Thiên Đồng

Truyện "sự Tích Chú Cuội" Và Giải Mã Chuyển Đổi Tốn Khôn

16 bài viết trong chủ đề này

TRUYỆN SỰ TÍCH CHÚ CUỘI VÀ GIẢI MÃ CHUYỂN ĐỐI TỐN KHÔN.

 

Thiên Đồng - Bùi Anh Tuấn
Thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt

Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương.

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt, những câu chuyện cổ sinh động giúp cho bao thế hệ trẻ em Việt Nam mở rộng những thế giới tưởng tượng huyền ảo lung linh, mở rộng nhận thức thế giới quan thông qua những hình tượng và nội dung đầy uyên áo. Nhưng đằng sau nội dung của các câu truyện cổ không thiếu sự ẩn tàng những minh triết cổ Đông phương. Và cũng từ cái nhìn minh triết ấy, một ẩn ngữ cho việc di cung hoán vị Tốn – Khôn trên Bát quái Hậu thiên của cổ thư để đi đến một nguyên lý hoàn chỉnh là Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ là một điều có thể hình dung được.

Người viết xin trình bày việc hoán vị Tốn – Khôn dựa trên sự giải mã một ẩn ngữ như một thông điệp thông qua câu truyện “Sự tích Chú Cuội” - một câu chuyện nổi tiếng trong kho tàng cổ tích Việt Nam.

Nội dung câu chuyện như sau:
Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao.

Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác,Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong, ông lão kêu lên:
- Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!

Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinhkhôn làm bạn.
Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.
Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội,cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được.

Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất,rồi đặt vào bụng chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ:

"Có đái thì đái bên Đông,
Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời!".

Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.
Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào phía Tây gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.

Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống,nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn,khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp lấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa....

1.Sự Trùng Hợp Với Cung Sức Khỏe


Đồ hình dưới đây được một Phong thủy gia Đài Loan công bố vào khoảng những năm 60 của thế kỷ 20. Trên đồ hình này - căn cứ theo Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương - quan niệm rằng:

Cung Khảm - chính Bắc = Sự Nghiệp.
Cung Cấn - Đông Bắc = Tri Thức.
Cung Chấn - Chính Đông = Sức Khỏe.
Cung Tốn - Đông Nam = Hôn Nhân.
Cung Ly - Chính Nam = Danh tiếng - Địa vị.
Cung Khôn - Tây Nam = Phú Quý.
Cung Đoài - Chính Tây = Con cái.
Cung Càn - Tây Bắc = Quí Nhân.


BCungTau05.jpg

Tuy nhiên, trên cơ sở Hậu thiên Lạc Việt Phối Hà Đồ mà nhà nghiện cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã chỉnh lý từ việc chuyển đổi Tốn - Khôn thì cung Chấn, phương Đông với ý nghĩa Sức Khỏe vẫn không thay đổi. Ta xem đồ hình sau:

Cung Khảm - chính Bắc = Sự Nghiệp.
Cung Cấn - Đông Bắc = Tri Thức.
Cung Chấn - Chính Đông = Sức Khỏe.
Cung Tốn - Tây Nam = Hôn Nhân.
Cung Ly - Chính Nam = Danh tiếng - Địa vị.
Cung Khôn - Đông Nam = Phú Quý.
Cung Đoài - Chính Tây = Con cái.
Cung Càn - Tây Bắc = Qúy Nhân.



BCungViet05.jpg

Như vậy, trên đồ hình Bát quái Hậu thiên không kể Lạc Việt hay cổ thư, phương Đông thuộc dương Mộc ứng với quái Chấn, hình tượng của cây to và theo Bát cung thì cung Chấn đông phương ứng với cung Sức Khỏe, theo phong thủy bát trạch không kể cổ thư hay Phong thủy Lạc Việt. Sự trùng hợp khi trong cây chuyện kể chi tiết quan trọng được thể hiện chính là cây đa, cũng là một loại cây to và sống lâu năm,là loại cây thuốc giúp con người "cải tử hoàn sinh".
Ta hãy đọc lại đoạn sau:

Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại,bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:
- Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chămsóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!

Sự mạnh và yếu, khỏe và bệnh, chết và sống, là trạng thái thể chất tiêu cực và tích cực đều thuộc phạm trù “sức khỏe”. Vì vậy, hình tượng quái Chấn dương mộc thuộc là cung Sức Khỏe trùng khớp với nội dung câu truyện có yếu tố cây đa thần dược chữa bệnh và “cải tử hoàn sinh”.

Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong

Quan trọng ở chi tiết, Cuội trồng cây ở “ góc vườn phía đông”. Như vậy phương vị, tượng quái và ý nghĩa của cung đã được định vị rõ ràng và trùng khớp với hình tượng trọn vẹn quái Chấn, Dương mộc, cung Sức Khỏe và Đông phương.
Sách “ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 46 có đoạn:

“Tượng Chấn
Chấn là sấm, là đế vương, là con trai cả,là chủ, là tổ, là tông, là ông, là chư hầu, là bách quan, là kẻ sĩ, là chồng, là hành nhân, là đồ vật chính, là vương thần, là quân tử, là trăm thứ ngũ cốc, là tiền đồ rộng lớn, là đường bằng phẳng, là cỏ dại, là cây thấp, làlăng, là ngựa, là hưu lộc, là cái làn, là gót chân, là ngón cái, là dày, là đâmvào, là trống, là ra, là sống, là ban đầu, là bên trái, là dần dần, là đi, là làm, là khởi đầu, là bôn ba, là sống lại, là phấn chấn, là giơ lên, là kính trọng, là cấm, là đầu, là uy, là nhân nghĩa, là kinh sợ, là nói, là cười, là kêu, là âm thanh,là lời cáo, là vui, là kế giữ, là xuất chinh.”


Một sự ngẫu nhiên rõ ràng ngay trong chú giải ý nghĩa quái Chấn của sách“ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, cũng thể hiện một ý nghĩa tương đồng với nội dung câu truyện nói về công dụng hiệu lực của cây thần có khả năng cứu chữa “cải tử hoàn sinh”, chết đi có thể cứu sống lại, là “sống, khởi đầu, sống lại”.
Theo quan niệm của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc nền văn hiến Việt huyền vĩ với lịch sử trải gần 5000 năm, bát quái là ký hiệu siêu công thức trong quan hệ tương tác của vạn vật thì sự tương hợp về hình tượng và ý nghĩa giữa những chi tiết cây thần “Cải tử hoàn sinh” của câu truyện dân gian người Việt và sự giải thích tượng Chấn từ Hán thư là một sự không những trùng hợp mà có thể là một thông điệp phải được giải mã, được chuyển tải từ lâu trong lòng dân tộcViệt thuộc nền văn minh Văn Lang, hướng dẫn cho việc mở ra một bí ẩn của nguyên lý học thuật cổ Đông phương.

2.Thông Điệp Giải Mã Chuyển Đổi Tốn – Khôn:

Một chi tiết quý báu đẩy cao trào câu truyện “Chú Cuội” lên cao là câu dặn dò cho người vợ không được bình thường hay quên, được nhắc rõ bằng câu lục bát vần điệu:

'"Có đái thì đái bên Đông
Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời”

Chính ngay câu nói thơ này của nhân vật Cuội, người viết cho rằng đây là ẩn ngữ, là chìa khóa cho bí ẩn phải chuyển đổi hai quái Tốn và Khôn.Sự chuyển đổi Tốn – Khôn, cũng như việc dùng các câu chuyện dân gian Việt Nam để minh họa cho việc chuyển đổi ấy đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh là người đầu tiên khởi xướng nhằm minh họa thêm cho việc chuyển đổi Tốn - Khôn tạo nên một nguyên lý căn để và hoàn chỉnh trong nguyên lý học thuật cổ Đôngphương, gọi tắt là “Lý học”, là Hậu thiên Lạc Việt phối với Hà Đồ, đã tạo niềm hứng khởi cho người viết khi vô tình nhận ra những sự tương hợp, dường như là mật mã, trong những câu truyện dân gian Việt Nam.
Hình ảnh cây thần “cải tử hoàn sinh” đã được xác định với sự trùng hợp là quái Chấn, cung Sức Khỏe và phương Đông là cái mốc cho việc giải mã tiếp theo.

Ta lại thử tìm xem trong Hán thư, cụ thể là cuốn “ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 45 có đoạn như sau:

Tượng Khôn
Khôn là đất, là sau, là thần, là vợ, là dân. Là bầy đàn, là số đông, là tiểu nhân, là thị dân, là bọn trộm cướp, là mẹ, là phụ nữ, là dì, là thành trì, là ruộng, là một bang, là nhà cửa, là gia trạch, là trên bộ, là bùn, là bế quan, là bò, là ngưa con, là xe lớn, là hông,là bình đưng, là đức dày, là ngọt, là béo, là thân thể, là cái cung, là mình,là tự mình, là vương (vua nước chư hầu), là yên, là trinh, là lợi, là giàu, là tích tụ, là đến, là dùng, là quy về, là nội dung, là kinh doanh, là dối lận, là mê, là muốn, là cú, là hại, là chết, là tang, là loạn, là chiều tối, là mười năm, là bạn, là tiền tài, là hàng hóa, là vuông vức, là quang minh chính đại,là thuận theo, là được về sau, là có kết thúc, là vô biên cương, là sự nghiệp.

Tượng Tốn
Tốn là gió, là sương, là trưởng nữ, là trinh nữ, là phụ nữ, là vợ, làngười trong cung, là người đi buôn, là trường mộc, là cỏ tranh, là thuốc, là gà, là cá, là súc vải, là giường, là cây cuốc, là dây, là liên hệ, là bắp đùi,là cánh tay, là tay, là nhìn xuống, là múa, là hát, là giải thoát, là trắng, là cao, là nhập vào, là phục ẩn, là tiến thoái, là không quyết, là mệnh, là hành sự, là hiệu lệnh, là phong tục, là nhìn thấy, là của cải.

Qua hai đoạn trích dẫn giải ý nghĩa của tượng quái thì sự trùng hợp giữa hai quái đều có nghĩa là vợ, tương đồng với chi tiết người phụ nữa của chú Cuội là…vợ của Cuội. Như vậy, yếu tố thứ hai để xác định cho chìa khóa giải mã là hình tương vợ của Cuội tức là nguyên nhân cho cao trào câu chuyện.
Ta đọc lại lời của Cuội dặn vợ:

"Có đái thì đái bên Đông
Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời”

Tượng Khôn là đất và là vợ và tượng Tốn là gió. Mối tương tác để gây nên bi kịch là người vợ và cây thần “Cải tử hoàn sinh” nghĩa là một ẩn ngữ cho biết mối tương quan về vị trí Tốn Khôn mà trong đó vị trí này phải lấy Đông mộc, quái Chấn là mốc. Hình tượng người vợ của Cuội là hình tượng của mối tương tác, tương quan của vị trí hai quái Tốn – Khôn. và hành động “đái” của người vợ là biểu hiện cho hiện tượng chuyển đổi hai Quái Khí này.

Truyện có đoạn:

Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào phía Tây gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.

Ta thử nhìn lại đồ hình Bát quái Hậu Thiên được cho là Văn Vương tạo tác, được cổ thư ghi lại.

Hậu thiên Văn Vương
HTVanvuong01.jpg

Rõ ràng với đồ hình Hậu Thiên Văn Vương thì quái Khôn ở Tây Nam về phía phương Tây, quái Tốn và quái Chấn là hình ảnh ứng với gió ở phía dưới mà cây ở bên trên, trùng khớp với chi tiết của chuyện là:

Có đái thì đái bên Đông.
Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời”

và chi tiết: “Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào.Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời”
.

CuoiLacthuHTVV01.jpg

Gió dưới cây trên là hình ảnh của “Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.”.

Hình tượng hai quái Chấn - Cây (trên) và Tốn - Gió (dưới) dưới đây, rỏ ràng tương thích với hiện tượng gió thổi "Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời”.

QueChanTon.jpg

Như vậy hậu quả của việc đái không đúng chổ của người vợ làm cây bay lên trời và câu dặn dò như cảnh báo

“Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời”

Bởi Cuội đã biết hậu quả như thế nào khi thực hiện hành động đó. Như vậy, đó là một lời nhắn nhủ cho hậu thế rằng vị trí Tốn nằm phía dưới Chấn là một vị trí hoàn toàn không hợp lý cho một nguyên lý lý thuyết về sự sắp xếp Bát quái trong lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Hình tượng người vợ do vậy phải chính là tượng Khôn.Và nếu người vợ (của Cuội), “đái” đúng vị trí ở hướng Đông thì sao? Ta thử nhìn đồ hình Bát quái Hậu Thiên Lạc Việt, do nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã chuyển đổi, được minh chứng qua những tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyềnthoại”, "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"; "Thời Hùng Vương và bí ẩnLục thập hoa giáp"; Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" như sau:

HậuThiên Lạc Việt:


HTLacViet01.jpg

CuoiHadoHTLV01.jpg
Hậu thiên Lạc việt phối Hà Đồ

Hình tượng Chấn - Cây (trên) và Khôn - Đất (dưới) là hình tượng tương thích cho hiện tượng cây trụ trên mặt đất.

QueChanKhon.jpg

Đồ hình rỏ ràng thể hiện quái Chấn tượng mộc, tức là cây, đang đứng trên đất là quái Khôn - đất ở phía dưới. Hình tượng này là một hình tượng hoàn toàn hợp lý cho quy luật tự nhiên là “Cây ở trên đất”. Nghĩa là một kết cục tốt đẹp, trọn vẹn và đúng đắn đem lại hạnh phúc cho thế gian khi cây thần “Cải tử hoàn sinh” không bay lên trời, nếu người vợ “đái đúng chổ”. Từ đây cũng thấy rằng hiển thị một mật ngữ rỏ ràng nhắn gửi, nếu quái Khôn để đúng vị trí về phương Đông, phía dưới quái Chấn, vì hành động đái của nữ là phải ngồi, ám chỉ phía dưới, thì một sự hoàn chỉnh trọn vẹn của nguyên lý học thuật cổ đông phương sẽ được mở ra. Nghĩa “cải tử hoàn sinh” ở đây khi cây thần còn ở lại thế gian, tức là cây trụ trên đất, nhiên hậu làm hiển hiện một ý nghĩa rỏ ràng là một sự hồi sinh cho một lý thuyết hoàn chỉnh,cho một nền văn hiến với một nguyên lý học thuật cổ nhất quán, hoàn chỉnh, thể hiện qua một nguyên lý căn để là Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ.

3. Lời Kết:
Người viết cho rằng truyện “Sự Tích chú Cuội” là một câu truyện dân gian đặc sắc,chứa đựng dấu hiệu hay một ẩn ngữ cho một minh triết Đông phương chứng tỏ chủ nhân đích thực cho Nguyên Lý học thuật cổ Đông phương thuộc nền văn minh Văn Lang rực rỡ 5000 năm ở phía nam sông Dương Tử.

Phải chăng thần dược "cải tử hoàn sinh" cũng có thể mang một ẩn nghĩa rằng sẽ có sự phục hồi lý thuyết âm dương ngũ hành một cách có hệ thống và hoàn chỉnh, xứng đáng là một lý thuyết thống nhất, trên cơ sở của những "di tích" văn hóa phi vật thể còn để lại trong văn hóa Việt. Và nếu sự ẩn ngữ đó đúng như vậy thì rỏ ràng đó là một sự hồi sinh cho một lý thuyết cổ xưa đã bị thất truyền, như thế sự trùng lấp so với lời tiên tri của nhà tiên tri Vanga nổi tiếng:

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại trong tương lai."

Sự giải mã không được xem như một bằng chứng khoa học, nhưng là một sự gợi mở cho việc tìm lại cội nguồn, việc tìm lại một nền văn minh đã bị lãng quên trong quá khứ.


Ngày mười chín tháng Ngọ năm Tân Mẹo.

Thiên Đồng

Tham khảo:

- Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007
- Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003
- Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam.
- Phong thủy Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ.
- Dịch học ngũ linh, tg Cao Từ Linh, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2006.
- Nhập môn chu dịch dư đoán học, tg Thiệu Vỹ Hoa, NXB Văn Hóa Thông Tin, 1996.
- www.wikipedia.org

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuyệt vời, cảm ơn tác giả Thiên Đồng.

Góp ý, phần trích dẫn nên lấy từ bản gốc của Chu Dịch và các sách tương ứng với nó. Tác giả Thiệu Vĩ Hoa cũng trích từ đấy và các nguồn sách khác mà ra.

Bác có thể nghiên cứu câu chuyện: "Trí Khôn của ta đây" - không rõ thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi hoangnt,

Thiên Đồng đã giải mã truyện "Trí khôn ta đây", xin trích lại bài đã đăng trong diễn đàn này từ tháng 3/2010.

==================================

Truyện cổ tích Việt Nam và sự liên hệ Bát Trạch Lạc Việt

Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn

Thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt

Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương

Trong tác phẩm, công trình nghiên cứu như: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"; "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp"; Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông đã lấy những câu truyện cổ tích, truyền thuyết và huyền thoại để làm cảm hứng cho sự giải mã và phân tích những bí ẩn của nguyên lý học thuật cổ Đông Phương (gọi tắt là Lý Học Đông Phương) thuộc nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Sự giải mã phân tích ấy, mặc dù ông không coi là bằng chứng chứng minh cho những sự liên quan, nhưng cũng đặt ra nhiều chiêm nghiệm thú vị.

Lấy cảm hứng theo cách tiếp cận và giải mã của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh và được sự hướng dẫn gợi ý của ông, người viết xin đưa ra đây thêm một vài trường hợp trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, để trả lời câu hỏi: “Phải chăng những di sản văn hóa dân gian Việt là những chiếc chìa khóa giải mã những hiện tượng bí ẩn của Lý Học Đông Phương?”

Xin tham khảo qua hai câu truyện cổ tích sau đây.

Câu truyện thứ nhất: Hổ và Mèo

"Ngày xưa, muông thú đều tôn Mèo là Thầy, vì Mèo rất tài giỏi, dạy cho muông thú các môn võ nghệ để phòng thân và tồn tại. Như trâu biết húc, gà biết mổ và đá, ngựa biết chạy và lúc gặp kẻ thù nguy hiểm thì biết đá hậu…Khi ấy Hổ chưa biết ngón nghề võ nào, thấy muông thú đều được học thì cũng muốn lắm, ngặt nỗi không biết làm sao, bèn tìm cách học lén khi những con thú học với Mèo. Mèo một lần bắt gặp, Hổ thấy thế xin:

-Xin Thầy thương tình mà truyền cho các ngón nghề võ nghệ phòng thân.

Nghe thế Mèo đồng ý nhận Hổ làm học trò mà ngày ngày truyền dạy võ nghệ, truyền tất cả các ngón nghề. Mỗi lần học, Hổ lại nài nỉ:

-Thầy còn tuyệt nghệ nào xin truyền hết đi.

Thế là Mèo lại truyền môn “ra oai” bằng những chiêu gầm gừ, gầm rống và xù lông làm đối phướng khiếp vía kinh hải.

Ngày qua ngày, Hổ đã học được hết tất cả các môn võ nghệ. Muông thú đều sợ hãi và đều thất bại dưới móng vuốt của Hổ mỗi khi tỉ thí. Tính tham lam và cao ngạo lên cao, nhìn lại thấy chỉ còn Mèo là Hổ chưa tỉ thí và nghĩ Mèo quá nhỏ thó so với Hổ, nếu thắng Mèo nữa thì sẽ là Chúa tể muôn loài. Vậy là Hổ thẳng thừng thách đấu với Mèo.

Mèo nghe tin ấy không tỏ vẻ sợ hải hay ngạc nhiên. Đến ngày thi đấu, Mèo đến, Hổ đã chờ sẳn. Không nói không rằng, Hổ liền bất ngờ tấn công Mèo. Mèo biết trước, nhanh nhẩu né tránh và trèo thoăn thoắt lên cây cao. Hổ bị bất ngờ nên tức lắm, ở dưới gốc cây gầm rống vang cả núi rừng. Mèo ở trên cây cười và bảo:

-Meo mẻo mèo meo, ta còn võ trèo, ta chẳng dạy cho.

Hổ càng tức điên, nhưng cố bình tĩnh, nhại lại Mèo, nghiến răng nói:

-Meo mẻo mèo meo, ta bắt được Mèo ta ăn cả cứt!

Từ ấy, Hổ tuy mạnh mẽ nhưng lại không biết leo trèo, cũng từ ấy dòng dõi nhà Mèo đều phải đào hố và giấu phân của mình."

Câu chuyện kết thúc với hình ảnh một con hổ dưới gốc cây đang ấm ức trước con mèo trên cành cây. Dường như nội dung duy nhất chuyển tải của câu truyện, xét trên quan niệm truyền thống ngàn đời của người Việt Nam, là muốn nhắc nhở người đời rằng phải biết “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn”. Điều này dường như đã đủ đối với bao nhãn quan xã hội nhân văn. Nhưng lạ lùng thay, khi bằng nhãn quan của lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc nền Văn Hiến Việt thì sự trùng khớp mang tính ngẫu nhiên thú vị.

Trong mười hai cung Địa Chi, người xưa quy định, Dần Mão thuộc mùa Xuân, thuộc Mộc, câu chuyện kết thúc với hình ảnh gồm 3 yếu tố Hổ - Dần, Mèo – Mão và Cây – Mộc, môt sự trùng khớp với quan niệm Dần – Mão – Mộc thuộc Đông phương. Khi quán xét thêm ba yếu tố này trên nguyên lý Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ trong 24 sơn hướng Bát trạch Lạc Việt sẽ thấy như sau:

Posted Image

Mão trụ tại phương chính Đông thuộc Dương Mộc, độ số là 3 Dương trên Hà Đồ và quái Chấn chủ quản chính Đông phương. Hình ảnh con Mèo trèo lên cây cao trùng khớp với Mão trụ ở Đông phương và cây cao to đã phát triển là Dương Mộc. Vì ý nghĩa Mèo có khả năng trèo lên cây cao to lớn trong câu chuyện nên có thể chứng tỏ sự biểu đạt ý nghĩa của việc gắn kết mật thiết hiễn nhiên Mão – Mộc, chính Đông phương.

Còn lại là hình ảnh con Hổ ngồi dưới gốc cây, vì không học được khả năng leo trèo. Hổ là Dần, thuộc phương Đông Bắc âm Mộc thuộc thứ phương, độ số là 8 Âm trên Hà Đồ. Hổ và Mèo tạo thành sự đối lập Âm Dương rỏ rệt trong cùng hành Mộc, Mão – Mèo đại diện cho chính Đông phương dương Mộc, Hổ - Dần đại diện cho thứ phương Âm Mộc. So với sự tương quan Hổ - Dần, Mão – Mèo thì Dần đứng hàng thứ 3 trong 12 địa chi, cũng tương ứng với sơn Dần là sơn Dương và Mão đứng hàng thứ 4 trong 12 địa chi, tương ứng với sơn Mão Âm trong 24 sơn Bát Trạch Lạc Việt. Theo nguyên lý “Âm đi lên, dương đi xuống”, “ Âm cao dương thấp” thì Mão – Mèo là Âm thể hiện trong câu chuyện Mèo có khả năng trèo lên cao, Hổ - Dần thuộc Dương thể hiện trong câu chuyện là không học được khả năng trèo lên cao và phải ngồi ở dưới dốc cây, ở dưới thấp.

Câu truyện Hổ và Mèo kể chuyện Hổ đi học võ nghệ để có được khả năng và sức mạnh , đó là muốn nhấn mạnh sức mạnh và tri thức, cũng như sức mạnh của tri thức. Lạ lùng thay sự trùng lấp ý nghĩa này khi xét trong Mệnh Cung Bát Trạch truyền bao đời nay thì 2 cung Tri Thức và Sức Khỏe nằm liền nhau Tri Thức thuộc Cấn âm Mộc, cung có Dần ở, Sức Khỏe (Sức Mạnh) thuộc Chấn dương Mộc, cung có Mão trụ.

Có sức khỏe chưa chắc đã mạnh, điều này chắc chắn đúng và được thể hiện ngay trong nội dung câu truyện, Mèo không thể thắng được sức mạnh võ biền của Hổ nên đã nhanh nhảu trèo lên cây. Đây là sự thể hiện của sức mạnh trí tuệ linh hoạt khi tri thức chỉ là phương tiện để nhằm mục đích đạt được cái cao hơn.

Vậy cái cao hơn là gì? Câu truyện chắc hẳn không chỉ chuyển tải ý nghĩa đạo lý “tôn sư trọng đạo” mà ở chiều sâu còn gửi gắm hàm ý thâm trầm hơn khi quán xét theo lý Dịch.

Sách “ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 46 có đoạn:

“Tượng Chấn

Chấn là sấm, là đế vương, là con trai cả, là chủ, là tổ, là tông, là ông, là chư hầu, là bách quan, là kẻ sĩ, là chồng, là hành nhân, là đồ vật chính, là vương thần, là quân tử, là trăm thứ ngũ cốc, là tiền đồ rộng lớn, là đường bằng phẳng, là cỏ dại, là cây thấp, là lăng, là ngựa, là hưu lộc, là cái làn, là gót chân, là ngón cái, là dày, là đâm vào, là trống, là ra, là sống, là ban đầu, là bên trái, là dần dần, là đi, là làm, là khởi đầu, là bôn ba, là sống lại, là phấn chấn, là dơ lên, là kính trọng, là cấm, là đầu, là uy, là nhân nghĩa, là kinh sợ, là nói, là cười, là kêu, là âm thanh, là lời cáo, là vui, là kế giữ, là xuất chinh.”

Cùng trích từ sách “ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 47 có viết:

Tượng Cấn

Cấn là núi, là đá, là cát, là miếu thờ, là môn đình, là cung thất, là thành trì, là nhà trọ, là ngõ hẻm, là đường tắt, là huyệt, là gò đồi, là thung lũng, là khô, là thiếu nam, là quân tử, là hiền nhân, là người thâm trầm, là đệ tử, là tiểu nhân, là cô đơn, là trẻ thơ ngây, là chúa, là lỗ mũi, là tay, là ngón tay, là lưng, là ngày cuối tháng, là đêm, là đuôi, là da, là hổ, là báo, là chuột, là ngôi sao nhỏ, là ngày kết thúc, là gỗ nhỏ, là quả to, là ngô, là hoa lệ, là ngừng, là thận trọng, là tiết lễ, là chấp chính, là dẫn dắt, là chọn lấy, là cầu tìm, là đưa dắt, là nạp vào, là nắm lấy, là nhiều, là dày, là trung thành thật thà, là tích đức, là biết nhiều, là tin, là nhớ đến, là nhỏ là xấu hổ, là nghỉ, là nhàn, là ở, là thôi, là đề phòng, là ngôi thứ.”

Hình ảnh Mèo trên cây và Hổ dưới đất đại diện cho quẻ Chấn bên trên và Cấn bên dưới, xét theo cảm ứng tượng quẻ. Theo nội dung và hoàn cảnh câu chuyện thì trong nhiều nghĩa của tượng Chấn thì nghĩa là tổ, là quân tử, là nhân nghĩa là phù hợp với nội dung và hoàn cảnh câu chuyện, vì mèo là người dạy cho muôn loài võ nghệ, đem cái tri thức, kiến thức, sở học của mình mà giúp cho muôn loài tồn tại và tiến triển và chỉ có người có cái tâm bao dung rộng lớn đầy nhân nghĩa mới làm được đều đó luôn cả đối với học trò, dù biết trước sẽ là phản đồ. Điều này rỏ ràng hơn khi nghĩa của quẻ Cấn là hổ, là đệ tử,là tiểu nhân, là cầu tìm, là tích đức. Hổ đã tìm điến để cầu học với Mèo và được Mèo truyền thụ võ nghệ, là truyền thụ tri thức, nhưng Hổ lại không chịu tích đức, không hiểu ra được điều nhân nghĩa mà luôn dùng võ lực, oai danh, những điều đã học được để đe dọa trấn áp thiên hạ, muôn loài, một khi tham vọng lợi ích, quyền lực che mờ cả lý trí thì sẳn sàng quay trở ngược lại đánh người thầy, phản thầy một cách thẳng thừng. Tham vọng của kẻ nghịch đồ càng cao, càng mờ mắt vì danh, vì lợi, vì quyền hạn thì tất yếu dẫn đến những hành động bỉ ổi xuất phát từ tư tưởng hèn kém mà mọi việc hạ cấp hay ti tiện nào cũng có thể làm, đó là:

“-Meo mẻo mèo meo, ta bắt được Mèo ta ăn cả cứt!”

Rõ ràng và đích thật, đây là hạn tiểu nhân. Quẻ Cấn bao gồm hai nghĩa song song là “tiểu nhân” và “quân tử”, nhưng cũng hàm chứa nghĩa “tích đức”, do vậy tiểu nhân hay quân tử chỉ khác nhau một chữ “Đức” mà thôi.

Khi lấy hai tượng Chấn chồng lên Cấn thì được quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá, một sự trùng lấp lại hiện ra so với nội câu truyện, khi xét nghĩa quẻ sau đây:

Trích từ sách “ Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 52:

“Tiểu quá, Quá tức là vượt qua. Có thể vượt qua điều thường tình mới đủ sức làm việc lớn.”

Hổ muốn thị oai, muốn làm chúa tể muôn loài, nghĩa là muốn mưu cầu việc lớn, nhưng Hổ không thể vượt qua được điều rất bình thường là thu phục lòng muôn loài, không chịu tích đức, không hiểu ra được cái tuyệt chiêu tối thượng cần phải cầu học là Nhân Nghĩa, do vậy mà Hổ phải chịu thất bại trước Mèo, trước sức mạnh linh hoạt của tri thức, của lòng Nhân Nghĩa. Và Mèo được muôn loài tôn và trọng không phải vì tài nghệ hay sức mạnh võ biền mà là vì cái tâm Nhân Nghĩa truyền thụ đạo học.

Trích từ sách “Dịch học ngũ linh”, tác giả Cao Từ Linh, NXB Văn Hóa Thông Tin, trang 678 có đoạn:

Lời quẻ

“Tiểu Quá, hanh lợi, trinh, khả tiểu sự bất khả đại sự, phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đại cát” (Quá nhưng việc nhỏ, hanh thông hợp đạo chính thì lợi, có thể làm việc nhỏ, không thể làm việc lớn. Con chim bay để tiếng kêu lại, không nên lên cao mà nên xuống thấp, được vậy thì đại cát.)

Hổ không thể đánh bại được Mèo đã thể hiện cái “không thể làm việc lớn”. Vì Tiểu Quá là vượt qua những việc nhỏ, những chuyện thường tình thế sự thì mới có thể nghĩ đến việc lớn hơn. “bất nghi thượng, nghi hạ đại cát” ý chỉ người nào việc náy mà tùy theo khả năng của mình vậy.

Phải chăng câu chuyện ngoài việc muốn chuyển tải ý nghĩa nhắn nhủ rằng tri thức của nền văn minh phương Đông chỉ truyền lại cho những ai học được điều Nhân Nghĩa và nền tảng của tri thức phương Đông này lấy Nhân Nghĩa làm chủ đạo, mà còn chuyển tải hàm ý xác định tính chất hai cung Cấn và Chấn là hai cung Tri Thức và Sức Khỏe (sức mạnh) trong Mệnh cung Bát Trạch, muốn nhấn mạnh núi tri thức phương đông là phương tiện hướng đến một sức mạnh lý trí linh hoạt của Đông phương dựa trên nền tảng Nhân Nghĩa sâu sắc.

Truyện thứ 2, tựa: Trí khôn ta đây!(hay là sự tích bộ lông vằn của hổ, hàm răng trên bị khuyết của trâu)

"Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:

- Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?

Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:

- Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!

Cọp không hiểu, tò mò hỏi:

- Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?

Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:

- Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!

Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:

- Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?

Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:

- Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.

Cọp nghe nói, mừng lắm.

Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:

- Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?

Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:

- Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.

Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp,rồi châm lửa vừa đốt vừa cầm gậy nện Cọp tới tấp và quát:

- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.

Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại.

Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả."

Câu truyện cổ tích này được truyền khẩu từ bao đời nay, đã làm cho biết bao tâm hồn trẻ thơ, luôn cả những người lớn lấy làm thú vị vì cách giải thích một nguyên do lông cọp bị vằn và hàm răng trâu không có hàm trên, qua đó cũng diễn đạt ý nghĩa sâu hơn của câu truyện là trí khôn chỉ có ở con người và trí khôn không phải là điều gì lớn lao lắm mà chỉ đơn giản là việc ứng xử với thiên nhiên với môi trường xung quanh một cách linh hoạt. Đây là điều thật lý thú và thú vị đem đến từ câu chuyện.

Điều này chỉ dừng lại ở đây thôi thì sẽ không còn gì đáng nói, nhưng bất ngờ thay đằng sau nó dường như chuyển tải một bí ẩn khác, khi nhìn dưới nhãn quan Lý học đông phương.

Câu truyện vỏn vẹn chỉ có 3 nhận vật: Cọp, Trâu và Người, trong đó Người và Cọp là hai nhân vật chính, còn Trâu là nhân vật phụ, nhân vật trung gian. Điều trùng hợp ở đây là Cọp và Trâu là hai hình tượng trùng lấp với Sửu và Dần khi liên hệ trên 24 sơn Bát Trạch Lạc Việt, cung Cấn, thuộc phương Đông Bắc, Âm Mộc trên Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt.

Posted Image

Bát quái mệnh cung từ cổ thư chữ Hán

Posted Image

Bát quái mệnh cung Lạc Việt

Nội dung chính của câu truyện kể về việc Hổ thắc mắc muốn hiểu biết trí khôn là gì. Lạ lùng thay, ngay trên Bát quái mệnh cung được lưu truyền bao đời nay, cũng như đồ hình Bát Quái mệnh cung được một một Phong thủy gia người Đài Loan công bố thì cung Tri Thức lại ở ngay cung Đông Bắc, gồm 3 sơn Sửu – Cấn – Dần. Và theo sự phục hồi trên cơ sở Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ thì Sửu – Cấn – Dần thuộc phương Cấn âm Mộc, vẫn là phương Đông Bắc.Tri Thức là Trí Khôn là khả năng cao cấp nhất chỉ có con người mới có được, và yếu tố con người xuất hiện trong câu truyện không phải là dư thừa hay không hợp lý khi trong cố thư có câu:

“Thiên sinh ư tý, địa tịch ư sửu, nhân sinh ư dần”

Tạm dịch là trời sinh ra ở hội tý, đất sinh ra ở hội sửu và người sinh ra ở hội dần. Vì vậy vấn đề “trí khôn là cái gì? ở đâu?” được giải quyết trong phần cuối câu truyện xảy ra giữa Cọp và Người, hình ảnh của Dần và Nhân.

Sự trùng lấp Trâu - Cọp với Sửu – Dần và nội dung câu truyện giải thích trí khôn là gì với tương đương nghĩa của tính chất cung Đông Bắc là Tri Thức là một sự trùng họp tuyệt vời, có thể là một bí ẩn chuyển tải trong kho tàng truyện cổ tích của người Việt, trong văn hóa của người Việt lưu truyền một cách vô thức qua bao thế hệ, có thể đây là một thông điệp ngàn đời muốn nhắn nhủ rằng chủ nhân đích thực của nền văn minh phương Đông là con Rồng cháu Tiên với nền văn hiến 5000 năm huyền vĩ.

Hai câu truyện “Hổ và Mèo” và “Trí khôn của ta đây” trùng lặp với sự giải mã theo cơ sở Lý học Đông phương, xác nhận hai phương Chấn và Cấn là hai cung Sức Khỏe và Tri Thức mà qua đó chủ nhân đích thực của nền văn minh phương Đông muốn nhắn gửi một điều sâu thẩm rằng tri thức Đông phương là sức mạnh linh hoạt và biến chuyển (qua hình ảnh Mèo và Người) không dể bị áp chế bởi sức mạnh võ biền (hình ảnh Hổ) và nền tảng của nền văn minh ấy là đạo lý Nhân Nghĩa sâu sắc.

Có thể đây không phải là một chứng minh, nhưng ít ra cũng là một cách nhìn đầy thú vị của riêng người viết, khi liên hệ những yếu tố của kho tàng văn hóa Việt với tri thức Lý học Đông phương nhằm tạo một sự hứng khởi trên con đường nguyên cứu khám phá trong biến bờ Lý học Đông phương huyền vĩ. Không dám cho rằng là đúng khi tính bao hàm của cơ sở Lý học Đông phương quá rộng lớn so với sự nhận thức hạn hữu của con người.

Tp HCM, tháng 3-2010

Thiên Đồng

-----------------------------------------------------

Tham khảo:

- Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007

- Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003

- Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam.

- Phong thủy Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ.

- Dịch học ngũ linh, tg Cao Từ Linh, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2006.

- Nhập môn chu dịch dư đoán học, tg Thiệu Vỹ Hoa, NXB Văn Hóa Thông Tin, 1996.

- www.wikipedia.org

trích lại từ: http://diendan.lyhoc...trach-lac-viet/

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuyệt vời, cảm ơn tác giả Thiên Đồng.

Cả thế giới chạy tốc lực giống như con Thỏ, cuối cùng tới đích.

Việt Nam chạy quá chậm, giống như con Rùa, rồi cũng tới nhưng là nhân vật dẫn đầu trước thế giới.

Không biết câu chuyện cổ tích "Rùa và Thỏ" có phải mang ẩn ý như vậy không.

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Thiên Đồng thì chuyện " Rùa và thỏ" là một chuyện hay mang ý nghĩa minh triết sâu sắc. Khi nào rảnh rổi Thiên Đồng sẽ thử nghiên cứu truyện này.

Cảm ơn anh hoangnt quan tâm.

TD

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tính minh triết trong những câu truyện Việt Nam đến hôm nay mới được giải mã dần. Hy vọng trong thời gian tới sư huynh giải mã thêm nhiều câu truyện nữa. Thanks. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái thế giới đau khổ này tốn bao nhiêu tiền của nghiên cứu chế tạo các thiết bị tiên tiến khám phá và chinh phục vũ trụ rồi mãi cũng đưa được người lên mặt trăng, trong khi Việt Nam đã đưa người lên mặt trăng từ lâu rùi mà./. là chú Cuội đó Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi SH Thiên Đồng

==================================

Truyện cổ tích Cóc kiện trời

Ngày xửa ngày xưa, con cóc vẫn sần sùi xấu xí như ngày nay, nhưng cóc nổi tiếng giữa muôn loài là một con vật tuy bé nhỏ nhưng rất gan dạ. Gan cóc tía mà lại. Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp. Nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối, hút cạn nước sông ngòi, đầm hồ. Muôn loài không còn một giọt nước để uống. Các con vật to lớn hùng mạnh xưa nay tác oai tác quái trong rừng đều nằm lè lưỡi mà thở để đợi chết, không ai nghĩ được kế gì để cứu mình, cứu muôn loài. Sức mạnh của chúng chỉ để bắt nạt nhau thôi chứ đâu có thể làm gì nổi ông trời. Duy có anh chàng Cóc tía bé nhỏ, xấu xí kia là có gan to. Anh tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài... Khởi đầu chỉ có một mình nhưng anh đâu có nản. Ði qua một vũng đầm khô, Cóc tía gặp Cua càng. Cua hỏi Cóc đi đâu. Cóc bèn kể rõ sự tình, và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua định bàn ngang. Thà chết ở đây còn hơn chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng. Nhưng những con vật ở quanh Cua nghe Cóc nói lại tranh nhau mà bàn ngang bàn lùi, làm cho Cua nổi giận. Nói ngang bàn ngang là chuyện ngang của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ấy, cái quyền được phép ngang như cua cơ mà. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc.

Ði được một đoạn nữa, Cóc lại gặp Cọp đang nằm phơi bụng thở thoi thóp. Gấu đang chảy mỡ ròng ròng và khát cháy họng. Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời. Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói rằng:

- Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư... Ta theo anh Cóc thôi. Ðến ngang như anh Cua còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo.

Cả bọn nhập lại thành đoàn. Ði thêm một chặng nữa thì gặp đàn Ong đang khô mật và con Cáo bị lửa nướng cháy xém lông. Cả hai con vật này cũng hăng hái nhập vào đoàn loài vật đi kiện Trời do Cóc dẫn đầu.

Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh:

- Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.

Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống trờ đánh ba hồi trống ầm vang như sấm động.

Ngọc Hoàng đang ngủ trưa một cách lười biếng bị tiếng trống lôi đình đánh thức dậy nên bực tức, bắt Thiên lôi ra xem có chuyện gì. Thiên lôi lười biếng vội phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét cắm cổ chạy ra. Thiên lôi ngạc nhiên vì ở ngoài cửa thiên đình chẳng thấy có một người nào cả chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm trệ trên mặt trống của nhà Trời. Thiên lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài vì cái búa to quá mà Cóc bé quá. đánh chưa chắc đã trúng được. Thiên lôi bèn cắm cổ vào tâu Ngọc hoàng. Ngọc hoàng nghe xong bực lắm bèn sai con gà trời bay ra mổ chết chú Cóc hỗn xược kia.

Gà trời vừa hung hăng bay ra thì Cóc đã nghiến răng ra hiệu, lập tức chàng Cáo nhảy ra cắn cổ gà tha đi mất. Cóc lại đánh trống lôi đình. Ngọc hoàng càng giận giữ sai Chó nhà trời xổ ra cắn Cáo. Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Lập tức anh Gấu lừng lững xổ ra đón đường tát cho chó một đòn trời giáng. Chó chết tươi.

Cóc lại thúc trống lôi đình đánh thức Ngọc hoàng. Ngọc hoàng bèn sai Thiên lôi ra trị tội gấu. Thiên lôi là vị thần trời có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời, thành sấm động bốn cõi. Sức mạnh của Thiên lôi không có ai bì được. Ngọc hoàng yên trí lần này cử đến ông Thiên lôi ra quân thì cái đám Cóc, Cáo ắt hẳn là tan xác. Vì thế khi ông Thiên lôi vác lưỡi tầm sét đi là Ngọc hoàng lại co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp.

Thiên lôi vừa hùng hổ vác búa tầm sét ra đến cửa thiên đình thì Cóc đã nghiến răng ra lệnh, lập tức chàng Ong nấp trên cánh cửa bay vù ra và cứ nhè vào mũi Thiên lôi mà đốt. Nọc ong đốt đau lắm, mũi Thiên lôi rát như phải bỏng. Nhớ là ở cửa trời có một chum nước. Thiên lôi vội vàng vứt cả búa tầm sét nhảy ùm vào chum nước chạy trốn. Nào ngờ vừa nhảy ùm vào trong chum nước thì anh Cua càng nấp trong đó từ bao giờ đã chờ sẵn để giương đôi càng như đôi gọng kìm cắp chặt lấy cổ. Thiên lôi đau quá gào thét vùng vẫy vỡ cả chum nước nhà Trời. Thiên lôi tìm đường chạy trốn thì Cóc tía lại nghiến răng ra lệnh. Lập tức Cọp nấp sau Cóc tía nhảy bổ ra gầm lên một tiếng vang động xé tan xác Thiên lôi thành hai mảnh.

Ngọc hoàng thấy thế sợ quá bèn xin giảng hoà với Cóc, và xin Cóc cho nhận lại xác của Thiên lôi để cứa chữa. Cóc bằng lòng ngay. Theo lệnh nghiến răng của Cóc, Cọp và Gấu vác xác Thiên lôi về xếp lại ở giữa sân điện thiên đình. Ngọc hoàng phải ra tay làm phép tưới nước cam lồ vào cái xác đầy thương tích đó. Nhờ phép của Ngọc hoàng, Thiên lôi mới được sống lại. Ngọc hoàng nghĩ mình đường đường là một ông Trời mà lại chịu thua Cóc thì thật là điều sỉ nhục, nên tính lật lọng, sai Thiên lôi vác búa tầm sét chống lại Cóc và các bạn của Cóc. Biết thế nào Ngọc hoàng cũng tính chuyện lật lọng nên Cóc lại nghiến răng. Lập tức các bạn của Cóc dàn trận. Ong giương nọc, Cáo giương nanh, Cọp giương vuốt, Cua giương càng, Gấu giương cánh tay đầy sức mạnh... Thiên lôi vừa mới thoát chết hoảng quá lui lại không dám tiến lên, mà thụt vào nấp sau chiếc ngai vàng của Ngọc hoàng. Các tướng nhà Trời oai phong lẫm liệt thấy đến ông Thiên lôi còn sợ sệt như thế thì hoảng quá tìm kế thối lui.

Thấy tướng nhà trời của mình như vậy, Ngọc hoàng biết không thể thắng nổi Cóc và các bạn của Cóc. Ðến lúc bấy giờ Ngọc hoàng mới thực bụng giảng hoà, và hỏi Cóc lên tận thiên đình có việc gì. Cóc oai phong nhảy hẳn lên tay ngai vàng và dõng dạc thưa:

- Ðã bốn năm nay ở dưới trần gian hạn hán kéo dài, không một giọt mưa. Muôn cây khô héo, vạn vật chết khát... Tưởng Ngọc hoàng bận gì hoặc là Ngọc hoàng giận gì trần gian mà ra phúc hoạ, ai ngờ lên đây mới biết Ngọc hoàng và các tướng nhà trời ngủ quên không nhớ đến việc làm mưa cứu muôn vật muôn loài dưới trần thế... Chúng tôi phải lên tận đây đánh thức Ngọc hoàng, xin Ngọc hoàng làm mưa ngay cho trần gian được nhờ.

Thấy Cóc nói giọng oai phong và bạn bè Cóc lại đằng đằng sát khí, Ngọc hoàng vội cuống quýt chống chế:

- Cóc với ta là chỗ thân thích, việc gì mà cậu phải mất công đến như vậy, ta sẽ sai thần mưa, thần gió xuống hạ giới làm mưa ngay bây giờ... Cậu Cóc có bằng lòng thế không nào.

Cóc gật gù thưa:

- Muôn tâu Ngọc hoàng trần gian được một trận mưa cứu khát thì còn gì bằng nữa... Anh em tôi vô cùng đội ơn Ngọc hoàng... Nhưng nếu ở hạ giới mà hễ bị hạn hán là bọn anh em chúng tôi lại lên đây kêu với Ngọc hoàng đấy.

Nghe Cóc hẹn lại lên thiên đình, Ngọc hoàng hoảng hồn rối rít lắc đầu xua tay:

- Thôi khỏi, thôi khỏi phải bận đến cậu như thế... Chỗ cậu và ta là tình thân thích, cậu chả nên bầy vẽ vất vả mệt nhọc như vậy làm gì. Cậu không phải lên thiên đình nữa... Khi nào có hạn hán cậu muốn ta làm mưa, cậu chỉ cần ngồi dưới đất nghiến răng là ta nghe thấy liền.

Ðể chứng tỏ lòng thành thật không lật lọng của mình, Ngọc hoàng sai rồng đen bay xuống phun mưa, và đưa Cóc cùng các bạn về hạ giới. Cơn mưa cứu hạn làm cây cối tươi tốt, muôn loài nhảy múa chào đón anh em Cóc trở về. Từ đó hễ Cóc nghiến răng là trời lập tức đổ mưa; nên đồng dao của trẻ nhỏ ngàn năm vẫn có câu hát rằng:

Con Cóc là cậu ông Trời

Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho.

SH có thể giải mã câu chuyện này, Cóc Ông Trời và các con vật được định vị trong các cung Bát Quái Hậu Thiên

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Hoangnt đã tin tưởng Thiên Đồng và đưa ra một trường hợp. Để rảnh rỗi Thiên Đồng thử nghiên cứu xem, đôi khi không phải liên quan bát quái thì còn có gì khác thì sao? Chà, khó à.

Lại có câu ca dao thế này:

Con cóc là cậu ông Trời

Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho

Con cóc là cậu thầy nho

Hễ ai nuôi nó (đánh chết) trời cho quan tiền

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Hoangnt đã tin tưởng Thiên Đồng và đưa ra một trường hợp. Để rảnh rỗi Thiên Đồng thử nghiên cứu xem, đôi khi không phải liên quan bát quái thì còn có gì khác thì sao? Chà, khó à.

Lại có câu ca dao thế này:

Con cóc là cậu ông Trời

Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho

Con cóc là cậu thầy nho

Hễ ai nuôi nó (đánh chết) trời cho quan tiền

Thiên Đồng

Đánh chết cóc đem bán lấy tiền làm cam cóc ăn cho bổ thì nhiều người đánh. Nhưng nuôi cóc để được có một quan tiền thì chẳng ma nào nuôi đâu. Í là tui cứ hay thật thà nói thế.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ,

Trong một câu lại có hai dị bản. Nhưng may mà người ghi lại có tin thần khách quan tôn trọng nên mới biết có hai dị bản khác nhau.

Là:

Hễ ai nuôi nó trời cho quan tiền

Hễ ai đánh chết trời cho quan tiền

Ngay trong hai dị bản, tức hai trường hợp này cũng là...bí ẩn. Posted Image

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ,

Trong một câu lại có hai dị bản. Nhưng may mà người ghi lại có tin thần khách quan tôn trọng nên mới biết có hai dị bản khác nhau.

Là:

Hễ ai nuôi nó trời cho quan tiền

Hễ ai đánh chết trời cho quan tiền

Ngay trong hai dị bản, tức hai trường hợp này cũng là...bí ẩn. Posted Image

Thiên Đồng

Có một bản gốc thôi. Nhưng thôi. Cái thế giới này lắm thằng chỉ số Bo cao. Mình nói một đằng nó suy ra một nẻo. Muốn hỏi cái gì vào lớp cao cấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Đồng xem thử qua truyện Hồn Trương Ba da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ thế nào .

Share this post


Link to post
Share on other sites
Ý nghĩa tranh đánh ghen - Đông hồ


Posted ImagePosted Image

Măng non nấu với gà đồng
Ngon thì vô thử xem chồng về ai?

Măng non nấu với gà đồng thì quả là ngon thật. Măng non thì giòn mềm, gà đồng thịt săn chắc ngọt nước. Thật là một sự hòa hợp tuyệt vời của khoa ẩm thực. Nhưng ở đây nó còn hàm chứa một nghĩa khác, ám chỉ người chồng lăng nhăng kiểu “mèo mả, gà đồng”kiếm gái tơ (măng non). Tuy có thể thỏa mãn được dục vọng, ngon thật; nhưng chắc khó tránh được rắc rối. Lời chú trên tranh thật là một lối chơi chữ tuyệt vời với nhiều hàm nghĩa sâu xa .

Đánh ghen” là một trong những tranh sinh hoạt dí dỏm cũng mang tính giáo dục. Bà vợ xắn váy quai cồng xông tới, cầm kéo đòi cắt tóc (theo tục xưa, bị cắt tóc là một hình thức phạt rất nặng đối với những người phụ nữ lẳng lơ) cô nhân tình hớ hênh (ngực trần), thách thức, chanh chua. Ông chồng thì bị bắt quả tang rõ rành rành nhưng một tay vẫn đặt lên ngực cô nhân tình ra điều không chịu ăn năn hối lỗi, ôm cô nhân tình vào lòng để bảo vệ, còn tay kia thì để hòa hoãn với bà vợ. Đứa bé thì chắp tay van lạy xin những bậc phụ mẫu thôi đừng giằng co. Nếu cha mẹ nó như vậy thì suy nghĩ ngây thơ con trẻ ấy có còn được vẹn nguyên? Sự kiện này sẽ đi vào tâm thức con trẻ và sẽ khó mà phai nhạt được, đi vào quá trình hình thành nhân cách của nó. Đáng lo lắng thay

Thật là một tấm kịch đời thường. Sự cường điệu trong mô tả làm cho tranh mang tính hài hước nhẹ nhàng. Người ta còn thấy có những câu thơ được chú trên tranh như: “Thôi thôi một giận làm lành, Chị đừng tức giận cho nhục lòng ta”…, hay là “Thôi thôi nuốt giận làm lành, Chi điều sinh sự nhục mình nhục ta”
hàm ý khuyên răn.
Trích: Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh.



Nhất âm nhất dương chi vi Đạo.

Mấy bố Kito giáo bắt khi cưới nhau, thì nam hay nữ ngoài đạo phải vào đạo Kito. Không biết có thay đổi gì hay không? Đây là một quy tắc hết sức lưu manh, dùng tình yêu đôi lứa đẹp nhất trong cuộc đời thành việc mrộng nhân lực giáo hội. Chơi thế!

Nước mình, Nhà mình, thân mình, não mình... mà phải đi làm rẽ???




Share this post


Link to post
Share on other sites


Mấy bố Kito giáo bắt khi cưới nhau, thì nam hay nữ ngoài đạo phải vào đạo Kito. Không biết có thay đổi gì hay không? Đây là một quy tắc hết sức lưu manh, dùng tình yêu đôi lứa đẹp nhất trong cuộc đời thành việc mrộng nhân lực giáo hội. Chơi thế!

Nước mình, Nhà mình, thân mình, não mình... mà phải đi làm rẽ???


Nhập gia tùy tục...
03 chuyện không nên bàn nhiều: Tôn giáo người, Cha mẹ người và Vợ chồng người....

Share this post


Link to post
Share on other sites