi ta mượn một cái xe thì điều cần thiết nhất là ta phải biết sử dụng nó hay không? Nếu không thì xe lại trở thành một trở ngại, một khó khăn cho ta, làm cho ta dừng lại với xe mà không tiến được trên con đường Đạo. Bởi vậy, những người biết lái xe, hiểu bệnh của xe, phải là người được huấn luyện chuyên môn.

Do đó đọc chú thì ai cũng đọc được nhưng có kết quả hay không? Kết quả nhiều hay ít thì đó mới là vấn đề!!!

Ấy là chưa nói đến cái hại có thể đến nữa. Nói như thế không hẳn chỉ những người tu chân ngôn mới được đọc chú mà bất cứ ai nếu với tâm thành thật hướng đến sự tốt lành của ngươ‘i khác vẫn có thể dùng chú mà vẫn thấy linh nghiệm.

HL: Đọc chú đòi hỏi những điều kiện gì?

HP: Đương nhiên là cần một số điều kiện, thông thường thì ta phải có sự tin tưởng vững chắc vào chúng, lòng thành khẩn khi đọc, hướng về sự làm lợi ích cho tha nhân hay các chúng sanh.

Người tu Mật Tông còn cần nhiều điều khác như: phải xả thế nào? Dụng tâm ra sao? Dụng ý thế nào? Dùng lực làm sao? Dụng thế nào trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm , ngồi? Phải làm thế nào để “Tam Mật Tương Ưng”? Phải làm lợi ích cho chúng sanh thế nào? Phải hồi hướng công đức ra sao? Tất cả những điều đó, nói riêng cho người tu Mật sẽ được giải đáp trong phần 2 (Người Tu Mật Tông Phải Làm Gì?).

HL: À!!! Vậy khi nào nên đọc chú? Và khi nào không nên đọc?

HP: Nên đọc chú lúc tâm thanh tịnh, làm lợi lạc cho người khác! Không nên đọc trong lúc tâm rối loạn hay khởi những ý ác hại người.

Tuy nhiên, nếu giữ được tâm bình thản thì lúc nào cũng đọc được.

Ngược lại chú cũng giúp cho tâm ta an ổn khi ta biết sử dụng chú đúng lúc và đúng chỗ.

Đối với người tu Mật thì không có lúc nào là không nên đọc chú, vấn đề là nên đọc chú nào? Vào trường hợp nào, để làm lợi lạc cho chúng sanh.

HL: Đối với người tu Mật thì mục đích trì chú là gì?

HP: Mục đích tối hậu là giải thoát cho mình và để cứu độ cho người khác.Mục đích là phải tu thành Phật bằng phương tiện trì chú ngay hiện kiếp.

HL: Muốn tu thành Phật bằng phương tiện trì chú thì phải làm sao?

HP: Thì hành giả tu Mật phải thực hiện được “Tam Mật Tương Ưng” nghiã là làm sao cho thân, khẩu, ý giống như chư Phật.

HL: Làm thế nào có được “Tam Mật Tương Ưng”?

HP: Muốn được Tam Mật Tương Ưng thì phải qua một quá trình tu tập và hành trì. Đi nhanh hay chậm là ở sự tự ngộ và mở tâm của mình.

HL: Người tu Mật Tông đối với Giới, Định, Huệ là như thế nào?

HP: Tu theo Đạo Phật mà muốn thành tựu thì chẳng có tôn phái nào mà không có Giới, Định, Huệ. Đối với người tu Mật Tông: Giới là tâm giới, định giới nghiã là tự lòng mình thấy cần phải giữ giới, tự mình trở về với cái tịnh, cái sạch đó là thân tương ưng.

Nếu không giới tịnh thì việc tu không kết quả, khi đã giới rồi thì vào định chẳng khó. Vì tự giới đã sinh Định rồi lại còn nương vào oai lực của chơn ngôn nữa thì kết quả phải đạt do đó: Do có Định mà Huệ phát là cái tất nhiên. Tuy nhiên nếu nhìn sâu hơn thì Định Huệ là một, không rời nhau do đó nếu giữ Giới rồi, sau đó nương vào chơn ngôn mà hành trì thì có đủ cả Định và Huệ

HL: Mật Tông thuộc Tiểu Thừa hay Đại Thừa?

HP: Phân chia Tiểu Thưà và Đại Thưà chỉ là tạm tách ra cho dễ hiểu về đường hướng tu tập và quan niệm hành trì mà thôi. Mật Tông không nằm vào Thưà nào kể trên cả vì con đường Mật Tông là con đường nhanh nhất, ngắn nhất, một bước đến giải thoát nên còn gọi là “Tối Thượng Thưà” hay “Kim Cang Thưà”.

HL: Thế nào là “Tối Thượng Thưà”?

HP: “Tối Thượng Thưà” là một bước đi lên thành Phật, Tối Thượng Thưà là vạn Pháp thông đạt, vạn pháp đầy đủ, tâm vô cấu nhiễm, lià các pháp tướng đi hẳn vào tâm Phật.

HL: Đường lối của Mật Tông ra làm sao?

HP: Mật tông tu là để cứu độ chúng sanh, chớ không phải là chỉ để giải thoát cho riêng mình, do đó đường lối của Mật Tông là: mọi nơi, trong mọi lúc đều nhằm vào việc làm lợi lạc cho chúng sinh, lấy phương tiện độ sanh, độ tha làm tự độ.

HL: Mật Tông khác với các Tông khác như thế nào?

HP: Vì mục đích sau cùng của các Tông phái đều đạt đến chỗ “Giác Ngộ” và “Giải Thoát” vì vậy Mật Tông cũng không đi ra ngoài mục đích đó. Nếu có khác, là khác trên phương diện hành trì đối với các tông phái khác mà thôi. Hay nói khác đi là chỉ khác về cách dùng các phương tiện để đạt đến mục đích cứu cánh, vấn đề này sẽ được bàn rộng về phần 3 (Quan Niệm Của Người Tu Mật). Còn về sự khác nhau trên phương diện độ sanh tôi không nói đến vì tất cả đều là tùy duyên mà đáp ứng.

HL: Tu Mật Tông có khó lắm không?

HP: Khó hay dễ đều do mình, các cụ thường nói: Vạn sự khởi đầu nan, nghiã là mọi việc khi bắt đầu đều khó. Lúc quen rồi thì cũng thấy dễ thôi.

HL: Người Nữ có thể tu được Mật Tông không?

HP: Đạo không phân chia nam nữ, Phật không chọn nam nữ để độ riêng, vậy thì tại sao ta lại phân biệt? Đã là đi tìm giác ngộ thì già trẻ, lớn bé, gái trai gì mà không đều đi tìm giác ngộ được?

HL: Hay!!! Người ta thường nói “tự tu, tự độ” thì Mật Tông có vậy không?

HP: Nên hiểu “tự tu, tự độ” là mình tự tu cho mình, không ai tu dùm hoặc tu mướn cho mình được.

Đừng hiểu là tu không cần Thầy! Các cụ đã dạy: “Không Thầy, đố mầy làm nên”. Vì vậy, dù thế gian hay xuất thế gian, làm việc gì muốn đạt đến đích cho mau chóng thì đều phải có học, phải có Thầy. Mật Tông cũng vậy mà thôi.

HL: Người ta thường nói: Đọc chú, bất ấn và cho là mê tín và hành tà, giống như mấy ông Thầy Pháp hay là phù thủy đó. Vậy đối với Mật Tông thì sao?

HP: Khi nào tin một cách mù quáng thì đó là mê tín, còn người tu Mật Tông thì biết rõ việc mình làm, có mục đích mình tiến tới, vậy sao gọi là mê tín được?

Còn việc Tà hay Chánh thì phải hiểu là Đạo không phân chia tà chánh, mà tà hay chánh là do ở tâm ý của người hành đạo:

Nếu ta tu theo chánh đạo mà ta dùng phương tiện đi làm việc xấu như: cướp đoạt tiền bạc, vợ con của người, lòng đầy tham sân si thì đó là ta đang hành tà.

Còn nếu như Thầy pháp mà người ta làm việc cứu người, không nghĩ đến quyền lợi riêng tư của cá nhân, không hại người lành, ngăn chặn kẻ ác, thì đó là chánh chứ đâu phải tà?

Về người tu Mật là: Tu để thành Phật, vậy làm sao gọi là tà được? Phật và ma chỉ khác nhau ở lòng từ bi cứu độ, mà từ bì cứu độ là tôn chỉ của Mật Tông vậy.

HL: Tu Mật Tông phải cần ăn chay giữ giới không?

HP: Nếu ăn chay được thì tốt, vừa ít bệnh tật và mau tiến tu hơn, vì thân thể thanh tịnh, còn như không ăn chay được thì cũng vẫn tu được, chỉ có điều là ta không thể hiện được lòng từ bi của Phật khi ta dùng thân mạng của một chúng sanh khác để nuôi sống chính bản thân của mình.

Về giữ giới thì người Phật Tử nào đã quy y rồi thì đều phải giữ năm giới: Không sát sanh, Không trộm cướp. Không tà dâm. Không nói sai, nói dối, nói hai lưỡi, nói đâm thọc. Không uống rượu. Mật Tông cũng vậy thôi, vấn đề này sẽ được bàn đến trong phần sau. Người tu Mật Tông khi thật sự đã hành trì thì không nói đến giữ giới mà tự giữ giới còn hơn ai hết.

HL: Nhưng làm sao để chọn chú nào mạnh, chú nào yếu? Chú nào linh, chú nào không linh?

HP: Mạnh hay yếu, thì khi nào học và hành trì thì sẽ rõ. Linh hay không là do ở mình. Các cụ có nói: “Linh tại ngã, bất linh tại ngã” ta không nên quên điều đó.

HL: Người Phật Tử khi đọc kinh sách gặp một câu chú thấy ghi những kết quả lớn, thì đem trì tụng như vậy có ích lợi không?

HP: Có lợi nhưng rất nhỏ nhoi không đáng kể so với lợi ích đã ghi chép trong kinh sách.

HL: Vì sao lợi ích lại nhỏ

HP: Vì còn lòng tham: muốn cầu lợi riêng cho mình, vì tâm còn nhỏ hẹp nên sự linh ứng không lớn, vì không biết trì chú nên sự đáp ứng không được như ý, vì thiếu ấn pháp nên chưa trọn vẹn, vì công đức chưa đủ mà muốn được hành trì lớn.

HL: Vì sao đọc chú lại cần bắt ấn?

HP: Ấn là bí pháp thuộc về “Thân Mật”. Khi nào tu lâu sẽ hiểu, đại để có thể giải thích khi ta bắt ấn ta có thể phát huy cái lực của chú, cũng ví như khi mở đài TV mà có thêm ăng ten vậy. Đối với người tu Mật thì sự bắt ấn còn là một việc thể nhập vào pháp thân Phật nữa.

HL: Tại sao người tu Mật lại gọi là “trì chú”?

HP: Trì có nghiã là nắm giữ lấy, nếu ta chỉ đọc không thôi thì nó sẽ theo gió mà bay. Còn khi nói trì thì phải nghe rõ chú, phải theo âm thanh của chú, phải giữ chú mãi mãi không rời. Đó là sự khác nhau giữa đọc và trì.

HL: Trì chú, bắt ấn bao lâu thì có kết quả?

HP: Người tu Mật Tông chỉ nói đến hành trì để cứu độ chúng sanh mà thôi, chớ không mong kết quả cho mình. Còn thành tựu lâu hay mau, lớn hay nhỏ đều do ở mình. Chỉ có hai điều chắc chắn có thể nói được là:

1. Tu theo Mật Tông thì có thể tiến triển từng giờ, từng ngày.

2. Là khi có thành tựu chỉ có khác nhau ở chỗ lớn hay nhỏ mà thôi.

HL: Thế nào là tiến từng giờ, từng ngày?

HP: Vấn đề này thuộc về chứng nghiệm, chỉ khi nào tu thì mới thấy rõ được. Nhưng có thể nói rằng, nương vào chân ngôn, thì tiến được rất nhanh, giờ sau khác giờ trước, ngày sau khác ngày trước.

HL: Tại sao thành tựu lại khác nhau lớn hay nhỏ?

HP: Ở hành giả thì sự thành tựu lớn hay nhỏ là do tâm mình, nếu đem so sánh giữa hai hành giả thì tùy theo căn cơ phước đức và sự mở tâm của người đó mà có sự khác biệt. Tuy nhiên nếu gắng công tu để đạt tới sự tương ưng thì cái thành tựu ban đầu nhỏ nhoi đó sau cũng sẽ lớn lên vô hạn. Do đó, người hành giả đừng lo là không thành tựu mà cũng đừng buồn là thành tựu nhỏ.

HL: Muốn tu Mật Tông thì cần phải có những điều kiện gì?

HP: Cửa Phật mở rộng, không ngăn che ai cả, nên không cần điều kiện. Chỉ cần người tu hành thật sự muốn cứu độ chúng sanh là tu được mà thôi. Nếu ta sẳn có đức tin và có lòng từ thì tu đâu có trở ngại gì?

HL: Điểm nào là điểm đặc biệt làm cho Mật Tông hơn hẳn các tông phái khác?

HP: Mật Tông chỉ đem so sánh với các tông phái khác để biết sự khác biệt thôi, chớ không phải để phân biệt hơn kém.

HL: Vậy thì có sự khác biệt ra sao?

HP: Điểm nổi bật và thấy dễ nhất đó là Mật Tông lấy chú làm phương tiện và do phương tiện này, đem đến những lợi ích đặc biệt lớn lao.

HL: Lợi ích lơn lao là như thế nào?

HP: Nghiệp là cái đem con người trôi lăn trong sinh tử luân hồi, nay nhờ vào chú, ta chuyển được cái nghiệp đó, giải được nghiệp để sớm giải thoát, đó là điểm khác biệt quan trọng nhất của Mật Tông so với các tông phái khác.

HL: Còn điểm nào khác nữa không?

HP: Chú còn giúp hành giả lập công bồi đức và còn làm tiêu tội nghiệp nữa, đó là những điều mà nếu ta theo những pháp môn khác thì không giải quyết được dễ dàng. Đó là chỉ kể những vấn đề thiết thực cho vấn đề sinh tử luân hồi, chứ chưa nói đến lợi ích như chữa bệnh, tăng thêm thọ mạng ... v.v ...

HL: Phật tử theo tông phái khác hay xem kinh sách và tự mình trì chú và bắt ấn như thế có được không?

HP: Được chứ, có ai cấm đâu? Tuy nhiên tu học kiểu đó cũng giống như người mù chơi dao: lợi bất cập hại.

HL: Tại sao lại lợi thì ít mà hại thì nhiều như vậy?

HP: Vì chú là con dao hai lưỡi. nếu biết xài thì rất nhạy bén, nếu không biết xài thì dễ bị đứt tay!

HL: Như vậy thì có ý nghiã gì?

HP: Đã gọi là thần chú thì có những linh nghiệm lớn, thì cũng có những tác hại không nhỏ cho người hành giả nếu không biết sử dụng.

HL: Hại à! Hại thì hại ra sao?

HP: Đã có biết bao nhiêu tu sĩ cũng như Phật tử trì chú lâu ngày trở thành khùng điên, bất bình thường đó là phản ứng tất nhiên của chú.

HL: Như vậy muốn trì chú và bắt ấn thì phải làm sao?

HP: Phải được truyền pháp một cách đúng đắn qua các tu sĩ Mật Tông, hoặc những người đã tu học Mật chớ không nên tự mình làm ẩu!

HL: Muốn được truyền pháp thì phải làm sao?

HP: Thì phải gia nhập những dòng pháp của Mật Tông.

HL: Nhập dòng pháp là thế nào?

HP: Là xin gia nhập vào các dòng pháp và tu theo những người đã có kinh nghiệm và hành trì về dòng Pháp đó.

Kính chào anh HL and all,

Những hỏi đáp về mật tông của anh HL và HP hay lắm, anh có nghĩ rằng mình có thể in thành một tập sách nhỏ để phổ biến cho mọi người muốn tìm hiểu và tu về mật tông không ? Để lãng phí những tài liệu kinh nghiệm thật tu thật chứng thì thật uổng. Với sự phát triển của word processor, gía in ấn bây giờ không mắc lắm. Vậy xin phép 2 anh HL và HP, được cất giữ những tài liệu này trong một trang web trên internet, khi có điều kiện tài chánh sẽ xin ấn tống in thành sách biếu cho mọi người có tâm muốn học.

Và xin hồi hướng tất cả công đức này cho mọi loài chúng sinh.

trân trọng

TN

nguồn hoasentrenda.com

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay quá, cám ơn cô Wild nhiều nhiều nhé, !!!!!!!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

THẦN CHÚ

Thần Chú là chân ngôn hay là lời nói chân thật, ý nghĩa của Chú chỉ có Chư Phật mới hiểu. Chú do tâm Phật, do lòng từ bi của chư Phật mà có. Mật chú của chư Phật là phép bí mật chỉ có Phật với Phật tự biết nhau, các vị Thánh không thể đạt. Chỉ tụng trì là diệt được đại lỗi mau lên Thánh vị.

Mật chú không thể giải thích được là vì Thần chú là viên mãn, giải thích bằng ngôn từ sẽ trở nên phiến diện, làm mất đi thần lực của chú, bởi vậy cho nên không giải thích cho người khác rõ được, mật nghĩa nằm trong đó, cần phải suy nghĩ.

Công năng của Thần chú khác nhau, tuỳ vào người truyền chú và cũng tuỳ thuộc vào tâm lực của hành giả. Sự chứng nghiệm và kết quả sẽ được hiện lộ sau khi hành trì.

Sau đây là những Thần Chú phổ biến:

Phật, Bồ Tát

Thần Chú

Phật Thích Ca - Om, Muni Muni Mahamuni sakyamuni Svaha

Phật Tỳ Lô Giá - NaOm, Vairocana Hùm

Phật Bảo Sinh - Om, Ratnasambhava Tram

Phật Bất Không Thành Tựu - Om, Amogasiddhi Ah

Phật A Di Đà - Om, Amitabha Hrih

Phật Bất Động - Om, Akshobya Hùm

Quan Thế Âm Bồ Tát -Om Mani Padme Hùm

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát - Om Driym

Chuẩn Đề Bồ Tát - Om Kalê Kulê Kundê Svaha

Địa Tạng Vương Bồ Tát - Om Chalohê Kara svaha

Hộ Pháp Kim Cang - Om Vajra Agnipranan Pataya Svaha

Posted Image

Ngoài ra còn có nhiều loại thần chú: Hộ thân, chữa bênh, hàng long v.v

TRÌ CHÚ

Như là học sinh học võ thuật với đủ thứ binh khí:

Đoản côn (khúc gậy ngắn), trường côn (khúc gậy dài), nhị khúc (roi của Lý Tiểu Long) Tam Khúc (dài gấp bốn lần cái nhị khúc… Cái nào cũng... chết người hết. Nhưng có người thì thích vũ khí dài, có người lại thích cái ngắn. Như vậy Chú cũng cùng một ý như trên. Nay bàn về trình độ cao thấp khi trì chú và những triệu chứng của nó. Trì niệm chú thuật thì có rất là nhiều trình độ:

1. Tự Vệ Nhập Môn:

Công dụng là dùng ngôn ngữ. "Có_Vô_Lượng_Nghĩa" của Thần Chú để thô tâm bớt vọng. Cao hơn một tý thì chư quỷ thần theo hộ chú vì ưa thích tính tình của mình như: sự cố gắng tu tập tuy rằng không có thời giờ. Từ đây tu sĩ tài tử đã có người hộ vệ nên linh tính khá bén nhậy.

2. Cận Định Trì Chú:

Vì thô tâm thanh tịnh nên tình trạng Cận Định (gần nhập được chánh định) xuất hiện: Tình trạng này làm cho hành giả cảm nhận có những người theo mình hay ở phía sau lưng mình. Mình có thể cảm nhận sự xuất hiện của họ qua cảm giác mát lạnh sau gáy hay nằng nặng sau cổ ở vùng bả vai. Trình độ này nếu phước báu nhiều thì có thể chữa bệnh Ma Nhập hay giải bùa ngải và đôi khi chữa được một số thân bệnh nhưng kết quả không rõ ràng cho lắm. Bạn bè vô hình thường là cõi Tha Hóa Tự Tại là nhiều.

3. Chánh Định Trì Chú:

Tới đây thì mới có thể gọi là tu tập Mật Tông được rồi đây. Vì hầu như các khai triển Đàn Pháp đề đòi hỏi Hành Giả phải có trình độ nhập chánh định tối thiểu là Tứ Thiền Hữu Sắc. Còn các từng thiền khác như Tam hay Nhị và Sơ Thiền thì tâm lực đều còn yếu và như vậy: chưa đủ lực để chuyển câu Chú và học hỏi ở câu chú đó. Tóm lại trình độ của hành giả chỉ là Tự Vệ Nhập Môn nên tụng câu nào mình thấy quen là được rồi.

nguồn hoasentrenda.com

======================================================================

Cám ơn PH đã cảm nhận được sự vi diệu của phương pháp tu tập Mật Tông!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay