Thiên Đồng

Hình Tượng Rồng Trong Phong Thủy Lạc Việt

1 bài viết trong chủ đề này

Hình Tượng Rồng Trong Phong Thủy Lạc Việt

Thiên Đồng – Bùi Anh Tuấn
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương


Rồng, theo quan niệm dân gian Việt là một trong bốn hình tượng tốt đẹp gọi là tứ linh, Long – Lân – Quy – Phụng. Theo quan niệm của Phong thủy Lạc Việt, một trong những phương pháp ứng dụng của học thuyết Âm dương ngũ hành thuộc nền văn hiến Việt 5000 năm huyền vĩ thì rồng là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ, sự huyền biến âm dương, khí chất của người quân tử và quyền năng của bậc quý nhân. Do vậy, hình tượng rồng mang lại sự tương tác bởi tính khí tốt lành vì uy lực của nó được ứng dụng trong phương pháp trấn yểm của Phong thủy Lạc Việt, nhằm để tìm đến sự may mắn, ổn định trong cuộc sống, tránh tai tiếng, thi phi.

Posted Image

1. Chọn hình tượng rồng
Những hình tượng rồng được biết đến hay chọn để trưng bày nhằm mục đích trấn yểm theo phong thủy là những tranh vẽ, tranh phù điêu đồng, tượng hình khối…tuy nhiên theo Phong thủy Lạc Việt tranh phù điêu đồng hay tượng hình rồng bằng đồng thường là những vật khí phong thủy mang lại hiệu ứng mạnh mẽ nhất. Quan trọng hơn, hình tượng của rồng phải thể hiện được nét hiền hòa uyển chuyển, nếu là hình tượng mạnh mẽ thì không lộ nét hung hiểm, dữ ác mà ngược lại phải khí thế nhưng oai nghiêm.
Kiêng kị chọn những hình tượng rồng quái dị, hung ác, nhe nanh giơ vuốt, thân thể uốn xoắn…những hình tượng này đều gọi là xấu theo Phong thủy Lạc Việt.

Posted Image
Rồng thời Lý: Con rồng lý tưởng trong phong thủy

Hình tượng phù hợp nhất trong trấn yểm theo Phong thủy Lạc Việt là hình tượng con rồng thời Lý với nét uyển chuyển thanh tao, như không kém phần oai nghi.

Posted Image
Hình tượng kiêng kị: 03 rồng và hình tướng hung hãn

Không chọn hình tượng 3 rồng mà chỉ nên chọn hình tượng một rồng với
trái châu ngậm trong miệng; nếu là 2 rồng thì phải có trái châu ở giữa 2 rồng, gọi là lưỡng long tranh châu.

Màu sắc rồng nên chọn là màu vàng, vì chi Thìn – rồng trong 12 địa chi thuộc hành thổ, màu vàng.

2. Vị trí đặt hình tượng rồng và hiệu quả phong thủy

Theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt, nên đặt tranh phù điêu rồng hay tượng rồng ở bên trái, bên phải của đại sảnh hay phòng khách hay phòng làm việc của người lãnh đạo cao nhất của cơ quan hay là gia chủ của ngôi nhà. Bởi khi bố trí hình tượng rồng như vậy là cách thể hiện quyền uy của người đứng đầu và là điềm tốt lành trong các mối quan hệ ngoại giao, thuận lợi cho việc tương kiến những quý nhân giúp đỡ hay hợp tác, tránh tai tiếng thi phi.
Nên đặt tranh phù điêu rồng phía tường đối diện người ngồi với đầu rồng quay sang một phía là sự trấn yểm thể hiện quyền uy, tạo những may mắn trong các quan hệ hay tạo lại mối liên hệ thuận lợi tốt đẹp với người cấp dưới, người làm công, nhân viên thuộc cấp.
Đặt tượng hình rồng trên bàn làm việc nhằm kích hoạt dương khí tạo hiệu quả cho việc tín nhiệm hay quyền uy của người lãnh đạo được tốt hơn hay được tôn trọng hơn.

Posted Image
Kiêng kị rồng thân thể uốn xoắn

3. Vị trí kiêng kị

Theo quan niệm học thuyết Âm dương ngũ hành thuộc nền văn hiến Việt 5000 năm huyền vĩ, việc đặt hình tượng rồng sau lưng người ngồi là một điều kiêng kị, bởi nếu đặt hình tượng rồng ở vị trí này sẽ tạo hiệu ứng cho vương quyền hay quyền lực bị lấn áp hay khống chế. Điều này không tốt cho việc sử dụng lợi ích phong thủy.
Không bao giờ có hình tượng rồng nhìn đối diện người ngồi, tức rồng chầu ngược vào chính diện của người chủ hay người lãnh đạo. Vị thế này đều gây bất lợi cho người phải ngồi đối diện với hình tượng ấy.


Thiên Đồng
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites