wildlavender

Phương Tây chuộng chữa bệnh bằng “Phật giáo”

1 bài viết trong chủ đề này

Phương Tây chuộng chữa bệnh bằng “Phật giáo”

Ngày càng có nhiều chuyên gia tâm thần học và bác sĩ phải nhờ cậy đến biện pháp thiền, một hoạt động của Phật giáo, nhằm giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng suy sụp, quên đi nỗi đau hay tránh nguy cơ tái phát.

Posted Image

Đức Phật ngồi thiền – bp3.blogger.com “Nỗi đau có ở khắp nơi và là điều không ai muốn”. Đó là lời nhận định rất ngắn gọn và cơ bản của khoa học phân tích tri năng cũng như của Phật giáo. Dù là ở đâu - Boston, Toronto, Geneve, Maastricht hay thậm chí ở Châteauroux thì thiền dưới nhiều hình thức khác nhau cũng đều được lựa chọn bởi các chuyên gia tâm thần học và cả các bác sĩ, những người đang phải chứng kiến nỗi đau thể xác cũng như tinh thần của những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Nhiều nước đã làm như vậy nhưng ở Pháp thì không, hay đúng hơn là có nhưng rất ít. Liệu quê hương của Descarte có để lãng phí đời sống tâm linh có nguồn gốc từ châu Á này hay không?

Không hẳn thế. Christophe André, bác sĩ tâm thần ở bệnh viện Sainte-Anne, Paris đã đưa liệu pháp thiền vào trị bệnh nhằm tránh tình trạng bệnh nhân bị suy sụp trở lại. Ông giải thích: “Chính xác là người ta học cách giữ vững tinh thần trong thời điểm đó. Lúc đầu thường khó bởi người ta còn vướng bận suy nghĩ. Hoặc cần học cách không để mình bị cuốn vào vòng suy nghĩ. Đây là một biện pháp nghe có vẻ khá rắc rối nhưng lại cực kì hiệu quả. Nó không xoá sạch những suy nghĩ tiêu cực mà giúp bệnh nhân thấy được nó và hãm những suy nghĩ đó lại. Còn Claude Penet, bác sĩ tâm thần ở Châteauroux lại bắt đầu áp dụng phương pháp thiền trong một quá trình nghiên cứu của riêng mình rồi mới đề xuất áp dụng cho bệnh nhân. Ông nói: “Tôi không quá chú trọng đến phương diện tĩnh tâm như Phật giáo. Bởi điều duy nhất bệnh nhân cần là học cách giúp mình làm chủ được những tình cảm tiêu cực”. Xét cho cùng thì đó không phải là một phương pháp được đào tạo trong trường Đại học, cũng không phải là sự sùng bái của các bậc thầy về lí luận. Các nhà tiên phong đều đến từ Mĩ và họ đã bắt đầu áp dụng liệu pháp này từ gần 30 năm nay. Song hiện tại, những tiến bộ về việc sử dụng hình ảnh trong y học đã cho thấy rằng ngồi thiền làm thay đổi chức năng của não bộ. Ví dụ, những thầy tu ở Tây Tạng đã cho thấy nhiều điều đặc biệt khi não của họ được soi gần: khu thần kinh liên quan đến cảm xúc như lòng trắc ẩn hoạt động mạnh hơn so với người bình thường. Trường Đại học Madison – bang Wisconson có nhiều bài viết khoa học nhất về chủ đề này, với đóng góp lớn của bác sĩ tâm thần Richard Davidson.

Matthieu Ricard cũng chỉ rõ trong cuốn “Nghệ thuật ngồi thiền” (NXB Nil) rằng: “Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy ngồi thiền trong thời gian ngắn cũng làm giảm đáng kể stress (ảnh hưởng tiêu cực của stress cũng được nêu rõ), phiền muộn, xu hướng nổi giận (vốn làm giảm cơ hội sống sót sau phẫu thuật tim) và nguy cơ tái phát bệnh ở những người đã trải qua ít nhất 2 giai đoạn suy sụp”. Tám tuần ngồi thiền, khoảng 30 phút mỗi ngày, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời giảm nguy cơ tăng huyết áp ở những đối tượng bị bệnh huyết áp cao và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh vảy nến. Nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm thần đối với sức khoẻ trước đây vốn được xem là một việc không nghiêm túc thì nay lại là chủ đề chính của các công trình khoa học”. Tất cả các tác dụng của phương pháp thiền đều được nói đến nhiều trong các tạp chí khoa học quốc tế có tiếng như Journal of the National Cancer Institute hay Journal of Behavioral Medicine.

Posted Image

Ngồi thiền là phương pháp xả stress hiệu quả - khoahocphattrien.com.vnTrong số những nhà tiên phong, tất cả đều là người Mỹ, thì người đáng được chú ý nhất với hành trình và uy tín của mình chắc chắn là Jon Kabat-Zinn. Là giáo sư y khoa danh dự của trường Đại học Massachusetts, ông bắt đầu áp dụng phương pháp thiền khi còn là sinh viên của viện công nghệ Massachusetts dưới sự hướng dẫn của Salvador Luria, người từng đoạt giải Nobel Y khoa. Là chuyên gia về sinh học phân tử, cũng như Matthieu Ricard, ông luôn quan tâm đến chức năng của thần kinh. Năm 1979, tức là 13 năm sau những bước đi đầu tiên về nghiên cứu ngồi thiền, ông mong muốn được sử dụng phương pháp thiền nhằm làm giảm sự đau đớn ở những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Dần dần, ông tìm ra MBSR (Mindfulness-Based Stress Reduction), một chương trình rèn luyện ngồi thiền trong 8 tuần. Ý tưởng của ông rất được mọi người trong bệnh viện ủng hộ. Ông nhớ lại: “Bằng cấp của tôi là sự đảm bảo với người nghe. Lúc đầu tôi chỉ có một khoảng không gian rất nhỏ và kiêm luôn nhiệm vụ thư ký. Người ta chuyển cho tôi những bệnh nhân ung thư, tim mạch hay những bệnh nhân phải chịu đau đớn sau phẫu thuật. Tôi đã đẩy chương trình lên 8 tuần và nó đã mang lại nhiều thành công đến mức tôi phải nghĩ đến việc đào tạo đội ngũ huấn luyện viên. Phần lớn trong số họ không phải là bác sỹ nhưng quan trọng nhất là họ nhiệt tình và có khả năng truyền năng lượng toàn năng cho những người không hề có mối quan tâm đặc biệt gì đến Phật giáo nhưng đang phải chịu nhiều đau đớn.” Khi đó, 18.000 người đã tham gia chương trình 8 tuần này, rải rác trong hơn 200 bệnh viện. Việc áp dụng phương pháp thiền giúp giảm một nửa nguy cơ tái phát bệnh sau ít nhất 2 giai đoạn bị suy sụp nghiêm trọng của người bệnh.

Tại trường đại học Geneve, tiến sĩ tâm lý học Lucio Bizzini, phụ trách chương trình khắc phục tình trạng suy sụp của bệnh nhân, đang áp dụng MBSR cũng như các phương pháp tương tự khác như MBCT (Mindfulness Based Cognitive Therapy), biện pháp được tiến sĩ Zindel Segal triển khai tại bệnh viện Toronto. Lucio Bizzini giải thích: “Liệu pháp này được đặc biệt áp dụng cho những trường hợp bị suy sụp triền miên. Đây là một chương trình đòi hỏi khá khắt khe, lúc đầu cần luyện tập 1giờ/ngày; như vậy bệnh nhân cần có sự đầu tư rất lớn. Nhưng mục tiêu đạt được cũng xứng đáng bởi bệnh nhân đến được, như Jon Kabat-Zinn nói rất đúng, một thời điểm mang tính quyết định, thời điểm mà họ ở “sau màn nhào lộn nguy hiểm”, trong một không gian mà họ có thể quan sát được những suy nghĩ của mình nhưng không làm họ bị ngập chìm trong nó”. Điều đáng nói mà tất cả mọi người, trước hết là Jon Kabat-Zinn, đều thừa nhận, đó là vì phải có sự đầu tư cần thiết này mà những bệnh nhân theo chương trình ngồi thiền MBSR chắc chắn là những người có nhiều động cơ nhất và vì thế mà họ ít có nguy cơ bị mắc bệnh lại nhất. Tất nhiên khi mà hàng ngày, tất cả các bác sĩ trên áp dụng phương pháp thiền với một niềm tin lớn thì có lẽ không ai lại có ý định coi mình là phật tử. Bởi điều đó chẳng có nghĩa lí gì.

Diệu Châu theo Le Point

nguồn vietimes

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay