Posted 2 Tháng 9, 2011 Lạ kỳ cây thị nghìn tuổi trên vùng Thất Tinh ANTĐ - Cây thị đại thụ có đến nghìn tuổi, là một trong bốn cây đại thụ nằm trên mom cao của vùng Thất Tinh có nhiều huyền tích nhất, giờ lá vẫn xanh um tùm cả góc sân đình. Bao giờ cũng vậy, cây to luôn được người dân tôn thờ và xưa nay có nhiều suy nghĩ cho rằng, ở gốc cây đại thụ là nơi thiêng hoặc là nơi của những hồn ma thường hay trú ngụ. Chính vì vậy mà mỗi gốc cây to luôn chứa đầy hơi hướng tâm linh ở đó. Chẳng có kiểm chứng về điều này, song, ở bất cứ gốc đa hay cây cổ thụ xù xì gốc dễ thì luôn có những chân hương đã cháy hoặc những ban thờ nho nhỏ, điều đó đã chứng tỏ từ xưa nay người ta đều có chung một suy nghĩ, hướng tâm tín về những giá trị riêng của cây đại thụ. Cây thị cổ thụ này theo người dân mỗi năm chỉ ra 1 quả “Cây thị có ma, cây đa có thần” “Làm gì có ai kiểm chứng được lời nói ấy thực hư ra sao, nhưng tôi đố ai dám động đến cây cổ thụ đấy, không tin anh cứ để ý mà xem, chỗ nào có cây cổ thụ khi làm đường đi người ta còn phải tránh đấy”- Thủ từ Nguyễn Văn Lương triết lý. Thực tế tôi cũng kiểm chứng, và khớp với quan điểm của cụ Lương. Dễ thấy nhất là cây đề đứng giữa phố Trấn Vũ, đường đi cũng phải tránh nó, rồi cây đề đứng xẻ đôi đường phố Thụy Khuê…những cây ấy, nó tồn tại được thế cũng là vì tuổi tác và sự huyền tích về thế giới tâm linh nào đó. Cây thị nghìn tuổi ở đình Quán La, phường Xuân La nó được người dân trong vùng biết đến như câu chuyện cổ tích. Cây thị thân to, cành tán rộng nằm trên mom cao trước cửa sân đình Quán La. Theo cụ thủ từ Nguyễn Văn Lương thì, cây thị này đặc biệt lắm,mùa xuân thì lộc non xanh biếc, mùa hạ chim về ríu rít, nhưng bặt nỗi nó chỉ ra 1 quả trong mỗi mùa. Lạ thế! Người dân không biết về sao nó lại thế, có nhiều đồn thổi, thêu dệt liêu trai, còn theo ý kiến chủ quan của thủ từ Nguyễn Văn Lương thì thuộc tính tự nhiên của giống cây cối ra quả là giống cái, còn cây không có quả là cây giống đực. Cây đa nghìn tuổi đang được đệ trình di sản thiên nhiên Người dân trong vùng quen rồi thì thấy ít sự khác lạ, có người thấy nó bình thường như bao cây cối khác. Còn khách vãng lại thì cứ xuýt xoa về câu chuyện cây thị chỉ có 1 quả vào mùa mà thủ từ Nguyễn Văn Lương kể. Nhiều người hiểu biết về văn hóa lịch sử còn bảo, sao không đề xuất nghiên cứu về sự đặc biệt của giống cây này. Nhiều người nói, nhiều lần các vị giáo sư về lịch sử cũng đánh giá, thế nhưng mãi đến năm 2010 bà con người dân ở Xuân La, mà khởi xướng là ông Nguyễn Văn Ngư, Trưởng BQL di tích đình Quán La mới họp bàn rồi làm đề xuất gửi quận, rồi gửi thành phố đề cử mấy cây đại thụ này vào di sản thiên nhiên. Điều đặc biệt, đứng ở cổng tam quan đình Quán La người ta hướng mắt về phía trước mặt sẽ thấy được cây thị và cây đa có cành hướng vào như như 2 cánh tay của 2 người với lại nhau. Khoảng trống rỗng trong thân gốc đa có thể chứa được hàng chục người lớn, bóng tỏa mát cả chợ cóc họp bên đường làng. Chị Nguyễn Thị Tuyết bán rau dưới gốc đa cho biết: “Sóc trên cây này gan lắm, chẳng sợ người đâu, có hôm đang bán hàng, nó đuổi nhau rơi cả xuống người, sợ hết vía”… Cây đại thụ chỉ có 1 quả mỗi mùa Cây thị ở đình Quán La đối diện với cây đa thì người ta cho rằng có nhiều điều lạ và khác biệt. Thậm chí nhiều người còn gán cho nó như sự tích thần kỳ trong truyền thuyết. Nào là vị thần Duệ Trang đã hóa thân vào cây thị, nào là vùng đất Thất Tinh nên mới có cây cổ thụ đặc biệt này. Đình Quán La di tích lịch sử đặc biệt, có 18 sắc phong của 18 triều đại. Huyền tích hay sự tích đều là câu chuyện của người tâm tín về giá trị của thiên nhiên, cây cối có bề dày thời gian. Và chính cái thời gian đã làm cho những cây đại thụ trở nên có giá trị đặc biệt về tâm linh, về mặt sinh thái. Theo như quan sát thực tế, cây thị nằm trên mô đất cao hơn cả ở trước cửa đình Quán La. Cây thân gỗ khoảng 3 người lớn vòng tay, có miếu thờ trang trí hoa văn rồng phượng. Được biết, vào ngày tuần rằm, mồng 1 người dân thường đến thắp hương cầu bình an. Trong sách Tây Hồ chí thì đình Quán La có từ thế kỷ thứ 11. Khi đó, vùng này nước mênh mông, sông Già La uốn lượn quanh ôm 7 quả núi nhô lên cao. Vì thế nơi này còn gọi là vùng Thất Tinh. Và đình Quán La là nơi người dân thờ vị sơn thần Duệ Trang có công giúp dân bớt khổ ải. Quần thể di tích đình, chùa Quán La đã được nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu đánh giá cao về bề dày lịch sử. Cùng với di tích là hai cây đại thụ hai bên cửa đình, có thời gian đến nghìn năm, như tô thêm giá trị vốn có về cụm di tích phía tây thành phố. Tại sao cây thị chỉ ra một quả vào mỗi mùa, điều này ngay chính cả người gắn bó với nó qua 70 mùa cũng không thể biết được. Và điều đặc biệt này, đến nay cũng chưa có ai nghiên cứu để lý giải về sự lạ kỳ ấy. Song, điều quan trọng hiện nay không phải cây thị có 1 hay sai trĩu quả và cây đa có hàng nghìn tuổi, mà cái quan trọng là nó đã từng gắn bó với làng xã nơi này từ thuở xa xưa như sự minh chứng về thời gian giữa thiên nhiên trời đất ở phía Tây hồ Tây mang đầy huyền bí, sự tích. Đón đọc bài 2: Bí ẩn hầm luyện đan sa dưới ngôi đình nghìn tuổi Đức Trí Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 9, 2011 Bí ẩn hầm luyện đan sa dưới ngôi đình nghìn tuổi Luyện đan sa phải mất rất nhiều thời gian, lửa lúc nào cũng phải cháy đều đều, vì vậy việc khoét hầm sâu dưới lòng đất để cho bí mật và kín đáo. Luyện thuốc tu tiên phải tuyệt mậtNghe thủ từ Nguyễn Văn Lương, đình Quán La đọc rành mạch từng trang ghi trong Tây Hồ chí, ta có thể hình dung về việc đạo quân luyện thuốc tu tiên kỳ công và tuyệt mật đến mức nào. Từ mặt đất trên gò cao sau đình, bước thang sắt xuống hầm ta cảm nhận rõ luồng khí mát toát ra từ 5 cửa dưới động. Những viên gạch cổ hoa văn còn rõ, xếp hình quạt xòe vòm theo lối trụ vững chắc. Giờ rêu phong đã phủ kín điểm tiếp đất và gạch nhưng hoa văn in trên gạch thì còn rõ những hình muông thú lạ kỳ. Lối xuống động Thông Thiên Luyện đan sa dưới hầm cũng là cách đạo quân xưa thường làm. Đó là cách luyện thuốc đặc biệt để các đạo Quán tu tiên. Những gì mà Tây Hồ chí chép lại, mặc dù còn sơ lược nhưng chỉ thế ta đã thấy được người xưa cẩn mật đến kỹ lưỡng để luyện phương thuốc có giá trị đặc biệt, trường sinh bất tử. Phải chăng hầm luyện đan sa xưa kia phải rộng dài nhất định để ngăn được lượng nhiệt tỏa, và nhiệt lượng phóng ra đã được chia theo nhiều ngăn vách để giữ bí mật tuyệt đối. Giá trị di tích lịch sử của đình Quán La thì ai cũng biết rất rõ, song việc phía sau đình, dưới lòng nền móng có lò luyện đan sa hay còn gọi là động Thông Thiên thì ít người biết được. Điều đáng chú ý là động này có từ lâu, nhưng đến thời Lý thì được xây lại với gạch bản to, chắc chắn. Hầm ẩn sâu dưới lòng đất, so với mặt nước sông Già La nhưng không hề bị nước thấm, hay lũ tràn vào kể cả khi mực nước sông Già La vượt mực đáy hầm. Theo đánh giá ban đầu của Giáo sư Hà Văn Tấn thì đây có thể là ngôi mộ táng thời Hán. Bởi vùng đất Quán La, Xuân Tảo, Chèm, Vẽ ngành khảo cổ đã phát hiện nhiều mộ táng thời Hán và Lục triều… Những viên gạch xếp vòm dưới động Theo nghiên cứu về cách xây dựng và bài trí thì thấy đình thờ phụng vị thần có công với dân làng này. Tuy nhiên, dân làng đã không giữ được thần tích. Các thư viện cũng không có thần tích về đình Quán La nên không khảo cứu rõ ràng về lịch sử thần. Dựa vào Tây Hồ chí thì đây có thể là vị sơn thần được dân làng Quán La phụng thờ vào cuối thời Trần. Nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu đã khảo cứu đình Quán La để có thêm giá trị đặc biệt được sáng tỏ, còn bà con trong vùng đã đồng tình không đào sâu thêm động để đề phòng đất ải dễ bị sập, sụt làm ảnh hưởng đến nền móng đình. Tuy nhiên, theo nhận định thì 5 cửa động sẽ rất rộng và sâu chia theo 5 ngả hướng, và mỗi hướng lại có ngách để có thể gặp nhau nếu rẽ ngang. Và thời gian hàng nghìn năm đã làm cho đất cát đầy lên khiến người đi phải khom lưng mới bước được. Điều đó lý giải tại sao đáy hầm ở đâu và sâu bao nhiêu thước mà chưa được công bố. Bởi nếu khai quật thì sẽ rõ, nhưng với đất ải qua hàng nghìn năm thì khó giữ được sự vững vàng cho ngôi đình bề thế trên mặt động này. Đôi rồng chầu chửa được xem là khác lạ, có từ hàng nghìn năm, giờ người dân sợ hỏng nên sơn lại làm mất đi nét tinh tế Giếng nước thần chỉ có một con cá bống Điều đặc biệt để cho ngôi đình Quán La càng trở nên vô giá là thờ 18 sắc phong của 18 triều đại. Các sắc phong lưu giữ trong đình cho biết đình làng phụng thờ Thành hoàng có hiệu: “Sắc cấp cho xã Quán La, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Nội từ xưa đã phụng sự bản cảnh Thành hoàng Linh phù tuấn lương, Duệ Trang chi thần. Từng được ban cấp sắc phong, cho phép phụng thờ. Năm Tự Đức thứ 31 đúng vào lúc trẫm ngũ tuần đại khánh tiết, đã ban bảo chiếu ân lớn. Lễ trọng thăng bậc, đặc biệt cho phép phụng thờ như xưa để ghi nhớ ngày quốc khánh và tỏ rõ điển lệ thờ cúng”. Đó là năm Tự Đức thứ 33 vào năm 1880, khi ấy đình Quán La đã có từ lâu, và tiếp tục phụng thờ vị thần có nhiệm vụ hộ quốc bảo dân. Và vị thần Duệ Trang được nhắc tới như một người có công giúp dân ở năm Tự Đức thứ 33. Câu đối in chữ rất lạ, phía sau dịch nghĩa sang chữ Hán Những giá trị lịch sử có trong đình Quán La không chỉ khẳng định vùng đất phía Tây hồ Tây chứa nhiều điều huyền bí. Trong đình đôi câu đối có in chữ trông rất khác lạ, lại có những viên gạch in hình hoa văn muông thú, chữ nghĩa rất đặc biệt. Ở phía sau mỗi câu đối lại được dịch sang chữ Hán, nghĩa của nó vẫn chỉ răn thế hệ sau như sự khẳng định vị thế của thần. “Hãn hoạn tai nhất phương giai xích tử. Bảo dân hựu vật vạn cổ tối linh từ.” Tạm dịch là ngăn hoạn từ tai cả vùng là con cháu, giúp dân họ vật cổ chốn linh từ. Hình hoa văn muông thú in trên gạch khai quật dưới động Thông Thiên Phía xa, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của di tích đình Quán La là chiếc giếng cổ với thành đá cuốn từ miệng xuống đáy. Lạ thay, giếng nước giờ không ai dùng nữa nhưng nước vẫn trong vắt. Mùa nước sẵn, nó có thể phun lên, tràn qua đường làng mát lạnh. Chưa ai xuống giếng, và cũng không ai đo xem giếng sâu đến đâu nhưng nước bao năm qua mạch vẫn phun mạnh mẽ. Cái giếng này không chỉ là nguồn mạch cho những thân cây đại thụ gần đó thêm sức sinh trưởng, mà nó còn có sự kết nối vô hình nào đó ít nhiều mang sự tích xa xưa. Ở cây thị chỉ ra một quả vào mùa đã viết ở bài trước là điều đặc biệt, thì phần này có chiếc giếng là môi trường sống thực tốt cho con cá bống, nhưng bống cũng không sinh sôi nảy nở như quy luật của tự nhiên. Điều này đã chứng tỏ rằng ở đây chỉ có một con cá bống làm bạn với chiếc giếng cổ có thành đá uốn kè từ miệng tới đáy, chứ không thể có đôi. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, cô Tấm đã hóa thân vào quả thị, và cây thị chỉ có một quả. Một hôm Tấm và Cám đi bắt cá, Tấm chăm chỉ đã được đầy giỏ còn Cám thì mải chơi nên chẳng được gì, thấy vậy Cám nghĩ mưu để trút hết cá trong giỏ của Tấm, may sao lại xót một chú cá bống, ông Bụt chỉ cho Tấm mang về thả xuống giếng và hàng ngày cho ăn… Giếng cổ đình Quán La Chiếc giếng cổ giờ đã có thép quây và tường bao để bảo vệ. Phía khoảng không của giếng hướng ra hồ Tây, đi thêm đoạn đường có thể nhìn thấy những bãi mộ nhấp nhô bị ngập dưới mặt nước hồ. Nhiều người ngạc nhiên về những ngôi mộ ngập nước, còn người biết thì nửa đùa nửa thật nói rằng, cách “thủy táng” như vậy là do hồ Tây làm đó. Đón đọc bài 3: Sự thật về những “lăng” mộ dưới đáy hồ Tây Đức Trí Share this post Link to post Share on other sites