Lãn Miên

Thông Tin Cập Nhật

11 bài viết trong chủ đề này

Theo Nam Phương Nhật Báo (Quảng Đông) ngày 14-9-2011 đưa tin, ngày 13-9 Nhân Dân Nhật Báo có bài viết : Nhân dịp đón kỷ niệm 100 năm cách mạng Tân Hợi, nhà xuất bản Trung Hoa thư cục ở Bắc Kinh đã phát hành bộ sách “Trung Hoa Dân Quốc sử” gồm 36 tập. Đây là một trước tác nghiên cứu tiêu biểu nhất về sử Trung Hoa Dân Quốc, trong đó có cách nhìn đổi mới đột phá trong đánh giá Tưởng Giới Thạch và các nhân vật lịch sử khác, nhất là đánh giá khẳng định địa vị và tác dụng của Tưởng Giới Thạch trong chiến tranh kháng Nhật.

Ông Uông Triều Quang phó khoa nghiên cứu sử cận đại viện khoa học xã hội Trung Quốc tiết lộ với ký giả Nhân Dân Nhật Báo rằng bộ sách này được bắt đầu biên soạn theo chỉ thị của Chu Ân Lại từ năm 1971 trong hội nghị công tác xuất bản toàn quốc, sau đó nhiệm vụ này được giao cho khoa. Từ năm 1981 đã xuất bản quyển 1 “Trung Hoa Dân Quốc sử”, cho đến khi toàn bộ 36 tập hoàn thành xuất bản là trong vòng 30 năm, đây là một sự kiện lớn trong nghiên cứu Dân Quốc sử.

Điều được độc giả chú ý trong bộ sử này là : Khẳng định cống hiến của Quốc dân đảng trong kháng chiến; Đánh giá toàn diện hơn đối với Tưởng Giới Thạch. Có phương tiện thông tin đại chúng còn cho rằng bộ sách này thể hiện cái nhìn của đại lục đối với “Dân Quốc sử” đã có sự biến đổi “đảo lộn trời đất”.

Cùng ngày, báo đưa tin Ban liên lạc cựu học viên Hoàng Phố ở Vân Nam và hội Hoa kiều hồi hương ở Vân Nam vừa tổ chức đưa về nước đợt đầu được 19 hài cốt tướng sĩ quân đội Quốc Dân đảng tử trận tại Miến Điện trong chiến tranh kháng Nhật. Tại Vân Nam sẽ có một nghĩa trang công viên vinh danh các liệt sĩ quân đội Quốc Dân đảng viễn chinh trong chiến tranh kháng Nhật.

( Đến khi nào sẽ có cuốn “Cổ đại sử” được viết với cái nhìn “ phan thiên phúc địa” ?)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của Ấn Độ trong khu vực

Cập nhật lúc :2:48 PM, 15/09/2011

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thư ký Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma đã đồng chủ trì Đối thoại Quốc phòng cấp Thứ trưởng Việt Nam-Ấn Độ lần thứ 6.

Cuộc đối thoại diễn ra hôm 14/9 tại Hà Nội, tại đây, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: “Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng là trụ cột trong hợp tác song phương giữa hai nước, vì vậy những nhân tố tích cực trong cuộc Đối thoại lần thứ 6 sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong hợp tác quốc phòng cũng như quan hệ tốt đẹp giữa 2 quốc gia”.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, sự hiện diện của Ấn Độ trong khu vực đã và đang có đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vì vậy Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của Ấn Độ trong khu vực.

“Việt Nam hoan nghênh các tàu chiến của Ấn Độ tới giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm vận hành các trang thiết bị hiện đại, kinh nghiệm cứu hộ cứu nạn, cứu trợ thảm họa thiên tai”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Nhấn mạnh tới các lĩnh vực quốc phòng cần tăng cường hợp tác trong thời gian tới, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, cần duy trì trao đổi đoàn các cấp thường xuyên; duy trì Đối thoại Quốc phòng cấp Thứ trưởng; tăng cường giao lưu sĩ quan trẻ; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo; chia sẻ kinh nghiệm trong công tác cứu hộ cứu nạn, cứu trợ thảm họa thiên tai.

Ngoài ra, Việt Nam cũng muốn Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm về công tác gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc mà Việt Nam chuẩn bị tham gia. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng mong muốn Ấn Độ tiếp tục ủng hộ Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, chia sẻ thông tin và sự hiểu biết chung về tình hình khu vực và thế giới.

Thư ký Quốc phòng Sa-si Can Sa-ma khẳng định, Ấn Độ mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ các thông tin liên quan tới khủng bố; tăng cường hợp tác thông tin tình báo, hợp tác đào tạo ngoại ngữ cho sĩ quan cả hai phía.

“Ấn Độ sẽ làm hết sức mình giúp đỡ Việt Nam trên các lĩnh vực có thế mạnh như Hải quân, Không quân, công nghiệp quốc phòng… So với tổng thể quan hệ với các nước, quan hệ Ấn Độ-Việt Nam là quan hệ bền chặt nhất trên tất cả các lĩnh vực”, ngài Sa-si Can Sa-ma phát biểu.

>> Ấn Độ giúp VN xây dựng hạm đội tàu ngầm

>> Ấn Độ và chiến lược 'Hướng Đông'

Theo Báo Quân Đội Nhân dân

=========================

Theo Nam Phương Nhật Báo (Quảng Đông) ngày 14-9-2011 đưa tin, ngày 13-9 Nhân Dân Nhật Báo có bài viết : Nhân dịp đón kỷ niệm 100 năm cách mạng Tân Hợi, nhà xuất bản Trung Hoa thư cục ở Bắc Kinh đã phát hành bộ sách “Trung Hoa Dân Quốc sử” gồm 36 tập. Đây là một trước tác nghiên cứu tiêu biểu nhất về sử Trung Hoa Dân Quốc, trong đó có cách nhìn đổi mới đột phá trong đánh giá Tưởng Giới Thạch và các nhân vật lịch sử khác, nhất là đánh giá khẳng định địa vị và tác dụng của Tưởng Giới Thạch trong chiến tranh kháng Nhật.

Ông Uông Triều Quang phó khoa nghiên cứu sử cận đại viện khoa học xã hội Trung Quốc tiết lộ với ký giả Nhân Dân Nhật Báo rằng bộ sách này được bắt đầu biên soạn theo chỉ thị của Chu Ân Lại từ năm 1971 trong hội nghị công tác xuất bản toàn quốc, sau đó nhiệm vụ này được giao cho khoa. Từ năm 1981 đã xuất bản quyển 1 “Trung Hoa Dân Quốc sử”, cho đến khi toàn bộ 36 tập hoàn thành xuất bản là trong vòng 30 năm, đây là một sự kiện lớn trong nghiên cứu Dân Quốc sử.

Điều được độc giả chú ý trong bộ sử này là : Khẳng định cống hiến của Quốc dân đảng trong kháng chiến; Đánh giá toàn diện hơn đối với Tưởng Giới Thạch. Có phương tiện thông tin đại chúng còn cho rằng bộ sách này thể hiện cái nhìn của đại lục đối với “Dân Quốc sử” đã có sự biến đổi “đảo lộn trời đất”.

Cùng ngày, báo đưa tin Ban liên lạc cựu học viên Hoàng Phố ở Vân Nam và hội Hoa kiều hồi hương ở Vân Nam vừa tổ chức đưa về nước đợt đầu được 19 hài cốt tướng sĩ quân đội Quốc Dân đảng tử trận tại Miến Điện trong chiến tranh kháng Nhật. Tại Vân Nam sẽ có một nghĩa trang công viên vinh danh các liệt sĩ quân đội Quốc Dân đảng viễn chinh trong chiến tranh kháng Nhật.

( Đến khi nào sẽ có cuốn “Cổ đại sử” được viết với cái nhìn “ phản thiên phúc địa” ?)

Không cần phải đợi Trung Quốc viết lại về cổ văn hóa sử của họ đâu! Chờ lâu lắm. Mình viết lấy và công bố thôi. Họ sẽ vỗ tay mà!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quảng Bình:

Rơi nước mắt trước cảnh học sinh bơi qua sông đến trường

Thứ Hai, 12/09/2011 - 10:39

(Dân trí) - Hàng chục học sinh ngày hai buổi bơi qua sông đến trường. Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào...

Nhận được thông tin từ nhiều giáo viên ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình về thực trạng học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc đi học phải bơi qua sông, chúng tôi đã vượt quãng đường hàng trăm km để có mặt tại khe Rào (thượng nguồn sông Gianh), tận mắt chứng kiến cảnh tượng buồn rơi nước mắt: Hàng chục học sinh, giáo viên phải bơi qua sông đến trường Tiểu học Hưng (xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá). Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào bao, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào.

Posted Image

Học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc, bản Hưng, xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, bơi qua dòng sông chảy xiết đến trường

Hôm chúng tôi đến, sau cơn mưa rừng hôm trước, nước khe Rào còn sâu và chảy xiết. Qua một bãi đá bồi sau những trận lũ chừng 20m, 15 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 người đen nhẻm, cởi hết quần áo, cho cùng toàn bộ sách vở cho vào một túi ni-long rồi thổi căng lên, hì hục bơi qua đoạn sông dài khoảng 15m. Những chiếc túi đó, ngoài tác dụng giữ khô quần áo, sách vở còn như một cái phao giúp các em qua sông.

Em Hồ Không (học sinh lớp 5A, trường Tiểu học Hưng) cho biết: “Nước chỗ này sâu và chảy xiết nên chúng cháu sợ lắm. Nhưng vì muốn đến trường học cái chữ để mong sau này có cái nghề cho đỡ khổ nên phải liều mình bơi qua sông thôi”.

Posted Image

Một học sinh giơ cao cặp sách lên đầu, hì hục bơi qua sông

Được biết gần một năm trước, gần bản Hưng có một chiếc thuyền độc mộc chở khách qua sông nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu nên nhiều người vẫn phải chọn cách bơi qua sông. Nhưng trận lũ lịch sử cuối năm ngoái đã cuốn trôi mất con thuyền này.

Chị Hồ Thị Thanh - một người dân sống lâu năm ở đây - cho biết: Trên con sông này đã có nhiều người bị nước cuốn trôi, nhưng may mắn chưa ai mất mạng.

Mùa lũ năm 2009, cô Cao Thị Thức - giáo viên Trường Mầm non Trọng Hóa - cùng một giáo viên khác qua bản ông Tú dạy học trên con đò nhỏ; ra giữa dòng gặp nước xoáy làm lật đò. Cô giáo kia biết bơi nên bơi được vào bờ; còn cô Thức bị nước cuốn trôi gần 200m; rất may sau đó đã được một người dân cứu sống.

Trường hợp gần đây nhất là ông Hồ Nhâm ở bản ông Tú; trong khi bơi qua sông đã bị chuột rút, nước cuốn trôi nhưng cũng may mắn có người đến cứu giúp kịp thời.

Posted Image

Để có con chữ, các em nhiều khi phải đổi lấy cả tính mạng

Gặp chúng tôi bên dòng sông Danh, thầy Đinh Thanh Tùng - giáo viên trường Tiểu học Hưng - cho biết: “Việc học sinh bản ông Tú bơi qua bản Hưng để học lấy con chữ đã diễn ra khá lâu nay. Học sinh ở đây khó khăn lắm. Để có con chữ các em nhiều khi phải đổi lấy cả tính mạng”.

Thầy Đinh Thiêm - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hưng - bày tỏ niềm lo lắng: “Thấy học sinh bơi qua sông đến trường học chữ nhà trường cũng bất an lắm. Dù nhà trường đã phối hợp với phụ huynh cùng giáo viên các lớp trực ban theo dõi mỗi khi học sinh qua sông đến lớp hoặc về nhà nhưng vẫn thấy không an tâm”.

Thầy Thiêm cho biết thêm, mùa mưa về nước khe Rào dâng lên rất nhanh và chảy mạnh nên học sinh phải nghỉ học dài ngày. Trung bình mỗi năm, học sinh bản ông Tú phải nghỉ học ít nhất 1 tháng do mưa lũ. Chính vì thế nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học.

Posted Image

Sau khi bơi qua dòng nước “tử thần” các em lại chỉnh tề trang phục để tới trường

Trao đổi với PV Dân trí ông Hồ Phin - Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa cho biết: “Không riêng bản ông Tú mà bên trong còn có bản Ka Oóc mọi hoạt động đi lại cũng đều phải bơi qua sông. Để xây dựng cầu phải cần một khoản kinh phí rất lớn trong khi kinh tế xã lại đang còn rất khó khăn. Vừa rồi đã có một đoàn về tiến hành kiểm tra khảo sát nhưng nghe bảo với nguồn kinh phí 5 tỉ đồng là chưa đủ để xây dựng một cái cầu. Hiện chúng tôi đang mong các cấp ban ngành quan tâm hơn nữa để các em học sinh, giáo viên và người dân bản ông Tú, bản Hưng, bản Ka Oóc, xã Trọng Hoá sớm có một cây cầu nhằm thuận tiện và an toàn cho việc đi lại”.

Đặng Tài

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ cảnh báo Ấn Độ không khai thác dầu ở Biển Đông

Posted Image- Trung Quốc cảnh báo các công ty Ấn Độ tham gia bất kỳ hợp đồng nào với các hãng Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở các khu vực tranh chấp của Biển Đông.

Theo tờ Times of India, tuyên bố từ Bắc Kinh có thể tạo ra diễn biến mới trong quan hệ của họ với Ấn Độ - nước đang yêu cầu Trung Quốc không xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở vùng tranh chấp Kashmir mà Pakistan chiếm đóng (PoK).

Posted Image

Trong khi đó, Trung Quốc lại dự kiến đưa giàn khoan khổng lồ ra Biển Đông Ảnh: ChinaDaily

"Chúng tôi hy vọng nước ngoài sẽ không liên can tới tranh chấp", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nói. "Với những quốc gia ngoài khu vực, chúng tôi hy vọng họ sẽ tôn trọng và ủng hộ các nước trong khu vực giải quyết tranh chấp thông qua các kênh song phương", bà Khương Du trả lời câu hỏi liên quan tới kế hoạch của ONGC Videsh trong việc thăm dò hai lô dầu khí ngoài khơi mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Một lần nữa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại khẳng định, nước này "có chủ quyền không tranh cãi" với Biển Đông và các đảo của nó.

New Delhi dự kiến sẽ phản hồi và yêu cầu Bắc Kinh giải thích vì sao họ cho phép các công ty Trung Quốc xây dựng thủy điện và các dự án cơ sở hạ tầng khác ở vùng tranh chấp Kashmir, nơi Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Các chính khách Pakistan và PoK đã thảo luận công khai về việc Trung Quốc đầu tư vào vùng tranh chấp Kashmir cho dù Trung Quốc chưa xác nhận điều này.

Đây là lần đầu tiên, Ấn Độ liên quan tới tranh chấp trên biển ở Biển Đông. Trước đó, xung quanh vấn đề an ninh và chủ quyền hàng hải, Bộ Ngoại giao nước này đã tuyên bố: "Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế, bao gồm cả Biển Đông và quyền qua lại phù hợp với các nguyên tắc được chấp thuận của luật pháp quốc tế. Các nguyên tắc này cần được tất cả các bên tôn trọng".

Theo Times of India, trong cuộc họp báo ở Trung Quốc diễn ra trước chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Ấn Độ SM Krishna, bà Khương Du đã nói: "Quan điểm nhất quán của chúng tội là phản đối bất kỳ nước nào tham gia vào các hoạt động thăm dò dầu khí và phát triển các hành động ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc".

Times of India nhấn mạnh, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền với khu vực thăm dò dầu khí nói trên theo Công ước LHQ về Luật Biển.

Những tháng gần đây, căng thẳng Biển Đông đã gia tăng. Cả Việt Nam và Philippines đều mạnh mẽ lên tiếng phản đối cách hành xử gây hấn của Trung Quốc ở vùng biển này. Nhiều tàu thuyền Trung Quốc đã xâm nhập, quấy nhiễu hoặc làm hư hại các tàu cá, tàu thăm dò dầu khí của hai nước tại vùng biển mà hai nước tuyên bố chủ quyền.

Khi căng thẳng leo thang, Trung Quốc đã cảnh báo các láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa (thuộc Biển Đông) đang tranh chấp, thậm chí còn thề sẽ khẳng định chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm năng dầu khí ở Biển Đông bất chấp chồng lấn chủ quyền với nhiều nước khác.

Biển Đông trải dài từ bờ biển phía tây của Singapore ở Đông Nam Á tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km vuông, bao gồm hơn 200 hòn đảo. Biển Đông chứa đựng khối lượng đáng kinh ngạc về đa dạng sinh học và tài nguyên biển, bao gồm trữ lượng dầu khí rất lớn, thủy sản và ước tính chiếm 30% các rạn san hô của thế giới. Đây là nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và 4 quốc gia Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất bằng cách công bố bản đồ 9 đoạn bao trùm hầu hết toàn bộ vùng biển.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 19/4 đã đưa ra một báo cáo đặc biệt về Biển Đông, trong đó mệnh danh vùng biển này là "Vịnh Ba Tư thứ hai". Tờ báo cho biết, Biển Đông chứa đựng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí. Con số này gấp khoảng 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí của Trung Quốc đã được chứng minh. Tờ báo này không trích dẫn nguồn nào của ước tính trữ lượng dầu và khí tự nhiên nằm dưới đáy Biển Đông. Tuy nhiên, báo dẫn lời Trương Đại Vệ - một quan chức cấp cao thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, khi nói rằng, việc tăng cường thăm dò tìm kiếm ngoài khơi là "chìa khóa" để giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc.

Ngoài Biển Đông, Trung Quốc cũng có tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền lãnh thổ tại biển Hoa Đông.

Thái An

==============================

Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Từ trước đến nay là như vậy. Trong lịch sử chưa bao giờ có việc quân đội Việt Nam tấn công Trung quốc lấy Trường Sa và Hoàng Sa cả. Chỉ có quân đội Trung Quốc tấn công chiếm Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Sự thật rành rành như vậy. Thiếu tính chính danh trong quan hệ quốc tế.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xuất hiện clip đâm tàu trên biển Đông. Thời buổi thông tin chạy nhanh như điện

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

( Đến khi nào sẽ có cuốn “Cổ đại sử” được viết với cái nhìn “ phan thiên phúc địa” ?)

Cái gì đến sẽ đến thôi!

Khi những điều kiện chín muồi, tự khắc lao động sẽ kết tinh thành kết quả tương ứng. Hiện nay, trong hầu hết mọi phương diện, điều kiện, thời cơ chưa tới, mà theo tôi còn khá lâu. Vì thế không nên sốt ruột. Chúng ta hãy cứ tự cố gắng bền bỉ nghiên cứu, chuẩn bị nhiều tài liệu, bằng chứng, kiến giải, ... Càng cố gắng, bền bỉ, khôn ngoan, hiệu quả bao nhiêu thì cái ngày ấy càng đến nhanh hơn.

Chắc chắn sẽ có ngày ấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xuất hiện clip đâm tàu trên biển Đông. Thời buổi thông tin chạy nhanh như điện

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=_J_q5-_he3Q

Vừa nhận được tin thì đã thấy clip xuất hiện trên diễn đàn rồi. Cảm ơn bác HungNguyen đã post link. Một bài viết về nguồn gốc Dịch từ Lạc Việt đã suy đoán rằng, từ ngàn xưa, tổ tiên người Việt đã nhận thấy con đường Nam tiến để bảo tồn giống nòi; nhưng cũng có một dự đoán sẽ có ngày người Việt sẽ lấy lại được những vùng đất đã mất.

Lúc đó là khi nào thì chưa ai có thể nói...

TQ cảnh báo Ấn Độ không khai thác dầu ở Biển Đông

Posted Image- Trung Quốc cảnh báo các công ty Ấn Độ tham gia bất kỳ hợp đồng nào với các hãng Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở các khu vực tranh chấp của Biển Đông.

Theo tờ Times of India, tuyên bố từ Bắc Kinh có thể tạo ra diễn biến mới trong quan hệ của họ với Ấn Độ - nước đang yêu cầu Trung Quốc không xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở vùng tranh chấp Kashmir mà Pakistan chiếm đóng (PoK).

Posted Image

Trong khi đó, Trung Quốc lại dự kiến đưa giàn khoan khổng lồ ra Biển Đông Ảnh: ChinaDaily

"Chúng tôi hy vọng nước ngoài sẽ không liên can tới tranh chấp", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nói. "Với những quốc gia ngoài khu vực, chúng tôi hy vọng họ sẽ tôn trọng và ủng hộ các nước trong khu vực giải quyết tranh chấp thông qua các kênh song phương", bà Khương Du trả lời câu hỏi liên quan tới kế hoạch của ONGC Videsh trong việc thăm dò hai lô dầu khí ngoài khơi mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Một lần nữa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại khẳng định, nước này "có chủ quyền không tranh cãi" với Biển Đông và các đảo của nó.

New Delhi dự kiến sẽ phản hồi và yêu cầu Bắc Kinh giải thích vì sao họ cho phép các công ty Trung Quốc xây dựng thủy điện và các dự án cơ sở hạ tầng khác ở vùng tranh chấp Kashmir, nơi Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Các chính khách Pakistan và PoK đã thảo luận công khai về việc Trung Quốc đầu tư vào vùng tranh chấp Kashmir cho dù Trung Quốc chưa xác nhận điều này.

Đây là lần đầu tiên, Ấn Độ liên quan tới tranh chấp trên biển ở Biển Đông. Trước đó, xung quanh vấn đề an ninh và chủ quyền hàng hải, Bộ Ngoại giao nước này đã tuyên bố: "Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế, bao gồm cả Biển Đông và quyền qua lại phù hợp với các nguyên tắc được chấp thuận của luật pháp quốc tế. Các nguyên tắc này cần được tất cả các bên tôn trọng".

Theo Times of India, trong cuộc họp báo ở Trung Quốc diễn ra trước chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Ấn Độ SM Krishna, bà Khương Du đã nói: "Quan điểm nhất quán của chúng tội là phản đối bất kỳ nước nào tham gia vào các hoạt động thăm dò dầu khí và phát triển các hành động ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc".

Times of India nhấn mạnh, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền với khu vực thăm dò dầu khí nói trên theo Công ước LHQ về Luật Biển.

Những tháng gần đây, căng thẳng Biển Đông đã gia tăng. Cả Việt Nam và Philippines đều mạnh mẽ lên tiếng phản đối cách hành xử gây hấn của Trung Quốc ở vùng biển này. Nhiều tàu thuyền Trung Quốc đã xâm nhập, quấy nhiễu hoặc làm hư hại các tàu cá, tàu thăm dò dầu khí của hai nước tại vùng biển mà hai nước tuyên bố chủ quyền.

Khi căng thẳng leo thang, Trung Quốc đã cảnh báo các láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa (thuộc Biển Đông) đang tranh chấp, thậm chí còn thề sẽ khẳng định chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm năng dầu khí ở Biển Đông bất chấp chồng lấn chủ quyền với nhiều nước khác.

Biển Đông trải dài từ bờ biển phía tây của Singapore ở Đông Nam Á tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km vuông, bao gồm hơn 200 hòn đảo. Biển Đông chứa đựng khối lượng đáng kinh ngạc về đa dạng sinh học và tài nguyên biển, bao gồm trữ lượng dầu khí rất lớn, thủy sản và ước tính chiếm 30% các rạn san hô của thế giới. Đây là nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và 4 quốc gia Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất bằng cách công bố bản đồ 9 đoạn bao trùm hầu hết toàn bộ vùng biển.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 19/4 đã đưa ra một báo cáo đặc biệt về Biển Đông, trong đó mệnh danh vùng biển này là "Vịnh Ba Tư thứ hai". Tờ báo cho biết, Biển Đông chứa đựng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí. Con số này gấp khoảng 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí của Trung Quốc đã được chứng minh. Tờ báo này không trích dẫn nguồn nào của ước tính trữ lượng dầu và khí tự nhiên nằm dưới đáy Biển Đông. Tuy nhiên, báo dẫn lời Trương Đại Vệ - một quan chức cấp cao thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, khi nói rằng, việc tăng cường thăm dò tìm kiếm ngoài khơi là "chìa khóa" để giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc.

Ngoài Biển Đông, Trung Quốc cũng có tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền lãnh thổ tại biển Hoa Đông.

Thái An

==============================

Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Từ trước đến nay là như vậy. Trong lịch sử chưa bao giờ có việc quân đội Việt Nam tấn công Trung quốc lấy Trường Sa và Hoàng Sa cả. Chỉ có quân đội Trung Quốc tấn công chiếm Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Sự thật rành rành như vậy. Thiếu tính chính danh trong quan hệ quốc tế.

Chú Thiên Sứ kính mến,

Lạc Việt Độn Toán còn thiếu mảng nghiên cứu, ứng dụng trong chính trị đúng không chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Èo, xem clip mà sướng quá, mấy chú bộ đội nhà mình cứ nhằm thẳng tàu của Tung Cẩu mà phi vào nha, cho banh xác nó ra

Công nhận mấy bác nhà mình máu thiệt, mà cái tàu của Tung Cẩu nó cũng bền gớm, phi vào mà chả ăn nhằm gì

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xuất hiện clip đâm tàu trên biển Đông. Thời buổi thông tin chạy nhanh như điện

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=_J_q5-_he3Q

Tuyệt vời. Phải chơi như thế. Chúc các anh luôn vững tâm trước bọn cướp nước

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cậu bé gốc Việt là giáo viên thỉnh giảng trẻ nhất ở Mỹ

Thứ Hai, 07/11/2011 - 00:41

Từ đầu năm 2011, cậu học sinh gốc Việt Nguyễn Tường Khang vừa học xong lớp 6 ở Fairfax, Mỹ, đã được một trường đại học bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng. Khả năng của cậu bé gốc Việt khiến nhiều người Mỹ cũng phải bất ngờ.

Posted Image

Nguyễn Tường Khang (thứ 2 từ trái sang) và các học trò tại bang Virginia, Mỹ.

Nguyễn Tường Khang sinh tháng 2-1999, tại Mỹ. Từ nhỏ, Khang đã là một cậu bé ham học hỏi và được chọn theo học chương trình cấp tiến (một loại chương trình "chuyên" dành cho học sinh tài năng) tại trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax, bang Virginia. Lên 8 tuổi, Khang theo học thuyết trình tại Câu lạc bộ Diễn giả trẻ (Young Speaker Club) tại Fairfax, Virginia. Mỗi tuần, em đến lớp một giờ ở lớp cấp cao nhất của câu lạc bộ. Theo học thuyết trình, Khang có cơ hội mở rộng thêm kiến thức và tham gia các cuộc thảo luận.

Vào năm 2010, trong cuộc thi tài năng diễn thuyết, do Hiệp hội Thăng tiến cho người da màu (NAACP) tại thành phố Suffolk bang Virginia tổ chức, cậu bé gốc Việt 11 tuổi Nguyễn Tường Khang khi đó đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo và khán giả bởi tài hùng biện cộng với những hiểu biết sâu sắc. Tuy là một trong những thí sinh trẻ nhất tham gia cuộc thi, nhưng Khang đã đoạt giải nhất với bài thuyết trình "Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi".

Về quá trình chuẩn bị cho cuộc thi, Khang cho biết: "Cháu dành từ 1 đến 4 tuần để nghiên cứu, soạn bài nói và luyện tập. Vì phải làm bài vở ở trường, thời gian rất eo hẹp, cháu phải luyện tập bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà cháu có dịp. Ví dụ như lúc ăn trưa, trên xe buýt, khi ăn sáng, hay lúc ngồi trên xe đi đây đó".

"Cháu có ba bài dự thi gồm: "Sự tự nhận thức", "Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi" và "Cảm hứng trong giáo dục". Bài thuyết trình được nhiều người quan tâm nhất là về Cảm hứng trong giáo dục. Dù bài này không đoạt giải, nhưng đó là bài quan trọng nhất của cháu. Sở dĩ cháu cho là quan trọng nhất vì cháu nhận thấy các bậc cha mẹ đã không dành đủ thời gian cho con cái. Bài diễn thuyết này như một thông điệp khuyến khích các bậc cha mẹ quan tâm đến việc học hành của con cái, chứ không thể coi đó chỉ là công việc của trường học và các thầy cô giáo", Khang chia sẻ.

Sau khi đoạt giải nhất cuộc thi tài năng diễn thuyết trước công chúng, những ý tưởng của Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama; đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.

Không những thế, cậu bé Nguyễn Tường Khang đã được một trường đại học ở Virginia mời làm việc trong vai trò là giáo viên thỉnh giảng. "Học trò" của Khang đều là những sinh viên lớn tuổi hơn cậu. Nguyễn Tường Khang được xem là một "thỉnh giảng" trẻ nhất Mỹ. Ngoài diễn thuyết trước công chúng, Khang cũng tham dự nhiều cuộc thi như: cờ vua, Violin, Wushu, Thái cực đạo, bơi lội... và đã có đai đen Thái cực đạo, cấp Xanh của môn Wushu.

Dự định cho tương lai, cậu bé cho biết: "Cháu còn nhỏ và đang còn khám phá, nên chưa quyết định nghề nghiệp tương lai. Cháu còn phải học hỏi nhiều. Nhưng cháu biết chắc rằng nếu làm điều gì thì mình phải làm tốt việc ấy".

Theo Vũ Anh

Hà Nội Mới

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đuổi tàu TQ, bảo vệ tàu thăm dò VK2

THÁNG 11 8

Posted by trenduonggiobui

Trong bóng tối mù sương, chúng tôi căng mắt quan sát vẫn chưa nhìn rõ cái gì trước mặt mình…. Hôm nay thời tiết xấu tệ, trời mưa bay tầm tã hơi nước bốc lên tạo thành hàng rào làm tầm nhìn bị hạn chế.

Trên máy VTĐ liên tục vang lên tiếng gọi từ tàu VK2 cảnh báo đây là khu vực nguy hiểm và yêu cầu tàu cá TQ ra khỏi khu vực.

- Phía tàu cá TQ phớt lờ mọi cảnh báo của ta, chúng vẫn lì lợm giữ nguyên hướng đi và vận tốc. Khi đi qua sau lái tàu VK2 tàu cá TQ đột ngột quay ngoắt 90 độ băng ngay vào tuyến cáp thăm dò của tàu VK2.

- Trên máy VTĐ của chúng tôi vang lên mệnh lệnh ngắn gọn dứt khoát :”Tàu … tàu… bảo vệ tàu VK2″ các tàu còn lại tổ chức vây bắt tàu cá TQ.

Dàn đội hình.

Posted Image

- 15 phút sau, đằng xa xuất hiện 2 bóng mờ mờ to vật vã. Sau hồi quan sát chúng tôi khẳng định đây là 2 tàu Ngư chính của TQ.

Posted Image

Đây là tàu cá TQ số 62226 đã băng ngang tuyến cáp của VK2. Dạng này là tàu cá vũ trang giả dạng các bác nhé!

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Đây là Ngư chính 303 và 311 của TQ

Posted Image

Posted Image

Tàu VK2.

Posted Image

Posted Image

Các bạn thấy mấy cái tàu phía xa không? Đấy là đội hình bảo vệ đấy

Posted Image

Mệnh lệnh liên tục vang trên máy VTĐ các tàu tăng tốc ngăn chặn tàu Ngư chính. Tàu … thả xuồng tiếp cận tàu cá.

Ngay khi được “mệnh lệnh” này 2 tàu Ngư chính của TQ chia ra làm hai hướng tăng tốc lên 16 – 20 hải lý cắt qua mũi tàu chúng tôi.

Posted Image

Tàu cá 62226 hoảng hốt xịt khói chạy ra khỏi đám lùng nhùng. Thấy chúng tôi tăng tốc chúng còn thả lưới phía sau ngăn cản chúng tôi.

Đúng là bọn cáo già. Khi chúng tôi liên lạc qua kênh 16 chúng nói tàu bị mắc chân vịt vào tuyến cáp. Khi bọn mình áp sát nó chạy ầm ầm lên đến 16 hải lý/ giờ.

Posted Image

Sau 4 giờ đấu tranh ngăn cản quyết liệt, khôn khéo tàu TQ phải tháo chạy đi nơi khác.

Đây cũng là một chú Tung của giả dạng tàu cá Malaixia quanh quẩn khu vực để do thám.

Posted Image

Một tuần sau lợi dụng giông gió nổi lên chú lao vào trong khu vực. Anh em lại một phen vất vả. Địnhhúc cho một phát.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Tàu bọn mình ở trên biển lâu ngày rồi tiêu gần hết nước, tải trọng ko còn bao nhiêu lên gặp sóng to nhồi cả tàu lên trên mặt rồi đập xuống mặt biển ầm ầm.

Posted Image

Bọn này là tàu giả dạng rất lì lợm, bọn mình áp vào cách khoảng một lý nó mới rồ ga bỏ chạy.

Posted Image

Công tác canh phòng được thực hiện rất nghiêm ngặt. Trong vòng bán kính 35 hải lý, bất kỳ đối tượng nào khả nghi đều được theo dõi chặt chẽ bằng cả khí tài và mắt thường.

Bọn Tung cẩu đành lởn vởn phía ngoài.

Với bản chất cáo già, thâm hiểm chúng thay đổi kiểu tàu và giờ giấc liên tục hòng vượt qua sự kiểm soát của chúng tôi.

Vài ngày sau khi mặt trời mặt trời vừa lên, phía đường chân trời xuất hiện một chấm sáng, đã liên lạc qua kênh quốc tế nhưng ko có trả lời.

Posted Image

Báo động chiến đấu cấp 1. Tàu… tàu… tàu… dưới sự chỉ huy của tàu… bám sát đối tượng, sẵn sàng ép đối tượng ra khỏi khu vực. Các tàu còn lại bảo vẹ tàu Mẹ và tuyến cáp.

Các tàu của ta nhanh chóng tạo thành thế gọng kìm tiến thẳng về đối phương. Thằng này lợi dụng ánh mặt trời làm chói mặt chúng tôi để lẻn vào khu vực đây.

Posted Image

Posted Image

Thằng này cậy tàu to tốc độ cao thay đổi hướng đi và vận tốc liên tục hòng vượt qua sự truy cản của chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều lần đụng độ với “Cẩu tặc” chúng tôi hết ngáng chân lại xoạc thẳng và̉o mình hắn. Thì ra mày cũng nhát gan lắm. Thấy chúng tôi kiên quyết hắn sợ quá phụt khói lặn mất dạng.

Posted Image

Bọn mình kèm thằng này, ko khác gì hậu vệ vây tiền đạo, nó qua mặt được một tàu là có tàu khác chặn đầu ngay.

Posted Image

Âm mưu thủ đoạn của “Ông bạn tốt” là độc chiếm biển Đông do đó họ luôn duy trì sự có mặt của các lực lượng hành pháp và kinh tế trên vùng biển của ta như kiểu “Cứt trâu để lâu hóa bùn”.

Cận hàng của “ông bạn tốt”, đây là tàu trinh sát điện tử, thằng này chuyên thu tin và gây nhiễu phá hoại mạng thông tin.

Posted Image

Bà con ngư dân thấy lực lượng của ta ở khu vực này quá đông, ngư trường được bảo vệ tuyệt vời. Tự nhiên lượng tàu khai thác thủy sản tăng đột biến. Làm anh em chúng tôi một phen bở hơi tai để giải thích và hướng dẫn bà con tránh xa khu vực không làm ảnh hưởng đến quá trình thăm dò.

22h00 ngày … báo cáo chỉ huy phía … ở tọa độ… xuất hiện một nhóm tàu cá TQ. Các tàu… dưới sự chỉ huy của tàu… bám sát ko cho vào khu vực.

22h30 báo cáo chỉ huy ở tọa độ… có một mục tiêu khả nghi tàu Ngư chính. Các tàu chú ý quan sát, báo cáo kịp thời.

- Báo cáo chỉ huy xác định chính xác đây là tàu Ngư chính 310.

Posted Image

- Báo cáo chỉ huy ở tọa độ… phát hiện một mục tiêu chưa xác định được kiểu loại.

Bọn Tung cẩu đã thay đổi chiến thuật, chúng tấn công ta trên nhiều hướng với nhiều loại tàu hòng chia cắt lực lượng của ta.

Ông bắt được bài rồi mày có chạy đằng trời.

Biên đội tàu CSB… dưới sự chỉ huy của tàu CSB… theo sát tàu Ngư chính ngăn cản quyết liệt ko cho vào khu vực.

Posted Image

Các tàu… bám sát nhóm tàu cá ko cho thay đổi hướng đi.

Các tàu còn lại bảo vệ tàu Mẹ và theo dõi mục tiêu mới xuất hiện.

Cứ như vậy cho đến 6h sáng hôm sau tưởng được an bình. Ai ngờ chúng lại mò vào trên 4 hướng. Lực lượng của ta lại chia ra thành từng biên đội tàu để chặn chúng. Cho đến 11h sau khi không làm cách nào vào được chúng tạm lui ra.

12h00 báo cáo chỉ huy phát hiện tàu cá TQ đi thẳng vào khu vực. Biên đội tàu… ra ngăn cản.

12h15 báo cáo chỉ huy phát hiện tàu Ngư chính 310 đi thẳng vào khu vực. Biên đội tàu… ép hướng và ép lái tàu Ngư chính.

Posted Image

Biên đội CSB… sẵn sàng ứng cứu và hỗ trợ.

Posted Image

13h00 báo cáo chỉ huy tàu cá TQ cố tình vào khu vực, xin bắn pháo hiệu cảnh cáo. Đồng ý bắn pháo hiệu cảnh cáo.

13h30 báo cáo chỉ huy tàu Ngư chính đã vượt qua chúng tôi.

Posted Image

Posted Image

Biên đội tàu CSB… tăng tốc ngăn cản quyết liệt.

http://trenduonggiobui.files.wordpress.com/2011/11/dsc08157_thumb.jpg?w=659&h=440

Báo cáo chỉ huy vận tốc lên 25 hải lý/giờ.

Thích đua phải không chú Cẩu.

http://trenduonggiobui.files.wordpress.com/2011/11/dsc08158_thumb.jpg?w=659&h=441

Tàu CSB… ép mũi, Tàu CSB… hỗ trợ phía trong.

http://trenduonggiobui.files.wordpress.com/2011/11/dsc08159_thumb.jpg?w=658&h=440

http://trenduonggiobui.files.wordpress.com/2011/11/dsc08160_thumb.jpg?w=659&h=441

http://trenduonggiobui.files.wordpress.com/2011/11/dsc08161_thumb.jpg?w=668&h=447

http://trenduonggiobui.files.wordpress.com/2011/11/dsc08162_thumb.jpg?w=667&h=447

Báo cáo chỉ huy tàu Ngư chính cách tàu Mẹ… hải lý. Chúng vẫn cố tình đi thẳng vào khu vực.

Các tàu… bảo vệ tàu Mẹ và tuyến cáp dưới sự chỉ huy của tàu CSB…

Các tàu… chuẩn bị phương án BM. tàu… đâm mạn…, tàu… đâm mạn… tàu đâm trực diện.

Các tàu còn lại bám sát sẵn sàng đâm va tiếp.

Lúc này tàu TQ giảm tốc độ và chủ động đi hướng đi an toàn.

Các tàu CSB bám sát khi nào mục tiêu ra khỏi tầm quan sát thì quay về khu vực.

http://trenduonggiobui.files.wordpress.com/2011/11/dsc08165_thumb.jpg?w=666&h=446

Sau nhiều lần cố tình tìm cách vào khu vực nhưng không thoát được sự truy cản của chúng tàu Ngư chính 310 phải cúp đuôi chạy mất.

Ngày hôm nay là ngày vất vả nhất của chúng tôi, anh em đã đứng liên tục 20 tiếng trên đài chỉ huy.

Cả một quá trình đấu tramh đầy kiên quyết và khôn khéo, chúng tôi xua đuổi nhiều lượt tàu thuyền TQ cố tình xâm phạm vùng biển, thềm lục địa của ta; hướng dẫn bảo đảm an toàn hàng hải cho nhiều lượt phương tiện qua lại khu vực.

Chúng tôi đã bảo vệ thành công việc thăm dò địa chấn trước sự rình rập quấy phá của Tung cẩu. Tạo niềm tin cho đối tác nước ngoài trong việc bảo đảm an ninh cho công việc.

Chiến thắng này góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân cả nước với sự nghiệp giữ gìn biển đảo của Đảng, Quân đội, các lực lượng khác.

Chúng tôi khẳng định rằng đây là chủ quyền của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Chúng tôi muốn làm gì là làm không sợ bất cứ một thế lực nào.

Nguồn: Codon.4150

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay