Vo Truoc

Tính nhanh hào Thế, Ứng, quái tượng của quẻ

22 bài viết trong chủ đề này

Các anh chị em trẹn dễn đàn thân mến!

Một quẻ Dịch gồm 2 quái thượng và hạ. Có 64 quẻ chia làm 8 nhóm tượng Càn Kim, Khảm Thủy, Chấn Mộc, Cấn Thổ, Khôn Thổ, Ly Hỏa, Tốn Mộc, Đoài Kim với các quái tượng lần lượt tương ứng là Càn, Khảm, Chấn, Cấn, Khôn, Ly, Tốn. Đoài. Trong mỗi nhóm có 8 quái được đánh số theo thứ tự là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

Hào tương ứng của các nội và ngoại quái trong quẻ nghịch nhau gọi là hào động của quái. Một quái có 3 hào đánh số từ dưới lên là 1,2,3. Như vậy, có 8 trường hợp hào động của quái là: 1;2;3; 1,2; 1,3; 2,3; 1,2,3; và không có hào nào của quái động.

Khi gieo được một quẻ Dịch, ta có thể xác nhanh định được một số thông số của quẻ (Quái tượng, Số thứ tự của quẻ trong quái tượng, hào Thế, hào Ứng) bằng cách xét các hào động mà không phải tra bảng bằng phương pháp sau:

Posted Image

Qui tắc trên đồ hình:

- 3 đỉnh tam giác thể hiện 3 hào động của nội quái và ngoại quái là hào 1 hay 2 hay 3

- 3 cạnh tam giác thể hiện 2 hào động tương ứng từ các hào 1,2, 3 ở đỉnh tam giác.

- Các số trong tam giác (không có dấu “*”)chỉ vị trí của hào Thế và số thứ tự của quẻ trong nhóm quẻ tượng. Hào Ứng cách hào Thế 3 hào.

- Khi hào Thế rơi vào vị trí có dấu”*” thì số thứ tự của quẻ trong nhóm tượng là số bù 10 của số đó (ví dụ: Thào Thế ở vị trí 3* hay 4* thì quẻ có số thứ tự là 7 hay 6 trong nhóm tương).

- Các trường hợp tương ứng chữ “ngoại”, “nội” hay “ nghịch nội” chỉ quái tượng của quẻ là ngoại quái, nội quái hay lấy nghịch đảo âm dương tất cả các hào của nội quái.

Khi quẻ không có quái hào nào động ==> quẻ thuần, là quẻ đầu của tượng quẻ, quẻ số 0, hào thế là 6

Khi cả 3 hào đều động ==> Ngoại quái là tượng của quẻ, què số 3, hào Thế là 3 (Biểu tượng số 3 ở giữa tam giác).

Ví dụ1: Quẻ thuần Chấn: Posted Image

- Không có hào nào động, là quẻ số 0 nhóm quái tượng Chấn Mộc. Thế 6, Ứng 3.

Ví dụ 2: Quẻ Thiên Địa Bĩ: Posted Image

- Hào động của quái: 1, 2, 3, là quẻ số 3, nhóm quái tượng Càn Kim (ngoại quái). Thế 3, Ứng 6.

Ví dụ 3: Quẻ Thiên Hỏa Đồng nhân: Posted Image

- Hào động của quái: 2, là quẻ số 7 (bù 10 của 3*), nhóm quái tượng Ly Hỏa (nội quái), Thế 3 (3*), ứng 6.

Ví dụ 4: Quẻ Thiên Lôi Vô vọng: Posted Image

- Hào động 2,3, là quẻ số 4 , nhóm tượng Tốn Mộc (nghịch nội quái Chấn-Lôi thành Tốn), Thế 4, Ứng 1.

Ví dụ 5: Thủy Thiên Nhu: Posted Image

- Hào động: 1,3, là quẽ số 6 (bù 10 của 4*), nhóm tượng Khôn Thổ (nghịch nội quái Càn-Thiên thành Khôn), Thế 4 (4*), Ứng 1.

Thân mến!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác Vô Trước về cách tính như thế này. Tuy nhiên, lão Nông thấy hơi phức tạp. Cứ theo Tăng San thì tính toán cũng nhanh đấy chứ:

1. Quẻ Du hồn (quẻ số 7 trong nhóm tượng quẻ): Hào 2 của nội quái nghịch với hào 2 của ngoại quái, ví dụ: THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN:

Posted Image

Các Hào giống nhau, riêng hào 2 của nội quái ngược với hào 2 của ngoại quái.

2/ Các quẻ khác: Biến lần lượt từ hào sơ ngược lên, khi biên đến hào nào mà trở về quẻ bát thuần thì biết ngay họ quẻ và đồng thời là thứ tự của quẻ trong họ quẻ đó.

Ví dụ Quẻ THIÊN LÔI VÔ VONG:

Posted ImageBiến dần từ hào sơ lên, đến hào 4 thì trở thành Bát thuần Tốn, vậy quẻ THIÊN LÔI VÔ VONG thuộc họ TỐN, là quẻ thứ 4.

Theo cách đơn giản này thì không cần nhơ Tam giác huyền ảo của bác.

Ngoài ra, cách nhớ vị trí thế, ứng thì cũng có một bài kệ đã được nêu trong Tăng San. Chỉ có 4 câu văn vần khá dễ thuộc và dễ ứng dụng. Hoặc nếu không thì chỉ cần nhớ thứ tự quẻ là cũng suy ngay được vị trí thế và ứng rồi.

Theo tôi thì cách này đơn giản và đã được sử dụng cả ngàn năm rồi, nên học thuộc và vận dụng khá dễ dàng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cũng đang tìm hiểu chu dịch: nhờ bác chỉ giúp

Ngày 13/1/2009 âm lịch gieo được quẻ ( Xem về việc chuyển công ty làm việc )

Sơn địa bóc . hào 2 và hào 5 động biến thành Phong thủy hoán

Nhờ các bác luận đoán để cùng kiểm nghiệm thực tế

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Vietha!

Đoán tý cho vui nhé. Sai đừng buồn tôi cũng đang học.

Theo mình thì bạn không bao giờ muốn chuyển công việc, nhưng do sự cố trong lúc nóng giận với đồng nghiệp thì mới có ý thay đổi. Thế mình không được vượng tướng ở nửa năm đầu nhưng qua thu đông mọi chuyện sẽ tốt hơn. Lúc đó mới đúng thời cơ để chuyển. Bây giờ cố gắng bình tỉnh để suy xét.

Vui vẽ nhé.

congdanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, bác Lão Nông nói đúng. Nếu bác đã thuộc lòng thì còn gì bằng!

Tôi chỉ muốn đưa cách này cho mấy em quen Tây học, chưa thông thạo lắm quẻ dịch cho đỡ lúng túng thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác Vô Trước về cách tính như thế này. Tuy nhiên, lão Nông thấy hơi phức tạp. Cứ theo Tăng San thì tính toán cũng nhanh đấy chứ:

1. Quẻ Du hồn (quẻ số 7 trong nhóm tượng quẻ): Hào 2 của nội quái nghịch với hào 2 của ngoại quái, ví dụ: THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN:

Posted Image

Các Hào giống nhau, riêng hào 2 của nội quái ngược với hào 2 của ngoại quái.

2/ Các quẻ khác: Biến lần lượt từ hào sơ ngược lên, khi biên đến hào nào mà trở về quẻ bát thuần thì biết ngay họ quẻ và đồng thời là thứ tự của quẻ trong họ quẻ đó.

Ví dụ Quẻ THIÊN LÔI VÔ VONG:

Posted ImageBiến dần từ hào sơ lên, đến hào 4 thì trở thành Bát thuần Tốn, vậy quẻ THIÊN LÔI VÔ VONG thuộc họ TỐN, là quẻ thứ 4.

Theo cách đơn giản này thì không cần nhơ Tam giác huyền ảo của bác.

Ngoài ra, cách nhớ vị trí thế, ứng thì cũng có một bài kệ đã được nêu trong Tăng San. Chỉ có 4 câu văn vần khá dễ thuộc và dễ ứng dụng. Hoặc nếu không thì chỉ cần nhớ thứ tự quẻ là cũng suy ngay được vị trí thế và ứng rồi.

Theo tôi thì cách này đơn giản và đã được sử dụng cả ngàn năm rồi, nên học thuộc và vận dụng khá dễ dàng.

Chào bác Lão Nông đây là cách phản biến bài học đầu tiên của dự đoán với chu dịch . Khi gieo được một quẻ chưa biết quẻ đó thuộc cung nào trong 8 cung thì dùng cách này sẽ biết được quẻ này là quẻ thứ mấy và biết được hào thế hào ứng . Có biết được nó thuộc cung nào thì mới biết được ngũ hành của nó để nạp lục thân và lục thần .

Càn ,đoài là kim . Tốn , chấn là mộc . Cấn, khôn là thổ . LY là hỏa . Khảm là thủy .Căn cứ vào ngũ hành đó để nạp như sau:

Tôi sinh ra là tử tôn .

Tôi khắc là thê tài .

Sinh ra tôi là phụ mẫu .

Khắc tôi là quan quỷ .

Ai muốn tìm hiểu đọc nhập môn với dự đoán học khi đọc xong quyển này thì không cần dở sách lập xong một quẻ nạp lục thân , lục thần chỉ vài phút . Cái chính là phần luận .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Lão Nông đây là cách phản biến bài học đầu tiên của dự đoán với chu dịch . Khi gieo được một quẻ chưa biết quẻ đó thuộc cung nào trong 8 cung thì dùng cách này sẽ biết được quẻ này là quẻ thứ mấy và biết được hào thế hào ứng . Có biết được nó thuộc cung nào thì mới biết được ngũ hành của nó để nạp lục thân và lục thần .

Càn ,đoài là kim . Tốn , chấn là mộc . Cấn, khôn là thổ . LY là hỏa . Khảm là thủy .Căn cứ vào ngũ hành đó để nạp như sau:

Tôi sinh ra là tử tôn .

Tôi khắc là thê tài .

Sinh ra tôi là phụ mẫu .

Khắc tôi là quan quỷ .

Ai muốn tìm hiểu đọc nhập môn với dự đoán học khi đọc xong quyển này thì không cần dở sách lập xong một quẻ nạp lục thân , lục thần chỉ vài phút . Cái chính là phần luận .

Rubi chào chú Longtuan,

Mới gần đây, Rubi có thấy sự luận lý phần lục thân có vẻ hình như có gì đó bí ẩn và có thể vấn đề.

Ví dụ:

-Thổ sinh ra Kim thì Thổ là Mẹ của Kim, Kim là con của Thổ, có lý chút.

-Hỏa sinh ra Thổ, nhưng bảo rằng Hỏa là Mẹ của Thổ và Thổ là con của Hỏa thì phải xem xét cho lỹ cái lý luận này, xem xem nó có đúng hay không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi chào chú Longtuan,

Mới gần đây, Rubi có thấy sự luận lý phần lục thân có vẻ hình như có gì đó bí ẩn và có thể vấn đề.

Ví dụ:

-Thổ sinh ra Kim thì Thổ là Mẹ của Kim, Kim là con của Thổ, có lý chút.

-Hỏa sinh ra Thổ, nhưng bảo rằng Hỏa là Mẹ của Thổ và Thổ là con của Hỏa thì phải xem xét cho lỹ cái lý luận này, xem xem nó có đúng hay không.

Chào RuBi ! thật tình rất cám ơn RB cái khoản vi tính tôi rốt lắm cho nên sẽ từ từ nhâm nhi từng ít một .

Biết RB có lòng tốt với mọi người ,nhiệt tình tâm huyết ,muốn khai mở những cái mới .Còn về phần dự đoán quẻ theo lục hào thì tôi đã nghiên cứu đã lâu rồi , tương đối chính xác ,không phải chỉ có mình tôi mà còn có một người bạn trước đây đi theo các công trình xây dựng mỗi khi có việc đông thổ đều gieo một quẻ đoán cứ như ma xó ấy . Lý thuyết có đúng thì dự đoán mới đúng được .

Còn về về ngũ hành sinh, khắc, tương thừa, tương vũ ,phản vũ nó rất sâu xa và được áp dụng vào các bộ môn nhất là trong đông y đã được nhiều thế hệ chứng minh nếu tách rời nó thì sẽ không chữa được bệnh .Trước đây tôi không tin vào một cái gì đâu nhưng khi dùng các lý luận đó để chữa bệnh thì mới thấm ngũ hành . Ở chỗ này ý RB muốn nói là vạn vật đều từ thổ mà ra chứ gì ! cho nên RB không cho là Hỏa là mẹ thổ có phải không ? Cái sinh ra ta là mẹ, vạn vật bị đốt cháy đều trở về thổ ,cho nên thổ được hỏa sinh ra cái lý chỉ đơn giản vậy thôi ,không nên phức tạp hóa nó nên . Tôi trước đây cũng thế biết nhiều món , đọc khá nhiều sách nhưng nếu không đọc kỹ Kinh dịch thì nhiều lúc đọc sách sẽ loạn , thậm chí không biết sách viết sai nữa , bây giờ thì sách ra loạn , sách thật thí ít sách giả thì nhiều , kinh tế thì trường mà .

Có một điều tôi muốn nói , ai đó trình độ còn thấp thì muốn dấu nghề ,còn những người trình độ cao thì không cần phải thế vì họ có nói ra thì người nào hiểu hết được cũng phải tùy duyên nữa ,chứ không phải ai cũng học được . Chính vì thế trong sử sách từ nhiều thời đại các bậc vĩ nhân trong các bộ môn đều có thể điểm trên đầu ngón tay được . Ví như RB có năng khiếu về Vi Tính thì học rất nhanh nhưng tôi thì lại rốt và học rất chậm . Ngày xưa các cụ đức cao trọng vọng viết sách để giúp cho đời cho nên đều là những lời tâm huyết ,đáng tin ,đáng trân trọng ,đáng phải ngẫm suy ,có những cái mà hàng năm , thậm chí hàng chục năm mới hiểu , còn có những cái thậm chí hết cuộc đời mới ngộ ra nó ví như bây giờ tôi mới tạm hiểu một ít về vận khí bí điển cái này không những để đoán dịch bệnh hàng năm ,từng mùa , mà nó còn dùng cho các tướng ngày xưa cầm quân đánh giặc nữa . Bây giờ hiện đại thế mà còn không biết lúc nào dịch bệnh đến nữa . Tôi thì miên man nhiều nơi ,cốt là đi học là chính ,xong nhiều lúc cũng bị xa đà cho nên luôn phải điều hầu bổ cứu " Vạn vật lấy cân bằng làm gốc mà " Thôi thì vài điều tâm sự vậy.

Thân chào .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác lương y

cái này không những để đoán dịch bệnh hàng năm ,từng mùa , mà nó còn dùng cho các tướng ngày xưa cầm quân đánh giặc nữa . Bây giờ hiện đại thế mà còn không biết lúc nào dịch bệnh đến nữa .

Liêm trinh không có nghề y nhưng cũng mạn phép bàn luận với bác vài ba câu theo hiểu biết hẹp của mình.

Theo y học hiện đại bệnh dịch do vi trùng vi rút là do vi trùng vi rút gây ra vào lúc hệ miễn dịch của cơ thể kém nhưng tây y không giải thích được tại sao lại có những bệnh dịch theo mùa theo năm. Theo liêm trinh thì đông y lại giải thích rất rõ bởi nguồn gốc của đông y gắn chặt chẽ với lý học đông phương mà gốc của lý học đông phương lại là hệ thống định vị thiên can địa chi. Tùy theo toạ độ không thời gian mà trái đất chịu các dạng năng lượng (khí) khác nhau. Mỗi dạng năng lượng(khí) đó tạo ra một môi trường phù hợp cho vi trùng vi rút sinh sôi đông đúc trước tiên ở ngoài môi trường tự nhiên đã. Do vi trùng vi rút tăng bột phát về số lượng nên khả năng xâm nhập vào cơ thể con người lớn hơn. Các dạng năng lượng (khí) phù hợp với vi trùng vi khuẩn đó thông qua quá trình tương tác vào những toạ độ thời gian nhất định xâm nhập vào cơ thể con người (mỗi tháng có khoảng xấp xỉ 10% nhân loại chịu trung một loại khí). Trong cơ thể con người các khí đó tạo ra môi trường khí vi mô phù hợp với vi trùng vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể tạo cơ hội cho các vi trùng vi khuẩn sản sinh và hoạt động mạnh gây bệnh cho con người. Nếu vào các toạ độ không thời gian khác không phù hợp với loại vi trùng vi rút đó thì vi trùng vi rút đó vẫn tồn tại nhưng chắc chắn yếu hơn và khi có xâm nhập vào con người không gặp môi trương khí vi mô phù hợp thì cũng khó phát triển gây bệnh cho con người đuợc. Liêm trinh nghĩ chữa bệnh bằng vận khí chính là cách trung hoà hoặc triệt tiêu loại khí xâm nhập đó làm mất đi môi trường khí vi mô phù hợp của vi trùng vi khuẩn để cho vi trùng vi khuẩn không sinh sôi được. các loại bệnh khác không do vi trùng vi khuẩn mà bằng cách năng lượng xâm nhập vào kích hoạt trực tiếp cơ thể thì cũng thế.

Trân trọng chào lương y.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn!

D.T.Y xin góp một chút hiểu biết về đề tài An Thế Ứng, được trích dịch từ sách Đoán Dịch Thiên Cơ, mong quý vị tham khảo và phản hồi ý kiến.

AN THẾ ỨNG

Nhất quái Thế Sơ _ Ứng Tứ.

Nhì Quái Thế Nhì _ Ứng Ngũ.

Tam quái Thế Tam _ Ứng Lục.

Tứ quái Thế Tứ _ Ứng Sơ.

Ngũ quái Thế Ngũ _ Ứng Nhị.

Du Hồn Thế Tứ _ Ứng Sơ.

Quy Hồn Thế Tam _ Ứng Lục.

Bát Thuần Thế Lục _ Ứng Tam.

Trong bài An Thế Ứng này các bạn lưu ý các cặp Hào đối nhau :

Hào Sơ ( hào 1 ) đối với hào Tứ ( hào 4 ) và ngược lại.

Hào Nhị ( hào 2 ) đối với hào Ngũ ( hào 5 )và ngược lại.

Hảo Tam ( hào 3 ) đối với hào Lục ( hào 6 )và ngược lại.

Một số bạn mới làm quen với Bốc Dịch sẽ thắc mắc rằng : Như thế nào là Nhất quái?...Nhị quái?...Bát Thuần?...Du Hồn?... Quy Hồn...D.T.Y xin đưa ra ví dụ sau đây cho các bạn tham khảo.

Ví dụ hệ thống quẻ CÀN, ta có :

Càn vi Thiên = Bát Thuần Càn.

Thiên Phong Cấu = Nhất quái ( quẻ thứ Nhất ).

Thiên Sơn Độn = Nhị quái ( quẻ thứ Nhì ).

Thiên Địa Bĩ = Tam quái ( quẻ thứ Ba ).

Phong Địa Quan = Tứ quái ( quẻ thứ Tư ).

Sơn Địa Bác = Ngũ quái ( quẻ thứ Năm ).

Hỏa Địa Tấn = Du Hồn ( quẻ thứ Sáu, nhưng không gọi là Lục quái mà gọi là Du Hồn quái ).

Hỏa Thiên Đại Hữu = Quy Hồn ( quẻ thứ Bãy, nhưng không gọi là Thất quái mà gọi là Quy Hốn quái).

Thứ tự 64 quẻ theo Kinh Dịch không giống thứ tự 64 quẻ theo Bốc Dịch, vì vậy các bạn cần lưu ý phân biệt, các bạn tạm xem Kinh Dịch là Thể và Bốc Dịch là Dụng, có thể trong các bạn có định nghĩa hay hơn , chính xác hơn D.T.Y xin các bạn đóng góp thêm cho diễn đàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác lương y

Liêm trinh không có nghề y nhưng cũng mạn phép bàn luận với bác vài ba câu theo hiểu biết hẹp của mình.

Theo y học hiện đại bệnh dịch do vi trùng vi rút là do vi trùng vi rút gây ra vào lúc hệ miễn dịch của cơ thể kém nhưng tây y không giải thích được tại sao lại có những bệnh dịch theo mùa theo năm. Theo liêm trinh thì đông y lại giải thích rất rõ bởi nguồn gốc của đông y gắn chặt chẽ với lý học đông phương mà gốc của lý học đông phương lại là hệ thống định vị thiên can địa chi. Tùy theo toạ độ không thời gian mà trái đất chịu các dạng năng lượng (khí) khác nhau. Mỗi dạng năng lượng(khí) đó tạo ra một môi trường phù hợp cho vi trùng vi rút sinh sôi đông đúc trước tiên ở ngoài môi trường tự nhiên đã. Do vi trùng vi rút tăng bột phát về số lượng nên khả năng xâm nhập vào cơ thể con người lớn hơn. Các dạng năng lượng (khí) phù hợp với vi trùng vi khuẩn đó thông qua quá trình tương tác vào những toạ độ thời gian nhất định xâm nhập vào cơ thể con người (mỗi tháng có khoảng xấp xỉ 10% nhân loại chịu trung một loại khí). Trong cơ thể con người các khí đó tạo ra môi trường khí vi mô phù hợp với vi trùng vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể tạo cơ hội cho các vi trùng vi khuẩn sản sinh và hoạt động mạnh gây bệnh cho con người. Nếu vào các toạ độ không thời gian khác không phù hợp với loại vi trùng vi rút đó thì vi trùng vi rút đó vẫn tồn tại nhưng chắc chắn yếu hơn và khi có xâm nhập vào con người không gặp môi trương khí vi mô phù hợp thì cũng khó phát triển gây bệnh cho con người đuợc. Liêm trinh nghĩ chữa bệnh bằng vận khí chính là cách trung hoà hoặc triệt tiêu loại khí xâm nhập đó làm mất đi môi trường khí vi mô phù hợp của vi trùng vi khuẩn để cho vi trùng vi khuẩn không sinh sôi được. các loại bệnh khác không do vi trùng vi khuẩn mà bằng cách năng lượng xâm nhập vào kích hoạt trực tiếp cơ thể thì cũng thế.

Trân trọng chào lương y.

Chào LT lúc nào rỗi tôi sẽ viết một đoạn về cách xem 8thứ gió trong 4 mùa đây là một ví dụ nhỏ .

Các tướng lĩnh cầm quân đánh giặc ngày xưa đều biết xem cái này để biết lúc nào nào dùng hỏa công ,lúc nào dùng thủy công và biết chỗ nào nên tiến chỗ nào nên lui . Ví dụ mùa xuân xuất quân bỗng gặp một cơn gió lốc phát đột ngột nghe như kêu gào sát khí phải rợn cả tóc gáy mà lá cờ hiệu bĩ gẫy ,gió từ phương càn tới thì họ xẽ biết nên làm thế nào . Gió từ phương càn tới mang theo sát khí (càn kim khắc mộc ) tử khí suất hiện ở phương đó chắc chắn có phục binh , và nếu đúng tiết lập xuân gió từ phương càn tới thì nhân dân bệnh tật nhiều còn tùy mức độ gió và tùy âm điệu của gió nữa để đoán nhanh hay chậm xa hay gần .....vv

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn!

D.T.Y xin góp một chút hiểu biết về đề tài An Thế Ứng, được trích dịch từ sách Đoán Dịch Thiên Cơ, mong quý vị tham khảo và phản hồi ý kiến.

AN THẾ ỨNG

Nhất quái Thế Sơ _ Ứng Tứ.

Nhì Quái Thế Nhì _ Ứng Ngũ.

Tam quái Thế Tam _ Ứng Lục.

Tứ quái Thế Tứ _ Ứng Sơ.

Ngũ quái Thế Ngũ _ Ứng Nhị.

Du Hồn Thế Tứ _ Ứng Sơ.

Quy Hồn Thế Tam _ Ứng Lục.

Bát Thuần Thế Lục _ Ứng Tam.

Trong bài An Thế Ứng này các bạn lưu ý các cặp Hào đối nhau :

Hào Sơ ( hào 1 ) đối với hào Tứ ( hào 4 ) và ngược lại.

Hào Nhị ( hào 2 ) đối với hào Ngũ ( hào 5 )và ngược lại.

Hảo Tam ( hào 3 ) đối với hào Lục ( hào 6 )và ngược lại.

Một số bạn mới làm quen với Bốc Dịch sẽ thắc mắc rằng : Như thế nào là Nhất quái?...Nhị quái?...Bát Thuần?...Du Hồn?... Quy Hồn...D.T.Y xin đưa ra ví dụ sau đây cho các bạn tham khảo.

Ví dụ hệ thống quẻ CÀN, ta có :

Càn vi Thiên = Bát Thuần Càn.

Thiên Phong Cấu = Nhất quái ( quẻ thứ Nhất ).

Thiên Sơn Độn = Nhị quái ( quẻ thứ Nhì ).

Thiên Địa Bĩ = Tam quái ( quẻ thứ Ba ).

Phong Địa Quan = Tứ quái ( quẻ thứ Tư ).

Sơn Địa Bác = Ngũ quái ( quẻ thứ Năm ).

Hỏa Địa Tấn = Du Hồn ( quẻ thứ Sáu, nhưng không gọi là Lục quái mà gọi là Du Hồn quái ).

Hỏa Thiên Đại Hữu = Quy Hồn ( quẻ thứ Bãy, nhưng không gọi là Thất quái mà gọi là Quy Hốn quái).

Thứ tự 64 quẻ theo Kinh Dịch không giống thứ tự 64 quẻ theo Bốc Dịch, vì vậy các bạn cần lưu ý phân biệt, các bạn tạm xem Kinh Dịch là Thể và Bốc Dịch là Dụng, có thể trong các bạn có định nghĩa hay hơn , chính xác hơn D.T.Y xin các bạn đóng góp thêm cho diễn đàn.

Muốn biết được điều này thì nên xem mục phản biến ,sơ lược về phản biến như sau:

Khi gieo xong một quẻ không biết quể này thuộc cung nào thì dùng phản biến bắt đầu từ hào dưới cùng , hào âm biến thành dương ,dương biến thành âm đến khi nào quẻ trở về 8 quẻ kép thuần là ( Càn , đoài thuộc kim , chấn ,tốn thuộc mộc , cấn ,khôn thuộc thổ , ly thuộc hỏa , khảm thuộc thủy ) thì dừng lại nếu quẻ đó thuộc cung càn thì là kim .....vv

Trong một cung bao giờ quẻ thuần cũng là quẻ đầu tiên và hào thế là hào đầu tiên từ trên xuống cách hai hào là hào ứng ,các quẻ khác trong cung đó sẽ là thứ tự các lần biến và hào thế cũng theo đó mà chuyển theo và hào ứng theo quy luật cách hai hào là hào ứng .

Sau khi biến đến hào thứ 5 từ dưới nên thì sẽ quay lại hào thứ tư quẻ này gọi là quẻ quy hồn, cuối cùng thì không phải biến một hào mà 3 hào cuối cùng đều biến một lần đó gọi là quẻ du hồn .

Tóm lại sau khi dùng phản biến xong ta sẽ biết ngay quẻ này ngũ hành là gì , quẻ thứ mấy , hào thế , hào ứng , sau đó thì bắt đầu nạp lục thân(như đã nói ở trên ) , còn lục thần thì theo can của ngày mà nạp .

Giáp ất hào đầu nạp Thanh long ,hào 2 chu tước, hào 3 câu trần ,hào 4 phi xà ,hào 5 bạch hổ , hào 6 huyền vũ .

Can ngày là Bính đinh thì hào đầu nạp chu tước tiếp theo là CT,PX,BH,HV

Ngày mậu thì hào đầu là Câu trần tiếp theo là PX, BH,HV,TL,CT

Ngày kỷ hào đầu là Phi xà (cứ theo thứ tự lần lượt từ dưới nên mà tính )

Ngày canh tân hào đầu là Bạch hổ ...vv

Ngày nhâm quý hào đầu là Huyền vũ .....

Như vậy là ta nạp xong lục thân ,lục thần và có thể bắt đầu đoán về lý thuyết của phần này thì dài ,mà theo từng thể loại , căn cứ vào tiết lệnh ngày ,tháng ,năm năm mà phân định ngũ hành để đoán .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào lương y

Chào LT lúc nào rỗi tôi sẽ viết một đoạn về cách xem 8thứ gió trong 4 mùa đây là một ví dụ nhỏ .

Các tướng lĩnh cầm quân đánh giặc ngày xưa đều biết xem cái này để biết lúc nào nào dùng hỏa công ,lúc nào dùng thủy công và biết chỗ nào nên tiến chỗ nào nên lui . Ví dụ mùa xuân xuất quân bỗng gặp một cơn gió lốc phát đột ngột nghe như kêu gào sát khí phải rợn cả tóc gáy mà lá cờ hiệu bĩ gẫy ,gió từ phương càn tới thì họ xẽ biết nên làm thế nào . Gió từ phương càn tới mang theo sát khí (càn kim khắc mộc ) tử khí suất hiện ở phương đó chắc chắn có phục binh , và nếu đúng tiết lập xuân gió từ phương càn tới thì nhân dân bệnh tật nhiều còn tùy mức độ gió và tùy âm điệu của gió nữa để đoán nhanh hay chậm xa hay gần .....vv

Nói thật với lương y liêm trinh vừa sinh ra thì người mẹ vĩ đại của liêm trinh đã phải bế liêm trinh đi tránh bom. Liêm trinh lớn lên trong chiến tranh vệ quốc của dân tộc. Dòng máu Lạc Hồng giữ nước trong liêm trinh được nuôi dưỡng bằng dòng sử sách dân tộc và những tấm gương anh hùng liệt sỹ vì bảo vệ tổ quốc mà hy sinh nên luôn chảy dào. Liêm trinh cũng rất đam mê sách chiến trận nhưng đất nước đang thanh bình mà đây lại là diễn đàn văn hóa nên liêm trinh không bàn tới.

Nhân thấy lương y một người có trái tim nhân ái mà lại đi bàn chuyện "phục binh" với những trấn đánh rợn người ,tiếng người hò hét xung trận, tiềng kêu rên của người bị thương và thịt xương đầu cẳng của tử sỹ văng đấy chiến địa nên liêm trinh cũng bàn qua.

Theo nguyên tắc của lý học thì không có trận phục binh nào là kín trong khi phục binh tướng sỹ bên phục căng thẳng tỏa ra một trương năng lượng (khí) lớn tạo ra các hiệu ừng tự nhiên. Tướng của đối phương chỉ cần có linh cảm tốt là cảm nhận được, có quan sát các dấu hiệu tốt là phát hiện ra chứ chưa cần sự mách bảo chỉ dẫn của tâm linh hộ tống.

Trận thế phục binh bao giờ cũng có các công đoạn: Phao tin đồn nhảm nhằm gây sự chú ý- chuyển ý nghĩ sai lầm vào đầu tướng đối phương để điều tướng đối phương- bày trận để đánh một trận quyết tử.

Ví như lương y bày trận "đào gốc Sen" tại Đồng tháp mười thì đó là môt trận thế đúng như trên không sai một tý nào chỉ khác trận quyết chiến không diễn ra tại Đồng Tháp mà tại đây.(liêm trinh vốn có phục binh nằm trong tài bạch nên những trận này thượng bị gặp và phá mãi rồi quen)

Sin hỏi Luơng Y, Lương Y có nằm trong trận tứ trụ huyền vi, bát trụ huyền vi của trung tâm không nếu lương y dùng trận của trung tâm thì liêm trinh sin kính phục .

Nếu lương y tự nguyện sử dụng: Trường xà trận, Tường xà liên hoàn trận (trận con rắn đầu cắn đuôi cuộn tròn như tường thành) để đánh một trận đạt mục đích phá thành bắt người đốt nhà vơ vét sản vật thì đó là trận thế bành trướng,liêm trinh sẽ dùng Việt Nam vệ quốc trận "thành không nhà trống" để phá trận của lương y.

Ví lương y bày trận thập nhị ác nhân cố gắng diệt đi một trận "Lạc hồng mệnh giao phó,phật mệnh nhân ái",thì lương y sẽ phải đối diện với một trận thế phục binh của Lạc hồng tâm linh,nhân ái tâm linh. Không biết lương y đã xem qua trận thần tiên chưa.

Chào lương y.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào lương y

Nói thật với lương y liêm trinh vừa sinh ra thì người mẹ vĩ đại của liêm trinh đã phải bế liêm trinh đi tránh bom. Liêm trinh lớn lên trong chiến tranh vệ quốc của dân tộc. Dòng máu Lạc Hồng giữ nước trong liêm trinh được nuôi dưỡng bằng dòng sử sách dân tộc và những tấm gương anh hùng liệt sỹ vì bảo vệ tổ quốc mà hy sinh nên luôn chảy dào. Liêm trinh cũng rất đam mê sách chiến trận nhưng đất nước đang thanh bình mà đây lại là diễn đàn văn hóa nên liêm trinh không bàn tới.

Nhân thấy lương y một người có trái tim nhân ái mà lại đi bàn chuyện "phục binh" với những trấn đánh rợn người ,tiếng người hò hét xung trận, tiềng kêu rên của người bị thương và thịt xương đầu cẳng của tử sỹ văng đấy chiến địa nên liêm trinh cũng bàn qua.

Theo nguyên tắc của lý học thì không có trận phục binh nào là kín trong khi phục binh tướng sỹ bên phục căng thẳng tỏa ra một trương năng lượng (khí) lớn tạo ra các hiệu ừng tự nhiên. Tướng của đối phương chỉ cần có linh cảm tốt là cảm nhận được, có quan sát các dấu hiệu tốt là phát hiện ra chứ chưa cần sự mách bảo chỉ dẫn của tâm linh hộ tống.

Trận thế phục binh bao giờ cũng có các công đoạn: Phao tin đồn nhảm nhằm gây sự chú ý- chuyển ý nghĩ sai lầm vào đầu tướng đối phương để điều tướng đối phương- bày trận để đánh một trận quyết tử.

Ví như lương y bày trận "đào gốc Sen" tại Đồng tháp mười thì đó là môt trận thế đúng như trên không sai một tý nào chỉ khác trận quyết chiến không diễn ra tại Đồng Tháp mà tại đây.(liêm trinh vốn có phục binh nằm trong tài bạch nên những trận này thượng bị gặp và phá mãi rồi quen)

Sin hỏi Luơng Y, Lương Y có nằm trong trận tứ trụ huyền vi, bát trụ huyền vi của trung tâm không nếu lương y dùng trận của trung tâm thì liêm trinh sin kính phục .

Nếu lương y tự nguyện sử dụng: Trường xà trận, Tường xà liên hoàn trận (trận con rắn đầu cắn đuôi cuộn tròn như tường thành) để đánh một trận đạt mục đích phá thành bắt người đốt nhà vơ vét sản vật thì đó là trận thế bành trướng,liêm trinh sẽ dùng Việt Nam vệ quốc trận "thành không nhà trống" để phá trận của lương y.

Ví lương y bày trận thập nhị ác nhân cố gắng diệt đi một trận "Lạc hồng mệnh giao phó,phật mệnh nhân ái",thì lương y sẽ phải đối diện với một trận thế phục binh của Lạc hồng tâm linh,nhân ái tâm linh. Không biết lương y đã xem qua trận thần tiên chưa.

Chào lương y.

Chào LT bạn lại hiểu sai về bài tôi viết rồi . Đoạn tôi viết nói về Hải Thượng Lãn Ông lúc trước là một tướng cầm quân đánh trận sau chán nghét cảnh quan trường về Hương khê náu mình nghiên cứu y học . Khi ông lập đàn chiêm gió mây xem bệnh dịch hàng năm , trong đó có nói qua về thế trận chỉ để chứng minh cho cái mà người xưa quan sát thiên văn để đưa ra cách đoán trong các tình huống khác nhau để biết đường mà tránh né , tránh hung tìm cát . Còn như bản thân tôi thì dù chiến tranh kiểu gì tôi cũng nghét bởi vì chiến tranh người đầu tiên chịu thiệt thòi vẫn là dân lành . Tôi đã từng ở biên giới phía bắc chống tàu sao lại không hiểu anh bạn láng giềng đầy tham vọng này . Ngày xưa Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng đã dùng chính những cái của họ để 3 lần đánh bại họ là gì .

Vài lời tâm sự vậy ,qua các bài viết của bạn biết bạn trực tính , và cũng khá nóng tính đó cái này cũng cần khắc phục đọc dịch sẽ giúp bạn khắc phục điều này ,trước kia tôi cũng vậy cho nên hay hiểu nhầm ý người khác và hay mắc sai lầm bây giờ thì đã sửa được 3/4 cho nên nhìn nhận sự việc xẽ ít sai lầm hơn các cụ có câu " nóng giận mất trí khôn mà "

Thân mến .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào lương y

Còn như bản thân tôi thì dù chiến tranh kiểu gì tôi cũng nghét bởi vì chiến tranh người đầu tiên chịu thiệt thòi vẫn là dân lành .

Liêm trinh cũng mong hòa bình cho đất nước Việt Nam thân yêu mà lương y.

Tôi đã từng ở biên giới phía bắc chống tàu sao lại không hiểu anh bạn láng giềng đầy tham vọng này .

Cám ơn thế hệ những người lính các bác đã chịu đựng gian khổ hy sinh trấn giữ một giải biên cương của tổ quốc. Cám ơn thế hệ các bác những người con ưu tú của tổ quốc đã lấy máu xương và tuổi thanh xuân của mình viết tiếp những trang sử hào hùng dữ nước của dân tộc để nơi hậu phương đàn trẻ thơ được cắp sách tới trường.

Ngày xưa Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng đã dùng chính những cái của họ để 3 lần đánh bại họ là gì .

Đoạn này tài có lẽ bàn với bác một tý: Trong binh pháp Tôn Tử có nói " Biết người biết ta trăm trận không bại" nên bác nói tổ tiên ta dùng chính cái của họ để đánh bại họ chỉ đúng một phần. Theo liêm trinh binh pháp giữ nước khác hoàn toàn với binh pháp tấn công xâm lược. Tổ tiên ta chắc chắn đã nghiên cứu rất kỹ binh pháp tấn công của đối phương để sáng tạo ra binh pháp giữ nước của mình. Vào thời Trần chỉ có sự đoàn kết và sức sáng tạo phi thường mới chiến thắng được đạo quân Mông Nguyên một đạo quân bách chiến bách thắng làm mưa làm gió khắp Á Âu. Đáng tiếc những trước tác vi diệu nhất vào thời này đã tuyệt tích hết.

Mở rộng một chút về nguồn gốc tử vi với cái tên tác giả mù mờ Trần Đoàn thấy cũng là họ Trần đấy chứ. Rất có thể nhà Trần cũng chính là nhà sáng tạo ra bộ môn này và ngày nay chúng ta vẫn sử dụng với các dị bản khác nhau và gọi chung là tử vi cổ điển. Liêm trinh tin chắc rằng vào thời điểm nhà Trần thì tử vi có độ chính xác rất cao còn ngày nay chúng ta dùng tử vi thì nhiều khi đúng là dở khóc dở cười vì sự sai lệch độ số gây ra.

Vài lời tâm sự vậy ,qua các bài viết của bạn biết bạn trực tính , và cũng khá nóng tính đó

Thì bác thấy cái ních của liêm trinh đấy, tên ních là tên vì sao tọa mệnh của bản thân mà. Đây cũng là một cách thông tin những gì cần thiết trên diễn đàn ấy mà bác.

cái này cũng cần khắc phục đọc dịch sẽ giúp bạn khắc phục điều này ,trước kia tôi cũng vậy cho nên hay hiểu nhầm ý người khác và hay mắc sai lầm bây giờ thì đã sửa được 3/4 cho nên nhìn nhận sự việc xẽ ít sai lầm hơn các cụ có câu " nóng giận mất trí khôn mà "

Cám ơn bác đã chỉ dẫn. Nói thật với bác với liêm trinh thì chỉ còn tinh thần dân tộc,chân lý mà thôi. Trạng thái ái,ố,hỷ,nộ thì không còn nữa vì liêm trinh hiểu các trạng thái đấy mà. Liêm trinh chỉ dùng các trạng thái đó của bản thân và người khác để nghiên cứu mà thôi. Viết với bác như thế cũng là một cách thông tin với bác trên diễn đàn ấy mà( Hì..hì..tại vì liêm trinh tính toán thấy có thể bác bị rơi vào tọa độ nhiễu loạn thông tin).

Thân chào luơng y.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu chuyện của Liêm Trinh và Long Tuấn đã khiến cho mạch bàn luận của chủ đề này bị lạc sang một hướng. Bây giờ chúng ta hãy quay trở lại.

Cho tôi đưa ra một câu hỏi: Gặp được một Quẻ Trùng Quái, làm cách nào nhận biết thật nhanh họ quẻ, thế ứng?

Phương pháp biến ngược từ hào sơ cho đến hào ... ra quẻ bát thuần, chúng ta đã đề cập đến, đây là phương pháp gốc. Nhưng đôi khi, lần lượt biến quẻ thì sẽ khá lâu, đặc biệt khi gặp các quẻ quỷ Dịch (quẻ du hồn, quẻ quy hồn). Cần có những "thuật" biến thật nhanh. Vậy có ai có thể đưa ra phương án tốt không? Câu trả lời sẽ giúp đỡ những người mới bước chân vào ngõ Dịch đi nhanh hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Câu chuyện của Liêm Trinh và Long Tuấn đã khiến cho mạch bàn luận của chủ đề này bị lạc sang một hướng. Bây giờ chúng ta hãy quay trở lại.

Cho tôi đưa ra một câu hỏi: Gặp được một Quẻ Trùng Quái, làm cách nào nhận biết thật nhanh họ quẻ, thế ứng?

Phương pháp biến ngược từ hào sơ cho đến hào ... ra quẻ bát thuần, chúng ta đã đề cập đến, đây là phương pháp gốc. Nhưng đôi khi, lần lượt biến quẻ thì sẽ khá lâu, đặc biệt khi gặp các quẻ quỷ Dịch (quẻ du hồn, quẻ quy hồn). Cần có những "thuật" biến thật nhanh. Vậy có ai có thể đưa ra phương án tốt không? Câu trả lời sẽ giúp đỡ những người mới bước chân vào ngõ Dịch đi nhanh hơn.

Chào bạn Lão Nông,

Thật ra phương pháp nhận biết họ quẻ, thế ứng, từ trước tới nay đều là phương pháp biến hào, kể cả sách Hán lẫn Việt đến hiện nay củng vậy.

VinhL trong lúc nghiên cứu tình cờ khám phá ra quy luật kết hợp các đơn quái để lập trùng quái, vì vậy đã sáng chế ra phương pháp lấy tượng (họ quẻ), thế, tính bát san tốc nhanh, chỉ cần đếm đến 8 là biết ngay.

Vì không muốn sau này lại bị người khác tước đoạt rồi lại cho là có từ sách Hán, nên VinhL xin đặt tên cho phương pháp này là “Lạc Việt Thiên Địa Chỉ”

Ngón 1: Thiên Phong Sơn Hỏa

Ngón 2: Địa Lôi Trạch Thủy

Hai ngón đứng song song bên nhau là

Thiên....Địa

Phong...Lôi

Sơn.......Trạch

Hỏa.......Thủy

Mỗi tên vừa vặn kết hợp với mỗi đốt của hai ngón tay.

Thiên Địa, Sơn Trạch là + đếm thuận từ trên xuống

Phong Lôi, Hỏa Thủy là - đếm nghịch lại từ dưới lên trên

Phương pháp này lấy quẻ đơn ngoại làm gốc kết hợp với từng nội quái trên các đốt ngón tay, bắt đầu từ đốt ngón tay của quẻ ngoại (Bát Thuần)

Cách đếm là tùy theo quẻ ngoại thuộc nhóm nào + hay -, đi thuận xuống hay đi nghịch lên.

Ngón thứ nhất đếm 1, 2, 3 ,8

Ngón thứ hai đếm 4, 5, 6, 7

1,8 tượng là quẻ nội

2,3 tượng là quẻ ngoại

4, 5, 6, 7 tượng đều là quẻ đối nội (tức đều nằm trên ngón 2)

Thí dụ: Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng

Quẻ Ngoại Thiên là gốc đếm như sau

Thiên 1.....Địa 4

Phong 2....Lôi 5

Sơn 3........Trạch 6

Hỏa 8........Thủy 7

Đếm đến đốt Lôi là 5 vậy tượng là đối nội tức đốt đối diện là Phong, tượng Tốn

Vậy quẻ Thiên Lôi Vô Vọng đứng thứ 5 trọng họ Tốn.

Thí dụ Hỏa Lôi Phệ Hạp

Quẻ Ngoại Hỏa, Hỏa thuộc -, đếm nghịch từ dưới lên

Thiên 8......Địa 7

Phong 3.....Lôi 6

Sơn 2.........Trạch 5

Hỏa 1.........Thủy 4

Hỏa Lôi là 6, tượng là đốt đối diện Phong, tức Tốn.

Vậy Hỏa Lôi Phệ Hạp đứng thứ 6 trong họ Tốn.

Để ý là khi đếm sang ngón 2 thì toàn bộ tượng đều nằm ở ngón 1.

Một khi đêm quen rồi thì không cần đếm nửa mà chỉ cần đọc thứ tự Thiên Phong Sơn Hỏa, Điạ Lôi Trạch Thủy thì củng đã biết ngay là họ gì rồi.

Tìm Thế hào:

Theo thứ tự đếm thì:

1: là quẻ Bát Thuần dĩ nhiên thế là Lục

2: Thế là 1 (hào 1 – sơ)

3: Thế là 2

4: Thế 3

5: Thế 4

6: Thế 5

7: Thế 4

8: Thế 3

Để dễ nhớ hào thế ngoài quẻ bát thuần ra thì hào thế là lấy số thứ tự trừ 1, quẻ 7, 8 (Du Hồn, Quy Hồn) thì trừ 3.

Hoặc đếm đốt như sau

Ngón 1: 6,1,2,3

Ngón 2: 4, 5, 4, 3

Thí dụ: quẻ Lôi Trạch Qui Muội

Lôi là quẻ Ngoại, Lôi thuộc nhóm -, đếm nghịch lên

Thiên 5.....Địa 2

Phong 4....Lôi 1 (bắt đầu, đếm nghịch lên)

Sơn 7........Trạch 8

Hỏa 6........Thủy 3

Đếm đến Trạch thì biết nó nằm thứ 8 trong họ Trạch – Đoài (1, 8 lấy quẻ nội làm tượng)

Đếm hào thế thì củng theo thứ tự + hay – đi thuận nghịch. Trong trường hợp này thì

Thiên 5.....Địa 1

Phong 4....Lôi 6

Sơn 3........Trạch 3

Hoa 4........Thủy 2.

Lôi Trạch Qui Muội hào thế là hào 3.

Thí dụ: quẻ Trạch Hỏa Cách

Trạch ngọai thuộc nhóm + đi thuận từ trên xuống

Thiên 6......Địa 3

Phong 7.....Lôi 8

Sơn 4.........Trạch 1 (bắt đầu, đếm thuận xống)

Hoa 5.........Thủy 2

Vậy Trạch Hỏa Cách đứng thứ 5 trong họ Thủy – Khãm, thế hào 4

Tóm lại

Lấy quẻ ngoại làm gốc lần lượt phối hợp với từng quẻ nội trên các dốt ngón taỵ

Tùy theo quẻ ngoại thuộc nhóm + đi thuận xuống hay – đi nghịch lên mà đếm.

Nhóm + -

Thiên + ..... Địa +

Phong - ..... Lôi -

Sơn + ........Trạch +

Hỏa - ........ Thủy -

Đếm Ngón 1: 1238

Đếm Thế 6123

Lấy Tượng: 18 Nội (đốt đang đếm), 23 Ngoại (quẻ gốc ngoại)

Đếm Ngón 2: 4567

Đếm Thế 4543

Lấy Tượng: đều là đốt đối diện.

Phương pháp tính Bát San cho Bát Trạch

Củng theo phương pháp trên, nhưng đếm như sau:

Ngón 1: Phục Họa Thiên Tuyệt

Ngón 2: Phúc Quỷ Sinh Sát

Thiên Địa Sơn Trạch (+): Tây Tứ Trạch

Phong Lôi Hỏa Thủy (-): Đông Tứ Trạch

Lạc Việt Thiên Địa Khởi

Càn Khôn Nhị Chỉ Trung

Thân

Edited by VinhL

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bạn VinhL.

Lạc Việt Thiên Địa chỉ của bạn thật thú vị, lão Nông sẽ cố gắng ghi nhớ vì đây là một thuật tính tiện dụng.

Tuy nhiên, đối với người mới học, thì có thể theo phương pháp sau đây để tìm họ và tìm thế ứng, lão Nông cũng tình cờ phát hiện ra khi học các quẻ dịch.

Chúng ta biết, trùng quái thì gồm 2 quẻ đơn quái chồng lên nhau. Nếu ngoại quái giống nội quái thì là quẻ Thuần. Bây giờ ta xét các Hào.

Chú ý là khi biến quái trong 1 họ quẻ thì biến dần từ hào 1 đến hào 5, còn hào thượng (Hào 6) không biến bao giờ, cho nên:

1. Nếu thấy hào 6 và hào 3 giống nhau, thì có thể là quẻ Nội quái chưa biến hết, ta chỉ cần biến ngược tối đa 2 hào là hào 1 và hào 2 thì sẽ được quẻ Bát Thuần. Cho nên họ quẻ sẽ trùng với Ngoại Quái. Ví dụ Quẻ Thiên Sơn Độn, Ngoại quái là Càn, Nội quái là Cấn, Hào 6 thuộc Càn = Hào 3 thuộc Cấn, nên chỉ cẩn biến quẻ Cấn đến hào 2 là được Càn, và được quẻ Thuần Càn. Hoặc thấy hào 6 và hào 3 đã giống nhau thì cần phán đoán ngay quẻ trùng thuộc họ Ngoại Càn. Tuy nhiên cần chú ý là Quẻ Quy hồn thì Hào 6 giống hào 3, nhưng hào 5 lại nghịch với hào 2, nếu biến 2 hào dưới của nội quái mà vẫn chưa thành Bát thuần thì chính là đã gặp Quy hồn. Lúc này Ngoại quái vẫn là họ quẻ, còn thế thì ở hào 6 ứng hào 3.

2. Nếu Hào 6 khác hào 3, là quẻ trùng quái đã biến hào đến hào 4. Chỉ cần biến ngược 3 hào Nội Quái là thành họ Bát Thuần. Chú ý trong trường hợp này. nếu thấy hào 6 khác hào 3 nhưng hào 5 và hào 2 giống nhau thì chính là quẻ Du hồn.

Bí quyết ở đây là so các cặp hào 6 với hào 3, so thêm hào 5 với hào 2, vạch tượng quẻ ra, có thể nhận biết ngay, khỏi cần đếm cho lâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cảm ơn bạn VinhL.

Lạc Việt Thiên Địa chỉ của bạn thật thú vị, lão Nông sẽ cố gắng ghi nhớ vì đây là một thuật tính tiện dụng.

Tuy nhiên, đối với người mới học, thì có thể theo phương pháp sau đây để tìm họ và tìm thế ứng, lão Nông cũng tình cờ phát hiện ra khi học các quẻ dịch.

Chúng ta biết, trùng quái thì gồm 2 quẻ đơn quái chồng lên nhau. Nếu ngoại quái giống nội quái thì là quẻ Thuần. Bây giờ ta xét các Hào.

Chú ý là khi biến quái trong 1 họ quẻ thì biến dần từ hào 1 đến hào 5, còn hào thượng (Hào 6) không biến bao giờ, cho nên:

1. Nếu thấy hào 6 và hào 3 giống nhau, thì có thể là quẻ Nội quái chưa biến hết, ta chỉ cần biến ngược tối đa 2 hào là hào 1 và hào 2 thì sẽ được quẻ Bát Thuần. Cho nên họ quẻ sẽ trùng với Ngoại Quái. Ví dụ Quẻ Thiên Sơn Độn, Ngoại quái là Càn, Nội quái là Cấn, Hào 6 thuộc Càn = Hào 3 thuộc Cấn, nên chỉ cẩn biến quẻ Cấn đến hào 2 là được Càn, và được quẻ Thuần Càn. Hoặc thấy hào 6 và hào 3 đã giống nhau thì cần phán đoán ngay quẻ trùng thuộc họ Ngoại Càn. Tuy nhiên cần chú ý là Quẻ Quy hồn thì Hào 6 giống hào 3, nhưng hào 5 lại nghịch với hào 2, nếu biến 2 hào dưới của nội quái mà vẫn chưa thành Bát thuần thì chính là đã gặp Quy hồn. Lúc này Ngoại quái vẫn là họ quẻ, còn thế thì ở hào 6 ứng hào 3.

2. Nếu Hào 6 khác hào 3, là quẻ trùng quái đã biến hào đến hào 4. Chỉ cần biến ngược 3 hào Nội Quái là thành họ Bát Thuần. Chú ý trong trường hợp này. nếu thấy hào 6 khác hào 3 nhưng hào 5 và hào 2 giống nhau thì chính là quẻ Du hồn.

Bí quyết ở đây là so các cặp hào 6 với hào 3, so thêm hào 5 với hào 2, vạch tượng quẻ ra, có thể nhận biết ngay, khỏi cần đếm cho lâu.

Chào bạn Lão Nông,

Phương pháp của bạn củng thuộc loại biến hào, phải so sánh liên tưởng đến quẻ trong đầu. Trong thực tế khó mà tính nhanh được.

Phương pháp Lạc Việt Thiên Địa Chỉ, dùng ngón cái bấm các đốt trên 2 ngón tay, trong vòng 5 giây thì biết được họ, quẻ thứ mấy trong họ, hào thế, bát san.

Sử dụng lâu dần, không cần bấm nửa, đọc xong tên quẻ và thứ tự là biết ngay.

Dĩ nhiên phương pháp có nhiều, tùy bạn chọn mà dùng.

:-)

Thân.

Edited by VinhL

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn vinL

Chào bạn Lão Nông,

Thật ra phương pháp nhận biết họ quẻ, thế ứng, từ trước tới nay đều là phương pháp biến hào, kể cả sách Hán lẫn Việt đến hiện nay củng vậy.

VinhL trong lúc nghiên cứu tình cờ khám phá ra quy luật kết hợp các đơn quái để lập trùng quái, vì vậy đã sáng chế ra phương pháp lấy tượng (họ quẻ), thế, tính bát san tốc nhanh, chỉ cần đếm đến 8 là biết ngay.

Vì không muốn sau này lại bị người khác tước đoạt rồi lại cho là có từ sách Hán, nên VinhL xin đặt tên cho phương pháp này là “Lạc Việt Thiên Địa Chỉ”

Ngón 1: Thiên Phong Sơn Hỏa

Ngón 2: Địa Lôi Trạch Thủy

Hai ngón đứng song song bên nhau là

Thiên....Địa

Phong...Lôi

Sơn.......Trạch

Hỏa.......Thủy

Mỗi tên vừa vặn kết hợp với mỗi đốt của hai ngón tay.

Thiên Địa, Sơn Trạch là + đếm thuận từ trên xuống

Phong Lôi, Hỏa Thủy là - đếm nghịch lại từ dưới lên trên

Phương pháp này lấy quẻ đơn ngoại làm gốc kết hợp với từng nội quái trên các đốt ngón tay, bắt đầu từ đốt ngón tay của quẻ ngoại (Bát Thuần)

Cách đếm là tùy theo quẻ ngoại thuộc nhóm nào + hay -, đi thuận xuống hay đi nghịch lên.

Ngón thứ nhất đếm 1, 2, 3 ,8

Ngón thứ hai đếm 4, 5, 6, 7

1,8 tượng là quẻ nội

2,3 tượng là quẻ ngoại

4, 5, 6, 7 tượng đều là quẻ đối nội (tức đều nằm trên ngón 2)

Thí dụ: Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng

Quẻ Ngoại Thiên là gốc đếm như sau

Thiên 1.....Địa 4

Phong 2....Lôi 5

Sơn 3........Trạch 6

Hỏa 8........Thủy 7

Đếm đến đốt Lôi là 5 vậy tượng là đối nội tức đốt đối diện là Phong, tượng Tốn

Vậy quẻ Thiên Lôi Vô Vọng đứng thứ 5 trọng họ Tốn.

Thí dụ Hỏa Lôi Phệ Hạp

Quẻ Ngoại Hỏa, Hỏa thuộc -, đếm nghịch từ dưới lên

Thiên 8......Địa 7

Phong 3.....Lôi 6

Sơn 2.........Trạch 5

Hỏa 1.........Thủy 4

Hỏa Lôi là 6, tượng là đốt đối diện Phong, tức Tốn.

Vậy Hỏa Lôi Phệ Hạp đứng thứ 6 trong họ Tốn.

Để ý là khi đếm sang ngón 2 thì toàn bộ tượng đều nằm ở ngón 1.

Một khi đêm quen rồi thì không cần đếm nửa mà chỉ cần đọc thứ tự Thiên Phong Sơn Hỏa, Điạ Lôi Trạch Thủy thì củng đã biết ngay là họ gì rồi.

Tìm Thế hào:

Theo thứ tự đếm thì:

1: là quẻ Bát Thuần dĩ nhiên thế là Lục

2: Thế là 1 (hào 1 – sơ)

3: Thế là 2

4: Thế 3

5: Thế 4

6: Thế 5

7: Thế 4

8: Thế 3

Để dễ nhớ hào thế ngoài quẻ bát thuần ra thì hào thế là lấy số thứ tự trừ 1, quẻ 7, 8 (Du Hồn, Quy Hồn) thì trừ 3.

Hoặc đếm đốt như sau

Ngón 1: 6,1,2,3

Ngón 2: 4, 5, 4, 3

Thí dụ: quẻ Lôi Trạch Qui Muội

Lôi là quẻ Ngoại, Lôi thuộc nhóm -, đếm nghịch lên

Thiên 5.....Địa 2

Phong 4....Lôi 1 (bắt đầu, đếm nghịch lên)

Sơn 7........Trạch 8

Hỏa 6........Thủy 3

Đếm đến Trạch thì biết nó nằm thứ 8 trong họ Trạch – Đoài (1, 8 lấy quẻ nội làm tượng)

Đếm hào thế thì củng theo thứ tự + hay – đi thuận nghịch. Trong trường hợp này thì

Thiên 5.....Địa 1

Phong 4....Lôi 6

Sơn 3........Trạch 3

Hoa 4........Thủy 2.

Lôi Trạch Qui Muội hào thế là hào 3.

Thí dụ: quẻ Trạch Hỏa Cách

Trạch ngọai thuộc nhóm + đi thuận từ trên xuống

Thiên 6......Địa 3

Phong 7.....Lôi 8

Sơn 4.........Trạch 1 (bắt đầu, đếm thuận xống)

Hoa 5.........Thủy 2

Vậy Trạch Hỏa Cách đứng thứ 5 trong họ Thủy – Khãm, thế hào 4

Tóm lại

Lấy quẻ ngoại làm gốc lần lượt phối hợp với từng quẻ nội trên các dốt ngón taỵ

Tùy theo quẻ ngoại thuộc nhóm + đi thuận xuống hay – đi nghịch lên mà đếm.

Nhóm + -

Thiên + ..... Địa +

Phong - ..... Lôi -

Sơn + ........Trạch +

Hỏa - ........ Thủy -

Đếm Ngón 1: 1238

Đếm Thế 6123

Lấy Tượng: 18 Nội (đốt đang đếm), 23 Ngoại (quẻ gốc ngoại)

Đếm Ngón 2: 4567

Đếm Thế 4543

Lấy Tượng: đều là đốt đối diện.

Phương pháp tính Bát San cho Bát Trạch

Củng theo phương pháp trên, nhưng đếm như sau:

Ngón 1: Phục Họa Thiên Tuyệt

Ngón 2: Phúc Quỷ Sinh Sát

Thiên Địa Sơn Trạch (+): Tây Tứ Trạch

Phong Lôi Hỏa Thủy (-): Đông Tứ Trạch

Lạc Việt Thiên Địa Khởi

Càn Khôn Nhị Chỉ Trung

Thân

Cám ơn bạn đã cung cấp phương pháp Lạc Việt Thiên Địa chỉ mà bạn đã sáng tạo ra. Liêm trinh sẽ cố gắng học để giải quyết nhanh vấn đề thế ứng quẻ khi dùng đến. Bạn lo quá sa lý học có những điều cực kỳ lạ lùng có những điều đơn giản thôi nhưng không có "duyên" cứ y như bị ai đó che mắt không giải quyết được. Cả một phương pháp của bạn nếu có kẻ nào đó muốn tước đoạt rồi lu loa lên đó là sách hán cổ thì dẫu kẻ đó có lấy được cả bản thảo của bạn mà không phải "duyên" được phép lấy thì có đọc cũng không hiểu được như bạn hiểu đâu. Một lần nữa rất cảm ơn bạn, liêm trinh vốn vẫn đang phải tìm thế ứng theo phương pháp lần biến hòa hào dần dần. Rất cảm ơn.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn!

Rất vui khi thấy Topic này được tham gia sôi nổi và bổ ích.

Tôi xin đóng góp thêm một phương pháp xác định số thứ tự quẻ trùng trong tượng quẻ.

Nếu gọi số thứ tự quẻ trong tượng quẻ là Z (Z = 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) số tứ tự hào thế trong quẻ là T (T = 1, 2, 3, 4, 5, 6).

Mã hóa nhị phân các quái đơn ta được:

ĐỊA (KHÔN) = 0 THIÊN (CÀN) = 7

LÔI (CHẤN) = 1 PHONG (TỐN) = 6

THỦY (KHẢM) = 2 HỎA (LY) = 5

TRẠCH (ĐOÀI) = 3 SƠN (CẤN) = 4

- Trường hợp 2 quái nội ngoại đối nhau thì Z = 3, T = 3, Ư = 6 tượng quẻ Ngoại quái

- Trường hợp 2 quái nội ngoại giống nhau thì được quẻ thuần, Z = 0, T = 6, Ư = 3, tượng quẻ Ngoại quái.

- Các trường hợp còn lại:

Lấy Quái lớn trừ đi Quái nhỏ ta được hiệu số A

* A = 1: Nếu Quái nhỏ lẻ thì Z = 1, nếu Quái nhỏ chẵn thì Z = 2

* A = 2: Nếu Quái nhỏ là 2, 3 thì Z = 4, còn lại Z = 7

* A = 3: Nếu Quái nhỏ là 1, 2, 3 thì Z = 6, còn lại Z = 2

* A = 4 = > Z = 5

* A = 5 = > Z = 6

* A = 6 = > Z = 4

Khi đã xác định được Z thì xác định hào thế như sau:

* Nếu Z = 1, 2, 3, 4, 5 = > T = Z

* Nếu Z = 6 (Di hồn), 7 (Qui hồn) = > T = 10 – Z

* Hào Ứng cách hào Thế 3 hào.

Xác định tượng quẻ như sau:

* Z = 0, 1, 2, 3 tượng quẻ là Ngoại quái

* Z = 4, 5, 6 tượng quẻ là Đối của Nội quái (CÀN – KHÔN, CHẤN – TỐN, KHẢM – LY, CẤN – ĐOÀI).

* z = 7 tượng quẻ là Nội quái.

Phương pháp này có ưu điểm là thuần túy tính toán.

Ví dụ:

* Quẻ PhongThủy Hoán có A = 6 (Phong) – 2 (Thủy) = 4 thì Z = 5, hào Thế 5, hào Ứng 2,Tượng quẻ Ly Hỏa (đối với nội quái Khảm Thủy).

* Quẻ Thiên Hỏa có A = 7 (Thiên) – 5 (Hỏa) = 2. Do 5 (hỏa) khác 2, 3 nên Z = 7, lá quẻ Qui hồn, hào Thế T = 10 – 7 = 3, hào Ứng 6, tướng quẻ Ly Hỏa (nội quái)

Nhân đây tôi cũng xin chỉnh lại cho gọn phương pháp xác định hào Thế của tôi ở đấu Topic này như sau:

Posted Image

- 3 đỉnh tam giác thể hiện 3 hào động của nội quái và ngoại quái là hào 1 hay 2 hay 3

- 3 cạnh tam giác thể hiện 2 hào động tương ứng từ các hào 1,2, 3 ở đỉnh tam giác.

- Trung tâm tam giác chỉ 3 hào đều động.

- Các số trong tam giác chỉ số thứ tự Z của quẻ trong nhóm tượng quẻ.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin đính chính dòng 14 bài viết trên:

"* A = 1: Nếu Quái nhỏ chẵn thì Z = 1, nếu Quái lẻ thì Z = 2"

Thành thật cáo lỗi!

Share this post


Link to post
Share on other sites