Thiên Đồng

Nghịch Lý Trục Quỷ Môn, Bí Ẩn Thiên Môn - Địa Hộ

2 bài viết trong chủ đề này

NGHỊCH LÝ TRỤC QUỶ MÔN, BÍ ẨN THIÊN MÔN ĐỊA HỘ

VÀ SỰ HOÀN CHỈNH CỦA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ

Thiên Đồng - Bùi Anh Tuấn

Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương.

Tiêu chí khoa học hiện đại quyết định rằng “Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhât quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri.”

Trong những tri thức liên quan đến phương pháp của học thuật cổ Đông phương, cụ thể là phương pháp Bát trạch trong phong thủy, tồn tại những khái niệm bất biến như Thiên Môn, Địa Hộ, Quỷ Môn, Nhân Môn, Nam Quỷ Môn, Nữ Quỷ Môn…nhưng đi kèm với những định danh này thì không có sự tương hợp, tương xứng cho từng định vị hay sự tương thích trong cùng mối liên hệ để tạo nên sự nhất quán cho một hệ thống lý thuyết mang tính hoàn chỉnh. Do vậy, điều nghịch lý tồn tại hằng ngàn năm được mặc khải như một chân lý cần được giải linh, khơi sáng nỗi tồn nghi.

1. NGHỊCH LÝ TRỤC QUỶ MÔN VÀ BÍ ẨN THIÊN MÔN - ĐỊA HỘ:

Sách Phong Thủy Toàn Thư, tác giả Thiệu Vĩ Hoa, nhà xuất bản Thời Đại ấn hành năm 2009, trang 128, hướng dẫn về cách xem tướng nhà và phương vị nhà cửa, có tái hiện phương vị la bàn bằng đồ hình như sau:

Posted Image

Posted Image

Trang 176, sách cùng tựa, có đoạn như sau:

"Các đường nối Đông và Tây, Nam và Bắc, Đông Nam và Tây Bắc, Đong Bắc và Tây Nam có đường trung tâm.

Đường nôi giữa 45 độ của Đông và Bắc, Tây và Nam là đường Quỷ môn.

Mặt khác, đường nối giữa 45 độ của Đông và Nam, Tây và Bắc, Nam và Bắc, Tây và Nam gọi là đường tứ ngung. Trong đó, đường tứ ngung nối 45 độ của Đông và Bắc, Tây và Nam chính là đường Quỷ môn.

Đơn giản mà nói, tuyến chính giữa là đường trung tâm cùa phương vị sao sinhnhu7 Tý (Bắc), Ngọ (Nam), Mão (Đông), Dậu (Tây), đường tứ ngung vẫn là đường xuyên suốt Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam), Càn ( Tây Bắc), Tốn (Đông Nam)."

Posted Image

Cuốn Phong Thủy Toàn thư của Thiệu Vĩ Hoa.

Nxb Thời Đại 2009.

Posted Image

Đây là lời giải thích trong sách của tác giả Thiệu Vĩ Hoa cho việc xác định đường Tứ ngung, đường Trung tâm, đường Quỷ môn.

Người viết một lần nữa ghi nhận rõ hơn rằng:

Đường trung tâm, có hai đường, được xác định trên la bàn, là đường kéo dài từ 0 độ qua tâm đến 180 độ và đường kéo dài từ 90 độ qua tâm đến 270 độ. Người viết gọi là Trục trung tâm.

Đường tứ ngung, nghĩa là đường bốn góc, có hai đường, được xác định trên la bàn, là đường kéo dài từ 45 độ qua tâm đến 225 độ và đường kéo dài từ 315 độ qua tâm đến 135 độ. Người viết gọi là Trục tứ ngung. Trong đó, đường Quỷ môn là đường kéo dài từ 45 độ qua tâm đến 225 độ, người viết gọi là Trục Quỷ môn.

Xin xem hình sau:

Posted Image

Cũng sách Phong Thủy Toàn Thư, tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 33, 34 có đoạn giải nghĩa như sau:

"…Dưới đây là giải thích của trạch Kinh đối với 24 lộ mênh tọa và cát hung của Dương trạch:

Càn là Thiên Môn, đứng đầu dương, kiến trúc vật nên bình, ổn, thực, không nên cao rộng, có thể ảnh hưởng không tốt đến cha mẹ.

Hợi là Chu tước, đầu rồng, chủ mệnh tọa của bố, người phạm phải hại đến mệnh, còn liên lụy đến người khác.

Nhâm là Đại họa, chủ mẫu mệnh tọa, người phạm phải hại mệnh, còn liên lụy khiến người khác có họa do nói năng.

Tý là Tử tang, long tả thủ, chủ trưởng tử phụ mệnh tọa, , người phạm phải hại mệnh, liên lụy đến người khác thất hồn, thương mắt, thủy tai, họa do nói năng.

Quý là Phạt ngục, câu trần, chủ thứ tử phụ mệnh tọa, người phạm phải hại mệnh, làm người khác tai họa do nói năng.

Sửu là quan ngục, chủ thiếu tử phụ mệnh tọa, người phạm phải hại mệnh, có tai họa của quỷ quái, đạo phỉ, hỏa quang.

Cấn là Quỷ môn, khí trong phòng, nhà thiếu, mỏng, không khí hoang cát. Người phạm phải không tốt.

Dần là Thiên hình, long bối, Huyền vũ, chủ dưỡng tử phụ và trưởng nữ mệnh tọa, phạm phải, thai bị thương, tù ngục, bị trộm, vong bại.

Giáp là Trạch hình, chủ thứ nữ là tôn nam mệnh tọa, người phạm phải hại mệnh, liên lụy đến người nhà bị tai họa vỡ đầu, tổn thương thần kinh.

Mão là Long hữu thủ hình ngục, chủ thiếu nữ và tôn mệnh tọa, người phạm phải hại mệnh, liên lụy người khác bị tai họa hỏa quang, khí mãn, hình thương, thất hồn.

Ất là Ức xà, tụng ngục, chủ khách mệnh tọa, người phạm phải hại mệnh, liên lụy người khác có tai họa yêu quái, chết chóc, do nói năng.

Thìn là Bạch hổ, long hữu túc, chủ nô tì và lục súc mệnh tọa, phạm phải, có tai họa bị thương khủng hoảng, não cấp, chủ nhân cung bị khủng hoảng.

Tốn là Địa hộ, cũng là Phong môn. Vị trí này nên là ao tròn, hàng rào trúc, không có nhà. Nên bình, phía bên ngoài mỏng, không nên cao lớn, lấp chặt.

Tỵ là Thiên phúc, cũng gọi là trạch cực, kiến trúc vật nên to chắc.

Bính là Minh đường, Trạch phúc, vị trí này có thể an môn, làm chuồng trâu nhà kho.

Ngọ là chỗ đất may mắn, Long túc thủ, kiến trúc vật nên bền chắc, cấm kị phòng khách cao, hình đầu rùa.

Đinh là Thiên thương, nên xây dựng nhà kho và chuồng nuôi lục súc, kiến trúc vật to bền chác có thể thêm may mắn.

Mùi là Thiên phủ, nên xây nhà cao, lầu lớn. nếu để nô tì, bò dê sống ở đây thì sẽ sinh sôi. Nếu xây nhà kho, nhà vệ sinh thì cũng thu được lợi.

Khôn là Nhân môn, ruột rồng, còn có tên là phúc tương, kiến trúc vật nên mở rộng vững chắc, nặng mà khiêm thực đại cát.

Thân là ngọc đường, chủ bảo bối, kim ngọc, vị trí này nên đặt chuồng trâu, ngựa, ngoài ngọ đường nên làm từ đường và phòng cho lang quân, cháu nhỏ thì sẽ cát. Nhà lấy to chắc để tăng cường cát. Có phòng quan trọng, có cây lớn có thể gọi đến vàng ngọc.

Canh là Đại Đức, An môn. Vị trí này nên đặt nhà xe, chuồng chim và nhà giã gạo, kiến trúc vật nên mở rộng, liên tiếp to lớn, tinh khiết sẽ có may mắn.

Dậu là Đại Đức, Long tả trợ, khách mệnh, chỗ này nên đặt nhà chính. Ngoài vị trí trạch đại đứcnên rộng rãi, thường xuyên quét dọn, mới mẻ, yên tĩnh may mắn. vị trí này có thể tổ chức các việc ăn uống, âm nhạc, có thể gặp quý nhân tăng tài phú, là cho đức vọng dài lâu.

Tân là Kim quỹ, Thiên tỉnh, vị trí này nên đặt cửa, lầu cao phòng lớn. ở vị trí này lý tài và làm bất kỳ việc gì đều có may mắn. ngoài kim quý nên làm nhà kho dự trữ sẽ có may mắn, cũng có thể làm phòng ở cho con cháu, có thể kết thông gia với nhà giàu có, dòng dõi đế vương.

Tuất là Địa phủ, Thanh long tả thủ, chủ tam nguyên. Vị trí này có thể cho con cháu sống, có thể kết thông gia với nhà giàu có, dòng dõi đế vương, nhưng phải làm cho nó duy trì được thanh tịnh thì mới may mắn. cũng có thể làm nhà kho dự trữ, lầu cao nhà to."

Từ những chú giải trên, trích từ sách, một tư liệu còn ghi lại từ cổ thư chữ Hán mà chính tác giả Thiệu Vĩ Hoa đã trưng ra và dẫn giải, người viết vẽ lại đồ hình tổng hợp sau:

Posted Image

Dễ dàng nhận thấy rằng hai đường trung tâm (Trục trung tâm) vuông góc của bốn phương vuông góc là Nam – Bắc và Đông – Tây, còn lại là hai đường tứ ngung (Trục tứ ngung), nghĩa là đường bốn góc, như cái tên của nó, vuông góc nhau ở bốn phương góc Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam.

Từ đây, đều nghịch lý và những bí ẩn được trưng như từng được chấp nhận như một lẽ đương nhiên trên bát quái Hậu Thiên cổ thư, thường gọi là bát quái Hậu thiên Văn Vương.

Phương Cấn – Đông Bắc gọi là Quỷ môn với danh cụ thể là Nam quỷ môn chứng tỏ được sự đồng nhất giữa danh và quái khí là Nam quỷ môn với quái Cấn là tượng thứ nam trong nghĩa về tượng quái của 8 quái dịch. Nhưng ngược lại, phương Tây Nam có chủ quái là Khôn lại không đồng danh vị với danh Nữ quỷ môn. Bởi lẽ, hai định danh Nam quỷ môn và Nữ quỷ môn đã thể hiện sự đối lập, đối xứng cân bằng trong mối tương quan đối xứng trên bát quái, nhưng về quái khí thì hoàn toàn không có tính đối xứng, cân bằng âm dương và không mang tính đối lập đồng đẳng. Quái Cấn tượng là thiếu nam, trai út hợp với định danh Nam quỷ môn, nhưng không đồng đẳng hay đối xứng âm dương với quái khí Khôn tượng là mẹ, đàn bà, bà lão, là lão âm và chính quái Khôn cũng không thể tương hợp với định danh Nữ quỷ môn. Lẽ ra phải gọi là Lão quỷ môn thì mới hợp với danh và quái. Nhưng như thế cũng không đồng đẳng với mối tương quan so sánh giữa hai phương Đông Bắc và Tây Nam, tức giữa Cấn và Khôn, tức giữa lão bà và con trai út (con nít!).

Posted Image

CẤN - Thiếu Nam

Posted Image

KHÔN - Lão Bà

Vì thế, dĩ nhiên là không có sự đối xứng âm dương, cân bằng âm dương thể hiện qua từng hào của quái, nghĩa là đối lập âm dương giữa các hào sơ, hào trung, hào thượng giữa hai quái Cấn - Khôn hoàn toàn không có thể hiện để tạo sự đối lập, đối xứng nào. Xin xem hình.

Posted Image

Cũng như vậy, phương Càn – Tây Bắc gọi là Thiên môn có sự đồng nhất giữa danh và quái khí là Càn, tượng là trời là cha là lão ông trong nghĩa về tượng quái của 8 quái dịch. Nhưng ngược lại, phương Đông Nam có chủ quái là Tốn lại không đồng danh vị với danh Địa hộ. Hai định danh Thiên môn và Địa hộ trong mối quan hệ đồng trục, thể hiện sự đối lập, đối xứng cân bằng trong mối tương quan đối xứng trên bát quái, nhưng về quái khí thì hoàn toàn không có tính đối xứng, cân bằng âm dương và không mang tính đối lập đồng đẳng. Bởi, quái Càn tượng là trời với định danh Thiên môn (cửa trời), nhưng không đồng đẳng hay đối xứng âm dương với quái khí Tốn tượng trưởng nữ, người con gái cả và ngay cả chính quái Tốn cũng không thể tương hợp với định danh Địa hộ.Như thế, có việc không đồng đẳng với mối tương quan so sánh giữa hai phương Tây Bắc và Đông Nam, tức giữa Càn và Tốn, tức giữa lão ông và con gái cả, giữa trời và gió!

Posted Image

CÀN - Lão Ông

Posted Image

TỐN - Trưởng Nữ

Do vậy mà cũng không có sự đối xứng âm dương, cân bằng âm dương thể hiện qua từng hào của quái, nghĩa là đối lập âm dương giữa các hào sơ, hào trung, hào thượng giữa hai quái Càn – Tốn hoàn toàn không có thể hiện để tạo sự đối lập, đối xứng nào. Xin xem hình.

Posted Image

Tuy vậy, ở hai trục trung tâm thì sự đối lập đối xứng âm dương giữa tượng quái Khảm – Ly, Chấn – Đoài thể hiện một mối tương quan hài hòa cân đối giữa 2 phương đối lập, cùng trục, thể hiện một quy luật rỏ ràng. Tuy nhiên, xét trên tổng thể 8 quái, mối tương quan của từng cặp về quái khí và danh tính của phương vị thì tổng thể bát quái Hậu thiên cổ thư không thể hiện được tính nhất quán trong quy luật, do vậy mà sự bất hợp lý cũng như bí ẩn về hai cặp phạm trù đối lập Thiên môn và Địa hộ, Nam quỷ môn và Nữ quỷ môn vẫn tồn tại một cách khó hiểu.

Tính thiếu nhất quán còn thể hiện ngay trong quy luật tương phối quái khí thể hiện trong phương pháp Bát trạch và Dương trạch tam yếu về phần Phiên tinh phối quái.

Phương pháp Bát trạch cổ thư, một phần ứng dụng của khoa Phong thủy, xác định phi cung mệnh chủ của con người được chia thành hai phe, phe Đông trạch và phe Tây trạch. Đông trạch gồm bốn phương tốt là Bắc, Nam, Đông và Đông Nam tương ứng quái khí Khảm, Ly, Chấn, Tốn, ngược lại Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây tương ứng với quái khí Càn, Khôn, Cấn, Đoài thuộc Tây trạch.

Theo đó người mệnh cung Ly nhà hướng Khảm hay ngược lại người cung mệnh là Khảm nhà hướng Ly thì đều phương Phúc đức. Cũng tương tự như vậy, theo phương pháp Phiên tinh phối quái thì nhà hướng Ly, sơn hậu là Khảm hay ngược nhà hướng Khảm mà sơn hậu là Ly thì theo nguyên tắc lấy sơn phối hướng đều được Phúc Đức, gọi là Phúc Đức trạch. Như vậy, đều đương nhiên trên bát quái 8 phương tồn tại một trục tốt nhất của phe Đông trạch gọi là trục Phúc Đức. Điều này dễ nhận biết ngay trên bát quái với trục Bắc - Nam, chính trục từ 0 độ đến 180 độ, gọi là trục trung tâm, tức trục Khảm – Ly, tức là Phúc Đức trạch hay gọi là trục Phúc đức, bởi Phúc đức là phương vị tốt nhất đứng đầu trong các phương còn lại là Thiên Y, Sinh Khí, Phục Vị, Ngũ Quỷ, Lục Sát và Tuyệt Mạng, cho nên một trục chính với hai quái tượng đối xứng, đối lập âm dương, tương quan đồng đẳng về hình tượng Trung nam đối Trung nữ, tạo một trục đồng khí Đông trạch, đương nhiên gọi là trục Phúc Đức. Bát quái cổ thư do vậy vẫn thể hiện được một trục Phúc Đức với đường trung tâm, của phe Đông trạch.

Tuy vậy, ở phe Tây trạch, chính ở tương quan Tây trạch xuất hiện sự bất nhất, bất hợp lý được hiển hiện ngay trên đồ hình tám cung quái.

Trục Đông Bắc – Tây Nam với hai quái Cấn – Khôn là trục Quỷ môn với định danh nam quỷ môn và Nữ quỷ môn, tuy vậy theo phương pháp Bát trạch của cổ thư, mệnh cung Khôn nhà hướng Cấn hay mệnh cung Cấn mà nhà hướng Khôn thì đều được Sinh Khí. Vẫn như vậy, nếu hướng nhà là Cấn, sơn hậu là Khôn hoặc là nếu hướng nhà là Khôn mà sơn hậu là Cấn thì theo nguyên tắc lấy sơn phối hướng thì đều đước Sinh Khí, gọi là Sinh Khí trạch hay là trục Sinh Khí. Rỏ ràng, có sự không đồng nhất giữa định danh phương trục và tính chất của phương vị, cung quái của hai phương Cấn – Tốn này, bởi gọi là trục Quỷ môn nhưng khi xét tính chất phối quái hai phương đồng trục thì lại được trục Sinh Khí, tính bất nhất là ngay ở điểm này. Đồng một lý như vậy với trục tứ ngung, trục Thiên – Địa, Càn – Tốn; nếu nhà hướng Càn, mệnh cung Tốn hoặc dã, nhà hướng Tốn mà mệnh cung Càn thì đều được phương Họa Hại; cũng như vậy với phối quái phiên tinh, nếu hướng là Càn, sơn hậu là Tốn hay hướng là Tốn mà sơn hậu Càn thì đều được Họa Hại, gọi là trục Họa Hại hay Họa Hại trạch.

Từ những điểm trên, xét một cách tổng quát về phân bố trạch quái của bát quái Hậu thiên cổ thư dễ thấy rằng:

Với hai trục trung tâm, hay gọi là đường trung tâm thì tương quan quan ngũ hành giữa hai phương đối xứng đồng trục là tương khắc Thủy (Khảm) – Hỏa (Ly) và Kim (Đoài) – Mộc (Chấn) theo tính chất hành quái, nghĩa là theo lý tương khắc của ngũ hành thuộc hành quái.

Với trục tứ ngung là Thiên – Địa, Càn – Tốn thì với tính chất hành quái của Càn là kim đới thủy đối xứng với Tốn thuộc hành quái Mộc, theo cổ thư, thì tính chất tương quan đồng trục giữa hai phương Càn – Tốn là tương sinh về ngũ hành. Trong khi đó, với trục Quỷ môn Đông Bắc và Tây Nam, Cấn đối Khôn thì tương quan của ngũ hành là tương hòa với Cấn và Khôn đều thuộc hành thổ theo cổ thư. Như vậy, ở bốn trục cho tám phương thì quan hệ ngũ hành đồng trục về tương khắc biểu hiện hai lần, về ngũ hành tương sinh đồng trục biểu hiện một lần và tương hòa thì biểu hiện một lần, xét một cách tổng thể thì ngay ở điểm này, các trục quái của Hậu thiên cổ thư không thể hiện một tính quy luật và nhất quán trong cách bố trí cung quái và phương trục, bởi tính chất ngũ hành tạp loạn.

Hơn nữa, với cái nhìn tổng quan, trạch Phục Đức là trạch tốt nhất trong điều kiện Bát trạch và Dương trạch thì theo đồ hình tổng thể trên thấy rằng chỉ có phe Đông trạch mới có Phúc đức trạch hay trục Phúc Đức, ngược lại phe Tây trạch chỉ có Sinh Khí trạch hay trục Sinh Khí. Do vậy đây cũng chính là sự biểu hiện tính không đồng đẳng, tính mất cân xứng và tính bất cân bằng trong quy luật Âm Dương.

Từ những phân tích trên về hai cặp khái niệm Thiên - Địa, Nam quỷ môn và Nữ quỷ môn với tính chất bất tương hợp và không nhất quán của nó về định danh và quái khí cho thấy một sự nghịch lý hay một bí ẩn trong quy luật sắp xếp của tám quái cần phải được chỉnh lý hay hiệu chỉnh để trở về với một trật tự hoàn hảo và nhất quán của bát quái. Bởi vậy, bát quái Hậu thiên cổ thư không thể là một nguyên lý hoàn chỉnh mà ngược bộc lộ những căn cứ mơ hồ, bất nhất đầy tồn nghi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

(tiếp theo)

2. SỰ HOÀN CHỈNH CỦA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ

Trên cơ sở phân tích những bất hợp lý về hai trục Thiên Địa và Quỷ Môn từ đồ hình và tư liệu ghi lại từ cổ thư chữ hán, được dịch ra chữ Quốc ngữ ngày nay, người viết đi tìm một sự hợp lý cho những vấn đề tồn nghi. Và, người viết nhận thấy rằng những bí ấn, nghịch lý và tồn nghi được giải trừ, thay vào đó bằng sự lý giải hoàn toàn hoàn chỉnh trên cơ sở Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ, một nguyên lý được hiệu chỉnh dựa trên các cơ văn hóa phi vật thể thuộc nền văn hiến Việt có bề dày lịch sử 5000 năm huyền vĩ, nguyên lý ấy được giải thích và công bố trong các tác phẩm “ Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, “Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt”, “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”(*)…tác giả công trình nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Với sự phục hồi hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã công bố một nguyên lý lý thuyết được hiệu chỉnh và phục hồi, từ những mật ngữ tồn tại trong văn hóa phi vật thể của Việt tộc, đó là nguyên lý căn để Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ.

Theo tiêu chí khoa học hiện đại quyết định rằng:

“Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhât quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri.”.

Nguyên lý lý thuyết căn để Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ chứng tỏ tính nhất quán và hợp lý của nó trong việc giải mã những bí ấn và nghịch lý của khái niệm trục Thiên – Địa và trục Quỷ Môn.

Đầu tiên, hãy xem qua đồ hình Hậu thiên Lạc Việt với sự hoán vị hai vị trí Tốn – Khôn, đã được luận giải và chứng minh trong các tác phẩm đã nêu (*), xin miễn chứng minh, cùng với đồ hình Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ như sau:

Posted Image

Hậu thiên Lạc Việt với hoán vị Tốn - Khôn.

Posted Image

Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ.

Từ đồ hình Hậu thiên Lạc Việt do nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh phục hồi, người viết họa lại đồ hình với hai trục khái niệm Thiên – Địa và Quỷ Môn như sau:

Posted Image

Một sự phân hơp lý có thể nhân ra rằng phương Cấn – Đông Bắc vẫn là Quỷ môn với định danh là Nam quỷ môn có được sự đồng nhất giữa danh và quái khí là Nam quỷ môn với quái Cấn là tượng thứ nam trong nghĩa về tượng quái của 8 quái dịch, đồng thời đối lập, đối xứng cân bằng trong mối tương quan cân đối Âm dương với phương Tây Nam là quái Tốn, đăng đối với danh vị Nữ quỷ môn, bởi quái Cấn tượng là thiếu nam hợp, con trai út với định danh Nam quỷ môn lại đồng đẳng và đối xứng âm dương với quái khí Tốn tượng là trưởng nữ, con gái cả.

Posted Image

CẤN - Nam Quỷ Môn

Posted Image

TỐN - Nữ Quỷ Môn

Tiếp theo, xét cặp khái niệm Thiên Môn - Đại Hộ với căp quái Càn - Khôn trong Hậu thiên Lạc Việt.

Posted Image

CÀN - Thiên Môn

Posted Image

KHÔN - Địa Hộ

Giống như thế, phương Càn – Tây Bắc gọi là Thiên Môn nghĩa là cổng trời đồng nhất giữa danh và quái khí là Càn, tượng là trời là cha là lão ông trong nghĩa về tượng quái của 8 quái dịch môn đăng hậu đối với phương Đông Nam chủ quái là Khôn, được hoán vị hoàn toàn tương hợp với danh vị là Địa Hộ. Hai định danh Thiên Môn và Địa Hộ trong mối quan hệ đồng trục với ngôi nhà mới là Hậu thiên Lạc Việt đã cho thấy rỏ ràng tính đối lập, đối xứng, cân bằng âm dương trong mối tương quan trên bát quái thể hiện chặt chẻ tính đồng đẳng tương quan, bởi quái tượng Càn là trời, là cha, là lão ông với định danh Thiên môn đăng đối với quái khí Khôn tượng là đất, là mẹ, là lão bà hoàn toàn xứng hợp với định danh Địa hộ. Vì vậy tính đồng đẳng, tương quan so sánh được thể hiện ngay và hoàn chỉnh hợp lý với phương trục Thiên Địa mà cổ thư chữ không thể hiện được điều này!

Ở phần chi tiết hơn, tính đối xứng, cân bằng âm dương thể hiện rỏ ràng qua từng hào của quái, ở các hào sơ, hào trung, hào thượng giữa hai quái Càn – Khôn. Bản thân ngay tượng quái Càn và Khôn cũng đã thể hiện đối lập âm dương và cũng hiển nhiên cũng là một cặp phạm trù thể hiện tính âm dương.

Còn lại, ở hai trục Khảm – Ly, Chấn – Đoài thì không cần phải bàn đến, bởi đã thể hiện đầy đủ tính tương quan cân đối âm dương.

Với nguyên lý lý thuyết Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ, tính nhất quán còn thể hiện ngay trong quy luật tương phối quái khí thể hiện trong phương pháp Bát trạch Lạc Việt và Phiên tinh Lạc Việt.

Theo phương pháp Bát trạch Lạc Việt, một phần ứng dụng của khoa Phong thủy Lạc Việt, cũng xác định phi cung mệnh chủ của con người được chia thành hai phe, phe Đông trạch và phe Tây trạch. Nhưng do sự hoán vị Tốn – Khôn nên Đông trạch sẽ gồm bốn phương tốt là Bắc, Nam, Đông và Tây Nam và quái khí không đổi là Khảm, Ly, Chấn, Tốn, ngược lại Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc và Tây tương ứng với quái khí không đổi là Càn, Khôn, Cấn, Đoài thuộc Tây trạch.

Posted Image

Từ đồ hình, vẫn nhận thấy trục Phúc Đức của phe Đông trạch vẫn là trục Khảm – Ly, Bắc – Nam theo phương pháp Bát trạch Lạc Việt và sơn hướng phối quái của phiên tinh Lạc Việt. Chính do sự chuyển đổi Tốn – Khôn, Hậu thiên Lạc Việt cho thấy sự xuất hiện trục Phúc Đức của người Tây trạch, ngay ở trục Thiên – Địa, trục Càn – Khôn, thể hiện một trục đồng tính chất quái khí tốt nhất của người Tây trạch mà Bát quái cổ thư không thể hiện được điều này.

Một sự hoàn chỉnh hơp lý khác được mở ra khi quán xét hai trục còn lại trên đồ hình Hậu thiên Lạc Việt. Trục Đông Bắc – Tây Nam với hai quái Cấn – Tốn là trục Quỷ môn với định danh Nam quỷ môn và Nữ quỷ môn, khi được xét theo phương pháp Bát trạch Lạc Việt thì mệnh cung Tốn nhà hướng Cấn hay mệnh cung Cấn mà nhà hướng Tốn thì đều được Tuyệt Mạng và theo phương pháp Phiên tinh Lạc Việt, sơn hướng phối quái sơn hậu Cấn phối Tốn hướng hoặc sơn hậu Tốn phối Cấn hướng đều là Tuyệt Mạng, gọi là Tuyệt Mạng trạch và rỏ ràng đây là trục Tuyệt Mạng. Khái niệm trục Quỷ Môn đến lúc này trở nên thật tương xứng với tính chất nội tại của nó là trục Tuyệt Mạng và như vậy giữa danh và tính đã có sự hợp lý hoàn hảo mà Bát quái cổ thư cho đến thời điểm này vẫn không có thể nào tỏ rỏ tính hợp lý như vậy.

Posted Image

Cùng một cách như vậy, trục Đông – Tây , Chấn – Đoài vẫn thể hiện là trục Tuyệt Mạng trên Bát quái Hậu thiên Lạc Việt.

Một cách tổng thể nhận xét Hậu thiên Lạc Việt, lúc này phối với Hà đồ về việc phân bố trạch quái sẽ thấy rằng:

Với hai trục trung tâm, hay gọi là đường trung tâm thì trục Thủy (Khảm) – Hỏa (Ly) hợp thành trục Phúc Đức vuông góc trục trung tâm Đông – Tây, Chấn – Đoài là trục Tuyệt Mạng thể hiện tính đối lập âm dương giữa một trạch – trục mang tính chất tốt nhất với một trach – trục mang tính chất xấu nhất.

Posted Image

Cũng như vậy với trục tứ ngung Thiên – Địa là trục Phúc Đức vuông góc, đối lập với trục trục tứ ngung, là trục Quỷ môn với nội tính là trục Tuyệt Mạng thể hiện sự đối lập âm dương trên tổng thể đồ hình.

Mặt khác, xét về tương quan quan ngũ hành giữa từng cặp phương đối xứng đồng trục thì tất cả đều tuân thủ theo nguyên lý ngũ hành tương khắc, như Thủy ( Khảm) – Hỏa (Ly), Kim (Đoài) – Mộc (Chấn), Cấn thuộc Mộc tương khắc với Tốn thuộc Kim, theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt và Càn là âm kim đới thủy tương khắc với Khôn là âm hỏa đới thổ vẫn thể hiện lý tương khắc cho một căp hành quái trên nguyên lý bát quái Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ. Và chính ngay khi phối các các quái lên cung vị của Hà đồ thì tính chất tương khác về ngũ hành cung vị Hà đồ vẫn thể hiện được tính đồng nhất và tương hợp với bát quái, một cách tổng quát các quái khí đồng trục đều theo một lý tương khắc hoàn toàn nhất quán và hoàn chỉnh.

Tính quy luật cân đối âm dương còn thể hiện trên Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ khi cho thấy hai trục, âm Phúc Đức với độ số Hà đồ là 6-2 và dương Phúc Đức với độ số là 1-7 cho phe Đông trạch và Tây trạch, cùng với hai trục âm Tuyệt Mạng với độ số 8-4 và dương Tuyệt Mạng với độ số 3-9 cho hai phe Đông – Tây trạch. Đây là thể hiện tính cân đối âm dương, có cặp có đôi trong nội hàm Phúc Đức và Tuyệt Mạng và cũng thể hiện lý âm dương trong ngay trên cặp phạm trù Phúc Đức và Tuyệt Mạng.

Như vậy sự hoàn chỉnh tuyệt vời cho việc giải mã bí ẩn, nghịch lý trục Quỷ Môn và trục Thiên Môn – Địa Hộ tồn tại từ trong cổ thư và sư phân bố tổ chức hợp lý các phương quái thì không nguyên lý nào bằng nguyên lý Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ thuộc nền văn hiến Việt 5000 năm huyền vĩ.

Hơn nữa, xét theo trục từ trường Trái Đất, trục Khảm - Ly trùng với trục từ trường Bắc - Nam của quả đất dành riêng cho phe Đông trạch. Trục Tây Bắc - Đông Nam tương hợp với trục nghiêng của Trái đất cũng thể hiện là một trục chính với chiều tương tác quan trọng đồng chất dành riêng cho phe Tây trạch. Một lần Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ thể hiện tính ưu việt của nó.

3. LỜI KẾT

Để hiệu chỉnh một nguyên lý đã có sẳn thì cần phải đi từ một lý thuyết hoàn chỉnh và nếu như thế thì chỉ có chủ nhân đích thực của hệ thống lý thuyết đó mới thực hiện được điều này, với sự phục hồi học thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc nền văn hiến Việt 5000 năm rực rỡ thì việc giải quyết tính bất hợp lý của những khái niệm như trục Thiên – Địa, trục Quỷ Môn cho thấy tính hoàn chỉnh của nguyên lý lý thuyết Hậu thiên Lạc Việc phối Hà đồ, được công bố bởi nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, thể hiện tính nhất quán, tính quy luật và có thể giải thích được nhưng hiện tượng hiên quan đã cho thấy sự hoàn chính và phù hợp với tiêu chí khoa học của nguyên lý lý thuyết ấy.

19 tháng Dậu năm Tân Mẹo (2011)

Thiên Đồng

=================================

Tham khảo:

- Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007

- Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003

- Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam.

- Phong thủy Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ.

- Dịch học ngũ linh, tg Cao Từ Linh, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2006.

- Nhập môn chu dịch dư đoán học, tg Thiệu Vĩ Hoa, NXB Văn Hóa Thông Tin, 1996.

- Phong thủy toàn thư, tg Thiệu Vĩ Hoa, NXB Thời Đại, 2009

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites