Posted 12 Tháng 9, 2011 Thân gửi ACE trung tâm, Hôm nay TT đọc được bài này trên blog phamvietdao, và thấy rất lo ngại. Có lẽ chúng ta nên làm việc gì đó, ít nhất là thống kê các đền, đài, đình thờ các nhân vật thời vua Hùng để mọi người cùng được biết và bảo vệ. Thông tin này có thể tổng hợp dễ dàng trên Internet nếu có người nhiệt tình làm. Trân trọng Thế Trung “ ĐỀN ĐÁ” THỜ 3 VỊ TƯỚNG THỜI HÙNG VƯƠNG Ở NAM ĐỊNH BỊ TRỘM HẾT BÀI VỊ, SẮC PHONG VÀ KIỆU BÁN SANG TRUNG QUỐC? Thưa chú Đào, Tuần trước cháu về quê ăn giỗ: xã Nam Thịnh, huyện Nam Trực, Nam Định. Có tin là đêm hôm trước có trộm vào Đền Đá lấy trộm hết bài vị, sắc phong, kiệu v.v. (chắc phải có ô tô chuyên trở). Dân tình đồn đại rằng những thứ bị ăn trộm này sẽ được bán sang Trung Quốc. Tại xã Nam Thịnh trước đây 1 năm, 1 đền khác cũng bị ăn trộm kiểu này. Cho rằng những lời đồn đại là có thể, cháu tự hỏi: TQ mua những thứ này làm gì? Nếu thực sự là ý đồ của TQ thì có lẽ hậu quả sẽ là khủng khiếp, nhưng tiếc là cháu không thể giải thích được tại sao. Cháu chỉ về có 1 ngày, nên cũng không hỏi được nhiều thông tin thêm nữa. Kính mong chú chỉ giáo. Nếu chú quan tâm, cháu xin được dẫn bác về quê thu thập chứng cứ, hoặc số ĐT của xã hoặc người thân để chú liên lạc và để biết thêm thông tin. Đây là thông tin vắn tắt về Đền Đá: "Đền đá: thôn Nam Hà, xã Tân Thịnh huyện Nam Trực, thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Tương truyền xưa có ông Vũ Sơn người Châu Ái (Thanh Hóa) chuyên làm thuốc và dạy học, bỏ quê hương tìm đường sinh sống. Khi đến làng Kim Âu, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường, nay là xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực thấy phong cảnh hữu tình, dân cư đông đúc đã xin ở lại làm ăn. Ông lấy bà Hoàng Thị Loan người địa phương, sau sinh được hai người con đặt tên là Gia Sửu và Chính Ngọ. Bà Loan mất sớm, ông Vũ Sơn lấy bà Trần Thị Thịnh để có người nuôi dậy 2 con. Bà Thịnh sau sinh ra Vũ Uy. Ba anh em được cha mẹ cho ăn học chu đáo. Sau khi ba mẹ qua đời ba anh em ra đầu quân,được vua Hùng Duệ Vương yêu quý phong cho làm tướng. Quân Thục sang xâm chiếm, ba ông đã về làng Kim Âu mộ thêm binh lính để đi chiến đấu. Sau khi thắng trận, ba trở về quê hương chia Kim Âu thành ba làng là Võ Lao, Thượng Lao và Nam Hà và chia nhau mỗi người một làng; chuyên dân chăm lo việc nông tang, lấy cấy lúa làm đầu dựng nhà dậy học cho con em trong làng. Sau khi mất dân làng lập đền thờ các ông. Đền đá xã Tân Thịnh là một kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê trên đất Nam Định…”(http://www.namdinh.gov.vn/Home/Canhquandulich/2006/71/Dinh-den-tho-cac-nhan-vat-thoi-Hung-Vuong.aspx) Về thông tin Đền Đá:Đình, đền thờ các nhân vật thời Hùng Vương8:54' 30/8/2006(Địa chí Nam Định) Đình Sùng Văn: xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, thờ Linh Lang đại vương, một vị tướng thời Hùng Vương. Thần tích kể, Linh Lang con ông Triệu Hỏa làm quan dưới thời Hùng Duệ Vương tại đất Sơn Nam, lấy bà Phạm Thị Tư người làng Đồng Thời, nay là thôn Sùng Văn, xã Mỹ Thuận - Đình Sùng Văn: xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, thờ Linh Lang đại vương, một vị tướng thời Hùng Vương. Thần tích kể, Linh Lang con ông Triệu Hỏa làm quan dưới thời Hùng Duệ Vương tại đất Sơn Nam, lấy bà Phạm Thị Tư người làng Đồng Thời, nay là thôn Sùng Văn, xã Mỹ Thuận. Khi quân Thục đem quân đánh nước ta, Vua Hùng giao cho Tản Viên thống lĩnh các lực lượng, phong Linh Lang làm đại tướng để cùng cản pháp quân giặc. Sau chiến thắng, Linh Lang trở về thăm quê ngoại là làng Đồng Thời và mất trên đường đi. - Đền đá: thôn Nam Hà, xã Tân Thịnh huyện Nam Trực, thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Tương truyền xưa có ông Vũ Sơn người Châu Ái (Thanh Hóa) chuyên làm thuốc và dạy học, bỏ quê hương tìm đường sinh sống. Khi đến làng Kim Âu, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường, nay là xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực thấy phong cảnh hữu tình, dân cư đông đúc đã xin ở lại làm ăn. Ông lấy bà Hoàng Thị Loan người địa phương, sau sinh được hai người con đặt tên là Gia Sửu và Chính Ngọ. Bà Loan mất sớm, ông Vũ Sơn lấy bà Trần Thị Thịnh để có người nuôi dậy 2 con. Bà Thịnh sau sinh ra Vũ Uy. Ba anh em được cha mẹ cho ăn học chu đáo. Sau khi ba mẹ qua đời ba anh em ra đầu quân,được vua Hùng Duệ Vương yêu quý phong cho làm tướng. Quân Thục sang xâm chiếm, ba ông đã về làng Kim Âu mộ thêm binh lính để đi chiến đấu.. - Sau khi thắng trận, ba trở về quê hương chia Kim Âu thành ba làng là Võ Lao, Thượng Lao và Nam Hà và chia nhau mỗi người một làng; chuyên dân chăm lo việc nông tang, lấy cấy lúa làm đầu dựng nhà dậy học cho con em trong làng. Sau khi mất dân làng lập đền thờ các ông. Đền đá xã Tân Thịnh là một kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê trên đất Nam Định. - Miếu Chân Nương cung phi: xã Vạn Lộc, huyện Giao Thủy. Tương truyền thời Hùng Vương ở xã Vạn Lộc có hai vợ chồng Vũ Đức và Nguyễn Thị Quang, chăm làm điều thiện, tuổi ngoài 40 mà chưa có con nối dõi. Một hôm bà Quang chiêm bao có thần nhân trao cho bà bông hoa mai. Sau đó bà mang thai và sinh được con gái đầu lòng vào ngày 6 tháng giêng Nhâm Thân (?), đặt tên là Chân Nương. Lớn lên Chân Nương càng xinh đẹp, Hùng Hiền Vương nghe tiếng muốn chọn làm cung phi. Chân Nương ở trong nội cung 15 năm sau xin lập cung riêng ở xã Hoành Vực, huyện Giao Thủy. Bà khuyên dân chăm chỉ việc đồng áng, trồng dâu nuôi tằm. Những năm hạn hán, lụt lội, mất mùa, bà xuất tiền thóc của gia đình cứu giúp dân nghèo. Không may trong một chuyến đi thăm thú phong cảnh bên sông Mã ở Ái Châu (Thanh Hóa), gặp mưa bão sóng to lật thuyền, bà và thị nữ bị chết đuối. Hùng Hiền Vương nghe tin liền ngự giá đến sông Mã trách phạt thủy thần. Đếm ấy Hùng Vương mộng thấy Thủy thần đến cáo lỗi và cho biết Chân Nương đã hết hạn ở trần gian, nay phải về Thủy cung. Vua liền sắc phong cho bà là Thượng đẳng Phúc thần và sai dựng miếu thờ 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2011 Thế Trung và anh chị em thân mến. Truyền thuyết và lịch sử của một dân tộc chính là những yếu tố rất quan trọng cấu thành nên những giá trị văn hóa (Ở Việt tộc là văn hiến) của từng dân tộc. Sự phá hoại văn hóa dưới mọi hình thức là điều kinh tởm nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Những giá trị của văn minh nhân loại hiện nay chính là sự tổng hợp những thành tựu của quá khứ. Trong thế chiến thứ II, khi quân Đức tấn công thành Paris, người Pháp rút lui bỏ ngỏ thủ đô cho quân Đức chiếm đóng. Tôi nghĩ họ đúng trong hoàn cảnh của họ. Vì như vậy những giá trị văn hóa Pháp từ hàng trăm năm trước sẽ không bị tàn phá bởi chiến tranh khốc liệt. Người Pháp với sự hỗ trợ của Đồng Minh đã chiến thắng. Di sản lịch sử của họ còn nguyên. Hítlle khi gần tới giai đoạn cuối của chế độ Phát xít đã phát toàn những bản nhạc của Beethoven. Điều này có ý nghĩa gì? Ông ta muốn chứng tỏ với dân tộc Đức rằng: Ông ta đang bảo vệ những giá trị văn hóa Đức và qua đó ông ta mong muốn những người dân Đức tiếp tục chiến đấu để bảo vệ chế độ của ông ta. Chính phủ Trung Hoa lục địa bỏ ra ba triệu Dol để mua một cái mũ của ông quan đời Đường, cũng cghỉ muốn chứng tỏ sự kế tục truyền thống và đang bảo vệ văn hóa dân tộc.Đủ hiểu những giá trị văn hóa sử quan trọng như thế nào. Nhưng những giá trị văn hóa của Việt tộc trải hơn 1000 năm Bắc thuộc đã bị Hán hóa - Một ngàn năm không phải con số đọc trong một giây - Bởi vậy, văn hóa Việt gần như bị xóa sổ. Những gì còn lại sau vài trăm năm hưng quốc vào thế kỷ thứ X lại bị hủy diệt một lần nữa vào thời Minh Tuyên Đức với đội quân xâm lược của Trương Phụ. Bởi vậy, việc bảo vệ những giá trị văn hóa còn lại là điều rất quan trong với một dân tộc như dân tộc Việt chúng ta.. Văn hóa các dân tộc quan trọng như thế nào thì đối với dân tộc Việt cũng quan trọng như thế ấy. Nhưng với một dân tộc duy nhất trên thế giới xưng danh văn hiến, ắt phải có ý nghĩa của nó. Văn hiến Việt đang cất giữ những bí ẩn lớn nhất của một nền văn minh toàn cầu một thời hoàng kim trên trái Đất này, tôi khẳng định như vậy và chịu trách nhiệm với lời nói của mình. Do đó, việc bảo vệ những giá trị văn hiến Việt rất quan trọng , không chỉ với Việt Nam , mà còn của cả thế giới trong tương lai. Bởi vậy, hy vọng anh chị em cùng chúng tôi cố gắng, chụp ảnh, ghi chép, lưu giữ tất cả những giá trị văn hóa Việt. Kể cả những phong tục tập quán cổ để tiếp tục làm tài liệu nghiên cứu cho thế hệ sau, trong hoàn cảnh những di sản văn hóa ngày càng bị lụi tàn theo thời gian và nhân tai. ============================== PS: Khi sưu tầm văn bản truyền thuyết, huyền thoại, mong các bạn sẽ không xa đà vào nội dung văn ngôn mà hiểu nhầm lịch sử. Thí dụ cụ thể trong câu chuyện trên, có đoạn viết như sau: Đình Sùng Văn: xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, thờ Linh Lang đại vương, một vị tướng thời Hùng Vương. Thần tích kể, Linh Lang con ông Triệu Hỏa làm quan dưới thời Hùng Duệ Vương tại đất Sơn Nam, lấy bà Phạm Thị Tư người làng Đồng Thời, nay là thôn Sùng Văn, xã Mỹ Thuận Như vậy với đoạn văn này xác định không gian thời Hùng Vương ở ngay Thôn Sùng Văn, xã Mỹ Thuận. Nhưng thực ra, đây chỉ là do ông cha ta lấy địa danh hiện tại phục cổ mà thôi.Tóm lại, khi giống nòi Việt tộc rút lui xuống phương Nam, nên những thần tích, thần phả ngày xưa lấy ngay tên đất cũ đặt cho vùng đất mới làm kỷ niệm. Cũng giống như trên đường Trường Sơn ngày nay, có rất nhiều tên đường lấy tên: Yên Bái, Lam Sơn, Hồng Hà....vv....Nhưng không có nghĩa là đường Trường Sơn nổi tiếng trong lịch sử, chính là đường Trường Sơn ở sân bay Tân Sơn Nhất bây giờ. Bởi vậy, nếu trong nghiên cứu mà sa dà vào nội dung văn ngôn trong truyền thuyết huyền thoại thì chính là phương pháp phi khoa học. Bởi vì: Nếu xác định văn ngôn là chính xác với lịch sử - thì đồng đẳng với phương pháp ấy phải xác định những huyền thoại là có thật. Điều này vô lý. Tóm lại cội nguồn Việt sử một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Trường Sa và Hoàng Sa đương nhiên là của Việt Nam. Vì sau khi hưng quốc , người Việt tiếp tục cai quản đất này. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2011 Thân gửi ACE trung tâm, Hôm nay TT đọc được bài này trên blog phamvietdao, và thấy rất lo ngại. Có lẽ chúng ta nên làm việc gì đó, ít nhất là thống kê các đền, đài, đình thờ các nhân vật thời vua Hùng để mọi người cùng được biết và bảo vệ. Thông tin này có thể tổng hợp dễ dàng trên Internet nếu có người nhiệt tình làm. Trân trọng Thế Trung “ ĐỀN ĐÁ” THỜ 3 VỊ TƯỚNG THỜI HÙNG VƯƠNG Ở NAM ĐỊNH BỊ TRỘM HẾT BÀI VỊ, SẮC PHONG VÀ KIỆU BÁN SANG TRUNG QUỐC? Thưa chú Đào, Tuần trước cháu về quê ăn giỗ: xã Nam Thịnh, huyện Nam Trực, Nam Định. Có tin là đêm hôm trước có trộm vào Đền Đá lấy trộm hết bài vị, sắc phong, kiệu v.v. (chắc phải có ô tô chuyên trở). Dân tình đồn đại rằng những thứ bị ăn trộm này sẽ được bán sang Trung Quốc. Tại xã Nam Thịnh trước đây 1 năm, 1 đền khác cũng bị ăn trộm kiểu này. Cho rằng những lời đồn đại là có thể, cháu tự hỏi: TQ mua những thứ này làm gì? Nếu thực sự là ý đồ của TQ thì có lẽ hậu quả sẽ là khủng khiếp, nhưng tiếc là cháu không thể giải thích được tại sao. Cháu chỉ về có 1 ngày, nên cũng không hỏi được nhiều thông tin thêm nữa. Kính mong chú chỉ giáo. Nếu chú quan tâm, cháu xin được dẫn bác về quê thu thập chứng cứ, hoặc số ĐT của xã hoặc người thân để chú liên lạc và để biết thêm thông tin. Đây là thông tin vắn tắt về Đền Đá: "Đền đá: thôn Nam Hà, xã Tân Thịnh huyện Nam Trực, thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Tương truyền xưa có ông Vũ Sơn người Châu Ái (Thanh Hóa) chuyên làm thuốc và dạy học, bỏ quê hương tìm đường sinh sống. Khi đến làng Kim Âu, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường, nay là xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực thấy phong cảnh hữu tình, dân cư đông đúc đã xin ở lại làm ăn. Ông lấy bà Hoàng Thị Loan người địa phương, sau sinh được hai người con đặt tên là Gia Sửu và Chính Ngọ. Bà Loan mất sớm, ông Vũ Sơn lấy bà Trần Thị Thịnh để có người nuôi dậy 2 con. Bà Thịnh sau sinh ra Vũ Uy. Ba anh em được cha mẹ cho ăn học chu đáo. Sau khi ba mẹ qua đời ba anh em ra đầu quân,được vua Hùng Duệ Vương yêu quý phong cho làm tướng. Quân Thục sang xâm chiếm, ba ông đã về làng Kim Âu mộ thêm binh lính để đi chiến đấu. Sau khi thắng trận, ba trở về quê hương chia Kim Âu thành ba làng là Võ Lao, Thượng Lao và Nam Hà và chia nhau mỗi người một làng; chuyên dân chăm lo việc nông tang, lấy cấy lúa làm đầu dựng nhà dậy học cho con em trong làng. Sau khi mất dân làng lập đền thờ các ông. Đền đá xã Tân Thịnh là một kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê trên đất Nam Định…”(http://www.namdinh.gov.vn/Home/Canhquandulich/2006/71/Dinh-den-tho-cac-nhan-vat-thoi-Hung-Vuong.aspx) Về thông tin Đền Đá:Đình, đền thờ các nhân vật thời Hùng Vương8:54' 30/8/2006(Địa chí Nam Định) Đình Sùng Văn: xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, thờ Linh Lang đại vương, một vị tướng thời Hùng Vương. Thần tích kể, Linh Lang con ông Triệu Hỏa làm quan dưới thời Hùng Duệ Vương tại đất Sơn Nam, lấy bà Phạm Thị Tư người làng Đồng Thời, nay là thôn Sùng Văn, xã Mỹ Thuận Khi mà người ta còn chối bỏ lịch sử văn hóa dân tộc mình thì khó mà giữ được di sản văn hóa dân tộc lắm anh TheTrung ạ. Share this post Link to post Share on other sites